Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Những Phẩm Hạnh Của Một Bậc Thầy Trong Truyền Thống Kim Cương Thừa

21 Tháng Mười 201516:24(Xem: 10500)
Những Phẩm Hạnh Của Một Bậc Thầy Trong Truyền Thống Kim Cương Thừa
NHỮNG PHẨM HẠNH CỦA MỘT BẬC THẦY
TRONG TRUYỀN THỐNG KIM CƯƠNG THỪA

La Sơn – Phúc Cường trích dịch

Những Phẩm Hạnh Của Một Bậc Thầy Trong Truyền Thống Kim Cương ThừaLời người dịch: Trong một cơ duyên dịch giáo pháp của Đức Đạt Lai Lạt ma, tôi khắc ghi lời ngài rằng, nếu không có cái nhìn tổng thể, có thể đôi khi người thực hành sẽ thấy giáo pháp, những phương pháp thực hành mà  đức Phật ban có nhiều điểm mâu thuẫn nhau. Thực ra tất cả giáo pháp, phương pháp thực hành của đức Thế Tôn đều mang pháp vị giải thoát. Đức Phật tuyên thuyết nhiều giáo pháp ứng hợp cho căn cơ của mỗi chúng sinh. Thật khó để bất kỳ một ai có thể thông tuệ được tất cả các Pháp của ngài. Bởi vậy một điều tôi luôn tâm niệm là trước hết phải tôn trọng mọi giáo pháp, phương pháp thực hành của mọi tông phái Phật giáo. Bởi đó chính là giáo pháp của đức Phật. Nếu chưa thấu hiểu, những người con Phật nên gặp gỡ, trao đổi, tránh vội vàng quy kết nhau bởi tất cả chúng ta đều đang thực hành giáo pháp của đức Thế Tôn. Ngày nay Kim Cương thừa đang phát triển ở cả phương diện Nội điển và sự thực hành. Do đó luận giải một số lý nghĩa, phương pháp căn bản của Kim cương thừa, tôi cho là rất quan trọng. 

Mỗi năm Lama Zopa Rinpoche nhận được hàng ngàn lá thư từ những Phật tử mong có được những khai thị thâm sâu về Phật pháp. Rinpoche đã ban rất nhiều lời dạy về nhiều chủ đề khác nhau ứng với những thỉnh cầu vủa những Phật tử. Chủ đề bậc Thầy trong truyền thống Kim cương thừa được ngài đề cập tới rất nhiều, từ vấn đề vai trò, phẩm hạnh của các ngài, tới tâm chí thành lên bậc Thầy, những luận giải sâu sắc về quan kiến, phương pháp tu tập với bậc Thầy v.v… Trong bức thư này, Lama Zopa Rinpoche đã ban lời dạy cho một người đệ tử khi được thỉnh cầu về những phẩm hạnh của một bậc Thầy trong Kim cương thừa.

Xin được thành tâm cầu nguyện những người con Phật hòa hợp cùng thực hành theo chính Pháp!

“Simon thân,

Cảm ơn con rất nhiều vì đã gửi thư tới thầy, thầy xin lỗi vì đã phản hồi chậm,

Liên quan tới vấn đề 10 phẩm hạnh của một bậc Kim cương thượng sư, có mười phẩm hạnh bên ngoài trong tantra bên ngoài và mười phẩm hạnh bên trong ở tantra tối thượng. Con có thể tìm học trong Guru Puja và trong bài luận Lam-rim (Giải thoát trong lòng bàn tay, Lam-rim Chen-mo, v.v…). Sẽ rất lợi lạc nếu con đọc, tư duythực hành những giáo huấn này. Ngoài ra, con có thể tìm học chủ để này trong bộ luận 50 câu kệ về Tâm chí thành tới Kim cương Thượng sư.

Có những phẩm hạnh mà bậc Thượng sư cần phải có và những phẩm chất mà người đệ tử cần có. Những phẩm hạnh tối thiểu một bậc Thượng sư cần có là thuộc một dòng truyền thừa quán đỉnh mà ngài đang truyền trao và thực hành hợp giới nguyện samaya, giới nguyện Kim cương thừa, và các Bản tôn không ngăn ngài truyền trao quán đỉnh thông qua nhiều phương tiện, ví như thị hiện các dấu hiệu bất tường, v.v…

Con có thể đọc và tư duy mục Guru Puja bao gồm những phẩm hạnh của các Thượng sư (Mục này bắt đầu bằng câu "Ngài là Kim cương thượng của con, là Bản tôn của con ...".

Trước hết, nói đến mười phẩm hạnh của một bậc thầy Đại Thừa, đó là:

Tinh nghiêm giới luật là kết quả của sự rèn luyện thuần thục và làm chủ kỷ luật nội tâm;

Tâm tĩnh tại do rèn luyện thiền định sâu sắc; anh bình tất cả các phiền não và những trở ngại do rèn luyện tuệ giác;

Thông tuệ hơn những đệ tử trong các chủ đề mình truyền trao; Nhẫn nại, tinh tiếnhoan hỷ khi truyền trao giáo pháp;

Là một kho tàng tri thức nội điển; Có sự nội quán sâu sắc và trí tuệ tính không; Thiện xảo khi truyền trao giáo pháp;

tâm từ bi rộng lớn

Và khi gặp đệ tửcăn cơ hạn chế, Thầy không miễn cưỡng truyền pháp hay làm việc lợi lạc cho họ.

Nếu một bậc Thầy không có đủ tất cả mười phẩm hạnh như trên thì có năm, sáu hay bảy phẩm hạnh cũng là đầy đủ, quan trọng là thông tuệ hơn người đệ tử, và có tâm từ bi rộng lớn.

Một bậc Thầy trong Kim cương thừa thậm chí đòi hỏi phải có những phẩm hạnh to lớn hơn. Quan trọng nhất là bậc Thầy có dòng tâm vô cùng an định, làm chủ hoàn toàntự tại với thân, khẩu, ý của mình. Sự hiện diện của Thầy mang lại sự an bình, tĩnh tại và niềm hoan hỷ, thậm chí chỉ cần thoáng qua sự hiện diện đó cũng mang lại niềm hỷ lạc to lớn. Và như vậy có nghĩa tâm từ bi của ngài rộng lớn không bờ mé.

Có hai thứ lớp trong mười lĩnh vực mà một bậc Kim cương thượng sư cần có. Mười phẩm hạnh thiết yếu bên trong để truyền trao hai thứ lớp Tantra là Yoga và maha-anuttara tantra, những giáo pháp chú trọng tịnh hóa dòng tâm thức. Các năng lực này bao gồm:

Quán tưởng pháp luân hộ trìtiêu trừ những chướng ngại;

Chuẩn bị và thánh hóa pháp khí hộ trì; trao truyền quán đỉnh bình và bí mật, khơi dậy những hạt giống nơi người thọ nhận giúp chứng đạt sắc thân của những vị Phật; trao truyền quán đỉnh khẩu và trí tuệ, khơi dậy những hạt giống nơi người thọ nhận, giúp chứng đạt tuệ thân của một vị Phật;
Ngăn tách các kẻ thù gây hại Pháp ra khỏi các hộ pháp; cúng dường, ví như các torma;
Trì tụng chân ngôn bằng khẩu và tâm, quán tưởng các chủng tử tự xoay quanh luân xa tim; Cử hành các nghi thức phẫn nộ, để một cách đầy uy lực làm an định dòng tâm của các Bản tôn thiền địnhHộ pháp;
Khai quang tôn tượng và những hình ảnh; cúng dường mạn-đà-la, cử hành các nghi quỹ (sadhana) và quán đỉnh tự thân.
Mười năng lực bên ngoài thiết yếu để truyền trao hai thứ lớp tantra là kriya và charya tantra, giáo pháp đặt trọng tâm tịnh hóa các pháp bên ngoài ứng hợp với các tiến trình của dòng tâm. Các năng lực này bao gồm:
Vẽ, kiến lậpquán tưởng Mạn-đà-la, cảnh giới tịnh độ của các Bản tôn;
Duy trì các giai đoạn thiền định; cử hành các mật ấn (mudras); phô diễn các nghi thức vũ điệu; an tọa trong tư thế thiền định Vairochana;
Trì tụng chân ngôn, giáo pháp phù hợp hai thứ lớp tantra; Cúng dường hỏa tịnh;

Cử hành các nghi thức:
a) Tức tai, các tranh chấp, nạn đói và dịch,
b) Tăng ích, giúp tăng tuổi thọ, tri thức và tài bảo,
c) Kính ái, năng lực cảm hóa tha nhân; và
d) Hàng phục, năng lực phẫn nộ hàng phục các thế lực hắc ám gây nhiễu hại; và triệu thỉnh các Bản tôn thiền định và hòa nhập, hướng dẫn trở lại đúng trụ xứ của mình.

Lama Tsongkhapa đã luận giải rằng trong thời mạt pháp này rất khó hạnh ngộ các vị Thượng sư có tất cả những phẩm hạnh nêu trên, bởi vậy nếu một bậc Kim cương thượng sư không có đầy đủ những phẩm hạnh như trên mà chỉ cần có hai, năm, hoặc thậm chí tám cũng là đầy đủ.

Như thầy đã chia sẻ ở trên, những phẩm hạnh thiết yếu mà một kim cương thượng sư cần có là có truyền thừa quán đỉnh mà ngài đang truyền trao, sống hợp với giới nguyện samaya và giới nguyện Kim cương thừa, và các vị Bản tôn không ngăn ngài ban quán đỉnh, ví như thị hiện các dấu hiệu ngăn cản, v.v…

Bởi con đã được thọ nhận quán đỉnh tantra cao cấp nhất từ Denma Locho Rinpoche, nên ngài là Thượng sư của con. Bất cứ thời điểm nào, khi con nhận giáo pháp với sự thấu hiểu rằng mình là người đệ tử và bậc thầy là Kim cương thượng sư, khi ấy, ngay cả khi bậc thầy chỉ ban một vài huấn từ, một câu kệ, hay một chân ngôn, ngài cũng chính là thượng sư của con và điều này mãi mãi không thay đổi. Sau khi đã kết nối giáo pháp của Thượng sưđệ tử, nếu con từ bỏ giáo pháp, thì sẽ là một ác nghiệp tồi tệ nhất, một trở ngại lớn nhất cho sự phát triển tâm linh của con. Nó mang đến những trở ngại nặng nề và một trải nghiệm, đặc biệt là vào thời điểm khi chết, có số khổ đau trong những cõi thấp và cõi địa ngục xuất hiện.

Theo các kinh văn, những lời dạy của Đức Phật, trong giáo pháp lam-rim, nếu một đệ tử đã biết nhớ nghĩ, tán tán phẩm hạnh của thượng sư, mà sau đó sân hận  và phát sinh tà kiến, rồi chỉ trích Thượng sư, thì có nghĩa người đó đang phạm phải ác nghiệp to lớn nhất.

Nhiều giáo pháp Kim cương thừa như Thời luân Kim cương (Kalachakra) và Mật tập Kim cương (Guhyasamaja) đã dạy rằng, ngay cả nếu một người đã phạm phải năm tội ngũ nghịch, người đó vẫn có thể thành tựu được Thượng thừa cao quý trong đời này, nhất là giáo pháp maha-anuttara.

Con đường này bao chứa những phương tiện thiện xảo nhất để ban sự giác ngộ trong một đời ngắn ngủi của con người ngay ở những thời mạt pháp. Nhưng nếu người đó thực sự chỉ trích các Thượng sư thì ngay cả khi họ thực hành giáo pháp thượng thừa, họ cũng sẽ không thể đạt được mục đích này.
Lama Tsongkhapa trong giáo pháp Lam-rim đã nhắc nhỏ rất rõ ràng rằng, ngay cả một ý nghĩ khởi lên rằng bậc Kim cương thượng sư là người phàm cũng trở thành một nhân dẫn đến đánh mất sự chứng ngộ, có nghĩa là nó cũng sẽ trở thành một trở ngại cho việc trưởng dưỡng đạo tâm.

Điều quan trọng nhất là phải biết học hỏi, tư duy càng nhiều càng tốt trước khi kết nối Pháp. Khi đã chính thức thừa nhận kết nối giữa thượng sưđệ tử, thì có nghĩa dòng Pháp được thiết lập, kể từ thời điểm đó mãi mãi không có sự thay đổi. Người đệ tử phải có một mối liên hệ mới với thượng sư của mình, đó là một thế giới khác, một quan kiến mới và thanh tịnh khi nhìn vào bậc Thượng sư của mình.

Pabongka Dechen Nyingpo, bậc giác ngộ vĩ đại, ngài chính là bản tôn Heruka, đã dạy rằng nếu ai có thể ngăn chặn tất cả những dòng tâm lầm sai và chỉ nhìn thấy những phẩm hạnh giải thoát của Thượng sư, coi Thương sư chính là Đức Phật, thì người đó có thể chứng đạt giác ngộ trong một đời. Với việc thành tựu quan kiến thấy hết thảy chư Phật là Thượng sư và tất thảy Thượng sư là Phật, người đó sẽ chứng đạt giác ngộ. Lời dạy này được nhắc tới trong tất cả bốn truyền thừa hệ Tạng truyền, trong cả Kinh điển và Tantra.

Phạm phải những sai lầm, phát sinh tà kiến, sân giận, chỉ trích, và từ bỏ những bậc Kim cương thượng sư sẽ nhân để người đó không thể tìm được một cị thầy tâm linh trong những đời sống tương lai. Trong Pháp Vị Cam lồ đã dạy rằng, người đó sẽ không bao giờ có thể nghe thấy âm thanh của giáo pháp nhiệm màu, chứ chưa nói gì đến tìm được một thiện tri thức, một bậc đạo sư trong tất cả các đời của mình.

Nếu một người đệ tử, trong dòng tâm còn nhiều che chướng của mình, khởi hiện cái nhìn lầm sai vào hành động của Kim cương thượng sư, thì người đó phải lập tức nhận ra đây chính là lầm sai của bản thântừ bỏ nó giống như từ bỏ thuốc độc vậy. Với chính kiến này, hãy có quan kiến thanh tịnh nhìn bậc Thầy chính là Phật, là bậc đã hoàn toàn vô nhiễm với những bất tịnhsở hữu những phẩm hạnh giác ngộ.

Nếu Kim cương thượng sư muốn con làm một việc, và con thấy không có khả năng thực hiện cào thời điểm đó, tâm thức của con chưa đạt tới mức độ đó, thì với một dòng tâm thanh tịnh như cậy, với một chính kiến như cậy, con hãy thỉnh cầu một cách chân thật lên Thượng sư là mình chưa có khả năng làm điều đó, và như vậy hãy cố gắng thỉnh cầu ngài cho phép mình không phải làm điều đó nữa.

Đây là những giáo huấn được dạy trong Năm mươi Câu kệ về Thượng sưgiới Luật. Nếu Thượng sư dạy một điều gì mà người đệ tử thấy dường như không hợp với Pháp, người đó có thể thỉnh cầu cho phép không phải làm. Trong kinh văn cũng chỉ rõ, không được có những tư tưởng tiêu cực hay chỉ trích, lên án Bậc thầy. Đây là cách con đối trị những rắc rối mà không biến chúng thành chướng ngại cho sự trưởng dưỡng đạo tâm.Tất nhiên, như Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nhắc nhở rất nhiều lần rằng, nếu mối liên hệ giữa một Thượng sưđệ tử đặc biệt đến vậy, thì người đệ tử nên làm mọi điều mà bậc thượng sư dạy, giống như những tấm gương giữa tổ Tilopa và Naropa, Marpa và Milarepa, và v.v..

Thầy mong nguyện đây là câu trả lời phù hợp cho những thỉnh cầu của con. Con nên học hỏi những luận giảng Kim cương thừa từ những bậc thầy đầy đủ phẩm hạnh, ví như Đức Đạt Lai Lạt Ma, và trong tương lai, nếu con cầu nguyện tha thiết, con cũng sẽ có thể thọ nhận được giáo pháp Kim cương thừa trực tiếp.

Gửi tới con những lời cầu nguyện chân thành!”

La Sơn – Phúc Cường trích dịch
Nguồn: Lama Yeshe.com

Qualities of a Guru Who Teaches Tantra
Date Posted: 
October 2005
Rinpoche gave this extensive advice to a student who wrote to him askingabout the qualities of a guru who teaches tantra.
My very dear Simon,
Thank you very much for your kind letter, sorry for the long delay in replying.
Regarding your question about the ten qualities of a guru—there are ten outer qualities according to lower tantra and ten inner qualities according to highest tantra. You can find these in the Guru Puja and in lam-rim commentaries (Liberation in the Palm of Your Hand, Lam-rim Chen-mo, etc.). It is very good if you read these and study this well. Also, you can find it in the commentary on 50 Verses of Guru Devotion.
There are qualities that the guru should have and qualities that the disciple should have. The minimum qualities the guru should have are having the lineage of the initiation (that he is giving) and living according to samaya vows and tantric vows, and that the deities have not prohibited him from offering the initiation by giving signs, for example.
You can read and study the section in the Guru Puja that covers the qualities of the guru (before the section which begins “you are my Guru, you are my Yidam …..”
First it mentions the ten qualities of a Mahayana Guru:
1. Discipline as a result of his mastery of the training in the higher discipline of moral self-control;
2. Mental quiescence from his training in higher concentration;
3. Pacification of all delusions and obstacles from his training in higher wisdom;
4. More knowledge than his disciple in the subject to be taught;
5. Enthusiastic perseverance and joy in teaching;
6. A treasury of scriptural knowledge;
7. Insight into and understanding of emptiness;
8. Skill in presenting the teachings;
9. Great compassion; and
10. No reluctance to teach and work for his disciples regardless of their level of intelligence.
Even if one doesn’t have all the ten qualities but has five, six, or seven qualities, the main quality is having more knowledge than the disciple and having great compassion.
A tantric master must have even more good qualities. Most important is that he be an extremely stable person, with his body, speech, and mind totally under control. He should be someone in whose presence everyone feels calm, peaceful, and relaxed and even the mere sight of him brings great pleasure to the mind. And his compassion must be unsurpassable.
There are two sets of ten fields in which the vajra guru must be a complete master. The ten inner ones are essential for teaching the yoga and maha-anuttara yoga classes of tantra, which stress the importance of purifying mainly internal mental activities. These are expertise in:
1. Visualicing wheels of protection and eliminating obstacles;
2. Preparing and consecrating protection knots and amulets to be worn around the neck;
3. Conferring the vase and secret initiations, planting the seeds for attaining a buddha’s form bodies;
4. Conferring the wisdom and word initiations, planting the seeds for attaining a buddha’s wisdom bodies;
5. Separating the enemies of Dharma from their own protectors;
6. Making the offerings, such as of sculptured tormas;
7. Reciting mantras, both verbally and mentally, that is, visualicing them revolving around his heart;
8. Performing wrathful ritual procedures for forcefully catching the attention of the meditational deities and protectors;
9. Consecrating images and statues; and
10. Making mandala offerings, performing the meditational practices (sadhana) and taking self initiations.
The ten external qualities are required for teaching the kriya and charya classes of tantra, which stress the importance of purifying mainly external activities in connection with internal mental processes. These are expertise in:
1. Drawing, constructing and visualicing the mandala abodes of the meditational deities;
2. Maintaining the different states of single-minded concentration;
3. Executing the hand gestures (mudras);
4. Performing the ritual dances;
5. Sitting in the full meditation position;
6. Reciting what is appropriate to these two classes of tantra;
7. Making fire offerings;
8. Making the various other offerings;
9. Performing the rituals of:
a) Pacification of disputes, famine, and disease,
b) Increase of life span, knowledge, and wealth,
c) Power to influence others and
d) Wrathful elimination of demonic forces and interferences; and
10. Invoking meditational deities and dissolving them back into their appropriate places.
Lama Tsongkhapa explained that in degenerated times it is difficult to find lamas having all these qualities mentioned above, so if the lama does not have all those qualities then having two, five, or even eight is sufficient.
As I mentioned before, the minimum qualities the guru should have is having the lineage of the initiation (that he is giving), living according to samaya vows and tantric vows, and that the deities have not prohibited him from offering the initiation by, for example, giving signs, etc.
Since you have received highest tantra initiation from Denma Locho Rinpoche, this means he is your guru. Any time that you take a teaching with the recognition that you are the disciple and the teacher is the guru, then even if the teacher only says a few words, a verse of teachings, or one mantra recitation, that person is your guru from then on and there is no change. After one makes that Dharma connection of guru and disciple, then if you give up it is the heaviest negative karma, the greatest obstacle to your spiritual growth. It brings heavy obstacles and one has to experience, especially at the time of death, eons of suffering in the lower realms and hell realms.
According to the texts, the teachings of the Buddha, the lam-rim, one is supposed to think only of the qualities of the guru and only praise them. The heaviest negative karma is if anger and heresy arise, and you criticice him or her.
It is said in many tantric teachings—the Kalachakra and Guhyasamaja—that even if one has accumulated the five uninterrupted negative karmas, one can still achieve the sublime vehicle in this life, in particular the maha-anuttara path. This path has the most skills to grant enlightenment in a brief lifetime of these degenerate times. But if you criticice the guru from the heart, even if you practice the sublime vehicle, you will not achieve this.
In the Lama Tsongkhapa lam-rim it is clearly mentioned that even the thought that the virtuous friend is ordinary becomes a cause to lose realications, which means that it also becomes an obstacle to developing the mind on the path.
The most important thing is to analyce as much as possible before making Dharma contact. When the recognition of guru and disciple is present, since the Dharma contact is established, then from that time there is no change. One has to have a new relationship with the guru, it is another world, looking at that person with a new and pure mind.
It is said by Pabongka Dechen Nyingpo, the great enlightened being, the Heruka, that if one is able to stop all thoughts of mistakes and look only at the qualities of the guru, looking at the guru only as Buddha, then one can achieve enlightenment in this life. With the realication of seeing all buddhas as the guru and all gurus as the Buddha, one can get enlightened. This is mentioned in all four Tibetan Mahayana sects, in both sutra and tantra.
Making mistakes, the arising of heresy, anger, criticism, and giving up the virtuous friend become the cause to not find a guru in future lives. It is said in the Essence of Nectar that one cannot ever hear the sound of the holy Dharma, not to mention find a virtuous friend, and one becomes without a virtuous friend in all one’s lifetimes.
If one's own mistakes seem to appear in the guru’s actions, in one's hallucinatory mind, one must realice that this is one's own mistake and abandon it like poison. One must abandon the thought that there is a mistake in the actions of the virtuous friend. With this mindfulness, one looks at that person as Buddha, as one who has eliminated all mistakes and has all the perfect qualities.
If the guru asks you to do something, and you don't have the capacity to do it at that time, your mind hasn't reached that level, so with this pure thought, with this mindfulness, one respectfully explains to the guru how one is incapable of doing this, and in this way tries to get his or her permission not to do it.
This is what is said in the Fifty Verses of the Guru and the Vinaya. If the guru says to do something that is not Dharma, one can ask also permission not to do it. It doesn’t say in the text to have negative thoughts or to criticice or sue him. This is how you deal with that kind of problem without it becoming an obstacle to developing one's own mind on the path.
Of course, as His Holiness the Dalai Lama mentions all the time, if it is a special guru and disciple relationship, then you do every single thing the guru says, like Tilopa and Naropa, and Marpa and Milarepa, and so forth.
I hope this answers your question. You should study the tantric commentaries from qualified lamas such as His Holiness the Dalai Lama, and, in the future, if you pray, you will also be able to receive direct tantric teachings.
With much love and prayers...
Ý kiến bạn đọc
27 Tháng Mười 201510:11
Khách
Kính xin cảm tạ ơn đức của Lama Zopa Rinpoche và quý Phật tử La Sơn – Phúc Cường đã dịch.
Tôi mới được nhận quán đảnh của Thượng sư khoảng 01 năm, lúc đó tôi chưa am hiểu nhiều, chưa chuẩn bị kỹ cho việc thọ nhận được đầy đủ. Sau này tìm hiểu tôi mới biết thêm.Tôi là Nguyễn Công Nguyên (Phúc Trường) Phật tử tại Việt Nam xin hỏi một việc: Nếu khi Guru trao truyền quán đảnh bổn tôn Bồ tát Quán Thế Âm (cho cả hàng ngàn người) thì ngoài việc thực hành pháp đó trong thời gian rồi có được thực hành nghi quỹ bổn tôn khác không (ví dụ Phowa chẳng hạn). Cầu mong nhận được hướng dẫn của Thầy để mong không bị sai lệc trên con đường tu tập chánh pháp. Trân trọng cảm ơn
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 11292)
Thông Bạch Phật Đản 2016 - Phật Lịch 2560 của Chánh Văn Phòng HĐCM GHPGVNTN Hoa Kỳ
(Xem: 10386)
Phật Đản là ngày sinh của Đức Phật. Theo như trong kinh Phật đã dạy: “Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh”,
(Xem: 10653)
‘Tào khê thuỷ’ (曹溪水) hay ‘Tào Khê’ là đại từ chỉ định về Lục tổ Huệ Năng, cũng chỉ cho dòng suối trí tuệ Phật giáo.
(Xem: 9616)
Chúng ta có hai cách giao lưu với thế giới nội tâm và với thế giới bên ngoài. Một: Tâm cảm thọ (Sensing mind) trực tiếp qua giác quan như ...
(Xem: 9416)
“Thị hiện Đản sanh”, là cụm từ được chỉ chung cho tất cả các bậc Thánh nhân, chư Phật, Bồ Tát khởi lên ý niệm tự phát nguyện...
(Xem: 12757)
Dòng đời cứ cuồn cuộn hay lặng lẽ mãi miết trôi, và mọi cảm nhận tiếp thụ của con người vẫn cứ lan chảy bất tận theo thời gian.
(Xem: 13135)
Phương cách tốt nhất giúp ta tỉnh giác khi hành Thiền là ta biết giữ hơi thở trong tâm.
(Xem: 13323)
Hãy tụng kinh Kim cương nhiều lần. Thầy cũng sẽ cầu nguyện, trì tụng và hồi hướng cho con ngay bây giờ.
(Xem: 19650)
Thân thị Bồ đề thọ, Tâm như minh cảnh đài, Thời thời cần phất thức, Vật sử nhá trần ai.
(Xem: 12384)
Theo giáo lý Tịnh Độ Phật A Di Đà là vị Phật ánh sáng luôn soi chiếu thông suốt mọi cảnh giới, tiếp dẫn chúng sanh vãng sanh.
(Xem: 13102)
Chánh niệm tỉnh giác (Satisampajanna) là một thuật ngữ Phật học ngụ ý một nếp sống thanh thản an lạc trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.
(Xem: 13431)
Không biết tự bao giờ, mùa xuân được lấy làm biểu tượng của tâm hồn an lạcthanh tịnh.
(Xem: 12905)
Ngày xuân năm nay, chúng tôi sẽ đem đạo lý khuyến khích nhắc nhở tất cả Phật tử tinh tấn tu hành.
(Xem: 12241)
Nhân Tết con khỉ - Bính Thân, nên xin nói tản mạn về con khỉ, có liên hệ đến những ý tưởngquan niệm trong đạo Phật.
(Xem: 18375)
Hai bài kệ dưới đây trích trong Lục Tổ đàn kinh rất nổi tiếng trong giới Thiền học, được phổ biến, giảng luận không biết bao nhiêu là giấy mực...
(Xem: 10552)
Thiền Tôngpháp môn nguyên thủy và cốt tủy do Đức Phật dạy.
(Xem: 12231)
Không gì tuyệt đẹp hơn hình ảnh của mùa xuân, khi hoa đào hoa mai hé nở, khi những mầm xanh đang e ấp chờ đợi...
(Xem: 10834)
Năm cũ đã hết với bao đổi thay của đất trời và con người, để đón nhận một mùa xuân mới tràn đầy hạnh phúc.
(Xem: 11070)
Cảm ơn Xin cảm ơn Trời đất bốn mùa thay nhau chuyển đổi Xuân sinh, hạ trưởng Thu liễm, đông tàn
(Xem: 14533)
Vào thuở thịnh Đường, Lục tổ Huệ Năng ( 慧 能 638-713 ) sau khi đắc pháp với Ngũ tổ Hoằng Nhẫn ( 弘忍) và được truyền Y bát,
(Xem: 22250)
Bài này được viết vào khoảng tháng 11 năm 1991, có trong tác phẩm “Sân Trước Cành Mai,” xuất bản năm 1994.
(Xem: 11476)
Tết đã gần kề. Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam có cái chung nhưng cũng có những nét khác nhau tùy theo phong tục tập quán của từng vùng, miền.
(Xem: 10045)
Trong mùa xuân, thiên nhiên tự làm mới lại, con người cũng tự làm mới lại thân tâm mình, mọi vật đều cố gắng chuyển hóa thành mới, trong sạch, thanh tịnh.
(Xem: 34368)
Chúng ta thường nghe nói thế gian là biển khổ, bởi thế gian vui ít khổ nhiều. Nhưng trong chỗ vui đó, rốt cuộc cũng không tránh được khổ.
(Xem: 17528)
Ngày hết Tết đến nhìn thấy còn những người đau khổ chung quanh thì lòng mình không thể dửng dưng...
(Xem: 32471)
Niệm Phật tức là tham thiền không phải hai pháp, ngay lúc niệm Phật, trước tiên phải buông bỏ hết thảy các thứ vọng niệm, tạp loạn phiền não, tham, sân, si...
(Xem: 21915)
Thân của ta hôm nay thật là mong manh như bọt nước, niệm niệm sanh diệt không dừng. Lại sống trong ngôi nhà lửa không an ổn, sao mà cứ tỉnh bơ không chịu quán sát cho kỹ...
(Xem: 11087)
Ngoài kia, từng cánh én đang tung tăng chao lượn, dòng người thì tấp nập ngược xuôi trong tà áo mới, trên gương mặt ai nấy hân hoan rạng ngời
(Xem: 17361)
Tình yêu như bát bún riêu. Bao nhiêu sợi bún bấy nhiêu sợi tình.
(Xem: 16950)
Khách thập phương rảo bước quanh sân chùa, ngắm nhìn cảnh vật, cội mai già, nụ mai còn hàm tiếu.
(Xem: 10560)
Cụm từ trên không biết có tự bao giờ…? Thế nhưng từ lâu cho đến tận ngày hôm nay, thật sự đã đi sâu thẳm vào
(Xem: 10747)
Khi cây mai vàng chưa kịp đưa hương Và bờ cỏ đương đổi màu hoang tái Bóng chiều nghiêng cánh én còn ái ngại Vẫn nghe lòng vời vợi bước xuân phương
(Xem: 9446)
Vẫn mang chiếc áo lỳ năm tháng cũ Vẫn chiều nay, Bên khung cửa hôm nào Ta nhấp nháp chung trà hương viễn xứ
(Xem: 10518)
Cành mai năm trước, cành đào bây giờ vẫn một sắc hương, cội mai già nỉ non bung ra từng hé nụ, hoa đào đón gió tưng bừng khoe sắc hương.
(Xem: 10538)
Hãy nhìn lại thật gần, thật kỹ, những gì đang có trong lòng bàn tay. Mùa xuân không ở đâu xa. Mùa xuân ở nơi ấy.
(Xem: 10426)
Tâm giống như con khỉ (kapicitta) là một thuật ngữ, đôi khi Đức Phật dùng để diễn tả các hành-vi lo-lắng, khuấy-động,
(Xem: 12347)
Chư Thiện nhân! Trên đời có muôn ngàn đường lối, tại sao lại chỉ khuyên người niệm Phật?
(Xem: 12309)
Tôi không có tham vọng viết nhiều về Thuyết tiến hóa cũng không tham vọng viết ra đây cuộc đời của Charles Darwin (1809-1882)
(Xem: 9893)
Năm mới, chúng ta đón chào một mùa xuân mới được nhiều phước lộc, và học thay đổi cách sống mới để làm đời mình thêm tươi vui, hạnh phúc.
(Xem: 13070)
Hiện nay, ở một số chùa có trưng bày tượng ba con khỉ trong sân chùa. Nhưng không phải ai cũng biết về nguồn gốc cũng như...
(Xem: 9606)
Thay đổi cuộc đời trong Năm mới chính là Làm mới chính mình, nuôi dưỡng suối nguồn hạnh phúc.
(Xem: 9015)
Thành đạo còn gọi là Đắc Đạo, chứng đạo, đạt đạo, thành tựu đạo quả.
(Xem: 11705)
Phật pháp thường nói “ mạng người vô thường, cõi nước rủi ro”, “ thân người khó được Phật pháp khó nghe”;
(Xem: 13326)
Này các Tỷ kheo, các ông nên thực tập để luôn luôn sống trong chánh niệm và tỉnh giác. Bất cứ làm điều gì, các ông phải làm với chánh niệm.
(Xem: 11911)
Trước khi tìm hiểu kỹ về Thiền tông, chúng ta nên có một quan niệm tổng quát về tông phái này thì khi đi sâu vào chi tiết sẽ bớt bỡ ngỡ.
(Xem: 11162)
Khi chúng ta có ước muốn theo đuổi con đường tâm linh, ta phải hiểu thấu vì sao lại chọn đi con đường này.
(Xem: 11485)
Lòng bi mẫnsự thiền định hay thực hành quan trọng nhất mà bạn có thể làm. Mặc dù những giáo lý của Đức Phật nói về...
(Xem: 10211)
Tịnh Độ là một pháp môn rất thù diệu, dễ tu dễ chứng và phù hợp với mọi trình độ căn cơ chúng sanh. Chỉ cần người có lòng tin vào nguyện lực của Phật A di đà...
(Xem: 10132)
“Từ Thị Di Lặc” nghĩa là : người mang chủng tánh Từ Bi, rộng đức bao dung, hòa ái, êm dịu, luôn đem lại sự an lành hạnh phúc cho mọi người và cho cả cuộc đời.
(Xem: 10797)
Nguyên tác: Making Space with Bodhicitta; Tác giả: Lama Yeshe; Chuyển ngữ: Hoa Chí
(Xem: 27994)
Tiết Vu Lan bâng khuân nhớ Cha công dưỡng dục, mùa Báo hiếu bùi ngùi thương Mẹ đức cù lao... Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 10677)
Con người không biết Phật cũng chẳng sao, không biết Nho giáo cũng chẳng sao, thậm chí không tín ngưỡng tôn giáo cũng chẳng sao, chỉ cần họ biết đạo lýsự thật của Nhân Quả Báo Ứng thì được rồi.
(Xem: 7308)
Lúc gần đây, khi tôi vào trang mạng của Dzogchen Ponlop Rinpoche đọc một bài viết có tựa đề là "Đạo Phật Là Một Tôn Giáo, Có Đúng Không?", tôi đã ngạc nhiên vì một số ý-kiến của người-đọc ở phần bên dưới bài viết
(Xem: 9230)
Tư tưởng thuần khiết nhất này là nguyện ước và ý chí đưa tất cả chúng sanh đến sự thực chứng năng lực Giác Ngộ vô thượng.
(Xem: 11669)
Người tu thiền chẳng những tâm được yên, trí sáng mà cơ thể lại tốt nữa. Cuộc sống lúc nào cũng vui tươi, không buồn không khổ.
(Xem: 11556)
Sáu pháp môn mầu nhiệm, Hán gọi là Lục diệu pháp môn. Nghĩa sáu phương pháp thực tập thiền quán, giúp ta đi vào cửa ngõ của định và tuệ, cửa ngõ giải thoát hay Niết bàn.
(Xem: 10964)
Thiền là gì? Để trả lời câu hỏi này, ngôn từ không phải bao giờ cũng cần thiết hay hoàn toàn thích đáng.
(Xem: 10188)
Thiền quán là nhìn một cách tĩnh lặng. Nhìn sự vật “như nó là”, không suy luận, không biện giải, không phê phán…
(Xem: 10131)
Ba viên ngọc quý Phật, Pháp, Tăng mà ai cũng có đầy đủ đều không ngoài Bản Tâm Tự Tánh mình.
(Xem: 13685)
Bậc giảng giải vô song, đỉnh cao của dòng họ Thích Ca, Người dìu dắt chúng sanh bằng giáo huấn duyên khởi...
(Xem: 14761)
Trên đây là bài dịch từ trang 18-20 trong quyển ’Kindness, Clarity,and Insight’ của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 Tenzin Gyatso, với sự đồng ý của Snow Lion Publications
(Xem: 10383)
Thiền không phải là một tôn giáo, một học thuyết hay một quan niệm thuộc về tri thức.
(Xem: 11771)
Phải chăng trường đời là nơi tranh danh đoạt lợi, hay chính là do mầm tham ái ở tại lòng mình mới là động cơ sinh ra mọi sự?
(Xem: 10727)
Tịnh Độ hay Quốc Độ của Chư Phật là từ dùng để chỉ Thế Giới đẹp đẽ, thanh tịnh, tôn nghiêm, là nơi các Đức Phật cùng hàng Thánh Giả và các Tín Chúng cư ngụ.
(Xem: 10404)
Truyền thừa Sakya là một trong bốn truyền thống tâm linh vĩ đại tại Tây Tạng.
(Xem: 9771)
Đức Dalai Lama từng nhiều lần dạy rằng, Phật giáo Kim cương thừa không phải là Lạt-ma giáo.
(Xem: 10527)
Người Phật tử Việt Nam xưa nay thường biết đến khái niệm Tịnh độ qua các kinh nói về Phật Di Đà (Amitābhasutra và Sukhavativyūhasutra) từ Hán tạng
(Xem: 9169)
Hãy nghe ĐỨC PHẬT định nghĩa về thiền : « Ở đây nầy các Tỳ Kheo, vị tỳ kheo đi đến khu rừng dưới một gốc cây hay đi đến chỗ nhà trống và ngồi kiết già lưng thẳng...
(Xem: 9831)
Bằng nguyện lực của Tam Bảo Tối Thượng đáng tin cậy Và chân lý của tinh thần trách nhiệm toàn cầu của chúng con, Nguyện cho Phật pháp quý báu lan rộng và hưng thịnh Ở mọi vùng đất, theo chiều dài và chiều rộng của phương Tây.
(Xem: 10061)
Một trong những mục đích chính của việc tranh luân trong khi tu học Phật pháp là để giúp bạn phát triển nhận thức quả quyết (nges-shes).
(Xem: 10370)
Trong Hiện Quán Trang Nghiêm Luận (mNgon-rtogs rgyan, tiếng Phạn, Abhisamayalamkara), Đức Di Lặc đã liệt kê bốn mươi sáu lỗi lầm ảnh hưởng đến việc phát triển trí tuệ tương ứng với căn cơ của chư Bồ tát (sbyor-ba’i skyon).
(Xem: 10498)
Của cải không trường tồn hay thường còn mãi mãi. Lòng tham của cải giống như uống nước muối, ta sẽ chẳng bao giờ có đủ.
(Xem: 10388)
Nền tảng của mọi phẩm chất tốt đẹpvị bổn sư tử tế, hoàn hảothanh tịnh; Sùng mộ ngài một cách đúng đắn là cội nguồn của đường tu.
(Xem: 9980)
Tâm là một sự chuyển động, bản tánh của nó là sự di động. Thực thể cơ bản của nó là sự trong sángtrong suốt.
(Xem: 9692)
Đường tu được tất cả chư Bồ tát thiện hảo tán thán, Cửa ngõ cho những người may mắn mong cầu giải thoát.
(Xem: 13344)
Cả Đức Thích Ca Mâu Ni Phật và Guru Rinpoche đều tiên tri sự ra đời và thành tựu tâm linh của Tông Khách Ba.
(Xem: 16144)
Long Thọ (Nagarjuna, Klu-grub), cùng với Vô Trước (Asanga, Thogs-med), là hai đại hành giả tiên phong của truyền thống Đại thừa.
(Xem: 13327)
Con xin sám hối nghiệp xấu ác của tự thân cùng tha nhân, và hoan hỷ với công đức của tất cả chúng sanh.
(Xem: 11413)
Tôi đã nhận được một món quà tặng quan trọng nhất từ bố tôi: đó là niềm tin về tôn giáo. Suốt đời tôi, tôi sẽ nhớ ơn bố tôi. Vì, bố là vị Bồ Tát của tôi.
(Xem: 10994)
Năm nay, Vu Lan khởi sắc một cách khác thường. Từ ngày 14 âm lịch đến rằm, lượng số người đi lễ như trẩy hội. Một số con đường chính đều bị tắt nghẽn giao thông.
(Xem: 10961)
Đạo Phật dạy về tầm quan trọng của sự kính trọng bố mẹ, và sự báo đáp công ơn bố mẹ.
(Xem: 12067)
Vu lan lại đến.Hiếu hạnh của con trẻ lại được nhắc đến. Nhưng đâu đó cũng thấy hiện lên các tiêu đề nói về việc con giết cha, hãm hiếp mẹ, những nghịch hạnh không ai có thể chấp nhận.
(Xem: 15182)
Tôi thấy tôi mất mẹ, mất cả môt bầu trời…
(Xem: 10463)
"Mẹ, Mẹ là giòng suối dịu hiền. Mẹ, Mẹ là bài hát thần tiên…Là bóng mát trên cao, là mắt sáng trăng sao, là ánh đuốc trong đêm khi lạc lối…"
(Xem: 11577)
Mẹ ơi tháng Bảy về rồi Là mùa hiếu hạnh tuyệt vời lên ngôi Nhớ ơn mẹ đã một đời Tảo tần mưa nắng tô bồi đời con
(Xem: 10447)
Mùa thu với tháng bảy mưa ngâu, với trăng thu diệu vợi, quê hương Việt nam chúng ta với biết bao vẻ đẹp êm đềm qua ánh trăng rằm tháng bảy Vu lan.
(Xem: 10967)
Sau khi đắc quả A-La-Hán, Tôn giả Mục Kiền Liên vận thần thông đi khắp các cõi tìm người mẹ đã khuất.
(Xem: 9911)
Lễ hội Vu lan bồn hay còn được gọi một cách phổ biếnlễ hội Cô hồn là một sự kiện quan trọng ở Trung Quốc vì nó được nối kết với việc thờ cúng tổ tiên.
(Xem: 10248)
Từ hơn mười năm qua, cũng có thể là xa hơn chút nữa, ngày lễ Vu Lan Báo Hiếu hằng năm, đặc biệt là lễ cài hoa hồng, đã có sức lan tỏa mạnh mẻ ra ngoài khỏi khuôn viên những mái chùa Phật giáo
(Xem: 11298)
Theo truyền thuyết nhà Phật, Bà mẹ Mục Kiền Liên Là người không mộ đạo Báng bổ cả người hiền.
(Xem: 10858)
Tháng bảy mùa Vu Lan trời buồn âm u mưa sùi sụt trắng xóa con đê quê mẹ. Tháng bảy mùa Vu Lan mây buồn giăng giăng kín lối con về quê mẹ…
(Xem: 12752)
Rằm tháng 7 - đại lễ Vu Lan, tưởng niệm gương đại hiếu của tôn giả Moggallāna (Mục Kiền Liên) đối với mẹ trong cảnh khổ ngạ quỷ;
(Xem: 24032)
Lòng thương của cha mẹ sẽ pha thêm màu xanh cho bầu trời, tô thêm màu biếc cho đại dương; và gia đình này, trái đất này, với bàn tay chăm sóc của cha mẹ, sẽ là hành tinh xanh, mỹ miều, tươi mát hơn bao giờ.
(Xem: 12478)
Ta còn một dòng sông, dòng sông xưa uốn khúc những nỗi niềm cay cực với bóng mẹ lênh đênh tất tả chuyến đò đời.
(Xem: 10183)
Kinh Vu Lan hiện được dịch ra tiếng Việt và được phổ thơ để các Phật tử dễ đọc tụng và dễ nhớ
(Xem: 28260)
Mùa Vu Lan lại về với người con Phật, mang nhiều ý nghĩa thâm diệu, vừa siêu nhiên của lãnh vực tâm linh, vừa hiện thực với văn hóa nhân gian...
(Xem: 19166)
Cách đây hơn 10 năm tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York, Hoa Kỳ, các thành viên của Liên Hiệp Quốc đã đồng thuận mỗi năm lấy ngày Vesak của Đức Phật làm ngày Phật Đản của thế giới.
(Xem: 10794)
Cách đây hơn 26 thế kỷ, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thị hiện tại xứ Ấn Độ cổ xưa, cội nguồn của nền văn minh sông Hằng. Sự kiện trọng đại Đức Thế Tôn thị hiện vào cõi đời này thật là hy hữu.
(Xem: 23039)
Gần hai trăm nghìn người không phân biệt Tôn giáo, Quốc tịch, Chính đảng, ngày 10/05/2015 tại Đài Bắc Quốc tế Phật Quang hội tổ chức thiên Tăng, vạn Chúng Khánh chúc Phật đản, nhất tâm Thập nguyện báo Mẫu ân,
(Xem: 31188)
Tôi tin hy vọng rằng tất cả người dân Nepal nhân mùa lễ này hãy chuyển hóa những vụn vỡ để có thể làm cho mọi thứ trở nên nhẹ nhàng hơn trong cuộc sống giống như thông điệp của Đại lễ về giá trị con người.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant