Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

01. Cậu bé Krishnamurti là ai?

17 Tháng Bảy 201100:00(Xem: 7193)
01. Cậu bé Krishnamurti là ai?

SỐNG CHẾT CỦA KRISHNAMURTI
MỘT TIỂU SỬ VIẾT BỞI MARY LUTYENS
Lời dịch: Ông Không – Tháng 7-2009

1

 ‘Cậu bé Krishnamurti là ai?’

Điều lạ thường nhất về sống của Krishnamurti là những lời tiên tri được nói về anh trong thời thanh niên đã thành hiện thực, tuy nhiên trong một hướng khác hẳn điều gì được mong đợi. Muốn một hiểu rõ về sự phát triển của anh, ít nhất cần phải có một chút hiểu biết về thuyết huyền bí của Theosophy mà đã nuôi dưỡng anh. Theosophical Society, hội Huyền bí học, mục đích của nó là ‘hình thành hạt nhân của một Tình Huynh Đệ Toàn Cầu của Nhân Loại, được thành lập ở Mỹ năm 1875 bởi một công nhân người Nga có khả năng thấu suốt vô hình, thực hiện những phép lạ đầy huyền bí và phi thường, Madame Helena Petrovna Blavatsky, và Đại tá Henry Steel Olcott, một cựu chiến binh thời Nội chiến Mỹ theo đuổi thuyết duy tâm và cũng quả quyết có khả năng thấu suốt vô hình. Hai người kỳ quặc này, mà vẫn còn là ‘những người bạn’ thân thiết, như Olcott diễn tả nó, trong phần còn lại của đời họ, đã tin tưởng quá nhiều truyền thống cổ xưa của phương Đông như là tín điều huyền bí của họ đến độ, năm 1882, họ chuyển những cơ quan đầu não của họ đến một khu vực rộng lớn tại Adyar, một vùng ngoại ô phía nam Madras, một địa điểm đẹp nhất nơi sông Adyar nhập vào Vịnh Bengal, có một trong những cây bồ đề lớn nhất ở Ấn độ và một dặm của hướng sông vươn dài đến một bãi biển cát trống. Ở đó những cơ quan chỉ huy quốc tế của Society vẫn còn đến bây giờ, với nhiều ngôi nhà được xây dựng thêm và nhiều đất đai được thêm vào, và từ đó chẳng mấy chốc phong trào lan tràn khắp thế giới.

 Để trở thành một hội viên của Society, không những cần phải khẳng định một niềm tin trong tình huynh đệ của nhân loại và sự bình đẳng của tất cả những tôn giáo, nhưng tâm điểm của Society là Esoteric Section Phần Chứng tỏ tâm linh, mà chức hội viên chỉ được trao tặng khi nào người xin gia nhập đã chứng thực sự thành thật và hữu ích của người đó đối với Society.

 Từ nguồn thông thái cổ xưa của vô số tôn giáo, Esoteric Section tin tưởng một giai cấp chức sắc của những sinh linh tinh thần vĩ đại, tạm gọi là Great White Brotherhood Tình huynh đệ thuần khiết vĩ đại. Bởi vì đã chấp nhận lý thuyết rằng nhân loại tiến hóa qua một loạt những cuộc đời (luân hồi) đến sự hoàn hảo tột đỉnh (mà cuối cùng mỗi con người sẽ đạt được, dù phải mất bao nhiêu cuộc đời), không khó khăn gì lắm để tin tưởng rằng những con người đang ở trong những chặng đường tiến hóa, hay trong tạm gọi là những Bậc Thầy. Những Bậc Thầy là những sinh linh hoàn hảo mà, đã giải thoát khỏi vòng quay của nghiệp lực, luật bất biến mà qua đó chúng ta gặt cái gì chúng ta gieo, cả tốt lành lẫn xấu xa, qua một chuỗi của những cuộc đời, đã quyết định vẫn còn liên hệ với nhân loạimục đích giúp đỡ họ trên con đường tiến hóa. Có nhiều Bậc Thầy nhưng hai người được nói đã thâu nhận Theosophical Society dưới sự bảo vệ đặc biệt của họ là Thầy Morya và Thầy Kuthumi. Trong thời gian Madame Blavatsky còn sống, những Bậc Thầy này được tin tưởng đã sống gần gũi nhau, mang những thân thể tuyệt đẹp trong một khe núi ở Tây tạng và từ đó họ thường hiện ra để du hành trong những vùng đất khác nhau của thế giới. Họ cũng có thể hóa thành thân thể vật chất trong khi vẫn còn ở Tây tạng và giao tiếp bằng những lá thư vật chất với những người lãnh đạo của Society.[1] Madame Blavatsky khẳng định đã sống cùng những Bậc Thầy trong nhiều tháng ở Tây tạng, được Thầy Morya dạy cho lời giảng huyền bí mà bà đã luôn luôn ao ước và sau đó bà trao lại cho thế giới qua những quyển sách đồ sộ của bà, Isis Unveiled Nữ thần Isis được tiết lộ, The Secret Doctrine Tín điều Bí mật, cũng như qua Esoteric Section.1

 Cao hơn những Bậc Thầy trong giai cấp chức sắc của những sinh linh tinh thần là Chúa Maitreya, Đấng Bồ tát, mà những người huyền bí học đã tin tưởng tại thời điểm ‘sự phát hiện’ Krishnamurti năm 1909, chẳng mấy chốc sẽ chuyển qua một phương tiện con người được chuẩn bị đặc biệt cho Ngài, chính xác như trước đây hai ngàn năm Ngài đã chuyển qua thân thể của Jesus để thành lập một tôn giáo mới. Bồ tát đã hiện thân dưới dạng người khi thế giới có một nhu cầu đặc biệt về Ngài. Trên Ngài trong giai cấp chức sắc thậm chí còn có những sinh linh vĩ đại hơn, kể cả Phật.2

Madame Blavatsky chết năm 1891, và khi Chủ tịch đầu tiên của Theosophical Society, Đại tá Olcott chết năm 1907, Mrs Annie Besant được tuyển chọn là Chủ tịch và sau đó chuyển đến ở tại Adyar. Bà và người cộng sự chính, Charles Webster Leadbeater (một giáo sĩ nước Anh thuộc giáo hội cũ và môn đồ của Madame Blavatsky), cả hai đều có khả năng tiên tri, mặc dù sau đó Mrs Besant đã từ bỏ những quyền năng huyền bí của bà khi bà hiến dâng hầu hết những năng lực của bà cho chính nghĩa của Nền Tự trị ở Ấn độ. Cả Mrs Besant và Leadbeater đều khẳng định có sự liên hệ gần gũi với những Bậc Thầy. Tuy nhiên chính Leadbeater, người đã trở thành người trung gian cho Bậc Thầy riêng của ông, Kuthumi (Bậc Thầy của Mrs Besant là Morya), đang thực hiện những chỉ thị của Ngài và hướng dẫn những môn đồ trần tục của Ngài trên Con đường huyền bí của hành trình môn đồ. Những Bậc Thầy sẵn sàng tuyển chọn những môn đồ nếu họ đã tiến hóa đầy đủ. Những Bậc trên Con đườngThử thách, Thừa nhận, và tiếp theo bốn Khai tâmđạt được tột bậc trong bậc thứ năm, Tinh thông, mà là đạt được sự hoàn hảo, niết bàn.

Theo Leadbeater, những Bậc Thầy vẫn còn sống trong cùng khe núi ở Tây tạng, trong cùng những thân thể mà Madame Blavatsky đã biết họ, được giữ gìn một cách kỳ diệu để không bị lão hóa. Tuy nhiên họ không còn rời thung lũng nữa, nhưng có thể được viếng thăm trên tầng tinh thần trong những ngôi nhà của họ.3 Leadbeater sẽ đưa những thí sinh chấm điểm cho hành trình môn đồ trong tâm thức của họ, trong khi ngủ say, đến nhà của Bậc Thầy Kuthumi và sau đó thông báo cho họ vào buổi sáng rằng liệu họ đã thành công hay chưa trong việc đạt được những Bậc trên Con đường mà họ khao khát. Người ta có thể tưởng tượng Leadbeater có được quyền lực đến mức độ nào khi sử dụng nó trong nhóm người của ông, mà tin tưởng rất mãnh liệt vào ông và sự tồn tại của những Bậc Thầy lẫn những sinh linh thiêng liêng khác mà họ đã được bảo cho biết, và sự trung thành của họ gây ra sự hợm hĩnh và ganh tị đến mức độ nào. Leadbeater khẳng định rằng cả ông lẫn Mrs Besant đều tiến hóa cao đến mức độ họ đã đạt được bậc thứ tư của họ, hay chứng quả A la hán bậc tu hành đắc đạo, bậc khai tâm trước thời gian Krishnamurti đến Adyar.

Jiddu Krishnamurti được sinh ra ngày 11 tháng năm 1895,[2] tại Madanapalle, một thị trấn trên quả đồi nhỏ giữa Madras và Bangalore. Cha anh, Jiddu Narianiah, đã kết hôn với một người em họ, Sanjeevamma, và đã sinh cho ông mười người con, Krishnamurti là con thứ tám. Gia đình Ba la môn ăn chay nghiêm ngặt, nói tiếng Telegu này không sống vượt ngoài những khuôn mẫu của Ấn độ, Narianiah là một viên chức ở Revenue Department of the British Administration Bộ Ngân khố của chính quyền thuộc địa Anh, trước khi về hưu lên đến chức vụ District Magistrate Quan tòa địa phương. Narianiah là một người Huyền bí học và Sanjeevamma là một người tôn thờ Sri Krishna, chính ông là người con thứ tám mà sau đó bà cũng đặt tên cho người con thứ tám riêng của bà.

Sanjeevamma có một linh cảm rằng người con thứ tám này chắc chắn sẽ phi thường trong cách nào đó và quả quyết, bất kể những phản đối của chồng bà, rằng nó phải được sinh ra trong phòng đọc kinh nghi thức. Một tác giả Ba la môn đã giải thích rằng phòng cầu nguyện này thông thường chỉ có thể cho phép vào sau một nghi lễ tẩy rửa và mặc quần áo sạch sẽ: ‘Sanh, chết và chu kỳ kinh nguyệt là trọng tâm của sự ô nhiễm nghi thức . . . rằng một đứa trẻ phải được sinh ra trong căn phòng này là điều không thể tưởng tượng được.’4tuy nhiên điều đó lại được thực hiện.

Không giống như những lần sinh sản khác của Sanjeevamma, nó là một ca sinh sản dễ dàng. Sáng hôm sau một lá số tử vi của đứa bé được tiên đoán bởi một người chiêm tinh nổi tiếngbảo đảm với Narianiah rằng cậu con trai của ông chắc chắn sẽ là một con người vĩ đại. Trong nhiều năm có vẻ rằng sự tiên đoán của người chiêm tinh không thể thành tựu được. Bất kỳ lúc nào người chiêm tinh thấy Narianiah ông ấy thường hỏi, ‘Cậu bé Krishna là ai? . . . Chờ đó. Tôi đã bảo cho ông biết sự thật; cậu bé sẽ là người nào đó rất tuyệt vời và vĩ đại.’

Vào lúc hai tuổi Krishna gần như chết vì bệnh sốt rét. Vì thế, trong nhiều năm, cậu phải chịu đựng những cơn sốt rét và chảy máu cam dữ dội khiến cậu không đến trường được nhưng lại gần gũi mẹ nhiều hơn những người con khác. Cậu thích đi cùng mẹ đến ngôi đền. Cậu là một đứa trẻ rất mơ mộng và lơ đãng, học hành rất dở, và cậu cũng rất ghét, đến độ cậu được những giáo viên nhận xét là chậm phát triển trí óc. Dẫu vậy, cậu lại tinh ý cực kỳ, giống như cậu đã là như thế suốt cuộc đời. Cậu thường đứng liên tục thật lâu, nhìn cây cối và những đám mây, hay ngồi chồm hổm để nhìn chăm chăm vào những bông hoa hay những con côn trùng. Cậu cũng có một bản tính rất rộng lượng, một nét đặc trưng khác mà cậu mang theo suốt đời. Cậu thường trở về nhà không có bút chì, bảng đá đen hay sách vở, bởi vì đã đưa chúng cho một đứa trẻ nghèo hơn; và khi theo tập quán mỗi buổi sáng những người ăn mày đến nhà xin gạo và mẹ sai cậu ra phát gạo, cậu thường quay vào để xin thêm nữa vì đã trút tất cả gạo vào cái bị của người ăn mày đầu tiên. Khi họ đến lại vào mỗi buổi chiều để xin thức ăn đã nấu chín và những người giúp việc xua đuổi họ đi, Krishna chạy vào trong nhà lấy thức ăn ra cho họ. Nếu Sanjeevamma thết đãi con cái mứt kẹo đặc biệt, Krishna thường chỉ nhận một ít phần được chia và cho anh em của cậu phần còn lại.

Krishna có một đặc điểm khác trong tính cách của cậu mà vẫn còn theo cùng cậu và có vẻ mâu thuẫn lạ lùng với bản tính mơ mộng của cậu – một tình yêu máy móc. Đầu tiên điều này được tự phơi bày khi cậu tháo rời chiếc đồng hồ của cha cậu để tìm hiểu cách vận hành của nó và không chịu đi học lẫn ăn uống cho đến khi đã ráp nó lại hoàn chỉnh mà, nó có vẻ, cậu thành công khi làm được.

Có một mối ràng buộc giữa Krishna và người em của cậu Nityananda (Nitya), kém cậu ba tuổi. Nitya rất lanh lẹ và thông minh ở trường ngược lại Krishna quá lơ đãng và không thể dạy cậu học được, và khi họ lớn lên Krishna mỗi lúc lại phụ thuộc vào cậu em nhỏ này.

Năm 1904 người chị đầu của Krishna chết, một cô gái hai mươi tuổi có một bản tính rất duy tâm. Chỉ sau cái chết của người chị, lần đầu tiên Krishna bộc lộ khả năng thấu suốt vô hình: cả cậu và mẹ thường thấy người chị đã chết tại một nơi đặc biệt trong vườn. Tuy nhiên, năm sau khi Krishna mười tuổi rưỡi, một thảm kịch còn tồi tệ hơn xảy đến cho gia đình: chính người mẹ Sanjeevamma qua đời. Krishna thấy mẹ sau khi chết thậm chí còn rõ ràng hơn cậu đã thấy người chị của cậu, một sự thật mà Narianiah khẳng định.[3] 

 Khi Narianiah bị bắt buộc về hưu vào cuối năm 1907, năm mươi hai tuổi cùng tiền hưu chỉ bằng một nửa tiền lương trước, ông đã viết cho Mrs Besant xin phép được phục vụ bằng bất kỳ khả năng nào tại Adyar. (Mặc dù là một người Ba la môn chính thống, ông đã là hội viên của Theosophical Society từ năm 1882; Theosophy thừa nhận tất cả mọi tôn giáo.) Ông nói với bà rằng ông là một người góa vợ với bốn cậu con trai có tuổi từ mười năm đến năm, và bởi vì người con gái duy nhất của ông đã lập gia đình nên không có ai ngoại trừ ông chăm sóc các cậu con. (Bởi vì Krishna là người con thứ tám, và có hai cậu em và một người chị còn sống, bốn người con khác chắc đã chết ngoài người chị gái hai mươi tuổi ra.) Mrs Besant khước từ xin phép của ông trên lập luận rằng trường học gần nhất cách đó ba dặm và những cậu trai sẽ là một ảnh hưởng gây náo động trong khu vực. May thay, Narianiah nài nỉcuối cùng được cho một công việc là một thư ký trợ tá. Ông dọn đến Adyar cùng các cậu con trai của ông vào 23 tháng giêng 1909. Vì không có nhà sẵn trong khu vực, gia đình được cho ở tại một nhà tranh xiêu vẹo ngay bên ngoài, không có phương tiện vệ sinh trong nhà. Các cậu con đến đây trong điều kiện thân thể kinh hoàng.

 Chị của Narianiah, đã cãi cọ với người chồng, đến chăm sóc nhà cửa trong một thời gian, nhưng có vẻ chị ấy là một phụ nữ không đảm đang và là một người nấu nướng rất dở. Cậu trai cả, Sivaram, muốn là một bác sĩ, vào học tại Presidency College ở Madras trong khi Krishna, chưa tròn mười bốn, và Nitya, cũng được sinh ra vào tháng năm, chưa tròn mười một, mỗi ngày đi bộ sáu dặm để đến và về từ Pennathur Subramanian High School tại Mylapore nơi Krishna bị đánh đập hầu như mỗi ngày vì ngu dốt. Cậu em nhỏ, năm tuổi, cả thân thể lẫn tinh thần chưa vững vàng để đi học và bị khiếm khuyết trí nhớ suốt đời.

 Năm 1906, khi Leadbeater năm mươi sáu tuổi, ông bị liên quan đến một vụ tai tiếng tình dục đã gây chia rẽ Theosophical Society khắp thế giới. Giữa 1900 và 1905 ông thực hiện những chuyến giảng thuyết dài ở Mỹ, Canada, Úc, làm những lễ cải đạo để gia nhập Theosophy và đưa ra những chỉ dẫn đặc biệt cho những cậu trai sắp đến tuổi trưởng thành (ông đã gây được một tiếng tăm tốt như một giáo viên dạy riêng). Lúc đó hai cậu trai ở Chicago thú tội với cha mẹ chúng, mà không có, rõ ràng, bất kỳ kết luận nào, rằng ông đã khuyến khích các em trong thói quen thủ dâm. Điều này xảy ra tại thời điểm khi đồng tình luyến ái không chỉ gây kinh tởm cho công chúng mà sự thủ dâm còn được nghĩ là dẫn đến điên khùngmù lòa.[4] Buồn bực ghê lắm, Mrs Besant viết cho Leadbeater khi nghe điều này, vì một trong những đòi hỏi cốt yếu cho sự khai tâm là phải có sự trong trắng tuyệt đối về tình dục. Leadbeater trả lời rằng ông ủng hộ sự thủ dâm trong những trường hợp nào đó như một việc xấu xa nhưng lại ít gây nguy hại hơn sự ám ảnh đầy tội lỗi bởi những ý nghĩ tình dục; dẫu vậy ông hứa sẽ không bao giờ ủng hộ thói quen đó trong Theosophical Society – bởi vì lợi ích của Bà, không phải bởi vì ông không tin tưởng nó.

Leadbeater được yêu cầu có mặt tại cuộc họp Hội đồng ở Grosvenor Hotel, Luân đôn vào ngày 16 tháng năm 1906. Trước khi dự cuộc họp, ông đệ trình đơn xin thôi việc của ông khỏi Society. Để tránh công luận, Đại tá Olcott, Chủ tịch ở Ấn độ, đã chấp nhận đơn thôi việc của ông, tạo ra sự căm phẩn cực độ của nhiều hội viên muốn trục xuất ông, bởi vì ông đã không tự bào chữa. Sau tai tiếng đó, Leadbeater sống yên lặng trong vùng thôn quê, ở nước Anh hay ở Jersey, được gần ba năm, với thỉnh thoảng những chuyến đi đến lục địa Châu âu, giảng dạy riêng và được giúp đỡ tài chánh bởi nhiều bạn bè mà ông đã giữ lại tại Society. Hầu hết những học trò cũ của ông đều bảo đảm cho sự trong sạch của ông. Khi Mrs Besant được bầu làm Chủ tịch bởi một đa số người tháng sáu 1907, sau một cuộc vận động rầm rộ, bà thành công khi được cho phép ông gia nhập lại Society vào cuối năm 1908, mặc dù ông không bao giờ nắm lại bất kỳ chức vụ chính thức nào. Lúc này bà yêu cầu ông đến Ấn độ nơi bà cần sự trợ giúp của ông. Vào ngày 10 tháng hai 1909 ông đến Adyar, muộn hơn ba tuần sau khi Narianiah đã ổn định ở đó cùng Krishna và anh em của cậu.

Leadbeater đến sống tại ngôi nhà tạm gọi là Octagon River Bungalow nhỏ gần tòa nhà của Bộ Chỉ huy. Công việc chính của ông là giải quyết lượng thư từ đồ sộ gửi đến mỗi ngày từ khắp thế giới. Ông đã mang theo một người thư ký, một người Hà lan trẻ, Johann van Manen, và rất tri ân sự trợ giúp công việc thư ký phụ thêm từ một người Anh trẻ, Ernest Wood, biết tốc ký và đã ở Adyar được ba tháng, đang làm việc cho tờ tuần báo Theosophist. Trong phòng kế cận phòng của Wood, trong những căn phòng cho thuê rẻ tiền, là một người Ấn độ trẻ, Subrahmanyam Aiyar, mà là một người bạn của Narianiah. Hai người này đã gặp Krishna và Nitya và đang giúp đỡ hai cậu làm bài tập về nhà.

Nó đã trở thành một thói quen cho Van Manen, Wood và Subrahmanyam để đi xuống bãi biển tắm mỗi buổi chiều nơi Krishna và Nitya, cùng vài đứa trẻ khác sống bên ngoài khu vực, thường được tìm thấy đang nô đùa khỏa nước. Vào một ngày Van Manen gợi ý cho Leadbeater rằng ông phải đi với họ vì Van Manen tin rằng một trong những đứa trẻ có lẽ gây hứng thú cho ông. Leadbeater đi xem thử và ngay tức khắc chọn ra Krishna mà, ông nói, có hào quang lạ thường nhất mà ông đã từng thấy, không một chút ích kỷ trong đó; ông tiên đoán với Wood rằng ngày nào đó cậu bé này sẽ trở thành một người thầy tinh thần vĩ đại. Wood kinh ngạc lắm, bởi vì, đã giúp đỡ Krishna bài tập về nhà của cậu, ông đánh giá cậu là siêu dốt nát.

 Chẳng bao lâu sau khi thấy Krishna trên bãi biển, Leadbeater yêu cầu Narianiah đưa cậu bé đến bungalow của ông vào một ngày nghỉ học. Narianiah thực hiện việc này. Leadbeater chỉ Krishna ngồi cạnh ông, đặt tay của ông trên đầu cậu bé và bắt đầu thao thao những đời trước của cậu bé. Về sau, vào những ngày thứ bảy và chủ nhật, những chuyến viếng thăm và liên lạc của những cuộc đời quá khứ tiếp tục, được viết ra bởi Narianiah mà, thoạt đầu, luôn luôn hiện diện, và sau đó bởi Wood bằng tốc ký. Cái tên được đặt cho Krishna suốt những cuộc đời là Alcyone[5]. Ngày tháng của gặp gỡ đầu tiên với Krishna của Leadbeater ở Octagon Bungalow không chắc chắn lắm nhưng, bởi vì Mrs Besant đã rời Adyar vào ngày 22 tháng tư để thực hiện một chuyến giảng thuyết ở Mỹ và chắc chắn đã không nghe bất kỳ điều gì về cậu bé, chuyện này có thể xảy ra sau ngày tháng đó.

Nếu nhận xét về những khuynh hướng đồng tính luyến ái của Leadbeater, người ta phải lưu ý rằng ông không bị hấp dẫn bởi hình dáng bên ngoài của Krishna, ngoại trừ đôi mắt, nhìn rất cuốn hút tại thời điểm đó. Cậu bé gầy dơ xương, suy dinh dưỡng, đầy vết muỗi cắn và thậm chí có cả chí rận trong lông mày, răng không đều và tóc cậu cạo láng đến đỉnh đầu và xõa xuống thành bím ở sau lưng. Ngoài ra, cậu có một biểu lộ lơ đãng mà gần như tạo cho cậu một cái nhìn khờ dại. Những người biết cậu lúc đó đã nói rằng không có gì để chọn lựa giữa cậu và Sadanand. Theo Wood, thân thể của cậu yếu ớt đến độ người cha đã nhiều lần tuyên bố cậu chắc chắn chết. (Chính Krishna sau này cũng nói chắc chắn cậu phải chết nếu Leadbeater không ‘phát hiện’ cậu.)

 Chúng tamiêu tả riêng của Krishna về cuộc gặp gỡ đầu tiên của cậu với Leadbeater, được viết vài năm sau:

 Khi lần đầu tiên tôi đi đến phòng của ông ấy tôi sợ hãi lắm, bởi vì hầu hết những cậu trai Ấn độ đều sợ hãi người Châu âu. Tôi không biết tại sao sự sợ hãi được tạo ra, nhưng ngoại trừ những khác biệt về màu da, mà không nghi ngờ gì cả là một trong những nguyên nhân của sự sợ hãi, khi tôi còn bé, có nhiều sự ủng hộ công khai về chính trị và những tưởng tượng của chúng tôi bị kích động nhiều bởi những đồn đại về chúng tôi. Tôi cũng phải thú nhận rằng những người Châu âu ở Ấn độ thông thường không khi nào tử tế với chúng tôi và tôi thường bắt gặp nhiều hành động thô bạo đã làm cho tôi càng đau xót hơn. Vì vậy, đối với chúng tôi thật ngạc nhiên khi trông thấy những người Anh này, mà cũng là những người huyền bí học, 5 cư xử khác biệt đến chừng nào.

 

 Ngay sau khi những cuộc họp nội bộ bắt đầu ở Octagon Bungalow. Leadbeater nói với Wood rằng cậu bé này sẽ là phương tiện cho Chúa Maitreya (hay World Teacher Thầy Thế giới như cậu thường được gọi) và rằng ông, Leadbeater, đã được chỉ thị bởi Bậc Thầy Kuthumi để giúp đỡ đào tạo cậu cho sứ mạng đó.6

Leadbeater dường như đã quên bẵng hay đã không lưu tâm đến sự việc rằng ông đã chọn một phương tiện – một cậu bé đẹp trai, Hubert, con trai của Dr Weller van Hook ở Chicago mà đã là một trong những người ủng hộ trung thành của ông tại thời gian bị tai tiếng. Tại một buổi giảng thuyết trước công chúng ở Chicago về chủ đề ‘Người Thầy sắp đến’, trong suốt chuyến đi giảng thuyết ở Mỹ, Mrs Besant tuyên bố: ‘Chúng ta mong chờ Ngài hiện raThế giới phương Tây vào thời điểm này – không phải ở phương Đông như Đấng Christ đã hiện ra cách đây hai ngàn năm.’ Leadbeater đã chọn Hubert ở Chicago, khi cậu ấy mười một tuổi; Mrs Besant đã gặp cậu ấy ở Châu âu năm 1907 và bây giờ, gặp lại cậu ấy năm 1909, bà thuyết phục người mẹ đưa cậu ấy đến Adyar để được đào tạo bởi Leadbeater. Nguời mẹ và cậu ấy đến đó giữa tháng mười một, chẳng có mấy ngờ vực rằng Hubert đã bị thay thế.[6]

 Chẳng bao lâu sau Leadbeater thuyết phục Narianiah cho Krishna và Nitya nghỉ học và cho phép các em được giáo dục dưới sự trông nom của ông trong khi vẫn sống cùng người cha của các em. (Krishna không chịu làm bất kỳ điều gì mà không có Nitya.) Bốn giáo viên kèm riêng được giao quyền giáo dục các em, cùng với chính Leadbeater dạy các em môn lịch sử – Ernest Wood, Subrahmanyam Aiyar, Don Fabrizio Ruspoli (người đã từ chức ở hải quân Ý khi ông trở thành một người huyền bí học) và Dick Clarke, một người mới đến Adyar mà trước kia là một kỹ sư. Nhưng môn học quan trọng nhất được dạy là tiếng Anh để cho các cậu có thể nói chuyện với Mrs Besant khi bà trở lại Adyar. Họ đã biết khá nhiều về tiếng Anh nên không thấy môn học này khó lắm. Chẳng mấy chốc họ quên tiếng Telegu bản xứ của họ và bất hạnh thay, lại không được dạy bất kỳ ngôn ngữ Ấn độ nào khác.

 Dick Clarke cũng được giao nhiệm vụ lo ăn mặc chỉnh tề cho Krishna và Nitya. Các cậu được khử chấy rận và đưa cho quần áo sạch mỗi buổi sáng; mái tóc của các cậu được cho phép để dài phía trước và được cắt đến ngang vai, và răng của Krishna được làm ngay ngắn bằng một bản kim loại mà Clarke phải xiết chặt mỗi ngày. Ngoài bốn giáo viên dạy kèm của các em, John Cordes, một người Úc đang sống tại Adyar, chịu trách nhiệm cho việc tập luyện thể chất cho các em. Nhưng chính Leadbeater giám sát việc tắm rửa của các em, bảo đảm rằng các em được rửa ráy sạch sẽ giữa hai chân. Ông chỉ trích nghi thức của người Ấn độ khi tắm mà vẫn mang một miếng khố. Vận độngthực phẩm đủ chất dinh dưỡng được yêu cầu – những chuyến đi xe đạp dài, bơi lội, quần vợt, tập thể dục. Krishna thích những hoạt động ngoài trời này – cậu là một vận động viên bẩm sinh – nhưng cậu vẫn còn vô hy vọng với những bài học. Thay vì chú ý đến những giáo viên, cậu thường đứng bên cạnh cửa sổ rộng, miệng há to, đặc biệt nhìn mà không nhìn vào thứ gì cả. Cậu luôn được Leadbeater bảo ngậm chặt miệng lại. Cậu vâng lời nhưng ngay lập tức lại há to. Cuối cùng vào một ngày Leadbeater cáu tiết đến độ ông vả vào cằm của cậu. Việc này, Krishna sẽ bày tỏ về sau, chấm dứt sự liên hệ của họ. Miệng của cậu ngậm chặt nhưng Krishna không bao giờ cảm thấy như cũ với Leadbeater nữa.

 Leadbeater thậm chí còn quan tâm đến nhiệm vụ đào tạo huyền bí hơn là việc đào tạo sức khỏe thân thể của các em. Vào đêm ngày mùng một tháng tám ông đưa các cậu trong những tâm linh của các cậu trong khi ngủ say đến nhà của Bậc Thầy Kuthumi để đưa các cậu vào giai đoạn thử thách, và sau đó, suốt năm tháng kế tiếp trước khi Krishna được chấp nhận. Leadbeater đưa cậu bé trong hình dáng tâm linh của cậu đến Bậc Thầy để nhận sự dạy dỗ trong mười lăm phút, tại cuối sự dạy dỗ Bậc Thầy sẽ tóm tắt sự dạy dỗ của Ngài trong một vài câu đơn giản. Sáng hôm sau tại Octagon Bungalow, Krishna sẽ viết ra điều gì cậu nhớ được từ những lời dạy dỗ của Bậc Thầy. Cả Dick Clarke và một phụ nữ đang sống tại Adyar đều bảo đảm sự thật rằng những lời dạy dỗ này được viết ra bởi chính Krishna bằng sự siêng năng vô hạn và rằng sự trợ giúp duy nhất mà cậu nhận được là sửa lỗi chính tả và chấm câu. Sau đó những lời dạy dỗ này được sắp xếp thành một quyển sách nhỏ, At the feet of the Master Tại chân Thầy bởi Alcyone, mà đã được dịch thành hai mươi bảy ngôn ngữ và vẫn còn được in ra. Alcyone đã viết trong lời tựa: ‘Đây không là những từ ngữ của tôi; đây là những từ ngữ của Bậc Thầy đã dạy dỗ tôi.’

 Vào ngày 17 tháng mười một 1909 Mrs Besant trở lại Ấn độ và Krishna gặp bà lần đầu tiên. Đó là một khởi đầu của một tình yêu vĩnh cửu giữa hai người. Leadbeater đã viết cho bà ở Châu âu trên chuyến đi trở lại để kể cho bà về những cuộc đời của Alcyone mà ông đã tìm hiểu, nhưng chỉ đến khi có mặt tại Adyar thì bà mới hiểu rõ được những mong đợi của ông cho cậu bé này. Trong suốt ba tuần lễ bà ở lại Adyar trước khi đến Benares để dự Hội nghị của Huyền bí học,[7] hai cậu bé ở trong phòng của bà tại Bộ Chỉ huy mỗi ngày, nơi bà đưa cho các cậu những bài học đọc. Bà có khả năng xoa dịu những xung đột đang gia tăng giữa Narianiah và Leadbeater, mà đã không còn đủ sự kiên nhẫn bởi sự phản kháng của người cha về việc các con của ông mỗi lúc một bị tách khỏi ảnh hưởng của ông. Bà sắp xếp, với sự ưng thuận của Narianiah, rằng khi bà ở Benares các cậu bé được phép ở trong phòng bà tại khu Bộ Chỉ huy

 Vào ngày 31 tháng mười hai, Leadbeater gửi điện văn cho bà nói rằng Bậc Thầy Kuthumi đã thể hiện ý muốn rằng Thầy sẽ thâu nhận Krishna là học trò của Thầy vào đêm đó và liệu bà sẽ vui lòng hiện diện.7 Ngày hôm sau bà gửi cho Leadbeater những nhớ lại về nghi thức đó của bà và yêu cầu ông khẳng định liệu đúng thực rằng Chúa Maitreya đã trao Krishna cho bà và Leadbeater chịu trách nhiệm dạy dỗ. Leadbeater trả lời: ‘Đúng thực rằng Chúa Maitreya đã trang trọng trao Krishna cho chúng ta dạy dỗ nhân danh Brotherhood Huynh đệ. Krishna đã cảm kích sâu sắc và đã khác hẳn kể từ đó.’

 Nhưng chẳng mấy chốc một sự kiện còn lý thú hơn đã xảy ra. Vào ngày 8 tháng giêng năm 1910, có một trao đổi những bức điện văn đầy xúc động. Leadbeater gửi cho Mrs Besant ở Benares: ‘Sự khai tâm được sắp xếp vào ngày mười một. Surya (biệt hiệu của Chúa Maitreya trong quyển Những cuộc đời của Alcyone) đích thân sẽ hành lễ. Sau đó được sắp xếp thăm Shamballa.[8] Bao gồm ba mươi sáu tiếng đồng hồ sống cách ly.’ Điện văn trả lời tức khắc: ‘Đóng (phòng) Shrine Điện thờ và hành lang của tôi khóa cửa cầu thang cho thời gian được yêu cầu. Sử dụng phòng của tôi, phòng thư ký của tôi và phòng của bà Lubke[9] khi được yêu cầu. Ông có thẩm quyền về mọi việc.’

 

 Từ tối thứ hai ngày 10 tháng giêng cho đến sáng ngày mười hai, Krishna và Leadbeater được đóng kín trong phòng của Mrs Besant với Nitya hay Dick Clarke thức canh liên tục bên ngoài cửa. Clarke ghi lại rằng Leadbeater và Krishna đã duy trì ‘rời khỏi những thân thể của họ trong suốt những thời điểm tốt nhất của hai đêm và một ngày, quay lại thân thể rất thỉnh thoảng và sau đó chỉ khi nào ưa thích, nhưng vừa đủ để hấp thụ sự nuôi dưỡng (đa phần là sữa ấm) mà chúng tôi cung cấp tại chỗ nghỉ của họ.’ Krishna nằm trên giường của Mrs Besant và Leadbeater nằm trên sàn nhà.8

 Theo Leadbeater, trong một lá thư gửi Mrs Besant, Krishna thức giấc vào sáng ngày 11, la lớn, ‘Con nhớ! Con nhớ!’ Leadbeater yêu cầu cậu kể lại cho ông tất cả mọi điều mà cậu đã nhớ lại và những nhớ lại này được viết ra vào ngày 12 trong một lá thư rất dài gửi đến Mrs Besant. Leadbeater bảo đảm với bà rằng lá thư này là những từ ngữ riêng của Krishna, ngoại trừ vài giúp đỡ về các thì và thêm vào một từ ngữ đó đây của ông. Như được ghi lại của Krishna, Bậc Thầy Morya hiện diện tại nhà của Bậc Thầy Kuthumi cũng như Mrs Besant và Leadbeater; sau đó tất cả họ đi cùng nhau đến nhà của Chúa Maitreya nơi nhiều Bậc Thầy khác hiện diện. Krishna được dẫn đến trước mặt Chúa Maitreya bởi những người đỡ đầu của cậu, Mrs Besant và Leadbeater, và, bởi vì đã trả lời đúng những câu hỏi được đặt ra cho cậu, cậu được hoan nghênh vào Great White Brotherhood Huynh đệ Thuần khiết Vĩ đại. Đêm sau cậu được dẫn đến gặp Hoàng đế của Thế giới, và như cậu đã viết, ‘đó là trải nghiệm tuyệt vời nhất cho tôi trong tất cả mọi việc bởi vì Ngài là một cậu bé không lớn tuổi hơn tôi nhiều lắm, nhưng là người đẹp trai nhất mà tôi đã từng gặp, mọi thứ đều rực sáng và lộng lẫy, và khi Ngài mỉm cười nó giống như mặt trời. Ngài mạnh mẽ giống như biển cả, đến độ không thứ gì có thể đứng đối diện Ngài, và tuy nhiên Ngài không là gì cả ngoại trừ tình yêu, đến độ tôi không có chút mảy may sợ hãi Ngài.’9

 Khi Krishna xuất hiện từ phòng của Mrs Besant, mọi người đang chờ đợi phủ phục trước cậu. Chắc chắn rằng khi nhìn từ bức ảnh được chụp trực tiếp sau đó, cậu đã có được trải nghiệm rất lạ thường nào đó. Cậu không nhớ được bất kỳ việc gì trong tất cả những việc xảy ra này trong những năm sau ngoại trừ việc gì những người khác đã kể cho cậu.

 Vào tháng ba, Narianiah đồng ý nhường lại trách nhiệm bảo hộ hợp pháp của hai cậu con cho Mrs Besant. Bà chuyển các cậu đến phòng kế cận phòng riêng của bà mặc dù các cậu tiếp tục có những bài học tại Octagon Bungalow. Tháng chín Mrs Besant đưa các cậu đến Benares nơi các cậu ở cùng bà tại nhà riêng, Shanti – Kunja. Krishna chọn ra năm người từ nhóm môn đồ đặc biệt của bà và xin phép liệu cậu có thể chỉ dẫn cho họ những phẩm chất của môn đồ giống như cậu được dạy bởi Bậc Thầy Kuthumi. Trong số năm người này là George Arundale, Hiệu trưởng ba mươi hai tuổi của Central Hindu College tại Benares, và E. A. Wodehouse, Giáo sư tiếng Anh ở đó, người anh của P. G. Wodehouse. Mrs Besant, hài lòng về sự thỉnh cầu, viết cho Leadbeater: ‘Thật tốt lành khi thấy cậu bộc lộ ra, phước lành cho cậu . . . Cậu phát triển rất nhanh, và không thể hiện dấu hiệu của nhút nhát hay rụt rè, nhưng một phẩm cách chững chạcnhân từ . . . những môn đồ, George (Arundale) trông hoàn toàn là lạ.’ Chính Krishna yêu cầu Leadbeater gửi cho cậu những ghi chú mà cậu đã viết về lời dạy của Bậc Thầy.[10]

 Wodehouse viết về Krishna tại thời điểm này ở Benares:

Điều gì đặc biệt gây tác động chúng tôi là sự tự nhiên của cậu . . . không có một dấu hiệu của bất kỳ loại làm bộ làm tịch hay giả vờ nào. Cậu vẫn còn thuộc một bản chất của nhút nhát, nhún nhường và kính trọng những người lớn và nhã nhặn với tất cả mọi người. Ngoài ra, đối với những người mà cậu ưa thích, cậu thể hiện một loại tình cảm thiết tha, mà có sức lôi cuốn khác thường. Về vị trí ‘huyền bí’ của cậu, dường như cậu hoàn toàn không ý thức được. Cậu không bao giờ ám chỉ đến nó – không bao giờ, trong một khoảnh khắc, cho phép một hàm ý mong manh nào thâm nhập vào câu nói hay thái độ của cậu . . . Một phẩm chất khác là một tánh không ích kỷ đầy thanh thản. Dường như cậu không một mảy may nào bận tâm đến chính mình . . . Chúng tôi không là những người tôn sùng mù quáng, sẵn sàng để không thấy điểm xấu nào của cậu ngoại trừ sự hoàn hảo. Chúng tôi là những người lớn tuổi, những người có giáo dục, và có những kinh nghiệm nào đó về giới trẻ. Nếu có bất kỳ một dấu vết nào của kiêu ngạo hay giả dối, hay bất kỳ điệu bộ nào như là ‘đứa trẻ thiêng liêng’, hay một cái tôi khinh khỉnh, chắc chắn chúng tôi đã đưa ra những nhận định ngược lại.10

 

Sự diễn tả của Wodehouse có thể được áp dụng đúng thực cho bản chất của Krishna trong phần còn lại thuộc sống của anh.



[1] Một vài lá thư của The Mahatma Letters, như chúng được gọi, hiện lưu trữ tại The British Library.

 

[2] Ngày tháng này tùy theo những tính toán chiêm tinh của Ấn độ mà tính một ngày từ 4 giờ sáng đến 4 giờ sáng .Qua sự tính toán gần đúng của phương Tây, ông được sinh ra lúc 12.30 sáng ngày 12 tháng năm.

 

[3] Câu chuyện khi sinh ra và thời niên thiếu của Krishna được đọc chính tả bởi Narianiah năm 1911 cho một người huyền bí học Anh tại Adyar và được ký bởi Narianiah trong sự hiện diện của hai nhân chứng tin cậy.

 

[4] The World through Blunted Sight thế giới qua tầm nhìn mù quáng, Patrict Trevor – Rover, p. 155 (Thames và Hudson, 1988).

 

[5] The Lives of Alcyone Những cuộc đời của Alcyone, sau đó được xuất bản đăng lên hàng tháng trong tờ Theosophist.

 

[6] Hubert và mẹ cậu ấy ở tại Adyar được năm năm. Sau đó cậu ấy đến Oxford, lập gia đìnhtrở thành một luật sư ủy quyền ở Chicago. Cậu ấy rất cay đắng về Leadbeater. Quyển The last four lives of Annie Besant Bốn cuộc đời cuối cùng của Annie Besant, A.H.Nethercote, p. 193n. (Hart – Davis, 1961)

 

[7] Những hội nghị hàng năm được tổ chức cách năm tại Adyar, bộ chỉ huy quốc tế của Theosophical Society, và Benares, bộ chỉ huy của vùng Ấn độ. Mrs Besant có một ngôi nhà tại Benares.

 

[8] Một ốc đảo ở sa mạc Gobi nơi Vua của chức sắc huyền bí đã sống, The Sanat Kumara của kinh Ấn độ giáo.

 

[9] Một phụ nữ lớn tuổi làm việc trong thư viện. Phòng của bà kế phòng khách của Bà Besant. Leadbeater nhận thấy bà là ‘một ảnh hưởng gây suy yếu’, và đây là một cơ hội để dời bà đi luôn và quét vôi phòng bà lại.

 

[10] Leadbeater đánh máy những ghi chú trước khi gửi chúng (những ghi chú viết tay đã bị biến mất) và chính loại đánh máy này đã được sử dụng cho At the Feet of the Master Tại chân Thầy.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 7190)
Minh Tâm là một yếu pháp trong hết thảy các pháp và Tịnh Tâm là một yếu hạnh trong hết thảy các hạnh. Nhưng cái yếu pháp Minh Tâm không chi bằng niệm Phật.
(Xem: 6720)
Khi tâm mình nhẹ nhàng, thảnh thơihạnh phúc thì ba nẻo đường đen tốiđịa ngục, ngạ quỷsúc sanh không thể xuất hiện.
(Xem: 6118)
Đã mấy chục năm trôi qua, sinh ra làm người giữa cuộc đời này, cho đến hôm nay, hương linh đã chính thức kết thúc cuộc đời con người,
(Xem: 5601)
Nếu bạn có bạn bè hay người thân đang lâm trọng bệnh hoặc sắp qua đời, tôi biết là không có ai bảo bạn hãy cứ thản nhiên với họ.
(Xem: 4885)
Mục đích thứ nhất của chúng ta khi tu học Phật Pháp đương nhiên là để liễu thoát sanh tử luân hồi, ra khỏi tam giới.
(Xem: 5302)
Hành giả tu học pháp môn Tịnh Độ, tất yếu đầy đủ tư lương Tịnh Độ. Những gì gọi là tư lương?
(Xem: 6586)
Bất cứ một ai khi trì tụng thần chú Đại Bi với tất cả tâm thành, chắc chắn sẽ đạt được tất cả những điều mong cầu, ước nguyện bởi vì oai lực của Thần chú là rộng khắp, vô biên...
(Xem: 5910)
Phật Pháp đến nơi nào thời cũng làm lợi ích cho chúng sanh, làm cho chúng sanh được vui vẻ và được an vui...
(Xem: 11897)
Nguyện con sắp đến lúc lâm chung, Trừ hết tất cả các chướng ngại, Tận mặt thấy Phật A Di Đà, Liền được sanh về cõi Cực lạc.
(Xem: 5699)
Tâm thức chánh niệm hay tán loạn của con người khi lâm chungyếu tố quyết định cho sự vãng sanh Tịnh độ hay đọa lạc về các cảnh giới khổ đau.
(Xem: 7001)
Người Nhật khi nghe đến Shinran Shonin (Thân Loan Thánh Nhân) họ liền hiểu ngay gần như là Giáo Tổ của Tịnh Độ Tông Nhật Bản,
(Xem: 5461)
Trong xã hội ngày nay, với nhiều biến loạn và nhiễu nhương, những người phát tâm học Phật chân chính cần phải có một nhận thức sáng suốt.
(Xem: 5830)
Do chúng sinh có nhiều bệnh, nên đức Phật mới lập ra nhiều pháp môn, nhưng tất cả giáo lý đều lấy giác ngộ làm đích đến.
(Xem: 4869)
Tu học pháp môn niệm Phật là có thể mang nghiệp vãng sanh, nhưng chúng ta cũng tận lực, hy vọng có thể mang đi ít một chút.
(Xem: 4421)
Chúng ta học được từ nơi Phật Bồ Tát là ở ngay trong cuộc sống thường ngày, nhất định phải dùng tâm chân thành, chân thì không giả, thành thì không hư vọng...
(Xem: 8188)
Thiền (hay Thiền–na) là âm của tiếng Phạn "Dhyana", là pháp môn "trực chỉ Chơn tâm, kiến tánh thành Phật".
(Xem: 6479)
Một câu A Di Đà Phật làm cho chúng ta tỉnh lại. Sau khi tỉnh rồi mới biết được chính mình vốn dĩ là A Di Đà Phật, chính mình vốn dĩ là Tỳ Lô Giá Na.
(Xem: 7346)
Tất cả chúng ta đang sống trong Ánh sáng Vô lượng (Vô lượng Quang) và Đời sống Vô lượng (Vô lượng Thọ), trong bổn nguyện của Phật A Di Đà,
(Xem: 5764)
Phật giáo không phải là tôn giáo, mà là giáo dục. Giáo dục Phật giáo cứu cánh viên mãn, giúp chúng ta phá mê khai ngộ, lìa khổ được vui.
(Xem: 5432)
Ở Trung Hoa, kinh Quán Vô Lượng Thọ đóng một vai trò quan yếu trong giai đoạn đầu tiên của sự truyền bá Tịnh độ tông hơn bất kỳ kinh văn nào khác của tông nầy.
(Xem: 6370)
Niệm Phật là một trong những pháp môn tu hành rất căn bản được Đức Thế Tôn chỉ dạy rất rõ ràng, hiện còn lưu lại trong các bản kinh cổ nhất,
(Xem: 6709)
Tịnh Độphương cách thích hợp nhất để đạt thành tựu trong một kiếp, và là cách tốt nhất để cứu độ chúng sinh.
(Xem: 7487)
Gặp được Phật pháp rất khó! Trên đời này không có pháp nào thoát ly sanh tử, chỉ có giáo pháp của Phật mới ra khỏi sinh tử luân hồi.
(Xem: 4843)
Tâm thường đế trụ, độ thế chi đạo, ư nhất thiết vạn vật, tuỳ ý tự tại, vi thứ giá loại, tác bất thỉnh chi hửu.
(Xem: 4583)
Học Phật trước tiên phải làm người tốt, xử lý tốt mối quan hệ giữa người với người rồi, tiến thêm một bước, chúng ta phải xử lý tốt mối quan hệ với môi trường tự nhiên.
(Xem: 5234)
Trong bộ kinh này, đức Phật dạy chúng ta phương pháp để cái tâm được thanh tịnh.
(Xem: 12517)
Vô Niệm Viên Thông Yếu Quyết nếu cắt nghĩa chung thì ta có thể nói là bí quyết thoát trần, bí quyết thoát vòng tục lụy, bí quyết giải thoát, bí quyết để chứng thẳng chơn tâm hay bí quyết để đi vào minh tâm kiến tánh.
(Xem: 9602)
Chúng ta tu học Phật pháp, mục tiêu đầu tiên tất nhiên phải thoát ly sinh tử, ra khỏi lục đạo luân hồi.
(Xem: 10330)
xem thường chúng sinh, chính mình luôn có thái độ cống cao ngã mạn khiến cơ hội vãng sinh bất thoái thành Phật.
(Xem: 10206)
Kinh Đại Tập nói rằng: ”Thời đại mạt pháp hàng trăm triệu người tu hành, ít có một người đắc đạo, chỉ nương niệm Phật sẽ qua được biển sinh tử”.
(Xem: 9795)
Phật giáogiáo dục, đích thực là giáo dục chí thiện viên mãn của Thích Ca Mâu Ni Phật đối với chúng sanh trong chín pháp giới.
(Xem: 11931)
Đức Phật dạy chúng ta niệm A Di Đà Phật, chúng ta nghe theo lời dạy của đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật mà niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ.
(Xem: 10073)
Phật giáo Trung Quốc được lần lượt truyền từ Ấn Độ sang đến nay đã hơn hai nghìn năm và được truyền bá rộng rãi đến ngày nay.
(Xem: 10693)
Phật, chính là thực tướng các pháp, chân tướng của tất cả pháp. Nếu bạn trái với chân tướng thì chính là ma,
(Xem: 9813)
Chúng ta may mắn được nghe Phật Pháp, đương nhiên cần phải chiếu cố đến chúng sanh ở tận hư không pháp giới, nhất là những oan gia trái chủ của mình trong nhiều đời nhiều kiếp.
(Xem: 8675)
Phương pháp tiêu trừ nghiệp chướng tốt nhất là đoạn ác tu thiện, tích công bồi đức, một lòng niệm Phật.
(Xem: 9415)
Người niệm Phật tu hành chẳng những được phước rất lớn, mà chính mình cũng được vãng sanh Cực Lạc.
(Xem: 14424)
Yếu chỉ của tam muội trong pháp môn niệm Phật là sự " lắng nghe" chứ không cốt niệm cho nhiều mà tâm chẳng rõ.
(Xem: 8701)
Tại sao công phu niệm Phật của mọi người không được đắc lực? Nguyên nhân là vì không nhìn thấu, không buông xả, và cũng vì chưa hiểu rõ được chân tướng của vũ trụ nhân sanh.
(Xem: 8972)
Một lòng chuyên niệm không có tâm Bồ Đề, cũng không thể vãng sanh, cho nên phát tâm Bồ Đề cùng một lòng chuyên niệm phải kết hợp lại, thì bạn quyết định được sanh Tịnh Độ.
(Xem: 9231)
Niệm Phật là một pháp môn dễ hành nhưng khó tin, nhất là trong thời đại điện toán này, thời đạicon người lo cho vật chất nhiều hơn là lo cho đời sống tâm linh.
(Xem: 8698)
"Cực Lạc Thù Thắng", có nghĩa là người tu về Pháp môn Tịnh độ chuyên lòng niệm Phật A Di Đà, cầu sanh về cõi Cực lạc, được y báo chánh báo trang nghiêm thù thắng.
(Xem: 10413)
Kinh Phật nói: “Tất cả sự khổ vui đều do tâm tạo”. Vậy muốn cải thiện con người, tạo hoàn cảnh tốt, phải tìm sửa đổi từ chỗ phát nguyên....
(Xem: 9056)
Chúng sinh tận hư không khắp pháp giới, chúng ta đều phải độ. Vậy chữ “độ” này có ý nghĩa gì? Nếu dùng ngôn ngữ hiện đại, thì “độ” là quan tâm, yêu quí, dốc lòng dốc sức giúp đỡ.
(Xem: 8282)
Cần chân thật phát nguyện cầu sanh Tịnh Độ, thế giới Cực Lạc trong ao bảy báu liền mọc lên một nụ hoa, chính là hoa sen.
(Xem: 9330)
Chúng ta nên tu theo pháp môn niệm Phật, ai có nhân duyên về Tịnh độ trước thì lo chuẩn bị tiếp rước người đến sau. Nếu chí thành theo con đường niệm Phật Di Đà cầu sanh tịnh độ thì dứt khoát sau nầy cả gia đình, ngay cả dòng họ sẽ gặp nhau cả
(Xem: 8905)
Phật phápchân lý của vũ trụ nhân sanh, chân thật thông đạt tường tận rồi thì hoan hỉbố thí, không chút bỏn xẻn. Bố thí càng nhiều vui sướng càng cao,
(Xem: 9487)
Ta được biết là có nhiều cõi Tịnh Độ, nhiều cõi linh thánh của những Đấng Giác ngộchúng ta gọi là chư Phật. Cõi Tịnh Độ của Đức Phật Vô Lượng Quang A Di Đà thì đúng là một nơi độc nhất vô nhị.
(Xem: 8922)
Vãng sanh nhất định phải đầy đủ tín, nguyện, hạnh. Nếu như tín nguyện của bạn không kiên định, không thiết tha, thì Phật hiệu niệm nhiều bao nhiêu đi nữa cũng không thể vãng sanh.
(Xem: 8264)
Phật cho chúng ta một lợi ích vô cùng lớn vô cùng thù thắng, đó là dạy chúng ta trong một đời này được thành Phật.
(Xem: 8815)
Tâm mình thanh tịnh, tự tại, yên ổn thì đó tức là Tịnh độ. Chư Phật và chư Tổ khai huyền xiển giáo để chúng sanh trong đời này có đường hướng để đi, mà đường hướng nào cuối cùng cũng gặp nhau nơi tự tánh Di Đà, duy tâm Tịnh độ.
(Xem: 8878)
Đức Thích Ca Mâu Ni khai thị pháp môn niệm Phật tức là muốn cho hết thảy chúng sinh thâu nhiếp lục căn, khiến được tịnh niệm tương tục, xưng niệm “Nam Mô A Di Đà Phật”, niệm đến cảnh giới tâm cảnh đều vắng lặng thì Phật tánh sẽ tự hiển hiện.
(Xem: 8644)
Pháp môn Tịnh độ là một pháp môn thích đáng, khế hợp mọi căn cơ, dễ tu, dễ chứng, chư Phật trong mười phương đã dùng pháp môn này để cứu vớt hết thảy chúng sinh xa rời nẻo khổ, chứng đắc Niết bàn ngay trong một đời.
(Xem: 9248)
Pháp môn niệm Phật còn gọi là pháp môn Tịnh độ, lại được gọi là “Liên Tông”, lại được gọi là “Tịnh Tông”. Lòng từ của Đức Thích Ca Mâu Ni thật là vô hạn, Ngài quán xét căn cơ của chúng sinhcõi Ta bàban cho pháp môn tối thắng này.
(Xem: 8947)
Ái hà ngàn thước sóng xao, Muôn trùng biển khổ lấp đầu than ôi! Muốn cho khỏi kiếp luân hồi, Phải mau gấp niệm Nam mô Di Đà.
(Xem: 8656)
Pháp môn niệm Phật để cầu sanh về Tịnh độ (Cực lạc), thì phải hiểu biết lịch sử của đức Phật A Di Đà thế nào, và 48 lời nguyện ra sao.
(Xem: 4031)
Ngày nay, nhiều người niệm Phật A Di Đà để cầu vãng sinh Tây phương Cực Lạc. Điều này phù hợp với đại nguyện của đức Phật A Di Đà cứu độ chúng sinh về cõi Tịnh độ của Ngài để tiếp tục tu hành tới ngày thành Phật.
(Xem: 8959)
Kinh Dược Sư Lưu Ly bổn nguyện công đức dạy rằng: “Cứu thả các sinh mạng được tiêu trừ bệnh tật, thoát khỏi các tai nạn.” Người phóng sinh tu phước, cứu giúp muôn loài thoát khỏi khổ ách thì bản thân không gặp các tai nạn.
(Xem: 9762)
Phật pháp dạy mọi người lìa khổ được vui, điều này ai cũng đều biết. Nếu như Phật pháp dạy mọi người lìa vui được khổ thì có lẽ không có ai học.
(Xem: 8539)
Tinh thần của Phật pháp là nhằm xét đoán chính mình, chứ không xét đoán người khác, người khác đều là người tốt, đều là Phật, Bồ Tát, những gì người khác làm đều đúng đắn, đều chính xác.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant