- 01. Lời nói đầu của dịch giả
- 02. Lược sử về đức Liên Hoa Sanh
- 03. Giáo huấn dẫn nhập
- 04. Những giáo lý đi lên với hạnh
- 05. Quy y
- 06. Bồ đề tâm
- 07. Phát Bồ đề tâm thực tế
- 08. Mười nền tảng của Kim Cương Thừa và những lời dạy chọn lọc khác
- 09. Thực hành Pháp với sự chân thành
- 10. Kim Cương sư và Bổn tôn Yidam
- 11. Tu tâm theo Kim Cương Thừa
- 12. Tràng hoa pha lê của sự thực hành không lỗi
- 13. Cốt tủy tinh hoa của những giáo huấn khẩu truyền
- 14. Thuật ngữ
GIÁO HUẤN DAKINI
Do YESHE TSOGYAL ghi lại và chôn dấu
Phát lộ bởi: NYANG RAL NYIMA OSER và SANGYE LINGPA
BỒ ĐỀ TÂM
NHỮNG LỜI DẠY VỀ PHÁT BỒ ĐỀ TÂM NHƯ CON ĐƯỜNG
Vị Thầy vĩ đại Padmakara là một lưu xuất của Đức Phật A Di Đà. Ngài đã tu hành trong vô số kinh điển Đại Thừa, Ngài thương yêu tất cả chúng sanh như người mẹ thương yêu đứa con duy nhất. Hành động luôn vì lợi ích của người khác, Ngài là người dẫn dắt cứu độ tất cả chúng sanh trong sinh tử luân hồi đến niết bàn. Không cần phải thỉnh cầu, Ngài đều ban những hướng dẫn cho tất cả những ai đã được thuần hóa. Được phú cho lòng đại bi, Ngài là vị Vua của tất cả Bồ Tát.
Khi Ngài ngụ trong Động Sư Tử Thành tại Monkha, tôi, Công Chúa Tsogyal của xứ Kharchen, đã phát bồ đề tâm, đặt hết tâm trí vào giác ngộ tối thượng. Dâng lên một mandala bằng chất liệu quý báu đến vị Thầy vĩ đại, tôi thỉnh cầu: Emaho! Đại sư, Ngài đã dạy phải trau dồi tình thương và lòng bi với mọi người, điều quan trọng duy nhất trong giáo lý Mahayana là tu hành trong bồ đề tâm. Vậy chúng con phải dấn thân vào tu hành bồ đề tâm như thế nào?
Vị Thầy trả lời: Này Tsogyal, nếu đi vào Đại Thừa (Mahayana) mà không rèn luyện bồ đề tâm, con sẽ rơi vào những thừa thấp. Thế nên, điều cốt lõi là đặt tâm vào sự giác ngộ tối hậu và nỗ lực tu hành cho ích lợi của người khác.
Vô số những giải nghĩa chi tiết về điều này đã ghi trong sutra và tantra của Đại thừa. Khi bồ đề tâm được giải nghĩa ngắn gọn theo những giáo lý này, nó được chia thành ba phần: tu hành bên ngoài, bên trong, và bí mật.
TU HÀNH BÊN NGOÀI VỀ BỒ ĐỀ TÂM
Công Chúa
Tsogyal hỏi: Những phương pháp tu hành bên ngoài là gì?
Vị Thầy đáp: Có
mười hai điểm cho sự tu hành bên ngoài.
1. Cốt tủy của
việc tu hành trong bồ đề tâm.
2. Những phân chia
của nó.
3. Định nghĩa.
4. Những đặc tính
của hành giả.
5. Đối tượng để
thệ nguyện.
6. Nghi lễ thọ thệ
nguyện.
7. Lợi ích của tu
hành.
8. Lý do tu hành.
9. Những thiếu sót
của việc không tu hành.
10. Các giới luật.
11. Đường phân
chia giữa mất và được nguyện.
12. Phương pháp
phục hồi nguyện nếu bị tổn hại.
Bà hỏi: Thưa, Kính xin Ngài mô tả những điểm này.
1. CỐT TỦY.
Vị Thầy trả lời: Cốt tủy của việc phát bồ đề tâm là khát vọng đạt được giác ngộ vô thượng cùng với nguyện làm như vậy để giải thoát tất cả chúng sanh khỏi sinh tử.
2. SỰ PHÂN CHIA
Kinh điển mô tả
nhiều loại phân chia, nhưng tóm tắt có hai loại: bồ đề tâm nguyện và bồ đề tâm
hạnh. Bồ đề tâm nguyện là mong muốn làm lợi ích chúng sanh, nhưng chỉ một điều này
thì không đủ. Điều quan trọng là thực sự dấn thân vào việc làm lợi lạc cho tất
cả chúng sanh.
Những người có
thành kiến và tâm vị kỷ rất khó phát sinh được bồ đề tâm.
3. ĐỊNH NGHĨA
Định nghĩa bồ
đề tâm là sự khơi dậy trong bản thân hành giả một thái độ vị tha mà trước đó
chưa từng xuất hiện.
Những người không
có sự tích lũy công đức thì không khơi dậy được thái độ này.
4. NHỮNG ĐẶC TÍNH CỦA HÀNH GIẢ.
Người thực hiện
tu hành bồ đề tâm phải có những đặc tính nhất định. Họ phải khao khát hướng đến
giáo huấn Đại Thừa, không giống như Thanh Văn và Phật Độc Giác. Phù hợp với đại
trí tuệ, họ hoàn toàn thoát khỏi sai lầm. Họ phải thọ quy y nơi vị Thầy và Tam
Bảo và phải luôn cảm thấy thờ ơ đến những giáo huấn thấp hay sai lạc. Họ phải
an định và dịu dàng một cách tự nhiên.
Dân Tây Tạng thì
thù địch với Giáo Pháp, những vị bộ trưởng thì tàn ác, nhà vua thì cả tin, chỉ
có một số ít người dễ tiếp thu giáo lý Đại Thừa. Tsogyal, hãy thoát khỏi sự phân
chia thù và bạn.
5. ĐỐI TƯỢNG
Đối tượng con thọ bồ đề tâm nguyện phải là người có nguyện Đại Thừa mà tâm Ngài tràn đầy tình thương và lòng bi. Ngài phải là một người không hành động vì lợi ích của Ngài dù chỉ trong một chốc lát và giữ gìn giới luật không vi phạm.
Trong thời buổi đen tối này, người ta sẽ rơi vào bàn tay của Mara (Ma vương) nếu không đi theo một vị thầy đủ phẩm tính.
6. NGHI LỄ
Nghi lễ thọ bồ đề tâm nguyện như sau. Sắp xếp bày biện nhiều phẩm vật cúng dường trước Tam Bảo vào ngày rằm hay mùng tám trong tháng và năm cát tường, hãy tỏ lòng tôn kính đến Tăng Đoàn. Dâng cúng một tiệc Ganachakra đến Yidam (Bổn Tôn riêng của hành giả). Làm nhiều cúng dường torma (bánh bột) đến chư dakini, hộ Pháp, và những tinh linh mạnh mẽ. Bố thí tất cả sở hữu của con để tích tụ công đức bao la.
Vào chiều cùng ngày, dâng cúng phí tổn lễ nhập dòng cho vị Thầy. Để tỏ lòng tôn kính vị Thầy, người đệ tử nên tích lũy công đức nhờ phương diện của bảy thanh tịnh.[16]
Đặc biệt, con phải sám hối những hành động sai lầm như sau. Hãy quán tưởng chủng tự AH tại đỉnh đầu con, nhờ dòng ánh sáng chiếu ra từ chữ AH, khiến đem tất cả chúng sanh vào sự giác ngộ của chư Phật và cúng dường đến tất cả Đấng tôn quý. Nhờ phương tiện của ánh sáng thể nhập lại vào chủng tự AH, thấm nhập cam lồ thành tựu của tất cả các Đấng tôn quý rồi tan hòa vào thân, khẩu, ý của con, thiêu đốt mọi hành động sai lầm và che chướng của con. Quán tưởng như vậy và niệm âm AH 108 lần.
Hãy quán tưởng ánh sáng chiếu từ chữ HUM ở trung tâm của nguyện hữu tình nơi giữa ngực vị Thầy tan hòa vào thân, khẩu, ý của con, nhờ đó những hành động bất thiện của con được đốt sạch, hãy nghĩ như vậy rồi niệm âm HUM 108 lần.
Sau đó là sự sám hối bằng lời. Hãy nhớ lại tất cả những hành vi bất thiện đã tích lũy từ luân hồi vô thủy, niệm với sự ăn năn bài sám hối này:
Kim Cương Sư và
tất cả chư Vidyadhara xin hãy lưu tâm đến con!
Tập hội Bổn
Tôn,Yidam cùng với quyến thuộc của chư Phật hiền minh và phẫn nộ. Xin lưu tâm
đến con
Các Đấng Chiến
Thắng trong mười phương cùng với con các Ngài, xin hãy lưu tâm đến con!
Các Bà mẹ Dakini
bảo vệ giáo lý cùng với các Hộ Pháp, xin hãy lưu tâm đến con!
Trong sự hiện diện
của các bậc xứng đáng được sùng kính. Con_____, ăn năn sám hối mọi nghiệp của
hành động bất thiện đã tích lũy bởi năng lực của suy nghĩ sai lầm qua phương
tiện của thân, khẩu, ý, qua sự vi phạm những hành động phi đạo đức và sai lầm,
làm cho người khác vi phạm, hay tùy hỷ khi họ vi phạm, từ vô thủy cho đến
hôm nay.
Sau đó kiên quyết không để hành động xấu gia tăng, lập lại bài khẩn cầu trên, kế tiếp đọc ba lần:
Đúng như các Đấng Như Lai và các con của Ngài trong quá khứ, nhờ đời sống hoàn thiện xiển minh con đường và các địa bồ tát, đã từ bỏ những hành động phi đạo đức và bất thiện, nên con_____ ngay từ giờ phút này cho đến khi đạt tới cốt tủy của giác ngộ con sẽ từ bỏ những hành vi bất thiện do suy nghĩ sai lầm. Con nguyện từ bây giờ trở đi sẽ kềm chế chúng.