Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Chương 16: Những gì cho bạn

26 Tháng Mười Hai 201000:00(Xem: 8142)
Chương 16: Những gì cho bạn

CHÁNH NIỆM CƠ BẢN

Thiền sư: Henepola Gunaratana
Dịch Việt: Lương Thanh Bình

Chương 16: Những gì cho bạn

Bạn có thể kỳ vọng những ích lợi nào đó từ tu thiền. Những thứ có được vào giai đoạn ban đầu có thể là rất buồn tẻ và thực dụng; những giai đoạn kế tiếp thì thâm sâusiêu việt hơn. Chúng nối tiếp nhau từ dạng đơn giản nhất cho tới vĩ đại nhất. Chúng tôi sẽ trưng bài ra đây vài điều, nhưng rốt ráo nhất vẫn là sự kinh nghiệm của chính bạn có được.

Những thứ này chúng ta thường hay gọi là chướng ngại hay sự ô nhiễm, nó còn tệ hại hơn những trạng thái tâm khó chịu. Chúng thường hay biểu lộ qua sự biểu hiện của tự ngã. Thực chất của bản ngãcảm giác phân cách rõ nét — sự nhận thức về khoảng cách giữa cái mà chúng ta gọi là “ta” và “không phải ta.” Tri giác này bị chặn đứng chỉ khi nào bị kiểm tra liên tục và vì có những chướng ngại này nên sự kiểm tra kia được lập nên.

Tham muốn và khát khao là sự mưu tính để chiếm hữu những gì đó cho “tôi”; Ghét bỏ và sự ác cảm là mưu đồ “tôi” phải tránh xa những thứ đó. Tất cả những ô nhiễm kia tùy thuộc vào sự nhận thức của cái hàng rào giữa bản ngã với người khác, và toàn bộ những thứ đó nuôi dưỡng cho sự nhận biết mỗi khi chúng bị rèn luyện. Chánh niệm nhận thức ra sự vật một cách sâu xa với nét trong sáng rõ ràng. Nó mang sự chú tâm của chúng ta tới gốc rễ của ô nhiễm và phơi bày ra những cấu trúc cơ bản nhất. Chánh niệm cũng nhìn thấy thành quảảnh hưởng của hậu quả này xảy ra cho chúng ta. Nó không bao giờ bị lường gạt. Một khi đã thấy một cách rõ ràng những gì là lòng ham muốn, và sự tổn hạimang đến cho chúng ta ra sao, rồi bạn sẽ tự nhiên không còn muốn dính mắc vào chúng nữa. Một em bé bị bỏng tay khi chạm cái lò nóng, bạn không phải kêu nó rút tay về, nó tự nhiên làm thế mà không cần suy nghĩ hay quyết định gì cả. Những hành động phản xạ vốn có trong hệ thần kinh dành cho mục đích như thế, và nó hoạt động nhanh hơn tư tưởng. Vào lúc đứa bé cảm nhận hơi nóng thì đã khóc lên, và cánh tay thì đã rục về rồi. Chánh niệm làm việc cũng tương tự như thế: không ngôn từ, tức khắc và hiệu quả hoàn toàn. Chánh niệm rõ ràng sẽ kìm hãm không cho những chướng ngại phát triển; liên tục chánh niệm có khả năng dập tắt chúng. Vì vậy, chánh niệm chân chính được gầy dựng, những bức tường bản ngã rồi sẽ bị sụp đổ, tham vọng bị tàn phá, thế phòng thủ và sự khắc khe giảm bớt, bạn trở nên cởi mở hơn, dễ chấp nhận hơn, và dễ thích ứng hơn. Đây cũng là cách bạn học chia xẻ lòng từ của mình.

Theo truyền thống, các bậc cổ đức miễn cưỡng nói về sự tồn tại tối hậu của kiếp người. Nhưng những ai sẵn lòng thiết tha thì nói rằng sự thực rốt ráo hay Phật tánh thì trong sáng, thánh thiện và vốn thanh tịnh. Chỉ lý do duy nhấtđời sống khác hẳn đi là kinh nghiệm được cái sự thật tối hậu đang bị che giấu đó, nó bị ém chặt như nước bị nhốt phía sau cái đập. Chướng ngại là những viên gạch dùng để xây nên cái đập. Khi nào chánh niệm làm hòa tan những viên gạch, khoét lỗ xuyên qua cái đập, rồi thì niềm vui của lòng bi mẫn và sự cảm thông lan tràn mênh mông. Bao giờ chánh niệm miên mật, thì đời sống của bạn cũng đổi thay, dòng kinh nghiệm sống dậy mãnh liệt, cảm giác hòa cùng ý thức, mọi thứ trở nên rõ ràng và tỉ mỉ, không còn mất chú tâm cho những nỗi ưu tư. Chánh niệm trở thành một chủ thể nhận biết liên tục không gián đoạn.

Mỗi phút giây đi qua biệt lập như một đơn vị; những khoảng thời gian không còn trộn lẫn vào nhau trong một trạng thái lu mờ. Không có gì bị che đậy hay bị ám thị, không kinh nghiệm nào được xem như là “thông thường” nữa. Mỗi một sự thể đều tỏa sáng và đặc biệt như nhau. Bạn cố tránh để khỏi phải phân loại kinh nghiệm của mình qua kẽ hở của tâm. Sự miêu tảdiễn dịch bị dẹp bỏ qua một bên và mỗi phút giây thời gian thì được tự lên tiếng (nói pháp.) Bạn lúc ấy mới thật sự nghe được những gì nó muốn nói, và nghe nó như là lần đầu trong đời được nghe. Khi sự tu tập trở nên có ảnh hưởng mạnh thì nó cũng trở thành cố định, bạn quan sát một cách liên tục với sự tỉnh giác đơn thuần cả hai cùng một lúc, hơi thở và mỗi hiện tượng tâm. Bạn cảm thấy sự thăng bằng tăng cao như có điểm tựa cố định vào kinh nghiệm đơn thuần, bình thường về từng phút giây của đời sống.

Một khi tâm không còn bị điều khiển bởi tư tưởng, nó trở nên trong sáng, tỉnh táobình an trong sự tỉnh giác đơn giản hoàn toàn. Sự tỉnh giác này không thể diễn tả một cách thích đáng được vì ngôn từ vốn bị hạn chế, mà chỉ có thể kinh nghiệm mà thôi. Hơi thở dừng lại mà chỉ còn là sự thở; nó không còn bị giới hạn vào sự cố định và những khái niệm quen thuộc mà bạn đã từng dựa vào. Bạn không còn thấy nó như là sự tiếp nối của hít vàothở ra nữa; nó không còn là một kinh nghiệm nhỏ bé và buồn tẻ, mà trở thành một tiến trình sống động, luôn thay đổi, và quyến rũ. Nó không còn là những thứ chiếm thời gian; nó chính là bản chất của phút giây hiện tại. Thời gian bấy giờ mới là một khái niệm chứ không phải là kinh nghiệm thực tại nữa.

Sự tỉnh giác đơn giản, sơ đẳng này tước bỏ tất cả phần chi tiết phụ trợ, trói buộc vào dòng sống của hiện tại và được đóng dấu bởi sự thật đang phơi bày ra cho thấy. Bạn tuyệt đối biết rằng đây là sự thật, thật hơn bất cứ gì mà bạn đã kinh nghiệm qua trước kia. Một khi có được sự nhận thức này với sự tin chắc tuyệt đối, bạn có được một lợi điểm mới, một tiêu chuẩn mới để đo lường tất cả kinh nghiệm của mình. Theo sau sự nhận biết này, hoặc là bạn thấy rõ ràng những phút giây này khi thể nhập vào từng hiện tượng, hay là làm xáo trộn nó bằng thái độ của tâm. Bạn nhận thấy mình đang vặn méo sự thật với sự bình luận trong đầu, với những hình ảnh cũ rích, và quan điểm cá nhân. Bạn biết mình đang làm gì, và làm nó lúc nào. Bạn trở nên nhạy bén hơn về phương cách mà mình đã bỏ lỡ sự thật, và rồi chuyển sang những đối tượng nhận thức đơn giản mà không bị thêm bớt gì cả. Bạn trở nên một người rất có hiểu biết. Từ lợi điểm, tất cả trở nên tỏ tường. Bạn quan sát một cách chánh niệm hơi thở không ngừng sinh khởihoại diệt; theo dõi dòng cảm giác vô cùng tận của thân và sự chuyển động; đọc lướt qua sự tiếp nối nhanh nhẹn của tư tưởngcảm giác, phát hiện cái nhịp điệu vọng lại từ dòng thời gian đều đặn. Trong giữa cơn chuyển động vô cùng này, không có người quan sát mà chỉ có sự quan sát mà thôi.

Trong trạng thái của sự hiểu biết này, không còn gì là tương đồng giữa hai phút giây kế tiếp nhau. Mọi thứ rõ là đang trong sự biến đổi liên tục. Tất cả được sinh ra, phát triển, và hoại diệt đi, không có gì là ngoại lệ cả. Bạn bừng tỉnh trước sự thay đổi không ngừng của cuộc đời mình. Nhìn chung quanh và thấy mọi thứ đều nằm trong dòng chảy, tất cả, tất cả. Tất cả trổi lên rồi rụng xuống, mạnh lên rồi giảm bớt, xuất hiện để rồi phai tàn. Tất cả mọi đời sống, từng chút một, từ cực tiểu cho đến những thứ lớn hơn, vĩ đại hơn như là Ấn độ dương, đều đang ở trong sự biến chuyển vô tận. Bạn hiểu biết ra cả vũ trụ này như là một dòng sông kinh nghiệm khổng lồ mà thôi. Niềm vui sướng to lớn có được từ sự chiếm hữu đã lẫn tránh mất dạng và cả cái cuộc đời của bạn mới đây cũng thế. Nhưng sự biến đổi vô thường này không phải là cái lý do cho nỗi sầu khổ. Bạn đứng đó lấy làm sững sờ, liếc nhìn những hoạt động liên tiếp diễn ra và đáp lại chúng bằng niềm hân hoan kỳ lạ. Tất cả đang di chuyển, nhảy múa, và đầy sức sống.

Trong khi tiếp tục quan sát những biến đổi này và thấy ra tất cả liên hệ với nhau ra sao, bạn trở nên thích thú về sự quan hệ thân thiết của tất cả trạng thái tâm, cảm giác, và niềm xúc động. Bạn ngắm xem một tư tưởng dẫn đến tư tưởng kế tiếp, thấy sự hoại diệt để đưa đến sự phát sinh những phản ứng tình cảm, và cảm giác, dẫn đến nguyên nhân tạo ra sự nảy sinh cho nhiều tư tưởng kế tiếp. Hành động, tư duy, cảm giác, ham muốn — bạn thấy hết cả, liên quan chằng chịt lại với nhau trong một tấm vải tinh vi, mịn màng của Nhân và Quả. Bạn theo dõi những kinh nghiệm dễ chịu nổi lên và rụng xuống để thấy rằng chúng không bao giờ bền vững; quan sát cơn đau đến mà không có lời mời gọi và thấy mình lăn lộn một cách lo âu để tìm cách quăng liệng nó đi, mà vẫn không thành công theo ý muốn. Tất cả xảy ra hết lần này sang lần khác, khi bạn đứng bên kia lề đường trong êm lặng để ngắm nhìn xem tất cả diễn biến ra sao.

Bên ngoài cái phòng thí nghiệm sống động này, là phần kết luận nội tâm không thể bắt bẻ được. Bạn thấy cuộc đời mình đã bị đóng dấu bởi sự thất vọng và chán nản, và cũng thấy rõ rồi nguồn gốc của nó. Những phản ứng phát sinh vì sự thiếu khả năng (nếu không muốn nói là bất lực) của mình để hầu mong có được những gì bạn muốn, sự lo sợ mất đi những gì bạn đang có và cái thói quen không bao giờ thấy đủ của mình. Những thứ này không còn là lý thuyết khái niệm nữa — bạn đã tự thấy và biết những điều đó là thật. Bạn cũng nhận biết nỗi sợ hãi của mình, sự bất an ninh cơ bản nhất khi đối diện với vấn đề sinh tử. Nó là sự căng thẳng hằn sâu đến tận gốc rễ của tư duy và tạo ra bao khó khăn cho đời sống. Bạn theo dõi xem mình đang sờ soạng trong lo âu về mọi thứ, nắm bắt nhiều thứ mà trong lòng đầy sợ hãi, giữ chặt vào tất cả trong khi chúng đang tuông khỏi bàn tay giống như cát luồn qua kẽ các ngón tay. Bạn thấy ra rằng không có một thứ gì có thể là điểm tựa bền vững, không có gì mà không thay đổi.

Bạn thấy được nỗi đau gây ra do sự mất mát và buồn khổ, quan sát mình bị đàn áp để điều chỉnh theo sự phát triển của cơn đau từng ngày trong đời sống của mình. Bạn làm chứng nhân cho sự căng thẳngxung đột vốn có trong quá trình của đời sống và cái bộ mặt đạo đức giả thật sự của chính mình khi tỏ ra ân cần trong ngày. Bạn theo dõi tiến trình của cơn đau, bệnh tật, già yếu, và cái chết. Bạn lấy làm kinh ngạc rằng, tất cả những thứ kinh tởm này thì không có gì là đáng sợ cả, chúng đơn giản chỉ một bộ phận của đời sống mà thôi.

Trải qua sự nghiên cứu xuyên suốt này về những lãnh vực tiêu cực của đời sống, bạn trở nên quen thuộc sâu xa với Khổ đau, một trạng thái bất toại nguyện của muôn loài. Bạn bắt đầu hiểu biết Khổ đau ở mọi tầng cấp của đời sống, từ vi mô cho tới vi tế nhất. Thấy tiến trình khổ đau không thể tránh khỏi đi theo sự dính mắc. Ngay sau khi bạn nắm bắt một thứ gì thì đau khổ theo lập tức không thể nào tránh. Một khi đã trở nên quen thuộc với toàn thể động cơ của tham muốn, bạn sẽ trở nên nhạy bén với nó. Bạn thấy nơi nó khởi sinh, thời khắcxuất hiện, và ảnh hưởng ra sao tới bạn. Hãy theo dõihoạt động hết lần này sang lần khác, biểu hiện qua những giác quan, điều khiển tâm ta và biến ý thức thành nô lệ cho nó.

Giữa cơn kinh nghiệm dễ chịu, bạn theo dõi cơn khát vọng của mình và sự luyến chấp xảy ra. Ngay khi kinh nghiệm khó chịu đang lên, hãy quan sát sức mạnh của sự kháng cự hình thành. Đừng ngăn cản những hiện tượng này, mà chỉ theo dõi chúng, thấy chúng như là rác rưỡi của tư tưởng loài người. Bạn khám xét ra rằng thứ mà ta gọi là “tôi”, chỉ là một thân thể vật lý và bạn đã lập ra một định danh cho mình, chỉ là một cái túi da bao bọc bộ xương mà thôi. Khám xét xa hơn, bạn thấy ra cách cư xử của tất cả các hiện tượng như là tình cảm, khuôn mẫu của tư tưởngquan niệm, để rồi nhìn ra cái chiêu bài bản ngã được dán dính vào từng cái một. Bạn quan sát thấy mình thật đã điên cuồng vì luôn luôn muốn chiếm hữu, bảo vệ, và đề phòng bị mất đi những thứ rỗng tuếch này. Bạn đã không ngừng lục lạo một cách điên cuồng những thứ này — vật chất, cảm giác sinh lý, đam mê và tình cảm — một cách không mệt mõi. Tất cả những thứ đó cuốn xoáy lấy bạn, khiến cho bạn chui vào những xó xỉnh, lùng kiếm không ngừng để phụng sự cho cái “tôi.”

Bạn không thấy gì cả. Trong tất cả những khối sưu tầm có được trong suốt khoảng đời vật lộn không ngừng nghĩ kia, bạn có thể thấy ra chúng được đánh đổi bằng vô số mánh khóe, mưu đồ vô nhân tính. Nhưng lại không thấy một cái ngã cố định; tất cả chỉ là tiến trình. Bạn có thể thấy tư tưởng nhưng không có người suy nghĩ, có thể thấy cảm xúc, ham muốn nhưng không có người muốn. Bản chất của cái nhà thì trống rỗng, và không có ai ở trong đó cả.

Toàn thể nhân sinh quan về tự ngã của bạn bị thay đổi hoàn toàn ở phút giây này. Bạn bắt đầu nhìn mình như là một nhiếp ảnh gia. Khi nhìn một tấm ảnh bằng đôi mắt trần thì bạn thấy một hình ảnh rõ ràng, nhưng khi nhìn qua kính phóng đại thì tấm ảnh kia chỉ là một cấu hình phức tạp bởi nhiều dấu chấm. Tương tự như thế, dưới cái nhìn xuyên thấu của chánh niệm, cái cảm giác tự ngã, cái “Ta” hay “là” bất kỳ gì, đều bị mất cơ sở và bị phân hóa. Để rồi đi đến một điểm là trong trí tuệ thực chứng, nơi mà ba sự thật rốt ráoVô thường, Bất toại nguyện, và Vô ngã — có tác động mãnh liệt nhất để tiêu diệt khái niệm tương đối. Bạn kinh nghiệm được rõ ràng tính vô thường của đời sống, nỗi khổ đau của kiếp sống, và sự thật của vô ngã. Những đặt tính này trở nên quá sinh động làm cho bạn chợt thức tỉnh đối với sự vô nghĩa của khát vọng, luyến chấp, và phản kháng. Trong phút giây giác ngộ này, ý thức của bạn bị biến đổi. Cái ngã bị tan rã, chỉ còn lại một hiện tượng vô ngã vĩnh hằng mà khái niệm tương đối không thể nào xâm phạm được. Khát vọng bị dập tắt và bạn không còn trĩu nặng nữa. Còn lại đây là một dòng sống tùy thuận, không có căng thẳng hay phản kháng. Bình an, hạnh phúc của Niết bàn vốn không sinh không diệt là đây.

  Hết 

Phân phối

Tựa đề: Chánh niệm cơ bản
Tác giả: Thiền sư H. Gunaratana Mahathera

Nhà Xuất bản: H. Gunaratana Mahathera
Bhavana Society

Rt. 1 Box 218-3

High View, WV 26808. USA

Xuất bản ngày: December 7, 1990
Phát hành ngày: April 1994

Bản quyền: Tiger Team Buddhist Information Network

(510) 268-0102 begin_of_the_skype_highlighting     (510) 268-0102  end_of_the_skype_highlighting * BodhiNet (72:1000/658)

Nhà xuất bản vẫn giữ mọi thẩm quyền của tác phẩm này và nay cho phép bản điện tử và quyền phân phối cho BodhiNet Democratic Buddhist Network. Quyển sách này có thể được phép tự do chép lại hay phân phối tiếp với điều kiện đính kèm sự thỏa thuận này mà không được bán dưới mọi hình thức. Nếu tác phẩm này được dùng để làm tài liệu mô phạm hay duyệt xét, người dùng cần phải báo cho nhà xuất bản biết trước.

Nếu bạn thấy tác phẩm này có giá trị, mọi sự biếu tặng tới tác giả hay nhà xuất bản xin chuyển tới địa chỉ sau để công việc này được tiếp tục và hữu hiệu.

BodhiNet
1920 Francisco St., Suite 112

Berkeley, CA 94709. USA

Tel. 510-540-6565 begin_of_the_skype_highlighting     510-540-6565  end_of_the_skype_highlighting

510-268-0102 begin_of_the_skype_highlighting     510-268-0102  end_of_the_skype_highlighting Modem (via Tiger Team)

Chân thành cảm ơn dịch gỉa đã gửi tặng TVHS phiên bản vi tính điện tử quyển sách này.


Tel. 510-540-6565 begin_of_the_skype_highlighting     510-540-6565  end_of_the_skype_highlighting
510-268-0102 begin_of_the_skype_highlighting     510-268-0102  end_of_the_skype_highlighting Modem (via Tiger Team)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 11330)
Thông Bạch Phật Đản 2016 - Phật Lịch 2560 của Chánh Văn Phòng HĐCM GHPGVNTN Hoa Kỳ
(Xem: 10423)
Phật Đản là ngày sinh của Đức Phật. Theo như trong kinh Phật đã dạy: “Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh”,
(Xem: 10682)
‘Tào khê thuỷ’ (曹溪水) hay ‘Tào Khê’ là đại từ chỉ định về Lục tổ Huệ Năng, cũng chỉ cho dòng suối trí tuệ Phật giáo.
(Xem: 9646)
Chúng ta có hai cách giao lưu với thế giới nội tâm và với thế giới bên ngoài. Một: Tâm cảm thọ (Sensing mind) trực tiếp qua giác quan như ...
(Xem: 9444)
“Thị hiện Đản sanh”, là cụm từ được chỉ chung cho tất cả các bậc Thánh nhân, chư Phật, Bồ Tát khởi lên ý niệm tự phát nguyện...
(Xem: 12792)
Dòng đời cứ cuồn cuộn hay lặng lẽ mãi miết trôi, và mọi cảm nhận tiếp thụ của con người vẫn cứ lan chảy bất tận theo thời gian.
(Xem: 13156)
Phương cách tốt nhất giúp ta tỉnh giác khi hành Thiền là ta biết giữ hơi thở trong tâm.
(Xem: 13342)
Hãy tụng kinh Kim cương nhiều lần. Thầy cũng sẽ cầu nguyện, trì tụng và hồi hướng cho con ngay bây giờ.
(Xem: 19683)
Thân thị Bồ đề thọ, Tâm như minh cảnh đài, Thời thời cần phất thức, Vật sử nhá trần ai.
(Xem: 12412)
Theo giáo lý Tịnh Độ Phật A Di Đà là vị Phật ánh sáng luôn soi chiếu thông suốt mọi cảnh giới, tiếp dẫn chúng sanh vãng sanh.
(Xem: 13135)
Chánh niệm tỉnh giác (Satisampajanna) là một thuật ngữ Phật học ngụ ý một nếp sống thanh thản an lạc trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.
(Xem: 13453)
Không biết tự bao giờ, mùa xuân được lấy làm biểu tượng của tâm hồn an lạcthanh tịnh.
(Xem: 12927)
Ngày xuân năm nay, chúng tôi sẽ đem đạo lý khuyến khích nhắc nhở tất cả Phật tử tinh tấn tu hành.
(Xem: 12283)
Nhân Tết con khỉ - Bính Thân, nên xin nói tản mạn về con khỉ, có liên hệ đến những ý tưởngquan niệm trong đạo Phật.
(Xem: 18435)
Hai bài kệ dưới đây trích trong Lục Tổ đàn kinh rất nổi tiếng trong giới Thiền học, được phổ biến, giảng luận không biết bao nhiêu là giấy mực...
(Xem: 10584)
Thiền Tôngpháp môn nguyên thủy và cốt tủy do Đức Phật dạy.
(Xem: 12281)
Không gì tuyệt đẹp hơn hình ảnh của mùa xuân, khi hoa đào hoa mai hé nở, khi những mầm xanh đang e ấp chờ đợi...
(Xem: 10878)
Năm cũ đã hết với bao đổi thay của đất trời và con người, để đón nhận một mùa xuân mới tràn đầy hạnh phúc.
(Xem: 11093)
Cảm ơn Xin cảm ơn Trời đất bốn mùa thay nhau chuyển đổi Xuân sinh, hạ trưởng Thu liễm, đông tàn
(Xem: 14565)
Vào thuở thịnh Đường, Lục tổ Huệ Năng ( 慧 能 638-713 ) sau khi đắc pháp với Ngũ tổ Hoằng Nhẫn ( 弘忍) và được truyền Y bát,
(Xem: 22331)
Bài này được viết vào khoảng tháng 11 năm 1991, có trong tác phẩm “Sân Trước Cành Mai,” xuất bản năm 1994.
(Xem: 11499)
Tết đã gần kề. Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam có cái chung nhưng cũng có những nét khác nhau tùy theo phong tục tập quán của từng vùng, miền.
(Xem: 10071)
Trong mùa xuân, thiên nhiên tự làm mới lại, con người cũng tự làm mới lại thân tâm mình, mọi vật đều cố gắng chuyển hóa thành mới, trong sạch, thanh tịnh.
(Xem: 34410)
Chúng ta thường nghe nói thế gian là biển khổ, bởi thế gian vui ít khổ nhiều. Nhưng trong chỗ vui đó, rốt cuộc cũng không tránh được khổ.
(Xem: 17572)
Ngày hết Tết đến nhìn thấy còn những người đau khổ chung quanh thì lòng mình không thể dửng dưng...
(Xem: 32529)
Niệm Phật tức là tham thiền không phải hai pháp, ngay lúc niệm Phật, trước tiên phải buông bỏ hết thảy các thứ vọng niệm, tạp loạn phiền não, tham, sân, si...
(Xem: 21963)
Thân của ta hôm nay thật là mong manh như bọt nước, niệm niệm sanh diệt không dừng. Lại sống trong ngôi nhà lửa không an ổn, sao mà cứ tỉnh bơ không chịu quán sát cho kỹ...
(Xem: 11116)
Ngoài kia, từng cánh én đang tung tăng chao lượn, dòng người thì tấp nập ngược xuôi trong tà áo mới, trên gương mặt ai nấy hân hoan rạng ngời
(Xem: 17414)
Tình yêu như bát bún riêu. Bao nhiêu sợi bún bấy nhiêu sợi tình.
(Xem: 17002)
Khách thập phương rảo bước quanh sân chùa, ngắm nhìn cảnh vật, cội mai già, nụ mai còn hàm tiếu.
(Xem: 10603)
Cụm từ trên không biết có tự bao giờ…? Thế nhưng từ lâu cho đến tận ngày hôm nay, thật sự đã đi sâu thẳm vào
(Xem: 10773)
Khi cây mai vàng chưa kịp đưa hương Và bờ cỏ đương đổi màu hoang tái Bóng chiều nghiêng cánh én còn ái ngại Vẫn nghe lòng vời vợi bước xuân phương
(Xem: 9472)
Vẫn mang chiếc áo lỳ năm tháng cũ Vẫn chiều nay, Bên khung cửa hôm nào Ta nhấp nháp chung trà hương viễn xứ
(Xem: 10535)
Cành mai năm trước, cành đào bây giờ vẫn một sắc hương, cội mai già nỉ non bung ra từng hé nụ, hoa đào đón gió tưng bừng khoe sắc hương.
(Xem: 10553)
Hãy nhìn lại thật gần, thật kỹ, những gì đang có trong lòng bàn tay. Mùa xuân không ở đâu xa. Mùa xuân ở nơi ấy.
(Xem: 10471)
Tâm giống như con khỉ (kapicitta) là một thuật ngữ, đôi khi Đức Phật dùng để diễn tả các hành-vi lo-lắng, khuấy-động,
(Xem: 12383)
Chư Thiện nhân! Trên đời có muôn ngàn đường lối, tại sao lại chỉ khuyên người niệm Phật?
(Xem: 12342)
Tôi không có tham vọng viết nhiều về Thuyết tiến hóa cũng không tham vọng viết ra đây cuộc đời của Charles Darwin (1809-1882)
(Xem: 9921)
Năm mới, chúng ta đón chào một mùa xuân mới được nhiều phước lộc, và học thay đổi cách sống mới để làm đời mình thêm tươi vui, hạnh phúc.
(Xem: 13103)
Hiện nay, ở một số chùa có trưng bày tượng ba con khỉ trong sân chùa. Nhưng không phải ai cũng biết về nguồn gốc cũng như...
(Xem: 9639)
Thay đổi cuộc đời trong Năm mới chính là Làm mới chính mình, nuôi dưỡng suối nguồn hạnh phúc.
(Xem: 9047)
Thành đạo còn gọi là Đắc Đạo, chứng đạo, đạt đạo, thành tựu đạo quả.
(Xem: 11734)
Phật pháp thường nói “ mạng người vô thường, cõi nước rủi ro”, “ thân người khó được Phật pháp khó nghe”;
(Xem: 13363)
Này các Tỷ kheo, các ông nên thực tập để luôn luôn sống trong chánh niệm và tỉnh giác. Bất cứ làm điều gì, các ông phải làm với chánh niệm.
(Xem: 11962)
Trước khi tìm hiểu kỹ về Thiền tông, chúng ta nên có một quan niệm tổng quát về tông phái này thì khi đi sâu vào chi tiết sẽ bớt bỡ ngỡ.
(Xem: 11201)
Khi chúng ta có ước muốn theo đuổi con đường tâm linh, ta phải hiểu thấu vì sao lại chọn đi con đường này.
(Xem: 11508)
Lòng bi mẫnsự thiền định hay thực hành quan trọng nhất mà bạn có thể làm. Mặc dù những giáo lý của Đức Phật nói về...
(Xem: 10241)
Tịnh Độ là một pháp môn rất thù diệu, dễ tu dễ chứng và phù hợp với mọi trình độ căn cơ chúng sanh. Chỉ cần người có lòng tin vào nguyện lực của Phật A di đà...
(Xem: 10159)
“Từ Thị Di Lặc” nghĩa là : người mang chủng tánh Từ Bi, rộng đức bao dung, hòa ái, êm dịu, luôn đem lại sự an lành hạnh phúc cho mọi người và cho cả cuộc đời.
(Xem: 10818)
Nguyên tác: Making Space with Bodhicitta; Tác giả: Lama Yeshe; Chuyển ngữ: Hoa Chí
(Xem: 28053)
Tiết Vu Lan bâng khuân nhớ Cha công dưỡng dục, mùa Báo hiếu bùi ngùi thương Mẹ đức cù lao... Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 10718)
Con người không biết Phật cũng chẳng sao, không biết Nho giáo cũng chẳng sao, thậm chí không tín ngưỡng tôn giáo cũng chẳng sao, chỉ cần họ biết đạo lýsự thật của Nhân Quả Báo Ứng thì được rồi.
(Xem: 7333)
Lúc gần đây, khi tôi vào trang mạng của Dzogchen Ponlop Rinpoche đọc một bài viết có tựa đề là "Đạo Phật Là Một Tôn Giáo, Có Đúng Không?", tôi đã ngạc nhiên vì một số ý-kiến của người-đọc ở phần bên dưới bài viết
(Xem: 9256)
Tư tưởng thuần khiết nhất này là nguyện ước và ý chí đưa tất cả chúng sanh đến sự thực chứng năng lực Giác Ngộ vô thượng.
(Xem: 11689)
Người tu thiền chẳng những tâm được yên, trí sáng mà cơ thể lại tốt nữa. Cuộc sống lúc nào cũng vui tươi, không buồn không khổ.
(Xem: 11584)
Sáu pháp môn mầu nhiệm, Hán gọi là Lục diệu pháp môn. Nghĩa sáu phương pháp thực tập thiền quán, giúp ta đi vào cửa ngõ của định và tuệ, cửa ngõ giải thoát hay Niết bàn.
(Xem: 10997)
Thiền là gì? Để trả lời câu hỏi này, ngôn từ không phải bao giờ cũng cần thiết hay hoàn toàn thích đáng.
(Xem: 10201)
Thiền quán là nhìn một cách tĩnh lặng. Nhìn sự vật “như nó là”, không suy luận, không biện giải, không phê phán…
(Xem: 10161)
Ba viên ngọc quý Phật, Pháp, Tăng mà ai cũng có đầy đủ đều không ngoài Bản Tâm Tự Tánh mình.
(Xem: 13706)
Bậc giảng giải vô song, đỉnh cao của dòng họ Thích Ca, Người dìu dắt chúng sanh bằng giáo huấn duyên khởi...
(Xem: 14787)
Trên đây là bài dịch từ trang 18-20 trong quyển ’Kindness, Clarity,and Insight’ của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 Tenzin Gyatso, với sự đồng ý của Snow Lion Publications
(Xem: 10406)
Thiền không phải là một tôn giáo, một học thuyết hay một quan niệm thuộc về tri thức.
(Xem: 11792)
Phải chăng trường đời là nơi tranh danh đoạt lợi, hay chính là do mầm tham ái ở tại lòng mình mới là động cơ sinh ra mọi sự?
(Xem: 10757)
Tịnh Độ hay Quốc Độ của Chư Phật là từ dùng để chỉ Thế Giới đẹp đẽ, thanh tịnh, tôn nghiêm, là nơi các Đức Phật cùng hàng Thánh Giả và các Tín Chúng cư ngụ.
(Xem: 10425)
Truyền thừa Sakya là một trong bốn truyền thống tâm linh vĩ đại tại Tây Tạng.
(Xem: 10519)
Có những phẩm hạnh mà bậc Thượng sư cần phải có và những phẩm chất mà người đệ tử cần có.
(Xem: 9798)
Đức Dalai Lama từng nhiều lần dạy rằng, Phật giáo Kim cương thừa không phải là Lạt-ma giáo.
(Xem: 10549)
Người Phật tử Việt Nam xưa nay thường biết đến khái niệm Tịnh độ qua các kinh nói về Phật Di Đà (Amitābhasutra và Sukhavativyūhasutra) từ Hán tạng
(Xem: 9184)
Hãy nghe ĐỨC PHẬT định nghĩa về thiền : « Ở đây nầy các Tỳ Kheo, vị tỳ kheo đi đến khu rừng dưới một gốc cây hay đi đến chỗ nhà trống và ngồi kiết già lưng thẳng...
(Xem: 9860)
Bằng nguyện lực của Tam Bảo Tối Thượng đáng tin cậy Và chân lý của tinh thần trách nhiệm toàn cầu của chúng con, Nguyện cho Phật pháp quý báu lan rộng và hưng thịnh Ở mọi vùng đất, theo chiều dài và chiều rộng của phương Tây.
(Xem: 10082)
Một trong những mục đích chính của việc tranh luân trong khi tu học Phật pháp là để giúp bạn phát triển nhận thức quả quyết (nges-shes).
(Xem: 10386)
Trong Hiện Quán Trang Nghiêm Luận (mNgon-rtogs rgyan, tiếng Phạn, Abhisamayalamkara), Đức Di Lặc đã liệt kê bốn mươi sáu lỗi lầm ảnh hưởng đến việc phát triển trí tuệ tương ứng với căn cơ của chư Bồ tát (sbyor-ba’i skyon).
(Xem: 10517)
Của cải không trường tồn hay thường còn mãi mãi. Lòng tham của cải giống như uống nước muối, ta sẽ chẳng bao giờ có đủ.
(Xem: 10430)
Nền tảng của mọi phẩm chất tốt đẹpvị bổn sư tử tế, hoàn hảothanh tịnh; Sùng mộ ngài một cách đúng đắn là cội nguồn của đường tu.
(Xem: 10000)
Tâm là một sự chuyển động, bản tánh của nó là sự di động. Thực thể cơ bản của nó là sự trong sángtrong suốt.
(Xem: 9721)
Đường tu được tất cả chư Bồ tát thiện hảo tán thán, Cửa ngõ cho những người may mắn mong cầu giải thoát.
(Xem: 13396)
Cả Đức Thích Ca Mâu Ni Phật và Guru Rinpoche đều tiên tri sự ra đời và thành tựu tâm linh của Tông Khách Ba.
(Xem: 16183)
Long Thọ (Nagarjuna, Klu-grub), cùng với Vô Trước (Asanga, Thogs-med), là hai đại hành giả tiên phong của truyền thống Đại thừa.
(Xem: 13358)
Con xin sám hối nghiệp xấu ác của tự thân cùng tha nhân, và hoan hỷ với công đức của tất cả chúng sanh.
(Xem: 11445)
Tôi đã nhận được một món quà tặng quan trọng nhất từ bố tôi: đó là niềm tin về tôn giáo. Suốt đời tôi, tôi sẽ nhớ ơn bố tôi. Vì, bố là vị Bồ Tát của tôi.
(Xem: 11033)
Năm nay, Vu Lan khởi sắc một cách khác thường. Từ ngày 14 âm lịch đến rằm, lượng số người đi lễ như trẩy hội. Một số con đường chính đều bị tắt nghẽn giao thông.
(Xem: 10999)
Đạo Phật dạy về tầm quan trọng của sự kính trọng bố mẹ, và sự báo đáp công ơn bố mẹ.
(Xem: 12103)
Vu lan lại đến.Hiếu hạnh của con trẻ lại được nhắc đến. Nhưng đâu đó cũng thấy hiện lên các tiêu đề nói về việc con giết cha, hãm hiếp mẹ, những nghịch hạnh không ai có thể chấp nhận.
(Xem: 15223)
Tôi thấy tôi mất mẹ, mất cả môt bầu trời…
(Xem: 10501)
"Mẹ, Mẹ là giòng suối dịu hiền. Mẹ, Mẹ là bài hát thần tiên…Là bóng mát trên cao, là mắt sáng trăng sao, là ánh đuốc trong đêm khi lạc lối…"
(Xem: 11615)
Mẹ ơi tháng Bảy về rồi Là mùa hiếu hạnh tuyệt vời lên ngôi Nhớ ơn mẹ đã một đời Tảo tần mưa nắng tô bồi đời con
(Xem: 10491)
Mùa thu với tháng bảy mưa ngâu, với trăng thu diệu vợi, quê hương Việt nam chúng ta với biết bao vẻ đẹp êm đềm qua ánh trăng rằm tháng bảy Vu lan.
(Xem: 10992)
Sau khi đắc quả A-La-Hán, Tôn giả Mục Kiền Liên vận thần thông đi khắp các cõi tìm người mẹ đã khuất.
(Xem: 9932)
Lễ hội Vu lan bồn hay còn được gọi một cách phổ biếnlễ hội Cô hồn là một sự kiện quan trọng ở Trung Quốc vì nó được nối kết với việc thờ cúng tổ tiên.
(Xem: 10277)
Từ hơn mười năm qua, cũng có thể là xa hơn chút nữa, ngày lễ Vu Lan Báo Hiếu hằng năm, đặc biệt là lễ cài hoa hồng, đã có sức lan tỏa mạnh mẻ ra ngoài khỏi khuôn viên những mái chùa Phật giáo
(Xem: 11332)
Theo truyền thuyết nhà Phật, Bà mẹ Mục Kiền Liên Là người không mộ đạo Báng bổ cả người hiền.
(Xem: 10891)
Tháng bảy mùa Vu Lan trời buồn âm u mưa sùi sụt trắng xóa con đê quê mẹ. Tháng bảy mùa Vu Lan mây buồn giăng giăng kín lối con về quê mẹ…
(Xem: 12788)
Rằm tháng 7 - đại lễ Vu Lan, tưởng niệm gương đại hiếu của tôn giả Moggallāna (Mục Kiền Liên) đối với mẹ trong cảnh khổ ngạ quỷ;
(Xem: 24115)
Lòng thương của cha mẹ sẽ pha thêm màu xanh cho bầu trời, tô thêm màu biếc cho đại dương; và gia đình này, trái đất này, với bàn tay chăm sóc của cha mẹ, sẽ là hành tinh xanh, mỹ miều, tươi mát hơn bao giờ.
(Xem: 12508)
Ta còn một dòng sông, dòng sông xưa uốn khúc những nỗi niềm cay cực với bóng mẹ lênh đênh tất tả chuyến đò đời.
(Xem: 10205)
Kinh Vu Lan hiện được dịch ra tiếng Việt và được phổ thơ để các Phật tử dễ đọc tụng và dễ nhớ
(Xem: 28368)
Mùa Vu Lan lại về với người con Phật, mang nhiều ý nghĩa thâm diệu, vừa siêu nhiên của lãnh vực tâm linh, vừa hiện thực với văn hóa nhân gian...
(Xem: 19214)
Cách đây hơn 10 năm tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York, Hoa Kỳ, các thành viên của Liên Hiệp Quốc đã đồng thuận mỗi năm lấy ngày Vesak của Đức Phật làm ngày Phật Đản của thế giới.
(Xem: 10816)
Cách đây hơn 26 thế kỷ, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thị hiện tại xứ Ấn Độ cổ xưa, cội nguồn của nền văn minh sông Hằng. Sự kiện trọng đại Đức Thế Tôn thị hiện vào cõi đời này thật là hy hữu.
(Xem: 23104)
Gần hai trăm nghìn người không phân biệt Tôn giáo, Quốc tịch, Chính đảng, ngày 10/05/2015 tại Đài Bắc Quốc tế Phật Quang hội tổ chức thiên Tăng, vạn Chúng Khánh chúc Phật đản, nhất tâm Thập nguyện báo Mẫu ân,
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant