- Lời giới thiệu
- 1. Đại sư thứ nhất: Luipa - Nhà sư Du-già ăn lòng cá thối
- 2. Đại sư thứ 2: Lilapa - Đức vua ẩn sĩ
- 3. Đại sư thứ 3: Virupa - Chân sư của các thiên nữ
- 4. Đại sư thứ 4: Dombipa - Người cưỡi cọp
- 5. Đại sư thứ 5: Savaripa - Người thợ săn
- 6. Đại sư thứ 6: Saraha - Đại Bà-la-môn
- 7. Đại sư thứ 7: Kankaripa - Kẻ góa vợ
- 8. Đại sư thứ 8: Minapa - Con người xui xẻo
- 9. Đại sư thứ 9: Goraksa - Kẻ chăn bò bất tử
- 10. Đại sư thứ 10: Caurangipa - Trẻ lạc loài
- 11. Đại sư thứ 11: Vinapa - Nhạc sĩ
- 12. Đại sư thứ 12: Santipa - Nhà truyền giáo
- 13. Đại sư thứ 13: Tantipa - Người thợ dệt già
- 14. Đại sư thứ 14: Camaripa - Người thợ sửa giày
- 15. Đại sư thứ 15: Khadgapa - Tên trộm vô uý
- 16. Đại sư thứ 16: Nagarjuna - Hiền triết và nhà luyện kim
- 17. Đại sư thứ 17: Kanhapa - Vị đạo sư trong màn đêm
- 18. Đại sư thứ 18: Aryadeva - Độc nhãn đại sư
- 19. Đại sư thứ 19: Thaganapa - Kẻ dối trá
- 20. Đại sư thứ 20: Naropa - Con người bất khuất
- 21. Đại sư thứ 21: Syalipa - Linh cẩu đại sư
- 22. Đại sư thứ 22: Tilopa - Kẻ xuất thế
- 23. Đại sư thứ 23: Catrapa - Hành khất gặp may
- 24. Đại sư thứ 24: Bhadrapa - Kẻ độc nhất vô nhị
- 25. Đại sư thứ 25: Dukhandhi - Phu quét đường
- 26. Đại sư thứ 26: Ajogi - Người bị ruồng rẫy
- 27. Đại sư thứ 27: Kalapa - Người điên phong nhã
- 28. Đại sư thứ 28: Dhobipa - Người thợ giặt
- 29. Đại sư thứ 29: Kankana - Nhà vua tu sĩ
- 30. Đại sư thứ 30: Kambala - Kẻ lắm lời
- 31. Đại sư thứ 31: Dengipa - Nô lệ chốn lầu xanh
- 32. Đại sư thứ 32: Bhandepa - Vị thần ghen tị
- 33. Đại sư thứ 33: Tantepa – Kẻ đánh bạc
- 34. Đại sư thứ 34: Kukkuripa - Người yêu chó
- 35. Đại sư thứ 35: Kucipa - Người bị bướu cổ
- 36. Đại sư thứ 36: Dharmapa - Kẻ không ngừng học hỏi
- 37. Đại sư thứ 37: Mahipa - Con người vĩ đại
- 38. Đại sư thứ 38: Acinta - Ẩn sĩ tham lam
- 39. Đại sư thứ 39: Babhaha - Kẻ khao khát tự do
- 40. Đại sư thứ 40: Nalinapa - Kẻ tự lực cánh sinh
- 41. Đại sư thứ 41: Bhusuku - Thầy tu giải đãi
- 42. Đại sư thứ 42: Indrabhuti - Ông hoàng giác ngộ
- 43. Đại sư thứ 43: Mekopa – Người có tia nhìn dữ dội
- 44. Đại sư thứ 44: Kotalipa – Người bán rong
- 45. Đại sư thứ 45: Kamparipa – Người thợ rèn
- 46. Đại sư thứ 46: Jalandhara - Người được chọn
- 47. Đại sư thứ 47: Rahula - Con người lẩn thẩn
- 48. Đại sư thứ 48: Dharmapa - Học giả uyên bác
- 49. Đại sư thứ 49: Dhokaripa - Người mang bình bát
- 50. Đại sư thứ 50: Medhini - Người nông dân mệt mỏi
- 51. Đại sư thứ 51: Pankajapa - Bà-la-môn thác sanh từ hoa sen
- 52. Đại sư thứ 52: Ghantapa - Người rung chuông
- 53. Đại sư thứ 53: Jogipa - Kẻ hành hương
- 54. Đại sư thứ 54: Celukapa - Kẻ biếng nhác
- 55. Đại sư thứ 55: Godhuripa - Người bẫy chim
- 56. Đại sư thứ 56: Lucikapa - Kẻ đào tẩu
- 57. Đại sư thứ 57: Nirgunapa - Trẻ thơ giác ngộ
- 58. Đại sư thứ 58: Jayanada – Vị điểu sư
- 59. Đại sư thứ 59: Pacaripa – Người bán bánh
- 60. Đại sư thứ 60: Campaka - Đức vua yêu hoa
- 61. Đại sư thứ 61: Bhiksanapa - Lưỡng xỉ đạo nhân
- 62. Đại sư thứ 62: Dhilipa - Con người hưởng lạc
- 63. Đại sư thứ 63: Kumbharipa – Người thợ gốm
- 64. Đại sư thứ 64: Carbaripa – Người chết sửng
- 65. Đại sư thứ 65: Manibhad - Bà nội trợ hạnh phúc
- 66. Đại sư thứ 66: Mekhala - Người chị dâng thủ cấp
- 67. Đại sư thứ 67: Kanakhala – Người em dâng thủ cấp
- 68. Đại sư thứ 68: Kilakilapa - Kẻ rộng mồm
- 69. Đại sư thứ 69: Kantalipa - Thợ khâu giẻ vụn
- 70. Đại sư thứ 70 : Dhahulipa – Người bện dây thừng
- 71. Đại sư thứ 71: Udhilipa - Người muốn hóa chim
- 72. Đại sư thứ 72: Kapalapa - Người mang bình bát đầu lâu
- 73. Đại sư thứ 73: Kirapalapa - Kẻ chinh phục
- 74. Đại sư thứ 74: Sakara – Người sinh từ hoa sen
- 75. Đại sư thứ 75: Sarvabhaksa - Kẻ háu ăn
- 76. Đại sư thứ 76: Nagabodhi - Kẻ trộm
- 77. Đại sư thứ 77: Darikapa - Ông vua nô lệ
- 78. Đại sư thứ 78: Putalipa - Kẻ mang ảnh tượng
- 79. Đại sư thứ 79: Upanaha - Thợ đóng giày
- 80. Đại sư thứ 80: Kokilipa - Kẻ sành điệu
- 81. Đại sư thứ 81: Anangapa - Kẻ ngớ ngẩn
- 82. Đại sư thứ 82: Laksminkara - Nàng công chúa điên loạn
- 83. Đại sư thứ 83: Samudra - Thợ mò ngọc trai
- 84. Đại sư thứ 84: Vyalipa - Nhà luyện kim thuật
Nguyên Thạnh Lê Trung Hưng dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
Đại sư thứ 9: Goraksa - Kẻ chăn bò bất tử
Cho dù sinh ra ở giai cấp nào
Ngươi cũng có cơ hội đi tới giải thoát rốt ráo
Mà không có chướng ngại nào
có thể ngăn lối ngươi đi
Ta!
Goraksa cũng chộp lấy cơ hội ấy
Ta gieo hạt giống giác ngộ
Bằng cách phục vụ cho Caurangi một cách vô tư
Và
Acinta đã ban cho ta
những giọt rượu trường sinh
Goraksa đã chứng đắc
Riêng ta đứng nơi đây
Uy nghiêm như một vị vua của ba cõi
Truyền thuyết
Goraksa
sinh ra trong một gia đình tiểu thương dưới đời vua Devapala. Thuở thiếu niên, ông đã chăn trâu để giúp gia đình.
Một hôm theo lệ thường, Goraksa đang cùng lũ mục đồng nô đùa thì đại sư Minapa
đến chỗ bọn trẻ. Ngài nói: “Này các cháu, các cháu có nhìn thấy lũ kên
kên bay lượn quanh đây không? Gần đây có một hoàng tử gặp nạn. Ngài bị
chặt lìa chân tay và đang nằm chờ chết. Có cháu nào giúp ta đến cứu mạng hoàng tử không?”
Nghe nhà sư nói, Goraksa đáp ngay: “Cháu thấy ạ! Nhưng trong khi cháu đi cứu ông hoàng, xin ông giúp cháu trông chừng đàn trâu.”
Thế là, Minapa canh bầy trâu, còn Goraksa đi tìm hoàng tử gặp nạn. Theo hướng bay lượn của bầy kên kên, Goraksa tìm thấy một hoàng tử đang nằm ngất bên thân một cây to.
Goraksa
quay lại báo với nhà sư: “Quả nhiên đúng như lời ông nói.”
Sư hỏi: “Thế con đã làm gì?”
“Thưa ông, con đã cho hoàng tử phân nửa phần thức ăn mà con mang theo.”
“Tốt lắm! Vậy con hãy chăm sóc hoàng tử cho đến khi ngài lành bệnh nhé! ”
Nói xong, nhà sư từ biệt.
Cậu bé vâng lời, đi chặt những cành lá to để dựng lều cỏ rồi vực hoàng tử vào bên trong.
Ngày ngày Goraksa mang thức ăn đến cung phụng, lại còn tắm rửa cho ngài một cách chu đáo. Goraksa phục vụ và an ủi vị hoàng tử trong 12 năm.
Bấy giờ, Goraksa đã trở thành một chàng thanh niên cao lớn.
Một ngày nọ, theo thường lệ, Goraksa đến chỗ ông hoàng, cậu ngạc nhiên đến sững sờ khi thấy vị hoàng tử này đang đứng thẳng trên đôi chân.
Trong giây lát, Goraksa hiểu ra rằng lâu nay vị hoàng tử đã tu tập phép Du-già của sư Minapa truyền cho. Nay việc hành trì đã đem lại kết quả nên tứ chi của hoàng tử lành lại như cũ.
Đoạn, ông hoàng vận thần thông bay lượn giữa không trung và hỏi vọng xuống: “Ngươi có muốn học phép thiền định của ta không?”
Goraksa
đáp: “Tôi không cần phải học với ngài. Tôi cũng có một chân sư. Chính thầy tôi sai tôi chăm sóc, nuôi dưỡng ngài bấy lâu nay.”
Nói xong, Goraksa quay đi chăn trâu và chờ sư Minapa đến. Chẳng bao lâu thì sư Minapa lại xuất hiện, Goraksa thuật lại sự việc, sư lấy làm hài lòng. Ngài điểm đạo cho chàng và truyền cho pháp thuật.
Goraksa
y pháp tu hành mãi cho đến khi thấy có hiện tượng sở đắc, ngài bèn đi tìm Minapa.
Nhưng sư lại bảo Goraksa sẽ không thể đại triệt đại ngộ nếu ông không hoá độ được vô số chúng sanh thoát khỏi luân hồi.
Goraksa
lại bắt đầu vân du khắp nơi để hoằng pháp độ sinh. Nhưng Đại phạm thiên vương
hiện ra khuyên rằng: “Ngài chỉ nên truyền pháp cho những kẻ chí tâm cầu đạo, chớ có trao pháp cho kẻ thiếu tín tâm và những kẻ ngu độn.”
Nghe vậy, từ đó Goraksa chỉ truyền pháp cho những ai hội đủ các duyên và căn cơ khế hợp với giáo pháp của ngài.
Hành trì
Các hành giả Du-già thuộc giáo phái Nath tu tập môn Hatha-yoga,một
lối tu khổ hạnh. Họ tìm cách chặn đứng ý thức và nghiệp gây ra từ sự hoạt động của tứ chi, tập trung mọi năng lực vào các luân xa (chakra) hoặc vào cửu khiếu (nine bodily orfius).
Công phu lâu ngày, họ có thể bẻ gập các khớp xương để xếp sát vào thân như bị chặt tay chân, giống như con rùa rút vào trong cái mai của nó.