Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

3. Chương Thứ Ba

17 Tháng Bảy 201100:00(Xem: 12367)
3. Chương Thứ Ba
TỊNH ĐỘ GIÁO KHÁI LUẬN

Nguyên tác Nhật ngữ: Vọng Nguyệt Tín Hanh

 Hán dịch: Ấn Hải - Việt dịch: Viên Thắng - Hiệu đính: Định Huệ


Chương thứ ba

Giáo lí cõi Phật thanh tịnh và bồ-tát phát nguyện

Tiết thứ nhất

Đại thệ trang nghiêm

Phật giáo Đại thừa tin một cách sâu sắc rằng chúng sanh có khả năng thành Phật. Bồ-tát thực hành sáu pháp ba-la-mật sẽ chứng thành Phật đạo, đồng thời quán các pháp là Đệ nhất nghĩa đế, ngộ nhập lí không rốt ráo; lại còn phát tâm đại bi, nguyện độ tất cả chúng sinh. Bồ-tát trong vô lượng kiếp tinh tiến tu hành chẳng mỏi mệt, không tiếc thân mạng, tiếp nhận mười phương thế giới thanh tịnh, tự mình kiến lập cõi Phật rộng lớn, đem lại an lạc cho chúng sinh, nhất định tu thành Phật đạo; điều này đánh dấu một thời kỳ chuyển biến mạnh mẽ của Phật giáo.

Trong phẩm Vấn tăng-na, kinh Phóng quang bát-nhã quyển 3 ghi: “Bồ-tát độ người không có giới hạn, trụ ba-la-mật mà thực hành bố thí, vì khắp tất cả chúng sanhthực hành bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tiến, thiền định ba-la-mật, lại vì chúng sanh mà làm những việc khó làm. Bồ-tát thành tựu thệ nguyện rộng lớn, độ khắp chúng sanh không có giới hạn như thế; nhưng không hề nói tôi sẽ độ ngần ấy người có giới hạn, không thể độ thêm người khác nữa, cũng không nói tôi chỉ giáo hóa ngần ấy người đạt đến đạo, không thể giáo hóa thêm người khác nữa. Bồ-tát vì chúng sanh mà phát thệ nguyện: “Nếu bản thân tôi đầy đủ sáu pháp ba-la-mật thì tôi cũng dạy cho người khác đầy đủ sáu pháp ba-la-mật”.

Lại trong kinh Bất thoái chuyển pháp luân quyển 2 cũng ghi: “Bồ-tát đem bốn hoằng thệ nguyện để tiếp độ chúng sanh”. Phẩm Phổ Hiền hạnh nguyện, kinh Hoa nghiêm quyển 40 ghi ra mười đại nguyện vương của bồ-tát Phổ Hiền. Phẩm Hư Không Tạng bồ-tát, kinh Đại phương đẳng đại tập quyển 17, nói rõ hai mươi đại thệ trang nghiêm của bồ-tát.

Trên đây đều là bồ-tát khi mới phát tâm tự phát đại thệ nguyện, tu sáu pháp ba-la-mật, thệ nguyện độ thoát khắp chúng sanh; sau đó, theo thệ nguyện này để thực hành.

Giải thích Ma-ha-tăng-na-tăng-niết, Hán dịch là đại thệ trang nghiêm, ý nghĩa mặc áo giáp kiên cố. Bồ-tát vì độ chúng sanh mà phát thệ nguyện rộng lớn, hi sinh thân mình để đạt được chí nguyện. Các ngài nguyện sanh vào đời ác năm trược, dũng mãnh vô cùng, tinh tiến phấn đấu tu tập; giống như dũng sĩ mặc áo giáp lẫm liệt xông pha nơi chiến trường. Đây là thể hiện tinh thần mạnh mẽ vào thời kì đầu của Phật giáo Đại thừa, hạnh nguyện thanh tịnh cõi Phật cũng là kết tinh của đại thệ trang nghiêm.

 

Tiết thứ hai

Giáo lí cõi Phật thanh tịnh

Giáo lí cõi Phật thanh tịnh, ban đầu chỉ làm thanh tịnh thế giới của chúng ta, cải thiện những khiếm khuyết của chúng ta, là một cuộc vận động giáo hóa xã hội để làm tăng lên hạnh phúc cho nhân loại. Nhưng trong một thế giới không có hai Đức Phật xuất hiện đồng thời. Cho nên, các vị Bồ-tát đều chọn cho mình một thế giới trong mười phương không có Đức Phật để giáo hóa chúng sanh thành thục, thanh tịnh cõi đó. Bồ-tát cũng thành Phật ở cõi nước đó, cho đến xây dựng cõi Phật lí tưởng dần dần hướng thượng thăng hoa, nhưng hình thành cõi nước hoàn toàn không giống cõi Ta-bà, dự tính trở thành Tịnh độ trang nghiêm thanh tịnh. Bởi vì, thế giới của chúng ta đang ở thì biểu hiện đời ác năm trược, là chỗ ở của ngoại đạo, kẻ xấu, có nhiều dân tộc khác nhau; lại còn dịch bệnh, đói khát, lạnh nóng, tranh giành, chém giết; còn về đất đai thì đồi núi chập chùng, gai nhọn mọc chen nhau, rất nhiều ô uế, hôi thối lan tràn, chẳng có chỗ nào được trang nghiêman lạc. Tuổi thọ của con người ngắn ngủi, chúng ta thấy rõ đời này là vô thường, không có tính trường cửu. Vì cõi này có nhiều xấu xa như thế, cho nên bồ-tát lập chí nguyện kiên cố, xây dựng cõi Phật lí tưởng.

 

Tiết thứ ba

Phát nguyện theo kinh Đạo Hành Bát-nhã

Liên quan đến bồ-tát phát nguyện kiến tạo cõi nước Phật thanh tịnh đã nói rõ trong các kinh Đại thừa như bát-nhã v.v…Trong đó, các điều nguyện được ghi trong phẩm Hằng-kiệt ưu-bà-di, kinh Đạo hành Bát-nhã quyển 6, có thể được xem là xuất hiện vào thời kì sớm nhất. Nay trước tiên nêu ra năm điều bồ-tát phát nguyện:

1/ Không có cầm thú: Bồ-tát hành sáu pháp ba-la-mật, khi gặp nạn cọp, sói rất hung dữ vẫn không sợ. Bồ-tát tự nghĩ: “Nếu như cọp, sói ăn thịt tôi thì tôi thực hành bố thí ba-la-mật, gần đến Vô thượng chính đẳng chính giác. Tôi nguyện đời vị lai, khi tôi thành Phật, khiến cho cõi nước của tôi không có loài cầm thú”.

2/ Nhẫn nhục không sân hại: Khi bồ-tát gặp giặc cướp giữa đường, nhất quyết không sợ hãi, liền tự suy nghĩ: “Nếu như tôi chết ở đây thì thân tôi rồi cũng sẽ bỏ đi, cho dù tôi bị bọn cướp giết chết, nhưng tôi vẫn không khởi sân hận, đầy đủ hạnh nhẫn nhục ba-la-mật, sắp gần A-duy-tam Phật[1]. Tôi nguyện sau khi thành Phật, làm cho cõi nước của tôi không có giặc cướp”.

3/ Có tám nước công đức: Khi bồ-tát đến những nơi không có nước chẳng chút sợ hãi, liền nghĩ: “Vì người ở đây không có đức nên không có nước uống. Tôi nguyện khi tôi chứng A-duy-tam Phật làm cho cõi nước của tôi đều có nước uống, khiến cho mọi người trong nước tôi đều được nước tám vị Tát-vân-nhã”.

4/ Thức ăn nước uống tự nhiên có đầy đủ: Khi bồ-tát gặp nạn lúa gạo mất mùa đắt đỏ vẫn không lo sợ, liền tự nghĩ: “Tôi sẽ tinh tiến chứng A-duy-tam Phật làm cho cõi nước của tôi thường đầy đủ lúa gạo, khiến cho nhân dân trong người nước tôi khi mong cầu ăn uống liền có ngay trước mặt; giống như cõi trời Đao-lợi muốn ăn uống liền có ngay”.

5/ Không có dịch bệnh: Khi bồ-tát ở trong vùng dịch bệnh, liền nghĩ: “Nhất định tôi không sợ hãi, cho dù thân tôi có chết ở đây, nhưng tôi vẫn tu hành tinh tiến chứng A-duy-tam Phật làm cho cõi nước của tôi không có dịch bệnh”. (Đại Chính, 8, 457, hạ).

Trên đây là khi bồ-tát gặp những nạn cọp, sói, trộm cướp, cho đến dịch bệnh, tâm không sợ hãi, chẳng tiếc thân mạng, càng chuyên tâm tinh tiến hành sáu pháp ba-la-mật. Bồ-tát tự nghĩ: “Tôi vì sắp chứng Vô Thượng Bồ-đề, đồng thời những tai nạn ấy thường làm tổn hại chúng sanhthế giới này, nên tôi phát nguyện đời tương lai khi tôi thành Phật sẽ kiến tạo cõi nước thanh tịnh không xảy ra những tai nạn này”.

Những điều trên, ngài Chi Khiêm dịch trong phẩm Hằng-kiệt thanh tín nữ trong kinh Đại minh độ quyển 4. Ngài La Thập dịch phẩm Thâm công đức trong kinh Tiểu phẩm bát-nhã quyển 7 đều nói giống như trên. Chỉ riêng ngài Thi Hộ, đời Tống dịch phẩm Thậm thâm nghĩa trong kinh Phật mẫu xuất sanh tam pháp tạng bát-nhã ba-la-mật-đa quyển 18, cùng với bản Phạn trong phẩm Bát thiên tụng bát-nhã, Hằng-già thiên nữ lấy năm nguyện này, chia theo sáu pháp ba-la-mật. Kinh ghi cũng có nhiều ít bất đồng, đều được cho là người đời sau biên soạn thêm. Tóm lại, bồ-tát phát nguyệnthời kỳ sớm nhất rất là đơn giản, đồng thời còn là hiện thực chỉ dựa theo thế gian. Do nghĩ trước đến một số tai nạn xảy ra, nên thệ nguyện trừ khử nó. Như thế đủ biết đây chẳng qua chỉ là một vài điều thệ nguyện chủ yếu.

 

Tiết thứ tư

Phát nguyện theo kinh Phóng Quang Bát-nhã

Kinh Phóng quang bát-nhã đến Trung Quốc vào cuối đời Tào Ngụy, do Châu Sĩ Hành đến nước Vu-điền sao chép được truyền dịch sau kinh Đạo hành bát-nhã chỉ khoảng tám mươi năm. Nhưng kinh này nói về bồ-tát phát nguyện, gồm hai mươi chín nguyện, ý nghĩa phát nguyện này cũng đại để là lí tưởng hóa, dường như chưa lưu lại dấu tích của các lời nguyện xưa kia. Căn cứ vào sự thật này mà nhận định thì giáo nghĩa của Đại thừa theo thứ tự mà phát triển vươn lên. Nay chúng tôi nêu ra phẩm Mộng trung hành trong kinh này, quyển 13 đã nói văn phát nguyện, chúng ta có thể biết nội dung:

1/ Cơm ăn, áo mặc tự nhiên có đầy đủ: Khi bồ-tát hành ba-la-mật, nếu thấy chúng sanh thiếu thốn cơm ăn, áo mặc, sống cảnh neo đơn không thể duy trì cuộc sống, bồ-tát thương xót liền phát nguyện: “Khi tôi đắc Vô Thượng Bồ-đề, khiến cho cõi Phật của tôi không có những người khốn khổ nghèo đói, được đầy đủ cơm ăn, áo mặc, tự nhiên đều có giống như ở cõi trời Tứ Thiên vương, trời Đao-lợi, cõi Thiên vương thứ sáu”.

2/ Không có chúng sanh phạm mười điều ác và người thấp hèn: Khi bồ-tát hành trì giới ba-la-mật, nếu thấy chúng sanh không có lòng từ bi, giết hại sanh mạng, tà kiến, nghi ngờ, phạm mười điều ác; lại thấy nhiều người mắc bệnh tật, chết yểu, thân hình tàn tật gầy yếu, thấp hèn hạ tiện, bồ-tát khởi tâm đại bi phát nguyện: “Tôi thực hành trì giới ba-la-mật, vào đời vị lai khi tôi thành Phật, khiến cho trong nước tôi không có những hạng người này”.

3/ Nhẫn nhục không hại người: Khi bồ-tát hành nhẫn nhục ba-la-mật, nếu thấy chúng sanh nổi sân hận lấy cây, đao, ngói đá đánh nhau, giết hại lẫn nhau, bồ-tát liền phát nguyện: “Tôi hành hạnh nhẫn, vào đời vị lai khi tôi thành Phật, khiến cho trong nước tôi không có những người làm việc ác, khởi tâm từ bi với tất cả chúng sanh cùng sống hòa hợp; giống như cha mẹ, anh em sống chung không có giết hại nhau”.

4/ Thường luôn tinh tiến: Khi bồ-tát hành tinh tiến ba-la-mật, nếu thấy chúng sanh lười biếng, không tinh tiến học pháp ba thừa, bồ-tát liền phát nguyện: “Tôi sẽ nỗ lực tinh tiến, khi tôi thành Phật, khiến cho chúng sanh trong nước tôi tinh tiến học pháp ba thừa, ai nấy đều được độ thoát”.

5/ Nhiếp tâm không loạn: Khi bồ-tát hành thiền ba-la-mật, nếu thấy chúng sanh làm năm điều ngăn che[2], lìa tứ thiền, tứ không định, bồ-tát liền phát nguyện: “Tôi hành Thiền ba-la-mật giáo hóa chúng sanh, khi tôi thành Phật, cõi Phật thanh tịnh, khiến cho tất cả chúng sanh trong cõi nước tôi tâm không loạn”.

6/ Không có tà kiến: Khi bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật, nếu thấy chúng sanh phạm điều ác; hoặc người tại gia, hay xuất gia, xa lìa chính kiến, làm việc vô đạo. Họ nói không có quả báo, lại nói đoạn diệt, nói có chúng sanh, bồ-tát liền phát nguyện: “Tôi nỗ lực hành sáu pháp ba-la-mật, khi tôi thành Phật, kiến tạo cõi Phật thanh tịnh, giáo hóa chúng sanh, khiến cho trong cõi nước tôi không có những người tà kiến.

7/ Không có tà tụ: Khi bồ-tát hành sáu pháp ba-la-mật, nếu thấy chúng sanh trụ ba tụ: chính định, tà định, bất định, bồ-tát liền phát nguyện: “Khi tôi thành Phật, nguyện trong nước tôi không thấy tà kiến, không nghe đến danh từ tà kiến”.

8/ Không có ba đường ác: Nếu bồ-tát thấy địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh và loài côn trùng nhỏ nhít, liền phát nguyện: “Khi tôi thành Phật, nguyện trong nước tôi, không nghe đến danh từ ba đường ác”.

9/ Đất bằng thẳng không có cấu uế: Nếu bồ-tát thấy đất đai nhiều đồi núi, hầm hố, mọc đầy gai nhọn, cỏ cây, bất tịnh, nhơ uế, liền phát nguyện: “Khi tôi thành Phật nguyện trong nước tôi đều bằng phẳng như bàn tay, khiến cho mọi người trong nước tôi không thấy những cấu uế”.

10/ Vàng ròng làm đất: Nếu bồ-tát thấy đất đai thuần là đất, liền phát nguyện: “Khi tôi thành Phật nguyện trong nước tôi vàng ròng làm đất”.

11/ Không có ái dục: Nếu bồ-tát thấy trai gái luyến ái nhau, liền phát nguyện: “Khi tôi thành Phật, nguyện trong nước tôi không có trai gái đắm nhiễm yêu đương”.

12/ Cùng một giai cấp: Nếu bồ-tát thấy sự phân biệt bốn giai cấp sát-đế-lợi, bà-la-môn v.v…liền phát nguyện: “Khi tôi thành Phật, nguyện trong nước tôi, không có phân biệt bốn giai cấp, chỉ có một giai cấp”.

13/ Không có phân biệt: Nếu bồ-tát thấy chúng sanh có sự phân biệt ba hạng thượng, trung, hạ, liền phát nguyện: “Khi tôi thành Phật, nguyện cho chúng sanh trong nước tôi không sang-hèn, cao-thấp”.

14/ Chúng sanh đều sắc vàng: Nếu bồ-tát thấy nhan sắc chúng sanh có nhiều sai biệt đẹp xấu, liền phát nguyện: “Khi tôi thành Phật, nguyện chúng sanh trong nước tôi không có nhiều màu da, ai nấy đều xinh đẹp đoan chính, được sắc vàng bậc nhất”.

15/ Trong nước không có vua: Nếu bồ-tát thấy trong nước có vua cai trị, liền phát nguyện: “Khi tôi thành Phật, nguyện trong nước tôi không có danh từ vua chúa, chỉ lấy Như Lai làm pháp vương”.

16/ Mọi người đều tu ba mươi bảy đạo phẩm: Nếu bồ-tát thấy chúng sanh tạo nghiệp địa ngục, cho đến người, trời trong năm đường, liền phát nguyện: “Khi tôi thành Phật, nguyện mọi người trong nước tôi không tạo nghiệp thụ sanh vào năm đường, ai nấy đều thực hành ba mươi bảy đạo phẩm”.

17/ Mọi người đều hóa sanh: Nếu bồ-tát thấy sự sai khác của bốn loài noãn, thai, thấp, hóa, liền phát nguyện: “Khi tôi thành Phật, nguyện trong nước tôi không có ba loài sanh ra bằng thai, noãn, thấp, chỉ có hóa sanh”.

18/ Người trong nước đắc năm thần thông, có ánh sáng: Nếu bồ-tát thấy người chưa đắc năm thần thông, không có ánh sáng, liền phát nguyện: “Khi tôi thành Phật, nguyện trong nước tôi mọi người đều đắc năm thần thông và đều có ánh sáng”.

19/ Mọi người không có cấu uế: Nếu bồ-tát thấy chúng sanh có đại tiện, tiểu tiện, liền phát nguyện: “Khi tôi thành Phật, nguyện mọi người trong nước tôi đều giống thân trời, không có đại tiện, tiểu tiện”.

20/ Không có thời gian: Nếu bồ-tát thấy có thời gian dài ngắn, liền phát nguyện: “Khi tôi thành Phật, làm cho nước tôi không có một ngày, một tháng, một năm, mười năm v.v…không có số lượng thời gian”.

21/ Mọi người trong nước sống lâu: Nếu bồ-tát thấy chúng sanh bị chết yểu, liền phát nguyện: “Khi tôi thành Phật, nguyện mọi người trong nước tôi đều sống mãi, không có giới hạn”.

22/ Mọi người đều đầy đủ tướng đại nhân: Nếu bồ-tát thấy chúng sanh xấu xí, liền phát nguyện: “Khi tôi thành Phật, nguyện mọi người trong nước tôi đều đầy đủ ba mươi hai tướng đại nhân”.

23/ Mọi người đều đầy đủ căn lành: Nếu bồ-tát thấy chúng sanh không có căn lành, liền phát nguyện: “Khi tôi thành Phật, nguyện mọi người trong nước tôi đều đầy đủ căn lành, giống như Đức Phật”.

24/ Mọi người không có tam cấu[3], tứ bệnh[4]: Nếu bồ-tát thấy chúng sanh bị tam cấu, tứ bệnh, liền phát nguyện: “Khi tôi thành Phật, nguyện mọi người trong nước tôi không có tam cấu, tứ bệnh”.

25/ Trong nước không có nhị thừa: Nếu bồ-tát thấy chúng sanh theo nhị thừa, liền phát nguyện: “Khi tôi thành Phật, nguyện mọi người trong nước tôi không nghe đến danh từ nhị thừa, chỉ nghe Phổ đẳng chí[5] và Tát-vân-nhiên[6]”.

26/ Trong nước không có tăng thượng mạn: Nếu bồ-tát thấy chúng sanh tăng thượng mạn, liền phát nguyện: “Khi tôi thành Phật, nguyện trong nước tôi không nghe đến danh từ tăng thượng mạn”.

27/ Thọ mạng vô lượng, quang minh vô lượng, thanh văn vô lượng: Khi chưa thành Phật, bồ-tát phát nguyện: “Trước khi tôi chưa thành A-duy-tam Phật thì trước phải biết thọ mạng, quang minh của tôi và số tì-kheo tăng; sau đó, mới thành A-duy-tam Phật. Còn tất cả mọi người không ai biết kiếp số, tuổi thọ và số tì-kheo tăng ở cõi nước tôi”.

28/ Cõi nước rộng lớn: Bồ-tát phát nguyện: “Khi tôi thành Phật, làm cho nước tôi rộng lớn như Hằng hà sa cõi Phật”.

29/ Khôngtự tính: Bồ-tát hành sáu pháp ba-la-mật, nên phát nguyện thế này: “Con đường sanh tử dài, chúng sanh rất đông, hư không vô biên, tính của chúng sanh cũng vô biên; trong đó, cũng không có người được sanh ra, cũng không có người nhập Niết-bàn”. Bồ-tát suy nghĩ như thế là hành đầy đủ sáu pháp ba-la-mật, mau gần Tát-vân-nhiên. (Đại Chính, 8, 91, hạ).

Phẩm Mộng hành trong kinh Đại phẩm bát-nhã quyển 17 đã nói đại khái giống như kinh này. Nhưng kinh trước đem nguyện thứ mười tám là người trong nước đắc năm thần thông, có ánh sáng chia thành hai nguyện, tổng cộng có ba mươi nguyện; đây là điểm hai kinh khác nhau.

Nay đối chiếu Phóng quang bát-nhãĐạo hành bát-nhã ở trước thì có thể thấy số nguyện tăng thêm là hai mươi bốn nguyện. Vả lại, ý nghĩa trong nguyện cũng có chiều hướng bao hàm lý tưởng. Nghĩa là trong kinh Đạo hành bát-nhã ghi, khi bồ-tát gặp nạn cọp, sói thì lập nguyện trong nước tôi không có đường cầm thú, nhưng trong kinh này nói rộng không có cả danh từ ba đường ác. Lại nữa, kinh trước chỉ nói bồ-tát phát nguyện trong nước không có trộm cướp, giết hại, nhưng kinh này nói đem lòng từ để đối xử nhau như cha mẹ, anh em. Kinh trước nói thức ăn uống tự nhiên có đầy đủ; kinh này, không chỉ nói ăn uống mà còn nói y phục của cải cũng đều tự nhiên có đầy đủ. Kinh trước nói không có nguyện về dịch bệnh; kinh này nói trong tâm không có ba cấu.

Qua sự đối chiếu, chúng ta có thể thấy ý nghĩa phát nguyện trong kinh lại càng mở rộng. Chẳng những như thế mà kinh này còn phát nguyện: “Trong nước tôi không có phân biệt bốn giai cấp, phân biệt sang-hèn, cao-thấp, phân biệt chủng tộc. Ngoài đấng pháp vương Như Lai ra không có danh từ quốc vương; lại còn có đất đai trong nước đều bằng phẳng, do vàng ròng tạo thành, không có núi đồi, hầm hố, gai nhọn, cỏ độc; cõi nước trang nghiêm thanh tịnh, không có ô uế, nhân dân đều do hóa sanh, không sanh bằng thai. Trong nước không có người tà định tụ, không có người Nhị thừa, không có người tăng thượng mạn. Mọi người đều đắc năm thần thông, thân phát ánh sáng, đầy đủ ba mươi hai tướng đại nhân, thọ mạng cũng đều không có hạn lượng, đủ thấy những nguyện vọng tăng thêm và hướng về lý tưởng hóa.

Mặc dù chúng ta không biết rõ người biên soạn Phóng quang bát-nhãthời đại nào, nhưng theo năm nguyện trong Đạo hành bát-nhã triển khai thành hai mươi chín nguyện; điều này cần phải trải qua thời gian dài, có lẽ thời gian này là thời đại đề xướng thuyết bản nguyện của Phật A-súc và Phật Di-đà.

 

 

Tiết thứ năm

Tịnh hóa cõi Phật

Như trên đã nói bồ-tát thệ nguyện kiến tạo cõi nước Phật thanh tịnh, là khi bồ-tát mới phát tâm tự trong lòng phát khởi; sau đó bồ-tát chuyên cần tinh tiến tu tập để đạt được mục đích. Nhưng thật ra không thể chỉ có năng lực một mình bồ-tát mà thực hiện cõi Phật thanh tịnh mà đầu tiên cần phải hợp sức cùng chúng sanh đã được giáo hóa mới có thể thành tựu. Theo phẩm Tịnh Phật quốc trong kinh Đại phẩm bát-nhã quyển 26 ghi: “Bồ-tát xa lìa tướng nghiệp thô như vậy, tự mình bố thí cũng dạy người khác bố thí. Chúng sanh cần cơm ăn thì bồ-tát cho cơm ăn, cần áo mặc thì cho áo mặc, cho đến họ cần những thứ tiền của để sinh sống, bồ-tát đều cho họ hết, cũng giáo hóa người khác đem của cải bố thí. Nhờ đó, bồ-tát với chúng sanh cùng chung phúc đức, hồi hướng về cõi Phật thanh tịnh. Bồ-tát trì giới, nhẫn nhục, tinh tiến, thiền định, trí tuệ cũng lại như vậy”.

Bồ-tát muốn kiến tạo cõi Phật thanh tịnh thì phải tịnh hóa nghiệp thô của thân, khẩu, ý của mình và cũng phải tịnh hóa nghiệp thô thân, khẩu, ý của người khác; chính là tự mình và người đều không làm mười điều ácthực hành mười điều thiện, xa lìa tham, sân cho đến tâm ngu si; thân thường hành sáu pháp ba-la-mật, chẳng chấp tính tướng của các pháp, hiểu rõ các pháp khôngtự tính, nguyện đem công đức này hồi hướng về cõi Phật. Tức là nói: “Từ bồ-tát đến chúng sanh, cùng chung nghiệp lực kiến tạo cõi Phật”.

Lại nữa, phẩm Phật quốc trong kinh Duy-ma-cật quyển thượng ghi: “Trực tâm là Tịnh độ của bồ-tát, khi bồ-tát thành Phật, chúng sanh không dua dối thì sanh về cõi nước của ngài. Thâm tâmTịnh độ của bồ-tát, khi bồ-tát thành Phật chúng sanh đầy đủ công đức thì được sanh về cõi nước của ngài. Bồ-đề tâmTịnh độ của bồ-tát, khi bồ-tát thành Phật, chúng sanh tu theo Đại thừa thì sanh về sanh về cõi nước của ngài. Những pháp bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tiến, thiền định, trí tuệ, bốn tâm vô lượng, bốn nhiếp pháp, phương tiện, ba mươi bảy đạo phẩm, cho đến mười điều thiện đều là Tịnh độ của bồ-tát, khi bồ-tát thành Phật, chúng sanh nào thành tựu đầy đủ những pháp như vậy thì được sanh về cõi của ngài. Vì thế, bồ-tát muốn được cõi nước thanh tịnh thì tâm mình phải thanh tịnh, theo tâm thanh tịnh thì cõi Phật cũng thanh tịnh”. Cho nên, bồ-tát kiến tạo cõi Phật thanh tịnh thì trước hết tâm mình phải thanh tịnh.

Tịnh độ là từ trực tâm, thâm tâm của bồ-tát, cho đến do mười điều thiệnthành tựu là nói rõ chúng sanhtrực tâm đến hành mười điều thiện mới có thể sanh về cõi của Phật. Điều này giống như Đại phẩm bát-nhã đã nói, chứng minh là nhờ tịnh hóa nghiệp thô của thân, khẩu, ý của năng hóa[7] và sở hóa[8] mới có thể tịnh hóa cõi Phật.

Trong phẩm Phật bát-nê-hoàn, kinh A-súc Phật quốc quyển hạ ghi: “Hỏi: Bồ-tát tu những đức hạnh nào mà được sanh về cõi Phật A-súc? Đáp: Bồ-tát phải học theo Phật A-súc, khi xưa Ngài cầu đạo bồ-tát tu sáu pháp độ vô cực”. Cũng đồng một ý nghĩa này.

Do đó, các kinh Đại thừa đều ghi bồ-tát ở trong vô lượng kiếp cực khổ tinh tiến hành sáu pháp ba-la-mật, sau đó mới được thành Phật trong cõi nước Phật thanh tịnh trang nghiêm. Giáo hóa chúng sanh để họ được như bồ-tát. Khi thân, khẩu, ý thanh tịnh biểu thị cho sự cần phải nên tinh tiến dũng mãnh, trải qua thời gian rất lâu mới đạt được hiệu quả. Nếu chỉ y theo các pháp duyên khởi cầu giác ngộ thì e rằng không thể nào thành Phậtnhất định phải trải qua thời gian rất lâu như thế, lý do là ở chỗ này.

 

Tiết thứ sáu

Kiến tạo cõi Phật thanh tịnh và cộng nghiệp chiêu cảm

Tư tưởng cõi Phật thanh tịnh có lẽ đưa đến thuyết cộng nghiệp chiêu cảm. Căn cứ vào năng hóa của bồ-tát và thân, khẩu, ý của chúng sanh sở hóa thanh tịnh mới có khả năng kiến tạo cõi Phật thanh tịnh. Luận Đại tì-bà-sa quyển 134, cũng ghi thế này: “Nếu cộng nghiệp của chúng sanh ở chỗ này tăng trưởng thì thành thế giới; như thế, cộng nghiệp hết thì thế giới hoại”. Căn cứ vào lực cộng nghiệp của chúng sanh mà tạo ra thế giới này, ý nghĩa phù hợp cõi Phật thanh tịnh. Mặc dù đối với thế giới Ta-bà do cộng nghiệp của chúng sanh tăng trưởng mà tạo thành, nhưng kiến tạo Tịnh độ thì nhất định phải có người chỉ đạo, đồng thời phải có nguyện lực của vị Phật ở cõi đó làm trung tâm; đây là điểm khác nhau.

Phẩm Thích tập tương ưng phần 3, thứ 3 trong luận Đại trí độ ghi: “Bồ-tát có khả năng kiến tạo cõi Phật thanh tịnh, thành tựu chúng sanh. Bồ-tát trụ trong sự tương ưng với Không, chẳng hề chướng ngại, giáo hóa chúng sanh, làm cho họ thực hành mười điều thiện và các pháp lành; vì chúng sanh thực hành pháp lành nên cõi Phật thanh tịnh; vì họ không sát sanh nên được sống lâu; vì họ không có trộm cướp nên cõi Phật luôn giàu có, an vui, ước muốn được toại nguyện. Chúng sanh thực hành pháp lành như vậy là kiến tạo cõi cõi Phật trang nghiêm. Mặc dù chúng sanh làm thiện, nhưng cũng phải có hạnh nguyện của bồ-tát, nhờ sức phương tiện hồi hướng nên cõi Phật thanh tịnh; giống như trâu kéo xe, phải có người đánh xe mới đi đến chỗ”.

Điều nguyện về thế giới Phật trong phẩm Thích sơ, luận Đại trí độ quyển 7 ghi: “Người làm phúc mà không nguyện là không có mục tiêu, nguyện như là người đánh xe thì mới có thể thành tựu v.v…Lại nữa, việc lớn trang nghiêm cõi Phật, nếu chỉ làm công đức thì không thể thành tựucần phảinguyện lực; giống như con bò, tuy có khả năng kéo xe, nhưng phải có người đánh xe thì mới đi đến nơi”.

Như người lãnh đạo tốt lãnh đạo ở một thôn, một thị trấn thì làm gương mẫu cho mọi người. Ngoài ra, người dân ở trong thôn, thị trấn cần phải nhất tâm tích cực đồng thời làm thiện, làm phúc đức; vẫn phải có sự chỉ đạo nhiệt thành của thôn trưởng, thị trấn trưởng. Cõi Phật thanh tịnh tuy nhờ cộng nghiệp của thân, khẩu, ý chúng sanh sở hóahiển hiện, nhưng người chỉ đạohạnh nguyện, hồi hướng, sức phương tiện của bồ-tát thật sự không thể thiếu. Nếu không thì như bò kéo xe mà không có người đánh xe thì không thể đi đến nơi, trang nghiêm cõi Phật cũng như vậy. Vì vậy nói sự phát nguyện của bồ-tát trong các kinh Đại thừađặc biệt quan trọng. Bồ-tát kiến lập đại thệ nguyện đều căn cứ theo ý nghĩa này.


 

[1] A-duy-tam Phật 阿惟三佛 (Cg: A-tì-tam Phật): Vô thượng Chính giác.

[2] Nguyên văn Ngũ cái五蓋 (S: pañca āvaraṇāni): năm thứ phiền não che lấp tâm tính, làm cho pháp lành không phát sanh được. Đó là: tham dục cái, sân nhuế cái, hôn miên cái, trạo cử ố tác cái và nghi cái.

[3] Tam cấu三垢: ba thứ câu uể, chỉ cho ba độc tham, sân, si, làm khổ chúng sanh.

[4] Tứ bệnh四病: bệnh do bốn đại chẳng điều hoà sanh ra.

[5] Phổ đẳng chí普等 至: (Cg: Phổ đẳng tam-muội): pháp tam-muội, nếu trụ trong đó thì sẽ thấy tất cả chư Phật.

[6] Tát-vân-nhiên薩芸然 (S: sarvajña; Cg: Tát-vân-nhã, Tát-bát-nhã; Hd: Nhất thiết trí): trí Phật, là trí biết rõ tất cả pháp tướng trong ngoài.

[7] Năng hóa 能化: chỉ cho bồ-tát .

[8] Sở hóa所化 : chỉ cho chúng sanh.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 46114)
"Hộ-Niệm" đúng Chánh Pháp, hợp Lý Đạo, hợp Căn Cơ. Thành tựu bất khả tư nghì! ... Cư Sĩ Diệu Âm
(Xem: 20997)
Phật A Di Đà chính là vị Phật biểu trưng cho một Phật thể có thọ mạng vô lượng, trí tuệ vô cùng, công đức vô biên (Vô lượng thọ, Vô lượng quang, Vô lượng công đức).
(Xem: 23324)
Thế giớichúng ta đang sống luôn bất an, bất toàn và tạm bợ mà trong kinh A Di Đà gọi là trược thế... Thích Viên Giác
(Xem: 18870)
Tu tập pháp môn P’howa, tức là pháp môn chuyển di thần thức vào giây phút từ trần, sẽ làm người tu tự tin vào đời sống của mình, vào sự tu tập tâm linh của mình...
(Xem: 15365)
Không có một sự thực hành Niệm Phật chân chính, không ai có thể trung thực nhận ra tính chấp ngã vị kỷ của con người đã hình thành nên cốt lõi của sự tồn tại sinh tử.
(Xem: 46592)
Vì lòng thương xót chúng sanh đời Mạt Pháp, đức Thế Tôn đặc biệt nói ra pháp này để rộng cứu tế, ngõ hầu chúng sanh dẫu chẳng được gặp Phật, mà nếu gặp được pháp môn này...
(Xem: 15253)
Tự Tánh Di Đà: Tiểu bộ kinh Đi Đà định danh rất rõ về thể tánh của Đức A Di Đà: Vô Lượng Thọ - Vô Lượng Quang; Một đức Phật tín ngưỡng, tâm linhpháp tánh, đương vi giáo chủ một cõi Tịnh lý tưởng cũng thuộc phạm vi tín ngưỡng...
(Xem: 42539)
Nếu trong sự thuần tưởng, lại gồm cả phước huệ và tịnh nguyện thì tự nhiên tâm trí khai mở mà được thấy mười phương chư Phật, tùy theo nguyện lực của mình mà sanh về Tịnh-độ.
(Xem: 13031)
“Nam Mô A Di Đà Phật” bài pháp tối thắng nhất, mà tôi đã mang đi trong suốt một dặm đời, thân thương như ruột thịt, ân cần như mẹ cha.
(Xem: 33120)
Nói đến tịnh độ tất phải nói đến hai khái niệm tự lựctha lực. Tự lực nói đến phương pháp chúng ta thực hành cho tự thân, dựa vào nội lực của chính tâm chúng ta.
(Xem: 51139)
Kinh Hoa Nghiêm nói: “Lòng tin là gốc của đạo, sanh ra các công đức. Lòng tin có thể nuôi lớn các căn lành. Lòng tin có thể vượt khỏi các đường ma.
(Xem: 6562)
Đức Phật dạy chúng ta lấy hiếu làm gốc. Hiếu dưỡng cha mẹpháp môn căn bản rất lớn của đạo Phật, cũng là điều kiện quan trọng cơ bản làm người.
(Xem: 13077)
Cõi Tịnh Độ cũng được gọi là cõi Cực Lạc. Tôi là người hạnh phúc nhất và giàu nhất trên thế giới. Mỗi ngày nơi làm việc, tôi nghe tụng niệmtâm trí tôi đầy bao Cực Lạc khi đang làm việc.
(Xem: 29252)
Với một người có nguyện và có lực, họ vẫn xem khoảnh khắc cuối của đời sốngthời khắc quan trọng, vì chúng có khả năng chi phối rất nhiều đến đời sống tiếp theo.
(Xem: 34292)
Phát Bồ đề tâm, nói đơn giản, là trước hết, lập cái chí nguyện mong cầu tuệ giác Vô thượng Bồ đề, kế đó, phát triển tuệ giác ấy...
(Xem: 23542)
Tâm Bồ đề là tâm rõ ràng sáng suốt, tâm bỏ mê quay về giác, là tâm bỏ tà quy chánh, là tâm phân biệt rõ việc thị phi, cũng chính là tâm không điên đảo, là chân tâm.
(Xem: 30281)
Mục tiêu cuối cùng của việc học Phật là khai trí huệ. Trí huệ từ Định lực mà có, cũng chính là do tâm thanh bình đẳng mà có...
(Xem: 29968)
Nếu có tỳ-kheo chân thật muốn học đạo, hãy vứt bỏ những thứ trang sức choáng lộn, chẳng cầu danh văn, chất phác, giữ lòng chân thành...
(Xem: 32608)
Pháp sư Ấn Hải dịch từ Nhật ngữ sang Hoa ngữ vào năm 1987, Thích nữ Viên Thắng dịch từ Hoa ngữ sang Việt ngữ vào năm 2011
(Xem: 10515)
Tất cả các pháp trong thế gian đều do nhân duyên mà sanh huyễn hóa mà có. Bởi do nhân duyên hư vọng hòa hợp mà có sanh, nhân duyên hư vọng biệt ly mà có diệt.
(Xem: 58497)
Thông đạt tiếng nói các chúng sanh, khai thị thật tướng vũ trụ. Vượt khỏi các pháp thế gian. Tâm thường nguyện độ thoát chúng sanh. Đối với vạn vật tùy ý tự tại.
(Xem: 14131)
Nếu đạo hữu đang tìm kiếm ban hộ niệm để độ người thân và độ người tín Phật liên hệ với Ban hộ niệm tại địa phương mình trong danh sách bên dưới.
(Xem: 11339)
Nếu mình là người có Trí huệ, biết lo cho hạnh phúc đời này và mai sau của mình thì mình lo tinh tấn tu hành, đừng để cái Chết hay Vô Thường tới, lúc đó đã quá muộn rồi.
(Xem: 30907)
Mục đích của Phật pháp không ngoài việc giúp chúng sinh giác ngộ tự tâm, xa lìa khổ đau đạt được an lạc... Thích Tâm An biên dịch
(Xem: 25225)
Thân tất cả chư Phật, Là thân một đức Phật. Một tâm một trí huệ, Lực vô úy cũng thế... HT Thích Thiền Tâm
(Xem: 22705)
Nếu hay tu trí tuệ thì không khởi phiền não. Trí tuệ vô ngã có thể từ chỗ nghe Phật pháp, thể nghiệm Phật lý, phản quan tự ngã, nhìn thấu nhân sinh mà có được.
(Xem: 33059)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bảo Tích, Kinh số 0366 - HT Thích Trí Tịnh dịch
(Xem: 17648)
Chư Tổ Tịnh Độ Tông - HT Thích Thiền Tâm
(Xem: 42040)
Hán dịch: Tam Tạng Sa Môn Thật-Xoa Nan-Đà (Siksananda), người xứ Vu Điền (Khotan), phiên dịch vào đời nhà Đường của Trung Hoa; Việt dịch: Ban Việt Dịch Vạn Phật Thánh Thành
(Xem: 45591)
Khi đức Phật phát ra bất-khả-thuyết bất-khả-thuyết tiếng vi diệu như thế xong, thời có vô lượng ức hàng Trời, Rồng, Quỉ, Thần ở trong cõi Ta-bà...
(Xem: 32016)
Địa tạng chú trọng cả sinh và chết. Địa tạng rất trọng thị hạnh phúc nhân loại. Địa tạng hay nói Phật giáo, nhưng chữ ấy không có nghĩa tôn giáo của Phật, mà là giáo huấn của Ngài... HT Thích Trí Quang
(Xem: 11260)
Cuối cùng thì một con đường vô thường này mỗi người chúng ta đều phải đối diện! Tuy nhiên, Phật A-di-đà đã từng phát đại nguyện muốn cứu độ tất cả chúng sanh niệm Phật.
(Xem: 27269)
Tâm tánh của chúng sinh dung thông không ngăn ngại, rộng lớn như hư không, lặng trong như biển cả. Vì như hư không nên thể của nó bình đẳng...
(Xem: 17694)
Tây phương Cực lạccảnh giới thanh tịnh giải thoát. Thanh tịnhvô nhiễm là thuần thiện, giải thoát là vượt ngoài ba cõi, vượt ngoài ba cõi là xả ly thế gian.
(Xem: 12185)
"Văn hóa Tịnh độ" được thiết lập theo các quy chuẩn, giá trị vật chấttinh thần nhất định. Thứ nhất, đây là cảnh giới không có khổ đau, chỉ có hạnh phúc...
(Xem: 29059)
Giáo - Lý - Hạnh - Quả là cương tông của Phật pháp. Nhớ Phật, niệm Phật thực là đường tắt để đắc đạo. Thời xưa, cứ tu một pháp thì cả bốn (Giáo - Lý - Hạnh - Quả) đều đủ.
(Xem: 28190)
Nếu ai nấy chẳng làm các điều ác thì những sự tổn hại chúng sanh đều sẽ chẳng ai làm, tham-sân chẳng đủ để tạo thành tai họa vậy!
(Xem: 22662)
Chân thật niệm Phật, lạy Phật sám hối, giữ giới sát, ăn chay, cứu chuộc mạng phóng sinh. Đó là bốn điểm quan trọng mà sư phụ thường dạy bảo và khuyến khích chúng ta.
(Xem: 17280)
Chắc chắn Đức Phật đã thiết lập nhiều quy luật đạo đứcthiền quán. Những điều này hỗ trợ cho ân cần tử tế, từ bi, bao dung, yêu thương, tế nhị cũng như tuệ trí, tập trung, và can đảm.
(Xem: 11825)
Từ ngàn năm trước cho đến tận ngàn sau, sáu chữ Nam Mô A Di Đà Phật vẫn vang dội mãi trong tâm thức đi về của Đạo Phật Việt, như một năng lực cứu độ nhiệm mầu cho chúng sanh...
(Xem: 34633)
Ðức bổn sư Thích Ca Mâu Ni Thế Tônthương xót tất cả chúng-sanh mà hiện ra nơi đời ác-trược, với bốn mươi chín năm thuyết pháp, mục đích mở bày và chỉ rõ Tri-Kiến Phật...
(Xem: 26272)
Pháp môn Tịnh Độ cao cả không cùng, rộng lớn như trời che đất chở. Đây là Pháp môn tổng trì của chư Phật ba đời, là đạo mầu đặc biệt trong một đời giáo hóa của đức Thích Ca.
(Xem: 29009)
Nếu một người thiện nam hay tín nữ thực hànhhoàn thành Năm Thực Tập Chính Niệm, người ấy cuối cùng sẽ đạt được sự vãng sinh về vùng đất Hòa Hòa Bình và An Lạc...
(Xem: 13141)
Qua sự trì niệm Danh hiệu Phật cá nhân, riêng tư hay cộng đồng, tâm thức có thể trở nên tập trung trên tính bản nhiên của thực tại đã ôm ấp đời sống của chúng ta.
(Xem: 28857)
Thiên Như lão nhơn đang tĩnh tọa nơi thất Ngọa Vân, bổng có người đẩy cửa bước vào, tự xưng là Thiền khách. Lão nhơn im lặng gật đầu chào, đưa tay ra ý mời ngồi...
(Xem: 18655)
Pháp Thân, tự biểu hiện ‘tính không’ và không có sự hiện hữu của thân thể vật lý, mà phải tự hiện thân trong một hình tướng và được biểu hiện như cây trúc...
(Xem: 46250)
Đấng Pháp vương vô thượng Ba cõi chẳng ai bằng, Thầy dạy khắp trời người Cha lành chung bốn loài.
(Xem: 13760)
Xem qua lịch sử phát triển của tông Tịnh độ, ta thấy vào thời Ðông Tấn, khoảng cuối thế kỷ thứ V, có Ngài Tuệ Viễn lập ra Bạch Liên Xã để xiển dương Tông Tịnh độ;...
(Xem: 29922)
Đức Phật A Di Đà là một ngôi giáo chủ trên cõi Lạc Bang, oai đức không cùng, thệ nguyện rất lớn, mở môn phương tiện, độ kẻ chúng sanh ra khỏi Ta bà đem về Tịnh độ.
(Xem: 22745)
Nói đến Phật giáo, người ta nghĩ ngay đến đạo Từ bi cứu khổ. Mà hình ảnh cứu khổ tiêu biểu tuyệt vời nhất thiết tưởng không ai khác hơn là đức Bồ tát Quan Thế Âm...
(Xem: 12473)
Bất cứ một việc làm gì, khi nhìn kết quả của sự việc, ta sẽ biết nguyên nhơn của việc ấy và ngược lại, nếu muốn biết kết quả của một việc xảy ra cho được tốt đẹp...
(Xem: 37176)
Một thời Ðức Phật ở nước Xá Vệ, trong vườn Cấp Cô Ðộc, cây của thái tử Kỳ Ðà, cùng với các đại Tỳ Kheo Tăng... Thích Minh Định dịch
(Xem: 36820)
Khuyến phát Bồ Đề Tâm văn; Âm Hán Việt: Cổ Hàng Phạm Thiên Tự Sa môn Thật Hiền soạn; Dịch: Sa môn Thật Hiền chùa Phạm Thiên Cổ Hàng soạn
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant