Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Bản ThểĐạo Đức Luận Của Phật Giáo Qua Pháp Môn "Bất Nhị"

30 Tháng Giêng 201511:23(Xem: 14591)
Bản Thể Và Đạo Đức Luận Của Phật Giáo Qua Pháp Môn "Bất Nhị"

Bản thể luận & đạo đức luận của Phật giáo
qua pháp môn "Bất nhị"


Hà Thúc Minh

不二 hay "vô nhị", tiếng Sanskrit gọi là “Advaita”, tiếng Anh gọi là "Nonduality". Phật học tiểu từ điển giải thích “bất nhị” là “không phân biệt đối với tất cả mọi hiện tượng”, siêu việt trên mọi phân biệt. “Bất nhị” là không phải cái này, cũng không phải cái kia. “Bất nhị” còn được gọi là “chân như”, “pháp tính”. Tuy nhiên, “bất nhị” thường được xem nhưphương pháp thuộc lĩnh vực nhận thức.

“Bất nhị” cũng có nghĩa là không phân biệt, là bình đẳng...

Phật học đại từ điển giải thích “pháp môn bất nhị” như sau: “Là pháp môn nhằm làm rõ chân lý tuyệt đối không phân chia. Chương Nhập bất nhị pháp môn (Chương IX trong mười bốn chương của Kinh Duy Ma) chuyên thuyết giảng về vấn đề này. “Bất nhị” là chỉ trạng thái siêu việt tuyệt đối, vượt khỏi mọi đối lập tương đối. Ví dụ như to-nhỏ, cao-thấp, đi-về, một-nhiều… Từ “Pháp môn” 法门, Sanskrit gọi là Dharmaparyaya, có nghĩa là phương pháp (môn, cánh cửa để đi vào).

"Phương pháp bất nhị" là phương pháp quan trọng nhất trong tám vạn bốn nghìn (chỉ về số nhiều) phương pháp nhận thức của Phật giáo.

Như đã nói, pháp môn "bất nhị" xuất xứ từ kinh Duy Ma Cật Sở Thuyết, Sanskrit gọi là Vimalakirtinirdesa sutra, kinh điển của Phật giáo Đại thừa xuất hiện từ thế kỷ 1~2 sau công nguyên. Tương truyền, tác giả của nó là Bồ tát cư sĩ Duy Ma Cật (Vimalakirti, nghĩa đen là không bị nhuốm bẩn). Tuy nhiên, bản Sanskrit hầu như thất truyền, có bảy bản dịch Hán ngữ, nhưng hiện ở Càn Long Đại tạng kinh còn lưu trữ ba bản dịch Hán ngữ của Ngô Chi Khiêm (thời Tam quốc), Cưu Ma La ThậpHuyền Trang. Bản lưu hành phổ biến hơn cả là bản dịch Hán ngữ của Cưu Ma La Thập (Kumarajiva, 344-413) vào thế kỷ thứ V. Học giả Trung Quốc thừa nhận rằng, quá trình Kinh Duy Ma truyền sang và ảnh hưởng ngày càng sâu rộng, cũng là lúc mà Phật giáo Ấn Độ được Hán hóa và trở thành môt phần không thể thiếu của văn hóa Trung Quốc.

Kinh Duy Ma với quan niệm chủ đạo về Bát nhã tính không, “bất khả tư nghị” “vô ngôn ngữ khả thuyết” cũng được Trung luận triển khai với pháp môn “bát bất”, Thiên Thai tông với “tam đế viên dung”, gọi là Không, Giả, Trung. Theo Thiên Thai tông, “không” dùng để phủ định mọi sự vật hiện tượng (không dĩ phá nhất thiết pháp), “giả” cốt để thừa nhận sự tồn tại của sự vật hiện tượng (giả dĩ lập nhất thiết pháp), “trung” là để thừa nhận sự tồn tại vi diệu của mọi sự vật hiện tượng (trung dĩ diệu nhất thiết pháp). Cho nên ba khái niệm đó cũng là tên gọi khác nhau của “pháp" mà thôi. Thiền tông với “bất lập văn tự, vô pháp khả thuyết”…

Theo Lỗ Tấn, thời kỳ Ngụy Tấn Nam Bắc triều, thiên hạ đặc biệt sùng bái ba cuốn kinh sách, đó là Luận ngữ, Đạo đức kinhKinh Duy Ma. Nhiều thi nhân, đại văn hào trong lịch sử Trung Quốc đều chịu ảnh hưởng sâu rộng của Kinh Duy Ma. Chẳng hạn như Vương Duy, Lý Thương Ẩn, Bạch Cư Dị, Vương An Thạch, Tô Đông Pha… Tuy nhiên, cũng không nên cho rằng mục đích chính của Kinh Duy Ma là nhằm chứng minh tu tại giaxuất gia là như nhau. Thực ra đó cũng chỉ là một trong nhiều hệ quả được rút ra từ bộ kinh mà thôi.

Hãy trở lại với chương Nhập bất nhị pháp mônkinh Duy Ma. Sau khi các vị Bồ tát đề xuất kiến giải của mình về “pháp môn bất nhị” và cũng đã nêu ra 31 phạm trù đối lập tương đối, Văn Thù Sư Lợi bèn thăm dò ý kiến của Bồ tát Duy Ma Cật. Duy Ma Cật vẫn im lặng không trả lời. Văn Thù Sư Lợi bèn ngộ ra rằng: “Thiện tai! Thiện tai! Quả thực pháp môn bất nhị chân chính không thể bằng văn tự ngôn ngữ là có thể diễn đạt được”. (文殊师利问维摩诘:‘我等各自说已,仁者当说何等是菩萨入不二法门?’时维摩诘默然无言。文殊师利叹曰:‘善哉!善哉!乃至无有文字语言,是真入不二法 门).(1)

“Bất nhị” cũng được gọi là “Chân như”, “Pháp tính”, cho nên nó cũng là vấn đề bản thể luận. Nếu có ai hỏi ngài Duy Ma Cật: “Bản thể của thế giới này là gì?” thì trước sự im lặng của ngài Duy Ma Cật mà lại được Văn Thù Sư Lợi hết sức tán thưởng là có ý nghĩa sâu xa của nó. Bởi vì bản thể của thế giới không phải là đối tượng như đối tượng của nhận thức luận thông thường, cho nên không thể dùng tư duy suy luận bình thường để diễn đạt (vì vậy nên Kinh Duy Ma còn gọi là kinh Bất Khả Tư Nghị). Khi dùng ngôn ngữ để khẳng định nó là gì thì cũng có nghĩa đồng thời phủ nhận nó không phải là cái đó. (Khẳng định tức là phủ định). “Bất nhị” của Kinh Duy Ma xem ra có nhiều điểm tương đồng với “Đạo” của Lão Tử trong Đạo đức kinh.

Trong Đạo đức kinh, ngay từ chương mở đầu, Lão Tử đã chỉ ra tính hạn chế của ngôn ngữ:

“Nếu Đạo mà có thể dùng ngôn ngữ để diễn đạt thì đó không còn là Đạo nữa. Tên gọi được quy định thì tên gọi đó cũng có thể thay đổi. “Vô” là chỉ trạng thái lúc trời đất còn hỗn tạp, “hữu” là chỉ trạng thái tồn tại của vạn vật. Cho nên “vô” là bản chất của Đạo, “hữu” là đầu mối của Đạo. “Vô” và “hữu” là cùng một nguồn gốc nhưng tên gọi khác nhau. Có thể nói “vô” và “hữu” hàm nghĩa rất sâu xa, vô cùng sâu xa, là nơi xuất phát huyền diệu của mọi sự vật trong trời đất”. (道可道非常道,名可名非常名。无名天地之始,有名万物之母。故常无欲以观其妙,常有欲以观其徼。此两者同出而异名. 同谓之玄, 玄之又玄众妙之门).

Khi nói về "Đạo" Lão Tử trước tiên cũng lưu ý rằng "Đạo" không phải là cái có thể dùng ngôn ngữ để diễn đạt, bởi vì nó không phải là đối tượng nhận thức thông thường (Đạo khả đạo phi thường Đạo). Ngay ngôn ngữ mà người ta thường sử dụng cũng không phải là bất biến. Đại Trí Độ Luận, quyển 12 cũng cho rằng ngôn ngữ là cái mà con người dùng để chỉ về cái gì đó, nhưng tên gọi đó không phải là tự bản thân cái được gọi mà chỉ là một cái 'tên"(danh) mà con người gán cho nó mà thôi. Vì vậy đó cũng chỉ là cái "tên", hoàn toàn có thể thay đổi. Đại Trí Độ Luận gọi đó là “tồn tại nhờ ở tên gọi” (giả danh hữu 假名有)(2).

Trong kinh Duy Ma, chương Nhập bất nhị pháp môn, nhiều vị Bồ tát đã đề cập đến những cặp phạm trù về bản thể luận, chẳng hạn như Danh Pháp Tự Tại Bồ tát đề cập đến sinh-diệt, Thiện Nhẫn Bồ tát với nhất tướng-vô tướng, Thiện Ý Bồ tát với sinh tử-Niết bàn, Bồ tát Phất Sa đề cập đến triết lý nhân sinh thiện-ác cụ thể hơn cả. Tuy nhiên có thể thấy rằng giữa bản thể luận và triết lý nhân sinh không cách xa là mấy. Có thể nói bản thể luận là cơ sở vững chắc cho triết lý nhân sinh của Phật giáo. Triết lý nhân sinh, hay đạo đức luận của Phật giáo dựa vào “bản thể luận” (Ontology), còn triết lý nhân sinh hay đạo đức luận của Nho giáo lại thường dựa vào “chính trị luận”. Cho nên tính nhân bản của đạo đức Phật giáo rộng hơn nhiều so với Nho giáo. Đạo đức của Phật giáo là hướng về chúng sinh còn đạo đức của Nho giáo là hướng về giai cấp thống trị. Đó là trở ngại lớn nhất mà giai cấp phong kiến thống trị muốn hướng đạo đức Phật giáo phục vụ cho mục đích chính trị của mình.

Thực ra, ngay bài giảng đầu tiên của Đức Phật Thích Ca về Tứ diệu đế, Thập nhị nhân duyên, Bát Chính đạo cũng đã thể hiện quan hệ chặt chẽ giữa bản thể luận và triết lý nhân sinh. Thực ra thế giới đang tồn tại không phải hoàn toàn như con người nhận thấy. Nó dựa lẫn vào nhau để tồn tại (duyên khởi) cho nên không có tự tính (tự tính không 自性空). Nói cách khác, thế giới này là "không" (sunya) là sự phủ định đối với tồn tại. Phải chăng đó cũng là đặc điểm của nhận thức luận phương Đông. Trong khi phương Tây cần đáp án "Nó" là cái gì, thì ở phương Đông lại muốn biết "Nó" không phải là cái gì. Thế giới tồn tại quanh ta không phải là cái như ta nhìn thấy, như ta biết. Nó không phải là cái gì trường tồn, bất biến để con người luôn bám lấy, luôn "chấp trước". Trăm năm của một kiếp người cũng chỉ như cơn gió thoáng qua, cho nên Cao Bá Quát xem nó như một cảnh phù du:

Ba vạn sáu nghìn ngày là mấy,

Cuộc phù du trông thấy cũng nực cười.

Kể cũng nực cười thật, bởi vì có người tính đi tính lại cuộc đời tưởng đâu là to tát nhưng kỳ thực chỉ loay hoay với mấy tờ giấy chứ có gì đâu! Mới đẻ ra cất tiếng khóc chào đời, cha mẹ chạy cho tờ giấy khai sinh, lớn lên tò te đi học kiếm được vài chứng chỉ học lực, ra đời kiếm được vài tờ giấy bạc, cố gắng một chút may ra được vài tờ giấy khen… và đến khi nhắm mắt xuôi tay thì được tiễn đưa về bên kia thế giới bằng vài tờ giấy vàng mã…

Phan Bội Châu cũng ngậm ngùi vì tính ngắn ngủi của nó:

Nhân sinh như bóng đèn,
Như mây nổi,
Như gió thổi,
Như chiêm bao…

Cuộc đời quả thật chóng vánh, nhưng giá trị cuộc đời là gì, sống như thế nào là “phải đạo”, hình như chẳng mấy ai có điều kiện quan tâm đến bởi vì thiên hạ mải lo kiếm tiền. Thời buổi kinh tế thị trường ngoài đồng tiền, ngoài GDP ra còn gì quan trọng hơn mới được chứ? “Tiền” quan trọng đối với cuộc sống thật đấy, không có tiền lấy gì để sống?. Thiên hạ vất vả ngược xuôi, trăm phương nghìn kế để chiếm đoạt nó, thậm chí bất chấp cả làm ăn phi pháp. Tiền vạn năng thật, nó có thể đưa con người đến với quyền cao chức trọng, đến vinh hoa phú quý và đương nhiên là cũng có thể đưa con người vào quan tài để “suy ngẫm” về giá trị cuộc đời.

Thực ra, trên thế gian này tất cả đều là “không” (sunya), kể cả bản thân con người (ngã). “Ngã” do ngũ uẩn hợp thành cho nên cũng là “không” (vô ngã). Nếu Pháp “không”, Ngã “không” thì Tâm làm sao có thể vướng víu, hệ lụy vào hiện tượng nào đó trong cuộc sống được? Chẳng phải kinh Kim Cương đã lưu ý rằng “đừng để tâm phải phiền muộn vào bất cứ việc gì” (Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm). Tuệ Trung Thượng Sĩ cho rằng thiền và “vô tâm” cũng chỉ là một mà thôi:

Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền

(Đứng trước ngoại cảnh không để tâm vướng víu vào đâu cả. Nếu làm được như vậy thì không cần phải hỏi thiền là gì).

Tuy nhiên, “pháp” và “ngã” cũng không phải hoàn toàn là “không”. Pháp môn “bất nhị” chẳng phải đã chỉ ra rằng “không” và “có” không phải là hai (bất nhị) đó sao?

Nhân đây cũng cần nói thêm về sự tương đồng giữa kinh Duy MaĐạo đức kinh. Trong Đạo đức kinh, chương thứ 40, Lão Tử nói:

Phản giả đạo chi động, nhược giả đạo chi dụng. Thiên hạ vạn vật sinh ư hữu, hữu sinh ư vô. (返者道之动, 弱者道之用. 天下万物生於有, 有生於无). Có nghĩa là: Quay trở vềxu hướng vận động của Đạo. Mềm là biểu hiện của Đạo. Mọi vật trong thiên hạ sinh ra từ cái có (hữu), còn "hữu sinh ư vô" thường được dịch là "cái có sinh ra từ cái không" (vô), hoặc có người dịch là "cái trông thấy sinh ra từ cái không trông thấy"(1). Thực ra “hữu”, ”vô” không có nghĩa là trông thấy và không trông thấy. Người ta có thói quen tư duy thường tách đôi sự vật, chẳng hạn như giữa “có” và “không”, nếu theo quan điểm “bất nhị” thì sẽ nhận thức “có” và “không” của Lão Tử một cách chính xác hơn. Vậy nên “hữu sinh ư vô” là không phải “hữu” mà cũng không phải “vô”. Trong chương mở đầu Lão Tử chẳng phải đã nói rất rõ rằng “hữu”, “vô” chỉ là hai tên gọi khác nhau nhưng cùng xuất phát từ Đạo (đồng xuất nhi dị danh). Vậy thì làm gì có cái sinh trước để rồi sinh ra cái kia?

Nếu như thế gian này tuyệt đối là “không” vậy thì đó là đáp án có tính phủ định tuyệt đối. Phủ định cũng tức là khẳng định (Spinoza), cho nên phủ định tuyệt đối cũng là khẳng định tuyệt đối. Nếu vậy thì triết lý nhân sinh của Phật giáo quả thậtbi quan. Cuộc đời này chỉ là con số không chẳng có gì đáng kể. Thật ra không phải như vậy, triết lý của pháp môn “bất nhị” không phải là “không” mà là không - “không” (hay còn gọi là diệu hữu). Con ngườichúng sinh đều tồn tại trong thế giới hiện hữu (giả tướng) đó. Từ Bát Chính đạo đến Lục độ, Thất giác chi, Tứ niệm xứ… đều khuyên con người phải sống có ích, trung thực, chuyên cần, tinh tiến trong thế giới hiện hữu đó. Thiền tông cho rằng “Phiền não thị Bồ-đề” (phiền não tức là giác ngộ), “giải thoát” không phải ở xuất thế gian mà chính là ở thế gian phiền não này. “Tùy duyên” (Yathapratyaya) là triết lý nhân sinh tuyệt diệu của Phật giáo được học giả nghiên cứu về Phật giáo đánh giá rất cao. “Tùy duyên” là “thuận theo tự nhiên”, “khô ải tùy tha khô ải, phồn vinh tùy tha phồn vinh” (khô héo cứ mặc cho nó khô héo, phồn vinh cứ mặc cho nó phồn vinh), tự tại siêu việt mọi hữu vô, sinh tử, được mất, cùng thông…

Sống tùy duyên theo đời vui với đạo.

(Cư trần lạc đạo thả tùy duyên, Tuệ Trung Thượng Sĩ).

Phương châm sống của các Thiền sư thời Lý-Trần là “dĩ nghịch vi thuận”, nghĩa là sống theo đời nhưng không phải theo với đời.

Cuộc sống của con ngườichúng sinh đều được quý trọng như nhau. “Bất nhị” cũng có nghĩa là không phân biệt, là bình đẳng. Đại từ điển Phật học (Đinh Phúc Bảo) giải thích về quan niệm bình đẳng (bình đẳng quan) như sau:

“Đó là một tên gọi khác của thuyết “tam quán” của Thiên Thai tông. Nếu như phủ định cái hiện hữu (giả hữu) và chỉ khẳng định “không” (không quán) thì như vậy cũng chưa thể gọi là quan niệm bình đẳng. Nhận thức được cái hiện hữu (giả quán) không phải là như nó có, cho nên lấy “không” (không quán) để hóa giải cái giả hữu đó. Bây giờ lại biết được rằng “không” không phải là “không” (không phi không), bỏ cái “không” về với cái hiện hữu (giả hữu). “Không”, “giả” bổ sung nhau, như vậy mới gọi là quan niệm bình đẳng”.

Quan niệm về bình đẳng thường xuyên được đề cập đến trong nhiều kinh Phật, chẳng hạn như:

Kinh Kim Cương: “Pháp vốn là bình đẳng không phân cao thấp”. (是法平等不分高下).

Kinh Hoa nghiêm: “Kỳ lạ thay! Kỳ lạ thay! Chúng sinh trên thế gian này đều có trí tuệ, đức tướng Như Lai, nhưng vì vọng tưởng, chấp trước cho nên chưa thể chứng đắc mà thôi”. (奇哉!奇哉! 大地众生皆有如来智慧德相, 但以妄想挚著不能证得).

Kinh Niết Bàn: “Hết thảy chúng sinh đều có Phật tính. Những ai có Phật tính đều có thể thành Phật”. (一切众生皆有佛性, 有佛性者皆可成佛).

Kinh Phạm võng: “Ta là người đã thành Phật, còn các ngươi là người chưa thành Phật đó thôi”. (我是已成佛, 汝是未成佛).

Qua từng ấy kinh Phật nói trên cũng có thể thấy rằng, trên thế gian này hiếm có học thuyết hay tôn giáo nào lại quan tâm, lại thiết tha với vấn đề bình đẳng xã hội như Phật giáo. Chẳng phải "bình đẳng" và "tự do" là khát vọng lớn nhất của nhân loại từ trước đến nay và từ nay về sau đó sao? Chẳng có đạo đức chân chính nào lại có thể phát triển bền vững trong một xã hội không có bình đẳngtự do. Quan niệm bình đẳng thường được nhắc đến nhiều ở các Thiền sư thời Lý-Trần. Không có quan niệm bình đẳng thì làm sao có được "trên dưới một lòng", không có quan niệm bình đẳng thì cũng sẽ không có Bến Bình Than, Hội nghị Diên Hồng, không có quan niệm bình đẳng thì cũng sẽ không có hai chữ "sát Thát" trên cánh tay của hết thảy chiến binh đời Trần, không có quan niệm bình đẳng thì cũng không có Yết Kiêu, Dã Tượng, không có quan niệm bình đẳng thì không thể ba lần đánh tan quân Nguyên, đội quân thiện chiến đã từng chinh phục Trung Quốc, nhưng không thể nào chinh phục nổi Việt Nam.

Bản thể luận hay triết học Phật giáo là cơ sở cho đạo đức luận tồn tại và phát triển bền vững. Học giả Trung Quốc thừa nhận triết học Phật giáo cao hơn triết học Trung Quốc một bậc, cho nên Phật giáo Trung Quốc chú trọng nghiên cứu về triết học hơn là về thực hành tôn giáo. Có lẽ vì vậy nên Tống Nho đã triết học hóa Nho giáo để củng cố cho đạo đức luận của họ. "Lý-khí" chính là cơ sở bản thể luận của đạo đức luận lễ nghĩa. Tuy nhiên, đạo đức Nho giáo đến Tống Nho lại có khuynh hướng đạo đức - chính trị, khác với Nho giáo nguyên thủy thiên về chính trị - đạo đức. Tống Nho xem đạo đức chỉ là phương tiện, còn chính trị mới là mục đích. Đạo đức hòa tan vào chính trị và hướng về mục đích củng cố chế độ đẳng cấp phong kiến. Trong khi đó đạo đức luận đầy tính nhân bản của Phật giáo rộng hơn đạo đức luận của Tống Nho cả về không gian lẫn thời gian.

Đạo đức luận nhân bản của Phật giáo dựa vào bản thể luận, dựa vào quan điểm triết học, bao gồm pháp môn "bất nhị" đã tồn tại trên ngàn năm lịch sử. Tuy nhiên, giá trị của nó vẫn không hề suy giảm, nhất là khi mà "ngã mạn" và "ngã chấp" đang trở thành thuộc tính cố chấp của con ngườithời đại ngày nay.

Hà Thúc Minh

(1) Chữ Hán trích ở trên là dựa theo bản dịch Hán ngữ của Kumarajiva. Xin tham khảo bản dịch Anh ngữ của Robert A.F. Thurman: Then the crown prince Manjusri said to the Licchavi Vimalakirti: “We have all given our own teachings, noble sir. Now, may you elucidate the teaching of the entrance into the principle of nonduality!”. Thereupon, the Licchavi Vimalakirti kept his silence, saying nothing at all. The crown prince Manjusri applauded the Licchavi Vimalakirti: “Excellent! Excellent, noble sir! This is indeed the entrance into the nonduality of the Bodhisattvas. Here there is no use for syllables, sounds, and ideas.” (Vimalakirti Sutra, The Dharma Door of Nonduality). (2) Đại Trí Độ Luận, q.12 đề cập đến “hữu”, “vô”, cho rằng có 3 loại nhận thức về “hữu” (tồn tại) đó là: 1. Tồn tại trong tương quan (tương đại hữu); 2. Tồn tại nhờ tên gọi (giả danh hữu); 3. Mỗi sự vật đều tồn tại (Pháp hữu). (3) Đạo Đức Kinh, Từ Thụ, Lưu Hạo chú dịch, An Huy nhân dân XBX, 1993.

.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 11435)
Thông Bạch Phật Đản 2016 - Phật Lịch 2560 của Chánh Văn Phòng HĐCM GHPGVNTN Hoa Kỳ
(Xem: 10518)
Phật Đản là ngày sinh của Đức Phật. Theo như trong kinh Phật đã dạy: “Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh”,
(Xem: 10785)
‘Tào khê thuỷ’ (曹溪水) hay ‘Tào Khê’ là đại từ chỉ định về Lục tổ Huệ Năng, cũng chỉ cho dòng suối trí tuệ Phật giáo.
(Xem: 9852)
Chúng ta có hai cách giao lưu với thế giới nội tâm và với thế giới bên ngoài. Một: Tâm cảm thọ (Sensing mind) trực tiếp qua giác quan như ...
(Xem: 9536)
“Thị hiện Đản sanh”, là cụm từ được chỉ chung cho tất cả các bậc Thánh nhân, chư Phật, Bồ Tát khởi lên ý niệm tự phát nguyện...
(Xem: 12898)
Dòng đời cứ cuồn cuộn hay lặng lẽ mãi miết trôi, và mọi cảm nhận tiếp thụ của con người vẫn cứ lan chảy bất tận theo thời gian.
(Xem: 13294)
Phương cách tốt nhất giúp ta tỉnh giác khi hành Thiền là ta biết giữ hơi thở trong tâm.
(Xem: 13455)
Hãy tụng kinh Kim cương nhiều lần. Thầy cũng sẽ cầu nguyện, trì tụng và hồi hướng cho con ngay bây giờ.
(Xem: 19832)
Thân thị Bồ đề thọ, Tâm như minh cảnh đài, Thời thời cần phất thức, Vật sử nhá trần ai.
(Xem: 12531)
Theo giáo lý Tịnh Độ Phật A Di Đà là vị Phật ánh sáng luôn soi chiếu thông suốt mọi cảnh giới, tiếp dẫn chúng sanh vãng sanh.
(Xem: 13241)
Chánh niệm tỉnh giác (Satisampajanna) là một thuật ngữ Phật học ngụ ý một nếp sống thanh thản an lạc trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.
(Xem: 13540)
Không biết tự bao giờ, mùa xuân được lấy làm biểu tượng của tâm hồn an lạcthanh tịnh.
(Xem: 13011)
Ngày xuân năm nay, chúng tôi sẽ đem đạo lý khuyến khích nhắc nhở tất cả Phật tử tinh tấn tu hành.
(Xem: 12362)
Nhân Tết con khỉ - Bính Thân, nên xin nói tản mạn về con khỉ, có liên hệ đến những ý tưởngquan niệm trong đạo Phật.
(Xem: 18574)
Hai bài kệ dưới đây trích trong Lục Tổ đàn kinh rất nổi tiếng trong giới Thiền học, được phổ biến, giảng luận không biết bao nhiêu là giấy mực...
(Xem: 10691)
Thiền Tôngpháp môn nguyên thủy và cốt tủy do Đức Phật dạy.
(Xem: 12401)
Không gì tuyệt đẹp hơn hình ảnh của mùa xuân, khi hoa đào hoa mai hé nở, khi những mầm xanh đang e ấp chờ đợi...
(Xem: 10985)
Năm cũ đã hết với bao đổi thay của đất trời và con người, để đón nhận một mùa xuân mới tràn đầy hạnh phúc.
(Xem: 11192)
Cảm ơn Xin cảm ơn Trời đất bốn mùa thay nhau chuyển đổi Xuân sinh, hạ trưởng Thu liễm, đông tàn
(Xem: 14683)
Vào thuở thịnh Đường, Lục tổ Huệ Năng ( 慧 能 638-713 ) sau khi đắc pháp với Ngũ tổ Hoằng Nhẫn ( 弘忍) và được truyền Y bát,
(Xem: 22587)
Bài này được viết vào khoảng tháng 11 năm 1991, có trong tác phẩm “Sân Trước Cành Mai,” xuất bản năm 1994.
(Xem: 11577)
Tết đã gần kề. Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam có cái chung nhưng cũng có những nét khác nhau tùy theo phong tục tập quán của từng vùng, miền.
(Xem: 10161)
Trong mùa xuân, thiên nhiên tự làm mới lại, con người cũng tự làm mới lại thân tâm mình, mọi vật đều cố gắng chuyển hóa thành mới, trong sạch, thanh tịnh.
(Xem: 34543)
Chúng ta thường nghe nói thế gian là biển khổ, bởi thế gian vui ít khổ nhiều. Nhưng trong chỗ vui đó, rốt cuộc cũng không tránh được khổ.
(Xem: 17732)
Ngày hết Tết đến nhìn thấy còn những người đau khổ chung quanh thì lòng mình không thể dửng dưng...
(Xem: 32703)
Niệm Phật tức là tham thiền không phải hai pháp, ngay lúc niệm Phật, trước tiên phải buông bỏ hết thảy các thứ vọng niệm, tạp loạn phiền não, tham, sân, si...
(Xem: 22099)
Thân của ta hôm nay thật là mong manh như bọt nước, niệm niệm sanh diệt không dừng. Lại sống trong ngôi nhà lửa không an ổn, sao mà cứ tỉnh bơ không chịu quán sát cho kỹ...
(Xem: 11210)
Ngoài kia, từng cánh én đang tung tăng chao lượn, dòng người thì tấp nập ngược xuôi trong tà áo mới, trên gương mặt ai nấy hân hoan rạng ngời
(Xem: 17582)
Tình yêu như bát bún riêu. Bao nhiêu sợi bún bấy nhiêu sợi tình.
(Xem: 17159)
Khách thập phương rảo bước quanh sân chùa, ngắm nhìn cảnh vật, cội mai già, nụ mai còn hàm tiếu.
(Xem: 10695)
Cụm từ trên không biết có tự bao giờ…? Thế nhưng từ lâu cho đến tận ngày hôm nay, thật sự đã đi sâu thẳm vào
(Xem: 10857)
Khi cây mai vàng chưa kịp đưa hương Và bờ cỏ đương đổi màu hoang tái Bóng chiều nghiêng cánh én còn ái ngại Vẫn nghe lòng vời vợi bước xuân phương
(Xem: 9585)
Vẫn mang chiếc áo lỳ năm tháng cũ Vẫn chiều nay, Bên khung cửa hôm nào Ta nhấp nháp chung trà hương viễn xứ
(Xem: 10600)
Cành mai năm trước, cành đào bây giờ vẫn một sắc hương, cội mai già nỉ non bung ra từng hé nụ, hoa đào đón gió tưng bừng khoe sắc hương.
(Xem: 10600)
Hãy nhìn lại thật gần, thật kỹ, những gì đang có trong lòng bàn tay. Mùa xuân không ở đâu xa. Mùa xuân ở nơi ấy.
(Xem: 10554)
Tâm giống như con khỉ (kapicitta) là một thuật ngữ, đôi khi Đức Phật dùng để diễn tả các hành-vi lo-lắng, khuấy-động,
(Xem: 12474)
Chư Thiện nhân! Trên đời có muôn ngàn đường lối, tại sao lại chỉ khuyên người niệm Phật?
(Xem: 12411)
Tôi không có tham vọng viết nhiều về Thuyết tiến hóa cũng không tham vọng viết ra đây cuộc đời của Charles Darwin (1809-1882)
(Xem: 9973)
Năm mới, chúng ta đón chào một mùa xuân mới được nhiều phước lộc, và học thay đổi cách sống mới để làm đời mình thêm tươi vui, hạnh phúc.
(Xem: 13206)
Hiện nay, ở một số chùa có trưng bày tượng ba con khỉ trong sân chùa. Nhưng không phải ai cũng biết về nguồn gốc cũng như...
(Xem: 9706)
Thay đổi cuộc đời trong Năm mới chính là Làm mới chính mình, nuôi dưỡng suối nguồn hạnh phúc.
(Xem: 9115)
Thành đạo còn gọi là Đắc Đạo, chứng đạo, đạt đạo, thành tựu đạo quả.
(Xem: 11808)
Phật pháp thường nói “ mạng người vô thường, cõi nước rủi ro”, “ thân người khó được Phật pháp khó nghe”;
(Xem: 13464)
Này các Tỷ kheo, các ông nên thực tập để luôn luôn sống trong chánh niệm và tỉnh giác. Bất cứ làm điều gì, các ông phải làm với chánh niệm.
(Xem: 12054)
Trước khi tìm hiểu kỹ về Thiền tông, chúng ta nên có một quan niệm tổng quát về tông phái này thì khi đi sâu vào chi tiết sẽ bớt bỡ ngỡ.
(Xem: 11278)
Khi chúng ta có ước muốn theo đuổi con đường tâm linh, ta phải hiểu thấu vì sao lại chọn đi con đường này.
(Xem: 11598)
Lòng bi mẫnsự thiền định hay thực hành quan trọng nhất mà bạn có thể làm. Mặc dù những giáo lý của Đức Phật nói về...
(Xem: 10321)
Tịnh Độ là một pháp môn rất thù diệu, dễ tu dễ chứng và phù hợp với mọi trình độ căn cơ chúng sanh. Chỉ cần người có lòng tin vào nguyện lực của Phật A di đà...
(Xem: 10251)
“Từ Thị Di Lặc” nghĩa là : người mang chủng tánh Từ Bi, rộng đức bao dung, hòa ái, êm dịu, luôn đem lại sự an lành hạnh phúc cho mọi người và cho cả cuộc đời.
(Xem: 10904)
Nguyên tác: Making Space with Bodhicitta; Tác giả: Lama Yeshe; Chuyển ngữ: Hoa Chí
(Xem: 28212)
Tiết Vu Lan bâng khuân nhớ Cha công dưỡng dục, mùa Báo hiếu bùi ngùi thương Mẹ đức cù lao... Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 10801)
Con người không biết Phật cũng chẳng sao, không biết Nho giáo cũng chẳng sao, thậm chí không tín ngưỡng tôn giáo cũng chẳng sao, chỉ cần họ biết đạo lýsự thật của Nhân Quả Báo Ứng thì được rồi.
(Xem: 7408)
Lúc gần đây, khi tôi vào trang mạng của Dzogchen Ponlop Rinpoche đọc một bài viết có tựa đề là "Đạo Phật Là Một Tôn Giáo, Có Đúng Không?", tôi đã ngạc nhiên vì một số ý-kiến của người-đọc ở phần bên dưới bài viết
(Xem: 9332)
Tư tưởng thuần khiết nhất này là nguyện ước và ý chí đưa tất cả chúng sanh đến sự thực chứng năng lực Giác Ngộ vô thượng.
(Xem: 11767)
Người tu thiền chẳng những tâm được yên, trí sáng mà cơ thể lại tốt nữa. Cuộc sống lúc nào cũng vui tươi, không buồn không khổ.
(Xem: 11660)
Sáu pháp môn mầu nhiệm, Hán gọi là Lục diệu pháp môn. Nghĩa sáu phương pháp thực tập thiền quán, giúp ta đi vào cửa ngõ của định và tuệ, cửa ngõ giải thoát hay Niết bàn.
(Xem: 11102)
Thiền là gì? Để trả lời câu hỏi này, ngôn từ không phải bao giờ cũng cần thiết hay hoàn toàn thích đáng.
(Xem: 10305)
Thiền quán là nhìn một cách tĩnh lặng. Nhìn sự vật “như nó là”, không suy luận, không biện giải, không phê phán…
(Xem: 10263)
Ba viên ngọc quý Phật, Pháp, Tăng mà ai cũng có đầy đủ đều không ngoài Bản Tâm Tự Tánh mình.
(Xem: 13801)
Bậc giảng giải vô song, đỉnh cao của dòng họ Thích Ca, Người dìu dắt chúng sanh bằng giáo huấn duyên khởi...
(Xem: 14956)
Trên đây là bài dịch từ trang 18-20 trong quyển ’Kindness, Clarity,and Insight’ của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 Tenzin Gyatso, với sự đồng ý của Snow Lion Publications
(Xem: 10496)
Thiền không phải là một tôn giáo, một học thuyết hay một quan niệm thuộc về tri thức.
(Xem: 11889)
Phải chăng trường đời là nơi tranh danh đoạt lợi, hay chính là do mầm tham ái ở tại lòng mình mới là động cơ sinh ra mọi sự?
(Xem: 10883)
Tịnh Độ hay Quốc Độ của Chư Phật là từ dùng để chỉ Thế Giới đẹp đẽ, thanh tịnh, tôn nghiêm, là nơi các Đức Phật cùng hàng Thánh Giả và các Tín Chúng cư ngụ.
(Xem: 10525)
Truyền thừa Sakya là một trong bốn truyền thống tâm linh vĩ đại tại Tây Tạng.
(Xem: 10650)
Có những phẩm hạnh mà bậc Thượng sư cần phải có và những phẩm chất mà người đệ tử cần có.
(Xem: 9903)
Đức Dalai Lama từng nhiều lần dạy rằng, Phật giáo Kim cương thừa không phải là Lạt-ma giáo.
(Xem: 10665)
Người Phật tử Việt Nam xưa nay thường biết đến khái niệm Tịnh độ qua các kinh nói về Phật Di Đà (Amitābhasutra và Sukhavativyūhasutra) từ Hán tạng
(Xem: 9292)
Hãy nghe ĐỨC PHẬT định nghĩa về thiền : « Ở đây nầy các Tỳ Kheo, vị tỳ kheo đi đến khu rừng dưới một gốc cây hay đi đến chỗ nhà trống và ngồi kiết già lưng thẳng...
(Xem: 9985)
Bằng nguyện lực của Tam Bảo Tối Thượng đáng tin cậy Và chân lý của tinh thần trách nhiệm toàn cầu của chúng con, Nguyện cho Phật pháp quý báu lan rộng và hưng thịnh Ở mọi vùng đất, theo chiều dài và chiều rộng của phương Tây.
(Xem: 10181)
Một trong những mục đích chính của việc tranh luân trong khi tu học Phật pháp là để giúp bạn phát triển nhận thức quả quyết (nges-shes).
(Xem: 10511)
Trong Hiện Quán Trang Nghiêm Luận (mNgon-rtogs rgyan, tiếng Phạn, Abhisamayalamkara), Đức Di Lặc đã liệt kê bốn mươi sáu lỗi lầm ảnh hưởng đến việc phát triển trí tuệ tương ứng với căn cơ của chư Bồ tát (sbyor-ba’i skyon).
(Xem: 10602)
Của cải không trường tồn hay thường còn mãi mãi. Lòng tham của cải giống như uống nước muối, ta sẽ chẳng bao giờ có đủ.
(Xem: 10524)
Nền tảng của mọi phẩm chất tốt đẹpvị bổn sư tử tế, hoàn hảothanh tịnh; Sùng mộ ngài một cách đúng đắn là cội nguồn của đường tu.
(Xem: 10108)
Tâm là một sự chuyển động, bản tánh của nó là sự di động. Thực thể cơ bản của nó là sự trong sángtrong suốt.
(Xem: 9829)
Đường tu được tất cả chư Bồ tát thiện hảo tán thán, Cửa ngõ cho những người may mắn mong cầu giải thoát.
(Xem: 13536)
Cả Đức Thích Ca Mâu Ni Phật và Guru Rinpoche đều tiên tri sự ra đời và thành tựu tâm linh của Tông Khách Ba.
(Xem: 16316)
Long Thọ (Nagarjuna, Klu-grub), cùng với Vô Trước (Asanga, Thogs-med), là hai đại hành giả tiên phong của truyền thống Đại thừa.
(Xem: 13470)
Con xin sám hối nghiệp xấu ác của tự thân cùng tha nhân, và hoan hỷ với công đức của tất cả chúng sanh.
(Xem: 11543)
Tôi đã nhận được một món quà tặng quan trọng nhất từ bố tôi: đó là niềm tin về tôn giáo. Suốt đời tôi, tôi sẽ nhớ ơn bố tôi. Vì, bố là vị Bồ Tát của tôi.
(Xem: 11111)
Năm nay, Vu Lan khởi sắc một cách khác thường. Từ ngày 14 âm lịch đến rằm, lượng số người đi lễ như trẩy hội. Một số con đường chính đều bị tắt nghẽn giao thông.
(Xem: 11085)
Đạo Phật dạy về tầm quan trọng của sự kính trọng bố mẹ, và sự báo đáp công ơn bố mẹ.
(Xem: 12188)
Vu lan lại đến.Hiếu hạnh của con trẻ lại được nhắc đến. Nhưng đâu đó cũng thấy hiện lên các tiêu đề nói về việc con giết cha, hãm hiếp mẹ, những nghịch hạnh không ai có thể chấp nhận.
(Xem: 15344)
Tôi thấy tôi mất mẹ, mất cả môt bầu trời…
(Xem: 10610)
"Mẹ, Mẹ là giòng suối dịu hiền. Mẹ, Mẹ là bài hát thần tiên…Là bóng mát trên cao, là mắt sáng trăng sao, là ánh đuốc trong đêm khi lạc lối…"
(Xem: 11696)
Mẹ ơi tháng Bảy về rồi Là mùa hiếu hạnh tuyệt vời lên ngôi Nhớ ơn mẹ đã một đời Tảo tần mưa nắng tô bồi đời con
(Xem: 10608)
Mùa thu với tháng bảy mưa ngâu, với trăng thu diệu vợi, quê hương Việt nam chúng ta với biết bao vẻ đẹp êm đềm qua ánh trăng rằm tháng bảy Vu lan.
(Xem: 11078)
Sau khi đắc quả A-La-Hán, Tôn giả Mục Kiền Liên vận thần thông đi khắp các cõi tìm người mẹ đã khuất.
(Xem: 10019)
Lễ hội Vu lan bồn hay còn được gọi một cách phổ biếnlễ hội Cô hồn là một sự kiện quan trọng ở Trung Quốc vì nó được nối kết với việc thờ cúng tổ tiên.
(Xem: 10397)
Từ hơn mười năm qua, cũng có thể là xa hơn chút nữa, ngày lễ Vu Lan Báo Hiếu hằng năm, đặc biệt là lễ cài hoa hồng, đã có sức lan tỏa mạnh mẻ ra ngoài khỏi khuôn viên những mái chùa Phật giáo
(Xem: 11408)
Theo truyền thuyết nhà Phật, Bà mẹ Mục Kiền Liên Là người không mộ đạo Báng bổ cả người hiền.
(Xem: 11000)
Tháng bảy mùa Vu Lan trời buồn âm u mưa sùi sụt trắng xóa con đê quê mẹ. Tháng bảy mùa Vu Lan mây buồn giăng giăng kín lối con về quê mẹ…
(Xem: 12925)
Rằm tháng 7 - đại lễ Vu Lan, tưởng niệm gương đại hiếu của tôn giả Moggallāna (Mục Kiền Liên) đối với mẹ trong cảnh khổ ngạ quỷ;
(Xem: 24380)
Lòng thương của cha mẹ sẽ pha thêm màu xanh cho bầu trời, tô thêm màu biếc cho đại dương; và gia đình này, trái đất này, với bàn tay chăm sóc của cha mẹ, sẽ là hành tinh xanh, mỹ miều, tươi mát hơn bao giờ.
(Xem: 12600)
Ta còn một dòng sông, dòng sông xưa uốn khúc những nỗi niềm cay cực với bóng mẹ lênh đênh tất tả chuyến đò đời.
(Xem: 10287)
Kinh Vu Lan hiện được dịch ra tiếng Việt và được phổ thơ để các Phật tử dễ đọc tụng và dễ nhớ
(Xem: 28660)
Mùa Vu Lan lại về với người con Phật, mang nhiều ý nghĩa thâm diệu, vừa siêu nhiên của lãnh vực tâm linh, vừa hiện thực với văn hóa nhân gian...
(Xem: 19349)
Cách đây hơn 10 năm tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York, Hoa Kỳ, các thành viên của Liên Hiệp Quốc đã đồng thuận mỗi năm lấy ngày Vesak của Đức Phật làm ngày Phật Đản của thế giới.
(Xem: 10932)
Cách đây hơn 26 thế kỷ, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thị hiện tại xứ Ấn Độ cổ xưa, cội nguồn của nền văn minh sông Hằng. Sự kiện trọng đại Đức Thế Tôn thị hiện vào cõi đời này thật là hy hữu.
(Xem: 23319)
Gần hai trăm nghìn người không phân biệt Tôn giáo, Quốc tịch, Chính đảng, ngày 10/05/2015 tại Đài Bắc Quốc tế Phật Quang hội tổ chức thiên Tăng, vạn Chúng Khánh chúc Phật đản, nhất tâm Thập nguyện báo Mẫu ân,
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant