Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Ngày thứ ba

25 Tháng Tư 201100:00(Xem: 13009)
Ngày thứ ba

ẤN QUANG ĐẠI SƯ KHAI THỊ
tại pháp hội Hộ Quốc Tức Tai tại Thượng Hải (1936)
(Nguyên tác: Ấn Quang Ðại Sư Hộ Quốc Tức Tai Pháp Ngữ)
(Liên Hương dịch theo bản in của Hoa Tạng Tịnh Tông Học Hội, Ðài Bắc)

Ấn Quang Ðại Sư Pháp Ngữ
(giảng tại pháp hội Hộ Quốc Tức Tai tại Thượng Hải - 1936)


Ngày thứ ba:

Trần thuật nguyên lý nhân quả và nêu sự thực làm chứng

Hai ngày hôm trước tôi đã trình bày sơ lược về đạo lý nhân quảphương pháp tức tai hộ quốc; hôm nay vốn chẳng cần phải luận về nhân quả nữa; nhưng tôi thấy vẫn còn có điểm chẳng thể chẳng trình bày rõ, nên tôi định sẽ giảng sâu hơn ít nữa, lại thuyết minh về nguyên lý nhân quả và nêu sự thực làm chứng, ngõ hầu đại chúng biết đến sẽ tỉnh ngộ và kinh sợ. 

Hiện tại, thế nhân chẳng rõ nguyên lý nhân quả, cho đó là chuyện bàn xằng, tà thuyết, lúc nào cũng tính chiếm tiện nghi, chẳng cam bề chịu lép, nào biết đâu tiện nghi chính là chịu lép, chịu lép hóa ra lại là tiện nghi. Như cha mẹ nay thường nuông chiều con cái, chẳng quản giáo nghiêm ngặt đến nỗi tạo thành thói quen ham tiền tài, thích tiện nghi. Cứ cho là có vậy mới gìn giữ được gia sản, chẳng đến nỗi bị tổn thất; nào hay kết quả trái ngược, vừa di hoạn chung thân lại còn gián tiếp ảnh hưởng vô hạn đến xã hội, quốc gia

Nay nêu lên một chuyện để làm ví dụ: Triệu Lương Tướng ở Ðại Châu đời Tùy, gia tư cự vạn, có hai đứa con. Ðứa lớn tên Mạnh, đứa nhỏ tên Doanh. Doanh mạnh mẽ, Mạnh yếu đuối. Lúc người cha sắp mất, phân gia sản làm hai, Mạnh được nhiều hơn. Sau khi Triệu Lương Tướng mất, Doanh chiếm sạch tài sản của anh, chỉ chừa lại cho anh một căn nhà và mảnh vườn. Mạnh phải đi làm thuê để tự nuôi thân. Chẳng mấy chốc, Triệu Doanh chết, sanh làm con của Mạnh, mang tên là Hoàn. Sau đấy, Mạnh cũng chết, đầu thai vào nhà Doanh, làm cháu nội của Doanh, mang tên là Tiên. Ðến lớn, nhà Mạnh càng nghèo, nhà Doanh càng giàu. Triệu Hoàn phải làm tôi tớ cho Triệu Tiên để sống. Thiên hạ bảo: “Thiên đạo bất bình, đã giàu càng giàu thêm”. 

Một ngày kia, Hoàn nghe bà mẹ góa bảo: “Chú Doanh của mày cướp đoạt gia sản của mày đến nỗi đời mày nghèo mạt, nay phải làm tôi tớ cho nhà nó, chẳng biết nhục sao?” Bởi thế, Hoàn oán hận, toan giết Triệu Tiên. Năm Khai Hoàng thứ nhất (600 TL), Hoàn theo Tiên đi triều bái Ngũ Ðài, vào đến chốn hang thẳm ở phía Ðông cả mấy mươi dặm, sâu hun hút không một bóng người. Hoàn rút dao bảo Tiên: “Ông nội mày là em trai bố tao. Ông mày đoạt gia sản của tao. Ðến đời tao nghèo túng phải làm đầy tớ cho mày. Mày nỡ lòng làm thế, nay tao giết mày đây!” Tiên liền cắm đầu chạy, Hoàn đuổi theo chạy vào rừng, thấy có am tranh liền bước vào. Có một vị lão Tăng bảo Hoàn: “Ông định làm gì thế?” Hoàn đáp: “Tôi đuổi theo kẻ oán đối!” Vị lão Tăng cười lớn: “Ông khoan làm thế, tôi sẽ giúp ông tự biết”, rồi trao cho dược vật bảo pha vào trà mà uống. Hoàn uống xong như mộng mới tỉnh, nhớ hết việc cũ, thẹn thùng đau đớn

Lão Tăng bảo: “Doanh chính là tiền thân của Hoàn, trước kia cướp đoạt của anh chính là tự bỏ tài sản của mình. Tiên là Mạnh thác sanh trở lại để hưởng lấy sản nghiệp kiếp trướcý nguyện của cha vẫn còn vậy!” Hai người bèn bỏ nhà làm Tăng tu đạo, sau đều mất tại Di Ðà Am. Sự việc này còn thấy chép trong Thanh Lương Sơn Chí. Nhân quả báo ứng hiển hiện rõ ràng, như tiếng vang ứng theo tiếng, như bóng theo hình, chẳng sai mảy may. Thế mà những kẻ tham hận sao chẳng tỉnh ngộ vậy? 

Lại như hiện tại còn lưu truyền chuyện cái trống da người ở Ngũ Ðài Sơn cũng là chuyện nhân quả báo thật rành rẽ đáng sợ vậy. Tôi xin thử thuật lại nguyên do. Ðời Ðường, tại mặt sau ngọn Bắc Ðài, chùa Hắc Sơnnhà sư tên Pháp Ái làm giám tự hai mươi năm, lấy của Chiêu Ðề Tăng tậu nhiều ruộng ở Nam Nguyên, để lại cho đồ đệ là Minh Hối. Pháp Ái chết liền sanh làm trâu ở nhà họ X. tận lực một mình cày ruộng. Ba mươi năm sau, trâu vừa già vừa bệnh, chủ trại muốn đem trâu đổi cho người lấy dầu. 

Ðêm ấy, Minh Hối mộng thấy người thầy đã chết của mình khóc bảo: “Ta dùng Tăng vật để tậu ruộng cho ngươi. Nay đang làm trâu vừa già vừa còm cõi. Xin hãy lột da ta bịt trống, viết tên tuổi của ta trên đó. Mỗi khi lễ tụng liền đánh trống thì nỗi khổ của ta mới có ngày thoát khỏi. Nếu không, dù gò Nam Nguyên có biến thành biển xanh, ta vẫn chưa thể thoát khổ nổi!” Nói xong, phủ phục cả thân mình xuống. 

Minh Hối tỉnh giấc, chỉ mới nửa đêm liền thỉnh chuông nhóm chúng, tường thuật tự sự. Sáng hôm sau, chủ trại báo con trâu già đã húc đầu vào cây mà chết. Minh Hối y theo lời trước, lột da trâu bịt trống, viết tên thầy lên trên, bán hết ruộng ở Nam Nguyên. Ðược bao nhiêu tiền đem cúng trai tăng cho tăng chúng ở Ngũ Ðài hết. Minh Hối lại bán sạch cả y bát, vì thầy mình lễ sám. Sau đem trống ấy gởi vào viện Văn Thù ở Ngũ Ðài. Lâu ngày, trống hư, chủ chùa đem trống khác thế vào. Thế gian ngoa truyền là trống bịt bằng da người. Sự tích này cũng thấy ghi trong Thanh Lương Sơn Chí. 

Nói tóm lại, nhân quả rành rành, không ai trốn khỏi. Hai người con họ Triệu do túc thế có gieo căn lành nên gặp được cao tăng, cuối cùng thành đạo. Còn như kẻ phàm tục sao lại tự cậy, chẳng dốc lòng tin nhân quả, tự mình lầm, làm người khác lầm, tự hại, hại người? Người đời nay chỉ thấy chuyện trước mắt, chẳng đoái hoài đời sau, thích chiếm tiện nghi, chẳng thích bị thua thiệt; con cái mắt thấy tai nghe, tập riết thành thói. Phong tục xã hội cũng do đó ngày càng hiểm ác, tranh đoạt nổi lên, đại loạn hưng khởi, giết người đầy thành, ngập đồng mà mắt chẳng nháy, tâm chẳng áy náy đều là do đó mà ra cả. Ðã thế, sát nhân là tàn nhẫn, ác độc, nhưng chẳng coi là đáng buồn, đáng xót, ngược lại còn vênh váo khoe công, còn được kẻ khác khen ngợi nữa. Thậm chí có kẻ giết cả cha mẹ, họ hàng, còn tự cho là “đại nghĩa diệt thân!” 

Ôi! Họa biến đến thế, thiên lý tuyệt, nhân đạo diệt, chẳng riêng đạo đức táng vong mà còn bị kiếp nạn không ngơi nữa! Vì thế, hiện tại muốn cứu hộ đất nước phải bắt đầu từ căn bản. Căn bản là gì? Ðích xác là tin vào nhân quả. Nếu đã thật sự hiểu rõnhân quả lại còn có thể dốc lòng tin, tận lực thực hành thì thế đạo, nhân tâm tự có thể vãn hồi. Tôi cho rằng tất cả triết học, tôn giáo trong thế gian không gì tinh áo, dễ thực hành bằng Phật giáo cả. 

Hiện tại, thế nhân sở dĩ chẳng tin nhân quả, đa phần là vì chịu ảnh hưởng của Tống Nho. Những nhà Lý học thời Tống như Trình Minh Ðạo, Trình Y Xuyên, Chu Hối Am v.v… do xem kinh Ðại Thừa nhà Phật, chỉ lãnh hội đôi chút ý nghĩa “toàn sự tức lý”; lại chỉ thân cận một hai bậc tri thức trong Tông Môn, hiểu lóm rằng bất cứ pháp nào cũng chẳng ngoài ý chỉ Nhất Tâm, chứ thực sự chưa hề duyệt trọn các kinh luận cùng tham học với khắp các bậc tri thức chư tông, trộm lấy ý nghĩa của kinh Phật để tự khoe mẽ, dùng đó phát huy sự uyên áo của Nho giáo. Bọn họ lại sợ người đời sau cũng xem kinh Phật sẽ thấy ngay sự kém cỏi của mình bèn rắp tâm báng Phật

Nhân chẳng thể báng bổ những chỗ tinh diệu, họ liền nhắm vào mặt Sự mà bài bác. Họ bảo đức Phật dạy sự-lý tam thế nhân quả, lục đạo luân hồi chỉ nhằm để phỉnh phờ hạng ngu phu, ngu phụ phụng hành giáo pháp của Ngài, chứ thật sự chẳng có những điều ấy. Họ còn bảo: Sau khi con người chết đi, thân đã mục nát thì thần thức cũng phiêu tán; dù có [muốn] băm, chặt, xay, giã cũng không còn có gì để làm được! Thần thức đã tan thì còn ai để thọ sanh? Do những thuyết sai lầm ấy, họ đã mở tung đầu mối phóng túng, không kiêng sợ gì cả. 

[Họ lý luận] chẳng khuyến khích điều thiện, chẳng trừng phạt điều ác vì “trời tức là Lý” vậy, chứ nào có một vị vua thật sự cầm cân nảy mực đâu! Họ cho rằng thần và hồn là hai lương năng của Khí, như thể sấm động là do hai khí Âm, Dương va chạm nhau nổ thành tiếng. Họ coi những vấn đề Thực Lý, Thực Sự là chuyện không đàm (bàn luận suông), chuyên lấy việc chánh tâm thành ý làm gốc để trị quốc, trị dân; chẳng hề biết chánh tâm thành ý chính là do “trí tri cách vật” mà ra. Họ bảo “trí tri” là suy xét tri thức của mình đến cùng cực, “cách vật” là hiểu cùng tận cái lý của mọi sự vật trong thiên hạ; nào hay “vật” chính là tư dục trong tâm mình. Do có tư dục nên tự tâm bị chướng ngăn; bởi thế, tâm vốn sẵn đủ chơn tri nhưng không cách nào hiển hiện được. “Cách trừ” (hiểu biếttrừ khử) được tư dục thì chơn tri sẵn có sẽ tự hiển hiện. Hễ chơn tri đã hiển thì tâm sẽ chánh, ý sẽ thành! 

Chánh tâm thành ý thì dù ngu phu, ngu phụ một chữ chẳng biết cũng vẫn làm nổi. Còn nếu đúng như họ (các nhà Tống Nho) lý luận thì việc suy xét đến cùng cực tri thức của mình, hiểu tận cùng cái lý của mọi sự vật trong thiên hạ dẫu có là bậc thánh nhân cũng chẳng dễ gì làm nổi! Vì do lầm lạc một điểm này đến nỗi căn bản trị thế bị mất sạch. Họ lại dùng thuyết không nhân quả, luân hồi toan khuyên người chánh tâm thành ý. Nếu đã không có nhân quả, một phen chết đi là vĩnh viễn mất hết, dù thiện hay ác cũng đều chết cả; còn ai bận tâm đến cái tiếng hão nữa mà chánh tâm thành ý cơ chứ? 

Hơn nữa, các nhà Lý học cho rằng: “Nếu có làm điều gì để làm lành thì đó chính là ác”. Lý lẽ này đúng là phá hoại thiện pháp thế gian. Vì sao thế? Ông Cừ Bá Ngọc năm 20 tuổi, thấy mười chín năm trước đều sai trái. Ðến năm mươi tuổi, thấy bốn mươi chín năm trước đều sai trái, muốn bớt lỗi nhưng chưa làm được. Như thế thì ông Cừ có làm điều gì hay là không làm điều gì? Khổng Tử không đức nào chẳng tu, không môn học nào mà chẳng giảng, không nghe đạo nghĩa nào mà chẳng làm theo, không điều chẳng tốt nào mà chẳng thay đổi, nhưng vẫn lo âu. Ðến năm bảy mươi tuổi, Ngài vẫn mong trời cho sống thêm mấy năm ngõ hầu học Dịch để khỏi mắc lỗi lớn. Như vậy thì ngài có làm điều gì hay không làm điều gì hết vậy? 

Chỉ từ sau thời Trình, Chu, nhà Nho đều chẳng dám bàn đến nhân quả vì hễ bàn đến là bị mọi người công kích, cho rằng không phải thuần Nho, cho là xúc phạm tiên hiền. Bởi vậy, kẻ hiểu biết phàm tục, kiến thức kém cỏi liền hùa giọng báng Phật; người kiến thức cao minh lén lút xem kinh Phật để mong tự hiểu biết thêm, nhưng miệng vẫn sốt sắng bài bác Phật pháp, ngõ hầu sau này được dự vào chân Hiền Từ trong làng xóm hay chức Tư Bổn trong Văn Miếu!

Khi đó, trong thâm tâm của Trình, Chu bất quá chỉ mong hưng long Nho Giáo, chẳng bận tâm đến Phật giáo sẽ còn hay mất! Họ nào hay đến ngày nay, chất độc tiềm tàng “phá diệt nhân quả, luân hồi” đột nhiên bộc phát ào ạt thành ác quả phi thánh, phi kinh, diệt lương hảo, diệt nhân luân, thú tánh, thú hạnh, vô thân, vô sỉ, tặc nhân, tặc nghĩa, họa quốc, họa dân, chẳng đáng đau buồn ư? 

Hiện tại chiến sự ở vùng Tuy Viễn rất khẩn cấp, tai họa cực thảm, những chiến sĩ trung dũng và đồng bào thân ái của chúng ta hoặc là máu thịt vương vãi tung tóe, táng thân, tổn mạng, hoặc là nhà tan cửa nát, trôi giạt, bơ vơ, không cơm, không áo, đói khát bức bách. Nói, nghĩ đến điều này, tim gan tan nát. Sáng nay, pháp sư Viên Anh kể cho tôi nghe chuyện này, bảo tôi khuyên đại chúng phát tâm cứu tế, góp gió thành bão, chẳng quản ít nhiều. Có áo cho áo, cớ tiền cho tiền, tùy duyên, tùy lực, công đức vô lượng, chắc chắn hưởng thiện quả

Phải biết là giúp người tức là giúp mình, cứu người tức là cứu mình. Nhân quả vằng vặc, chẳng sai sót mảy may. Nếu chính mình gặp nạn, không có ai giúp, nhưng nếu có thể xưng niệm thánh hiệu thì nhất định sẽ được Phật, Bồ Tát thầm gia hộ, bảo vệ. Tôi là một ông sư nghèo, hoàn toàn chẳng cất chứa thứ gì, hễ tại gia đệ tử có biếu tặng cái gì, tôi đều dùng để ấn loát kinh sách hết. Nay tôi xin quyên ra một ngàn đồng để xướng xuất cứu viện vùng Tuy Viễn. Chỉ có giúp người mắc nạn thì mới có thể dứt trừ được tai nạn cho mình. 

Hiện tại, phần lớn các bà đua nhau xa hoa, nghe nói một bình nước hoa trị giá từ ba, bốn chục bạc đến hai, ba trăm bạc. Sao bằng đem số tiền phung phí đó dùng để cứu trợ Tuy Viễn? Lại còn có hạng người chuyên ưa tích tụ của cải, lúc sống đã chẳng dám dùng, chết đi còn mong chôn theo xuống đất, ngõ hầu được con cái hậu táng, hoặc lưu truyền cho con cháu dùng, nào hay đâu hiện tại có nạn đào mồ, những mong tích chứa lại biến thành đại họa cho tương lai. Chẳng hạn như ở Thiểm Tây hiện đang có cả một tổ chức đào mộ chuyên thực hiện hành vi đó. Làm con người nỡ nào vì chữ Hiếu lại khiến cho mớ xương khô phơi tênh hênh cho chim, thú no dạ! Sao chẳng đem khoản tiền lớn lao đó dùng để cứu tế người dân bị nạn thì kẻ sống lẫn người chết đều được lợi. Như lại có người nghèo túng, tuy có chí nguyện làm thế, nhưng sức chẳng kham nổi thì hãy niệm Phật cho nhiều, thay họ hồi hướng, không những dứt tai nạn cho người còn dứt được tai nạn cho mình. Việc này ai cũng làm được. 

Tôi nghe lúc chiến cuộc xảy ra tại đất Hỗ, cháu của cư sĩ Tào Thương Châu vâng lời cha từ đất Hỗ xuống Tô Châu đón ba ông chú và các chú về Hỗ. Ông chú và các chú chẳng muốn đi. Cháu Tào bèn lấy châu báu của vợ giắt vào lưng, ngồi thuyền nhỏ về Hỗ. Chợt có kẻ cướp đến, anh ta nhanh chóng trốn vào gần bờ, vội vàng lội xuống nước, vàng ngọc giắt theo trị giá cả hai, ba vạn đều đem cho hết chỉ để đổi áo với người khác, tự xưng mình là học trò nghèo, làm thầy giáo dạy vỡ lòng cho trẻ, may mà thoát nạn. Nếu bọn đại đạo biết được, không biết còn phải tốn mấy vạn để chuộc thân nữa. Ðấy có phải là tiền tài gieo họa cho người hay không? 

Người ta nay chỉ tham phần tiện nghi trước mắt chẳng buông được, luôn bị tiền tài làm khốn khổ, những trường hợp như vậy rất nhiều, chẳng thể thuật đủ! Khi xưa, có một vị cư sĩ nọ hỏi tôi phương cách vãn hồi kiếp vận, tôi bảo: “Việc này rất dễ! Hiểu rõnhân quả rồi tận lực mà hành. Phát được tín tâm ắt có thiện quả. Vả tâm tư ngụy đã tiêu, trong tâm quang minh chánh đại thì tai nạn nào cũng tiêu tan như băng tuyết mà thôi!” 

Trong cơn loạn lạc ở Hồng Dương, ông Mộc Thương Viên Cung Hoằng người tỉnh Giang Tây bị bọn phỉ bắt được, trói vào cây cột ở khách sảnh, khóa chặt cửa lại, chờ đúng lúc sẽ giết. Ông Viên tự nghĩ phải chết, thầm niệm thánh hiệu Quán Thế Âm, hồi lâu ngủ quên đi, tỉnh dậy thấy thân mình nằm ngoài đồng, ngẩng đầu lên trông thấy vẫn còn sớm liền trốn thoát. Ðây là chuyện xác thực. 

Do vậy, tôi rất mong đại chúng đại phát tín tâm, nương vào đức của cha trời, mẹ đất, giữ lòng nhân coi mọi người là đồng bào của mình, dùng lòng nhân đối xử với loài vật hệt như con người. Phàm đối với hết thảy những gì trong vòng trời đất đều thương xót, nuôi dưỡng, bảo vệ, xem như chính mình. Lại còn đem lẽ nhân quả báo ứng, niệm Phật cầu sanh Tây Phương để chỉ bảo, khuyến hóa. Nếu như tất cả mọi người đều làm được như vậy thì nước chẳng cần giữ mà tự giữ vững, tai nạn chẳng mong dứt cũng tự dứt vậy! 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 46141)
"Hộ-Niệm" đúng Chánh Pháp, hợp Lý Đạo, hợp Căn Cơ. Thành tựu bất khả tư nghì! ... Cư Sĩ Diệu Âm
(Xem: 21015)
Phật A Di Đà chính là vị Phật biểu trưng cho một Phật thể có thọ mạng vô lượng, trí tuệ vô cùng, công đức vô biên (Vô lượng thọ, Vô lượng quang, Vô lượng công đức).
(Xem: 23359)
Thế giớichúng ta đang sống luôn bất an, bất toàn và tạm bợ mà trong kinh A Di Đà gọi là trược thế... Thích Viên Giác
(Xem: 18882)
Tu tập pháp môn P’howa, tức là pháp môn chuyển di thần thức vào giây phút từ trần, sẽ làm người tu tự tin vào đời sống của mình, vào sự tu tập tâm linh của mình...
(Xem: 15378)
Không có một sự thực hành Niệm Phật chân chính, không ai có thể trung thực nhận ra tính chấp ngã vị kỷ của con người đã hình thành nên cốt lõi của sự tồn tại sinh tử.
(Xem: 46616)
Vì lòng thương xót chúng sanh đời Mạt Pháp, đức Thế Tôn đặc biệt nói ra pháp này để rộng cứu tế, ngõ hầu chúng sanh dẫu chẳng được gặp Phật, mà nếu gặp được pháp môn này...
(Xem: 15271)
Tự Tánh Di Đà: Tiểu bộ kinh Đi Đà định danh rất rõ về thể tánh của Đức A Di Đà: Vô Lượng Thọ - Vô Lượng Quang; Một đức Phật tín ngưỡng, tâm linhpháp tánh, đương vi giáo chủ một cõi Tịnh lý tưởng cũng thuộc phạm vi tín ngưỡng...
(Xem: 42566)
Nếu trong sự thuần tưởng, lại gồm cả phước huệ và tịnh nguyện thì tự nhiên tâm trí khai mở mà được thấy mười phương chư Phật, tùy theo nguyện lực của mình mà sanh về Tịnh-độ.
(Xem: 13054)
“Nam Mô A Di Đà Phật” bài pháp tối thắng nhất, mà tôi đã mang đi trong suốt một dặm đời, thân thương như ruột thịt, ân cần như mẹ cha.
(Xem: 33134)
Nói đến tịnh độ tất phải nói đến hai khái niệm tự lựctha lực. Tự lực nói đến phương pháp chúng ta thực hành cho tự thân, dựa vào nội lực của chính tâm chúng ta.
(Xem: 51165)
Kinh Hoa Nghiêm nói: “Lòng tin là gốc của đạo, sanh ra các công đức. Lòng tin có thể nuôi lớn các căn lành. Lòng tin có thể vượt khỏi các đường ma.
(Xem: 6573)
Đức Phật dạy chúng ta lấy hiếu làm gốc. Hiếu dưỡng cha mẹpháp môn căn bản rất lớn của đạo Phật, cũng là điều kiện quan trọng cơ bản làm người.
(Xem: 13092)
Cõi Tịnh Độ cũng được gọi là cõi Cực Lạc. Tôi là người hạnh phúc nhất và giàu nhất trên thế giới. Mỗi ngày nơi làm việc, tôi nghe tụng niệmtâm trí tôi đầy bao Cực Lạc khi đang làm việc.
(Xem: 29286)
Với một người có nguyện và có lực, họ vẫn xem khoảnh khắc cuối của đời sốngthời khắc quan trọng, vì chúng có khả năng chi phối rất nhiều đến đời sống tiếp theo.
(Xem: 34307)
Phát Bồ đề tâm, nói đơn giản, là trước hết, lập cái chí nguyện mong cầu tuệ giác Vô thượng Bồ đề, kế đó, phát triển tuệ giác ấy...
(Xem: 23561)
Tâm Bồ đề là tâm rõ ràng sáng suốt, tâm bỏ mê quay về giác, là tâm bỏ tà quy chánh, là tâm phân biệt rõ việc thị phi, cũng chính là tâm không điên đảo, là chân tâm.
(Xem: 30306)
Mục tiêu cuối cùng của việc học Phật là khai trí huệ. Trí huệ từ Định lực mà có, cũng chính là do tâm thanh bình đẳng mà có...
(Xem: 29992)
Nếu có tỳ-kheo chân thật muốn học đạo, hãy vứt bỏ những thứ trang sức choáng lộn, chẳng cầu danh văn, chất phác, giữ lòng chân thành...
(Xem: 32625)
Pháp sư Ấn Hải dịch từ Nhật ngữ sang Hoa ngữ vào năm 1987, Thích nữ Viên Thắng dịch từ Hoa ngữ sang Việt ngữ vào năm 2011
(Xem: 10533)
Tất cả các pháp trong thế gian đều do nhân duyên mà sanh huyễn hóa mà có. Bởi do nhân duyên hư vọng hòa hợp mà có sanh, nhân duyên hư vọng biệt ly mà có diệt.
(Xem: 58537)
Thông đạt tiếng nói các chúng sanh, khai thị thật tướng vũ trụ. Vượt khỏi các pháp thế gian. Tâm thường nguyện độ thoát chúng sanh. Đối với vạn vật tùy ý tự tại.
(Xem: 14152)
Nếu đạo hữu đang tìm kiếm ban hộ niệm để độ người thân và độ người tín Phật liên hệ với Ban hộ niệm tại địa phương mình trong danh sách bên dưới.
(Xem: 11344)
Nếu mình là người có Trí huệ, biết lo cho hạnh phúc đời này và mai sau của mình thì mình lo tinh tấn tu hành, đừng để cái Chết hay Vô Thường tới, lúc đó đã quá muộn rồi.
(Xem: 30919)
Mục đích của Phật pháp không ngoài việc giúp chúng sinh giác ngộ tự tâm, xa lìa khổ đau đạt được an lạc... Thích Tâm An biên dịch
(Xem: 25233)
Thân tất cả chư Phật, Là thân một đức Phật. Một tâm một trí huệ, Lực vô úy cũng thế... HT Thích Thiền Tâm
(Xem: 22726)
Nếu hay tu trí tuệ thì không khởi phiền não. Trí tuệ vô ngã có thể từ chỗ nghe Phật pháp, thể nghiệm Phật lý, phản quan tự ngã, nhìn thấu nhân sinh mà có được.
(Xem: 33087)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bảo Tích, Kinh số 0366 - HT Thích Trí Tịnh dịch
(Xem: 17651)
Chư Tổ Tịnh Độ Tông - HT Thích Thiền Tâm
(Xem: 42064)
Hán dịch: Tam Tạng Sa Môn Thật-Xoa Nan-Đà (Siksananda), người xứ Vu Điền (Khotan), phiên dịch vào đời nhà Đường của Trung Hoa; Việt dịch: Ban Việt Dịch Vạn Phật Thánh Thành
(Xem: 45628)
Khi đức Phật phát ra bất-khả-thuyết bất-khả-thuyết tiếng vi diệu như thế xong, thời có vô lượng ức hàng Trời, Rồng, Quỉ, Thần ở trong cõi Ta-bà...
(Xem: 32037)
Địa tạng chú trọng cả sinh và chết. Địa tạng rất trọng thị hạnh phúc nhân loại. Địa tạng hay nói Phật giáo, nhưng chữ ấy không có nghĩa tôn giáo của Phật, mà là giáo huấn của Ngài... HT Thích Trí Quang
(Xem: 11271)
Cuối cùng thì một con đường vô thường này mỗi người chúng ta đều phải đối diện! Tuy nhiên, Phật A-di-đà đã từng phát đại nguyện muốn cứu độ tất cả chúng sanh niệm Phật.
(Xem: 27289)
Tâm tánh của chúng sinh dung thông không ngăn ngại, rộng lớn như hư không, lặng trong như biển cả. Vì như hư không nên thể của nó bình đẳng...
(Xem: 17713)
Tây phương Cực lạccảnh giới thanh tịnh giải thoát. Thanh tịnhvô nhiễm là thuần thiện, giải thoát là vượt ngoài ba cõi, vượt ngoài ba cõi là xả ly thế gian.
(Xem: 12205)
"Văn hóa Tịnh độ" được thiết lập theo các quy chuẩn, giá trị vật chấttinh thần nhất định. Thứ nhất, đây là cảnh giới không có khổ đau, chỉ có hạnh phúc...
(Xem: 29083)
Giáo - Lý - Hạnh - Quả là cương tông của Phật pháp. Nhớ Phật, niệm Phật thực là đường tắt để đắc đạo. Thời xưa, cứ tu một pháp thì cả bốn (Giáo - Lý - Hạnh - Quả) đều đủ.
(Xem: 28210)
Nếu ai nấy chẳng làm các điều ác thì những sự tổn hại chúng sanh đều sẽ chẳng ai làm, tham-sân chẳng đủ để tạo thành tai họa vậy!
(Xem: 22685)
Chân thật niệm Phật, lạy Phật sám hối, giữ giới sát, ăn chay, cứu chuộc mạng phóng sinh. Đó là bốn điểm quan trọng mà sư phụ thường dạy bảo và khuyến khích chúng ta.
(Xem: 17292)
Chắc chắn Đức Phật đã thiết lập nhiều quy luật đạo đứcthiền quán. Những điều này hỗ trợ cho ân cần tử tế, từ bi, bao dung, yêu thương, tế nhị cũng như tuệ trí, tập trung, và can đảm.
(Xem: 11854)
Từ ngàn năm trước cho đến tận ngàn sau, sáu chữ Nam Mô A Di Đà Phật vẫn vang dội mãi trong tâm thức đi về của Đạo Phật Việt, như một năng lực cứu độ nhiệm mầu cho chúng sanh...
(Xem: 34657)
Ðức bổn sư Thích Ca Mâu Ni Thế Tônthương xót tất cả chúng-sanh mà hiện ra nơi đời ác-trược, với bốn mươi chín năm thuyết pháp, mục đích mở bày và chỉ rõ Tri-Kiến Phật...
(Xem: 26284)
Pháp môn Tịnh Độ cao cả không cùng, rộng lớn như trời che đất chở. Đây là Pháp môn tổng trì của chư Phật ba đời, là đạo mầu đặc biệt trong một đời giáo hóa của đức Thích Ca.
(Xem: 29039)
Nếu một người thiện nam hay tín nữ thực hànhhoàn thành Năm Thực Tập Chính Niệm, người ấy cuối cùng sẽ đạt được sự vãng sinh về vùng đất Hòa Hòa Bình và An Lạc...
(Xem: 13156)
Qua sự trì niệm Danh hiệu Phật cá nhân, riêng tư hay cộng đồng, tâm thức có thể trở nên tập trung trên tính bản nhiên của thực tại đã ôm ấp đời sống của chúng ta.
(Xem: 28887)
Thiên Như lão nhơn đang tĩnh tọa nơi thất Ngọa Vân, bổng có người đẩy cửa bước vào, tự xưng là Thiền khách. Lão nhơn im lặng gật đầu chào, đưa tay ra ý mời ngồi...
(Xem: 18679)
Pháp Thân, tự biểu hiện ‘tính không’ và không có sự hiện hữu của thân thể vật lý, mà phải tự hiện thân trong một hình tướng và được biểu hiện như cây trúc...
(Xem: 46279)
Đấng Pháp vương vô thượng Ba cõi chẳng ai bằng, Thầy dạy khắp trời người Cha lành chung bốn loài.
(Xem: 13788)
Xem qua lịch sử phát triển của tông Tịnh độ, ta thấy vào thời Ðông Tấn, khoảng cuối thế kỷ thứ V, có Ngài Tuệ Viễn lập ra Bạch Liên Xã để xiển dương Tông Tịnh độ;...
(Xem: 29957)
Đức Phật A Di Đà là một ngôi giáo chủ trên cõi Lạc Bang, oai đức không cùng, thệ nguyện rất lớn, mở môn phương tiện, độ kẻ chúng sanh ra khỏi Ta bà đem về Tịnh độ.
(Xem: 22777)
Nói đến Phật giáo, người ta nghĩ ngay đến đạo Từ bi cứu khổ. Mà hình ảnh cứu khổ tiêu biểu tuyệt vời nhất thiết tưởng không ai khác hơn là đức Bồ tát Quan Thế Âm...
(Xem: 12494)
Bất cứ một việc làm gì, khi nhìn kết quả của sự việc, ta sẽ biết nguyên nhơn của việc ấy và ngược lại, nếu muốn biết kết quả của một việc xảy ra cho được tốt đẹp...
(Xem: 37205)
Một thời Ðức Phật ở nước Xá Vệ, trong vườn Cấp Cô Ðộc, cây của thái tử Kỳ Ðà, cùng với các đại Tỳ Kheo Tăng... Thích Minh Định dịch
(Xem: 36856)
Khuyến phát Bồ Đề Tâm văn; Âm Hán Việt: Cổ Hàng Phạm Thiên Tự Sa môn Thật Hiền soạn; Dịch: Sa môn Thật Hiền chùa Phạm Thiên Cổ Hàng soạn
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant