Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Hạt Giống Giác Ngộ

08 Tháng Giêng 201100:00(Xem: 11029)
Hạt Giống Giác Ngộ

JETSUN MILAREPA

GỬI LẠI TRẦN GIAN
Bản dịch: ĐỖ ĐÌNH ĐỒNG

HẠT GIỐNG GIÁC NGỘ

43

Đây, nơi cô liêu của Thành Trì Giác Ngộ[1]

Trên cao, đỉnh tuyết trắng của những tháp ma hùng vĩ;

dưới thấp, những kẻ bố thí trung thành cư ngụ;

phía sau, núi cao có màn lụa trắng che ngang;

phía trước, cây rừng tràn đầy mơn trớn trái tim

những đồng cỏ khô, và những bãi cỏ mênh mông trải rộng.

Bên những đóa sen xinh xắn ngào ngạt hương thơm

những con chuồn chuồn vo ve rộn rịp.

Trên bờ hồ, ao

những con chim nước quay đầu nhìn lại.

Trên những cành cây trải rộng

bầy chim xinh xinh véo von những hòa khúc ngọt ngào.

Trong gió hiu hiu chĩu nặng hương thơm

những cành cây cùng nhau khiêu vũ.

Trên những ngọn cây cao nổi bật

những con khỉ đuôi dài và đuôi ngắn

biểu diễn những hành động can đảm khéo thay.

Trên những cánh đồng cỏ xanh xum xuê rộng rãi

những con thú bốn chân gặm cỏ đó đây.

Những gã mục đồng

thích thú cất giọng hoà theo tiếng sáo.

Những tên nô lệ thèm khát của thế gian

lăng xăng mua bán, bày hàng trên mặt đất.

Nhìn cảnh này, ta, bậc hiền nhân

trên tảng đá quý có thể trông thấy đằng xa

xem hiện tượng như vô thường tương tự tánh,

và trầm tư khoái lạc giác quan như bóng vật dòng sông.

Ta nhìn đời này như ảo ảnh mộng mơ,

trầm tư về vô minh với tấm lòng trắc ẩn

và sống bằng dưỡng chất hư không.

Ta trầm tư trong chánh định không đảo điên

và tất cả hình ảnh tạp đa xuất hiện trước gương tâm.

A, vạn vật chứa đầy trong ba cõi (15)

đều hiện ra hư ảo tuyệt trần.

44

Hướng về chúa Marpa, đạo sư của ta, ta dâng lời cầu nguyện.

 

Các ngươi biết hay không biết những đạo hạnh nơi nầy?

Nếu các ngươi không biết những đạo hạnh nơi đây:

am này, thiên thành hạnh phúc của bậc xuất thế gian.

Trên cao, mây tím phương nam vần vũ;

dưới thấp, nước xanh dòng Tsangpo cuộn chảy;

phía sau, núi đá đỏ màu cao vút thiên không;

phía trước, những đồng cỏ với bông hoa sặc sỡ;

những con thú bắt mồi gầm thét trên bờ sông;

con kên kên uy dũng dang xa;

và mưa đẹp từ trời cao rơi xuống;

những con ong ca hát không ngừng;

nai, lừa nhởn nhơ đùa giỡn mẹ mẹ con con;

những con khỉ đuôi dài và đuôi ngắn diễn trò khéo léo;

chim sơn ca hòa giọng véo von, chim mẹ với chim con;

chim gà rừng thản dịu gáy vang;

và dòng suối thích thú thì thầm qua vùng đá chởm.

Những âm điệu róc rách này

là những người bạn đồng hành của tâm hồn.

Đạo hạnh nơi này không thể nghĩ bàn.

Ta đã diễn tả nỗi lòng vui tươi của ta trong khúc hát;

ta đã nói lời khuyên nhủ với môi ta.

Hỡi những kẻ bố thí nam nữ đã tụ hội nơi này,

hãy theo ta và hãy làm như ta:

hãy từ bỏ việc xấu và làm điều tốt đẹp.

 

45

 

Hỡi những kẻ may mắnthánh thiện,

Các ngươi biết chăng đời này là giả dối?

Các ngươi biết chăng niềm vui là hư ngụy?

Các ngươi biết chăng thế gian là màn kịch đang qua?

Các ngươi biết chăng hạnh phúc là ảo mộng?

Các ngươi biết chăng ca tụngphỉ báng là phi chân?

Các ngươi biết chăng hiện tướng chính là tâm?

Các ngươi biết chăng chính tâm là Phật?

Các ngươi biết chăng Phật là chân thân?

Các ngươi biết chăng chân thân là chân lý?

Khi các ngươi suy tư, tất cả hiện tướng được đúc kết trong tâm.

Hãy quán tâm ngày đêm.

Từ quán tâm sinh ra an lạc;

hãy ở trong an lạc đó.

Không gì thích hợp hơn đại tượng chân không

đối với sự xét xem thực tại;

hãy cư ngụ trong cõi bên kia hiểu biết.

Khi các ngươi đạt được bình tâm hữu ích

không bị những yêu mến nhiễu phiền,

dòng thiền định các ngươi sẽ thoát ngoài bản ngã;

 

bất cứ vật gì hiện ra cũng ở trong thể tánh trống không;

ý thức các ngươi sẽ thoát khỏi tưởng và phi tưởng;

các ngươi sẽ nếm sâu mùi vị của bất sinh.

Nếu các ngươi biết thiền định như thế

các ngươi phải thiền định về biểu tượng hiệu lực này

và hãy thiền định về sức sống tập trung.

Các ngươi phải thiền định về thần tính và tụng linh ngôn

hãy thiền định về nguồn thanh tịnh và những gì thanh cao như thế.

Đây là những phương tiện nhập đạo Đại Thừa.

Khi các ngươi thiền định về những sự vật đó chuyên cần,

mặc dù các ngươi không thành công trong việc nhổ rễ dục vọng và thù ghét,

các ngươi cũng biết rằng bất cứ vật gì hiện ra cũng là bổn tâm

và biết rằng chính tâmchân không.

Nếu các ngươi không trú ngoài trí huệ

thì tất cả việc trì giới, cúng dường và những điều tương tự

như thế, đều viên mãn hoàn toàn.

46

Ô nữ thính giả Pedarbum, hãy lắng nghe, hỡi trinh nữ đầy đức tin, cao quý.

Nếu có vui trong sự thiền định về bầu trời;

mây phương nam là tạo phẩm huyền diệu của bầu trời;

nàng hãy tự khiến mình như bầu trời đó.

 

Nếu có vui trong sự thiền định về hai vầng nhật nguyệt;

tinh tú là tạo phẩm diệu huyền của hai vầng nhật nguyệt;

nàng hãy tự khiến mình giống như nhật nguyệt.

 

Nếu có vui trong sự thiền định về núi cao,

cây có trái là tạo phẩm huyền diệu của núi cao;

nàng hãy tự khiến mình giống như núi đó.

 

Nếu có vui trong thiền định về biển cả,

sóng nhấp nhô là tạo phẩm diệu huyền của biển cả;

nàng hãy tự khiến mình giống như biển đó.

 

Nếu có vui trong sự thiền định về bổn tâm,

tư tưởng phân biệt là tạo phẩm huyền diệu của bổn tâm;

nàng hãy tự khiến mình giống như tâm đó.

 

 

47

 

Với đạo sư thánh linh, người hộ trợ của ngươi,

lần lại lần hãy trọn tâm dâng lời cầu nguyện.

Khi ngươi thiền định về thần giám hộnữ thiên thần,

lần lại lần hãy thực hành bài tập sáng tạo trong cõi trời ánh sáng.

Khi ngươi thiền định về vô thường và sự chết,

lần lại lần hãy thiền định về tánh bất định của giờ chết.

Khi ngươi thiền định về đại tượng chân không,

lần lại lần hãy thiền định rằng nó bé vô cùng.

Khi ngươi thiền định về chúng sinh vì đã sinh ra ngươi trong các đời trước,

lần lại lần hãy tử tế tạ ân.

Khi ngươi thiền định về những lời rỉ tai sâu xa,

hãy phấn phát nhiệt tâm và năng lực.

Khi ngươi theo đuổi thánh đạo đến mức tối cao,

không có sự tôn xưng hay hạ bệ theo phương kế riêng tư.

Khi ngươi quán tưởng hợp với đức tin,

hãy quán tưởng một vật một thôi và đừng xao nhãng.

Khi ngươi tu dưỡng lòng tin thánh thiện,

hãy khước từ tất cả thế gian vi.

Khi chư thần đã cung cấp thức ăn

thì không cần phải vất vả, buồn phiền.

Hàng rào dục vọng không đem gia tăng tiến triển

là sự thực tri ân của chư nữ thiên thần.

Vì thế hãy ném tất cả tư tưởng cho tương lai;

vì thế trong tâm ngươi hãy từ bỏ đời này.

48

 

Đạo sư tuyệt hảo đại bi tâm;

ngôi tam bảo thiện trú (10);

chư nữ thiên thần, chư hộ vệ của đức tin trong hùng lực:

tôi xin cúi đầu chào tất cả.

 

Vì ta không biết làm sao tạo những khúc ca êm ái,

phúc lành của người cha huyền diệu nằm trên những lời này.

Trong chân lý lời ca, tư tưởng của Phật đà hiển lộ.

Hỡi Salleo, nữ thiền giả trung thành,

trong tấm gương đã lau sạch của tâm ta

hãy nhìn rõ cõi trời không tì vết.

 

Hãy thiền định trên núi cao, nơi hoang liêu cô tịch

đã được thánh hóa bởi những hiền nhân thuở trước,

và trong khi thần linh khiến nàng dừng chân ở đó

hãy ngắm nhìn bản tánh của tâm vương.

Ta sẽ giảng giải cách ngắm nhìn này,

vì thế hãy lắng nghe, hỡi Salleo, với tâm không điên đảo.

 

Đầu tiên khi nàng ở cửa vào pháp giáo,

hãy đổi lòng tin là việc rất cần;

hãy lấy núi trên cao kia làm thí dụ

và hãy thiền định rằng núi kia bất động.

 

Để đánh thức Phật hạnh

ta cầu nguyện cho nàng từ bỏ chiếc xe hạnh phúc khổ đau;

hãy lấy sông dưới thấp kia làm thí dụ

và hãy thiền định rằng sông kia tuôn chảy không ngừng.

 

Để thuận theo sự ban phúc của đạo sư

ta cầu nguyện cho lòng tôn kính của nàng không bao giờ dứt;

hãy lấy bầu trời này làm thí dụ

và hãy thiền định bầu trời không tâm điểm không chu vi.

 

Để quán tưởng chân lý thực tại

ta cầu nguyện cho nàng hợp nhất nghệ thuật với trí minh;

hãy lấy cặp song sinh nhật nguyệt kia làm thí dụ

và hãy thiền định về minh quang không bóng tối.

 

Để biết tất cả chúng sinh đã sinh nàng trong các đời trước

ta nguyện cầu nàng bao dung họ với bi tâm;

hãy lấy biển cả dưới kia làm thí dụ

và hãy thiền định rằng biển kia không bị nhiễu.

 

Để thấy rõ bổn tâm

ta cầu nguyện cho nàng làm phép gọi hồn theo lời dạy của đạo sư.

Hãy lấy trái đất vững bền này làm thí dụ

và hãy thiền định rằng đất không biến đổi.

 

Để trở thành bình chứa lời khuyên nhắn nhủ của ta,

ta cầu nguyện cho nàng có đức tin trong tinh thần nguyên thủy.

Hãy quán tưởng tâm này thực kỹ

và hãy thiền định là nó không minh bạch.

 

Để khiến cho thế giới hiện tướng mở ra như quyển sách

ta cầu nguyện cho nàng nghiên cứu kỹ bổn tâm,

hãy tích trữ lương thực của bố thí không ngừng

trong mọi lúc và bằng mọi cách.

Hãy trang sức bằng mỹ châu trì giới;

hãy mặc cho mình áo phước nhẫn tiên;

hãy leo lên yên huyền mã nhiệt tâm,

hãy vội vã vào thành phố xuất thần cao cả;

hãy giàu có bằng giàu sang trí tuệ.

Và đừng quên ân nợ của đạo sư

hãy dâng cúng một trăm lễ cúng dường tâm trí.

Rồi nàng có thể bước vào chân lý,

Ôi nàng trinh nữ đầy đức tin.

49

quán tưởng chân chánh là quán tưởng bổn tâm

nếu con tìm quán tưởng ở nơi nào khác hơn tâm con

thực sự con chỉ như người tìm món trang sức bằng đất sét.

Ô thầy Lharje.

 

sự thiền định chân chánh là không để cho trái phiền não hiện lên:

nếu trái phiền não hiện lên trong đó

thực sự con chỉ giống như người dùng đuốc giữa ban ngày.

Ô thầy Lharje.

 

viên mãn chân chánh là không chấp cũng không bỏ thị kiến:

nếu con tiếp tục chấp nhận và chối bỏ thị kiến của con

thực sự con chỉ giống như con ong mắc lưới.

Ô thầy Lharje.

 

kiên định chân chánh nằm trong định tính của an vui:

nếu con tìm kiên định ở nơi nào khác, không có gì tin được

thực sự cho chỉ giống như người đưa suối ngược lên đồi.

Ô thầy Lharje.

 

Vì quả chân chánh là nuôi dưỡng chân tri trong tâm:

nếu con tìm quả ở nơi nào khác, sẽ không thấy được

thực sự con chỉ giống như con nhái nhảy hư không.

Ô thầy Lharje.

 

đạo sư chân chính là tra vấn bổn tâm:

nếu con tìm đạo sư ở nơi nào khác hơn tâm con,

thực sự con chỉ giống như người đánh mất tâm mình.

 

Sự thực tất cả hiện tướng là sở tạo của bổn tâm.

Ô thầy Lharje.



[1] Tây Tạng: Changchub-dzong


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 31588)
Tôi tin hy vọng rằng tất cả người dân Nepal nhân mùa lễ này hãy chuyển hóa những vụn vỡ để có thể làm cho mọi thứ trở nên nhẹ nhàng hơn trong cuộc sống giống như thông điệp của Đại lễ về giá trị con người.
(Xem: 10516)
Các phương cách đản sanh của chư Phật đều giống nhau như sự xuất hiện của các ngài giữa thế gian này đã cảm ứng đến thế giới chư thiên và các loài khác
(Xem: 11209)
Người đã đến, vầng hồng dương rạng rỡ, Bước nhiệm huyền bừng nở những đài sen, Ưu Đàm hoa còn lưu hương muôn thuở. Cõi trầm luân còn nhắc nhớ bao phen..
(Xem: 12728)
Tháng tư âm lịch tưng bừng, Vườn Lâm-tỳ-ni đón mừng Đản Sanh. Ca-tỳ-la-vệ cửa thành, Trên không nhẹ thoảng âm thanh lạ thường.
(Xem: 10797)
Hãy lắng nghe lời Thầy-Tổ nói, minh bạchấn tượng hơn: “Nói lời Phật nói, nghĩ điều Phật nghĩ, làm điều Phật làm.”
(Xem: 16626)
Trường A Hàm I, "Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn. Duy ngã vi tôn, yếu độ chúng sanh, sanh lão bệnh tử"...
(Xem: 10800)
Hai ngàn năm trăm bốn mươi mốt năm đã trôi qua, nhưng hình bóng và biểu tượng cao quý của Đức Phật vẫn luôn ngời sáng trong lòng mọi người con Phật.
(Xem: 22935)
Của Chánh Văn Phòng GHPGVNTN Hoa Kỳ - HT Thích Thắng Hoan
(Xem: 12003)
Được làm con Phật là điều vừa đơn giản, vừa hy hữu. Đơn giản, vì sinh ra trong một gia đình Phật giáo thì tự động theo cha mẹ đi chùa, lễ Phật, tin Phật ngay từ bé.
(Xem: 11481)
Này người thanh niên! Ví như có một gian phòng tăm tối suốt cả nghìn năm dài. Nếu muốn thắp sáng cho nó, con cần phải đốt bao nhiêu ngọn đèn và mất bao nhiêu lâu để dẹp cho nó tươm tất?
(Xem: 10669)
Mãi cho đến tháng 12 năm 1999 mới được công nhậntuyên bố Đại lễ Phật Đản Quốc tế (lễ Vesak – Tam hợp) tại trụ sở Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, New York City (Hoa Kỳ) vừa qua.
(Xem: 12319)
Trần Nhân Tông (chữ Hán: 陳仁宗; 7 tháng 12 năm 1258 – 16 tháng 12 năm 1308,) là vị vua thứ 3 của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam.
(Xem: 11185)
Dê là loài động vật hiền lành, gần gũi với đời sốngsinh hoạt của con người. Nó là một trong lục súc: ngựa, trâu, dê, chó, lợn, gà.
(Xem: 10002)
Vào dịp cuối năm, đầu năm, dương lịch hay âm lịch, có lẽ không có nhóm từ nào được mọi người dùng đến nhiều như là mấy chữ "Chúc mừng năm mới."
(Xem: 10321)
Không có stress có lẽ con người cũng không thể tồn tại. Thế nhưng, vượt ngưỡng đến một mức nào đó thì con người cũng…không thể tồn tại, bởi chính stress gây ra nhiều thứ bệnh về thể chấttâm thần...
(Xem: 11898)
“Giáo Pháp của Như Lai: thiết thực, hiện đại, không thời gian, đến để mà thấy, có thể đưa đến chứng ngộ, được người trí tự mình giác hiểu.”
(Xem: 10689)
Các nhà y học chính thốngbảo thủ nhất cũng đã phải công nhận thiền là một phương pháp trị liệu khoa học và hiệu quả trên một số bệnh lý, cũng như cải thiện cả hành vilối sống...
(Xem: 12357)
Thiền là phương pháp thâm cứu và quán tưởng, hay là phương pháp giữ cho tâm yên tĩnh, phương pháp tự tỉnh thức để thấy rằng chân tánh chính là Phật tánh...
(Xem: 9795)
Tu thiềnthực hiện theo nguồn gốc của đạo Phật. Vì xưa kia, Đức Phật tọa thiền suốt bốn mươi chín ngày đêm dưới cội bồ đề mới được giác ngộ thành Phật.
(Xem: 11245)
Cứ mỗi độ xuân về, chắc chắn ai trong chúng ta cũng đều cảm thấy có một chút gì khiến cho cõi lòng bâng khuâng, xao xuyến trước cảnh vật thiên nhiên...
(Xem: 13825)
Gom tâm an trụ và làm cho tâm trở nên vắng lặng, rồi dùng tâm an trụ ấy quán chiếu thân và tâm.
(Xem: 9572)
Thiền là một pháp môn do sáng kiến của đức Phật, do kinh nghiệm tu tập bản thân của Ngài, và chính nhờ kinh nghiệm bản thân ấy mới giúp cho Ngài xây dựng một pháp môn giải thoátgiác ngộ.
(Xem: 12611)
Vô Niệm Viên Thông Yếu Quyết nếu cắt nghĩa chung thì ta có thể nói là bí quyết thoát trần, bí quyết thoát vòng tục lụy, bí quyết giải thoát, bí quyết để chứng thẳng chơn tâm hay bí quyết để đi vào minh tâm kiến tánh.
(Xem: 9686)
Chúng ta tu học Phật pháp, mục tiêu đầu tiên tất nhiên phải thoát ly sinh tử, ra khỏi lục đạo luân hồi.
(Xem: 10444)
xem thường chúng sinh, chính mình luôn có thái độ cống cao ngã mạn khiến cơ hội vãng sinh bất thoái thành Phật.
(Xem: 10538)
Thiền là phương pháp buông xả. Khi hành Thiền, bạn buông xả cả thế giới phức tạp bên ngoài để đạt đến trạng thái an tịnh nội tâm đầy uy lực.
(Xem: 10306)
Kinh Đại Tập nói rằng: ”Thời đại mạt pháp hàng trăm triệu người tu hành, ít có một người đắc đạo, chỉ nương niệm Phật sẽ qua được biển sinh tử”.
(Xem: 9888)
Phật giáogiáo dục, đích thực là giáo dục chí thiện viên mãn của Thích Ca Mâu Ni Phật đối với chúng sanh trong chín pháp giới.
(Xem: 11044)
Hãy sống trọn vẹn, thực hành tinh tấn và tập trung vào những gì mà bạn làm hoặc khi bạn đi, đứng, nằm, ngồi hay làm việc.
(Xem: 12000)
Đức Phật dạy chúng ta niệm A Di Đà Phật, chúng ta nghe theo lời dạy của đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật mà niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ.
(Xem: 10134)
Phật giáo Trung Quốc được lần lượt truyền từ Ấn Độ sang đến nay đã hơn hai nghìn năm và được truyền bá rộng rãi đến ngày nay.
(Xem: 10775)
Phật, chính là thực tướng các pháp, chân tướng của tất cả pháp. Nếu bạn trái với chân tướng thì chính là ma,
(Xem: 9533)
Khổ đau đã gắng liền với con người như bóng với hình, cho dù có trốn chạy cũng không thể nào thoát ra. Đã không trốn chạy được, phương pháp hay nhất là ...
(Xem: 9887)
Chúng ta may mắn được nghe Phật Pháp, đương nhiên cần phải chiếu cố đến chúng sanh ở tận hư không pháp giới, nhất là những oan gia trái chủ của mình trong nhiều đời nhiều kiếp.
(Xem: 8760)
Phương pháp tiêu trừ nghiệp chướng tốt nhất là đoạn ác tu thiện, tích công bồi đức, một lòng niệm Phật.
(Xem: 9487)
Người niệm Phật tu hành chẳng những được phước rất lớn, mà chính mình cũng được vãng sanh Cực Lạc.
(Xem: 14508)
Yếu chỉ của tam muội trong pháp môn niệm Phật là sự " lắng nghe" chứ không cốt niệm cho nhiều mà tâm chẳng rõ.
(Xem: 8768)
Tại sao công phu niệm Phật của mọi người không được đắc lực? Nguyên nhân là vì không nhìn thấu, không buông xả, và cũng vì chưa hiểu rõ được chân tướng của vũ trụ nhân sanh.
(Xem: 12540)
Chính nương vào nhị đế mới có thể thi thiết phương tiện thiện xảo để độ mình, độ người và xiển dương Chánh Pháp.
(Xem: 10408)
Thiền là một pháp môn hay là một trường phái của Phật giáo, và những người thực tập theo pháp môn này xem nó như là cốt tủy của đạo Phật.
(Xem: 9063)
Một lòng chuyên niệm không có tâm Bồ Đề, cũng không thể vãng sanh, cho nên phát tâm Bồ Đề cùng một lòng chuyên niệm phải kết hợp lại, thì bạn quyết định được sanh Tịnh Độ.
(Xem: 10552)
Tất cả những giáo lý về con đường Ati Dzogchen có thể xếp vào ba chủ đề : Nền Tảng, Con Đường, và Quả.
(Xem: 9323)
Niệm Phật là một pháp môn dễ hành nhưng khó tin, nhất là trong thời đại điện toán này, thời đạicon người lo cho vật chất nhiều hơn là lo cho đời sống tâm linh.
(Xem: 8781)
"Cực Lạc Thù Thắng", có nghĩa là người tu về Pháp môn Tịnh độ chuyên lòng niệm Phật A Di Đà, cầu sanh về cõi Cực lạc, được y báo chánh báo trang nghiêm thù thắng.
(Xem: 10495)
Kinh Phật nói: “Tất cả sự khổ vui đều do tâm tạo”. Vậy muốn cải thiện con người, tạo hoàn cảnh tốt, phải tìm sửa đổi từ chỗ phát nguyên....
(Xem: 9174)
Chúng sinh tận hư không khắp pháp giới, chúng ta đều phải độ. Vậy chữ “độ” này có ý nghĩa gì? Nếu dùng ngôn ngữ hiện đại, thì “độ” là quan tâm, yêu quí, dốc lòng dốc sức giúp đỡ.
(Xem: 8349)
Cần chân thật phát nguyện cầu sanh Tịnh Độ, thế giới Cực Lạc trong ao bảy báu liền mọc lên một nụ hoa, chính là hoa sen.
(Xem: 12009)
Hãy nhớ rằng duy chỉ có bạn là người có thể thay đổi cuộc đời mình tốt đẹp hơn và thiền đã chứng tỏ sự hiệu nghiệm của nó đối với không biết bao nhiêu người.
(Xem: 9690)
Trong Kinh tạng Pàli, có một số văn đoạn nêu rõ kinh nghiệm hành thiền của Đức Phật, rất quan trọng và bổ ích cho việc hành thiền của người Phật tử.
(Xem: 10207)
Hãy thực hành bằng sự tinh tấn dũng mảnh, bền bỉ, và không để mất chút thì giờ nào. Hãy khuyên và khuyến khích những người khác cùng thực hành.
(Xem: 10221)
Thực tập chánh niệm ngày càng trở thành một đề tài được ưa chuộng trong giới lãnh đạo doanh nghiệp.
(Xem: 19116)
Bản dịch tiếng Việt Ba Trụ Thiền do chúng tôi thực hiện lần đầu tiên vào năm 1985 tại Sài gòn, Việt nam
(Xem: 9394)
Chúng ta nên tu theo pháp môn niệm Phật, ai có nhân duyên về Tịnh độ trước thì lo chuẩn bị tiếp rước người đến sau. Nếu chí thành theo con đường niệm Phật Di Đà cầu sanh tịnh độ thì dứt khoát sau nầy cả gia đình, ngay cả dòng họ sẽ gặp nhau cả
(Xem: 8966)
Phật phápchân lý của vũ trụ nhân sanh, chân thật thông đạt tường tận rồi thì hoan hỉbố thí, không chút bỏn xẻn. Bố thí càng nhiều vui sướng càng cao,
(Xem: 9574)
Ta được biết là có nhiều cõi Tịnh Độ, nhiều cõi linh thánh của những Đấng Giác ngộchúng ta gọi là chư Phật. Cõi Tịnh Độ của Đức Phật Vô Lượng Quang A Di Đà thì đúng là một nơi độc nhất vô nhị.
(Xem: 9011)
Vãng sanh nhất định phải đầy đủ tín, nguyện, hạnh. Nếu như tín nguyện của bạn không kiên định, không thiết tha, thì Phật hiệu niệm nhiều bao nhiêu đi nữa cũng không thể vãng sanh.
(Xem: 14730)
Nguyện đem lòng thành kính, gởi theo đám mây hương, Phưởng phất khắp mười phương, cúng dường ngôi Tam bảo.
(Xem: 10074)
Ước vọng của con người luôn là những gì tốt đẹp, sung túc và dài lâu, cần phải đạt được trong một tương lai gần nhất.
(Xem: 8341)
Phật cho chúng ta một lợi ích vô cùng lớn vô cùng thù thắng, đó là dạy chúng ta trong một đời này được thành Phật.
(Xem: 8936)
Tâm mình thanh tịnh, tự tại, yên ổn thì đó tức là Tịnh độ. Chư Phật và chư Tổ khai huyền xiển giáo để chúng sanh trong đời này có đường hướng để đi, mà đường hướng nào cuối cùng cũng gặp nhau nơi tự tánh Di Đà, duy tâm Tịnh độ.
(Xem: 8959)
Đức Thích Ca Mâu Ni khai thị pháp môn niệm Phật tức là muốn cho hết thảy chúng sinh thâu nhiếp lục căn, khiến được tịnh niệm tương tục, xưng niệm “Nam Mô A Di Đà Phật”, niệm đến cảnh giới tâm cảnh đều vắng lặng thì Phật tánh sẽ tự hiển hiện.
(Xem: 8730)
Pháp môn Tịnh độ là một pháp môn thích đáng, khế hợp mọi căn cơ, dễ tu, dễ chứng, chư Phật trong mười phương đã dùng pháp môn này để cứu vớt hết thảy chúng sinh xa rời nẻo khổ, chứng đắc Niết bàn ngay trong một đời.
(Xem: 9360)
Pháp môn niệm Phật còn gọi là pháp môn Tịnh độ, lại được gọi là “Liên Tông”, lại được gọi là “Tịnh Tông”. Lòng từ của Đức Thích Ca Mâu Ni thật là vô hạn, Ngài quán xét căn cơ của chúng sinhcõi Ta bàban cho pháp môn tối thắng này.
(Xem: 14577)
不二 hay "vô nhị", tiếng Sanskrit gọi là “Advaita”, tiếng Anh gọi là "Nonduality". Phật học tiểu từ điển giải thích “bất nhị” là “không phân biệt đối với tất cả mọi hiện tượng”, siêu việt trên mọi phân biệt.
(Xem: 9028)
Ái hà ngàn thước sóng xao, Muôn trùng biển khổ lấp đầu than ôi! Muốn cho khỏi kiếp luân hồi, Phải mau gấp niệm Nam mô Di Đà.
(Xem: 8753)
Pháp môn niệm Phật để cầu sanh về Tịnh độ (Cực lạc), thì phải hiểu biết lịch sử của đức Phật A Di Đà thế nào, và 48 lời nguyện ra sao.
(Xem: 9027)
Kinh Dược Sư Lưu Ly bổn nguyện công đức dạy rằng: “Cứu thả các sinh mạng được tiêu trừ bệnh tật, thoát khỏi các tai nạn.” Người phóng sinh tu phước, cứu giúp muôn loài thoát khỏi khổ ách thì bản thân không gặp các tai nạn.
(Xem: 10514)
Ngài nhận một bó cỏ Cát tường (Kusa) từ người nông dân chăn trâu tên Svastika, rồi trải cỏ làm tòa ngồi và tuyên thệ: “Nếu ta không tìm ra Chân lý tối thượng, ta quyết không rời khỏi nơi này”
(Xem: 8630)
Tinh thần của Phật pháp là nhằm xét đoán chính mình, chứ không xét đoán người khác, người khác đều là người tốt, đều là Phật, Bồ Tát, những gì người khác làm đều đúng đắn, đều chính xác.
(Xem: 9982)
pháp môn niệm Phật, lấy nhất tâm niệm Phật, cầu sinh Tây phương, ly khổ đắc lạc. Nhìn vào thấy như là Tiểu thừa, chỉ tự lợi mình, nhưng thực tế mà nói thì là Đại thừa, có thể lợi tha.
(Xem: 24258)
Phật giáo Bắc tông nói chung, Thiền tông nói riêng đều lấy giác ngộ làm mục đích tiến tu. Dù là tu sĩ xuất gia hay cư sĩ tại gia trong khi tu hành được đôi phần giác ngộ đều được mọi người quí kính.
(Xem: 10155)
Sau khi thành đạo, Đức Phật Thích Ca đã thấu suốt cội nguồn pháp giới trong vũ trụ. Ngài đã nhìn thấy rõ mỗi chúng sanh đều có Phật tánh, nhưng vì mê muội mà chưa nhận được.
(Xem: 11011)
A Di Đà Phật, danh hiệu này là vạn đức hồng danh, tại sao vậy? Danh hiệu này là danh hiệu của tự tánh, là danh hiệu của tánh đức.
(Xem: 8990)
Pháp môn Tịnh độ theo như huyền ký của Đức Phật trong Kinh Vô Lượng ThọKinh Đại Tập là một pháp môn thù thắng và rất thích hợp với chúng sanh trong thời mạt pháp này.
(Xem: 9457)
Pháp môn niệm Phật từ trước đến nay được phổ biến rộng rãi, hàng Phật tử đều có thể ứng dụng thực hành và đã chứng nghiệman lạc, lợi ích từ câu Phật hiệu.
(Xem: 7997)
Một trong những duyên khởi đưa tôi tới sự học hỏi pháp môn Tịnh Độ là lần đi cúng thất đầu tiên của bác tôi
(Xem: 9244)
Trong Phật giáo, niệm là một thuộc tính của tâm, gọi là tâm sở pháp
(Xem: 15332)
Quyển Ngữ Lục này là tập hợp từ những lời thị chúng của Thiền Sư Duy Lực trong những kỳ thiền thất tại Việt Nam kể từ năm 1983 cho đến những năm tháng cuối đời.
(Xem: 10327)
Vun xới các phẩm tính nội tâm chính là cách hữu hiệu hơn cả để giúp mình giúp đỡ kẻ khác.
(Xem: 9560)
Buổi sáng hôm đó, nắng vàng rất đẹp, mây xanh trong vắt và những bông hoa lựu đỏ thắm, nở rực rỡ trên con đường dẫn ra bờ sông Neranjara.
(Xem: 17430)
Chúng tôi giảng rất nhiều lần bộ kinh Vô Lượng Thọ, tính sơ đến nay cũng khoảng mười lần. Mỗi lần giảng giải đều không giống nhau.
(Xem: 21367)
Giáo pháp được đưa vào thế giới khi Đức Thích Ca chứng đạo tối thượng, lần đầu tiên thuyết về Chân Như và về những phương pháp hành trì đưa đến chứng ngộ.
(Xem: 12148)
Pháp Sự Toàn Tập Giảng Ký, Lão pháp sư Thích Tịnh Không giảng tại Úc Châu Tịnh Tông Học Viện, Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa
(Xem: 10225)
Trong rừng hương giáo pháp, “Những Đoá Hoa Thiền” cũng mang một đặc vẻ đặc kỳ diễm ảo của chúng. “Như nhân ẩm thủy, lãnh noãn tự tri.”
(Xem: 19215)
Thiền sư Nghi Mặc Huyền Khế tìm được những lời của đại sư Hà Ngọc nơi bộ Ngũ Tông lục của Quách Chánh Trung và những trứ tác của các vị Huệ Hà, Quảng Huy, Hối Nhiên...
(Xem: 26016)
Kinh quán Vô Lượng Thọ Phật là một trong ba bộ kinh chính yếu của tông Tịnh Độ, được xếp vào Đại chánh tạng, tập 16, No. 1756.
(Xem: 7968)
Từng đợt lá thay nhau úa vàng, héo khô, lả tả rơi theo gió mùa. Từng cơn mưa nặng hạt, rơi xuống những mảnh đất đã cằn khô, nứt nẻ.
(Xem: 14750)
Tết là ngày lễ hội lớn nhất trong năm, là dịp để mọi người đều hớn hở và đặt tất cả những niềm hy vọngước mơ của mình vào tương lai.
(Xem: 10619)
Giật mình nhìn lên bệ, Cứ ngỡ rằng trong mơ: Pho tượng Phật đi vắng. Ngoài kia xuân đã về.
(Xem: 11340)
Những bài kinh Phật không có bài nào là không hay. Có miệt mài trên những trang kinh xưa mới cảm được sự vang động của suối nguồn trí tuệ.
(Xem: 9526)
Pháp môn Tịnh Độcon đường chính yếu dẫn chúng sanh thời nay thoát sanh tử, là chiếc thuyền vững chắc đưa mọi người vượt thẳng qua năm đường.
(Xem: 18637)
Quyển Luận này về hình lượng rất bé bỏng, nhưng về phẩm chất thật quí vô giá. Một hành giả nếu thâm đạt ý chí quyển Luận này là đã thấy lối vào Đạo.
(Xem: 12339)
Pháp tu Tonglen, hay cho (tong) và nhận (len), là một pháp tu của chư Bồ tát, những đứa con thiện nam tín nữ dũng cảm nhất của các đấng chiến thắng
(Xem: 11865)
Ta đã có được thân người hy hữu khó tìm, cùng với các tự dothuận lợi đầy ý nghĩa. Ta đã gặp được giáo huấn hiếm có của Đức Phật.
(Xem: 10729)
Tôi sẽ dựa theo tác phẩm có tựa đề Năm Điểm Chỉ Giáo về Pháp Chiết Xuất Tinh Chất, do Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ Hai, Gendun Gyatso sáng tác.
(Xem: 13325)
Pháp luyện tâm nói về hành trì của các hành giả cao cả. Khi tu tập để phát bồ đề tâm, trước hết, ta phải phát khởi các thực chứng của một hành giả sơ căn và trung căn trong lamrim...
(Xem: 9971)
Chúng ta đã có được kiếp sống lý tưởng, hỗ trợ cho các tự dothuận lợi rất khó tìm. Ta đã gặp được giáo huấn quý báu vốn khó gặp của Đức Phật, đã tìm ra các vị thầy tâm linh khó tìm của Đại thừa...
(Xem: 9259)
Người tu Thiền chơn chính được gọi là ngồi Thiền "vô sở đắc" lại nữa đó cũng gọi là "Bổn chứng diệu tu" của sự tọa Thiền.
(Xem: 9364)
Quả thật là có một cõi như thế, gọi là cõi Tịnh Độ Hiện Tiền. Cõi ấy không bị giới hạn bởi không gian hay thời gian...
(Xem: 15872)
Tập sách chủ yếu làm sáng tỏ một số điểm giáo lýpháp môn thực hành nòng cốt của Phật giáo từ Nguyên thủy cho đến Đại thừa...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant