Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

04. Phần Một: Những khuyết điểm của thời đại suy thoái của chúng ta

05 Tháng Sáu 201300:00(Xem: 10561)
04. Phần Một: Những khuyết điểm của thời đại suy thoái của chúng ta

KHO TÀNG TÂM CỦA CÁC BẬC GIÁC NGỘ

The Heart Treasure of the Enlightened Ones
Nguyên tác: Patrul Rinpoche - Bản dịch Anh: Nhóm dịch thuật Padmakara
Bản dịch Việt: An Phong và Đương Đạo - Thiện Tri Thức, 1999


PHẦN MỘT 
NHỮNG KHUYẾT ĐIỂM
CỦA THỜI ĐẠI SUY THOÁI CỦA CHÚNG TA


Đã kính lễ Tam Bảo, Patrul Rinpoche bắt đầu phần thứ nhất của bản văn:

4. Bậc Rishi Chân Thật, Munindra, trời của những loài trời,
Đã đạt đến cái chân thật qua con đường chân thật,
Và chỉ bày con đường chân thậttuyệt hảo này cho người khác.
Đấy không phải là lý do Ngài được biết như là bậc Rishi Chân Thật sao?

Trong thời cổ ở Ấn Độ, rishi là những nhà khổ hạnh tóc dài sống ẩn cư trong rừng, tự nuôi sống bằng bất kỳ món bố thí nào, và lìa bỏ đời sống gia đình, buôn bán, trồng trọt và những hành động đời thường khác. Họ được gọi là rishi, Tây Tạng là trangsong, nghĩa là “thẳng” hay “thật”, bởi vì hạnh kiểm các ngài thì đứng thẳng và chân thật, khiến các ngài xứng đáng để kính trọngtôn sùng.

Những rishi này, có một số là Phật giáo và một số không, khác biệt lớn lao trong mức độ thành tựuchứng ngộ. Có một số đã thành tựu những năng lực thần thông nhờ tập trung và thiền định và được biết sống trọn vẹn một kiếp,(23) thấu thị, có thể bay dễ dàng. Nhưng ngay cả những rishi thành tựu như vậy cũng chưa cắt đứt được những phiền não che ám, và bởi thế họ còn bị thương tổn với kiêu mạn và luyến bám với lời khencông nhận. Đức Phật, hoàng tử không ai sánh của dòng Shakya, mặt khác hoàn toàn trừ sạch chấp ngã tận gốc rễ của nó từ giây phút ngài phát khởi Bồ đề tâm.(24) Làm thế nào ngài có thể làm điều ấy? Bởi vì ngài tìm kiếm giác ngộ chỉ vì những chúng sanh khác. Thế nên tại sao ngài được gọi là Rishi Chân Thật.

Khi một ngàn lẻ hai đức Phật cầu nguyện ước vọng làm lợi lạc cho chúng sanh, Phật Thích Ca Mâu Ni thệ nguyện cứu giúp những người của thời đại đen tối hiện tại của chúng ta. Ngài không nản lòng trước sự kiện rằng đây là thời đại của năm sự suy thoái(25) và rằng những tâm thức của chúng sanh, tối tăm bởi những phiền não thô nặng và lắc lư bởi những cơn gió mạnh của tham dục, hoang dã và khó thuần hóa. Tính cao cả của nguyện vọng này khiến trong tất cả những đức Phật của kiếp này, Phật Thích Ca Mâu Ni trỗi bật như một hoa sen trắng chói sáng.

Từ giây phút Bồ đề tâm khởi lên trong tâm ngài, ngài thoát bỏ mọi dấu vết của chấp ngã và chỉ nhìn thấy sự lợi lạc của những người khác. Trong ba đại kiếptrải qua hàng trăm đời, ngài đã tích tập công đức và giúp đỡ chúng sanh trong mọi cách có thể được với một quyết tâm và nguồn lực vô tận. Ví dụ, một lần khi còn là hoàng tử trẻ, khi đi trong rừng, ngài thấy một con cọp cái yếu vì đói đến nỗi không thể nuôi mấy cọp con. Tràn ngập bởi lòng đại bi, ngài cho nó chính thịt của mình, nhưng nó cũng không đủ sức lê đến để ăn. Ngài bèn cắt cổ tay và nuôi nó bằng chính máu của ngài; và khi nó đã phục hồi, ngài cho nó tất cả thân thể mình để nuôi sống nó.

Qua lòng bi mẫn phi thường và sự chuyên cần không thối chuyển, cuối cùng ngài đạt được quả, giác ngộ hoàn toàn. Đi theo con đường chân thật cho đến hết đường, sự chấp ngã của ngài rốt ráo tận diệt, đức Phật giống như một mặt trời vĩ đại soi sáng toàn bộ vũ trụ cho lợi lạc của tất cả chúng sanh.

Tất cả mọi điều này ngài thực hiện chỉ vì sự tốt đẹp của những người khác, và chính qua gương mẫu toàn hảo và lời dạy không tỳ vết của ngài mà bây giờ chúng ta có dịp hòa lẫn tâm thức chúng ta với Pháp chân thật và đạt đến Phật tánh. Bằng cách đảm nhận thái độ đúng đắntheo đuổi con đường chân thật, chúng ta có thể thành tựu kết quả chân thật ; giống như đức Phật, chúng ta sẽ không tự lừa dối bản thân chúng ta hay những người khác nữa. Bởi vì đức Phậtchân thật, ngài nói lên chân lý như thật. Với những người có lỗi lầm, ngài chỉ ra cái sai lầm cho họ. Với những người muốn dâng hiến đời mình cho Pháp, ngài nói, “Hãy đi khỏi nhà đến chỗ không nhà, mang lấy ba y, và trầm mình trong nghiên cứu, suy nghĩthiền định.” Với người tại gia ngài giải thích làm sao bỏ mười hành động tiêu cực(26) và trau dồi mười hành động tích cực. Theo những cách này, ngài làm cho những người có khả năng khác nhau sống cuộc đời họ trong đường lối đúng đắnthực hành Pháp một cách đúng đắn.

Những người theo Phật – dầu là những bậc thánh hiểu rộng, những thiền giả thành tựu, hay chỉ là những người bình thường như chúng ta – phải theo con đường một cách thích đáng. Ngay trong đời thường, người ta kính trọng những ai tâm thứccách cư xử thẳng thắnchân thật ; còn một người không thành thật thì chẳng ai tin.

Chúng ta cầu nguyện rằng vị thầy của chúng ta sẽ chỉ rõ cho chúng ta những lỗi lầm và khuyết điểm của chúng ta. Khi ngài làm thế chúng ta phải chấp nhận sự phê phán của ngài một cách biết ơn và dùng nó để xa lìa chúng. Ở đây những lời dạy của Patrul Rinpoche truyền xuống từ một dòng trực tiếp từ những lời dạy của Phật Thích Ca Mâu Ni – đó chính là những lời của bản thân đức Phật.

5. Thương thay cho con người trong thời đại cặn bã này!

Cốt lõi lành mạnh của tâm chân thật đã khô héo, và người ta sống một cách giả dối,

Tư tưởng họ lệch lạc, lời nói họ khúc khuỷu

Họ làm lầm lạc những người khác một cách xảo quyệt – ai có thể tin cậy họ?

Trong thời đại hoàng kim, thời của sự hoàn thiện, không cần có ánh sáng mặt trời hay mặt trăng, vì chúng sanh tỏa ánh sáng từ thân thể họ. Họ có thể di chuyển qua không gian một cách kỳ diệu, và họ sống không cần thực phẩm cứng đặc. Mọi tạo vật tự nhiên sống trong mười điều thiện. Nhưng thời gian trôi đi, họ bắt đầu làm hại lẫn nhau, bị cai trị bởi những dục vọng của họ, trộm cướp và nói dối. Họ mất đi sự tỏa sáng tự nhiên và phải dựa vào mặt trời mặt trăng để có ánh sáng; họ mất khả năng bay; họ bắt đầu cần thực phẩm cứng đặc, và cuối cùng mùa màng tự nhiên và con bò sung túc(27) biến mất, họ phải quần quật để sản xuất thực phẩm. Bây giờ trong thời này của chúng ta, tất cả còn lại từ những phẩm tính của thời đại hoàng kim chỉ là nhưng cặn bã, như những thức ăn thừa không hấp dẫn của một bữa tiệc thịnh soạn. Bất kỳ ai có cặp mắt trí huệ nhìn thấy hoàn cảnh đáng thương của con người trong thời đại suy đồi này chỉ đành cảm thấy rất bi mẫn mà thôi.

Trong thời đại xung đột này, con người có những ý định xấu và đầy dối trá. Họ đặt mình lên trước tiên và chẳng ngó ngàng gì đến những nhu cầu của những người khác. Ai cũng tâng bốc những người được xem là bạn và chống đối những người được xem là thù. Vì những thái độ này dần dà làm méo mó những hành động, lời nói, tư tưởng của họ, con người trở nên càng ngày càng lệch lạc và khúc khuỷu, giống như cây già xoắn cong gồ ghề, cho đến cuối cùng tâm hồn họ hư hỏng đến độ ý niệm về đúng sai, thiện ác hoàn toàn biến mất.

Chúng ta đang ở trong một thời đại khi mà sân hận, khao khát, tham lam, ngu si, kiêu mạnđố kỵ là phép tắc cho cuộc đời. Đó là thời đại khi mặt trời Pháp đã chìm xa sau những dãy núi phía tây, khi hầu hết những bậc thầy vĩ đại đã bỏ qua những cõi khác, khi những hành giả lạc đường trong thiền định của họ, và khi người tại gia cũng như xuất gia không sống tương ưng với Pháp. Người ta có thể thu hoạch vài điều lợi phù du từ những giá trị sai đường của thời đại này, nhưng cuối cùng họ không lừa dối được ai ngoài chính họ.

Những thức tình độc hại đầy ắp tâm trí con người trong thời đại đen tối này là nguyên nhân chánh của việc họ vẫn lang thang trong vòng bất tận của sanh tử. Để đối xử với những thức tình này chúng ta cần giữ gìn một thận trọng thường trực, theo gương những đạo sư Kadam, các ngài thường nói :

Tôi sẽ cầm ngọn giáo của chánh niệm ở nơi cổng của tâm thức,
Và khi những thức tình hăm dọa,
Tôi cũng sẽ hăm dọa lại chúng ;
Chỉ khi nào chúng buông thả sự siết chặt của chúng, bấy giờ tôi mới buông thả vũ khí của tôi.

6. Than ôi ! Thất vọng biết bao khi nhìn những chúng sanh của thời đại suy đồi này!

Than ôi ! Có ai có thể tin vào điều người ta nói?

Đấy cũng như sống trong một xứ sở quỷ ma dữ tợn ăn thịt người –

Hãy nghĩ về điều đó, và tự làm cho mình một đặc ân lớn lao.

Nếu các bạn thấy mình ở trong một xứ sở quỷ ăn thịt người, các bạn khó mà cảm thấy thư thả, biết rằng dù chúng làm ra vẻ thân thiệnlễ độ, nhưng chúng sẽ tấn công và ăn thịt các bạn bất cứ lúc nào. Cũng thế, dù người thường có vẻ dễ mến, các bạn chắc chắn kết thúc trong rối rắm khổ đau nếu các bạn nghe lời khuyên họ nói với bạn. Và nếu bạn cố gắng cho họ lời khuyên, điều ấy cũng chỉ dẫn tới rối rắm và khổ đau. Khôn ngoan hơn nhiều là tập trung vào những khuyết điểm của chính các bạn. Dầu chúng có vẻ nhiều, chúng cũng không thể thường hằng, và luôn luôn bạn có thể chuyển hóa chúng. Hãy thay chỗ tư tưởng xấu bằng niềm tintình thương, chuyện tầm phào thường ngày bằng những lời cầu nguyện, những hoạt động vô bổ bằng lễ lạy và đi nhiễu, và các bạn sẽ tự làm cho mình một đặc ân. Nhận lấy những lời nguyện tu sĩ, tôn kính vị thầy của các bạn, làm nhiều cố gắng nghiêm túc trong nghiên cứu, suy nghĩthiền định, tác động đến mọi khuyết điểm của các bạn, là tự phục vụ mình một cách vô giá. Cũng như dùng một giọt vàng có thể chuyển hóa toàn bộ bức tranh, sự áp dụng những giáo lý cũng sẽ chuyển hóa hoàn toàn tâm thức các bạn.

Làm cho các bạn một đặc ân theo nghĩa này không có nghĩa là ích kỷ. Hơn là kéo dài sự khổ đau của chính các bạn và những người khác do để cho mình đi theo những đường lối của sanh tử đặt nền trên những thương ghét hư vọng, thay vào đó hãy quan sát cẩn thận cái gì là đường lối tốt nhất để sử dụng cuộc đời mình. Mục tiêu chân thật của Bồ tátgiải thoát tất cả chúng sanh khỏi sanh tử, nhưng để có thể làm điều ấy nó phải tự giải thoát chính nó; và để giải thoát chính nó khỏi sanh tử, trước tiên nó phải hiểu rõ ràng cái gì là sai lầm của sanh tử. Như có nói :

Bất cứ cái gì sanh ra sẽ phải chết đi,
Bất cứ cái gì gom tụ sẽ phải tan tác,
Bất cứ cái gì hội họp sẽ phải chia lìa,
Bất cứ cái gì bốc lên sẽ phải rớt xuống.

Giống như một hố than cháy đỏ, một ổ rắn độc, hay một thành phố của quỷ ma, đời sống thế gian bình thường không tránh khỏi đem lại những khổ đau to tát. Hãy tưởng tượng 360 lỗ khoét vào thân thể bạn, trong mỗi lỗ có một tim bấc đốt cháy được đặt vào đó; sự đau đớn kinh khủng bạn cảm thấy là không gì cả so với sự khổ đau không thể quan niệm được gây ra chỉ bởi một tia lửa của cõi địa ngục. Bất cứ khổ đau nào chúng ta đang chịu đựng, chúng ta nên dùng nó để nhắc chúng ta nhớ đến bi mẫn và tình thương, để quét sạch những nghiệp xấu và những ngăn chướng và để thúc đẩy chúng ta trên con đường giải thoát. Chúng ta phải hiểu bản chất của sanh tử và thấy rõ rằng cái đối trị độc nhất của nó là sự thực hành Pháp.

7. Trước đây không lâu, thức của con đã lang thang một mình.
Cuốn trôi theo nghiệp, nó mang lấy sự tái sanh bây giờ. 
Rồi như một sợi tóc bị rút ra khỏi miếng bơ,
Sớm bỏ lại mọi sự đàng sau, con sẽ lại ra đi một mình.

Hãy cẩn thận – một kẻ thù mạnh mẽ đang đến gần. Không phải là một kẻ thù bình thường, mà là một kẻ thù vô địch: cái chết. Không có lời năn nỉ nào dầu hùng biện bao nhiêu có thể thuyết phục cái chết hỗn lại vài năm – hay chỉ một giây. Ngay cả một chiến sĩ mạnh mẽ nhất cầm đầu mọi đạo quân trên trái đất này cũng không thể làm cái chết rung động một sợi tóc. Cái chết không thể hối lộ được bởi giàu có, dù lớn lao bao nhiêu, cũng không hề xúc động bởi một vẻ đẹp dù quyến rũ nhất.

Cách hay nhất, các bạn có thể nghĩ thế, là dùng khoảng mười năm để cố gắng có một chỗ nào đó trong thế giới, rồi sau đó bắt đầu mười năm khác để thực hành Pháp. Nhưng có ai có thể nói chắc mình sẽ sống thêm hai mươi năm nữa ? Ai có thể nói rằng chắc chắn tôi sẽ thấy mặt trời mọc ngày mai? Ai có thể bảo đảm rằng nó sẽ hít vào được một hơi thở kế tiếp? Khi các bạn thắp lên ngọn lửa nơi chỗ ẩn cư trong núi, hãy tự nghĩ, “Không biết tôi có sẽ thắp một ngọn lửa như thế này vào ngày mai chăng?” Một số người chết trong khi ngủ, một số khi đang đi, một số khi đang ăn, và một số trong chiến tranh ; một số người chết trẻ và một số người chết già. Bất kỳ hoàn cảnh nào của cuộc sống cũng có thể biến thành nguyên nhân của cái chết. Trong thời gian trăm năm nữa, có bao nhiêu người hiện đang sống trên trái đất này sẽ còn sống?

Chúng ta sinh ra một mình và sẽ chết một mình. Nhưng ngay cả một mình, chúng ta cũng còn cái bóng của chúng ta; và một mình sau khi chết, thức của chúng ta sẽ còn với nó cái bóng của những hành động đã làm của chúng ta, tốt và xấu. Khi chúng ta sắp vào trung ấm, trạng thái trung gian giữa cái chết và sự sanh ra, đã quá trễ để bắt đầu sự thực hành Pháp của chúng ta. Nhưng nếu chúng ta đã tự sửa soạn, nếu chúng ta cảm thấy tự tin vào sự thực hành của chúng ta và biết làm sao để đi đến một cõi Phật, bấy giờ sẽ không còn khổ đau trong cái chết.

Hôm nay các bạn đang còn sống và thoải mái ở trong một nơi mà các bạn có tự do để tu hành Pháp. Không ai nói với các bạn rằng tôn giáo của các bạn bị cấm, hay các bạn không được phép trì tụng manÏi, thần chú sáu chữ của Quán Thế Âm. Thế nên bây giờ là lúc để chuẩn bị cho cái chết. Nói chung, chúng ta luôn luôn rất bận rộn về tương lai. Chúng ta làm những cố gắng hăm hở để bảo đảm rằng trong tương lai chúng ta không hết tiền, hết thức ăn hay không có quần áo. Nhưng trong tất cả những biến cố tương lai, có phải cái chết là cái cốt tử nhất không? Vì sợ những kẻ ám sát, những vua chúa và tổng thống bao quanh họ với những người bảo vệ; nhưng đối với kẻ ám sát chí tử nhất của mọi kẻ ám sát, nó có thể xuất hiện bất cứ lúc nào mà không có ai ngăn cản được thì sao?

Chúng ta đến trong thế giới này không với chồng, vợ, bạn bè. Có thể lúc này chúng ta có nhiều bạn và nhiều mối quen biết, và cũng có thể có cả nhiều kẻ thù, nhưng khi cái chết rơi xuống chúng ta, chúng ta sẽ bỏ tất cả họ lại đàng sau, như một sợi tóc được rút ra khỏi một khối bơ. Không có ai trong bạn bè và thân thuộc có thể giúp đỡ cho chúng ta ; chúng ta không có sự lựa chọn nào ngoài việc đối mặt hoàn toàn một mình với cái chết. Thân thể này của chúng ta, ngay cả một chút tê dại hay một tàn lửa cũng đã là đau đớn khó chịu đựng đối với nó, sắp phải kinh nghiệm, cảm giác cái chết. Thân thể này của chúng ta, mà chúng ta cưng quý thân thiết quá chừng, sẽ biến thành một cái xác mà bạn bè thân thuộc chỉ muốn tống khứ càng nhanh càng tốt.

Trong trung ấm chúng ta sẽ lang thang, trần truồng sợ hãi, không biết đi đâu, và chỉ một mình mang vác gánh nặng những hành vi (nghiệp) quá khứ. Trước mặt chúng ta, chúng ta sẽ đối diện với bóng tối không cùng; đàng sau ngọn gió đỏ của nghiệp chúng ta cuốn chúng ta đi ; và mọi phía, chúng ta sẽ bị bao quanh bởi những sứ giả của Thần Chết, Yama, chúng hét lên, “Bắt nó, giết nó!” Nếu vào lúc đó chúng ta có thể nhớ lại thầy của chúng ta trong chỉ một khoảnh khắc, những kinh nghiệm đáng sợ của trung ấm sẽ biến mất và chúng ta sẽ tái sanh trong một cõi Phật. Có tệ nhất, chúng ta cũng lại có được một đời sống làm người. Nhưng nếu tâm thức chúng ta bị chất quá nặng bởi những hành động xấu đến nỗi chúng ta không thể áp dụng một thứ gì của giáo pháp, cuối cùng mọi hy vọng tái sanh trong các cõi cao sẽ vụt thoát. Như một tảng đá rớt từ đỉnh núi Tu Di, chúng ta sẽ rơi thẳng xuống những cõi thấp một cách vô vọng. Chúng ta, kẻ trong cuộc đời này cảm thấy rất khó khăn có thể chịu nổi một sự đau đớn nhỏ nhất, bấy giờ bị phóng vào sự hành hạ không hề dứt.

Người có quyền lực có thể thu được sự thịnh vượng của họ nhờ sức mạnh, và người tham nhũng có thể làm giàu bằng cách đặt ra những thứ thuế má không cần thiết hay làm lợi từ những phí tổn của những người khác. Nhưng vào lúc chết, khi mọi thứ thịnh vượng, quyền lựcảnh hưởng này cùng với những thỏa mãn ngắn ngủi trong cuộc đời bị để lại đàng sau, kết quả của những hành động xấu qua đó họ đã thu được những thứ kia sẽ tồn tại và gây ra thống khổ tương lai. Lúc chết chỉ có kết quả của những hành động của chúng ta, tốt và xấu, ở lại cùng chúng ta, và chỉ có Pháp có thể bảo vệ chúng ta. Nếu bây giờ chúng ta không biết Pháp và rơi vào ảnh hưởng của những mối quan tâm hạn hẹp của cuộc sống hàng ngày, chắc chắn chúng ta bị cuốn đi bởi những phiền não độc hại và tích tập những món nợ của nghiệp. Không có Pháp chúng ta sẽ hoàn toàn vô vọng. Thay vì tập trung vào những bận tâm thế gian, sao chúng ta không làm mọi thứ chúng ta có thể làm để thực hành nó ngay bây giờ?

Đây là công việc quan trọng nhất trong cuộc đời các bạn, và các bạn không nên không dứt khoát về nó. Nếu các bạn nghĩ các bạn sẽ thực hành sau này khi có nhiều thời gian hơn, khi các bạn đã già hơn, hay khi các bạn đã tìm được một chỗ thích hợp hơn, các bạn có thể chẳng bao giờ bắt đầu được nữa cả, như Padampa Sangye nói:

Nếu các bạn chờ đến khi không còn bận rộn, các bạn sẽ không bao giờ tìm ra thời gian cho Pháp;
Khoảnh khắc nào các bạn nghĩ đến nó, hãy nhanh chóng làm nó, hỡi dân chúng Tingri !

Thế nên, để làm điều gì thực sự hữu ích trong bất cứ thời gian nào trước khi chết, chúng ta phải bắt đầu với Pháp, như câu kệ gốc tiếp theo giải thích.

8. Dĩ nhiên điều chúng ta muốn là sự tốt đẹp của chính chúng ta,
Thế nên chúng ta phải thành thật với chính mình :
Nếu chúng ta không thành tựu tinh túy của Pháp cho chính chúng ta,
Thì chẳng phải chúng ta đang hủy hoại chính cuộc đời mình sao?

Không có ai có ý định xấu với mình. Người ta không bao giờ nghĩ đến chính mình tốt đẹp biết bao nhiêu nếu mắc bệnh, cũng không mong mỏi bị tàn tật hay nghèo khó hay mong cho bị trộm cướp; điều họ nghĩ là họ muốn được hạnh phúc biết bao nhiêu, và cả một sự thích thú nếu giàu cótiện nghi. Nhưng những ý tưởng này đến từ đâu ? Chúng đến từ sự tin tưởng vào một cái “tôi”. Chính vì sự tin tưởng bắt rễ sâu xa này mà chúng ta bận bịu trước hết với hạnh phúc của chính chúng ta. Trong khuôn khổ này của tâm thức, chúng ta sẽ không bao giờ thỏa mãn. Ngay dù chúng talên ngôi hoàng đế của toàn thể vũ trụ, chúng ta cũng còn tham muốn nhiều quyền lực, sung túclạc thú hơn nữa.

Tiến trình tương tự cũng vận hành trong những cảm giác của chúng ta về những người thân thiết với chúng ta: chồng, vợ, con cái và bạn bè. Vì chúng ta yêu họ, chúng ta đặc ân họ trên tất cả những người khác, và có ai khen ngợi hay giúp đỡ họ, chúng ta cảm thấy rất vui thích. Nhưng đây không phải là tình thương chân thật; nó đặt nền trên việc nghĩ họ là của chúng ta.

Dù cho chúng ta rất tự thương mình, chúng ta không biết chút nào phải tìm hạnh phúc thật sự ở đâu. Hầu như chúng ta tự chăm sóc mình như một kẻ điên rồ. Chúng ta tìm kiếm hạnh phúc trong lạc thú, danh vọnggiàu có, quên đi sự kiện cái chết sẽ sớm lấy đi tất cả mọi thứ đó. Khi chúng ta bước qua ngưỡng cửa của cái chết, chúng ta sẽ không mang theo với mình một món nào trong những sở hữuchúng ta đã cật lực làm việc để có được. Cùng lắm, mọi cố gắng hăm hở của chúng ta tạo ra vài khoảnh khắc hài lòng ngắn ngủi – một kết quả nhỏ xíu từ một khối khổng lồ lao lực.

Cách chắc chắn duy nhất để có được hạnh phúc thực sự và bền vững chỉ là cầu nguyện từ đáy lòng chúng ta đến vị thầy chúng tathực hành Pháp một cách thích đáng. Qua luật tự nhiên của nhân quả và qua những ban phước của Tam Bảo, trong mọi đời tương lai chúng ta sẽ được sanh nơi nào Pháp nở rộ, chúng ta luôn luôn gặp những vị thầy tâm linhchúng ta sẽ tiếp tục tiến bộ về hướng giác ngộ – một kết quả khổng lồ từ một khối nhỏ xíu cố gắng.

Nếu ngược lại, chúng ta nghĩ rằng thực hành và những hành động tốt là vô nghĩa, không có trở ngại gì khi làm bậy, nếu chúng ta nghĩ rằng cái chính là hưởng thụ cuộc đời này càng nhiều càng tốt, thì chắc chắn chúng ta sẽ tái sanh vào những cõi thấp hay vào một nơi mà ngay chữ “Pháp” cũng chẳng hề được nghe.

Quy ước bình thường của cuộc đời làm cho chúng ta tin rằng điều đáng khâm phục nhất chúng ta có thể làm là chăm nom cho những người thân của chúng tacố gắng đánh bại những người mà chúng ta không thích. Điều ấy sai lầm. Nếu các bạn thật sự muốn làm điều gì xứng đáng với cuộc đời bạn, các bạn hãy hiến mình vào Pháp.

Trong những giai đoạn đầu của con đường Pháp, cần yếu là đặt năng lựcquyết tâm của chúng ta vào sự làm việc trên chính chúng ta hơn là cố gắng quá sớm để giúp đỡ những người khác. Hiện giờ chúng ta còn xa với việc nhổ sạch chấp ngã; cho đến khi đã thuần hóa được tâm thức mình, cố gắng giúp đỡ những người khác là việc lố lăng. Đó là tại sao những lời dạy nói “chứng ngộ cho chính mình, lòng bi cho người khác.” Qua tu hành cái thấy, thiền định và hành động, chúng ta có thể trừ sạch chấp ngã và những tình thức tiêu cực và như thế trở nên thật sự có khả năng giúp đỡ những người khác. Khi chúng ta thuần hóa sự hoang dã của tâm chúng ta với kỷ luật thích hợp, mọi khuyết điểm của chúng ta sẽ dần dần biến mất và mọi phẩm tính của Bồ tát sẽ nở hoa. Như Nagarjuna nói:

Người nào hành động không cẩn trọng,
Nhưng về sau trở nên cẩn thận và chú ý
Thì đẹp đẽ như mặt trăng sáng ra khỏi những đám mây.

Dầu chấp ngã có vẻ khó trị bao nhiêu, vẫn có thể giải thoát chúng ta ra khỏi nó và khai triển lòng bi.

Nhận lấy bất kỳ những lời nguyện tùy thuận giải thoát (pratimoksha) nào(28) đều cung cấp một nền tảng vững chắc cho việc thuần hóa tâm thức. Qua giới thanh tịnh của Luật học, chúng ta khai triển khả năng phân biệt giữa cái bao hàm trong con đường và cái cần từ khước. Ở điểm này khó mà thông thạo toàn bộ tổng thể những giáo lý Phật giáo, nhưng nếu chúng ta có thể tìm ra một vị thầy đích thực; chăm sóc và phục vụ ngài theo cách đúng đắn; nhận những lời dạy của ngài về cái thấy, thiền định và hành động; và đưa chúng vào thực hành, chắc chắn chúng ta sẽ có thể thành tựu tinh túy của Pháp.

Nếu các bạn hoàn toàn tin tưởng vào vị thầy của các bạn, tất cả những phẩm tính tâm linh của ngài sẽ phát triển vững chắc trong các bạn, theo cách ngay những cây bình thường trong khu rừng trầm của núi Malaya, sau những năm được thấm nhuần bởi những giọt hương rơi từ lá của cây trầm, cuối cùng sẽ tỏa mùi hương kỳ diệu của gỗ trầm. Tuy nhiên, nếu thay vì tìm ra một người hướng dẫn tâm linh chân chánh, các bạn lại dựa vào những người bạn lầm lạc họ chỉ chỉ bày cho các bạn làm sao tích tập thêm những hành động xấu, các bạn sẽ khó tẩy sạch như một nắm cỏ kusha(29) rơi vào một máy dệt. Bởi thế có nói rằng:

Trước hết, đúng đắn trong việc tìm ra một vị thầy;
Bấy giờ, đúng đắn trong khi chăm sóc ngài;
Cuối cùng, đúng đắn trong thực hành những lời dạy của ngài.
Bất cứ ai đúng đắn trong ba cách ấy sẽ tiến bộ không lạc lối trên con đường giải thoát.

Trong thời đại suy đồi này, vì trí hạn hẹp và thiếu quyết tâm, người ta cần thực hành Pháp trong một hình thức được tinh chế. Sự thực hành phối hợp sự sùng mộ vị thầy như không khác với Quán Thế Âm kết hợp với sự trì tụng thần chú sáu chữ đáp ứng cho nhu cầu ấy. Thần chú sáu chữ (Lục tự đại minh chân ngôn), thần chú manÏi, là rất dễ trì tụng, tuy nhiên nó tập trung trong nó bản chất của mọi kinh điển Phật giáo. Nó là tinh túy của tâm đức Quán Thế Âm và những ban phước nó đem lại thì vô cùng. Nếu các bạn lấy nó làm sự thực hành chính cho mình, thì người, trời và ngay cả những ma gây tác hại sẽ tự nguyện giúp đỡ các bạn, và các bạn sẽ có một đời sống lâu dài, thoát khỏi bệnh tật và chướng ngại. Trong đời sau các bạn sẽ được sanh vào cõi Cực Lạc của núi Potala, hay tệ nhất là vào một nơi chốn có Pháp đang thịnh hành. Đấy là bởi vì thần chú Quán Thế Âm chứa đựng sự ban phước và lòng bi vô biên của chư Phật.

Chìa khóa cho thành công trong mọi nỗ lựcquyết tâm bên trong. Nếu bạn quyết tâm được giàu có, bắt đầu với chỉ một số tiền nhỏ, cuối cùng bạn có thể là một triệu phú. Nếu bạn quyết định học, rồi bạn sẽ trở thành rất uyên bác. Nếu bạn quyết định thiền định, rồi bạn sẽ tìm ra phương thức giải phóng bạn hoàn toàn để cho việc thực hành Pháp. Tùy bạn chọn mục đích đúng đắn. Qua thực hành Pháp, giống như một nhà vua vô địch thu phục những đối thủ truyền kiếp của mình, các bạn sẽ đánh bại một lần cho tất cả mai sau sự chấp ngã nó đã hành hạ các bạn quá nhiều trong vô số đời.

9. Trong thời đại đen tối này, điều người ta nghĩ và làm là xấu xa.
Không ai trong số họ giúp đỡ con được, họ chỉ lừa dối và gạt gẫm con;
Và với con một giúp đỡ nào cho họ cũng sẽ khó khăn;
Tốt nhất sao không từ bỏ tất cả cuộc bon chen giành giật đó?

Trong thời đại này, ngay cả cha mẹ cũng không thể nương tựa vào để chỉ cho chúng ta sống thế nào cho hợp với Pháp. Với hầu hết, cái mà gia đình và bạn bè chúng ta xem như đáng quý – dù với ý định tốt nhất – thì chỉ là gom góp giàu có, áp đảo kẻ thùbảo vệ tài sản ; theo đuổi trường kỳ những giá trị này, tư tưởng họ là một dòng tương tục tham đắm và xung khắc. Họ luôn luôn nghĩ về cha mẹ mình bệnh như thế nào, con cái họ vô ơn như thế nào, ngôi nhà cần sửa sang như thế nào v.v... Nhưng nếu tâm thức chúng ta liên tục xoay quanh những tư tưởng như vậy, chúng ta đã mất sự trì giữ Pháp. Dĩ nhiên, chúng ta nên chăm lo cha mẹthân thuộc và giúp đỡ họ bất cứ cái gì chúng ta có thể là điều tự nhiên, nhưng quan trọng là chúng ta giữ được thân, ngữ và tâm thức chúng ta phù hợp với đức hạnhcố gắng thực hành Pháp càng nhiều càng tốt.

Chạm mặt với cơ may của một số kinh nghiệm thích thú, dầu là một cái gì nhỏ như nếm một muỗng thức ăn, chúng ta cũng khó mà mong ước có ai khác cũng có thể hưởng được như vậy. Chúng ta muốn giữ riêng nó cho mình. Thật ra, những tham muốn ích kỷ như vậy chẳng có ý nghĩa gì cả; chúng không những làm cho những người khác khổ đau, mà về lâu về dài cũng đem lại cho chúng ta khổ đau nữa. Chỉ nghĩ đến mình tức là từ bỏ những hoạt động siêu việt của Bồ tát. Không tốt hơn cho chúng ta sao khi chúng ta đặt niềm tin vào một vị hướng dẫn tâm linh và vất bỏ hết cái ám ảnh quy ngã về giàu có, thức ăn, quần áo và bè nhóm ?

Nếu các bạn theo gương của đa số người trong thời đại suy đồi này, rồi các bạn sẽ giống như họ – một kẻ lừa đảo hữu hạng. Các bạn sẽ hoang phí đời mình để săn bắt cái không thể nào nắm bắt. Các bạn sẽ giống như những đứa con nít quá bận rộn ham chơi đến nỗi chúng không biết đói lạnh và không nhận ra ngày đã trôi quacho đến khi trời tối và chúng thình lình nhớ lại mẹ chúng và bắt đầu kêu khóc. Nếu các bạn thật sự muốn giúp đỡ chúng sanh, trước tiên các bạn phải hoàn thiện chính mình. Nếu các bạn hoạch định những chương trình đầy tham vọng, lo làm ăn, thu thập đệ tử, và tự nhận mình là một vị thầy, các bạn sẽ giống như một con nhện bị mắc trong chính cái lưới của nó. Tiêu pha đời các bạn xoay quanh những tấm lưới đó, các bạn không nhận ra thời gian qua nhanh như thế nào cho đến khi các bạn thình lình hiểu rằng cái chết đã đến trước mặt. Các bạn đã dùng tất cả năng lực của mình và đã vượt qua mọi loại gian nan khó nhọc, nhưng những khó nhọc đó, khác với những thử thách trong sự thực hành tâm linh, sẽ chẳng giúp chút gì cho các bạn để cải thiện chính mình.

Những vị thầy thiêng liêng Kadampa thường thực hành trong một cách rất thấp kém, hoàn toàn không kể gì đến tiện nghi và giải khuây. Và đạo sư của chúng ta, Phật Thích Ca Mâu Ni, bỏ những lạc thú của cung điện ngài lại đàng sau và thực hành khổ hạnh trong sáu năm. Bởi vì chúng ta là những kẻ theo Ngài, chúng ta há cũng chẳng nên thanh toán hết thảy những quan tâm thế gian, quên đi những phóng dật không cùng về bạn bè và thân thuộc, và hoàn toàn nhất trí theo những giáo huấn của một đạo sư đích thực ?

Có gì tốt đẹp khi đi vào những vấn đề của sanh tử ? Mọi thứ trong sanh tử đều chịu những biến động thường hằng. Những triệu phú trở thành những người ăn xin, và những người ăn xin trở thành những triệu phú. Có gì xảy ra đi nữa, thì người ta không bao giờ bằng lòng – nếu làm được một triệu, họ muốn làm ra hai triệu, và nếu làm ra hai triệu họ muốn làm ra ba. Có bao giờ các bạn được thỏa mãn đâu ? Chỉ có một thứ mà các bạn không nên bao giờ cảm thấy đủ – đó là sự thực hành Pháp của các bạn. Như một con trâu yak đói gặm cỏ, người giống như nó chỉ luôn luôn nhìn đàng trước mặt để thấy nhiều cỏ hơn nữa. Nếu các bạn thực hành theo cách này, các bạn sẽ không thất vọng.

Nếu các bạn thực sự cố gắng hoàn thành mọi thứ bạn muốn trong cuộc đời này, sẽ không bao giờ có đủ thời giờ. Có nói rằng, “Mọi chương trình kế hoạch này cũng giống như những trò chơi của trẻ con. Nếu chúng ta bật lên cho chúng vận hành, chúng sẽ không bao giờ chấm dứt, nhưng nếu chúng ta dẹp phứt chúng đi, chúng sẽ chấm dứt tất cả tức thời !”

10. Dầu con phục vụ cho những người cao hơn mình, họ sẽ không bao giờ bằng lòng;

Dầu con chăm lo cho những người thấp hơn mình, họ sẽ không bao giờ thỏa mãn;

Dầu con săn sóc cho những người khác, họ sẽ chẳng hề quan tâm đến con.

Hãy nghĩ đến điều đó, và lập một quyết định vững chắc.

Bất kể các bạn làm điều gì, các bạn sẽ không bao giờ có thể thỏa mãn cho một ai. Người có quyền lực của thế giới này không khác gì với người bình thường – dầu các bạn có cố hết sức làm vừa lòngphục vụ họ, họ sẽ không cảm thấy thực sự vừa lòng. Hơn nữa, họ dễ dàng trở nên giận dữ với một vài lỗi nhỏ và trừng phạt, đánh đập hay ném các bạn vào tù. Còn những người nhờ vào các bạn, dầu các bạn có chăm lo cho họ nhiều bao nhiêu đi nữa, các bạn không thể nào cho họ thỏa mãn trọn vẹn. Dầu các bạn bè có ý tốt bao nhiêu, trong hầu hết trường hợp nếu các bạn nghe theo lời khuyên của họ, các bạn sẽ chỉ càng rối rắm hơn trong mạng lưới của sanh tử. Không có sự chấm dứt trong việc đánh bại đối thủ và chăm lo cho người thân. Tất cả chỉ là một sự phung phí thời giờ. Để giúp đỡ những người khác, các bạn phải trước tiên hoàn thiện chính mình, và để hoàn thiện chính mình các bạn trước hết phải cắt đứt ba sự ràng buộc này: vâng lời người có thế lực, bị vướng mắc vào những cố gắng phù phiếmvô hiệu để giúp đỡ những người khác, và nghe những gì người ta nói.

Cố gắng chiều theo những người có thế lực chỉ dẫn đến những biến động xúc cảm. Cố gắng giúp đỡ những người khác bằng những vật của cuộc đời này chỉ tiếp thêm nhiên liệu cho ngọn lửa sanh tử. May mắn lắm, bất cứ sự thỏa mãn nào mà các bạn có thể đem lại theo những cách này chỉ là nhất thời ; nó không giúp đỡ cho một ai vào lúc chết. Thật vậy, những cái ấy là những quan niệm sai lầm về lòng bi. Lòng bi chân thật là đặt để chúng sanh vào trong phúc lạc bất tử của Phật tánh toàn hảo.

Mắc bẫy trong sanh tử, các bạn nên cảm thấy như một tù nhân trong ngục nó không nghĩ gì khác ngoài chuyện làm sao thoát ra. Nhận ra sự phù phiếm của những bận rộn thường tục, những đạo sư Kadampa thường nói:

Tâm bạn hãy đặt nền trên Pháp,
Pháp của bạn hãy đặt nền trên một cuộc đời hèn mọn,
Cuộc đời hèn mọn của bạn hãy đặt nền trên tư tưởng về cái chết,
Cái chết của bạn hãy đặt nền trên một hang động đơn độc.

Ở trong những chốn ẩn cư hoang vắng, thoát khỏi những phóng dật, là cách tốt nhất để bảo đảm rằng các bạn sẽ thực sự thực hành Pháp.

Chúng ta không nên nhớ mọi điều này trong tâm trí và làm việc cho sự tự hoàn thiện sao ? Đó là bước đầu tiên hướng đến sự giúp đỡ thực sự cho những người khác.

11. Biết rằng ngày nay bất lợi cho những lời dạy – nó chỉ đưa đến tranh cãi thêm

Hiểu rằng ngày nay không thuận lợi cho những người khác – nó chỉ dẫn đến thêm nhiều phê phán;

Ở một địa vịtrách nhiệm ngày nay không giúp cho sự cai trị tốt xứ sở – nó chỉ làm lan rộng sự nổi loạn.
Hãy nghĩ về thời đại này với buồn rầughê sợ.

Dầu những vị thầy vĩ đại và chứng ngộ cao có xuất hiện trong dân chúng vô minh của thời đại suy đồi này, các ngài cũng như những giọt thủy ngân rơi vào trong cát bụi. Các ngài đã thông thạo hoàn toàn năm ngành của hiểu biết(30) và dạy Pháp một cách rộng lượng, nhưng hầu hết con người có những tà kiến và nghiêng về phê phán hay tỏ ra không quan tâm chút nào đến Pháp. Ngay số ít người chịu khó lắng nghe cũng trở nên mệt mỏi sau một hai ngày, không biết rằng hiếm hoi và quý giá bao nhiêu khi nhận được những lời dạy ấy.

Nếu những người nhận được những lời dạy không thực hành chúng, thì họ chỉ sở đắc một kiến thức bề ngoài, nó chỉ làm tăng thêm sự kiêu mạn của họ. Họ có thể khai triển một mức độ nào đó về giới luật, nhưng điều ấy chỉ làm tăng thêm sự si mê vào những đức hạnh riêng của họ. Họ có thể đạt đến một địa vị cao, nhưng điều đó chỉ làm lan truyền lòng tham lam, sự lợi dụngnổi loạn. Những đệ tử như vậy không hơn gì người thường; họ không phụng sự Pháp cũng chẳng giúp đỡ những người khác.

Trong quá khứ, những vị thầy xuất sắc đã khai thị những lời dạy không chút lỗi lầm, hướng dẫn những tranh luận để sửa chữa những trệch hướng trong ý nghĩa, và họ tạo ra những bình giải để giải thích nghĩa ấy. Ba hoạt động này, như những bước khác nhau trong việc tinh luyện vàng, sẽ bảo tồnquảng bá giáo lý, đưa người ta vào sự thực hành tâm linh đích thật, kết thúc trong đỉnh cao của giác ngộ. Nhưng ngày nay những hoạt động này chỉ đưa dẫn những truyền thống khác nhau đến chót đỉnh của kiêu mạnđố kỵ, nơi đó chúng cháy bùng với cạnh tranh, phê phán và ác ý, làm nhiễm độc bầu không khí thanh bình của sự thực hành tâm linh chân chính bởi những vi phạm samaya.(31)

Ngay cả trường hợp những con người đã thành tựu viên mãn như Guru Rinpoche và Vimalamitra,(32) các ngài có năng lực hiển bày những phép lạ, đã đạt được năm loại hiểu biết siêu nhiên,(33) và có khả năng đưa vào con đường giải thoát người nào thấy, nghe hay nghĩ về các ngài, thì cũng vẫn có những người chủ tâm tìm kiếm lầm lỗi, nghi ngờ sự thực về những thành tựu của các ngài và nghĩ, “Đó đều là dối trá và những trò lừa bịp của phù thủy.”

Trong thời đại suy đồi này, những đệ tử có những đường lối tà vạy đến độ chúng chỉ tạo ra những vi phạm samaya. Vì điều này, những con ngườiđại không thể làm lợi lạc cho những người khác một cách trọn vẹn, thế nên Pháp không thể truyền rộng và nở hoa.

Ngay cả những người cai trị những thành phố và xứ sở một cách khôn ngoan và với thiện tâm cũng thấy rằng người ta nổi lên chống lại và đôi khi còn giết họ nữa. Như châm ngôn, “Bạn càng được xếp ở cao, thì sự khổ đau của bạn càng lớn.”

Tại sao quá đỗi khó khăn, ngay cả đối với những người chứng ngộ cao, khi giúp đỡ con người ? Câu tiếp theo của bản văn giải thích.

12. Dù con giải thích, người ta cũng hiểu sai vấn đề hay không tin con;
động lực của con là thật sự vị tha, người ta không nghĩ thế.
Ngày nay khi người cong quẹo nhìn người ngay thẳng như là cong quẹo,
Con không thể giúp một ai – hãy vất bỏ mọi hy vọng về điều đó.

Khi các bạn giải thích Pháp trong những ngày hôm nay, người ta nói, “Thật là một kẻ ngu! Hắn ta biết một chút về Pháp nhưng chẳng biết gì về đời thường.” Nếu các bạn giải thích làm sao để thành tựu chân hạnh phúc và làm sao thoát khỏi sự tái sanh trong các cõi thấp, người ta hoàn toàn không tin các bạn. Do những quan kiến đầy hằn học của họ, họ hiểu sai mọi thứ bạn nói. Khi giữa ban ngày một nhóm người bị bịt mắt đồng ý là trời tối, vấn đề rõ ràng là do tri giác sai lầm của họ. Những thái độ thịnh hành ngày nay cắt lìa con người với sự lành mạnh nội tại của họ.

Nếu với những động lực trong sạch nhất, các bạn cho người ta những khuyên bảo lành mạnh, họ sẽ nghĩ các bạn lợi dụng họ theo một cách khôn ngoan nào đó. Nếu các bạn kêu gọi người ta thực hành Pháp, họ nghĩ, “Đây sẽ là sự chấm dứt công việc và đời sống gia đình của tôi, và cuối cùng tôi sẽ chẳng còn lại cái gì cả!” Ngay cả họ không thể nhận biết các bạn đang cố gắng giúp họ. Nếu các bạn dạy cho một ít điều, người ta chỉ nói, “Ồ, hắn ta quả là hùng biện!”, nhưng họ không xem xét thực nghĩa của những lời bạn nói. Không thể thấy cái gì là tốt nhất cho mình về lâu về dài, họ nghĩ các bạn đang cố gắng làm hại họ. Họ bị xoắn vặn như những cây già cong queo, nên bất cứ cái gì tâm thức họ thấy biết cũng trở thành méo mó.

Trong thời hoàng kim của quá khứ, khi cha mẹ chỉ bảo, những đứa con của họ nghe theo. Ngày nay không thế, do đó tốt hơn là giữ im lặng. Ai cũng không cố gắng đem những lời dạy của guru của mình vào thực hành. Những nỗ lực của phần đông là kiếm tiền, làm ăn tốt đẹp, và cố gắng đạt đến một địa vị thành công. Bị điều động bởi những mục tiêu này, người ta thành cong vạy do tham luyếntham vọng ác tâm. Để tiến lên hàng đầu họ lừa gạt và chỉ thấy những mục tiêu ích kỷ của họ. Làm sao những người cong vạy như vậy giúp đỡ cho nhau nổi?

Nếu các bạn khảo sát cẩn thận tình trạng buồn rầu này, sẽ trở nên rõ ràng hơn cho các bạn rằng tất cả hoạt động điên rồ của sanh tử quả thực là trống rỗng và vô nghĩa biết bao. Các bạn sẽ cảm thấy chắc chắn nhiều hơn rằng chỉ có sự theo đuổi xứng đáng là dấn thân vào thực hành tâm linh. Chẳng phải tốt nhất là theo gương Jetsun Milarepa, ngài đã cắt đứt mọi phóng dật thế gian và một mực hiến mình cho thực hành Pháp trong những nơi ẩn cư hoang vắng? Nếu các bạn làm như vậy, điều gì các bạn thành tựu thì không ai có thể lấy mất của các bạn.

Chúng ta thực hành Pháp như thế nào? Những vị thầy vĩ đại Kadampa xem giáo lý quý báu nhất là sự không tách lìa của tánh Khôngđại bi. Hơn nữa và hơn nữa, các ngài trau dồi từ, bi, hỷ và xả – bốn tâm vô lượng từ đó khả năng giúp đỡ những người khác sanh ra và lớn mạnh một cách không cần cố gắng. Nổi danh vì sự thực hành trong sự gắn bó với những giáo lý một cách không khoan nhượng, những đạo sư này trước hết tu hành bằng sự nghiên cứu cẩn thận Pháp và rồi bằng kinh nghiệm trực tiếp trong thiền định. Đó là đường lối đúng để tiến bộ trên con đường dẫn đến đại lạc của Phật tánh tối hậu.

Pháp sư Atisha vinh quang, người sáng lập dòng Kadampa và nổi danh như là “Đức Phật Thứ Hai”, đã đem những giáo lý về Bồ đề tâmtu hành tâm thức đến Xứ Tuyết. Trong sự thực hành của riêng mình, ngài thường trực trau dồi từ và bi một cách sâu sắc. Nếu giống như ngài, được thúc đẩy bởi lòng bi mẫn đối với tất cả chúng sanh, chúng ta thiết lập vững chắc trong lòng mình ý định đạt đến giác ngộlợi lạc cho những người khác, bấy giờ không có cái gì chúng ta không thể hoàn thành. Nhưng nếu khôngý định này, lòng bi mẫn của chúng ta sẽ chỉ là một bắt chước nhợt nhạt giả tạo của đồ vật thật. Có nói rằng, “Mong muốn hạnh phúc cho những người khác, ngay cả đối với những người muốn làm hại chúng ta, là nguồn của hạnh phúc hoàn hảo.” Cuối cùng khi chúng ta đến mức độ này, lòng bi cho tất cả chúng sanh tự khởi lên một cách hoàn toàn chân thật.

Khi đức Phậtcung trời Đâu Suất (Tushita), sắp trở thành vị Phật thứ tư của kiếp này, ngài loan báo rằng đã đến lúc cho ngài hiện thân trong cõi Diêm Phù Đềhiển bày công hạnh của một vị Phật. Những Bồ tátchư thiên cố gắng thuyết phục ngài từ bỏ ý định ; bây giờ là thời đen tối, họ nói, với những quan kiến tà đạo thống trị khắp nơi. Nhưng đức Phật trả lời rằng ngài chắc chắn có thể thành tựu nguyện vọng làm lợi lạc cho chúng sanh của ngài. Làm sao ngài có thể tự tin như thế? Bởi vì lòng bi của ngài thì không bờ bến, và ngài biết rằng với năng lực của lòng bi thì không có cái gì không thể hoàn thành. Bấy giờ, như để xác nhận cho những lời nói của mình, ngài thổi một tiếng tù và, âm thanh đẹp đẽrực rỡ hơn mọi âm nhạc của tất cả chư thiên cộng lại.

Để khai triển tầm lớn rộng của lòng bi, chúng ta phải từ bỏ những cách thức bình thường thế tục và làm việc thuần hóa tâm thức ngoan cố, hoang dã của chúng ta. Nếu chúng ta cố gắng trộn lẫn thực hành Pháp với những theo đuổi bình thường, sự chứng ngộ của chúng ta sẽ không hoàn hảo, như một thỏi vàng còn cáu bẩn và nhiễm ô. Hơn là lao mình vào những công việc chúng thật ra chỉ là những tư tưởng yếu đuối của hoạt động Bồ tát chân thật, trước tiên chúng ta cần làm việc trên chính tâm thức mình. Bấy giờ, khi chúng ta đã chứng ngộ sự không thể phân chia của tánh Khôngđại bi, chúng ta sẽ có thể theo một cách không cố gắng bước chân của chư Phật và Bồ tát.

Nếu các bạn khảo sát chặt chẽ những giá trị bình thường nằm dưới sự thúc dục theo đuổi những mục tiêu thế giancố gắng khám phá chúng đến từ nơi đâu, các bạn thấy rằng nguồn gốc của chúng là một thiếu sót trong truy tìm bản chất của sự vật một cách đúng đắn. Bình thường chúng ta làm việc dưới giả định sai lầm rằng mọi sự có một thứ chân thật nào đó, có thực tại bản chất. Nhưng khi các bạn nhìn cẩn thận hơn, các bạn thấy rằng thế giới hiện tượng như là một cầu vồng – sống độngrực rỡ, nhưng không có hiện hữu cứng đặc nào.

Những cách thức chúng ta tự huyễn hoặc mình về bản chất của thế giới hiện tượng có thể phân chia tùy theo những loại khác nhau của hiện tượng : vật chất, ngôn ngữtâm thức. Về sự huyễn hoặc của những hiện tượng vật chất, bản văn có nói như vầy :

13. “Tất cả hiện tượng là giống như những ảo tưởng huyễn thuật”, chư Phật nói thế;

Nhưng ngày nay những ảo tưởng còn ảo huyễn hơn bao giờ,
Những lừa dối được biến hóa ra bởi những nhà ảo thuật gạt gẫm
Hãy cảnh giác về những vọng tưởng của những đường lối của thời đại suy vi này.

Tất cả những hiện tượng vô cùng của sanh tửniết bàn đều giống như ảo ảnh huyễn thuật. Không chỗ nào trong toàn bộ vũ trụ có được thường còn, có được thực thể hiện hữu nội tại có thể được tìm thấy. Không có một vị vua nào đã gìn giữ vương quốc mình mãi mãi; không có người nào đã sinh ra mà không chết; không có một hội họp nào mà không phân tán. Mọi sự giống như một vở kịch trong đó những diễn viên trình diễn chiến tranh, đam mê và cái chết. Mọi sự giống như một giấc mơ, đôi khi tốt đẹp và đôi khi là một ác mộng.

Nhưng chính trong thời đại suy vi này mà chúng ta đi đến đỉnh của ảo huyễn. Người ta đã quên lâu rồi sự trong sạch của thời hoàng kim. Họ chẳng ngó ngàng gì đến những đời tương lai của họ và chỉ lo toan với sự thỏa mãn tức thời của họ; không vững chắc và thất thường, họ chôn vùi Pháp dưới đống khổng lồ của những hành động tai hạitiêu cực. Thế giớichúng sanh đổi hướng mỗi lúc như những cọng rơm dật dờ qua lại theo gió, và điều đúng buổi sáng nay là không đúng trong buổi chiều nay. Mưa, tuyết, mưa đá, nóng và lạnh không đúng thời làm đảo lộn chu kỳ tự nhiên của các mùa. Thấy tất cả điều này, chúng ta phải hiểu rằng không có cái gì là đặc biệt vui sướng khi điều tốt đẹp đến với chúng ta, bởi vì nó chuyển thành đối cực của nó bất kỳ lúc nào; và chúng ta phải hiểu rằng không có cái gì là quá thất vọng trong những hoàn cảnh xấu, và những gian khổ của chúng ta chỉ là chút xíu so với những gian khổ mà vô số chúng sanh chịu đựng trong những cõi thấp.

Một nhà ảo thuật không bao giờ bị huyễn hoặc bởi trò gạt gẫm của mình. Khi người ấy tạo ra sự huyễn hóa là những con ngựa, bò, xe cộ hay cái gì khác, dầu chúng có vẻ thực, người ấy biết rằng chúng không thực sự hiện hữu. Như một nhà ảo thuật không thể bị mê muội của những ảo ảnh mà người ấy biết là chính y tạo ra, một Bồ tát đã chứng ngộ tánh Không của tất cả hiện tượngnhận ra mọi theo đuổi thế gianhuyễn ảo, ngay dù vị ấy sống như là một ông chủ gia đình, vị ấy cũng không bị ảnh hưởng bởi những phiền não hay chấp ngã. Hiểu được bản chất trống không của những hoạt động bình thường thế gian, vị ấy không bị hấp dẫn cũng không sợ hãi chúng. Vị ấy không hy vọng thành công cũng không sợ hãi thất bại; và thật tin vào sự nghiên cứu, thiền địnhthực hành của mình, nên bất cứ điều gì vị ấy làm đều đưa vị ấy càng ngày càng gần hơn với giải thoát trọn vẹn.

Tuy nhiên, ngày nay sự hiểu như vậy là hiếm hoi. Vọng tưởng chồng lên vọng tưởng và sinh sôi nảy nở như những trò hề của các con khỉ bắt chước lẫn nhau ; nó đã đi xa đến độ rất khó cho chúng ta tìm thấy một lối thoát ra khỏi tất cả những thứ đó. Chúng ta đã mất đi cái thấy về thật tánh của những sự vật, bởi thế thật khó khăn cho chúng ta không phung phí cuộc đời mình. Nhưng như chư Phật quá khứ đã nói, “Tất cả hiện tượng đều hợp tạo; mọi cái hợp tạo là vô thường; vô thường là khổ.” Bởi thế chúng ta cần nhận ra những giá trị thế gian thực sự là gì ; buông bỏ mọi lưu ý đến giàu có, thức ăn và quần áo; thôi lợi dụng những người khác; và nỗ lực hòa lẫn tâm thức chúng ta với Pháp. Nếu chúng ta có thể từ bỏ mọi hoạt động bận rộn của đời thường, sự thực hành Pháp của chúng ta sẽ tiến bộ thẳng đến đích của nó. Thực hành Pháp và những hành động tốt cũng không thực hơn gì những ảo ảnhgiấc mộng, nhưng qua những công đức như mộng ấy, chúng ta sẽ đạt đến quả như mộng của giác ngộ.

Chúng ta phải hiểu bản chất của mọi sự trong ánh sáng của hai loại chân lý, tương đốituyệt đối. Tóm tắt, chân lý tương đốilãnh vực của những hiện tượng biểu lộ, chúng khởi lên qua một sự phối hợp của những nhân và duyên trong một chuỗi những biến cố liên lập, tương thuộc. Bây giờ, bởi vì mọi hiện tượng đều liên kết với nhau trong cách này, theo đó là trong lãnh vực chân lý tương đối luật nhân quả là không tránh được : những hành động tốt và xấu sẽ tựu thành một cách không tránh được hạnh phúcđau khổ. Một khi những nhân và duyên hiện diện, không có gì có thể ngăn cản kết quả khỏi được sanh ra, như trong mùa xuân nếu có những hạt giống trong đất và nếu có mặt trời ấm áp và mưa ẩm ướt, hoa và trái sẽ xuất hiện. Đấy là tại sao chúng ta cần luôn luôn tỉnh giác về tiềm năng của ngay cả một hành động nhỏ nhất của chúng ta. Chúng ta cũng cần thấu hiểu cơ hội có thể thực hành Phápquý báu và hiếm hoi biết bao nhiêu. Chúng tamay mắn này trong tay lúc bây giờ, nhưng trong mọi lúc nó có thể bị lấy khỏi chúng ta vì cái chết; chúng ta phải không để mất thì giờ. Tư tưởng thường trực về vô thường phải kích động chúng ta thực hành. Như đức Phật nói, “Trong mọi dấu chân, cái lớn nhất là dấu chân voi; trong mọi quan tâm, cái tối cao là nhớ đến vô thường.”

Hiểu được tính vô thường của mọi sự vật cũng là chìa khóa để thấu hiểu bản chất trống không của tất cả hiện tượng. Đây là chân lý tuyệt đối, và nó chỉ có thể thông hiểu được bởi những người đã hoàn thành chứng ngộ trọn vẹn. Rốt ráo, hai chân lý được hiểu là một trong sự thống nhất của hình tướngtánh Không.

Về sự huyễn hoặc của hiện tượng lời nói, bản văn nói rằng :

14. “Mọi lời nói giống như tiếng vang”, chư Phật nói thế,
Nhưng ngày nay nó còn hơn là tiếng vang lại của một tiếng vang.
Cái những tiếng vang nói và cái chúng có nghĩa gì là không như nhau,
Thế nên chớ lưu tâm gì đến những lời nói-tiếng vang.

Mọi lời nóithái độ của cuộc đời sanh tử, dù dễ chịu hay khó chịu, tử tế hay chỉ trích, chỉ là những tiếng vang của tánh Không. Nếu các bạn hét to những lời lăng mạ hay tán dương ở nơi một vách núi rồi những lời ấy vang vọng lại cho các bạn, có lý do gì để cảm thấy thất vọng hay vui mừng? Những âm thanh của vũ trụ – lửa, gió, nước, tiếng kêu của thú, lời nói của người – tất cả đều không có bản tánh thực sự nào. Chúng chỉ là những tiếng vang trống không không thể nắm bắt.

Những câu chuyện về những biến cố quá khứ, nói về hiện tại, và bàn luận về những dự định tương lai hầu hết là những biểu lộ vô nghĩa của bám luyến hay ghét bỏ. Các bạn có thể nghe ai đó được khen ngợi vào buổi sáng và bị chê bai vào buổi chiều. Người ta nói những điều ngọt ngào trong khi những ý nghĩ của họ thì không tốt; và ngược lại, khi những ý định họ thì tốt đẹp, lời nói của họ có thể dữ dằn. Nếu các bạn lưu tâm đến mọi thứ ấy, các bạn sẽ bị lạc lối. Thế nên hãy ngu dốt với lời nói bình thường thế gian, và thay vào đó hãy trì tụng những cầu nguyệnthần chú, và tụng đọc kinh điển.

Hạnh phúc và khổ đau tạo ra do khen và chê thì phù du chóng vánh. Khi các bạn được tán dương, thay vì cảm thấy kiêu hãnh, hãy xem lời ca tụng như một cái gì được nghe trong một giấc mộng hay trong một câu chuyện tưởng tượng. Hãy tự nhủ rằng chẳng phải bản thân bạn được khen mà chính là những phẩm tính tốt bạn đã khai triển qua thực hành tâm linh. Thực ra, sự thật là chỉ những ai đã đạt được giải thoát mới là người đáng được ca ngợi.

Khi các bạn bị chỉ trích, hãy chấp nhận nó như một cơ hội để biết những lỗi lầm còn ẩn kín của các bạn và làm tăng thêm đức khiêm hạ. Như có nói, “Chê trách và đối xử xấu là những gốc rễ của đóa hoa thiền định.” Họ là thầy của các bạn, phá hủy bám luyến và khao khát. Nếu được đem vào con đường, những lời nói thô nặng và chê trách sẽ gây cảm hứng cho sự thực hành của bạn và làm mạnh mẽ giới luật của bạn. Có bao giờ các bạn có thể đền đáp lại lòng tốt như thế?

Đối với một Bồ tát đã chứng nghiệm bản chất như mộng của lời nói, chỉ tríchsỉ nhục chỉ có thể nâng cấp sự thực hành thiền định của vị ấy. Bất kể vị ấy gặp hoàn cảnh tốt hay xấu, cả hai đều giúp tăng thêm công đứctrí huệ của ngài. Vị ấy không bao giờ bị cuốn trôi bởi những lo lắngtham muốn bởi vì tâm của ngài đã an trụ không nhiễu loạn trong cái thấy hoàn hảo. Đã buông bỏ mọi giá trị thế gian, vị ấy có được sự quý trọng của những người khác mà không bao giờ tìm kiếm nó.

Với chúng ta, dù cho chúng ta toàn tâm đưa mọi sự chúng ta có vào việc hoàn thành sự nổi danh khắp cả thế giới, thì cũng luôn luôn có một số người chê bai chúng ta. Và ngay cả chúng ta thành công, bất cứ danh tiếng nào chúng ta hoàn thành, hoặc do can đảm, sắc đẹp hay quyền lực, cũng chỉ là nhất thời.

Bởi thế khi các bạn được khen ngợi, hãy nghĩ rằng ấy độc nhất chỉ vì các bạn đã làm điều mà Pháp đã chỉ dạy. Khi các bạn bị chỉ trích, hãy để nó nhắc nhở các bạn tăng trưởng lòng bi của các bạn đối với những người khác và từ bỏ những cách thức thuộc sanh tử của các bạn.

15. Bất cứ ai con thấy không phải là con người đích thực, mà chỉ là một kẻ lừa đảo;

Bất cứ điều gì người ta nói là không đúng, mà chỉ là lời dối trá.
Bởi vì ngày nay không có ai để con có thể tin,

Nên tốt hơn là con sống một mình và không vướng mắc.

Sống trong thời này giống như bị kẹt trong một hòn đảo đông đúc những quỷ ăn thịt người – chúng ta không bao giờ có thể buông lỏng sự canh phòng. Bất cứ hoàn cảnh nào chúng ta trải qua cũng có thể dễ dàng biến thành một nguồn của thống khổ, và bất kỳ ai chúng ta gặp cũng có thể dẫn chúng ta đi lạc đường. Một điều chắc chắn: chỉ có một vị thầy tâm linh có thể cho chúng ta sự khuyên bảo chắc thật. Điều này phải rõ ràng trong tâm thức của chúng ta.

Bởi vì tâm thức thì quá dễ dàng ngu muội bởi tri giác sai lầm của nó về những hiện tượng vật chất, và quá dễ dàng mắc vào những trò chuyện huyễn hoặc thế gian, chẳng phải tốt hơn là bỏ đi đến một nơi đơn độcthiền định ? Cách tốt nhất là khai triển tình thươnglòng bi mẫn với tất cả chúng sanh. Nếu các bạn tiếp tục thực hành trong đường lối này, ngày lại qua ngày, cuối cùng các bạn sẽ có thể hành động với lòng bi không hề vơi cạn của một Bồ tát.

Rất quan trọng là thiền định với toàn bộ thân tâm các bạn về Bồ đề tâm cho đến khi trở nên rõ ràng rằng những hoạt động của cuộc đời này thật sự vô nghĩa và lừa dối biết bao nhiêu. Các bạn sẽ cảm xúcbuồn rầu bởi thân phận cùng kiệt của chúng sanh trong thời đen tối này, và một cảm giác quyết tâm mạnh mẽ được giải thoát khỏi sanh tử bùng nổ. Nếu những thái độ này thực sự bắt rễ, những phẩm tính và thành tựu của Đại thừa chắc chắn sẽ lớn lên từ chúng. Nhưng nếu quyết tâm đích thực này muốn giải thoát khỏi sanh tử không được trồng vững chắc trong tâm thức các bạn, sự thực hành Pháp của các bạn sẽ không bao giờ có thể phát triển đầy đủ.

16. Nếu những hành động của con hợp với Pháp, con sẽ làm trái ý mọi người;

Nếu lời nói con đúng với chân lý, đa số sẽ nổi giận;

Nếu tâm con thực sự tốt đẹptrong sạch, họ sẽ đánh giá nó là một hư hỏng.

Bây giờ là lúc giữ gìn con đường riêng của con được ẩn kín.

Thời gian là chưa chín để cho những người khác thấy sự hữu ích của bạn. Cũng không phải là lúc cho họ những chỉ bảo với hy vọng rằng họ sẽ thay đổi tốt hơn – điều ấy chỉ chọc giận họ. Bây giờ là lúc để kiểm tra những khuyết điểm của bản thân các bạn và làm việc nơi chính mình.

Chúng ta sống trong một thời khi tâm thức của hầu hết con người hoàn toàn bị xáo trộn ; điều họ làm hay nói hiếm khi phù hợp với điều họ thực sự nghĩ. Con người và những biến cố thay đổi quá nhanh đến nỗi không thể y cứ vào ai hay vật gì. Thật vậy, không ai có thể cho chúng ta sự chỉ bảo có thể tin cậy ngoại trừ một đạo sư tâm linh đích thật.

Trong quá khứ, bất cứ ai nhận những lời nguyện xuất gia, mặc y – biểu hiện vinh quang của những giáo lý của Phật – và thực hành Pháp một cách thích đáng đều có được sự tán thành, kính trọngủng hộ của mọi người. Nhưng nếu có ai làm thế ngày nay, người ta cho rằng hoặc nó phô trương hay nó là một nhân cách bất toàn nào đó không thể thích ứng với thế giới.

Nếu với một tấm lòng trong sạch các bạn làm điều gì ích lợi cho người khác, họ nghi ngờ các bạn cố gắng lừa đảo họ. Nếu các bạn nói lên một cách chân thật, các bạn phải nêu bật những khuyết điểm của người ta – và không ai thích thế. Thay vì vậy, tốt hơn các bạn giữ kín giá trị chân thật của mình, như những than hồng vùi dưới đống tro. Làm thế nào để làm thế được giải thích trong câu tiếp.

17. Ẩn tàng thân con bằng cách ở một mình nơi hoang vắng núi non;
Ẩn tàng lời con bằng cách không tiếp xúc và nói rất ít;

Ẩn tàng tâm con bằng cách liên tục tỉnh giác về những lỗi lầm của chỉ riêng con.

Đây là điều có nghĩa là một thiền giả ẩn tàng.

Các bạn sẽ không bao giờ thoát khỏi mê lầm chừng nào các bạn còn bị bắt giữ trong mọi loại hoạt động phóng dật ; thế nên điều quan trọng là sống một mình trong những nơi chốn cách xa những trò tiêu khiển thế gian. Không có một chỗ nào để sống và để chết tốt hơn một hang động trong một thung lũng không có ghi trên bản đồ, nơi bạn chỉ gặp toàn chim chóc và thú rừng hoang dã. Trong những quang cảnh như thế từ và bi của các bạn sẽ tăng trưởng, thương và ghét sẽ biến mất khỏi tâm, và sự thiền định của các bạn sẽ không tan tác bởi những phóng dật.

Miệng là cửa của tội lỗi. Những lời nói tuôn trào hỗn độn khỏi miệng chúng ta một cách dễ dàng nhất, tuy nhiên những hậu quả chúng đem lại có thể có tầm mức sâu rộng và nặng nề. Hầu hết những nói chuyện bình thường chủ yếu là những phát biểu của tham luyến và thù ghét. Nếu các bạn nói quá nhiều, các bạn sẽ lọt vào khó khăn, như một con két rốt cuộc bị nhốt trong lồng. Thế nên hãy bỏ đi những chuyện gẫu không cần thiết.

Chính tâm thức khiến chúng ta lạc loài trong sanh tử. Chính tâm thức, bằng cách phát sanh liên tục năm độc – tham, sân, si, ngã mạnđố kỵ – chịu trách nhiệm cho sự mê lầm thấm khắp ba cõi. Thay vì để cho con khỉ tâm thức hỗn loạn này lừa gạt chúng ta như nó muốn, chúng ta phải thường trực dò tìm những lỗi lầm của bản thân mình, và ngay khi những tư tưởng độc hại khởi lên, hãy áp dụng cái đối trị giải độc thích hợp. Chẳng hạn, để chống lại tham luyến hãy trau dồi buông bỏ ; để vô hiệu hóa giận dữ hãy trau dồi lòng tốt thương mến (từ) ; để phá tan vô minh hãy suy nghĩ vòng xích mười hai biến cố tương thuộc, duyên sanh(34) tạo ra sanh tử. Điểm then chốt của hành động tốt là tu hành tâm thức ; bởi thế có nói :

Điểm then chốt của khổ hạnhbảo vệ tâm ;
Ngoài đó ra, có cái gì có thể được coi là khổ hạnh?

Hãy khảo sát thường trực tâm thức các bạn có đang ở trong một trạng thái ổn cố với những lời dạy, hay nó đang bị xâm lăng bởi những thức tình độc hại. Nếu tâm thức được điều ngựtỉnh giác, thân và ngữ tự nhiên hợp theo. Pháp là cái gì phải được áp dụng trong mọi thời giannếu không, có có ích dụng gì?

Một thiền giả ẩn tàng là một hành giả không hòa nhập với những người khác để trở nên mắc vào những hoạt động thế gian, và người ấy không tìm kiếm tiếng tăm hay những người theo mình. Nó cháy rực với một khát khao không thể kiềm chế đối với thực hành tâm linh và đã nắm bắt cội gốc của Pháp – quyết định thoát khỏi sanh tử. Giờ đây các bạn có thể nghĩ : “Nếu bây giờ tôi từ chối mọi hoạt động thế gian, cái gì sẽ xảy ra cho tôi sau này? Làm sao tôi có thức ăn, chỗ ở và mọi thứ khác ?” Nhưng những ngại ngần và lo âu mê lầm như thế, nếu bạn theo chúng, có thể thống trị toàn bộ cuộc đời còn lại của các bạn, siết chặt thêm mạng lưới sanh tử. Khi nào những khuynh hướng thăm căn cố đế này còn tiếp tục, thì sẽ còn khổ đau. Các bạn sẽ không bao giờ là một hành giả tốt của Pháp cho đến khi nào các bạn thực sự chán sợ cuộc đời bình thường và biết làm cách nào được thỏa mãn với bất cứ cái gì bạn có.

18. Ghê tởm, bởi vì không có ai được tin cậy,

Buồn rầu, bởi vì không có ý nghĩa gì trong bất cứ sự vật gì,

Quyết tâm, bởi vì sẽ không bao giờ có thời gian để có được cái gì con muốn;

Nếu con luôn luôn giữ ba điều này trong tâm, vài sự tốt đẹp sẽ đến từ đó.

Chúng ta thường thấy những người tốt với chúng ta như bạn và những người cản trở chúng ta như thù, nhưng những phán đoán này rất không đáng tin cậy. Những người bây giờ chúng ta xem như bạn dễ dàng trở nên những người thù trong tương lai, và ngược lại. Không có cái gì hoàn toàn cố định và đáng nương dựa mãi.

Những bận tâm bình thường của sanh tử rốt rồi không để lại những dấu vết thường hằng nào hơn là những bức vẽ bằng ngón tay trên mặt nước. Dù chúng ta cố gắng cho thành cônghạnh phúc trong cuộc đời này, ngay nếu chúng ta làm việc đến kiệt sức, tất cả cũng chẳng được gì – vì có gì chúng ta có thể mang theo qua ngưỡng cửa của cái chết đâu?

Khi chúng ta dấn thân vào một vài dự án, thì tâm thức, đầy ứ những tư tưởng và những sự kiện quá khứ và bận rộn với những tư tưởng cho tương lai, mất đi mọi chánh niệm sáng suốt với hiện tại ; điều này rất khó để đạt được tự do khỏi sự trói buộc của những cảm xúc. Dù gì, trong cuộc đời này sẽ không có thời gian để thực hiện ngay chỉ một nửa của mọi dự địnhý tưởng. Nhận ra mọi thứ ấy vô ích phù phiếm bao nhiêu, và cảm thấy chán ngấy và mệt mỏi với mọi hoạt động bình thường của cuộc đời này, sao chúng ta không chỉ gắn bó với thực hành Pháp?

Không bao giờ có ai là không chết. Ngay cả đức Thích Ca Mâu Ni, bậc Giác Ngộ, trang nghiêm với ba mươi hai tướng chánh và tám mươi tướng phụ của Phật tánh, cũng để lại thân xác ngài để nhắc nhở cho chúng sanh về vô thường. Nếu Phạm Thiên, Đế Thích và những vị trời khác có thể sống tới một kiếp trong trạng thái cao nhất có thể được trong sanh tử tuy nhiên cuối cùng rồi cũng phải chết để bị tái sanh trong những cõi thấp hơn bởi vì họ chưa trừ sạch những phiền não che ám của họ, thì nói gì đến chúng ta, với thân người yếu ớt, lại đè nặng bởi bấy nhiêu bất toàn?

Nếu các bạn đầy đủ sự cao sang của mình và nổi giận bởi sự khó chịu nhỏ nhất, các bạn chẳng bao giờ là một hành giả chân chính. Cho đến lúc này chúng ta đã bị bận rộn quá nhiều với tiện nghi của mình, với thành công, gia đình và bạn bè. Trong vô số đời chúng ta đã muốn hạnh phúc cho chỉ riêng mình; bây giờ là lúc để bắt đầu muốn cái gì tốt nhất cho những người khác. Những vui buồn của chúng ta chỉ là quả của những hạt giống chúng ta đã gieo trong quá khứ, và vô ích khi bị ám ảnh bởi những hy vọngsợ hãi về chúng. So với sự an vui của vô biên chúng sanh, chúng hoàn toàn vô nghĩa. Thế nên hãy đón chào khổ đau như một người nhắc nhở cho những bất toàn của sanh tử, như một nguồn gây cảm hứng để thực hành, và như một dịp để nhận lấy sự khổ đau của những người khác trên chính các bạn. Hãy cũng dùng hạnh phúc để nuôi dưỡng sức mạnh của các bạn hầu nỗ lực tiến về giác ngộ, và để tăng trưởng lòng từ ái của các bạn.

Quán sát mọi điều này, buồn rầu, ghê sợquyết tâm sẽ khởi lên đồng thời : buồn rầu khi thấy thân phận chúng sanh và sự bất lực của các bạn để giúp đỡ họ, ghê sợ với tư tưởng cứ tiếp tục đi vòng vo trong vòng tròn lẩn quẩn này, và quyết tâm làm một cái gì bằng thực hành Pháp.

19. Không có thì giờ nữa để được hạnh phúc; hạnh phúc chấm dứt rồi như những cái đã qua;

Con không muốn khổ đau, thế nên hãy trừ diệt khổ đau với Pháp.

hạnh phúc hay khổ đau có đến, hãy nhận ra nó như là sức mạnh của những hành động quá khứ của con,

Từ giờ trở đi, chớ có hy vọng hay nghi ngờ hết thảy cái gì.

Đến bây giờ, các bạn có thể đã trải nghiệm mọi loại hạnh phúclạc thú; nhưng điều ấy không kéo dài, thế nên chớ bị chúng hấp dẫn nữa. Trong đời này các bạn phải trải nghiệm mọi loại khó khăn, hoạn nạn và những rắc rối khác; quan trọng là thấy được trong chúng chân lý của những lời dạy.

Bất kỳ lúc nào chúng ta trải nghiệm khổ hay sướng, thảm cảnh hay thỏa lòng, đó là vì những hành động của chúng ta trong những đời quá khứ. Bây giờ nếu các bạn khỏe mạnh, có tiếng hay giàu có, đó là vì những hoạt động phước đức các bạn đã làm trong quá khứ. Nếu các bạn phải chịu đựng bệnh tật, chướng ngại hay những hoàn cảnh khó chịu, đó là kết quả của những hành động tiêu cực quá khứ của các bạn. Nhưng dầu trong bất kỳ hoàn cảnh nào, các bạn có thể tịnh hóa tâm thức mình; khi đau đớn, các bạn có thể cầu nguyện từ cốt lõi của lòng bạn rằng khổ đau của các bạn được là một thay thế cho khổ đau của những người khác, đến độ mọi đớn đau và khổ sở của họ sẽ cạn kiệt vĩnh viễn. Các bạn càng khổ đau nhiều, các bạn càng có thể thực hành nhận lấy sự khổ đau của tất cả chúng sanh.

Khi những khó khăn tác động theo cách ấy như một kích thích để thực hành Pháp, chúng trở nên một giúp đỡ hơn là một trở ngại. Cách thức Jetsun Milarepa vĩ đại chuyển mọi đớn đau và khổ nhọc ngài đã chịu đựng vào con đường giác ngộ là một gương mẫu hoàn hảo. Giống như ngài, sao chúng ta không vất bỏ mọi bận tâm đến hạnh phúctiện nghi của cuộc đời này và chào đón bất kỳ hoàn cảnh nào chúng ta gặp phải như là chất nuôi dưỡng cho sự thực hành của chúng ta ?

20. Chờ đợi nhiều từ người ta, con phải mỉm cười nhiều;

Cần nhiều thứ cho mình, con cần nhiều gặp gỡ;

Hoạch định những chương trình làm cái này cái nọ, tâm thức con đầy hy vọngsợ hãi

Từ giờ trở đi, dầu có ra sao, chớ có giống như thế.

Để giàu có và quyền hành, các bạn phải xu nịnh người có thế lực. Các bạn mỉm cười quỵ lụy và giả tạo, mong được điều mình muốn. Khi bước vào thế giới của quyền lựcgiàu sang, tâm thức các bạn đầy lo nghĩ, thường trực bận bịu với quá khứ, hiện tại và tương lai.

Cuối cùng, dù các bạn có trở nên thế lựcgiàu có, nó hình như không bao giờ đủ. Chúng ta không bao giờ thỏa mãn với cái mà chúng ta đã có. Như câu châm ngôn, “Khát khao thì giống như một con chó đói.” Nếu chúng ta có nếm rượu của chư thiên, chúng ta cũng còn mong cái gì tuyệt diệu hơn; nếu chúng ta có mặc quần áo tuyệt vời của họ, chúng ta còn thèm khát cái gì đẹp hơn nữa. Thế nên chớ tự làm kiệt sức mình một cách vô ích, như một đứa trẻ chạy tìm chỗ chấm dứt của một cái cầu vồng! Những mục tiêu bình thường hoàn toàn phù phiếm; hãy phát triển niềm tin rằng chỉ có mục đích xứng đáng trong đờithực hành Pháp để giúp đỡ tất cả chúng sanh.

Điểm chính yếu của Pháp là cởi bỏ hy vọngsợ hãi về những vui buồn của cuộc đời. Sống một mình trong hoang vu, bằng lòng với cái mình có, các bạn an toàn khỏi sự hành hạ của những muốn và cần. Sự thực hành đến một cách dễ dàng, không có nhiều chướng ngại, phóng dật hay xung đột. Ngược lại, tiêu pha hết đời mình trong cố gắng hoàn thành những mục tiêu thế gian, thì cũng giống như lưới cá ở một bờ sông cạn. Hiểu rõ điều này, hãy lập một quyết định vững chắc không cho phép cuộc đời các bạn chạy theo một cuộc săn đuổi vô ích như thế.

21. Dù con có chết hôm nay, sao lại buồn ? Đó là đường lối của sanh tử.
Dù con có sống trăm năm, sao lại vui ? Bởi vì tuổi trẻ sẽ chóng qua.
Hoặc con sống hay chết ngay bây giờ, cuộc đời này đâu có gì quan trọng?

Ngay đây hãy thực hành Pháp cho đời sau – đó là điểm chủ yếu.

Nếu các bạn thực hành Pháp, cuộc đời các bạn tràn đầy ý nghĩa, và dù các bạn có thình lình bị sét đánh chết ngay hôm nay, các bạn không phải hối tiếc.

Và nếu các bạn đã không thực hành Pháp, ít nhất có một cái mà bạn không cần phải bận bịu lo toan – để lại sanh tử đàng sau. Chẳng có cơ may nào về nó cả ; các bạn đang ở trong nó lúc bây giờ, và các bạn sẽ còn ở trong nó rất nhiều đời nữa, như một con ong bị nhốt trong một cái hũ, đôi khi bay lên đôi khi bay xuống nhưng không bao giờ thoát khỏi. Chẳng có gì khác biệt khi các bạn sống vài năm hay một trăm năm, nếu tất cả việc các bạn làm là phung phí thời gian vô ích.

Cho đến bây giờ, có thể các bạn đã hoang phí cuộc đời các bạn khá nhiều ; nhưng một khi các bạn bắt đầu thực hành Pháp, thì bấy giờ, dầu các bạn sống lâu hay mau, mỗi một khoảnh khắc của mỗi ngày sẽ là một cơ may quý giá không lường để ở với thầy các bạn, để nhận những chỉ dạy của ngài, và để thực hành chúng hết lòng cho đến ngày chết của các bạn. Bấy giờ các bạn sẽ biết rõ ràng không có gì quý hơn Pháp và thực hành nó để hoàn thiện chính mình là một đầu tư quý báu cho đời này và tất cả những đời sắp tới của các bạn.

Cuối cùng khi cái chết đến, các bạn sẽ chào đón nó như một người bạn già lâu năm, ý thức rõ ràng toàn thể thế giới hiện tượng thực sự là như mộng và vô thường biết bao nhiêu. Như Gampopa không gì sánh đã nói, khi chết thì người thực hành tốt nhất, đã cạn sạch mọi khuynh hướng thuộc sanh tử, sẽ hòa với đại quang minh; người thực hành bậc trung sẽ không có sợ hãi, tin rằng nó sẽ đi thẳng đến một cõi Phật; người thực hành thấp, đã có thực hành một ít Pháp, ít nhất cũng không có hối tiếc, biết rằng nó khỏi sanh vào những cõi thấp.

Dù các bạn bám níu mạnh mẽ vào những sự vật của cuộc đời này, đơn giản là không có cách nào cho các bạn giữ được chúng. Tuổi trẻ, với mọi thú vui, trôi qua nhanh chóng, và không có Pháp, thì sống tới trăm năm các bạn cũng chỉ tinh chiết ra được những khổ đau của tuổi già. Bao giờ tâm thức các bạn còn bị nhiễm độc bởi tám mối bận tâm đời thường,(35) thì không có số lượng nào của nghiên cứu, tham thiền hay thiền định dẫn đến giải thoát nổi. Những mục tiêu thế gian là không cùng và không có giá trị chân thực. Nhưng thực hành với ý tưởng đạt được giác ngộ chỉ để làm lợi lạc cho những người khác là ước muốn mục tiêu cao quý nhất và xứng đáng nhất của tất cả. Đây là Bồ đề tâm, tinh túy của mọi con đường, một Pháp thành tựu tất cả các pháp.

Đây là lúc đúng thời điểm cho tất cả mọi sự. Người nông biết lúc nào cày bừa, gieo giống, hay gặt hái, và họ không bao giờ bỏ qua một việc gì cần thiết. Bây giờ các bạn đang hoàn toàn sở hữu những khả năng của các bạn, đã gặp một vị thầy, và đã nhận những lời chỉ dạy của vị ấy, chẳng lẽ các bạn để cho cánh đồng của sự giải thoát nằm hoang vu không canh tác?

Nhiều người, nghĩ đến tương lai, đặt ra một số chương trình – nhưng cái tương lai họ hoạch định cho ấy chỉ là vài năm ngắn ngủi của cuộc đời này. Điều ấy rất thiển cận ; chúng ta có một con đường thật dài để đi trong nhiều đời tới. Cái chết là ngưỡng cửa mà chúng ta bước qua một mình, chỉ được trợ giúp bởi niềm tin của chúng ta vào vị thầy và Tam Bảo và bởi sự tự tin trong thực hành của mình. Quyến thuộc, bạn bè, quyền thế, giàu có, và những cái gì khác mà chúng ta đã trở nên quen nương dựa sẽ hoàn toàn không còn ở đó. Thế nên nếu bây giờ các bạn phung phí cuộc đời cho những việc nhỏ mọn và không cùng, các bạn có thể chắc chắn vào lúc chết các bạn sẽ khóc lóc với hối tiếc và bị lo lắng mãnh liệt tra khảo, như một tên trộm bị quẳng vào ngục và lo âu dự tính trước hình phạt của mình. Như Jetsun Milarepa nói cho người thợ săn Chirawa Gošnpo Dorje :

Người ta thường nói có những tự domay mắn của sự sinh làm người là quý giá,
Nhưng khi tôi nhìn một người như anh, chẳng có vẻ quý giá chút nào.

Một người có thể không có gì để ăn, không có áo mặc và không có nhà để sống; nhưng nếu tâm thức nó đầy niềm tin vào guru và Tam Bảo, người ấy sẽ sống và chết với tấm lòng luôn luôn vui vẻtin tưởng.

Phần thứ nhất này bắt đầu với Bốn Chân Lý Cao Cả, giáo lý đức Phật đã ban cho trong lần chuyển bánh xe Pháp thứ nhất của ngài. Nó thuộc về cái thứ nhất của ba con đường, là Tiểu thừa. Chỉ ra những lỗi lầm của sanh tử một cách tổng quát, nó khẩn thiết kêu gọi chúng ta đặc biệt nổi lên chống lại tính tiêu cực của thời đại đen tối này. Quyết tâm giải thoát khỏi sanh tử này là nền tảng của mọi thực hành Pháp. Bây giờ phần thứ hai tiếp tục giải thích cái đối trị của sanh tử: cái thấy (tri kiến), thiền định và hành động (hạnh) của Đại thừa.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15550)
Thi ca là sự trở mình của cảm xúc, công án bằng thi ca là sự đánh động, chạm thẳng vào tâm thức, tạo thành một thứ năng lượng cho giác ngộ vụt khởi.
(Xem: 22991)
Đức Phật Đản Sanh qua thi phẩm Ánh Sáng Á Châu của Edwin Arnold - Trần Phương Lan dịchchú giải
(Xem: 14030)
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni xuất hiện giữa cõi đời không ngoài mục đích giải thoát khổ đau cho nhân loại. Từ địa vị thái tử cao quý, Ngài đã giã từ lạc thú trần gian...
(Xem: 12949)
Các phương cách đản sanh của chư Phật đều giống nhau như sự xuất hiện của các ngài giữa thế gian này đã cảm ứng đến thế giới chư thiên và các loài khác...
(Xem: 55078)
Trong thế giới đầy bóng tối này, bóng tối của đe dọa chiến tranh, và nếp sống phi đạo đức, chúng ta hãy thắp lên ngọn đèn của trí tuệ, của hiểu biếtthông cảm.
(Xem: 9130)
Muốn cảm ứng đạo giao với Phật A Di Đà để vãng sanh về xứ Cực lạc cần phải tu cho đúng, nghĩa là niệm Phật phải đạt nhất niệm
(Xem: 14409)
Tem bưu chính mừng Đại lễ Phật Đản - Hoavouu sưu tầm
(Xem: 14145)
Sự giải thoát có thể dụ cho một sự sáng không bờ mé, ngăn ngại và cái ngã đã được giải thoát (vô ngã) dụ cho một cái sáng khác ở trong cái sáng không bờ mé đó...
(Xem: 14175)
Không thể không phản tỉnh, không thể không kiểm thảo, hay nói cách khác, nhất định phải tìm lỗi lầm của chính mình, phải tìm tâm bệnh của chính mình.
(Xem: 13869)
Bên tàng cây Vô ưu (aśoka) rợp mát, nền trời xanh bao la, hương muôn hoa tỏa ngát, Hoàng hậu đã hạ sanh Thái tử. Khi ấy, cảnh vật đều vui vẻ lạ thường, khí hậu mát mẻ...
(Xem: 36274)
Pháp hành thiền không chỉ dành riêng cho người Ấn Độ hay cho những người trong thời Đức Phật còn tại thế, mà là cho cả nhân loại vào tất cả mọi thời đại và ở khắp mọi nơi.
(Xem: 19854)
Ta có thể chuyển nghiệp nặng thành nhẹ bằng cách ăn năn sám hối những nghiệp đã tạo và nỗ lực tu tập, tạo các nhân duyên lành làm trở ngại sự hình thành nghiệp quả.
(Xem: 18149)
Vận mạng từ do đâu mà có? Do đời trước tu mà được, trên thực tế mỗi ngày vận mạng của chúng ta cũng đang có sự tăng giảm, thêm bớt.
(Xem: 19183)
Trước bàn thờ Tổ Tiên, tôi đứng yên lặng thật lâu, để quán chiếu, để đi sâu vào đời sống của hiện tại và từ đó, nhìn lại quá khứ của nhiều thế hệ ông bà, cha mẹ nhiều đời...
(Xem: 19105)
Ai đã một lần hiện hữu làm người, có mặt trên cuộc đời nầy, đều không do Cha Mẹ sanh ra, dù là Thánh nhân hay phàm tục. Cho đến khi khôn lớn, trưởng thành...
(Xem: 20267)
Khi tìm hiểu cảm nhận của các Thiền sư về mùa Xuân, điều dễ dàng nhận thấy là các ngài cũng không chối từ hay lẩn tránh vẻ đẹp mà tạo hóa ban tặng...
(Xem: 17618)
Thân thểảnh hưởng mãnh liệt đến tinh thần. Thế nên, muốn cho tinh thần vững mạnh, tin tưởng chí thiết nơi tự lực, tha lực, kiên cố chấp trì câu danh hiệu Phật...
(Xem: 31509)
Bậc giác ngộ, đức Phật Gotama, sử dụng từ bhavana để diễn tả những thực tập về sự phát triển của tinh thần. Từ này được dịch đại kháithiền định.
(Xem: 15903)
Xem xét lại chính mình, không lao ra ngoài. Không lao ra là một phương pháp chắc thực để chúng ta đừng bị các duyên bên ngoài dẫn đi, như thế mới an ổn.
(Xem: 14972)
Một cách căn bản, chúng ta có thể thấu hiểu Bốn Chân Lý Cao Quý trong hai trình độ [trình độ của sự giải thoát tạm thời khỏi khổ đau và trình độ giải thoát thật sự...
(Xem: 14662)
Thể tánh của đức Phật A Di Đàvô lượng thọ, vô lượng quang, là Phật Pháp thân. Giáo lý đại thừa đều chấp nhận rằng Pháp thân bao trùm tất cả thế giới.
(Xem: 46147)
"Hộ-Niệm" đúng Chánh Pháp, hợp Lý Đạo, hợp Căn Cơ. Thành tựu bất khả tư nghì! ... Cư Sĩ Diệu Âm
(Xem: 35894)
Cốt Nhục Của Thiền là một tác phẩm ghi lại 101 câu chuyện về thiền ở Trung Hoa và Nhật Bản - Trần Trúc Lâm dịch
(Xem: 21019)
Phật A Di Đà chính là vị Phật biểu trưng cho một Phật thể có thọ mạng vô lượng, trí tuệ vô cùng, công đức vô biên (Vô lượng thọ, Vô lượng quang, Vô lượng công đức).
(Xem: 21577)
Có một ngày nào đó, Nhớ nhà không nói ra, Bấm đốt tay, ừ nhỉ, Xuân này nữa là ba... Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 23365)
Thế giớichúng ta đang sống luôn bất an, bất toàn và tạm bợ mà trong kinh A Di Đà gọi là trược thế... Thích Viên Giác
(Xem: 34349)
Thiếu CHÁNH KIẾN trong sự tu hành chẳng khác gì một kẻ đi đường không có BẢN ĐỒ, không có ÁNH SÁNG rất dễ bị dẫn dụ đi theo đom đóm, ma trơi.
(Xem: 19465)
Ca Diếp thấy Phật đưa cái bông lên mà không nói, Ca Diếp cũng không nói, nhưng nét mặt hớn hở mỉm cười, là ông đã rõ thấu Chánh pháp của Phật, nó ẩn tàng sâu kín...
(Xem: 18924)
Đức Phật đã mở bày nhiều pháp hội, diễn thuyết vô lượng pháp môn, khiến cho trời người đều được lợi lạc. Dù vậy, giải thoát Niết-bàn là trạng thái tự chứng tự nội...
(Xem: 22909)
TỨ NIỆM XỨ là pháp thiền để hiểu rõ, để hiểu sâu, và để khám phá thực tướng VÔ NGÃ của chính mình. Nếu không hiểu rõ mình thì còn lâu mới có thể sửa đổi...
(Xem: 20153)
Đức Phật đưa cành hoa lên (niêm hoa) và ngài Ca Diếp hiểu ý mỉm cười (vi tiếu). Đó là pháp môn lấy tâm truyền tâm.
(Xem: 18329)
Truyền thuyết “Niêm hoa vi tiếu” không biết có từ lúc nào, chỉ thấy ghi chép thành văn vào đời Tống (960-1127) trong “Tông môn tạp lục” mục “Nhơn thiên nhãn”...
(Xem: 19822)
"Đây là con đường duy nhất để thanh lọc tâm, chấm dứt lo âu, phiền muộn, tiêu diệt thân bệnh và tâm bệnh, đạt thánh đạochứng ngộ Niết Bàn. Đó là Tứ Niệm Xứ".
(Xem: 19512)
Để diệt trừ cái khổ, người ta phải nhận ra bản chất nội tại của vấn đề khổ. Mà để được vậy, trước hết người ta phải cần có một cái tâm an tịnh...
(Xem: 33384)
Những lúc vô sự, người góp nhặt thường dạo chơi trong các vườn Thiền cổ kim đông tây. Tiêu biểu là các vườn Thiền Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản và Hoa Kỳ.
(Xem: 34448)
Không thể có một bậc Giác Ngộ chứng nhập Niết Bàn mà chưa hiểu về mình và chưa thấy rõ gốc cội khổ đau của mình.
(Xem: 54480)
Muốn thực sự tiếp xúc với thực tại, cho dù đó bất cứ là gì, chúng ta phải biết cách dừng lại trong kinh nghiệm của mình, lâu đủ để nó thấm sâu vào và lắng đọng xuống...
(Xem: 37676)
Thực hành thiền trong Đạo Phật rốt ráo là để Thực Nghiệm sự thật VÔ NGÃđức Phật đã giác ngộ (khám phá). Đó cũng là để chứng thực KHÔNG TÁNH của vạn pháp.
(Xem: 21112)
Do bốn niệm xứ được tu tập, được làm cho sung mãn, thưa Hiền giả, khi Như Lai nhập Niết-bàn, Diệu pháp được tồn tại lâu dài.
(Xem: 17859)
Đức Phật khám phá ra rằng một tâm hạnh phúc nhất là tâm không bị dính mắc. Đây là một niềm hạnh phúc rất sâu sắc, khác hẳn với những gì chúng ta vẫn thường biết.
(Xem: 63609)
Đàn Kinh được các môn đệ của Huệ Năng nhìn nhận đã chứa đựng giáo lý tinh nhất của Thầy mình, và giáo lý được lưu truyền trong hàng đệ tử như là một di sản tinh thần...
(Xem: 17355)
Thiền giữ vai trò rất quan trọng trong đạo Phật. "Ngay cơ sở của Phật giáo, tất cả đều là kết quả của sự khảo sát về Thiền, và nhờ có tư duy về Thiền mà Phật giáo mới được thể nghiệm hóa...
(Xem: 49621)
Khi ta phát triển định tâm, ta sẽ có thể giữ những chướng ngại tạm thời ở một bên. Khi những chướng ngại được khắc phục, tâm ta trở nên rõ ràng trong sáng.
(Xem: 27396)
Nhâm Thìn năm mới ước mơ Xin dùng tâm khảm họa thơ tặng đời Cầu cho thế giới, muôn loài Sống trong hạnh phúc, vui say hòa bình
(Xem: 20248)
Khi nói đến bố thí, thì chúng ta phải nhận ra ba yếu tố tạo ra nó: người cho (năng thí), món đồ (vật thí) và người nhận (sở thí). Ba yếu tố này rất quan trọng.
(Xem: 22998)
Với người con Phật vào những ngày đầu xuân ta thường có thói quen đến chùa lễ Phật, hái lộc, gặp Thầy. Khi đến cổng chùa ta sẽ dễ dàng bắt gặp câu Phật ngôn “Mừng Xuân Di Lặc”...
(Xem: 18879)
Hình tượng Đức Phật Di Lặc hiện hữu với nụ cười trên môi, dáng vẻ hiền hòa khiến ai nhìn vào cũng thấy lòng mình nhẹ nhàng, hiền thiện và hoan hỷ hơn bao giờ hết.
(Xem: 16311)
Những ai muốn đi gặp mùa xuân thì phải đứng dậy, giã từ u tối của đêm đông, thắp sáng tâm mình bằng ánh lửa tỉnh thức được đốt cháy trong nguồn năng lượng tình thương.
(Xem: 17894)
Trong nhiều năm tôi đã nhớ mình viết bài luận văn “Khai bút” vào đêm giao thừa. Bài đó được chấm mười một điểm rưỡi trên hai mươi. Trong khung lời phê, cô giáo ghi...
(Xem: 20926)
Có lẽ Ngài chỉ mượn cảnh mùa xuân để diễn đạt sự chứng ngộ của Ngài. Mà sự chứng ngộ của riêng Ngài thì làm sao kẻ phàm phu tục tử như chúng ta có thể thấu triệt được.
(Xem: 17338)
Xuân hiểu là một bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt xinh xắn, trong trẻo, hồn nhiên, thuần túy tả cảnh buổi sớm mùa xuân thật thơ mộng. Bài thơ có lẽ được viết khi Trần Nhân Tông còn trẻ...
(Xem: 14451)
Chư Phật, Bồ-tát biết rõ cuộc đờiảo mộng, đã là ảo mộng thì còn gì quan trọng nữa để lôi cuốn chúng ta chìm trong mê muội. Điều thiết yếu là chúng ta phải khắc tỉnh...
(Xem: 16840)
Thiền có nghĩa là tỉnh thức: thấy biết rõ ràng những gì anh đang làm, những gì anh đang suy nghĩ, những gì anh đang cảm thọ; biết rõ mà không lựa chọn...
(Xem: 16357)
Bất kì ai cũng có khả năng giác ngộ nếu có khát vọng. Khát vọng hướng về mẫu số chung “tự tri-tỉnh thức-vô ngã”, khát vọng đó là minh sư vĩ đại nhất của chính mình.
(Xem: 15984)
Vào một ngày đầu năm, tiết trời ấm áp, vạn vật như đồng loạt hân hoan chào đón ánh xuân. Quốc vương đưa hoàng gia và các quan văn võ cận thần đến một tu viên nổi danh trong thành...
(Xem: 17453)
Ngày Tết trên bàn thờ luôn bày trái cây để cúng ông bà gọi là mâm ngũ quả... TS Nguyễn Trọng Đàn
(Xem: 21954)
Đối với người Việt Nam, tiếng Tết đã trở nên thân thuộc. Chúng ta gặp nó từ trong những câu tục ngữ, ca dao, dân ca mộc mạc đến những bài diễn văn trang trọng...
(Xem: 15089)
Mùa nhớ của tôi cũng bắt đầu khi gió bấc đổ về, gió mang theo chút se lạnh hanh hao và cả mùi Tết thoang thoảng, len khắp ngõ ngách phố phường nghe lòng nao nao.
(Xem: 13479)
Chư Phật ra đời chỉ cho chúng sanh con đường thoát khổ, khả năng thoát khổ nằm trong tầm tay của chúng ta. Bởi ta tự buộc nên ta phải tự mở.
(Xem: 14352)
Đại lực Độc long dùng mắt quan sát, thấy một người yếu đuối bị chết, một người mạnh khoẻ rồi cũng bị chết. Thấy vậy, Độc long bèn thọ giới một ngày xuất gia...
(Xem: 15365)
Kinh điển Phật giáo có nhiều huyền thoại về Đức Phật liên quan đến rồng, chẳng hạn như: Chín rồng phun nước tắm cho thái tử khi mới đản sinh, Rồng che mưa cho Phật...
(Xem: 14962)
Ngày đầu xuân nói về tục xông nhà để nhắc nhở cho nhau, đừng phó thác vận mệnh cho người xông nhà, tục xông nhà không thể quyết định vận mệnh của mình và gia đình...
(Xem: 12676)
Tưởng không có gì reo ca trong tâm mình. Một ngày đi ngang cổng một tu viện, thấy một thầy tu áo đà vừa bước vào cửa, tay nải khoác vai nhẹ nhàng...
(Xem: 13328)
Phật giáo cho rằng, sự vận hành biến hóa của vũ trụ và sự lưu chuyển của sinh mạng, là do nghiệp lực của chúng sinh tạo nên, vì vậy tu là để chuyển nghiệp.
(Xem: 27370)
Nắm được yếu điểm của người đi xem bói, các thầy cân nhắc bằng cách hỏi một số câu thăm dò. Rồi tùy theo câu trả lời của khách mà thầy đoán mò, lần vách để nói thêm.
(Xem: 12486)
Con rồng gắn liền với huyền thoại Âu Cơ - Lạc Long Quân, thành ra Tổ-tiên giống Lạc-Việt. Người con trưởng ở lại Phong-châu, làm vua đất Văn-lang tức là Hùng-Vương.
(Xem: 13170)
“Trời thêm tuổi trăng, người thêm thọ. Xuân đến muôn nơi phúc khắp nhà." TS Huệ Dân
(Xem: 14464)
Thiền tông, nói mây, nói cuội, nói chuyện nghịch đời… chẳng qua đối duyên khai ngộ, để phá cho được cái dòng vọng tưởng tương tục của người, hy vọng ngay đó người nhận ra “chân”...
(Xem: 16204)
Các bậc thầy Mật tông tuyên bố rằng, người nào khéo sử dụng năng lực thiên lý truyền tâm thì đều có thể kiểm soát hoàn toàn tinh thần để tập trung tư tưởng...
(Xem: 12378)
Trong chuỗi dài bất tận đổi thay của năm tháng, quá khứ nối nhịp với tương lai, trở thành thông lệ, mỗi lần xuân đến mang theo hương lạ, khiến cho cõi lòng hân hoan...
(Xem: 15382)
Ánh sáng từ trái tim trong sáng (clear heart) của vị thiền sư đang thiền định từ nửa đêm đến gần rạng sáng đã trở thành ánh trăng, và bởi vậy, trăng vẫn sáng...
(Xem: 12856)
Theo Kinh Tăng Chi, muốn gia tăng tuổi thọ, sống lâu thì phải: làm việc thích đáng, biết vừa phải trong việc thích đáng, ăn các đồ ăn tiêu hóa, du hành phải thời...
(Xem: 12180)
Theo Kinh Tăng Chi, muốn gia tăng tuổi thọ, sống lâu thì phải: làm việc thích đáng, biết vừa phải trong việc thích đáng, ăn các đồ ăn tiêu hóa, du hành phải thời...
(Xem: 13179)
Nếu so sánh với sự nhớ ơn trong đạo Phật thì nội dung nhớ ơn của người Việt rất gần gũi. Bốn ơn trong đạo Phật là ơn Tam bảo, ơn nước nhà, ơn mẹ cha, ơn chúng sanh.
(Xem: 21619)
Xuân pháo đỏ cúc vàng bánh tét Con thơ cười giữa tiếng trống lân Khói nghi ngút giữa nhan và pháo Chan hòa trong nắng ấm tình xuân
(Xem: 11268)
Đổi mới là chuyển hóa cái cũ thành cái mới, cái tiêu cực thành cái tích cực. Loại bỏ cái xấu, cái tiêu cực và tích tập xông ướp (huân tập) cái tốt, cái tích cực.
(Xem: 22684)
Kyabje Dorzong Rinpoche đời thứ 8 là một trong số những vị Lạt ma đáng để học tập, thực hành theo và được tín nhiệm nhất trong số các vị bổn tôn Phật giáo Tây Tạng...
(Xem: 15045)
Đúng là Đạo bổn vô nhan sắc, nhưng ta và người thì có thể thấy được “nhất chi mai” kia là vật của đất trời, trống không, độc lập, hồn nhiên, như hữu sự mà vô sự.
(Xem: 14921)
“…Nhân diện bất tri hà xứ khứ. Đào hoa y cựu tiếu đông phong"... Thôi Hộ
(Xem: 46170)
Tất cả cũng chỉ là sự sinh hóa của vũ trụ, sự tuần hoàn của Đại Ngã... Phan Trang Hy
(Xem: 22410)
Nhờ thiền sư Munindra tận tâm hướng dẫn chu đáo từng bước một nên bà tiến bộ rất nhanh chóng. Đi từ cấp thiền cổ điển đến tiến bộ trong chánh niệm (progress insight).
(Xem: 14543)
Thọ nhận quán đảnh cũng giống như việc gieo mầm hạt giống trong tâm thức; sau này, khi hội đủ nhân duyên và qua các nỗ lực tu trì, hạt giống đó sẽ nảy mầm thành Giác ngộ.
(Xem: 12603)
Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng, dù khổ đau thế này hay thế khác, dù tiêu cực hay tích cực chúng ta phải nhìn chúng qua lăng kính duyên khởi...
(Xem: 18886)
Tu tập pháp môn P’howa, tức là pháp môn chuyển di thần thức vào giây phút từ trần, sẽ làm người tu tự tin vào đời sống của mình, vào sự tu tập tâm linh của mình...
(Xem: 14711)
Lúc bấy giờ Ma-hê-thủ-la Thiên ở nơi thiên thượng cùng các tiên nữ vui vẻ dạo chơi, tấu các âm nhạc. Thoạt nhiên nơi trong búi tóc hóa ra một thiên nữ, dung nhan đoan trang...
(Xem: 43837)
Lúc bấy giờ, khắp vì lợi ích tất cả chúng sanh, đức Thế tôn nói đà-ra-ni rằng: Na mồ một đà nẫm Ma đế đa na nga đa Bác ra đát dũ đát bán na nẫm...
(Xem: 56930)
Tập sách Thiền và Bát-nhã này là phần trích Luận Năm và Luận Sáu, trong bộ Thiền luận, tập hạ, của D. T. Suzuki. Tập này gồm các thiên luận về Hoa nghiêm và Bát-nhã.
(Xem: 13816)
Giác ngộ không phải là cầu toàn, vì càng cầu toàn con càng khổ đau thất vọng, mà là cần thấy ra bản chất bất toàn của cuộc sống. Chỉ cần vừa đủ trầm tĩnh sáng suốt...
(Xem: 47448)
Thật ra sanh tử là do tâm thức vô minh của chúng ta “quán tưởng” ra là có tự tánh, là có thật, như ví dụ “hư không khônghoa đốm mà thấy ra có hoa đốm”.
(Xem: 13642)
Phật quả đòi hỏi những thành tựu phi thường về thân và tâm. Cho nên, việc truyền những phẩm đức siêu việt này vào trong pho tượng trở nên nổi bật trong những buổi lễ quán đảnh.
(Xem: 14552)
Nẳng mồ tát phạ đát tha nghiệt đá nẫm Nẵng mồ nẵng mạc tát phạ một đà mạo địa tát đát-phạ tỳ dược Một đà đạt mạ tăng chi tỳ dược, đát nhĩ dã tha...
(Xem: 28978)
Đức Phật dạy rằng hạnh phúcvấn đề thiết thực hiện tại, không phải là những ước mơ đẹp đẽ cho tương lai, hay những kỷ niệm êm đềm trong quá khứ.
(Xem: 33274)
Thầy bảo: “Chuyện vi tiếu nếu nghe mà không thấy thì cứ để vậy rồi một ngày kia sẽ thấy, tự khám phá mới hay chứ giải thích thì còn hứng thú gì.
(Xem: 38344)
Sở dĩ chúng ta mãi trôi lăn trong luân hồi sinh tử, phiền não khổ đau là vì thân tâm luôn hướng ngoại tìm cầu đối tượng của lòng tham muốn. Được thì vui mừng, thích thú...
(Xem: 15385)
Không có một sự thực hành Niệm Phật chân chính, không ai có thể trung thực nhận ra tính chấp ngã vị kỷ của con người đã hình thành nên cốt lõi của sự tồn tại sinh tử.
(Xem: 31194)
Nếu không có cái ta ảo tưởng xen vào thì pháp vốn vận hành rất hoàn hảo, tự nhiên, và tánh biết cũng biết pháp một cách hoàn hảo, tự nhiên, vì đặc tánh của tâm chính là biết pháp.
(Xem: 12515)
Là một Đạo sư không bộ phái vĩ đại trong thời hiện đại, Chögyam Trungpa Rinpochay đã diễn tả một cách súc tích rằng Kongtrul đã thay đổi thái độ của các Phật tử...
(Xem: 40367)
Như thật tôi nghe: Một thời đức Phật ở tại Pháp Giả Ðại Bồ-đề Ðạo tràng thuộc nước Ma-già-đà, vừa thành Chánh giác cùng các Bồ-tát Ma-ha-tát chúng gồm có tám vạn người...
(Xem: 43390)
"Có đà-ra-ni tên là Túc Mạng Trí. Nếu có chúng sanh nghe đà-ra-ni này mà hay chí tâm thọ trì, thì bao nhiêu nghiệp tội cực nặng trong một ngàn kiếp thảy đều tiêu diệt.
(Xem: 46629)
Vì lòng thương xót chúng sanh đời Mạt Pháp, đức Thế Tôn đặc biệt nói ra pháp này để rộng cứu tế, ngõ hầu chúng sanh dẫu chẳng được gặp Phật, mà nếu gặp được pháp môn này...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant