Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Ngụ Ngôn

08 Tháng Giêng 201100:00(Xem: 11217)
Ngụ Ngôn


JETSUN MILAREPA
GỬI LẠI TRẦN GIAN
Bản dịch: ĐỖ ĐÌNH ĐỒNG

NGỤ NGÔN

28

Hỡi những người nghe được ban phúc từng người

trong chén thánh của thân này hợp tạo

là xác thân của thần tính bẩm sinh.

Nếu các ngươi có thể nâng cao ngọn đèn tịnh quang

các ngươi mới thật sự soi sáng được chân thân nội ngoại.

 

Trong tổ chim ưng của tư tưởng phân biệt

là con ó con giác ngộ.

Nếu các ngươi có thể tặng đôi cánh tri thức và nghệ thuật

các ngươi mới thực sự tung bay trong bầu trời toàn tri.

 

Trong núi tuyết uy nghi của thân này

là con sư tử phân biệt.

Nếu các ngươi có thể trầm tư không thiên lệch về đối tượng của tâm và thức

các ngươi mới thực sự siêu việt được thế giới này và thế giới bên kia.

 

Trong biển cả của vòng tròn bất giác

là chiếc thuyền bé nhỏ của sáu loại chúng sinh (1).

Nếu các ngươi có thể bước lên chiếc thuyền lớn ba thân(5)

các ngươi mới thực sự được cứu vớt khỏi sóng thần đau khổ.

 

Trong xác thân này, nơi ác niệm của thức quan thao túng

là tên cắp đánh cướp của chúng sự cứu vớt.

Nếu các ngươi có thể bắt hắn bằng chiếc nút thòng lọng tinh khôn

các ngươi mới thực sự thoát vòng sợ hãi

 

Trong chân thân giống như bầu trời này

châu báu lấp đầy tất cả dục vọngcần cầu.

Nếu các ngươi có thể bình tĩnh trầm tư

như thế các ngươi mới thực sự hái được ba thân như trái chín.

 

Trong sự canh giữ lâu đài thế gian này

tất cả loài người đều bị xiềng xích.

Nếu các ngươi có thể tự giải thoát bằng sự khôn khéo của đạo sư

các ngươi mới thực sự không là tù nhân nữa.

 

Trong đấng đạo sư giống như viên ngọc vô giá

là giòng thánh thủy của suối nhủ khuyên.

Nếu các ngươi có thể uống được nước suối này với đức tin kiên định

mới thực sự làm các ngươi đỡ khác

29

Hỡi cha, kẻ chiến thắng vinh quang đoàn quân quỷ sứ,

con xin kính chào người, hỡi dịch giả Marpa.

 

Mặc dù ta không tự khoe tiền nhân ta,

ta là con của loài bạch sư gầm thét.

Trong lòng mẹ ta, ta đã hoàn thành ba lực của tâm; (3) trong những năm thơ ấu ta đã ở trong hang cọp;

những năm tuổi trẻ ta đã canh giữ lối vào hang;

trong những năm trưởng thành ta đã bước đi trên những vùng tuyết giá hoang vu.

 

Dù bão tuyết quay cuồng ta không biết sợ;

vực thẳm ngoác mồm ta chẳng hãi hùng.

 

Mặc dù ta không tự khoe tiền nhân ta,

ta là con của chim ưng, vua của các loài cầm điểu.

Ngay trong trứng, lông cánh ta đã mọc,

trong những năm thơ ấu ta đã ở trong tổ chim ưng;

trong những năm tuổi trẻ ta đã canh giữ lối vào cửa tổ;

trong những năm trưởng thành ta đã vút cánh chẻ đôi vòm trời thẳm.

 

Dù trời cao mênh mông ta không biết sợ;

dù thung lũng trần gian nhỏ hẹp ta chẳng hãi hùng.

 

Mặc dù ta không tự khoe tiền nhân ta,

ta là con của loài kình ngư thân lấp lánh.

Trong lòng mẹ ta, ta đã đảo đôi mắt vàng;

trong những năm thơ ấu ta đã ở với bầy cá nhỏ;

trong những năm tuổi trẻ ta đã là con cá đầu đàn;

trong những năm trưởng thành ta đã lượn vòng theo mép bờ hồ.

Dù sấm gầm ác liệt ta không biết sợ;

dù lưỡi câu nhiều ta chẳng hãi hùng.

 

Mặc dù ta không tự khoe tiền nhân ta,

ta là con của đạo sư Kargyudpa;

Trong lòng mẹ, đức tin đã xuất hiện trong ta;

trong những năm thơ ấu ta đã hướng về giáo pháp;

trong những năm tuổi trẻ ta đã là một môn đồ;

trong những năm trưởng thành ta đã thiền định trên núi cao.

Dù quỷ ma đe dọa ta không biết sợ;

dù chư thần hoá phép ta chẳng hãi hùng.

Con sư tử trong tư thế sắp phóng mình trong tuyết giá thấy lạnh nơi móng vuốt

hoàn thành ba lực cũng chẳng lợi bao nhiêu.

 

Con chim ưng đang bay xuyên trời thẳm không thể rơi xuống

nếu con chim ưng vĩ đại bay qua trời thẳm rơi xuống

có lớn dần đôi cánh cũng chẳng lợi bao nhiêu.

 

Con kình ngư đang bơi trong nước không thể chết đuối;

nếu con kình ngư đang bơi trong nước chết đuối

có sinh ra trong nước cũng chẳng lợi bao nhiêu.

 

Tảng thiết thạch không thể bị viên đá bổ đôi;

nếu tảng thiết thạch bị viên đá bổ đôi

có tan thành mảnh nhỏ cũng chẳng lợi bao nhiêu.

 

Ta, Milarepa không sợ ma quỷ,

nếu Milarepa sợ ma quỷ,

đạt được chân tri thực tại cũng chẳng lợi bao nhiêu.




30

Chí tâm đảnh lễ Marpa từ ái.

 

Mi tìm kiếm cơ hội để chế nhạo ta

và tự hiện thân trong hình thức hãi hùng,

hỡi thần đá của núi đá Lingwa,

phải chăng mi là con quỷ của những hành vi độc ác?

Ta không biết làm sao tạo khúc ca vừa ý

nhưng mi có thực lắng nghe lời ca chân lý hay không?

 

Trên cao kia, nơi vòm trời xanh thẳm

là vầng nguyệt và thái dương, đôi tinh cầu may mắn.

Từ lâu đài của các thần vô song đó,

phát hào quang cho hạnh phúc loài người.

Khi chúng lượn vòng quanh bốn đại lục mỗi ngày

cầu mong sao quỷ xâm thực không nổi dậy chống chúng như kẻ thù.

 

Trên đỉnh tuyết pha lê hùng vĩ phương đông

là tiếng gầm may mắn của loài sư tử trắng.

Nó là vua của tất cả thú quần thần

và như là dấu hiệu cao cả, nó không ăn thịt xác chết.

Khi nó xuống mép triền dốc đá xanh đen

cầu mong sao bão tuyết không nổi lên chống nó như kẻ thù.

 

Dưới tàng cây rậm mát của khu rừng phương nam

là con cọp gấm may mắn.

Nó là con thú bắt mồi vô địch

và như là dấu hiệu huy hoàng không dành cho đời nó.

Khi nó bước đi trên con đường vực thẳng bên vực sâu

cầu mong sao bẫy sập không nổi lên chống nó như kẻ thù.

 

Trong hồ Mapam lấp lánh màu bích ngọc phương tây

là con kình ngư bụng trắng may mắn.

Nó là kẻ nhảy múa trong thủy đại

và đảo tròn đôi kim nhãn một cách diệu kỳ.

Khi nó bơi đi tìm thức ăn thích thú

cầu mong sao lưỡi câu không nổi lên chống nó như kẻ thù.

 

Trên núi đá đỏ màu thần bí phương bắc

là con linh thứu may mắn, chúa của loài chim.

Nó là kẻ thấu thị trong loài có cánh

và trong sự khôn ngoan kỳ diệu, nó không cướp đoạt sự sống của ai.

Khi nó bay tìm thức ăn trên núi cao ba đỉnh

cầu mong sao bẫy thừng không nổi lên chống nó như kẻ thù.

 

Trên núi đá Lingwa, nơi chim linh thứu xây tổ

là nơi Milarepa được ban phước lành.

Hắn đang hoàn thành việc tốt cho đồng loại và chính hắn,

và như là dấu hiệu của chân lý, hắn đã từ bỏ thế gian

và đã giục tâm thức đến giác ngộ tối thượng.

Như là mục đích duy nhất khi hắn khao khát

thành Phật trong đời này và trong thân xác này,

hỡi thần đá Lingwa

cầu mong mi không nổi lên chống hắn như kẻ thù.

 

Khúc hát là sáu lần năm ba mươi

hình ảnh ví von kèm thêm lời giải thích.

Hỡi thần đá Lingwa, mi hiểu chăng chân lý

đã kết lời như những chi tiết này như chuỗi xích vàng?

Trong tích số những hành vi, mà mi đã gây bao tội nghiệp.

Mi đừng cần mẫn gia thêm vào nữa

mà từ đây mi phải chiến thắng ma tính ác tâm mi.

Nếu một người không biết tất cả là tâm

thì những quỷ dữ là tâm phân biệt sẽ có cả đoàn,

và nếu hắn không biết chính tâmchân không

làm sao hắn tiêu diệt được đoàn quân ma quỷ?

Hỡi quỷ nữ ác độc, đừng làm hại, đừng làm hại,

đừng làm hại ta là kẻ đã đến lúc khởi hành.

31

Ta tạ ân thầy ta vì ưu ái của người

và cầu mong người vì từ tâm

ban cho hồn ta được chín muồi trong giải thoát.

 

Với các ngươi:

những tín đồ được phúc lành của đức tin đã ngồi tại nơi đây,

ta sẽ tặng sự khuyên nhủ quan trọng sâu xa trong lời hát,

hãy lắng tai và chăm chú lắng nghe.

 

Con sư tử trắng của những cánh đồng tuyết giá trên cao

đang há miệng giữa những đỉnh tuyết trắng phau

hẳn không sợ một con nào khác,

thói quen kiêu hãnh của nó là vươn mình giữa vùng tuyết lạnh.

 

Con linh thứu oai hùng của núi Drakmar hùng vĩ

đang xòe đôi cánh giữa khoảng trời cao rộng

hẳn không sợ rơi xuống vực sâu,

thói quen kiêu hãnh của nó là vút cánh chẻ đôi vòm trời thẳm.

 

Trong dòng sông và biển hồ dưới thấp

con cá kình mình lấp lánh lao đi

hẳn không sợ chết đuối,

thói quen kiêu hãnh của nó là lội bơi lấp loáng.

 

Trên những cành cây làm áo cho triền dốc núi Mon

những con khỉ đuôi dài và đuôi ngắn diễn trò khéo léo

hẳn không sợ rơi xuống dốc cao,

thói quen kiêu hãnh của chúng là diễn lắm trò vui.

 

Dưới những cành rậm lá của cây rừng

con cọp gấm Tây Thiên tỏ sự can đảm của mình

hẳn không biết sợ,

bản tính của cọp là khôn ngoan rực rỡ.

 

Trong những khu rừng của Singghala

Milarepa thiền định về chân không

hẳn không sợ cuộc trầm tư mình thất bại,

thói quen kiêu hãnh của Milarepa là nhập định lâu dài.

 

Trong chu kỳ thanh tịnh của tinh cầu chân lý

hắn vui hưởng kinh nghiệm chẳng cuồng điên

hẳn hắn không sợ sai lầm ý nghĩa,

thói quen kiêu hãnh của hắn là đứng trong thực tại.

 

Trong kinh nghiệm về sức sống lưu hành dòng nội hướng

hắn bực mìnhảo ảnh đến cản ngăn

hắn như thế không lạc ngoài chân tri giải,

sai lạc là huênh hoang về tiến bộ.

 

Từ năng lực bẩm sinh của nhiếp tâm thành tựu

tuôn trào đầy cho hắn vô số tư tưởng cao siêu và hèn hạ

thế nhưng hắn không buông tâm theo tư tưởng

vì tâm là sân khấu buộc ràng vô số ý hiện ra.

 

Bằng năng lực chín muồi theo nhân quả

hắn ngồi nhìn chân thể của đức hạnh và thói hư

hẳn không bị quấy rầy trong chánh định

vì lời hắn nói là: "chân lý không sai" phân chia thiện ác.

32

Con tuấn mã của ta có nước nhanh của tâm phân biệt.

Nó huy hoàng trong những nùi lụa bình tâm,

nó mang làn da cừu thành công giữa cuộc đời hư ngụy

và chiếc yên loè loẹt của tự tri rực rỡ trên lưng,

được ba khổ thế gian (11) làm dây giàm buộc chặt.

Nó còn mang thêm dây buộc yên đuôi tri thức và nghệ thuật;

trên đầu nó là chiếc cương giữ cầm hơi thở

nơi hai mày phe phẩy tua vải nhiếp tâm

trên chóp mũi lúc bình minh, ngọ thiên, khi chiều xuống,

và trên trán nhô cao chòm lông bờm cơn lụt thanh bình bên trong.

Miệng nó được bộ cương thân huyền bí dắt đưa;

được thúc giục bằng chiếc roi dòng tâm tuôn chảy.

Nó được chứng minh đầu tiên trong chủng loại, trên đồng bằng kinh nghiệm siêu việt.

Như thế đó là con ngựa của hiền nhân ta.

Nếu chạy trốn nó sẽ thoát được đầm lầy thế gian này.

Nếu theo đuổi, nó sẽ đến được cõi trời hoàn toàn thanh tịnh.

 

33

Một du khách đến bên đường cầu xin lời khuyên của Milarepa. Anh ta đang chán đôi giày ống của anh ta làm bằng da nai đế nỉ mà người Tây Tạng thường dùng. Đôi giày được tô điểm bằng hình vẽ vui vui trên lụa và có nạm những nút đồng. Milarepa coi đôi giày như một biểu tượng thế gian và làm trở ngại hiền nhân.

 

Hãy nhìn xem cơ nghiệp ba vương quốc thế gian này

bị khâm liệm trong u minh mịt mờ bất giác.

Những đồng cỏ khát vọng là hố thẳm bùn sâu.

Những vũng lầy ganh tỵ tràn đầy gai nhọn.

Con chó dại nóng giận sủa vang, cắn đớp.

Vùng đá chởm kiêu mạn vươn cao trên đỉnh núi.

Khi ta đã lội qua dòng sông đời,

ta cầu nguyện cho ta được trốn trong đồng bằng cực lạc.

Trong những chiếc giày của ta đốm điểm mơ ảo ảnh mong manh

và đôi đế nỉ cố ý sai lệch của thế gian này

được kết chặt với nhau bằng tin tưởng vào sự động hành nhân quả.

Được nạm bằng những nút đồng đeo đuổi thành đạt

được gắn bằng ba móc khóa triền phược căn nguyên (12)

là đôi giày Trung hoa của hiền nhân ta đấy.

34

Hỡi kẻ bố thí đầy hơi kiêu mạn,

hỡi phú hộ Ngendzong, hãy lắng nghe ta hát. 

 

Suốt ba tháng mùa xuân

khi mọi người Tây Tạng cày ruộng họ

và ta, bậc hiền nhân, cũng cày ruộng của ta.

Trên mặt đất cứng đau khổ sơ nguyên

ta bón phân đức tin và tiên triệu

và tưới nước no nê bằng năm thứ cam lồ (13).

Là một nông dân đầy tin tưởng,

ta đã gieo hạt giống tự do không lầm lạc của suy tư.

Đã mắc ách vào cổ đôi bò siêu việt nhị nguyên

ta đã gắn hết những luống cày trí huệ,

và được dẫn dắt bằng kinh điển thiêng liêng

đã kéo chiếc cày tịch nhiên bất động,

đã dùng chiếc roi nhiệt tâm khoảnh khắc.

Hạt giống chắc và mạnh;

mầm non thánh tín sẽ bung lên;

bông lúa sẽ chín vàng đúng lúc.

Ngươi làm nông dân của thế gian này;

ta làm nông dân của trưởng thành vĩnh cửu.

Vào mùa gặt, chắc chắn chúng ta sẽ thấy gia tăng;

và khi mùa gặt xong, chắc chắn chúng ta sẽ đua nhau vui vẻ.

Khúc hát này được hát lên như một ngụ ngôn;

đây là khúc hát dân cày của ta.

Hãy tạo đức tin trong lòng ngươi, hỡi kẻ đầy hơi kiêu mạn;

hãy làm việc thiện cho chính ngươi và tích tụ những hành vi xứng đáng.

35

Hỡi kẻ bố thí đã hỏi dồn ta câu này sang câu khác,

ngươi là kẻ có thiện năng, hãy lắng nghe ta hát.

Ngươi biết hay không biết tên ta?

Nếu ngươi không biết tên ta,

ta là Milarepa.

Ta là người sám hối;

ta là người thiền định với hùng tâm tha thiết;

ta là hiền nhân đã quên phân biệt.

Tích trượng ta cầm tay này

đầu tiên đã mọc trên triền núi đá chập chùng bên Thiên Trúc,

sau đó được trì xuống và đốn ngã bằng con dao Ấn Độ

cuối cùng được buộc bằng dây da mềm mại.

Nguồn gốc tích trượng là núi Mon phương nam;

được chuyên chở trên lưng con bò mộng kéo xe Đại Thừa;

được du hành qua nhiều phố chợ;

được cúng dường cho một kẻ tín thành.

Tích trượng của ta là như thế đó.

Ngươi hiểu hay không ý nghĩa tích trượng này?

Nếu ngươi không hiểu,

hãy lắng nghe ta giảng giải.

Chặt trúc tại gốc

có nghĩa là cắt đứt nguyên nhân cội rễ thế gian này.

Chặt trúc tại ngọn

có nghĩa là cắt đứt lỗi lầm do nghi ngờ tạo tác.

Cái ngã xuống chỉ cao hai thước mộc

có nghĩa là sự từ bỏ thế gian của phàm phu cũng chỉ cao như thế.

Tính tốt tự nhiên và dễ uốn của trúc

có nghĩa là thiện tính trường tồn của tâm nguyên thủy.

Nhựa sống ngọt ngào và màu sắc đẹp đẽ của trúc

có nghĩa là sự bồi dưỡng chân lý của bổn tâm.

Tính dễ uốn cong của thân trúc ngay thẳng

có nghĩa là sự thực hành của chân lý không sai.

Khe lõm trên thân trúc

có nghĩa là con đường hoàn toàn đưa đến dòng thánh tính.

Thân trúc bốn lóng

có nghĩa là sự tràn đầy của bốn hạnh vô lượng (14).

Thân trúc ba mắc nối

có nghĩa là sự toàn hảo của ba thân (5) bất hoại.

Màu sắc không thay đổi của trúc

có nghĩa là tính bất di dịch của chân lý căn nguyên.

Tính tròn của những lóng trúc

có nghĩa là tính bất sinh của chân lý.

Men bóng trắng mãi của trúc

có nghĩa là tánh không ô nhiễm của chân thân.

Tính rỗng của thân trúc

có nghĩa là tánh không của vạn vật bất hư.

Những vết lốm đốm trên thân trúc

có nghĩa là chân tri như là hạt giống của thể tánh duy nhất.

Những chấm đen nhỏ trên thân trúc

có nghĩa là hiền nhân áo vải Tây Tạngtrí phân biệt tinh vi.

Tiền nhân cao quý đời đời của trúc

có nghĩa là sự chăm chỉ thực hành pháp giáo của hiền nhân.

Vẻ đẹp xinh tươi của trúc

có nghĩa là nhiệt tâm hiền tâm vì tín ngưỡng loài người.

Mảnh sắt nhọn bịt đầu trúc trượng

có nghĩa là sự rong chơi của hiền nhân trong núi cao rừng thẳm.

Bao đồng bịt nơi tay nắm

có nghĩa là năng lực của hiền nhân khắc phục được các nữ thiên thần.

Những đinh sắt đóng trên thân trúc trượng

có nghĩa là sự kiên tâm vĩ đại của hiền nhân.

Chiếc khâu đồng gắn nơi đó

có nghĩa là hoàn toàn thừa thãi bên trong của hiền nhân.

Sợi dây da buộc nơi đó

có nghĩa là sự khôn ngoan nhu nhuyễn của hiền nhân.

Hai tao của dây da

có nghĩa là tiến trình của hiền nhân trên đường hợp nhất của hai thành một.

Sự xoắn vào nhau của dây nguyên thủy với một dây tương tự

có nghĩa là sự hợp nhất của hiền nhân với ba thân nguyên thủy.

Chiếc đĩa đựng của bố thí bằng xương gắn nơi đó

có nghĩa là sự rong chơi của hiền nhân khắp cả trần gian.

Chiếc túi nhỏ đựng bùi nhùi mồi lửa gắn nơi đó

có nghĩa là sự tình bằng hữu của hiền nhân hướng về mọi vật.

Chiếc tù và bằng vỏ ốc trắng gắn nơi đó

có nghĩa là linh phù về chân lý của hiền nhân.

Mảnh da cọp nhỏ gắn nơi đó

có nghĩa là sự hoàn toàn vô úy của hiền nhân.

Tấm gương soi gắn nơi đó

có nghĩa là cảnh bình minh của trực thức hoàn toàn bên trong hiền nhân.

Con dao bén gắn nơi đó

có nghĩa là sự cắt đứt những khổ não của hiền nhân.

Viên pha lê duy nhất gắn nơi đó

có nghĩa là sự khước từ tính bất tịnh của dục vọng của hiền nhân.

Xâu chuỗi kết bằng những hạt ngà gắn nơi đó

có nghĩa là dây tình thương của hiền nhân nối buộc với thầy.

Bộ chuông mõ gắn nơi đó

có nghĩa là sự rao giảng đạo lý của hiền nhân khắp miền khắp cõi.

Chiếc y bằng len trắng vải đỏ gắn nơi đó

có nghĩa là sự tạp đa của môn đệ hiền nhân.

Sự sử dụng trúc trượng trong tay hiền nhân

có nghĩa là sự chuyển hóa thường nhân bằng chánh pháp.

Tra vấn ý nghĩa của nó

có nghĩa là hướng ý về nơi tôn kính.

Họp mặt cùng ta

có nghĩa là việc làm của kẻ cầu nguyện xưa kia.

Bài hát về ý nghĩa của chiếc gậy trắng này

tất cả thần và người đều hiểu được.

Nhờ lòng tin chân thành khiến ngươi có được đạo nghĩa của nó,

hãy luôn luôn thực hành đức tin thánh linh trong hạnh phúc.

36

Ở đây Milarepa, bằng lối ngụ ngôn, bày tỏ những nguy hiểm mà người môn đệ có thể gặp phải trong cuộc nhiếp tâm quán tưởng xảo diệu và ông mô tả cách giữ mình cho người môn đệ khỏi bị nguy hại trong những cuộc tấn công ma quỷ như thế. Người môn đệ phải kiên gan và đứng vững, dùng uy lực của thần chú huyền bí mà thầy đã dạy buộc những kẻ thù ma quỷ phải phục tòng rồi lại dẫn dụ họ, như thế tâm người môn đệ sẽ được an tịnh và thấy được cảnh an lạc.

 

Nơi phương đông trong đế quốc Trung Hoa huy hoàng

một thiếu phụ Trung Hoa dệt lụa.

Nếu con thoi mang sợi chỉ bên trong của nàng không sai lệch

nàng sẽ không chán nản vì cơn gió thời gian nhanh chóng bên ngoài,

nhưng nàng làm việc với sự chăm chú bên trong

nàng sẽ hoàn thành tấm lụa của nàng.

 

Nơi phương bắc trong vương quốc Hoa Hạ

một chiến sĩ vô địch đi đến chiến trường.

Nếu người chiến sĩ không đứng lên chống lại thế giới ma quái bên trong

hắn sẽ không sợ đoàn quân của Gesa bên ngoài,

nhưng hắn tự bảo vệ mình bằng thuật trừ ma quái

hắn sẽ chiến thắng vinh quang.

 

Nơi phương tây trong vương quốc Ba Tư trũng thấp

là cổng thành bằng đồng của đoàn chiến sĩ du mục.

Nếu biển đồng tan chảy bên trong không được khuấy đều

nó sẽ không sản xuất được tên súng bên ngoài

nhưng thoát khỏi đường nứt bên trong

nó sẽ chống lại cuộc tấn công của địch.

 

Nơi phương nam trong miền đất Népal sấm sét

chiên đàn hương đứng xoa dịu giữa rừng.

Nếu lưỡi rìu quái ác không bủa vào bên trong

nó sẽ không bị bổ đôi bởi lưỡi búa của tiều phu núi Mon bên ngoài.

nhưng chống lại tất cả sức tàn phá bên trong

nó sẽ lớn cao trong rừng rậm.

 

Nơi cô tịch Chubar xứ Drin

là mi, Milarepa, kẻ trầm tư thiện nghệ.

Nếu không tạo sự phân biệt bên trong thành con quỷ thù địch

mi sẽ không sợ sự tấn công của ma quái bên ngoài,

nhưng thanh tịnh bổn tâm bên trong

mi sẽ thành hiền nhân đích thực.

 

Mi đã tự tập kiểm soát những tưởng tượng nhục cảm của mi

và trên núi đá chập chùng của chân không chân lý

mi đã tìm thấy lâu đài trầm tư tịch nhiên bất động;

đã mặc vào chiếc áo giáp giác ngộ tâm linh

và đã mài bén vũ khí trí huệtừ tâm.

Mặc dù những đoàn quân quỷ sứ vây quanh

mi sẽ không chạy trốn vào thị thành khoái lạc.

Mặc dù thế giới diêm vương nổi dậy chống mi như kẻ thù mi sẽ không chiến bại với đoàn quân diêm chúa

nhưng mi sẽ chiến thắng rất mực vinh quang.

Song nên biết bề ngoài ước mơ của ngoại vậtkỳ diệu,

và sự nhiếp tâm tịch tĩnh bên trong gây nhàm chán,

lòng ham muốn lạc thú giác quan là người bạn đồng hành trường thọ,

và khi mơ chìm trong dòng ảo tưởng chảy qua tri thức

con quỷ phân biệt tinh ranh tìm kiếm phương tiện thù hằn,

bao giờ cũng nằm chờ trên ngõ hẹp giữa hố thẳm hy vọngsợ hãi

nó có thể bắt mi bằng chiếc nút thòng lọng ích kỷ.

Nhưng mi hãy canh giữ trí nhớý thức mi

và, là kẻ giỏi canh gác lâu đài, mi sẽ là hiền nhân.

Bài hát này gồm bốn ẩn dụ với lời giải thích thành năm.

Lời hát được kết thành khéo léo như chuỗi ngọc nạm trên mặt dây chuyền,

và lời giảng giải là tấm gương đẹp tặng linh hồn.

Hãy học cho hiểu, hỡi những môn đồ may mắn.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 25641)
Trăng bồng bềnh trên ngàn thông Và thềm đêm vắng lạnh, khi âm xưa trong veo từ các ngón tay anh đến. Giai điệu cổ luôn khiến người nghe rơi nước mắt, nhưng nhạc Thiền ở bên kia tình cảm.
(Xem: 37864)
“Teachings from Ancient Vietnamese Zen Masters” là bản dịch tiếng Anh nhiều bài thơ, bài kệ và bài pháp của chư tôn thiền đức Phật Giáo Việt Nam từ ngài Khương Tăng Hội ở thế kỷ thứ 3 sau Tây Lịch...
(Xem: 19580)
Hiển Tông Ký là ghi lại những lời dạy về Thiền tông của Thiền sư Thần Hội. Còn “Đốn ngộ vô sanh Bát-nhã tụng” là bài tụng về phương pháp tu đốn ngộ để được trí Bát-nhã vô sanh.
(Xem: 18660)
Uyển Lăng Lục là tập sách do tướng quốc Bùi Hưu ghi lại những lời dạy của thiền sư Hoàng Bá lúc ông thỉnh Ngài đến Uyển Lăng, nơi ông đang trấn nhậm để được sớm hôm thưa hỏi Phật pháp.
(Xem: 14254)
Nói Thiền tông Việt Nam là nói Phật giáo Việt Nam. Và những bậc cao tăng làm sáng cho Phật Giáo, làm lợi ích cho dân tộc từ thế kỷ thứ VI mãi đến nay đều là các Thiền sư.
(Xem: 20092)
Chư Phật cùng tất cả chúng sanh chỉ là một tâm, không có pháp riêng. Tâm nầy từ vô thủy đến nay không từng sanh không từng diệt...
(Xem: 9496)
Kinh có ghi lại một cuộc đối thoại giữa du sĩ khổ hạnh Vacchagotta với đức Thế Tôn, và cuộc đối thoại này rất thiền.
(Xem: 14366)
Trì Châu Nam Tuyền Phổ Nguyện Thiền Sư quê ở Tân Trịnh, Trịnh Châu, họ Vương, theo Đại Hoè Sơn, Đại Huệ thiền sư xuất gia, đến Tung Nhạc thọ giới cụ túc.
(Xem: 35559)
Tám vạn bốn ngàn pháp môn thảy đều do một tâm mà khởi. Nếu tâm tướng trong lặng như hư không, tức ra khỏi thân tâm.
(Xem: 10649)
Trên núi Linh Thứu ngày nọ, trước một cử toạ gồm 1.250 Tì kheo, thay vì thuyết pháp Đức Phật chỉ cầm lên một cành hoa. Ngài se cành hoa ấy giữa mấy ngón tay, và im lặng.
(Xem: 19696)
Quyển Hai quãng đời của Sơ tổ Trúc Lâm do chúng tôi giảng giải, để nói lên một con người siêu việt của dân tộc Việt Nam.
(Xem: 23196)
Hôm nọ, Phật ở trong hội Linh-sơn, tay cầm cành hoa sen đưa lên, cả hội chúng đều ngơ-ngác. Chỉ có ngài đắc ý chúm chím cười (niêm hoa vi tiếu)...
(Xem: 13357)
Thiền sư Khánh Hỷ (1067–1142) thuộc dòng thứ 14, thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Sư họ Nguyễn, quê ở Cổ Giao, huyện Long Biên, thuộc dòng tịnh hạnh, từng được vua Lý Thần Tông phong chức Tăng Thống.
(Xem: 10743)
“Chân như Đạo Phật Nhiệm mầu, Tâm trung chữ Hiếu, niệm đầu chữ Nhân, Hiếu là độ được song thân, Nhân là cứu vớt trầm luân muôn loài…”
(Xem: 20200)
Bát-nhã tâm kinh (prajñāpāramitāhṛdayasūtra) là một bản văn ngắn nhất về Bát-nhã ba-la-mật (prajñā-pāramitā). Trong bản Hán dịch của Huyền Trang, kinh gồm 262 chữ.
(Xem: 10597)
Tôi rất cảm phục BS Thynn Thynn khi bà đã tận tình giải thích thấu đáo, trong quyển sách của bà, về cách sống tỉnh giác trong đời sống thường ngày.
(Xem: 9955)
Hoài niệm về tấm lòng yêu thương của cha mẹ nhân mùa Vu Lan.
(Xem: 14868)
Mùa Vu-lan báo hiếu vào tiết Trung Nguyên tháng bảy âm lịch hằng năm, xuất phát từ tích ngài Mục-kiền-liên cứu mẹ...
(Xem: 17650)
Trong các sinh hoạt nhân gian của truyền thống ta, tháng bảy là tháng đượm nhiều sắc thái văn chương nhất. Tháng bảy, mưa ngâu, nhịp cầu ô thước bắt qua giải Ngân-hà...
(Xem: 17593)
Rằm tháng bảy theo tục lệ nhân gian Việt Nam gọi là ngày xá tội vong nhân. Ngày rằm tháng bảy có nhiều ý nghĩa...
(Xem: 13185)
Phàm là bậc Sa-môn Thích tử, nhất định phải lấy việc hướng thượng làm tông chỉ, lìa bỏ các duyên, sống đời đạm bạc...
(Xem: 31156)
Tiết Vu Lan bâng khuâng nhớ Cha công dưỡng dục, Mùa Báo Hiếu bùi ngùi thương Mẹ đức cù lao
(Xem: 25744)
Trong hệ thống giáo điển Phật đà, cả Nam truyền và Bắc truyền đều có những bài kinh, đoạn kinh nói về công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ rất là cảm động.
(Xem: 13976)
Con đang ở lại trần gian trong bầu không khí Đạo pháp hơn 2000 năm. Nhưng kinh sách thiên vạn quyển cũng không bằng được sống bên bậc danh Tăng thạc đức trong ngôi nhà Vạn Hạnh.
(Xem: 17500)
cho dù nghiệp quả của thời quá khứ có nghiệt ngã cỡ nào, trong thời hiện tại ta cứ việc làm tốt, bảo đảm tương lai của ta sẽ an lạc...
(Xem: 10970)
Không đo không lường được tình thương, người ta thường lấy vẻ bao la của trời biển để tạm so sánh. Nhưng kỳ thực, trời và biển có những giới hạn, biên tế.
(Xem: 12287)
Trong truyền thống Phật giáo Trung Hoa-Nhật Bản, hệ thống giáo lý Trung quán và Du-già Duy thức tông đã được xem là cùng đi song song và đối nghịch với nhau.
(Xem: 10463)
Vu Lan phiên âm từ Phạn ngữ Ullambana, Trung Hoa dịch là “Giải đảo huyền” có nghĩa là cởi mở những cực hình hay giải thoát những khổ đau trong 3 cảnh giới: địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh.
(Xem: 12264)
Tôi xin rất thận trọng để nói rằng, tư liệu tôi dựa vào để viết đa phần thuộc Tam Tạng Pāḷi văn, và một số nguồn được lấy từ tiếng Anh cùng một hệ Nam tông..
(Xem: 11755)
Gia đình tôi đầy những câu chuyện này… Có những hành giả vĩ đại như cha tôi và bác tôi, những người thực hành từ trái tim và có năng lực thực sự...
(Xem: 9611)
Nếu cái nhìn tâm linh của mình mà không trải ra đến bờ cõi xa xôi nhất thì “thiện đức” của y không phải là “thiện đức” thứ thiệt...
(Xem: 12350)
Khảo sát về “Năm đức của người xuất gia” để thấy được những nét cao đẹp trong đời sống phạm hạnh, từ đó mà có ra lối hạnh xử ứng hợp với phước điền của pháp phục...
(Xem: 9195)
Con đường Trung đạo Thiền định, không phải chỉ dành riêng cho Thiền tông không đâu, mà chúng dành chung cho tất cả các tông phái Phật giáo trong đó có Tịnh độ tông, và Mật tông.
(Xem: 8491)
Trần Thái Tông là vị vua đầu của triều Trần. Ngài là đệ tử của thiền sư Viên Chứng trên núi Yên Tử. Ngài vừa làm vua vừa thực tập thiền.
(Xem: 9951)
Đây là một trong nhiều pháp môn của Phật, mà đặc điểm là dể tu, dể chứng, rất thích hợp với đại đa số quần chúng...
(Xem: 9755)
...Từ tầm nhìn đúng, hành động đúng, sẽ đưa đến kết quả đúng như ý muốn. Khi làm một công việc gì, thông thường chúng ta phải biết trước rồi làm sau, như vậy sẽ có kết quả tốt.
(Xem: 12028)
Tây Tạng bắt đầu chịu ảnh hưởng của Phật giáo vào thế kỷ thứ 7 trong triều đại của vua Songtsen Gampo.
(Xem: 14412)
Tịch Hộ đã đến Tây Tạng vào thế kỷ thứ 8, cho nên đến thế kỷ 11 truyền thống Na Lan Đà đã được thiết lập một cách vững vàngTây Tạng.
(Xem: 9898)
Theo nghĩa thông thường, đắc pháp có nghĩa là đắc pháp nhãn tịnh, chứng ngộ, không còn kiến thủ, giới cấm thủnghi ngờ Tam bảo, không còn trần sa hoặcphiền não vi tế, tức khắc thành Phật...
(Xem: 11203)
Tranh Đại Thừa vẽ con trâu đen. Lần lượt qua từng bước họa, trâu đen trổ trắng lần lần, trắng từ trên đỉnh đầu, lan dần xuống mình, rồi chót đuôi.
(Xem: 8294)
Tất cả pháp hữu vi, Như mộng, huyễn, bọt, ảnh, Như sương, như ánh chớp, Hãy quán sát như vậy.
(Xem: 10965)
Là một trong những dòng Kagyu, dòng truyền thừa Drikung Kagyu do Đạo sư tâm linh vĩ đại Kyobpa Jigten Sumgon sáng lập 852 năm trước.
(Xem: 14081)
Dharma tức là Đạo Pháp của Đức Phật thì lại nhất thiết chủ trương một sự buông xả để giúp con người trở về với chính mình...
(Xem: 9905)
Các bạn có thể bắt đầu pháp quán niệm hơi thở (anapana sati, a-na-pa-ná sa-tị) bằng cách định tâm vào hơi thở vào, hơi thở ra tại lỗ mũi hay ở môi trên.
(Xem: 15201)
“Con người thường trở thành cái mà họ muốn. Nếu tôi cứ nghĩ rằng tôi không thể làm được điều ấy, thì chắc chắn rút cuộc tôi sẽ không làm được gì..."
(Xem: 13035)
Bài viết này khám phá những khả năng của học thuyết và sự hành trì của Phật giáo đã được áp dụng vào cuộc sống hàng ngày trong suốt hơn 2.500 năm...
(Xem: 23074)
156 vị Tăng Ni đã về Phật Học Viện Quốc Tế từ ngày 15 để bắt đầu cho khóa An cư vào lúc 5 giờ sáng ngày mai, 16 tháng 06 năm 2014.
(Xem: 23974)
Vào dịp lễ Vu-lan Thắng hội, Phật tử có tục lệ cúng thí người chết. Dưới đây Tập san trích dịch đoạn kinh có liên hệ đến ý nghĩa cúng thí này.
(Xem: 12565)
Hầu như bất cứ sách nào viết về Thiền tập Phật giáo thời kỳ sơ khai cũng nói với bạn rằng Đức Phật giảng dạy hai kiểu thiền tập: Thiền chỉThiền quán
(Xem: 15421)
Theo Kim Cương thừa, chúng bị rơi vào cõi sinh tử bất tận này bởi những nhận thức bất tịnh.
(Xem: 17772)
Sự Thực Hành Guru Yoga Theo Truyền Thống Longchen Nyingthig
(Xem: 15046)
Theo Mật giáo, trong vũ trụ có ẩn tàng những thế lực siêu nhiên; nếu ta biết sử dụng những thế lực siêu nhiên kia thì ta có thể đi rất mau trên con đường giác ngộ, thành đạo.
(Xem: 16546)
Mật tông là một nền văn hóa đặc sắc của Phật giáo Đại thừa giai đoạn cuối, còn gọi là Mật giáo hoặc Bí mật giáo, Chân ngôn tông, Kim cang thừa, Mật thừa, Quả thừa v.v..
(Xem: 16088)
“Con lớn rồi vẫn là con của mẹ, Suốt cuộc đời mẹ vẫn theo con…”
(Xem: 17634)
Vào đầu thế kỷ XV, ngụy tạo danh nghĩa diệt Hồ phù Trần, nhà Minh sai bọn Trương Phụ, Mộc Thạnh đem quân đánh chiếm nước ta.
(Xem: 11583)
Tinh thần hiếu hòa với lân bang, ông cha ta từng thể hiện, nhưng không vì thế mà phải hy sinh quyền lợi của dân tộc.
(Xem: 11616)
Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc là một ngày lễ hội mang tính văn hóa và nhân văn ở tầm mức quốc tế của tổ chức Liên Hiệp Quốc.
(Xem: 17821)
Thông Điệp Đại Lệ Phật Đản Vesak 2014 của Tổng Thư Ký Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc 2014 PL. 2558... Ban Ki Moon
(Xem: 10776)
Nền khoa học tiên tiến phát triển với tốc độ vũ bão tại các nước văn minh. Khoa học phát triển đã chứng minh được những điều Phật dạy...
(Xem: 10518)
Chúng ta đã có phước đức được sanh trong một thế giới nơi đã có một Đức Phật đến và dạy Pháp... Mặc Phương Tử
(Xem: 11320)
Trong vô lượng pháp môn tu ấy, nhìn chung Thiền và Tịnh đều được coi là phổ cập nhiều nhất hiện nay, nhất là các nước Á đông... Võ Thị Thanh Thảo
(Xem: 12075)
Thiền Lâm Tế Nhật Bản - Nguyên tác: Matsubara Taidoo; Việt dịch: HT Thích Như Điển
(Xem: 11035)
Chư vị Tổ sư trong khoảng thời gian diệu ngộ, tâm tư bay bổng thênh thang như trời mây... Hạnh Huệ; Thuần Bạch dịch
(Xem: 36402)
Cuộc đời của thiền sư Bạch Ẩn là bức tranh sống với câu chuyện ―Thế à! cho đến bây giờ vẫn được nghe kể. Biên dịch lại là góp thêm công hạnh của Ngài.
(Xem: 8957)
Từ thế giới biến đổi vô cùng của thời gian, xuyên suốt qua từng hiển hiện của không gian, từ đỉnh cao ngút ngàn đi lại của tâm thức, đến chốn không cùng của uyên nguyên... Như Hùng
(Xem: 9672)
Giác Minh Diệu Hạnh Bồ Tát giảng; Bồ Tát giới đệ tử Thường Nhiếp kết tập; Cư Sĩ Như Hòa dịch Việt
(Xem: 34705)
Tăng đoàn thực hành đúng Pháp và Luật của Phật đã chế định trong sự cùng nhau cộng trú hòa hợpthanh tịnh, cùng nhau giải tán trong sự hòa hợpthanh tịnh.
(Xem: 17259)
Đi đến nước cùng non tận chỗ, Tự nhiên được báu chẳng về không... Thích Tâm Hạnh
(Xem: 10238)
Quyển sách này là một phần trong bộ sách Niệm Phật Pháp Yếu do Cư sĩ Mao Dịch Viên tuyển tập... Thích Minh Thành dịch
(Xem: 10467)
Tác phẩm “Thiền Tông Chỉ Nam” hay còn gọi là “La Bàn Thiền” này, chủ yếu dựa trên các cuộc Pháp thoại của Thiền sư Sùng Sơn qua sự trình bày giáo lý căn bản của Phật giáo... Thích Giác Nguyên dịch
(Xem: 12196)
Đối với người mới tập thiền, không nên ngồi thiền trong lúc qúa no đói, có bệnh, thiếu ngủ, khát nước, quần áo qúa chật, qúa nóng lạnh, qúa ồn ào, không có tọa cụ... Toàn Không
(Xem: 13629)
Thuyết Giảng Mỗi Chiều Chủ Nhật Tại Tổng Hội Cư Sĩ Phật Giáo... HT Thích Huyền Dung
(Xem: 14650)
Mật thừa xem thấy thế giới gồm những yếu tố và những tương quan tương phản, đối kháng: bản thểhiện tượng, tiềm năng và biểu lộ, nhân và quả...
(Xem: 9143)
Thiền viết đầy đủ là thiền na, phiên âm từ phạn ngữ dhyana, có nghĩa là tư duy suy xét về một đối tượng tâm thức... Hư Thân Huỳnh trung Chánh
(Xem: 24801)
Thiền Luận - Tác giả: Daisetz Teitaro Suzuki; Quyển Thượng, Dịch giả: Trúc Thiên; Quyển Trung và Hạ, Dịch giả: Tuệ Sỹ
(Xem: 11631)
Thể của tâm lìa tất cả niệm, nghĩa là vốn vô niệm. Nó như hư không, không chỗ nào mà chẳng toàn khắp... Nguyễn Thế Đăng
(Xem: 10310)
Thật cần yếu để học hỏithành đạt trong sự học vấn. Rèn tâm là một tiến trình làm cho quen thuộc... Đạt Lai Lạt Ma; Tuệ Uyển dịch
(Xem: 15935)
12 lời nguyện niệm Phật này, nhằm giúp cho Phật tử có định hướng trong việc tu tậpchí nguyện để về thế giới Cực Lạc của Đức Phật A-Di-Đà... Thích Chân Tính
(Xem: 15563)
Thư cho người em Tịnh độ là một bộ luận nhỏ, gom nhặt những yếu nghĩa của Tông Tịnh độ, chia thành từng bài nhỏ, mỗi bài là một chủ đề... Thích Hồng Nhơn
(Xem: 14514)
Nghĩa Huyền Thiền Sư hiệu là Nghĩa Huyền Hình, quê quán ở Nam Hoa Tào Châu, Thích Duy Lực dịch
(Xem: 12996)
Nguyên tác của Hoài Hải Thiền Sư; Việt dịch Thích Duy Lực, Từ Ân Thiền Ðường Hoa Kỳ Xuất Bản 1992
(Xem: 12441)
Tác giả huý HOÀI HẢI, họ VƯƠNG, người Trường Lạc, Phước Châu, sanh năm Khai Nguyên thứ 12 đời Đường Huyền Tông (CN 724)... Thích Duy Lực dịch
(Xem: 14571)
Choden Rinpoche là một trong những Lạt ma phái Gelug cao cấp nhất, trước năm 1985 ngài hầu như không được biết tới ở ngoài xứ Tây Tạng... Thanh Liên
(Xem: 18349)
Đi vào cửa Pháp: Tuyển tập Giáo huấn của các Đạo sư Tây Tạng - Bản dịch Việt ngữ của Liên Hoa & Thanh Liên
(Xem: 9565)
Tìm Phật ở đâu? Trăm ngàn kẻ điên đi tìm Phật, nếu có tìm thấy một người thì đó cũng không phải là Phật... Dương Đình Hỷ
(Xem: 18511)
Con Đường dẫn đến Phật Quả là một trong những sự giới thiệu tuyệt hảo cho giáo lý của Phật giáo Tây Tạng được sử dụng ngày nay.
(Xem: 18580)
Chỉ vì tín lực chẳng sâu nên thắng nghiệp chìm trong hữu lậu, lại muốn bỏ pháp này để chọn pháp khác, lầm lạc lắm thay!... Như Hòa dịch
(Xem: 19011)
Kính nghĩ, đức Thích-ca mở ra vận hội lớn làm lợi ích rộng lớn cho chúng sinh có duyên, xiển dương giáo pháp tùy theo mỗi quốc độ khiến pháp nhũ thấm nhuần khắp cả... Nguyên Trang dịch
(Xem: 18829)
Pháp Niệm Phật Tam Muội xét về nguồn gốc là từ Viễn Tổ (tổ Huệ Viễn) đề xướngLô Sơn, sáng khởi Liên Xã sáu thời tịnh hạnh, trở thành quy củ cao đẹp cho muôn đời... Như Hòa
(Xem: 11827)
Những ngày đầu xuân, thay vì chào đón mùa xuân mới bằng nụ cười tươi mát, chúng ta lại bắt đầu bằng sự sợ hãi, âu lo vì: năm nay là năm tuổi!... Thiện Ý
(Xem: 13334)
Ở quê anh mới tới đây, Việc quê anh biết đổi thay thế nào. Hôm đi, trước cửa buồng thêu, Cây mai mùa lạnh nở nhiều hoa chưa?... Hoang Phong
(Xem: 47977)
Đêm nay ngày lành Nguyên Đán Giờ nầy phút thiêng Giao thừa. Tuân lệ cổ tục ngày xưa Mở cửa nghinh Xuân tiếp phước. Truyền thừa di phong thuở trước...
(Xem: 11062)
Năm ngựa đến. Người ta hay chúc nhau "mã đáo thành công“. Mã là ngựa, đáo là đến nơi, ngựa đến thì thành công đến... Nguyên Đạo Văn Công Tuấn
(Xem: 13545)
Chúc phúc là ứng xử văn hóa nhằm sẻ chia và gửi gắm những ước mơ hay khát vọng sống thanh cao, thánh thiện... Chúc Phú
(Xem: 13031)
Từ chiều ba mươi, bàn thờ Phật ở mỗi nhà đã sạch sẽ, nhiều hoa tươi, trái cây; người nghèo chỉ cần thành kính dâng lên ly nước trong cũng khiến chư Phật hết lời khen ngợi... Nhụy Nguyên
(Xem: 11057)
Tết Nguyên Đánlễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống Việt Nam từ hàng ngàn đời nay, là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới... Ngọc Nữ
(Xem: 12547)
Hễ muốn có lộc thì phải gieo nhân. Một khi nhân đã gieo trồng thì tương lai cảm quả sẽ không sai khác, trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu... Tịnh Thủy
(Xem: 11046)
Nụ cười của Ngài thực là lạ! Cười gì mà căng hết cả đường gân sớ thịt của khuôn mặt. Cười gì mà phô ra ngoài hết tất cả hàm răng, cả đầu lưỡi... Hạnh Phương
(Xem: 31765)
Noi gương Hưng Đạo, Quang Trung, Chúng ta không thể mất vùng Hoàng Sa, Nam Quan Bản Dốc ngời ngời, Hao mòn một tất tội đời khó dung... Đào Chiêu Vọng
(Xem: 11658)
Tìm kiếm mùa xuân ở đâu xa, An lạc nào hơn xuân trong nhà, Hàm tiếu nụ cười Xuân Di Lặc, Hành nụ cười này, Xuân trong ta... Thích Viên Giác; TVG PhiLong
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant