Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

18

15 Tháng Mười Một 201000:00(Xem: 6510)
18


TRUNG PHONG TAM THỜI HỆ NIỆM

Pháp Sự Toàn Tập Giảng Ký
Lão pháp sư Thích Tịnh Không giảng tại Úc Châu Tịnh Tông Học Viện
Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa

Chư vị đồng học! 

 Xin xem tiếp lần khai thị thứ hai trong thời thứ ba, chúng ta xem phần Trường Hàng

 Cổ nhân đạo: Thanh châu đầu ư trược thủy, trược thủy bất đắc bất thanh; niệm Phật đầu ư loạn tâm, loạn tâm bất đắc bất Phật. 

 (Cổ nhân nói: “Thanh châu gieo vào nước đục, nước đục chẳng thể không trong; niệm Phật gieo vào tâm loạn, tâm loạn chẳng thể không thành tâm Phật”) 

 Hai câu đầu là tỷ dụ, là lời nói tô điểm; câu sau mới chính là câu chủ yếu. Trong phần trên, tôi đã nói đại lược về Thanh Thủy Châu rồi, chuyện này không quan trọng, điều quan trọng là “niệm Phật gieo vào tâm loạn, tâm loạn chẳng thể không thành tâm Phật”. Chúng ta niệm Phật công phu không đắc lực! Trong tất cả hết thảy pháp môn Đại hay Tiểu Thừa thì pháp môn Niệm Phậtthuận tiện nhất, đơn giản nhất, ổn thỏa, thích đáng nhất. Vậy mà chúng ta niệm Phật đã bao nhiêu năm rồi, vì sao chẳng được thọ dụng gì hết? “Loạn tâm” vẫn y như cũ, nguyên nhân vì đâu? Có phải là niệm Phật không linh hay chăng? Nếu phương pháp Niệm Phật này không linh thì mọi phương pháp khác nói chung đều không có hiệu quả

 Nói thật ra, chẳng phải phương pháp Niệm Phật không linh, mà do sự lý giải của chúng ta đối với phương pháp này có vấn đề, cách niệm cũng có vấn đề. Nếu chúng ta không hiểu thấu triệt phương pháp này, ta sẽ hoài nghi; hoài nghi chướng ngại công phu thành tựu. Giảng kinh, thuyết pháp nhằm mục đích đoạn nghi sanh tín, lòng tin thanh tịnh hiện tiền thì không cần phải nghe kinh, không cần phải nghiên cứu giáo pháp nữa, những việc ấy biến thành dư thừa. Quan trọng nhất là tín tâm kiên định, tín tâm thanh tịnh. Vì thế, khi còn tại thế, đức Thế Tôn giảng kinh thuyết pháp cho mọi người bốn mươi chín năm, nhằm mục đích gì? Nhằm mục đích giúp cho mọi người “đoạn nghi sanh tín, phá mê khai ngộ”, giúp đỡ như vậy đó. Khai ngộ rồi tín tâm bèn sanh khởi, quan trọng nhất là tu hành, thật sự tu hành! Trì danh niệm Phật là hành môn, nguyên lý, nguyên tắc trì danh niệm Phật là “lòng tin chân thành, nguyện thiết tha, chấp trì danh hiệu”. Đại Thế Chí Bồ Tát dạy chúng ta: “Tịnh niệm tiếp nối”. “Tịnh”: Niệm phải thanh tịnh, thanh tịnh là không hoài nghi, không xen tạp, đó là tịnh niệm, “tiếp nối” là không gián đoạn. Chúng ta niệm Phật có làm được như vậy hay chưa? 

 Chúng ta không đoạn lòng ngờ; trong cuộc sống hằng ngày, đối với chính mình, đối với người nhà, thân bằng bè bạn, đối với hết thảy người sự vật biến hóa trong thế gian, đặc biệt là những việc liên quan đến mai sau, chúng ta không đoạn nghi hoặc thì làm sao niệm Phật không bị nghi ngờ cho được? Nếu như niệm Phật không nghi ngờ thì tất cả hết thảy những mối nghi bên ngoài đều bị đoạn trừ. Thật đấy, không giả chút nào. Quý vị thấy cổ đức buông thân tâm thế giới xuống, đề khởi chánh niệm, buông thân tâm thế giới xuống nên không nghi nữa. Còn nghi thì có buông xuống được hay không? Các Ngài đều hiểu rõ, đều thấu hiểu. Tuy thế có những người không thấu hiểu, không hiểu rõ vẫn có thể buông xuống được, chúng tôi nói những người ấy thiện căn, phước đức sâu dày. Vì sao? Niệm Phật là chuyện quan trọng. Vãng sanh Tây Phương Tịnh Độ trăm ngàn vạn kiếp khó gặp gỡ, lần này ta gặp được nhất định phải nắm lấy, những chuyện khác không cần nữa. Bỏ hết đi, không nghi nữa! Niệm Phật quyết định chẳng xen tạp vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, đó là niệm Phật đúng pháp. Vì thế, Phật hiệu gieo vào loạn tâm, loạn tâm tự nhiên mất tiêu. Cách này hay lắm! Rất hữu hiệu. Nếu quý vị nghiêm cẩn niệm, đúng lý, đúng pháp, tôi thường nói là từ ba tháng đến sáu tháng, hiệu quả rất rõ rệt. Đến khi hiệu quả hiển hiện quý vị sẽ tự nhận thấy pháp hỷ sung mãn phát sanh, quý vị hoan hỷ niệm. Mở đầu khó, mở đầu ra sao? Phải chế phục phiền não tập khí của chính mình, phiền não tập khí từ vô thỉ kiếp đến nay rất nghiêm trọng! Quý vị [tu tập] đúng lý đúng pháp sẽ tự nhiên chế phục được. Quan trọng nhất là như chúng tôi thường nói: “Thâm nhập một môn, trường thời huân tu”. Công phu nhất định chẳng được gián đoạn, càng niệm tâm càng thanh tịnh, cảm thấy vọng niệm bớt đi. Vọng niệm ít đi chính là phiền não nhẹ đi, trí huệ tăng trưởng. Trước kia thấy những gì, nghe người ta nói không hiểu, nghe rồi cũng không thấu hiểu, nay càng niệm càng rõ ràng, càng niệm càng sáng suốt, trí huệ tăng trưởng, niệm Phật công phu đắc lực rồi đấy! 

 Chỉ cần niệm được công phu thành phiến là nắm chắc vãng sanh. Nếu như đạt đến Sự nhất tâm, Lý nhất tâm thì quả thật không phải ai cũng làm được. Công phu thành phiến, chỉ cần chúng ta nỗ lực một chút ai nấy đều có thể làm được; vì thế cổ đức nói pháp môn này là “vạn người tu vạn người về”. Niệm Phật mà không thể vãng sanh, chắc chắn là vì niệm Phậthoài nghi, có xen tạp, thường xuyên gián đoạn. Gián đoạn rất đáng sợ, vừa gián đoạn phiền não bèn khởi hiện, chỉ có công phu không gián đoạn mới có thể khống chế được phiền não. Phiền não ấy không phải là diệt đoạn, mà là phục đoạn (chế ngự, đè nén xuống). Quý vị có năng lực khống chế phiền não, trong tâm chỉ có một câu A Di Đà Phật, phiền não sẽ không hiện tiền. Đấy chính là “tâm vô nhị dụng”, quý vị chẳng được nhất tâm nhị dụng: Vừa niệm Phật vừa khởi vọng tưởng, chẳng thể dùng tâm vào hai chuyện được. Lúc niệm Phật quyết định không có vọng tưởng. Lúc vọng tưởng khởi lên thì niệm Phật nhất định bị phá hoại, chắc chắn là như thế! Trước hết, ngài Trung Phong nêu lên ý nghĩa trọng yếu này giống như nêu lên đề mục, rồi tiếp đó, Ngài giải thích
 
 

 Tây thiên hữu bảo, danh viết Thanh Châu. 

 (Tây vựcvật báu tên là Thanh Châu) 
 
 

 “Tây thiên” chính là Ấn Độ, Ấn Độ có một loại bảo thạch gọi là Thanh Thủy Châu. Ngài nói: 
 
 

 Vị thử châu đầu nhập trược thủy trung, nhập thủy nhất thốn, tắc nhất thốn chi trược thủy tức tiện thanh khiết

 (Loại châu này gieo vào trong nước đục, chìm xuống nước một tấc thì một tấc nước đục liền thành thanh khiết
 
 

 Dùng con mắt khoa học hiện thời để nhìn sự việc này thì viên châu ấy bỏ vào nước sẽ phát sanh tác dụng hóa học có thể hóa giải những dơ bẩn trong nước, vì thế nước khôi phục sự thanh tịnh. Ở Trung Quốc, lúc nhỏ tôi sống ở nông thôn, Trung Quốc thời đó rất lạc hậu, chẳng những ở nông thôn không có nguồn nước sạch, mà ngay ở những đô thị, thành phố nhỏ cũng không có nước máy; chỉ có một số rất ít những đại đô thị có nước máy. Lúc nhỏ tôi sống ở quê nhà, huyện Ngu Giang không có nước máy. Thời gian kháng chiến [chống Nhật], tôi ở tỉnh Phước Kiến, tôi sống ở Diên Bình không có nước máy; Kiến Ngõa cũng không có nước máy. Nước phải đi mua, có người chuyên gánh nước đến bán; trong nhà có chum nước, mỗi ngày phải mua nước. Nhà giàu có thì tự đào giếng trong nhà, có nước giếng; chúng tôi sống ở nông thôn thì dùng nước sông, nước suối, nước khe. Loại nước này không sạch. Vì thế, chúng tôi ra sông gánh nước, gánh về nhà, nhất định phải để cho nước lắng cặn. Dùng phương pháp gì để lóng trong? Không có Thủy Thanh Châu, người Tàu dùng phèn chua, phèn chua có thể lóng trong nước, cặn chìm xuống đáy chum, nước trên mặt rất sạch. Lúc nhỏ, chúng tôi thường dùng phương pháp ấy. Chúng tôi tin rằng Thủy Thanh Châu đại khái giống như một loại phèn chua, cùng một loại. Vì thế, “chìm vào nước một tấc thì một tấc nước đục bèn thành thanh khiết”. 

 

 Thử châu nhập thủy tự thốn chí xích, nãi chí ư để, tắc trược thủy diệc tùy chi nhi trừng trạm. 

 (Châu ấy gieo vào nước từ tấc tới thước, cho đến tận đáy thì nước đục cũng lặng trong theo) 
 
 

 Chữ “trừng trạm” diễn tả nước rất thanh tịnh, không có mảy may nhơ bẩn. Thiền sư dùng điều này làm tỷ dụ, làm tiền đề thuyết pháp. Phần sau là chánh thuyết (nói thẳng vào vấn đề chánh): 
 
 

 Đương tri thanh châu giả, dụ niệm Phật chi tịnh niệm dã. 

 (Nên biết thanh châu ví như tịnh niệm niệm Phật vậy) 
 
 

 Tịnh niệm tiếp nối! Dùng Thanh Châu để ví cho tịnh niệm niệm Phật. Tịnh niệm giống như Thủy Thanh Châu. 
 
 

 Trược thủy giả dụ tạp loạn chi vọng tâm dã. 

 (Nước đục ví như vọng tâm tạp loạn) 
 
 

 Trong tâm chúng ta vọng niệm khởi lên chìm xuống bất định, thật vậy! Vọng niệm trước vừa diệt, vọng niệm sau bèn sanh, đêm ngày không ngớt. Tâm chúng ta không thanh tịnh, giống như nước trong biển cả, sóng vỗ dâng trào, trước nay chưa hề ngưng nghỉ. Kinh Phật nói: Tâm thanh tịnh sanh trí huệ, tâm nổi sóng sanh phiền não; mức độ dậy sóng càng lớn thì phiền não càng nghiêm trọng, quả báotam đồ. Lục đạo luân hồi biến hiện ra như thế đó. Học vấn thế gian hay xuất thế gian không có gì khác, chỉ là thanh tịnh tâm mà thôi. Vì thế, tu trì Phật pháp mấu chốt là chữ Định, Tam Học Giới - Định - Huệ. Giới là thủ đoạn, giúp ta đắc Định, Định trọn chẳng phải là mục đích, Định có thể mở mang trí huệ. Huệ mới là mục đích. Vì thế Phật pháptrí huệ pháp, Phật họctrí huệ học. Thiền Tông không tu Định. Nếu quý vị tưởng Thiền Tông tu Định thì quý vị hoàn toàn sai lầm, quý vị coi Đàn Kinh thấy câu đầu tiên của Lục Tổ đại sư là gì? Câu nói ấy đã phơi bày toàn bộ tông chỉ của nhà Thiền, Ngài dạy đại chúng “toàn là niệm Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa”. Thiền TôngBát Nhã. Bát Nhã hiện tiền bằng cách nào? Phải Định! Vì thế, Thiền Tông tu Định là thủ đoạn, mục đích nhằm mở mang trí huệ, mục tiêu là đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh, đấy chính là trí huệ Bát Nhã

 Thiền cầu trí huệ Bát Nhã, Giáo cũng chẳng ngoại lệ, đại khai viên giải! Quý vị xem có phải là trí huệ Bát Nhã hay không? Tịnh Độ tông chúng ta đắc nhất tâm bất loạn, nhất tâm bất loạn bèn sanh trí huệ. Pháp môn bất đồng là bất đồng về phương pháp, về cách thức dụng công, chứ phương hướng, mục tiêu hoàn toàn tương đồng. Vì vậy, đức Phật mới nói pháp môn bình đẳng, không có cao - thấp. Bất luận tu học pháp môn nào cũng đều có thể thành vô thượng đạo, đều có thể minh tâm kiến tánh, đều có thể kiến tánh thành Phật. Chúng ta phải biết nguyên tắc này thì tu hành mới chẳng lầm phương hướng, chẳng lầm mục tiêu. Giới - Định - Huệ là phương hướng chung, là mục tiêu chung; nhân Giới đắc Định, nhân Định đắc Huệ. Chúng ta phải hiểu rõ tỷ dụ này, nay chúng ta dùng phương cách nào để thực hiện công phu? Ở đây, ngài Trung Phong bảo phương pháp Niệm Phật là quan trọng nhất. 
 
 

 Đương vọng tâm tạp loạn chi khoảnh, năng cử khởi nhất niệm

 (Ngay trong lúc vọng tâm tạp loạn, có thể khởi lên một niệm) 
 
 

 “Nhất niệm” chính là sáu chữ hồng danh, lúc trong tâm chúng ta rất phiền, rất loạn cũng có thể khởi lên một niệm này, thế nhưng hiệu quả của niệm này không hiển nhiên, do nguyên nhân nào? Do tâm thái của chúng tavấn đề
 
 

 Như đối Từ Tôn

 (Như đối trước đức Từ Tôn
 
 

 Chúng ta có tâm thái như thế ấy hay chăng? Chí thành cung kính như đang đối trước A Di Đà Như Lai, như đang đối trước Thích Ca Mâu Ni Như Lai. Chúng ta niệm Phật thiếu cái tâm cung kính, nên hiệu quả bị suy giảm rất lớn, bị chiết khấu rất lớn, tợ hồ không thấy hiệu quả gì hết. Dụng công, tâm thái tối thiểu chiếm đến chín mươi phần trăm, phương pháp tối đa chỉ chiếm mười phần trăm. Trước kia, tôi khuyên những đồng học giảng kinh, tôi từng khuyên như thế này: “Quý vị học giảng kinh, muốn học phương pháp giảng kinh, tôi thường nói: Tánh chất quan trọng của phương pháp giảng kinh nhiều nhất là mười phần trăm, còn chín mươi phần trăm là thái độ của quý vị”. 

 Trong bài Nội Điển Nghiên Học Cương Lãnh, tôi đã từng nói: Chân thành, cung kính quan trọng lắm! Ấn Quang đại sư nói rất hay: “Một phần thành kính được một phần lợi ích; hai phần thành kính được hai phần lợi ích. Mười phần thành kính được mười phần lợi ích”. Chúng ta xướng một tiếng Phật hiệu nhưng miệng có tâm không, không có tâm cung kính thì làm sao thành tựu cho được! Tâm cung kính được nuôi dưỡng không chỉ trong lúc niệm Phật. Trong lúc niệm Phật, ta có tâm cung kính; lúc không niệm Phật, không có tâm cung kính thì cái tâm cung kính ấy là giả, không thật! Vì sao? Một tức là hết thảy, hết thảy chính là một. Nếu quý vị cung kính Phật thì cũng phải cung kính hết thảy chúng sanh. Thậm chí đối với hết thảy trùng, kiến, muỗi đều cung kính, thấy chúng nó mình nhất định chắp tay: “Bồ Tát kiến, Bồ Tát nhặng xanh”, tâm thành kính sanh khởi. Quý vị chưa làm được như vậy thì tâm cung kính chưa sanh khởi. Khởi tâm động niệm phiền não làm chủ, chí thành, cung kính không phát khởi được. 

Chẳng những đối với hết thảy động vật mà đối với hết thảy thực vật cũng phải như thế. Ở bất cứ nơi đâu thấy hoa cỏ, thậm chí với bất cứ vật phẩm nào, quý vị đều cung kính. Bàn phải lau chùi cho sạch sẽ, sắp đặt cho ngay ngắn tề chỉnh, cung kính nó đấy! Từ chỗ này có thể thấy quý vị có thật sự cung kính đối với Phật hay không! Chỉ cung kính Phật, đối với những gì khác không cung kính, có nghĩa là không cung kính Phật. Vậy là cung kính giả tạo, không thật! Vì sao? “Hết thảy chúng sanh đều là cha mẹ trong quá khứ, là vị lai chư Phật”. Kinh Hoa Nghiêm còn nói hay hơn nữa: “Tình và vô tình đều thành Phật đạo”. Vô tình là thực vật, là khoáng vật; quý vị đối với thực vật, đối với khoáng vật đều có tâm cung kính. Vì thế, trước hết phải học “kính”, câu thứ nhất trong mười đại nguyện Phổ Hiền là “lễ kính chư Phật”, chúng ta thiếu sót điều này. Chúng ta thiếu lễ kính, thiếu tán thán, thiếu cúng dường, thiếu sám hối. Do vậy, một câu Phật hiệu không linh. Quý vị đã hiểu rõ chưa vậy? Quý vị muốn niệm một câu Phật hiệu được linh, niệm có cảm ứng, niệm khởi tác dụng, thật sự chế ngự được vọng tưởng thì phải từ chí thành cung kính mà niệm mới hữu hiệu! Vì thế, phải “như đối trước đức Từ Tôn”. 
 
 

Án định lục tự hồng danh

(Giữ vững sáu chữ hồng danh
 
 

Tức là “nam mô A Di Đà Phật” từng chữ rõ ràng, dẫu một chữ cũng không hàm hồ
 
 

Nhất nhất xuất khẩu nhập nhĩ. 

(Mỗi câu, mỗi chữ từ miệng phát ra lọt vào tai) 
 
 

Đây là cổ đức dạy chúng ta phương pháp nhiếp tâm niệm Phật: Phật hiệu phát sanh từ tâm chí thành, cung kính; từ miệng phát ra âm thanh, từ tai nghe lọt những âm thanh ấy. Người hiện thời gọi điều này là “sức chú ý tập trung bất tán”, như vậy mới chế ngự được vọng niệm. Cổ nhân dùng phương pháp này có hiệu quả, các Ngài đem phương pháp hữu hiệu này truyền lại cho chúng ta. Chúng ta phải học tập theo phương pháp này, hãy thử làm xem, thật sự có hiệu quả đấy! 
 
 

Tắc thử tạp loạn tự nhiên tùy niệm tịch tĩnh

(Do đây tạp loạn tự nhiên theo niệm mà ngưng lặng) 
 
 

Đây chính là công phu, không miễn cưỡng chút nào, tự nhiên vọng niệm chẳng khởi. “Tạp loạn” là vọng niệm. Lúc đầu quý vị thấy vọng niệm ít đi, nếu như nói chúng ta mới học, vọng niệmsanh khởi hay chăng? Vẫn khởi, nhưng ít hơn thôi. Trong Ấn Quang Đại Sư Văn Sao, chúng tôi thấy có không ít người thường viết thư hỏi pháp sư: Niệm Phật đã lâu lắm rồi, trong [thời gian niệm hết] một cây hương vẫn có rất nhiều vọng niệm. Một cây nhang: Nhang dài thì thường cháy được một tiếng rưỡi, “một cây hương” là như vậy. Do xưa kia khoa học kỹ thuật chưa phát triển, người giàu sang mới có đồng hồ, trong dân gian không có đồng hồ. Tính thời gian bằng cách nào? Đại khái là lúc trời quang nhìn xem mặt trời ở nơi đâu để phán đoán thời gian. Đêm thì nhìn mặt trăng, nhìn tinh tú. Những người niệm Phật bình thường đều dùng nhang; vì vậy gọi thời gian là “một cây hương, hai cây hương”. Một cây nhang dài cháy độ một giờ rưỡi. Hai cây nhang là ba tiếng đồng hồ, không thuận tiện như hiện thời: Trên tay ai nấy đều đeo đồng hồ, xưa kia không có. Trong vòng một cây hương vẫn khởi lên rất nhiều niệm, qua Văn Sao của tổ Ấn Quang ta thấy được điều này. Tổ Ấn Quang phúc đáp: Phàm những người dụng công đắc lực cũng chính là những người thật sự thực hiện được “tịnh niệm tiếp nối”, không hoài nghi, không xen tạp, không gián đoạn. Niệm như vậy ba năm, đại khái là trong một cây hương vẫn còn có dăm ba ý niệm, rất ít, ngẫu nhiên khởi lên dăm ba niệm; vì thế phải huân tu trong một thời gian dài. Vọng niệm khởi lên không cần phải bận tâm, không sợ hãi, đó là chuyện bình thường. Lúc quý vị không niệm Phật, tự mình không nhận biết vọng niệm hết sức nhiều, quá ư là nhiều! Muốn dùng một niệm niệm Phật để chế ngự bèn nhận thấy vọng niệm hết sức nhiều. Vì thế, có người sợ hãi: “Lúc mình không niệm Phật không có vọng niệm, cớ sao niệm Phật thì vọng niệm lại nhiều đến thế?” Lúc ấy mình không nhận biết, chứ không phải không niệm Phật thì không có vọng niệm! Không niệm Phật cũng có nhiều vọng niệm như thế, nhưng mình không nhận biết! Nay niệm Phật đột nhiên phát hiện; do vậy, quý vị phải biết đó là hiện tượng bình thường

Quý vị Niệm Phật công phu chẳng được gián đoạn, phải nghiêm túc nỗ lực niệm, dần dần vọng niệm càng ngày càng ít, công phu có tiến bộ! Nếu niệm một thời gian dài mà vọng niệm vẫn nhiều, không cảm thấy giảm thiểu thì tự mình phải khéo kiểm điểm, phản tỉnh, công phu niệm Phật của mình nhất địnhvấn đề; nói chung vấn đề ở chỗ không có tâm thành kính. Vì thế, hàng sơ học lúc niệm Phật phải quán tưởng kèm thêm: Lúc mình niệm Phật giống như Phật đang ở trước mặt mình, như vậy mình mới khởi lòng chân thành, cung kính được, mới có lợi ích. Hoặc là lúc niệm Phật đối trước tượng Phật mà niệm, niệm tại Phật đường, giống như ở cùng một chỗ với Phật. Chúng ta đối trước Phật chẳng thể không cung kính, chẳng thể tùy tiện, có sức câu thúc mình. Vì thế công phu đắc lực, có tâm chân thành cung kính, tự nhiên vọng niệm dần dần giảm thiểu, “tùy niệm tịch tĩnh”. 
 
 

Tự thị nhất niệm nhi chí thập niệm, nãi chí niệm niệm bất di. 

(Từ một niệm như vậy cho đến mười niệm, cho đến niệm niệm chẳng đổi) 
 
 

“Bất di” là không biến đổi, một câu Phật hiệu cứ một mực mà niệm, một đời không biến đổi. Nhất tâm nhất ý thành thành khẩn khẩn mong sao niệm cảm được Phật A Di Đà hiện đến, làm được như vậy! Từ cổ đến nay người làm được như vậy chẳng ít, đấy chính là “chí thành cảm thông”, chân thành đến cùng cực sẽ khởi tác dụng cảm ứng đạo giao. Phật đến an ủi quý vị, Phật đến chứng minh cho quý vị. Có lúc Phật bảo quý vị: “Quý vị còn thọ được bao nhiêu năm nữa, đến khi mạng chung Phật sẽ đến tiếp dẫn!” Đem tin tức ấy báo cho chúng ta, tin tức ấy hết sức đáng tin. Khi ấy, có không ít người thông minh thật sự cảm ứng được Phật hiện tiền, bảo cho biết còn sống bao nhiêu năm nữa, họ không cần: “Bạch A Di Đà Phật! Chẳng dễ gì niệm được Ngài đến, nay con theo Ngài đi!” Những người như thế rất nhiều, chứ không phải một mình pháp sư Oánh Kha, rất nhiều! Chuyện pháp sư Oánh Kha mọi người đều biết, có rất nhiều người giống như vậy, nhưng họ không bảo với người khác nên người ta không biết. 

Đương nhiên cũng có những người không vội vã vãng sanh, nghe nói còn sống bao nhiêu năm nữa thì: “Được! Từ từ giao phó hậu sự rõ ràng, giao phó xong xuôi, đến lúc sẽ theo Phật ra đi”. Chuyện này chúng ta chỉ cần đọc kỹ Vãng Sanh Truyện, đọc Tịnh Độ Thánh Hiền Lục sẽ thấy. Như vậy, ở đây quan trọng nhất là “niệm niệm không đổi”. 
 
 

Tức giáo trung sở vị: “Tịnh niệm tương kế” giả dã! 

(Tức là như trong giáo pháp đã nói: “Tịnh niệm tiếp nối”) 
 
 

“Giáo” ở đây là kinh Lăng Nghiêm. Kinh Lăng Nghiêm dạy: “Nhiếp trọn sáu năm, tịnh niệm tiếp nối”. Đoạn này nêu rõ ràng, rành rẽ ý “tịnh niệm tiếp nối”. Trong đây, quan trọng nhất là “khởi lên một niệm như đối trước đức Từ Tôn”, đó là thành kính. Tiếp theo là “niệm niệm không đổi”. Đấy chính là tịnh niệm tiếp nối, quan trọng lắm! Đấy chính là “một niệm tương ứng một niệm Phật, niệm niệm tương ứng niệm niệm Phật”. Tiếp theo, thiền sư hết sức khẩn thiết từ bi dạy chúng ta
 
 

Niệm Phật chi nhân, tu yếu tín tâm khẩn thiết, chánh nhân lẫm nhiên, trùng niệm sanh tử luân chuyển chi khả bi, thâm yếm trần lao phân nhiễu vi khả thống. 

(Người niệm Phật cần phảilòng tin khẩn thiết, chánh nhân rỡ ràng, nghĩ đi nghĩ lại sanh tử luân chuyển đáng buồn thương, chán ngán sâu xa trần lao rối bời đáng đau xót
 
 

Đoạn này giảng niệm Phật thì phải dụng tâm giống như lời khai thị ở đây mới hòng tương ứng. Vì thế, chúng ta đọc đến đoạn khai thị này, hoặc là nghe đến, hãy nghĩ bình thường chúng ta niệm Phậttương ứng với những lời Ngài nói ở đây hay chăng? Nếu tương ứng rất tốt, phải khéo gìn giữ! Nếu không tương ứng phải đau đáu sửa đổi lỗi cũ! Như vậy, điều đầu tiên là “lòng tin khẩn thiết”, chân thành khẩn thiết. “Chánh nhân rỡ ràng”: Tu pháp môn thì “phát Bồ Đề tâm, một bề chuyên niệm” chính là chánh nhân vãng sanh. Trong kinh Vô Lượng Thọ, giảng về vãng sanh thì hai phẩm Ba Bậc Vãng SanhVãng Sanh Chánh Nhân chuyên giảng về phương pháp niệm Phật. Chánh nhân rõ ràng, minh bạch, không hàm hồ một tí nào! 

 “Nghĩ đi nghĩ lại sanh tử luân chuyển đáng buồn”: Nhất định phải có cái tâm này, vô lượng kiếp đến nay sanh tử luân hồi, có thể nói là thoạt chìm thoạt nổi. Luân hồi trong lục đạo, ngoi đầu lên chính là làm được một chút thiện nhân; gặp được duyên, sanh trong ba đường lành. Quả báo trong ba đường lành hết rồi, ác nhân hiện tiền, ngay lập tức chìm đắm vào ba đường ác. Kinh Phật dạy chúng ta: Cứ hễ quý vị ở trong sáu nẻo thì chắc chắn thời gian trong ba đường ác dài lâu, hết sức là dài, thời gian trong ba đường lành ngắn ngủi. Vì thế, chúng sanh luân hồi trong sáu nẻo, ba đường ácquê nhà, ba đường lành như đi du lịch, thời gian rất ngắn tạm. Quý vị thấy điều này rất đáng buồn, cái tâm [chán sợ] sanh tử mới khởi. 

“Thâm yếm” (Chán ngán sâu xa): Yếm là “yếm ố, yếm phiền” (chán ghét, chán ngán). Chán ngán chuyện gì? “Trần lao rối bời” chính là những trạng huống sanh hoạt hiện tiền của chúng ta. Ai trẻ tuổi chẳng dễ cảm nhận; người bảy mươi, tám mươi tuổi, nói thật ra là gần như thấy trọn thế gian này, thấy lâu quá rồi, chán chường lắm! Người hiện thời bảo như vậy là “yếm thế”. Yếm thế chẳng thể giải quyết vấn đề, hết sức đáng buồn! Mỗi một ngày, nào người, nào sự, nào vật quấy nhiễu, thân tâm chẳng được thanh tịnh, nhất là đối với những người tuổi tác đã cao, cuộc sống là đau khổ, nào có sung sướng chi? Luân hồi khổ, cuộc sống hiện tại đau khổ, nhất là sống trong xã hội hiện thời, con người hiện thời chẳng biết thế nào là nhân nghĩa đạo đức, không biết đến! Mê man ngập ngụa trong vòng dụ hoặc của ngũ dục, lục trần, chẳng biết quay đầu. Những dụ hoặc ấy toàn là tráo trở, nói khó nghe hơn thì toàn là tội nghiệp

Hiện thời nhất là Internet, nội dung của Internet là gì vậy? Tôi chưa xem qua, tôi nghe những đồng học kể lại: Trong ấy toàn là giết - trộm - dâm - dối, đều dạy người ta làm ác, quý vị nói xem có đáng sợ lắm hay không? Những người trẻ tuổi, thậm chí những đứa bé từ nhỏ đã mê đắm Internet, mỗi ngày lên mạng xem thứ này thứ nọ, khiến cho một điểm lương tri lương năng bị phá hoại hết, phá hoại sạch sành sanh! Không gì đáng buồn, đáng đau lòng hơn. Thế giới này chẳng thể khôngtai nạn được! Tai nạn do đâu mà có? Tai nạn do ác nghiệp chiêu cảm, chính những kẻ tạo ác nghiệp không hay biết. Vì sao? Chính họ không có năng lực phân biệt đúng - sai, thiện - ác, chìm đắm mê man trong ấy. Nếu quý vị bảo với họ những chuyện thiện nào, họ sẽ cảm thấy rất kỳ quái, từ trước đến giờ chưa từng nghe nói đến. Nghe như quý vị đang kể chuyện thần thoại, họ không tiếp nhận được, nghe không lọt tai, tâm họ khởi gió to sóng lớn, còn làm gì được nữa! Chúng ta hãy nhìn những cái nhân, những duyên đã tạo trong xã hội hiện thời rồi hãy nghĩ đến những kết quả sau này như thế nào. 

Các nhà khoa học nghiên cứu lịch sử biến thiên, tiến hóa của địa cầu có đưa ra thuyết như sau: Trong quá khứ địa cầu có một nền văn minh cao tột, nhưng văn minh phát triển đến một thời kỳ nào đó thì bị hủy diệt. Các nhà khoa học cho rằng tối thiểu địa cầu đã từng bốn lần đạt đến đỉnh cao văn minh, rồi đột nhiên bị hủy diệt. Khoa học kỹ thuật hiện thời của chúng ta đã đạt đến đỉnh điểm hay chưa? Tôi cho rằng không xa mấy đâu! Đỉnh điểm là gì? Là phá hoại sanh thái thiên nhiên, phá hoại sự cân bằng sinh thái trên địa cầu. Khoa học phát triển đến mức độ này thì nay chúng ta hiểu: Thiên nhiên phải báo thù. Hễ thiên nhiên báo thù thì chẳng những tai nạn xảy ra mà ngày tàn của thế giới cũng xảy ra, cuối cùng sẽ thấy ai thắng, ai bại! 

Vì thế cổ nhân nói một câu ngạn ngữ rất ý vị: “Nhân định thắng thiên”. Năng lực trí huệ của con người chế tạo được rất nhiều máy móc thắng được tự nhiên khiến trời giận, quỷ thần ghen ghét. Quỷ thần ganh ghét, làm cho trời giận, trời nổi nóng là phiền toái rồi! Có phải là đại hủy diệt sẽ xảy tới hay không? Trong rất nhiều ngạn ngữ của cổ nhân có ẩn giấu huyền cơ, phải chú tâm quan sát mới lãnh hội được. Ý nghĩa những câu ấy rất sâu xa, khiến chúng ta phải cảnh giác cao độ. Trong lúc này chúng ta chỉ còn cách nghiêm túc sám hối, sửa lỗi đổi mới, niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ. Nay đã hết giờ rồi! 
 
 

*

 Chư vị đồng học! 

 Xin tiếp tục xem đoạn khai thị kể từ “niệm Phật chi nhân, tu yếu tín tâm khẩn thiết, chánh nhân lẫm nhiên, trùng niệm sanh tử luân chuyển chi khả bi, thâm yếm trần lao phân nhiễu vi khả thống” (Người niệm Phật cần phảilòng tin khẩn thiết, chánh nhân rỡ ràng, nghĩ đi nghĩ lại sanh tử luân chuyển đáng buồn thương, chán ngán sâu xa trần lao rối bời đáng đau xót). Bắt đầu từ chỗ này, ý nghĩa đoạn này trong phần trên chúng tôi đã nói rồi, hãy xem tiếp câu kế đó: 
 
 

 Cử khởi nhất thanh Phật danh. 

 (Khởi lên một tiếng danh hiệu Phật) 
 
 

 Cũng ngụ ý trong lúc tâm tình đau xót ấy, khởi lên một câu Phật hiệu
 
 

 Trực hạ cánhdị kiến, như Thái A kiếm hoành án đương hiên; như đại hỏa luân tinh đằng diệm xí. Vạn vật anh chi tắc liệu, xúc chi tắc thương. 

 (Từ đây không còn dị kiến, như gươm Thái A cầm ngang trước xe, như vòng lửa lớn cháy rực như sao sa, vạn vật chạm phải bèn cháy, đụng vào bèn bị tổn thương
 
 

 Chúng ta xem đoạn này, quả thật Trung Phong thiền sư đang nói đến tình trạng xã hội hiện thời của chúng ta. Tình trạng xã hội cũng đang dần dần diễn biến thành ngày càng đọa lạc. Đại khái là kể từ lúc nào? Phải kể từ thời Thích Ca Mâu Ni Phật, thói đời ngày càng tệ đi, sao biết? Qua lời Khổng phu tử chúng ta sẽ hiểu rõ ngay. Lúc Khổng phu tử tại thế, Ngài nồng nhiệt khen ngợi Nghiêu, Thuấn, Vũ, Thang. Nghiêu, Thuấn có lẽ ra đời trước Khổng Tử chừng hai ngàn năm. Khổng lão phu tử cách chúng ta khoảng hơn hai ngàn năm trăm năm, vậy thời Nghiêu, Thuấn phải là bốn ngàn năm trăm năm trước. Khổng Tử khen ngợi thời thượng cổ ai nấy đều biết hiếu, đễ, trung, tín, đều tuân thủ luân thường đạo đức. Vào thời Khổng phu tử, Ngài đã rất cảm khái xã hội động loạn, Ngài sống nhằm thời Xuân Thu Chiến Quốc, cảm thấy đạo đức chìm đắm rất sâu, thói đời mỗi ngày mỗi tệ. Từ thời Khổng Tử đến hiện thời là hơn hai ngàn năm trăm năm, trong vòng một trăm năm trở lại đây, có thể nói là luân lý đạo đức đọa lạc, tốc độ băng hoại càng tăng nhanh, không còn là đọa lạc nữa mà là băng hoại! Đọa lạc từ thế kỷ 19 đến thế kỷ 20, đến bây giờ là băng hoại, hoàn toàn không còn nữa. Luân lý đạo đức biến thành những danh từ lịch sử, chẳng những không thấy có trong xã hội thực tế mà thậm chí những danh từ ấy cũng không còn nghe nói đến nữa. Trong thời buổi này, rất nhiều tôn giáo ở ngoại quốc nói đến chuyện ngày tàn của thế giới

 Trong vòng ba bốn chục năm qua, chúng tôi cũng được thấy những báo cáo, ghi chép; nay dường như chúng ta thấy rằng mọi ghi chép đều đoán định [ngày tận cùng thế giới xảy ra] vào năm 2000. Năm nay là năm 2003, năm sau là 2004. Nếu có tánh cảnh giác cao độ thì quý vị tự nhiên thật sự buông xuống được vạn duyên, có thể nắm chặt thời gian hết sức quý báu, nghiêm túc nỗ lực niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ. Những chuyện khác đều là phụ thuộc, không phải là chuyện chánh yếu của mình, chuyện chánh yếu của chúng taniệm Phật cầu sanh Tịnh Độ. Chúng ta vẫn phải nghe kinh, nghe kinh để làm gì? Để giúp chúng ta phá mê khai ngộ, giúp chúng ta tỉnh ngộ, giúp chúng ta tăng trưởng tín tâm, tăng trưởng nguyện tâm, giúp chúng ta hiểu rõ hết thảy trạng huống trên con đường về Tây Phương. Nghe kinh để phụ trợ, lên đường [về gấp Cực Lạc] quan trọng hơn, vừa đi đường vừa nghe kinh giới thiệu, không phải là phương pháp tốt đẹp hay sao? Thật sự hiểu rõ, thấu suốt thì những giới thiệu ấy không cần nghe đến nữa, cứ đi theo con đường là được rồi. Đi đến nơi thì chẳng phải là điều gì cũng đều biết hay sao? Ấy là người thật sự thông minh

 “Cử khởi nhất thanh Phật danh, trực hạ cánh vô dị kiến” (Khởi lên một tiếng Phật hiệu, từ nay không còn dị kiến). “Vô dị kiến” là không còn hoài nghi, cũng không phân biệt, không còn chấp trước, gì cũng buông xuống hết, cứ thẳng một đường mà đi. Tiếp đó, thiền sư nêu tỷ dụ “như Thái A kiếm, hoành án đương hiên” (như gươm Thái A cầm ngang trước xe). “Thái A kiếm” là một thanh gươm báu, giống như những thanh Can Tương, Mạc Tà thời Xuân Thu Chiến Quốc (hai người này đều là chuyên gia chế tạo bảo kiếm). Thanh Thái A cũng do họ đúc ra, bén nhọn khôn sánh. Ở đây giống như trong lúc đánh nhau, vị tướng quân tay cầm gươm báu ngồi trên chiến xa. “Hiên” là cái bệ nằm ngang ở trước xe. Chống tay trên xe cầm bảo kiếm, đó là tư thái trên chiến trường. 

 Lại như “vòng lửa lớn, cháy rực như sao sa”. Hai tỷ dụ này không biết nên hiểu như thế nào? Nói về Thái A kiếm thì nói được. Bởi thời cổ, xung phong hãm trận nơi chiến trường “cầm ngang trước xe”, điều này chúng ta có thể tưởng tượng được. Còn thí dụ tiếp đó “vòng lửa lớn, cháy rực như sao sa”, cái vòng lửa lớn này chắc giống như bom nguyên tử hiện thời. Trung Phong thiền sư là người sống vào đầu triều Nguyên, lúc ấy khoa học kỹ thuật chưa phát triển, nay chúng ta thấy “cái vòng lửa lớn cháy rực như sao sa” ở đây nếu dùng bom nguyên tử để tỷ dụ thì không còn gì thích hợp hơn nữa. Hai thứ này đều là chiến tranh, nhân họa, thiên tai nhân họa. Trung Phong thiền sư là bậc minh tâm kiến tánh; chúng ta biết đối với người Kiến Tánh, không gian không còn nữa, thời gian cũng không còn. Chuyện vị lai Ngài không thể không biết, Ngài biết chứ. Do vậy câu này rất có thể là nói về chúng ta trong hiện tại

 “Vạn vật”, bất luận vật nào, chỉ cần tiếp xúc với nó; câu “chạm vào liền cháy” chỉ vòng lửa lớn, tiếp xúc với nó bèn bị cháy. “Đụng vào bèn bị thương tổn” chỉ Thái A kiếm. Thái A kiếm sắc vô cùng, đụng vào nhất định bị thương. Thiền sư dùng hình ảnh này để sánh ví một câu Phật hiệu. Một câu Phật hiệu giống như Thái A kiếm, giống như vòng lửa lớn. Vật nào “chạm vào bèn cháy, đụng vào bèn bị thương tổn”? vòng lửa lớn ví cho điều gì? Ví cho Bát Nhã trí huệ, Thái A Kiếm ví với tam-muội. Ở phần trên đã nói: “Sanh tử luân chuyển, trần lao rối bời”, chỉ cần chạm phải Định - Huệ chúng sẽ không còn nữa, tiêu khói tan mây, dùng những hình ảnh này để tỷ dụ
 
 

Trực chí nhất tâm bất loạn

(Mãi cho đến khi nhất tâm bất loạn
 
 

“Nhất tâm bất loạn” là mục tiêu niệm Phật của chúng ta. Chúng ta niệm Phật để làm gì? Để cầu nhất tâm bất loạn. Lúc đạt đến nhất tâm bất loạn thì: 
 
 

Năng Sở lưỡng vong

(Năng lẫn Sở cùng mất) 
 
 

Đây chính là Lý Nhất Tâm, chứ không phải Sự Nhất Tâm. Vì sao? “Năng lẫn Sở cùng mất” chính là nhập pháp môn Bất Nhị. Nhập pháp môn Bất Nhị chính là cảnh giới Như Lai. Niệm đến nhất tâm bất loạn, Lý nhất tâm bất loạnPháp Thân Bồ Tát
 
 

Đáo gia chi thuyết, bất dung tái cử. 

(Câu nói “về đến nhà” chẳng được nêu lên nữa) 
 
 

Vì sao? Những lời ấy thành thừa, “đến” và “không đến” không còn nữa, nhập cảnh giới Bất Nhị mà! 
 
 

Tiệp kính chi từ, hà lao quải xỉ. 

(Từ ngữ “đường tắt” cần gì phải nhắc đến) 
 
 

Pháp môn này là đường tắt, trong phần trên tôi đã trình bày cùng quý vị, đây là đường tắt nhất trong các đường tắt, tức là tu hành chứng quả rất mau, là con đường gần nhất. Nay quý vị đã đến nơi rồi, chẳng những lời này không còn nữa, mà ý niệm cũng không có. Mấy câu này hoàn toàn luận về cảnh giới công phu: Quý vị đã khế nhập Niệm Phật tam-muội, đã nhập pháp môn Bất Nhị, đã nhập cảnh giới của quả địa Như Lai
 
 

Khả vị chứng tu hành chi thần thuật

(Có thể nói là cách thần diệu để tu hành chứng quả
 
 

Đây chính là “thân chứng” (tự mình chứng đắc). “Thuật” là phương pháp. Quý vị dùng phương pháp trì danh niệm Phật, đạt đến cảnh giới của quả địa Như Lai, quý vị đã tự chứng nghiệm rồi, Tín nguyện trì danh là “thần thuật” (phương thức thần diệu), Thuật là “phương thuật” (cách thức) 
 
 

Siêu phương tiện chi chánh đồ. 

(Là đường chánh phương tiện siêu thắng) 
 
 

Trong hết thảy pháp phương tiện, đây là phương tiện bậc nhất. Con đường này là con đường chánh thông thẳng vào Phật đạo, không ngoắt ngoéo, là một con đường thẳng tắp, phàm phu thành Phật nhanh chóng, ổn thỏa, thích đáng, đơn giản, dễ dàng, thành tựu thù thắng khôn sánh, nhưng hiệu quả chẳng tầm thường. Dẫu chư Phật Như Lai, Pháp Thân Bồ Tát cực lực tuyên dương trong hư không pháp giới, đúng là vi trần nói, cõi nước nói, không lúc nào, không chỗ nào không nói, nhưng rất đáng tiếc, kẻ biết giá trị không nhiều. Chứng tỏ kẻ không biết giá trịđa số, cứ tưởng phương pháp này quá đơn giản, quá dễ dàng, lẽ đâu đạt thành tựu như thế ấy được! Chẳng khởi lên lòng tin, chê bai là pháp để dạy những bà già tu! Rất nhiều người cho đến tận bây giờ vẫn có quan niệm sai lầm ấy, cứ tưởng những kinh to luận lớn Phật dành để nói với hàng thượng căn lợi trí, còn niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ dành cho bọn hạ hạ căn, chỉ để giảng cho những kẻ không hiểu biết, ngu si không có trình độ! Thậm chí còn lầm tưởng Thích Ca Mâu Ni Phật kể chuyện cổ tích để an ủi những kẻ ngu si. Những kẻ ngu si như thế rất đáng thương, không đúng như thế đâu! Quý vị hãy xem: Những hiểu lầm ấy rất nghiêm trọng. Quý vị đã mắc sai lầm, lại còn làm ảnh hưởng đến người khác. Đúng là “kẻ đui dẫn người mù, kéo nhau vào hầm lửa”. Đây là chuyện đau xót nhất trong thế gian

Như Lai đem của quý báu vô thượng dâng cho quý vị, quý vị không nhận biết, không biết giá trị, coi chưa đáng một đồng, vứt đi chẳng đoái hoài. Kẻ biết giá trị – kinh Phật nói – là người đã tu tập, tích tụ thiện căn, phước đức đời đời kiếp kiếp trong quá khứ. Họ vừa tiếp xúc bèn hiểu rõ, thiện căn, phước đức, nhân duyên thành thục, họ có thể tiếp nhận. Thế nhưng phàm phu trong phàm trần bị nhiễm ô nghiêm trọng, dẫu thiện căn đời quá khứ sâu dầy, khi được tiếp xúc bèn có thể thật sự tin sâu phát nguyện không phải là chuyện dễ. Vì thế, trong phần trên, tôi đã thưa cùng quý vị: Phải đúng thời tiết nhân duyên, phải gặp được thiện tri thức! 

Thế nào là chân thiện tri thức? Người mà mình suốt đời kính ngưỡng nhất, bội phục nhất, tin tưởng nhất. Ba điều kiện này tìm ở đâu? Quý vị phải hỏi trong thế gian lăng xăng này, người nào mình bội phục nhất? Mình tin tưởng ai nhất? Tôn kính ai nhất? Nếu quý vị gặp được người như vậy, học với người ấy nhất định thành tựu. Đây không phải là vọng ngữ, vì sao nói khẳng định thành tựu? Trong giáo pháp Đại Thừa, đức Phật đã nói rất nhiều, “hết thảy pháp từ tâm tưởng mà sanh”. Đối với người ấy, quý vị có thể sanh tín tâm, người ấy dạy điều gì quý vị sẽ thực hiện 100%, sao không thành tựu cho được? Cũng cùng một phương pháp ấy, cùng một câu nói ấy, người khác giảng cho mình, mình không tin tưởng, chẳng thể tiếp nhận, đương nhiên chẳng thể phụng hành. Do vậy, quý vị chẳng thể thành tựu! 

Từ cổ đến nay, ai được gọi là thiện tri thức? Từ ngữ lục, truyện ký của cổ đức, chúng ta thấy chép rất nhiều; lúc tôi còn trẻ mới học Phật thấy vậy rất lạ: Có người cầu học đến tham học (những bậc thiện tri thức trong lịch sử đều là người hữu danh, đều được người khác xưng tụng là bậc thiện tri thức đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh, học trò đến tham phỏng các Ngài), Ngài bảo kẻ ấy: “Duyên của ông chẳng ở nơi tôi, duyên của ông là ở chỗ kia, chỗ nọ, ông phải đến nơi đó, tham phỏng vị đó”. Người đến tham học nghe xong, quả nhiên nghe theo lời vị ấy dạy, đến nơi kia tìm vị thiện tri thức ấy. Quả nhiên không lâu sau đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh, thành tựu nơi ấy. Lúc ấy, chúng tôi cứ nghĩ: “Làm sao mà biết được? Nếu đã biết, sao không dạy, giới thiệu người ta qua nơi khác làm gì?” Nghĩ không ra! Những vị ấy quả thật phi thường, biết người khác ở chỗ nào, thân cận ai sẽ được khai ngộ, sẽ chứng quả, có bản lãnh như thế đó. 

Đến sau này, học Phật lâu rồi, dần dần hiểu được đạo lý ấy. Văn tự, lời lẽ của cổ nhân đều rất đơn giản, mỗi chuyện chỉ được ghi lại bằng mấy chữ hay một hai hàng thôi. Tưởng tượng trong cuộc sống hiện thời của chúng ta, nếu có ai đến bái phỏng quý vị, hướng về quý vị thỉnh giáo, nhất định phải nói rất nhiều, những lời ấy ghi xuống tổng cộng phải mấy vạn chữ. Các Ngài chỉ ghi có mười mấy chữ, tinh giản như thế đó, do vậy có rất nhiều thứ chúng ta nhìn không ra, người hiện thời chúng ta xem đến bèn nghi hoặc. Phổ biến nhất là nếu có ai đến bái phỏng quý vị, quý vị nhất định hỏi người ấy: “Tên họ là gì, nhà cửa ở đâu? Từ chỗ nào đến? Trong quá khứ đã thân cận những vị thiện tri thức nào? Trong nhiều pháp môn như thế, có hứng thú với pháp môn nào nhất?” Chắc chắn phải hỏi những chuyện ấy. Lúc tôi còn trẻ gặp thiện tri thức, thầy cũng hỏi như thế! 

 Hỏi xong, đến cuối cùng bảo quý vị: “Ông không có duyên với tôi!” Vậy thì sao? Thấy người ấy có chí, thấy mến thích người ấy, thấy người ấy tôn trọng pháp môn nào, trong quan niệm của người ấy kính ngưỡng nhân vật nào nhất? Những chuyện ấy đều phải hỏi rõ ràng, cho rành rẽ, lại bảo: “Những điều trong tâm ông mong muốn tôi không có, sự tu học ở nơi đây không hợp với chí thú của ông”. Nên nhớ: Phật pháp “hằng thuận chúng sanh, tùy hỷ công đức”, quyết định chẳng được thay đổi nguyện vọng của người khác, chẳng biến đổi hứng thú của người khác, chứ không phải là “Vứt bỏ những thứ đó đi, học theo tôi mới tốt”. Trong thiên hạ không có loại thiện tri thức như thế, đấy không phải là thiện tri thức thật sự. Thiện tri thức chân chánh phải nghĩ: Trong xã hội hiện thời còn có những vị đại đức, ở chỗ kia chỗ nọ có một đại đức mà sở tu, sở học của vị ấy phù hợp với hứng thú của ông, ông hãy đến chỗ vị ấy nhất định sẽ được thành tựu, giới thiệu như vậy. Giống như đi học, học đại học, quý vị có hứng thú về phương diện nào thì có thể theo học khoa ấy. Trong những đại học lớn, trường học nào dạy tốt nhất về môn đó bèn giới thiệu cho quý vị đến đó học. 

Nếu ghi chép lại tỉ mỉ, chúng ta vừa đọc đến sẽ hiểu ngay, sách cổ ghi chép quá giản lược! Trọn chẳng phải là những vị ấy có thần thông, không phải vậy, nay chúng ta đã hiểu rõ rồi! Ví như nói có người tuổi trẻ đến chỗ tôi, đối với Thiền người ấy rất hứng thú, niệm niệm chẳng quên, đối với niệm Phật không thích thú gì, nhất định tôi phải bảo người ấy: “Ông chẳng có duyên nơi tôi”. Tôi cũng bắt chước lời cổ nhân, “duyên của ông ở tại nơi nào đó”. Như nay chính tôi biết: Vị đại đức trong Tông Môn chúng tôi kính ngưỡng nhất là pháp sư Thánh Nhất ở Đại Dự sơn, Hương Cảng. Ở Trung Quốc đại lục cũng có, nhưng tôi rất ít tiếp xúc, không biết rõ. Thánh Nhất pháp sư ở Đại Dự Sơn tôi quen thân, tôi từng đến thăm đạo tràng của Ngài: Quả thật vẫn giữ được phong thái, khuôn phép Tông Môn, mỗi ngày có thời gian tọa hương nhất định. Lúc tôi đến thăm, trong Thiền đường có hơn bốn mươi người, có cả người ngoại quốc đều đang học tọa Thiền. Tôi bèn đề cao! Nếu thích Pháp Tướng Duy Thức ư? Tôi không biết hiện nay ai sở trường môn này; trước kia pháp sư Diễn Bồi nghiên cứu môn này. Quý vị nói ra pháp mình hứng thú, tôi sẽ giới thiệu cho quý vị đến thân cận pháp sư Diễn Bồi, đó gọi là khế cơ! 

Chẳng thể nói pháp môn Niệm Phật của tôi tốt hơn nhiều, anh phải bỏ pháp mình hứng thú đi, theo tôi học pháp môn Niệm Phật, không thể được! Nếu thuyết pháp như vậy, Thích Ca Mâu Ni Phật lúc tại thế việc gì phải nói nhiều pháp môn đến thế? Chỉ giảng một pháp môn Niệm Phật là được rồi! Quý vị hiểu: Chư Phật Như Lai, hết thảy Bồ Tát Ma Ha Tát, Thanh Văn, Duyên Giác đều biết hằng thuận chúng sanh, tùy hỷ công đức, không miễn cưỡng mảy may. Nếu có chút nào miễn cưỡng, là vì mình đã tự ý thêm vào chút ý kiến của mình. Làm thế nào để không thêm vào chút ý kiến nào của mình? Tự nhiên thôi! Tự nhiên mà thành, đấy mới là hằng thuận chúng sanh, tùy hỷ công đức. Chúng ta phải nhận thức, phải học tập điều này. 

Cái bệnh của người thế gian là thường nghĩ mình đúng, thường thích sửa đổi người khác, buộc người khác phải theo mình, người thế gian như vậy đó. Chẳng thể thuận theo căn tánh, lòng ưa thích của người ta, chẳng thể tùy thuận. Trong mười đại nguyện vương có nói “tùy hỷ công đức”, phải học tùy hỷ, phải hằng thuận. Tâm mình nhất định phải thanh tịnh. Vì thế nói phải vĩnh viễn giữ sao cho không khởi tâm, không động niệm, không phân biệt, không chấp trước nơi cảnh giới, hết thảy tùy duyên, quyết định không phan duyên. Đó là “phương thức thần diệu để tu hành chứng quả”, chữ “phương thức thần diệu” chuyên chỉ pháp môn Tín Nguyện Trì Danh, là “con đường chánh phương tiện siêu thắng”. 
 
 

Phá tử sanh trập hộ chi lôi đình

(Sấm sét phá tan [giấc ngủ] sanh tử của loài sâu bọ)
 
 

“Trập hộ” là những loài trùng nhỏ, có rất nhiều loài động vật nhỏ ngủ Đông, Đông về bèn ngủ, thời gian rất dài. Đến lúc nào chúng mới tỉnh? Vào ngày Kinh Trập, trời Xuân sấm rền, tiếng sấm kinh động chúng, chúng bèn tỉnh dậy. Do vậy, tiết khí ấy được gọi là tiết Kinh Trập (kinh động sâu bọ). Ở đây nói “phá sanh tử trập hộ chi lôi đình” nghĩa là giống như sấm mùa Xuân kinh động, lay tỉnh những động vật ngủ Đông thức dậy
 
 

Chúc mê vọng u cù chi nhật nguyệt

(Như mặt trời, mặt trăng chiếu tỏ nẻo mê vọng
 
 

“Chúc” là chiếu tan, chiếu tỏ. “Chúc mê vọng u cù chi nhật nguyệt”: Cù là con đường, “u cù” là con đường nhỏ. Câu này có nghĩa là Phật hiệu giống như mặt trời, mặt trăng, chiếu rõ ràng đường lối khiến quý vị không bị lầm đường, chẳng bị lạc lối. Đây đều là những tỷ dụ, nhằm sánh ví công đức thành tựu thù thắng của pháp môn Niệm Phật, trỗi vượt hết thảy các pháp môn. Tu học mọi pháp môn nhất định đòi hỏi đầy đủ rất nhiều điều kiện, khuyết một điều kiện nào sẽ chẳng thể thành tựu. Chỉ mình pháp môn này đơn giản, điều kiện ít nhất, chỉ cần Tín, chỉ cần Nguyện, cốt sao chịu niệm Phật, cốt sao quý vị có thể buông xuống vạn duyên là thành tựu. Vì thế, trong hết thảy pháp môn, pháp môn Niệm Phật ít điều kiện nhất, đơn giản nhất, ngay cả kinh điển cũng chỉ có ba kinh một luận. Nói thật ra, chỉ có ba kinh, còn một luận của Thiên Thân Bồ Tát (tức Vãng Sanh Luận) giống như bản báo cáo tâm đắc từ việc tu tập pháp môn Niệm Phật của Ngài đưa cho mọi người tham khảo! Ngài tu hành như thế được thành tựu, đó là một phần tài liệu tham khảo. Kinh điển thật sự chỉ có ba bộ kinh, quý vị đều đọc cả rồi, phân lượng không nhiều. Kinh lớn nhất là kinh Vô Lượng Thọ, hiện tại có nhiều người mỗi ngày niệm kinh Vô Lượng Thọ vài lần. Đơn giản nhất là kinh A Di Đà, niệm một biến mất năm phút; đơn giản, dễ dàng đến như thế đó.

 Khó ở chỗ nào? Khó ở chỗ địch không lại phiền não, tập khí, khó ở chỗ này. Không biết dùng phương pháp tốt đẹp đến ngần này, tức là phương pháp “tịnh niệm tiếp nối”, bốn chữ này làm không được! Nói thật ra, bốn chữ này ai cũng phải làm được, vì sao làm không được? Vì phiền não tập khí quá nặng, chẳng thể khắc phục phiền não, chẳng thể biến niệm Phật thành một thói quen. Vấn đề thật sự ở đây vẫn như Thiện Đạo đại sư đã dạy chẳng sai: “Toàn là do gặp duyên bất đồng”. Duyên là gì? Thầy giỏi, đồng học tốt, hoàn cảnh học tập tốt, đấy chính là “gặp duyên bất đồng”. Nghiệp chướng dẫu nặng, nhưng nếu gặp được duyên tốt, có thầy giỏi dạy mình, có đồng học có thể thường cảnh tỉnh mình, có hoàn cảnh tu học tốt đẹp, không ai chẳng thành công. Tổ sư đại đức nói: “Vạn người tu vạn người về” là nói thật đấy, không giả chút nào! Chúng tôi tin ai cũng có thể tu được pháp môn Niệm Phật, ai trong một đời này cũng có thể thành tựu viên mãn. Chúng ta nói đến duyên thì pháp sự Tam Thời Hệ Niệm là duyên thù thắng nhất, hòa thượng chủ pháp là thiện tri thức, chúng xuất gia, tại gia cùng tu là thiện hữu, đạo trànghoàn cảnh niệm Phật tốt nhất, duyên đầy đủ! Khải thỉnh giảng giải Tam Thời Hệ Niệm Pháp Sự lần này là Hồ cư sĩ. Lúc mẹ bà ta lâm trọng bệnh, trong lúc còn đang nằm bệnh, bà đến thỉnh cầu tôi đem công đức này hồi hướng cho mẹ bà. Nếu tuổi thọ vẫn còn, hy vọng bệnh bà cụ sớm ngày bình phục; nếu thọ mạng đã hết, sẽ giúp cho cụ niệm Phật vãng sanh. Lòng hiếu ấy khiến cho chúng tôi cảm động, vì thế, đem pháp sự này giảng từ đầu đến cuối một lượt. Tôi ước tính phải mất một trăm giờ, quả nhiên không sai. Bữa nay chúng tôi giảng đến tập thứ năm mươi hai, mỗi tập là hai tiếng đồng hồ, tức là một trăm lẻ bốn giờ. Chúng tôi nghĩ phần sau không nhiều, có lẽ chừng hai ba lần nữa là giảng xong, tôi nghĩ nhiều nhất không quá sáu tiếng đồng hồ, tức giảng ba lần nữa là viên mãn. Mẹ bà Hồ đã vãng sanh rồi, đem công đức này hồi hướng cho bà cụ, giúp cho bà cụ tăng cao phẩm vị. Phần khai thị của Trung Phong thiền sư đến đây là hết một đoạn. Chúng ta xem phần tiếp theo, tức là phần phó chúc, khuyến khích: 
 
 

Kim tiêu Tam Thời Hệ Niệm Phật Sự tương viên. 

(Phật sự Tam Thời Hệ Niệm đêm nay sắp viên mãn
 
 

Đây là thời hệ niệm thứ ba, nhất tâm hệ niệm A Di Đà Phật, mọi người chúng ta cùng tu, Phật sự này sắp viên mãn rồi. 
 
 

Vong linh thừa tư thượng thiện, quyết định vãng sanh

(Vong linh nhờ vào thiện sự bậc thượng này, nhất định vãng sanh
 
 

Tám chữ này quan trọng lắm! “Tư” nghĩa là “này”, nói theo văn Bạch Thoại là “giá cá” (cái này). Quý vị nhờ vào “thượng thiện này”, thượng thiện chỉ cho Phật sự này. Phật sự Tam Thời Hệ Niệm chính là hành pháp thượng thiện, là phương pháp tu hành “quyết định vãng sanh”, lời lẽ khẳng định, không mảy may nghi hoặc nào. 
 
 

Thả đạo nhất niệm vị manh dĩ tiền, hoàn hữu giả cá tiêu tức dã vô. 

(Lại nói: Trước khi một niệm vừa chớm, còn có tin tức nào hay không?) 
 
 

Lời lẽ này đều là ngữ khí Thiền tông. Trung Phong là thiền sư, chúng ta thường thấy ý vị nhà Thiền trong văn bản Hệ Niệm. “Thả đạo nhất niệm vị manh” ý nói: Lúc một niệm chưa sanh, trước khi một niệm chưa sanh, “hoàn hữu giả cá tiêu tức dã vô”: Có tin tức gì hay không? Nhà Thiền nói đến Nghi, tiểu nghi được tiểu ngộ, đại nghi được đại ngộ. Không nghi sẽ không ngộ. Vì thế đường chủ Thiền đường thường dùng những phương cách khơi gợi nghi tình của mọi người. Nghi tình ấy không được giải đáp. Nếu giải đáp, quý vị sẽ không thể ngộ. Nếu không giải đáp thì nghe xong, có người hoát nhiên khai ngộ, có người ngơ ngác không biết, những lời ấy gọi là “cơ phong ngữ”, không đạt đến cảnh giới ấy nghe không hiểu được. Tiếp đến đại sư lại có một bài kệ
 
 

Thị tâm không tịch niệm hà y? 

(Tâm này trống lặng, niệm theo đâu?)
 
 

“Nhất niệm vị manh” (một niệm chưa chớm), một niệm không sanh tâm ấy không tịch. Hỏi quý vị còn có tin tức gì hay không? Niệm nương vào đâu? Nói thật ra, ý nghĩa câu này rất phong phú. “Thị tâm”, ở đây chúng ta đọc thẳng xuống, “tâm này”. “Không tịch” là Bản Giác, tâm là trạm tịch linh minh, niệm là Thỉ Giác, Thỉ Giác hợp với Bản Giác, đại giác rạng ngời. Chân Như Lý địa, pháp vốn là như thế, chẳng thể nói nó hữu y hay vô y. Hữu y hay vô y, quý vị khởi lên ý niệm, ý niệm ấy chưa khởi là nhất niệm chưa chớm. Vì thế câu này nhằm giải đáp câu hỏi ở phần trên. Tiếp đó là hoàn toàn áp dụng vào sự tướng:
 
 

Cố quốc vân quy thục vị quy? 

(Nước cũ bảo về ai chưa về?) 
 
 

“Cố quốc” chính là nhà cũ của quý vị, nhà cũ nơi đâu? Tại Cực Lạc thế giới. Chúng ta niệm Phật chẳng phải là mong sanh về Cực Lạc thế giới ư? Hiện tại vẫn chưa về. Thế nhưng nay chúng ta coi như đã hiểu rồi, có thật sự thấu hiểu hay không vẫn là ẩn số! Thật sự hiểu thấu, phải tích cực mau trở về nhà, chúng ta du hành đến nơi đây, nơi đây sanh ra lắm chuyện phiền toái lắm, nơi đây có động loạn. Ngay cả Khổng phu tử còn nói: “Nguy bang bất cư, loạn bang bất nhập” (Nước nguy không ở, nước loạn không vào!) Nay nơi đây vừa nguy vừa loạn, về đi thôi! Lời này có ý nghĩa là như thế! 
 
 

Hoa ngoại ngọc kê đề hiểu nhật, 

(Ngoài hoa gà ngọc gáy bình minh) 
 
 

“Hoa” là hoa sen, tức hoa sen trong ao bảy báu. Câu này hàm nghĩa phá mê khai ngộ, lìa khổ được vui. “Ngọc kê đề hiểu nhật” (gà ngọc gáy rạng đông) là tỷ dụ: Phá mê khai ngộ ví như trời rạng, trời sáng. Lúc nào trời sáng? Nay chúng ta mê không giác, giống như trong tối tăm, một niệm hồi quang giống như trời rạng sáng. Trời rạng gà bèn gáy, ví như khai ngộ, ví cho từ mê vọng mà quay đầu lại. 
 
 

Viễn nghênh tân Phật phụng từ oai, 

(Xa đón tân Phật phụng từ oai) 
 
 

Sanh về Cực Lạc thế giới bèn thành Phật, “tân Phật” đấy! Ngoài Di Đà, Quán Âm, Thế Chí, còn có mọi Bồ Tát, Thanh Văn đại chúng từ Tây Phương Cực Lạc thế giới đều đến đón quý vị. Họ là những người đã vãng sanh trong quá khứ, vãng sanh trước, đều là người quý vị quen biết, đều là người nhà thân quyến của mình, là đồng tham đạo hữu của chính mình, trong đời quá khứ cùng tu hành một chỗ, họ thành tựu, ta chưa thành tựu. Ta vẫn chìm nổi luân hồi; tính không sai, hôm nay ta giác ngộ, ta thành tựu, họ cùng theo Phật đến tiếp dẫn

Vì thế, phải biết hảo bằng hữu chân chánh, bằng hữu hiểu mình đều ở Cực Lạc thế giới. Do vậy, đến Cực Lạc thế giới không cô đơn, người nhà quyến thuộc trong đời đời kiếp kiếp, thân bằng hảo hữu, đồng tham đạo hữu, đến Cực Lạc thế giới đều gặp mặt hết. Hỏi quý vị là thời đại này, thời đại nọ mới có ý vị. Rồi sao nữa? Ai nấy đều có thành tựu, không có phàm phu, đúng như kinh đã dạy: “Toàn là A Duy Việt Trí Bồ Tát ”, cảnh giới ấy phi thường lắm! Nếu chúng ta hiểu rõ chân tướng sự thật ấy sẽ không còn do dự nữa, thật đấy, ý niệm gì cũng đều đoạn, nhất tâm nhất ý niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ. “Nương nơi thiện sự bậc thượng này, quyết định vãng sanh”. Nay đã hết giờ rồi! 

*

 Chư vị đồng học! 

 Xin xem tiếp phần niệm Phật lần thứ hai trong thời thứ ba, nhiễu niệm: 
 
 

 Nam mô Tây Phương Cực Lạc thế giới đại từ đại bi A Di Đà Phật
 
 

 Lần này cũng nhiễu niệm một ngàn tiếng, xem chung với những phần trước: Trong Hệ Niệm Pháp Sự này, gộp chung cả ba thời, mỗi người niệm khoảng chừng bốn ngàn tiếng Phật hiệu, mười người là bốn vạn tiếng, một trăm người là bốn mươi vạn tiếng. Thông thường trong Hệ Niệm Phật Sự này, lúc chúng tôi tổ chức số người tham dự khoảng chừng từ một trăm đến ba trăm người. Nếu tính là ba trăm người thì là ba lần bốn ngàn là một trăm hai mươi vạn tiếng Phật hiệu, có phải là sức mạnh rất lớn hay không? Huống chi lại có tán Phật, tụng kinh, niệm chú, khai thị, thuyết pháp, phát nguyện, hồi hướng, sám hối, quán sát như vậy quý vị mới biết pháp sự này thù thắng

 Trong những năm qua, tại các nơi trên thế giới, chúng tôi đề xướng, mỗi Tịnh Tông Học Hội đều thực hiện kèm thêm pháp hội này. Đối với thời đại tai nạn lớn lao này, chắc chắn pháp sự này mang lại lợi ích tiêu tai miễn nạn. Lợi ích ấy chúng ta có thể nhìn thấy từ thí nghiệm của tiến sĩ Giang Bản Thắng tại hồ Tỳ BàNhật Bản. Nhân số không đông, hơn ba chục người, với sức của số người như vậy, trong vòng một giờ, thỉnh một vị pháp sư lãnh chúng niệm kinh, đem ý nguyện, thiện ý của chính mình hồi hướng cho nước trong hồ. Trong tâm mọi ngườiý niệm như vậy, ý niệm hết sức thành khẩn, dị khẩu đồng âm nói: “Nước hồ thanh khiết, nước hồ trong sạch, chúng tôi hết sức hoan hỷ, vô cùng cảm tạ”. Cầu đảo trong một tiếng đồng hồ, hai ba ngày sau, nước hồ quả nhiên trong vắt, không dậy sóng mòi, không ô nhiễm nữa. Quý vị biết là nước hồ được thiện ý gia trì

 Thực vật, khoáng vật đều có bản năng thấy được, nghe được, hiểu được, biết được; bản năng ấy chính là bản năng của Pháp Tánh. Chúng ta thường gọi những đức tánh sẵn có nơi Pháp Tánhnhân từ, bác ái. Mười mấy năm gần đây, chúng tôi quy kết giáo nghĩa Đại Thừa, nêu ra cương lãnh tu hành “chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, chánh giác, từ bi”. Đấy chính là đức hạnh sẵn có nơi Pháp Tánh, có thể thấy, có thể nghe, có thể cảm nhận, có thể biết là bản năng sẵn có nơi Pháp Tánh. Kinh dạy như thế, lời khai thị của thiền sư Trung Phong ở đây cũng nhằm nói như thế. Hiện thời, khoa học đã dần dần chứng minh được. 

 Ngày hôm qua tôi nhận được một bản fax, hình như là bản chụp của một cuốn sách được xuất bản ở Đài Loan, vốn là một báo cáo mang tựa đề “Sanh mạng bí mật của thực vật”. Có người đã tốn một thời gian rất dài, dùng phương pháp khoa học để thí nghiệm, phát hiện thực vật có thể thấy, có thể nghe, có thể cảm nhận, có thể biết, lại không bị cách trở bởi khoảng cách. Thực vật hoàn toàn hiểu rõ tâm ý của con người đối với chúng. Từ trước đến nay, chúng ta cứ tưởng thực vật hoàn toàn không có sanh mạng, nay các nhà khoa học nghiên cứu, phát hiện thực vật có sanh mạng, người ta dùng thiện ý chăm sóc chúng, chúng sẽ cảm ân. Người chăm sóc chúng nếu có chuyện đi xa, chúng cảm thấy rất buồn bã, rất đau xót, gục đầu ủ rũ. Nếu người chăm sóc chúng quay trở lại, chúng rất vui vẻ, thấy rất rõ điều này. Toàn thể vũ trụ là sống động! 

Chúng ta có cả mấy trăm người ở cùng một chỗ, niệm Phậttin tức thù thắng nhất, chân thật nhất, chúc phước tốt lành nhất, thiên địa quỷ thần đều cảm động! Vì thế, trong Hệ Niệm Phật Sự, chánh yếu nhất là niệm Phật. Nghe khai thị xong, buông xuống vạn duyên, nhất tâm nhất ý chấp trì Phật hiệu, thật sự không xen tạp, câu này tiếp nối câu kia không gián đoạn. Niệm một ngàn tiếng, thông thường chúng ta niệm một ngàn tám mươi tiếng. Mỗi một xâu chuỗi là một trăm lẻ tám tiếng, mười chuỗi là một ngàn lẻ tám mươi tiếng. Đương nhiên lúc niệm Phật thời gian càng dài càng tốt, nhân vì trong Pháp Sự, khai thị rất nhiều, khai thị hết sức quý báu, đúng là dương gian, âm cảnh cùng được lợi. 
 
 

33. Từ Vân Sám Chủ Tịnh Độ Văn
 
 

Trung Phong thiền sư trích đoạn tiếp theo từ bài Tịnh Độ Văn của Từ Vân Sám Chủ, giống như trong thời thứ hai, thiền sư trích dẫn bài văn phát nguyện của Đại Từ Bồ Tát. Ở đây, chúng ta dường như thấy được tâm lượng của cổ đức, các Ngài bao dung, không phân biệt đây - kia, không cứ nhất định cái gì cũng phải là của mình. Trong thời thứ hai chúng ta thấy bài “thập phương tam thế Phật, A Di Đà bậc nhất, chín phẩm độ chúng sanh, oai đức không cùng cực”. Đấy chính là bài văn phát nguyện của Đại Từ Bồ Tát. Ở đây, chúng ta đọc bài Tịnh Độ Văn của Từ Vân Sám Chủ. Từ chỗ này chúng ta có thể thấy được tâm lượng của thiền sư: bao dung, tự - tha bất nhị. Lời người khác nói, dạy tương ứng với những gì mình tu thì không còn là của người khác nữa mà là chính mình! 

Quý vị thấy trong những phần trước, thiền sư dạy: “Tâm ta chính là A Di Đà Phật, A Di Đà Phật chính là tâm ta”. A Di Đà Phật và ta đã là không hai thì Đại Từ Bồ Tát cũng không hai, Đại Từ Bồ Tát chính là tâm ta, tâm ta chính là Đại Từ Bồ Tát. Ở đây cũng giống như vậy, tâm ta chính là Từ Vân Sám Chủ, Từ Vân Sám Chủ chính là tâm ta, tự - tha bất nhị, tánh - tướng như một. Con người khế nhập được cảnh giới này thì thiên hạ thái bình, há còn có tranh chấp nữa ư? Không còn! Tự mình không tranh chấp với chính mình! Bài văn này chúng ta đọc rất nhiều, có rất nhiều đồng tu thường xuyên niệm. Hiện tại chúng tôi cũng đọc đoạn văn này. 
 
 

Nhất tâm quy mạng
 
 

Vừa mở đầu đã chỉ điểm chúng ta. Quy Mạng cũng là Quy Y. Từ mặt chữ, có thể thấy là quy mạng so với quy y càng phải chân thành hơn, chân thành đến cùng cực. Quy là quay về, toàn bộ quay trở lại. “Nhất tâm quy mạng”, quy về đâu? 
 
 

Cực Lạc thế giới A Di Đà Phật
 
 

Đây là người thật sự giác ngộ triệt để, nếu không phải là người thật sự giác ngộ triệt để, sẽ không thể quy y hoàn toàn “Cực Lạc thế giới A Di Đà Phật”. Thật sự làm được như vậy, cổ đức nói có hai loại người: 

1) Một là người thượng căn lợi trí, họ hoàn toàn hiểu rõ Thật Tướng của các pháp, không ngờ vực mảy may. Vì thế họ có thể triệt để buông xuống vạn sự vạn pháp dù là thế gian hay xuất thế gian, “nhất tâm quy mạng”. Thượng căn lợi trí mà! Những ai vậy? Nay chúng ta thấy họ chính là Pháp Thân Bồ Tát trong Đại Thừa pháp. Nhất là Thập Địa Bồ Tát, từ đầu đến cuối chẳng rời niệm Phật, đúng là nhất tâm quy mạng

2) Ngoài ra là hạng người hạ căn, ngu độn, ngạn ngữ thường nói là “ngu không ai bằng”; hạng người ngu độn ấy chúng ta không thể sánh bằng. Vì sao? Họ nhất tâm quy mạng, hỏi đến đạo lý họ hoàn toàn không hiểu, thầy họ dạy cho, họ bèn thật thà niệm Phật. Họ ngoan ngoãn niệm Phật, rõ ràng một vọng niệm cũng không có, hoàn toàn phó thác, nhất tâm quy mạng, họ thật sự làm được. Hỏi họ đạo lý gì họ cũng không biết, thầy dạy tôi, thầy dạy tôi làm sao, tôi cứ làm như thế đó. 

Cận đại, chúng tôi đọc cuốn Ảnh Trần Hồi Ức Lục, thấy pháp sư Tu Vô, hoặc vị “pháp sư phơi nến” (tên họ nhất thời tôi không nhớ, trước kia nhớ kỹ lắm) (1). Ngoài ra, Đàm Hư lão pháp sư thường kể Đế Nhàn lão hòa thượng có một đồ đệ làm nghề thợ nề, chưa hề đọc sách, không biết chữ, chất phác. Sư phụ bảo làm sao, bèn làm đúng y như thế, làm triệt để, suốt đời không hoài nghi. Họ thật sự tu tập không xen tạp, không gián đoạn, bèn thành công. Đúng là chẳng thể nghĩ bàn! Khó nhất là những kẻ thượng chẳng phải thượng, hạ chẳng phải hạ, những kẻ được gọi là “lơ lơ lửng lửng” ở giữa phiền toái lắm! Quý vị bảo họ không có trí huệ ư? Hình như cũng có chút thông minh. Quý vị bảo họ thật sự có trí huệ ư? Họ nghi lự trùng trùng, người như vậy khó độ lắm! Chúng ta biết lúc Phật tại thế giảng kinh thuyết pháp suốt bốn mươi chín năm là vì ai mà giảng vậy? Chính vì những kẻ này. Thượng trí, hạ ngu đơn giản lắm, Phật độ bọn họ không tốn sức, độ rất dễ dàng. Ân đức của Phật đối với chúng ta lớn lao quá! Đọc đến đoạn văn của Từ Vân Sám Chủ ở đây, cảm xúc rất sâu! Phải thường nghĩ bản thân chưa thực hiện được chuyện nhất tâm quy mạng “Cực Lạc thế giới, A Di Đà Phật”! Bài Tịnh Độ Văn vẫn là văn cầu nguyện, cầu đảo phát nguyện
 
 

Nguyện dĩ tịnh quang chiếu ngã, từ thệ nhiếp ngã. 

(Nguyện dùng quang minh thanh tịnh chiếu đến con, dùng thệ nguyện từ bi nhiếp độ con) 
 
 

Lời nguyện này rất linh, cảm ứng hết sức linh mẫn. Vì sao? Nhất tâm quy mạng. Nhất tâmtâm chí thành, chân thành đến cùng cực. Trong tâm không xen tạp mảy may vọng tưởng, đương nhiên phân biệt, chấp trước không có. Đúng là thật sự không hoài nghi, không xen tạp, đấy mới là nhất tâm. Nhất tâm cầu nguyện thì cảm ứng chẳng thể nghĩ bàn. “Nguyện dĩ tịnh quang chiếu ngã”: A Di Đà Phật dùng ánh sáng Bát Nhã viên mãn rốt ráo nơi tự tánh, quang minh ấy không nhiễm ô, vốn sẵn thanh tịnh, vĩnh viễn chẳng bị nhiễm ô. Tâm tánh Phật phóng quang, thế giới cũng phóng quang minh, thế giớiPháp Tánh, Phật TánhPháp Tánh là một tánh. Quang minh của thế giới là gì? Người Tàu chúng ta gọi quang minh của thế giới là Khí. Người Tàu gọi là Khí hoặc Phong Thủy. Ở chỗ này, Phong Thủy tụ khí cực tốt, trong nhà Phật gọi là “thế giới phóng quang”, người ngoại quốc gọi là Từ Trường. 

Địa cầu có từ trường của địa cầu, thái dương hệ có từ trường của thái dương hệ. Khoa học gia thường nói như vậy, chúng ta nghe đã quen tai. Thế giới phóng quang! Sát-độ phóng quang! Quang minh ấy chính là đức năng sẵn có của hết thảy các pháp, không từ bên ngoài đến, mỗi một chúng sanh đều có, không khác biệt, hoàn toàn tương đồng. Vậy tại sao lại có sự khác biệt rất lớn nơi sự tướng? Phật dạy: “Hết thảy chúng sanh đều có trí huệ đức tướng của Như Lai, nhưng vì vọng tưởng, phân biệt, chấp trước nên chẳng thể chứng đắc”. Phật dạy rõ ràng, minh bạch như thế đó, vì sao quý vị bị mất quang minh? Vì có vọng tưởng, có phân biệt, có chấp trước. Vọng tưởng, phân biệt, chấp trước khiến cho đức năng nơi tự tánh bị che lấp. Quý vị phải biết: Bị che lấp chứ trọn chẳng bị mất đi. Giống như ngày mưa trời u ám, mây đen dày kịt che khuất thái dương, thái dương không mất đi, vẫn tồn tại, chỉ bị chướng ngại, che khuất, tỏa ánh sáng yếu ớt, chẳng thấy được đức dụng chói lọi viên mãn. Nguyên do là như vậy đó! 

Nếu chúng ta trừ khử được mây đen vọng tưởng, phân biệt, chấp trước thì đức năng nơi tự tánh sẽ hiện tiền viên mãn. Ánh thái dương lại chiếu khắp nơi. Nay chúng ta đang mê, tịnh quang của tánh đức bị khuất đi, nay cầu Phật gia trì, Phật quang chiếu gội khiến chướng ngại của chúng ta bị hóa giải, đây là chuyện thật, không giả đâu! Nay chúng ta phải thực hiện cụ thể bằng cách nào? Phật quang chiếu đến ta, vọng tưởng, phân biệt, chấp trước đều bị hóa giải; phiền não tập khí dần dần tiêu trừ, chuyện tốt! Phật quang nhiễu quanh thân chúng ta, vấn đề là quý vị phải tiếp nhận. Quý vị nói: “Tôi không thấy Phật quang, làm sao tiếp nhận đây?” Kinh sách ở đâu là Phật phóng quang tại chỗ đó. Do vậy, vì sao chúng tôi thường nghĩ phải ấn tống Đại Tạng Kinh hòng giới thiệu kho báu chân thật nhất (Pháp Bảo) trong thế gianxuất thế gian cho hết thảy chúng sanh? “Tịnh quang chiếu ngã” đấy! 

Cận đại, lại có thêm một tầng chướng ngại. Chướng ngại gì vậy? Người hiện tại không học Văn Ngôn. Phải biết Văn Ngôn là một sáng tạo trí huệ khôn sánh của tổ tiên xa xưa Trung Quốc. Bởi lẽ họ biết ngôn ngữ sẽ bị biến chuyển theo thời đại; nếu văn tự giống hệt như ngôn ngữ [thường nhật] thì những lời cổ nhân nói người hiện thời nghe sẽ chẳng hiểu gì. Văn tự cổ nhân viết nay ta không có cách gì đọc được, phải tìm chuyên gia, học giả khảo cổ, chưa chắc thật sự hiểu được ý nghĩa, đa số chỉ là suy đoán. Vì thế, lão tổ tiên của người Tàu thông minh, tách rời ngôn ngữvăn tự. Không cần biết ngôn ngữ biến hóa ra sao, văn tự quyết định không đổi. Chiêu này lợi hại lắm, văn tự là công cụ, dùng văn tự ghi chép lại những trí huệkinh nghiệm của tổ tiên xa xưa, truyền lại cho con cháu đời sau, khiến cho con cháu đời sau đọc đến văn tự cũng giống như thông tin đàm thoại ngay trước mặt nhau. Đấy là một phát minh hết sức vĩ đại, toàn thế giới có dân tộc nước nào có được như thế đâu? 

 Hiện tại người ta không muốn học nữa, cho là Văn Ngôn khó khăn quá. Thật ra, Văn Ngôn không khó khăn chút nào hết, vô cùng dễ dàng! Không học thì khó, nếu học rồi không khó nữa. Xưa kia tôi đến Đài Loan, tôi còn thâu thập được mười mấy bản, không nhiều, hình như mười hai, mười ba bản thôi, những bản ấy là sách đọc của học trò Tiểu Học thời đầu Dân Quốc. Trong những sách ấy có sách dạy học trò tiểu học làm văn thời đầu Dân Quốc, tức là sách làm văn mẫu. Khi ấy, tôi thường dọn nhà trôi nổi khắp nơi, những cuốn sách ấy bị thất tán, đại khái chỉ còn năm, sáu quyển. Những loại văn chương dành cho trẻ nhỏ khoảng mười tuổi ấy nay sinh viên học khoa Văn của đại học chẳng những viết không được, mà đọc cũng thấy khó khăn, vẫn phải tra tự điển tìm tài liệu; chứng tỏ sinh viên khoa Văn trong đại học hiện thời trình độ không bằng học trò tiểu học thời đầu Dân Quốc. 

 Trẻ nhỏ độ mười tuổi còn có thể viết được văn chương, đương nhiên kinh Phật đối với bọn chúng chẳng khó khăn gì. Kinh Phật là loại Văn Ngôn đơn giản, rõ ràng nhất. Vào thời đầu Dân Quốc, với trình độ văn học như vậy, học trò tiểu học đọc được kinh là vì khi tổ sư đại đức phiên dịch kinh, các Ngài đặc biệt dùng loại văn tự đơn giản, rõ ràng nhất. Trong văn học sử Trung Quốc, văn tự được dùng trong kinh Phật được gọi là Biến Thể Văn. Nếu quý vị đem so với cổ văn, chẳng hạn như lấy bộ Cổ Văn Quán Chỉ ra so, bất cứ thiên văn chương nào trong Cổ Văn Quán Chỉ cũng phức tạp hơn kinh Phật. Kinh Phật có thể nói là văn Bạch Thoại của thời ấy, ý các tổ sư phiên dịch kinh là mong mỏi kinh Phật được lưu thông phổ biến, chẳng bị văn tự gây chướng ngại. Nay không đọc được Văn Ngôn là tăng thêm một tầng chướng ngại. Hiện nay trong những điều khó khăn, lại có thêm một chuyện khó khăn nữa: Hiện thời mọi người dùng lối viết Giản Thể (2), không biết Phồn Thể, khó khăn lại nhiều thêm lên; có phải là rắc rối lắm hay không? Khiến cho Pháp Bảo thật sự vô thượng, là sách vở có thể giúp cho chúng ta giải quyết hết thảy vấn đề thế gian, xuất thế gian càng ngày càng cách xa chúng ta, nghĩ đến điều này đúng là khiến người đời đau lòng buốt dạ. 

 Bọn con cháu đời sau chúng ta quên mất ân đức tổ tiên, không biết tổ tiên dụng tâm khổ sở, yêu thương con cháu sâu đậm. Do vậy, nay chúng ta đọc đến câu “tịnh quang chiếu ngã, từ thệ nhiếp ngã” ở đây, thì “thệ” là bốn mươi tám nguyện, nguyện nào cũng đều nhằm giúp cho hết thảy chúng sanh phá mê khai ngộ, vãng sanh Tịnh Độ, một đời thành Phật. Phật có nguyện ấy, nay chúng ta có tâm, dùng chân tâm cầu khẩn, tương ứng với bổn nguyện của Phật A Di Đà. Phải thật sự tương ứng, chúng ta phải giống với bốn mươi tám nguyện của Phật A Di Đà. Chúng ta đọc tụng kinh điển mỗi ngày, mỗi lần quý vị đọc tụngmột lần Phật quang chiếu soi, Phật quang chiếu rọi quý vị. Quý vị niệm Phật, mỗi câu Phật hiệumột lần Phật quang chiếu đến. 

 Trong Mật GiáoĐại Quán Đảnh, Quán Đảnh nghĩa là gì? Trong bản chú giải Vô Lượng Thọ Kinh, lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ đã giảng rất rõ ràng, cụ vốn là một vị Kim Cang Thượng Sư bên Mật Tông, cụ giảng rất dễ hiểu. Trong từ ngữ Quán Đảnh, chữ Đảnh chỉ cho Phật pháp tối cao, đại pháp vô thượng chí cao. Quán là gì? Quán là truyền thụ. Nói cách khác, ý nghĩa thật sự của Quán Đảnh là đem vô thượng đại pháp truyền cho quý vị thì gọi là Quán Đảnh. Nay chúng ta biết vô thượng đại pháp là gì? Là Vô Lượng Thọ Kinh, là A Di Đà Kinh, vô thượng đại pháp đấy! 

 Vào thời đại Tùy - Đường, những cao tăng đại đứctổ sư các tông phái, hầu như đều công nhận kinh Hoa Nghiêm là kinh bậc nhất trong hết thảy các kinh đức Phật đã nói trong bốn mươi chín năm, gọi Hoa Nghiêm là “vua của các kinh”. Hoa Nghiêm tối hậu quy về Tịnh Độ. Vì thế, tổ sư đại đức nói Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, những bộ kinh lớn ấy đều là những kinh chỉ dẫn hướng về kinh Vô Lượng Thọ, những kinh to luận lớn chỉ dẫn quý vị hướng về kinh Vô Lượng Thọ, dẫn dắt quý vị quy về Tây Phương Cực Lạc thế giới. Chúng tôi thấy những lời ấy không sai chút nào, quả thật là như thế, dẫn dắt về Tây Phương Cực Lạc thế giới. Tây phương Cực Lạc thế giới mới là bậc nhất trong những bậc nhất, thù thắng khôn sánh. 

 Khi giới thiệu những bộ kinh lớn ấy, chúng tôi đã nói rất rõ ràng, chúng ta đọc kinh Vô Lượng Thọ từ đầu đến cuối một lượt chính là A Di Đà Phậtmười phương chư Phật đã quán đảnh cho mình một lượt. Quý vị đọc hai lần là được quán đảnh hai lần. Trong một đời này, quý vị được chư Phật Như Lai quán đảnh không biết bao nhiêu lần! Thế mà vẫn không khai ngộ, vẫn cứ hồ đồ! Hãy nghĩ xem! Quý vị nghiệp chướng sâu nặng quá, ngày ngày quán đảnh cho quý vị mà vẫn không khai ngộ. Do đây phải biết nghiệp chướng, tập khí, phiền não đáng sợ. Làm thế nào để tiếp nhận Phật quang chiếu gội, tiếp nhận đại pháp quán đảnh? Trong những buổi giảng chúng tôi cũng thường nói: “Phải trừ khử chướng ngại của chính mình!” Chúng tachướng ngại nghiêm trọng, chướng ngại mình, kìm hãm mình, Phật quang không chiếu gội mình được, không cách gì tiếp nhận quán đảnh được! Tôi thường khuyên các đồng học, không biết đã khuyên bao nhiêu lần, phải dẹp trừ ý niệm tự tư tự lợi, buông tự tư tự lợi xuống, buông danh văn, lợi dưỡng xuống, buông hưởng thụ ngũ dục, lục trần xuống, buông tham - sân - si - mạn xuống. Nếu thật sự buông xuống được, chướng ngại sẽ không còn nữa, “tịnh quang chiếu ngã”, thật sự chiếu đến, “từ thệ nhiếp ngã”, thật sự có sức nhiếp thọ quý vị cảm nhận được. Đem đảnh pháp (pháp vô thượng) rưới vào mình, mình cũng cảm nhận được. 

 Có thể nói là phiền não của quý vị mỗi tháng nhẹ đi, phiền não nhẹ đi theo từng tháng, trí huệ tăng trưởng theo từng tháng, pháp hỷ sung mãn, quý vị bèn hết sức vui sướng, yêu thích học tập những pháp môn ấy. Vì sao? Quý vị thật sự được lợi ích, công phu quả nhiên đắc lực. Mỗi một tuần quý vị cảm thấy khác hẳn, tức là tuần nào cũng tiến bộ, rõ rệt, hiển nhiên. Lúc công phu đạt đến một mức độ cao, quý vị cảm thấy như thế nào? Mỗi ngày khác nhau. Ngày hôm nay khác với ngày hôm qua, ngày hôm qua khác hẳn ngày trước đó, tiến bộ nhanh chóng! Chỉ cần thật sự thực hiện, chuyện này mọi người đều bình đẳng, vốn sẵn bình đẳng, vấn đề là quý vị có chịu thực hiện hay không? Chịu buông xuống hay không? Mấu chốt là ở chỗ này. Thấy thấu suốt bèn buông xuống, buông xuống bèn thấy thấu suốt. Thấy thấu suốt hỗ trợ buông xuống, buông xuống hỗ trợ thấy thấu suốt. Thấy thấu suốt là trí huệ, buông xuống là công phu. Hễ buông xuống tâm bèn thanh tịnh, tâm thanh tịnh sanh ra trí huệ

 Vì sao không chịu buông xuống? Vì sao đối với tập khí, phiền não vẫn tham đắm như thế? Phải thường ghi nhớ những gì đức Phật giảng trong hội Bát Nhãsự thật: “Phàm những gì có hình tướng đều là hư vọng”, “hết thảy pháp hữu vi, như mộng, huyễn, bọt, bóng”, phải thường suy tưởng! Vì sao? Để đối phó mê hoặc, tham luyến từ vô thỉ kiếp đến nay. Quý vị buông xuống không được là vì mê hoặc, tham luyến, bất cứ gì vẫn muốn giành lấy. Thật sự thấu hiểu thì người ta có đưa cho mình, mình cũng không cần. Vì sao? Hư vọng! Không thật! Vạn pháp đều không, kể cả thân thể của chính mình cũng đều hư huyễn không thể được! Kinh Bát Nhã giảng rất hay: “Hết thảy pháp vô sở hữu, rốt ráo không, chẳng thể được!” Thật sự thực hiện những giáo huấn ấy của đức Thế Tôn trong cuộc sống thường ngày thì mỗi ngày quý vị có tiến bộ, ngày ngày trí huệ tăng trưởng, giống như trong Đàn Kinh, Huệ Năng đại sư đã nói, Ngài thưa cùng Ngũ Tổ: “Trong tâm đệ tử thường sanh trí huệ”. Cảnh giới ấy không phải là ngày ngày sanh trí huệ, mà là niệm niệm sanh trí huệ! Đó là hạng người nào vậy? Pháp Thân Bồ Tát! Minh tâm kiến tánh, niệm niệm sanh trí huệ, không sanh phiền não, phiền não không có, đoạn sạch sẽ rồi! 

 Vì thế ở đây, chúng ta nhất định phải biết nhất tâm quy mạng, nhất tâm cầu nguyện, cầu Phật gia trì, chúng ta sẽ tiến bộ rất nhanh. Cầu nguyện thì tự mình phải có hành động; không có hành động chỉ nói xuông thì là hư vọng, chẳng thể có cảm ứng, phải có hành động. Hành động như thế nào? Câu tiếp theo sẽ cho biết
 
 

 Ngã kim chánh niệm, xưng Như Lai danh, vị Bồ Đề đạo, cầu sanh Tịnh Độ

 (Con nay chánh niệm, xưng danh Như Lai, vì đạo Bồ Đề, cầu sanh Tịnh Độ
 
 

 Đây là thể hiện ra hành động, thật sự mong cầu. Niệm Phật nhằm loại bỏ, xa lìa tà niệm. Tà niệm là gì? Là tham luyến đối với hết thảy pháp thế gian, xuất thế gian. Trong những buổi giảng chúng tôi thường nói: Đối với hết thảy người, sự, vật, có ý niệm khống chế, ý niệm chiếm hữu, những ý niệm ấy là tà niệm, nào phải là chánh niệm! Ý niệm tổn người lợi mình, ý niệm kiêu mạn, ghen ghét là tà niệm nghiêm trọng, thảy đều phải buông xuống. Chánh niệm là gì? Nhất tâm quy mạng, phát tâm Bồ Đề, chuyên cầu Tịnh Độ, đấy là chánh niệm. Tiếp theo đó lại nói rất rõ ràng: “Xưng Như Lai danh”, chánh niệm đấy! Trong tâm chỉ có A Di Đà Phật, đó là chánh niệm. Ý niệm thuần chánh, ngoại trừ A Di Đà Phật ra, quyết định chẳng có tà niệm nào xen tạp. 

Ta xưng danh, ta cầu sanh, ta hy vọng thành Phật đạo, nhằm để làm gì? “Vì Bồ Đề đạo, cầu sanh Tịnh Độ”. Bồ Đề đạo chính là thấu hiểu triệt để rốt ráo viên mãn chân tướng của nhân sanh vũ trụ, đó gọi là Bồ Đề đạo. Hiểu rõ rồi mới biết: Khắp pháp giới hư không giới chỉ là chính mình. Sự thật ấy ai biết được? Không ai biết, chỉ có Pháp Thân Bồ Tát biết. Từ ngữ lục của Tông Môn, chúng ta nghe những người giác ngộ nói ra cảnh giới giác ngộ, họ nói: “Hư không pháp giới là một con mắt của sa-môn”. Nghĩa là sao? Hư không, pháp giới, sát-độ, chúng sanh và mình là một thể, gọi là Pháp Thân, thanh tịnh Pháp Thân. Pháp là gì? Pháp là hết thảy các pháp; vì thế, đối với người thật sự giác ngộ hiểu thấu, hết thảy các pháp là tự thân, là chính mình, “duy tâm sở hiện, duy thức sở biến”. 

Tâm hiện là Nhất Chân pháp giới, thức biến là mười pháp giới. Hoàn toàn là chính mình, giống như nằm mộng. Mộng cảnh hoàn toàn do tâm hiện thức biến, không có gì là pháp ngoài tâm cả, bởi thế nói: “Ngoài tâm không pháp, ngoài pháp không tâm”. Tâm ở đâu? Tâm ở nơi các pháp. Pháp ở đâu? Pháp do Tâm hiện, Tâm và Pháp là một không hai. A Nan tìm Tâm ở chỗ nào? Nói thật ra, về căn bản, Ngài cũng không hiểu, chẳng những không hiểu Chân Tâm, mà cũng không biết vọng tâm. Hiểu được một thứ thì hiểu hết thảy. Hiểu được chân tâm bèn hiểu vọng tâm. Triệt để hiểu rõ vọng tâm sẽ thấu hiểu chân tâm. Vũ trụ là một, sống động, là chính mình. Chính mình đối với chính mình, lẽ đâu không yêu thương! Vì thế, Phật pháp nói: “Đồng thể đại từ, vô duyên đại bi”. Từ bi không có điều kiện, cũng không có đẳng cấp, bình đẳng

Khắp pháp giới, hư không giới do chính mình tâm hiện thức biến; vì thế, trong hết thảy vạn pháp vạn vật là chính mình, là tự phần! Cớ sao không thương tiếc? Ta tiếc quý tròng mắt của chính mình, chẳng để cho một hạt bụi nhiễm ô. Ta yêu mến thân thể mình, nay hiểu rõ rồi, yêu mến hết thảy cõi nước, chúng sanh trọn khắp pháp giới, hư không giới. Đấy là Bồ Đề đạo! Vì vậy, cầu sanh Tịnh Độ chính là viên mãn rốt ráo Phật quả Bồ Đề vô thượng, ta vì điều đó mà cầu sanh Tịnh Độ. Đấy chính là bổn nguyện Như Lai, hy vọng hết thảy chúng sanh nhanh chóng thành Phật, hoàn toàn tương ứng với bổn nguyện của Như Lai. A! Bây giờ đã hết giờ rồi! 
 
 

*

Chư vị đồng học! 

Xin xem tiếp bài Tịnh Độ Văn của Từ Vân Sám Chủ trong thời thứ ba: 
 
 

Phật tích bổn thệ: Nhược hữu chúng sanh, dục sanh ngã quốc, chí tâm tín nhạo, nãi chí thập niệm, nhược bất sanh giả, bất thủ Chánh Giác

(Phật xưa đã thề: Nếu có chúng sanh muốn sanh cõi ta, chí tâm tin ưa, dẫu chỉ mười niệm, nếu chẳng được sanh, chẳng lấy Chánh Giác
 
 

Chúng ta xem đoạn này. Đoạn này nhắc tới lúc A Di Đà Phật tu hành Bồ Tát. Từ kinh Vô Lượng Thọ chúng ta đọc thấy, sau khi Ngài xuất gia, trở thành Pháp Tạng tỳ-kheo, đối trước Tự Tại Vương Phật phát bốn mươi tám nguyện. Chữ “bổn thệ” chỉ bốn mươi tám nguyện. Mỗi một nguyện trong bốn mươi tám nguyện đều nhằm dẫn dắt mười phương thế giới hết thảy chúng sanh vãng sanh Tịnh Độ. Nguyện được nêu ở đây chính là nguyện thứ mười tám, bốn mươi tám nguyện quả thật lấy nguyện thứ mười tám làm trung tâm. Nguyện thứ mười tám nói gì? “Mười niệm ắt được sanh”. Mười niệm này là mười niệm lúc lâm chung, giả sử một người cả đời chưa từng tiếp xúc Phật pháp, lúc lâm chung có ai dạy kẻ ấy niệm Phật; kẻ ấy chịu tiếp nhận, thật sự chịu niệm, cầu nguyện vãng sanh đều được vãng sanh, pháp môn này chẳng thể nghĩ bàn! 

Vì thế, ở Nhật Bản nay có một tông phái mang tên Bổn Nguyện Niệm Phật. Nói thật ra, cổ nhân, cổ đại đức đề xướng bổn nguyện niệm Phật không sai, quyết định chánh xác. Nhưng con người hiện tại đề cao bổn nguyện niệm Phật lại là đầu cơ, mánh khóe, không thể vãng sanh được, không có thành ý! Bốn mươi tám nguyện họ không cần biết đến, chỉ chuyên biết đến nguyện thứ mười tám, sai lầm rồi! Chúng ta xem lời khai thị của Trung Phong thiền sư ở phần trên: Phát nguyện! Pháp môn này là Tín - Nguyện - Hạnh, hội đủ ba điều kiện. Nguyện phải tương ứng với bốn mươi tám nguyện, Trung Phong thiền sư giảng rất rõ ràng, rất minh bạch. Lời ấy không phải chỉ mình Ngài nói mà tổ sư đại đức xưa nay đều nói như thế. Từ giáo pháp Đại Thừa chúng ta hiểu được điều này, kinh Hoa Nghiêm thường nói: “Một chính là hết thảy, hết thảy chính là một”. Đây là một nguyên tắc cơ bản bất biến trong Phật pháp. Do vậy quý vị phải hiểu: “Mỗi một nguyện trong bốn mươi tám nguyện nhất định phải bao hàm bốn mươi bảy nguyện kia, thiếu một nguyện thì Nguyện không viên mãn, bị khiếm khuyết!” 

Do con người hiện tại không hiểu đạo lý này, cho là trong bốn mươi tám nguyện chỉ cần nguyện thứ mười tám là được rồi, lâm chung mười niệm ắt vãng sanh, những gì khác không cần đến. Trơ trọi một mình nguyện ấy, không có bốn mươi bảy nguyện kia thì nguyện ấy chẳng thể thành lập. Vì sao nói cổ đức không sai lầm? Bốn mươi tám nguyện cổ đức biết cả, nguyện mười tám này bao hàm trọn vẹn bốn mươi bảy nguyện kia, dẫu một nguyện cũng không thiếu, đúng rồi! Do vậy, không sai. Người hiện thời không hiểu, nói khó nghe hơn là dạy lầm chúng sanh, những chúng sanh hảo tâm ấy cuối cùng chẳng được vãng sanh. Chuyện này xưa nay tổ sư đại đức không ngừng cảnh tỉnh chúng ta, chỉ sợ chúng ta hiểu lầm ý nghĩa: Bình thời không học Phật, ăn uống vui chơi, đến khi lâm chung niệm Phật là được, cớ gì lúc bình thường phải nhọc nhằn? Tợ hồ niệm Phật tiện nghi như thế đó. Xưa nay đại đức khuyên dạy chúng ta: Lâm chung mười niệm phải hội đủ ba điều kiện, lúc lâm chung quý vị có đủ ba điều kiện ấy hay không? 

1) Thứ nhất, lúc lâm chung sáng suốt, tỉnh táo, không mê hoặc, không điên đảo, điều này quý vị có làm được hay không? Quý vị hãy chú tâm quan sát những người mắc bệnh rất nặng, cái chết gần kề. Quý vị thấy đại đa số ngay đến người nhà họ còn không nhận biết được, mê hoặc, điên đảo. Trong tình huống ấy, thậm chí một niệm trong mười niệm ấy còn không khởi tác dụng, chẳng niệm được! Con cái, cháu chắt họ còn không nhận biết, đều không biết, làm sao biết đến A Di Đà Phật cho được? Không thể nào! Vì thế điều kiện đầu tiên này hết sức khó khăn. Lúc lâm chung sáng suốt, tỉnh táo là đại phước báo, quý vị có được phước báo này hay chăng? Quý vị có đảm bảo lúc ấy ra đi rất sáng suốt, tỉnh táo hay không? Nhất là trong hiện tại, trong xã hội hiện thời thường nghe đến chứng bệnh si ngốc ở tuổi già (Alzheimer’s disease), mắc bệnh ấy là xong, không còn hy vọng gì nơi Tây Phương Cực Lạc thế giới nữa. Tây Phương Cực Lạc thế giới không có người si ngốc, kinh Di Đà giảng rất rõ ràng: “Chẳng thể dùng chút thiện căn, phước đức, nhân duyên để sanh về nước ấy”. Nói cách khác, phàm ai sanh về Tây Phương Cực Lạc thế giới đều là người đại thiện căn, đại phước đức. Đại thiện căn, đại phước đức làm sao si ngốc được? Không có đạo lý ấy! Si ngốc là chướng ngại hiện tiền! Vì thế, Phật, Bồ Tát, tổ sư đại đức dạy chúng ta: Lúc còn sống tu phước huệ, quý vị có phước, có huệ; lúc lâm chung mới được sáng suốt, minh mẫn, mới không bị si ngốc. Quý vị hãy nghĩ xem mình có nắm chắc được điều kiện đầu tiên này hay không? 

2) Điều kiện thứ hai: Trong lúc khẩn yếu, lúc sắp mất, lúc sắp thở hắt ra hơi cuối cùng, lúc ấy phải gặp được thiện tri thức khuyên quý vị niệm Phật. Lúc đó quý vị có chắc gặp được người như vậy cảnh tỉnh mình hay không? Nếu lúc ấy không ai cảnh tỉnh, dẫu tỉnh táo vẫn không thể vãng sanh. Lúc ấy phải có người cảnh tỉnh, nay chúng ta gọi là “trợ niệm”. Tự mình có công phu thật sự thì có thể không cần đến người khác trợ niệm; nếu tự mình không có công phu thì trợ niệm rất quan trọng, bên cạnh có người cảnh tỉnh. Đây là điều kiện thứ hai. 

3) Điều kiện thứ ba, người ta cảnh tỉnh bèn lập tức tin tưởng, có thể tiếp nhận, y giáo phụng hành, nói dễ dàng sao? Phiền não rành rành, người khác cảnh tỉnh, khuyên quý vị niệm Phật, vẫn cứ nửa tin nửa ngờ, lúc ấy làm sao tin tưởng được? Làm sao có thể phát nguyện được? Vì thế mười niệm ắt sanh trên mặt lý luận chẳng có vấn đề gì, chứ sự thực khó khăn lắm! 

Nhưng trên thực tế, có ai như vậy hay không? Có chứ! Đúng là trong vạn ức người khó tìm được một kẻ! Người như vậy tổ sư đại đức nói rất hay: Chẳng phải là ngẫu nhiên, người ấy đời đời kiếp kiếp trong quá khứ đã tu pháp môn Niệm Phật, thiện căn rất sâu dầy, chỉ vì trong một đời này không gặp được thiện duyên, mê hoặc, đúng là “gần son thì đỏ, gần mực thì đen”, một đời này không gặp được Phật pháp, bị hoàn cảnh nhiễm ô, nhưng đến lúc lâm chung, có người cảnh tỉnh như thế, thiện căn, phước đức sâu dầy trong đời quá khứ lập tức hiện tiền, bèn tiếp nhận, ra đi như thế không phải là chuyện ngẫu nhiên! Cách giải thích này phù hợp lời Thiện Đạo đại sư đã giảng trong Quán Kinh Tứ Thiếp Sớ, Thượng Phẩm Thượng Sanh Chương. Ngài nói vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới bốn cõi, ba bậc, chín phẩm “toàn là do gặp duyên bất đồng”. Câu nói này rất hay, toàn là do gặp duyên bất đồng. Suốt một đời này chẳng gặp được thiện tri thức, không gặp được nhân duyên tốt, dẫu trong quá khứthiện căn, phước đức sâu dầy vẫn chẳng thể hiện tiền.

Vì thế, chúng ta phải thật sự nắm vững chuyện vãng sanh Cực Lạc thế giới, lúc lâm chung muốn có thể nắm chắc mình tỉnh táo, sáng suốt thì phải hạ công phu ngay trong hiện tại, phải thực hiện công tác chuẩn bị. Công phu chính là đoạn ác tu thiện, đoạn ác tu thiệnphước báo. Lâm chung không bệnh khổ rõ ràngphước báo, quý vị phải có phước. Hiện thời có phước đừng nên hưởng, hưởng hết phước báo ấy thì lâm chung không có phước. Hiện tiềnphước báo thì phải nhường phước ấy cho người khác hưởng, cúng dường đại chúng, phước báo càng lớn. Chúng ta mong cầu phước báo đến lúc nào mới hưởng? Lúc lâm chung sẽ hưởng. Lúc lâm chung tâm không điên đảo, ý không tán loạn, rõ ràng, minh bạch, đấy là đại phước báo thù thắng khôn sánh. Nhân vì trong thời khắc quan yếu ấy, quan hệ đến đời sau, đời sau phải đi theo Phật đạo chứ không đi vào lục đạo

Vì thế, ngàn vạn, ngàn muôn phần chẳng được hiểu lầm ý nghĩa mười niệm, chẳng nên có tâm lý cầu may. Hiện tại có không ít kẻ tu Bổn Nguyện Niệm Phật, tự quý vị phải suy nghĩ cho kỹ: Tốt nhất là xem kinh, nghe kinh cho nhiều, hiểu thấu đạo lý này. Pháp thế gian cầu may còn chẳng thể thành tựu, huống chi đại pháp thành Phật! Tâm cầu may, tâm đầu cơ, mánh mung, lẽ đâu có chuyện tiện nghi đến thế! Chính mình phải suy nghĩ, dẫn dụng thệ nguyện của Phật, nay nguyện vọng của chúng ta tương ứng với thệ nguyện của Phật. 

“Nếu có chúng sanh”: Phạm vi rất lớn, trọn pháp giới, hư không giới, chủ yếu là đối với lục đạo chúng sanh mà nói. “Muốn sanh cõi ta”, “muốn” là bằng lòng, là hướng theo, mong mỏi sanh về Tây Phương Cực Lạc thế giới. Tiếp đó, kinh văn nói đến điều kiện quý vị phải hội đủ: “Chí tâm tín nhạo” (Chí tâm tin ưa). Chí tâm tin ưa là giống như một câu văn ngay trong thiên phát nguyện này: “Nhất tâm quy mạng”. Nhất tâm quy mạng mới là thật sự chí tâm tin ưa. Chí tâm có thể hiểu là tâm chân thành, cũng có thể hiểu là chí nguyện, nguyện tâm; chí tâmnguyện tâm. Ta tin vào Tây Phương Cực Lạc thế giới, quả thậtTây Phương Cực Lạc thế giới, quả thật có chuyện Phật A Di Đà đến tiếp dẫn vãng sanh, tin chính mình thật sự hội đủ điều kiện vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới. Đầy đủ ba thứ tin tưởng như vậy mới gọi là tín tâm thành tựu. “Nhạo” là ưa thích, hoan hỷ, tức là có Tín, có Nguyện. Trong Di Đà Yếu Giải, đại sư Ngẫu Ích bảo chúng ta: Điều kiện để vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới là tín - nguyện: “Chân tín, nguyện thiết, nhất định vãng sanh”. Tiếp đó, Ngài nói công phu niệm Phật sâu hay cạn liên quan đến phẩm vị sẽ sâu hay cạn. Công phu niệm Phật sâu thì phẩm vị cao, công phu niệm Phật cạn thì phẩm vị thấp, phẩm vị cao hay thấp là do công phu niệm Phật sâu hay cạn: “Được vãng sanh hay chăng là do tín - nguyện có hay không?” Với ba điều kiện Tín - Nguyện - Hạnh ấy, lâm chung mười niệm thì mười niệm chính là Hạnh, cũng đầy đủ Tín - Nguyện - Hạnh; dẫu cho lâm chung mười niệm thì niệm ấy cũng là Hạnh, ba điều kiện được tương ứng

Hai câu sau chúng ta nghe đã quá quen, rất quen thuộc: “Nếu chẳng được sanh, chẳng lấy Chánh Giác”. Phật đã từng phát nguyện như thế, nếu ai hội đủ những điều kiện ấy mà không thể vãng sanh thì Pháp Tạng Bồ Tát chẳng thành Phật, “thành Chánh Giác” chính là thành Phật. Pháp Tạng Bồ Tát nay đã thành Phật nơi Tây Phương Cực Lạc thế giới, thành A Di Đà Phật, thành Phật đến nay đã mười kiếp. Nói cách khác, bốn mươi tám nguyện đều được thực hiện hoàn tất, còn một nguyện nào chưa hoàn tất, Ngài không thể thành Phật. Câu nói này ý nghĩa rất sâu, nhất định phải hiểu: Một nguyện chẳng hoàn tất thì chẳng thể thành Phật, chứ không phải chỉ có một nguyện thứ mười tám. Ở đây, Trung Phong thiền sư khai thị rất hay: Nếu nhất định tương ứng với mỗi nguyện trong bốn mươi tám nguyện thì quý vị sẽ tương ứng với nguyện thứ mười tám. Sao lại có thể chuyên giữ lấy một nguyện, vứt bỏ bốn mươi bảy nguyện kia, A Di Đà Phật làm sao thành Chánh Giác cho được? Nghĩa lý kinh Phật luôn giảng hết sức viên mãn, chính chúng ta phải chú tâm đọc tụng, quan sát, chẳng thể nhìn lệch lạc. Nếu quý vị nhìn lệch lạc, hiểu sai, nguyện vọng muốn sanh về Tây Phương Cực Lạc thế giới trong một đời này chẳng đạt được, uổng công mất rồi! Chúng ta lại xem đoạn văn tiếp theo
 
 

Dĩ thử niệm Phật nhân duyên, đắc nhập Như Lai đại thệ hải trung. 

(Do nhân duyên niệm Phật này được vào trong biển đại thệ của Như Lai
 
 

Do đức Phật đã từng phát nguyện ấy, nay chúng ta phát tâm tương ứng với bổn nguyện của Phật A Di Đà, nay chúng ta nghiêm túc niệm Phật. Thích Ca Mâu Ni Phật xuất hiện trong thế gian này, giảng kinh, thuyết pháp bốn mươi chín năm nhằm mục đích giúp cho chúng ta trong một đời viên thành Phật đạo. Đấy là tấm lòng của Phật, là ý của Phật. Thế nhưng Phật giáo hóa chúng sanh hy hữu nhất là tùy duyên, Phật không phan duyên. Từ mười nguyện của Phổ Hiền Bồ Tát trong kinh giáo, quý vị thấy “tùy hỷ công đức, hằng thuận chúng sanh”. Tùy hỷ, hằng thuận, Phật chẳng mảy may miễn cưỡng chúng sanh, vì thế quý vị thích pháp môn nào, Ngài giảng cho quý vị pháp môn ấy. Quý vị thích tu pháp nào, Ngài dạy quý vị tu pháp môn ấy. Ngài không nói pháp môn này hay hơn pháp môn nọ, trong hết thảy kinh điển quý vị chưa hề thấy Phật nói như vậy. Tùy thuận căn tánh mỗi người, tùy thuận duyên phận mỗi người từ vô thỉ kiếp đến nay

Mỗi cá nhân trong một đời, như nay chúng ta ưa thích pháp môn này, chẳng phải là chuyện một đời đâu nhé! Trong đời đời kiếp kiếp quá khứ đã từng tu học pháp môn này, vừa được tiếp xúc bèn sanh lòng hoan hỷ, các pháp môn khác tiếp xúc rất nhiều, nhưng tâm hoan hỷ không sanh khởi, vì nguyên nhân nào? Vì cảm thấy không thân thuộc. Từ trước đến nay chưa từng qua lại, còn pháp môn này rất quen thuộc. Bởi vậy, hết thảy chúng sanh căn tánh không giống nhau, chí thú khác nhau, yêu thích khác nhau, Phật có thể tùy thuận bởi tâm Phật thanh tịnh. Phật làm như thế, đúng là độ chúng ta. Vì sao chúng ta chẳng thể tự độ nổi mình? Ta đối với pháp môn này hoan hỷ, khuyên người khác cũng tin vào pháp môn này, người ấy cũng tin theo pháp môn này. Nếu lúc người ấy không tin, chính mình sanh phiền não là xong rồi! Phiền não tập khí vừa hiện khởi bèn bị đọa lạc. Quý vị phải giống như đức Phật, tấm lòng mở rộng, tùy thuận lòng người ta ưa thích, mới tốt! Bất luận học pháp môn nào cũng tốt cả, không có gì không tốt. Quý vị thấy bụng dạ mình rộng rãi hơn nhiều, thanh tịnh bình đẳng lắm; như vậy là tự độ. 

Phật thị hiện mang ý nghĩa rất sâu, khiến cho chúng ta trông thấy bèn giác ngộ, chúng ta phải học theo đức Phật, chớ có chấp trước. Nếu người ta muốn học theo những pháp môn khác, ta có năng lực giúp đỡ kẻ đó, như Thích Ca Mâu Ni Phậtnăng lực: Quý vị muốn học Thiền bèn dạy Thiền, học Mật bèn dạy Mật, muốn học Luật bèn dạy Luật, bất luận muốn học pháp môn nào, Phật đều có năng lực dạy, toàn tri toàn năng! Do vậy, Phật có thể phổ độ chúng sanh, chúng ta không có được trí huệ, không có năng lực như thế, chỉ có thể học pháp môn này. Người khác muốn học những pháp môn khác, chúng ta bèn giới thiệu cho người khác, trong những lần trước tôi đã nêu thí dụ rồi đó: Có ai muốn học Thiền, tôi đều giới thiệu đến học với pháp sư Thánh Nhất, tôi biết Ngài là bậc đại đức trong Tông Môn. Ngài là một vị pháp sư giỏi, chuyên tu, chuyên môn tham Thiền. Tôi hết sức kính ngưỡng Ngài. Quý vị muốn học Thiền tôi đều giới thiệu đến chỗ Ngài học. Muốn học Duy Thức, trong quá khứ tôi giới thiệu đến học với pháp sư Diễn Bồi, Ngài chuyên tu học Pháp Tướng Duy Thức Tông. Tôi giới thiệu người khác, không nhất định cứ phải lôi kéo: “Pháp môn ấy tu không tốt đâu, chẳng bằng pháp môn này đâu!” Chẳng thể nói như vậy được, nói như thế không phải là ý Phật. Nói như vậy thì trong tâm mình phải mang gánh, mang gánh những gì? Gánh lấy nhân quả, tâm mình không thanh tịnh, bình đẳng

“Pháp môn bình đẳng, không có cao - thấp”, bất bình đẳng là vì chúng sanh căn tánh không bình đẳng, phước đức của chúng sanh bất bình đẳng, nhân duyên của chúng sanh bất bình đẳng, chứ pháp môn quyết địnhbình đẳng. Mình là hạng người căn tánh như thế nào, pháp môn nào thích hợp cho mình, tự mình phải hiểu rõ ràng, thâm nhập một môn, trường thời huân tu, không ai chẳng thành công. Nếu quý vị muốn thành tựu, một đời viên mãn thành Phật, quyết định phải buông bỏ hết thảy ô nhiễm thế gian, xuất thế gian, phải buông tập khí phiền não xuống, những thứ ấy chướng ngại tâm tánh chúng ta, chướng ngại sự tu học của chúng ta. Người thật sự học đạo công phu đắc lực, tâm cảnh người ấy vĩnh viễn thanh tịnh, vĩnh viễn khoái lạc, quyết định chẳng nẩy sanh phiền não

Không những học đạo, mà những Nho sĩ đọc sách ở Trung Quốc trong quá khứ đọc sách hiểu rõ đạo lý! Quý vị thấy Luận Ngữ là sách ghi chép ngôn hạnh cả một đời của Khổng phu tử, câu thứ nhất là: “Học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ” (Học rồi thường tu tập, cũng chẳng vui ư?) Từ kinh nghiệm một đời của Khổng lão phu tử, tất cả hết thảy pháp thế trong thế gian này, nay chúng ta gọi là tất cả hết thảy nghề nghiệp thế gian, tất cả hết thảy sự nghiệp, nghề gì tốt nhất? Quý vị hãy xem tâm đắc của Khổng lão phu tử lão nhân gia, Ngài nói: “Ngô thường chung nhật bất thực” (Ta thường suốt ngày không ăn), ta cả ngày không ăn cơm, “chung dạ bất tẩm”: suốt đêm không ngủ, “dĩ tư” (để suy nghĩ), suy nghĩ rất kỹ, nghĩ đến rốt ráo, “bất như học dã” (không gì bằng học cả). Đấy chính là sự sung sướng nhất trong thế gian, bất cứ sự nghiệp nào, bất cứ nghề nghiệp nào chẳng bằng học! Học xong là dạy! Nói như bây giờ là theo đuổi nghề dạy học, nghề này thanh cao, nghề ấy vui sướng, “học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ”. Giáo dục thời cổ dạy những gì? Học theo hiền thánh, đọc sách chí muốn làm hiền thánh. Cổ nhân Trung Quốc đọc sách cầu học nhằm mục đích gì? Mục đích là muốn chính mình thành thánh nhân, thành hiền nhân; mục đích ấy chánh xác, nhà Phật chúng ta gọi là “chuyển phàm thành thánh”. Cả một đời đức Phật dạy dỗ, theo đuổi công tác dạy dỗ, mục đích dạy dỗ của Phật chúng ta có thể quy nạp thành ba câu. Câu thứ nhất là giúp cho hết thảy chúng sanh “chuyển ác thành thiện”, đấy là mức thấp nhất, nhằm nói với mọi người bình thường. Những ai thiên phận cao hơn một chút, thông minh linh lợi thì giúp cho họ “chuyển mê thành ngộ”. Kẻ lợi căn bậc nhất thì thành tích cao nhất, nâng cao hơn một bậc nữa, giúp cho họ “chuyển phàm thành thánh”, đấy là mục đích giáo dục. Ngày nay phiền phức rất lớn, ngày nay giáo dục không còn nữa, trường học rất nhiều, nhưng dạy điều gì? Dạy danh văn lợi dưỡng. Trường học ngày nay nhắm vào mục đích cầu danh, cầu lợi, chứ không phải làm hiền làm thánh, giáo dục hiền thánh không còn nữa. Do vậy thế giới động loạn, tai nạn dồn dập, rất nhiều tôn giáo ngoại quốc nói đến chuyện tận thế. Chúng ta thấy hiện tượng xã hội hiện thời đúng là giống như những điềm báo trước ngày tận thế, rất đáng sợ! Giáo dục của Trung Quốc lẫn ngoại quốc trong mấy ngàn năm đều lấy thánh học làm chủ đạo, tức là học làm thánh, làm hiền là chuyện sung sướng nhất. Bởi thế, “học rồi thường tu tập, cũng chẳng sướng sao?” pháp hỷ sung mãn. “Hữu bằng tự viễn phương lai, bất diệc lạc hồ?” (Có bạn từ xa đến, cũng chẳng vui sao?) “Bằng” ở đây là ai? Là người truyền pháp. Học thuật, đạo đức của quý vị có người kế thừa, vui sướng lắm! Sự nghiệp nơi pháp thế gian phải có người kế thừa, sự nghiệp của quý vị thật sự có thành tích. Dẫu một đời quý vị làm tốt đến cách mấy, về sau không ai kế thừa, mình mất đi là xong, sự nghiệp thành tích cũng như không. Đạo học cũng thế, đạo học phải có người kế thừa, có truyền nhân. Truyền thừa quan trọng nhất, đời đời truyền nhau. Ở Trung Quốc, trong nhà Phật có rất nhiều tông phái là tổ tổ tương truyền, cái được truyền là đạo, là đức. Cận đại, trong thế kỷ này, dường như đã đoạn tuyệt, đều là hiện tượng của ngày tàn. 

Ấn Quang đại sưĐại Thế Chí Bồ Tát từ Tây Phương Cực Lạc thế giới tái lai, đại từ đại bi, hy vọng cứu vãn kiếp nạn này, Ngài dùng phương pháp gì để cứu vãn? Ngài dạy chúng ta trong thời kỳ Mạt Pháp học tập tổng cương lãnh, tổng nguyên tắc gồm mười sáu chữ “Đôn luân tận phận, nhàn tà tồn thành, tín nguyện niệm Phật, cầu sanh Tịnh Độ” (giữ vẹn luân thường, tận hết trách nhiệm, dứt lòng tà, giữ lòng thành, tín nguyện niệm Phật, cầu sanh Tịnh Độ). Tổ sư Tịnh Độ tông dạy như vậy đó! Đối với quảng đại quần chúng, dù không tu Tịnh Độ đi nữa, tu theo những tông phái khác, hai câu đầu nhất định phải tuân thủ. “Đôn luân tận phận, nhàn tà tồn thành” chính là đạo đức. Đôn luân tận phận là đạo, đại đạo; nhàn tà tồn thành là đức. Bất luận tu tông phái nào, chẳng thể khôngđạo đức, không có đạo đức thì chẳng phải là Phật pháp, mà là ma pháp! 

Đối với sự truyền thừa Phật pháp, Ngài nói hết sức hay: Lập đạo tràng nhỏ, đồng tu không được quá hai mươi người, không hóa duyên, nhất định phải nhớ điều này, quyết định chẳng được hóa duyên, chẳng được quyên mộ. Vì sao? Tâm định. Thường phải động cân não để hóa duyên, để quyên mộ, tâm sẽ vĩnh viễn không định, tâm không định là xong! Tâm muốn định đừng hóa duyên, không làm pháp hội, không truyền pháp, không thâu đồ đệ, không truyền giới, không làm kinh sám Phật sự, chuyên môn niệm Phật tu Tịnh Độ. Phương pháp này hay lắm, tâm quý vị định được. Chúng tôitruyền thừa trực tiếp của Ấn Quang đại sư, lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam thầy tôi là học trò của Ấn Quang pháp sư, chúng tôi được truyền thừa từ cùng một mạch, quyết định tuân thủ sự giáo huấn của thầy. Vì thế cái đạo tràng nhỏ này của chúng ta hoàn tất công trình nhanh chóng, đạo tràng nhỏ bé như vậy, chúng thường trụ tuân theo nguyên tắc của thầy “không quá hai mươi người”, đấy là nói về chúng xuất gia chúng tôi không đông hơn hai mươi người. Mọi người khéo ở cùng một chỗ niệm Phật, dạy học. Niệm Phật là vì chính mình, để chính mình được vãng sanh. Dạy học là truyền pháp, chúng tôi hy vọng thánh giáo của Như Lai được truyền từ đời này sang đời kia, có người kế tục. Học Giáo là ngày ngày giảng kinh, hằng ngày giảng kinh có khó khăn, vì sao? Viết bài giảng không kịp. Vì thế trong đạo tràng nhỏ này của chúng ta, học Giáo thì mỗi tuần tối thiểu giảng kinh hai lượt, quý vị lên giảng đài giảng hai lần. Mỗi lần giảng hai tiếng, hai lần là bốn tiếng. Mỗi tuần là bốn giờ, đại khái quý vị có thể soạn bài giảng được. Một giờ phải viết một vạn chữ, một tuần viết bốn vạn chữ được. Thường trụ có chuyện gì quý vị cũng không bận tâm đến, chuyên môn học kinh giáo, lên tòa giảng cho mọi người chúng ta nghe. Mọi người chúng ta nghe không vừa ý, quý vị bèn bị gạch tên, bỏ tên quý vị ra, lại có người khác muốn học bèn bổ sung vào đó. Danh sách ghi tên đủ rồi, người ngoài muốn tham dự cũng không ghi tên được, khác nào quý vị bị khai trừ. Do vậy, nếu quý vị không dụng công thì không phải là chân chánh học Giáo, không dụng công nơi học vấn, nơi đạo đức rất dễ bị khai trừ! 

Xưa kia, Huệ Viễn đại sưLô SơnTuyển Phật Điện để tuyển lựa. Ở đây, chúng ta cũng tuyển Phật, không hội đủ mức độ bèn bị đào thải. Vì thế, quý vị nhất định phải dụng công, chẳng thể có tạp niệm, cũng chẳng thể có tạp sự. Bao nhiêu người đến hầu hạ quý vị, phục vụ cho mình, nếu quý vị không thành tựu đạo đức, học vấn, tức là mình coi thường những người ấy, phải nhanh chóng ra đi, nhường chỗ cho người khác. Ở đây không nói chuyện tình cảm, nếu nói tình cảm thì Phật pháp bị hủy diệt do chính quý vị, chúng ta cần phải nghiêm cách tuân thủ giáo huấn của tổ Ấn Quang, hy vọng trong vòng mười năm ở nơi đây sẽ có được mấy nhân tài xuất hiện. Không cần nhiều! Có được năm vị, ba vị là chúng ta thành công rồi. Phải khổ luyện, khổ học! 

Chúng ta do nhân duyên niệm Phật này “được vào trong biển đại thệ của Như Lai”, bốn mươi tám nguyện. Tâm nguyện, tư tưởng, hành trì của chúng ta tương ứng với Phật chính là tương ứng với kinh giáo. Kinh điển dạy chúng ta như thế nào, chúng ta đều phải thực hiện, phải làm cho được. Có như vậy mới có thể tương ứng với từng nguyện trong bốn mươi tám nguyện, tương ứng chính là “vào trong biển đại thệ của Như Lai”. Nếu tương ứng với bốn mươi tám nguyện mà chỉ tương ứng được một nửa, còn một nửa vẫn không tương ứng thì không được rồi! Nguyện nguyện tương ứng, chẳng được có nguyện nào không tương ứng, đấy mới là “nhập Di Đà nguyện hải”. Lúc ấy sẽ đương nhiên... 
 
 

Thừa Phật từ lực, chúng tội tiêu diệt, thiện căn tăng trưởng

(Nương từ lực Phật, các tội tiêu diệt, thiện căn tăng trưởng). 
 
 

Đây là điều khẳng định. Được Phật từ lực gia trì. Từ lực nào của Phật gia trì? Chính là kinh giáo của Phật gia trì. Chúng ta biến những tư tưởng trong kinh giáo thành tư tưởng của chính mình, bình thường mình suy nghĩ lung tung nay đều buông bỏ hết. Buông xuống những thành kiến của chính mình, buông xuống cách nghĩ, cách nhìn của chính mình; cách nói, cách làm tùy thuận lời Phật giáo huấn, tùy thuận kinh giáo, biến những đạo lý trong kinh giáo thành tư tưởng của chính mình. Những giáo huấn trong kinh giáo biến thành hành vi sinh hoạt của chính mình, đó là “học Phật”, học giống lắm. Phật là tấm gương, là khuôn mẫu cho chúng ta, ta phải học giống hệt như Ngài. Dù chẳng thể học hoàn toàn giống hệt được như Ngài nhưng cũng phải tương tự. Học như vậy mới chẳng luống uổng! Cổ nhân nói rất hay:

Thí chủ nhất lạp mễ, 

Đại như Tu Di sơn

Kim sanh bất liễu đạo, 

Phi mao đới giác hoàn! 

(Một hạt gạo thí chủ

To như núi Tu Di

Đời này không liễu đạo, 

Mang lông, đội sừng đền!) 

Quý vị mắc quả báo, lúc chịu xong quả báo, vẫn phải đền nợ. Những năm qua, trong những buổi giảng chúng tôi thường nói: “Một bát cơm xuất gia khó nuốt lắm, khó hơn kẻ ăn mày xin cơm nhiều!” Kẻ ăn mày xin cơm được người ta thí cho, không phải đáp đền. Còn ở đây là người ta đến trồng phước. Tam Bảoruộng phước, họ đến gieo phước! Quý vị có phải là phước điền hay không? Người ta có thật sự gieo phước được hay không? Nếu người ta không gieo phước được, người ta sẽ tính sổ với mình. Do vậy, ở đây “nhờ vào Phật từ lực”. Phải biết: Từ lực của Phật chính là kinh giáo, quang minh của Phật cũng chính là kinh giáo. Ngày ngày chẳng tách rời kinh giáo, ngày ngày đọc kinh, ngày ngày nghiên cứu kinh giáo, ngày ngày ở đây nghiên cứu thảo luận kinh giáo, phóng quang đấy! Phật phóng quang phổ chiếu nơi đây! 

“Các tội tiêu diệt, thiện căn tăng trưởng”: Hai câu này suy nghĩ sẽ biết ngay. Quý vị buông bỏ được những tập khí phiền não nơi bản thân, hết thảy tùy thuận lời Phật giáo huấn, tội đương nhiên tiêu diệt, thiện căn tự nhiên tăng trưởng! Thiện căn là gì? Tội là gì? Gốc của tội là tham - sân - si; bởi thế, tam độc phiền nãotội căn (gốc tội). Thiện căn là gì? Tương phản với tội cănthiện căn. Vô tham, vô sân, vô si là ba thiện căn. Tham - sân - si trừ rồi, vô tham, vô sân, vô si hiện tiền, tất cả hết thảy thiện pháp thế gian đều sanh khởi từ ba thiện căn này. Tham - sân - si không còn, phiền não bèn đoạn, tội bèn diệt. Điều này các đồng học chúng ta phải hằng ngày phản tỉnh, ngày ngày phải kiểm điểm

Thực hiện công khóa sáng tối, khóa sáng tụng kinh nhằm lay tỉnh chính mình. Quý vị nhìn vào nghi thức tụng niệm của chúng ta sẽ hiểu ngay, Tịnh Tông Học Hội thành lập, tôi cho soạn một cuốn nhật tụng, bản khóa tụng này thầy Ngộ Hành phụ trách, tôi bảo thầy ấy soạn. Kinh đọc trong khóa sáng là bốn mươi tám nguyện [trích từ] kinh Vô Lượng Thọ. Nói đến đây, tâm chúng ta vỡ lẽ, bèn hiểu rõ vì sao lại dùng bốn mươi tám nguyện làm kinh văn khóa sáng? Khóa tối chúng tôi dùng phẩm ba mươi hai đến phẩm ba mươi bảy của kinh Vô Lượng Thọ, tôi chỉ chọn hai đoạn kinh văn ấy. Khóa sáng để cảnh tỉnh chính mình, suốt ngày hôm nay tư tưởng, hành trì của chính mình phải tương ứng với bốn mươi tám nguyện. Kinh văn khóa tối là Ngũ Giới, Thập Thiện khiến cho chúng ta phản tỉnh: Phật dạy chúng ta làm như thế nào, chúng ta có làm được hay không? Phật bảo chúng ta đừng làm, chúng ta có trái phạm hay không? Đấy là tu sám hối! 

Phật dạy chúng ta làm gì, chúng ta không làm, ngày mai nhất định phải làm. Phật dạy chúng ta không được trái phạm điều gì, chúng ta phạm phải thì ngày mai nhất định phải răn dè. Đấy chính là công năng của khóa tụng sáng tối, khóa tụng sáng tối nhằm diệt tội sanh thiện. Khóa tụng sáng tối không phải để niệm cho Phật, Bồ Tát nghe. Đối trước Phật, Bồ Tát tụng khóa niệm sáng tối với ý nghĩa nhờ Phật, Bồ Tát trông chừng, đốc thúc, chứng minh cho chúng ta. Ta có y giáo phụng hành hay không? Đó chính là “nương vào Phật từ lực gia trì”, thật sự gia trì, không giả chút nào, trong đây không có mảy may mê tín. Phật, Bồ Tát dùng giáo huấn gia trì chúng ta, chính chúng ta vui vẻ tiếp nhận giáo huấn, sửa lỗi đổi mới, đổi mê thành ngộ, chẳng phải là được gia trì đó ư? Huân tập một thời gian dài, ngày ngày thực hiện, chẳng bỏ không ngày nào. 

Chúng ta phiền não tập khí nặng nề, sức dụ hoặc bên ngoài quá lớn. Một ngày không tu tập, tâm bèn khác; ba ngày không làm, chắc chắn tập khí ác đều hiện hành, tạo tội nghiệp ắt đọa tam đồ. Trong xã hội thời xưa vẫn duy trì mỗi nửa tháng tụng giới, đấy chính là quy củ Phật môn. Hiện tại không được, bây giờ mỗi nửa tháng tụng giới một lần không có tác dụng gì hết. Phải như thế nào? Ngày ngày tụng, chúng tôi đem phẩm ba mươi hai đến phẩm ba mươi bảy của kinh Vô Lượng Thọ đặt làm khóa tối, vì đoạn này là giới luật, ngày ngày phải tụng giới, ngày ngày phải phản tỉnh, mình làm được hay không? Quý vị hiểu rõ ý nghĩa này, mới hiểu giáo huấn của cổ nhân, văn tự của cổ nhân, quý vị thật sự học, sao không được thọ dụng? Kẻ thông minh lanh lợi, trong một đời nhất định chuyển phàm thành thánh chẳng phải là chuyện giả. Bây giờ hết giờ rồi! 
 
 

*

Chư vị đồng học! 

Xin xem từ nửa đoạn sau bài Tịnh Độ Văn của Từ Vân Sám Chủ trong thời thứ ba: 
 
 

Nhược lâm mạng chung, tự tri thời chí, thân vô bệnh khổ, tâm bất tham luyến, ý bất điên đảo, như nhập Thiền Định

(Nếu sắp mạng chung, tự biết lúc mất, thân không bệnh khổ, tâm không tham luyến, ý chẳng điên đảo, như nhập Thiền Định
 
 

Đến đây là một tiểu đoạn. Mỗi một người thọ mạng trong thế gian dài hay ngắn nhất định, phàm phu hoàn toàn bị nghiệp lực làm chủ, cũng có thể nói là nghiệp báo. Nếu thật sự hiểu rõ nghiệp báo, tự nhiên sẽ coi nhẹ sanh tử, chẳng thể tham sống sợ chết; bởi lẽ quả báo của nghiệp nhân này đã hết, nghiệp nhân tiếp đó lại sanh khởi, giống như thực vật đơm hoa kết trái, quả chín nẫu phải rụng. Trong quả lại có nhân: Trong quả có hạt, hạt chính là nhân, nhân rơi xuống đất, đại địa là duyên, lại đâm rễ, lại nẩy mầm, tương lai lại đơm hoa kết quả, đó chính là quả báo lần thứ hai. Nhân quả tuần hoàn vĩnh viễn không ngưng dứt, trong nhân có quả, trong quả có nhân. Chúng ta hiểu được đạo lý như vậy, không hề có mảy may tâm kinh sợ sanh tử, nên làm như thế nào? Nhất định phải gieo thiện nhân trong lần quả báo này. Quả báo lần này như quả đào chẳng hạn, nay là Quả; Quả ấy đã tăng trưởng thành quả đào, nhưng vẫn chưa chín rục. Chín rục thì phải rụng xuống, giống như chính cái cây ấy tự gạt bỏ đi, không cần ai hái. Trong quả đào có hạt, tức là lại có nhân, đấy là nhân đã tạo trong một đời, nhân ấy phải tốt! Nhân tốt thì quả báo lần sau không thể không thù thắng hơn, càng tốt hơn nữa! Nếu Nhân không tốt, Quả cũng không tốt. Do vậy, hễ minh bạch đạo lý này chắc chắn sẽ không làm càn, làm xằng, quyết định ghi nhớ giáo huấn của cổ thánh tiên hiền, kinh nghiệm, trí huệ của họ chúng ta đều hấp thụ, biến thành trí huệ, thành kinh nghiệm của chính mình, sáng tạo tiền đồ tốt đẹp cho mình trong đời sau; như vậy là chánh xác! Đó là lục đạo phàm phu

Nếu là Phật Bồ Tát, A La Hán, là những bậc chánh giác ứng hóa trong thế gian này sẽ chẳng do nghiệp lực mà do nguyện lực. Các Ngài đến trong thế gian chẳng vì chuyện gì khác, không thọ quả, mà đến để giáo hóa chúng sanh, đến để diễn tuồng: Làm gương cho hết thảy chúng sanh, đoạn ác tu thiện, phá mê khai ngộ, lìa khổ được vui, siêu phàm nhập thánh, nêu gương như thế cho đại chúng xem. Vậy trong thế gian các Ngài có thọ mạng hay không? Vẫn có! Thọ mạng dựa vào đâu? Dựa vào duyên! Duyên nói theo như bây giờ nghĩa là Ngài ở nơi nào diễn nói, biểu diễn, thuyết pháp, có người tiếp nhận hay không, có người vui thích nghe, học tập hay không? Nếu có thì là hữu duyên; nếu không có, duyên ấy bèn hết. Duyên tận, Ngài ra đi. Có duyên bèn trụ thế; không duyên bèn tách lìa, ẩn mất, đi qua chỗ khác. 

Chúng ta biết vũ trụ lớn lao, thế giới vô lượng vô biên, Ngài đắc đại tự tại, thế giới nào có duyên bèn vào thế giới ấy; Ngài không có nghiệp. Vì sao nghiệp không có? Vì đâu mà không có? Không có ý niệm tự tư tự lợi thì nghiệp không còn nữa. Đây là nói tổng quát. Ai không có ý niệm tự lợi, không có ý niệm tự tư, bèn không có Nghiệp. Tự tư tự lợi đều không có, quý vị nghĩ xem còn có danh văn, lợi dưỡng nữa hay không? Còn có ngũ dục, lục trần hay không? Còn có tham - sân - si - mạn nữa hay không? Đương nhiên cái gì cũng không có. Tự tư tự lợi giống như rễ cây, danh văn, lợi dưỡng, ngũ dục, lục trần, tham - sân - si - mạn là cành, lá, hoa, quả. Rễ đã không có thì hết thảy đều không có. 

Do vậy, Phật pháp coi trọng Vô Ngã; kinh Kim Cang nói Bồ Tát khác với phàm phu ở chỗ Bồ Tát không có Ngã Tướng. Nói thật ra, bốn tướng đều có cội rễ là Ngã Tướng. Đã không có ta, nào còn có người? Há còn có chúng sanh, thọ mạng nữa ư? Ba tướng sau chẳng phải đều từ Ngã Tướng sanh khởi hay sao? Ngã Tướng là rễ; bởi thế không có Ngã thì thứ gì cũng không có. Nay chúng ta nói đến phiền não, ý niệm tự tư tự lợi không có thì tất cả hết thảy phiền não, nghiệp chướng tập khí đều không có, chúng đều do từ Ngã tướng mà có! Đấy chính là lằn ranh phân định giữa phàm và thánh, tự chúng ta phải hiểu. 

Con người đạt đến vô ngã, há phải đâu không biết ứng xử ! Giữa người và người vì sao không thể cư xử tốt với nhau? Vì quyền lợi bị xung đột. Đấy chính là tự tư tự lợi, có lợi cho mình thì người này tốt, tôi rất thích anh ta. Đối với mình vô ích hoặc quyền lợi bị đụng chạm thì gã đó là địch nhân, là kẻ đối đầu, chẳng phải là như vậy hay sao? Do vậy, đạt đến vô ngã, vô tư thì sẽ thật sự chuyển phiền não thành Bồ Đề, chuyển nghiệp lực thành nguyện lực. Do nguyện lực vào trong thế gian này thì không gì chẳng tự tại! Các Ngài quả thật không có sanh tử, chẳng phải là nhân duyên quả báo, mà là “thừa nguyện tái lai” (nương theo bổn nguyện mà ứng hiện trở lại)! Duyên tụ, duyên tán, có duyên bèn ứng hiện, duyên là Năng Cảm, tự nhiên bèn ứng. Duyên hết, không còn Ứng nữa, ẩn mất đi. Duyên do là như vậy. 

Bởi thế, “nếu sắp mạng chung, tự biết thời giờ đã đến”, đây là tu hànhcông phu, tự mình biết nghiệp báo đã tận. Đây là phàm phu, phàm phu biết nghiệp báo đã tận, nghiệp báo một đời này đã tận, nghiệp báo đời sau đã chín muồi, tự mình biết, đa số sanh lên trời. Sanh lên trời tự mình biết: Đây là trong một đời này gieo nhân lành, làm chuyện tốt, đời sau sanh lên trời. Nếu thừa nguyện tái lai đương nhiên càng không có vấn đề, cảnh giới càng cao hơn. Nơi này hóa duyên đã hết, đến ứng hóa trong thế giới khác. Nói thật ra, phạm vi ứng hóa là trọn pháp giới, hư không giới, thân ứng hóa vô lượng vô biên, không ở nơi đây thì hiện nơi kia. Kỳ thật chẳng phải nơi đây thật sự không có, hiện ở nơi kia, không phải vậy! “Sanh ra ở chỗ nào, diệt tận ngay chỗ đó”. Đấy mới là chánh lý, đấy mới là chân tướng sự thật. Không như lục đạo phàm phu, phàm phu quả thật lìa khỏi đường này bèn đầu thai vào đường khác. Quý vị không được đại tự tại như thế này: “Sanh ra ở chỗ nào, diệt tận ngay chỗ đó”. Quý vị không được tự tại như thế. Bậc đại triệt đại ngộ tự tại như thế ấy. Vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới thì hầu như ai cũng có năng lực này; dù ai nấynăng lực này, nhưng lúc lâm chung không thể hiện tướng lành là vì đâu? Họ vẫn còn nghiệp chướng khá nặng gây chướng ngại, lúc trợ niệm chúng ta thường thấy chuyện này. Lúc người ấy ra đi, có rất nhiều người trợ niệm, thấy người ấy môi mép cũng động, tợ hồ cùng chúng ta niệm Phật. Không sai! Có lúc niệm Phật cùng đại chúng, nhưng có lúc người ấy trông thấy Phật đến tiếp dẫn, miệng họ mấp máy là muốn bảo đại chúng: “Phật đến tiếp dẫn, tôi muốn theo Phật ra đi”. Kẻ ấy không nói ra tiếng, không có hơi sức, nói không nổi. Quý vị chú tâm quan sát nơi sự biểu lộ tình cảm thì rõ ràng là người ấy an tường, người ấy rất hoan hỷ; ta thấy thái độ người ấy ra đi rất an tường, rất hoan hỷ, Phật đến tiếp dẫn mà! 

Nhưng cũng có lúc, họ đi rồi, biểu lộ thần thái không tốt, mọi người trợ niệm, niệm hai, ba tiếng sau, biến thành rất đẹp đẽ, có hai khả năng: 

a) Một là người ấy đã vãng sanh

b) Hai là người ấy đã tiêu nghiệp chướng, tuy không thể vãng sanh, nhưng sanh trong đường lành là chuyện chắc chắn

Bởi thế, công đức trợ niệm chẳng thể nghĩ bàn. Ngày nay khoa học đã chứng minh hiệu quả của việc trợ niệm: Đây không phải là chuyện giả, là chuyện công đức lợi ích chân thật. Gặp được cơ duyên này đừng bỏ lỡ. Chúng ta thường trợ niệm giúp người khác, lúc mình lâm chung ắt có người trợ niệm. Đây đều thuộc về quả báo: Quý vị gieo nhân tốt, sau này nhất địnhquả báo tốt. Trong một đời này, chúng ta hiểu rõ điều này, dùng thiện tâm đối xử hết thảy mọi người, sẽ được báo đáp là tất cả hết thảy mọi người đều dùng thiện ý đối với mình. Ta dùng thiện ý đối với người ta mà người ta vẫn dùng ác ý đối với mình, nghĩa là thiện ý của mình chưa đủ, đừng trách móc người khác, phải trách chính mình: Mình thành tâm, thiện ý chưa đủ, mình phải gắng hơn, vĩnh viễn chẳng có lầm lỗi nơi cảnh giới bên ngoài. 

Hãy nhớ kỹ Ngẫu Ích đại sư giáo huấn: “Cảnh duyên không xấu - tốt, xấu - tốt tại nơi tâm”, do chính tâm mình. Tâm mình tốt thì cảnh giới hết thảy người, sự vật đều tốt, tâm mình không đủ tốt thì cảnh giới bên ngoài chẳng tốt. Nếu quý vị oán trời trách người là lầm lẫn quá đỗi, hoàn toàn mê không giác. Người học Phật chúng ta, đừng nói chi mình là phàm phu, hãy xem tổ sư đại đức, Thanh Văn, Bồ Tát: Mỗi ngày đều nghiêm túc phản tỉnh, sửa lỗi đổi mới. Đẳng Giác Bồ Tát còn phải ngày ngày sửa lỗi, huống gì những ai thấp hơn Đẳng Giác. Phải trống lòng, phải khiêm hư, phải cung kính, phải biết tôn trọng người khác, chúng ta mới có thể viên mãn đức hạnh của chính mình. Trong xã hội, bất luận pháp thế gian hay pháp xuất thế gian, chuyện tốt nhường cho người khác, chuyện khổ sở chính mình vui lòng gánh vác, làm như vậy thì tiêu nghiệp chướng, tăng phước huệ không còn gì nhanh hơn được nữa! 
 
 

Thân vô bệnh khổ, tâm bất tham luyến, ý bất điên đảo, như nhập Thiền Định.

(Thân không bệnh khổ, tâm không tham luyến, ý chẳng điên đảo, như nhập Thiền Định
 
 

Cảnh giới này tôi nghĩ không ít đồng học đã tự thấy được, cũng có thể là thấy không ít lần. Quý vị từ nơi ấy có giác ngộ hay không? Người ta làm được thì mình cũng làm được! Hy vọng mình còn làm hay hơn người ta nữa kia! Lúc mạng sắp hết, quả thật không có bệnh khổ, nhưng ít người lắm. Đại đa số người niệm Phật vãng sanh lúc lâm chung vẫn đổ bệnh, dẫu mắc bệnh, nhưng bệnh khổ của họ rất nhẹ nhàng, không nghiêm trọng. Nghiệp chướng hoàn toàn tiêu sạch lúc lâm chung. Như vậy, vì sao không tiêu nghiệp chướng lúc bình thời? Lúc bình thời nhẫn nhục chính là tiêu nghiệp chướng, cớ sao không thể nhẫn! Hết thảy những chuyện do người, sự vật dồn đến cho mình như: hiểu lầm, hủy báng, tinh thần, vật chất mọi mặt đều vất vả; đó đều là tiêu nghiệp chướng! Mình vui vẻ hoan hỷ hứng chịu, không mang tâm nóng giận, không có ý niệm áo não, càng chẳng báo thù. Trong sanh hoạt thường nhật phải huấn luyện như thế, lúc lâm chung sẽ không có bệnh khổ, tự nhiên biết trước lúc mất, lúc nào ra đi bèn biết rõ ràng, minh bạch

Trong thế gian này, khởi tâm động niệm, làm việc gì đều nhằm lợi ích chúng sanh, ta niệm một câu Phật hiệu, đem công đức lợi ích của Phật hiệu ấy hồi hướng cho hết thảy chúng sanh, ta vì hết thảy chúng sanh mà niệm. Đặc biệt là nghĩ đến chính mình hiện tại, oán thân trái chủ bao kiếp chất chồng, mình niệm niệm vì họ. Chúng tôi mỗi ngày ở nơi đây đem Phật pháp giới thiệu cho đại chúng; trước lúc vào giảng, chúng tôi cung cung kính kính quán tưởng hết thảy thần linh khắp pháp giới, hư không giới, hết thảy thành hoàng, thổ địa, tôn thần nơi này phương khác. Trong bài kệ hồi hướng có câu: “Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ân nặng, dưới cứu vớt tam đồ”. Tất cả hết thảy chúng sanh thảy đều gộp trong đây. Vì họ mà chúng ta làm chuyện này, chẳng nhằm lợi ích chính mình, vì sao? Tự mình và pháp giới chúng sanhmột thể, niệm niệm đều vì pháp giới chúng sanh, không nghĩ đến chính mình, điều này rất khẩn yếu, vì sao? Nghĩ đến chính mình thì tự tư tự lợi không đoạn, Ngã Chấp không phá. Nếu khởi tâm động niệm chỉ có hết thảy chúng sanh thì Ngã Chấp chẳng phá mà tự nhiên không còn, đấy chính là pháp phương tiện của Đại Thừa

Ngã Chấp phá rồi, mọi người biết luân hồi không còn nữa, đời sau sanh về đâu? Tuyệt đối chẳng đọa trong lục đạo luân hồi nữa. Quý vị thấy Tiểu Thừa phải đoạn tám mươi tám phẩm Kiến Hoặc, tám mươi mốt phẩm Tư Hoặc mới có thể vượt thoát lục đạo luân hồi. Đại Thừa cao minh hơn Tiểu Thừa, thuận tiện hơn Tiểu Thừa, Tiểu Thừa dùng phương pháp cực nhọc vất vả như vậy, phải trải qua một thời gian rất dài lâu. Bảy lần sanh vào cõi trờinhân gian mới thoát được lục đạo. Đại Thừa biết chỉ cần phá được Ngã Chấp là đủ, phá Ngã Chấp bằng cách nào? Từ tư tưởng, từ khởi tâm động niệm, cho đến hết thảy hành vi trong cuộc sống thường nhật, chẳng vì mình mà vì chúng sanh, khẳng định chúng sanh chính là mình, tự mình là chúng sanh. Mình và người là một chứ không hai, so với Tiểu Thừa phải nhanh hơn! Thù thắng hơn nhiều, ai vì chính mình là ngu si! 

Trong Đại Thừa giáo pháp, Phật giảng rất nhiều, chúng ta phải hiểu, phải giác ngộ, quyết định chẳng còn vì chính mình nữa. Trong cuộc sống thường nhật, mình phải thường nhớ đến Thích Ca Mâu Ni Phật; lúc tại thế, Thích Ca Mâu Ni Phật sống như thế nào? Ba y một bát, đêm ngủ dưới gốc cây, ngày ăn một bữa. Không có gì cả! Ngài trí huệ siêu phàm, lời Ngài nói ra chính là Đại Tạng kinh. Đại Tạng Kinh không do Ngài trước tác, mà do Ngài tùy cơ giảng giải cho mọi người, ghi chép lại thành Đại Tạng Kinh. Nay chúng tôi đem ra dạy dỗ vẫn phải chuẩn bị một đống tài liệu, Thích Ca Mâu Ni Phật không có gì cả, Ngài giảng tự tại như thế đó, đại tự tại! Đây chính là điều chúng ta phải học. Trí huệ của Phật do đâu mà có? Ngài dạy chúng ta “tự tánh vốn sẵn đủ”, Thế Tôn nói “ta có, ngươi cũng có”. Quý vị có, cớ sao chẳng hiện tiền? Vì quý vị có nghiệp chướng. Cội rễ của nghiệp chướngNgã Chấp, là tự tư tự lợi, quý vị chẳng thể vứt bỏ những thứ ấy, nếu bỏ được thì phàm phu bèn thành Phật. Trên lý luận, phàm phu thành Phật chỉ trong một niệm, một niệm quả nhiên giác ngộ, triệt để giác ngộ, phàm phu bèn thành Phật. Thể hiện của sự triệt ngộ là như thế nào? Triệt ngộVô Ngã, chẳng những Vô Ngã, mà còn Vô Pháp

 Vô Ngã bèn giải thoát phiền não, cũng có thể nói là đức hạnh sẵn có nơi tự tánh hiện tiền; không có Pháp thì trí huệ Bát Nhã sẵn có nơi tự tánh bèn hiện tiền. Vô Pháp thì phá được Pháp Chấp, Vô Ngã là phá Ngã Chấp, kinh Đại Thừa giảng rất nhiều về điều này. Sở dĩ chúng sanh trở thành chúng sanh, chẳng thể thành Phật là vì hai chấp: Ngã ChấpPháp Chấp. Chúng còn được gọi là Nhị Chướng: Phiền Não ChướngSở Tri Chướng. Phiền Não ChướngNgã Chấp, Sở Tri ChướngPháp Chấp. Do vậy, Ngã Chấp phá rồi, đức hạnh tròn đủ; Pháp Chấp phá rồi, trí huệ viên mãn. Người chân chánh dụng công phải dụng công nơi đây. Công phu thành tựu sẽ giống như Từ Vân Sám Chủ đã nói ở đây: Đấy chính là hiện thân thuyết pháp, chứng tỏ công phu thành tựu. Mạng chung tự mình biết, người công phu giỏi biết trước một hai năm. 

 Từ Đàn Kinh chúng ta thấy Lục Tổ Huệ Năng đại sư biết trước lúc mất, bao lâu? Hơn cả năm trước. Hơn một năm trước đó Ngài đã biết rõ, phái người chuẩn bị hậu sự cho mình, bảo người ấy đến gặp Ngài chuẩn bị hậu sự. Trước kia, lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam ở Đài Trung biết trước lúc mất hai năm. Có một lần giảng kinh, cụ bảo đại chúng: “Tôi chỉ giảng kinh hai năm nữa!” Trong số thính chúng có người nghe không hiểu cụ nói vậy nghĩa là sao, đến Đài Bắc hỏi tôi. Tôi nói: 

- Thầy quả thật nói chỉ giảng kinh hai năm nữa thôi ư? 

Người ấy nói: 

- Đúng vậy! 

Tôi nói: 

- Vậy thì hai năm nữa thầy sẽ vãng sanh

Người ấy hỏi: 

- Sao pháp sư biết thầy sẽ vãng sanh? 

 - Lão nhân gia đến thế gian này chẳng làm chuyện gì khác, chỉ là để giảng kinh. Nếu Ngài không giảng kinh, Ngài không có chuyện gì khác để làm; đương nhiên phải ra đi. 

 Quả nhiên hai năm sau, tâm địa thanh tịnh, nghiệp chướng tiêu trừ, sớm biết rõ như thế đó. Thông thường tôi thấy người niệm Phật đại khái biết từ ba tháng trước, hai tháng trước, một tháng trước, là chuyện thường thấy. Họ bảo tôi lúc nào đó họ sẽ ra đi, đại khái thời gian chừng một hai tháng, ba tháng là cùng. Lão lâm trưởng Cư Sĩ Lâm Tân Gia Ba là cụ Trần Quang Biệt biết trước ba tháng, xác định rõ ngày giờ nào, không sai tí nào. Tuy nhiên cụ có bệnh, không bị bệnh khổ, đầu óc sáng suốtthể lực suy, đó là gì? Đó là tàn dư nghiệp chướng tiêu hết rồi. Nếu bình thường chịu dụng công, nghiệp chướng bình thời đều tiêu sạch, lúc lâm chung không có nghiệp chướng, lúc lâm chung chẳng sanh bệnh, nói đi là đi, đều là do trong cuộc sống hằng ngày, người ấy dùng tâm hạnh xử sự đãi người tiếp vật như thế nào, từ chỗ này chúng ta phải thật sự phản tỉnh, ý thức, bởi lẽ xử sự đãi người tiếp vật trong cuộc sống hằng ngày đều gọi là “chân tu hành”.

 Do vậy, chúng tôi thường nghe nói, Đàm Hư lão pháp sư lão nhân gia kể lại, Đế Nhàn lão hòa thượng có một người đồ đệ thợ nề, vị ấy lúc mất là đứng mà mất, đợi thầy mình đến thay mình lo liệu hậu sự, suốt ba ngày, ba ngày ba đêm ông ta đứng sững nơi đó, không giả đâu, thật đấy! Chuyện thật đấy! Mẹ ông Lương Quân Hương ở Đài Nam niệm Phật ba năm, cũng đứng mà mất, không sanh bệnh. Khoảng hai mươi năm trước, tối đa là hai mươi mốt, hai mươi hai năm, vào đầu thập niên 80, vào năm 1983 tôi giảng kinh tại Cựu Kim Sơn (San Francisco), bà cụ Cam kể cho tôi biết thân thích của bà (cũng là một bà cụ) vãng sanh một hai năm trước đó, ngồi mà vãng sanh, bệnh tật gì cũng không có. Viết sẵn di chúc, đồ tang cho con, dâu, cháu đều may sẵn, đặt bên cạnh giường của cụ. Quý vị thấy một bà cụ không nói một câu nào, ngày ngày làm việc nhà, săn sóc người nhà, con trai, con dâu đi làm, cháu đi học, bà ở nhà một mình trông nhà, đại kháiniệm Phật công phu không gián đoạn, thật sự thành công! 

 Những người như vậy vì người khác thị hiện, đúng là đã chân chánh làm được chuyện thọ trì đọc tụng, vì người khác diễn nói. Dù không nói, nhưng bà cụ biểu diễn chính là nói, làm cho chúng ta thấy. Quý vị thấy niệm Phật vãng sanhchăm nom việc nhà chẳng trở ngại nhau chút nào. Nếu bà cụ không biết trước lúc mất, làm sao đều may đủ đồ tang cho con trai, con dâu và cháu? Có thể nói là cụ đã lo một nửa chuyện hậu sự. Do vì ở ngoại quốc không tiện tay làm sẵn như thế, lúc lâm chung tìm đâu ra? Cụ biết trước bèn chuẩn bị sẵn, không hé môi câu nào, đột nhiên người trong nhà nhận ra bà cụ đã mất, ngồi tịnh tọa trên giường, không mắc bệnh khổ! Biết trước lúc mất, chẳng bị bệnh khổ! 

 “Tâm không tham luyến, ý không điên đảo”: Hai câu này hết sức trọng yếu, nghĩa là gì vậy? Thật sự buông xuống. Thật sự buông xuống trong lúc bình thời, ngay bây giờ phải buông xuống, còn đợi lúc nào nữa! Vì sao lâm chung bị sanh bệnh? Do nay không hoàn toàn buông xuống. Nếu hoàn toàn buông xuống, sao sanh bệnh cho được? Không tham luyến, trong tâm tuyệt đối chẳng tham luyến hết thảy pháp thế gian hay xuất thế gian, không nóng giận, rõ ràng minh bạch, không ngu si. “Ý không điên đảo” chính là không ngu si, hai câu “tham - sân - si” quả thật không có. Đối với hết thảy pháp, hết thảy người, hết thảy sự không có chút tham - sân - si tham luyến nào, trong Phật pháp thường nói là thấy thấu suốt, buông xuống. “Ý không điên đảo” là thấy thấu suốt, “tâm không tham luyến” là buông xuống, triệt để buông xuống, phải buông xuống ngay trong hiện tại. Sáu căn của chúng ta tiếp xúc cảnh giới sáu trần bên ngoài (tức là hết thảy người, sự, vật), ý niệm vừa động đã sai. Ý niệm vừa động là gì? Quý vị không buông xuống, không thấy thấu suốt. Lúc đó phải làm sao? Ngay lập tức khởi lên một câu “nam mô A Di Đà Phật” để khuất phục ý niệm ấy, khuất phục được thì tự nhiên không khởi, vậy là tốt. Cùng mọi người tiếp xúc, đúng là “qua rừng trăm hoa nở, mẩu lá chẳng dính thân”. Thật sự thấy thấu suốt, thật sự buông xuống. Đối xử mọi người hết thảy tùy duyên, nhưng trong ấy vẫn có nguyên nhân: Toàn là vì lợi ích chúng sanh, toàn là vì chánh pháp tồn tại lâu dài. Nếu không vì lợi ích chúng sanh, không vì chánh pháp tồn tại lâu dài, quyết chẳng tham dự bất cứ hoạt động nào. Vậy nghĩa là sao? Chẳng gây tạo danh văn lợi dưỡng, cũng chẳng tham cầu ngũ dục, lục trần; trong xã hội có rất nhiều hoạt động như thế nếu quý vị tham dự thì có nghĩa lý gì chăng? Không nghĩa lý gì hết. Dẫu là luyện tâm bằng cách trải qua mọi việc, nhưng phải thật sự nhờ những việc ấy để tu hành, rèn luyện bản thân. Rèn luyện điều gì? Luyện tâm không tham luyến, ý không điên đảo, luyện những điều này, ra công rèn luyện. Ra công rèn luyện cũng là vì lợi ích chúng sanh

“Như nhập Thiền Định”: Đây là thành tích. Trong kinh Kim Cang, đức Thế Tôn dạy tôn giả Tu Bồ Đề trong cuộc sống thường ngày “chẳng chấp lấy tướng, như như bất động”, đó chính là Thiền Định. Một người lúc sắp mạng chung cũng là “như nhập Thiền Định”, biểu diễn cho mọi người thấy, giống như lúc bình thường tịnh tọa nhập định, nhưng lúc bình thường tịnh tọa xong bèn xuất định, đến lúc nào đó sẽ ra định. Còn người này nhập định rồi không xuất định, đi luôn. Người học Phật đạt được công phu như thế mới tính là thật sự thành công. Thành tựu ấy có lớn, có nhỏ, nghĩa là sao? Ra đi được thành tựu như vậy thì chỉ cần sanh lên trời Đao Lợi của Dục Giới là đã có năng lực như thế, đã đều hiện tướng như thế, những ai sanh lên trời Đao Lợi đều hiện tướng lành như thế. Người niệm Phật càng hy hữu hơn, lúc người niệm Phật ra đi, nếu có tướng lành hiện tiền, khẳng định sẽ giống như trong những câu sau đây: 
 
 

Phật cập thánh chúng, thủ chấp kim đài, lai nghênh tiếp ngã, ư nhất niệm khoảnh, sanh Cực Lạc quốc. 

(Phật và thánh chúng tay cầm đài vàng, đến tiếp đón con, trong khoảng một niệm, sanh cõi Cực Lạc
 
 

A Di Đà Phật, Quán Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, nếu quý vị đồng thời thấy vô lượng chư Phật thì là Thượng Thượng Phẩm vãng sanh. Nếu chỉ thấy A Di Đà Phật, Quán Âm, Thế Chí theo Phật hiện đến, có rất nhiều Bồ Tát, A La Hán, cảnh giới ấy là vãng sanh bậc Thượng: Thượng bối trung phẩm, thượng bối hạ phẩm. Quý vị chú tâm quan sát những ai theo A Di Đà Phật đến tiếp dẫn mình, trong ấy nhất định có người mình quen biết. Đương nhiên quý vị không bỡ ngỡ, họ là những vị thiện tri thức quý vị đã từng thân cận trong một đời này, họ vãng sanh trước, thật sự vãng sanh. Lúc quý vị vãng sanh họ nhất định đến, cùng theo Phật đến tiếp dẫn quý vị, quen biết mà! 

Như lúc Viễn công đại sư (tổ Huệ Viễn) vãng sanh thấy A Di Đà Phật, Quán Âm, Thế Chí đến tiếp dẫn, Ngài thấy ông Lưu Di Dân, trông thấy mấy vị thuộc liên xã đã vãng sanh trước, cùng theo Phật đến tiếp dẫn Ngài. Ông Lưu Di Dân cười bảo Ngài: “Đại sư! Chúng tôi đều theo Ngài học Phật, chúng tôi về thế giới Cực Lạc trước, bây giờ Ngài mới về, sao chậm thế!” Do vậy, tôi thường nói về đến Cực Lạc thế giới mới có bè bạn thật sự, mới có tri giao thật sự, về Cực Lạc thế giới không tịch mịch. Trong thế gian này, cổ nhân thường cảm thán: “Tương tri mãn thiên hạ, tri tâm hữu kỷ nhân?” (Quen biết đầy thiên hạ, mấy người hiểu được ta?) Một người tìm cũng không ra! Thế nhưng khắp Cực Lạc thế giới đều là tri giao, vì sao? Ai cũng tâm địa thuần thiện thuần tịnh, đều không tư tâm, đều không chấp Ngã, đều không chấp Pháp, thế giới ấy có phải là tốt đẹp lắm hay không? Quý vị thật sự hiểu rõ, minh bạch thì phải gấp lên, đừng lưu luyến thế giới này nữa, chẳng lưu luyến mảy may nào, vì sao không gấp ra đi? 

“Phật và thánh chúng tay cầm đài vàng”: Ở đây chúng ta chẳng cần phải phân biệt đài vàng hay đài bạc chi hết, không cần thiết. Thời cổ Hoài Ngọc thiền sư thấy Phật cầm đài bạc đến, Ngài nhíu mày: “Tôi suốt đời cầu được đài vàng vãng sanh!” Phật cầm đài bạc đến, Ngài không muốn đi, Phật biến mất. Ngài lại thật sự nỗ lực niệm suốt bảy ngày bảy đêm, Phật hiện đến, lần này quả nhiên thấy là đài vàng, Ngài rất hoan hỷ, theo Phật vãng sanh. Chúng tôi nghĩ những người như vậy đều là vì chúng ta thị hiện, nhưng chúng ta bất tất phải chấp nhặt như thế, đài bạc cũng không sao! Cớ gì cứ nhất định phải đài vàng? Cần gì phải chấp như thế? 

“Đến nghênh đón con, trong khoảng một niệm, sanh cõi Cực Lạc”: Câu này bao hàm ý nghĩa rất sâu. “Trong khoảng một niệm” là thời gian rất ngắn, đúng là một cái khảy ngón tay, Cực Lạc thế giới cách chỗ chúng ta bao xa? Mười vạn ức cõi Phật. Điều này cho thấy không có xa - gần. Nói cách khác, quý vị thấy Phật, lúc Phật đến tiếp dẫn trước hết Phật phóng quang chiếu quý vị. Phật quang chiếu đến là Phật lực gia trì, công phu của mình nhất định được nâng cao hơn một bậc: Công phu niệm Phật của chúng tacông phu thành phiến, nâng cao hơn một bậc là Sự nhất tâm bất loạn. Nếu chúng ta niệm đến Sự nhất tâm bất loạn thì nâng cao hơn một bậc là Lý nhất tâm bất loạn. Vì thế, La Thập đại sư dịch là “nhất tâm bất loạn, tâm không điên đảo” không sai chút nào! Nhưng nguyên bản Phạn Văn ghi là “nhất tâm hệ niệm”, nhất tâm hệ niệm là chưa được Phật lực gia trì. Lúc lâm chung, Phật quang chiếu gội là nhất định gia trì, do sự gia trì ấy công phu của quý vị nâng cao hơn một bậc, nâng cao hơn một bậc là nhất tâm bất loạn. La Thập đại sư đối với cảnh giới này hiểu rất rõ ràng, thấu suốt, Ngài cũng vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới. A! Bây giờ đã hết giờ rồi. 
 
 

*

Chư vị đồng học! 

Xin xem tiếp câu cuối cùng của bài Tịnh Độ Văn: 
 
 

Hoa khai kiến Phật, tức văn Phật thừa, đốn khai Phật huệ, quảng độ chúng sanh, mãn Bồ Đề nguyện. 

(Hoa nở thấy Phật, liền nghe Phật thừa, mau khai Phật huệ, rộng độ chúng sanh, mãn nguyện Bồ Đề
 
 

Chúng ta hãy xem mấy câu tổng kết này. Nếu công phu không lầm thì Thượng Thượng Phẩm vãng sanh Thật Báo Trang Nghiêm độ, không phải ai cũng làm được điều này. Chắc chắn đại đa số vãng sanh Phàm Thánh Đồng Cư độ. Ở đây là Lý nhất tâm bất loạn, vì sao? “Sanh cõi Cực Lạc, hoa nở thấy Phật” chính là Lý nhất tâm bất loạn, cảnh giới này hoàn toàn tương đồng cảnh giới minh tâm kiến tánh, đại triệt đại ngộ của Tông môn. Đương nhiên cũng là thiểu số, bởi Kiến Tư phiền não đã đoạn sạch, Trần Sa phiền não cũng đã đoạn hết, Vô Minh cũng phá được mấy phẩm, đấy là “trong khoảng một niệm, sanh cõi Cực Lạc, hoa nở thấy Phật”. 

“Liền nghe Phật thừa”: Chúng ta thường gọi “Phật thừa” là pháp Nhất Thừa. Trong Đại Thừa, pháp Nhất Thừapháp chân thật nhất. Trong hội Pháp Hoa, đức Phật nói: “Chỉ có pháp Nhất Thừa; không hai cũng không ba, trừ khi đức Phật nói phương tiện”. Do đây biết rằng chư Phật Như Lai, Pháp Thân Bồ Tát thị hiện trong chín pháp giới, thật sự dạy người quả thật chỉ có pháp Nhất Thừa. Chỉ có pháp Nhất Thừa mới là thật sự bình đẳng, mới thật sự là từ bi. Tam Thừa là gì? Tam ThừaĐại Thừa, Đại ThừaBồ Tát Thừa [hợp với] Duyên Giác Thừa, Thanh Văn Thừa thành Tam Thừa. Bồ Tát ThừaĐại Thừa, Duyên Giác ThừaTrung Thừa, Thanh Văn ThừaTiểu Thừa; đó là Tam Thừa. Nếu nói Nhị Thừa thì là Đại ThừaTiểu Thừa; Đại ThừaBồ Tát, Tiểu ThừaThanh Văn, Duyên Giác gộp chung lại gọi là Tiểu Thừa. Trong hội Pháp Hoa, đức Thế Tôn “khai quyền hiển thật” (mở ra quyền giáo, chỉ bày thật giáo), chỉ rõ pháp nào là pháp quyền xảo phương tiện. Nói hai thừa hay nói ba thừa chính là đức Phật nói một cách phương tiện, chứ không nói chân thật. Nói chân thật thì chỉ có pháp Nhất Thừa. Kinh Pháp HoaNhất Thừa, kinh Hoa NghiêmNhất Thừa, kinh Phạm VõngNhất Thừa. Do vậy, ở đây chúng ta thấy: “Hoa nở thấy Phật, liền nghe Phật thừa”, Phật thừa chỉ cho điều gì? Theo ý chúng tôi, nhất địnhĐại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm kinh! Pháp Nhất Thừa rốt ráo viên mãn; do vậy, đương cơ kinh Hoa Nghiêm là ai? Bốn mươi mốt vị Pháp Thân đại sĩ. Pháp Thân đại sĩ trụ ở nơi đâu? Trụ trong Thật Báo Trang Nghiêm độ. Chúng ta phải biết Tây Phương Cực Lạc thế giới có bốn cõi, Phàm Thánh Đồng Cư độ [của Cực Lạc] tương đương với Phàm Thánh Đồng Cư độ trong thế giới này của chúng ta. Địa cầu của chúng ta chính là Phàm Thánh Đồng Cư độ, chúng ta biết A La Hán tu hành tại nơi đây. Thế nhưng do khác chiều không gian, chúng ta không thấy được A La Hán. A La Hán cũng chẳng khinh dị để cho chúng ta thấy. 

 Quý vị đã từng đọc Tam Muội Thủy Sám thấy Ngộ Đạt Quốc Sư nghiệp chướng hiện tiền, đau đớn vì mụt ghẻ mặt người, gần như muốn chết. Lúc ấy chợt nhớ khi trước có một vị hòa thượng, vị hòa thượng ấy sanh bệnh khắp mình lở loét, hôi thối không thể diễn tả nổi. Sư không ngại, Sư phát tâm từ bi săn sóc vị hòa thượng ấy. Sau này, vị hòa thượng đó bảo Sư: “Trong tương lai khi ông có đại nạn, hãy đến tìm tôi”. Ngài cho biết mình ở tại ngọn núi đó thuộc Tứ Xuyên, trên núi ấy có hai cây tùng, “Cứ đến đó tìm tôi, tôi sẽ giúp đỡ ông!” Sau này, khi Sư bị bệnh ghẻ mặt người, nhớ lại lời ấy, bèn đi tìm, kết quả mới biết vị hòa thượng ấy chính là A La Hán thị hiện. Sư đến chỗ ấy tìm Ngài, quả nhiên thấy đạo tràng A La Hán, bảy báu trang nghiêm! Nguyên lai vị hòa thượng ấy là tôn giả Ca Nặc Ca, điều giải, hóa trừ oan kết cho Sư. Oán gia trái chủ bỏ đi, dùng nước tam-muội rửa vết thương mới khôi phục. Sau đấy, rời đi, ngoảnh đầu nhìn lại không còn gì nữa, chỉ còn một giải núi hoang, cái gì cũng không có, mới biết trong nhân gianđạo tràng của A La Hán, không có duyên phận thù thắng đặc biệt sẽ không thấy được! 

 Vị tổ sư đời thứ tư của Tịnh Độ Tông chúng taPháp Chiếu, Ngài cũng là thiền sư, có duyên Tịnh Độ rất sâu. Có một ngày vào lúc quá đường (tức là ăn cơm), trong tự viện quá đường dùng bát, hôm ấy ăn bữa sáng. Bữa sáng ăn cháo, Ngài nhìn vào đáy bát chợt thấy cảnh Ngũ Đài Sơn hiện ra nơi đáy bát. Chùa Đại Thánh Trúc Lâm Tự của Văn Thù Bồ Tát hiện ra trong bát, thấy thật rõ ràng, Ngài không biết đấy là đâu, hỏi người khác. Người khác nhìn vào, có người đã từng đến Ngũ Đài Sơn, vừa nhìn là biết cảnh Ngũ Đài Sơn. Do vậy, Tổ phát tâm triều bái Ngũ Đài. Lúc triều bái Ngũ Đài, đến được Ngũ Đài Sơn, quả nhiên thấy con đường này giống hệt như cảnh đã hiện trong bát, bèn lần theo con đường ấy đi tìm, quả nhiên tìm được Đại Thánh Trúc Lâm Tự. Văn Thù, Phổ Hiền hai vị Bồ Tát đều ngự trong đó, Văn Thù Bồ Tát giảng kinh, Ngài ngồi nơi đó nghe hết buổi giảng. Sau đấy hướng về Văn Thù Bồ Tát thỉnh giáo: “Thế gian này đã bước vào thời Mạt Pháp, căn tánh con người ngày càng kém cỏi, phiền não tập khí ngày càng sâu hơn người đời trước, phải tu pháp gì mới hòng thành tựu?” Văn Thù Bồ Tát bảo Tổ: “Phải tu pháp môn Niệm Phật”. 

Cách niệm như thế nào? Văn Thù Bồ Tát niệm mấy câu cho Tổ nghe, Tổ bèn học lấy. Sau này ra khỏi Trúc Lâm Tự, ven theo đường đi vẫn đánh dấu, sợ lạc đường, để lần sau trở lại! Vừa đánh dấu, quay đầu nhìn lại đã thành một giải núi hoang, chùa miếu không còn nữa, thật đúng như một giấc mộng. Do vậy mới hiểu đấy là cảnh giới của thánh nhân. Trở về, Tổ bèn đề xướng pháp môn Niệm Phật, Ngũ Hội Niệm Phật do chính Pháp Chiếu thiền sư đề xướng. Thanh điệu Ngũ Hội Niệm Phật do chính Văn Thù Bồ Tát truyền cho Tổ. Hiện tại cũng có Ngũ Hội Niệm Phật nhưng tôi nghe qua, không giống! Vì sao? Ngũ Hội Niệm Phật hiện thời, chúng ta nghe xong tâm không định; còn phương pháp Niệm Phật do Văn Thù Bồ Tát truyền không thể nào khiến cho quý vị nghe xong tâm không thanh tịnh, không thể nào! Nhất định phải rất nhiếp tâm. Như vậy, phương pháp Ngũ Hội Niệm Phật ấy đúng là đã thất truyền. Khúc nhạc Ngũ Hội Niệm Phật hiện thời là do vào năm đầu Dân Quốc có một vị pháp sư soạn ra nhạc phổ, giống như xướng ca, nghe rất êm ái. Tôi nghe xong, tôi nói tốt lắm, đây là một phương pháp tốt để tiếp dẫn những người trẻ tuổi hiện thời, thế nhưng chân chánh niệm Phật nhiếp tâm, muốn niệm đến công phu thành phiến, nhất tâm bất loạn thì phương pháp ấy có vấn đề

Như vậy, Bồ Tát, A La Hán ở cùng một chỗ với chúng ta là thật, không giả. Sử sách, bút ký, tiểu thuyết của cổ nhân đã ghi chép rất nhiều, còn như chuyện chư Phật, Bồ Tát ứng hóa trong thế gian này còn nhiều hơn nữa! Chúng taphàm phu nhục nhãn không thấy được, đây là Phàm Thánh Đồng Cư độ. Phương Tiện Hữu Dư độ giống như tứ thánh pháp giới, Phàm Thánh Đồng Cư độ giống như lục đạo của chúng ta. Trong lục đạo, kinh điển nói Phàm Thánh Đồng Cư độ có ba chỗ: Chỗ chúng ta đây là nhân gian Phàm Thánh Đồng Cư độ. Trong Dục Giới thiêntrời Đâu Suất, nội viện của Bồ Tát Di Lặc ở trên trời Đâu Suất, Đâu Suất thiênPhàm Thánh Đồng Cư độ trong Dục Giới. Trời Tứ Thiền trong Sắc GiớiNgũ Bất Hoàn Thiên là nơi tu hành của người cõi trời Tịnh Cư. Người cõi trời Tịnh Cư đều chứng từ Tam Quả trở lên; do vậy cũng là một cõi Phàm Thánh Đồng Cư độ. Những cõi này tương đương với Phàm Thánh Đồng Cư độ của Tây Phương Cực Lạc thế giới, nhưng không thù thắng. Ở chỗ chúng ta tuy phàm thánh đồng cư, nhưng cảnh giới phàm - thánh khác nhau, phàm phu không thấy được thánh nhân, thánh nhân cũng chẳng thấy phàm phu. Phàm Thánh Đồng Cư độ của Tây Phương Cực Lạc thế giới, phàm - thánh ngày ngày gặp nhau, sống cùng một chỗ, chẳng thể nghĩ bàn! 

Do vậy, đến Tây Phương Cực Lạc thế giới, ở Phàm Thánh Đồng Cư độ ngày ngày gặp mặt Văn Thù, Phổ Hiền, Quán Âm, Thế Chí, cũng như hằng ngày gặp mặt các vị đại Thanh Văn. Ngày ngày cùng học một chỗ, rất hy hữu, thù thắng khôn sánh. Phương Tiện Hữu Dư Độ tương đương với bốn thánh pháp giới của chúng ta, Thật Báo Trang Nghiêm độ [hai cõi] giống nhau, không phân biệt gì. Cõi Thật Báo của Thích Ca Mâu Ni Phật và cõi Thật Báo của Cực Lạc thế giới không khác gì nhau. Vì thế, Tây Phương Cực Lạc thế giới thù thắng nhất là Phàm Thánh Đồng Cư độ, có thể làm cho phàm phu chúng ta một phẩm phiền não chẳng đoạn vẫn có thể một đời viên thành Phật đạo. Do vậy, thập phương chư Phật tán thán Cực Lạc thế giới, tán thán A Di Đà Phật, đạo lý là đây! Đã thế, sanh về Tây Phương Cực Lạc thế giới, dù là Hạ Hạ Phẩm vãng sanh trong Phàm Thánh Đồng Cư độ, như chúng ta xem trong Quán Kinh, đến khi hoa nở thấy Phật chỉ là mười hai kiếp, Hạ Hạ Phẩm vãng sanh đấy nhé! Mọi người chúng ta vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giớithể không phải là Hạ Hạ Phẩm, tối thiểuHạ Trung Phẩm, Hạ Thượng Phẩm, Trung Hạ Phẩm, Trung Trung Phẩm, rất có khả năng. Hạ Hạ Phẩm tạo Ngũ Nghịch, Thập Ác, nhưng chúng ta không tạo tội nghiệp, không tạo tội nặng như thế. Trong hiện tại, tạo tác ác nghiệp rất có khả năng, chứ thời cổ rất khó, quý vị thấy: Giết cha mẹ, tội đại nghịch bất đạo hiện thời là có, chúng ta thường nghe tin tức nói đến. Trước kia, đúng là hết sức khó nghe nói có những chuyện như vậy, con người dẫu tệ hại cũng không đến nỗi giết cha mẹ, giết hại anh em. 

Nghe được kinh Hoa Nghiêm hết sức khó khăn vì kinh này giảng cho Pháp Thân đại sĩ. Ngày nay chúng ta gặp được duyên phận này, mọi người cùng học kinh Hoa Nghiêm, tuy chúng ta không phải là Pháp Thân Bồ Tát, nhưng chúng ta học chương trình học của Pháp Thân Bồ Tát, nhân duyên hy hữu khó được! Chúng ta được huân tập, dù học Hoa Nghiêm, nhất định phải nhớ chuyên tâm tu Tịnh Độ. Chúng ta nghe kinh Hoa Nghiêm, đọc kinh Hoa Nghiêm, công phu của chúng ta vẫn là niệm A Di Đà Phật y như cũ, cầu sanh Cực Lạc thế giới, kinh này giúp cho chúng ta rất lớn. Vì sao? Quý vị thấy Vô Lượng Thọ Kinh vừa mở đầu đã nói: “Đều cùng tuân tu đức hạnh của Phổ Hiền đại sĩ”. Đức của Phổ Hiền đại sĩ chính là Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm kinh. Do vậy, học Hoa Nghiêm, niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ chính là nâng cao phẩm vị vãng sanh của chúng ta rất lớn, nâng cao thứ bậc lên. Cơ duyên khó được, chẳng dễ gặp được, nhất định phải quý tiếc. 

“Mau khai Phật huệ” chính là minh tâm kiến tánh, đại triệt đại ngộ, chúng ta chẳng dám kỳ vọng cảnh giới ấy. Nếu quả nhiên có thể hiểu rõ, thật sự giác ngộ, buông tự tư tự lợi xuống, đối với chính mình không chấp trước, đối với hết thảy người, sự, vật, hết thảy vạn pháp chẳng còn chấp trước nữa. Hai chấp Ngã Chấp và Pháp Chấp dẫu chẳng thể nói là đã đoạn sạch, nhưng đã nhạt đi rất nhiều thì phẩm vị của mình tự nhiên nâng cao. Do vậy, những bộ kinh giúp cho chúng ta rất lớn, phải nghiêm túc nỗ lực học tập. 

 “Rộng độ chúng sanh”: Sanh về Tây Phương Cực Lạc thế giới “rộng độ chúng sanh, mãn nguyện Bồ Đề” là điều khẳng định. Dù chính mình chưa khai ngộ, vãng sanh bậc Hạ trong Phàm Thánh Đồng Cư độ vẫn có thể rộng độ chúng sanh, dựa vào đâu? Dựa vào bổn nguyện oai thần của Phật A Di Đà gia trì, trí huệ, năng lực, tướng hảo, vẫn chưa kiến tánh, những thứ ấy trong tự tánh chưa hiện tiền, nhưng Phật lực gia trì! Được A Di Đà Phật đại từ đại bi bốn mươi tám nguyện gia trì nên trí huệ, đức năng, tướng hảo liền chẳng kém Thất Địa Bồ Tát cho mấy, A Duy Việt Trí Bồ Tát mà! Phàm ai vãng sanh đều là A Duy Việt Trí Bồ Tát. Tất cả hết thảy các cõi nước tìm chẳng ra chuyện này, mười phương thế giới chư Phật đều chẳng có, vì vậy hết thảy chư Phật tán thán Tây Phương Cực Lạc thế giới, tán dương A Di Đà Phật, đạo lý là đây! Đây chính là chân chánh thỏa mãn đại nguyện Bồ Đề của chư Phật, mà cũng là thỏa mãn nguyện Bồ Đề của chính mình. 

 Một thiên Tịnh Độ Văn của Từ Vân Sám Chủ được rất nhiều người thọ trì, không những vị đồng học Tịnh Độ Tông khi tụng kinh, niệm Phật, sám hối, hồi hướng thường tụng bài này, mà ngay cả những người không chuyên tu Tịnh Độ; thậm chí trong Tông Môn, Giáo Hạ, những người nương theo bài văn này để phát nguyện rất nhiều. Thiên văn tự này vô lượng vô biên công đức, giúp cho không ít người vãng sanh Tịnh Độ. Chúng ta lại xem bài kệ tiếp theo
 
 

 Niệm Phật lâm chung kiến bảo đài

 Bảo phan, bảo cái mãn không bài, 

 Di Đà, Thế Chí, Quán Âm đẳng, 

 Hiệp chưởng tương tùy quy khứ lai. 

 (Tạm dịch: 

Niệm Phật lâm chung thấy bảo đài

Lọng phan quý báu ngập trời bày, 

Chắp tay theo gót Di Đà Phật, 

Quán Âm, Thế Chí trở về Tây) 

 

 Bài kệ này tán thán người niệm Phật lâm chung vãng sanh, quý vị thấy thù thắng như thế đó! Người thế gian chúng ta gọi là “phô trương, chưng bày”, phô bày sự thù thắng khôn sánh, dù là pháp thế gian hay xuất thế gian đều tìm không được, chỉ có người chân chánh niệm Phật, công phu niệm đến nơi đến chốn không còn phân biệt, chấp trước Ngã và các pháp, như kinh Kim Cang đã nói: “Vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sanh tướng, vô thọ giả tướng”. Niệm đến cảnh giới ấy, lúc lâm chung sẽ giống như bài kệ này đã nói: “Thấy bảo đài”, bảo đàihoa sen, “Phật và thánh chúng tay cầm đài vàng đến tiếp đón con”, quý vị thật sự thấy như vậy, chứ không phải là giả vờ thấy. “Bảo phan, bảo cái mãn không bài” (Lọng, phan quý báu bày đầy hư không), quý vị thấy những thứ cúng dường theo chân Phật, Bồ Tát: Lọng báu, phan báu tràn ngập hư không. Nay chúng ta ít thấy nhà Phật chưng bày như thế, chứ trước kia thì có, trước kia trong đại pháp hội quả thật phô trương như thế đó, nay rất ít thấy, thời đại khác rồi! Người ta coi sự chưng bày choáng lộn ấy là mê tín. Thế nhưng nay ở Trung Quốc, Tây Tạng, Thanh Hải, các dân tộc Tây Tạng trên cao nguyên hoặc dân Mông Cổ theo Mật Tông vẫn còn duy trì như vậy, chúng tôi thấy ở những nơi đó khắp núi non, đồng trống là tràng phan, lọng báu. Bất cứ nơi nào chúng tôi báo tin đến thăm, người ta vẫn đem những thứ ấy đến cúng dường. Tràng phan, bảo cái đều mang ý nghĩa biểu thị pháp. Nay chúng ta coi trọng việc biểu thị pháp. Những thứ ấy đều thuộc loại cờ xí, thứ dẹp và dài gọi là Phan; thứ tròn, giống như một cái ống thông gió thì gọi là Tràng. Cái là tàn lọng để ngăn che bụi bặm. Tràng biểu thị thuyết pháp, Phan biểu thị pháp hội. Ở nơi nào thực hiện những hoạt động với quy mô lớn thì dùng tràng phan, bảo cái. Mỗi một người vãng sanhđại sự, chư Phật, Bồ Tát đều đến. Số người đông đảo không cách gì tưởng tượng được, đầy ắp hư không

 “Di Đà, Thế Chí, Quán Âm” là Tây Phương Tam Thánh, là những nhân vật chính đến tiếp dẫn! Người lâm chung trông thấy, thấy những tướng lành như thế quyết định vãng sanh. Tướng lành như vậy ma không hiện được, quả thậtlâm chung Tây Phương Tam Thánh đến tiếp dẫn, an tâm theo các Ngài đi, ổn thỏa, thích đáng không sai lầm chút nào! Vì thế “hiệp chưởng tương tùy quy khứ lai” (Chắp tay theo chân trở về). “Quy khứ” là vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới, “lai” là hy vọng quý vị nương nguyện trở lại (thừa nguyện tái lai). Trong bài này có đủ những ý tán thán, phó chúc, cầu nguyện
 
 

34. Tam Bảo Tán – Tán Tăng Bảo 
 
 

 Tiếp theo là phần tán thán Tăng Bảo thuộc phần tán Tam Bảo của thời thứ ba. Trong những phần trên chúng ta đã tán tán thán Phật Bảo, tán thán Pháp Bảo, nay là tán thán Tăng Bảo

Trước hết, chúng ta chỉ nói về Tăng, tiếng Phạn là Tăng Già Da (Sanghaya), người Tàu thích đơn giản nên những âm cuối đều lược bớt, chỉ gọi là Tăng. Kỳ thật chữ Da ở cuối chữ mang ý nghĩa tôn kính. Quý vị thấy Phật Đà Da (Buddhaya), Đạt Ma Da (Dharmaya), Tăng Già Da, Da mang ý nghĩa tôn kính. Tăng: Từ bốn người trở lên cùng tu hành, tuân thủ giáo giới của Phật Đà (giáo giới ấy chính là Lục Hòa Kính), bốn người ở cùng một chỗ tuân thủ Lục Hòa Kính thì mới gọi là Tăng. Do vậy, Tăng là một đoàn thể, không phải chỉ một người, đoàn thể từ bốn người trở lên như thế được gọi là Tăng Đoàn. Người dẫu đông nhưng không tu Lục Hòa Kính, không thể gọi là Tăng Đoàn, chẳng thể gọi là Tăng. Vì vậy, Tăng nhất định phải hòa kính. 

 Tăng nghĩa là thanh tịnh, sáu căn thanh tịnh chẳng nhiễm mảy trần. Nếu quý vị nghĩ bất hòa, bất kính, tâm quý vị thanh tịnh sao được? Đã bị nhiễm ô mất rồi! Chân chánh thực hiện được “hòa kính” tự nhiên chẳng nhiễm mảy trần, thân tâm thanh tịnh. Do đây biết rằng: Lục Hòa là nhân, sáu căn thanh tịnh là quả. Tu nhân nhất định phải được quả, quả báo là sáu căn thanh tịnh chẳng nhiễm mảy trần. Tu nhân quan trọng lắm! Trong Lục Hòa, điều thứ nhất là Kiến Hòa Đồng Giải, nay chúng ta gọi là “thiết lập nhận thức chung”, rất khó khăn. Người với người đây kia đều có ý kiến, mỗi người nghĩ một cách, mỗi người nhìn một cách, phiền toái lắm. Làm sao mới có thể tương đồng? Quý vị nói: “Tốt! Chúng ta đều nương theo lời Phật dạy, Phật dạy như thế nào, chúng ta nương theo Phật, còn gì bất đồng nữa!” Vì sao? Ý kiến của Phật khác với ý kiến của chúng ta. Có người nói: “Y theo ý kiến của Phật ư? Sao không thể theo ý kiến của chúng ta?” Là vì Phật Như Lai cao minh, cao minh đến cùng cực, lời Ngài nói ra đúng là khế lý khế cơ, hết sức công bằng, hết sức công chánh. Vậy thì mọi người buông hết thảy cách nghĩ, cách nhìn của mình xuống, há chẳng bình đẳng ư? Chúng ta buông xuống, Phật cũng buông xuống, đấy gọi là trở về với Nhất Chân, quý vị thấy phương pháp này rất cao minh! Phật nói: Quý vị không cần phải y theo tôi, mọi người chúng ta đều buông xuống, bình đẳng. Thật sự bình đẳng, không có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, Kiến Hòa Đồng Giải! Có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước thì cách nghĩ, cách nhìn đều khác nhau. Có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước bèn sanh phiền não; không vọng tưởng, phân biệt, chấp trước bèn sanh trí huệ. Vì thế, kinh luận thường nói: “Phiền não chính là Bồ Đề”. Buông vọng tưởng, phân biệt, chấp trước xuống, Bồ Đề bèn hiện tiền; cứ hễ kèm vọng tưởng, phân biệt, chấp trước vào thì phiền não bèn hiện tiền. Phiền nãoBồ Đề là một, Phật từ quan điểm này lập ra “kiến hòa đồng giải”. 

 Chúng tôi thường nói: Chúng ta thật ra chưa buông xuống được, chưa buông vọng tưởng, phân biệt, chấp trước xuống được; buông xuống không được thì làm sao đây? Đó là chuyện bất đắc dĩ, mọi người chúng ta phải nghĩ: Nên y theo lời Phật giáo huấn, y giáo phụng hành; nói chung là căn cứ vào đó. Đây là phương pháp bất đắc dĩ, rớt vào Đệ Nhị Nghĩa; chứ trong Đệ Nhất Nghĩa, ngay cả Phật cũng buông xuống, đó là thật, thật sự sanh, chân thật sanh. Nay chúng ta dựa vào những giáo huấn của Phật, Bồ Tát trong kinh luận để tu hành, nói thật ra là Tương Tự Vị, không phải là Chân Thật Vị, mà là Tương Tự Vị, rất giống nhưng không phải là thật, nhưng cũng kể là không sai: Từ Tương Tự có thể dần dần chứng được chân thật. Nếu chẳng trải qua Tương Tự, chắc chắn thật sự không làm được. Do vậy, chúng ta phải khẳng định chính mình nghiệp chướng sâu nặng, là phàm phu không có năng lực buông phiền não, tập khí xuống. Nếu nay chúng ta không nhờ vào kinh giáo để giúp đỡ, ngoại trừ cách này ra không còn cách thứ hai nào để theo! Mình là hạng căn tánh trung hạ thì nhất định phải tuân theo giáo huấn của thánh hiền. Giáo huấn của thánh hiền là sự chứng đắc từ trong tự tánh của chính họ, là trí huệ chân thật! Tánh đức vốn có đức năng. Đức năng vốn có nơi tánh đức chính là Giới Luật. Trí huệ vốn sẵn đủ chính là kinh giáo

 Như vậy tuân theo những giáo huấn trong kinh điển chính là tuân theo tánh đức của chính mình, khi quý vị minh tâm kiến tánh rồi, tư tưởng, kiến giải, hành vi của quý vị nhất định hoàn toàn tương đồng với chư Phật, Bồ Tát. Phật Phật đạo đồng, chúng ta phải hiểu đạo lý này. Hiểu rồi mới chết lòng trọn ý nơi kinh giáo, ta niệm kinh là niệm gì vậy? Chính là niệm trí huệ, công đức của tự tánh. Chúng ta y giáo phụng hànhy theo gì? Y theo trí huệ, đức năng sẵn có nơi tự tánh để hành động, để sống, chẳng trái nghịch tánh đức. Ngàn vạn phần phải nhớ kỹ, không phải là mình bị Phật, Bồ Tát xỏ mũi lôi đi đâu nhé! Hiểu vậy là lầm lẫn quá đỗi! Ngay cả Ấn Quang đại sư trong thời hiện tại, thật sự là Phật, Bồ Tát, quý vị thấy Ngài dạy, Ngài chỉ đạo chúng ta: “Đôn luân tận phận, nhàn tà tồn thành, tín nguyện niệm Phật, cầu sanh Tịnh Độ” (Giữ vẹn luân thường, trọn trách nhiệm, dứt lòng tà, giữ lòng thành; tín nguyện niệm Phật, cầu sanh Tịnh Độ), hoàn toàn là tánh đức, tuyệt đối chẳng phải là chúng sanh trong chín pháp giới có thể nói ra được. Lời này lưu xuất từ tánh đức, nhất định phải hiểu rõ ràng những chữ này. 

 Tu hành bắt đầu từ đâu? Nhất định phải bắt đầu từ trì giới. Theo truyện ký nhà Phật về Phó Đại Sĩ, Ngài là hóa thân của Di Lặc Bồ Tát; quả thật, Bồ Tát đều có năng lực như thế này: Nên dùng thân cư sĩ để độ, bèn hiện thân cư sĩ thuyết pháp. Di Lặc Bồ Tát hiện thân cư sĩPhó Đại Sĩ; Di Lặc Bồ Tát hiện tướng xuất giaBố Đại hòa thượng. Bố Đại hòa thượng cũng là Di Lặc Bồ Tát hóa thân; hiện tướng tại gia cư sĩPhó Đại Sĩ. Ngài dạy chúng ta không phải là Di Lặc Bồ Tát dạy chúng ta hay sao? Ngài dạy chúng ta như thế nào? Ngài dạy: “Thị tâm thị Phật, thị Phật thị tâm, niệm niệm Phật tâm, Phật tâm niệm Phật, dục đắc tảo thành, giới tâm tự luật, tịnh luật tịnh tâm, tâm tức thị Phật” (Tạm dịch: Tâm này là Phật, Phật này là tâm, trong mỗi niệm [tâm là] tâm Phật, [dùng] tâm Phật để niệm Phật, muốn được sớm thành thì phải dùng cái tâm giới luật để tự ước thúc mình, giữ giới thanh tịnh thì tâm thanh tịnh, tâm chính là Phật). Không một vị Phật hay Bồ Tát nào chẳng dạy người phải khởi đầu bằng Giới Luật! 

 Cận đại, Hư Vân lão hòa thượng thường dạy hàng sơ học, câu đầu tiên là “nghiêm trì giới luật”. Bởi thế, điều thứ hai trong Lục Hòa Kính là “giới hòa đồng tu”. Giữ giới luật, giữ quy củ thì Tăng đoàn của mình mới được mọi người tôn kính, có trật tự, có quy củ, là tấm gương tốt cho tất cả hết thảy những đoàn thể trong xã hội. Vì người diễn nói đấy! Toàn bộ đoàn thể biểu diễn nơi đấy, biểu diễn cho đại chúng xã hội xem, mong tất cả hết thảy đoàn thể đều hòa thuận giống như thế. Mọi người đều biết tôn kính lẫn nhau, kính yêu lẫn nhau, quan tâm đến nhau, hợp tác với nhau. Làm như thế nào mới đạt được như thế? Trì giới mới có thể đạt. Quý vị không trì giới, không tuân thủ quy củ sẽ không làm được. Một đoàn thể như vậy chẳng những người thế gian tôn trọng, mà chư thiên cũng đều ủng hộ, đều khen ngợi, trong cuộc sống hằng ngày thì thực hiện “thân đồng trụ, khẩu vô tranh, ý đồng duyệt, lợi đồng quân” (thân cùng ở, miệng không cãi, cùng chia sẻ ý kiến, lợi chia đều), thật sự thực hiện Lục Hòa Kính. Đối với chính mình thì chính mình tu dưỡng bằng Ngũ Giới, Thập Thiện; sau đấy nâng cao lên thành Thập Giới, hai mươi bốn oai nghi, đấy chính là Sa Di. Nay chúng tôi chỉ mong mỏi làm được đến tiêu chuẩn này. Vì thế, sau khi học viện mở cửa, hết thảy đi vào khuôn khổ, môn học đầu tiên tức môn học chung cho mọi lớp chính là Sa Di Luật Nghi, tại gia hay xuất gia đều phải học Thập Giới hai mươi bốn oai nghi. Tương lai học viện chúng ta mỗi một quý (Xuân, Hạ, Thu, Đông mỗi một quý) mở một lần Phật học giảng tòa. Trong Phật học giảng tòa, có ba môn học cơ bản cần phải có, tức là mỗi lần chúng ta đều phải giảng ba môn ấy. Môn thứ nhất là Nhận Thức Phật Giáo, học Phật mà Phật giáo là gì quý vị không biết rõ ràng thì học cái gì đây? Đấy chính là khoa mục chung của chúng ta. Môn thứ hai chính là tác phẩmẤn Quang đại sư lão nhân gia suốt đời cực lực đề xướng, tức Liễu Phàm Tứ Huấn. Môn thứ ba là Sa Di Luật Nghi. Ba môn ấy là công khóa chủ tu của chúng ta, nhất định phải giảng. Một năm giảng bốn lần, nếu không thường xuyên cảnh tỉnh chúng ta, ấn tượng sẽ không sâu, không giác ngộ được, vì thế quý vị tu rất khổ sở, rất khó khăn, không muốn thực hiện. Nếu thật sự hiểu rõ, quý vị sẽ rất hoan hỷ thực hiện, quyết định chẳng trái nghịch. 

 Vì sao? Vì quý vị đạt được pháp hỷ từ đó, quý vị biết làm như vậy sẽ thật sự vui sướng, nếu trái nghịch sẽ thật sự đau khổ. Khoan nói đến nghiệp báo, lương tâm bị cắn rứt; nhưng nay quý vị hoàn toàn ngược lại, tợ hồ chẳng bị lương tâm cắn rứt là vì sao? Quý vị không có lương tâm! Tâm ôm ấp những điều chẳng lành, bởi thế lương tâm không cắn rứt, quý vị không có lương tâm! Nếu có lương tâm sẽ bị lương tâm cắn rứt. Người không có lương tâm chính là người thuộc ba ác đạo, không còn thuộc nhân đạo nữa, đương nhiên càng chẳng thể là người thuộc về thiên đạo. Lý và Sự này chúng ta đều phải hiểu, phải thấy rõ. Do vậy, ba môn trên đây chúng tôi ấn định là ba môn phải tu học đối với hàng sơ học. Ngoài ra, trong những điều phải tu còn có những môn tuyển tu, tức là những môn học phụ trợ cũng rất quan trọng: Cảm Ứng Thiên Vựng Biên, Đức Dục Khóa Bản, về kinh điển thì có Thập Thiện Nghiệp Đạo, kinh A Nan Vấn Sự Phật Cát Hung, những môn học ấy chúng tôi đều phải mở. Nếu những môn học ấy không thiết lập được cơ sở sâu dầy, chúng ta học Phật sẽ không có gốc rễ! 

 Chúng ta niệm Phật muốn thật sự niệm đến “lúc mạng sắp hết, biết trước lúc đi, không bị bệnh khổ, như nhập Thiền Định”, rất khó đạt được. Quý vị chú tâm quan sát phàm ai lâm chung có những tướng lành như thế, quý vị chú tâm quan sát: Những người ấy dầu không học vẫn có thể làm được; người ấy thật sự có lương tâm, đúng là thiện nhân, đãi người tiếp vật, không có tí xíu ác ý nào. Vì thế lâm chung mới có được tướng lành như thế. Do vậy, nay ở học viện này của chúng ta, tốn mất thời gian hai năm để hoạch định cơ sở, các kinh luận khác dù chúng ta chưa học, thậm chí chúng ta không cần phải học, cứ một câu niệm Phật niệm đến triệt để, lúc lâm chung sẽ có tướng lành như thế. Thượng phẩm vãng sanh vào Phàm Thánh Đồng Cư độ, tướng lành hết sức hy hữu, đều có thể biết trước lúc mất, thân không bệnh khổ: Ba bậc Thượng trong Phàm Thánh Đồng Cư độ. Tất cả hết thảy pháp thế gian đều là giả, còn điều này là thật, chúng ta phải tranh thủ cái thật, vứt bỏ cái giả. Danh văn, lợi dưỡng, ngũ dục, lục trần là giả, triệt để buông xuống. A! Nay đã hết giờ rồi! 

Trung Phong Tam Thời 
Hệ Niệm Pháp Sự 
Toàn Tập Giảng Ký, 
Phần 18 hết


(1) Vị pháp sư này giữ nhiệm vụ Hương Đăng trong chùa, quá thật thà đến nỗi ngờ nghệch. Khi Sư đem chăn nệm ra phơi vào mùa Hè cho khỏi mốc, có người nói giỡn: “Nến (đèn cầy) cũng phải mang ra phơi, kẻo mốc”. Sư tưởng thật mang toàn bộ đèn nến ra phơi, khiến sáp bị chảy tan hết. 
(2) Giản Thể và Phồn Thể là hai cách viết chữ Hán. Giản Thể là những chữ Hán được bớt nét, cho dễ nhớ, dễ viết (chẳng hạn chữ Quảng, chỉ giữ lại bộ Nghiễm, bỏ chữ Hoàng bên trong đi), hoặc sử dụng những chữ đồng âm dị nghĩa, hoặc chế ra những chữ mới đơn giản hơn chữ cũ; còn Phồn Thể là viết đủ nét theo truyền thống. Lối viết Giản Thể được áp dụng chính thức tại Hoa Lục; còn Phồn Thể vẫn được sử dụng tại Đài Loan, Tân Gia Ba... Nói chung chữ Giản Thể tiện dụng, nhưng đánh mất vẻ đẹp cân đối hài hòa của chữ Hán, trông khá lệch lạc, què quặt. Trong những đồng nghiệp đến từ Trung Hoa Lục Địa trong sở làm của mạt nhân, có rất nhiều người đã tốt nghiệp Cao Học nhưng vẫn không đọc được chữ Hán Phồn Thể; trong khi đó, có một số những người Hoa đến từ Đài Loan hay Mã Lai lại không đọc được chữ Giản Thể. 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 31298)
Tôi tin hy vọng rằng tất cả người dân Nepal nhân mùa lễ này hãy chuyển hóa những vụn vỡ để có thể làm cho mọi thứ trở nên nhẹ nhàng hơn trong cuộc sống giống như thông điệp của Đại lễ về giá trị con người.
(Xem: 10449)
Các phương cách đản sanh của chư Phật đều giống nhau như sự xuất hiện của các ngài giữa thế gian này đã cảm ứng đến thế giới chư thiên và các loài khác
(Xem: 11137)
Người đã đến, vầng hồng dương rạng rỡ, Bước nhiệm huyền bừng nở những đài sen, Ưu Đàm hoa còn lưu hương muôn thuở. Cõi trầm luân còn nhắc nhớ bao phen..
(Xem: 12620)
Tháng tư âm lịch tưng bừng, Vườn Lâm-tỳ-ni đón mừng Đản Sanh. Ca-tỳ-la-vệ cửa thành, Trên không nhẹ thoảng âm thanh lạ thường.
(Xem: 10730)
Hãy lắng nghe lời Thầy-Tổ nói, minh bạchấn tượng hơn: “Nói lời Phật nói, nghĩ điều Phật nghĩ, làm điều Phật làm.”
(Xem: 16465)
Trường A Hàm I, "Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn. Duy ngã vi tôn, yếu độ chúng sanh, sanh lão bệnh tử"...
(Xem: 10735)
Hai ngàn năm trăm bốn mươi mốt năm đã trôi qua, nhưng hình bóng và biểu tượng cao quý của Đức Phật vẫn luôn ngời sáng trong lòng mọi người con Phật.
(Xem: 22764)
Của Chánh Văn Phòng GHPGVNTN Hoa Kỳ - HT Thích Thắng Hoan
(Xem: 11901)
Được làm con Phật là điều vừa đơn giản, vừa hy hữu. Đơn giản, vì sinh ra trong một gia đình Phật giáo thì tự động theo cha mẹ đi chùa, lễ Phật, tin Phật ngay từ bé.
(Xem: 11398)
Này người thanh niên! Ví như có một gian phòng tăm tối suốt cả nghìn năm dài. Nếu muốn thắp sáng cho nó, con cần phải đốt bao nhiêu ngọn đèn và mất bao nhiêu lâu để dẹp cho nó tươm tất?
(Xem: 10582)
Mãi cho đến tháng 12 năm 1999 mới được công nhậntuyên bố Đại lễ Phật Đản Quốc tế (lễ Vesak – Tam hợp) tại trụ sở Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, New York City (Hoa Kỳ) vừa qua.
(Xem: 12250)
Trần Nhân Tông (chữ Hán: 陳仁宗; 7 tháng 12 năm 1258 – 16 tháng 12 năm 1308,) là vị vua thứ 3 của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam.
(Xem: 11093)
Dê là loài động vật hiền lành, gần gũi với đời sốngsinh hoạt của con người. Nó là một trong lục súc: ngựa, trâu, dê, chó, lợn, gà.
(Xem: 9934)
Vào dịp cuối năm, đầu năm, dương lịch hay âm lịch, có lẽ không có nhóm từ nào được mọi người dùng đến nhiều như là mấy chữ "Chúc mừng năm mới."
(Xem: 10233)
Không có stress có lẽ con người cũng không thể tồn tại. Thế nhưng, vượt ngưỡng đến một mức nào đó thì con người cũng…không thể tồn tại, bởi chính stress gây ra nhiều thứ bệnh về thể chấttâm thần...
(Xem: 11792)
“Giáo Pháp của Như Lai: thiết thực, hiện đại, không thời gian, đến để mà thấy, có thể đưa đến chứng ngộ, được người trí tự mình giác hiểu.”
(Xem: 10607)
Các nhà y học chính thốngbảo thủ nhất cũng đã phải công nhận thiền là một phương pháp trị liệu khoa học và hiệu quả trên một số bệnh lý, cũng như cải thiện cả hành vilối sống...
(Xem: 12254)
Thiền là phương pháp thâm cứu và quán tưởng, hay là phương pháp giữ cho tâm yên tĩnh, phương pháp tự tỉnh thức để thấy rằng chân tánh chính là Phật tánh...
(Xem: 9701)
Tu thiềnthực hiện theo nguồn gốc của đạo Phật. Vì xưa kia, Đức Phật tọa thiền suốt bốn mươi chín ngày đêm dưới cội bồ đề mới được giác ngộ thành Phật.
(Xem: 11177)
Cứ mỗi độ xuân về, chắc chắn ai trong chúng ta cũng đều cảm thấy có một chút gì khiến cho cõi lòng bâng khuâng, xao xuyến trước cảnh vật thiên nhiên...
(Xem: 13748)
Gom tâm an trụ và làm cho tâm trở nên vắng lặng, rồi dùng tâm an trụ ấy quán chiếu thân và tâm.
(Xem: 9504)
Thiền là một pháp môn do sáng kiến của đức Phật, do kinh nghiệm tu tập bản thân của Ngài, và chính nhờ kinh nghiệm bản thân ấy mới giúp cho Ngài xây dựng một pháp môn giải thoátgiác ngộ.
(Xem: 12517)
Vô Niệm Viên Thông Yếu Quyết nếu cắt nghĩa chung thì ta có thể nói là bí quyết thoát trần, bí quyết thoát vòng tục lụy, bí quyết giải thoát, bí quyết để chứng thẳng chơn tâm hay bí quyết để đi vào minh tâm kiến tánh.
(Xem: 9602)
Chúng ta tu học Phật pháp, mục tiêu đầu tiên tất nhiên phải thoát ly sinh tử, ra khỏi lục đạo luân hồi.
(Xem: 10331)
xem thường chúng sinh, chính mình luôn có thái độ cống cao ngã mạn khiến cơ hội vãng sinh bất thoái thành Phật.
(Xem: 10433)
Thiền là phương pháp buông xả. Khi hành Thiền, bạn buông xả cả thế giới phức tạp bên ngoài để đạt đến trạng thái an tịnh nội tâm đầy uy lực.
(Xem: 10206)
Kinh Đại Tập nói rằng: ”Thời đại mạt pháp hàng trăm triệu người tu hành, ít có một người đắc đạo, chỉ nương niệm Phật sẽ qua được biển sinh tử”.
(Xem: 9795)
Phật giáogiáo dục, đích thực là giáo dục chí thiện viên mãn của Thích Ca Mâu Ni Phật đối với chúng sanh trong chín pháp giới.
(Xem: 10968)
Hãy sống trọn vẹn, thực hành tinh tấn và tập trung vào những gì mà bạn làm hoặc khi bạn đi, đứng, nằm, ngồi hay làm việc.
(Xem: 11931)
Đức Phật dạy chúng ta niệm A Di Đà Phật, chúng ta nghe theo lời dạy của đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật mà niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ.
(Xem: 10074)
Phật giáo Trung Quốc được lần lượt truyền từ Ấn Độ sang đến nay đã hơn hai nghìn năm và được truyền bá rộng rãi đến ngày nay.
(Xem: 10693)
Phật, chính là thực tướng các pháp, chân tướng của tất cả pháp. Nếu bạn trái với chân tướng thì chính là ma,
(Xem: 9460)
Khổ đau đã gắng liền với con người như bóng với hình, cho dù có trốn chạy cũng không thể nào thoát ra. Đã không trốn chạy được, phương pháp hay nhất là ...
(Xem: 9815)
Chúng ta may mắn được nghe Phật Pháp, đương nhiên cần phải chiếu cố đến chúng sanh ở tận hư không pháp giới, nhất là những oan gia trái chủ của mình trong nhiều đời nhiều kiếp.
(Xem: 8684)
Phương pháp tiêu trừ nghiệp chướng tốt nhất là đoạn ác tu thiện, tích công bồi đức, một lòng niệm Phật.
(Xem: 9417)
Người niệm Phật tu hành chẳng những được phước rất lớn, mà chính mình cũng được vãng sanh Cực Lạc.
(Xem: 14433)
Yếu chỉ của tam muội trong pháp môn niệm Phật là sự " lắng nghe" chứ không cốt niệm cho nhiều mà tâm chẳng rõ.
(Xem: 8703)
Tại sao công phu niệm Phật của mọi người không được đắc lực? Nguyên nhân là vì không nhìn thấu, không buông xả, và cũng vì chưa hiểu rõ được chân tướng của vũ trụ nhân sanh.
(Xem: 12445)
Chính nương vào nhị đế mới có thể thi thiết phương tiện thiện xảo để độ mình, độ người và xiển dương Chánh Pháp.
(Xem: 10327)
Thiền là một pháp môn hay là một trường phái của Phật giáo, và những người thực tập theo pháp môn này xem nó như là cốt tủy của đạo Phật.
(Xem: 8974)
Một lòng chuyên niệm không có tâm Bồ Đề, cũng không thể vãng sanh, cho nên phát tâm Bồ Đề cùng một lòng chuyên niệm phải kết hợp lại, thì bạn quyết định được sanh Tịnh Độ.
(Xem: 10472)
Tất cả những giáo lý về con đường Ati Dzogchen có thể xếp vào ba chủ đề : Nền Tảng, Con Đường, và Quả.
(Xem: 9234)
Niệm Phật là một pháp môn dễ hành nhưng khó tin, nhất là trong thời đại điện toán này, thời đạicon người lo cho vật chất nhiều hơn là lo cho đời sống tâm linh.
(Xem: 8703)
"Cực Lạc Thù Thắng", có nghĩa là người tu về Pháp môn Tịnh độ chuyên lòng niệm Phật A Di Đà, cầu sanh về cõi Cực lạc, được y báo chánh báo trang nghiêm thù thắng.
(Xem: 10415)
Kinh Phật nói: “Tất cả sự khổ vui đều do tâm tạo”. Vậy muốn cải thiện con người, tạo hoàn cảnh tốt, phải tìm sửa đổi từ chỗ phát nguyên....
(Xem: 9059)
Chúng sinh tận hư không khắp pháp giới, chúng ta đều phải độ. Vậy chữ “độ” này có ý nghĩa gì? Nếu dùng ngôn ngữ hiện đại, thì “độ” là quan tâm, yêu quí, dốc lòng dốc sức giúp đỡ.
(Xem: 8286)
Cần chân thật phát nguyện cầu sanh Tịnh Độ, thế giới Cực Lạc trong ao bảy báu liền mọc lên một nụ hoa, chính là hoa sen.
(Xem: 11919)
Hãy nhớ rằng duy chỉ có bạn là người có thể thay đổi cuộc đời mình tốt đẹp hơn và thiền đã chứng tỏ sự hiệu nghiệm của nó đối với không biết bao nhiêu người.
(Xem: 9627)
Trong Kinh tạng Pàli, có một số văn đoạn nêu rõ kinh nghiệm hành thiền của Đức Phật, rất quan trọng và bổ ích cho việc hành thiền của người Phật tử.
(Xem: 10144)
Hãy thực hành bằng sự tinh tấn dũng mảnh, bền bỉ, và không để mất chút thì giờ nào. Hãy khuyên và khuyến khích những người khác cùng thực hành.
(Xem: 10163)
Thực tập chánh niệm ngày càng trở thành một đề tài được ưa chuộng trong giới lãnh đạo doanh nghiệp.
(Xem: 18967)
Bản dịch tiếng Việt Ba Trụ Thiền do chúng tôi thực hiện lần đầu tiên vào năm 1985 tại Sài gòn, Việt nam
(Xem: 9332)
Chúng ta nên tu theo pháp môn niệm Phật, ai có nhân duyên về Tịnh độ trước thì lo chuẩn bị tiếp rước người đến sau. Nếu chí thành theo con đường niệm Phật Di Đà cầu sanh tịnh độ thì dứt khoát sau nầy cả gia đình, ngay cả dòng họ sẽ gặp nhau cả
(Xem: 8910)
Phật phápchân lý của vũ trụ nhân sanh, chân thật thông đạt tường tận rồi thì hoan hỉbố thí, không chút bỏn xẻn. Bố thí càng nhiều vui sướng càng cao,
(Xem: 9490)
Ta được biết là có nhiều cõi Tịnh Độ, nhiều cõi linh thánh của những Đấng Giác ngộchúng ta gọi là chư Phật. Cõi Tịnh Độ của Đức Phật Vô Lượng Quang A Di Đà thì đúng là một nơi độc nhất vô nhị.
(Xem: 8929)
Vãng sanh nhất định phải đầy đủ tín, nguyện, hạnh. Nếu như tín nguyện của bạn không kiên định, không thiết tha, thì Phật hiệu niệm nhiều bao nhiêu đi nữa cũng không thể vãng sanh.
(Xem: 14654)
Nguyện đem lòng thành kính, gởi theo đám mây hương, Phưởng phất khắp mười phương, cúng dường ngôi Tam bảo.
(Xem: 10016)
Ước vọng của con người luôn là những gì tốt đẹp, sung túc và dài lâu, cần phải đạt được trong một tương lai gần nhất.
(Xem: 8268)
Phật cho chúng ta một lợi ích vô cùng lớn vô cùng thù thắng, đó là dạy chúng ta trong một đời này được thành Phật.
(Xem: 8817)
Tâm mình thanh tịnh, tự tại, yên ổn thì đó tức là Tịnh độ. Chư Phật và chư Tổ khai huyền xiển giáo để chúng sanh trong đời này có đường hướng để đi, mà đường hướng nào cuối cùng cũng gặp nhau nơi tự tánh Di Đà, duy tâm Tịnh độ.
(Xem: 8880)
Đức Thích Ca Mâu Ni khai thị pháp môn niệm Phật tức là muốn cho hết thảy chúng sinh thâu nhiếp lục căn, khiến được tịnh niệm tương tục, xưng niệm “Nam Mô A Di Đà Phật”, niệm đến cảnh giới tâm cảnh đều vắng lặng thì Phật tánh sẽ tự hiển hiện.
(Xem: 8650)
Pháp môn Tịnh độ là một pháp môn thích đáng, khế hợp mọi căn cơ, dễ tu, dễ chứng, chư Phật trong mười phương đã dùng pháp môn này để cứu vớt hết thảy chúng sinh xa rời nẻo khổ, chứng đắc Niết bàn ngay trong một đời.
(Xem: 9251)
Pháp môn niệm Phật còn gọi là pháp môn Tịnh độ, lại được gọi là “Liên Tông”, lại được gọi là “Tịnh Tông”. Lòng từ của Đức Thích Ca Mâu Ni thật là vô hạn, Ngài quán xét căn cơ của chúng sinhcõi Ta bàban cho pháp môn tối thắng này.
(Xem: 14449)
不二 hay "vô nhị", tiếng Sanskrit gọi là “Advaita”, tiếng Anh gọi là "Nonduality". Phật học tiểu từ điển giải thích “bất nhị” là “không phân biệt đối với tất cả mọi hiện tượng”, siêu việt trên mọi phân biệt.
(Xem: 8955)
Ái hà ngàn thước sóng xao, Muôn trùng biển khổ lấp đầu than ôi! Muốn cho khỏi kiếp luân hồi, Phải mau gấp niệm Nam mô Di Đà.
(Xem: 8661)
Pháp môn niệm Phật để cầu sanh về Tịnh độ (Cực lạc), thì phải hiểu biết lịch sử của đức Phật A Di Đà thế nào, và 48 lời nguyện ra sao.
(Xem: 8963)
Kinh Dược Sư Lưu Ly bổn nguyện công đức dạy rằng: “Cứu thả các sinh mạng được tiêu trừ bệnh tật, thoát khỏi các tai nạn.” Người phóng sinh tu phước, cứu giúp muôn loài thoát khỏi khổ ách thì bản thân không gặp các tai nạn.
(Xem: 10433)
Ngài nhận một bó cỏ Cát tường (Kusa) từ người nông dân chăn trâu tên Svastika, rồi trải cỏ làm tòa ngồi và tuyên thệ: “Nếu ta không tìm ra Chân lý tối thượng, ta quyết không rời khỏi nơi này”
(Xem: 8542)
Tinh thần của Phật pháp là nhằm xét đoán chính mình, chứ không xét đoán người khác, người khác đều là người tốt, đều là Phật, Bồ Tát, những gì người khác làm đều đúng đắn, đều chính xác.
(Xem: 9909)
pháp môn niệm Phật, lấy nhất tâm niệm Phật, cầu sinh Tây phương, ly khổ đắc lạc. Nhìn vào thấy như là Tiểu thừa, chỉ tự lợi mình, nhưng thực tế mà nói thì là Đại thừa, có thể lợi tha.
(Xem: 24140)
Phật giáo Bắc tông nói chung, Thiền tông nói riêng đều lấy giác ngộ làm mục đích tiến tu. Dù là tu sĩ xuất gia hay cư sĩ tại gia trong khi tu hành được đôi phần giác ngộ đều được mọi người quí kính.
(Xem: 10075)
Sau khi thành đạo, Đức Phật Thích Ca đã thấu suốt cội nguồn pháp giới trong vũ trụ. Ngài đã nhìn thấy rõ mỗi chúng sanh đều có Phật tánh, nhưng vì mê muội mà chưa nhận được.
(Xem: 10946)
A Di Đà Phật, danh hiệu này là vạn đức hồng danh, tại sao vậy? Danh hiệu này là danh hiệu của tự tánh, là danh hiệu của tánh đức.
(Xem: 8904)
Pháp môn Tịnh độ theo như huyền ký của Đức Phật trong Kinh Vô Lượng ThọKinh Đại Tập là một pháp môn thù thắng và rất thích hợp với chúng sanh trong thời mạt pháp này.
(Xem: 9379)
Pháp môn niệm Phật từ trước đến nay được phổ biến rộng rãi, hàng Phật tử đều có thể ứng dụng thực hành và đã chứng nghiệman lạc, lợi ích từ câu Phật hiệu.
(Xem: 7938)
Một trong những duyên khởi đưa tôi tới sự học hỏi pháp môn Tịnh Độ là lần đi cúng thất đầu tiên của bác tôi
(Xem: 9175)
Trong Phật giáo, niệm là một thuộc tính của tâm, gọi là tâm sở pháp
(Xem: 15232)
Quyển Ngữ Lục này là tập hợp từ những lời thị chúng của Thiền Sư Duy Lực trong những kỳ thiền thất tại Việt Nam kể từ năm 1983 cho đến những năm tháng cuối đời.
(Xem: 10243)
Vun xới các phẩm tính nội tâm chính là cách hữu hiệu hơn cả để giúp mình giúp đỡ kẻ khác.
(Xem: 9475)
Buổi sáng hôm đó, nắng vàng rất đẹp, mây xanh trong vắt và những bông hoa lựu đỏ thắm, nở rực rỡ trên con đường dẫn ra bờ sông Neranjara.
(Xem: 17275)
Chúng tôi giảng rất nhiều lần bộ kinh Vô Lượng Thọ, tính sơ đến nay cũng khoảng mười lần. Mỗi lần giảng giải đều không giống nhau.
(Xem: 21199)
Giáo pháp được đưa vào thế giới khi Đức Thích Ca chứng đạo tối thượng, lần đầu tiên thuyết về Chân Như và về những phương pháp hành trì đưa đến chứng ngộ.
(Xem: 12063)
Pháp Sự Toàn Tập Giảng Ký, Lão pháp sư Thích Tịnh Không giảng tại Úc Châu Tịnh Tông Học Viện, Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa
(Xem: 10152)
Trong rừng hương giáo pháp, “Những Đoá Hoa Thiền” cũng mang một đặc vẻ đặc kỳ diễm ảo của chúng. “Như nhân ẩm thủy, lãnh noãn tự tri.”
(Xem: 19077)
Thiền sư Nghi Mặc Huyền Khế tìm được những lời của đại sư Hà Ngọc nơi bộ Ngũ Tông lục của Quách Chánh Trung và những trứ tác của các vị Huệ Hà, Quảng Huy, Hối Nhiên...
(Xem: 25828)
Kinh quán Vô Lượng Thọ Phật là một trong ba bộ kinh chính yếu của tông Tịnh Độ, được xếp vào Đại chánh tạng, tập 16, No. 1756.
(Xem: 7894)
Từng đợt lá thay nhau úa vàng, héo khô, lả tả rơi theo gió mùa. Từng cơn mưa nặng hạt, rơi xuống những mảnh đất đã cằn khô, nứt nẻ.
(Xem: 14649)
Tết là ngày lễ hội lớn nhất trong năm, là dịp để mọi người đều hớn hở và đặt tất cả những niềm hy vọngước mơ của mình vào tương lai.
(Xem: 10552)
Giật mình nhìn lên bệ, Cứ ngỡ rằng trong mơ: Pho tượng Phật đi vắng. Ngoài kia xuân đã về.
(Xem: 11257)
Những bài kinh Phật không có bài nào là không hay. Có miệt mài trên những trang kinh xưa mới cảm được sự vang động của suối nguồn trí tuệ.
(Xem: 9424)
Pháp môn Tịnh Độcon đường chính yếu dẫn chúng sanh thời nay thoát sanh tử, là chiếc thuyền vững chắc đưa mọi người vượt thẳng qua năm đường.
(Xem: 18479)
Quyển Luận này về hình lượng rất bé bỏng, nhưng về phẩm chất thật quí vô giá. Một hành giả nếu thâm đạt ý chí quyển Luận này là đã thấy lối vào Đạo.
(Xem: 12255)
Pháp tu Tonglen, hay cho (tong) và nhận (len), là một pháp tu của chư Bồ tát, những đứa con thiện nam tín nữ dũng cảm nhất của các đấng chiến thắng
(Xem: 11791)
Ta đã có được thân người hy hữu khó tìm, cùng với các tự dothuận lợi đầy ý nghĩa. Ta đã gặp được giáo huấn hiếm có của Đức Phật.
(Xem: 10606)
Tôi sẽ dựa theo tác phẩm có tựa đề Năm Điểm Chỉ Giáo về Pháp Chiết Xuất Tinh Chất, do Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ Hai, Gendun Gyatso sáng tác.
(Xem: 13243)
Pháp luyện tâm nói về hành trì của các hành giả cao cả. Khi tu tập để phát bồ đề tâm, trước hết, ta phải phát khởi các thực chứng của một hành giả sơ căn và trung căn trong lamrim...
(Xem: 9893)
Chúng ta đã có được kiếp sống lý tưởng, hỗ trợ cho các tự dothuận lợi rất khó tìm. Ta đã gặp được giáo huấn quý báu vốn khó gặp của Đức Phật, đã tìm ra các vị thầy tâm linh khó tìm của Đại thừa...
(Xem: 9190)
Người tu Thiền chơn chính được gọi là ngồi Thiền "vô sở đắc" lại nữa đó cũng gọi là "Bổn chứng diệu tu" của sự tọa Thiền.
(Xem: 9294)
Quả thật là có một cõi như thế, gọi là cõi Tịnh Độ Hiện Tiền. Cõi ấy không bị giới hạn bởi không gian hay thời gian...
(Xem: 15717)
Tập sách chủ yếu làm sáng tỏ một số điểm giáo lýpháp môn thực hành nòng cốt của Phật giáo từ Nguyên thủy cho đến Đại thừa...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant