- Thích Ca Mâu Ni Phật
- Đạo Sư A Di Đà Phật
- Quán Thế Âm Bồ Tát
- Đại Thế Chí Bồ Tát
- Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát
- Phổ Hiền Bồ Tát
- Mã Minh Bồ Tát
- Long Thọ Bồ Tát
- Thiên Thân Bồ Tát
- Giác Minh Diệu Hạnh Bồ Tát
- Huệ Viễn Đại Sư
- Đàm Loan Đại Sư
- Trí Giả Đại Sư
- Đạo Xước Đại Sư
- Thiện Đạo Đại Sư
- Hoài Cảm Đại Sư
- Vĩnh Minh Đại Sư
- Tuân Thức Đại Sư
- Từ Giác Đại Sư
- Từ Chiếu Đại Sư
- Hữu Nghiêm Đại Sư
- Ưu Đàm Đại Sư
- Thiên Như Đại Sư
- Diệu Hiệp Đại Sư
- Không Cốc Đại Sư
- Tông Bổn Đại Sư
- Tử Bá Đại Sư
- Liên Trì Đại Sư
- Hám Sơn Đại Sư
- Ngẫu Ích Đại Sư
- Triệu Lưu Đại Sư
- Đạo Phái Đại Sư
- Tĩnh Am Đại Sư
- Triệt Ngộ Đại Sư
- Ngộ Khai Đại Sư
- Diệu Không Đại Sư
- Ấn Quang Đại Sư
- Hoằng Nhất Đại Sư
QUÊ HƯƠNG CỰC LẠC
Việt Dịch: HT Thích Thiền Tâm
Phật Học Viện Quốc Tế Xuất Bản
Long Thọ Bồ Tát
Nhân vì ngài sanh dưới cội cây có rồng ở, lại đắc đạo ở Long Cung, nên gọi là Long Thọ Bồ Tát dòng Phạm Chí, người xứ Nam Thiên Trúc, rộng hiểu các môn học thế gian, mới xuất gia ba tháng đã thông suốt tam tạng. Bấy giờ Long Vương rước ngài xuống Long Cung; trong chín tuần ngài xem Long Tạng chưa đầy muôn một, liền ngộ vô sanh nhẫn. Khi trở về nhân gian, Bồ Tát hoằng truyền Phật Giáo, tạo ra bộ Bà Sa Luận, trong ấy có khuyên người niệm Phật cầu sanh Tây phương. Sau ngài vào Nguyện Luân định mà tịch. Trong kinh Lăng Già, đức Phật đã huyền ký: Sau
xứ Nam Thiên Trúc. Có Long Thọ tỳ khưu. Hay hiển nghĩa trung đạo. Chứng
Sơ Hoan Hỷ địa. Sanh về cõi Cực Lạc.
Luận Đại Trí Độ nói: “Niệm
Phật Tam Muội có thể trừ các thứ phiền não và tội đời trước. Lại nữa, niệm Phật Tam Muội có phước đức lớn hay độ chúng sanh. Cho nên các Bồ Tát muốn độ sanh, nếu tu các pháp tam muội khác, tất không bằng môn Niệm
Phật Tam Muội, vì môn này có phước đức lớn, mau diệt các tội. Phật là pháp vương, Bồ Tát là pháp tướng, chỗ Bồ Tát tôn trọng duy có Phật, Thế Tôn. Bồ Tát thường khéo tu nhân duyên niệm Phật, nên thường gặp chư Phật, như kinh Bát Chu có nói: “Bồ Tát vào tam muội này, liền hiện sanh về cõi Phật A Di Đà”.
Luận Bà Sa nói: “Đức A Di Đà có bản nguyện
như thế này: “Nếu người xưng niệm danh hiệu và quy y nơi ta, kẻ ấy quyết được qủa vô thượng Bồ Đề”. Cho nên, phải thương nhớ niệm Phật. Lại
dùng kệ khen ngợi Phật rằng:
Trí huệ sáng vô lượng.
Thân như tòa kim sơn.
Con
dùng thân, miệng ý,
Chắp tay cúi đầu lạy.
Chân Phật ngàn bức luân,
Sắc hoa sen mềm dịu,
Kẻ thấy đều vui mừng,
Cúi đầu lễ chân Phật.
Tướng bạch hào sáng đẹp,
Trong sạch như trăng thu,
Ánh
tỏa khắp mặt vàng,
Nên con cúi đầu lạy,
Nếu người muốn thành Phật.
Tâm niệm A Di Đà,
Theo thời vì hiện thân,
Cho nên con quy mạng.
Người xưng niệm nơi Phật,
Sức công đức không lường,
Thì
liền được vào định.
Cho nên con thường niệm.
Nếu người trồng căn lành,
Nghi thì hoa không nở,
Kẻ lòng tin trong sạch,
Hoa
nở liền thấy Phật
Do nhân duyên phước này,
Tất được đức thắng diệu,
Nguyện các loài chúng sanh,
Cũng đều được như vậy.