Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Chương 10: Đối diện với khó khăn

26 Tháng Mười Hai 201000:00(Xem: 8310)
Chương 10: Đối diện với khó khăn

CHÁNH NIỆM CƠ BẢN

Thiền sư: Henepola Gunaratana
Dịch Việt: Lương Thanh Bình

Chương 10: Đối diện với khó khăn

Rồi bạn sẽ phải gặp nhiều khó khăn trong sự tu tập của mình. Ai cũng thế. Khó khăn xảy ra ở muôn ngàn dạng khác nhau, và điều bạn có thể tin chắc là, bạn sẽ phải gặp không ít thì nhiều mà thôi. Điều khuyên chính để đối diện với những trở ngại là, nên có một thái độ đúng đắn. Khó khăn là phần cần thiết phải có, để làm cho sự tu tập trở nên trọn vẹn. Chúng không phải là những gì cần phải tránh, mà là những thứ được dùng như là những cơ hội quí giá cho sự học hỏi.

Nguyên nhânchúng ta bị đắm ngập trong bãi bùn đời sống, là không ngừng chạy trốn những khó khăn và kiếm tìm những ham muốn của mình. Tu thiền như là cái phòng thí nghiệm, cho chúng ta có được một hoàn cảnh để khám nghiệm những hội chứng và chế ra những phương thức đối trị từng khó khăn một. Những khó khăn bất ngờ, chật vật phát sinh trong suốt buổi tọa thiền giống như là lúa trong máy xoay. Chúng là những vật liệu cho chúng ta làm việc. Sẽ không có hạnh phúc nếu không có khổ đau và ngược lại. Cuộc sống được cấu thành bởi niềm vui và sự khốn khổ. Chúng cùng tồn tại và song hành. Tu thiền cũng không ngoại lệ. Bạn sẽ kinh nghiệm qua lúc tốt, lúc xấu, khi mê ly, khi sợ hãi.

Cho nên đừng bao giờ ngạc nhiên khi bạn kinh nghiệm được cái cảm giác như gặp phải một bức tường dày không lối qua. Đừng nghĩ là mình đặc biệt. Mỗi thiền sinh lão luyện đều có bức tường riêng của họ. Nó xuất hiện rất nhiều lần. Nên sẵn sàng, chuẩn bị để đương đầu với bức tường của chính mình. Và khả năng đương đầu với khó khăn còn tùy thuộc vào thái độ lúc ấy của bạn. Nếu bạn học cách để ý tới những sự chật vật này như là những cơ hội, vận may để phát triển trong tu tập thì bạn sẽ có được nhiều tiến bộ. Khả năng trực diện với những vấn đề nóng bỏng khởi sinh trong tu thiền sẽ đi vào cả cuộc đời của bạn, và giúp bạn xử lý trôi chảy những vấn đề to tát đã từng làm khó khăn bạn. Nếu bạn trốn tránh những mảnh tâm thô thiển xấu xa trong tu thiền lúc nó trổi dậy, đó là bạn làm cho những thói quen mạnh thêm lên. Những thói quen này đã làm cho cuộc đời bạn không ra gì cả và rồi sẽ gây tệ hại thêm hơn.

Rất ư quan trọng khi học cách chạm trán với những lãnh vực khiếm khuyết của đời mình. Công việc của thiền giả là học sao kiên nhẫn với chính mình, nhìn tự thân theo chiều hướng khách quan, toàn bộ với tất cả những điều bất hạnh và nhược điểm của bản thân. Chúng ta phải học cách dịu dàng với chính mình. Nhìn xa sẽ thấy rằng, trốn tránh những gì mình không thích là một hành động tàn nhẫn cho bản thân. Nói một cách nghịch lý, lòng nhân từ đòi hỏi phải đối diện với sự ghét bỏ khi nó phát sinh. Một chiến lược phổ thông của con người khi đối diện với nghịch cảnh là tự kỷ ám thị: khi những gì xấu xa phát sinh, bạn tự thuyết phục lấy mình là tránh xa nó đi để tìm những gì tốt hơn. Còn sách lược của đạo Phật thì trái ngược lại. Thay vì giấu diếm hay cải trang cho nó, lời Phật dạythôi thúc bạn nghiên cứucho đến tận cùng. Đạo Phật khuyên bạn đừng nên khắc sâu những cảm giác mà bạn không thật có hay trốn tránh những tình cảm mà bạn thật sự có. Nếu bạn đang bị khốn khổ thì hãy cứ khốn khổ đi; đây là một sự thật, nó đang xảy ra, hãy đối diện với nó. Nhìn thẳng vào nó mà không một chút gì nao núng. Khi bạn gặp cảnh trạng không tốt, kiểm nghiệm sự không tốt kia, quan sát nó trong chánh niệm, nghiên cứu hiện tượng và học cái lý lẽ cấu tạo ra nó. Phương pháp vượt ra khỏi một cái bẫy là học xem cấu trúc và sự hoạt động của cái bẫy ra sao. Bạn làm việc này bằng cách tháo rỡ nó ra thành từng phần nhỏ. Cái bẫy không còn giam giữ bạn được nữa khi nó bị bạn rã nó ra thành từng mảnh. Kết quả là sự tự do.

Đây là điểm quan yếu, nhưng nó lại là điểm hời hợt nhất trong triết lý Phật giáo. Những ai nghiên cứu giáo lý Phật giáo một cách theo hình thức bên ngoài sẽ vội vàng kết luận là một giáo lý bi quan, chỉ nhấn mạnh về những điều không tốt như là khổ đau, luôn luôn thôi thúc chúng ta đối diện với những cảnh trạng khó chịu của cơn đau, chết, và bệnh hoạn. Người Phật tử không nghĩ rằng mình là người bi quan — mà trên sự thật còn là trái ngược nữa. Đau khổ luôn tồn tại trong đời sống và là điều không thể nào tránh được. Học cách đối xử với nó thì không thể nào gọi là bi quan được, mà còn là lạc quan thực dụng. Bạn sẽ phải hành xử ra sao khi người hôn phối của bạn qua đời? Bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu có người mẹ sẽ từ trần vào ngày mai? Hoặc là em gái hay là người bạn thật thân? Giả sử bạn bị thất nghiệp, mất số tiền trong trương mục tiết kiệm, tàn tật một cánh tay trong một ngày; và đối diện với cái viễn ảnh sẽ phải sống trọn chuỗi ngày còn lại trên chiếc xe lăn? Bạn sẽ ra sao khi đối diện với nổi đau khi mắc phải bệnh ung thư và xử thế ra sao khi tử thần đang kề cận? Bạn có thể vượt qua một vài bất hạnh trên nhưng không thể nào tránh hết tất cả được. Phần lớn chúng ta đây đều có bạn bè, người thân đã vĩnh viễn ra đi. Tất cả chúng ta thỉnh thoảng lâm bệnh; và rồi cũng sẽ có một ngày không sớm thì muộn ta sẽ chết đi. Bạn có thể khổ đau vật vã khi nó đến hay là đối diện bằng trí tuệ — sự lựa chọn là của bạn mà thôi.

Cơn đau thì không thể nào tránh, còn khổ đau thì tránh được. Cơn đau và khổ đau là hai điều khác biệt. Nếu bất kỳ một trong những thảm họa kia giáng xuống đầu của bạn trong trạng thái hiện giờ thì bạn sẽ khổ đau. Theo thói quen sẳn có hiện đang khống chế tâm sẽ đưa bạn vào cơn thống khổ mà không có cách nào thoát ra. Chỉ một ít thời gian học những phương pháp thay thế cho các thói quen này thì thật là đáng giá. Phần lớn đời người đã bỏ ra biết bao năng lực để chế ra phương cách tăng thêm khoái lạc và giảm đi cơn đau. Đạo Phật cũng không có khuyên bạn đừng làm việc này. Tiền tài và sự bảo đảm là điều tốt. Cơn đau thì nên tránh nếu có thể được. Không có ai bảo bạn phải từ bỏ những gì bạn sở hữu hay tìm ra những cơn đau không cần thiết, nhưng đạo Phật khuyên bạn nên bỏ chút thời giannăng lực để học cách đối diện với sự khó chịu, bởi vì có những cơn đau không thể nào tránh khỏi.

Khi bạn thấy một chiếc xe đang đà cán lên người mình, thì bằng mọi phương cách và nổ lực bạn phải cố gắng tránh nhanh. Dành thời gian cho tu thiền cũng như thế. Học cách chạm trán với phiền muộn là cách duy nhất để xử sự với những chiếc xe mà bạn không thể thấy.

Nhiều vấn đề sẽ phát sinh trong tu tập. Một số là ở dạng sinh lý, một phần ở dạng tâm lý, và phần khác qua quan điểm của thiền giả. Tất cả đều phải đương đầu, có cách hành xử riêng biệt, và đều là cơ hội để cho bạn tự vượt qua chúng.

Vấn đề 1: Cơn đau sinh lý

Không ai thích cơn đau cả, nhưng dù muốn hay không mỗi người đôi khi đều có cơn đau. Nó là kinh nghiệm chung và có chiều hướng xảy ra trong lúc tu tập ở dạng này hay thể khác. Xử lý cơn đau phải qua hai giai đoạn. Một là thoát ra khỏi cơn đau nếu được, bằng không thể thì giảm thiểu nó được phần hay phần ấy. Kế tiếp, nếu cơn đau còn xót lại, dùng nó như là một đề mục thiền. 

Bước đầuđối phó với cơn đau sinh lý. Có thể, cơn đau là một cơn bệnh chẳng hạn như nhức đầu, nóng lạnh, vết bầm, hay bất kỳ thứ gì tương tự. Trong trường hợp này, hãy dùng những dược liệu trước khi ngồi tọa thiền: uống thuốc, thoa bóp dầu, hay làm những gì thường hay vẫn làm. Có những cơn đau do tư thế ngồi gây ra. Nếu bạn chưa từng ngồi lâu trong thế kiết già trên sàn nhà, thì cần phảithời gian điều chỉnh. Những nỗi khó chịu gần như không thể nào tránh được. Tùy theo nơi đau mà có cách đối trị tương ưng. Nếu đau nơi ống quyển hay đầu gối, thì xem xét lại quần của bạn. Có thể nó chật trội quá hay làm bằng vật liệu dày, nên thay đổi nó. Xét lại cái tọa cụ nữa. Nó nên cao khoảng ba phân tây khi ngồi lên. Nếu đau nơi thắt lưng, hãy nới lõng giây lưng quần. Nếu đau nơi eo lưng, thì tư thế ngồi chắc là không đúng. Nghiêng ngã thì không bao giờ dễ chịu cả, hãy ngồi thẳng lên. Đừng nên cứng đơ dù cho đang giữ cho cột sống thẳng. Đau nơi vùng vai và cổ thì do nhiều nguyên do. Thứ nhất, cách đặt tay không đúng. Hai bàn tay nên nằm yên trên vế. Đừng khép chúng lên ngang eo. Cánh tay và gân cổ nên thả lỏng. Đừng để đầu rũ xuống phía trước. Giữ nó thẳng lên theo chiều cột sống.

Sau khi bạn đã điều chỉnh những thể loại khác nhau mà vẫn còn bị cơn đau tồn tại, thì thử bước thứ hai. Xem cơn đau như là đối tượng thiền. Đừng lúc lắc, xoay chuyển, chỉ đơn thuần quan sát cơn đau trong chánh niệm. Khi cơn đau trở nên khốc liệt, bạn sẽ nhận ra là sự chú tâm không còn ở với hơi thở nữa. Đừng chống chọi lại. Cứ để cho sự chú tâm nhập theo cảm giác đó. Hòa nhập trọn vẹn vào cơn đau, chứ đừng xen vào kinh nghiệm đang có. Hãy kiểm tra cảm giác này. Vượt qua cái phản ứng tránh né để đi thẳng vào thực chất của cảm giác nằm tiềm ẩn phía bên dưới kia. Bạn sẽ khám phá ra vốn có hai phần đang hiện hữu. Một là cảm giác đơn thuần — cơn đau. Hai là sự kháng cự của bạn đối với cảm giác đó. Phản ứng kháng cự thì một phần ở thân và một phần ở tâm. Phần sinh lý bao gồm sự căng thẳng các cơ bắp ở vùng có cơn đau xảy ra. Hãy thả lỏng các cơ bắp này, từng phần nhỏ một cho đến bao giờ tất cả không còn căng nữa. Chỉ mỗi bước này có lẽ làm giảm bớt phần lớn cơn đau rồi. Kế tiếp là đuổi theo sự kháng cự của phần tâm lý. Cũng giống như sự căng thẳng sinh lý, tâm lý cũng bị ảnh hưởng theo. Tâm lý của bạn bị cột cứng bởi cảm giác của cơn đau, đang cố gắng tự vệ và đẩy nó ra khỏi Ý thức. Sự chối bỏ là một dạng của thái độ “Tôi không thích cảm giác này” hay “đi chỗ khác chơi” mà không cần nói thành lời. Nó rất vi tế, nhưng nó đang ở đấy, và sẽ được thấy nếu bạn thật sự quan sát. Hãy tìm ra nó để thư giãn nó. 

Phần sau cùng thì rất tế nhị. Không có ngôn ngữ nào của loài người có thể diễn đạt hành động này một cách chắc chắn được. Cách tốt nhất là dùng lối suy diễn. Kiểm soát những gì bạn làm đối với những cơ bắp đang gồng cứng kia, dùng cách ấy đối với tâm căng thẳng của mình, thả lỏng từng phần. Kinh điển thừa nhận rằng thân và tâm có mối liên hệ mật thiết. Điều này đúng đến nỗi nhiều người không nhận ra sự khác biệt của hai phần khác nhau. Đối với họ, nới lỏng thân là nới lỏng tâm và ngược lại. Họ kinh nghiệm sự thả lỏng thân và tâm là một tiến trình. Dù theo cách nhìn nào đi nữa, cứ thả lỏng hoàn toàn cho đến khi nào sự chú tâm chậm xuống để vượt qua cái chướng ngại (cơn đau) đang gặp. Có một vùng xám giữa cái Ngã và những thứ khác. Có một ranh giới giữa “tôi” và “cơn đau.” Làm tan biến cái chướng ngại này thì sự phân cách kia biến mất. Bạn dần dần đi vàođồng hóa với cơn đau. Bạn trở thành cơn đau. Bạn chăm chú nhìn thấy sự suy giảm của nó (cũng như cái Ta) và bám theo nó, để rồi sẽ có điều kỳ diệu đến với bạn. Nó không còn đau nữa. Khổ đau cũng mất đi. Chỉ còn lại cơn đau ở đó, một kinh nghiệm gần đó, ngoài ra không còn gì cả. Con người “tôi” bị đau đã biến mất. Kết quả là sự giải thoát cơn đau.

Đây là một tiến trình từng phần. Giai đoạn ban đầu, bạn mong vượt qua được những cơn đau nhỏ và bị quật ngã bởi cơn đau lớn. Cũng giống như những kỹ năng khác, nó sẽ tăng tiến theo thời gian thực hành. Càng thực hành nhiều hơn thì khả năng xử lý cơn đau lớn sẽ khá hơn. Nên hiểu rõ ràng điều này vậy. Chúng tôi không ủng hộ việc hành hạ thân xác ở trong lãnh vực này. Tự sĩ nhục bản thân không phải là điều muốn nói ở đây.

Đây là buổi tập luyện trong tỉnh giác chứ không phải chịu đựng cơn hành hạ. Nếu cơn đau trở nên khủng khiếp thì cần phải dời chuyển tư thế, nhưng phải làm thật chậm và trong chánh niệm. Quan sát sự di chuyển, cảm cái cảm giác trong khi di động. Quan sát xem nó tác động ra sao đối với cơn đau, xem xét cơn đau giảm xuống. Cố gắng đừng di chuyển nhiều. Thay đổi càng ít thì càng dễ giữ trọn vẹn chánh niệm chừng bấy nhiêu. Nhiều thiền sinh mới nói rằng họ không thể nào giữ chánh niệm được trong khi cơn đau đang hiện diện. Sự khó khăn này xuất phát từ ý niệm sai lầm. Những thiền sinh này quan niệmchánh niệm thì khác biệt với trạng thái kinh nghiệm cơn đau. Thật ra thì không phải. Chánh niệm không bao giờ hiện hữu đơn độc. Nó luôn luôn có đối tượng. Cơn đau là trạng thái của tâm. Bạn có thể chánh niệm về cơn đau giống như về hơi thở.

Ở chương 4 chúng tôi đã nhắc qua những qui tắc ứng dụng vào cơn đau giống như vào những trạng thái tâm khác. Bạn nên cẩn trọng đừng để vượt quá mức chịu đựng và cũng đừng quá giải đãi cho có lệ. Đừng bao giờ áp đặt thêm mà cũng đừng nên để bỏ xót chi tiết nào cả. Đừng khõa lấp kinh nghiệm đơn thuần với những khái niệm tương đối hay những ý tưởng xa xôi nào đó. Giữ sự tỉnh giác vào giây phút hiện tại, ngay nơi cơn đau, để không bỏ xót bất cứ gì từ đầu cho đến cuối. Cơn đau không được nhìn dưới ánh sáng của chánh niệm, sẽ tạo nên sự đề kháng tâm lý như là sợ hãi, hồi hộp, hay giận dữ. Nếu nhìn nó một cách đúng đắn, chúng ta không có phản ứng như thế. Nó chỉ là cảm giác, luồng năng lực đơn giản mà thôi. Một khi bạn đã học được cách thức này rồi đối với cơn đau sinh thể, thì bạn có thể ứng dụng nó cho hết khoảng đời còn lại của mình. Bạn áp dụng nó vào bất kỳ cảm giác khó chịu. Những gì giải quyết được cơn đau thì sẽ công hiệu với sự bất an và sự trầm cảm. Phương pháp này là một kỹ năng ích lợiphổ biến nhất trong đời sống con người. Nó là tính kiên nhẫn.

Vấn đề 2: Chân bị tê dại đi

Rất phổ biến cho những thiền sinh mới là hai chân bị tê dại trong buổi tọa thiền. Chẳng qua là họ không quen với tư thế ngồi kiết già. Một vài người lo âu về vấn đề này. Họ cảm thấy cần phải đứng lên và di động một chút. Số ít khác thì cho rằng họ sẽ bị chứng hoại thư vì máu không thể tuần hoàn. Tê cứng nơi chân thì không có gì đáng lo ngại cả. Nó xảy ra do sự xiết chặc vào nhau chứ không phải do máu không tuần hoàn. Bạn không thể nào làm tổn hại các tế bào chân do ngồi. Cho nên đừng căng thẳng. Khi chân của bạn bị tê trong lúc tọa thiền, chỉ quan sát hiện tượng ấy trong chánh niệm là đủ. Kiểm soát xem nó cảm thấy như thế nào. Nó là một dạng khó chịu, nhưng nó không đau đớn nếu bạn không căng gồng lên. Hãy bình tĩnhxem xét nó. Nó sẽ không sao cả dù cho hai chân của bạn bị tê suốt cả buổi thiền tọa. Sau một thời gian tu tập, hiện tượng này dần dần biến mất. Thân thể của bạn dần dần điều chỉnh theo thời gian tu tập. Rồi đây bạn sẽ không còn bị tê chân nữa dù cho bạn có ngồi trong suốt một thời gian thật dài.

Vấn đề 3: Cảm xúc lạ

Thiền giả kinh nghiệm đủ loại hiện tượng khác nhau trong tu thiền. Một số người bị ngứa ngáy. Có người bị rùng mình, thoải mái sâu xa, cảm thấy bay bổng hay bềnh bồng. Bạn cũng có thể cảm thấy mình to lớn lên hay thu nhỏ lại, hoặc là tung lên không. Những thiền sinh mới thường hay mừng rỡ khi gặp những cảm giác này. Trong sinh hoạt đời sống, phần lớn của cảm xúc giác quan luôn bị hạn chế mà không thể truyền thông trọn vẹn tới ý thứcchúng ta đã quen với phối cảnh ấy rồi. Khi sự thư giãn được thiết lập, cả hệ thống thần kinh thu nhập những cảm xúc giác quan trở nên có năng xuất cao hơn, mang đến những trạng thái cảm xúc khác lạ hơn bình thường, chứ không biểu hiện bất cứ ý nghĩađặc biệt cả. Nó chỉ đơn thuầncảm giác như những cảm giác khác mà thôi. Cho nên cứ giữ vững phương pháp hành trì, xem xét nó trổi dậy và tan biến đi chứ đừng can thiệp vào.

Vấn đề 4: Trạng thái mơ màngHôn trầm

Hôn trầm hay trạng thái mơ màng thường hay xảy ra trong buổi tọa thiền. Khi bạn trở nên yên lặng và thoải mái, lại chính là lúc nó dễ dàng xảy ra nhất. Điều oái oăm là, thông thường kinh nghiệm trạng thái này khi chúng ta chập chờn đi vào giấc ngủ, giờ thì lại gặp nó trong tiến trình tu tập. Cho nên chúng ta dễ dàng bị buông trôi (vào giấc ngủ gục). Khi nhận ra vấn đề này xảy ra, bạn phải áp đặt chánh niệm vào chính cái trạng thái hôn trầm này. Hôn trầm có nét đặc trưng riêng và rõ ràng. Nó có chừng mức ảnh hưởng đến quá trình tư tưởng của bạn. Tìm xem đó là những gì. Cảm giác nơi thân cũng cùng hoạt động với nó, xem xét ở những nơi nào.

Sự tỉnh giác muốn tìm hiểu này là khắc tinh của hôn trầm, và sẽ phân hóa nó đi. Nếu sự tỉnh giác không mang lại kết quả, thì bạn nên xét lại nguyên nhân sinh lý của cơn buồn ngủ. Tìm ragiải quyết nó. Nếu bạn vừa ăn xong và hơi no thì có thể đó là nguyên nhân. Tốt nhất là ăn nhẹ trước khi tọa thiền hay là đợi khoảng chừng một giờ sau bữa ăn no. Đừng bỏ qua những điều hiển nhiên khác. Nếu bạn làm việc nặng nhọc quần quật cả ngày, thì dĩ nhiên là bạn bị mệt mõi. Tương tự thế, nếu bạn chỉ ngủ vỏn vẹn vài giờ đêm qua. Chăm sóc phần yêu cầu căn bản cho thân thể, rồi đến tu tập. Đừng chịu đầu hàng cơn buồn ngủ. Tỉnh biết trong khi ngủ là kinh nghiệm hoàn toàn trái ngược với tỉnh biết trong khi thiền định. Bạn sẽ không có được trí tuệ trong khi ngủ nhưng sẽ có được trong tu thiền. Nếu bạn cảm thấy quá buồn ngủ thì hãy hít vào một hơi thở thật dài và giữ đó càng lâu càng tốt; rồi thở ra từ từ. Lập đi lập lại cho đến khi thân thể nóng bừng và cơn buồn ngủ ra đi. Sau đó, trở về lại với hơi thở.

Vấn đề 5: Không thể tập trung

Sự chú tâm quá tích cực hay nhảy chuyền là trạng thái ai cũng có khi này hay khi khác. Thông thường thì áp dụng phương pháp được đề ra ở chương 11 và 12 nói về Vọng tâm. Bạn sẽ được chỉ dẫn về những nhân tố tác động từ bên ngoài đối với hiện tượng này. Điều chỉnh thời khóa biểu có thể là giải pháp tốt nhất cho vấn đề này. Chủng tử tâm có sức mạnh siêu nhiên, chúng có thể tồn tại trong tàng thức qua nhiều kiếp. Những hình ảnh nghệ thuật đã được thêu dệt, uốn nắn bằng những chất liệu, được diễn đạt một cách tài tình qua ngòi viết của nhà văn tài hoa qua những chi tiết và diễn cản có khả năng tiềm ẩn trong tâm mà ta không hay biết. Nếu bạn có xem cuốn phim hay nhất trong năm, thì buổi tọa thiền sau đó sẽ đầy dẫy những hình ảnh trong cuốn phim ấy. Nếu bạn đang xem dở dang quyển tiểu thuyết kinh dị nhất, thì buổi tọa thiền của bạn sẽ đầy ắp những quái vật kinh khiếp. Cho nên bạn cần phải hoán chuyển lịch trình của mình. Tọa thiền trước rồi mới đọc sách hay xem phim sau.

Yếu tố có tính thuyết phục khác là trạng thái cảm giác của bạn. Nếu đời sống của bạn đang có xung đột, sự dao động đó sẽ đi vào buổi tọa thiền. Cố gắng giải quyết hay ít nhất dàn xếp những va chạm cho ổn thỏa, nếu có thể, trước khi ngồi thiền. Cuộc sống sẽ suôn sẻ hơn và bạn không phải suy nghĩ một cách vô ích trong lúc tu tập. Đừng dùng lời khuyên này như là một nguyên cớ để bỏ qua buổi tọa thiền. Đôi khi bạn không thể nào giải quyết từng vấn đề trọn vẹn được trước khi ngồi xuống, thì cứ ngồi thiền đã. Dùng pháp tu thiền để buông xả tất cả những xử thế vị kỷ đã nhốt bạn vào trong quan điểm giới hạn của mình. Rồi đây vấn đề của bạn sẽ được cởi mở dễ dàng hơn. Cũng có những ngày chừng như cái tâm không chịu lắng yên mà bạn lại không thể nào tìm ra lý do tại sao. Nên nhớ lại tính lưu chuyển luân phiênchúng tôi đã nói qua. Tu thiền cũng đi theo tuần hoàn, có ngày tốt và cũng có ngày xấu.

Sự tu tập chính của thiền Minh Sáttỉnh giác. Một cái tâm trống không thì không quan trọn bằng chánh niệm về những gì cái tâm đang làm. Nếu bạn đang bị bấn loạn mà không thể làm một điều gì ngừng được, vậy thì hãy theo dõi nó (sự bấn loạn). Tất cả đều là của bạn. Kết quả sẽ là một bước gần hơn trong cuộc hành trình khám phá tự ngã. Ở trên tất cả, đừng bao giờ chán nản bởi cái tâm léc chéc không ngừng của mình. Tiếng xì xào kia chỉ là một đối tượng cho bạn áp đặt chánh niệm vào. 

Vấn đề 6: Sự nhàm chán

Thật là khó mà nghĩ ra được một việc làm nào khác nhàm chán hơn cái việc ngồi như cục đá hàng giờ không làm gì cả ngoài việc theo dõi cảm giác của hơi thở ra vào nơi viền mũi. Bạn sẽ rơi vào trạng thái nhàm chán rất nhiều lần trong quá trình tu tập của mình. Tất cả mọi người đều như thế và bạn cũng không ngoại lệ. Nhàm chán là một trạng thái tâm và cũng phải được đối trị một cách tương ưng. Có vài phương thức đơn giản giúp bạn xử lý vấn đề này.

Phương pháp A: Tái lập Chánh niệm thật sự

Nếu hơi thở bị lu mờ qua nhiều lần quan sát, thì bạn có thể tin chắc một điều: Chánh niệm của bạn đang bị lệch lạc rồi. Chánh niệm không bao giờ nhàm chán. Nhìn lại xem. Đừng bao giờ giả sử rằng bạn biết hơi thở là gì. Đừng bao giờ tin chắc rằng bạn đã thấy tất cả những gì mình đang thấy cả. Nếu bạn tin tưởng như thế, có nghĩa là bạn đang tạo ra khái niệm cho cả tiến trình quan sát rồi. Bạn không còn quan sát cái sự thật sống động nữa. Khi chú tâm rõ ràng vào hơi thở, hay bất cứ gì khác, thì bạn không bao giờ nhàm chán. Chánh niệm nhìn vào mọi đối tượng bằng cặp mắt của một em bé, đầy dẫy những kinh ngạc; mỗi giây phút như-nó-là và chỉ có một giây phút này tồn tại trong vũ trụ mà thôi. Bạn hãy nhìn lại thử xem.

Phương pháp B: Quan sát trạng thái Tâm của bạn đang có

Nhìn vào trạng thái nhàm chán trong chánh niệm. Nhàm chán là gì? Ở đâu? Cảm giác ra sao? Cấu trúc của nó là gì? Nó có xúc chạm được không? Nó ảnh hưởng ra sao tới tâm hành? Cho nhàm chán một cái nhìn hoàn toàn mới mẻ như là bạn chưa hề nhàm chán bao giờ, và đây là lần đầu tiên vậy.

Vấn đề 7: Sợ hãi

Trạng thái sợ hãi thỉnh thoảng phát sinh trong giờ tọa thiền mà không rõ lý do. Nó là một hiện tượng chung và có rất nhiều nguyên nhân. Một là, có thể bạn kinh nghiệm sức ảnh hưởng của điều bị bức chế nào đó trong quá khứ. Nên nhớ, tư tưởng hình thành trước trong Vô thức. Nội dung cảm giác của tâm hành thường chọn lọc đưa vào ý thức phân biệt trước khi tư tưởng biểu hiện. Nếu bạn ngồi xuyên qua cơn sợ hãi, chính sự hồi tưởng đó có thể trồi lên ngay nơi mà bạn đang chịu đựng. Hai là, bạn có thể đang đối mặt trực diện với nổi sợ chung của mọi người: “nổi sợ thiếu hiểu biết.” Ở một thời điểm nào đó trên con đường tìm chân lý, bạn sẽ bị sốc một cách trầm trọng về những gì bạn đang thật sự làm. Bạn đang phá dần cái bức tường của ảo tưởng, cái mà bạn luôn dùng để giải lý cuộc đời cho mình và bảo vệ mình từ ngọn lửa kinh hồn của sự thật. Bạn sắp phải đối mặt với sự thật tối hậu. Đó là một điều đáng sợ, nhưng cuối cùng rồi cũng phải xảy đến. Vậy thì tại sao không đi thẳng vào.

Khả năng thứ ba là: nỗi sợ mà bạn đang cảm giác có thể do tự tạo. Nó trổi dậy từ sự tập trung vụng về. Bạn có thể thiết lập một chương trình vô thức để “kiểm xét những gì phát sinh.” Theo cách này, khi nỗi sợ tưởng tượng trỗi dậy thì tâm tập trung khóa cứng vào nó và rồi điều không tưởng bồi đắp năng lượng vào sự chú tâm để nó lớn lên hơn. Vấn đề thật sự ở đây là, chánh niệm yếu quá. Nếu chánh niệm (Tứ) đủ mạnh, nó sẽ nhận ra sự chú tâm (Tầm) bị thay đổi kịp lúc nó đang xảy ra để có thể mang tâm về lại đề mục chính. Không cần biết nguồn gốc của sợ hãi là gì, chánh niệm là dược liệu hữu hiệu. Quan sát phản ứng cảm giác tùy biến để tìm hiểu xem chúng là những gì. Hãy đứng bên lề của tiến trình mà quan sát chứ đừng can thiệp vào. Nhìn xem toàn bộ sự biến đổi như một người khán giả đầy hứng thú. Điều quan trọng nhất là đừng chống đối lại hoàn cảnh hiện tại. Đừng thử ức chế ký ức, cảm giác, hay tưởng tượng. Chỉ bước sang một bên, để cho toàn bộ mớ hổn loạn trồi lên và trôi đi theo thời gian. Dĩ nhiên nó không thể nào làm tổn thương được bạn nữa vì nó chỉ là một mớ kỷ niệm, tưởng ảnh. Nó không là gì cả ngoài nỗi sợ hãi.

Khi bạn để cho nó tự vận hành trong diễn đàn của sự chú tâmý thức, nó sẽ không chìm đắm trở vào Vô thức nữa. Sau này nó sẽ không trở lại ám ảnh bạn nữa. Nó sẽ ra đi vĩnh viễn.

Vấn đề 8: Sự dao độngTrạo cử

Bất an (hay trạo cử) thường che đậy cho những kinh nghiệm sâu kín trong Vô thức. Loài người chúng ta hay thích đè nén sự việc. Thay vì đối diện những ý tưởng khó chịu để kinh nghiệm, chúng ta lại chôn kín nó; rồi nghĩ là mình không phải chạm trán với vấn đề này nữa. Nhưng thật không may, chúng ta không bao giờ toại ý cả. Chúng ta che giấu tư tưởng, nhưng năng lượng tâm linh dùng để làm chuyện đó thì tồn trữ đó và sôi sục thêm theo thời gian. Kết quả là cái cảm giác bất an mà người ta gọi là dao động hay không nghĩ yên. Bạn không chạm được nó, nhưng lại cảm thấy không yên, cũng không thể thả lỏng. Khi trạng thái rối loạn này phát sinh trong buổi tọa thiền, thì chỉ quan sát nó, chứ đừng để cho nó giẫm lên bạn. Đừng nhảy nhỏm và trốn chạy. Cũng đừng đấm đá với nó và cố gắng đuổi nó đi. Chỉ để cho nó đó và theo dõi nó thật kỹ càng. Kế tiếp, những thứ bị đàn áp rồi sẽ phải trồi lên, và bạn sẽ biết được là mình lo âu về những gì. 

Kinh nghiệm khó chịu mà bạn cố gắng tránh có thể là mọi thứ: tội lỗi, tham lam hay phiền não. Nó có thể là một cơn đau không đáng kể, một con bệnh khó trị, hay là chứng bệnh sắp bộc phát. Dù nó là gì đi nữa, cứ để cho nó hiện lên rồi quan sát nó trong chánh niệm. Nếu ngồi êm lặng đó và quan sát cơn dao động của mình, thì rốt cuộc rồi nó cũng sẽ qua đi. Ngồi qua cơn bất an là một bước tiến quan trọng trong cuộc đời tu tập thiền, bạn sẽ học được rất nhiều. Bạn sẽ thấy rằng dao động thật ra chỉ là bề mặt của một trạng thái tâm chứ không gì hơn. Nó chỉ thoáng qua thôi. Nó đến và ra đi mà không gây ảnh hưởng gì bạn cả. Và nếu bạn học được nó thì lợi ích cho cả cuộc đời của bạn.

Vấn đề 9: Dụng công quá sức

Những thiền giả có tiến bộ theo thời gian thường trở nên những người vui tính. Họ hưởng chung một kho tàng quí giá của loài người, tính hài hước. Nó không phải là khả năng đối đáp bằng nét hóm hỉnh bên ngoài của những người điều khiển chương trình nói chuyện phiếm. Mà là niềm vui tính nhân bản. Họ có thể vui vẻ ở sự thất bại của mình, cười mỉm khi bản thân đang có thảm họa. Thiền sinh mới thường hay nghiêm túc để sửa chữa mình, cho nên rất ít cười. Thật ra, học cách thả lỏng trong khi ngồi, thoải mái trong tu tập, thì rất ư là quan trọng. Bạn cần nên học cách thể nhập với dòng đời (bất kỳ những gì đang xảy ra). Bạn không thể nào làm được điều này nếu lúc nào cũng căng thẳng, chiến đấu, đối mặt với mọi việc một cách quá nghiêm túc. Những thiền sinh mới thường hay thiết tha quá độ với thành quả. Họ luôn muốn phóng đại kỳ vọng và bơm phồng cái thành quả của mình. Họ lao thẳng vào thiền và khát vọng một thành quả tuyệt vời sau một đêm. Họ thúc ép, căng thẳng, vất vả, mỏi mệt, tất cả được diễn ra một cách rất nghiêm nghị, lạnh lùng. Trạng thái căng thẳng này thì hoàn toàn đối lập thẳng với chánh niệm. Dĩ nhiên, họ cũng đạt được một chút gì đó. Để rồi họ kết luậntu thiền không có gì là thú cả, nó không mang đến những gì họ mong muốn. Rồi họ ném nó qua một bên. Điều nên nó ở đây là, bạn nên học thiền bằng cách tu tập thiền. Bạn nên học để biết tu thiền là ra sao và sẽ đi về đâu bằng cách kinh nghiệm trực quán qua bản chất của mọi sự. Do đó, những người mới bắt đầu không biết mục tiêu chân chính của thiền, vì bởi họ góp nhặt được sự hiểu biết quá nhỏ nhoi về mục đích của con đường tu tập.

Sự kỳ vọng thiếu kinh nghiệm thì vốn không thực tế và không đúng. Là một người mới đối với tu thiền, họ kỳ vọng toàn là những gì không đúng, thì những thứ này không giúp ích được gì cả. Chúng sẽ trở thành những chướng ngại trên con đường tu tập. Gắng quá sức đưa đến tính khắc khe và u sầu, rồi cảm thấy tội lỗi và tự kết án mình. Khi cố gắng quá độ, sự phấn đấu của bạn trở nên máy móc và phá hủy chánh niệm ngay từ lúc trước khi bắt đầu. Điều khuyên tốt nhất là bạn nên bỏ đi tất cả những thứ đó, những kỳ vọng và sự căng thẳng. Đơn thuần tu tập với sự gắng công thăng bằng và đều đặn. Hưởng thụ sự tu tập của mình và đừng hủy diệt mình bằng sự mệt nhọc và đấu tranh. Chỉ chánh niệm. Thực chất của tu thiền là chăm sóc cho tương lai kia mà.

Vấn đề 10: Sự ngã lòng

Hậu quả trực tiếp tối hậu của cố gắng quá sứctình trạng chán nản. Bạn đang bị căng thẳng, không đi đến đâu cả. Bạn nhận ra mình chẳng đạt đến kỳ vọng mong muốn, cho nên ngã lòng. Thấy mình là người thất bại. Tất cả đều là lẽ tự nhiên, nhưng có thể tránh được. Cái nguyên nhân là do theo đuổi một mục đích không thực tế. Tuy thế, đây vẫn là hiện tượng phổ thông, dù cho có tất cả những lời khuyên tốt nhất, bạn bất chợt thấy ra nó lại vẫn xảy ra cho mình. Có một cách để giải quyết vấn đề này. Nếu thấy mình bị ngã lòng, hãy quan sát trạng thái tâm một cách rõ ràng. Đừng tô điểm thêm gì vào, chỉ xem xét thôi. Cảm giác thất bại chỉ là dạng khác của phản ứng tâm lý chợt thoáng qua mà thôi. Nếu bạn can dự vào, có nghĩa là bạn cho nó năng lượng để lớn thêm lên. Còn bằng như bạn chỉ đứng bên lề ngắm nhìn thôi, nó sẽ đi qua và biến mất không từ giả gì cả.

Nếu sự ngã lòng do bạn nhận biết ra sự thất bại trong tu thiền, thì rất dễ giải quyết. Bạn cảm thấy mình thất bại trong tu tập. Bạn không thể lập chánh niệm; thì chỉ đơn giản chú tâm về cảm giác thất bại đó. Đó, bạn đã tái lập chánh niệm ngay rồi đó. Nguyên nhân của cảm giác thất bại không là gì cả, mà chỉ là một hồi tưởng. Vốn không có thất bại trong tu thiền. Có sự thối chuyển và khó khăn, nhưng không có thất bại ngoại trừ bạn bỏ không tu tập nữa. Ngay cả, nếu bạn bỏ ra suốt hai mươi năm ròng rã mà không đi đến đâu, bạn vẫn có thể chánh niệm ở bất kỳ giây phút nào bạn muốn. Quyết định là của bạn. Hối tiếc chỉ là một cách đánh mất chánh niệm thôi. Ngay phút giây bạn nhận ra mình mất chánh niệm, sự hiểu rõ ấy, tự thân nó là một hành động của chánh niệm vậy. Cho nên hãy tiếp tục quá trình. Đừng bị lạc hướng trong phản ứng tâm lý.

Vấn đề 11: Trở lực đối với thiền

Cũng có lúc bạn cảm thấy không muốn ngồi chút nào cả. Ý tưởng này không tốt, bỏ qua một buổi ngồi chắc không có gì là quá đáng hay nghiêm trọng lắm, nhưng nó rất dễ dàng trở thành một cái lệ. Người có trí truệ sẽ băng ngang qua trở lực này, ngồi và quan sát qua cảm giác chống đối đó. Thường thì đây chỉ là một cảm giác bất chợt, như một giọt nước rơi xuống chiếc chảo nóng, rồi bốc hơi trước mắt của bạn. Năm phút sau khi ngồi xuống thì cảm giác này biến mất. Vài trường hợp khác, nó phát sinh từ tình trạng tâm lý không tốt trong ngày và nó kéo dài cho tới giờ tọa thiền. Dù thế, nó rồi cũng sẽ qua đi. Vậy tại sao không bỏ nó đi trong hai mươi hay ba mươi phút đầu, mà lại cưu mang nó đi lung tung, để cho nó hủy diệt phần ngày còn lại của bạn. Lần sau, trở lực có thể xuất phát từ khúc mắc trong tu tập, mà bạn có thể hoặc không thể biết sự khúc mắc đó ở chỗ nào. Nếu biết được vấn đề là gì, thì dùng một trong những phương pháp trong quyển sách này để giải quyết. Khi giải tỏa xong thì trở lực không còn nữa. Còn nếu không biết vấn đề là gì, thì bạn sẽ phải bền bỉ tìm cho ra nó là gì. Chỉ cần ngồi xuyên qua trở lựcquan sát trong chánh niệm. Khi nó hết hạn thì nó cũng ra đi trong thầm lặng mà thôi dù cho bạn không biết nó là gì. Sau đó nguồn gốc của vấn đề sẽ hiện thân, và bạn có thể xử lý nó.

Nếu trở lực đối với tu thiền là những nét đặt trưng chung của phương pháp tu tập, thì bạn nên tin rằng nó xuất phát từ những sai sót vi tế trong phong thái hành xử căn bản của mình. Tu thiền không phải là hành xử theo nghi lễ qua một chuỗi động tác nhất định nào cả. Nó không phải là một bài tập thể dục đau đớn, hay khoảng thời gian huấn luyện chịu đựng áp lực của sự nhàm chán. Cũng không là sự khắc nghiệt, nghiêm nghị, bổn phận. Tu thiềnchánh niệm. Nó là một lối nhìn mới, lối sống mới. Thiền định là những gì hữu dụng của chúng ta. Hãy đế mà phẩm định nó, còn trở lực thì sẽ bị tan biến đi giống như khói mù gặp ngọn gió mù hạ vậy thôi.

Nếu bạn sử dụng mọi khả năng mà trở lực vẫn còn, thì có vấn đề đây. Có thể là trở ngại siêu hình mà thiền giả gặp phải quá xa so với phạm vi của quyển sách này. Thường thì không thể xảy ra cho những người mới bắt đầu, nhưng cũng có khả năng xảy ra. Đừng bỏ cuộc, đi tìm sự giúp đỡ. Tìm một vị thầy tốt về thiền Minh Sát để giúp bạn xem vấn đề là gì. Họ có mặt để làm những chuyện này đây. 

Vấn đề 12: Tình trạng u mê hay tối tăm

Chúng ta đã nói qua hiện tượng “vô ký không.” Nhưng có một ngã rẽ đặc biệt mà bạn cần phải lưu ý canh chừng. Tâm ù lì có thể là một sản phẩm phụ dư thừa tạo nên do định thâm sâu. Bao giờ bạn hoàn toàn nới lỏng từ cơ bắp cho đến hệ thống phản xạ thần kinh, sẽ đưa đến trạng thái thật yên tĩnh, nhẹ nhàng nơi thân. Lúc ấy bạn cảm thấy thật phẳng lặng và như không có thân nữa. Đây là một trạng thái dễ chịu cho thấy là sự tập trung của bạn đang rất tốt, và đang gắng liền với hơi thở. Khi tiếp tục, trạng thái dễ chịu càng tăng thêm làm cho bạn chuyển sự chú tâm khỏi hơi thở. Bạn bắt đầu thật sự hưởng thụ trạng thái này và sự tập trung của bạn xuống dốc thê thảm. Sự chú tâm của bạn vỡ tan rời rạc, trôi dạt một cách vô vọng qua đám mây hạnh phúc dễ tan rã kia. Sau phút giây nó để lại cho bạn một trạng thái thất niệm, tình trạng u mê ngây ngất. Cách đối trị dĩ nhiênchánh niệm. Chánh niệm quan sát những hiện tượng này thì chúng sẽ bị xua tan. Khi cảm giác hạnh phúc trỗi dậy thì chấp nhận chúng, không cần phải tránh mà đừng nên bị chúng lôi cuốn. Đối xử với những cảm giác sinh lý này như-nó-là. Quan sát cảm giác như là cảm giác, tối tăm như là tối tăm. Xem xét khi chúng phát sinh rồi diệt đi. Đừng can thiệp vào.

Bạn sẽ phải gặp khó khăn trong tu tập là điều không thể nào tránh. Ai cũng thế. Bạn cứ xem chúng như là nỗi khổ về thân xác hay là những thử thách để vượt qua. Nếu cho chúng là những gánh nặng, thì nỗi khổ đau của bạn tăng thêm hơn mà thôi. Còn nếu bạn xem chúng là cơ hội cho bạn học hỏitrưởng thành thì viễn cảnh tâm linh của bạn không thể nào đo lường được.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1215)
Vũ trụ chúng ta sinh ra đã được gần 14 tỷ năm. Đó là quá trình tiến hóa, từ vật chất không có sự sống đến vật chất có sự sống, lên đến
(Xem: 1990)
Mỗi khi có dịp gặp và ngồi nói chuyện về tỉnh Khánh Hòa, Quách Tấn đều nhắc cho tôi biết là, Khánh Hòa có 2 người tiếng tăm đã vượt biên giớiHòa thượng Thích Quảng ĐứcBác sĩ Yersin.
(Xem: 4832)
Daisetsu Teitaro Suzuki sinh ngày 11 tháng 11 năm 1870 và mất ngày 12 tháng 7 năm 1966 tại thành phố Kamakura, Nhật Bản
(Xem: 4258)
Mùa Phật Thành Đạo năm nay Phật lịch 2564 - Dương lịch 2021, chúng ta đồng nhất tâm cầu nguyện...
(Xem: 12003)
“Nói Thiền tông Việt Nam là nói Phật giáo Việt Nam. Và những bậc cao Tăng làm sáng cho Phật giáo, làm lợi ích cho dân tộc từ thế kỷ thứ 6 mãi đến nay đều là các Thiền sư.”
(Xem: 6514)
Bài này sẽ khảo sát một số khái niệm về các hiện tướng của tâm, dựa theo lời dạy của Đức Phật và chư Tổ sư
(Xem: 4196)
Bài này dịch từ bài viết năm 2005 nhan đề “Two Styles of Insight Meditation” của Đại sư Bodhi, người đã dịch hầu hết Kinh Tạng Pali sang tiếng Anh.
(Xem: 4646)
Bài viết này xin mạn phép trao đổi cùng những hành giả sơ phát tâm tu trì pháp môn niệm Phật. Và vấn đề “Động” hay “Tịnh” cũng là một trở ngại lớn của người dụng công hành trì pháp môn niệm Phật.
(Xem: 5907)
Giới đàn là một nghi lễ để truyền trao giới pháp cho các giới tử là những người xuất gia theo đạo Phật. Để thành tựu được một giới đàn, phải có đủ 3 yếu tố: Tam sư, thất chứng và giới tử.
(Xem: 12441)
Ngày lễ Vu Lan trong Đạo Phật là ngày “Phật Hoan Hỷ”, ngày “Tự Tứ”. Tăng, Ni tập trung vào sự tu niệm và thỉnh cầu những bậc...
(Xem: 5017)
Lễ Vu Lan báo hiếu không chỉ là ngày dành cho các Phật tử mà đó còn là mùa báo ân, báo hiếu của tất cả những người con dành cho bố mẹ.
(Xem: 5915)
Pháp thiền này không cửa để vào, nhưng vẫn lấy tam học (giới, định, huệ) để lìa tam độc (tham, sân, si).
(Xem: 7977)
Vọng niệm diệt dứt, đó là chân tâm thường trụ của chư Phật.
(Xem: 5228)
Quá trình hóa giải sự hoang mang bối rối dựa trên việc làm cho tâm chúng ta ổn định và thêm sức mạnh cho tâm. Chúng ta thực hiện việc này bằng cách thực hành thiền.
(Xem: 5506)
Thực hành thiền đánh thức niềm tin của chúng ta rằng trí tuệtừ bichúng ta cần đã có sẵn trong chúng ta rồi.
(Xem: 3547)
Hôm nay đây, nhân mùa Phật đản, chúng ta lại thấy dường như hình ảnh Đức Phật đang thấp thoáng trong những lời cầu nguyện
(Xem: 4944)
“Chánh niệm là tỉnh giác, tu tập bằng cách đặc biệt duy trì chú tâm: mục đích tập trung vào hiện tiền và không phán đoán.”
(Xem: 7586)
Đức Phật hay Đạo Phật, mặc nhiên đã đóng góp sự lành mạnh, và hiện hóa vào trong mọi tầng lớp xã hội loài người, và muôn loài ...
(Xem: 7287)
Vesak là tiếng Sinhalese của người dân đảo quốc Sri Lanka (Tích Lan), tiếng Pali là Vesakha, tiếng Phạn (Sanskrit) là Vaisakha, Vesak là tên gọi của một tháng theo lịch xưa của nước Ấn Độ trong thời Đức Phật
(Xem: 5923)
Thông Điệp Chúc Mừng Vesak 2643 (2019) Của Thủ Tướng Úc Đại Lợi, Ông Scott Morrison; TT Thích Nguyên Tạng dịch Việt
(Xem: 4931)
Đạo Phật xuất hiệnthế gian, khởi đầu từ vườn Lâm-tỳ-ni, xứ Nepal, Ấn Độ cổ (nay là Brumindai vùng Terai), và bừng sáng tại Bồ đề Đạo tràng, nước Magadhi (Ma-kiệtđà),
(Xem: 4749)
Thực tập thiền địnhchánh niệm không những giúp ích cho sức khoẻ chung trong cuộc sống cá nhân mà còn giúp cho cả bác sĩ và bệnh nhân trong việc chữa trị bệnh được hiệu quả hơn.
(Xem: 5645)
... Tôi hân hoan đón mừng ngày Phật Đản, ngày ra đời của một con người trí tuệ, bậc Thầy của muôn loài chúng sinh.
(Xem: 12342)
Tào-Khê tịnh thất, sớm mai thăm vườn kiểng bên hiên, nhìn chậu mai đơm nụ, bỗng nhớ rừng mai năm nào …
(Xem: 11597)
Con đường tâm linh đưa con người vượt khỏi thế giới hiện tượng vô thường (hoa tàn hoa nở) để đến thực tại vô tận, bất sanh bất diệt (xuân vô tận).
(Xem: 12709)
Theo truyền thống văn hóa Trung Quốc cũng như truyền thống Á Đông, cây tùng cúc, trúc, mai tượng trưng cho bốn mùa xuân, hạ, thu, đông trong một năm;
(Xem: 8373)
Trong quá trình nghiên cứu kinh Đại thừa nói chung và pháp môn Tịnh độ nói riêng, với những gì biết được, tôi cũng “suy luận” ra là có cõi Tây phương Cực lạc của Đức Phật A Di Đà.
(Xem: 8282)
Heo là một loài vật có hình dáng tròn trịa mũm mỉm, béo tốt ủn ỉn và hiền từ, khác với loài thú dữ khác như rắn, sư tử, beo… hại người, hại vật.
(Xem: 6756)
Chúc mọi nhà một năm mới đủ ăn, dư mặc, thừa tình yêu thương và giàu lòng quảng đại. Mừng Xuân Kỷ Hợi 2019!
(Xem: 8438)
Khi nhìn bức tượng Đức Phật đang ngồi thiền, hình ảnh đó làm tôi cảm thấy rất bình an.
(Xem: 6177)
Bài viết này đã đăng trên Đặc San Kỷ niệm lể Vu Lan 1989, năm Kỷ Tỵ, của chùa Hoa Nghiêm ở Toronto, Canada.
(Xem: 6908)
Có rất nhiều bạn trên thế giới hiện nay hoặc vì một lý do nào đó, có thể chủ quan hoặc khách quan, đã mang tâm oán hận cha mẹ, người đã rứt ruột sinh ra mình.
(Xem: 5436)
Đọc trong mùa Vu Lan, cũng là đọc trong tất cả mọi thời. Bởi vì Vu Lan, dựa vào tích Ngài Mục Kiền Liên vào cõi ngạ quỷ tìm cứu mẹ, là nơi lửa cháy không ngừng, nơi đói khát không ngừng
(Xem: 9171)
Mặc dù Đức Phật đã xuất hiện trên hành tinh trái đất màchúng ta đang có mặt cách nay 2.642 năm về trước, và hiện nay đang bước sang thập niên thứ 2 ...
(Xem: 9404)
Có nhiều câu hỏi về tái sanh thường được nêu ra đối với các Phật tử. Có tái sanh không? Nếu có, có thể nhớ chuyện kiếp trước không? Cái gì tái sanh? Có thân trung ấm hay không?
(Xem: 6087)
Nhân ngày lễ vía Xuất gia của Đức Phật, nhằm vào ngày mồng Tám tháng Hai mỗi năm, tôi xin tóm lược lại một vài sự kiện mà trong Kinh Phật Bản Hạnh đã ghi lại để làm quà cho tất cả quý Phật Tử xa gần.
(Xem: 8646)
Năm nay trời thiếu mưa, và sương mù cũng không nhiều như những năm mới đến cư ngụ tại thủ phủ Sacramento, bang California.
(Xem: 6376)
Chó vẫy đuôi mừng, vầng trăng thiện hạnh trùm khắp, từ bi toàn thân hỷ lạc.
(Xem: 6511)
Nếu Trái Đất mỗi ngày không múa điệu nghê thường lả lướt quanh Vầng Thái Dương rực rỡ thì có lẽ con người cũng chẳng chiêm ngưỡng được vẻ đẹp kỳ diệu của xuân hạ thu đông.
(Xem: 8192)
Lòng từ bi nhân ái, tiếng Tây Tạng là Tse wa (rtse ba) là một thuật ngữ nói lên tình mẫu tử và nỗi âu lo vô biên của chư Phật đối với mỗi chúng sinh.
(Xem: 10473)
Thời thanh xuân, tiếng nói trong trẻo, du dương; trung niên, tiếng trầm như sấm; lão niên, tiếng khàn đục như cối xay.
(Xem: 9206)
Đây là một quyển sách khác thường của Đức Đạt-lai Lạt-ma phân tích bản chất của thiền định thật chi tiết và sâu sắc.
(Xem: 8015)
Thiền nhân và thi nhân đều có thể sáng tạo thơ hay. Thơ của các thiền sư thường là sự phóng thích chút bản ngã cuối cùng, nên nó không sanh từ vọng tưởng.
(Xem: 6104)
Cũng như Phật Đản, để phù hợp với cuộc sống, sinh hoạt tại hải ngoại, Vu Lan cũng không còn là ngày mà là mùa. Từ giữa tháng 7 kéo dài cho đến cuối tháng 9 khắp năm châu đâu đâu cũng tưng bừng lễ hội Vu Lan
(Xem: 8764)
Luyện tập thiền định có thể làm giảm tình trạng căng thẳng tâm thần, các xúc cảm tiêu cựccải thiện giấc ngủ, các hiệu ứng này có thể tạo ra các tác động tích cực đối với quá trình lão hóa của não bộ.
(Xem: 6928)
Dưới đây là một bài giảng ngắn của Lạt-ma Denys Rinpoché, một nhà sư người Pháp. Ông sinh năm 1949, tu tập theo Phật giáo Tây Tạng từ lúc còn trẻ
(Xem: 6553)
Hàng năm, từ trung tuần tháng 12 dương lịch, các tự viện khắp nơi đều hoan hỷ chuẩn bị tổ chức các khóa tu để cúng dường lễ vía Đức Phật A Di Đà, vị Phật đã phát 48 đại nguyện cứu độ chúng sanh
(Xem: 9887)
Sống trong thời đại văn minh, con người cần phải học hỏi để theo kịp trào lưu tiến bộ trong nhiều lãnh vực như Y học, Não học, Tâm lý học, Địa chấn học, Thiên văn học, Vũ trụ học v.v
(Xem: 8898)
Trong số các phương pháp thực hành tâm linh, thiền chánh niệm (còn gọi thiền tỉnh thức, thiền minh sát) là một lựa chọn của số đông người.
(Xem: 8395)
Hãy chấp nhận các kinh nghiệm của bạn, ngay cả các kinh nghiệm bạn ghét.
(Xem: 8984)
Tu tập tự thân chính là công phu quan trọng nhất trong toàn bộ cái gọi là Phật giáo.
(Xem: 7354)
Thiền sư Ajaan Fuang Jotiko, sinh năm 1915 tại tỉnh Chanthaburi, Đông nam Thái Lan (gần biên giới Campuchia).
(Xem: 7022)
Lời Thầy thường dạy, lại bàng bạc không gian “Ta là tiếp nối của Tổ Tiên, Ông Bà, Cha Mẹ. Các Ngài ở trong ta và ta ở trong các Ngài...
(Xem: 6394)
Dường như con người có thể phát tiết ra khả năng kỳ lạ để thích ứng với môi trường và hoàn cảnh sống mà có lẽ chính họ đôi khi cũng không ngờ.
(Xem: 5959)
Mỗi người con của Phật xin hãy tinh tấn tu học để báo đáp thâm ân Tam Bảo; báo đáp ơn sinh thành dưỡng dục; nổ lực góp phần vào xây dựng cộng đồng nhơn loại...
(Xem: 7942)
Khởi đầu, thiền định là một phương pháp tu luyện tâm thức (bhāvanā), bắt nguồn từ Ấn Độ cách đây vài ngàn năm, phát triển chủ yếu trong...
(Xem: 7834)
Chỉ vài phút tập tỉnh thức trong các việc nhỏ đời thường, sau này sẽ trở thành những hành trang Phật giáo cực kỳ quý giá cho các em vào đối mặt cuộc đời.
(Xem: 11056)
Trong kinh có một câu chuyện xảy ra làm đau lòng mọi người khi đức Phật còn tại thế. Một người vì quá tham tàn, bạo ngược, bất chấp cả tình cha con...
(Xem: 11505)
Nơi biển khơi ngàn con sóng bạc đầu, hay trên cánh đồng xanh lúa chín rì rào đâu đâu cũng thấy hiện thân nỗi binh an khắp tất cả.
(Xem: 7722)
Kyabje Lama Zopa Rinpoche giải thích cách phát khởi thực chứng về các giai đoạn của đường tu giác ngộ trong Khóa Tu Kopan Thứ Mười Hai...
(Xem: 10138)
Một hiện thể độc nhất, này các Tỷ-kheo, một nhân thể phi thường trác việt khi xuất hiệnthế gian, sự xuất hiện ấy đem lại hạnh phúc cho...
(Xem: 7981)
Không dễ tìm được một chúng sinh nào chưa từng một lần trong quá khứ là mẹ của ngươi…
(Xem: 8147)
Ngày 4-5 vừa qua, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc António Guterres đã gởi đi Thông điệp nhân Ngày Vesak 2641 (2017)
(Xem: 7496)
Bài này chỉ giới thiệu sơ sài đôi nét độc đáo của bản dịch Việt thơ chữ Hán của Trần Nhân Tông...
(Xem: 8164)
Bước chân ban đầu là bước chân khai mở con đường vượt thoát những phiền não, ràng buộc của kiếp sống...
(Xem: 7110)
Khi một hiện hữu làm linh hiện ý nghĩa hiện sinh trọn vẹn của nó, cả ba ngàn đại thiên thế giới đều rung động.
(Xem: 8195)
Cảnh sát là một nghề căng thẳng hơn rất nhiều nghề khác trong đời thường. Đôi khi, buổi sáng ra đi, không chắc gì buổi chiều đã toàn vẹn trở về.
(Xem: 10135)
Tinh thần tu chứng, cũng như phụng sự tha nhân xây dựng quê hương đất nước, Phật Giáo Việt Nam đã khẳng định sự hiện hữu của mình hơn 2000 năm trên suốt dòng lịch sử của dân tộc Việt...
(Xem: 11662)
Thiền định là phép tu tập chủ yếu của Phật giáo, có thể xem là "cột trụ" chống đỡ cho toàn bộ Phật giáo nói chung.
(Xem: 9703)
Hiện tại có tính bình đẳng cho tất cả mọi người. Dầu ở bất cứ nơi nào trên trái đất, dầu tôi và anh ở múi giờ khác nhau, người ta vẫn chung nhau một hiện tại.
(Xem: 10262)
Mỗi cuối năm khi hoa mai, hoa đào bắt đầu nở, khi ngoài trời vài cơn gió hiu hiu lạnh nhẹ nhàng lướt qua trên cành cây ngọn trúc, thì chúng ta biết là mùa Xuân đang về.
(Xem: 9199)
Năm cũ sắp sửa trôi qua với bao đổi thay của đất trời và con người, để đón nhận một mùa xuân mới tràn đầy hạnh phúc.
(Xem: 11429)
Vào đêm cúng Giao Thừa tại các Chùa Việt Nam cũng đồng lúc cử hành Lễ Khánh Đản của đức Phật Di Lặc, vị Phật tương lai...
(Xem: 8231)
Trong các khóa thiền tập của chúng ta, các thiền sinh phải tập chú niệm trong cả bốn tư thế đi, đứng, ngồi, nằm...
(Xem: 10186)
Vẽ đẹp cao quý trong ngày xuân là mọi người có dịp làm mới lại những truyền thống văn hóa, đạo đứcdi huấn của tổ tiên...
(Xem: 10570)
Cộng đồng Phật giáo chỉ là một nhóm thiểu số tại Cuba. Dù vậy, họ vẫn đang có những bước đi lặng lẽ thơ mộng và trang nghiêm tại đảo quốc xinh đẹp này.
(Xem: 10334)
Đức Phật dạy chúng ta nhìn bất cứ điều gì xuất hiện trước mắt cũng phải nhận biết rằng: sự vật không trường tồn.
(Xem: 11495)
Bài Thuyết Trình Ngày Về Nguồn - Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư Lần Thứ 10 tại Tu Viện Phổ Đà Sơn, Ottawa, Canada ngày 07 – 09 tháng 10, 2016
(Xem: 9282)
hật giáo truyền nhập Tây tạng được xem như chính thức từ vua Srong-btsan sGam-po (569–649?/605–649 Tl?); nhưng phải đợi hơn một thế kỷ sau, dưới triều vua...
(Xem: 22678)
Giáo, Lý, Hạnh, Quả là cương tông của Phật pháp. Nhớ Phật, niệm Phật, thật là đường tắt để đắc đạo. Xưa kia, tu pháp nào cũng đều đủ cả bốn điều này.
(Xem: 10374)
Thiền Vipassana là một phương pháp để giúp chúng ta có được một đời sống nội tâm lành mạnh, an lạc.
(Xem: 9933)
Kể từ khi Phật giáo du nhập vào nước ta, đến thế kỷ II thì Phật giáo đã định hình và phát triển khá mạnh mẽ, nhất là đã có...
(Xem: 10160)
Có nhiều phương pháp giúp chúng ta giảm bớt đau khổ tạm thời. Khi các bạn gặp đau khổ, các bạn đổi hướng chú ý của ...
(Xem: 10287)
Một hôm, Tôn giả Xá Lợi Phất đi trì bình khất thực trong thành Vương Xá, khi ngang qua...
(Xem: 10223)
Tôi nhớ mãi một buổi chiều, Mẹ ngồi bên thềm sân, Cúi xuống, thoang thoáng một nét buồn.
(Xem: 10665)
Phật dạy chúng ta tu thiền định cốt để buông xả các niệm tạp loạn, tâm lặng lẽ thanh tịnh. Theo kinh Nguyên thủy Phật dạy...
(Xem: 13006)
Ngày Lễ Phật Đản Visak là ngày quan trọng nhất đối với tất cả Phật tử trên toàn thế giới. Đây là ngày...
(Xem: 14566)
Cách đây hơn 2.600 năm, vào ngày trăng tròn tháng Tư, tại vườn ngự uyển Lumbini, thành Kapilavastu...
(Xem: 13267)
Theo truyền thống Phật Giáo, nói về các thời điểm nhất định, thí dụ như Sự Ra Đời Và Sự Giác Ngộ Của Đức Phật, có một nguồn ánh sáng...
(Xem: 12587)
Vẫn như mọi năm, tháng Tư âm lịch ngày trăng tròn là ngày kỉ niệm Đức Phật đản sanh. Theo truyền thống Phật giáo thì ...
(Xem: 9592)
Xin chia buồn cùng tang quyến và cầu nguyện hương linh Đạo hữu Thiện Mẫn Nguyễn Minh Cần vãng sanh Cực Lạc Quốc
(Xem: 11099)
Đức Phật được Liên Hiệp Quốc tôn vinh là nhà văn hóa lớn của nhân loại của 25 thế kỷ qua, hẳn là ...
(Xem: 10668)
Hạnh phúc thay, Đức Phật ra đời. Hạnh phúc thay, bài giảng Phật Pháp đúng đắn. Hạnh phúc thay, Tăng Đoàn hòa hợp.
(Xem: 14425)
Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTN Âu Châu kính gởi đến Chư Tôn Đức Tăng Ni và Phật tử
(Xem: 12319)
Thế Tôn, bậc tôn quý nhất, đấng Giác ngộ duy nhất, tối tôn ở đời. Bởi chỉ có thành tựu tuệ giác vô ngã, kết quả của thiền quán mới ...
(Xem: 11632)
Bảy bước đi liên tòa kết nụ Chỉ đất trời thượng hạ tuyên ngôn "Như Lai vô thượng chí tôn Thân này kiếp chót vĩnh tồn vô sanh"
(Xem: 11585)
Pháp môn Tịnh-độ là một trong 84 vạn pháp môn mà Đức Phật Thích-Ca "phương tiện" chỉ bày cho thập phương chúng sanh kể cã cõi ta-bà nầy hành trì để giải thoát "sanh tử-luân hồi"
(Xem: 23264)
Đại Lễ Phật Đản Phật Lịch 2560 do Giáo Hội PGVNTN Hoa Kỳ và các chùa tại địa phương tổ chức vào ngày 01.05.2016 tại Mile Square Park, 16801 Euclid Street, Fountain Valley 92708
(Xem: 11215)
Thiền, Tịnh, Mật được xem là ba pháp môn tu truyền thống của Phật giáo Việt Nam xưa nay.
(Xem: 10412)
Chánh niệm không phải chỉ là một ý tưởng tốt, một triết lý hoặc một tôn giáo theo nghĩa đen, mà là áp dụng một cách sống.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant