Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chương I: Tông chỉ lập giáo

30 Tháng Tư 201100:00(Xem: 10546)
Chương I: Tông chỉ lập giáo

DU TÂM AN LẠC ĐẠO
Tác Giả: Sư Nguyên Hiểu nước Tân-La -Tỳ Kheo Thích Giác Chính dịch Việt
Nhà xuất bản Fahasa 2007

Chương I
Tông chỉ lập giáo

Tâm tánh của chúng sinh dung thông không ngăn ngại, rộng lớn như hư không, lặng trong như biển cả. Vì như hư không nên thể của nó bình đẳng, không có tướng riêng nào để chấp giữ, thì làm gì có chỗ tịnh chỗ uế! Vì như biển cả, nên tánh của nó mềm mại uyển chuyển, thường tùy duyên mà không trái nghịch, lẽ nào không có lúc động lúc yên? Như thế, hoặc do gió trần cảnh mà bị luân chuyển mãi trong năm trược[3], đắm chìm hoài trong biển khổ; hoặc nhờ sức lành mà cắt đứt bốn dòng[4], thẳng đến bờ kia hằng vắng lặng. Nói theo tánh giác bình đẳng thì động tĩnh này đều là đại mộng, vì không có đây, không có kia, cõi tịnh cõi uế vốn chỉ một tâm, sinh tử và Niết-bàn chẳng phải hai mé. Nhưng muốn quay về nguồn giác thì cần phải nhóm chứa công đức mới thành, còn chạy theo dòng mộng thì không thể nào khai ngộ. Vì thế, Thánh nhân lưu dấu vết có xa có gần, giáo pháp được giảng thuyết có lúc thịnh lúc suy. Đến như đức Thích-ca Mâu-ni thị hiện ở cõi Ta-bà này ngăn năm điều ác, khuyên làm điều lành; đức A-di-đà Như Lai giáo hóa cõi An Dưỡng kia lập chín phẩm vãng sinh. Những phương tiện giáo hóa của chư Phật như thế, không thể trình bày hết được.

Nay nước Cực Lạc được trình bày ở đây chính là cảm hạnh nguyện sâu kín, ứng quả đức cao xa. Thập bát viên tịnh[5] vượt trên ba cõi, tướng hảo của năm căn hơn hẳn trời Lục Dục. Pháp vị hương báu nuôi dưỡng thân tâm, làm gì có nỗi khổ ngày đêm đói khát; gió thơm rừng ngọc thường xuyên thổi mát, hoàn toàn không có niềm lo lạnh, nóng, Hạ, Đông. Chư Tiên cùng tụ họp, thường tắm nước tám đặc tính[6] trong ao sen, nhờ đây mà người sinh về cõi này vĩnh viễn giã từ thời đại đáng chán; bạn tốt cùng đi theo, dạo chơi các cõi Phật khắp mười phương, nhờ đây mà xa lìa hẳn những buồn phiền khó an ủi. Huống nữa lại còn thường được nghe âm thanh thuyết pháp để nhập vào Vô tướng, được thấy ánh hào quang của Phật mà tỏ ngộ Vô sinh. Vì ngộ Vô sinh nên không đâu không được sinh, do nhập Vô tướng nên khắp nơi đều hiện tướng. Cực tịnh cực lạc, nên tâm ý không thể lường được; không bờ không mé, nên ngôn từ không sao tải hết. Như thế, Tịnh độ là nơi được chư Phật mười phương khen ngợi khuyên sinh về, là chỗ mà Thánh chúng Tam thừa đều nương ở. Nhưng xét kỹ lại những ý khen ngợi và khuyên sinh của Như Lai chính là Ngài muốn tiếp độ các bậc trung cănhạ căn, do Ta-bà là thế giới tạp nhiễm nên có rất nhiều duyên lui sụt; còn An Dưỡng là cõi báu hoàn toàn an lành, chỉ có tiến chứ không lùi. Cho nên, luận Khởi Tín chép: “Những chúng sinh mới tu học pháp này, muốn cầu chánh tín mà tâm thường khiếp nhược. Vì ở cõi Ta-bà này sợ không được gặp chư Phật để đích thân cúng dường, khó thành tựu lòng tin, nên tâm chí liền lui sụt”.

Nên biết rằng Như Lai có rất nhiều phương tiện tối thắng để giữ vững tín tâm, đó là nhân duyên chuyên tâm niệm Phật, tùy nguyện mà được sinh về cõi Phật ở phương khác, thường được gặp Phật, vĩnh viễn xa lìa đường ác. Như trong Khế Kinh có dạy: “Nếu người chuyên tâm niệm Đức Phật A-di-đà ở thế giới Cực Lạc, đem những căn lành đã tu tập, hồi hướng mong cầu sinh về thế giới Cực Lạc liền được vãng sinh, thường được gặp Phật, hoàn toàn không còn thoái chuyển. Nếu người quán tưởng Pháp thân Chân như của Đức Phật A-di-đà, thường tinh tấn tu tập, cuối cùng được vãng sinh, đạt được chánh định”. Tất cả phàm phu tuy có niệm Phật, nhưng chưa đạt đến hàng Thập giải[7] thì còn ở vị lui sụt. Ở cõi uế có bốn duyên khiến người lui sụt, cõi tịnh có bốn duyên khiến người không lui sụt:

1. Ở cõi tịnh mạng sống lâu dài không có bệnh tật, cho nên không lui sụt; còn cõi uế, mạng sống ngắn ngủi, lại nhiều bệnh tật, cho nên lui sụt.

2. Cõi tịnh có chư Phật, Bồ-tát và thiện hữu tri thức, cho nên không lui sụt. Như trong kinh dạy: “… Được cùng ở chung một chỗ với các bậc Thượng thiện nhân”; cõi uế có nhiều bạn ác cho nên lui sụt.

3. Cõi tịnh không có người nữ, nên đối tượng của sáu căn hoàn toàn là những duyên tiến tu đạo nghiệp, nên không lui sụt. Như kinh dạy: “Mắt nhìn thấy sắc, liền phát tâm Bồ-đề…”; cõi uế do có người nữ, nên lui sụt.

4. Cõi tịnh chỉ có thiện tâm, nên không lui sụt. Kinh chép: “Không có một mảy may tâm tạo ác”; cõi uế do có tâm ác, tâm vô ký, nên lui sụt. Lại nữa, trong hai bộ kinh đều nói: “Người vãng sinh đều được không lui sụt, chứ không nói chỉ người không lui sụt mới được vãng sinh”. Giống như người trong cõi Ta-bà có đủ ba thọ[8], nếu sinh về cõi kia thì không có khổ thọxả thọ mà chỉ có lạc thọ.

Tóm lại, từ hàng Sơ địa trở lên thì bi nguyện[9] tự tại, không nơi nào mà không sinh về, nên cần gì phải khuyến hóa. Hàng Thập giải trở đi thì do Chủng tánh quyết định[10], lại không lo lui sụt, nên cũng không phải là chánh cơ[11]. Hàng Thập tín trở về trước và hàng phàm phu do phát tâm chưa kiên cố, cho nên tùy theo duyên mà lên xuống, chán cõi uế, ưa cõi tịnh, nên Phật mới ân cần khuyến hóa. Cõi Tây Phương tuổi thọ lâu dài, tu tập một đời thì Đăng địa[12]; còn cõi Ta-bà mạng sống ngắn ngủi, nhiều kiếp nhọc nhằn vẫn còn lui sụt. Cho nên, kinh Hoa Nghiêm nói: “Ở thế giới Ta-bà này một kiếp bằng một ngày một đêm ở cõi Tây Phương An Lạc. Như thế, cho đến một kiếp ở thế giới sau cùng trong trăm vạn a-tăng-kỳ thế giới, chỉ bằng một ngày một đêm của cõi Hiền Thủ Như Laithế giới Liên Hoa Tối Thắng”.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 14666)
Thể tánh của đức Phật A Di Đàvô lượng thọ, vô lượng quang, là Phật Pháp thân. Giáo lý đại thừa đều chấp nhận rằng Pháp thân bao trùm tất cả thế giới.
(Xem: 46164)
"Hộ-Niệm" đúng Chánh Pháp, hợp Lý Đạo, hợp Căn Cơ. Thành tựu bất khả tư nghì! ... Cư Sĩ Diệu Âm
(Xem: 21029)
Phật A Di Đà chính là vị Phật biểu trưng cho một Phật thể có thọ mạng vô lượng, trí tuệ vô cùng, công đức vô biên (Vô lượng thọ, Vô lượng quang, Vô lượng công đức).
(Xem: 23380)
Thế giớichúng ta đang sống luôn bất an, bất toàn và tạm bợ mà trong kinh A Di Đà gọi là trược thế... Thích Viên Giác
(Xem: 18890)
Tu tập pháp môn P’howa, tức là pháp môn chuyển di thần thức vào giây phút từ trần, sẽ làm người tu tự tin vào đời sống của mình, vào sự tu tập tâm linh của mình...
(Xem: 15393)
Không có một sự thực hành Niệm Phật chân chính, không ai có thể trung thực nhận ra tính chấp ngã vị kỷ của con người đã hình thành nên cốt lõi của sự tồn tại sinh tử.
(Xem: 46646)
Vì lòng thương xót chúng sanh đời Mạt Pháp, đức Thế Tôn đặc biệt nói ra pháp này để rộng cứu tế, ngõ hầu chúng sanh dẫu chẳng được gặp Phật, mà nếu gặp được pháp môn này...
(Xem: 15281)
Tự Tánh Di Đà: Tiểu bộ kinh Đi Đà định danh rất rõ về thể tánh của Đức A Di Đà: Vô Lượng Thọ - Vô Lượng Quang; Một đức Phật tín ngưỡng, tâm linhpháp tánh, đương vi giáo chủ một cõi Tịnh lý tưởng cũng thuộc phạm vi tín ngưỡng...
(Xem: 42579)
Nếu trong sự thuần tưởng, lại gồm cả phước huệ và tịnh nguyện thì tự nhiên tâm trí khai mở mà được thấy mười phương chư Phật, tùy theo nguyện lực của mình mà sanh về Tịnh-độ.
(Xem: 13077)
“Nam Mô A Di Đà Phật” bài pháp tối thắng nhất, mà tôi đã mang đi trong suốt một dặm đời, thân thương như ruột thịt, ân cần như mẹ cha.
(Xem: 33185)
Nói đến tịnh độ tất phải nói đến hai khái niệm tự lựctha lực. Tự lực nói đến phương pháp chúng ta thực hành cho tự thân, dựa vào nội lực của chính tâm chúng ta.
(Xem: 51196)
Kinh Hoa Nghiêm nói: “Lòng tin là gốc của đạo, sanh ra các công đức. Lòng tin có thể nuôi lớn các căn lành. Lòng tin có thể vượt khỏi các đường ma.
(Xem: 6590)
Đức Phật dạy chúng ta lấy hiếu làm gốc. Hiếu dưỡng cha mẹpháp môn căn bản rất lớn của đạo Phật, cũng là điều kiện quan trọng cơ bản làm người.
(Xem: 13098)
Cõi Tịnh Độ cũng được gọi là cõi Cực Lạc. Tôi là người hạnh phúc nhất và giàu nhất trên thế giới. Mỗi ngày nơi làm việc, tôi nghe tụng niệmtâm trí tôi đầy bao Cực Lạc khi đang làm việc.
(Xem: 29300)
Với một người có nguyện và có lực, họ vẫn xem khoảnh khắc cuối của đời sốngthời khắc quan trọng, vì chúng có khả năng chi phối rất nhiều đến đời sống tiếp theo.
(Xem: 34338)
Phát Bồ đề tâm, nói đơn giản, là trước hết, lập cái chí nguyện mong cầu tuệ giác Vô thượng Bồ đề, kế đó, phát triển tuệ giác ấy...
(Xem: 23574)
Tâm Bồ đề là tâm rõ ràng sáng suốt, tâm bỏ mê quay về giác, là tâm bỏ tà quy chánh, là tâm phân biệt rõ việc thị phi, cũng chính là tâm không điên đảo, là chân tâm.
(Xem: 30329)
Mục tiêu cuối cùng của việc học Phật là khai trí huệ. Trí huệ từ Định lực mà có, cũng chính là do tâm thanh bình đẳng mà có...
(Xem: 30004)
Nếu có tỳ-kheo chân thật muốn học đạo, hãy vứt bỏ những thứ trang sức choáng lộn, chẳng cầu danh văn, chất phác, giữ lòng chân thành...
(Xem: 32636)
Pháp sư Ấn Hải dịch từ Nhật ngữ sang Hoa ngữ vào năm 1987, Thích nữ Viên Thắng dịch từ Hoa ngữ sang Việt ngữ vào năm 2011
(Xem: 10551)
Tất cả các pháp trong thế gian đều do nhân duyên mà sanh huyễn hóa mà có. Bởi do nhân duyên hư vọng hòa hợp mà có sanh, nhân duyên hư vọng biệt ly mà có diệt.
(Xem: 58562)
Thông đạt tiếng nói các chúng sanh, khai thị thật tướng vũ trụ. Vượt khỏi các pháp thế gian. Tâm thường nguyện độ thoát chúng sanh. Đối với vạn vật tùy ý tự tại.
(Xem: 14164)
Nếu đạo hữu đang tìm kiếm ban hộ niệm để độ người thân và độ người tín Phật liên hệ với Ban hộ niệm tại địa phương mình trong danh sách bên dưới.
(Xem: 11348)
Nếu mình là người có Trí huệ, biết lo cho hạnh phúc đời này và mai sau của mình thì mình lo tinh tấn tu hành, đừng để cái Chết hay Vô Thường tới, lúc đó đã quá muộn rồi.
(Xem: 30950)
Mục đích của Phật pháp không ngoài việc giúp chúng sinh giác ngộ tự tâm, xa lìa khổ đau đạt được an lạc... Thích Tâm An biên dịch
(Xem: 25262)
Thân tất cả chư Phật, Là thân một đức Phật. Một tâm một trí huệ, Lực vô úy cũng thế... HT Thích Thiền Tâm
(Xem: 22745)
Nếu hay tu trí tuệ thì không khởi phiền não. Trí tuệ vô ngã có thể từ chỗ nghe Phật pháp, thể nghiệm Phật lý, phản quan tự ngã, nhìn thấu nhân sinh mà có được.
(Xem: 33113)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bảo Tích, Kinh số 0366 - HT Thích Trí Tịnh dịch
(Xem: 17659)
Chư Tổ Tịnh Độ Tông - HT Thích Thiền Tâm
(Xem: 42096)
Hán dịch: Tam Tạng Sa Môn Thật-Xoa Nan-Đà (Siksananda), người xứ Vu Điền (Khotan), phiên dịch vào đời nhà Đường của Trung Hoa; Việt dịch: Ban Việt Dịch Vạn Phật Thánh Thành
(Xem: 45653)
Khi đức Phật phát ra bất-khả-thuyết bất-khả-thuyết tiếng vi diệu như thế xong, thời có vô lượng ức hàng Trời, Rồng, Quỉ, Thần ở trong cõi Ta-bà...
(Xem: 32055)
Địa tạng chú trọng cả sinh và chết. Địa tạng rất trọng thị hạnh phúc nhân loại. Địa tạng hay nói Phật giáo, nhưng chữ ấy không có nghĩa tôn giáo của Phật, mà là giáo huấn của Ngài... HT Thích Trí Quang
(Xem: 11285)
Cuối cùng thì một con đường vô thường này mỗi người chúng ta đều phải đối diện! Tuy nhiên, Phật A-di-đà đã từng phát đại nguyện muốn cứu độ tất cả chúng sanh niệm Phật.
(Xem: 27320)
Tâm tánh của chúng sinh dung thông không ngăn ngại, rộng lớn như hư không, lặng trong như biển cả. Vì như hư không nên thể của nó bình đẳng...
(Xem: 17736)
Tây phương Cực lạccảnh giới thanh tịnh giải thoát. Thanh tịnhvô nhiễm là thuần thiện, giải thoát là vượt ngoài ba cõi, vượt ngoài ba cõi là xả ly thế gian.
(Xem: 12228)
"Văn hóa Tịnh độ" được thiết lập theo các quy chuẩn, giá trị vật chấttinh thần nhất định. Thứ nhất, đây là cảnh giới không có khổ đau, chỉ có hạnh phúc...
(Xem: 29098)
Giáo - Lý - Hạnh - Quả là cương tông của Phật pháp. Nhớ Phật, niệm Phật thực là đường tắt để đắc đạo. Thời xưa, cứ tu một pháp thì cả bốn (Giáo - Lý - Hạnh - Quả) đều đủ.
(Xem: 28228)
Nếu ai nấy chẳng làm các điều ác thì những sự tổn hại chúng sanh đều sẽ chẳng ai làm, tham-sân chẳng đủ để tạo thành tai họa vậy!
(Xem: 22717)
Chân thật niệm Phật, lạy Phật sám hối, giữ giới sát, ăn chay, cứu chuộc mạng phóng sinh. Đó là bốn điểm quan trọng mà sư phụ thường dạy bảo và khuyến khích chúng ta.
(Xem: 17303)
Chắc chắn Đức Phật đã thiết lập nhiều quy luật đạo đứcthiền quán. Những điều này hỗ trợ cho ân cần tử tế, từ bi, bao dung, yêu thương, tế nhị cũng như tuệ trí, tập trung, và can đảm.
(Xem: 11870)
Từ ngàn năm trước cho đến tận ngàn sau, sáu chữ Nam Mô A Di Đà Phật vẫn vang dội mãi trong tâm thức đi về của Đạo Phật Việt, như một năng lực cứu độ nhiệm mầu cho chúng sanh...
(Xem: 34675)
Ðức bổn sư Thích Ca Mâu Ni Thế Tônthương xót tất cả chúng-sanh mà hiện ra nơi đời ác-trược, với bốn mươi chín năm thuyết pháp, mục đích mở bày và chỉ rõ Tri-Kiến Phật...
(Xem: 26301)
Pháp môn Tịnh Độ cao cả không cùng, rộng lớn như trời che đất chở. Đây là Pháp môn tổng trì của chư Phật ba đời, là đạo mầu đặc biệt trong một đời giáo hóa của đức Thích Ca.
(Xem: 29064)
Nếu một người thiện nam hay tín nữ thực hànhhoàn thành Năm Thực Tập Chính Niệm, người ấy cuối cùng sẽ đạt được sự vãng sinh về vùng đất Hòa Hòa Bình và An Lạc...
(Xem: 13164)
Qua sự trì niệm Danh hiệu Phật cá nhân, riêng tư hay cộng đồng, tâm thức có thể trở nên tập trung trên tính bản nhiên của thực tại đã ôm ấp đời sống của chúng ta.
(Xem: 28900)
Thiên Như lão nhơn đang tĩnh tọa nơi thất Ngọa Vân, bổng có người đẩy cửa bước vào, tự xưng là Thiền khách. Lão nhơn im lặng gật đầu chào, đưa tay ra ý mời ngồi...
(Xem: 18716)
Pháp Thân, tự biểu hiện ‘tính không’ và không có sự hiện hữu của thân thể vật lý, mà phải tự hiện thân trong một hình tướng và được biểu hiện như cây trúc...
(Xem: 46313)
Đấng Pháp vương vô thượng Ba cõi chẳng ai bằng, Thầy dạy khắp trời người Cha lành chung bốn loài.
(Xem: 13799)
Xem qua lịch sử phát triển của tông Tịnh độ, ta thấy vào thời Ðông Tấn, khoảng cuối thế kỷ thứ V, có Ngài Tuệ Viễn lập ra Bạch Liên Xã để xiển dương Tông Tịnh độ;...
(Xem: 29971)
Đức Phật A Di Đà là một ngôi giáo chủ trên cõi Lạc Bang, oai đức không cùng, thệ nguyện rất lớn, mở môn phương tiện, độ kẻ chúng sanh ra khỏi Ta bà đem về Tịnh độ.
(Xem: 22794)
Nói đến Phật giáo, người ta nghĩ ngay đến đạo Từ bi cứu khổ. Mà hình ảnh cứu khổ tiêu biểu tuyệt vời nhất thiết tưởng không ai khác hơn là đức Bồ tát Quan Thế Âm...
(Xem: 12506)
Bất cứ một việc làm gì, khi nhìn kết quả của sự việc, ta sẽ biết nguyên nhơn của việc ấy và ngược lại, nếu muốn biết kết quả của một việc xảy ra cho được tốt đẹp...
(Xem: 37228)
Một thời Ðức Phật ở nước Xá Vệ, trong vườn Cấp Cô Ðộc, cây của thái tử Kỳ Ðà, cùng với các đại Tỳ Kheo Tăng... Thích Minh Định dịch
(Xem: 36888)
Khuyến phát Bồ Đề Tâm văn; Âm Hán Việt: Cổ Hàng Phạm Thiên Tự Sa môn Thật Hiền soạn; Dịch: Sa môn Thật Hiền chùa Phạm Thiên Cổ Hàng soạn
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant