Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Thế Hệ Tăng-già Tây Tạng

26 Tháng Mười 201606:45(Xem: 9398)
Thế Hệ Tăng-già Tây Tạng


1. Sơ truyền

Phật giáo truyền nhập Tây tạng được xem như chính thức từ vua Srong-btsan sGam-po (569–649?/605–649 Tl?); nhưng phải đợi hơn một thế kỷ sau, dưới triều vua Khri-srong- lde-btsan (755-797 Tl), với sự trở lại Tây tạng lần thứ hai của Tịch Hộ (Śāntakṣita, Tạng: Zhi-ba-‘tsho [1]), bấy giờ mới có người bản địa chính thức xuất giathọ giới.

Khri-srong lde-btsan là một trong ba vị Tạng vương được tôn xưng như là ba vị “Vua của Chánh pháp” (dharmarāja, chos-rgyal), vốn là những trụ cột chính cho sự tồn tại và phát triển của Phật giáo tại Tây tạng. [2]

Tây Tạng Vương Thống Ký [3] chép, ông là con trai của Khri-lde gtsug-brtsan và Kim Thành Công chúa, nhưng bị bà Trưởng Phi của Khri-lde gtsug-brtsan là sNa-nam bza’ âm mưu chiếm đoạt làm con. Sau một cuộc trắc nghiệm, tiểu vương tử nhận diện mẹ mình chính là Hán Phi Kim Thành Công chúa. [4]

Cuối đời vua Khri-lde gtsug brtsan (Mes Ag-tshom, 704-755 Tl.), hình như một phái đoàn do sBa Sang-shi và dẫn đầu được gửi sang yết kiến Hoàng đế Trung hoa để thỉnh Kinh sách và Hòa thượng người Hán sang Tây tạng truyền pháp. Trên đường về nước, ngang qua Ích châu, tại đây họ gặp Kim Hòa thượng, [5]người có khả năng phục hổ, và tiên tri. Vị Hòa thượng này dự báo cho phái đoàn biết rằng vua của họ (Khri-lde-gtsug-brtan) đã chết, bọn quyền thần phá hoại Phật pháp; và nếu tiểu vương tử sống sót, ông sẽ quy y PhậtPhật pháp trở lại hưng thịnh. Tiểu vương tử này chính là Tạng vương Khri-srong-lde-btsan. Kim Hòa thượng cũng dự báo rằng sẽ có Bí-sô Śāntarakṣita, Vương tử nước Sha-hor, sẽ đến Tạng hoằng dương Phật pháp. [6]

Kim Hòa thượng nói đây được biết là Vô Tướng thiền sư, người Cao ly, đắc pháp với Thiền sư Phổ Tịch, sau lánh sang ẩn tu ở chùa Tịnh Thiền, Nhật Nam (釰南), truyền pháp cho đệ tử Bảo đường Vô Trụ, tịch năm Bảo ứng thứ nhất (672 Tl). [7] Sứ đoàn Sang-shi gặp Sư ở Ích châu và được báo tin vua của họ đã chết. Khri-lde-gtsug-brtan chết khoảng năm 755 Tl. Sứ đoàn này, gồm 5 người, vậy do Khri-lde-gtsug-brtan gửi đi trước khi chết. Nếu sự kiện này khả tín, họ có thể gặp Kim Hòa thượng trước 755.

Khi họ về nước thì quả như lời thiền sư dự báo. Bấy giờ Khri-srong lde-btsan mới 13 tuổi; [8] quyền thần Ma-zhang khron-pa-skyes và những người bài Phật ra pháp lệnh chế định (khrims bu chung) cấm mọi người học Phật. Sang-shi từ Trung quốc thỉnh về được 1000 quyển Kinh Phật, [9] nhưng do tình hình như vậy nên phải ẩn dấu ở Chos-brag. Tuy vậy, Khri-srong-lde-btsan, như tường thuật bởi Bu-ston, khi đến tuổi trưởng thành, tìm hiểu và biết cha và ông nội là những vị vua sùng thượng Phật pháp, ông bắt đầu nghiên cứu kinh điển. Sang-shi trình vua số Kinh thỉnh được. Vua rất mừng, lập người phiên dịch. Trong số đó có Ananta từ Kashmir sang, và một vị Sư người Hán là Me mGo [10] . Dự định này không thực hiện được vì bị Ma-zhang-grom-pa-skyes cản trở, và trừng phạt Sang-shi. Một số triều thần tin Phật bèn đề nghị đày Sang-shi và gSal snang đi sang Mang yul. [11] gSal snang không ở lại Mang yul, mà đi thẳng sang Ấn-độ, hành lễ chiêm bái tại Bồ-đề tràng. Ông gặp Tịch Hộ (Śāntarakṣita) tại Nepal và thỉnh cầu sang Tạng. Ông báo cáo với Khri-srong lde-btsan, hết sức tán dương tài trí của Tịch Hộ (Śāntarakṣita). Vua bảo hãy tạm ẩn; rồi bí mật lập mưu với Zhang nyam bzang và ‘Gos khri bzang, đánh lừa và chôn sống Ma-zhang trong một ngôi mộ ở sTod lungs.

Khởi thủy, khi vào Tạng, Tịch Hộ hội kiến với Khri-srong lde-btsan tại cung rLung tshugs. Tại đây, trải qua bốn tháng, Tịch Hộ giảng thuyết cho vua và các triều thần về 10 thiện nghiệp, 18 giới, 12 chi duyên khởi, qua một người thông dịch là Ananta. Thế nhưng, ngay lúc đó nạn dịch lại xảy ra và một trận lụt lớn. Những người bài Phật cho là sự hiện diện của Tịch Hộ khiến cho các thần linh nổi giậntrừng phạt. Tịch Hộ phải tạm thời lánh về Nepal. Trước khi đi, Tịch Hộ nói với vua rằng xứ Tây tạng quá nhiều ma quỷ, đề nghị phải thỉnh Padmasambhava mới trấn áp được bọn này. Vua bèn lập phái đoàn sang Ấn nghinh thỉnh Padmasambhava.

Khi đặt chân lên đất Tây tạng, Padmasambhava lần lượt khuất phục các thần linh, ma quỷ bản địa, nhưng cho rằng đây chưa phải là thời cơ Phật pháp được xương minh, do đó từ giã và trở về Ấn, sau 13 năm chinh phục Tây tạng.

Lần này Tịch Hộ quay trở lại Tây tạng, do bởi bọn quỷ thần bản xứ đã bị Padmasambhava khống chế, không còn gây nhiễu hại, việc truyền bá có vẻ thuận duyên. Vị A-xà-lê Bồ-tát (mKhan po Bodhisattva) [12]bắt đầu kiến thiết chùa bSam yas theo quy mô kiến trúc Uddandapuri (Odantapuri), một đại tăng viện ở Bihar được xây dựng bởi vua Gopala, triều đại Pala (750-770 Tl).

Sự kiện quan trọng đáng được nói ở đây là giới đàn truyền giới cụ túc đầu tiên được thiết lập. Phật giáo truyền vào Tây tạng đã hơn trăm năm nhưng chưa có người xuất gia chính thức thọ cụ túc như pháp. Sử gia Bu-ston ghi, vào năm con dê (775 Tl), Tịch Hộ đã thỉnh được 12 bí-sô người Kasmir thuộc bộ phái Hữu bộ sang Tây tạng. Một cuộc sát hạch được tổ chức, và kết có 7 người được chọn cho thọ cụ túc. Nhóm người này được gọi là sad mi mi bdun (bảy người dự tuyển). Cũng theo Bu-ston, có hai truyền thuyết khác nhau về danh hiệu 7 vị giới tử này. Thứ nhất, Hòa thượng truyền giới là Thí Giới (Dānaśīla) [13] và thuyết thứ hai, được phổ biến hơn, Hòa thượng Đường đầu truyền giới chính là Tịch Hộ. Bộ phái truyền thừa chính thứcThuyết nhất thiết hữu bộ, và Luật tạng được áp dụngCăn bản thuyết nhất thiết hữu bộ Tì-nại-da. Trong hệ này, các Tổ truyền thừa được kể, khởi thủy từ Tôn giả Xá-lị-phất (Sāriputra), cho đến La-hầu-la (Rāhula), [14] rồi đến Long Thọ (Nāgārjuna), Thanh Biện (Bhāvaviveka), Thi-lị-cấp-đa (Śrīgupta), Trí Tạng (Jñnagarbha), và Tịch Hộ (Tĩnh Mệnh). Hình tượng các vị Tổ này được vẽ trên tường Bắc của đại tăng viện bSam yas.

Phả hệ truyền thừa được kể như vậy có thể đối chiếu với truyền thuyết được lưu hành tại Trung hoa ghi nhận bởi Lương Tăng hựu (455-518) trong Xuất Tam tạng ký tập như sau: 1. Đại Ca-diếp (MahāKaśyapa), 2. A-nan (Ānanda), 3. Mạt-điền-địa (Madhyāntika), 4. Xá-na-bà-tư (Śavaṇvāsī), 5. Ưu-ba-quật-đa (Upagupta), … 22. La-hầu-la (Rāhula), … 34. Long Thọ (Nāgārjuna), 35. Đề-bà (Āryadeva)… [15] Theo các phả hệ này, các Đại luận sư Đại thừa như Long Thọ, Vô Trước, Thế Thân, về mặt truyền thừa Luật, thảy đều thuộc Hữu bộ. Họ không phải là những vị xuất thân từ Đại chúng rồi sau đó trở thành Đại thừa như phổ thông được biết.

2. Tranh luận bSam yas (Sam-ye)

Tịch Hộ (Śāntarakṣita) trú tại Tây tạng cho đến năm 783 Tl thì tịch. Trước khi tịch, Tịch Hộ cảnh báo vua Khri-srong lde-btsan rằng trong tương lai Phật pháp sẽ suy tàn do bởi ảnh hưởng người Hán, và khuyên vua nên thỉnh đệ tử của mình là Kamalaśīla (Liên Hoa Giới) sang đây chủ trì giải quyết những xung đột sẽ xảy ra.[16]

Có lẽ lúc bấy giờ Tịch Hộ chứng kiến hoạt động cùa các Thiền sư Hán tại Tây tạng cho nên mới có dự báo này.

Quả thật, các bản văn được phát hiện tại Đôn hoàng cho thấy Thiền tông Trung hoa đã có ảnh hướng khá lớn dưới thời Khri-srong lde-btsan. Tình hình này được ghi nhận bởi Đốn ngộ Đại thừa chánh lý yếu quyết:[17] qua sự trao truyền yếu chỉ Thiền tông của Hòa thượng Ma-ha-diễn, Hoàng hậu Một-lô thị tỏ ngộ, quyết chí xuất gia. Bấy giờ di mẫu của Tán-phổ (đây chỉ Tạng vương Khri-srong lde-btsan) là bà Tất-nang Nam thị, cùng với các phu nhân của các đại thần, sau khi nghe thuyết Đại thừa pháp, thảy đều xuất gia. Đây chẳng khác nào Ba-xà-ba-đề Tỳ-kheo-ni khởi xướng vậy.[18] Trong đây, “Di mẫu Tất-na Nam thị” chính là sNa-nam bZa’, vợ vua Khri-lde gtsug-brtan mà Bu-ston chép là đã có tranh chấp với Kim Thành Công chúa về sự kiện ai là mẹ đích thực của Khri-srong lde-btsan.[19] “Hoàng hậu Một-lô thị”[20] được nói ở đây là Hán âm của Tạng ngữ ‘Bro bza’, bà phi thứ ba của Khri-srong lde-btsan. Bà không có con, sau xuất giapháp hiệu là Byaṅ-chub sgron.[21]

Ma-ha-diễn đến Tây tạng khoảng sau năm 786, theo như ghi chép trong Đốn ngộ Đại chánh lý: “Thần Sa-môn Ma-ha-diễn nói: Vào ngày mà Sa châu đầu hàng, vâng theo ân mệnh của Tán-phổ (Tạng vương), từ xa được kêu gọi về khiến khai thị Thiền pháp, bèn đến Lhasa cùng mọi người tham vấn Thiền pháp…”[22]

Sa châu, tức Cam túc Đôn hoàng ngày nay, theo nhiều khảo cứu, bị Tây tạng chiếm 786 cho đến 846 Tl.[23]Hoặc giả, trong khi quân Tây tạng chiếm cứ Đôn hoàng, bấy giờ Hòa thượng Ma-ha-diễn đang ở đó truyền bá đạo Thiền; Khri-srong lde-btsan vì hâm mộ Phật pháp, nghe danh Sư nên thỉnh về kinh đô Lhasa truyền Thiền. Bởi vì, cũng trong tình hình này, Đàm Khoáng từ Trung nguyên lánh nạn đao binh về Đôn hoàng ẩn tu từ năm 763, sau biến cố này, cũng được mời về Tây tạng, và đã soạn Đại thừa nhị thập nhị vấn, trong đó nêu 22 câu hỏi của Khri-srong lde-btsan và 22 câu giải đáp của Đàm Khoáng.[24]

Xem thế, ngay từ đầu, Khri-srong lde-btsan không có thành kiến với Phật giáo Hán, mặc dầu thường xuyên xung đột quân sự với các vua Đường.[25] Thế nhưng, theo ghi chép của sử gia Phật giáo Tây tạng Bu-ston, số môn đồ của Hòa thượng Ma-ha-diễn ngày càng đông. Những người này theo đoạn kiến, cho rằng “các hoạt động thiện nghiệp bởi thân và ngữ không thể khiến thành Phật.” Nhiều người Tây tạng học theo thuyết này. Trong khi số khác học theo giáo pháp truyền bởi A-xà-lê Bồ-tát (Tịch Hộ). Do đó xảy ra xung đột giữa hai phái. Khi vua tuyên bố hãy thực hành theo giáo pháp truyền bởi A-xà-lê Bồ-tát, phái đốn môn tức sư đồ Ma-ha-diễn nổi giận, hăm dọa sẽ giết bất cứ ai chống đối. Vua lo ngại, do thế, sai Jñānendra sang Ấn nghinh thỉnh Kamalaśīla.[26]

Từ năm 792-794, một cuộc tranh luận đã diễn ra giữa hai hệ tư tưởng xung đột, một bên đại diện Thiền tông Hán là Ma-ha-diễn, và một bên là Kāmalaśīla, truyền nhân của Trung quán-Du già từ Ấn-độ. Nếu giới hạn trong vấn đề xung đột hệ phái tư tưởng, ở đây nên nói là xung đột giữa thiền tông của Ma-ha-diễn với học thuyết Tánh Không của Kamalaśīla; giữa đốn và tiệm. Phản ánh rõ xung đột này có thể thấy trong Bhāvanākrama (sGom pa’i rim pa; Tiệm thứ tu tập) của Liên Hoa giới (Kamalaśīla), trong đó một đoạn Liên Hoa Giới nêu lập trường của Ma-ha-diễn Hòa thượng rồi tiến hành phê phán.

Thực tế, ngay tại bản địa Trung quốc, Thiền tông cũng đã có những mâu thuẫn với các tông phái Phật giáo khác. Với chủ trương “bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền”, việc nghiên cứu Tam tạng Kinh điển không được xem trọng, mặc dù các Thiền sư cũng hay dẫn Kinh và Luận nhưng đấy chỉ là cách “mượn lời”. Tình huống này hẳn cũng đã xảy ra tại Tây tạng, khi số đông tin theo Thiền phái. Tịch Hộ tất nhiên đã thấy rõ hậu quả tai hại nên có lời cảnh báo Tạng vương.

Kết quả, theo Đốn ngộ Đại thừa chánh lý, “Ma-ha-diễn đại thắng”, ngay trong phần đầu giới thiệu: “Bọn Tiểu thừa (chỉ Liên Hoa Giới) trí cạn, chẳng hiểu gì ý nghĩa bao la, chẳng khác nào như chút ánh sáng đom đóm mà so với ánh sáng mặt trời (chỉ Ma-ha-diễn)” Đoạn sau lại tiếp: bọn Bà-la-môn (chỉ Liên Hoa Giới) nói đến đâu thì lý bị khuất đến đó; xét đến nghĩa thì lời lẽ cạn. Mũi nhọn đã bị bẻ gãy mà còn nghĩ chạy theo dấu xe, bèn mê hoặc đại thần, mưu kết bè đảng, khiến cho Thổ-phồn tăng là Khất-xa-di (Myang sha mi) và Thi-tì-ma-la (rNgegs Byi ma ba), vì pháp quên thân mà tự sát.”[27]

Kết quả, theo Bu-ston, ngược lại. Sư đồ Ma-ha-diễn (sTon mun pa) đuối lý phải dâng tràng hoa cho Kamalaśīla, đúng như thể thức quy định. Do kết quả này, vua tuyên bố: Từ nay trở đi, tất cả phải học theo giáo nghĩa của Long Thọ. Sau đó, Ma-ha-diễn cùng với các môn đồ bị trục xuất khỏi Tây tạng.

Mặc dù Đốn ngộ Đại thừa chánh lý có tuyên bố như vậy, nhưng theo thực tế mà biết, với sở học của Kamalaśīla, truyền nhân của Trung quánDuy thức tại Ấn-độ, lại tinh thông Nhân minh luận của Dignāga; với chủ trương “đốn ngộ thành Phật” và duy chỉ bằng khẩu đầu “bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền”, Ma-ha-diễn không phải là đối thủ tranh biện với Kamalaśīla.

Công nhận Trung quán là hệ tư tưởng chính thức của Phật giáo Tây tạng, đồng thời Khri-srong lde-btsan cũng công bố Tăng-già Tây tạng chỉ theo một hệ Luật duy nhấtCăn bản thuyết nhất thiết hữu bộ Tì-nại-da. Như vậy, từ thủy chí chung, tại Tây tạng chỉ truyền thừa một hệ Luật duy nhất, và cũng chỉ biết đến hệ Luật này. Không như Phật giáo Hán, mặc dù hệ truyền thừa chính thứcLuật Tứ phần của Dharmagupta, nhưng đồng thời cũng tồn tại nhiều hệ Luật khác qua các công trình Hán dịch.

3. Tăng-già phục hoạt.

Hệ Luật bắt đầu truyền từ Tịch Hộ, và chính thức bởi người Tây tạng là Klu’i rgyal mtshan (Long Tràng), tiếp tục tồn tại cho đến khi gLang dar-ma diệt pháp, bấy giờ xem tạm đứt, sau đó được nối lại với dGongs-pa Rab-gsal (Tư Minh).

Sau khi Khri-srong lde-btsan chết, các Tạng vương kế vị, con ông là Khri-lde srong-btsan, và cháu ông là Khri-gtsug-lde-btsan thường được biết là Ral-pa-can, tiếp tục phát huy Phật giáo.[28] Triều Tạng vương Ral-pa-can được xem là thời cực thịnh trong lịch sử Tây tạng, về mặt quân sự cũng như sự phát triển của Phật giáo.

Ông lên ngôi khoảng năm 815, cho đến năm 838 thì mất. Truyền thuyết nói ông bị trượt té rồi chết. Thuyết khác nói ông chết vì bệnh. Thuyết khác nữa nói ông bị hai người thân Bon giáo giết. Sau khi ông chết, em ông gLang dar-ma được tôn lên ngôi vua. Lại cũng theo truyền thuyết, trong hai năm đầu trị vì, gLang dar-ma tỏ ra vẫn tôn sùng Phật giáo, nhưng sau đó chịu ảnh hưởng của Tể tướng dBas rGyal-to-re bèn cải theo Bon giáo và bắt đầu chính sách đàn áp Phật giáo khốc liệt.

rGyal-to-re nguyên là đại thần dưới triều Ral-pa-can. Tể tướng lúc bấy giờ là Đại sư Bran-ka dPal gyi Yon tan (Cát Tường Công Đức), nhưng bị rGyal-to-re vu khống là thông gian với một bà phi của Ral-pa-can nên bị hành quyết. rGyal-to-re nắm quyền từ đó.

gLang dar-ma chỉ ở ngôi được mấy năm, đến 841 thì bị một nhà sư tên là Lha-lung dPal-gyi rdo-rje (Cát Tường Kim Cang) ám sát.

Dưới chính sách bài Phật, các tự viện bị đóng cửa, sư tăng bị giết hoặc bắt buộc hoàn tục. Lúc bấy giờ chỉ có được ba vị sư trốn thoát. Đó là dMar Sha-kya, gYo dGe-‘byung và gTsang Rab-gsal. Ba người này lúc bấy giờ đang tu thiền (sgom grwa) trên núi dPal Chu-bo-ri tình cờ gặp một vị sư tên là Khyi-ra-byed-pa, mới hay rằng vua mới gLang dar-ma đang thi hành chính sách diệt Phật giáo khốc liệt; họ bèn chất các bộ Luật (‘dul ba) và A-tì-đàm (mngon pa) lên một con lừa rồi chạy trốn, ngày ẩn, đêm đi, qua Thượng mNga-ris, không ở lại đây được, bèn đi cho đến Hor gyi yul, thuộc vùng Tân cương ngày nay. Lần hồi họ đi đến vùng Amdo[29] , Đông bắc Tây tạng, gần giáp thượng nguồn sông Hoàng hà.

Một thời gian sau, họ di chuyển đến tỉnh Khams (Khang tạng) trong vùng phía Đông nam Tây tạng, tức phía Tây bắc Trung quốc, trú tại chùa Dan-tig, thuộc huyện Hóa long tỉnh Thanh hải Trung quốc ngày nay. Tại đây họ độ một người địa phương cho xuất gia, nhưng vì không hội đủ túc số Tăng nên chỉ được cho thọ Sa-di với pháp danh là dGe-ba Rab-gsal (Thiện Minh). Không bao lâu dPal gyi rDo-rjes sau khi ám sát gLang dar-ma bỏ trốn đến trú gần đó. Ba vị sư này bèn thỉnh ông làm Hòa thượng Đường đầu để truyền giới Cụ túc cho dGe-ba Rab-gsal, nhưng ông từ chối vì tự nói không còn đủ tư cách, có lẽ ý nói đã phạm trọng cấm sát giới. Thế nhưng dPal rDo- rjes cũng vận động được hai vị sư người Hán tham dự truyền giới.[30] Bấy giờ đàn truyền giới Cụ túc được tổ chức với “Ngũ nhân Tăng”, hội đủ Tăng số 5 Bí-sô hợp cách. Sa-di dGe-ba Rab gsal được thọ Cụ túc và có pháp hiệu là dGongs-pa Rab-gsal (Ý Minh). Mọi người tôn kính ông, tôn xưng là bLa chen (Đại Lạt-ma).

Tăng-già Tây tạng bắt đầu được khôi phục. Thể hệ Tăng-già được lập ở đây được gọi là hệ sMad-‘dul, Luật vùng Hạ, hay Đông luật, do hình thành trong vùng Đông nam Tây tạng.

Hai tỳ-kheo người Hán này có lẽ xuất thân từ truyền thống Dharmagupta, theo luật Tứ phần. Nguyên lai, theo lệnh vua Đường Trung tông, kể từ năm Cảnh long thứ 3 (709 Tl), tất cả những người xuất gia trong đất Hán chỉ hành theo một hệ Luật duy nhất là hệ Tứ phần của Đàm-vô-đức. Thế nhưng, trong trường hợp ở đây, điều được thấy rõ là Luật học tuy có phân biệt bộ phái, nhưng sự thọ giới không hạn chế theo bộ phái riêng biệt.

Tin đồn Tăng-già đã được phục hoạt ở Khang tạng dần dần truyền đến các tỉnh Trung bộ Vệ tạng và Tàng tạng (dBus gTsang), một phái đoàn khoảng 10 người, dẫn đầu bởi Klu-mes Tshul-khrims Shes-rab (Giới Huệ) đến cầu thọ Cụ túc. gTsang Rab-gsal (Tịnh Minh) được thỉnh cầu làm Hòa thượng Đường đầu truyền giới, nhưng ông từ chối vì tuổi quá già, và đề nghị dGongs-pa Rab-gsal (Ý Minh). Ông này cũng từ chối vì tự thấy chưa đủ hạ lạp, vì phải trên 10 năm thọ Cụ túc. Thế nhưng, vì trường hợp đặc biệt, theo đề nghị của gTsang Rab-gsal, được chuẩn nhận Hòa thượng theo quy tắc “tác pháp Thượng tọa”, nghĩa là Tăng cử hành pháp Yết-ma chuẩn nhận tỳ-kheo chưa đủ hạ lạp lên hàng Thượng tọa. Sau một thời gian học tập và hành trì luật đầy đủ theo quy định của Luật, nhóm người này bắt đầu mở rộng cộng đồng Tăng lữ Tây tạng trong nhiều địa phương.

Nhóm mười người Vệ-Tạng (dbUs gTsang gi mi bcu) này, dẫn đầu bởi Klu-mes, sau khi đắc giới ở Khams, họ quay về Vệ tạng truyền dạy Luật, lập thành hệ Đông luật (sMad ‘dul) cho tới khi Dharmapāla và các đệ tử vào Tây tạng lập thành hệ Tây luật (sTod ‘dul). Toàn bộ lịch sử truyền Luật, trong khoảng 465 năm, cho đến thời thiện hữu Gra-ba, năm Bính thân (1476) được ghi chép chi tiết bởi Thanh sử.[31]

4. Dharmapāla: Tây Luật

Sau khi gLang dar-ma bị ám sát, tình hình chính trị xã hội trở nên hỗn loạn, đế quốc Tây tạng bắt đầu suy yếu, mất dần lãnh thổ lấn chiếm trước đây. Cuối cùng, cho đến khoảng 929, Tây tạng bị chia đôi, một phần do một chính quyền yếu kém ngự trị ở Trung bộ, phần khác dưới triều đại mNga’ ris, thiết lập bởi Nyi-ma mgon (Nhật Hộ), tằng tôn của gLang dar-ma, có thủ đô là Gu-ge. Triều đại này bắt đầu khôi phục Phật giáo. Truyền đến vua Ye-shes ‘Öd (Trí Tuệ Quang) thì Phật giáo Tây tạng hưng thịnh trở lại.

Ye-shes ‘Öd là cháu năm đời của gLang dar-ma, nguyên là sư, sau đó làm vua và vẫn làm sư, trở thành vị “vua sư” đầu tiên của Tây tạng. Chính Ye-shes ‘Öd thỉnh cầu Atisha đến truyền giáo, và giai đoạn thứ hai trong lịch sử Phật giáo Tây tạng bắt đầu.

Theo tường thuật của Bu-ston, bTsan-po Khor-de về sau truyền ngôi lại cho em là Srong nge rồi xuất gia, pháp hiệu là Lha bla-ma Ye-shes ‘Öd. Ông chỉ tin pháp tướng học (mtshan-nyis pa) và tỏ ra hoài nghi Chân ngôn tông, vì trong đó chỉ bày nhiều chuyện phóng túng tính dục là dấu hiệu bại hoại của Phật pháp, do đó phái khiển 21 thanh niên sang Ấn-độ cầu học Phật pháp. Trong số này, chỉ còn hai người sống sót là Rin chen Bzang po và Legs pa‘i Shes, tiếp tục học ở Kashimr, và họ thỉnh cầu được nhiều học giả Phật học sang Tây tạng. Sau đó, thỉnh được Dharmapāla, từ Đông Ấn, bấy giờ đang du hành tại Nepal, sang Tây tạng chỉnh đốn lại quy củ Tăng-già. Dharmapāla cùng với ba vị đệ tử, là Sādhupāla, Guṇapāla và Prajñāpāla, đến vương quốc mNga’ ris. Tại đây, cùng với một số vị từ Ấn sang, đàn truyền thọ cụ túc được lập, chính thức truyền giới theo hệ Luật Căn bản Hữu bộ. Đối lại với hệ Đông Luật (sMad ‘dul) được khôi phục với dGongs Rab-gsal, hệ truyền bởi Dharmapāla được gọi là Tây luật (sTod ‘dul). Hệ này chính thức, và là hệ Luật duy nhất tồn tại cho đến ngày nay.

Tổng quát mà nói, lịch sử truyền thừa Luật tại Tây tạng được ghi nhận bởi Thanh sử nối tiếp qua ba dòng chính như sau, nếu kể theo gốc truyền từ Ấn-độ, và tất cả đều có cội ngồn từ Long Thọ:
Dòng thứ nhất: Ācārya Nāgārjuna (Long Thọ), Bhavya (Thanh Biện), Śrīgupta (dPal-sbas, Cát Tường Mật), Jñanagarbha (Ye-shes snying-po, Trí Tạng), Śāntarakṣita (Zhi-ba-‘tsho, Tịch Hộ), và sau đó truyền xuống đến sBa Ratna. Dòng này được kế thừa ở Khams (Khang Tạng) bởi bla chen dGongs-pa rab-gsal. Ở dbU và gTsang (Vệ Tạng và Tàng Tạng) được truyền qua kLu-mes.

Dòng thứ hai: truyền bởi rGyal-ba’i she-rab ở Zhang-zhung, đệ tử của Tam Hộ, ba vị đệ tử của Paṇḍita Dharmapāla mà phần cuối của danh hiệu đều gọi là Pāla. Dòng này được gọi là dòng Tây Luật (sTod-‘dul-ba).

Dòng thứ ba: đệ tử của Nāgārjuna-Guṇamati, Ratnamitra, Śrī Dharmapāla, Guṇasāgara, Dharmamāla, Ākaragupta, Śākyaśrībhadra. Śākyaśrībhara từ Ấn sang truyền cho nhiều người Tây tạng, truyền xuống về sau đến Tsong-kha-pa.

Thanh sử tường trình chi tiết dòng này, từ truyện tích Long Thọ xuất hiện ở đời, xuất gia làm đệ tử của Rāhulabhadra;[32] cuối cùng truyền vào Tây tạng, như đã được Phật thọ ký trong kinh Mañjuśrīmūlatantra (Văn-thù căn bản nghi quỹ).[33]

Truyện Śākyaśrī (bhadra) được kể trong chương cuối (chương XV) của Thanh sử. Sư gốc Kashmir, sinh khoảng 1127 Tl, đến Tây tạng khoảng năm 1204, trú lại đây khoảng 10 năm, rồi trở về Kashmir và tịch ở đó vào tuổi 99, khoảng năm 1225 Tl[34]

5. Bí-sô-ni

Khởi thủy, khi Tịch Hộ (Śāntarakṣita) lập đàn truyền cụ túc đầu tiên, vì chỉ có các bí-sô mới có khả năng đi từ Kashmir sang Tây tạng, chỉ được truyền cho nam giới, vì không hiện diện Bí-sô-ni nào. Trong biểu tấu của Hòa thượng Ma-ha-diễn gởi vua Khri-srong lde-btsan như được ghi chép trong Đốn ngộ Đại thừa chánh lý, bà di mẫu cùng với thứ phi của vua “gọt bỏ mái tóc xanh” mà xuất gia. Trong số gọi là “Tăng Ni người Hán” bị dẫn độ về Lhasa như là “tù binh” (phu lỗ), không rõ có hiện diện các tỳ-kheo-ni hay không. Sau hòa ước “Thanh thủy hội minh”, một số được trả về bản quốc Trung hoa, có thể còn một số lưu trú lại Tây tạng. [35] Nhưng không thấy đề cập gì đến sự hiện diện của các tỳ-kheo-ni người Hán hay Tạng vào lúc bấy giờ. Ngay tại Trung quốc, sau khi Tăng tỳ-kheo được lập trực tiếp bởi Tăng từ Ấn sang, nữ giới đầu tiên theo lý luận của Tăng Trung quốcgiới thể từ Tỳ-kheo Tăng mà có, do vậy nữ giới được phép thọ cụ túc thành tỳ-kheo-ni. Nhưng về sau, Luật sư Cầu-na-bạt-ma (Guṇavarma) từ Kashmir sang không chấp nhận giải thích Luật này, do đó đã cử người sang Tích lan thỉnh được các Tỳ-kheo-ni vốn theo hệ luật Theravāda, đủ số 10 vị, thành lập giới đàn “nhị bộ Tăng”[36] truyền Cụ túc cho nữ giới. Kashmir là khu vực truyền bá của Luật Hữu bộ, và các Tăng sĩ người Ấn thường xuyên từ đây vào Tạng, khó có thể được chấp nhận làm Tỳ-kheo-ni mà không đủ nghi thức nhị bộ truyền giới.

Vả lại, các Tăng sĩ người Hán theo Thiền tông, với quan điểm “bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền”, chỉ cốt giữ trọn phẩm cách người tu hành mà không câu nệ giới pháp. Vấn đề “đắc giới” hay không, với họ không quan trọng; mặc dù điều này rất quan trọng trong truyền thống Hữu bộ. Các bộ phái khác cũng tương tự. Cho nên, trường hợp có thể xảy ra là các bà Phi Tần cùng với các mệnh phụ của triều vua Khri-srong lde-btsan được nhận là xuất gia mà không có giới đàn “nhị bộ” thọ Cụ túc để thành Tỳ-kheo-ni.

Tuệ Sỹ
03.2016
(Hương Tích Phật Việt)

[1] Tạng: Zhi ba ‘tsho; trong đó, “‘tsho” thường có nghĩa “sinh hoạt” nên về Hoa ngữ có người hiểu là “Tĩnh Mạng” hay “Tịch Mạng”; “‘tsho” cũng có nghĩa là “hộ” như Buddharakṣita (Phật Hộ) dịch là “Sangs-rgyas-‘tsho”, Saṇgharakṣita (Tăng Hộ) dịch là “dGe-‘dun-‘tsho”.

[2] Hai vị kia là Srong-btsan sGam-po (khoảng 569-649 Tl), người đầu tiên thiết lập đế chế Tây tạngchính thức du nhập Phật giáo từ ngã Nepal và Trung quốc. Vị thứ hai, Ral-pa-can (khoảng 806-838 Tl), củng cố sự phát triển của Phật giáo, đã hoàn thiện chế độ phiên dịch Phạn-Tạng với những chuẩn mực hàn lâm cho sự nghiệp phiên dịch, chú sớ, tạo nền tảng cho sự phát triển văn học , tư tưởng của dân tộc Tây tạng.

[3] rGyal rabs gsal ba’i me long (Gương sáng Vương triều), cổ sử Tây tạng, soạn bởi bSod-nams rGyal- mtshan (Phước Tràng, 1312-1375 TL); Hoa dịch bởi Lưu Lập Thiên, Tây tạng vương thống ký, Dân tộc xuất bản xã, Bắc kinh 2000, tr. 116-118.

[4] Kim Thành Công chúa 金城公主 (Tạng: Kim-sheng khong-co, hoặc Gyim-sheng kong-jo), con gái của Tự Ung vương Lý Thủ Lễ, được Đường Trung tông nhận làm con nuôi. Bấy giờ vương hậu ‘Bro-bza’ Khri-ma-lod, bà nội của Tạng vương Khri-lde-gtsug-brtan đảm nhiệm nhiếp chánh khi vua còn nhỏ, do chính sách hòa thân với Đường triều, muốn cưới công chúa Đường triều cho Tạng vương. Có khá nhiều truyền thuyết khác nhau về hôn nhân này, mặc dù Kim Thành công chúa được cống nạp cho Tạng vương là sự kiện lịch sử. Trung tông bèn cống nạp công chúa Kim Thành theo yêu cầu của Tạng vương. (Cf. dBa’ bzhed: The Royl Narrative Concerning the Bringing of the Buddha’s Doctrine to Tibet, transl. by Pasang Wangdu & Hildegard Diemberger, 2000). Truyền thuyết “tranh con” cũng được ghi chép khá nhiều trong cổ sử Tây tạng, như Phật giáo sử (chos ‘byung) của Bu-ston, Ký sự họ Ba (sBa bzhed), Tây tạng vương thống ký (rGyal rabs gsal ba’i me long), Thanh sử (Deb ther sngon po), nhưng các nghiên cứu hiện đại nghi ngờ truyền thuyết này. Cựu Đường thư ghi, Kim Thành Công chúa mất sau ba năm, tin được báo về triều đình, do đó, năm mất xác định là 739. Năm sinh cuta Khri-srong lde-btsan được ghi là 742. Cf. 津曲真一『バシェ』訳註 (2010), 石硕 – 金城公主事迹中一个疑案的研究 (2002).

[5] Cảnh đức Truyền đăng lục, quyển 4, mục lục. Lịch đại pháp bảo ký, T51n2075, tr. 184c17. Trong các sử liệu này không thấy nói đến người Tây Tạng học Thiền với Kim Hòa thượng.

[6] de’i dge ba’i bshes gnyen za hor rgyal po’i bu dge slong shanti ra ksi ta zhes bya ba’i ‘dul skal yin no.Tạng văn, sBa bzhed, nguồn: https://sites.google.com/site/tibetological/sba-bzhed. Cf. sBa bzehd, cổ sử thế kỷ 8, ghi những sự kiện dưới thời vua Khri-srong lde btsan, viết bởi sBa gSal-snang, bản dịch Nhật bởi Shin’ichi Tsumagari,『バシェ』訳註――マシャン・ドムパキェの失脚――津曲真一四天王寺大學紀要第 50 号 (2010年 9月); Deb ther sngon po, sử Tây tạng, viết bởi Gö Lo-tsa-ba gzhon nu dpal, 1392-1481; bản dịch Anh, The Blue Annals, bởi George N. Roerich, 1949, 1966. dBa’ bzhed, trong bản dịch Anh bởi Wangdu & Diemberger, cho một phiên bản khác về vị Kim hòa thượng này.

[7] Lịch đại Pháp bảo ký, quyển 1, T51n2075, tr. 184c17; Cảnh đức Truyền đăng lục, quyển 4, T51n2076, tr. 224c25.

[8] Vương thống ký nói ông lên ngôi lúc mới 8 tuổi.

[9] sans rgyas kyi gsung rab bam po ston zhu’o (sba bzhed, nguồn tư liệu, dẫn trên).

[10] sBa bzhed, dẫn trên: rgya me mgo dang | rgya gar a nan ta dang. Obermiller (History of Buddhism by Bu-ston) đọc là hai vị sư người Hán Me và Go (?). Pháp Tôn đọc theo phiên âm là Mai-ma-quả (Tây tạng tiền hoằng kỳ Phật giáo, Hiện đại Phật giáo học thuật tòng thư, quyển 76, Đài Bắc, 1979, tr. 319).

[11] Mang yul, vùng mNga’ ris hạ, đông nam Tây tạng. Padmasambhava và Śāntarakṣita vào Tạng ngang qua ngõ này.

[12] Danh hiệu mà Bu-ston dùng để gọi Śāntarakṣita.

[13] Dānaśīla (Thí Giới) sau này sẽ là người đứng đầu trong Viện Tịnh giới, phiên dịch Luật tạng. Bảy người theo thuyết này được ghi lại trong Vương thống ký, dẫn trên, tr. 121.

[14] Rāhula ở đây tức là Rāhulabhadra, mà Cát Tạng (Trung quán luận sớ) nói là người đồng thời với Long Thọ. Truyền Tây tạng nêu trên nói là Thầy của Long Thọ. Thuyết khác nói là đồ đệ của Thánh Thiên (Āryadeva).

[15] Xuất Tam tạng ký tập, quyển 12, “Tát-bà-đa bộ ký mục lục tự”, T55n2145, tr. 89a20.

[16] Vương thống ký, dẫn trên, tr. 129-30, gọi đây là cuộc tranh luận giữa ston min pa và tsen min pa (đốn môn phái và tiệm môn phái, đọc theo Tạng âm).

[17] Tác phẩm do đệ tử của Hòa thượng Ma-ha-diễn là Vương Tích viết, được phát hiện tại Đôn hoàng vào năm 1990 bởi Paul Pelliot, nhà khảo cổ học người Pháp. Nguyên văn Hán với hiệu đínhchú giải bởi Nhiêu Tông Hy: Vương Tích Đốn ngộ Đại thừa chánh lý yếu quyết tự thuyết tịnh hiệu ký, Hiện Đại Phật giáo học thuật tòng thư, tập 79, tr. 307-367. Pháp văn, phiên dịchnghiên cứu chi tiết, Le Concile de Lhasa par Paul Demiéville, Presses Universitaires de France.

[18] Bản hiệu ký của Nhiêu Tông Hy, dẫn trên, tr. 334: 我大師密授禪門, 明標法印. 皇后沒盧氏一自虔誠, 劃然開悟, 剃除紺髮, 披掛緇衣朗戒. 珠於情田, 洞禪宗於定水, 雖蓮花不深, 猶未足為喻也. 善能為方便, 化誘生靈, 常為贊普姨母悉囊南氏, 及諸大臣夫人卅餘人說大乘法, 皆一時出家矣, 亦何異波闍波提 為比兵尼之唱首爾.

[19] xem cht. 17 trên.

[20] 皇后沒盧氏. Demiéville cho rằng đây là sự khoa đại cố ý; vì “hoàng hậu” ở Trung quốc chỉ cho vợ chính của Hoàng đế; mà bà Một-lô thị, đồng nhất với phát âm Tạng ngữ là mBro’, chỉ là môt trong những thứ phi của Khỉ-srong lde-btsa.

[21] Tây tạng vương thống ký, Hoa dịch, tr. 122: ‘bro bza’ byang chub sgron.

[22] Nhiêu Tông Hy, dẫn trên, tr. 356.

[23] Các tư liệu liệt kê về sự kiện này, xem Thích Huệ Nghiêm, Trung quốc Thiền tông tại Tây tạng, Chung-Hwa Buddhist Journal, No. 07, (1994), Taipei: The Chung-Hwa Institute of Buddhist Studies; cht. 54.

[24] Thích Huệ Nghiêm, sách dẫn trên, tr. 227.

[25] Từ năm Thiên bảo thứ 4 (755), khi vua Khri lDe Srong btsan mới lên ngôi (13 tuổi), cho đến Chí đức 1 (763), quân Tây tạng đánh chiếm trước sau 9 châu của Trung quốc. Năm Chí đức 1 (763), quân Tây tạng đánh chiếm kinh đô Trường an trong 15 ngày, đuổi vua Đường Đại tông chạy trốn qua Thiểm tây. Năm sau Tây tạng công hãm Lương châu… Năm 781, Tây tạng chiếm Sa châu. Năm 783, Đường Đức tông phải ký ước, cắt khá nhiều đất nhượng bộ Tây tạng.

[26] Bu-ston, sách đã dẫn trên, tr. 192.

[27] Dẫn theo bản hiệu ký của Nhiêu Tông Hy, dẫn trên.

[28] Vương thống ký nói, con lớn của Khri lDe srong btsan (Sad na legs) rất hâm mộ Phật pháp, xuất gia làm Sa-môn. Dar-ma ưa gây ác sự, không kham làm vua, nên ngôi vua được truyền cho con thứ là Ral pa can. Ông lên ngôi lúc 12 tuổi, sau khi vua cha chết.

[29] Sinh quán của vị Dalai Lama 14 hiện nay.

[30] Hai vị này có tên là Ke-bang và Gyi-bang, theo Bu-ston; Obermiller, dẫn trên. tr. 202.

[31] The Blue Annals (1949), 1996, từ trang 77-101.

[32] La-hầu-la được Cát Tạng nhắc đến trong Trung quán luận sớ, T42n1824, tr. 40c16.

[33] The Blue Annals, dẫn trên, 1996; p. 34-47.

[34] Roerich, dẫn trên, tr. 1062-73

[35] Cựu Đường thư, quyển 196 hạ, “Thổ phồn truyện hạ”: “Năm Kiến trung thứ 3 (782), phóng thích các tướng sĩ và tăng ni, có đến 800 người, bị bắt làm tù binh trước đó…” Đây có thể là các “tù binh” (phu lỗ) bị bắt trong trận tấn công chiếm Trường an, đuổi vua Đường Đại tông chạy trốn qua Thiểm tây, trong năm 763. Sau đó quân Tây tạng rút lui khỏi Trường an, tấn công các nơi, đánh chiếm rất nhiều châu quận của nhà Đường. Năm Kiến trung thứ 4 (783), Đường Đức tông nối ngôi sau khi Đại tông mất, bắt buộc phải ký hòa ước “Thanh thủy hội minh” và nhượng một phần đất đã bị Tây tạng chiếm.

[36] “Nhị bộ Tăng”: Tỳ-kheo Tăng túc số 10 vị, Tỳ-kheo-ni Tăng túc số 10 vị.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 10520)
Các phương cách đản sanh của chư Phật đều giống nhau như sự xuất hiện của các ngài giữa thế gian này đã cảm ứng đến thế giới chư thiên và các loài khác
(Xem: 11216)
Người đã đến, vầng hồng dương rạng rỡ, Bước nhiệm huyền bừng nở những đài sen, Ưu Đàm hoa còn lưu hương muôn thuở. Cõi trầm luân còn nhắc nhớ bao phen..
(Xem: 12740)
Tháng tư âm lịch tưng bừng, Vườn Lâm-tỳ-ni đón mừng Đản Sanh. Ca-tỳ-la-vệ cửa thành, Trên không nhẹ thoảng âm thanh lạ thường.
(Xem: 10803)
Hãy lắng nghe lời Thầy-Tổ nói, minh bạchấn tượng hơn: “Nói lời Phật nói, nghĩ điều Phật nghĩ, làm điều Phật làm.”
(Xem: 16645)
Trường A Hàm I, "Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn. Duy ngã vi tôn, yếu độ chúng sanh, sanh lão bệnh tử"...
(Xem: 10808)
Hai ngàn năm trăm bốn mươi mốt năm đã trôi qua, nhưng hình bóng và biểu tượng cao quý của Đức Phật vẫn luôn ngời sáng trong lòng mọi người con Phật.
(Xem: 22957)
Của Chánh Văn Phòng GHPGVNTN Hoa Kỳ - HT Thích Thắng Hoan
(Xem: 12016)
Được làm con Phật là điều vừa đơn giản, vừa hy hữu. Đơn giản, vì sinh ra trong một gia đình Phật giáo thì tự động theo cha mẹ đi chùa, lễ Phật, tin Phật ngay từ bé.
(Xem: 11487)
Này người thanh niên! Ví như có một gian phòng tăm tối suốt cả nghìn năm dài. Nếu muốn thắp sáng cho nó, con cần phải đốt bao nhiêu ngọn đèn và mất bao nhiêu lâu để dẹp cho nó tươm tất?
(Xem: 10676)
Mãi cho đến tháng 12 năm 1999 mới được công nhậntuyên bố Đại lễ Phật Đản Quốc tế (lễ Vesak – Tam hợp) tại trụ sở Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, New York City (Hoa Kỳ) vừa qua.
(Xem: 12331)
Trần Nhân Tông (chữ Hán: 陳仁宗; 7 tháng 12 năm 1258 – 16 tháng 12 năm 1308,) là vị vua thứ 3 của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam.
(Xem: 11187)
Dê là loài động vật hiền lành, gần gũi với đời sốngsinh hoạt của con người. Nó là một trong lục súc: ngựa, trâu, dê, chó, lợn, gà.
(Xem: 10003)
Vào dịp cuối năm, đầu năm, dương lịch hay âm lịch, có lẽ không có nhóm từ nào được mọi người dùng đến nhiều như là mấy chữ "Chúc mừng năm mới."
(Xem: 10326)
Không có stress có lẽ con người cũng không thể tồn tại. Thế nhưng, vượt ngưỡng đến một mức nào đó thì con người cũng…không thể tồn tại, bởi chính stress gây ra nhiều thứ bệnh về thể chấttâm thần...
(Xem: 11904)
“Giáo Pháp của Như Lai: thiết thực, hiện đại, không thời gian, đến để mà thấy, có thể đưa đến chứng ngộ, được người trí tự mình giác hiểu.”
(Xem: 10694)
Các nhà y học chính thốngbảo thủ nhất cũng đã phải công nhận thiền là một phương pháp trị liệu khoa học và hiệu quả trên một số bệnh lý, cũng như cải thiện cả hành vilối sống...
(Xem: 12369)
Thiền là phương pháp thâm cứu và quán tưởng, hay là phương pháp giữ cho tâm yên tĩnh, phương pháp tự tỉnh thức để thấy rằng chân tánh chính là Phật tánh...
(Xem: 9799)
Tu thiềnthực hiện theo nguồn gốc của đạo Phật. Vì xưa kia, Đức Phật tọa thiền suốt bốn mươi chín ngày đêm dưới cội bồ đề mới được giác ngộ thành Phật.
(Xem: 11255)
Cứ mỗi độ xuân về, chắc chắn ai trong chúng ta cũng đều cảm thấy có một chút gì khiến cho cõi lòng bâng khuâng, xao xuyến trước cảnh vật thiên nhiên...
(Xem: 13835)
Gom tâm an trụ và làm cho tâm trở nên vắng lặng, rồi dùng tâm an trụ ấy quán chiếu thân và tâm.
(Xem: 9575)
Thiền là một pháp môn do sáng kiến của đức Phật, do kinh nghiệm tu tập bản thân của Ngài, và chính nhờ kinh nghiệm bản thân ấy mới giúp cho Ngài xây dựng một pháp môn giải thoátgiác ngộ.
(Xem: 12621)
Vô Niệm Viên Thông Yếu Quyết nếu cắt nghĩa chung thì ta có thể nói là bí quyết thoát trần, bí quyết thoát vòng tục lụy, bí quyết giải thoát, bí quyết để chứng thẳng chơn tâm hay bí quyết để đi vào minh tâm kiến tánh.
(Xem: 9693)
Chúng ta tu học Phật pháp, mục tiêu đầu tiên tất nhiên phải thoát ly sinh tử, ra khỏi lục đạo luân hồi.
(Xem: 10449)
xem thường chúng sinh, chính mình luôn có thái độ cống cao ngã mạn khiến cơ hội vãng sinh bất thoái thành Phật.
(Xem: 10543)
Thiền là phương pháp buông xả. Khi hành Thiền, bạn buông xả cả thế giới phức tạp bên ngoài để đạt đến trạng thái an tịnh nội tâm đầy uy lực.
(Xem: 10318)
Kinh Đại Tập nói rằng: ”Thời đại mạt pháp hàng trăm triệu người tu hành, ít có một người đắc đạo, chỉ nương niệm Phật sẽ qua được biển sinh tử”.
(Xem: 9897)
Phật giáogiáo dục, đích thực là giáo dục chí thiện viên mãn của Thích Ca Mâu Ni Phật đối với chúng sanh trong chín pháp giới.
(Xem: 11048)
Hãy sống trọn vẹn, thực hành tinh tấn và tập trung vào những gì mà bạn làm hoặc khi bạn đi, đứng, nằm, ngồi hay làm việc.
(Xem: 12003)
Đức Phật dạy chúng ta niệm A Di Đà Phật, chúng ta nghe theo lời dạy của đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật mà niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ.
(Xem: 10138)
Phật giáo Trung Quốc được lần lượt truyền từ Ấn Độ sang đến nay đã hơn hai nghìn năm và được truyền bá rộng rãi đến ngày nay.
(Xem: 10783)
Phật, chính là thực tướng các pháp, chân tướng của tất cả pháp. Nếu bạn trái với chân tướng thì chính là ma,
(Xem: 9540)
Khổ đau đã gắng liền với con người như bóng với hình, cho dù có trốn chạy cũng không thể nào thoát ra. Đã không trốn chạy được, phương pháp hay nhất là ...
(Xem: 9895)
Chúng ta may mắn được nghe Phật Pháp, đương nhiên cần phải chiếu cố đến chúng sanh ở tận hư không pháp giới, nhất là những oan gia trái chủ của mình trong nhiều đời nhiều kiếp.
(Xem: 8765)
Phương pháp tiêu trừ nghiệp chướng tốt nhất là đoạn ác tu thiện, tích công bồi đức, một lòng niệm Phật.
(Xem: 9494)
Người niệm Phật tu hành chẳng những được phước rất lớn, mà chính mình cũng được vãng sanh Cực Lạc.
(Xem: 14516)
Yếu chỉ của tam muội trong pháp môn niệm Phật là sự " lắng nghe" chứ không cốt niệm cho nhiều mà tâm chẳng rõ.
(Xem: 8775)
Tại sao công phu niệm Phật của mọi người không được đắc lực? Nguyên nhân là vì không nhìn thấu, không buông xả, và cũng vì chưa hiểu rõ được chân tướng của vũ trụ nhân sanh.
(Xem: 12546)
Chính nương vào nhị đế mới có thể thi thiết phương tiện thiện xảo để độ mình, độ người và xiển dương Chánh Pháp.
(Xem: 10411)
Thiền là một pháp môn hay là một trường phái của Phật giáo, và những người thực tập theo pháp môn này xem nó như là cốt tủy của đạo Phật.
(Xem: 9080)
Một lòng chuyên niệm không có tâm Bồ Đề, cũng không thể vãng sanh, cho nên phát tâm Bồ Đề cùng một lòng chuyên niệm phải kết hợp lại, thì bạn quyết định được sanh Tịnh Độ.
(Xem: 10554)
Tất cả những giáo lý về con đường Ati Dzogchen có thể xếp vào ba chủ đề : Nền Tảng, Con Đường, và Quả.
(Xem: 9331)
Niệm Phật là một pháp môn dễ hành nhưng khó tin, nhất là trong thời đại điện toán này, thời đạicon người lo cho vật chất nhiều hơn là lo cho đời sống tâm linh.
(Xem: 8786)
"Cực Lạc Thù Thắng", có nghĩa là người tu về Pháp môn Tịnh độ chuyên lòng niệm Phật A Di Đà, cầu sanh về cõi Cực lạc, được y báo chánh báo trang nghiêm thù thắng.
(Xem: 10506)
Kinh Phật nói: “Tất cả sự khổ vui đều do tâm tạo”. Vậy muốn cải thiện con người, tạo hoàn cảnh tốt, phải tìm sửa đổi từ chỗ phát nguyên....
(Xem: 9185)
Chúng sinh tận hư không khắp pháp giới, chúng ta đều phải độ. Vậy chữ “độ” này có ý nghĩa gì? Nếu dùng ngôn ngữ hiện đại, thì “độ” là quan tâm, yêu quí, dốc lòng dốc sức giúp đỡ.
(Xem: 8352)
Cần chân thật phát nguyện cầu sanh Tịnh Độ, thế giới Cực Lạc trong ao bảy báu liền mọc lên một nụ hoa, chính là hoa sen.
(Xem: 12015)
Hãy nhớ rằng duy chỉ có bạn là người có thể thay đổi cuộc đời mình tốt đẹp hơn và thiền đã chứng tỏ sự hiệu nghiệm của nó đối với không biết bao nhiêu người.
(Xem: 9693)
Trong Kinh tạng Pàli, có một số văn đoạn nêu rõ kinh nghiệm hành thiền của Đức Phật, rất quan trọng và bổ ích cho việc hành thiền của người Phật tử.
(Xem: 10212)
Hãy thực hành bằng sự tinh tấn dũng mảnh, bền bỉ, và không để mất chút thì giờ nào. Hãy khuyên và khuyến khích những người khác cùng thực hành.
(Xem: 10225)
Thực tập chánh niệm ngày càng trở thành một đề tài được ưa chuộng trong giới lãnh đạo doanh nghiệp.
(Xem: 19126)
Bản dịch tiếng Việt Ba Trụ Thiền do chúng tôi thực hiện lần đầu tiên vào năm 1985 tại Sài gòn, Việt nam
(Xem: 9404)
Chúng ta nên tu theo pháp môn niệm Phật, ai có nhân duyên về Tịnh độ trước thì lo chuẩn bị tiếp rước người đến sau. Nếu chí thành theo con đường niệm Phật Di Đà cầu sanh tịnh độ thì dứt khoát sau nầy cả gia đình, ngay cả dòng họ sẽ gặp nhau cả
(Xem: 8974)
Phật phápchân lý của vũ trụ nhân sanh, chân thật thông đạt tường tận rồi thì hoan hỉbố thí, không chút bỏn xẻn. Bố thí càng nhiều vui sướng càng cao,
(Xem: 9580)
Ta được biết là có nhiều cõi Tịnh Độ, nhiều cõi linh thánh của những Đấng Giác ngộchúng ta gọi là chư Phật. Cõi Tịnh Độ của Đức Phật Vô Lượng Quang A Di Đà thì đúng là một nơi độc nhất vô nhị.
(Xem: 9015)
Vãng sanh nhất định phải đầy đủ tín, nguyện, hạnh. Nếu như tín nguyện của bạn không kiên định, không thiết tha, thì Phật hiệu niệm nhiều bao nhiêu đi nữa cũng không thể vãng sanh.
(Xem: 14736)
Nguyện đem lòng thành kính, gởi theo đám mây hương, Phưởng phất khắp mười phương, cúng dường ngôi Tam bảo.
(Xem: 10079)
Ước vọng của con người luôn là những gì tốt đẹp, sung túc và dài lâu, cần phải đạt được trong một tương lai gần nhất.
(Xem: 8347)
Phật cho chúng ta một lợi ích vô cùng lớn vô cùng thù thắng, đó là dạy chúng ta trong một đời này được thành Phật.
(Xem: 8945)
Tâm mình thanh tịnh, tự tại, yên ổn thì đó tức là Tịnh độ. Chư Phật và chư Tổ khai huyền xiển giáo để chúng sanh trong đời này có đường hướng để đi, mà đường hướng nào cuối cùng cũng gặp nhau nơi tự tánh Di Đà, duy tâm Tịnh độ.
(Xem: 8972)
Đức Thích Ca Mâu Ni khai thị pháp môn niệm Phật tức là muốn cho hết thảy chúng sinh thâu nhiếp lục căn, khiến được tịnh niệm tương tục, xưng niệm “Nam Mô A Di Đà Phật”, niệm đến cảnh giới tâm cảnh đều vắng lặng thì Phật tánh sẽ tự hiển hiện.
(Xem: 8735)
Pháp môn Tịnh độ là một pháp môn thích đáng, khế hợp mọi căn cơ, dễ tu, dễ chứng, chư Phật trong mười phương đã dùng pháp môn này để cứu vớt hết thảy chúng sinh xa rời nẻo khổ, chứng đắc Niết bàn ngay trong một đời.
(Xem: 9366)
Pháp môn niệm Phật còn gọi là pháp môn Tịnh độ, lại được gọi là “Liên Tông”, lại được gọi là “Tịnh Tông”. Lòng từ của Đức Thích Ca Mâu Ni thật là vô hạn, Ngài quán xét căn cơ của chúng sinhcõi Ta bàban cho pháp môn tối thắng này.
(Xem: 14590)
不二 hay "vô nhị", tiếng Sanskrit gọi là “Advaita”, tiếng Anh gọi là "Nonduality". Phật học tiểu từ điển giải thích “bất nhị” là “không phân biệt đối với tất cả mọi hiện tượng”, siêu việt trên mọi phân biệt.
(Xem: 9032)
Ái hà ngàn thước sóng xao, Muôn trùng biển khổ lấp đầu than ôi! Muốn cho khỏi kiếp luân hồi, Phải mau gấp niệm Nam mô Di Đà.
(Xem: 8758)
Pháp môn niệm Phật để cầu sanh về Tịnh độ (Cực lạc), thì phải hiểu biết lịch sử của đức Phật A Di Đà thế nào, và 48 lời nguyện ra sao.
(Xem: 9031)
Kinh Dược Sư Lưu Ly bổn nguyện công đức dạy rằng: “Cứu thả các sinh mạng được tiêu trừ bệnh tật, thoát khỏi các tai nạn.” Người phóng sinh tu phước, cứu giúp muôn loài thoát khỏi khổ ách thì bản thân không gặp các tai nạn.
(Xem: 10525)
Ngài nhận một bó cỏ Cát tường (Kusa) từ người nông dân chăn trâu tên Svastika, rồi trải cỏ làm tòa ngồi và tuyên thệ: “Nếu ta không tìm ra Chân lý tối thượng, ta quyết không rời khỏi nơi này”
(Xem: 8636)
Tinh thần của Phật pháp là nhằm xét đoán chính mình, chứ không xét đoán người khác, người khác đều là người tốt, đều là Phật, Bồ Tát, những gì người khác làm đều đúng đắn, đều chính xác.
(Xem: 9987)
pháp môn niệm Phật, lấy nhất tâm niệm Phật, cầu sinh Tây phương, ly khổ đắc lạc. Nhìn vào thấy như là Tiểu thừa, chỉ tự lợi mình, nhưng thực tế mà nói thì là Đại thừa, có thể lợi tha.
(Xem: 24273)
Phật giáo Bắc tông nói chung, Thiền tông nói riêng đều lấy giác ngộ làm mục đích tiến tu. Dù là tu sĩ xuất gia hay cư sĩ tại gia trong khi tu hành được đôi phần giác ngộ đều được mọi người quí kính.
(Xem: 10162)
Sau khi thành đạo, Đức Phật Thích Ca đã thấu suốt cội nguồn pháp giới trong vũ trụ. Ngài đã nhìn thấy rõ mỗi chúng sanh đều có Phật tánh, nhưng vì mê muội mà chưa nhận được.
(Xem: 11013)
A Di Đà Phật, danh hiệu này là vạn đức hồng danh, tại sao vậy? Danh hiệu này là danh hiệu của tự tánh, là danh hiệu của tánh đức.
(Xem: 8993)
Pháp môn Tịnh độ theo như huyền ký của Đức Phật trong Kinh Vô Lượng ThọKinh Đại Tập là một pháp môn thù thắng và rất thích hợp với chúng sanh trong thời mạt pháp này.
(Xem: 9466)
Pháp môn niệm Phật từ trước đến nay được phổ biến rộng rãi, hàng Phật tử đều có thể ứng dụng thực hành và đã chứng nghiệman lạc, lợi ích từ câu Phật hiệu.
(Xem: 8000)
Một trong những duyên khởi đưa tôi tới sự học hỏi pháp môn Tịnh Độ là lần đi cúng thất đầu tiên của bác tôi
(Xem: 9259)
Trong Phật giáo, niệm là một thuộc tính của tâm, gọi là tâm sở pháp
(Xem: 15345)
Quyển Ngữ Lục này là tập hợp từ những lời thị chúng của Thiền Sư Duy Lực trong những kỳ thiền thất tại Việt Nam kể từ năm 1983 cho đến những năm tháng cuối đời.
(Xem: 10336)
Vun xới các phẩm tính nội tâm chính là cách hữu hiệu hơn cả để giúp mình giúp đỡ kẻ khác.
(Xem: 9566)
Buổi sáng hôm đó, nắng vàng rất đẹp, mây xanh trong vắt và những bông hoa lựu đỏ thắm, nở rực rỡ trên con đường dẫn ra bờ sông Neranjara.
(Xem: 17434)
Chúng tôi giảng rất nhiều lần bộ kinh Vô Lượng Thọ, tính sơ đến nay cũng khoảng mười lần. Mỗi lần giảng giải đều không giống nhau.
(Xem: 21385)
Giáo pháp được đưa vào thế giới khi Đức Thích Ca chứng đạo tối thượng, lần đầu tiên thuyết về Chân Như và về những phương pháp hành trì đưa đến chứng ngộ.
(Xem: 12157)
Pháp Sự Toàn Tập Giảng Ký, Lão pháp sư Thích Tịnh Không giảng tại Úc Châu Tịnh Tông Học Viện, Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa
(Xem: 10230)
Trong rừng hương giáo pháp, “Những Đoá Hoa Thiền” cũng mang một đặc vẻ đặc kỳ diễm ảo của chúng. “Như nhân ẩm thủy, lãnh noãn tự tri.”
(Xem: 19232)
Thiền sư Nghi Mặc Huyền Khế tìm được những lời của đại sư Hà Ngọc nơi bộ Ngũ Tông lục của Quách Chánh Trung và những trứ tác của các vị Huệ Hà, Quảng Huy, Hối Nhiên...
(Xem: 26032)
Kinh quán Vô Lượng Thọ Phật là một trong ba bộ kinh chính yếu của tông Tịnh Độ, được xếp vào Đại chánh tạng, tập 16, No. 1756.
(Xem: 7971)
Từng đợt lá thay nhau úa vàng, héo khô, lả tả rơi theo gió mùa. Từng cơn mưa nặng hạt, rơi xuống những mảnh đất đã cằn khô, nứt nẻ.
(Xem: 14764)
Tết là ngày lễ hội lớn nhất trong năm, là dịp để mọi người đều hớn hở và đặt tất cả những niềm hy vọngước mơ của mình vào tương lai.
(Xem: 10622)
Giật mình nhìn lên bệ, Cứ ngỡ rằng trong mơ: Pho tượng Phật đi vắng. Ngoài kia xuân đã về.
(Xem: 11345)
Những bài kinh Phật không có bài nào là không hay. Có miệt mài trên những trang kinh xưa mới cảm được sự vang động của suối nguồn trí tuệ.
(Xem: 9528)
Pháp môn Tịnh Độcon đường chính yếu dẫn chúng sanh thời nay thoát sanh tử, là chiếc thuyền vững chắc đưa mọi người vượt thẳng qua năm đường.
(Xem: 18662)
Quyển Luận này về hình lượng rất bé bỏng, nhưng về phẩm chất thật quí vô giá. Một hành giả nếu thâm đạt ý chí quyển Luận này là đã thấy lối vào Đạo.
(Xem: 12344)
Pháp tu Tonglen, hay cho (tong) và nhận (len), là một pháp tu của chư Bồ tát, những đứa con thiện nam tín nữ dũng cảm nhất của các đấng chiến thắng
(Xem: 11873)
Ta đã có được thân người hy hữu khó tìm, cùng với các tự dothuận lợi đầy ý nghĩa. Ta đã gặp được giáo huấn hiếm có của Đức Phật.
(Xem: 10738)
Tôi sẽ dựa theo tác phẩm có tựa đề Năm Điểm Chỉ Giáo về Pháp Chiết Xuất Tinh Chất, do Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ Hai, Gendun Gyatso sáng tác.
(Xem: 13336)
Pháp luyện tâm nói về hành trì của các hành giả cao cả. Khi tu tập để phát bồ đề tâm, trước hết, ta phải phát khởi các thực chứng của một hành giả sơ căn và trung căn trong lamrim...
(Xem: 9976)
Chúng ta đã có được kiếp sống lý tưởng, hỗ trợ cho các tự dothuận lợi rất khó tìm. Ta đã gặp được giáo huấn quý báu vốn khó gặp của Đức Phật, đã tìm ra các vị thầy tâm linh khó tìm của Đại thừa...
(Xem: 9264)
Người tu Thiền chơn chính được gọi là ngồi Thiền "vô sở đắc" lại nữa đó cũng gọi là "Bổn chứng diệu tu" của sự tọa Thiền.
(Xem: 9367)
Quả thật là có một cõi như thế, gọi là cõi Tịnh Độ Hiện Tiền. Cõi ấy không bị giới hạn bởi không gian hay thời gian...
(Xem: 15884)
Tập sách chủ yếu làm sáng tỏ một số điểm giáo lýpháp môn thực hành nòng cốt của Phật giáo từ Nguyên thủy cho đến Đại thừa...
(Xem: 25619)
Trăng bồng bềnh trên ngàn thông Và thềm đêm vắng lạnh, khi âm xưa trong veo từ các ngón tay anh đến. Giai điệu cổ luôn khiến người nghe rơi nước mắt, nhưng nhạc Thiền ở bên kia tình cảm.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant