Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Đường Về Cõi Phật A Di Đà

03 Tháng Hai 201507:50(Xem: 9407)
Đường Về Cõi Phật A Di Đà

Đường Về Cõi Phật A Di Đà


Cư sĩ Trúc LâmAn Bình

(thuyết giảng tại Tự Viện Linh Sơn Pháp quốc, tháng 5/1985)
=====================

 


I. Dẫn nhập:

Kinh Đại Bổn Di Đà nói: Một hôm Đức Phật Thích Ca dung nhan khác lạ, ngài A Nan mới hỏi có nhân duyên gì mà Đức Thế Tôn hoan hỷ như vậy? Đức Phật nói có pháp môn niệm Phật Di Đà rất thích hợp với chúng sanh, đặc biệt vào thời mạt pháp khi căn cơ chúng sanh bị giới hạn đi nhiều và bất cứ ai cũng có thể trì niệm được. Đây là nguyên do đầu tiên.

Bà Vaidehy cùng vua Bimbisara có sanh một vị hoàng tử tên là A Xà Thế, người con này vô cùng ngỗ nghịch, không bao giờ nghe lời chỉ dạy của phụ vương cũng như mẫu hậu. Ông nghe lời Đề Bà Đạt Đa (y nói rằng trong Đạo có Phật Thích Ca là lớn nhất, ngoài đời có vua Tần Bà Sa Lauy quyền hơn cả) về nhà bắt giam vua cha vô cớ. Hay tin này, bà Vaidehy rất đau khổ mới xin những người gác ngục vào thăm vua. Để có thể mang đồ ăn thức uống vào cho vua đang bị giam, bà lấy trái Ampala lớn như trái ổi (loại trái cây này chỉ có bên Ấn Độ) giả như mang một xâu chuổi, trong đó hoàng hậu để các đồ cần dùng no lòng. Cứ thế nhiều ngày trôi qua, tuy nhiên, sự việc này cuối cùng bị A Xà Thế phát giác và điều tra, sau đó bắt và hạ ngục luôn bà mẹ của mình.

Trong ngục tối của thành Vương Xá dưới chân núi Linh Thứu, mỗi đêm bà đều hướng lên Linh Sơn để cầu nguyện với Đức Phật: «Làm sao Thế Tôn cho con sống trong một thế giới nào không có những đứa con ngỗ nghịch!» . Đức Phật ở trên núi Linh Thứu mới phóng quang cho bà thấy cả 10 phương thế giới. Từ đó bà mới chọn cảnh Tây Phương Cực Lạc Thế Giới, có Phật Di Đà đáng kính đáng về (đây là theo nhân duyên cảm nhận, thực sự 10 phương Phật, phương nào cũng là cực lạc, cõi Phật nào cũng đều nên về cả). Bà phát nguyện khi xã báo thân này là sẽ về cõi Phật A Di Đà. Đây là nguyên do thứ hai.

Trong kinh nói rằng, Đức Phật Di Đà luôn luôn chờ đợi để tiếp đón chúng sanh lên 9 phẩm sen vàng, phần còn lại là ở nơi chúng sanh có muốn về cõi Phật hay là không.

II. Định nghĩa, đại nguyện, và cảnh giới:

Namo Amitàbha Buddha hay Nam Mô A Di Đà Phật nghĩa là Vô Lượng Thọ, Vô Lượng Quang, Vô Lượng Công Đức.

Namo nghĩa là quy mạng, nương về ở đây dịch âm từ tiếng Bắc Phạn, Tàu dịch là Nam Vô, người Việt đọc là Nam Mô; Amitàbha là Vô Lượng Thọ (mạng sống lâu không thể lường), Vô Lượng Quang (sáng suốt vô cùng tận), Vô Lượng Công Đức (ngài tu hành không biết bao nhiêu kiếp nên công đức không thể nào lường được); Buddha là Phật hay Phật Đà (là tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn, người nào có đủ ba hạnh đều gọi là phật cả). Trong mỗi chúng ta có sẵn những đức tánh vừa nêu trên, nhưng từ nhiều đời nhiều kiếp trở lại đây nó đã bị bụi trần vô minh che lấp, nên không thấy được. Đức Phật dạy ta pháp môn niệm Phật Di Đà nhằm hướng dẫn ta trở về con đường nầy, hơn nữa sự trở về này dù cho có Phật Di Đà làm trợ duyên tốt, nhưng trước tiên chính là mỗi người trong chúng ta cần phải đầu tư thật nhiều cố gắng, thì mới có thể về được cõi Phật.

Cõi Phật Di Đà hay là Tịnh Độ có nhiều tên gọi khác nhau như Cực Lạc, Tây Phương, An Dưỡng Quốc, An Lạc Quốc. Cảnh trí cõi Tịnh cho chúng ta thấy rằng chánh báo nào thì y báo nấy. Chánh báo là chỉ cho Đức Phật Di Đà, Y báu là cõi nước. Chánh báu là phước báu chánh của vị đó, còn Y báu là phước báu nương theo vị đó. Khi ta đã biết được cảnh trí Tịnh độ rồi (diễn tả chi tiết trong Kinh A Di Đà), thì mới hết lòng cầu về cõi Tịnh.

Nguyện về tịnh độ một nhà
Hoa sen chín phẩm là cha mẹ mình
Hoa nở rồi biết tánh linh
Các ông Bồ Tát bạn lành với ta.

Khi chúng sanh chưa giác ngộ thì các vị Bồ Tát là cao, còn khi ta ngộ (sinh về Tịnh độ) thì các ngài là người bạn lành của chúng ta. Chúng ta muốn thật sự gia đình được đoàn tụ (không phải sau khi chết rồi, mỗi người mỗi nẻo luân hồi), thì chỉ nên đi một đường này. Tất cả chúng ta nên tu theo pháp môn niệm Phật, ai có nhân duyên về Tịnh độ trước thì lo chuẩn bị tiếp rước người đến sau. Nếu chí thành theo con đường niệm Phật Di Đà cầu sanh tịnh độ thì dứt khoát sau nầy cả gia đình, ngay cả dòng họ sẽ gặp nhau cả (Cửu phẩm liên hoa vi phụ mẫu – chín phẩm hoa sencha mẹ). Khi chúng ta bắt đầu niệm Phật tại đây thì trong Ao Thất Bảo bên Tịnh độ hiện lên một hoa sen ghi danh hiệu của ta ở trên đó. Khi niệm Phật phải phát tâm Chánh Tín rằng chư Phật không bao giờ nói dối chúng sanh; hơn nữa phải tin tưởng giáo pháp của Phật đã chỉ dạy trong các kinh điển, và quan trọng hơn cả là phải tự tin nơi chính bản thân của mình. Còn nếu có người vẫn niệm Phật nhưng lòng còn nghi, thì sau khi chết sanh về nghi thành, và ở đó trong nhiều tháng, đây là lời trong Kinh Đại Bổn Di Đà đã ghi. Do đó nhất định không thể nào nghi được, phải có một ý chí sắt đá tin tưởng vào sự trì niệm danh hiệu Phật Di Đà và cầu sanh Tịnh độ. Muốn về Tịnh độ phải trang bị tư lương thật đầy đủ. Tư nghĩa là thực hành các loại công đức khác nhau, như làm lành lánh dữ (thọ Tam Quy trì ngũ giới), giúp đỡ kẻ yếu binh vực người ngay (ở đây cần hiểu rộng ra là người Phật tử ngoài chuyện tụng kinh niệm Phật, còn phải đóng góp tâm trí vào việc cứu vớt dân tộc Việt ra khỏi ách nạn cộng sản); Lương nghĩa là hành trang niệm Phật tụng kinh một cách chí thành khẩn thiết. Ngài Huệ Viễn là vị Tổ sư của pháp môn Tịnh độ dạy rằng: «Thà về Tịnh độHạ phẩm, còn hơn lên các cõi trời, vì lên trời còn bị đọa sau khi hết phước». Khi về Tịnh độ thì thần thức ta ở trong hoa sen, hoa nở mới gặp được Phật A Di Đà, tại đây sẽ được bậc Bất thối chuyển, không có thân tướng nam nữ khác biệt.

Còn về cảnh trí Tịnh Độ thì mỗi nơi chốn tiêu biểu cho số 7. Cho nên mới nói về đến Tây phương Tịnh độ được tắm ao thất bảo. Tắm ao thất bảo này để trừ thất bất khả tỵ (bảy việc không thể tránh khỏi) như: 1/ Sanh (theo nghiệp lành dữ), 2/ Già (tuổi lần xế chiều), 3/ bịnh, 4/ chết, 5/ tội (khổ quả tội nghiệp), 6/ phước (khổ quả thiện nghiệp), 7/ nhơn duyên (hòa hợp sanh ra, họa phước giàu nghèo). Ngoài ra còn có hương ngũ phận, lưu ly có đất sáng ngần, ma ni có nước trong ngần chảy quanh, thất trân có 7 lớp thành, 7 hàng cây báu 7 hàng lưới châu, có ngân các có kim lầu, có chim nói pháp nhiệm mầu dễ nghe; Nghe rồi tỏ đạo bồ đề các ông Bồ tát bạn lành với ta. Do đó ta thấy rằng cõi chúng ta ở là Ta bà đầy cảnh khổ đau, dầu có phước đức như thế nào đi nữa thì cũng không thoát khỏi sanh, lão, bịnh, tử.

Trong tất cả các pháp hội khi Đức Thế Tôn còn tại thế, tất cả các bộ kinh ngài thuyết đều do có người hỏi cả; đặc biệt bộ Kinh Di Đà thì ngài đã vô vấn tự thuyết (không hỏi mà nói), như trong kinh tiểu bổn Di Đà, Đức Phật kêu ngài Xá Lợi Phất mà nói về công đức của bộ kinh này. Pháp môn Tịnh độ chỉ cho chúng ta đi về con đường an vui, sự trình bày của tôi hôm nay để cùng nhau đi về thế giới thanh tịnh an vui mà chư Phật, chư vị Tổ sư đã đi trước chúng ta một thời gian khá dài. Thế giới Tịnh độ thực ra không xa nơi chúng ta đang cư ngụ, nếu ta giác ngộ thì thế giới đó ở ngay chính trong ta, nên có một câu nói là Duy Tâm Tịnh Độ (nghĩa là muốn trở về cõi Tịnh thì trước nhất Tâm của ta phải Tịnh, vì Tâm tịnh tức Phật độ tịnh), là ở ý nghĩa đó. Đức Phật Di Dà rất từ bi, ngài phát 48 lời đại nguyện và lúc nào cũng đưa tay sẳn sàng tiếp đón thần thức của ta về với quốc độ của ngài, nhưng nếu tâm ta chưa thanh tịnh thì chưa thể nào về cõi Tịnh được.
Do vậy người niệm Phật phải luyện tập hằng giờ, hằng ngày, hằng tháng cho được thuần thụcnhất tâm. Trong các bài sám có câu «Một lòng mỏi mệt không nài, cầu về tịnh độ ngồi đài liên hoa, cha lành vốn thiệt Di Đà, soi hào quang tịnh chói lòa thân con…». Nếu niệm Phật không tinh tấn thì không thể nào về được cõi Tịnh, và mọi người đều biết rằng ai ai cũng đều phải chết, có một vị Tổ sư nhắc rằng «Chớ đợi đến già mới niệm Phật, thiếu chi mồ trẻ đã qua đời». Khi chết ta phải tìm con đường để đi, điều cần yếu là đừng trở lại chốn này. Trong chúng ta đây là những người có được phước, so với đồng bào ta ở trong nước đang phải sống rất khổ cực dưới chế độ cộng sản, cho dù đủ ăn đủ mặc nhưng vẫn phải chịu những cái khổ khác không sao tránh khỏi, vì đây là thế giới đầy sự đau khổ, trong đó chúng sanh lấy khổ cho là vui, thân chịu trong cảnh khổ không tìm cách thoát ly. Về với Phật Di Đà là để có cơ duyên thuận tiện để tu hành chứ không phải về tới Tịnh độ là được thành Phật ngay, cho nên có 3 phẩm hóa sanh (thượng, trung và hạ) là ở nơi công đức tu trì của hành giả mà thôi.

Đức Phật thuyết giảng hơn tám muôn bốn ngàn pháp môn, nhưng ngài nói pháp môn niệm Phật Di Đà và cầu sanh Tịnh độBất Nhị Pháp Môn (nghĩa là pháp môn có một không hai), các pháp môn khác đều phải tự lực trước; riêng pháp môn này khi bắt đầu trì niệm hồng danh Đức Phật Di Đà, thì người trì niệm đã được an trụ trong hào quang, cũng như sự che chở của ngài, sự việc này đến do nơi 48 đại nguyện phát ra trước đây. Lời nguyện thứ 18 nói rằng: «Có chúng sanh nào, muốn sanh đến thế giới của ngài, chí thành tâm thiện chí thành tâm niệm danh hiệu của ngài 10 lần. Nếu người đó không sanh về cõi ngài thì ngài không chứng bực chánh giác». Do đó ta thấy pháp môn nầy nhờ vào đại nguyện của đức Phật Di Đà và các bực thánh chúng, đặc biệt là rất phổ cập và không khó để hành trì, hàng Phật tửtại gia hay xuất gia, gặp nhau nơi nào đi nữa, câu nói đầu tiên thoát ra từ cửa miệng là A Di Đà Phật!

III. Tư lương, điều kiệnkết luận:

Dưới đây là một vài điều kiện căn bản để làm tư lương trên đường về cõi Phật A Di Đà :

1/ Sự kiện trên có ý nghĩa đặc biệt nhằm gợi lại Phật tánh sẳn có nơi mỗi người (bản tánh của ta vốn sáng suốt, nhưng bị vô minh che lấp từ nhiều đời nhiều kiếp trở lại); thứ hai nhắc nhở tới bình đẳng Phật tánh giữa tất cả mọi loài cùng mười phương chư Phật. Cho nên trì niệm danh hiệu đức Phật A Di Đà tức là tưởng nhớ tới danh hiệu của 10 phương chư Phật. Nhưng muốn thành tựu công đức này, một điều không thể nào quên được, đó là phải có niềm tin. Vì có niềm tin nên mới trì niệm, có niềm tin nên thực hành, và có niềm tin mới đi đến kết quả sau cùng. Cho nên mới nói rằng: Tín vi đạo nguyên công đức mẫu, Tín năng trưởng dưỡng chư thiện căn, Tín năng siêu xuất chúng ma lộ, Tín năng đắc nhập tam ma địa, Tín năng giải thoát sanh tử hải, Tín năng thành tựu Phật bồ đề. Bởi thế cho nên Nhân Vô Tín Bất Lập. Người tu niệm tin Phật không bao giờ nói dối chúng đệ tửthân khẩu ý của ngài đã thanh tịnh; tin Pháp là chơn lý không bao giờ dời đổi; tin sức mạnh của bản thân sẽ được đi về Tịnh độ. Tất cả chúng sanh đều có tánh Phật, tiềm ẩn tự tánh Di Đà, và tâm Tịnh độ, cho nên, ta phải chí thành tin tưởngtrì niệm mỗi ngày để ngày nào khi tắt thở, thì thần thức này đương nhiên sẽ đi về cõi Tịnh độ mà thôi.

2/ Về mặt phát nguyện phải hết sức thành khẩn, kinh Di Đà nói chúng sanh mong muốn về cõi Tịnh độ để thấy Phật Di Đà cũng như con mong muốn được gặp mẹ. Cho nên có câu trong bài sám tụng như sau: «…đã sanh về chín phẩm sen, mấy tai cũng xẩy, mấy duyên cũng tròn, Phật như thể mẹ tìm con, con mà gặp mẹ lại còn lo chi, lầu vàng đài các thiếu gì, ăn thời cơm ngọc, mặc thời áo châu, không ơn không oán không sầu, không già không chết có đâu luân hồi…». Qua đó ta thấy rằng Đức Phật giống như một bà mẹ hiền lúc nào cũng muốn đưa chúng ta về cảnh giới an lành, còn về hay không là tùy ở nơi mỗi người chúng ta. Chư vị thiền đức đã nhắc chúng ta rằng nơi cõi chúng ta đang sống là một cảnh chiêm bao lớn. Trong giấc chiêm bao lớn này, sống chếtchiêm bao nhỏ, khi giác ngộ rồi thì đại địa vô thốn thổ (cả trời đất bao la này không còn gì cả), vì chúng ta chưa ngộ nên cho tất cả mọi chuyện chung quanh đều là thật cả. Phải phát tâm mong muốn hết lòng, cầu về gặp cho bằng được bà mẹ hiền (Đức Phật Di Đà) đã chờ ta từ vô lượng kiếp tới nay.

3/ Mỗi ngày cần siêng năng niệm Phật để chuẩn bị tư lương đường về cõi Phật. Tư lương này ví nhưcông đức của ta cần tích lũy cho mai sau khi ta nhắm mắt lìa trần. Khi xa lìa thế gian chỉ có tư lương này là có thể đem theo ta vĩnh viễn, còn tiền bạc mà ta tạo dựng hay dành dụm khi còn sống thì không thể nào đem theo được; như Kinh Pháp Hoa có phẩm Thí Dụ ghi lại câu chuyện ông nhà giàu vì muốn cứu các người con mê muội quây quần chơi giỡn trong nhà lửa nên dùng các thứ xe làm phương tiện để cứu các con thoát chết. Khi các người con được ra khỏi nhà lửa (tam giới) thì người cha bảo đó chỉ là phương tiện để cứu các con mà thôi. Ở nơi đây cũng thế, pháp môn niệm PhậtĐức Phật thuyết giảngphương tiện để cứu vớt chúng sanh ra khỏi luân hồi (tam giới) và về cõi Tịnh. Về sự thực hành thì tôi đề nghị như sau: «mỗi ngày đêm 24 tiếng đồng hồ để lo toan việc đời cũng như ngũ nghĩ, cần để riêng 30 phút hoặc tối hay sáng tùy theo hoàn cảnh, ai đủ thời giờ thì trì niệm cả hai thời sáng và tối càng tốt.Trong nhà thờ Phật Di Đà, sau khi vào kinh tụng tiểu phẩm Di Đà, đến khi hồi hướng thì nguyện con tên…pháp danh…phát nguyện trì niệm danh hiệu Đức Phật A Di Đà khi xả báo thân này được sanh về tây phương cực lạc thế giới. Lưu ý là nên thực hành đều đặn, không nên hôm làm hôm nghĩ và cần có một xâu chuổi để niệm Phật. Trong kinh còn nhắc nhở rằng tu hành mà không phát nguyện thì khó mong thành tựu đạo quả.

Có 4 phương pháp thực hành:

1/ Trì danh niệm Phật: gìn giữ danh hiệu đức Phật, cũng như suy nghĩ về sự sáng suốt của ngài, vì không niệm Phật thì sẽ niệm chúng sanh. Đây là phương pháp niệm Phật ra tiếng (Sự niệm Phật).
2/ Quán tưởng niệm Phật: quán tưởng hình tượng Đức Phật Di Đà phóng quang mà niệm. Chú ý nên để hình tượng Phật Di Đà trước mặt để niệm Phật (Sự niệm Phật).
3/ Tham cứu niệm Phật: niệm một câu Nam Mô A Di Đà Phật phải tham khảo cứu xét mà niệm. Quan niệm rằng niệm Phậtniệm Tâm, niệm Tâmniệm Phật. Vì Tâm, Phật, cập chúng sanh ba việc đó không có sai khác. Vì không sai khác nên mới tham cứu, niệm từ nơi tâm, tâm ta là Phật. Phật tức tâm, tâm tức Phật. Chính ta có Phật, vì niệm Phật ở ngoài là niệm Phật ở trong (Lý niệm Phật). Ở phần này cho ta thấy không khác sự tham cứu thoại đầuthiền tông, đưa đến kết luận rằng Thiền và Tịnh không khác gì nhau cả. Nếu có khác là do tâm phân biệt của người tu hành mà ra, hễ có tâm phân biệt như thế thì chưa đúng là người tu thiền thật sự. Khi xưa, Bồ tát Khương Tăng Hội, vị Tỵ Tổ của Thiền tông Đông độ cũng như của Việt Nam đã cho rằng giữa thiền và tịnh độ thực ra không có gì khác biệt cả.
4/ Thật tướng niệm Phật: Trong khi niệm Phật quán sát tướng vũ trụ nhân sanh chỉ có một, không có nhiều. Khi còn mê muội thì thấy chúng nóthiên hình vạn trạng (pháp giới trùng trùng duyên khởi), còn khi giác ngộ rồi thì sơn hà đại địa vô thốn thổ. Quán sát tướng chân thật đó, thấy ra tất cả chúng sanh đều như ta không khác - ở đây Đức Phật nói Đồng Thể Đại Bi - người đau khổ tức là mình bị khổ đau. Do đó Bồ Tát Thấy Dân Kêu Ca, Do Vậy Gạt Lệ, Xông Mình Vào Nơi Chính Trị Hà Khắc Để Cứu Dân Khỏi Nạn Lầm Than mà cách đây 2000 năm đã được ghi trong Lục Độ Tập Kinh làm phương pháp hành đạo cứu nước cứu đời của các vị trí thức, nhân sĩ Phật giáo nước ta dùng làm phương châm chống lại sự xâm lăng của người Tàu phương Bắc. Truyền thống này còn lưu truyềnphổ biến cho tới mãi bây giờ. Trở lại phương pháp thứ tư Thật Tướng Niệm Phật cho ta thấy là thượng chí nhất tâm bất loạn, hạ chí thập niệm thành công.

Bồ đề vừa nắm trên tay
Bao nhiêu phiền não trần lao dứt liền
Phật hiệu Di Đà gắng sức tinh chuyên
Luân hồi sanh tử không còn từ đây

Những điều cần lưu ý khi sắp lìa trần.

1/ Trên vấn đề hộ niệm: Thực hành Vô úy thí bằng cách khuyên nhũ nhẹ nhàng người sắp chết đừng suy nghĩ những chuyện thế gian nữa, hãy bỏ hết, chỉ suy nghĩ duy nhất một việc đó là con đường trở về cõi Tịnh của đức Phật A Di Đà. Cần nên nhớ rằng, trước khi sắp chết người bịnh rất yếu về mặt tinh thần giống như con cua bị bỏ trong nồi nước nóng (thí dụ như nghĩ ngợi đủ chuyện, rồi tùy theo tâm niệm lúc đó mà vào địa ngục hay là lên Tịnh độ v.v…). Chúng ta phải dặn những người tới trợ niệm khuyên người bịnh phải dũng mãnh, và luôn nhớ Phật Di Đà.

2/ Cách bày biện trong căn phòng: cần tôn trí một hình Phật A Di Đà đang phóng hào quang tiếp dẫn, nơi để hình Phật khiến cho người bịnh được trông thấy dễ dàng nhằm gia tăng chánh niệm, cũng như hộ niệm dễ dàng.

3/ Hạn chế sự khóc lóc: Trong việc này phải cố gắng kềm chế sự xúc động, vì càng xúc động, càng khóc lóc nhiều sẽ không lợi lạc cho sự hộ niệm, mà ngược lại cản trở cho công cuộc hộ niệm cho người sắp chết cầu sanh Tây phương cực lạc. Trong những tình huống như thế này, theo quan niệm tổng quát, khi thân nhân sắp lìa trần những người còn ở lại khóc lóc thương tiếc nhiều chứng tỏ có sự thâm tình hoặc là có hiếu đối với cha mẹ. Nhưng đối với người tu niệm Phật Di Đà, TUYỆT ĐỐI KHÔNG ĐƯỢC KHÓC, vì khóc sẽ là chướng ngại lớn cũng như làm tiêu tan công đức niệm Phật của người sắp chết. Sau khi hộ niệm xong, người thân đã lìa trần một cách êm ái, lúc đó, hãy ra nơi khác mà khóc mà bày tỏ tình thương. Dù cho người sắp chết suốt đời tu niệm Phật, nhưng lúc lâm chung mà không được hộ niệm một cách tốt đẹp, thì sẽ mai một công đức của họ, thật tiếc vô cùng. Xin hãy thận trọng ở điểm này.

Lợi ích của sự niệm Phật:
1/ Khi niệm Phật sẽ trừ được niệm chúng sanh để cho tâm hồn chúng ta được sáng suốt; 2/ Niệm Phật tội chướng được tiêu trừ, gia tăng tín tâm với Phật Pháp; 3/ Trì niệm danh hiệu đức Phật Di Đà sẽ được sanh về cõi Tịnh độ, chứng được bậc vô sanh bất thối, sau đó tùy tiện trở lại chốn này hóa độ chúng sanh.

Công đức của việc trì niệm danh hiệu đức Phật Di Đà được ghi lại trong các bộ kinh tiểu bản Di Đà, đại bản Di Đà, Thập Lục Quán, Kinh Hoa Nghiêm v.v… Hội Liên Xã ở Tàu có ngài Huệ Viễn đại sư là người hành trì pháp môn niệm Phật cũng là vị Tổ của pháp môn Tịnh độ, ngài đã biết trước ngày giờ chết của mình trước bảy ngày và thông báo cho đại chúng. Tới ngày thứ bảy, ngài Huệ Viễn ngồi an nhiên thị tịch giữa ba hồi bát nhã tiễn đưa. Tại Việt Nam chúng ta thường đề cập tới trái tim bất diệt của Bồ tát Thích Quảng Đức, đây cũng là một minh chứng hùng hồn về sự niệm Phật vãng sanh tịnh độ. Xin kể hầu quý vị liên hữu một câu chuyện vãng sanhchúng tôi được biết. Số là vị Sư tổ của tôi là Hòa thượng…(xin được miễn nêu danh tánh vì sự an toàn của thầy tôi) từ Bình Định vào Sài gòn tu hành ở những năm 30-40. Ngôi chùa mà vị Sư tổ trụ trì, khởi đầu được xây trên một nghĩa trang (sau khi được thỉnh về trụ trì, sư tổ mới biết được điều này), nên hằng đêm thường bị các linh hồn về quấy phá. Có một đêm, Sư tổ trông thấy con quỷ một giò rất lớn hiện lên và đứng nhìn vào chùa. Ngài không chút sợ hãi, đã bình tĩnh niệm Phật Di Đà một hồi lâu thì con quỷ nọ biến mất hẳn từ đó về sau. Nhờ chuyên trì kinh Pháp Hoa cũng như thành tâm niệm Phật Di Đà nên lần lần Phật tử chung quanh về hộ đạo rất đông đảo. Trước ngày thị tịch, Sư tổ bảo với Thầy tôi rằng, vào giờ ngọ trưa mai ta sẽ theo Phật, con ở lại lo liệu mọi chuyện. Quả nhiên như vậy, đúng ngọ ngày hôm sau lúc Sư tổ đang tụng kinh trên chánh điện thì chung quanh tự nhiên thoảng lên mùi hương rất nhẹ nhàng và thanh thoát, thì chính ngay lúc ấy, ngài đã quy Tây phương. Lúc đó thầy của tôi ngồi cạnh vẫn không hay, tay vẫn đều tiếng mõ, đến khi hồi kinh chấm dứt, không thấy Sư tổ đứng dậy lễ Phật thì mới biết đã viên tịch. Sau khi hỏa táng có nhặt được xá lợi, trong đó tôi có giữ một chiếc răng của Sư tổ mà thầy tôi đã cho cách đây hơn 20 năm khi rời khỏi Việt Nam. Chiếc răng xá lợi này hiện tôi vẫn còn tôn thờ cẩn thận.

Thưa quý liên hữu vừa rồi chúng tôi đã trình bày một cách khái quát phương pháp cũng như nguyên nhân mà Đức Từ Phụ của chúng ta đã từ bi ban bố cho chư Phật tử pháp môn niệm Phật Di Đà có một không hai này. Để khỏi phụ lòng của ngài, và cũng để thoát khỏi cảnh khổ sanh tử luân hồi, chúng ta hãy cùng nhau phát nguyện cầu sanh Tây phương cực lạc thế giới của Đức Phật A Di Đà vì :

Ái hà thiên xích lãng
Khổ hải vạn trùng ba
Dục thoát luân hồi khổ
Tảo cấp niệm Di Đà

Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật tác đại chứng minh

Cư sĩ Trúc LâmAn Bình cẩn kính.

Hoằng pháp thị gia vụ
Trí tuệ vi sự nghiệp

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 23009)
Đức Phật Đản Sanh qua thi phẩm Ánh Sáng Á Châu của Edwin Arnold - Trần Phương Lan dịchchú giải
(Xem: 14043)
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni xuất hiện giữa cõi đời không ngoài mục đích giải thoát khổ đau cho nhân loại. Từ địa vị thái tử cao quý, Ngài đã giã từ lạc thú trần gian...
(Xem: 12957)
Các phương cách đản sanh của chư Phật đều giống nhau như sự xuất hiện của các ngài giữa thế gian này đã cảm ứng đến thế giới chư thiên và các loài khác...
(Xem: 55086)
Trong thế giới đầy bóng tối này, bóng tối của đe dọa chiến tranh, và nếp sống phi đạo đức, chúng ta hãy thắp lên ngọn đèn của trí tuệ, của hiểu biếtthông cảm.
(Xem: 9145)
Muốn cảm ứng đạo giao với Phật A Di Đà để vãng sanh về xứ Cực lạc cần phải tu cho đúng, nghĩa là niệm Phật phải đạt nhất niệm
(Xem: 14424)
Tem bưu chính mừng Đại lễ Phật Đản - Hoavouu sưu tầm
(Xem: 14153)
Sự giải thoát có thể dụ cho một sự sáng không bờ mé, ngăn ngại và cái ngã đã được giải thoát (vô ngã) dụ cho một cái sáng khác ở trong cái sáng không bờ mé đó...
(Xem: 14193)
Không thể không phản tỉnh, không thể không kiểm thảo, hay nói cách khác, nhất định phải tìm lỗi lầm của chính mình, phải tìm tâm bệnh của chính mình.
(Xem: 13875)
Bên tàng cây Vô ưu (aśoka) rợp mát, nền trời xanh bao la, hương muôn hoa tỏa ngát, Hoàng hậu đã hạ sanh Thái tử. Khi ấy, cảnh vật đều vui vẻ lạ thường, khí hậu mát mẻ...
(Xem: 36299)
Pháp hành thiền không chỉ dành riêng cho người Ấn Độ hay cho những người trong thời Đức Phật còn tại thế, mà là cho cả nhân loại vào tất cả mọi thời đại và ở khắp mọi nơi.
(Xem: 19869)
Ta có thể chuyển nghiệp nặng thành nhẹ bằng cách ăn năn sám hối những nghiệp đã tạo và nỗ lực tu tập, tạo các nhân duyên lành làm trở ngại sự hình thành nghiệp quả.
(Xem: 18161)
Vận mạng từ do đâu mà có? Do đời trước tu mà được, trên thực tế mỗi ngày vận mạng của chúng ta cũng đang có sự tăng giảm, thêm bớt.
(Xem: 19193)
Trước bàn thờ Tổ Tiên, tôi đứng yên lặng thật lâu, để quán chiếu, để đi sâu vào đời sống của hiện tại và từ đó, nhìn lại quá khứ của nhiều thế hệ ông bà, cha mẹ nhiều đời...
(Xem: 19117)
Ai đã một lần hiện hữu làm người, có mặt trên cuộc đời nầy, đều không do Cha Mẹ sanh ra, dù là Thánh nhân hay phàm tục. Cho đến khi khôn lớn, trưởng thành...
(Xem: 20276)
Khi tìm hiểu cảm nhận của các Thiền sư về mùa Xuân, điều dễ dàng nhận thấy là các ngài cũng không chối từ hay lẩn tránh vẻ đẹp mà tạo hóa ban tặng...
(Xem: 17629)
Thân thểảnh hưởng mãnh liệt đến tinh thần. Thế nên, muốn cho tinh thần vững mạnh, tin tưởng chí thiết nơi tự lực, tha lực, kiên cố chấp trì câu danh hiệu Phật...
(Xem: 31518)
Bậc giác ngộ, đức Phật Gotama, sử dụng từ bhavana để diễn tả những thực tập về sự phát triển của tinh thần. Từ này được dịch đại kháithiền định.
(Xem: 15916)
Xem xét lại chính mình, không lao ra ngoài. Không lao ra là một phương pháp chắc thực để chúng ta đừng bị các duyên bên ngoài dẫn đi, như thế mới an ổn.
(Xem: 14994)
Một cách căn bản, chúng ta có thể thấu hiểu Bốn Chân Lý Cao Quý trong hai trình độ [trình độ của sự giải thoát tạm thời khỏi khổ đau và trình độ giải thoát thật sự...
(Xem: 14667)
Thể tánh của đức Phật A Di Đàvô lượng thọ, vô lượng quang, là Phật Pháp thân. Giáo lý đại thừa đều chấp nhận rằng Pháp thân bao trùm tất cả thế giới.
(Xem: 46164)
"Hộ-Niệm" đúng Chánh Pháp, hợp Lý Đạo, hợp Căn Cơ. Thành tựu bất khả tư nghì! ... Cư Sĩ Diệu Âm
(Xem: 35913)
Cốt Nhục Của Thiền là một tác phẩm ghi lại 101 câu chuyện về thiền ở Trung Hoa và Nhật Bản - Trần Trúc Lâm dịch
(Xem: 21031)
Phật A Di Đà chính là vị Phật biểu trưng cho một Phật thể có thọ mạng vô lượng, trí tuệ vô cùng, công đức vô biên (Vô lượng thọ, Vô lượng quang, Vô lượng công đức).
(Xem: 21587)
Có một ngày nào đó, Nhớ nhà không nói ra, Bấm đốt tay, ừ nhỉ, Xuân này nữa là ba... Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 23382)
Thế giớichúng ta đang sống luôn bất an, bất toàn và tạm bợ mà trong kinh A Di Đà gọi là trược thế... Thích Viên Giác
(Xem: 34366)
Thiếu CHÁNH KIẾN trong sự tu hành chẳng khác gì một kẻ đi đường không có BẢN ĐỒ, không có ÁNH SÁNG rất dễ bị dẫn dụ đi theo đom đóm, ma trơi.
(Xem: 19470)
Ca Diếp thấy Phật đưa cái bông lên mà không nói, Ca Diếp cũng không nói, nhưng nét mặt hớn hở mỉm cười, là ông đã rõ thấu Chánh pháp của Phật, nó ẩn tàng sâu kín...
(Xem: 18940)
Đức Phật đã mở bày nhiều pháp hội, diễn thuyết vô lượng pháp môn, khiến cho trời người đều được lợi lạc. Dù vậy, giải thoát Niết-bàn là trạng thái tự chứng tự nội...
(Xem: 22917)
TỨ NIỆM XỨ là pháp thiền để hiểu rõ, để hiểu sâu, và để khám phá thực tướng VÔ NGÃ của chính mình. Nếu không hiểu rõ mình thì còn lâu mới có thể sửa đổi...
(Xem: 20163)
Đức Phật đưa cành hoa lên (niêm hoa) và ngài Ca Diếp hiểu ý mỉm cười (vi tiếu). Đó là pháp môn lấy tâm truyền tâm.
(Xem: 18346)
Truyền thuyết “Niêm hoa vi tiếu” không biết có từ lúc nào, chỉ thấy ghi chép thành văn vào đời Tống (960-1127) trong “Tông môn tạp lục” mục “Nhơn thiên nhãn”...
(Xem: 19830)
"Đây là con đường duy nhất để thanh lọc tâm, chấm dứt lo âu, phiền muộn, tiêu diệt thân bệnh và tâm bệnh, đạt thánh đạochứng ngộ Niết Bàn. Đó là Tứ Niệm Xứ".
(Xem: 19519)
Để diệt trừ cái khổ, người ta phải nhận ra bản chất nội tại của vấn đề khổ. Mà để được vậy, trước hết người ta phải cần có một cái tâm an tịnh...
(Xem: 33397)
Những lúc vô sự, người góp nhặt thường dạo chơi trong các vườn Thiền cổ kim đông tây. Tiêu biểu là các vườn Thiền Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản và Hoa Kỳ.
(Xem: 34468)
Không thể có một bậc Giác Ngộ chứng nhập Niết Bàn mà chưa hiểu về mình và chưa thấy rõ gốc cội khổ đau của mình.
(Xem: 54502)
Muốn thực sự tiếp xúc với thực tại, cho dù đó bất cứ là gì, chúng ta phải biết cách dừng lại trong kinh nghiệm của mình, lâu đủ để nó thấm sâu vào và lắng đọng xuống...
(Xem: 37707)
Thực hành thiền trong Đạo Phật rốt ráo là để Thực Nghiệm sự thật VÔ NGÃđức Phật đã giác ngộ (khám phá). Đó cũng là để chứng thực KHÔNG TÁNH của vạn pháp.
(Xem: 21126)
Do bốn niệm xứ được tu tập, được làm cho sung mãn, thưa Hiền giả, khi Như Lai nhập Niết-bàn, Diệu pháp được tồn tại lâu dài.
(Xem: 17867)
Đức Phật khám phá ra rằng một tâm hạnh phúc nhất là tâm không bị dính mắc. Đây là một niềm hạnh phúc rất sâu sắc, khác hẳn với những gì chúng ta vẫn thường biết.
(Xem: 63631)
Đàn Kinh được các môn đệ của Huệ Năng nhìn nhận đã chứa đựng giáo lý tinh nhất của Thầy mình, và giáo lý được lưu truyền trong hàng đệ tử như là một di sản tinh thần...
(Xem: 17374)
Thiền giữ vai trò rất quan trọng trong đạo Phật. "Ngay cơ sở của Phật giáo, tất cả đều là kết quả của sự khảo sát về Thiền, và nhờ có tư duy về Thiền mà Phật giáo mới được thể nghiệm hóa...
(Xem: 49644)
Khi ta phát triển định tâm, ta sẽ có thể giữ những chướng ngại tạm thời ở một bên. Khi những chướng ngại được khắc phục, tâm ta trở nên rõ ràng trong sáng.
(Xem: 27416)
Nhâm Thìn năm mới ước mơ Xin dùng tâm khảm họa thơ tặng đời Cầu cho thế giới, muôn loài Sống trong hạnh phúc, vui say hòa bình
(Xem: 20268)
Khi nói đến bố thí, thì chúng ta phải nhận ra ba yếu tố tạo ra nó: người cho (năng thí), món đồ (vật thí) và người nhận (sở thí). Ba yếu tố này rất quan trọng.
(Xem: 23013)
Với người con Phật vào những ngày đầu xuân ta thường có thói quen đến chùa lễ Phật, hái lộc, gặp Thầy. Khi đến cổng chùa ta sẽ dễ dàng bắt gặp câu Phật ngôn “Mừng Xuân Di Lặc”...
(Xem: 18886)
Hình tượng Đức Phật Di Lặc hiện hữu với nụ cười trên môi, dáng vẻ hiền hòa khiến ai nhìn vào cũng thấy lòng mình nhẹ nhàng, hiền thiện và hoan hỷ hơn bao giờ hết.
(Xem: 16315)
Những ai muốn đi gặp mùa xuân thì phải đứng dậy, giã từ u tối của đêm đông, thắp sáng tâm mình bằng ánh lửa tỉnh thức được đốt cháy trong nguồn năng lượng tình thương.
(Xem: 17907)
Trong nhiều năm tôi đã nhớ mình viết bài luận văn “Khai bút” vào đêm giao thừa. Bài đó được chấm mười một điểm rưỡi trên hai mươi. Trong khung lời phê, cô giáo ghi...
(Xem: 20931)
Có lẽ Ngài chỉ mượn cảnh mùa xuân để diễn đạt sự chứng ngộ của Ngài. Mà sự chứng ngộ của riêng Ngài thì làm sao kẻ phàm phu tục tử như chúng ta có thể thấu triệt được.
(Xem: 17351)
Xuân hiểu là một bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt xinh xắn, trong trẻo, hồn nhiên, thuần túy tả cảnh buổi sớm mùa xuân thật thơ mộng. Bài thơ có lẽ được viết khi Trần Nhân Tông còn trẻ...
(Xem: 14460)
Chư Phật, Bồ-tát biết rõ cuộc đờiảo mộng, đã là ảo mộng thì còn gì quan trọng nữa để lôi cuốn chúng ta chìm trong mê muội. Điều thiết yếu là chúng ta phải khắc tỉnh...
(Xem: 16857)
Thiền có nghĩa là tỉnh thức: thấy biết rõ ràng những gì anh đang làm, những gì anh đang suy nghĩ, những gì anh đang cảm thọ; biết rõ mà không lựa chọn...
(Xem: 16366)
Bất kì ai cũng có khả năng giác ngộ nếu có khát vọng. Khát vọng hướng về mẫu số chung “tự tri-tỉnh thức-vô ngã”, khát vọng đó là minh sư vĩ đại nhất của chính mình.
(Xem: 15990)
Vào một ngày đầu năm, tiết trời ấm áp, vạn vật như đồng loạt hân hoan chào đón ánh xuân. Quốc vương đưa hoàng gia và các quan văn võ cận thần đến một tu viên nổi danh trong thành...
(Xem: 17459)
Ngày Tết trên bàn thờ luôn bày trái cây để cúng ông bà gọi là mâm ngũ quả... TS Nguyễn Trọng Đàn
(Xem: 21974)
Đối với người Việt Nam, tiếng Tết đã trở nên thân thuộc. Chúng ta gặp nó từ trong những câu tục ngữ, ca dao, dân ca mộc mạc đến những bài diễn văn trang trọng...
(Xem: 15092)
Mùa nhớ của tôi cũng bắt đầu khi gió bấc đổ về, gió mang theo chút se lạnh hanh hao và cả mùi Tết thoang thoảng, len khắp ngõ ngách phố phường nghe lòng nao nao.
(Xem: 13489)
Chư Phật ra đời chỉ cho chúng sanh con đường thoát khổ, khả năng thoát khổ nằm trong tầm tay của chúng ta. Bởi ta tự buộc nên ta phải tự mở.
(Xem: 14359)
Đại lực Độc long dùng mắt quan sát, thấy một người yếu đuối bị chết, một người mạnh khoẻ rồi cũng bị chết. Thấy vậy, Độc long bèn thọ giới một ngày xuất gia...
(Xem: 15380)
Kinh điển Phật giáo có nhiều huyền thoại về Đức Phật liên quan đến rồng, chẳng hạn như: Chín rồng phun nước tắm cho thái tử khi mới đản sinh, Rồng che mưa cho Phật...
(Xem: 14981)
Ngày đầu xuân nói về tục xông nhà để nhắc nhở cho nhau, đừng phó thác vận mệnh cho người xông nhà, tục xông nhà không thể quyết định vận mệnh của mình và gia đình...
(Xem: 12692)
Tưởng không có gì reo ca trong tâm mình. Một ngày đi ngang cổng một tu viện, thấy một thầy tu áo đà vừa bước vào cửa, tay nải khoác vai nhẹ nhàng...
(Xem: 13346)
Phật giáo cho rằng, sự vận hành biến hóa của vũ trụ và sự lưu chuyển của sinh mạng, là do nghiệp lực của chúng sinh tạo nên, vì vậy tu là để chuyển nghiệp.
(Xem: 27385)
Nắm được yếu điểm của người đi xem bói, các thầy cân nhắc bằng cách hỏi một số câu thăm dò. Rồi tùy theo câu trả lời của khách mà thầy đoán mò, lần vách để nói thêm.
(Xem: 12508)
Con rồng gắn liền với huyền thoại Âu Cơ - Lạc Long Quân, thành ra Tổ-tiên giống Lạc-Việt. Người con trưởng ở lại Phong-châu, làm vua đất Văn-lang tức là Hùng-Vương.
(Xem: 13182)
“Trời thêm tuổi trăng, người thêm thọ. Xuân đến muôn nơi phúc khắp nhà." TS Huệ Dân
(Xem: 14481)
Thiền tông, nói mây, nói cuội, nói chuyện nghịch đời… chẳng qua đối duyên khai ngộ, để phá cho được cái dòng vọng tưởng tương tục của người, hy vọng ngay đó người nhận ra “chân”...
(Xem: 16215)
Các bậc thầy Mật tông tuyên bố rằng, người nào khéo sử dụng năng lực thiên lý truyền tâm thì đều có thể kiểm soát hoàn toàn tinh thần để tập trung tư tưởng...
(Xem: 12388)
Trong chuỗi dài bất tận đổi thay của năm tháng, quá khứ nối nhịp với tương lai, trở thành thông lệ, mỗi lần xuân đến mang theo hương lạ, khiến cho cõi lòng hân hoan...
(Xem: 15391)
Ánh sáng từ trái tim trong sáng (clear heart) của vị thiền sư đang thiền định từ nửa đêm đến gần rạng sáng đã trở thành ánh trăng, và bởi vậy, trăng vẫn sáng...
(Xem: 12859)
Theo Kinh Tăng Chi, muốn gia tăng tuổi thọ, sống lâu thì phải: làm việc thích đáng, biết vừa phải trong việc thích đáng, ăn các đồ ăn tiêu hóa, du hành phải thời...
(Xem: 12190)
Theo Kinh Tăng Chi, muốn gia tăng tuổi thọ, sống lâu thì phải: làm việc thích đáng, biết vừa phải trong việc thích đáng, ăn các đồ ăn tiêu hóa, du hành phải thời...
(Xem: 13194)
Nếu so sánh với sự nhớ ơn trong đạo Phật thì nội dung nhớ ơn của người Việt rất gần gũi. Bốn ơn trong đạo Phật là ơn Tam bảo, ơn nước nhà, ơn mẹ cha, ơn chúng sanh.
(Xem: 21640)
Xuân pháo đỏ cúc vàng bánh tét Con thơ cười giữa tiếng trống lân Khói nghi ngút giữa nhan và pháo Chan hòa trong nắng ấm tình xuân
(Xem: 11273)
Đổi mới là chuyển hóa cái cũ thành cái mới, cái tiêu cực thành cái tích cực. Loại bỏ cái xấu, cái tiêu cực và tích tập xông ướp (huân tập) cái tốt, cái tích cực.
(Xem: 22706)
Kyabje Dorzong Rinpoche đời thứ 8 là một trong số những vị Lạt ma đáng để học tập, thực hành theo và được tín nhiệm nhất trong số các vị bổn tôn Phật giáo Tây Tạng...
(Xem: 15062)
Đúng là Đạo bổn vô nhan sắc, nhưng ta và người thì có thể thấy được “nhất chi mai” kia là vật của đất trời, trống không, độc lập, hồn nhiên, như hữu sự mà vô sự.
(Xem: 14927)
“…Nhân diện bất tri hà xứ khứ. Đào hoa y cựu tiếu đông phong"... Thôi Hộ
(Xem: 46175)
Tất cả cũng chỉ là sự sinh hóa của vũ trụ, sự tuần hoàn của Đại Ngã... Phan Trang Hy
(Xem: 22436)
Nhờ thiền sư Munindra tận tâm hướng dẫn chu đáo từng bước một nên bà tiến bộ rất nhanh chóng. Đi từ cấp thiền cổ điển đến tiến bộ trong chánh niệm (progress insight).
(Xem: 14563)
Thọ nhận quán đảnh cũng giống như việc gieo mầm hạt giống trong tâm thức; sau này, khi hội đủ nhân duyên và qua các nỗ lực tu trì, hạt giống đó sẽ nảy mầm thành Giác ngộ.
(Xem: 12614)
Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng, dù khổ đau thế này hay thế khác, dù tiêu cực hay tích cực chúng ta phải nhìn chúng qua lăng kính duyên khởi...
(Xem: 18891)
Tu tập pháp môn P’howa, tức là pháp môn chuyển di thần thức vào giây phút từ trần, sẽ làm người tu tự tin vào đời sống của mình, vào sự tu tập tâm linh của mình...
(Xem: 14724)
Lúc bấy giờ Ma-hê-thủ-la Thiên ở nơi thiên thượng cùng các tiên nữ vui vẻ dạo chơi, tấu các âm nhạc. Thoạt nhiên nơi trong búi tóc hóa ra một thiên nữ, dung nhan đoan trang...
(Xem: 43848)
Lúc bấy giờ, khắp vì lợi ích tất cả chúng sanh, đức Thế tôn nói đà-ra-ni rằng: Na mồ một đà nẫm Ma đế đa na nga đa Bác ra đát dũ đát bán na nẫm...
(Xem: 56959)
Tập sách Thiền và Bát-nhã này là phần trích Luận Năm và Luận Sáu, trong bộ Thiền luận, tập hạ, của D. T. Suzuki. Tập này gồm các thiên luận về Hoa nghiêm và Bát-nhã.
(Xem: 13832)
Giác ngộ không phải là cầu toàn, vì càng cầu toàn con càng khổ đau thất vọng, mà là cần thấy ra bản chất bất toàn của cuộc sống. Chỉ cần vừa đủ trầm tĩnh sáng suốt...
(Xem: 47476)
Thật ra sanh tử là do tâm thức vô minh của chúng ta “quán tưởng” ra là có tự tánh, là có thật, như ví dụ “hư không khônghoa đốm mà thấy ra có hoa đốm”.
(Xem: 13647)
Phật quả đòi hỏi những thành tựu phi thường về thân và tâm. Cho nên, việc truyền những phẩm đức siêu việt này vào trong pho tượng trở nên nổi bật trong những buổi lễ quán đảnh.
(Xem: 14564)
Nẳng mồ tát phạ đát tha nghiệt đá nẫm Nẵng mồ nẵng mạc tát phạ một đà mạo địa tát đát-phạ tỳ dược Một đà đạt mạ tăng chi tỳ dược, đát nhĩ dã tha...
(Xem: 28997)
Đức Phật dạy rằng hạnh phúcvấn đề thiết thực hiện tại, không phải là những ước mơ đẹp đẽ cho tương lai, hay những kỷ niệm êm đềm trong quá khứ.
(Xem: 33297)
Thầy bảo: “Chuyện vi tiếu nếu nghe mà không thấy thì cứ để vậy rồi một ngày kia sẽ thấy, tự khám phá mới hay chứ giải thích thì còn hứng thú gì.
(Xem: 38371)
Sở dĩ chúng ta mãi trôi lăn trong luân hồi sinh tử, phiền não khổ đau là vì thân tâm luôn hướng ngoại tìm cầu đối tượng của lòng tham muốn. Được thì vui mừng, thích thú...
(Xem: 15394)
Không có một sự thực hành Niệm Phật chân chính, không ai có thể trung thực nhận ra tính chấp ngã vị kỷ của con người đã hình thành nên cốt lõi của sự tồn tại sinh tử.
(Xem: 31223)
Nếu không có cái ta ảo tưởng xen vào thì pháp vốn vận hành rất hoàn hảo, tự nhiên, và tánh biết cũng biết pháp một cách hoàn hảo, tự nhiên, vì đặc tánh của tâm chính là biết pháp.
(Xem: 12521)
Là một Đạo sư không bộ phái vĩ đại trong thời hiện đại, Chögyam Trungpa Rinpochay đã diễn tả một cách súc tích rằng Kongtrul đã thay đổi thái độ của các Phật tử...
(Xem: 40379)
Như thật tôi nghe: Một thời đức Phật ở tại Pháp Giả Ðại Bồ-đề Ðạo tràng thuộc nước Ma-già-đà, vừa thành Chánh giác cùng các Bồ-tát Ma-ha-tát chúng gồm có tám vạn người...
(Xem: 43410)
"Có đà-ra-ni tên là Túc Mạng Trí. Nếu có chúng sanh nghe đà-ra-ni này mà hay chí tâm thọ trì, thì bao nhiêu nghiệp tội cực nặng trong một ngàn kiếp thảy đều tiêu diệt.
(Xem: 46649)
Vì lòng thương xót chúng sanh đời Mạt Pháp, đức Thế Tôn đặc biệt nói ra pháp này để rộng cứu tế, ngõ hầu chúng sanh dẫu chẳng được gặp Phật, mà nếu gặp được pháp môn này...
(Xem: 14406)
Karma Dordji quỳ phục dưới chân vị Lạt ma theo nghi thức bái sư, rồi trình bày cho ông ta biết là mình đã được chư thiên đưa đến đây “dưới chân thầy”.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant