- Lời giới thiệu
- 1. Đại sư thứ nhất: Luipa - Nhà sư Du-già ăn lòng cá thối
- 2. Đại sư thứ 2: Lilapa - Đức vua ẩn sĩ
- 3. Đại sư thứ 3: Virupa - Chân sư của các thiên nữ
- 4. Đại sư thứ 4: Dombipa - Người cưỡi cọp
- 5. Đại sư thứ 5: Savaripa - Người thợ săn
- 6. Đại sư thứ 6: Saraha - Đại Bà-la-môn
- 7. Đại sư thứ 7: Kankaripa - Kẻ góa vợ
- 8. Đại sư thứ 8: Minapa - Con người xui xẻo
- 9. Đại sư thứ 9: Goraksa - Kẻ chăn bò bất tử
- 10. Đại sư thứ 10: Caurangipa - Trẻ lạc loài
- 11. Đại sư thứ 11: Vinapa - Nhạc sĩ
- 12. Đại sư thứ 12: Santipa - Nhà truyền giáo
- 13. Đại sư thứ 13: Tantipa - Người thợ dệt già
- 14. Đại sư thứ 14: Camaripa - Người thợ sửa giày
- 15. Đại sư thứ 15: Khadgapa - Tên trộm vô uý
- 16. Đại sư thứ 16: Nagarjuna - Hiền triết và nhà luyện kim
- 17. Đại sư thứ 17: Kanhapa - Vị đạo sư trong màn đêm
- 18. Đại sư thứ 18: Aryadeva - Độc nhãn đại sư
- 19. Đại sư thứ 19: Thaganapa - Kẻ dối trá
- 20. Đại sư thứ 20: Naropa - Con người bất khuất
- 21. Đại sư thứ 21: Syalipa - Linh cẩu đại sư
- 22. Đại sư thứ 22: Tilopa - Kẻ xuất thế
- 23. Đại sư thứ 23: Catrapa - Hành khất gặp may
- 24. Đại sư thứ 24: Bhadrapa - Kẻ độc nhất vô nhị
- 25. Đại sư thứ 25: Dukhandhi - Phu quét đường
- 26. Đại sư thứ 26: Ajogi - Người bị ruồng rẫy
- 27. Đại sư thứ 27: Kalapa - Người điên phong nhã
- 28. Đại sư thứ 28: Dhobipa - Người thợ giặt
- 29. Đại sư thứ 29: Kankana - Nhà vua tu sĩ
- 30. Đại sư thứ 30: Kambala - Kẻ lắm lời
- 31. Đại sư thứ 31: Dengipa - Nô lệ chốn lầu xanh
- 32. Đại sư thứ 32: Bhandepa - Vị thần ghen tị
- 33. Đại sư thứ 33: Tantepa – Kẻ đánh bạc
- 34. Đại sư thứ 34: Kukkuripa - Người yêu chó
- 35. Đại sư thứ 35: Kucipa - Người bị bướu cổ
- 36. Đại sư thứ 36: Dharmapa - Kẻ không ngừng học hỏi
- 37. Đại sư thứ 37: Mahipa - Con người vĩ đại
- 38. Đại sư thứ 38: Acinta - Ẩn sĩ tham lam
- 39. Đại sư thứ 39: Babhaha - Kẻ khao khát tự do
- 40. Đại sư thứ 40: Nalinapa - Kẻ tự lực cánh sinh
- 41. Đại sư thứ 41: Bhusuku - Thầy tu giải đãi
- 42. Đại sư thứ 42: Indrabhuti - Ông hoàng giác ngộ
- 43. Đại sư thứ 43: Mekopa – Người có tia nhìn dữ dội
- 44. Đại sư thứ 44: Kotalipa – Người bán rong
- 45. Đại sư thứ 45: Kamparipa – Người thợ rèn
- 46. Đại sư thứ 46: Jalandhara - Người được chọn
- 47. Đại sư thứ 47: Rahula - Con người lẩn thẩn
- 48. Đại sư thứ 48: Dharmapa - Học giả uyên bác
- 49. Đại sư thứ 49: Dhokaripa - Người mang bình bát
- 50. Đại sư thứ 50: Medhini - Người nông dân mệt mỏi
- 51. Đại sư thứ 51: Pankajapa - Bà-la-môn thác sanh từ hoa sen
- 52. Đại sư thứ 52: Ghantapa - Người rung chuông
- 53. Đại sư thứ 53: Jogipa - Kẻ hành hương
- 54. Đại sư thứ 54: Celukapa - Kẻ biếng nhác
- 55. Đại sư thứ 55: Godhuripa - Người bẫy chim
- 56. Đại sư thứ 56: Lucikapa - Kẻ đào tẩu
- 57. Đại sư thứ 57: Nirgunapa - Trẻ thơ giác ngộ
- 58. Đại sư thứ 58: Jayanada – Vị điểu sư
- 59. Đại sư thứ 59: Pacaripa – Người bán bánh
- 60. Đại sư thứ 60: Campaka - Đức vua yêu hoa
- 61. Đại sư thứ 61: Bhiksanapa - Lưỡng xỉ đạo nhân
- 62. Đại sư thứ 62: Dhilipa - Con người hưởng lạc
- 63. Đại sư thứ 63: Kumbharipa – Người thợ gốm
- 64. Đại sư thứ 64: Carbaripa – Người chết sửng
- 65. Đại sư thứ 65: Manibhad - Bà nội trợ hạnh phúc
- 66. Đại sư thứ 66: Mekhala - Người chị dâng thủ cấp
- 67. Đại sư thứ 67: Kanakhala – Người em dâng thủ cấp
- 68. Đại sư thứ 68: Kilakilapa - Kẻ rộng mồm
- 69. Đại sư thứ 69: Kantalipa - Thợ khâu giẻ vụn
- 70. Đại sư thứ 70 : Dhahulipa – Người bện dây thừng
- 71. Đại sư thứ 71: Udhilipa - Người muốn hóa chim
- 72. Đại sư thứ 72: Kapalapa - Người mang bình bát đầu lâu
- 73. Đại sư thứ 73: Kirapalapa - Kẻ chinh phục
- 74. Đại sư thứ 74: Sakara – Người sinh từ hoa sen
- 75. Đại sư thứ 75: Sarvabhaksa - Kẻ háu ăn
- 76. Đại sư thứ 76: Nagabodhi - Kẻ trộm
- 77. Đại sư thứ 77: Darikapa - Ông vua nô lệ
- 78. Đại sư thứ 78: Putalipa - Kẻ mang ảnh tượng
- 79. Đại sư thứ 79: Upanaha - Thợ đóng giày
- 80. Đại sư thứ 80: Kokilipa - Kẻ sành điệu
- 81. Đại sư thứ 81: Anangapa - Kẻ ngớ ngẩn
- 82. Đại sư thứ 82: Laksminkara - Nàng công chúa điên loạn
- 83. Đại sư thứ 83: Samudra - Thợ mò ngọc trai
- 84. Đại sư thứ 84: Vyalipa - Nhà luyện kim thuật
Nguyên Thạnh Lê Trung Hưng dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
Đại sư thứ 2: Lilapa - Đức vua ẩn sĩ
Trong cái vút nhanh
của bốn trạng thái tâm cao thượng,
Đức vua - Nhà
Du-già - Con sư tử chốn rừng già
Vương miện là năm chòm lông màu lam ngọc
Còn nhà
Du-già kia
Vương miện là năm thức thanh tịnh
Với mười vuốt sắc
Con mãnh sư xé nát thịt con mồi
Mười hạnh tốt của nhà
Du-già
Bén như gươm đao
chặt đứt những quyền năng tiêu cực
Vì ngộ được chân lý này nên
Lilapa giải thoát
Truyền thuyết
Một ngày nọ, trong khi vị quốc vương vùng Tây Ấn đang tựa lưng ở bệ rồng, chợt có lính canh tâu rằng có một vị đạo sĩ muốn vào bái kiến.
Nhìn vẻ cơ hàn và nét phong trần của đạo sĩ, nhà vua tỏ vẻ ái ngại và
thương xót, vua phán: “Sống rày đây mai đó, hẳn là thầy khổ lắm? ”
“Tâu bệ hạ, tôi không hề lấy đó làm khổ não. Có chăng chính bệ hạ mới là kẻ đau khổ, đáng thương.” Đạo sĩ ung dung đáp.
“Cớ sao thầy nói vậy? ” Nhà vua sửng sốt hỏi.
“Trước hết, bệ hạ luôn sống trong nỗi lo mất ngôi, mất nước. Lòng của
bệ hạ lúc nào cũng canh cánh lo sợ cơn thịnh nộ của thần dân dễ đưa tới việc tạo phản. Vì thế nên bệ hạ đau khổ. Còn như tôi đây, vào nước không chìm, vào lửa không cháy, độc không hại được, lại biết thuật trường sinh bất tử, ra khỏi luân hồi.”
Nghe qua lời đạo sĩ nói, nhà vua bồi hồi than rằng: “Bạch thầy, làm thế nào quả nhân có thể bắt chước nếp sống rày đây mai đó cơ cực như thầy. Cúi xin thầy từ bi ban cho diệu pháp. Có cách tu nào phù hợp với hoàn cảnh của quả nhân, không lìa ngôi báu, vợ đẹp con xinh, cung điện nguy nga mà vẫn tu thành chánh quả được chăng? ”
Bạch xong, vua phủ phục năm vóc sát đất khẩn cầu đạo sĩ truyền pháp.
Đạo sĩ hoan hỷ nhận lời, bèn trao tâm pháp cho nhà vua. Nghe xong pháp từ, vua liền vào định.
Kể từ đó, nhà vua thường tu tập thiền định ngay trên ngai vàng và thậm chí trong khi cùng các phi tử thưởng thức vũ nhạc. Nhà vua được mệnh danh là Lilapa vì tính ưa lạc thú và yêu thanh sắc của ngài.
Cách tu của Lilapa là chú mục bất động vào chiếc nhẫn ngài đeo ở bàn tay phải.
Sau khi đắc định, vua bèn quán thân tướng của thủ thần (Yidam) Hevajra cùng quyến thuộc của ngài. Lilapa ngộ được chân lý rốt ráo và đắc thần thông Đại thủ ấn sau khi thành tựu pháp quán này.
Hành trì
Qua truyền thuyết của ngài Lilapa, ta thấy một khi giáo pháp
của một bậc thầy khế hợp với căn cơ của người đệ tử thì người ấy không
nhất thiết phải lìa bỏ đời sống gia đình, từ bỏ các thú vui ngũ dục, mà vẫn có thể tu tập tập đạt tới cứu cánh Niết-bàn.
Kim cương thừa
trở nên ngày càng cực thịnh, trước hết là do khuynh hướng chung của xã hội Ấn Độ thời ấy, khi mà quyền lực của giai cấp Bà-la-môn bắt đầu suy sụp, Đa thần giáo
phát triển rộng rãi trong các giai tầng thấp hơn, lối tu khổ hạnh không còn sức thu hút quần chúng và chủ nghĩa hưởng lạc xuất hiện.
Kim cương thừa
vừa là nhân vừa là quả của một sự kết hợp giữa dục lạc và giải thoát.
Trong giáo pháp Kim cương thừa, triết học nhất nguyên (Vạn pháp duy tâm tạo) của Ấn Độ đã đạt đến chỗ cùng tột của nó. Đó là xem bản chất của hành vi con người cũng đồng với các bậc thánh.
Tuy nhiên kẻ cầu đạo phải có đủ sức dũng mãnh tinh tấn, dám thừa nhận
mình vốn là Phật và cảnh giới quanh mình vốn là cõi Phật.
Điều quan trọng nhất là hành giả phải gặp được chân sư. Vị chân sư này sẽ xem xét căn cơ mà truyền pháp khế hợp với kẻ cầu đạo, hướng vị này đến chân lý giải thoát rốt ráo để cứu độ chúng sinh với tâm vô ngã chứ không hướng đến dục lạc.
Ngoài ra, căn cơ của hành giả cần phải ở vào giai đoạn chín mùi, nghĩa là vị ấy phải dốc một lòng cầu chân lý giải thoát.
Ngài Lilapa có những đủ cơ duyên ấy, nên sau khi được điểm đạo ngài đã say mê tu tập pháp thiền định trụ tâm vào một điểm duy nhất (one-pointed samadhi).
Đây là việc khó làm đối với những ai có đời sống bận rộn hay đang chìm đắm trong dục lạc. Bởi ngay các hành giả Mật tông (tantrika) muốn nhất tâm quán điểm như thế cũng phải tìm nơi an tịnh như mật thất hay hang động hẻo lánh để tu luyện.
Nhưng trong Kim cương thừa, một khi hành giả hội đủ các duyên và được chân sư khai ngộ thì việc xuất gia không theo nghĩa thông thường là “ly gia cát ái”,
mà được hiểu như là một trạng thái của tâm - trạng thái dứt bỏ mọi vọng tưởng và phân biệt đối đãi. Tâm an tịnh ấy là mật thất. An trú trong tâm an tịnh ấy, hành giả tự do quán sát cảnh giới di chuyển bên ngoài mà tâm vẫn không bị thôi thúc xô đẩy. Hành giả liền nhận biết rằng “không” không lìa khỏi “sắc”.
Đây nói trụ tâm vào một điểm tức là thâm nhập vào đối tượng. Trụ tâm vào một điểm chỉ là giai đoạn sơ khởi, vì như thế hành giả cũng chỉ mới
nhập vào đàn pháp (mandala). Lúc ấy, tướng của thủ thần Heruka
và quyến thuộc của ngài chưa hiện rõ. Hành giả phải tiếp tục quán tưởng cho đến lúc thân tướng của vị thần này xuất hiện đầy đủ, rõ ràng đến từng chi tiết, màu sắc phải phân minh.
Sau đó, quán tưởng hai vị thủ thần nhập vào nhau giữa trung tâm đàn, đồng thời quán mười sáu vị Kim cương thủ vây quanh, mỗi mỗi hiện ra đầy đủ với các màu sắc khác biệt.
Thành tựu giai đoạn này tức thời hành giả đắc pháp.
Phép quán này gọi là phép quán về tính hư vọng của sắc, vì sắc ấy tức là tướng của thủ thần cùng quyến thuộc vốn từ hư không mà hiện ra.
Trên mặt nhẫn của ngài Lilapa vốn không có tướng của các thủ thần, vì vận tâm quán tưởng mà có nên gọi sắc ấy là từ nơi không. Vì nghịch lý ấy, nên nói “sắc tức là không”.
Đây là Hevajra mạn-đà-la. Hevajra còn có tên là Heruka. Hevajra tantra tức Yoginitantra, chính là Tantra Mẹ.
Trong bài kệ xưng tán đệ nhất nghĩa đế, Lilapa tán dương con tuyết sư
(sư tử tuyết) là chủ tể bí mật của muôn loài. Con sư tử cái cho một thứ sữa mà ai uống vào thì được trường sinh bất tử. Nhưng loại sữa đặc biệt này chỉ được đựng trong bình ngọc mà thôi. Năm chòm lông xanh trên
bờm con sư tử đực tượng trưng cho năm thức thanh tịnh. Mười vuốt chân tượng trưng cho Mười Ba-la-mật. Thành trì bất khả xâm phạm là Bốn tâm vô lượng.
Theo một số các tượng thường thấy thì tượng thủ thần Hevajra màu xanh có tám mặt, bốn tay và bốn chân trong tư thế ôm choàng minh phi của ngài là Nairatma
có khuôn mặt trắng, hai tay và hai chân. Cả hai đều trong tư thế nhảy múa, một chân co, một chân duỗi. Có tượng vẽ ngài mười sáu tay, mỗi tay
cầm một cái đầu lâu, còn Nairatma thì một tay cầm đầu lâu, một tay cầm câu liêm, trong dáng đứng uy vũ chống lại pháp thuật của bốn quỷ thần gồm Phạm Thiên, Visnu, Siva và Sakra (Đế thích).
Hình Phạm Thiên màu vàng, tượng trưng cho ngũ ma.
Hình Visnu màu xanh, tượng trưng cho nhục cảm.
Hình Siva màu trắng, tượng trưng cho sự huỷ diệt.
Hình Sakra màu trắng, tượng trưng cho kiêu mạn và tham dâm.