Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Sùng mộ và Cầu nguyện

09 Tháng Giêng 201100:00(Xem: 13163)
Sùng mộ và Cầu nguyện

VIÊN NGỌC NHƯ Ý

SỰ THỰC HÀNH GURU YOGA THEO TRUYỀN THỐNG LONGCHEN NYINGTHIG

Dilgo Khyentse Rinpoche - Shambhala Publishers, 1988
Bản Dịch Từ Tiếng Tây Tạng Sang Anh Ngữ Của Konchog Tenzin
Bản dịch Việt ngữ của Liên Hoa - Hiệu đính 5/2006
blank
blank
SÙNG MỘ VÀ CẦU NGUYỆN

Guru yoga là một phương pháp hay phương tiện thiện xảo để phát sinh trong chúng ta lòng sùng mộ mãnh liệt khiến ta nhận ra Đạo sư chính là vị Phật mà không cần cố gắng. Lúc đầu lòng sùng mộ này có thể không tự nhiên hay tự phát, vì thế chúng ta phải sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau để trợ giúp ta thành tựu nó. Điều chính yếuchúng ta phải luôn luôn nhớ tới các phẩm tính tuyệt hảo của vị Thầy, đặc biệtlòng tốt của ngài đối với ta. Bằng cách liên tục phát khởi sự tín tâm, nhận thức sâu sắc Đạo sư và lòng sùng mộ đối với ngài, sẽ tới lúc chỉ cần nhắc tới danh hiệu của ngài hay chỉ cần tưởng nhớ tới ngài là đủ để chấm dứt mọi nhận thức phàm tình của chúng ta, và ta sẽ thấy ngài chính là một vị Phật.

Bài kệ mà ta dùng để dâng lời cầu nguyện sùng mộ lên Guru Rinpoche nói :

Đức Guru Rinpoche quý báu, xin hãy nghe con. Ngài là hiện thân quý báu nhất, vinh quang nhất của lòng đại bi và ân phước trong tất cả chư Phật. Ngài là người bảo hộ duy nhất và là chúa tể của tất cả chúng sinh. Không chút do dự hay dè dặt, con dâng lên ngài tài sản, thân thể, tim phổi, lồng ngực của con, và chính con người con. Con cúng dường ngài trọn vẹn bản thân con. Cho tới khi con đạt được giác ngộ, dù con có thể gặp bất kỳ hạnh phúc hay đau khổ nào, hỡi đấng tôn quý vĩ đại, Đạo Sư Liên Hoa Sanh, ngài biết rõ mọi sự về con. Ngoài ngài ra, con không có hy vọng nào khác; con nằm trong vòng tay ngài.

[Bây giờ chúng ta trì tụng ba trăm lần 
thần chú Vajra Guru]

Tại sao chúng ta cầu nguyện Guru Rin-poche? Tại sao ngài là đấng chúng ta hướng về? Những người bình thường có khuynh hướng nương tựa vào người có ảnh hưởngquyền lực lớn nhất. Cũng thế, ở đây chúng ta nương cậy vào Guru Rinpoche, ngài là sự hợp nhất của tất cả chư Phật và Bồ Tát an trụ trong vô lượng cõi Phật khắp mười phương. Ngài là sự tập hợp mọi phẩm tính, năng lựcsức mạnh xuất sắc của chư Phật và Bồ Tát để làm lợi lạc chúng sinh. Trong vũ trụ này, ngài đã hiển lộ một sự thấu triệt tuyệt đốivô song về tất cả kỹ thuật và những thành tựu của Mật thừa. Nơi nguồn ánh sáng chói lọi đó, ngài là đấng chúng ta hướng tới trong thời đại này khi những cảm xúc tiêu cựcđộc hại của chúng sinh cực kỳ to lớn. Nạn đói kém, các bệnh dịch và những trận chiến tranh chiếm ưu thế, và ngay cả một ít người khi hướng tâm họ về Pháp gặp phải những trở ngại ghê gớm chặn đứng sự tiến bộ của họ và ngăn cản việc thành tựu mục đích tối hậu.

Đức Guru Rinpoche, trong sự toàn giác của ngài đã tiên đoán tất cả những điều này, và bởi lòng đại bi vô hạn, ngài đã cung cấp những phương pháp hữu hiệu cho chúng sinh trong thời đại này. Vì chỉ mình ngài có khả năng giúp đỡ ta, chúng ta có thể nương cậy vào ngài với một lòng tin không lay chuyển. Như ngài đã nói: “Bất kỳ ai thiền định về ta là thiền định về tất cả chư Phật. Bất kỳ ai nhìn thấy ta là thấy tất cả chư Phật. Ta là sự hợp nhất của tất cả chư Phật. Ta là sự hợp nhất của tất cả các sugata (Đấng Thiện Thệ), ‘những đấng đã đạt được đại lạc.’”

Ở bình diện bên ngoài, thân ngài là Tăng, ngữ ngài là Pháp, và tâm ngài là Phật. Ở bình diện bên trong, thân ngài là Đạo sư, ngữ ngài là Bổn Tôn, và tâm ngài là Dākinī. Ở bình diện bí mật, bình diện của ba thân (kāya), thân hiển lộ của ngài là Hóa Thân, trong sắc tướng của Đức Padmasambhava, Đạo Sư Liên Hoa Sanh. Ngữ của ngài là Báo Thân, trong sự hiển lộ của Đức Quán Thế Âm, vị Phật của lòng đại bi vô hạn. Tâm ngài là Pháp Thân, trong hiển lộ của Đức Phật A Di Đà, vị Phật của Ánh sáng vô lượng (Đức Phật Vô Lượng Quang). Từ quan điểm này chúng ta có thể nhận thấy rằng thực ra, Đức Guru Rinpoche chính là tinh túy của tất cả chư Phật. Phật sự bao la của ngài được biểu lộ rõ ràng nhất cho chúng ta qua sự kiện là đối với những chúng sinh như chúng ta bị đau khổ bởi vô minh, ngài đã bày lộ những giáo huấn quý báu về những gì phải tuân theo và những gì nên né tránh trên con đường. Các giáo huấn này sẽ cho phép chúng ta đi trên con đường Giác ngộ cho tới cùng đích.

Đức Guru Rinpoche không ngừng chuyển Pháp luân. Ở phương diện ngữ, Guru Rin-poche là suối nguồn của tất cả Pháp, không một lãnh vực nào trong sự mênh mông vô hạn của các tantra và giáo lý bí mật trong thế giới mà ngài không hiểu biết và thấu suốt. Hiện nay, chúng ta là những người cư ngụ ở cõi Diêm phù đề này, hay trái đất, không đủ may mắn để diện kiến ngài. Mặc dù hiện nay ngài không còn hiển lộ như một thân tướng khiến người bình thường có thể thấy, nhưng ngài vẫn đang hiện diện trong tất cả những giáo lý của ngài. Để giữ gìn chúng cho sự lợi ích của những thế hệ tương lai và duy trì được hiệu lựctính chất tươi mới của chúng, ngài đã truyền dạy chúng cho các đệ tử thân cận của ngài và sau đó cất giấu chúng trong hình thức các terma, hay “các kho tàng tâm linh.” Khi những đệ tử này tiếp tục tái sinh, các ngài đã khám phá lại những kho tàng khác nhau được Đức Guru Rinpoche cất giấu trong các tảng đá, trong các hồ nước, trên bầu trời, và trong tâm các ngài. Bằng cách khám phá lại các terma vào đúng thời gian mà chúng có lợi lạc nhất, sẽ đảm bảo được rằng trải qua quá trình dài của sự truyền dạy từ thế hệ này sang thế hệ khác các kho tàng sẽ không bị sai lạc. Vì lý do đó, truyền thống terma được gọi là dòng truyền thừa ngắn.

Nếu chúng ta thực hành những giáo lý này một cách đúng đắn, với lòng sùng mộ và thành tâm thiết yếu, thì không còn nghi ngờ gì nữa chúng ta sẽ có thể đạt được các thành tựu thông thường và siêu việt. Các giáo huấn này và cơ hội để thực hành chúng được ban tặng cho ta giống như những mạng ăng ten đầy năng lực trong một thành phố lớn. Vấn đềchúng ta có chịu sử dụng chúng hay không.

Những sự cầu nguyện mãnh liệt với Guru Rinpoche sẽ đóng lại cánh cửa dẫn tới việc tái sinh trong các cảnh giới thấp, và an lập chúng ta một cách chắc chắn trên con đường giải thoát khỏi sinh tử luân hồi, và cuối cùng, sẽ đưa tới sự thành tựu giác ngộ. Vì thế bậc Đạo Sư, Đức Vajradhara (Kim Cương Trì) vinh quang, là gốc rễ của mọi sự ban phước, qua đó mọi sự có thể được thành tựu.

Từ vị Phật nguyên thủyĐức Phật Phổ Hiền xuống tới chúng ta, các giáo lý sâu xa đã được truyền dạy qua một dòng truyền thừa không đứt đoạn của các bậc Giác ngộ. Có ba loại truyền dạy, tương ứng với các cấp độ hiện thể khác nhau. Cấp độ cao nhất là tâm truyền tâm, được Đức Phật Phổ Hiền trao cho Ngũ Bộ Phật (Ngũ Trí Như Lai). Sự truyền dạy thuộc cấp độ trung bình của các Vidyādhara (Trì Minh Vương) hay những bậc Trì giữ Giác tánh, được ban cho bằng cử chỉ hay sự bày tỏ có tính chất tượng trưng. Cấp độ cuối cùng, sự khẩu truyền thì thầm-bên tai, là để dành cho những người như chúng ta.

Bản thân Guru Rinpoche đã thọ nhận và có thể truyền lại tất cả ba cấp độ truyền dạy. Vì ngài có đầy đủ trí tuệ, lòng từ bi, và năng lực của tất cả chư Phật nên ngài thấu suốt dòng tâm-trí tuệ.

Hiển lộ trong vũ trụ này trong hình tướng một bậc trì giữ trí tuệ kim cương, Đức Guru Rinpoche đã du hành qua khắp các thánh địa để thọ nhận giáo lý từ tất cả các bậc Thầy vĩ đại bao gồm tám Vidyādhara của Ấn Độ. Đặc biệt ngài đã nhận lãnh từ Srī Simha lễ quán đảnh “sự bừng nở của Giác tánh.” Ngài có khả năng thọ nhận và chứng ngộ mọi giáo lý này qua cử chỉlời nói, và vì thế ngài nắm giữ dòng truyền dạy tượng trưng.

Không bao giờ cần phải tu tập hay nghiên cứu, ngài đã thọ lãnh và có thể lập tức thông suốt tất cả các giáo huấn và mọi mức độ ý nghĩa của các cấp tantra khác nhau trong Mật thừa. Vì thế ngài nắm giữ dòng truyền dạy toàn hảo thì thầm-bên tai. Khi đã du hành tới mọi cõi Phật, ngài thọ nhận các giáo lý của chư Phật.

Hơn nữa, trong Guru Rinpoche có đầy đủ ba cội gốc. Là Đạo Sư, hay cội gốc của các sự ban phước, ngài nắm giữ ba dòng truyền thừa như chúng ta đã vừa thấy. Ngài còn là Bổn Tôn, hay cội gốc của sự thành tựu, và là Dākinī, hay cội gốc của sự hoạt động.

Thêm vào đó, các mạn đà la của thân, ngữ, tâm, các phẩm tính, và các hoạt động của tất cả chư Phật đều hoàn toàn có trong ngài. Ở phương diện thân ngài là Yamāntaka; ở phương diện ngữ, ngài là Hayagrīva; ở phương diện tâm ngài là Yangdak Heruka; và ở phương diện hoạt động, ngài là Vajrakīlaya. Theo ước nguyện của ngài, Guru Rinpoche có thể phóng ra một trăm lẻ tám Bổn Tôn hòa bình và phẫn nộ, hiển lộ toàn thể mạn đà la, hay ngài có thể tập hợp vô lượng Bổn Tôn và nuốt các vị này vào bản thân ngài. Ngài là Đức Phật A Di Đà, ngài là Phật Vô Lượng Quang (Amitāyus), ngài là Quán Thế Âm Bồ Tát, ngài là Thánh nữ Tārā, ngài là Vajrasattva (Kim Cương Tát Đỏa), ngài là hàng ngàn vị Phật, ngài là tám Hóa thân, ngài là hai mươi lăm đệ tử, ngài là tám mươi bốn đại thành tựu giả, ngài là các Đạo sư của tám dòng giáo lý, ngài là bổn sư của chính chúng ta. Phạm vi các hoạt độngnăng lực của ngài rộng lớn đến nỗi chỉ cần thiền định về ngài là chúng tathể đạt được Phật Quả viên mãn.

Guru Rinpoche cũng là vua của tất cả Dākinī và các Hộ Pháp, bản thân các vị là cội gốc của mọi hoạt động. Khắp trong ba nơi chốn(36) và chỉ đơn thuần âm thanh của danh hiệu ngài là đủ đánh thức các Dāka và Dākinī để họ nhận thức được ngài là chúa tể của họ và cúng dường ngài toàn thể lãnh vực rộng lớn như đại dương các tantra của Mật thừa. Theo mệnh lệnh của ngài, các Dāka và Dākinī sẽ quét sạch các chướng ngại trên con đường, khiến cho chúng ta có được tiến bộ nhanh chóng.

Ngài không che dấu trong mình kho tàng các phẩm tính kỳ diệu của ngài; lòng đại bi luôn luôn tràn đầy của ngài là lòng đại bi của tất cả chư Phật, và năng lực để giúp đỡ chúng sinh của ngài thì tương đương với năng lực của chư Phật. Trong thời đại suy thoái này, khi không gì còn tồn tại ngoại trừ các dấu vết suy đồi của những sự toàn thiện nguyên thủy, khi những ban phước của các Bổn Tôn, các bậc linh thánh, và tất cả các Giáo Pháp dường như đang biến mất, thì những sự ban phước đó của Guru Rinpoche thật ra đang còn chói sáng hơn bao giờ hết. Hoạt động bi mẫn không ngơi nghỉ của ngài, thay vì suy giảm trong thời đại tăm tối này, đã trở nên còn nhanh chóng và chắc chắn hơn nữa.

Chúng ta nói rằng Guru Rinpoche là Pháp Vương hay đấng bảo hộ của mọi chúng sinh bởi tất cả đều hướng về ngài để nương tựa. Các chúng sinh bị phiền não bởi các cảm xúc độc hạinghiệp lực đã tích tập, khi họ hướng tâm về ngài, họ sẽ nhận được lòng đại bi và các sự ban phước của ngài. Nhận thức được điều này, chúng ta có thể cúng dường ngài một cách toàn tâm bất kỳ thứ gì chúng ta coi là thân thiết nhất – thân thể ta, những người thân yêu, tài sản của ta, và tận sâu thẳm của con người chúng ta – mà không có chút do dự nào. Chúng ta thực hiện một sự cúng dường như thế, hoàn toàn thoát khỏi bất kỳ sự nhị tâm nào, dâng cho ngài tất cả với sự dứt khoát tuyệt đối, giống như một hòn đá rơi tòm xuống nước. Cho dù chúng ta có thể cúng dường tất cả số vàng chứa trong toàn thể vũ trụ, ta phải cảm thấy là chưa đủ. Không có sự cúng dường nào, dù bao la đến đâu, có thể được coi là đủ để đền đáp thiện tâm của Guru Rinpoche.

Từ thời điểm này trong cuộc đời chúng ta cho tới khi ta đạt được cấp độ thành tựu của ngài, qua sự thực hành của ta trên con đường, mọi sự việc tích cực xảy đến cho ta, mọi dấu hiệu và những chứng ngộ, mọi sự tịnh hóa các lỗi lầm của ta, mọi lợi lạc của sức khỏe dồi dào, đời sống trường thọ, và sự thành đạt, đều là nhờ lòng tốt của Guru Rinpoche. Bất kỳ điều tốt lành nào chúng ta có thể kinh nghiệm cần được hoàn toàn cúng dường cho Đạo Sư mà không có chút bám níu nào. Bất kỳ hoàn cảnh bất lợi nào xảy đến cho ta, dù là bệnh tật, mất mát vật chất, sự phê bình ác ý, hay sự tù đày bất công, chúng ta cũng nên nghĩ rằng đó là do bậc Đạo Sư, vì qua những bất hạnh của ta, chúng ta sẽ có thể tự tẩy sạch nghiệp xấu đã được tích tập. Chúng ta đừng bao giờ nghĩ rằng: “Tôi đã cầu nguyện Guru Rinpoche rất nhiều, tôi đã thực hành rất mãnh liệt, làm thế nào những điều này lại có thể xảy ra cho tôi ?” Đúng đắn hơn, chúng ta có thể sử dụng đau khổ của ta trên con đường, bằng cách nhận vào mình mọi đau khổ của chúng sinh khác.

Chúng ta phải nhận thức rằng từ bây giờ trở đi, dù chúng ta kinh nghiệm điều gì, cả tốt lẫn xấu, đều nằm trong lòng tay của Guru Rinpoche. Dù chúng ta du hành qua các cõi Phật để tiếp thu các giáo lý của chư Phật và Bồ Tát hay lang thang qua những đau khổ không dứt của sinh tử luân hồi, chúng ta nên nghĩ: “Guru Rinpoche, ngài biết rõ mọi sự xảy ra cho con. Con ở trong tay ngài.”

Nếu chúng ta có thể phát triển mức độ tin cậy này ở ngài, thì đối với ta Guru Rinpoche sẽ như mặt đất ta đi lại trên đó, luôn luôn nâng đỡ chúng ta. Từ toàn bộ lòng tin này, tất cả các phẩm tính và lợi lạc sẽ phát khởi tự nhiên. Không bị các trở ngại che chướng, chúng ta sẽ giải thoát khỏi bệnh tật và đau khổ, ta sẽ vui hưởng một cuộc đời trường thọ, và mọi ước nguyện của chúng ta sẽ được hoàn tất. Tuy thế, đây chỉ là những sự ban phước thứ yếu. Quan trọng hơn, lòng tin này sẽ làm khởi dậy các kinh nghiệm và sự chứng ngộ, nó sẽ cho chúng ta thành tựu cấp độ của những Vidyādhara vĩ đại của Ấn Độ và của hai mươi lăm đệ tử chính của Guru Rinpoche ở Tây Tạng. Đây là những sự ban phước chính yếu.

Với tất cả những điều này trong tâm, chúng ta nên cầu nguyện một cách mãnh liệt rằng :

Trừ ngài ra con không có đối tượng nào khác để hy vọng. Trong thời đại suy thoái này, khi tất cả chúng sinh đang chìm đắm trong đầm lầy đau khổ không thể chịu đựng nổi, xin hãy che chở cho họ khỏi mọi điều này, ôi đấng Đạo Sư vĩ đại. Ôi Ngài, đấng sẵn đủ trí tuệ, ân sủng và sự ban phước như hải triều, xin ban cho con bốn nhập môn, Đấng được phú bẩm lòng đại bi, xin hãy nâng cao sự chứng ngộ của con. Đấng được phú bẩm năng lực, xin tịnh hóa hai che chướng. Ngài là đấng con đặt những hy vọng, xin an lập con trên con đường đi tới Giác ngộ. Qua ngài, cầu mong mọi sự ban phước của chư Phật đi vào giòng tâm thức của con. Giờ đây con cầu nguyện ngài với toàn bộ con người con. Trong sự Toàn Giác, Ngài có thể thấy rằng con sinh ra trong thời đại suy thoái đầy rẫy bệnh tật và xung đột này, khi chúng sinh thì hung dữ, tự phụ và kiêu ngạo, thiếu tinh tấn trong việc thực hành Pháp, và luôn luôn tìm kiếm những điều không lành tốt. Trong một thời đại như thế, tham, sân, si, bệnh tật, nạn đói kém, và chiến tranh đang luôn luôn phát triển; ở nơi đây chúng con đang kinh nghiệm những trái quả do nghiệp của chúng con. Giống như một người điên thích đi vào một đống lửa, chúng con vui sướng tích tập những hạt giống đau khổ trong tương lai của chúng con. Giống như một người mù không có người dẫn đường hay một người điên không người chăm sóc, chúng con hoàn toàn bị chìm đắm trong vũng bùn của đau khổ mà không có ngay cả sự nhận thức về nó. Ngài, Guru Rinpoche, có thể che chở để con không phải lang thang không mục đích trong chốn hoang tàn, thấp kém, tồi tệ này. Xin ban cho con trí tuệ kim cương của thân, ngữ và tâm ngài, và xin ban cho con bốn nhập môn để con có thể chứng ngộ ý nghĩa sâu xa của Đại Viên Mãn. Nhờ lòng đại bi của ngài, cầu mong sự nhận thức của con tăng trưởng, và cầu mong ngài khơi dậy trong con trí tuệ của trạng thái tự nhiên.(37)

[Bây giờ, chúng ta trì tụng ba trăm lần 
thần chú Đạo sư Kim Cương (Vajra Guru)]

Khi sự chứng ngộ phát khởi trong chúng ta, hai sự ngăn che – ngăn che làm tăm tối tâm thức chúng ta do các cảm xúc tiêu cực và ngăn che làm chướng ngại sự hiểu biết về cái tương đốituyệt đối (phiền não chướngsở tri chướng) – sẽ bị nhổ bật lên và biến mất. Chúng ta nên cầu nguyện với sự tin tưởng tuyệt đối rằng Guru Rinpoche sẽ nhanh chóng ban những ân phước và ngài sẽ hiển lộ cho ta ý nghĩa của Đại Viên Mãn.

Con cầu nguyện ngài từ đáy lòng con, không chỉ bằng môi miệng, xin ban cho những ân phước của ngài khiến mọi ước nguyện của con có thể được thực hiện.

Khi thực hiện sự cầu nguyện này, chúng ta nên nghĩ: “Guru Rinpoche, con không chỉ kêu rêu các ngôn từ. Con không van xin ngài sự che chở trong đời này và trong bardo để xu nịnh ngài, nhưng con cầu nguyện ngài từ thâm tâm con, từ tận xương tủy con. Con không nghĩ tưởng điều gì khác ngoài ngài. Con không nhớ tới điều gì ngoài ngài. Con muốn tan biến vào ngài như một hòn đá bị ném xuống nước. Con không thể chịu đựng nổi việc xa lìa ngài.”

Theo cách này, tâm chúng ta hoàn toàn bị tràn ngập bởi sự hiện diện của Đạo Sư. Mọi tư tưởng tiêu cực, dù to lớn hay độc hại thế nào, trở nên hoàn toàn lắng dịu và tiêu tan ngay khi ta nghĩ tưởng về Đạo Sư. Chúng ta nên cầu nguyện với tất cả năng lực và sự mãnh liệt mà ta có cho tới khi ta được ban cho loại kinh nghiệm này. Nếu chúng ta thực sự phát triển lòng sùng mộ chân thật như thế, khi ấy Guru Rinpoche sẽ như một bà mẹ luôn luôn có tình thương dạt dào nhất đối với đứa con của bà. Bất cứ khi nào một bà mẹ như thế muốn cho con bà một thứ gì, bà không bao giờ nghĩ: “Ồ, đối với nó cái này là quá tốt.” Đúng hơn, bà luôn luôn cho con những món gì tốt nhất bà có thể tìm được. Chúng ta nên cầu nguyện với Guru Rinpoche rằng: “Xin ban cho con lòng đại bi của ngài và giải thoát con khỏi nỗi đau khổ trong đời này và những đời sau. Xin đưa dắt con tới những cảnh giới cao và gia hộ cho con đạt được sự Giác ngộ tối thượng.”

[Với tâm thức tràn đầy sự sùng mộ tuyệt đối như thế, ở đây, một lần nữa chúng ta trì tụng thần chú Đạo sư Kim Cương càng nhiều càng tốt – ít nhất bốn trăm lần.]

THẦN CHÚ ĐẠO SƯ KIM CƯƠNG 

Tại sao rất cần phải trì tụng các thần chú, và chúng là gì ? Giống như chúng ta tự quán tưởng mình là một Bổn Tôn và môi trường chung quanh là một cõi Phật để tịnh hóa tri giác bất tịnh của chúng ta về sắc tướng, chúng ta trì tụng các thần chú để tịnh hóa tri giác bất tịnh của ta về âm thanh. Mantra là một từ Phạn ngữ có nghĩa là “che chở tâm,” bởi lẽ trong khi trì tụng các thần chú, tâm được che chở khỏi ảnh hưởng của các tư tưởng mê lầm phàm tình.

Thần chú kết hợp mật thiết nhất với Guru Rinpoche được gọi là thần chú Đạo Sư Kim Cương: OM ĀH HŪNG VAJRA-GURU-PADMA-SIDDHI HŪNG. Thần chú này là đời sống và trái tim, tinh túy của Guru Rinpoche; trong thực tế, nó là Guru Rinpoche trong hình thức âm thanh.

OM

Âm thứ nhất, OM, tương ứng với phương diện thân của tất cả chư Phật. Mặc dù Guru Rin-poche là Pháp Vương bao trùm của Năm Bộ Phật,(38) OM trong trường hợp cá biệt này đặc biệt tương ứng với Đức Phật A Di Đà, là phương diện Pháp Thân của Liên Hoa bộ.

ĀH

Âm thứ hai, ĀH, tương ứng với phương diện ngữ của tất cả chư Phật. Trong trường hợp này, nó đặc biệt ám chỉ Bồ Tát Quán Thế Âm, Đấng Bi Mẫn Vĩ đại, là phương diện Báo Thân của Liên Hoa bộ. Từ âm ĀH hóa hiện tám mươi bốn ngàn Pháp môn.

HŪNG

Âm thứ ba, HŪNG, tương ứng với phương diện tâm hay bản chất trí tuệ của tất cả chư Phật, ở đây các ngài hiển lộ là Guru Liên Hoa Sanhtương ứng với phương diện Hóa Thân của Liên Hoa bộ. Thực ra Guru Rinpoche là sự hoàn toàn hợp nhất của ba thân (kāya), và ba âm đầu tiên của thần chú của ngài biểu thị điều này.

VAJRA GURU

Kế đến VAJRA GURU. Vajra,một từ Phạn ngữ, phát âm là benzar trong tiếng Tây Tạng, ám chỉ chất kim cương (Tiếng Tây Tạng là rdo-rje, “chúa tể của các loại đá”), cao tột trong các chất thể tự nhiên. Kim cương cứng đến nỗi không thứ gì có thể cắt đứt được nó, và phẩm tính này cho phép nó cắt đứt mọi sự. Tương tự như vậy, bản chất trí tuệ bất biến của thân, ngữ và tâm Guru Rinpoche không thể bị tác hại bởi các mê lầm và những cảm xúc độc hại, trong khi thân, ngữ tâm và trí tuệ của ngài hủy diệt mà không cần cố gắng các che chướng và mê lầmnghiệp quả của các cảm xúc tiêu cực và các ác hạnh. Vì thế chúng ta có thể hiểu rằng bằng từ vajra guru (hay dorje lama trong tiếng Tây Tạng) chúng ta muốn nói tới một bậc vĩ đại và thành tựu đã đạt tới cùng đích tối hậu của con đường Kim Cương thừa. Tóm lại, vajra biểu thị sự thông suốtchứng ngộ tuyệt đối của tính bất khả phân của ba thân (kāya).

Như chúng ta đã đề cập tới ở trên, được dịch sát nghĩa từ Phạn ngữ thì guru có nghĩa là “nặng” và bao hàm ý rằng Đạo sư (Guru) trĩu nặng những phẩm tính tốt đẹp. Vì thân, ngữ và tâm Guru Rinpoche có vô hạn phẩm tính đồng nhất với các phẩm tính của tất cả chư Phật, chúng ta có thể coi thân, ngữ và tâm của ngài như những vật quý giá đầy tràn trong một tủ châu báu khổng lồ – một tủ két như thế hẳn sẽ rất nặng, và đây là lý do vì sao nó được giảng nghĩa là “trĩu nặng những phẩm tính tốt đẹp.” Giống như vàng vừa nặng vừa quý giá, Đạo sư là bậc nặng nhất và quý báu nhất trong tất cả chúng sinh do bởi các phẩm tính không thể nghĩ bàn và không lỗi lầm của ngài. Từ Tây Tạng của Guru là Lama, có nghĩa là vật cao quý tuyệt hảo trên tất cả mọi sự. Ví dụ, trong sự kính ngưỡng Tam Bảo, ba gốc (Guru, Yidam và Dākinī), hay ba thân (kāya), hoặc trong sự trì tụng danh hiệu chư Phật, chúng ta luôn luôn bắt đầu với từ Lama để biểu lộ rằng cái gì tiếp sau đó không trội vượt được và không thể sánh được.

Ta ám chỉ vị Thầy của chúng ta là Lama bởi vì, khi đã may mắn gặp được ngài trong đời này và lắng nghe giáo huấn của ngài thì về sau chúng ta nhớ tưởng tới ngài trong mọi lúc với lòng sùng mộ lớn lao. Rồi chúng ta sẽ luôn luôn ở ngoài ảnh hưởng của các cảm xúc tiêu cực, không bao giờ làm mồi cho các loại nghiệp và che chướng khác nhau của luân hồi sanh tử.

Từ khi xuất hiệnbiên giới tây bắc xứ Oddi-yāna cho tới lúc khởi hành tới đại lục phía đông nam của các rāksasa (la sát), Guru Rinpoche đã hiển lộ và giảng dạy mọi phương diện của các Kinh điển và tantra. Nhưng chính yếu là bởi ngài khai mở những giáo lý bí mật của Kim Cương thừa, qua đó, ta có thể đạt được sự thành tựu thông thường lẫn thành tựu siêu việt trong một đời duy nhất, nên chúng ta ám chỉ ngài là Đạo Sư Kim Cương (dorje lama), hay vajra guru. Chính vì giảng dạy Kim Cương thừa mà Guru Rinpoche đã hiển lộthế giới chúng ta. Khi Đức Phật chuyển Pháp luânẤn Độ phù hợp với các nhu cầu và năng lực của chúng sinh ở đó, ngài đã không giảng dạy Kim Cương thừa thật rộng rãi.

Khi Đức Phật Thích Ca sắp thị tịch vào cõi Niết bàn (parinirvãna), Riksum Gưnpo, hay ba đấng bảo hộBồ Tát Văn Thù, Bồ Tát Quán Thế Âm, và Bồ Tát Vajrapāni (Kim Cương Thủ) – xuất hiện trước Ngài và nói: “Xin Ngài chuyển Pháp luân Kim Cương thừa và theo cách đó xin làm lợi lạc cho chúng sinh trong xứ Tuyết.” Rồi các vị Bồ Tát nài xin Đức Phật ở lại trái đất này để đáp ứng sự cầu thỉnh của các ngài. Đáp lại, Đức Phật bảo các ngài rằng sau khi Phật nhập Niết Bàn, một Hóa thân khác vĩ đại hơn sẽ xuất hiện, sinh ra trong một cách thế tinh khiết, để truyền bá các Giáo Pháp sâu xa; và chính các ngài – đặc biệtBồ Tát Quán Thế Âm – sẽ được giao phó việc bảo vệ sự truyền PhápTây Tạng. Theo cách này, Đức Phật đã loan báo sự ra đời của Đạo Sư Liên Hoa Sanh.

Phù hợp với lịch sử thông thường, Đức Phật đã không khai mở và giảng dạy các giáo lý Kim Cương thừa bí mật. Tuy nhiên, vào lúc Đức Phật nhập Niết Bàn, nhờ những năng lực thấu thị, năm vị trong số những đệ tử vĩ đại của Ngài cùng tụ hội trên Núi Sắt Nóng đã nhận thức được sự nhập diệt của Ngài. Đây là năm hiện thể phi thường, là các Vidyādhara của các cõi Trời, các cõi rāksasa (La sát), yaksa (Dạ xoa), nāga (Rồng), và loài người.

“Giờ đây bậc Thầy không còn ở thế gian này nữa,” họ than khóc. “Ai sẽ tẩy trừ bóng tối của vô minh? Ai sẽ chỉ cho chúng ta điều gì cần thực hành và điều gì nên tránh?” Đáp lại nỗi đau buồn sâu xa và sự khẩn cầu mãnh liệt của các ngài, Đức Vajrasattva đã hóa hiện từ trái tim của tất cả chư Phật trong thân tướng của Đức Vajrapāni. Ngài khám phá và giảng Mật thừa cho họ. Không lâu sau đó, các giáo lý Mahāyoga, trong hình thức của mười tám cấp tantra của Mạng Lưới Huyền diệu của Hiện thân, từ trên trời rơi xuống mái cung điện của vua Indrabodhi, và các giáo lý Anuyoga tự hiển lộ trong xứ Simhala. Sau đó ngài Garab Dorje, người đầu tiên trong nhân loại ở trong dòng Đại Viên Mãn, bắt đầu giảng dạy và làm sáng tỏ các thực hành Atiyoga. Đây là ba dòng sông lớn của trí tuệ chảy vào đại dương mênh mông những giáo lý của Guru Rinpoche. Mặc dù bao gồm toàn bộ tri thức và sự sâu xa của Kinh điển, các giáo lý của ngài chủ yếu nhấn mạnh vào con đường Kim Cương thừa bí mật.

PADMA

Padma, thuật ngữ Sanskrit có nghĩa là hoa sen, phát âm theo tiếng Tây Tạng là pema. Có tất cả năm bộ Phật – Phật bộ, Kim Cương bộ, Bảo Sanh bộ, Liên Hoa bộ, và Nghiệp bộ – và năm bộ này được tượng trưng bởi năm vị Phật: Tỳ Lô Giá Na Như Lai, Bất Động Như Lai, Bảo Sanh Như Lai, A Di Đà Như Lai, và Bất Không Thành Tựu Như Lai, tương ứng theo các bộ. Vì Đạo Sư Liên Hoa Sanh là nhập thể Hóa Thân của Đức Phật A Di Đà, thuộc Liên Hoa bộ nên phần đầu của danh hiệu ngài là Padma (Liên Hoa). Vì thế, trong thần chú của ngài, dưới ánh sáng của những gì chúng ta vừa giảng giải, chúng ta gọi ngài là Đạo Sư Liên Hoa Kim Cương (Vajra Guru Padma).

SIDDHI HŪNG

Ở phần cuối của thần chú chúng ta nói “SID-DHI HŪNG.” SIDDHI ám chỉ cả hai loại thành tựu – thông thường và siêu việt – trong khi HŪNG là một âm để khẩn cầu, cầu xin Guru Rinpoche ban cho chúng ta hai thành tựu này. Sự giải thoát khỏi bệnh tật và có được mọi đặc ân như sự thành côngđời sống trường thọ thì nằm trong các thành tựu thông thường hay thế tục. Thành tựu siêu việt là đạt tới cấp độ chứng ngộ của chính Guru Rinpoche. Như thế, tóm lại, toàn bộ thần chú có thể được diễn đạt là: “Ngài, Đạo Sư Kim Cương, đấng xuất hiện từ một bông sen, xin ban cho con các thành tựu thông thường và siêu việt.”

Thần chú Đạo Sư Kim Cương có mười hai âm. Đối với thân phận hiện tại của chúng ta trong sự mê lầmbất tịnh, các âm này tương ứng với mười hai mắt xích căn nguyên tương thuộc (thập nhị nhân duyên), chúng bắt nguồn từ sự vô minh và lên tới cực điểm ở sự tái sinh, và qua quá trình hoạt động của chúng mà chúng ta lang thang trong sinh tử luân hồi. Khi các mắt xích hay yếu tố này được tịnh hóa, chúng tương ứng với mười hai nhánh giáo lý(39) của Đức Phật. Hơn nữa, trong mười hai âm này của thần chú Guru Rinpoche cô đọng các thần chú của tất cả các Đạo sư, tất cả các Bổn Tôn, và tất cả các Dākinī.

Đức Guru Liên Hoa Sanhthần chú của ngài thì bất khả phân. Khi chúng ta trì tụng thần chú này, nó bao gồm danh hiệu của đấng Đạo Sư, thì điều đó giống như ta liên tục kêu gọi một người mà sự đáp ứng của họ thì không vơi cạn. Nếu chúng ta cầu nguyệnnhất tâm trì tụng thần chú của ngài, thì không còn nghi ngờ gì là dù thế nào chăng nữa, Guru Rinpoche sẽ hướng lòng đại bi của ngài về chúng taban cho ta những ân phước.

Chúng ta cần trì tụng thần chú này với toàn bộ con người chúng ta, không đạo đức giả, không xao lãng, hay không có sự lập đi lập lại máy móc nào. Chúng ta đừng nên có cảm tưởng rằng mình đã thành tựu một đại sự nào cho dù chúng ta đã trì tụng được vài trăm hay vài ngàn lần thần chú Đạo Sư Kim Cương. Tóm lại, việc trì tụng thần chú này của chúng ta không được đứt quãng, như sự trôi chảy liên tục của một con sông, và phải trở thành một với hơi thở của ta. Khi trì tụng thần chú, chúng ta nên đồng thời quán tưởng ta đang nhận bốn lễ nhập môn từ Guru Rinpoche.

Không có sự trì tụng nào trội vượt hơn sự trì tụng Đạo Sư Kim Cương, là thần chú của Guru Rinpoche. Chúng ta nên thực hiện những nỗ lực mạnh mẽ trong thực hành trì tụng này và nhớ tưởng Guru Rinpoche với lòng sùng mộ không lay chuyển. Cuối mỗi thời khóa, chúng ta nên nghĩ tưởng rằng tất cả chúng sinh, được chuyển hóa thành ánh sáng, nhanh chóng xuất hiện tan hòa vào tim Guru Rinpoche. Trong khi trì tụng lời cầu nguyện Sangdopalri, chúng ta nên ước nguyện một cách mạnh mẽ rằng tất cả chúng sinh được tái sinh nơi cõi Cực Lạc Sangdopalri, Núi Huy Hoàng Màu-Đồng-Đỏ.

THỌ NHẬN BỐN QUÁN ĐẢNH

Giờ đây, chúng ta đã học cách làm thế nào quán tưởng chính mình là Vajrayoginī với Guru Rinpoche ở trên đầu, làm thế nào cầu thỉnh các Bổn Tôn trí tuệ đến từ cõi Phật, và làm thế nào các Bổn Tôn hòa nhập vào chúng ta. Chúng ta đã học về sự tích tập công đức nhờ việc cúng dường Lời Cầu nguyện Bảy-Nhánh và nhờ các phương tiện khác nhau để phát khởi đức tin và lòng sùng mộ trong việc trì tụng thần chú Đạo Sư Kim Cương. Bây giờ, để kết thúc, chúng ta phải học cách thọ nhận bốn quán đảnh từ Guru Rinpoche và đoàn tùy tùng của ngài gồm tập hội các hiện thể vĩ đại.

Từ Phạn ngữ abhiseka mà chúng ta dịch từ “empowerment” của Anh ngữ có hai nghĩa là xé rách và làm đầy. Abhiseka xé rách hay giật tung các tấm màn vô minh và làm chúng ta tràn ngập những sự ban phước thuộc thân, ngữ và tâm của Đạo Sư. Chúng ta gọi việc này là một quán đảnh vì nhờ nó ta được cho phép trau dồi các thực hành tâm linh đặc biệtcuối cùng sẽ nở rộ thành sự chứng ngộ. Vì thế, quán đảnh vừa là một sự cho phép vừa là một sự ban phước. Thực hành mà không thọ nhận một lễ quán đảnh thì giống như cố gắng vắt cát để lấy dầu. Trước tiên, chúng ta phải thọ nhận sự quán đảnh từ một vị Thầy có phẩm chất, và sau đó ta có thể làm mới nó lại nhiều lần qua sự thực hành Guru yoga.

Để nhận lãnh bốn quán đảnh, chúng ta phải hướng tâm mình về Guru Rinpoche với một lòng sùng mộ mãnh liệt và khát khao. Đáp ứng lại, Guru Rinpoche sẽ hướng tâm trí tuệ của ngài về chúng ta với lòng bi mẫntừ ái vĩ đại. Vào lúc này chúng ta có thể bao gồm lời cầu nguyện tới tất cả chư Phật và các Đạo sư của dòng Long-chen Nyingthig, nó bắt đầu bằng các từ “Emaho ! Trong cõi Phật vô hạn và trùm khắp…” và chúng ta có thể tìm thấy lời cầu nguyện đó trong bản dịch mở rộng hơn về pháp Guru yoga này ngay trong chính ngưndro của dòng Longchen Nying-thig. Vào lúc cuối của sự cầu nguyện này, tất cả các Yidam, Dāka, Dākinī, các hiện thể vĩ đại, và các đấng bảo hộ tạo thành đoàn tùy tùng của ngài, tất cả các ngài tan thành ánh sáng và tan lẫn vào Guru Rinpoche. Bây giờ, còn rạng ngời và rực rỡ hơn trước, sáng chói với những sự ban phước, Guru Rinpoche tồn tại như một sự hợp nhất tối cao của tất cả chư Phật. Chính từ ngài mà giờ đây chúng ta thọ nhận các lễ quán đảnh.

Giữa cặp lông mày của Guru Rinpoche, ở chính giữa trán ngài, chúng ta quán tưởng một chữ OM trắng, giống như một thứ pha lê chiếu ra những tia sáng trắng hết sức mạnh mẽ, sáng ngời. Khi quán tưởng chính chúng ta là Vajrayoginī, các tia sáng này được hấp thu vào một chữ OM trắng tương ứng trên trán của chính chúng ta, và những ánh sáng này lan tràn khắp thân thể ta, chảy qua mọi mạch máu hay kinh mạch vi tế, tịnh hóa mọi ác hạnh của thân.

Có ba kinh mạch chính: uma, hay kinh mạch trung ương; roma, hay kinh mạch phải; và kyang-ma, hay kinh mạch trái. Những kinh mạch này chạy từ dưới rốn tới đỉnh đầu, qua năm cakra, hay “bánh xe” (luân xa). Ở trán là luân xa đại lạc; ở cổ họng là luân xa hoan hỉ; ở tim là luân xa các Pháp hay các hiện tượng; ở rốn là luân xa của sự hình thành; và ở trung tâm bí mật là luân xa giữ gìn-sự hỉ lạc. Từ các luân xa này nhiều kinh mạch nhỏ hơn tỏa ra chung quanh như các cây căm của một bánh xe. Trong tình trạng che chướng và mê lầm hiện hành của chúng ta, các năng lực nghiệp (Tiếng Tây Tạng là lung, “các gió”) – là những gì trói chặt chúng ta vào vòng sinh tử – chạy khắp các kinh mạch khác nhau. Để chúng ta thoát khỏi sự mê lầm, các năng lực này phải được tịnh hóa và chuyển hóa thành năng lực trí tuệ.

Khi chúng ta nhận lãnh các sự ban phước tuôn trào như các tia sáng từ giữa trán của Guru Rinpoche tới riêng ta, mọi bất tịnh trong các kinh mạch này được tẩy sạch. Đồng thời, chúng ta nhận lãnh các sự ban phước từ thân kim cương của Guru Rinpoche.

Cái đầu tiên trong bốn quán đảnh hay nhập mônnhập môn bình chứa, là loại nhập môn chúng ta thường nhận lãnh từ vị Thầy khi quán tưởng Bổn Tôn chính yếutoàn thể mạn đà la như đang hiện diện trong bình chứa được dùng trong lễ quán đảnh. Rồi mạn đà la tan ra thành chất cam lồ, nó làm đầy tràn bình chứa, và chúng ta nhận lãnh các sự ban phước từ bình chứa này. Ở đây, nhờ sự hấp thu các tia sáng vào trán chúng ta, ta làm mới lại nhập môn đầu tiên này. Nhờ nó, chúng ta được cho phép thực hiện các thiền định, các sādhana, và các sự quán tưởng khác nhau của giai đoạn phát triển, ví dụ những thực hành về các Bổn Tôn hòa bình và phẫn nộ. Qua sự ban phước này, hạt giống để trở thành một Vidyādhara hoàn toàn trưởng thành được gieo trồng trong ta. Với từ Vidyādhara, chúng ta muốn nói tới bậc mà tâm đã thuần thục thành trí tuệ. Mặc dù thân các ngài tồn tại như một vỏ bao được tạo bởi ngũ uẩn, nhưng nó sẵn sàng tan biến thành thân trí tuệ vào lúc chết. Từ viễn cảnh của năm con đường, nhập môn này tương ứng với các con đường của sự tích tập và hợp nhất. Sự nối kết tốt lành tất yếu để thành tựu Hóa Thân, là thân hiển lộ của Phật, được thiết lập trong chúng ta với nhập môn đầu tiên này.

Kế tiếp, từ giữa cổ họng của Guru Rinpoche, chúng ta quán tưởng một chữ ĀH màu đỏ. Các tia sáng chói lọi tuôn ra từ đây, như thể từ một viên rubi (hồng ngọc) sáng rực. Các tia sáng này được hấp thu vào giữa cổ họng của riêng ta, ở đó chúng ta quán tưởng một chữ ĀH tương ứng. Ánh sáng đỏ này đổ vào thân thể chúng ta, lan tỏa ra và tẩy sạch tất cả kinh mạch của ta, như thế tịnh hóa tất cả các ác hạnh đã mắc phạm qua ngữ, như nói dối, phỉ báng, nói tầm phào, và nói ác. Nó cũng tịnh hóa các năng lực nghiệp mà các ác hạnh về ngữ cưỡi lên đó. Đồng thời chúng ta thọ nhận sự ban phước từ ngữ kim cương của Guru Rinpoche, cũng như nhập môn thứ hai hay nhập môn bí mật, thường được vị Thầy ban cho từ chiếc ly bằng sọ người đựng đầy amrita, chất cam lồ bất tử. Với nghi lễ này chúng ta được cho phép thực hiện các sự trì tụng khác nhau, và chúng ta nhận lãnh hạt giống để đạt tới cấp độ của bậc Vidyādhara có quyền lực đối với đời sống. Đây là cấp độ ở đó cả tâm lẫn thân được chuyển hóa thành trí tuệ và mối nối kết tốt đẹp khiến cho chúng ta thành tựu cấp độ Báo Thân được thiết lập trong con người chúng ta.

Sau đó, giữa trái tim Guru Rinpoche, chúng ta quán tưởng một chữ HŪNG xanh dương như màu xanh da trời trong trẻo của bầu trời thu, nó phát ra ánh sáng chói lọi và ánh sáng này được hấp thu vào chữ HŪNG ở giữa trái tim của riêng ta. Một lần nữa, ánh sáng này lan tỏa khắp thân ta và chảy qua mọi kinh mạch, tịnh hóa ba ác hạnh của tâm – tham muốn, hiểm ác, và tà kiến. Nó cũng tịnh hóa các tinh chất trắng và đỏ, hay thigle, là những thứ tạo nên sự nâng đỡ của tâm. Vào lúc này chúng ta thọ nhận những sự ban phước từ tâm kim cương của Guru Rinpoche, cũng như nhập môn thứ ba hay nhập môn trí tuệ. Chúng ta thường nhận sự nhập môn trí tuệ này trong khi quán tưởng vô số các tia sáng, phát ra từ thân tướng của tất cả các Bổn Tôn của mạn đà la, được hấp thu vào chúng. Điều này khiến cho chúng ta chứng ngộ trí tuệ đại lạc, thành tựu cấp độ Pháp Thân, và trở thành một Vidyādhara mahāmudra (Vidyādhara Đại Ấn). Khi Guru Rinpoche ban lễ quán đảnh Vajrakīlaya cho các đệ tử của ngài, ngài mang hình tướng của Vajrakīlaya ở trung tâm mạn đà la của ngài. Năng lực như thế cho sự phô diễn vô hạn các hình thức trí tuệ là quả hay đặc tính của cấp độ Vidyādhara này, được gọi là Mahāmudra vì mahā nghĩa là “lớn” và mudrā nghĩa là “phô diễn.”

Bây giờ một chữ HŪNG màu xanh thứ hai xuất hiện từ chữ HŪNG ở giữa tim Guru Rin-poche và giống như một ngôi sao băng xuyên vào giữa trái tim ta để hòa lẫn không thể chia cắt với tâm chúng ta, làm tràn ngập toàn thân chúng ta bằng ánh sáng. Điều này hoàn toàn tịnh hóa các ô nhiễm vi tế của thân, ngữ, và tâm ngăn che sự nhận thức và nền tảng mê lầm của chính các ô nhiễm, là kunshi. Được gọi là ālayavijnāna (a lại da thức) trong Phạn ngữ, trong thực tế đây là kho chứa mọi khuynh hướng thông thường, cũng như nghiệp tốt và xấu. Đối với hai che chướng, sự nhập môn này xé toang loại che chướng ngăn trở sự giác ngộ hay sự thấu suốt tối thượng. Màn che này là kết quả của việc quan niệm một chủ thể, hành động, và đối tượng, tiếng Tây Tạng gọi là ba khái niệm bao vây. Qua nhập môn này chúng ta cũng thọ nhận sự ban phước của thân, ngữ và tâm của Guru Rinpoche được làm thành một sự hợp nhất.

Nhập môn thứ tư này hay nhập môn ngôn từ là sự dẫn nhập vào trạng thái tự nhiên của mọi hiện tượng; qua đó chúng ta trở thành một pháp khí đích thực đối với thực hành Dzogchen, Đại Viên Mãn. Hạt giống cũng được gieo trồng trong chúng ta để đạt tới cấp độ của vidyādhara thành tựu tự nhiên, nó khiến ta thành tựu tự nhiên năm kāya,(40) là cấp độ của chính Guru Rinpoche. Đây là Phật Quả tối thượng, sự không thể phân chia của ba thân (kāya), hay svabhāvikakāya, Thân Chân Tánh. Vào lúc này thân, ngữ và tâm chúng ta trở nên không thể phân cách và đồng một vị với thân, ngữ, và tâm của Guru Rin-poche. Sau đó, an trụ trong sự xả bỏ, trong trạng thái nhất vị này, chúng ta tiếp tục trì tụng thần chú. Trạng thái này được gọi là “cái thấy khuôn mặt đích thực của Đạo Sư tuyệt đối.” Như vậy, nếu chúng ta chứng ngộ được tâm ta chính là Pháp Thân thì điều đó đồng với việc được nhận lãnh quán đảnh của tất cả chư Phật trong quá khứ, hiện tại, và tương lai.

Có năm cấp độ có thể được thừa nhận trong sự thực hành Guru yoga. Cấp độ bên ngoài, để tích tập công đức, bao gồm sự quán tưởng Đạo Sư và đoàn tùy tùng của ngài trong không gian trước mặt ta, sự quy y, phát khởi Bồ đề tâm, cúng dường bảy nhánh, và v.v…, trong khi ghi nhớ rằng các Bổn Tôn chỉ là sự hiển lộ của tâm trí tuệ của Đạo Sư. Cấp độ bên trong, để tịnh hóa những tri giác của ta, bao hàm sự quán tưởng Đạo Sư ở trên đầu mình và thọ nhận các sự ban phước của ngài. Cấp độ bí mật, để cho trí tuệ đột nhiên xuất hiện trong ta, bao hàm sự quán tưởng Đạo Sư trong tim ta. Cấp độ bí mật nhất, trong đó ta nhận biết Bổn Tôn là chính mình, bao hàm sự quán tưởng chính mình như một Bổn Tôn, chứng ngộ rằng thân, ngữ, và tâm mình không hề phân cách với thân, ngữ và tâm của Đạo Sư, và xuất hiện trong hình tướng của Bổn Tôn. Ở cấp độ tuyệt đối, khi đã hòa nhập tâm mình với tâm Đạo Sư, ta chứng ngộ bản tánh tối hậu của Đạo Sư, sự mở trống tuyệt đối không có các khái niệm và điều kiện, và an trụ không chút nỗ lực trong trí tuệ chói sáng không thể nghĩ bàn này.

SỰ CHUYỂN DI VÀO LÚC CHẾT

Sau bốn nhập môn, và trước khi kết thúc sự thực hành, chúng ta cầu nguyện với bài kệ này :

Khi cuộc đời con tới lúc chấm dứt,
Thân tướng nguyên thủy của con, Vajrayoginī,
Chuyển hóa thành một khối cầu ánh sáng chói ngời
Và hòa lẫn bất khả phân với Đấng Quý Báu Liên Hoa Sanh,
Cầu mong con đạt được Phật Quả, trạng thái hợp nhất vĩ đại,
Trong núi Huy Hoàng Ngayab tự xuất hiện,
Cõi Phật hóa hiện không hai.

Điều này ám chỉ lúc chết. Mọi hiện tượngtri giác của cuộc đời này tan biến, trong khi các hiện tượngtri giác của đời sau bắt đầu ló dạng. Bị Thần Chết tóm bắt mà không hay biết, chúng ta không thể quả quyết rằng mình sẽ được miễn trừ khỏi nỗi đau khổ to lớn trong các đời sau của ta. Vì vậy, chúng 
ta cần khẩn cầu Guru Rinpoche một cách nhiệt thành :

Guru Rinpoche, vào giây phút này khi cái chết đến, xin thương tưởng tới con với lòng đại bi của ngài. Không có thiện tâm bền bỉ của ngài thì việc giải thoát khỏi sự lang thang trong vô minh của luân hồi sinh tử sẽ không bao giờ tới!

Vẫn tự quán tưởng mình là Vajrayoginī, khi chúng ta khẩn cầu với lòng sùng mộ mãnh liệt, Guru Rinpoche nhìn xuống chúng ta với lòng từ bi vĩ đại và ngài mỉm cười. Từ trung tâm tim ngài phát ra những tia ánh sáng đỏ, chói sáng như mặt trời mọc, nồng ấm những sự ban phước, và tràn đầy lòng bi mẫnphúc lạc. Những thứ này tan lẫn vào tim ta. Ánh sáng này giống như một sứ giả tới mời thỉnh và đưa chúng ta tới Núi Huy Hoàng Màu-Đồng-Đỏ. Rồi chúng ta tan ra thành ánh sáng và từ từ hòa tan từ đỉnh đầu và gót chân đến giữa trái tim ta, biến thành một trái cầu nhỏ có ánh sáng đỏ chói lọi rồi vụt lên bầu trời. Trái cầu ánh sáng đỏ này giống như tinh túy của lòng sùng mộ của chúng ta, tung lên, bay vút lên bầu trời để hòa tan vào trái tim Đạo Sư. Sau đó chính Guru Rinpoche, như một cầu vồng tan biến trong bầu trời, hòa tan thành ánh sáng và tan lẫn với pháp giới tuyệt đối. Rồi chúng ta ở trong một trạng thái bất nhị, không phân biệt giữa tâm Đạo Sư và tâm của chúng ta. Nếu có thể, chúng ta nên an trú trong sự đơn giản tự nhiên này, trong một trạng thái nơi chúng ta không đi theo các tư tưởng sinh khởi cũng không cố gắng ngăn chặn sự xuất hiện của chúng. Đây là cách tốt nhất trong mọi cách thức để kết thúc thực hành Guru yoga. Đây cũng là phương pháp sâu xa và thiết yếu để thực hiện phowa, sự chuyển di tâm thức vào lúc chết: nếu bất ngờ hay không trông đợi, chúng ta bị đối diện với cái chết của chính mình, chúng ta nên quán tưởng thật rõ ràng chính mình hòa tan vào trái tim bậc Đạo Sư và tâm ta hợp nhất với tâm ngài.

Đây là phương diện giai đoạn thành tựu của pháp Guru yoga này. Sau đó chúng ta lập lại câu kệ cuối của bài nguyện ta đã nói ở trước đó:

Con cầu nguyện ngài từ đáy lòng con chứ không từ môi miệng, xin ban cho con những sự ban phước từ phạm vi bao la của trái tim ngài khiến mọi ước nguyện của con có thể được đáp ứng.

Tâm Guru Rinpoche và tâm chúng ta trở thành một, và chúng ta an trụ một lúc trong trạng thái Không-lạc không bị ô nhiễm bởi những tạo tác của tâm thức – là sự đơn giản tự nhiên của tâm Đạo Sư.

Khi chúng ta tỉnh thức từ trạng thái này, chúng ta nên nhận thức rằng mọi hình tướng là sự hiển lộ của Đạo Sư, mọi âm thanhthần chú, và mọi tư tưởng là sự phô diễn của trí tuệ. Sau đó, với lòng từ và bi rộng lớn, chúng ta nên hồi hướng công đức sự thực hành của ta cho tất cả chúng sinh không ngoại trừ ai và đem lại cho mọi hoạt động của chúng ta sự thấu suốt mà ta đã đạt được trong thực hành này. Để hồi hướng, chúng ta có thể dùng các lời cầu nguyện được tìm thấy trong ngưndro hay các thực hành chuẩn bị mở rộng của dòng Longchen Nyingthig.

Nói chung, chúng ta cần liên tục thực hiện những lời cầu nguyện rộng lớn cho sự lợi lạc của tất cả chúng sinh rằng: “Cầu mong các bậc Thầy được trường thọ; cầu mong các giáo lý trường tồn và lan truyền khắp thế giới; cầu mong con trở nên lợi lạc vô hạn cho chúng sinh và cho các giáo lý.” Khi rơi vào giấc ngủ chúng ta nên nghĩ: “Cầu mong tất cả chúng sinh thành tựu trạng thái tuyệt đối”; khi thức dậy: “Cầu mong tất cả chúng sinh tỉnh thức trạng thái giác ngộ”; khi đứng dậy: “Cầu mong tất cả chúng sinh thành tựu thân tướng của một vị Phật”; khi mặc quần áo: “Cầu mong tất cả chúng sinh có đức khiêm tốn và cảm thức hổ thẹn”; khi nhóm lửa: “Cầu mong tất cả chúng sinh thiêu rụi củi cảm xúc rối loạn”; khi ăn: “Cầu mong tất cả chúng sinh được dùng thực phẩm thiền định”; khi mở cửa: “Cầu mong tất cả chúng sinh mở toang cánh cửa vào thành phố giải thoát”; khi đóng cửa: “Cầu mong tất cả chúng sinh đóng lại cánh cửa đi vào cõi thấp”; khi đi ra ngoài: “Cầu mong con khởi hành trên con đường để giải thoát tất cả chúng sinh”; khi đi lên dốc: “Cầu mong con đưa tất cả chúng sinh lên các cõi giới cao”; khi xuống dốc: “Cầu mong con ra đi để giải thoát chúng sinh khỏi các cõi thấp”; khi thấy điều hạnh phúc: “Cầu mong tất cả chúng sinh thành tựu hạnh phúc của Phật Quả”; khi nhìn thấy nỗi đau khổ: “Cầu mong nỗi khổ của tất cả chúng sinh được lắng dịu.” Ta được biết rằng cách thức mà cuối cùng chúng ta sẽ có thể làm lợi lạc chúng sinh thì tùy thuộc vào tầm mức rộng lớn của những lời cầu nguyện mà ta thực hiện khi ở trên con đường. Một trong những lời cầu nguyện này được Đức Gyalwa Longchenpa sáng tác là :

Trong mọi cuộc đời, bất kỳ con sinh ra ở đâu,
Cầu mong con có được bảy phẩm tính cao quý của các cõi giới cao.
Khi sinh ra, mong cho con được gặp Pháp
Và được tự do thực hành Pháp trong một cách thế đúng đắn.
Rồi, làm vui lòng bậc Đạo sư linh thánh,
Cầu mong cho con thực hành Pháp ngày lẫn đêm.
Khi đã chứng ngộ Pháp và thành tựu mục đích cốt yếu,
Trong đời đó, mong cho con vượt qua đại dương sinh tử luân hồi.
Khi dạy Thánh Pháp cho thế giới,
Cầu mong con không bao giờ mỏi mệt trong việc hoàn thành ích lợi của chúng sinh.
Nhờ con sóng lớn lợi lạc vô phân biệt cho những người khác,
Cầu mong tất cả chúng sinh đồng thành tựu Phật Quả.

Như vậy, điều cốt yếu là phải niêm phong sự thực hành của chúng ta bằng cách hồi hướng công đức cùng với những nguyện ước rộng lớn.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15568)
Thi ca là sự trở mình của cảm xúc, công án bằng thi ca là sự đánh động, chạm thẳng vào tâm thức, tạo thành một thứ năng lượng cho giác ngộ vụt khởi.
(Xem: 23016)
Đức Phật Đản Sanh qua thi phẩm Ánh Sáng Á Châu của Edwin Arnold - Trần Phương Lan dịchchú giải
(Xem: 14046)
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni xuất hiện giữa cõi đời không ngoài mục đích giải thoát khổ đau cho nhân loại. Từ địa vị thái tử cao quý, Ngài đã giã từ lạc thú trần gian...
(Xem: 12976)
Các phương cách đản sanh của chư Phật đều giống nhau như sự xuất hiện của các ngài giữa thế gian này đã cảm ứng đến thế giới chư thiên và các loài khác...
(Xem: 55100)
Trong thế giới đầy bóng tối này, bóng tối của đe dọa chiến tranh, và nếp sống phi đạo đức, chúng ta hãy thắp lên ngọn đèn của trí tuệ, của hiểu biếtthông cảm.
(Xem: 9156)
Muốn cảm ứng đạo giao với Phật A Di Đà để vãng sanh về xứ Cực lạc cần phải tu cho đúng, nghĩa là niệm Phật phải đạt nhất niệm
(Xem: 14431)
Tem bưu chính mừng Đại lễ Phật Đản - Hoavouu sưu tầm
(Xem: 14161)
Sự giải thoát có thể dụ cho một sự sáng không bờ mé, ngăn ngại và cái ngã đã được giải thoát (vô ngã) dụ cho một cái sáng khác ở trong cái sáng không bờ mé đó...
(Xem: 14198)
Không thể không phản tỉnh, không thể không kiểm thảo, hay nói cách khác, nhất định phải tìm lỗi lầm của chính mình, phải tìm tâm bệnh của chính mình.
(Xem: 13877)
Bên tàng cây Vô ưu (aśoka) rợp mát, nền trời xanh bao la, hương muôn hoa tỏa ngát, Hoàng hậu đã hạ sanh Thái tử. Khi ấy, cảnh vật đều vui vẻ lạ thường, khí hậu mát mẻ...
(Xem: 36312)
Pháp hành thiền không chỉ dành riêng cho người Ấn Độ hay cho những người trong thời Đức Phật còn tại thế, mà là cho cả nhân loại vào tất cả mọi thời đại và ở khắp mọi nơi.
(Xem: 19873)
Ta có thể chuyển nghiệp nặng thành nhẹ bằng cách ăn năn sám hối những nghiệp đã tạo và nỗ lực tu tập, tạo các nhân duyên lành làm trở ngại sự hình thành nghiệp quả.
(Xem: 18163)
Vận mạng từ do đâu mà có? Do đời trước tu mà được, trên thực tế mỗi ngày vận mạng của chúng ta cũng đang có sự tăng giảm, thêm bớt.
(Xem: 19207)
Trước bàn thờ Tổ Tiên, tôi đứng yên lặng thật lâu, để quán chiếu, để đi sâu vào đời sống của hiện tại và từ đó, nhìn lại quá khứ của nhiều thế hệ ông bà, cha mẹ nhiều đời...
(Xem: 19135)
Ai đã một lần hiện hữu làm người, có mặt trên cuộc đời nầy, đều không do Cha Mẹ sanh ra, dù là Thánh nhân hay phàm tục. Cho đến khi khôn lớn, trưởng thành...
(Xem: 20279)
Khi tìm hiểu cảm nhận của các Thiền sư về mùa Xuân, điều dễ dàng nhận thấy là các ngài cũng không chối từ hay lẩn tránh vẻ đẹp mà tạo hóa ban tặng...
(Xem: 17631)
Thân thểảnh hưởng mãnh liệt đến tinh thần. Thế nên, muốn cho tinh thần vững mạnh, tin tưởng chí thiết nơi tự lực, tha lực, kiên cố chấp trì câu danh hiệu Phật...
(Xem: 31523)
Bậc giác ngộ, đức Phật Gotama, sử dụng từ bhavana để diễn tả những thực tập về sự phát triển của tinh thần. Từ này được dịch đại kháithiền định.
(Xem: 15930)
Xem xét lại chính mình, không lao ra ngoài. Không lao ra là một phương pháp chắc thực để chúng ta đừng bị các duyên bên ngoài dẫn đi, như thế mới an ổn.
(Xem: 15009)
Một cách căn bản, chúng ta có thể thấu hiểu Bốn Chân Lý Cao Quý trong hai trình độ [trình độ của sự giải thoát tạm thời khỏi khổ đau và trình độ giải thoát thật sự...
(Xem: 14679)
Thể tánh của đức Phật A Di Đàvô lượng thọ, vô lượng quang, là Phật Pháp thân. Giáo lý đại thừa đều chấp nhận rằng Pháp thân bao trùm tất cả thế giới.
(Xem: 46171)
"Hộ-Niệm" đúng Chánh Pháp, hợp Lý Đạo, hợp Căn Cơ. Thành tựu bất khả tư nghì! ... Cư Sĩ Diệu Âm
(Xem: 35929)
Cốt Nhục Của Thiền là một tác phẩm ghi lại 101 câu chuyện về thiền ở Trung Hoa và Nhật Bản - Trần Trúc Lâm dịch
(Xem: 21046)
Phật A Di Đà chính là vị Phật biểu trưng cho một Phật thể có thọ mạng vô lượng, trí tuệ vô cùng, công đức vô biên (Vô lượng thọ, Vô lượng quang, Vô lượng công đức).
(Xem: 21590)
Có một ngày nào đó, Nhớ nhà không nói ra, Bấm đốt tay, ừ nhỉ, Xuân này nữa là ba... Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 23390)
Thế giớichúng ta đang sống luôn bất an, bất toàn và tạm bợ mà trong kinh A Di Đà gọi là trược thế... Thích Viên Giác
(Xem: 34371)
Thiếu CHÁNH KIẾN trong sự tu hành chẳng khác gì một kẻ đi đường không có BẢN ĐỒ, không có ÁNH SÁNG rất dễ bị dẫn dụ đi theo đom đóm, ma trơi.
(Xem: 19482)
Ca Diếp thấy Phật đưa cái bông lên mà không nói, Ca Diếp cũng không nói, nhưng nét mặt hớn hở mỉm cười, là ông đã rõ thấu Chánh pháp của Phật, nó ẩn tàng sâu kín...
(Xem: 18942)
Đức Phật đã mở bày nhiều pháp hội, diễn thuyết vô lượng pháp môn, khiến cho trời người đều được lợi lạc. Dù vậy, giải thoát Niết-bàn là trạng thái tự chứng tự nội...
(Xem: 22931)
TỨ NIỆM XỨ là pháp thiền để hiểu rõ, để hiểu sâu, và để khám phá thực tướng VÔ NGÃ của chính mình. Nếu không hiểu rõ mình thì còn lâu mới có thể sửa đổi...
(Xem: 20177)
Đức Phật đưa cành hoa lên (niêm hoa) và ngài Ca Diếp hiểu ý mỉm cười (vi tiếu). Đó là pháp môn lấy tâm truyền tâm.
(Xem: 18361)
Truyền thuyết “Niêm hoa vi tiếu” không biết có từ lúc nào, chỉ thấy ghi chép thành văn vào đời Tống (960-1127) trong “Tông môn tạp lục” mục “Nhơn thiên nhãn”...
(Xem: 19838)
"Đây là con đường duy nhất để thanh lọc tâm, chấm dứt lo âu, phiền muộn, tiêu diệt thân bệnh và tâm bệnh, đạt thánh đạochứng ngộ Niết Bàn. Đó là Tứ Niệm Xứ".
(Xem: 19521)
Để diệt trừ cái khổ, người ta phải nhận ra bản chất nội tại của vấn đề khổ. Mà để được vậy, trước hết người ta phải cần có một cái tâm an tịnh...
(Xem: 33402)
Những lúc vô sự, người góp nhặt thường dạo chơi trong các vườn Thiền cổ kim đông tây. Tiêu biểu là các vườn Thiền Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản và Hoa Kỳ.
(Xem: 34473)
Không thể có một bậc Giác Ngộ chứng nhập Niết Bàn mà chưa hiểu về mình và chưa thấy rõ gốc cội khổ đau của mình.
(Xem: 54509)
Muốn thực sự tiếp xúc với thực tại, cho dù đó bất cứ là gì, chúng ta phải biết cách dừng lại trong kinh nghiệm của mình, lâu đủ để nó thấm sâu vào và lắng đọng xuống...
(Xem: 37713)
Thực hành thiền trong Đạo Phật rốt ráo là để Thực Nghiệm sự thật VÔ NGÃđức Phật đã giác ngộ (khám phá). Đó cũng là để chứng thực KHÔNG TÁNH của vạn pháp.
(Xem: 21130)
Do bốn niệm xứ được tu tập, được làm cho sung mãn, thưa Hiền giả, khi Như Lai nhập Niết-bàn, Diệu pháp được tồn tại lâu dài.
(Xem: 17871)
Đức Phật khám phá ra rằng một tâm hạnh phúc nhất là tâm không bị dính mắc. Đây là một niềm hạnh phúc rất sâu sắc, khác hẳn với những gì chúng ta vẫn thường biết.
(Xem: 63633)
Đàn Kinh được các môn đệ của Huệ Năng nhìn nhận đã chứa đựng giáo lý tinh nhất của Thầy mình, và giáo lý được lưu truyền trong hàng đệ tử như là một di sản tinh thần...
(Xem: 17377)
Thiền giữ vai trò rất quan trọng trong đạo Phật. "Ngay cơ sở của Phật giáo, tất cả đều là kết quả của sự khảo sát về Thiền, và nhờ có tư duy về Thiền mà Phật giáo mới được thể nghiệm hóa...
(Xem: 49650)
Khi ta phát triển định tâm, ta sẽ có thể giữ những chướng ngại tạm thời ở một bên. Khi những chướng ngại được khắc phục, tâm ta trở nên rõ ràng trong sáng.
(Xem: 27429)
Nhâm Thìn năm mới ước mơ Xin dùng tâm khảm họa thơ tặng đời Cầu cho thế giới, muôn loài Sống trong hạnh phúc, vui say hòa bình
(Xem: 20270)
Khi nói đến bố thí, thì chúng ta phải nhận ra ba yếu tố tạo ra nó: người cho (năng thí), món đồ (vật thí) và người nhận (sở thí). Ba yếu tố này rất quan trọng.
(Xem: 23022)
Với người con Phật vào những ngày đầu xuân ta thường có thói quen đến chùa lễ Phật, hái lộc, gặp Thầy. Khi đến cổng chùa ta sẽ dễ dàng bắt gặp câu Phật ngôn “Mừng Xuân Di Lặc”...
(Xem: 18888)
Hình tượng Đức Phật Di Lặc hiện hữu với nụ cười trên môi, dáng vẻ hiền hòa khiến ai nhìn vào cũng thấy lòng mình nhẹ nhàng, hiền thiện và hoan hỷ hơn bao giờ hết.
(Xem: 16318)
Những ai muốn đi gặp mùa xuân thì phải đứng dậy, giã từ u tối của đêm đông, thắp sáng tâm mình bằng ánh lửa tỉnh thức được đốt cháy trong nguồn năng lượng tình thương.
(Xem: 17909)
Trong nhiều năm tôi đã nhớ mình viết bài luận văn “Khai bút” vào đêm giao thừa. Bài đó được chấm mười một điểm rưỡi trên hai mươi. Trong khung lời phê, cô giáo ghi...
(Xem: 20933)
Có lẽ Ngài chỉ mượn cảnh mùa xuân để diễn đạt sự chứng ngộ của Ngài. Mà sự chứng ngộ của riêng Ngài thì làm sao kẻ phàm phu tục tử như chúng ta có thể thấu triệt được.
(Xem: 17353)
Xuân hiểu là một bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt xinh xắn, trong trẻo, hồn nhiên, thuần túy tả cảnh buổi sớm mùa xuân thật thơ mộng. Bài thơ có lẽ được viết khi Trần Nhân Tông còn trẻ...
(Xem: 14463)
Chư Phật, Bồ-tát biết rõ cuộc đờiảo mộng, đã là ảo mộng thì còn gì quan trọng nữa để lôi cuốn chúng ta chìm trong mê muội. Điều thiết yếu là chúng ta phải khắc tỉnh...
(Xem: 16859)
Thiền có nghĩa là tỉnh thức: thấy biết rõ ràng những gì anh đang làm, những gì anh đang suy nghĩ, những gì anh đang cảm thọ; biết rõ mà không lựa chọn...
(Xem: 16369)
Bất kì ai cũng có khả năng giác ngộ nếu có khát vọng. Khát vọng hướng về mẫu số chung “tự tri-tỉnh thức-vô ngã”, khát vọng đó là minh sư vĩ đại nhất của chính mình.
(Xem: 15992)
Vào một ngày đầu năm, tiết trời ấm áp, vạn vật như đồng loạt hân hoan chào đón ánh xuân. Quốc vương đưa hoàng gia và các quan văn võ cận thần đến một tu viên nổi danh trong thành...
(Xem: 17464)
Ngày Tết trên bàn thờ luôn bày trái cây để cúng ông bà gọi là mâm ngũ quả... TS Nguyễn Trọng Đàn
(Xem: 21975)
Đối với người Việt Nam, tiếng Tết đã trở nên thân thuộc. Chúng ta gặp nó từ trong những câu tục ngữ, ca dao, dân ca mộc mạc đến những bài diễn văn trang trọng...
(Xem: 15096)
Mùa nhớ của tôi cũng bắt đầu khi gió bấc đổ về, gió mang theo chút se lạnh hanh hao và cả mùi Tết thoang thoảng, len khắp ngõ ngách phố phường nghe lòng nao nao.
(Xem: 13500)
Chư Phật ra đời chỉ cho chúng sanh con đường thoát khổ, khả năng thoát khổ nằm trong tầm tay của chúng ta. Bởi ta tự buộc nên ta phải tự mở.
(Xem: 14361)
Đại lực Độc long dùng mắt quan sát, thấy một người yếu đuối bị chết, một người mạnh khoẻ rồi cũng bị chết. Thấy vậy, Độc long bèn thọ giới một ngày xuất gia...
(Xem: 15381)
Kinh điển Phật giáo có nhiều huyền thoại về Đức Phật liên quan đến rồng, chẳng hạn như: Chín rồng phun nước tắm cho thái tử khi mới đản sinh, Rồng che mưa cho Phật...
(Xem: 14982)
Ngày đầu xuân nói về tục xông nhà để nhắc nhở cho nhau, đừng phó thác vận mệnh cho người xông nhà, tục xông nhà không thể quyết định vận mệnh của mình và gia đình...
(Xem: 12694)
Tưởng không có gì reo ca trong tâm mình. Một ngày đi ngang cổng một tu viện, thấy một thầy tu áo đà vừa bước vào cửa, tay nải khoác vai nhẹ nhàng...
(Xem: 13347)
Phật giáo cho rằng, sự vận hành biến hóa của vũ trụ và sự lưu chuyển của sinh mạng, là do nghiệp lực của chúng sinh tạo nên, vì vậy tu là để chuyển nghiệp.
(Xem: 27392)
Nắm được yếu điểm của người đi xem bói, các thầy cân nhắc bằng cách hỏi một số câu thăm dò. Rồi tùy theo câu trả lời của khách mà thầy đoán mò, lần vách để nói thêm.
(Xem: 12509)
Con rồng gắn liền với huyền thoại Âu Cơ - Lạc Long Quân, thành ra Tổ-tiên giống Lạc-Việt. Người con trưởng ở lại Phong-châu, làm vua đất Văn-lang tức là Hùng-Vương.
(Xem: 13186)
“Trời thêm tuổi trăng, người thêm thọ. Xuân đến muôn nơi phúc khắp nhà." TS Huệ Dân
(Xem: 14483)
Thiền tông, nói mây, nói cuội, nói chuyện nghịch đời… chẳng qua đối duyên khai ngộ, để phá cho được cái dòng vọng tưởng tương tục của người, hy vọng ngay đó người nhận ra “chân”...
(Xem: 16230)
Các bậc thầy Mật tông tuyên bố rằng, người nào khéo sử dụng năng lực thiên lý truyền tâm thì đều có thể kiểm soát hoàn toàn tinh thần để tập trung tư tưởng...
(Xem: 12400)
Trong chuỗi dài bất tận đổi thay của năm tháng, quá khứ nối nhịp với tương lai, trở thành thông lệ, mỗi lần xuân đến mang theo hương lạ, khiến cho cõi lòng hân hoan...
(Xem: 15404)
Ánh sáng từ trái tim trong sáng (clear heart) của vị thiền sư đang thiền định từ nửa đêm đến gần rạng sáng đã trở thành ánh trăng, và bởi vậy, trăng vẫn sáng...
(Xem: 12862)
Theo Kinh Tăng Chi, muốn gia tăng tuổi thọ, sống lâu thì phải: làm việc thích đáng, biết vừa phải trong việc thích đáng, ăn các đồ ăn tiêu hóa, du hành phải thời...
(Xem: 12194)
Theo Kinh Tăng Chi, muốn gia tăng tuổi thọ, sống lâu thì phải: làm việc thích đáng, biết vừa phải trong việc thích đáng, ăn các đồ ăn tiêu hóa, du hành phải thời...
(Xem: 13194)
Nếu so sánh với sự nhớ ơn trong đạo Phật thì nội dung nhớ ơn của người Việt rất gần gũi. Bốn ơn trong đạo Phật là ơn Tam bảo, ơn nước nhà, ơn mẹ cha, ơn chúng sanh.
(Xem: 21640)
Xuân pháo đỏ cúc vàng bánh tét Con thơ cười giữa tiếng trống lân Khói nghi ngút giữa nhan và pháo Chan hòa trong nắng ấm tình xuân
(Xem: 11276)
Đổi mới là chuyển hóa cái cũ thành cái mới, cái tiêu cực thành cái tích cực. Loại bỏ cái xấu, cái tiêu cực và tích tập xông ướp (huân tập) cái tốt, cái tích cực.
(Xem: 22719)
Kyabje Dorzong Rinpoche đời thứ 8 là một trong số những vị Lạt ma đáng để học tập, thực hành theo và được tín nhiệm nhất trong số các vị bổn tôn Phật giáo Tây Tạng...
(Xem: 15079)
Đúng là Đạo bổn vô nhan sắc, nhưng ta và người thì có thể thấy được “nhất chi mai” kia là vật của đất trời, trống không, độc lập, hồn nhiên, như hữu sự mà vô sự.
(Xem: 14942)
“…Nhân diện bất tri hà xứ khứ. Đào hoa y cựu tiếu đông phong"... Thôi Hộ
(Xem: 46179)
Tất cả cũng chỉ là sự sinh hóa của vũ trụ, sự tuần hoàn của Đại Ngã... Phan Trang Hy
(Xem: 22445)
Nhờ thiền sư Munindra tận tâm hướng dẫn chu đáo từng bước một nên bà tiến bộ rất nhanh chóng. Đi từ cấp thiền cổ điển đến tiến bộ trong chánh niệm (progress insight).
(Xem: 14569)
Thọ nhận quán đảnh cũng giống như việc gieo mầm hạt giống trong tâm thức; sau này, khi hội đủ nhân duyên và qua các nỗ lực tu trì, hạt giống đó sẽ nảy mầm thành Giác ngộ.
(Xem: 12615)
Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng, dù khổ đau thế này hay thế khác, dù tiêu cực hay tích cực chúng ta phải nhìn chúng qua lăng kính duyên khởi...
(Xem: 18899)
Tu tập pháp môn P’howa, tức là pháp môn chuyển di thần thức vào giây phút từ trần, sẽ làm người tu tự tin vào đời sống của mình, vào sự tu tập tâm linh của mình...
(Xem: 14726)
Lúc bấy giờ Ma-hê-thủ-la Thiên ở nơi thiên thượng cùng các tiên nữ vui vẻ dạo chơi, tấu các âm nhạc. Thoạt nhiên nơi trong búi tóc hóa ra một thiên nữ, dung nhan đoan trang...
(Xem: 43853)
Lúc bấy giờ, khắp vì lợi ích tất cả chúng sanh, đức Thế tôn nói đà-ra-ni rằng: Na mồ một đà nẫm Ma đế đa na nga đa Bác ra đát dũ đát bán na nẫm...
(Xem: 56965)
Tập sách Thiền và Bát-nhã này là phần trích Luận Năm và Luận Sáu, trong bộ Thiền luận, tập hạ, của D. T. Suzuki. Tập này gồm các thiên luận về Hoa nghiêm và Bát-nhã.
(Xem: 13833)
Giác ngộ không phải là cầu toàn, vì càng cầu toàn con càng khổ đau thất vọng, mà là cần thấy ra bản chất bất toàn của cuộc sống. Chỉ cần vừa đủ trầm tĩnh sáng suốt...
(Xem: 47479)
Thật ra sanh tử là do tâm thức vô minh của chúng ta “quán tưởng” ra là có tự tánh, là có thật, như ví dụ “hư không khônghoa đốm mà thấy ra có hoa đốm”.
(Xem: 13649)
Phật quả đòi hỏi những thành tựu phi thường về thân và tâm. Cho nên, việc truyền những phẩm đức siêu việt này vào trong pho tượng trở nên nổi bật trong những buổi lễ quán đảnh.
(Xem: 14565)
Nẳng mồ tát phạ đát tha nghiệt đá nẫm Nẵng mồ nẵng mạc tát phạ một đà mạo địa tát đát-phạ tỳ dược Một đà đạt mạ tăng chi tỳ dược, đát nhĩ dã tha...
(Xem: 29003)
Đức Phật dạy rằng hạnh phúcvấn đề thiết thực hiện tại, không phải là những ước mơ đẹp đẽ cho tương lai, hay những kỷ niệm êm đềm trong quá khứ.
(Xem: 33305)
Thầy bảo: “Chuyện vi tiếu nếu nghe mà không thấy thì cứ để vậy rồi một ngày kia sẽ thấy, tự khám phá mới hay chứ giải thích thì còn hứng thú gì.
(Xem: 38374)
Sở dĩ chúng ta mãi trôi lăn trong luân hồi sinh tử, phiền não khổ đau là vì thân tâm luôn hướng ngoại tìm cầu đối tượng của lòng tham muốn. Được thì vui mừng, thích thú...
(Xem: 15395)
Không có một sự thực hành Niệm Phật chân chính, không ai có thể trung thực nhận ra tính chấp ngã vị kỷ của con người đã hình thành nên cốt lõi của sự tồn tại sinh tử.
(Xem: 31226)
Nếu không có cái ta ảo tưởng xen vào thì pháp vốn vận hành rất hoàn hảo, tự nhiên, và tánh biết cũng biết pháp một cách hoàn hảo, tự nhiên, vì đặc tánh của tâm chính là biết pháp.
(Xem: 12522)
Là một Đạo sư không bộ phái vĩ đại trong thời hiện đại, Chögyam Trungpa Rinpochay đã diễn tả một cách súc tích rằng Kongtrul đã thay đổi thái độ của các Phật tử...
(Xem: 40384)
Như thật tôi nghe: Một thời đức Phật ở tại Pháp Giả Ðại Bồ-đề Ðạo tràng thuộc nước Ma-già-đà, vừa thành Chánh giác cùng các Bồ-tát Ma-ha-tát chúng gồm có tám vạn người...
(Xem: 43414)
"Có đà-ra-ni tên là Túc Mạng Trí. Nếu có chúng sanh nghe đà-ra-ni này mà hay chí tâm thọ trì, thì bao nhiêu nghiệp tội cực nặng trong một ngàn kiếp thảy đều tiêu diệt.
(Xem: 46653)
Vì lòng thương xót chúng sanh đời Mạt Pháp, đức Thế Tôn đặc biệt nói ra pháp này để rộng cứu tế, ngõ hầu chúng sanh dẫu chẳng được gặp Phật, mà nếu gặp được pháp môn này...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant