Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

02

Monday, November 15, 201000:00(View: 7427)
02


TRUNG PHONG TAM THỜI HỆ NIỆM

Pháp Sự Toàn Tập Giảng Ký
Lão pháp sư Thích Tịnh Không giảng tại Úc Châu Tịnh Tông Học Viện
Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa

ĐỆ NHẤT THỜI

6. A Di Đà Kinh

6.1. Giải thích tựa đề kinh

Chư vị đồng học! 

Xin xem Đệ Nhất Thời Pháp Sự. Trước phần Đệ Nhất Thời Pháp Sự, đọc ba lượt Nam Mô Liên Trì Hải Hội Phật Bồ Tát, tôi đã giới thiệu cùng quý vị rồi. Đoạn văn lớn kế tiếp đó là tụng kinh, tụng Phật Thuyết A Di Đà Kinh. Cũng cần phải đem toàn văn bản kinh này giới thiệu giản lược cùng quý vị, bởi lẽ trong phần pháp sự Hệ Niệm này, chúng tôi đã tỉnh lược huyền nghĩa kinh A Di Đà. Nhưng phần đầu là đề mục kinh, phải giảng qua đề mục kinh cái đã. 

Tên bộ kinh này trong kinh đã nêu rất rõ là “Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Kinh”. Đó là tên gốc của bản kinh này, danh xưng ấy do chính đức Thế Tôn nói ra. Từ tựa đề kinh, chúng ta có thể thấy được nghĩa thú của kinh điển. “Xưng Tán” có năng xưng tán và sở xưng tán. Năng xưng tán (người xưng tán) là “nhất thiết chư Phật” (hết thảy chư Phật), chứ chẳng phải ai khác, thật sự chẳng thể nghĩ bàn, sở xưng tán (cái được xưng tán) là “bất khả tư nghị công đức”, công đức chẳng thể nghĩ bàn. Công là “chấp trì danh hiệu, nhất tâm bất loạn”; Đức là “đới nghiệp vãng sanh, đốn siêu viên chứng”. Ở đây, chúng tôi lại phải giải thích sơ lược như sau: “Nhất thiết chư Phật” là nói mười phương ba đời, chẳng sót một đức Phật nào. Chẳng phải một đức Phật xưng tán hay một vài đức Phật xưng tán, chẳng phải vậy! Mười phương ba đời hết thảy chư Phật đều xưng tán. Ngoài ra còn có nghĩa là bốn mươi địa vị Phần Chứng Phật cũng đều xưng tán. Đây là hiểu theo nghĩa rộng, ý nghĩa này là thật, chẳng phải giả vậy! 

Pháp Thân Bồ Tátnăng lực quán sát căn cơ, trí huệ, đức năng, thần thông rất gần với Như Lai, các Ngài tiếp dẫn hết thảy chúng sanh, đều có năng lực quán sát những kẻ đó từ xưa đến nay, thấy được đời đời kiếp kiếp quá khứ của kẻ đó. Vì sao thấy được? Vì đối với người đã minh tâm kiến tánh, thời giankhông gian không còn nữa. Không có không gian nên chẳng có xa - gần; không có thời gian nên chẳng có quá khứ, hiện tại, vị lai. Dẫu là đời quá khứ bao kiếp lâu xa cũng hệt như trước mắt, rõ ràng rành rẽ, hết sức minh bạch. Biết kẻ ấy trong đời đời kiếp kiếp quá khứ từng học những gì, hiện tại gặp gỡ, dạy kẻ ấy tu học pháp môn tương ứng với những điều kẻ đó đã học trong quá khứ, kẻ ấy học rất hào hứng, chẳng cảm thấy khó khăn chi, lại tiến bộ rất nhanh. Vì sao? Trong A Lại Da Thức đã có chủng tử rồi! 

Lúc thiện tri thức dạy kẻ đó pháp môn ấy, chủng tử tập khí trong A Lại Da Thức bèn dẫn khởi. Người tu hành chứng quảnăng lực ấy, những đại đức chưa chứng quả không có năng lực đó. Nhưng nếu như đã từng dạy dỗ trong một thời gian dài, tiếp xúc nhiều người, vị đó sẽ có kinh nghiệm phong phú, giống như những kẻ xem tướng đoán mạng, một đời gặp bao nhiêu người, gặp người nhiều quá, cũng có phần nào năng lực phân tích, nhưng phương pháp quán sát căn cơ của họ chẳng thể mười phần chuẩn xác. Những ai thật sự có học vấn, thật sự có công phu, đại khái phỏng đoán đúng sáu bảy phần đương nhiên là phải có khả năng. Vị đó chỉ dạy, đề nghị quý vị tu học pháp môn nào; nếu quý vị nghiêm túc nỗ lực tu học cũng sẽ có thành tựu. Đó là từ kinh nghiệm của vị ấy, nếu chẳng có kinh nghiệm, khó lòng làm được. 

Chúng ta gặp được một vị thiện tri thức chẳng phải là chuyện dễ. Cổ nhân thường nói đó là “duyên thầy trò”, thầy trò có duyên phận cũng là gặp gỡ chứ chẳng thể cầu được. Thật vậy, thế tục thường nói quý vị vận hên bèn gặp. Có người suốt đời mong gặp thiện tri thức, cầu gặp được vị thầy tốt, mà suốt đời chẳng gặp, vì chẳng có duyên phận. Nói đúng ra, cốt lõi của cái duyên phận ấy là quý vị có chân thành ham học hay không. Đấy chính là nhân tố tối trọng yếu. Tâm chân thành ham học, biết đạo, biết tôn sư trọng đạo, đầy đủ Tín - Giải - Hạnh; chưa cần nói đến Chứng, tối thiểu là có thể tin, có thể hiểu, có thể y giáo phụng hành. Có đủ những điều kiện đó, đương nhiên có khả năng gặp được chân thiện tri thức. Nhà Phật thường nói: “Trong cửa Phật, chẳng bỏ một ai”, đó là Cảm. Chính mình phải có đủ những điều kiện ấy là Cảm; hễ có Cảm thì Phật, Bồ Tát liền Ứng. Nói tóm lại, pháp thế gian hay xuất thế gian chẳng ngoài đạo lý cảm ứng

Trong kinh này, người xưng tán là hết thảy chư Phật, cái được xưng tán là “bất khả tư nghị công đức”. Công là gì? “Chấp trì danh hiệu, nhất tâm bất loạn”, công chẳng thể nghĩ bàn; thấy đơn giản sao! Càng đơn giản đạo lý càng sâu! Nếu chẳng thấu triệt đạo lý, chẳng thể khen ngợi sự việc ấy. Mọi người cứ nghĩ chấp trì danh hiệu là chuyện của mấy bà già, dễ dàng quá, há thành tựu được sao? Tôi học Phật từng gặp rất nhiều người như thế, phê bình Tịnh Độ, miệt thị Tịnh Độ, chẳng coi Tịnh Độ ra gì, coi đó là pháp thấp hèn nhất của Phật pháp: Người trình độ tệ nhất không còn cách nào dạy được thì dạy họ niệm A Di Đà Phật vậy! Lúc tôi mới học Phật cũng nghĩ như thế. Tôi sanh khởi tín tâm đối với pháp môn này là nhờ đọc kinh Hoa Nghiêm. Mọi người đều ca tụng Hoa Nghiêmpháp luân căn bản, là vô thượng bảo điển của Phật pháp, ai nấy đều công nhận như vậy, không ai chẳng tôn trọng nó. Kinh A Di Đà đem so với Hoa Nghiêm khác biệt nhiều lắm, như trời với đất vậy. 

Trước kia, ba mươi năm trước, tôi giảng kinh Hoa Nghiêm ở Đài Bắc. Lúc đó là năm Dân Quốc sáu mươi (1971), năm nay là Dân Quốc 92 (2003), đúng ba mươi hai năm trước. Mỗi Chủ Nhật tôi giảng ba lần, hình như lúc ấy mỗi lần giảng một tiếng rưỡi. Hai lần giảng Bát Thập Hoa Nghiêm (kinh Hoa Nghiêm bản 80 cuốn), một lần giảng Tứ Thập Hoa Nghiêm (kinh Hoa Nghiêm bản bốn mươi cuốn). Tứ ThậpBát Thập giảng đồng thời. Giảng một thời gian khá dài, có bữa tâm huyết sôi nổi, nghĩ Văn Thù, Phổ Hiền học pháp môn gì? Đệ tử đắc ý nhất của Văn ThùThiện Tài, Bồ Tát dạy Thiện Tài học pháp môn nào? Tôi khởi lên nghi vấn ấy, tra kinh, đương nhiên đọc đến cuối kinh vẫn không thấy nói. 

Tra kỹ lần nữa, tôi bèn nghi hoặc: Văn Thù, Phổ Hiền đều phát nguyện cầu sanh Tịnh Độ, lại xem kỹ phần nói về Thiện Tài, Thiện Tài đắc Căn Bản Trí trong hội Văn Thù, phá một phẩm vô minh, chứng một phần Pháp Thân trong hội của ngài Văn Thù. Thiền Tông gọi đó là đại triệt đại ngộ, bên Giáo gọi là đại khai viên giải. Lúc ấy, Văn Thù Bồ Tát dạy đồng tử đi tham học. Tham họcthành tựu Hậu Đắc Trí. Trong kinh Đại Bát Nhã nói: “Bát Nhã vô tri, nhưng không gì không biết”. Vô triCăn Bản Trí, không gì chẳng biết là Hậu Đắc Trí. Thiện Tài đã thành tựu Căn Bản Trí, thầy ngài dạy Ngài đi tham học, tức là năm mươi ba lần tham học trứ danh

Phương pháp tu học Căn Bản TríHậu Đắc Trí hoàn toàn chẳng giống nhau. Căn Bản Trí là “thâm nhập một môn, huân tu dài lâu”, chẳng thể tiếp xúc tùy tiện với bất cứ ai, chẳng thể tiếp xúc tùy tiện với bất cứ pháp nào, tâm phải định. Dùng Thiền Định rất sâu để buông bỏ vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, khôi phục chân tâm bản tánh. Đó là kiến tánh. Kiến tánh rồi, phương pháp dạy của thầy thay đổi một trăm tám mươi độ, dạy như thế nào? Bất cứ ai cũng tiếp xúc được, bất cứ việc gì cũng tham dự được, chẳng còn thâm nhập một môn nữa mà là học rộng nghe nhiều! Bởi vậy, lúc đó tôi mới thật sự hiểu rõ Tứ Hoằng Thệ Nguyện nói gì. “Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn” là Căn Bản Trí, “pháp môn vô lượng thệ nguyện học” là Hậu Đắc Trí. Chúng tôi mới hiểu rõ thế nào là “không gì chẳng biết”: Không nhất định một vị thầy nào, ai cũng đều là thầy cả, mọi sự mọi vật đều là tài liệu để học tập, bởi thế mới thành tựu “không gì chẳng biết”. 

Chúng ta thấy một vị thiện tri thức ban đầu hết sức quan trọng! Cổ nhân Trung Quốc thường nói: “Tiên nhập vi chủ” (Điều gì học đầu tiên là chánh), vị thiện tri thức đầu tiên quan trọng hơn mọi thứ khác. Hãy xem kỹ phần tỳ-kheo Cát Tường Vân; vì tôi giảng Tứ Thập Hoa Nghiêm, Tứ Thập Hoa Nghiêm là bản hoàn chỉnh của Phổ Hiền Hạnh Nguyện Phẩm, gồm bốn mươi quyển. Tỳ-kheo Cát Tường Vân tu pháp môn gì? Pháp môn Niệm Phật. Ngài dạy Thiện Tài hai mươi mốt pháp môn Niệm Phật, hai mươi mốt pháp ấy bao gồm hết thảy Phật pháp, không pháp nào chẳng phải là pháp môn Niệm Phật, diệu kỳ chẳng thể nói nổi. 

Nếu chúng ta vẫn chưa nắm được yếu lãnh, hãy quan sát kỹ Ngài tu pháp môn Niệm Phật nào? Nhìn kỹ hơn sẽ thấy: Ngài tu pháp môn niệm A Di Đà Phật, đã thế lại tu Trì Danh Niệm Phật; trong Tịnh tông gọi là Phật Lập Tam Muội, chuyên niệm A Di Đà Phật cầu sanh Tịnh Độ, còn gọi là Ban Châu Tam Muội. Dũng mãnh tinh tấn đêm ngày chẳng nghỉ ngơi, suốt ngày suốt đêm. Thông thường hạn kỳ tu hành Ban Châu Tam Muội là ba tháng, lấy ba tháng làm một giai đoạn, một kỳ. Trong ba tháng chẳng được ngủ nghỉ nên gọi là Phật Lập. Đứng hoặc đi, nhưng quan trọng nhất là chẳng được ngồi xuống, chẳng được nằm, rất khổ sở! Đại khái tu pháp môn này, tuần lễ đầu rất khổ, qua được một tuần rồi bèn thấy bình thường. Phá được cửa ải bèn thấy bình thường. Khế nhập cảnh giới nên pháp hỷ sung mãn! 

Xưa kia có người tu pháp môn này, người hiện tại chẳng hành. Căn tánh người hiện tại chẳng bằng tiền nhân, quyết tâm, nghị lực chẳng bằng tiền nhân, thân thể chẳng bằng tiền nhân; trước kia, người ta khỏe mạnh hơn. Nói thật ra, về tu hành, cổ nhân thường nói tu hành phải bắt đầu từ lúc tuổi trẻ, có tinh thần, có thể lực, tuổi cao hành chẳng nổi. Nói chung, bốn mươi tuổi trở lên là khó khăn rồi, thể lực đã suy, tinh thần chẳng đủ. Bốn mươi mấy tuổi mới tu là “mất dê mới lo làm chuồng”, nhưng có tu vẫn hơn không tu. Chúng tôi thấy cổ nhân thành tựu đều là người trẻ tuổi. Lục Tổ Huệ Năng đại sư của nhà Thiền khai ngộ năm hai mươi bốn tuổi, Ngũ Tổ đem y bát truyền cho. Hôm qua tôi giới thiệu Trung Phong quốc sư cùng quý vị, năm hai mươi lăm tuổi xuất gia, năm hai mươi bảy tuổi khai ngộ, tuổi đều rất trẻ. Thật là đại triệt đại ngộ, thấu triệt nguồn đáy. Đương nhiên, từ truyện ký ta thấy các Ngài chẳng phải là hạng tầm thường, mà là bậc tái lai. Thích Ca Mâu Ni Phậtchúng ta thị hiện: năm ba mươi tuổi khai ngộ, thành Đẳng Chánh Giác, chứng đắc Phật quả. Thành Phật rồi bèn khởi đầu công việc hoằng pháp lợi sanh, nói theo cách chúng ta bây giờ là giáo dục, dạy học trong xã hội đa nguyên văn hóa suốt bốn mươi chín năm, mãi cho đến khi viên tịch năm tám mươi tuổi. 

Trong bốn mươi chín năm ấy, Thích Ca Mâu Ni Phật chưa từng nghỉ phép, chưa từng nghỉ ngơi. Vì sao vậy? Đó là chuyện sanh tử đại sự, chẳng phải chuyện tầm thường. Liễu sanh tử, xuất tam giới, làm sao nghỉ ngơi được? Nghỉ một chút, công phu gián đoạn giữa chừng, bèn thoái chuyển. Ngạn ngữ Trung Quốc có câu: “Cầu học như nghịch thủy hành châu, bất tấn tắc thoái” (Cầu học như chèo thuyền ngược nước, chẳng tiến ắt lùi). Tu đạo cũng chẳng ngoại lệ, chỉ cần quý vị chẳng tiến ngay lập tức bị lùi, vĩnh viễn phải tiến lên mới hòng đảm bảo mình chẳng bị thoái chuyển. Phải khắc phục hết thảy phiền não tập khí của chính mình, dùng năng lượng nào để khắc phục? Điều này trong những lần giảng pháp chúng tôi đã nói rất nhiều: Hiếu học! Nói cách khác là làm thế nào để vun bồi ý nguyện ham học của chúng ta! Ý nguyện ham học mạnh mẽ sẽ dễ khế nhập cảnh giới, quả nhiên khế nhập, pháp hỷ sung mãn! 

Trong sách Luận Ngữ có một câu ý vị vô cùng! “Học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ” (tạm dịch: Học rồi thực hành theo, cũng chẳng sướng sao?): Sự sung sướng ấy khiến quên hết tất cả, gian nan khổ sở thế nào đều quên hết, cũng chẳng sướng sao? Vui với điều gì? Vui với học. Các đồng học xuất gia chúng ta, các đồng học học Phật vui nơi Đạo, mùi vị của Đạo so với Học càng nồng hơn. Quý vị học Phật, nghiên cứu giáo pháp mà vẫn không khởi tâm hoan hỷ là quý vị chưa vào được cửa. Đối với kinh giáo, quý vị là người học tập kinh giáo, phải sanh lòng hoan hỷ thì quý vị mới vào được cửa. Niềm lạc thú đó, nỗi hoan hỷ đó, tất cả hết thảy pháp trong thế gian không gì có thể sánh bằng, có vậy mới tương ứng cảnh giới được. 

Tôi thấy đầu tiên là tỳ-kheo Cát Tường Vân hành Ban Châu Tam Muội, niệm A Di Đà Phật cầu sanh Tịnh Độ, tinh tấn như thế đó; Thiện Tài tham phỏng Ngài đầu tiên, chẳng phải là nhập pháp nào trước hết thì pháp đó là chủ hay sao? Sau đó, lại tham phỏng các thiện tri thức khác, mỗi một vị thiện tri thức tu học pháp môn bất đồng, Thiện Tài đều tham học hết. Chúng tôi lại thấy cuối cùng, vị thiện tri thức thứ năm mươi ba là Phổ Hiền Bồ Tát. Phổ Hiền Bồ Tát “mười đại nguyện vương dẫn về Cực Lạc”, tôi mới hoảng nhiên đại ngộ. Quý vị thấy đó: Pháp môn đầu tiên là Niệm Phật, pháp cuối cùngniệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, tôi liền hiểu rõ Thiện Tài đồng tử tu pháp môn nào? Suốt từ đầu đến cuối là niệm A Di Đà Phật cầu sanh Tịnh Độ, công đức chẳng thể nghĩ bàn! 

Do đây tôi hiểu rõ, không ai giảng cho tôi cả, nhờ kinh Hoa Nghiêm tôi dứt sạch mối ngờ vực ấy, chết lòng trọn ý niệm Phật. Thật chẳng dễ dàng, kinh A Di Đà nói là pháp khó tin, quả thật là khó! Tôi học Phật mười mấy năm mới phát sanh tín tâm đối với Tịnh Độ, mới hiểu được ý nghĩa của tên kinh - “Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Đức”, mới lãnh hội được đôi chút. Thật cảm tạ Thiện Tài, Văn Thù, Phổ Hiền

“Chấp trì danh hiệu, nhất tâm bất loạn, đới nghiệp vãng sanh, đốn siêu viên chứng”, câu này thật trọng yếu. Đới nghiệp vãng sanh, phẩm vị vãng sanh cũng chẳng phải là thấp lắm. Dẫu cho vãng sanh Hạ Hạ Phẩm trong Phàm Thánh Đồng Cư Độ cũng là đốn siêu viên chứng. Trước đây tôi đã thưa cùng quý vị, chúng tôi đọc trong Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh, chính đức Phật nói: Hạ Hạ Phẩm Vãng Sanh trong Phàm Thánh Đồng Cư Độ tối đa là mười hai kiếp, hoa nở thấy Phật, ngộ Vô Sanh. Đó là sanh về đâu? Sanh vào Thật Báo Trang Nghiêm Độ. Trụ trong cõi Thật Báo Trang Nghiêm Độ là Địa Thượng Bồ Tát

Trong giáo pháp Đại Thừa, đức Phật nói rất nhiều pháp môn khác, phá một phẩm vô minh, chứng một phần Pháp Thân, đó là bậc Sơ Trụ trong Viên Giáo, tính từ ngày đó trở đi cho đến khi thành tựu phải mất ba đại A-tăng-kỳ kiếp. Quý vị phải nghe cho thật rõ: Ba đại A-tăng-kỳ kiếp! A-tăng-kỳ kiếp thứ nhất tu ba mươi địa vị: Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, ba mươi địa vị trong A-tăng-kỳ kiếp thứ nhất. A-tăng-kỳ kiếp thứ hai tu bảy địa vị: từ Sơ Địa cho đến Thất Địa. A-tăng-kỳ kiếp thứ ba tu ba địa vị Bát Địa, Cửu Địa, Thập Địa. Bởi thế tu xong ba đại A-tăng-kỳ kiếp sẽ thật sự chứng đắc quả vị gì? Pháp Vân Địa Bồ Tát, rất gần với quả vị rốt ráo, sở chứng của địa vị này là Tịch Diệt Nhẫn, Pháp Vân Địahạ phẩm Tịch Diệt Nhẫn, Đẳng Giáctrung phẩm Tịch Diệt Nhẫn, Diệu Giácthượng phẩm Tịch Diệt Nhẫn

Nói ba đại A-tăng-kỳ kiếp là từ Sơ Trụ cho đến Pháp Vân Địa Bồ Tát, bốn mươi địa vị phải tu mất ba đại A-tăng-kỳ kiếp. Người vãng sanh Hạ Hạ Phẩm về Tây Phương Cực Lạc thế giới, đới nghiệp, đến khi hoa nở thấy Phật, hãy nhớ kỹ tiếp đó là “ngộ Vô Sanh”, câu này rất trọng yếu! Ngộ Vô Sanh là gì? Vô Sanh Pháp Nhẫn là sở chứng của Thất Địa Bồ Tát. Quý vị hãy nghĩ xem, trong thời gian mười hai kiếp ở Tây Phương Cực Lạc thế giới, Bồ Tát ở các nơi khác phải tu hành hai đại A-tăng-kỳ kiếp, trong khi ở Tây Phương Cực Lạc thế giới chỉ mất mười hai đại kiếp, không gì sánh bằng được! Tu hành trong thế giới Tây Phương rất nhanh chóng! 

Chúng ta nghĩ xem vì sao họ thành tựu nhanh chóng như thế? Nói theo thuật ngữ trong kinh Phật, họ được “oai thần bổn nguyện của Phật A Di Đà gia trì” nâng cao tốc độ. Nếu nói theo người thế gian thông tục chúng ta, họ được quang minh của A Di Đà Phật tưới gội, vì sao vậy? Là học trò của Phật A Di Đà, đương nhiên được như vậy! Quý vị thấy đó, trong kinh Vô Lượng Thọ, Thích Ca Mâu Ni Phật tán thán Phật A Di Đà, đó là thay mặt cho mười phương ba đời hết thảy chư Phật mà tán thán, đức Thế Tôn tán thán A Di Đà Phật là “ánh sáng tôn quý nhất, là vua các Phật”. Bởi thế, hết thảy chư Phật, dù các đức Phật đều bình đẳng, địa vị thật sự bình đẳng, trí huệ bình đẳng, đức tướng bình đẳng, nhưng trong bình đẳng có riêng một đức Phật được hết thảy chư Phật tôn kính. Không đức Phật nào chẳng tôn kính Phật A Di Đà, không Phật nào chẳng kính ngưỡng Phật A Di Đà. Học trò của Phật A Di Đà được quang minh thấm đến, bất luận thân cận đức Phật nào, vì là học trò của Phật A Di Đà nên được đặc biệt chiếu cố, thật là hy hữu! 

Di Đà thật sự gia trì kẻ đó, dù phiền não tập khí chưa đoạn, kẻ ấy vẫn có năng lực tham phỏng mười phương hết thảy Như Lai. Trong kinh không nói nhiều, chỉ nói là tham phỏng mười phương mười vạn ức Phật; nói như vậy là có dụng ý, dụng ý gì? Tây Phương Cực Lạc thế giới cách thế giới Sa Bà mười vạn ức cõi Phật. Ý nói: Quý vị đến thế giới Cực Lạc rồi, quý vị trở về thế giới này rất dễ dàng, mỗi ngày đều có thể trở về, muốn về là về, dụng ý là đây: Có năng lực như thế đó! Tham phỏng chư Phật, đương nhiên quý vị nghe chư Phật thuyết pháp, mở mang trí huệ, chẳng phải pháp sư tầm thường mà chính là chư Phật giảng kinh thuyết pháp cho ta. Quý vị ra đi, đương nhiên cúng Phật, cúng Phậttu phước báo. Bởi thế, quý vị đến tham phỏng Phật là phước huệ song tu, ngày ngày tham phỏng còn gì hơn! Bởi thế, kẻ ấy tu hành chứng quả chỉ cần mười hai kiếp là thành công. Quý vị tu hành trong mọi cõi Phật khác phải mất hai A-tăng-kỳ kiếp, tu trong Tây Phương Cực Lạc thế giới mười hai kiếp là thành. 

Văn Thù, Phổ HiềnĐẳng Giác Bồ Tát trong Hoa Tạng thế giới, vì sao cũng muốn về Tây Phương Cực Lạc thế giới? Ở đây có hai ý nghĩa

1) Nghĩa thứ nhất là đến Tây Phương Cực Lạc thế giới thành tựu nhanh hơn so với trong Hoa Tạng thế giới. Trong Hoa Tạng thế giới phải mất một A-tăng-kỳ kiếp, đến thế giới Cực Lạc chỉ cần một hai ngày là thành công, đương nhiên phải về đó. 

2) Nghĩa thứ hai là làm gương cho chúng ta thấy. Trong các vị Bồ Tát, chúng ta ngưỡng mộ, sùng bái Văn Thù Bồ Tát. Nghe nói Văn Thù, Phổ Hiền cũng đều phải cầu sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới, chúng ta còn nói gì nữa, đương nhiên theo gót các Ngài. 

Từ đây ta mới chân chánh thể hội “chấp trì danh hiệu, nhất tâm bất loạn, đới nghiệp vãng sanh, đốn siêu viên chứng”; đấy là tán thán “công đức chẳng thể nghĩ bàn”. 

Kinh này là “nhất thiết chư Phật sở hộ niệm kinh”, được hết thảy chư Phật hộ trì, được hết thảy chư Phật nghĩ tới. Hộ là hộ pháp! Pháp môn Niệm Phậtđại pháp bậc nhất để hết thảy chư Phật độ chúng sanh, đại pháp bậc nhất chẳng thể nghĩ bàn! Hết thảy chư Phật tán thán, hết thảy chư Phật tuyên dương, hết thảy chư Phật giới thiệu cho chúng sanh. Như Thích Ca Mâu Ni Phật vì hết thảy chúng sanh giảng bất luận kinh nào, chẳng cần biết là căn tánh đồng hay bất đồng, thời gian bất đồng, có rất nhiều kinh chẳng giảng, nhưng ba kinh Tịnh Độ nhất định phải giảng. Vì sao? Vì chúng thích hợp mọi căn tánh, là kinh điển chư Phật ắt phải giảng, cũng là pháp môn chư Phật nhất định phải giới thiệu cho chúng sanh. Nếu chúng sanh căn lành chín muồi, tin được, nguyện được, hành được, một đời này thành tựu, thỏa mãn đại nguyện độ sanh của Phật. 

Đó là Hộ! Quý vị xem điều thứ hai là “nhất thiết chư Phật sở hộ”, đấy là hóa tha, “hoằng hộ Như Lai huệ mạng” (hoằng dương, gìn giữ huệ mạng của Như Lai). 

“Sở niệm” là tự hành, “viên chứng Vô Thượng Bồ Đề”. Văn Thù, Phổ Hiền không vị nào chẳng nêu gương cho chúng ta xem. Văn Thù, Phổ Hiền, Quán Âm, Thế Chí, bốn vị đại Bồ Tát đều đã thành Phật từ bao kiếp lâu xa, nay trong pháp hội của Thích Ca Mâu Ni Phật thả bè từ, họ là cổ Phật tái lai, xuất hiện dưới thân phận Bồ Tát để làm khuôn mẫu, làm tấm gương, các Ngài đều niệm Phật, đều niệm A Di Đà Phật, trong hội Hoa Nghiêm đều phát nguyện vãng sanh. Bởi thế, hết thảy chư Phật sở hộ, sở niệm chẳng hai: hộ là niệm, niệm là hộ. Nếu hộ nhưng không niệm hoặc niệm nhưng không hộ thì đều chẳng đúng. Đấy chẳng phải là hộ pháp mà cũng chẳng phải là niệm Phật! Hộ pháp nhất định phải niệm Phật, niệm Phật nhất định phải hộ pháp. Đấy là tên gốc của kinh. 

Khi đại sư La Thập dịch kinh này, Ngài đã thay đổi tên kinh, đổi thành “Phật Thuyết A Di Đà Kinh”. Dưới tựa đề này, tôi đã chú giải đơn giản là “thâm khế bổn kinh tông chỉ” (khế nhập sâu xa tông chỉ kinh này). Vì sao vậy? Kinh này khuyên chúng ta niệm A Di Đà Phật, đại sư La Thập sảng khoái dùng ngay A Di Đà Phật làm tên kinh, hay lắm, tên kinh cực diệu! Từ việc ngài La Thập đặt tên kinh như vậy, ta biết tâm Ngài từ bi sâu nặng, tâm độ sanh tha thiết. 

“Phật thuyết”: Thuyết là “sướng duyệt sở hoài” (vui thỏa điều mình mong mỏi). Chữ Thuyết (nói) thời cổ còn đọc là Duyệt. Quý vị đọc Luận Ngữ có câu: “Học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ”. Chữ Duyệt trong câu này là chữ Thuyết, sau này mới thêm bộ Tâm đứng bên cạnh thành chữ Duyệt (vui sướng). Thời cổ chữ ít, Thuyết và Duyệt chỉ cùng một chữ, nhưng lúc đọc trở thành hai âm, hai ý nghĩa riêng biệt. Duyệt là hoan hỷ từ nội tâm, chẳng phải vui vẻ bề ngoài. Bề ngoài, như lúc gặp rất nhiều bè bạn rất vui sướng thì gọi là Lạc. Còn Duyệt có thể là không có ai khác cả, tự mình cảm thấy rất vui sướng, trong lòng cảm thấy rất sung sướng, vui vẻ thì gọi là Duyệt. 

“Sướng duyệt sở hoài”: Hoài là nguyện vọng. Nguyện vọng của Ngài là gì? Nguyện vọng độ cho hết thảy chúng sanh mau chóng thành Phật, đấy là điều chư Phật Như Lai ưa thích nhất. Nay cơ duyên chúng sanh thành Phật đã chín muồi, chín muồi rồi thì Phật bèn nói cho chúng sanh pháp môn này, họ sẽ tin được, hiểu được, hành được. Đấy là chúng sanh thành thục, cơ duyên thành thục, thiện căn thành thục, “bèn nói pháp này, khiến cho hết thảy chúng sanh một đời thành tựu rốt ráo”. Chẳng cần đợi đến đời sau, đời này vãng sanh, vãng sanh kể như thành Phật, thành Phật rất nhanh. Chúng ta chẳng vãng sanh thì thôi, hễ vãng sanh thì tuyệt đối chẳng thuộc ba phẩm dưới. Vì sao vậy? Ba phẩm dưới tội nghiệp rất nặng! Chúng ta chẳng tạo những tội nghiệp nặng dường ấy, lúc mọi người chúng ta vãng sanh đại khái thuộc ba phẩm Trung, chẳng thuộc ba phẩm Hạ. Ba phẩm Trung vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới, “hoa khai kiến Phật”, đại khái là ba bốn kiếp, chẳng cần đến mười hai kiếp, ắt hẳn ba bốn kiếp, năm kiếp là thành Phật, có phải càng nhanh hơn nữa không? 

Xin xem tiếp tựa đề kinh “A Di Đà Phật”. Danh hiệu này toàn là dịch âm tiếng Phạn, dịch nghĩa sang tiếng Hán thì A là Vô, Di Đà là Lượng. Bởi thế, nếu hiểu nghĩa theo tiếng Tàu là Vô Lượng. A Di Đàđức hiệu của bậc đạo sư thế giới Cực Lạc, “đức hiệu của đạo sư cõi ấy, biểu thị pháp bảo vô lượng giác”. Phật dịch là Giác; bởi thế, A Di Đà Phật dịch nghĩa sang tiếng Hán là Vô Lượng Giác. Nghĩa lý, cảnh giới của danh hiệu này nói chẳng cùng, chẳng có ngằn mé. Vô Lượng là nói đến tự tánh, tự tánh vốn sẵn đủ trí huệ vô lượng, vốn sẵn có đức năng vô lượng, vốn sẵn có tướng hảo vô lượng. Hết thảy những sự vô lượng của mọi thứ vô lượng trong vũ trụ chẳng ra ngoài ba loại lớn kể trên, ba loại trên bao gồm hết tất cả. Đấy là tự tánh, đức hiệu của tự tánh. Bởi thế, trong phần khai thị Trung Phong quốc sư nói: “Tâm ta là A Di Đà Phật, A Di Đà Phật chính là tâm ta”. Quý vị xem lời nói đó có đúng hay không? Hoàn toàn chính xác! 

Nói thật ra, người thế gian ngày ngày khởi vọng tưởng, mê mất tự tánh, đầu óc chật cứng mong cầu gì? Cầu tiền tài! Họ chẳng biết trong A Di Đà Phậtvô lượng của cải, của cải ấy được bao gồm trong tướng hảo, tướng hảo thuộc về phước báo. Trong thế gian có hạng người, cả đời nỗ lực liều mạng học nghề, học lấy một kỹ năng, học lấy một kỹ thuật, nào biết tự tánh vốn sẵn đủ vô lượng vô biên tài nghệ, gì cũng biết cả, bất cứ kỹ thuật, tài khéo nào cũng đều viên mãn cả, đều rốt ráo cả! Bữa nay chúng tôi chỉ nói đôi chút. Người thế gian chẳng thể sánh bằng, chín pháp giới cũng chẳng thể sánh bằng. Kẻ ấy chẳng cầu nơi tự tánh, lại cầu bên ngoài tâm, cầu pháp ngoài tâm thì một đời học được bao nhiêu? Rất hữu hạn! Bởi thế, nếu quý vị hiểu được những ý nghĩa bao hàm trong danh hiệu A Di Đà Phật, quý vị sẽ bất tri bất giác bị nhiếp thọ, nói theo cách bây giờ là chúng ta bị Ngài hấp dẫn, nhà Phật gọi là “nhiếp thọ hết thảy chúng sanh”. 

Chữ cuối cùng trong tựa đề là “Kinh”. Kinh là tiếng Hán, cổ Ấn Độ gọi là Tu Đa La, dịch nghĩa sang tiếng Tàu là Khế Kinh. Khế là trên phù hợp với lý chư Phật đã chứng, dưới phù hợp với căn cơ chúng sanh được độ. Đấy là ý nghĩa được bao hàm trong kinh điển Phật giáo, bởi thế gọi là Khế Kinh

Điều thứ hai “lại còn đủ các nghĩa: Quán, Nhiếp, Thường, Pháp”. Đây là cách các pháp sư thường dùng nhất, dùng bốn chữ trên để giải thích chữ Kinh. 

“Quán” là “quán xuyên” (xuyên suốt). Một bản kinh văn bất luận dài ngắn, chương pháp kết cấu, ý tưởng được hệ thống hết sức nghiêm chỉnh. Nhìn từ đâu? Quý vị thấy trong Phật pháp có thể loại Khoa Phán. Khoa Phán là nghiên cứu kết cấu chương pháp của kinh, kinh có thứ tự từng điều chẳng lộn xộn. Văn chương đạt đến mức tuyệt diệu, chẳng thể thêm một chữ, thêm một chữ thì sao? Dư quá, không cần thiết. Chẳng thể bớt một chữ, bớt một chữ là đứt đoạn, chẳng liền lạc. Văn chương đạt đến mức ấy, quả là văn chương bậc nhất, kinh Phật như vậy đó. 

Trong văn chương cổ nhân Trung Quốc, văn chương nào hay thì cũng đúng là như thế. Phổ biến nhất, được mọi người thích đọc nhất là sách Cổ Văn Quán Chỉ, là bản hợp tuyển tinh tế của những bản văn chương trứ danh trong hơn hai ngàn năm của Trung Quốc, gồm hơn ba trăm thiên. Đây là những tác phẩm tiêu biểu của văn học Trung Quốc, thiên nào cũng đều là những áng văn chương hay, đều có thể dùng phương pháp Khoa Phán của kinh Phật để phân tích thật mạch lạc. [Những thiên văn chương ấy] thứ tự phân minh, dùng phương pháp Khoa Phán liền phán định được. Lại xem văn chương, sách vở của người hiện tại viết, văn chương trong tạp chí, báo chí, dùng Khoa Phán phán định chẳng ra. Từ đây quý vị mới hiểu rõ văn chương rốt cục là hay hoặc dở thì tiêu chuẩn là gì? Tiêu chuẩn nằm ở chữ Quán, có phải là từ đầu đến cuối hoàn toàn xuyên suốt hay không, khoa phán xuyên suốt hay không! 

Quý vị xem kinh Hoa Nghiêm. Kinh Hoa Nghiêm, khoa phán, biểu giải cả một cuốn sách to! Quý vị thấy kinh Hoa Nghiêm to lớn dường ấy, nhưng nó có mạch lạc, có thứ lớp, chẳng loạn một điểm nào. Kinh lớn nhất trong những kinh Phật là kinh Đại Bát Nhã, gồm sáu trăm cuốn, có khoa phán hay chăng? Có! Khoa phán gồm mười mấy cuốn, tôi đã từng thấy rồi, cũng là dùng biểu đồ vẽ ra, công sức của cổ nhân thật phi thường. Bởi thế, quý vị đồng học muốn học giảng kinh thì quan trọng nhất là phải biết lập khoa phán. Quý vị nắm chắc được một bộ kinh, có thể nắm từ đầu đến cuối là nhờ biểu giải; chương pháp, kết cấu, hệ thống của kinh đều bày ra được hết thì là quý vị đã thông đạt bộ kinh ấy. Thông đạt kết cấu, chương pháp trên mặt văn tự, thì ắt hẳn cũng thông đạt được nghĩa lý, chẳng bị giảng lầm. 

Trước kia tôi học kinh giáo ở Đài Trung, thầy Lý Bỉnh Nam thường bảo chúng tôi: “Khoa Phán là một môn học vấn không thể không hiểu”. Bắt đầu học bằng cách nào? Bắt đầu bằng việc học nơi người khác. Tôi học Khoa Phán tại thảo am của Sám Vân pháp sư. Sám Vân pháp sư (tôi ở thảo am của Ngài năm tháng rưỡi) giao cho tôi ba cuốn sách, A Di Đà Kinh Sớ Sao của Liên Trì đại sư, A Di Đà Kinh Yếu Giải của Ngẫu Ích đại sư, và A Di Đà Kinh Viên Trung Sao của U Khê đại sư, đều là kinh A Di Đà, là ba tác phẩm chú giải đầy thẩm quyền trong lịch sử

Trong bản chú giải Sớ Sao có khoa phán, đại sư phân chia rất kỹ, nhưng dùng Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân (1) để phân chia. Đương nhiên, nếu đọc cổ thư đã quen thì chẳng có vấn đề gì, đầu óc rất sáng suốt rồi, nhưng đối với người hiện tại thì rất khó khăn! Bởi thế, Sám Vân pháp sư dạy tôi vẽ thành biểu giải (biểu đồ). Cách vẽ biểu giải ra sao? Theo cách của Hoằng Nhất đại sư. Hoằng Nhất đại sư soạn rất nhiều chú sớ, đều có vẽ biểu đồ. Pháp sư Sám Vân dạy tôi dùng phương thức đó, dựa theo phương thức đó vẽ biểu giải của ba bản chú giải. Vẽ xong biểu giải rồi, tôi vui sướng khôn cùng, vì sao? Ý nghĩa kinh vừa nhìn là thấy rõ rệt ngay, hết thảy rõ ràng cả. Sau này, đến Đài Trung học với thầy Lý, cách này rất hữu ích. Học kinh giáo với thầy Lý mấy năm, tự tôi soạn được mấy bộ khoa phán, rất đáng tiếc là nhiều năm dọn nhà, lúc dọn nhà đi các nơi, những bản ấy bị mất hết. 

Bản khoa phán của bộ kinh dài nhất tôi viết bằng bút lông, hình như viết hơn bốn mươi trang giấy, mỗi trang mười hàng, đó là khoa phán của kinh Phật Thuyết Vị Tằng Hữu Nhân Duyên, kinh này gồm hai quyển. Bản khoa phán ấy rất tỉ mỉ, gần như câu nào cũng chia nhỏ ra, chia thành từng tầng lớp gần như hơn hai mươi tầng. Phối hợp cả Thiên Can lẫn Địa Chi (2) thành hai mươi hai chữ vẫn không đủ; tôi phải dùng số Ả Rập (3), dùng mẫu tự Anh văn. Tôi nhớ hình như đến hơn hai mươi tầng. Khoa Phán là giải thích kinh, vì thế, nếu quý vị biết sử dụng Khoa Phán, biết viết Khoa Phán, tự mình soạn được Khoa Phán thì quý vị thông đạt được kinh ấy, hiểu rõ ý nghĩa chính. Sớ và Sớ Sao là giải thích ý nghĩa, nhằm giải thích ý nghĩa một đoạn, một câu kinh nào đó, còn giải thích toàn kinh là khoa phán. 

Khi nền học vấn Phật pháp truyền đến Trung Quốc, Nho Gia có lối học chương cú; thật ra, có người nói cách học chương cú là học theo cách lập Khoa Phán của Phật pháp. Chúng tôi biết rõ cách phanh âm (pinyin) của Trung Quốc đúng là học từ Hoa Nghiêm tự mẫu mà ra (4), bởi lẽ Phạm văn là phanh âm (có nghĩa là mỗi chữ Phạn được ghép bằng các mẫu tự). Đấy là nói về sự ảnh hưởng của kinh Phật đối với văn học Trung Quốc, truyền rất nhiều chỉ dạy hữu ích cho các văn học gia Trung Quốc khiến họ có những phát minh. Chữ Quán là xuyên suốt, tức là văn chương đến mức hay khéo, ba chữ sau không có nghĩa như vậy. 

“Nhiếp”: Nhiếp là gì? Là nhiếp thọ, chữ này không dễ hiểu cho lắm. Chúng tôi nói theo cách thông tục là “có sức hấp dẫn”. Kinh có sức hấp dẫn hết sức mạnh mẽ, thu hút quý vị khiến quý vị chẳng bỏ được. Tôi cũng hiểu điều đó. Khi tôi học tiểu học, tôi nhớ lúc học lớp Bốn tiểu học, bắt đầu đọc tiểu thuyết chương hồi của Trung Quốc. Những tác phẩm trứ danh trong loại tiểu thuyết chương hồi như Tam Quốc Diễn Nghĩa, Tây Du Ký, Thủy Hử Truyện, tôi bắt đầu đọc năm lớp Bốn. Chúng rất hấp dẫn! Xem đến đêm chẳng muốn ngủ; coi hồi thứ nhất lại muốn xem tiếp hồi thứ hai. Đến năm đầu cấp Sơ Trung, trong bốn năm ấy, những truyện tiểu thuyết chương hồi cổ của Trung Quốc tôi đã đọc hết, tôi có căn bản về quốc văn là nhờ các tiểu thuyết đó. 

Trong đó, những tác phẩm hay, thật sự hay, đúng là cổ nhân định giá không sai, bốn bộ lớn là Tam Quốc Diễn Nghĩa, Hồng Lâu Mộng, Tây Du Ký, Thủy Hử Truyện. Bốn bộ này tối thiểu đọc bốn lần, đọc từ đầu đến cuối bốn lần, tối đa là xem mười mấy lần, đọc từ đầu đến cuối mười mấy lần. Đọc như cháo rồi, từ đấy về sau tốc độ đọc rất nhanh, chúng có sức hấp dẫn rất mãnh liệt như thế đó, nhưng chỉ như thế nào? Nhiều nhất là đọc mười lăm lần, đọc hết mười lăm rồi sau đó không muốn đọc lại nữa, sức hấp dẫn của chúng đến đó thôi, không còn muốn xem lại nữa! 

Kinh điển của cổ nhân có sức nhiếp thọ. Như Tứ Thư đó, quý vị thấy mình từ nhỏ đã đọc Tứ Thư, đại khái là ở trường tư, trẻ nhỏ độ chừng mười tuổi phải học Tứ Thư, đọc đến già vẫn càng đọc càng thấy ý vị, sức nhiếp thọ của Tứ Thư bốn tác phẩm văn học chẳng thể sánh bằng. Sức nhiếp thọ của bốn tác phẩm lớn tính hết mức không quá hai mươi lần. Nếu quý vị đọc một bộ sách từ đầu đến cuối hai mươi lần, đọc hai mươi lần xong, tôi tin rằng quý vị chẳng thể xem lại được nữa, đủ quá rồi! Nhưng một bộ Tứ Thư này đọc trăm lần chẳng chán! Sức nhiếp thọ của Phật pháp thật sự lớn lao, trong kinh từng nói từ Sơ Phát Tâm cho đến địa vị Như Lai, đời đời kiếp kiếp, thời gian ấy phải tính bằng A Tăng Kỳ kiếp, vĩnh viễn chẳng chán. Nhiếp là có sức thu hút như thế đó. 

“Thường” nghĩa là những đạo lý được nói trong kinh đều là chân lý vĩnh hằng, quyết định chẳng bị hạn chế bởi thời gian hay không gian. Sách vở thế gian chẳng thể đạt được như vậy. Sách vở thế gian, dẫu là trước tác của thánh nhân, vẫn bị hạn cuộc trong một khu vực, trong một giai đoạn, chỉ hữu hiệu trong lúc đó thôi. Có rất nhiều tác phẩm của cổ nhân Trung Quốc thật sự chẳng còn hiệu quả trong thời hiện đại nữa, hiệu quả thời gian đã mất rồi! Những trước tác thật sự của thánh nhân, cổ thánh tiên hiền Trung Quốc, về mặt tinh thần đúng là siêu thời gian, siêu việt không gian, nhưng những nguyên tắc được nhắc đến trong những tác phẩm đó có những điều trong thời đại hiện tại cần phải tu chỉnh vì chẳng thích hợp với thời hiện tại nữa! 

Phật pháp không như vậy, Phật pháp vĩnh hằng bất biến, thật chẳng thể nghĩ bàn, siêu việt thời gian, siêu việt không gian. Khi xưa, lúc tôi mới học Phật, đối với Phật pháp hết sức ngưỡng mộ, yêu thích, nhưng vẫn còn nghi hoặc. Vấn đề nghi hoặc lớn nhất là Giới Luật. Chương Gia đại sư thấy rõ điều này. Vì sao tôi nghi hoặc? Tôi nói những đạo lý giảng trong kinh Phật hay lắm, thật sự đáng nên tán thán, yêu thích vô cùng; nhưng Giới Luật là khuôn mẫu để sống. Chúng ta biết nếp sống Trung Quốc khác với ngoại quốc; người đời nay chẳng giống người thời xưa. Tôi thấy, tôi hiểu có nhiều phương thức sanh hoạt, điển chương, chế độ thời cổ đối với thời đó thì được, nhưng chẳng thể áp dụng cho hiện thời. Quan niệm như vậy biến thành thứ gì? Biến thành chấp trước rất cứng chắc. 

Tôi học Phật, chẳng thể học làm cổ nhân! Há có đạo lý người đời nay học làm người thời cổ, mà lại người ngoại quốc thời cổ? Phật là người Ấn Độ, nay chúng ta làm người Ấn Độ thời cổ còn ra thể thống gì? Nói cách nào cũng chẳng thông. Bởi thế, đối với Giới Luật tôi rất lãnh đạm, đối với kinh luận thì tỏ hứng thú rất nồng hậu. Khi đó, mỗi Chủ Nhật tôi được gặp Chương Gia đại sư một lần, gần như luôn nghe Ngài hữu ý hoặc vô ý dùng một câu cảnh tỉnh tôi: “Giới Luật rất trọng yếu”. Bởi thế, sau khi lão nhân gia vãng sanh, tôi ở bên lò thiêu Ngài; lò thiêu ấy chỉ dành riêng cho mình Ngài sử dụng, tôi dựng lều tranh ở đó suốt ba ngày. Trong ba ngày, ba đêm tôi suy nghĩ, tôi theo thầy học ba năm, Ngài dạy tôi những gì? Không nghĩ đến thì thôi, chứ nghĩ đến thì ấn tượng sâu đậm nhất là câu “Giới Luật rất trọng yếu”. Tôi nghĩ không ra; thật ra, tôi rất coi nhẹ chuyện đó, rất xem thường, bị Ngài nhìn thấy được, Ngài dùng câu đó đánh thức tôi. Nếu Ngài không viên tịch, tôi chẳng phản tỉnh, chẳng nhận biết được điều ấy. Ngài ra đi rồi, tôi mới phản tỉnh nhận biết điều ấy, tôi cho rằng nhất định phải có đạo lý. Bởi thế mới giở xem giới luật, nhờ đó đột nhiên hiểu ra. Trung Quốc nói đến Lễ, Nho Gia nói đến Lễ, chính là pháp thế gian. Pháp thế gian lễ nhạc ba đời khác nhau. Hạ, Thương, Châu không giống nhau. Qua khắp các đời, lễ nhạc đều phải đặt mới, phải cải cách, phải tu chỉnh, đều đổi mới quy chế. Như luật pháp cận đại, hiến pháp của quốc gia, cứ bao nhiêu năm đó lại phải tu chỉnh một lần; nếu không tu chỉnh thì sao? Không tu chỉnh sẽ không thích hợp với nhu cầu hiện thời; bởi thế pháp luật phải luôn tu chỉnh. 

Chúng ta thành lập một tổ chức nhỏ, tôi lập Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội ở Đài Bắc, chúng tôichương trình, có nguyên tắc làm việc chi tiết. Chương trình, nguyên tắc làm việc chi tiết, nhất là nguyên tắc làm việc chi tiết, cứ mỗi nửa năm chúng tôi lại phải kiểm thảo, tu chỉnh một lần. Mỗi năm phải kiểm thảo một lần, tu chỉnh thường xuyên. Bởi thế, chương trình, nguyên tắc làm việc chi tiết của Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội rất kiện toàn, vì sao? Tu chỉnh hơn mười mấy lần, rút kinh nghiệm khiến chúng rất hoàn chỉnh. Những thứ này là pháp thế gian, bởi thế phải tu chỉnh theo thời gian, theo địa phương. Do nghĩ Phật pháp là pháp xuất thế gian, chẳng phải pháp thế gian, từ đây tôi bèn nghĩ thông suốt. Giới Luậtranh giới phân chia giữa pháp thế gianxuất thế gian, nó chẳng phải là pháp thế gian. Nếu quý vị muốn siêu việt thế gian, muốn siêu việt luân hồi lục đạo, siêu việt mười pháp giới thì Giới Luật rất hữu dụng. 

Giới Luật là khuôn phép tu hành bao nhiêu kiếp của chư Phật, Bồ Tát, là khuôn phép để thoát khỏi luân hồi lục đạo, là khuôn phép vượt khỏi mười pháp giới, chẳng phải là khuôn phép để sống bình thường; bởi thế, chẳng thể sửa đổi Giới Luật được! Đặc biệtNgũ Giới, quý vị nói Ngũ Giới có đổi được hay không? Chẳng sát sanh, quý vị có thể nói là sai hay không? Chẳng trộm cắp, tại gia chẳng tà dâm, chẳng nói dối, chẳng uống rượu, không thay đổi được! Có đổi cũng không được. Mấy đại giới mang tánh nguyên tắc ấy đúng thật là siêu việt không gian, siêu việt thời gian, làm sao thay đổi được? Pháp ấy là Thường, đó là Thường. 

“Pháp” là pháp tắc, nay ta gọi là nguyên lý, nguyên tắc. Bởi thế, trong pháp thế gian tìm chẳng ra Thường và Pháp, chỉ riêng Phật pháp có. Phật pháp vĩnh hằng, dù pháp thế gian biến đổi thế nào, Phật pháp vẫn bất biến

Đó là bốn chữ mọi vị giảng kinh thường dùng để giảng ý nghĩa chữ Kinh. Tiếp đó là câu: “Các diệu nghĩa khác như Hoa Nghiêm Sớ nói”. Trong Hoa Nghiêm Sớ Sao, Thanh Lương đại sư dùng mười phương thức để giải thích chữ Kinh này. Quán - Nhiếp - Thường - Pháp là bốn cách; Ngài dùng mười cách giải thích, giải thích chữ Kinh rất tỉ mỉ, rất thấu triệt không chi hơn được Hoa Nghiêm Sớ Sao. Khi trước, tôi giảng kinh Hoa Nghiêm đã từng nói qua, đó là việc đã lâu lắm rồi. Trong tương lai có thể tôi giảng lần nữa, giảng gì? Giảng Tứ Thập Hoa Nghiêm. Khi tôi khai giảng Tứ Thập Hoa Nghiêm vẫn phải giảng đề mục kinh và huyền nghĩa; bởi thế sẽ lại có cơ hội giới thiệu tường tận. 

Đã giới thiệu tựa đề Phật Thuyết A Di Đà Kinh cùng quý vị xong. Dưới đây là kinh văn, nay chúng ta xem kinh văn, đoạn thứ nhất của kinh văn là từ đoạn: 
 
 

6.2. Tự Phần
 
 

“Như thị ngã văn: 

Nhất thời Phật tại Xá Vệ Quốc, Kỳ Thọ Cấp Cô Độc viên, dữ đại tỳ-kheo tăng, thiên nhị bách ngũ thập nhân câu, giai thị đại A La Hán, chúng sở tri thức: Trưởng lão Xá Lợi Phất, Ma Ha Mục Kiền Liên, Ma Ha Ca Diếp, Ma Ha Ca Chiên Diên, Ma Ha Câu Hy La, Ly Bà Đa, Châu Lỵ Bàn Đà Già, Nan Đà, A Nan Đà, La Hầu La, Kiều Phạm Ba Đề, Tân Đầu Lô Phả La Đọa, Ca Lưu Đà Di, Ma Ha Kiếp Tân Na, Bạc Câu La, A Nậu Lâu Đà

Như thị đẳng chư đại đệ tử, tinh chư Bồ Tát Ma Ha Tát: Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương Tử, A Dật Đa Bồ Tát, Càn Đà Ha Đề Bồ Tát, Thường Tinh Tấn Bồ Tát, dữ như thị chư đại Bồ Tát Ma Ha Tát, cập Thích Đề Hoàn Nhân đẳng vô lượng chư thiên đại chúng câu” 

Cho đến đoạn sau: 

“Nhĩ thời, Phật cáo Trưởng Lão Xá Lợi Phất

- Tùng thị Tây phương quá thập vạn ức Phật độ, hữu thế giới danh viết Cực Lạc. Kỳ độ hữu Phật, hiệu A Di Đà, kim hiện tại thuyết pháp”. 
 
 

 Đối với đoạn kinh này, Ngẫu Ích đại sư phán định từ đầu cho đến đây là Tự Phần. Liên Trì, Ngẫu Ích, U Khê mỗi vị phân đoạn khác nhau, mỗi vị có cách hiểu riêng. Hôm nay tôi giới thiệu cùng quý vị là dùng những điều tôi đã giảng trong Di Đà Yếu Giải Nghiên Tập Báo Cáo (Báo cáo những điều nghiên cứu, học tập từ tác phẩm Di Đà Yếu Giải) là tác phẩm giảng nghĩa tôi đã soạn, thừa dịp này ôn tập cùng các đồng học một lượt. 

 Trong đoạn này, tôi đặt một tiêu đề nhỏ “Kinh tự đích khải thị” (khải thị về tựa đề kinh). Trong phần này, trước hết giải thích danh nghĩa, tức là giải thích ý nghĩa của danh từ, thuật ngữ. Chữ “như thị” biểu ý tín thuận, “ngã văn” biểu thị sư thừa (sự truyền thừa từ thầy sang trò); “nhất thời” biểu thị cơ cảm (căn cơ cảm ứng), “Phật” là giáo chủ, “Xá Vệ quốc, Kỳ Thọ Cấp Cô Độc viên” là xứ sở, cả một đoạn từ “Xá Lợi Phất” cho đến “chư thiên đại chúng câu” nói đến thính chúng (những người đến nghe pháp). Đó là “lục chủng thành tựu” (sáu món thành tựu) mở đầu kinh Phật, giống như biên bản buổi khai mạc hội nghị hiện tại, ghi lại thời gian, địa điểm, những người tham dự, ai là chủ tịch, phần đầu biên bản hội nghị luôn có những khoản đó. Kinh Phật cũng vậy, để thủ tín cùng đời sau kinh này chẳng phải là ngụy tạo, mà thật sự là do Thích Ca Mâu Ni Phật đã nói. 
 
 

6.1.1. Thông Tự

6.1.1.1. Giới thiệu khái lược lục chủng thành tựu
 
 

 Câu đầu tiên của kinh là “như thị ngã văn”; bởi lẽ khi Thích Ca Mâu Ni Phật còn tại thế, lão nhân gia dạy dỗ toàn là khẩu thuyết, chẳng dùng văn từ, giống Khổng Tử của Trung Quốc. Sách của Khổng Tử đúng là sau khi Khổng lão phu tử đã qua đời, học trò đem những lời thầy thường răn dạy ghi lại, mọi người cùng biên tập thành. Một đời Thích Ca Mâu Ni Phật giảng kinh thuyết pháp, giảng rất nhiều, sau khi Phật diệt độ, đồ đệ đa văn bậc nhất, người học trò có ký ức tốt nhất là tôn giả A Nan. Trong tất cả đồng học, A Nantrí nhớ tuyệt hảo, nghe một lần ghi nhớ vĩnh viễn, cũng là một thiên tài, không phải ai cũng có khả năng như thế. 

Lúc tôi còn đi học, năng lực ra sao? Tôi cũng là một kẻ nghe nhiều nhớ dai, tôi nghe một lần có thể nhớ được chín mươi lăm phần trăm, tôi có năng lực đó; bởi thế kêu tôi nhắc lại là chuyện dễ dàng, chẳng khó khăn gì. Nhưng tôi kém ngài A Nan rất xa, A Nan một đời chẳng quên, tôi nhớ nhiều lắm là được một tuần, chừng một tuần sau quên mất quá nửa, một tháng sau khỏi tính nữa. Hiệu quả nhất là trong vòng một tuần, đã gọi là “nhớ dai”. Là học trò cũng có điều hay, hay ở chỗ nào? Đối phó với chuyện thi cử khá dễ dàng; nhưng cũng có chỗ tệ, tệ là chẳng đọc sách. Đối phó với thi cử quá đơn giản, trước giờ thi cho tôi mười phút, tôi ôn lại bài vở một lượt, chắc chắn sẽ đạt, chắc chắn như thế. Vì thế, tôi dùng tất cả thời gian làm gì? Xem tiểu thuyết. Bởi thế, trong bốn năm, tiểu thuyết Trung Quốc khoảng chừng đâu một hai trăm bộ tôi đọc sạch, tốc độ xem cũng nhanh, cũng có thể nhớ lâu. 

 Tôn giả A Nan đảm trách nhiệm vụ trùng tuyên. Tôi đã thưa cùng quý vị rồi đó, nếu không lâu hơn một tuần, tôi có thể nhắc lại những gì thầy đã giảng không sai mấy. Tôi chẳng thêm thắt ý mình, thầy giảng thế nào, tôi nói như thế đó, trong vòng một tuần chẳng có vấn đề gì, tối thiểu nhắc lại được chín mươi lăm phần trăm, tôi có năng lực ấy. Ngoài ra, tôi cũng có khả năng hiểu rất tốt, có ngộ tánh, đó là điều kiện chẳng thể thiếu để học kinh giáo. A Nan rất lợi hại, quý vị thấy đức Phật thuyết pháp bốn mươi chín năm, những gì giảng trong bốn mươi chín năm trước Ngài nhớ kỹ, thật phi thường, chẳng thể không khiến người ta năm vóc sát đất. Ngài lên đài nhắc lại, đem những lời Phật đã giảng khi trước thành thật nói ra, chẳng thêm vào một câu, tôi nghĩ rất có khả năng thiếu đôi câu, sức ký ức của Ngài rất mạnh! 

 [Những lời A Nan nói] được các đồng học thẩm tra, chấp nhận, thính chúng là ai? Năm trăm vị đại A La Hán, đều là đệ tử của Thích Ca Mâu Ni Phật. Bọn họ đến nghe, nghe xem A Nan có nói sai hay không. Nói không sai, chỉ cần một cá nhân nêu nghi vấn là đoạn đó bèn bị gạt bỏ. Năm trăm vị, vị nào cũng đồng ý, chép xuống, tạo thành kinh điển. Bởi thế, đầu kinh ghi “như thị ngã văn”. 

“Như thị” là lúc Thích Ca Mâu Ni Phật tại thế đã nói như thế. “Ngã” là tôn giả A Nan tự xưng, đích thân tôi nghe đức Phật nói, chẳng phải nghe qua người khác. Ở đây chúng ta phải hiểu, Thích Ca Mâu Ni Phật thành Phật hai mươi năm rồi A Nan mới xuất gia, A Nan sanh đúng ngày Thích Ca Mâu Ni Phật thành đạo. A Nan hai mươi tuổi xuất gia, trong hai mươi năm ấy, Phật giảng không ít kinh. Quý vị coi những kinh Thích Ca Mâu Ni Phật đã giảng được ghi lại, sau khi thị hiện thành Phật, tại vườn Lộc Dã độ năm tỳ-kheo, bắt đầu giảng kinh. Giảng Tiểu Thừa, giảng A Hàm, giảng đến mười hai năm. Giảng A Hàm mười hai năm xong bèn giảng Phương Đẳng, Phương Đẳng tám năm, cộng thành hai mươi năm. Nói cách khác, A Nan chưa từng nghe A Hàm, Phương Đẳng. A Nan đích thân bắt đầu nghe Thích Ca Mâu Ni Phật giảng kinh là nghe những gì? Nghe Bát Nhã. Bát Nhã giảng hai mươi hai năm, Pháp Hoa - Niết Bàn tám năm, cộng thành ba mươi năm. A Nan nghe được ba mươi năm sau, hai mươi năm trước không được nghe, làm sao kết tập? 

Trong kinh có câu chuyện, quý vị phải hiểu rõ. Thích Ca Mâu Ni Phật độ A Nan xuất gia, A Nan nêu điều kiện: Tôi thích kinh giáo, những kinh nào Phật đã thuyết trước kia, xin Ngài vì tôi nhắc lại một lượt. Thích Ca Mâu Ni Phật đáp ứng. Bởi thế, kinh A Hàm, Phương Đẳng trong hai mươi năm A Nan chưa từng nghe qua, Thích Ca Mâu Ni Phật giảng lại một lượt. Nói cách khác, bốn mươi chín năm dạy dỗ của đức Thế Tôn, A Nan được nghe rất hoàn chỉnh, khác nào chẳng thiếu một buổi học nào. Bởi thế, Ngài là người truyền Phật pháp, chúng ta phải tin tưởng

Ngoài ra còn có thuyết nói A Nan là bậc đại quyền thị hiện đến giúp Thích Ca Mâu Ni Phật giáo hóa chúng sanh, há lẽ chẳng thông đạt đạo lý! Điều này cũng hợp lý, đây là giảng từ mặt Lý, nói như trên là giảng về mặt Sự, lý - sự đều thông suốt. Bởi thế, đức Phật dạy A Nan mai sau kết tập kinh điển, câu đầu tiên là “như thị ngã văn, nhất thời Phật tại thậm ma địa phương” (Chính tôi nghe như thế này: Một thời đức Phật tại chỗ nào đó), đoạn kinh này là do đức Phật dạy A Nan nói như vậy. 

Thăng tòa giảng kinh được Phật lực gia trì, A Nan lên tòa trùng tuyên, người nghe ở dưới thấy A Nan được Phật gia trì, giống như đức Phật, bởi vậy có kẻ hoài nghi: “Chẳng phải là Thích Ca Mâu Ni trở lại hay sao?” Có người nói: “Không phải đâu, A Nan thành Phật rồi!” A Nan vừa nói “như thị ngã văn”, mối nghi hoặc ấy của đại chúng không còn nữa, tôn giả A Nan chỉ nhắc lại thôi! 

“Nhất thời”: Vì sao chẳng chép là năm, tháng, ngày, lại nói “nhất thời” (một thời). Nhất thờinói thật, nếu ghi năm, tháng, ngày thì năm, tháng, ngày là giả, vì sao? Ấn Độ thời ấy chưa thống nhất, năm tháng mỗi quốc gia khác nhau. Việc ấy ở Trung Quốc cũng có. Đến hiện tại, mọi người trên thế giới đều dùng dương lịch, chúng ta gọi là Công Nguyên. Hiện thời chánh phủ Trung Quốc cũng dùng Công Nguyên, nhưng tại Đài Loan dùng Dân Quốc, năm nay là năm Dân Quốc 92, Công Nguyên là năm 2003, không giống nhau. Tại Nhật Bổn dùng niên hiệu Bình Thành (Heisei), lại khác nữa! Lịch pháp Hồi giáo của thế gian cũng khác. Như vậy, trên địa cầu này cho đến hiện tại, lịch pháp vẫn chưa thống nhất, quý vị muốn ghi lại năm, tháng, ngày, giờ rất phiền phức, chẳng dễ tra cứu! 

Huống chi thời gian là khái niệm trừu tượng, “nhất thời” là đúng, thầy trò đạo hợp, cơ duyên chín muồi thì gọi là “nhất thời”. Ý nghĩa chữ “nhất thời” giống với ý nghĩa chữ Kinh trong Khế Kinh, cơ cảm tương ứng, thời tiết nhân duyên chín muồi, giảng đúng lúc đó mới phát sanh hiệu quả

A! Bây giờ đã đến giờ rồi, chúng tôi giảng đến đây thôi! 

*

Chư vị đồng học! 

Chúng ta xem tiếp đoạn thứ nhất kinh A Di Đà, từ “như thị ngã văn” đến “kim hiện tại thuyết pháp”. Trong phần tiểu chú, đoạn thứ nhất là giải thích danh nghĩa, tức là giải thích danh từ, thuật ngữ

“Như thị ngã văn”, “như thị” là Tín Thành Tựu. “Ngã văn” là Văn Thành Tựu, cũng là sư thừa. “Nhất thời” là Thời Thành Tựu. Phật là Chủ Thành Tựu, đây là người chủ giảng. “Xá Vệ Quốc, Kỳ Thọ Cấp Cô Độc viên” là Xứ Sở Thành Tựu, giảng tại địa phương nào. “Xá Lợi Phất”, toàn bộ đại chúngThính Chúng Thành Tựu. Giống như cách thức ghi biên bản hội nghị, dưới đây tôi sẽ trình bày giản lược từng điều cùng quý vị. 
 
 

6.1.1.2. Giảng về Tín Thành Tựu
 
 

Trước hết giải thích hai chữ Như Thị. “Thật tướng diệu lý, cổ kim bất biến” (Lý mầu Thật Tướng, xưa nay chẳng đổi) đó là Như. Trước hết, chúng tôi nói hai câu này. Chúng ta thường gọi Thật TướngChân Tướng, Thật là chân thật, Tướng là hiện tượng; hiện tượng vũ trụ hình dáng chân thật là gì? Phàm phu chúng ta không thấy được chân tướng vũ trụ, chúng ta chỉ thấy được huyễn tướng, giả tướng, tướng thiên biến vạn hóa; chẳng thấy được chân tướng. Giống như chúng ta trông thấy biển cả, trông thấy biển cả ba đào trào dâng, bên bờ biển thấy sóng trào bọt trắng xóa, chúng ta trông thấy những tướng trạng đó, trông thấy ba đào, trông thấy bọt sóng, chân tướng là gì? Chân tướng là nước, chỉ biết thưởng thức sóng vỗ tung bọt, chỉ thấy được tướng ấy, quên mất nước đi, tướng thật sự là nước. 

Chúng ta trông thấy thiên biến vạn hóa trong vũ trụ, không một giây, một phút ngừng nghỉ, kinh Phật gọi là “sanh diệt trong từng sát-na”. Như ba đào trong biển, sóng khởi lên là sanh, sóng chìm xuống là diệt. Sóng vỗ tung bọt lên là sanh, sau khi sóng tan, bọt sóng tiêu mất là diệt. Trong vũ trụ sanh diệt biến hóa vĩnh hằng không ngừng, chúng ta bình thường chỉ biết được tướng biến hóa ấy, bản thể của sự biến hóa là gì? Ba đào, bọt sóng do nước biến ra, bản thể là nước. Vũ trụ to lớn như thế, thiên biến vạn hóa trong đó, bản thể của nó là gì? Trong kinh Phật gọi bản thể ấy là Thật Tướng

“Thật Tướng diệu lý, cổ kim bất biến”: Tất cả hết thảy hiện tượng sanh diệt trong từng sát-na, thiên biến vạn hóa, bản thể của sự biến hiện vĩnh viễn không biến đổi, bất sanh bất diệt, chẳng đến chẳng đi, chẳng thường chẳng đoạn, chẳng một chẳng khác (bất sanh, bất diệt, bất khứ, bất lai, bất thường, bất đoạn, bất nhất, bất dị); Trung Quán Luận gọi là tám cái “Bất” (bát bất) để hình dung. Đó là bản thể của vũ trụ, là bản lai diện mục trước khi cha mẹ sanh ra. Phật cho nó một danh xưng là Như, Như Như, Chân Như, Tự Tánh, Chân Tâm, Lý Thể. Trong kinh điển Phật nêu cả mười mấy danh từ, không quan trọng gì cả. Vì sao Phật nói nhiều danh từ như thế? Nhằm dụng ý dạy chúng ta đừng chấp trước danh từ, danh từ là pháp phương tiện chẳng phải thật, nhưng trong giáo học dùng những danh từ này khiến quý vị ngộ nhập chân thật. Chẳng được chấp trước danh từ; nếu chấp vào một danh từ, quý vị chẳng thể ngộ nhập chân thật. Sở dĩ chẳng thể chấp trước vào tướng danh tự, Phật nói nhiều danh tự như thế, dụng ý là cho quý vị biết nói sao cũng đều đúng, chỉ cần chẳng nói sai điều này, ngàn vạn phần chẳng được chấp trước danh từ. 

Bộ kinh này là kinh A Di Đà, mục đích tu học của kinh A Di Đà là cầu sanh Tịnh Độ, thân cận A Di Đà Phật, đến Tây Phương Cực Lạc thế giới tu hành, chúng tôi phải nói theo cách thông thường là “đến học tập”. Học tập trong thế gian này có chi không tốt? Hoàn cảnh học tập trong thế gian này không tốt, hoàn cảnh nhân sự càng chẳng tốt, trong thế gian này không có thầy tốt, không có đồng học tốt, thọ mạng lại ngắn, thời gian quá ngắn chẳng đủ dùng. A Di Đà Phật sáng tạo cho chúng ta một hoàn cảnh hoàn bị nhất, chỉ cần chúng ta nghĩ đến, chúng ta thật sự có thể đến đó được. Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật giới thiệu cho chúng ta đến học tập trong hoàn cảnh ấy, chư Phật Như Lai là thầy, chư thượng thiện nhânđồng học, đồng học đều là thượng thiện. Chữ “thượng thiện” chỉ cho ai? Chỉ Đẳng Giác Bồ Tát. Như Quán Thế Âm, Đại Thế Chí trong Tây Phương Cực Lạc thế giớiđồng học, là trưởng tràng, là trưởng ban của ban học chúng ta. Nơi đó là hoàn cảnh tu học hoàn bị nhất, trong hoàn cảnh ấy quý vị chẳng khởi tham -sân - si. Vì sao? Tất cả hết thảy, bất luật vật chất hay tinh thần, thọ dụng đều được biến hóa ra. Nghĩ đến gì thứ ấy hiện ra, chẳng có tâm tham. Trong xã hội ấy đều là thiện nhân, chẳng có người ác, không ai có ác niệm, không ai có ác ý, không ai nói năng thô lỗ, dù có tâm sân khuể quý vị cũng chẳng thể phát khởi vào đâu được. Nói cách khác, quý vị chẳng có điều kiện nổi nóng, thật chẳng thể nghĩ bàn! Không phát khởi tâm sân khuể được, sáu căn hoàn toàn tiếp xúc Phật pháp, toàn là giáo hối của thánh hiền, nhất định quý vị chẳng ngu si. Nói cách khác, bất tất phải đoạn sân si, cũng chẳng cần phải quan tâm đến, đến ở lâu trong thế giới ấy sẽ tự nhiên đoạn được sân si sạch sành sanh, mục đích là đây. 

“Y Thật Tướng lý, niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, quyết định vô phi” (Nương theo lý Thật Tướng, niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ quyết định chẳng sai), “vô phi” là chẳng lầm, quyết định chẳng lầm, tức là Thị (đúng). Lời giải thích ấy căn cứ vào tông thú của kinh này, nêu thành điều thứ nhất. Thuyết pháp như vậy, bất luận trong thời điểm nào, bất luận chỗ nào, nơi này phương khác thảy đều chính xác, đều chẳng sai lầm; nói trong thế giới Hoa Tạng cũng vẫn chính xác. Vì sao? Chúng ta thấy Văn Thù, Phổ Hiền trong hội Hoa Nghiêm nơi thế giới Hoa Tạng, dùng mười Ba La Mật, mười đại nguyện vương khuyên lơn, hướng dẫn bốn mươi mốt địa vị Pháp Thân đại sĩ cầu sanh Tịnh Độ, thân cận A Di Đà Phật. Quý vị hãy nghĩ xem: Đó cũng là lý do tại sao hội Hoa Nghiêm nơi thế giới Hoa Tạng cũng là “quyết định chẳng sai”. Từ chỗ này quý vị tự nhiên nhận hiểu pháp môn này thù thắng chẳng thể nghĩ bàn. 

Hiện tại chúng ta cùng học tập kinh Hoa Nghiêm, mục đích học tập kinh Hoa Nghiêm là gì? Nhằm triệt để hiểu rõ pháp môn Tịnh Độ. Kinh Hoa Nghiêm giảng thật tường tận, giảng cho thật nhiều, giảng thật rõ ràng, thì không có gì khác ngoài nhằm làm cho chúng ta tin sâu chẳng ngờ, hạ quyết tâm niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ. Nếu quý vị học kinh A Di Đà, học kinh Vô Lượng Thọbán tín bán nghi, chẳng thể giải quyết vấn đề, hãy học kinh Hoa Nghiêm. Huân tu kinh Hoa Nghiêm một thời gian dài, sẽ trừ được gốc nghi, đều thấu rõ, đều minh bạch hết. Kinh A Di Đà, kinh Vô Lượng Thọcương yếu của Tịnh tông, nắm được cương lãnh thì công phu tu học đắc lực, nguyện vọng vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới có thể trở thành sự thật

Tiếp đó, có một cách giải thích khác, xin mọi người hãy đọc: “Hựu vạn pháp câu tịch, nhất tâm bất loạn vi Như, thị tâm thị Phật, thị tâm tác Phật vi Thị” (Lại nữa, muôn pháp đều tịch, nhất tâm bất loạn là Như; tâm này là Phật, tâm này làm Phật là Thị). Đây cũng là căn cứ vào chỉ thú của Tịnh tông mà nói, nhưng trên phạm vi lớn hơn. “Vạn pháp câu tịch” đạo lý rất sâu. Chúng ta thấy vạn pháp đều động, sanh diệt trong từng sát-na, đều là động. Vạn pháp đều động chẳng Như; Như là nói về Thể. Chúng ta thấy tướng như vậy là vướng mắc vào tướng. Tướng là động, tác dụng là động, Thể bất động. Giống như trong biển cả chúng ta thấy có sóng mòi, bọt sóng lên xuống là động, tùy thuộc hướng gió, tùy thuộc dòng chảy di động không ngừng, đó là tác dụng của nó. Nổi lên, chìm xuống là tướng, lưu động là tác dụng của nó; nhưng quý vị phải hiểu Thể của nó không động, Thể là Như. 

Nhất tâm bất loạn, nhất tâm, tâm bất động; nhị tâm, nhị tâm là động. Nhị tâm là trong tâm quý vị có vọng tưởng. Sở dĩ gọi tưởng là vọng tưởng là ngụ ý bảo cho quý vị biết nó chẳng phải thật. Chân tâm là gì? Trong chân tâm chẳng có ý niệm, chân tâm lìa niệm, chân tâm vô niệm, đấy là điều kinh Đại Thừa thường giảng. Hữu niệm chẳng phải là chân tâm, vô niệmchân tâm. Ở đây lại phải hiểu rõ, vô niệm không phải là không nghĩ gì, chẳng phải là cái gì ta cũng chẳng thèm nghĩ đến, nếu tưởng đó là vô niệm thì sai mất rồi! Đây đúng là “sai chỉ hào ly, lầm ngàn dặm”. Vì sao? Quý vị tưởng “không nghĩ” gì là vô niệm thì quý vị thật sự tu thành Vô Tưởng Định, quả báo tương lai là trời Vô Tưởng thuộc Tứ Thiền Thiên, chẳng thể giải quyết vấn đề, lầm lạc rồi! 

Không nghĩ gì cũng chẳng dễ, cũng phải có Thiền Định tương đương. Quý vị thấy đó, phải là Tứ Thiền! Sanh trong trời Vô Tưởng của Tứ Thiền Thiên, vì sao chẳng thể giải quyết vấn đề? Kẻ ấy đọa trong vô minh, vô minh vẫn là Tưởng. Chẳng tưởng động thì tưởng tịnh, tưởng những gì bất động, kẻ ấy tưởng đó là vô tưởng. Chẳng nghĩ đến hữu tưởng sẽ nghĩ đến vô tưởng, biến thành Vô Tưởng Định. Vô niệm khác hẳn, phải hiểu cho rõ! Vô niệm không phải là vô tưởng (không nghĩ tưởng gì), vô niệm là không có vọng niệm; trong pháp Đại Thừa gọi là “có chánh niệm”. Nếu trong tâm vẫn phân biệt là “có chánh niệm”, vẫn chấp trước vào “có chánh niệm” thì chánh niệm ấy lại biến thành vọng niệm, điều này rất khó hiểu! 

Rốt cuộc, thế nào mới là chánh niệm, thế nào mới là vô niệm? Trong kinh Phật có một nguyên tắc chung: “Lìa hết thảy vọng tưởng, phân biệt, chấp trước thì gọi là Vô Niệm”. Đối với hết thảy sự lý, nhân quả, tánh tướng trong vũ trụ thấu hiểu rõ ràng, hiểu minh bạch thì gọi là Chánh Niệm. Bởi vậy, trong chánh niệmtrí huệ, có đức năng, có tướng hảo sanh động hoạt bát, trong ấy nhất định chẳng có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, khác hẳn với Vô Tưởng Định, chẳng giống với Thiên Chân Niết Bàn (5) của Tiểu Thừa. Vô Tưởng Định, Thiên Chân Niết Bàn vô ích, có Thể nhưng không có Dụng; nói thật ra, chính mình chẳng được lợi ích viên mãn, cũng chẳng thể làm lợi cho chúng sanh được. 

Trong hội Lăng Nghiêm chúng ta thấy Thích Ca Mâu Ni Phật quở trách người Tiểu Thừa, khen ngợi Bồ Tát. Bồ Tát có Thể có Dụng, Tiểu Thừa có Thể nhưng không khởi tác dụng. Vì thế phải hiểu “vạn pháp đều tịch”, tướng ấy là ở đâu? Tướng ấy ở ngay trước mắt, nhưng nó chẳng sanh chẳng diệt, trọn khắp hư không pháp giới, sao chúng ta không thấy? Trong hội Hoa Nghiêm, Thích Ca Mâu Ni Phật đã rất cảm thán nói: “Hết thảy chúng sanh đều có trí huệ đức tướng của Như Lai”, ngay cả hiện tại, chưa bao giờ mất; điều hết sức đáng tiếc là “nhưng vì vọng tưởng, chấp trước, chẳng thể chứng đắc”. “Như thị” nguyên vốn có sẵn nơi thân chúng ta, mỗi ngày từ sáng đến tối chúng ta dùng nó mà không biết. Là thứ gì trên thân ta vậy? Chính là căn tánh của sáu căn; phải thưa rõ cùng quý vị, căn tánh của sáu căn! Căn tánh nơi sáu căn là “diệu lý Thật Tướng”, là tướng tịch diệt, tịch diệt thanh tịnh, là chân tâm, là bản tánh không hai không khác với chư Phật Như Lai

Nếu cùng quý vị luận sâu hơn thì ngay nơi nhục thể chúng ta, các khoa học gia hiện tại thấy rất rõ, hiểu rất rõ, thân thể chúng ta đây do gì tạo thành? Do tế bào tạo thành, tế bào do gì tạo thành? Do nguyên tử tạo thành; nguyên tử do gì tạo thành? Do lạp tử (leptons) tạo thành. Kinh Hoa Nghiêm nói mỗi một lạp tử ấy đều đầy đủ rất trọn vẹn pháp tánh, pháp tánhChân Như. Chân Như ở tại đâu? Chân Như không chỗ nào chẳng tồn tại. Trong mỗi một lạp tử đều có, mỗi một nguyên tử đều có, trong mỗi tế bào trên thân thể chúng ta đều có, rất đáng tiếc là quý vị mê, quý vị chẳng giác ngộ

Nếu quý vị thật sự giác ngộ thì mới hiểu “vạn pháp đều tịch”! Chúng ta chẳng thấy thanh tịnh tịch diệt, mà thấy những gì? Thấy vô lượng vô biên tướng sanh diệt, tướng biến hóa. Vì sao vậy? Chỉ thấy tướng chứ không thấy tánh! Các vị Phật, Bồ Tát, những người chân chánh tu hành thấy được tánh, liễu tướng, hiểu rất rõ hiện tượng, thấy được tánh, thấy trong tướng sanh diệttánh không sanh diệt. Đấy mới là hiểu rõ, minh bạch chân tướng sự thật. Như thị, nguyên lai như thị (như thế đó, vốn là như thế đó). Nhất tâm bất loạn cũng tức là nói “không có vọng tưởng”. Vọng tưởng, phân biệt, chấp trước thảy đều đoạn hết thì gọi là Như. 

Tịnh tông chẳng phải là tu hành mê tín, chẳng khác gì lắm với Hoa Nghiêm, Thiên Thai, Pháp Tướng, Tam Luận, Tông Môn, Giáo Hạ. Trong kinh Kim Cang, đức Phật nói: “Pháp môn bình đẳng, chẳng có cao thấp”. Tịnh tông chẳng nằm ngoài pháp môn, so với hết thảy pháp môn khác nó thật sự bình đẳng, chẳng có cao thấp. Vì sao? Chỗ y cứ đều là Chân Như, đều là Thật Tướng. “Tâm này là Phật, tâm này làm Phật”, ấy là Thị! Một mảy chẳng sai! Tâm này là đức Phật vốn sẵn có, vốn sẵn là như vậy, tâm chính là Phật, Phật chính là tâm; tâm là Chân Như, Chân Như là tâm. Nay quý vị lại phát tâm muốn làm Phật, quý vị nghĩ coi mình có thể làm Phật được chăng? Trong kinh Đại Thừa, Thích Ca Mâu Ni Phật thường nói: “Hết thảy pháp đều từ tâm tưởng sanh”, ngày ngày nghĩ làm Phật, đương nhiên sẽ làm Phật. Hiện tại vì sao bệnh truyền nhiễm SARS dữ dội đến thế? Vì sao nó lây lan rộng? Chẳng có gì khác ngoài chuyện quý vị hằng ngày nghĩ đến SARS, SARS bèn xảy đến, đó là duyên cớ! Quý vị không nghĩ đến nó, dần dần nó không còn nữa, hết thảy pháp từ tâm tưởng sanh, sao quý vị không nghĩ đến điều tốt, chẳng nghĩ đến điều lành? 

Sáng sớm nay, bên Mỹ gọi điện thoại cho tôi, không ít người thấy tôi trước đây trên TV có mấy lần giảng về bệnh SARS, nay họ thu lại, phát lên đài truyền hình vệ tinh. Tôi đặc biệt bảo mọi người: Chúng ta phải tin tưởng lời Phật, “hết thảy pháp từ tâm tưởng mà sanh”, chẳng cần phải quan tâm đến nó, chẳng cần phải nghĩ đến nó? Mà nghĩ đến điều gì? Chân thành thanh tịnh. Chân thành thanh tịnh nhất định sẽ chẳng bị nhiễm hết thảy bệnh độc, chẳng bị lây nhiễm. Trong tâm, trong tư tưởng quý vị chẳng có độc, làm sao bị nhiễm độc cho được? Không tin tưởng! Bình đẳng từ bi hóa giải được bệnh độc, hóa giải được chất độc của vi khuẩn SARS, hóa giải hết. Hai câu này hết sức trọng yếu; chỉ cần chúng ta thật sự tu hành “chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, từ bi”, ôn dịch bị hóa giải rất nhanh, không còn nữa. Thiên tai nhân họa từ đâu mà có? Từ vọng tưởng khởi, từ tham - sân - si khởi, đó mới là cội gốc. Bởi thế, chúng ta ngày ngày tưởng Phật, ngày ngày niệm Phật, ngày ngày thấy Phật, thấy tượng Phật, ngày ngày đọc kinh Phật, lẽ đâu chẳng thành Phật? Đó gọi là Thị. Đến đây là giảng xong chữ Như Thị, dưới đây lại xem tiếp chữ Nhất Thời
 
 

6.1.1.3. Giảng về Thời Thành Tựu
 
 

“Tế ngộ lương thời, sư tư đạo hợp” (gặp đúng dịp tốt, thầy trò đạo hợp), đó là “nhất thời”. Bởi thế chẳng ghi chép năm, tháng, ngày đức Phật giảng kinh, dụng ý rất hay! Chẳng ghi chép năm tháng ngày giờ lại có ý nghĩa rất sâu, khiến cho chúng ta lìa khỏi vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, bởi lẽ thời giankhông gian phát sanh từ vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, chẳng phải là sự thật. Trong Pháp Tướng Duy Thức Học, không gianthời gian bị xếp vào “bất tương ưng hành pháp”. Vì sao gọi là bất tương ưng hành pháp? Nói theo cách bây giờ, chúng thuộc về khái niệm trừu tượng, chẳng phải là sự thật. Bởi thế, nhà Phật dùng danh từ “bất tương ưng hành pháp”, người hiện thời gọi là khái niệm trừu tượng, chẳng có sự thật. “Nhất thời” hay lắm! 

“Tế ngộ lương thời” (gặp nhằm dịp tốt), nay ta gọi “tế ngộ” là cơ hội, điều kiện đầy đủ, nhằm vào lúc ấy “sư tư đạo hợp” (thầy trò đạo hợp), thầy gặp được trò tốt, trò tốt gặp được thầy giỏi, trò vui thích học, thầy vui vẻ dạy, gặp nhằm lúc đó là “nhất thời”. Thầy dù có hay nhưng chẳng gặp được trò tốt cũng uổng công, dù trò có tốt chẳng gặp được thầy giỏi, tình hình ấy rất nhiều. Bởi thế, Thiện Đạo đại sư nói mấy câu khiến chúng tôi càng nghĩ càng bội phục, lão nhân gia nói “nói chung là gặp duyên chẳng đồng”. Duyên tối trọng yếu là nhân sự; chúng ta có thể thành tựu hay không? Cá nhân tu hành có thể thành tựu hay không? Đối với xã hội, đối với đại chúng có thể cống hiến hay không? Đều là do gặp duyên chẳng đồng, quan trọng nhất là chí đồng đạo hợp.

Trong Phật pháp nói đến Lục Hòa Kính, thứ nhất là Kiến Hòa Đồng Giải, cách nghĩ, cách nhìn của mọi người nhất trí. Kiến lập nhất trí bằng cách nào? Nhất tríbuông bỏ cách nghĩ, cách nhìn của riêng mình. Ta là phàm phu, đầu tiên phải thừa nhận, phải khẳng định điều đó. Ta là phàm phu, ta không giác ngộ, ta vẫn đang mê. Đã không có giác ngộ thì cách nghĩ, cách nhìn của ta không chánh xác. Mọi người chúng ta đều là phàm phu, buông bỏ thành kiến của chính mình, tạm thời bỏ cách nghĩ, cách nhìn của mình sang một bên, chúng ta nghe lời Phật, chúng ta tiếp nhận lời Phật dạy răn, học theo cách nghĩ, cách nhìn của Phật, làm theo cách Phật làm, đó gọi là “học Phật”. Có giữ được cách nghĩ, cách nhìn, cách làm của Phật hay không, điều này cần phảitín tâm. Tín tâm do đâu có? Chấp nhận Phật là bậc giác ngộ, Phật là bậc minh tâm kiến tánh, tư tưởng, hành vi của Phật lưu lộ từ tánh đức của tự tánh. Đến khi chúng ta chứng đắc Phật quả rồi (chứng đắc Phật quảminh tâm kiến tánh, là thật sự đạt được Như Thị), thì cách nghĩ, cách nhìn, cách làm của chúng ta hoàn toàn giống với chư Phật Như Lai, Phật Phật đạo đồng. 

Vì sao? Vì thấy tánh rồi, tư tưởng, kiến giải, ngôn hạnh của quý vị toàn bộ đều từ tự tánh lưu lộ ra. Không kiến tánh thì chúng lưu lộ từ phiền não tập khí; bởi thế chúng dính mắc tự tư, tự lợi, dính mắc tham - sân - si - mạn. Chư Phật, Bồ Tát, Pháp Thân Bồ Tát chắc chắn không tự tư tự lợi, nhất định chẳng có tham - sân - si - mạn, như vậy là rất hợp lý. Bởi thế chúng ta phải tự phản tỉnh, chúng ta còn có tự tư tự lợi hay chăng? Chúng ta còn có tham - sân - si - mạn hay chăng? Vẫn còn một chút. Còn một chút là trật rồi, còn một mảy may là trật rồi, quý vị chưa giác ngộ, chưa kiến tánh; phải đoạn cho đến một mảy cũng chẳng còn, đó là Kiến Tánh. Chúng ta vẫn còn có tư tâm, vẫn còn có yêu - ghét, yêu thích cái này, chán ghét cái kia là trật! Ai ưa thích? Ta yêu thích. Ai chán ghét? Ta chán ghét. Quý vị vẫn còn có cái TA (Ngã). Có Ngã là có tự tư tự lợi. Ai biết trong kinh luận thường nói “bốn đại phiền não thường theo sát”, điều này chẳng cần phải học, mà là tập khí đời đời kiếp kiếp từ vô lượng kiếp đến nay. Đầu tiên là Ngã Kiến, đây là gốc! Ngã Kiếnchấp trước nghiêm trọng, chấp trước thân này là Ngã, chấp trước cái có khả năng tư duy tưởng tượng này nọ là Ngã, đó là Ngã Kiến. Hễ có Ngã Kiến chắc chắn sẽ chấp trước Ngã Ái, có Ngã Si, có Ngã Mạn, bốn đại phiền não, đó là phàm phu! Người chân chánh giác ngộ chuyển Mạt Na Thức thành Bình Đẳng Tánh Trí, bốn thứ phiền não trên không còn nữa. Bởi thế, phải thường tự nghĩ mình là hạng người gì? Là phàm phu, chẳng phải là Phật, chẳng phải là Bồ Tát

Đã là phàm phu, thật sự biết mìnhphàm phu, hãy buông bỏ thành kiến của chính mình, buông bỏ cách nghĩ, cách nhìn, cách làm, cách nói của chính mình, buông bỏ hết! Tùy thuận đức Phật dạy răn, đó là hạng người thông minh, người như vậy gọi là chân chánh học Phật. Người ấy thật sự tu hành, chẳng cần phải mất ba đại A Tăng Kỳ Kiếp mà có thể thành công trong một đời. Ba đại A Tăng Kỳ Kiếp là nói với ai? Nói với hạng người bán tín bán nghi. Quý vị nói họ chẳng tu ư? Họ tu hằng ngày, quý vị nói họ thật sự tu ư? Chẳng thấy! Họ chưa quên được mình. Lúc cảnh giới hiện tiền vẫn là vọng tưởng, tập khí làm chủ, hạng người như vậy muốn thành tựu phải mất ba đại A Tăng Kỳ kiếp, phải mất vô lượng kiếp. Thật sự buông phiền não, tập khí xuống được, hoàn toàn nghe theo lời Như Lai giáo hối; câu cuối cùng của kinh này là “y giáo phụng hành”, thật sự y giáo phụng hành sẽ nhanh lắm! Nhất là với pháp môn này là pháp môn thành Phật ngay trong một đời. “Nhất thời”: có thể thành tựu được trong một thời. 
 
 

6.1.1.4 Giảng về Chủ Thành Tựu
 
 

Câu thứ tư là Chủ Thành Tựu “Phật”. Phật là dịch âm tiếng Phạn “Phật Đà Da”, người Tàu thích đơn giản, lược bớt những âm cuối, chỉ gọi gọn là Phật. Phật có nghĩa là “tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn, đại sư của trời người, gọi là Phật”. Chữ Phật này gồm rất nhiều ý nghĩa, bản thể của nó là trí huệ, ba thứ trí: Nhất Thiết Trí, Đạo Chủng Trí, Nhất Thiết Chủng Trí. Trí khởi tác dụng là giác, tự mình giác, sau khi tự giác phải giúp người khác giác ngộ. Vì sao? Tự và Tha là một, chẳng phải hai. Phải hiểu đạo lý này, phải hiểu rõ chân tướng sự thật, phải thấu suốt. Giác hạnh viên mãntrí huệ, giác ngộ ấy đạt đến viên mãn, vạn sự vạn pháp trong vũ trụ nhân gian không gì chẳng hiểu rõ. Rất nhiều tôn giáo ca ngợi thần, ca ngợi Thượng Đếtoàn tri toàn năng; giác hạnh viên mãntoàn tri toàn năng, không gì chẳng biết, không gì chẳng giác, không gì chẳng thể, đến lúc ấy, ta gọi người ấy là Phật. Phật là tiếng Phạn, “nhân thiên đại sư”: thầy dạy tốt của nhân gian lẫn cõi trời. “Đại sư” là tiếng tôn xưng tối cực, tôn xưng đến cùng cực, đại sư là Phật. 

Nay không ít người tự xưng là Đại Sư, thời cổ không có việc này. Quý vị thấy những vị pháp sư phiên dịch thời xưa, đạo đức, học vấn, tu hành đều đạt đến mức độ cao, nhưng họ khiêm hư. Chúng ta thường thấy trong phần ghi tên người phiên dịch đề là Tam Tạng Pháp Sư; khiêm tốn hơn một chút là Sa Môn, chẳng dám xưng là Pháp Sư. Thông đạt Kinh - Luật - Luận xưng là Pháp Sư, chỉ thông đạt một loại trong Kinh - Luật - Luận, không dám xưng là Tam Tạng Pháp Sư. Thông đạt Giới Luật xưng là Luật Sư, thông đạt luận điển xưng là Luận Sư, thông đạt kinh giáo thường xưng là Pháp Sư, chẳng dám thêm chữ Tam Tạng. Tam Tạng Pháp Sưthông suốt hết thảy. Chẳng ai dám xưng là Đại Sư cả! Đại Sư là Phật. Điều này đồng học chúng ta phải nhớ kỹ, ngàn vạn phần trong tương lai chẳng được tự xưng là Đại Sư. Quý vị xưng là Đại Sư là quá kiêu mạn, quá vượt phận. Người khác gọi quý vị là Đại Sư thì phải giảng rõ cho họ hiểu minh bạch chẳng được xưng hô như vậy. Xưng “đại pháp sư” vẫn là miễn cưỡng, chữ Đại ấy là tôn xưng, xưng là Đại Pháp Sư, chẳng thể xưng là Đại Sư, phải hiểu nhé! 

Giống như trong thế gian, danh xưng chẳng được dùng loạn xạ. Đại Sư là Phật, kẻ kia chưa phải là Phật mà xưng Đại Sư là đã vượt phận rồi. Ví như quý vị chẳng phải là Tổng Thống, quý vị bảo mọi người mình là Tổng Thống, người ta đều gọi quý vị là Tổng Thống, thành ra thứ gì? Người thế gian làm như vậy là phạm pháp! Trong Phật phápphạm pháp hay chăng? Phạm pháp chứ! Pháp thế gian chẳng xử phạt quý vị, hộ pháp thần sẽ ra tay, quý vị vượt quá phận rồi! Nhưng rất nhiều bậc tổ sư, đại đức sau khi đã viên tịch rồi, hậu nhân xưng các Ngài là Đại Sưđặc biệt tỏ lòng lễ kính các Ngài, vậy là đúng. Các vị chẳng biết đến, người đời sau tôn kính, như vậy là đúng. 

Thế nhưng có một ngoại lệ, tổ sư Tịnh Độ Tông nhất loạt được gọi là Đại Sư, nhưng gọi là Đại Sư cũng chẳng phải lúc họ đang còn sống, mà đều là sau khi đã vãng sanh, người đời sau tôn xưng. Bởi vì những vị Tổ Sư ấy cũng là do người đời sau tôn trọng, Tịnh Độ Tông không có truyền thừa, chẳng phải là truyền theo từng đời một. Các tông các phái khác đều là đời này truyền sang đời kia, Tịnh Độ Tông không như vậy, Tịnh Độ Tông không có. Do đâu có Tổ Sư Tịnh Độ Tông? Do hậu nhân tuyển chọn, giống như tuyển cử dân chủ vậy. Cá nhân ấy tu hành đạt thành tựu trong Tịnh tông, đối với Tịnh tôngcống hiến rất lớn, người đời sau bèn xưng cá nhân ấy là Tổ Sư, chẳng phải chính người ấy xưng là Tổ Sư. Bởi thế tổTịnh Độ Tông là tuyển chọn dân chủ, nhưng được xưng là Đại Sư chẳng nhằm lúc họ đang còn sống. 

Quý vị biết lúc Ấn Quang đại sư còn tại thế, đều xưng là Ấn Quang pháp sư. Quý vị thấy bản Văn Sao đầu tiên, lúc lão nhân gia còn tại thế, mang tựa đề Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao, không xưng là đại sư. Sau khi lão nhân gia vãng sanh rồi, hậu nhân gọi là Ấn Quang Đại Sư Văn Sao thì được! Lúc Ngài còn tại thế, chẳng thể xưng như vậy. “Nhân thiên đại sư”, Phật xưng như vậy thì được, Bồ Tát đều chẳng được. Bồ Tát xưng là Đại Sĩ, xưng là Khai Sĩ, xưng là Chánh Sĩ, chẳng thể xưng Đại Sư. Đó là kiến thức thông thường, chúng ta phải hiểu. A! Bây giờ đã hết giờ rồi! 

*

6.1.1.5. Giảng về Xứ Thành Tựu 
 
 

Chư vị đồng học! 

Xin hãy xem tiếp phần sau: “Tại Xá Vệ Quốc, Kỳ Thọ Cấp Cô Độc viên”. 

Xá Vệ là dịch âm tiếng Phạn, dịch nghĩa là Văn Vật, “thử vân Văn Vật” (ở đây kêu là Văn Vật). Văn Vậthai nghĩa

1) Văn ngụ ý ở nơi ấy có rất nhiều người đa văn, nói theo cách bây giờ là có rất nhiều người thấy nhiều biết rộng, có học vấn, có đạo đức, có kiến thức. Nói cách khác, nói như cách chúng ta hiện thường nói, khu vực ấy trình độ văn hóa rất cao. Chữ “Văn” biểu thị ý nghĩa này. 

2) Vật là sản vật phong phú

Nói như bây giờ thì Vật là văn minh vật chất, Văn là văn minh tinh thần, đều thù thắng phi thường. Đó là địa phương tốt, rất khó có được. 

Xá Vệ vốn là danh xưng của một thành thị, thành thị ấy rất nổi danh, nên dùng tên thành thị ấy để đặt tên cho quốc gia. Giống như trong xã hội hiện tại, chúng ta lấy Bắc Kinh đại biểu Trung Quốc, lấy Washington DC đại diện cho Mỹ Quốc, ý nghĩa giống như vậy. 

Kỳ Đà cũng là tiếng Phạn, Tu Đạt Đa cũng là tiếng Phạn; đó là tên của hai người. Kỳ Đà (Jeta) là thái tử, Tu Đạt Đa là đại thần, trưởng giả. Hai người này bố thí một khu đất, dâng cho Phật kiến lập đạo tràng tại đó để giáo hóa chúng sanh. Câu chuyện này không cần giảng, trong Kinh Luật Dị Tướng có ghi, trong Pháp Uyển Châu Lâm cũng có, rất nhiều chú giải kinh A Di Đà của các vị pháp sư cũng giảng rất tường tận, ở đây chúng tôi lược đi không nói. 

Tu Đạt Đa dùng vàng ròng trải đất để mua hoa viên của thái tử Kỳ Đà, Kỳ Đà thấy vậy cảm động. Chàng hỏi: “Thích Ca Mâu Ni Phật là hạng người nào mà ông tôn trọng đến thế? Hy sinh lớn lao như vậy?” Vườn hoa của Thái Tử đẹp vô cùng, Tu Đạt Đa đòi mua lại, Thái Tử cười giỡn: “Nhà ông giàu có, vàng ròng rất nhiều, ông đem vàng ròng trải kín đất, tôi sẽ bán cho ông!” Tu Đạt Đa làm thật, Kỳ Đà cảm động nói: “Hai người mình hợp lại chúng ta cùng cúng Phật”. Tu Đạt Đa không chịu, nói: “Công đức là một mình tôi làm”. 

- Tốt lắm! Vậy cũng tốt! Đất này ông trải vàng ròng, tôi bán đất cho ông; hoa cỏ trong vườn này là của tôi, ông không cách nào dát vàng được. Tốt! Đất bán cho ông, phá sạch toàn bộ hoa cỏ cây cối đi! 

Tu Đạt Đa hết cách: “Tốt! Tốt! Hai người hợp tác”. Bởi thế gọi là Kỳ Thọ Cấp Cô Độc viên (vườn của ông Cấp Cô Độc, cây của thái tử Kỳ Đà). 

“Cấp Cô Độc” là Tu Đạt Đa. Người đương thời trong thành thị đó tặng cho ông ta danh xưng ấy, bởi ông thường bố thí người cô độc, già cả; nói như bây giờ, trưởng giả Tu Đạt Đa rất thích làm công tác từ thiện xã hội, giúp đỡ người cô khổ, giúp người già cả. Kẻ không nơi nương dựa ông đều chiếu cố, bởi thế được tặng danh hiệu Cấp Cô Độc. Đạo tràng ấy gọi là Kỳ Thọ Cấp Cô Độc Viên vì Kỳ Đà là thái tử, đặt tên chàng ta lên trước. Câu chuyện “vàng ròng phủ đất” chỉ có vậy thôi. 

Bọn họ cúng dường nơi ấy để Phật giáo hóa chúng sanh, Thích Ca Mâu Ni Phậttiếp nhận hay chăng? Đức Phật hoan hỷ tiếp nhận. Nhưng ở đây, chúng ta phải quan sát tỉ mỉ cho rõ, đức Phật tiếp nhận sự cúng dường của họ là tiếp nhận quyền sử dụng, chứ không tiếp nhận quyền sở hữu. Nếu nói vườn hoa này của tôi cúng dường Thích Ca Mâu Ni Phật, quyền sở hữu đều giao cho Thích Ca Mâu Ni Phật, thì Thích Ca Mâu Ni Phật xuất gia, bây giờ lại có một cái nhà, chẳng phải là “hồi gia” (trở về nhà) ư! Quý vị nghĩ có phải đúng như vậy chăng? Cả một đời Thích Ca Mâu Ni Phật tiếp nhận quốc vương, đại thần, cư sĩ, trưởng giả cúng dường, thảy đều là quyền sử dụng, chắc chắn không khởi tâm tham, nhất định chẳng phân biệt, chấp trước. Hành vi của lão nhân gia làm gương cho chúng ta, chúng ta phải nhớ rõ, nếu coi quyền sở hữu tài sản là của chúng ta thì trật rồi, quý vị hồi gia mất rồi! 

Người chân chánh tu đạo chẳng hề tham luyến mảy may gì trong thế gian này. Bởi thế, nay chúng tôi kiến lập đạo tràng, nhất định phải thành lập một đại biểu về mặt pháp lý, tài sản ấy chẳng thuộc quyền tư hữu của một cá nhân nào cả, những người ấy hợp thành Đổng Sự Hội (hội đồng quản trị). Đổng Sự Hội có thể thỉnh người tại gia hay xuất gia đảm nhiệm, người ấy có quyền xử lý tài vật, nhân sự trong đạo tràng, ủy thác người chân chánh hữu tu hữu học, đức cao trọng vọng, dù là pháp sư hay là cư sĩ đều được cả. Ủy thác cho họ, tức là mời người đó, Đổng Sự Hội thỉnh người đó trụ trì, mời lãnh trách nhiệm làm người quản lý đạo tràng. Người ấy đến quản lý, đến phụ trách việc dạy dỗ, thực hiện sự nghiệp hoằng pháp lợi sanh

“Kỳ Thọ Cấp Cô Độc viên” là người giữ chủ quyền đạo tràng ấy, tức là thái tử Kỳ Đàtrưởng giả Cấp Cô Độc, họ giống như Đổng Sự Hội, mời mọc (trong nhà Phật gọi là “lễ thỉnh”) Thích Ca Mâu Ni Phật và các học trò của Ngài đến thường trụ nơi đó, đến đó tu hành, giảng kinh, thuyết pháp. Đương nhiên dân chúng nơi ấy đến nghe kinh, người đến học tập vô cùng đông. Trong kinh điển thường nói là một ngàn hai trăm năm mươi lăm người, nên lại phải nêu tên vài vị thượng thủ. Trên thực tế, nêu tên những vị thượng thủ nhằm biểu thị pháp nghĩa, phần đầu mỗi một bộ kinh không hoàn toàn giống nhau. Lấy vài người đại biểu cho nội dung của pháp môn ấy, dụng ý là đây. Bởi thế, chẳng thể tùy tiện nêu tên, chúng ta phải chú ý học tập điều này. 

Người tu đạo, người giác ngộ chắc chắn chẳng vướng mắc danh văn, lợi dưỡng, Trung Phong thiền sư đã làm gương cho chúng ta. Chúng ta đã thấy trong truyện ký của Ngài, chùa Linh Ẩn ở Hàng Châu là một ngôi phạm sát bậc nhất, nay chúng ta gọi là một chùa to, thỉnh Ngài làm phương trượng trụ trì, Ngài từ tạ không làm. Vì sao? Nhằm răn dạy hậu học tránh xa danh văn lợi dưỡng, đa sự chẳng bằng thiểu sự, thiểu sự chẳng bằng vô sự. Cả một đời Thích Ca Mâu Ni Phật theo đuổi công tác giáo huấn, là gương mẫu cho chúng ta. Người xuất gia làm gì cho xã hội? Người sống trong đời không thể không làm gì, đều phải cống hiến đôi chút cho xã hội, cho đại chúng. Sự cống hiến là việc cả đời mình theo đuổi, mọi người vì mình, mình vì mọi người. Người xuất gia tiếp nhận sự cúng dường của mọi người trong xã hội, chúng ta đền đáp bằng cách nào? Trước hết, phải hiểu rõ người xuất gia đảm nhiệm vai trò gì trong xã hội? Chúng ta cứ nhìn kỹ đức Thích Ca Mâu Ni Phật là biết ngay, một đời dạy dỗ, dạy dỗ là giáo dục. Bốn mươi chín năm giảng kinh thuyết pháp, giảng kinh hơn ba trăm hội. Hơn ba trăm hội đó nói theo ngôn ngữ bây giờ là thực hiện các hoạt động; thực hiện các hoạt động quy mô lớn nhỏ, trường kỳ, đoản kỳ hơn ba trăm lần. Giống như chúng ta nay thực hiện các khóa giảng Phật học, lập chương trình bồi dưỡng giảng huấn ngắn hạn, lập học viện trường kỳ; cũng có lúc nhận lời các nơi khác mời đến giảng kinh ngắn hạn. Các hoạt động giảng diễn như vậy, hơn ba trăm hội của đức Thế Tôn giống như vậy đó. Ngày ngày theo đuổi công tác giảng dạy, giáo hóa chúng sanh, sự nghiệp ấy là sự nghiệp gì? Nói như hiện tạigiáo dục xã hội. Đối tượng được giáo hóa chẳng phân biệt quốc gia, chẳng phân biệt chủng tộc, không phân biệt tôn giáo tín ngưỡng, người đến chẳng cự tuyệt, người đi không níu kéo, đó là điều người hiện tại gọi là “giáo dục xã hội văn hóa đa nguyên”. Chúng ta phải hiểu rõ, phải thấy minh bạch. Thích Ca Mâu Ni Phật cả một đời không làm những pháp hội như hiện tại, không hề có! Siêu độ? Không có! Vì người chết tụng kinh? Không có! 

Chúng ta phải chú ý quan sát, những pháp hội, pháp hội siêu độ giống như hiện tại là do người đời sau lưu truyền, chứ chẳng phải do đức Phật lưu truyền. Đối với lịch sử chúng ta phải hiểu, phải thấu suốt, đừng lầm lẫn phương hướng mục tiêu. Mục đích đức Phật dạy dỗ chúng ta là gì? Mục đích là dạy chúng ta khai ngộ, thành Phậtthành tựu giác ngộ rốt ráo viên mãn, giác chứ không mê, chánh chứ không tà, tịnh chứ chẳng nhiễm, đó là Phật. Vườn rừng, đạo tràng, thế nào là đạo phải hiểu cho rõ! Cái Đạo nói bởi Nho gia Trung Quốcluân lý đạo đức, cái Đạo nói trong nhà Phật là luân lý giác ngộ, phương pháp giác ngộ, cảnh giới giác ngộ, đó là Đạo, là con đường Đạo. Con đường chuyển phàm thành thánh, con đường phá mê khai ngộ, con đường đoạn ác tu thiện, đó là con đường Đạo! Những địa phương chỉ dạy những điều ấy được gọi là “đạo tràng”. Giới thiệu cùng quý vị đoạn đầu tiên như thế.
 
 

6.1.1.6. Đại chúng cùng nghe (Chúng Thành Tựu

6.1.1.6.1. Thuyết minh thính chúng
 
 

Đoạn thứ hai là “đại chúng đồng văn” (đại chúng cùng nghe). Từ “dữ chư đại tỳ-kheo Tăng, thiên nhị bách ngũ thập nhân câu, giai thị đại A La Hán chúng sở tri thức” (và các đại tỳ-kheo tăng, một ngàn hai trăm năm mươi người câu hội, đều là đại A La Hán, được mọi người hay biết) cho đến “cập Thích Đề Hoàn Nhân đẳng, vô lượng chư thiên đại chúng câu” (và Thích Đề Hoàn Nhân v.v… vô lượng chư thiên đại chúng cùng nhóm). Đó là đoạn thứ hai nói về “đại chúng đồng văn”. Với đoạn này, tôi viết: “Vị hậu học thị phạm, thiện tự thủ sư” (vì hậu học nêu khuôn phép, khéo tự chọn thầy). Thủ là “thủ pháp” (tuân thủ phép tắc), Sư là pháp sư. Những vị ấy đều là gương mẫu, làm mô phạm cho đại chúng, chúng ta phải học theo các Ngài. 

Kinh văn ghi rất rõ “đại tỳ-kheo tăng”. Tỳ-kheo là Tiểu Thừa, trước đó thêm chữ Đại, ý nói chẳng phải Tiểu Thừa, mà là Đại Thừa tỳ-kheo, học tập pháp Đại Thừa. Đây là các đệ tử thường theo học với Thích Ca Mâu Ni Phật, trường kỳ theo học với thầy. Thầy đi đến đâu họ theo đến đấy. Bởi thế, họ là một đoàn thể khá quy mô, một đoàn thể giáo học, một đoàn thể hoạt động giáo dục xã hội, tổng số là một ngàn hai trăm năm mươi lăm người, lược đi con số năm người lẻ, chỉ lấy số chẵn, thành một ngàn hai trăm năm mươi người, chứ trên thực tế là một ngàn hai trăm năm mươi lăm người. Trong chú giải kinh A Di Đà đã nhắc đến rồi, đã giới thiệu rất tường tận rồi. 

Lại xem tiếp, những người ấy “giai thị đại A La Hán, chúng sở tri thức”. Thật là bất phàm! Thế nào là A La Hán? A dịch là Vô, La Hánhọc hỏi, bởi thế A La Hán dịch sang tiếng Trung QuốcVô Học. Vô Học nghĩa là gì? Giống như nay chúng ta đã tốt nghiệp rồi, họ đã viên mãn các học phần (credits) rồi, tốt nghiệp rồi, tốt nghiệp là vô học (không còn học nữa). Bậc Vô Học Tiểu Thừa tu viên mãn pháp Tứ Đế, gọi là A La Hán, đắc Chánh Giác. A La Hán là danh xưng học vị; đạt học vị A La Hán, họ thật sự thành tựu Chánh Giác. Có nghĩa là tư tưởng, kiến giải, ngôn hạnh của họ đều không lầm lỗi, Kiến Tư phiền não đoạn sạch. Kinh luận thường nói tám mươi tám phẩm: Tu Đà Hoàn đoạn sạch tám mươi tám phẩm Kiến Hoặc phiền não trong tam giới. Tám mươi mốt phẩm Tư Hoặc thuộc tam giới cửu địa cũng đoạn sạch, Kiến Tư phiền não đoạn tận thì chứng quả A La Hán

Nói cách khác, họ chẳng có cái nhân luân hồi lục đạo nữa, do nhân không còn nên siêu việt luân hồi lục đạo. Nếu họ muốn trở lại luân hồi lục đạo giáo hóa chúng sanh, đó là “thừa nguyện tái lai”. Chúng sanh có cảm họ bèn có ứng, nương theo nguyện mà đến, chẳng vì nghiệp lực. Phàm phu trong sáu đường không ra luân hồi lục đạo, là vì nghiệp lực. Nghiệp lực là gì? Là Kiến Tư phiền não. Kiến Tư phiền não không đoạn làm sao quý vị thoát khỏi luân hồi lục đạo được! Quý vị phải từ đó quán sát, suy nghĩ thì mới biết là khó, rất ư là khó! Bởi thế, chúng ta chẳng thể không cảm tạ A Di Đà Phật, nếu Phật A Di Đà chẳng mở ra cho chúng ta pháp môn đới nghiệp vãng sanh này, nhất định chúng ta chẳng thể thành tựu trong một đời được! 

Mỗi một vị đồng học nghe rồi phải tự phản tỉnh, mình có đoạn được vọng tưởng, tạp niệm hay chăng? Trong hết thảy thời, hết thảy chỗ, cho đến lúc đêm ngủ, quý vị chưa hề đoạn vọng tưởng. Đêm ngủ bèn nằm mộng, mộng do đâu mà có? Do vọng tưởng biến hiện ra. Vọng tưởng, phân biệt, chấp trước quý vị đoạn không hết, không ra khỏi luân hồi lục đạo được, may saopháp môn đới nghiệp vãng sanh này. Trong kinh, Phật nói rất rõ pháp môn này là pháp khó tin. Khó tin mà tin được, thế là quý vị phước đức khôn sánh, trí huệ khôn sánh. Quý vị chọn được pháp môn này, chết lòng dốc ý tu học, trong một đời sẽ siêu việt lục đạo. Vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới, Tiểu Thừa A La Hán chẳng thể sánh bằng quý vị, quý vị thù thắng hơn rất nhiều. 

Đại Thừa A La Hán chỉ những ai? Tốt nghiệp Đại Thừa rồi, không học nữa. Thưa cùng quý vị đó là Pháp Vân Địa Bồ Tát, là Thập Địa Bồ Tát, tốt nghiệp rồi. Đại A La Hán tức là Pháp Vân Địa Bồ Tát. Ở đây, đức Phật bảo những vị này “đều là đại A La Hán”, chẳng phải là Tiểu Thừa. Chẳng phải là Tiểu Thừa nghĩa là sao? Họ đến đóng tuồng, sắm vai Tiểu Thừa, ở đây họ diễn vai Tiểu Thừa, chứ trên thực tế họ là đại A La Hán. Trong số ấy, có không ít vị sẽ sớm thành Phật, chẳng hạn như các ngài Xá Lợi Phất, Mục Kiện Liên, ai nấy đều biết, họ là Cổ Phật Tái Lai. 

Văn Thù, Phổ Hiền, Quán Âm, Thế Chí thảy đều là cổ Phật tái lai, đều làm Bồ Tát chúng. Ở đây, chúng Thanh Văn thị hiện. Một đức Phật xuất thế, ngàn đức Phật ủng hộ, đều nhằm làm gương cho chúng ta. Còn chúng ta thì nếu kẻ nào thành tựu, rất nhiều kẻ khác muốn đả kích, ghen ghét, phá hoại, chướng ngại, tạo vô lượng vô biên tội nghiệp, đấy là mê! Người giác ngộ thấy kẻ khác thành tựu thì mọi người ủng hộ, giúp đỡ kẻ ấy. Giống như diễn tuồng, anh đóng vai chánh, tôi đóng vai phụ cho anh, không ai chẳng hoan hỷ, đề cao anh lên. Tuồng hát đó diễn hay, nhằm mục đích gì? Để giáo hóa hết thảy chúng sanh, giúp hết thảy chúng sanh phá mê khai ngộ

Bởi thế, cổ đại đức thường nói: “Nếu muốn hưng khởi Phật pháp thì chỉ có Tăng khen ngợi Tăng”. Người xuất gia khen ngợi lẫn nhau thì Phật pháp hưng vượng. Nếu hủy báng lẫn nhau, khen mình chê người, Phật pháp bèn diệt mất. Phật pháp hưng vượng sẽ có lợi cho chúng sanh, có lợi cho mình; Phật pháp diệt mất, mình chẳng được lợi gì, chúng sanh cũng chẳng lợi gì. Do vậy ta biết: Cát, hung, họa, phước đều chỉ trong một niệm của ta, pháp thế gian, xuất thế gian đều là đạo lý này. Một nhà hưng vượng, quý vị thấy người trong nhà đó hòa thuận, khen ngợi lẫn nhau, vui vui sướng sướng, gia đình ấy hưng vượng. Nếu gia đình ấy chê trách, ngờ vực lẫn nhau, đều chẳng tin tưởng nhau, mỗi cá nhân đều thấy khuyết điểm của đối phương, trọn chẳng nói ưu điểm của đối phương, không lâu sau gia đình ấy sẽ bại vong, đó là điều chắc chắn

Đoàn thể, công ty, hãng tiệm, cho đến quốc gia đều không ra ngoài lệ ấy. Quốc gia làm sao hưng vượng? Thế giới phải sao mới được hòa bình? Thánh nhân thấy rất rõ ràng, giảng rất thấu triệt. Nếu ta thật sự giác ngộ, hiểu rõ, y giáo phụng hành, bắt đầu từ trong gia đình, “gia hòa vạn sự hưng”. Trong đoàn thể nhỏ của chúng ta, tứ chúng đồng tu cùng một chỗ, khen ngợi lẫn nhau thì đạo tràng ấy sẽ hưng vượng. Chứ trách móc, ngờ vực, ghen ghét, chướng ngại lẫn nhau thì đạo tràng ấy chẳng có tương lai. Đạo lý, chân tướng sự thật ấy đều là nhân quả báo ứng, chẳng thể không hiểu rõ, chẳng thể không kiêng dè

Người chết đi có đời sau, có kiếp sau, chẳng phải chết là hết. Nếu chết đi mọi việc đều xong thì sao? Chẳng cần phải học Phật nữa. Chính vì chết đi vẫn còn có đời sau, sau đời sau còn có đời sau khác, một đời này mình không tu cho tốt, chết đi không làm gì được, phiền phức rất lớn. Người thông minh, cổ nhân gọi là “tiền hậu nhãn nhân” (“Tiền hậu nhãn” tức là biết nghĩ đến tương lai, biết nghĩ đến mai hậu), suy nghĩ nhiều về chuyện quá khứ, tương lai, nghĩ đến đời đời kiếp kiếp, nghĩ đến xã hội đại chúng, con người ấy là người minh bạch, là người giác ngộ. Nếu chỉ vì mình, chẳng biết đến người khác thì là kẻ hồ đồ, là điên đảo mê hoặc. Bởi vậy, những người cận kề Phật, kể cả tại gia cư sĩ, trong số ấy có những vị cổ Phật tái lai, đại Bồ Tát thị hiện, bề ngoài hiện vẻ phàm phu, phàm nhân, thật ra là thánh nhân
 
 

6.1.1.6.2. Biện định thính chúng duyên do 

6.1.1.6.2.1. Biện định duyên dovai trò của Thanh Văn Chúng 
 
 

Chúng tôi thấy [sách Yếu Giải] nêu lên ba điều chánh yếu: “Thanh Văn cư thủ, xuất thế gian tướng cố, thường tùy tùng cố, Phật pháp lại Tăng truyền cố” ( Thanh Văn đứng đầu vì là tướng xuất thế gian, vì thường tùy tùng Phật, vì Phật pháp phải nhờ vào Tăng để truyền). Đó là lý do đặt hàng Tiểu Thừa vào vị trí đầu tiên, bởi hình tướng của họ là hình tướng xuất gia, Bồ Tát không nhất thiết mang tướng xuất gia, đa phần mang tướng tại gia. Bồ Tát không nhất quyết thường theo Phật; Thanh Văn thường phải theo Phật. Vì sao? Còn chưa tốt nghiệp, tỳ-kheo là học trò chưa tốt nghiệp; chưa tốt nghiệp đương nhiên ngày ngày phải theo thầy. Bồ Tát tốt nghiệp rồi nên có thể tách khỏi thầy. Bởi thế những học sinh ấy là học sinh còn đang học, vẫn chưa tốt nghiệp. 

Đương thời, đức Phật dạy học không có trường sở cố định, trường học đặt tại đâu? Trong rừng, bên sông, bên khe nhỏ, chẳng có phòng ốc, chẳng có hết thảy thiết bị, điều này chúng ta biết rất rõ. Các Ngài sanh sống ngủ dưới gốc cây, ăn một bữa trưa, chẳng có phòng nhà, thiết bị gì cũng không có, sanh sống ngoài thiên nhiên. Trong quá khứ chúng tôi có đọc cuốn “Âm thanh hoang dã”, do người Mỹ viết, mô tả thổ dân Úc châu. Nay thì thổ dân châu Úc vẫn còn, khi ấy bọn họ ở chính giữa nước Úc, thuộc khu vực sa mạc, thiết bị gì cũng chẳng có, giống như cuộc sống của Thích Ca Mâu Ni Phật thời Ngài tại thế, ngủ dưới gốc cây. Họ toàn ăn những thứ mọc hoang, giống như những người du mục đi đây đó kiếm ăn, chẳng ở chỗ nào nhất định, họ cũng chẳng có y phục để mặc, thân thể khỏe mạnh, không hề ưu lự, không gì vướng mắc, không gì phiền não, tâm linh cảm ứng. Phương thức sanh sống của đức Phật lúc tại thế cũng giống như thế đó. 

Sau này, đạo đức, học vấn, sự giáo hóa của đức Thế Tôn được đế vương, đại thần biết đến, nghe đến sanh tâm hoan hỷ, đều rất mong mỏi đức Thế Tôn đến sống trong đất nước họ, đến dạy dỗ. Thế Tôn tùy duyên, một điểm cũng chẳng chấp, địa phương nào mời liền đến nơi đó. Nhờ vậy, tiếp xúc xã hội rộng lớn, khuếch đại hiệu quả giáo dục, đúng là lợi ích hết thảy chúng sanh. Bồ Tát phân tán các nơi giáo hóa chúng sanh. Cũng có lúc Phật phái Thanh Văn đi; rất nhiều địa phương thỉnh, Phật chẳng thể đến hết mọi nơi được, bèn phái học trò đi. Dạy một thời gian bèn quay về, thay phiên, luân lưu dạy học, rất nhiều phen như thế. 

Có những Bồ Tát, Thanh Văn có duyên rất sâu đậm với người nơi đó, nói cách khác, là thời gian dạy học ở nơi ấy rất dài, họ là những học trò hết sức ưu tú. Mỗi năm, Phật an cư kết hạ ba tháng. Trong ba tháng ấy, tất cả học sinh đi dạy bên ngoài đều phải quay về, đều phải về bên Phật, tiếp nhận tái giáo dục. An cư mùa Hạ là tái giáo dục, nêu gương tốt nhất cho chúng ta. Vì sao? Xã hội vĩnh viễn tiến bộ, nếu chính mình không tiến bộ ắt sẽ thụt lùi, sẽ bị đào thải. Do đây, quý vị thấy Thích Ca Mâu Ni Phật suy nghĩ rất châu đáo! Quý vị ở bên ngoài giáo hóa người khác, mỗi năm lại quay về học ba tháng, để tự nâng cao trình độ của mình. 

Như hiện nay chúng ta biết, trong nước, ngoài nước rất nhiều viên chức, nhân viên kỹ thuật thuộc các công ty lớn mỗi năm đều có thời gian cố định được tái huấn luyện. Nếu họ chẳng được tái giáo dục sẽ chẳng theo kịp tiến bộ kỹ thuật. Lúc tôi ở Mỹ quốc, có những đồng tu làm việc trong các công ty, mỗi năm độ chừng từ hai đến ba lượt đi tái huấn luyện. Mỗi lần khoảng chừng một tuần đến hai tuần, để nâng cao năng lực, kỹ thuật, học thức của chính mình. Nếu chẳng đi dự huấn luyện, quý vị lập tức bị đào thải, khoa học kỹ thuật mới lạ mỗi tháng, mỗi ngày, chúng ta phải đón đầu trước. Ba ngàn năm trước Thích Ca Mâu Ni Phật đã thành lập chế độ ấy, mỗi năm có ba tháng tấn tu giáo dục, tái giáo dục, đó gọi là An Cư mùa Hạ

Người xuất gia, “Phật pháp phải dựa vào Tăng để truyền”, câu này rất quan trọng. Trách nhiệm của người xuất giatruyền thừa giáo học của Như Lai. Nền giáo học xã hội đa nguyên văn hóa chẳng thể gián đoạn nửa chừng, chẳng những phải truyền từ đời này sang đời khác, mà còn phải phát dương quang đại; nhất là trong xã hội hiện thời càng cần thiết cấp bách. Bởi thế người xuất gia phải biết thân phận của chính mình, biết sứ mạng, chức trách của chính mình. Tăng là một đoàn thể, chẳng phải là danh xưng cá nhân. Phần sau có một bản biểu giải. “Tăng-già”, chúng ta gọi là Tăng, tỉnh lược âm cuối, có nghĩa là Hòa Hợp Chúng, nay ta gọi Chúng là “đoàn thể”. Đoàn thể ấy được tôn kính nhất trong tất cả hết thảy đoàn thể thế gian, vì sao? Người trong đoàn thể ấy hòa hợp

Hòa hợp có lý, có sự. Lý là “đồng chứng nhất tâm bất loạn vô thượng Bồ Đề”, đấy là Tịnh Độ tông của chúng ta. Mọi người chúng ta cùng ở một chỗ, mỗi cá nhân đều có cùng một mục tiêu, một phương hướng, tức là đều muốn chứng đắc Nhất Tâm Bất Loạn. Chứng đắc Nhất Tâm Bất Loạn thì mới thật sự nắm được điều kiện vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới. Sanh về Tây Phương Cực Lạc thế giớichứng đắc Vô Thượng Bồ Đề! Về Lý, chúng ta cùng vì mục tiêu ấy. 

Về Sự, chúng ta cùng sanh hoạt chung, cùng sanh hoạt chung là Sự. Phật dạy chúng ta sáu điều kiện nhất định phải tuân thủ:

1) Thứ nhất là Kiến Hòa Đồng Giải, chúng ta phải nhất trí cách nghĩ, cách nhìn, nhất trí như thế nào? Hết thảy đều chiếu theo kinh điển

2) Giới Hòa Đồng Tu: Giới là Giới Luật, chúng ta nhất định phải tuân thủ những quy định sanh hoạt. 

3) Thân Hòa Đồng Trụ: Chúng ta sống trong tăng đoàn, đối xử hòa thuận với nhau

4) Khẩu Hòa Vô Tránh: chẳng tranh luận với nhau, bất luận ý kiến gì thảy đều quy nạp vào A Di Đà Phật

5) Ý Hòa Đồng Duyệt: tâm địa chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, từ bi

6) Lợi Hòa Đồng Quân: chúng ta sống bình đẳng, không sai biệt, mười phương cúng dường đều bình đẳng thọ dụng

Cuối cùng thêm một điều là Đồng Yết-ma. Yết-ma là tiếng Phạn, nói theo cách bây giờ là Hội Nghị. Việc gì mọi người cũng phải cùng nhau họp lại thương lượng, chẳng cá nhân nào độc đoán, độc tài cả, chẳng được như vậy. Bởi thế Tăng đoàn thật sự phù hợp với những điều người hiện tại nói là dân chủ, tự do, cởi mở. Người hiện thời nói dân chủ, tự do, cởi mở, ba ngàn năm trước Tăng đoàn của Thích Ca Mâu Ni Phật đã tự do, dân chủ, cởi mở. Bởi thế, Phật pháp phải nhờ vào Tăng đoàn để duy trì, để truyền thừa, để phát dương quang đại. 

Hôm nay hết giờ rồi, chúng tôi giảng đến đây thôi. 

*

Chư vị đồng học! 

Chúng ta tiếp tục xem Hệ Niệm Pháp Sự. Trước hết là trì tụng Phật Thuyết A Di Đà Kinh, tôi đã giới thiệu sơ lược sáu thứ Thành Tựu của tựa đề kinh cùng quý vị rồi. Nay chúng ta đang xem đoạn văn từ câu “dữ đại tỳ-kheo Tăng, thiên nhị ngũ bách thập nhân câu” cho đến “cập Thích Đề Hoàn Nhân đẳng, vô lượng chư thiên đại chúng câu”. 

Đoạn kinh này được Ngẫu Ích đại sư phân khoa là “đại chúng đồng văn” (đại chúng cùng nghe). Đây là nêu gương cho hàng hậu học, nhằm mục đích mong chúng ta lãnh hội, học theo một tấm gương nào đó. Những vị này đã làm gương cho chúng ta, hãy suy nghĩ căn tánh của chính mình, thật sự lấy những vị đại đức ấy làm gương để tự khích lệ chính mình tích cực nỗ lực học tập Phật pháp

Ở đây đại chúng được chia thành ba loại, thứ nhất là Thanh Văn xuất gia chúng. “Thanh Văn đứng đầu, vì là tướng xuất thế, vì thường theo Phật, vì Phật pháp phải nhờ vào Tăng để truyền”. Đó là lời ghi trong sách Yếu Giải của đại sư Ngẫu Ích. Lần này chúng tôi giới thiệu tóm tắt sách Yếu Giải, văn tự không nhiều, nhưng hàm nghĩa rất sâu. Ai nấy đều biết rõ vấn đề hiện thờiPhật pháp trong thời đại hiện tại suy thoái đến tận cùng, không còn có thể suy hơn được nữa, suy nữa thì Phật pháp bị diệt mất. Vì sao Phật pháp lại biến thành như thế? Câu “Thanh Văn được nêu đầu tiên” ở đây đã giải đáp vấn đề. Với ba câu nói này của đại sư Ngẫu Ích, chúng ta phải chăm chú phản tỉnh, mình có làm được như ba câu ấy hay không? 

Thứ nhất là “tướng xuất thế”, tướng xuất thế chân chánh. Thích Ca Mâu Ni Phật đã nêu gương cho chúng ta thấy đối với pháp thế gian, Ngài thật sự chẳng nhiễm trước mảy may. Chúng ta niệm niệm dính mắc pháp thế gian, tham ái thế gian; điều này mình chưa làm được, sao có thể đứng hàng đầu? Bởi thế, đối với điều này nhất định chúng ta phải nghiêm túc phản tỉnh. Giáo nghĩa Đại Thừa trọng thực chất chứ không trọng hình dáng, nhưng hễ có thực chất ắt có hình dáng. Cổ thánh tiên hiền Trung Quốc nói: “Thành ư trung, tất định hình chi ư ngoại” (Lòng thành bên trong, nhất định hiện ra ngoài). Nếu tư tưởng, quan niệm của anh vượt ngoài thế gian, tất nhiên hành vi của anh là xuất thế

Pháp xuất thế gian hiển thị tại đâu? Đối với danh văn, lợi dưỡng, ngũ dục, lục trần thế gian chẳng hề có mảy may tâm tham luyến, niệm niệm giống như Phật, Bồ Tát. Đến thế gian này để làm gì? Đối với chính bản thân họ là để tu hành, tu hànhtrải qua sự việc để luyện tâm; ta đến thế gian này để đào luyện, rèn giũa, hoặc là để khảo nghiệm, xem mình đối với thế gian này còn khởi tâm động niệm hay không, còn vọng tưởng, chấp trước hay không. Đến khảo nghiệm là vì tự mình. Còn đối với đại chúng thì ta đến thay thế Phật, Bồ Tát tiếp dẫn chúng sanh, dùng bản thân thực hiện lòng đại từ đại bi, phương tiện thiện xảo của Phật, Bồ Tát, hòng giúp đỡ hết thảy chúng sanh khổ nạn

Giúp đỡ nhằm ba mục đích

1) Giúp hàng thượng căn trong một đời này liễu sanh tử, xuất tam giới, vãng sanh Tịnh Độ, bất thoái thành Phật. Đó là giúp hàng thượng căn

2) Giúp hàng trung căn phá mê khai ngộ, giúp họ nâng cao cảnh giới

3) Giúp kẻ hạ căn gieo thiện căn Bồ Đề

Nói cách khác, bất luận thượng, trung, hạ căn, chúng ta đều phải như chư Phật, Bồ Tát, bình đẳng lợi ích. Nói về phía mình, lý sự bình đẳng. Nói về phía chúng sanh, Lý bình đẳng nhưng Sự chẳng bình đẳng. Vì sao Sự không bình đẳng? Thiện căn, phước đức, nhân duyên của mỗi người khác biệt, đạo lý là đây! Tướng xuất thế chính là thấy thấu suốt, buông xuống, tự tại tùy duyên, chất phác niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ

“Vì thường theo Phật”: Lúc Phật tại thế, chẳng rời khỏi đức Phật; Phật đến đâu học trò theo đến đó, làm “thường tùy chúng”, chẳng tách rời! Nay Phật không còn tại thế, chúng ta phải thường tùy học như thế nào? Thường nương theo kinh giáo, thường nương theo thánh tượng Phật, Bồ Tát. Thánh tượng khiến cho lòng chân thành cung kính của ta có chỗ quy hướng, cái tâm chân thành, cái lòng cung kính của ta từ đâu sanh khởi? Từ hình tượng của Phật, Bồ Tát. Chúng ta thấy tượng Phật, thấy tượng Bồ Tát, đương nhiên khởi lòng kính ngưỡng, cung kính lễ bái, đấy là điều mỗi một Phật tử đều làm được; nhưng phải dùng một phần chân thành cung kính ấy đối với hết thảy chúng sanh hiện hữu. Nói cách khác, chúng ta cung kính chân thành đối với hết thảy chúng sanh như đối với Phật không hai, không khác. Đấy là ý nghĩa chân chánh của việc cúng dường tượng Phật, tượng Bồ Tát

Trong sự “thường tùy” này, quan trọng nhất là “thường tùy kinh luận giáo hối” (thường tuân theo những răn dạy trong kinh luận), điều này quan trọng hơn bất cứ gì khác. Nếu chúng ta chẳng thể tuân theo những gì kinh luận dạy răn thì chúng ta đã tách khỏi Phật, Bồ Tát. Những đệ tử thường theo Phật khi ấy là một ngàn hai trăm năm mươi lăm người, gồm những ai? Thầy trò ba anh em Ca Diếp tổng cộng một ngàn vị, thầy trò Xá Lợi Phật một trăm vị, thầy trò Mục Kiện Liên cũng gồm một trăm vị. Con ông trưởng giả Da Xá cũng có một đoàn thể nhỏ gồm năm mươi lăm vị. Bởi thế cộng lại là một ngàn hai trăm năm mươi lăm người. Những vị này “thường tùy Phật học” (thường theo học với Phật), chứ chẳng phải là theo Phật đi chơi. 

Các Ngài thị hiện điều gì? Tự thị hiện buông xuống hết thảy, thuận theo sự dạy răn của đức Phật, quý vị có nhận ra ý nghĩa này chăng? Nói như bây giờ, các Ngài buông bỏ thành kiến, cách nghĩ, cách thấy, cách nói, cách làm của chính mình, hết thảy tùy thuận sự dạy răn của đức Phật. Đức Phật dạy ta nghĩ thế nào, dạy ta thấy thế nào, dạy ta nói thế nào, dạy ta làm thế nào, đều làm theo như thế, đó gọi là “học Phật”. Chúng Thanh Văn nêu một tấm gương rất tốt cho chúng ta! 

Câu thứ ba là “Phật pháp phải nhờ vào Tăng để truyền”. Đúng là vì người xuất gia, hiện tướng xuất thế, thị hiện thường theo học với Phật, Phật pháp mới có thể tồn tại lâu dài trong thế gian. Chúng ta thường nghe nói “chánh pháp cửu trụ”, nhưng phải làm được như vậy thì chánh pháp mới trụ lâu dài. Nếu người xuất gia (ở đây gọi là Thanh Văn) tấm lòng, ý niệm, hành vi đều là tham - sân - si, háo danh, háo lợi, tham cầu hưởng thọ ngũ dục, lục trần, không có tướng xuất thế, khiến xã hội đại chúng thấy người xuất gia còn thua cả người tại gia thì sao? Thì là diệt Phật pháp. Đấy chẳng phải là hưng khởi Phật pháp, mà là diệt Phật pháp. Quý vị lại chăm chú xem xét trong cuộc sống thường ngày của kẻ ấy, xử sự, đãi người, tiếp vật, tùy thuận phiền não tập khí của chính mình, hoàn toàn chẳng tuân thủ sự dạy răn của Phật, Bồ Tát. Phật pháp há nhờ vào những kẻ ấy để truyền thừa được ư? Họ nào có Phật pháp! 

Hôm trước tôi xuống núi, buổi chiều ở lại Tịnh Tông Học Hội ở Bố Lý Tư Bản (Brisbane), cư sĩ Cách Lan Mẫu ở Tất Ni (Tuyết Lê: Sydney) cùng các đại biểu Phật giáo Úc Châu (Úc châu có sáu tiểu bang) mở cuộc họp hai ngày tại Tịnh Tông Học Hội. Đại biểu Phật giáo các tiểu bang thảo luận thành lập Úc Châu Phật Giáo Hội. Tổ chức Phật Giáo toàn châu Úc vẫn chưa có, họ đề xướng, thảo luận chương trình, trong cuộc họp ấy bắt đầu công tác soạn thảo chương trình. Tôi xuống núi cùng với chín đại biểu gặp gỡ nhau, trong số đó có một vị xuất gia mặc theo lối Nam Tông, nêu vấn đề sau: Bản thân Phật giáo chúng ta tông phái bất đồng, thậm chí trong cùng một tông phái, các tự viện bất đồng, mọi người chẳng ai qua lại với nhau, mỗi người một cách. Sư cảm thấy rất khó chịu, nên mới nêu lên vấn đề đó. Tôi bảo ông ta năm ngoái tôi có đi thăm Nhật Bản, họp mặt cùng rất nhiều vị phương trượng trụ trì, lãnh đạo trọng yếu của Tịnh Độ Tông Nhật Bản. Lần họp mặt thứ nhất là để hoan nghênh tôi đến thăm Nhật Bản, lần thứ hai là để tôi đáp tạ. Trong đáp từ, tôi có nói, như ai nấy đều biết Phật GiáoĐại Thừa, Tiểu Thừa, Hiển Giáo, Mật Giáo. Tại Trung Quốc còn có Tông Môn, Giáo Hạ. Trung Quốc có mười tông phái Đại Thừa lẫn Tiểu Thừa, trong Tông (Thiền) lại phân thành các phái, trong mỗi phái lại phân hệ, có tình trạng như vậy! Hệ phái bất đồng, thậm chí trong cùng một phái hệ lại không cùng một đạo tràng, quả thật có chuyện không qua lại với nhau; đã thế còn mắc phải chứng bệnh rất lớn, khen mình chê người, tự mình khen ngợi mình, hủy báng người khác. Đó là nguyên nhân khiến Phật giáo đọa lạc

Bất kể tông phái chẳng tương đồng, thảy đều y chiếu kinh luận của Thích Ca Mâu Ni Phật để làm căn cứ tu học cho chúng ta. Kinh luận đều do Phật nói, bởi vậy thật sự là người một nhà, là anh em ruột. Chúng tôi nghĩ cha mẹ sanh ra rất nhiều con, những đứa con ấy chẳng thương yêu nhau, kình chống nhau, không qua lại với nhau, chúng tôi nghĩ lòng cha mẹ rất buồn bực. Gia đình ấy thành ra như thế, cha mẹ buồn uất, thật là đại bất hiếu! Các tông phái trong nhà Phật chẳng qua lại với nhau, đều cùng khen mình chê người, chúng tôi nghĩ Thích Ca Mâu Ni Phật buồn lòng lắm! Phạm lỗi gì với Phật? Lỗi đại bất kính, đại bất hiếu! 

Nói chẳng dễ nghe, đó chẳng phải hoằng dương Phật pháp, mà là phản Phật giáo, phản đối sự răn dạy của đức Phật trong kinh luận. Phật dạy chúng ta “tâm bao thái hư, lượng trọn khắp các cõi nhiều như cát”, Phật chỉ dạy chúng ta “từ bi làm gốc, phương tiện làm cửa”, Phật dạy chúng ta “nhân từ bác ái, phá mê khai ngộ, lìa khổ được vui”. Chúng ta nghĩ, nói, làm, hoàn toàn trái ngược với những điều ấy thì có còn là học Phật chăng? Đấy chẳng phải học Phật mà là phản Phật! Đệ tử Phật phản đối sự răn dạy của đức Phật, há chẳng phải là đập chiêu bài, phản đối Phật ư? Họ tin tưởng vào điều gì? Họ tin tưởng vào phiền não tập khí của chính mình, tin tưởng danh văn lợi dưỡng của chính mình, tin vào những thứ đó, chứ chẳng tin vào sự răn dạy của đức Phật

Đối với tình hình ấy phải làm sao? Thưa cùng quý vị, phải bắt đầu từ chính bản thân mình. Trong thời đại hiện nay, tự do dân chủ rộng mở, đề xướng nhân quyền, nhân quyền cao hơn bất cứ gì khác! Chúng ta không thể can thiệp vào chuyện người khác, cũng chẳng thể phê bình người khác, chỉ có tự kiểm điểm sửa lỗi đổi mới, căn bệnh tệ hại ấy mình có hay không? Điều trọng yếu là phải bắt đầu từ chính mình. Người khác khen mình chê người, chúng ta phải khác, ta phải khiêm hư, khen ngợi người khác. Dù người khác có chín mươi chín điều bất thiện, họ vẫn còn có một chuyện lành, chín mươi chín điều chẳng lành không cần nhắc tới, cũng chẳng để bụng, tự mình tu cho thuần thiện, thuần tịnh thì tiền đồ Phật pháp mới có chút ánh sáng. 

Tôi khuyến khích các vị đại biểu các nơi đến dự hội, chúng ta phải tự giác ngộ, phải tự đoàn kết, phải chủ động đi thăm các tông phái khác biệt, người với người phải thường qua lại, phải khích lệ lẫn nhau. Ai có thể tiếp nhận, chúng ta sẽ nắm tay cùng thực hiện nhiệm vụ hoằng pháp lợi sanh; ai không tiếp nhận đừng miễn cưỡng. Chẳng những chúng ta phải làm như thế đối với những tông phái khác biệt trong nhà Phật, mà đối với các tôn giáo khác biệt trong thế gian chúng ta cũng phải chủ động đi thăm hỏi

Chúng tôi muốn đem quan niệm của ba câu “vì tướng xuất thế, vì thường theo Phật, vì Phật pháp phải nhờ vào Tăng để truyền” để chân thành, cung kính cúng dường tất cả tôn giáo trong thế gian; hy vọng mỗi tôn giáo đều có thể tích cực học tập kinh điển của họ, thực hiện kinh điển, khiến cho những giáo huấn trong kinh điển được phát dương quang đại bởi bản thân những giáo đồ và những hàng giáo phẩm, chức sắc thì hạnh phúc, hòa bình, mỹ mãn vĩnh cửu trên thế gian này mới hòng thật sự thực hiện được. 

Giáo học Phật pháp, giáo huấn của cổ thánh tiên hiền Trung Quốc dạy chúng ta những gì? Lúc giảng kinh chúng tôi thường nói: Dạy chúng ta hiểu rõ ba chân tướng sự thật. Thứ nhất là hiểu rõ quan hệ giữa người và người; thứ hai là dạy chúng ta hiểu rõ quan hệ đối với hoàn cảnh tự nhiên; thứ ba là dạy chúng ta hiểu rõ mối quan hệ giữa con người và trời đất quỷ thần. Hiểu rõ ba điều trên! Hiểu rõ rồi mới giác ngộ, không hiểu rõmê hoặc, hiểu rõ sẽ giác ngộ! 

Giác ngộ rồi, đời này ta có phương hướng chánh xác, có mục tiêu chánh xác, sống cuộc đời của Phật, Bồ Tát; tức là dùng thiện tâm, thiện ý, thiện hạnh, thiện ngôn, dùng tịnh tâm, tịnh ý, tịnh hạnh, tịnh ngữ để đối đãi hết thảy chúng sanh, đối đãi hết thảy vạn vật. Phật thường nói: “Tâm bao thái hư, lượng châu sa giới”, chúng ta thực sự học tập được điều đó, giống như chư Phật, Như Lai, như Pháp Thân Bồ Tát, tâm tịnh khắp pháp giới, ý lành trọn Sa Bà. Để thực hiện trong cuộc sống, Ấn Quang đại sư dạy chúng ta “đôn luân tận phận, nhàn tà tồn thành, tín nguyện niệm Phật, cầu sanh Tịnh Độ” (giữ vẹn luân thường, tận hết trách nhiệm, ngăn lòng tà, giữ lòng thành, tín nguyện niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ). Phương hướng, mục tiêu nhất định như vậy. 

Thanh Vănthành tựu vô lượng vô biên công đức lợi ích cho mình lẫn người. Bởi thế cốt lõi của ba câu ấy, quan trọng nhất là “thường tùy Phật học”. Họ thường theo học nơi Phật, tuyệt! Câu này nói rất hay. Nay chúng ta nhất định phải tuân theo sự giáo hối của Phật, lời giáo hối của Phật nằm trong kinh luận. Kinh luận rất nhiều, “thâm nhập một môn, huân tu lâu dài”, quý vị chọn tu theo bộ kinh luận nào cũng được, đều giống nhau cả. Cần nhất là phải biến những đạo lý được giảng trong kinh luận đó thành tư tưởng, kiến giải của chính mình, đó là điều quan trọng, chúng ta phải thật sự học theo, phải buông bỏ thành kiến của chính mình, thuận theo lời Phật răn dạy. Trong kinh luận đức Phật dạy chúng ta sống như thế nào, làm lụng như thế nào, xử sự đãi người tiếp vật ra sao, chúng ta phải hoàn toàn học theo, sống như Phật, Bồ Tát, sống cuộc đời giác ngộ, chẳng còn mê hoặc nữa! 
 
 

6.1.1.6.2.2. Biện định duyên dovai trò của Bồ Tát chúng 
 
 

Thứ hai, “Bồ Tát cư trung, tướng bất định cố, bất thường tùy cố, biểu Trung Đạo cố” (Bồ Tát xếp vào giữa vì tướng bất định, vì chẳng thường tùy, vì biểu thị Trung Đạo). Bốn câu này cần phải giải thích, chẳng được hiểu lầm. “Tướng bất định”: Bồ Tát hiện tướng tại gia, quý vị thấy Thiện Tài đồng tử tham học năm mươi ba lần, năm mươi ba vị đều là Bồ Tát. Trong kinh Hoa Nghiêm, nếu nhìn từ bên ngoài, các vị ấy đều là Pháp Thân Bồ Tát, từ bậc Sơ Trụ trong Viên Giáo trở lên. Mang những thân phận nào? Nam, nữ, già, trẻ, các hạnh, các nghiệp. Tướng bất định! Chẳng hiện tướng xuất gia mà là tướng bất định

“Chẳng thường tùy”: Chẳng thường tùy là nói trên phương diện hình tướng. Bọn họ chẳng giống với Thanh Văn ngày ngày kề cận Thích Ca Mâu Ni Phật, họ thường đơn độc giáo hóa một phương, nhưng hết sức coi trọng cơ hội giáo dục, ấy là Bồ Tát! Nhưng quý vị phải nhớ kỹ: Bồ Tát học tập kinh luận của Phật không một giây phút nào phóng túng, so ra Thanh Văn không sao bằng được; Bồ Tát hoàn toàn dung hóa, hoàn toàn thực hiện được. Bởi thế, trong khi sắp xếp, Bồ Tát được xếp vào giữa “để biểu thị Trung Đạo”, chúng ta phải hiểu rõ điều này. 

Thanh Văn như học trò tiểu học, phải theo thầy, tự mình chưa thuần thục, thầy đặt ra rất nhiều quy củ, nhất định phải tuân thủ. Bồ Tát như sinh viên đại học, như nghiên cứu sinh, chẳng còn nhiều quy củ như thế nữa. Vì sao? Họ đã có năng lực tự kiểm soát, học trò tiểu học không có năng lực tự chế ngự mình nên thầy phải đặt ra rất nhiều quy củ để uốn nắn chúng. Bồ Tát là sinh viên đại học, là nghiên cứu sinh, thầy chẳng cần phải bận tâm đến những điều nhỏ nhặt, họ đã có năng lực tự chiếu cố. Bồ Tátnăng lực phân biệt chân vọng, có năng lực phân biệt tà - chánh, thị - phi, thiện - ác, lợi - hại. Bồ Tát có những năng lực ấy, họ tự biết cách tránh xấu, đón tốt, chẳng giống học trò tiểu học chẳng biết gì, thầy phải luôn trông nom. Bồ Tát biểu thị Trung Đạo
 
 

6.1.1.6.2.3. Biện định duyên dovai trò của ngoại hộ chúng 
 
 

“Thiên nhân lệ hậu” (trời người nêu sau cùng), tức “cập Thích Đề Hoàn Nhân đẳng vô lượng chư thiên đại chúng câu”, họ được xếp sau cùng. “Thế gian tướng cố”: là người cõi tục, “phàm thánh phẩm tạp”: dù là người thế gian, nhưng trong người thế gian lại có Phật, có Bồ Tát ứng hóa. Dù ứng hóa trong ấy, nhưng họ biểu diễn vai trò phàm chúng thế gian. Bởi thế, họ vẫn được kể vào sau cùng. “Ngoại hộ chức cố”: Công việc chủ yếu của họ là ngoại hộ, hộ trì Phật pháp, đến hỗ trợ ủng hộ việc giáo dục của Phật. Bởi thế thị hiện thành quốc vương, đại thần, trưởng giả, cư sĩ, hết sức nhiệt tâm đến giúp Thanh Văn, đến giúp Bồ Tát giáo hóa đại chúng, đặc biệtThanh Văn, bởi lẽ Thanh Văn mang tướng xuất gia. Giáo hóa chúng sanh phải có rất nhiều tăng thượng duyên, họ đều làm công tác ngoại hộ

Hiện thời, ta thường nói là xúc tiến một hoạt động, nhất là trong những hoạt động có quy mô lớn, chúng ta biết rõ cần phảinhân lực, vật lực, tài lực tương đương. Một hoạt động hoằng pháp quy mô lớn trong Phật pháp, nếu có từ một vạn người, hai ba vạn người trở lên tham gia, chúng ta hãy nghĩ xem cần phải có địa điểm lớn đến đâu, Tất nhiên người từ bốn phương tám hướng dồn đến, phương tiện giao thông, chỗ ở, ăn uống cho bao nhiêu người như vậy chẳng phải là chuyện dễ. Bởi thế phải có một tổ chức có khả năng mạnh mẽ mới có thể châu toàn hoạt động ấy. Trong hoạt động đó có những người đến diễn giảng, giảng kinh, đương nhiên cũng có khả năng là mọi người đến cùng nhau niệm Phật, ai sẽ lãnh chúng niệm Phật? Chắc chắn cũng có những người nhân cơ hội đó cầu truyền thọ Tam Quy Ngũ Giới

Trong công tác trù bị, chiêu tập nghĩa công (volunteer) đảm nhiệm việc tiếp đãi, nghĩa công đảm nhiệm các bộ phận, số người chẳng thể ít được! Tổ chức một đại hoạt động như thế, rất có thể phải cần đến một hai ngàn nghĩa công, lại phải trù bị tài nguyên, tài lực, vật lực thảy đều phải đầy đủ, thì hoạt động ấy mới thành công, mới viên mãn được. Những việc ấy do quốc vương, đại thần, trưởng giả, cư sĩ hộ pháp thực hiện, trong xã hội họ ủng hộ sự giáo học của Phật pháp, ủng hộ sự nghiệp hoằng pháp lợi sanh. Nhà Phật chúng ta gọi là “pháp hội”, người thời nay gọi là “hoạt động”. Lúc Thích Ca Mâu Ni Phật còn tại thế, những hoạt động ấy lớn hay nhỏ, thời gian dài ngắn không nhất định, suốt đời Ngài thực hiện hơn ba trăm lượt, giảng kinh thuyết pháp bốn mươi chín năm. Trong bốn mươi chín năm Ngài thực hiện ba trăm lần hoạt động. Hoạt động nhỏ thì năm ba ngày, hoạt động lớn có khi hai ba năm. Xưa nay, trong ngoài đều chẳng ra ngoài lệ này; vì thế, ngoại hộ hết sức quan trọng. 

Có rất nhiều vị ngoại hộ nhiệt tâm, ngoại hộ là nội hành nhân, chẳng phải ngoại hành nhân; chư Phật, Bồ Tát ứng hóa trong ấy. Đó là điều nhà Phật thường nói: “Một đức Phật xuất thế, ngàn đức Phật ủng hộ”. Trong số ngàn đức Phật ấy, có khả năng là quá nửa hiện tướng thế gian, mang thân phận tại gia đến hộ trì Phật pháp, chứ chẳng phải là phàm nhân. Mọi người cùng diễn một vở tuồng hay trên sân khấu, nhằm mục đích gì? Nhằm mục đích giáo hóa chúng sanh, dạy dỗ, hướng dẫn xã hội. Chẳng riêng gì Phật giáo như thế, quý vị hãy chú tâm quan sát kỹ, tất cả hết thảy tôn giáo đều là giáo học của thần thánh

Tôi cùng một số hiệu trưởng các trường đại học bên này cũng thường bàn luận về vấn đề này, hiện thời, sự giáo dục trong nhà trường chỉ dạy khoa học kỹ thuật, công thương nghiệp, dạy người cách kiếm tiền. Còn quan hệ giữa người với người, con người phải yêu thương, giúp đỡ, tôn trọng lẫn nhau thì không hề giảng đến. Bởi thế, tuy nền giáo dục của các trường hiện nay rất phát đạt, nhưng vấn đề xã hội ngày càng thêm nghiêm trọng. Rốt cục là do nguyên nhân nào, có ai thật sự nghiêm túc nghĩ đến hay chăng? Trong giáo dục hiện tại chẳng có giáo dục thánh hiền, chẳng có giáo dục về hạnh phúc. Chỉ có giáo dục thánh hiền mới hòng đạt được hạnh phúc, an định, hòa bình chân chánh. A! Bây giờ đã hết giờ rồi. 

*

6.1.1.6.3. Giảng tường tận về Thanh Văn Chúng 

6.1.1.6.3.1. Minh định quả vị 
 
 

Xin hãy xem tiếp: 

“Giai thị đại A La Hán, chúng sở tri thức” 
 
 

“Giai thị” nghĩa là một ngàn hai trăm năm mươi lăm người ấy “đều là”, chúng ta nghe nói vậy biết rõ họ đều chẳng phải là người tầm thường. A La Hán vốn là danh xưng của quả vị Tiểu Thừa, quả vị tối cao trong Tiểu Thừa gọi là A La Hán. A là Vô, La Hán là Học; bởi thế A La Hán dịch sang tiếng Tàu là Vô Học. Vô Học nghĩa là như nay ta nói “đã tốt nghiệp”. Công khóa tu học của anh thảy đều viên mãn cả rồi, chẳng còn gì để học nữa, thì gọi là tốt nghiệp nơi pháp Tiểu Thừa. Nay ở đây gọi là “đại A La Hán”, chỉ rõ họ chẳng phải là Tiểu Thừa, mà là Đại Thừa. Địa vị Vô Học trong Đại ThừaThập Địa, tức là địa vị Pháp Vân Địa thứ mười trong mười Địa. Nói cách khác, một ngàn hai trăm năm mươi lăm vị đây, học vị thấp nhất là Pháp Vân Địa Bồ Tát, địa vị cao lắm! 

Kinh Nhân Vương chia Bồ Tát thành năm bậc, đều dùng chữ Nhẫn để gọi, cao nhất là Tịch Diệt Nhẫn. Pháp Vân Địa Bồ TátTịch Diệt Nhẫn. Thấp hơn một bậc là Vô Sanh Pháp Nhẫn, Vô Sanh Pháp Nhẫn ai nấy đều nghe quen, trong kinh nhắc đến rất nhiều. Trong kệ Hồi Hướng cũng thường nói đến, còn Tịch Diệt Nhẫn ít nghe đến hơn. Tịch Diệt Nhẫn cao hơn Vô Sanh Pháp Nhẫn. Trong bài kệ Hồi Hướng của Tịnh tông, ta thường niệm: “Hoa khai kiến Phật ngộ Vô Sanh”, thường niệm hoài! Ngộ Vô Sanh tức là Vô Sanh Pháp Nhẫn. Vô Sanh Pháp NhẫnThất Địa, Bát Địa, Cửu Địa, ba địa vị này chứng được Vô Sanh Pháp Nhẫn. Địa thứ mười, Đẳng Giác, Diệu Giác (Diệu Giácquả vị Như Lai), ba địa vị này là Tịch Diệt Nhẫn, thanh tịnh tịch diệt. Kinh Lăng Nghiêm nói: “Sanh diệt đã diệt rồi, tịch diệt hiện tiền”. Đó là cảnh giới này, là cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn! Như vậy, rốt cuộc quý vị hiểu được thân phận những vị đó. Trên sân khấu, họ đóng những vai khác nhau, chứ sự thật đều là Phật, Bồ Tát Tịch Diệt Nhẫn. Đã nói đến A La Hán thì cũng phải giới thiệu đơn giản như thế này: 

Trong danh từ A La Hán bao gồm ba ý nghĩa

1) Thứ nhất là Ứng Cúng. Phước huệ viên mãn, trong Tiểu Thừa là tiểu viên mãn, trong Đại Thừa là đại viên mãn. Ngài xứng đáng tiếp nhận đại chúng cúng dường. Bởi thế gọi là Ứng Cúng. Vì sao? Ngài thật sự là ruộng phước cho hết thảy chúng sanh, cúng dường Ngài có phước báo, gieo phước điền! Phước báo rốt cuộc ở tại đâu? Ta gieo phước ấy ta được những gì? Con người hiện thời khởi tâm động niệm chẳng lìa khỏi hiện thực, đúng là rất hiện thực, không giả chút nào! Vị A La Hán đó có trí huệ, có đạo đức, có năng lực, ta cúng dường Ngài, phục vụ Ngài, chúng ta không có trí huệ, chẳng có phước báo, Ngài trụ trong thế gian này, hoặc bất luận trụ trong thế giới nào, Ngài cũng đều thiện tâm thiện ý giáo hóa chúng sanh, dạy những gì? Dạy làm sao tu phước, dạy làm sao tu huệ. Quý vị nói xem hạng người như vậy ta có nên cúng dường hay chăng? Chúng ta cung kính cúng dường có phải là phước báo hay chăng? Thật sự được phước báo

Trong sự nghiệp của Ngài, ta có một phần duyên trong đó. Cúng dường bất luận nhiều ít, thành tâm, thành ý, đó là pháp bình đẳng. Cúng dường nhiều ít không bàn đến, thành tâm thành ý cúng dường, tận tâm tận lực cúng dường, quý vị đạt được phước huệ trọn phần. Tận tâm tận lực cúng dường, thành tâm thành ý cúng dường, quý vị đạt phước huệ chân thật. Quý vị ức niệm Ngài, quan sát Ngài, thường xuyên nghĩ đến Ngài, tự nhiên ta sẽ sanh trí huệ, sanh phước đức. Chúng ta học Phật, thử hỏi có phải là chúng ta thường nghĩ đến Thích Ca Mâu Ni Phật, hoặc thường nghĩ đến A Di Đà Phật, thường xuyên quán sát Thích Ca, Di Đà. Các Ngài chẳng ở đây, ta quan sát bằng cách nào? Trong kinh giới thiệu rất rõ ràng, đọc tụng kinh điểnquan sát những hành vi của các Ngài. 

Ngài đối với hết thảy mọi người, đối với hết thảy chúng sanh - hết thảy chúng sanh ở đây bao gồm cả hoàn cảnh tự nhiên, thực vật, khoáng vật. Hiện tượng tự nhiên đều do các duyên hòa hợp mà sanh; bởi thế, đều gọi là “chúng sanh”. Quán sát Ngài đối với thiên địa quỷ thần bằng cái tâm gì, thái độ như thế nào, hành vi ra sao? Chúng ta phải học tập theo đó. Bởi lẽ, tấm lòng, thái độ, cách làm của Ngài đều là thuần chánh, chánh chứ không tà, giác chứ không mê, tịnh chứ chẳng nhiễm, thuần tịnh, thuần chánh, thuần giác. Quý vị tụng kinh, ngày ngày niệm kinh, miệng có tâm không, chẳng thể đạt được lợi ích. Quý vị xem chẳng phải là cổ đức thường dạy chúng ta: “Tụng kinh phải tùy văn nhập quán”. Dõi theo kinh văn khiến kinh văn và tâm mình dung hợp thành một thể, thì gọi là “tùy văn nhập quán”, thật sự biến thành của mình thì mới thật sự được lợi ích

Nếu kinh vẫn là kinh của Thích Ca Mâu Ni Phật, tư tưởng kiến giải của mình vẫn là phiền não tập khí thì có ích gì? Đọc kinh kiểu đó chỉ là tốt lành ngoài miệng mà thôi, tâm hạnh chẳng hề thay đổi, chẳng dung nhập, chẳng khế nhập. Bởi thế, cảnh giới nói trong kinh luận quý vị chẳng thể khế nhập. Chất bổ nơi kinh luận quý vị chẳng hấp thụ được một tí xíu xiu nào, kinh ấy chỉ niệm xuông; thời gian, tinh lực đều lãng phí hết. Vẫn còn một điểm tốt là “một phen thoảng qua tai, vĩnh viễn trở thành hạt giống đạo”, gieo hạt giống vào A Lại Da Thức mà thôi, sức của chủng tử ấy mạnh hơn một chút. Vô tâm, vô ý, bất đắc dĩ miễn cưỡng tiếp nhận thì sức của chủng tử ấy rất yếu mỏng. Bố thí, cúng dường là tu phước! A La HánỨng Cúng

Trước lúc chứng A La Hán thì ôm bát khất thực, bởi thế trong nhà Phật gọi Khất Sĩ; tỳ-kheo xưng là Khất Sĩ (chữ tỳ-kheo có ba nghĩa); chứng A La Hán rồi, chẳng gọi là Khất Sĩ nữa, mà gọi là Ứng Cúng. Khất là khất thực, người Trung Quốc chúng ta gọi là “khất cái”, nhưng họ chẳng phải là Cái mà là Sĩ. Sĩ là gì? Là người đọc sách ở Trung Quốc. Tỳ-kheo có đạo đức, có học vấn nên gọi là Sĩ. 

2) Ý nghĩa thứ hai, A La Hán có nghĩa là Sát Tặc (giết giặc). Trong quá khứ, trước kia tôi ở Đài Loan, từng có một vị linh mục Thiên Chúa giáo cũng thường xem kinh Phật. Có lần, ông ta hỏi tôi câu hỏi sau: “Sao A La Hán vẫn còn bất thiện như thế? Ông ta còn sát tặc! Phật giáo các ông nói chẳng sát sanh, sao ông ta lại giết giặc?” Đó là đọc theo văn tự, chẳng hiểu rõ ý nghĩa bên trong. Tặc đây không phải là người, mà là gì? Là phiền não, ví phiền não như giặc. Bởi lẽ nếu chúng ta gặp phải giặc, tài vật sẽ bị chúng nó cướp hết, tổn thất tài vật. Phật nói con ngườiphiền não (Kiến Tư phiền não, Trần Sa phiền não, Vô Minh phiền não) chướng ngại pháp tài công đức nơi tự tánh, khác nào bị kẻ trộm đoạt đi, chẳng dùng được, chẳng thọ dụng được. Bởi thế ví phiền não như giặc, Sát Tặc là đoạn phiền não, là chuyển phiền não, có nghĩa như vậy, chứ chẳng phải là thật sự giết người! Phật, Bồ Tát dầu gặp kẻ trộm vặt hay cường đạo đến uy hiếp, cướp đoạt, các Ngài vẫn gật gù cười mỉm, hoan hỷ, sung sướng, chắc chắn chẳng so đo, lẽ đâu giết nó! Bởi thế, Tặc ở đây là phiền não. Tại nhân địa (khi còn tu nhân), tức là nơi tỳ-kheo thì xưng là Phá Ác, tức là đoạn ác tu thiện

3) Thứ ba, A La Hán có nghĩa là Vô Sanh. Tiểu Thừa A La Hán chẳng còn thọ sanh trong luân hồi lục đạo, đã dứt sanh tử trong luân hồi lục đạo, họ có vào luân hồi lục đạo là thừa nguyện tái lai, chứ chẳng vì nghiệp lực, bởi thế gọi là Vô Sanh. Nơi nhân địa, tỳ-kheo xuất gia gọi là Bố Ma. Một người thật sự phát tâm xuất gia, Ma Vương đau đầu, cảm thấy hoảng sợ, vì sao? Ma Vương ái dục hết sức nặng, mà cũng hết sức chấp trước. Hắn thống trị thế gian này, tất cả hết thảy người, hết thảy chúng sanh trong thế gian hắn đều cho là quyến thuộc của mình. Nay quyến thuộc đó phát tâm xuất gia, muốn lìa khỏi hắn, muốn vượt khỏi tam giới lục đạo, hắn rất bực bội, bởi thế hoảng hốt. Đó là ý nghĩa thứ ba. 

Nay chúng ta hiểu Đại A La Hán, Vô Sanhvô minh phải nhanh chóng đoạn hết, bốn mươi mốt phẩm vô minh chỉ còn một hai phẩm chưa đoạn, thật sự vô sanh. Sát Tặc cũng là đoạn phiền não, đoạn sạch Trần Sa phiền não, đoạn sạch Kiến Tư phiền não, Vô Minh phiền não cũng sẽ phải đoạn sạch, trí huệ, năng lực, tướng hảo bằng với quả Phật, chẳng kém Như Lai mấy, hết sức gần, Bởi thế, Ngẫu Ích đại sư lại bảo chúng ta: Các vị ấy đều là Pháp Thân đại sĩ, thị hiện thân phận Thanh Văn để vì chúng ta chứng minh pháp môn Tịnh Độ trì danh niệm Phật này chẳng thể nghĩ bàn. Vì thế gọi là Đại. 

Những vị ấy gần bên đức Phật, mỗi cá nhân đều thị hiệnnăng lực thù thắng, nay chúng ta gọi là “chuyên trường” (sở trường). Mỗi cá nhân đều có sở trường thù thắng, được đại chúng trong xã hội biết đến, cũng như nay ta nói “mức độ nổi danh rất cao”. Những vị ấy ngày ngày theo Phật, học tập theo Phật, người thế gian trông thấy như vậy chịu ảnh hưởng của họ: Nhất định là Phật rất có đạo đức, rất có học vấn; nếu không những vị kia sao lại học với Ngài? Bởi thế, các vị ấy là Ảnh Hưởng Chúng của hết thảy đại chúng. Giúp Phật giáo hóa chúng sanh, đó là “chúng sở tri thức”. Chúng là đại chúng. Đại chúng trong xã hội đều hay biết, mức độ nổi danh rất cao, ai nấy đều nhận biết (“tri thức”). Hoặc có thể nói: Tri là nghe tiếng, Thức là từng gặp mặt. Hiểu ở mức độ sâu hơn, Tri là biết người ấy, cũng như từng gặp gỡ người ấy; Thức là gì? Thức là hiểu rõ, biết rõ người ấy. Tiếp đó là nêu danh hiệu các bậc Thượng Thủ
 
 

6.1.1.6.3.2. Nêu tên chúng Thanh Văn thượng thủ 
 
 

“Trưởng lão Xá Lợi Phất”. 

Tổng cộng gồm mười sáu vị. Ngẫu Ích đại chúng chia thành sáu loại lớn:

1) Loại thứ nhất là đạo đức, trí huệ, tài năng, “đức huệ tài năng” là loại thứ nhất.

2) Loại thứ hai tương phản sít sao, “ngu muội độn căn”. Ngu muội độn căn chỉ có một vị, trong mười sáu vị chỉ có một vị, khi nào giảng đến sẽ giới thiệu cùng quý vị. 

3) Loại thứ ba là “hiển thị nhân quả”. Hiển là tỏ rõ, Thị là trình bày. Quá khứ gieo nhân, hiện tại chịu quả báo

4) Loại thứ tư hoàn toàn tương phản, “thiện tàng dưỡng hối” (khéo giấu công phu tu dưỡng). Các vị này thật sự có đạo đức, có học vấn, có năng lực, nhưng chẳng tỏ lộ. Quý vị thấy họ tựa hồ tầm thường, nhìn chẳng ra đâu. Người Trung Quốc ta thường nói là “thâm tàng bất lộ”. Nhưng Ngẫu Ích đại sư dùng nhóm chữ ấy rất hay, thâm tàng bất lộ không bằng “thiện tàng dưỡng hối”.

5) Loại thứ năm là “thế pháp phương tiện”, tức là tùy thuận thế gian, hành pháp phương tiện

6) Cuối cùng là “tinh tấn phá chướng”, dũng mãnh tinh tấn phá nghiệp chướng

Chia thành sáu loại, nay chúng tôi giới thiệu từng vị một. 
 
 

Vị thứ nhất là Xá Lợi Phất, “trưởng lão Xá Lợi Phất”. Trong Phật pháp, Ngài đức cao trọng vọng, lại còn cao tuổi. Tuổi tác trẻ quá chẳng thể xưng là “trưởng lão”, nói chung phải có tuổi một chút. Trong quá khứ phải từ bốn mươi tuổi trở lên. Người bốn mươi tuổi trở lên, có đạo đức, có học vấn mới xưng là Trưởng Lão. Phật môn cũng chẳng ngoại lệ, nhà Phật tính theo thời gian xuất gia. Quý vị xuất gia đã lâu, có đạo đức, có học vấn, mọi người tôn xưng là Trưởng Lão. Trong các đồng học, Xá Lợi Phất đại diện cho trí huệ bậc nhất. Nếu nói theo cách bây giờ, Ngài là một triết học gia. 

Trong xã hội đương thời, vị này đức cao trọng vọng, mọi người đều biết Xá Lợi Phất trí huệ trác tuyệt, biện tài vô ngại, suốt cả đời chưa từng gặp đối thủ. Thử nghĩ con người như thế theo học với Thích Ca Mâu Ni Phật, suốt đời chẳng lìa khỏi Thích Ca Mâu Ni Phật, ở sát bên Thích Ca Mâu Ni Phật thì Thích Ca Mâu Ni Phật là người như thế nào mà có thể khiến cho Xá Lợi Phất tâm phục, khẩu phục biểu hiện ra hành động như thế? Tất nhiên Thích Ca Mâu Ni Phật đáng để chúng ta tôn kính, đáng để chúng ta học theo. Quý vị thấy Xá Lợi Phất thì hiểu Ngài giúp Phật giáo hóa chúng sanh. Chúng tôi đọc trong kinh thấy Thích Ca Mâu Ni Phật nói Xá Lợi Phấtcổ Phật tái lai, đã thành Phật từ bao nhiêu kiếp trước. Nay Thích Ca Mâu Ni Phật thị hiện thành Phật tại đây, Ngài cũng đến, thị hiện thân phận Thanh Văn, giúp Thích Ca Mâu Ni Phật giáo hóa. Vị thứ hai là: 
 
 

“Ma Ha Mục Kiện Liên” 

Ma Ha là tiếng Phạn có nghĩa là Lớn. Đương thời, Mục Liên tôn giả cũng rất nổi danh, được biết đến rất nhiều. Sở trường của Ngài là “thần thông đệ nhất”, cũng giống như nay ta nói Ngài là nhà khoa học. Thần thông của các nhà khoa học hiện nay thật chẳng sánh nổi với ngài Mục Kiện Liên. Thiên nhãn của Mục Kiện Liên thấy được tam thiên đại thiên thế giới, thấy được thế giới nhỏ li ty. Khoa học gia hiện tại phát minh ra những khí cụ: Viễn vọng kính có thể thấy được rất xa, kính hiển vi thấy được thế giới vi sinh vật. Nhưng các nhà khoa học sáng chế rất nhiều khí cụ, lợi dụng những khí cụ đó để quan sát, chứ Mục Liên không cần đến chúng. Ngài thị hiện thần thông biến huyễn khiến con người tôn kính. Hai vị tôn giả này đều là đạo đức, trí huệ, tài nghệ vượt trỗi hơn người, trong tất cả các đồng học, nói theo cách chúng ta hiện thời, hai ngài là bậc nhân tài kiệt xuất. Vị thứ ba là: 
 
 

“Ma Ha Ca Diếp”

Vị này cũng thị hiện rất nhiều tài nghệ. Ma Ha dịch là Đại, Đại Ca Diếp. Ngài có năm trăm đồ chúng, sau đều quy y Thích Ca Mâu Ni Phật, toàn bộ biến thành Thường Tùy Chúng của Phật. Danh hiệu Ca Diếp có nghĩa là Ẩm Quang; trên thân có ánh sáng vàng, ánh sáng vàng ròng từ đâu có? (Bởi thế Ngài cũng là thị hiện nhân quả). Trong quá khứ, Ngài dùng vàng ròng tu bổ tượng Phật. Tượng Phật cũ rồi, tượng Phật thếp vàng, vàng thếp bị rớt mất, chẳng trang nghiêm nữa. Ngài phát tâm thếp vàng, bởi thế cảm được quả đời đời kiếp kiếp thân có ánh sáng vàng ròng. Sự việc này nhục nhãn phàm phu không thấy được, chứ thật ra không khó thấy, người tu Định đều có thể thấy. Tâm địa thanh tịnh thì quý vị sẽ thấy mỗi cá nhân thân đều có ánh sáng vàng ròng, màu sắc chẳng giống nhau, lớn nhỏ khác nhau. Từ màu của ánh sáng có thể biết được tình trạng sức khỏe, đó là điều người hiện thời rất quan tâm. Rất nhiều người luyện Khí Công có chút thành tựu, thấy được khí của người khác, nhà Phật chúng ta gọi là Quang, họ gọi là Khí. 

Khi trước tôi ở Mỹ Quốc, ở Gia Nã Đại, từng gặp những người có công năng đặc dị từ Trung Quốc đến. Họ là thầy Khí Công, bọn họ dạy Khí Công ở đó. Họ đều có thể thấy được, thấy người nào trên thân có quang minh hoàng kim là tốt nhất, ánh sáng vàng, ánh sáng trắng, ánh sáng đỏ, ánh sáng lam, ánh sáng màu tro, rất nhiều thứ. Thầy Khí Công cũng trị bệnh cho người ta, họ trị bệnh bằng cách nhìn màu của Khí, tìm ra bộ vị mắc bệnh, sau đó mới trị liệu, cũng có hiệu quả kha khá. Bởi thế, người theo học rất nhiều. Giống như họ thấy được, người tu Định cũng thấy được. 

Ca Diếp tôn giảkim quang, quang minh màu vàng ròng, Ngài là Đầu Đà đệ nhất. Đầu Đàkhổ hạnh, khổ hạnh Tăng. Ma Ha Ca Diếp nhà cửa giàu có, xuất thân là con cháu gia đình giàu có mà có thể tu khổ hạnh, thật hiếm có đáng quý! Nếu xuất thân từ gia đình bần cùng mà tu khổ hạnh thì nói trắng ra chẳng khiến mấy ai chú ý. Ngài xuất thân từ gia đình phú quý, lại muốn tu khổ hạnh, xã hội đại chúng rất chú ý. Vì sao Ngài sống cuộc đời như thế? Trong phương thức sanh hoạt ấy nhất địnhđạo lý, nếu không sao Ngài lại vứt bỏ phú quý, buông bỏ hết thảy hưởng thọ đi tu khổ hạnh? Tu khổ hạnh, tham, sân, si, mạn, danh văn, lợi dưỡng, ngũ dục, lục trần thảy đều thật sự buông xuống. Buông xuống được đại tự tại! Thích Ca Mâu Ni Phật “niêm hoa vi tiếu” (cầm cành hoa giơ lên mỉm cười), đại chúng trong pháp hội khi ấy đều cảm thấy hoang mang, chẳng biết Thích Ca Mâu Ni Phật ngụ ý gì? 

Thật ra, chư vị phải hiểu các Ngài đều diễn tuồng. Một ngàn hai trăm năm mươi lăm vị ấy, đừng nói chi khác, chỉ đơn giản là Thường Tùy Chúng của đức Thế Tôn, đều là đại A La Hán, lẽ đâu chẳng biết! Đương nhiên là biết! Xá Lợi Phất, Mục Kiện Liên đều là cổ Phật tái lai, Ca Diếp cũng là cổ Phật tái lai. Vai kịch cuối cùng giao cho Ngài diễn, dành cho Ma Ha Ca Diếp biểu diễn. Bởi thế, Ca Diếp thấy động tác ấy của đức Thích Ca Mâu Ni Phật bèn mỉm cười, Thích Ca Mâu Ni Phật giao cành hoa cho tôn giả, nói: “Ta có Niết Bàn diệu tâm, Ca Diếp hiểu được ý ấy, bèn giao cho ông ta”. Ngài thành Sơ Tổ Thiền Tông. Câu chuyện này có chép trong kinh điển

Bởi vậy, Ngài “khổ hạnh thanh cao”, Thiền tâmchân tâm, mọi người chúng ta thấy Ngài rất khổ, sống rất khổ. Thật ra Ngài sướng ta không hiểu nổi. Ngài trong cảnh giới Thiền, chúng ta sống trong ngũ dục lục trần, khổ lắm! Các Ngài thấy đó là khổ. Ta thấy các Ngài khổ, các Ngài thấy ta khổ. Ta cho mình rất vui, ta chẳng hiểu được niềm vui của các Ngài. Niềm vui Thiền Duyệt, đừng nói chúng ta không thể hiểu tí xíu gì về niềm vui Thiền Duyệt, ngay cả niềm vui đọc sách chúng ta cũng chưa thể hiểu nổi. Khổng lão phu tử nói “học rồi làm theo, cũng chẳng vui ư?”, nay chúng ta “học rồi làm theo, chẳng khổ lắm ư?” Khổ quá chừng, vui chỗ nào? Bởi thế, đừng nói là cảnh giới của Phật, Bồ Tát; cảnh giới của Khổng lão phu tử đã mấy ai hiểu nổi? Trong lịch sử Trung Quốc, người thật sự hiểu được niềm vui đọc sách không được mấy. Hiểu được niềm vui đọc sách đều là thánh hiền. Hiểu được niềm vui Thiền Duyệtcảnh giới của Bồ Tát, nào phải cảnh giới phàm nhân

Tối cao là “sanh diệt đã diệt, tịch diệt là vui”, là sở chứng thuộc quả vị Như Lai. Từ Cửu Địa Bồ Tát trở về trước đều không cách chi hiểu được. Vì thế, trong pháp tánh có Thường, Lạc, Ngã, Tịnh, là chuyện thật chứ không phải giả. Thường là bất sanh bất diệt, vĩnh hằng bất biến. Lạc là niềm vui thật sự, quyết định chẳng khổ. Ngã là chủ tể, là tự tại. Tịnh là thanh tịnh, mảy trần chẳng nhiễm. Trong tự tánh vốn sẵn có như thế, đức Phật gọi là “bốn tịnh đức”, bốn thứ đức lớn thanh tịnh, hết thảy chúng sanh ấy đều có đủ. 

Vì đâu bốn tịnh đức của quý vị chẳng hiện tiền? Vì vọng tưởng, chấp trước nên chẳng thể chứng đắc. Lìa vọng tưởng, chấp trướcthiền định rất sâu. Bởi thế, Thiền Định chẳng phải là “diện bích” (nhìn vào vách), Thiền Định diện bích chẳng khởi tác dụng. Thiền Địnhsống động, trong hết thảy thời, hết thảy chỗ, đi, đứng, nằm, ngồi thảy đều là Thiền, vì hết thảy chúng sanh thị hiện mọi thứ, giáo hóa đủ cách. Tâm kẻ ấy là tâm thanh tịnh, chẳng hề khởi tâm động niệm, phân biệt, chấp trước, thảy đều chẳng có. Vì sao họ làm được như vậy? Tánh đức tự nhiên lưu lộ, pháp vốn là như vậy, người ấy vốn sẵn là như vậy. 

Vì vậy, nếu quý vị hỏi vì sao những mẫu nước kết tinh của tiến sĩ Giang Bổn Thắng lại có những biến hóa như thế? Nó vốn sẵn là như thế, chắc chắn chẳng hề có mảy may vọng tưởng, phân biệt, chấp trước nào, nhất định chẳng có; nhưng nước có năng lực, năng lực ấy là bản năng có thể phản ứng thuận theo hoàn cảnh bên ngoài, do phản ứng nên tạo thành biến hóa. Tình hình, năng lượng bên ngoài thiên biến vạn hóa, nước cũng phản ứng theo. Bởi vậy, chắc chắn chẳng có hai kết tinh giống nhau. Điều này cho thấy hết thảy chúng sanh chẳng có hai người nào cùng ý niệm cả, ý niệm sanh diệt trong từng sát-na. Trong một đời này, đời đời kiếp kiếp quyết định chẳng có hai ý niệm nào hoàn toàn tương đồng, từ phản ứng kết tinh của vật chất đã chứng minh được điều đó. Lại xem tiếp vị thứ tư: 
 
 

“Ma Ha Ca Chiên Diên“

Đây cũng là bậc đức huệ tài năng, luận nghị bậc nhất. Ca Chiên Diên là tiếng Phạn, dịch nghĩa sang tiếng Tàu, thì cổ nhân có vị dịch là Văn Sức. Văn là văn thái, Sức là bóng bảy. Nói theo ngôn từ hiện thời thì Ngài là nhà văn học, cũng là vị rất nổi danh trong xã hội đương thời, luận nghị bậc nhất. Luận nghị, có thể nói theo cách bây giờ là bình luận gia. Muốn thành một bình luận gia nhất định phải biết nhiều thấy rộng, học rộng nghe nhiều thì mới làm được. Ngài có học vấn cao thâm, thật sự có trí huệ, học thức phong phú, mới có thể thành một bình luận gia hạng nhất được, luận nghị bậc nhất. Nay đã hết giờ rồi. 

Trung Phong Tam Thời Hệ Niệm
Pháp Sự Toàn Tập Giảng Ký,
phần 2 hết


(1) Đây là cách phân đoạn bản chú giải
Chẳng hạn phân đoạn thứ nhất là Giáp, trong phân đoạn đó có ba đoạn nhỏ, thì mỗi đoạn nhỏ được đánh số là Ất. Trong mỗi đoạn Ất, lại chia thành nhiều ý nhỏ thì mỗi ý nhỏ được đánh số là Bính.
(2) Thiên Can là Giáp, Ất, Bính, Đinh v.v… Địa Chi là Tý, Sửu, Dần, Mão v.v… 
(3) Số Ả Rập (Arabic numeric system): tức những số 1, 2, 3, 4… ta thường dùng hiện tại. Gọi là số Ả Rập vì hệ thống này do người Ả Rập truyền vào châu Âu. Trước kia, châu Âu chỉ biết dùng số La Mã. 
(4) Phanh âm (hay còn đọc là bính âm) là một cách phiên âm tiếng Quan Thoại bằng hệ thống ký hiệu (Tàu gọi là “chú âm phù hiệu”) cũng như dùng mẫu tự Latin để ghi âm, chẳng hạn như chữ “phóng hạ” (buông xuống) trong tiếng Hán Việt, âm Quan Thoại được ghi là fàng xià. Hoa Nghiêm tự mẫu tức là 42 chữ cái của Phạn văn (Tất Đàm văn tự - Siddham Sankrit), mỗi một chữ được kinh Hoa Nghiêm giảng tương ứng với một pháp môn giải thoát
(5) Thiên chân Niết Bàn: Niết Bàn của Tiểu Thừa chưa viên mãn, thấy chân tướng sự thật còn thiên lệch, chưa viên mãn.
Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 33421)
Tôi tin hy vọng rằng tất cả người dân Nepal nhân mùa lễ này hãy chuyển hóa những vụn vỡ để có thể làm cho mọi thứ trở nên nhẹ nhàng hơn trong cuộc sống giống như thông điệp của Đại lễ về giá trị con người.
(View: 10956)
Các phương cách đản sanh của chư Phật đều giống nhau như sự xuất hiện của các ngài giữa thế gian này đã cảm ứng đến thế giới chư thiên và các loài khác
(View: 11698)
Người đã đến, vầng hồng dương rạng rỡ, Bước nhiệm huyền bừng nở những đài sen, Ưu Đàm hoa còn lưu hương muôn thuở. Cõi trầm luân còn nhắc nhớ bao phen..
(View: 13481)
Tháng tư âm lịch tưng bừng, Vườn Lâm-tỳ-ni đón mừng Đản Sanh. Ca-tỳ-la-vệ cửa thành, Trên không nhẹ thoảng âm thanh lạ thường.
(View: 11222)
Hãy lắng nghe lời Thầy-Tổ nói, minh bạchấn tượng hơn: “Nói lời Phật nói, nghĩ điều Phật nghĩ, làm điều Phật làm.”
(View: 17573)
Trường A Hàm I, "Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn. Duy ngã vi tôn, yếu độ chúng sanh, sanh lão bệnh tử"...
(View: 11232)
Hai ngàn năm trăm bốn mươi mốt năm đã trôi qua, nhưng hình bóng và biểu tượng cao quý của Đức Phật vẫn luôn ngời sáng trong lòng mọi người con Phật.
(View: 23892)
Của Chánh Văn Phòng GHPGVNTN Hoa Kỳ - HT Thích Thắng Hoan
(View: 12684)
Được làm con Phật là điều vừa đơn giản, vừa hy hữu. Đơn giản, vì sinh ra trong một gia đình Phật giáo thì tự động theo cha mẹ đi chùa, lễ Phật, tin Phật ngay từ bé.
(View: 12015)
Này người thanh niên! Ví như có một gian phòng tăm tối suốt cả nghìn năm dài. Nếu muốn thắp sáng cho nó, con cần phải đốt bao nhiêu ngọn đèn và mất bao nhiêu lâu để dẹp cho nó tươm tất?
(View: 11175)
Mãi cho đến tháng 12 năm 1999 mới được công nhậntuyên bố Đại lễ Phật Đản Quốc tế (lễ Vesak – Tam hợp) tại trụ sở Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, New York City (Hoa Kỳ) vừa qua.
(View: 12758)
Trần Nhân Tông (chữ Hán: 陳仁宗; 7 tháng 12 năm 1258 – 16 tháng 12 năm 1308,) là vị vua thứ 3 của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam.
(View: 11639)
Dê là loài động vật hiền lành, gần gũi với đời sốngsinh hoạt của con người. Nó là một trong lục súc: ngựa, trâu, dê, chó, lợn, gà.
(View: 10480)
Vào dịp cuối năm, đầu năm, dương lịch hay âm lịch, có lẽ không có nhóm từ nào được mọi người dùng đến nhiều như là mấy chữ "Chúc mừng năm mới."
(View: 10848)
Không có stress có lẽ con người cũng không thể tồn tại. Thế nhưng, vượt ngưỡng đến một mức nào đó thì con người cũng…không thể tồn tại, bởi chính stress gây ra nhiều thứ bệnh về thể chấttâm thần...
(View: 12585)
“Giáo Pháp của Như Lai: thiết thực, hiện đại, không thời gian, đến để mà thấy, có thể đưa đến chứng ngộ, được người trí tự mình giác hiểu.”
(View: 11231)
Các nhà y học chính thốngbảo thủ nhất cũng đã phải công nhận thiền là một phương pháp trị liệu khoa học và hiệu quả trên một số bệnh lý, cũng như cải thiện cả hành vilối sống...
(View: 12838)
Thiền là phương pháp thâm cứu và quán tưởng, hay là phương pháp giữ cho tâm yên tĩnh, phương pháp tự tỉnh thức để thấy rằng chân tánh chính là Phật tánh...
(View: 10345)
Tu thiềnthực hiện theo nguồn gốc của đạo Phật. Vì xưa kia, Đức Phật tọa thiền suốt bốn mươi chín ngày đêm dưới cội bồ đề mới được giác ngộ thành Phật.
(View: 11687)
Cứ mỗi độ xuân về, chắc chắn ai trong chúng ta cũng đều cảm thấy có một chút gì khiến cho cõi lòng bâng khuâng, xao xuyến trước cảnh vật thiên nhiên...
(View: 14291)
Gom tâm an trụ và làm cho tâm trở nên vắng lặng, rồi dùng tâm an trụ ấy quán chiếu thân và tâm.
(View: 9947)
Thiền là một pháp môn do sáng kiến của đức Phật, do kinh nghiệm tu tập bản thân của Ngài, và chính nhờ kinh nghiệm bản thân ấy mới giúp cho Ngài xây dựng một pháp môn giải thoátgiác ngộ.
(View: 13124)
Vô Niệm Viên Thông Yếu Quyết nếu cắt nghĩa chung thì ta có thể nói là bí quyết thoát trần, bí quyết thoát vòng tục lụy, bí quyết giải thoát, bí quyết để chứng thẳng chơn tâm hay bí quyết để đi vào minh tâm kiến tánh.
(View: 10153)
Chúng ta tu học Phật pháp, mục tiêu đầu tiên tất nhiên phải thoát ly sinh tử, ra khỏi lục đạo luân hồi.
(View: 10905)
xem thường chúng sinh, chính mình luôn có thái độ cống cao ngã mạn khiến cơ hội vãng sinh bất thoái thành Phật.
(View: 11173)
Thiền là phương pháp buông xả. Khi hành Thiền, bạn buông xả cả thế giới phức tạp bên ngoài để đạt đến trạng thái an tịnh nội tâm đầy uy lực.
(View: 10757)
Kinh Đại Tập nói rằng: ”Thời đại mạt pháp hàng trăm triệu người tu hành, ít có một người đắc đạo, chỉ nương niệm Phật sẽ qua được biển sinh tử”.
(View: 10390)
Phật giáogiáo dục, đích thực là giáo dục chí thiện viên mãn của Thích Ca Mâu Ni Phật đối với chúng sanh trong chín pháp giới.
(View: 11469)
Hãy sống trọn vẹn, thực hành tinh tấn và tập trung vào những gì mà bạn làm hoặc khi bạn đi, đứng, nằm, ngồi hay làm việc.
(View: 12381)
Đức Phật dạy chúng ta niệm A Di Đà Phật, chúng ta nghe theo lời dạy của đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật mà niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ.
(View: 10550)
Phật giáo Trung Quốc được lần lượt truyền từ Ấn Độ sang đến nay đã hơn hai nghìn năm và được truyền bá rộng rãi đến ngày nay.
(View: 11171)
Phật, chính là thực tướng các pháp, chân tướng của tất cả pháp. Nếu bạn trái với chân tướng thì chính là ma,
(View: 9907)
Khổ đau đã gắng liền với con người như bóng với hình, cho dù có trốn chạy cũng không thể nào thoát ra. Đã không trốn chạy được, phương pháp hay nhất là ...
(View: 10335)
Chúng ta may mắn được nghe Phật Pháp, đương nhiên cần phải chiếu cố đến chúng sanh ở tận hư không pháp giới, nhất là những oan gia trái chủ của mình trong nhiều đời nhiều kiếp.
(View: 9167)
Phương pháp tiêu trừ nghiệp chướng tốt nhất là đoạn ác tu thiện, tích công bồi đức, một lòng niệm Phật.
(View: 9915)
Người niệm Phật tu hành chẳng những được phước rất lớn, mà chính mình cũng được vãng sanh Cực Lạc.
(View: 15066)
Yếu chỉ của tam muội trong pháp môn niệm Phật là sự " lắng nghe" chứ không cốt niệm cho nhiều mà tâm chẳng rõ.
(View: 9144)
Tại sao công phu niệm Phật của mọi người không được đắc lực? Nguyên nhân là vì không nhìn thấu, không buông xả, và cũng vì chưa hiểu rõ được chân tướng của vũ trụ nhân sanh.
(View: 13002)
Chính nương vào nhị đế mới có thể thi thiết phương tiện thiện xảo để độ mình, độ người và xiển dương Chánh Pháp.
(View: 10932)
Thiền là một pháp môn hay là một trường phái của Phật giáo, và những người thực tập theo pháp môn này xem nó như là cốt tủy của đạo Phật.
(View: 9579)
Một lòng chuyên niệm không có tâm Bồ Đề, cũng không thể vãng sanh, cho nên phát tâm Bồ Đề cùng một lòng chuyên niệm phải kết hợp lại, thì bạn quyết định được sanh Tịnh Độ.
(View: 10973)
Tất cả những giáo lý về con đường Ati Dzogchen có thể xếp vào ba chủ đề : Nền Tảng, Con Đường, và Quả.
(View: 9898)
Niệm Phật là một pháp môn dễ hành nhưng khó tin, nhất là trong thời đại điện toán này, thời đạicon người lo cho vật chất nhiều hơn là lo cho đời sống tâm linh.
(View: 9300)
"Cực Lạc Thù Thắng", có nghĩa là người tu về Pháp môn Tịnh độ chuyên lòng niệm Phật A Di Đà, cầu sanh về cõi Cực lạc, được y báo chánh báo trang nghiêm thù thắng.
(View: 10919)
Kinh Phật nói: “Tất cả sự khổ vui đều do tâm tạo”. Vậy muốn cải thiện con người, tạo hoàn cảnh tốt, phải tìm sửa đổi từ chỗ phát nguyên....
(View: 9832)
Chúng sinh tận hư không khắp pháp giới, chúng ta đều phải độ. Vậy chữ “độ” này có ý nghĩa gì? Nếu dùng ngôn ngữ hiện đại, thì “độ” là quan tâm, yêu quí, dốc lòng dốc sức giúp đỡ.
(View: 8732)
Cần chân thật phát nguyện cầu sanh Tịnh Độ, thế giới Cực Lạc trong ao bảy báu liền mọc lên một nụ hoa, chính là hoa sen.
(View: 12578)
Hãy nhớ rằng duy chỉ có bạn là người có thể thay đổi cuộc đời mình tốt đẹp hơn và thiền đã chứng tỏ sự hiệu nghiệm của nó đối với không biết bao nhiêu người.
(View: 10110)
Trong Kinh tạng Pàli, có một số văn đoạn nêu rõ kinh nghiệm hành thiền của Đức Phật, rất quan trọng và bổ ích cho việc hành thiền của người Phật tử.
(View: 10585)
Hãy thực hành bằng sự tinh tấn dũng mảnh, bền bỉ, và không để mất chút thì giờ nào. Hãy khuyên và khuyến khích những người khác cùng thực hành.
(View: 10616)
Thực tập chánh niệm ngày càng trở thành một đề tài được ưa chuộng trong giới lãnh đạo doanh nghiệp.
(View: 20059)
Bản dịch tiếng Việt Ba Trụ Thiền do chúng tôi thực hiện lần đầu tiên vào năm 1985 tại Sài gòn, Việt nam
(View: 9968)
Chúng ta nên tu theo pháp môn niệm Phật, ai có nhân duyên về Tịnh độ trước thì lo chuẩn bị tiếp rước người đến sau. Nếu chí thành theo con đường niệm Phật Di Đà cầu sanh tịnh độ thì dứt khoát sau nầy cả gia đình, ngay cả dòng họ sẽ gặp nhau cả
(View: 9353)
Phật phápchân lý của vũ trụ nhân sanh, chân thật thông đạt tường tận rồi thì hoan hỉbố thí, không chút bỏn xẻn. Bố thí càng nhiều vui sướng càng cao,
(View: 9979)
Ta được biết là có nhiều cõi Tịnh Độ, nhiều cõi linh thánh của những Đấng Giác ngộchúng ta gọi là chư Phật. Cõi Tịnh Độ của Đức Phật Vô Lượng Quang A Di Đà thì đúng là một nơi độc nhất vô nhị.
(View: 9397)
Vãng sanh nhất định phải đầy đủ tín, nguyện, hạnh. Nếu như tín nguyện của bạn không kiên định, không thiết tha, thì Phật hiệu niệm nhiều bao nhiêu đi nữa cũng không thể vãng sanh.
(View: 15212)
Nguyện đem lòng thành kính, gởi theo đám mây hương, Phưởng phất khắp mười phương, cúng dường ngôi Tam bảo.
(View: 10448)
Ước vọng của con người luôn là những gì tốt đẹp, sung túc và dài lâu, cần phải đạt được trong một tương lai gần nhất.
(View: 8752)
Phật cho chúng ta một lợi ích vô cùng lớn vô cùng thù thắng, đó là dạy chúng ta trong một đời này được thành Phật.
(View: 9373)
Tâm mình thanh tịnh, tự tại, yên ổn thì đó tức là Tịnh độ. Chư Phật và chư Tổ khai huyền xiển giáo để chúng sanh trong đời này có đường hướng để đi, mà đường hướng nào cuối cùng cũng gặp nhau nơi tự tánh Di Đà, duy tâm Tịnh độ.
(View: 9459)
Đức Thích Ca Mâu Ni khai thị pháp môn niệm Phật tức là muốn cho hết thảy chúng sinh thâu nhiếp lục căn, khiến được tịnh niệm tương tục, xưng niệm “Nam Mô A Di Đà Phật”, niệm đến cảnh giới tâm cảnh đều vắng lặng thì Phật tánh sẽ tự hiển hiện.
(View: 9188)
Pháp môn Tịnh độ là một pháp môn thích đáng, khế hợp mọi căn cơ, dễ tu, dễ chứng, chư Phật trong mười phương đã dùng pháp môn này để cứu vớt hết thảy chúng sinh xa rời nẻo khổ, chứng đắc Niết bàn ngay trong một đời.
(View: 9765)
Pháp môn niệm Phật còn gọi là pháp môn Tịnh độ, lại được gọi là “Liên Tông”, lại được gọi là “Tịnh Tông”. Lòng từ của Đức Thích Ca Mâu Ni thật là vô hạn, Ngài quán xét căn cơ của chúng sinhcõi Ta bàban cho pháp môn tối thắng này.
(View: 15345)
不二 hay "vô nhị", tiếng Sanskrit gọi là “Advaita”, tiếng Anh gọi là "Nonduality". Phật học tiểu từ điển giải thích “bất nhị” là “không phân biệt đối với tất cả mọi hiện tượng”, siêu việt trên mọi phân biệt.
(View: 9450)
Ái hà ngàn thước sóng xao, Muôn trùng biển khổ lấp đầu than ôi! Muốn cho khỏi kiếp luân hồi, Phải mau gấp niệm Nam mô Di Đà.
(View: 9237)
Pháp môn niệm Phật để cầu sanh về Tịnh độ (Cực lạc), thì phải hiểu biết lịch sử của đức Phật A Di Đà thế nào, và 48 lời nguyện ra sao.
(View: 9380)
Kinh Dược Sư Lưu Ly bổn nguyện công đức dạy rằng: “Cứu thả các sinh mạng được tiêu trừ bệnh tật, thoát khỏi các tai nạn.” Người phóng sinh tu phước, cứu giúp muôn loài thoát khỏi khổ ách thì bản thân không gặp các tai nạn.
(View: 11109)
Ngài nhận một bó cỏ Cát tường (Kusa) từ người nông dân chăn trâu tên Svastika, rồi trải cỏ làm tòa ngồi và tuyên thệ: “Nếu ta không tìm ra Chân lý tối thượng, ta quyết không rời khỏi nơi này”
(View: 9138)
Tinh thần của Phật pháp là nhằm xét đoán chính mình, chứ không xét đoán người khác, người khác đều là người tốt, đều là Phật, Bồ Tát, những gì người khác làm đều đúng đắn, đều chính xác.
(View: 10464)
pháp môn niệm Phật, lấy nhất tâm niệm Phật, cầu sinh Tây phương, ly khổ đắc lạc. Nhìn vào thấy như là Tiểu thừa, chỉ tự lợi mình, nhưng thực tế mà nói thì là Đại thừa, có thể lợi tha.
(View: 25111)
Phật giáo Bắc tông nói chung, Thiền tông nói riêng đều lấy giác ngộ làm mục đích tiến tu. Dù là tu sĩ xuất gia hay cư sĩ tại gia trong khi tu hành được đôi phần giác ngộ đều được mọi người quí kính.
(View: 10607)
Sau khi thành đạo, Đức Phật Thích Ca đã thấu suốt cội nguồn pháp giới trong vũ trụ. Ngài đã nhìn thấy rõ mỗi chúng sanh đều có Phật tánh, nhưng vì mê muội mà chưa nhận được.
(View: 11466)
A Di Đà Phật, danh hiệu này là vạn đức hồng danh, tại sao vậy? Danh hiệu này là danh hiệu của tự tánh, là danh hiệu của tánh đức.
(View: 9473)
Pháp môn Tịnh độ theo như huyền ký của Đức Phật trong Kinh Vô Lượng ThọKinh Đại Tập là một pháp môn thù thắng và rất thích hợp với chúng sanh trong thời mạt pháp này.
(View: 9926)
Pháp môn niệm Phật từ trước đến nay được phổ biến rộng rãi, hàng Phật tử đều có thể ứng dụng thực hành và đã chứng nghiệman lạc, lợi ích từ câu Phật hiệu.
(View: 8442)
Một trong những duyên khởi đưa tôi tới sự học hỏi pháp môn Tịnh Độ là lần đi cúng thất đầu tiên của bác tôi
(View: 9786)
Trong Phật giáo, niệm là một thuộc tính của tâm, gọi là tâm sở pháp
(View: 15947)
Quyển Ngữ Lục này là tập hợp từ những lời thị chúng của Thiền Sư Duy Lực trong những kỳ thiền thất tại Việt Nam kể từ năm 1983 cho đến những năm tháng cuối đời.
(View: 10862)
Vun xới các phẩm tính nội tâm chính là cách hữu hiệu hơn cả để giúp mình giúp đỡ kẻ khác.
(View: 9973)
Buổi sáng hôm đó, nắng vàng rất đẹp, mây xanh trong vắt và những bông hoa lựu đỏ thắm, nở rực rỡ trên con đường dẫn ra bờ sông Neranjara.
(View: 18189)
Chúng tôi giảng rất nhiều lần bộ kinh Vô Lượng Thọ, tính sơ đến nay cũng khoảng mười lần. Mỗi lần giảng giải đều không giống nhau.
(View: 22445)
Giáo pháp được đưa vào thế giới khi Đức Thích Ca chứng đạo tối thượng, lần đầu tiên thuyết về Chân Như và về những phương pháp hành trì đưa đến chứng ngộ.
(View: 12681)
Pháp Sự Toàn Tập Giảng Ký, Lão pháp sư Thích Tịnh Không giảng tại Úc Châu Tịnh Tông Học Viện, Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa
(View: 10644)
Trong rừng hương giáo pháp, “Những Đoá Hoa Thiền” cũng mang một đặc vẻ đặc kỳ diễm ảo của chúng. “Như nhân ẩm thủy, lãnh noãn tự tri.”
(View: 20064)
Thiền sư Nghi Mặc Huyền Khế tìm được những lời của đại sư Hà Ngọc nơi bộ Ngũ Tông lục của Quách Chánh Trung và những trứ tác của các vị Huệ Hà, Quảng Huy, Hối Nhiên...
(View: 26981)
Kinh quán Vô Lượng Thọ Phật là một trong ba bộ kinh chính yếu của tông Tịnh Độ, được xếp vào Đại chánh tạng, tập 16, No. 1756.
(View: 8327)
Từng đợt lá thay nhau úa vàng, héo khô, lả tả rơi theo gió mùa. Từng cơn mưa nặng hạt, rơi xuống những mảnh đất đã cằn khô, nứt nẻ.
(View: 15414)
Tết là ngày lễ hội lớn nhất trong năm, là dịp để mọi người đều hớn hở và đặt tất cả những niềm hy vọngước mơ của mình vào tương lai.
(View: 11047)
Giật mình nhìn lên bệ, Cứ ngỡ rằng trong mơ: Pho tượng Phật đi vắng. Ngoài kia xuân đã về.
(View: 11745)
Những bài kinh Phật không có bài nào là không hay. Có miệt mài trên những trang kinh xưa mới cảm được sự vang động của suối nguồn trí tuệ.
(View: 9884)
Pháp môn Tịnh Độcon đường chính yếu dẫn chúng sanh thời nay thoát sanh tử, là chiếc thuyền vững chắc đưa mọi người vượt thẳng qua năm đường.
(View: 19461)
Quyển Luận này về hình lượng rất bé bỏng, nhưng về phẩm chất thật quí vô giá. Một hành giả nếu thâm đạt ý chí quyển Luận này là đã thấy lối vào Đạo.
(View: 12838)
Pháp tu Tonglen, hay cho (tong) và nhận (len), là một pháp tu của chư Bồ tát, những đứa con thiện nam tín nữ dũng cảm nhất của các đấng chiến thắng
(View: 12403)
Ta đã có được thân người hy hữu khó tìm, cùng với các tự dothuận lợi đầy ý nghĩa. Ta đã gặp được giáo huấn hiếm có của Đức Phật.
(View: 11262)
Tôi sẽ dựa theo tác phẩm có tựa đề Năm Điểm Chỉ Giáo về Pháp Chiết Xuất Tinh Chất, do Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ Hai, Gendun Gyatso sáng tác.
(View: 13947)
Pháp luyện tâm nói về hành trì của các hành giả cao cả. Khi tu tập để phát bồ đề tâm, trước hết, ta phải phát khởi các thực chứng của một hành giả sơ căn và trung căn trong lamrim...
(View: 10502)
Chúng ta đã có được kiếp sống lý tưởng, hỗ trợ cho các tự dothuận lợi rất khó tìm. Ta đã gặp được giáo huấn quý báu vốn khó gặp của Đức Phật, đã tìm ra các vị thầy tâm linh khó tìm của Đại thừa...
(View: 9684)
Người tu Thiền chơn chính được gọi là ngồi Thiền "vô sở đắc" lại nữa đó cũng gọi là "Bổn chứng diệu tu" của sự tọa Thiền.
(View: 9798)
Quả thật là có một cõi như thế, gọi là cõi Tịnh Độ Hiện Tiền. Cõi ấy không bị giới hạn bởi không gian hay thời gian...
(View: 16530)
Tập sách chủ yếu làm sáng tỏ một số điểm giáo lýpháp môn thực hành nòng cốt của Phật giáo từ Nguyên thủy cho đến Đại thừa...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant