- Lời Nói Đầu của Nhà Biên Tập
- Tu Hành Tâm Thức Và Nuôi Dưỡng Lòng Từ
- Điểm Một: Những Sơ Bộ
- Điểm Hai: Sự Thực Hành Chính Yếu Là Tu Hành Bồ Đề Tâm
- Điểm Ba: Sự Chuyển Hóa Những Hoàn Cảnh Xấu Thành Con Đường Giác Ngộ - Điểm Ba Và Nhẫn Nhục Ba La Mật
- Điểm Bốn: Chỉ Ra Việc Sử Dụng Việc Thực Hành Trong Toàn Thể Cuộc Sống Của Mình - Điểm Bốn Và Tinh Tấn Ba La Mật.
- Điểm Năm: Sự Đánh Giá Việc Tu Tâm - Điểm Năm Và Thiền Định Ba La Mật
- Điểm Sáu: Những Kỷ Luật Tu Tâm - Điểm Sáu Và Bát Nhã Ba La Mật
- Điểm Bảy: Những Khuyên Nhủ Về Tâm - Điểm Bảy Và Sau Thiền Định
- Bài Kệ Kết Thúc
- Phụ Lục: Bốn Mươi Sáu Cách Thức Thất Bại của Một Bồ Tát
- Chú Thích
- Thuật Ngữ
- Về Tác Giả
CON ĐƯỜNG
CĂN BẢN ĐẾN GIÁC NGỘ
Bản Văn Bảy Điểm Tu Tâm của phái Kadam
Nguyên tác: Training the Mind and Cultivating Loving-Kindness by Chošgyam Trungpa
Nhà xuất bản Shambhala, 1993
Việt dịch: Trùng Hưng - Nhà xuất bản Thiện Tri Thức, 2001
Bản Văn Bảy Điểm Tu Tâm của phái Kadam
Nguyên tác: Training the Mind and Cultivating Loving-Kindness by Chošgyam Trungpa
Nhà xuất bản Shambhala, 1993
Việt dịch: Trùng Hưng - Nhà xuất bản Thiện Tri Thức, 2001
ĐIỂM
SÁU
NHỮNG KỶ LUẬT TU TÂM
Chớ nói xấu những người khác
NHỮNG KỶ LUẬT TU TÂM
ĐIỂM SÁU VÀ BÁT NHÃ BA LA MẬT
31Chớ nói xấu những người khác
Bạn
muốn
cho rằng người ta sai lầm bằng cách nói những điều
gièm pha. Tuy bề ngoài bọc đường và kem, bên dưới bạn
cố gắng hạ thấp người khác, cố gắng trả thù. Gièm pha
người khác đặt nền trên ước muốn trưng bày đức hạnh
riêng của bạn. Bạn nghĩ rằng chỉ những đức hạnh của
bạn có thể trưng bày bởi vì những đức hạnh của người
khác thì kém cỏi, vì chúng kém hơn cái của bạn. Điều này
áp dụng cho cả sự giáo dục và sự thực hành. Bạn có một
sự tu hành ‘ngon lành’ hơn và nói, “Thời gian chú tâm
của ai đó trong thực hành shamatha thì ngắn hơn của tôi ;
bởi thế tôi ngon lành hơn.” hay “Người đó biết ít những
phạm vi hơn tôi.” Căn bản, chúng đều là những cách nói,
“Gã kia thì ngu, còn tôi thì ngon lành hơn nó.” Tôi nghĩ
châm ngôn này rất thẳng thừng.
Send comment