- 1. Tỳ-kheo phụng dưỡng cha mẹ
- 2. Phụng dưỡng cha mẹ thoát khỏi nạn chết
- 3. Người nghèo Sutana hiếu dưỡng cha mẹ
- 4. Chuyện kên kên chúa
- 5. Chim vẹt nhân từ
- 6. Voi chúa nuôi dưỡng voi mẹ
- 7. Lời nguyện của người con hiếu
- 8. Tôn giả Mục-kiền-liên
- 9. Nước mắt mẹ hiền
- 10. Hòa thượng cua
- 11. Các thiền sư và những người mẹ
- 12. Người con hiếu cứu mẹ
- 13. Ba hạng con
- 14. Công ơn cha mẹ không dễ đền đáp
- 15. Người con sinh từ hoa sen
- 16. Chuỗi anh lạc
- 17. Đứa con lười biếng
- 18. Chí Hiếu và cây táo Thiết Sơn
- 19. Hoàng tử A-xà-thế
- 20. Vua A-xà-thế sám hối
- 21. Cho tiền đi nghe pháp
- 22. Người con dâu kính Phật
- 23. Bốn đứa con
- 24. Chuyện thầy Dũng Mãnh
- 25. Dứt bỏ ảo tình
- 26. La-hầu-la xuất gia
- 27. Một chút lửa địa ngục
- 28. Một chồng hai vợ
- 29. Bát cơm cúng dường
- 30. Vườn Nai
- 31. Duyên xưa nghiệp cũ
- 32. Nắm tro tàn
- 33. Vụ kiện mất con
- 34. Quỷ mẹ
- 35. Bảy năm trong chậu máu
- 36. Hai đứa bé sinh đôi
- 37. Ngày xưa có một ông vua
TRUYỆN
TÍCH VU LAN PHẬT GIÁO
Minh Châu sưu tầm, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
Thời ấy, Bồ Tát tiền thân của đức Phật Thích-ca sanh làm chim vẹt chúa rất xinh đẹp, thường tha đồ ăn từ rừng núi Himavanta đem về phụng dưỡng cha mẹ.
Trong làng Sàlindiya, có người bà-la-môn dòng Kosiya gieo trồng lúa Sàli trên một thửa ruộng lớn cả 100 mẫu, có cho người trông nom canh gác giữ gìn đám lúa ấy.
Chim vẹt chúa cùng với bầy chim rất đông bay đáp xuống ruộng ăn lúa Sàli, mà người trông nom canh gác không thể nào ngăn cấm được. Bầy chim vẹt ăn no đủ bay về, riêng có một con chim vẹt chúa không những ăn no đủ rồi, mà còn tha lúa Sàli bay về nữa. Người trông nom canh gác ruộng lúa trình với ông chủ. Người bà-la-môn bảo rằng:
– Nếu như vậy, ngươi hãy đặt bẫy rập chờ chim vẹt chúa đáp xuống, bắt sống nó đem về đây cho ta.
Người trông nom canh gác tuân theo lệnh ông chủ, bắt sống được chim vẹt chúa đem trình đến ông chủ.
Vừa nhìn thấy con chim vẹt chúa, ông bà-la-môn sanh tâm thương yêu quý mến vô cùng. Ông đặt Bồ Tát đậu trên đầu gối rồi hỏi rằng:
– Này chim vẹt, ngươi ăn lúa Sàli của ta no nê rồi còn tha đem về, nhà ngươi có bồ lúa phải không? Hay nhà ngươi muốn gây oan trái với ta?
Nghe câu hỏi, Bồ Tát chim vẹt chúa ôn tồn đáp bằng bài kệ rằng:
Thưa ông Kosiya kính mến!
Bồ lúa của tôi nào đâu có!
Oan trái với ông tôi không nghĩ.
Tôi ở trong khu rừng lớn này,
Lo trả món nợ cũ đã vay,
Cho vay món nợ mới về sau.
Chôn cất của quý, dành mang theo.
Xin ông thông cảm cho tôi vậy!
Nghe câu giải đáp với ý nghĩa sâu sắc, ông bà-la-môn không hiểu, nên hỏi lại Bồ Tát rằng:
– Ngươi trả món nợ cũ cho ai? Và cho ai vay món nợ mới? Chôn cất của quý để dành mang theo bên mình được như thế nào? Nhà ngươi hãy giải thích rõ ràng cho ta hiểu.
Chim vẹt chúa giải thích rằng:
Thưa ông Kosiya kính mến!
Cha mẹ tôi già yếu ở tổ,
Tôi tha lúa về nuôi cha mẹ,
Trả nợ cũ đã vay từ nhỏ.
Con tôi còn nhỏ bé thơ dại,
Chưa có cánh bay đi kiếm ăn,
Tôi tha lúa về nuôi con tôi,
Cho vay món nợ mới về già,
Con tôi sẽ nuôi dưỡng lại tôi.
Những chim khác bệnh hoạn yếu đuối,
Có đôi cánh mà bay không được,
Tôi tha lúa về nuôi dưỡng chúng,
Tạo phước thiện bố thí để dành,
Bậc thiện trí gọi phước thiện ấy,
Là kho tàng phước mang theo mình,
Xin ông hiểu rõ ý nghĩa vậy!
Lắng nghe lời giải thích, ông bà-la-môn có đức tin trong sạch nơi Bồ Tát và vô cùng hoan hỉ cho phép rằng:
– Kể từ nay về sau, nhà ngươi cùng bà con thân quyến của ngươi được an toàn sanh mạng, được phép tự do ăn lúa Sàli trên toàn đám ruộng của ta.
Đám ruộng lúa Sàli của ông bà-la-môn cả 100 mẫu, Bồ Tát biết tri túc, chỉ xin phép ăn lúa Sàli trên khoảng 8 mẫu, phần còn lại thuộc về của ông bà-la-môn sẽ không đụng chạm đến.
Bồ Tát trước khi từ giã có lời khuyên ông bà-la-môn rằng:
– Này ông bà-la-môn, xin ông chớ nên buông thả, hãy cố gắng tinh tấn tạo nhiều phước thiện.
Bồ Tát chim vẹt chúa tha lúa về nuôi dưỡng cha mẹ, con cái và những con chim già yếu bệnh hoạn.
Ông bà-la-môn sai người cắm cọc khoanh vùng khoảng 8 mẫu, bảo người trông nom canh gác rằng:
– Ngươi chớ nên ngăn cấm loài chim ăn lúa Sàli và tha đem về trong vùng lúa này.
Từ đó về sau, bầy chim được phép ăn lúa Sàli, trong phạm vi khoảng 8 mẫu ấy và được phép tha lúa đem về nuôi dưỡng cha mẹ, con cái và những con chim già yếu.
Minh Châu sưu tầm, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
Chim vẹt nhân từ
Thời quá khứ, miền đông bắc xứ Magadha, có rất nhiều con vẹt sống trong khu rừng lớn gần núi.Thời ấy, Bồ Tát tiền thân của đức Phật Thích-ca sanh làm chim vẹt chúa rất xinh đẹp, thường tha đồ ăn từ rừng núi Himavanta đem về phụng dưỡng cha mẹ.
Trong làng Sàlindiya, có người bà-la-môn dòng Kosiya gieo trồng lúa Sàli trên một thửa ruộng lớn cả 100 mẫu, có cho người trông nom canh gác giữ gìn đám lúa ấy.
Chim vẹt chúa cùng với bầy chim rất đông bay đáp xuống ruộng ăn lúa Sàli, mà người trông nom canh gác không thể nào ngăn cấm được. Bầy chim vẹt ăn no đủ bay về, riêng có một con chim vẹt chúa không những ăn no đủ rồi, mà còn tha lúa Sàli bay về nữa. Người trông nom canh gác ruộng lúa trình với ông chủ. Người bà-la-môn bảo rằng:
– Nếu như vậy, ngươi hãy đặt bẫy rập chờ chim vẹt chúa đáp xuống, bắt sống nó đem về đây cho ta.
Người trông nom canh gác tuân theo lệnh ông chủ, bắt sống được chim vẹt chúa đem trình đến ông chủ.
Vừa nhìn thấy con chim vẹt chúa, ông bà-la-môn sanh tâm thương yêu quý mến vô cùng. Ông đặt Bồ Tát đậu trên đầu gối rồi hỏi rằng:
– Này chim vẹt, ngươi ăn lúa Sàli của ta no nê rồi còn tha đem về, nhà ngươi có bồ lúa phải không? Hay nhà ngươi muốn gây oan trái với ta?
Nghe câu hỏi, Bồ Tát chim vẹt chúa ôn tồn đáp bằng bài kệ rằng:
Thưa ông Kosiya kính mến!
Bồ lúa của tôi nào đâu có!
Oan trái với ông tôi không nghĩ.
Tôi ở trong khu rừng lớn này,
Lo trả món nợ cũ đã vay,
Cho vay món nợ mới về sau.
Chôn cất của quý, dành mang theo.
Xin ông thông cảm cho tôi vậy!
Nghe câu giải đáp với ý nghĩa sâu sắc, ông bà-la-môn không hiểu, nên hỏi lại Bồ Tát rằng:
– Ngươi trả món nợ cũ cho ai? Và cho ai vay món nợ mới? Chôn cất của quý để dành mang theo bên mình được như thế nào? Nhà ngươi hãy giải thích rõ ràng cho ta hiểu.
Chim vẹt chúa giải thích rằng:
Thưa ông Kosiya kính mến!
Cha mẹ tôi già yếu ở tổ,
Tôi tha lúa về nuôi cha mẹ,
Trả nợ cũ đã vay từ nhỏ.
Con tôi còn nhỏ bé thơ dại,
Chưa có cánh bay đi kiếm ăn,
Tôi tha lúa về nuôi con tôi,
Cho vay món nợ mới về già,
Con tôi sẽ nuôi dưỡng lại tôi.
Những chim khác bệnh hoạn yếu đuối,
Có đôi cánh mà bay không được,
Tôi tha lúa về nuôi dưỡng chúng,
Tạo phước thiện bố thí để dành,
Bậc thiện trí gọi phước thiện ấy,
Là kho tàng phước mang theo mình,
Xin ông hiểu rõ ý nghĩa vậy!
Lắng nghe lời giải thích, ông bà-la-môn có đức tin trong sạch nơi Bồ Tát và vô cùng hoan hỉ cho phép rằng:
– Kể từ nay về sau, nhà ngươi cùng bà con thân quyến của ngươi được an toàn sanh mạng, được phép tự do ăn lúa Sàli trên toàn đám ruộng của ta.
Đám ruộng lúa Sàli của ông bà-la-môn cả 100 mẫu, Bồ Tát biết tri túc, chỉ xin phép ăn lúa Sàli trên khoảng 8 mẫu, phần còn lại thuộc về của ông bà-la-môn sẽ không đụng chạm đến.
Bồ Tát trước khi từ giã có lời khuyên ông bà-la-môn rằng:
– Này ông bà-la-môn, xin ông chớ nên buông thả, hãy cố gắng tinh tấn tạo nhiều phước thiện.
Bồ Tát chim vẹt chúa tha lúa về nuôi dưỡng cha mẹ, con cái và những con chim già yếu bệnh hoạn.
Ông bà-la-môn sai người cắm cọc khoanh vùng khoảng 8 mẫu, bảo người trông nom canh gác rằng:
– Ngươi chớ nên ngăn cấm loài chim ăn lúa Sàli và tha đem về trong vùng lúa này.
Từ đó về sau, bầy chim được phép ăn lúa Sàli, trong phạm vi khoảng 8 mẫu ấy và được phép tha lúa đem về nuôi dưỡng cha mẹ, con cái và những con chim già yếu.
Send comment