Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Hộ Niệm Là Một Pháp Tu

Thursday, February 23, 201200:00(View: 46850)
Hộ Niệm Là Một Pháp Tu

HỘ NIỆM LÀ MỘT PHÁP TU

Cư Sĩ Diệu Âm

{Nghe đọc sách}


Lời Trần Bạch

tamthanhKính bạch chư Tôn Phẩm,

Kính thưa chư thiện hữu tri thức,

 

Tại Niệm Phật Đường A-Di-Đà, rất nhỏ ở thành phố Brisbane, Úc Đại Lợi, hằng ngày chúng con gồm một số đồng tu rất ít ỏi, âm thầm cộng tu niệm Phật với nhau. Trong pháp cộng tu niệm Phật của Tịnh-Tông, chư Tổ Sư khuyên rằng, mỗi buổi cộng tu, một vị Pháp Sư hoặc một vị đại diện nên dành 10 đến 15 phút thường xuyên nhắc nhở chư vị đồng tu giữ vững Tín-Nguyện-Hạnh, quyết lòng niệm Phật cầu sanh Tịnh-độ.

Hầu hết trong những buổi cộng tu chúng con đều mở những lời Khai Thị của chư Tổ Sư trong Tịnh-Độ-Tông, gần gũi nhất là pháp ngữ khai thị của Pháp Sư Tịnh-Không để làm kim chỉ nam tu tập. Nhưng vì tâm cơ quá thấp kém, nghiệp chướng sâu nặng, trí độn, phước mỏng, nên đường tu tập của chúng con dù có cố gắng rất nhiều nhưng vẫn chưa dám mơ rằng mình sẽ đạt được công phu "Niệm Phật Thành Thục", huống hồ chi là cảnh giới "Nhất Tâm Bất Loạn", để an nhiên tự tại vãng sanh!

 Chính vì thế, chúng con thường đóng cửa tự nhắc nhở với nhau:

Một là, một pháp thâm nhập, trường thời huân tu. Chuyên lòng niệm Phậtcủng cố Tín-Nguyện-Hạnh thật vững để cầu hết báo thân này vãng sanh Tịnh-độ.

- Hai là, y giáo phụng hành theo lời Tổ Sư trong Tịnh-Độ-Tông dạy: Thời mạt pháp tâm cơ chúng sanh hạ liệt, nghiệp chướng sâu dày, khó tự chứng đắc để thoát vòng sanh tử. Chính vì thế, chúng con đặc biệt chú ý cẩn thận học tập và ứng dụng phương pháp hộ niệm để kịp thời hỗ trợ tích cực cho nhau hầu được an tâm hơn trên con đường vãng sanh Cực Lạc quốc.

Nói về "Hộ Niệm", xin thưa rằng, nhiều người còn lầm lẫn giữa pháp "Hộ-Niệm Vãng-Sanh" với các pháp "Cầu-Siêu", "Cầu-An", "Hậu-Sự", hoặc nhiều khi cho rằng đây chỉ là phương cách thăm hỏi an ủi cho nhau để chia sẻ nỗi buồn sanh tử biệt ly…

Hoàn toàn không phải vậy!

Nếu nghiên cứu kỹ thì Hộ Niệm Là một Pháp Tu, là sự đúc kết cụ thể cả một pháp môn niệm Phật", có thể đưa một người từ hàng phàm phu vãng sanh về Tây Phương Cực lạc thành bậc Chánh-Giác. Hộ Niệm bao trùm cả Phật Pháp. Toàn bộ Phật pháp là để cứu chúng sanh trở về với Chơn Tâm Tự Tánh viên mãn Đạo Quả, thì vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc là một đời bất thối thành Vô-Thượng Chánh-Đẳng Chánh-Giác. Hộ niệm có thể trực tiếp giúp cho một người phàm phu vãng sanh về Tây Phương để hoàn thành Phật Quả.

Tất cả là một! Một là tất cả!

"Tất cả là một". Vậy thì một pháp nào có khả năng giúp chúng sanh thành tựu trong đời này là đủ. "Một là tất cả". Vậy thì áp dụng một pháp nào vừa "Khế Lý" vừa "Khế Cơ" đủ khả năng đưa chúng sanh thoát vòng sanh tử luân hồi, thành đạo Vô-Thượng là cả một giáo pháp của đức Thế-Tôn trao truyền lại.

"Hộ-Niệm" đúng Chánh Pháp, hợp Lý Đạo, hợp Căn Cơ. Thành tựu bất khả tư nghì!

Tập “Hộ Niệm Là Một pháp Tu” thực sự không phải là một tập sách theo đúng ý nghĩa của nó, mà đây chỉ là tập ghi chép lại những lời chúng con đóng cửa hướng dẫn nhau trong nội bộ của một nhóm đồng tu nhỏ để tự chỉ vẽ cho nhau về phương pháp hộ niệm.

Tập sách này thành hình là do một số vị Đồng Tu (cả trong nước và ngoài nước) đã phát tâm ghi chép lại và ấn tống ra. Chúng con chỉ biết tùy hỷ công đức, cầu xin đem lại được chút ít lợi lạc cho người muốn tìm hiểu về phương pháp hộ niệm vãng sanh.

Lòng của chúng con chân thành, hiểu được đến đâu nói đến đó, cầu mong góp được chút sức nhỏ nhen cho người hữu duyên. Vì với tâm cơ quá hạ liệt, chúng con chỉ biết được những điều gần gũi, cụ thể, rõ ràng mà chúng con đã có thể tự áp dụng được trong thời gian qua. Xin thưa thực sự, đã có người ra đi với thoại tướng “Bất khả tư nghì”, nhờ “Niệm PhậtHộ NiệmVãng Sanh”. Chúng con lấy cái gương đó để nhắc nhở cho chính mình rằng, trong thời mạt pháp này, với thân phận phàm phu hạ liệt, nếu không nương vào Pháp Niệm Phật cầu vãng sanh Tịnh-độ, thì đâu còn cơ hội nào khác để thoát vòng sanh tử luân hồi? Đâu còn cơ hội nào khác để hy vọng viên thành Phật đạo!?...

Từ lời nói ghi ra thành văn viết, nên nhiều câu quá sức mộc mạc, thô kệchthổ ngữ khó nghe!... Chúng con biết như vậy, nhưng không biết cách nào khác hơn! Kính xin chư vị Tôn Phẩm, chư vị thức giả từ bi tha thứ.

Vì là những lời mạn đàm bộc bạch với nhau, thiếu chuẩn bị, nên nhiều chỗ còn lộn xộný tưởng thô kệch, không được mạch lạc. Hơn nữa chắc chắn không thể nào tránh khỏi những lỗi lầm đáng tiếc trong khi nói chuyện. Kính mong chư Tôn Phẩm, chư Thiện Hữu Tri Thức, chư Liên Hữu Đồng Tu từ bi chỉ dạy, đóng góp ý kiến sửa sai. Phật Tử Diệu Âm con xin kính cẩn cúi đầu lắng nghe, suy nhiệm để sửa chữa.

Sau hết, Diệu Âm xin thành tâm cảm niệm công đức tất cả chư vị đạo hữu đồng tu khắp nơi đã phát tâm ấn tống sách này. Công việc lắng nghe từ băng nói rồi ghi chép lại, kiểm lỗi đánh máy, phát hiện những lời nói sơ suất, sắp xếp thành sách, v.v... thật sự không phải là điều dễ dàng! Ấy thế mà quý vị đã làm được. Diệu Âm xin kính cẩn bái phục và cảm niệm công đức.

Nguyện tập sách này nếu có chút công đức nào xin thánh tâm hồi hướng đến pháp giới chúng sanh và đến tất cả chư vị. Chúc tất cả tinh tấn niệm Phật, hết một báo thân này được vãng sanh Cực lạc quốc. 

Kính Bái Bạch. 

Diệu Âm (Úc Châu)


HỘ NIỆM LÀ MỘT PHÁP TU

(Tọa đàm 1)

 

Nam Mô A-Di-Đà Phật.

 

Trước khi vận động chương trình bên Âu Châu thì Diệu Âmý định trước, là sau khi về, thì ngay tại đạo tràng này, chúng ta cũng mở thêm một đợt vận động khác nói về phương pháp hộ niệmtiêu đề chính là “Hộ niệm là một pháp công phu”, chứ không phải chờ cho đến lúc sắp lâm chung rồi mới kêu ban hộ niệm đến để niệm Phật gọi là hộ niệm. Thì hôm nay xin lấy ngày công phu tinh tấn để mở đầu cho chương trình 48 đêm chúng ta nói chuyện với nhau về “Pháp Công Phu Hộ Niệm”. Diệu Âm thấy rằng, hằng ngày chúng ta đến cộng tu với nhau là để học hỏi về con đường vãng sanh, cùng thể hiện thực thi việc vãng sanh. Đây chính là pháp hộ niệm. 

 

Thứ nhất là chúng ta ngày ngày cùng nhau cộng tu. Xin chư vị ráng cố gắng tăng thêm thời gian niệm Phật. Tại vì tương lai sắp tới đây, nghe nhiều nguồn tin hết sứctin tưởng, nói rằng thế giới này sẽ có nhiều động loạn, tai nạn sẽ xảy ra và trên vũ trụ không trung này có nhiều biến đổi hết sức dễ sợ! Xin chư vị cố gắng tinh tấn niệm Phật, đừng nên giải đãi, tại vì sợ rằng khi tai nạn đến, mình cứu chính mình không được! Không kịp! Khi tai nạn đến thế nào đi nữa, nhưng nếu chúng tadự định trước thì có thể vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc. Chính phương pháp hộ niệm là cách để chúng ta thực hiện cụ thể việc vãng sanh. Vừa học vừa hành song song với nhau thì chúng ta rất dễ thành tựu.

 

Ở các nơi, khi Diệu Âm đến gặp một cuộc hộ niệm, rất nhiều người tới tham gia, nhiều đến nỗi một căn nhà ba phòng mà không có đủ chỗ chứa người. Người ta đã quyết tâm học cách hộ niệm, lòng chân thành của họ lên hết sức là cao. Chính vì vậy mà họ dễ thành công. Ví dụ như trong đợt vừa qua ở bên Châu Âu, Diệu Âm cũng có một cơ may hộ niệm cho một người và khi ra đi để lại một thoại tướng rất đẹp và làm cho tại cái quốc gia đó người ta phát khởi tín tâm mạnh vô cùng. Riêng tại Brisbane này, hằng ngày thì Diệu Âm phải trả lời những thắc mắc, những nghi vấn và những khó khăn về hộ niệm ở khắp nơi và người ta nương đó mà hộ niệm. Nhưng mà… hình như chính tại chỗ này, việc hộ niệm hình như bị sao lãng!

 

Ở đây mỗi tuần vào sáng thứ bảy, chúng ta có đến hộ niệm cho Phật tử Lê Thị Ng... Ngày hôm qua, trên đường về, có một vị Phật tử nói rằng, biết đâu là chị Lê Thị Ng… này là Bồ-Tát giả đò, để cho chúng ta thực hiện phương pháp hộ niệm chăng? Không biết đúng hay sai… Tôi không biết… mà lời nói này nó là lạ!

 

Rất nhiều người sau một thời gian niệm Phật, rồi cũng có nghe qua về hộ niệm và cứ tưởng đâu là hộ niệm quá đơn giản! Cứ tới ngồi bên người sắp chết niệm A-Di-Đà Phật, A-Di-Đà Phật … có gì đâu mà phải lo! Chính vì vậythường thường người ta không có chịu nghiên cứu về phương thức: “Ngồi trước người bệnh sắp lâm chung để niệm Phật”… nên sau cùng, khi họ gặp một trường hợp hộ niệm, họ không biết làm sao để cứu người vãng sanh

 

Không biết làm sao cứu người vãng sanhtại vì chính người đi hộ niệm không nắm vững được những quy luật, không nắm vững được những nguyên tắc để làm sao cho mình được vãng sanh. Không có khả năng cứu người khác, thì sau cùng cũng không có khả năng cứu chính mình vượt qua sanh tử luân hồi đi về Tây Phương với A-Di-Đà Phật. Thật sự đây là một điều hết sức là đau đớn!

 

Từ bên Âu Châu về thì Diệu Âm có nghe liền một tin, là tại nước Úc này, không phải ở tiểu bang này, người ta đã “Hộ Niệm” cho một người, và người đó ra đi rất là xấu, ác tướng hiển hiện. Tìm hỏi ra, thì mới biết, những người hộ niệm đó đã có tới Tịnh Tông Học Hội tu hành qua, đã nghe qua phương pháp hộ niệm. Nhưng khi sự việc xảy ra như vậy, thì mình hỏi mới hay rằng họ đã ứng dụng phương pháp hộ niệm hoàn toàn sai! Đây là một điều vô cùng đáng tiếc! Sở dĩ bị như vậy, là tại vì họ không chịu nghiên cứu phương pháp hộ niệm. Một lần đi hộ niệm cho người khác họ không chịu theo để nghe, để nhìn, để tự mình thân chứng phương pháp hộ niệm.

 

Chính vì vậy, xin thưa chư vị đồng tu, mình niệm Phật là để vãng sanh về Tây Phương. Đây là mình đang học tập. Học tập thì cũng phải biết phương pháp thực hành. Coi như học và hành phải đi song song với nhau

 

Hành như thế nào? Là khi một người đồng tu bị bệnh, có thể phải lìa bỏ báo thân rồi, chúng ta phải biết cách nào để khai thị, biết cách nào để gỡ rối, biết cách niệm Phật, biết cách điều giải oan gia trái chủ… theo từng trường hợp, từng trường hợp. Quý vị sau này đi hộ niệm rồi mới thấy rằng mỗi trường hợp mỗi khác, khác hết, không có giống nhau. Chỉ có những người có kinh nghiệm, có nhạy bén trong phương pháp hộ niệm mới có khả năng cứu vớt được và hy vọng giúp cho người bệnh có được phước phần về Tây Phương Cực Lạc.

 

Nếu chúng ta sơ ý, cứ nghĩ rằng hộ niệm giống như một sự quan hoài, tình cảm cá nhân, đến để mà thăm hỏi cho người vui… thì chúng ta đã quá sai lầm! Quá sức sai lầm! Tại vì hằng ngày, hàng trăm người, hàng ngàn người, hàng triệu người trên thế giới này chết đi trong đọa lạc, không có một người nào được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc đâu, mà chỉ có những người biết niệm Phật và biết hộ niệm rõ rệt, thì họ mới cứu được người đó vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc.

 

Nếu chúng ta tu hành như thế này, chúng ta đã có công đức, có công phu, có ý niệm sẵn… nhưng vẫn cần đến những người bên cạnh để giải cứu cho chúng ta trong những trường hợp chúng ta bị sa lầy, bị cạm bẫy. Chúng ta vẫn có thể bị sa lầy vào những nghiệp ác đang bủa vây.

 

Cho nên, xin thưa với chư vị, hiểu được chỗ này rồi, mình mới thấy tầm quan trọng vô cùng của phương pháp hộ niệm. Nếu sơ ý, thì coi chừng cái đạo tràng của chúng ta hôm nay, có tới hai… ba… chục người đang niệm Phật, coi chừng đến lúc xả bỏ báo thân chưa chắc gì đã có một người vãng sanh.

 

Nhưng mà, nếu bắt đầu từ đây, quý vị thấy cái phương pháp hộ niệm quá quan trọng, nhất định là một pháp công phu tu hành, nó có tầng có lớp, nó có từ thấp cho đến cao, có luôn sự chứng đắc ở trong, thì xin chư vị phải cần coi trọng chỗ này. Khi mà chúng ta coi trọng thì sẽ nghiên cứu đến, sẽ để ý đến. Nhờ vậy, khi đối diện với người mẹ chúng ta ra đi bị như vậy, chúng ta cứu được liền, người cha chúng ta ra đi như vậy, chúng ta cứu được liền, người bạn chúng ta như vậy, chúng ta cứu được liền… Hy vọng họ được vãng sanh về Tây Phương cao lắm. Còn nếu chúng ta không thực hiện chuyện này, cứ tưởng rằng công phu của mình ngon lành, cứ tưởng rằng là “Nhất Tâm Bất Loạn” nó đến với chúng ta dễ dàng… coi chừng những cạm bẫy hiểm nghèo vô cùng dễ sợ đang chờ đón!...

 

Xin thưa với chư vị, hộ niệm rồi chúng ta mới thấy, tu càng cao, ách nạn càng tế vi. Lạ lắm chư vị ơi! Còn những người hiền lành ấy vậy mà những cái cạm bẫy lại nhỏ và chúng ta gỡ lại dễ hơn đó.

 

Hiểu được chỗ này, cố gắng trong những dịp đi hộ niệm, chúng ta nên tham gia, tham gia để chúng ta thân chứng chuyện đó, ta biết được cách cứu người khác và tự ta đã sắp xếp được những chuyện để chính mình tìm cách cứu cho mình. Nếu không thì, xin thưa với chư vị, đời có sanh thì có tử, người đã niệm Phật là người không muốn tử, là người muốn vãng sanh, tức là chúng ta đi về cái chỗ gọi là vô sanh vô tử để thành A-Duy-Việt-Trí Bồ-Tát, Bất-Thối-Chuyển Bồ-Tát để một đời thành đạo vô thượng. Nhưng sơ ý chuyện này, coi chừng chúng ta vẫn tiếp tục hụp lặn trong cảnh lục đạo luân hồi này đời đời kiếp kiếp, mà như ngài Ấn-Quang Đại Sư dạy, coi chừng trong đời sau chúng ta không có khả năng trở lại làm người.

 

Hiểu được chỗ này thì những lần tới trong suốt 48 ngày, Diệu Âm sẽ cố gắng khai thác tối đa, rõ rệt. Hình như là cái pháp hộ niệm này là một pháp môn tu học chứ không phải là bình thường, nó có thể cứu một người từ hàng phàm phu tục tử này nâng lên tới Tây Phương Cực Lạc thành đạo vô thượng.

 

Ta tu hành, tại sao đường thành đạo có trước bàn chân lại không chịu lo, lại có nhiều người sợ đi hộ niệm, sợ nói chuyện hộ niệm, đành đoạn để sau khi xả bỏ cái báo thân này mà chịu đọa lạc vạn kiếp trong cảnh khổ đau? Nói đến đây Diệu Âm thấy rằng… muốn rơi nước mắt! Vãng sanh tại chỗ này hình như còn yếu! Mong chư vị cố gắng để chúng ta cứu cho chính chúng ta.

 

 Nam Mô A-Di-Đà Phật.

 

HỘ NIỆM LÀ MỘT PHÁP TU

(Tọa đàm 2)

 

 Nam Mô A Di Đà Phật.

 

 Kính thưa chư vị đồng tu, người muốn vãng sanh về Tây-Phương Cực-Lạc phải có đầy đủ Tín-Nguyện-Hạnh. Hộ niệm cho người vãng sanh là giúp cho người đó thực hiện đầy đủ Tín-Nguyện-Hạnh. Chỉ khi nào một người thực hiện được Tín-Nguyện-Hạnh thì được vãng sanh về Tây-Phương Cực-Lạc, chứ không phải là đến niệm Phật cho người đó, “Hộ Niệm” cho người đó thì người đó được vãng sanh về Tây-Phương Cực-Lạc.

 

Chính vì vậy phương pháp hộ niệm là một pháp tu rõ rệt, chứ không phải chỉ là một sự quan hoài, hay thăm hỏi cho vui.

 

Có nhiều người cứ chờ cho đến lúc trước những giây phút lâm chung hay mê man bất tỉnh trong bệnh viện rồi người thân mới kêu ban hộ niệm. Xin hỏi rằng, ban hộ niệm đến… làm sao có thể giúp được cho người đó phát khởi lòng tin? Làm sao ban hộ niệm có thể giúp cho người đó phát nguyện vãng sanh? Và làm sao trong cảnh mê man bất tỉnh người bệnh đó niệm được câu “A Di Đà Phật”?

 

Chính vì vậy, đợi cho đến khi mê man bất tỉnh, trước những giây phút hấp hối hay lâm chung rồi mới chạy mời ban hộ niệm, thì thực sự đã quá muộn màng! Xin hãy nhớ cho… ban hộ niệm không phải là thần thánh gì đâu, không phải có đạo lực gì đâu, mà họ chỉ là những người cố gắng hết sức giúp cho những người bệnh đó trước những giây phút ra đi, chính người bệnh phải thực hiện cho được ba điều Tín-Nguyện-Hạnh. Muốn thực hiện được ba điểm này:

 

Đòi hỏi người bệnh phải tỉnh táo.

Đòi hỏi người bệnh phải nghe lời giảng giải của người hộ niệm

Đòi hỏi người bệnh phải thực hiện ba điều đó ngay trước những giây phút buông hơi thở ra đi.

 

Cho nên, phương pháp hộ niệm không phải là nằm chờ chết rồi kêu ban hộ niệm tới là được, hoàn toàn không phải…

 

Có nhiều người vì không nghiên cứu kỹ phương pháp hộ niệm, không chịu đi hộ niệm với người ta, chỉ nghe nói qua, hoặc chỉ nhìn thấy những cảnh... một số người bao vây người sắp chết niệm Phật… rồi đánh giá hộ niệm chỉ là như vậy. Quá sai lầm! Vì không biết về hộ niệm, nên mới nghĩ rằng, làm gì có chuyện là một người sắp chết rồi kêu người ta tới niệm vài câu Phật hiệu là được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc? Thực là đáng tiếc! Và cũng thực là tội nghiệp cho chúng sanh trong thời đại này! Một cơ hội để được siêu thoát về Tây Phương Cực Lạc, gặp đức A Di Đà để một đời thành tựu thực sự đang có ngay tại trước mắt, mà người ta hững hờ không chịu để tâm tới, cứ lấy những cái gọi là tình thức, hoặc ý nghĩ sai lầm của mình ra mà đánh giá đến phương pháp đại cứu tinh cho chúng sanh. Chính vì thế, còn rất nhiều người, vô cùng nhiều, vô lượng vô biên chúng sanh cứ tiếp tục chịu nhiều ách nạn. Xin thưa thực, chỉ có những người biết phương pháp hộ niệm mới thấy rõ những ách nạn này. Những người không biết phương pháp hộ niệm, không hiểu được pháp niệm Phật, thì làm sao có thể thấy rõ được những hiểm họa đang chờ họ khi xả bỏ báo thân?!... Làm sao họ biết được hướng nào để thoát nạn?!...

 

Có những người có mộng ước là niệm Phật cho “Nhất tâm bất loạn” để vãng sanh. Ý nguyện này rất tốt. Chúng ta dù biết hộ niệm đi nữa, cũng cần cố gắng tranh thủ niệm Phật, tiến đến chỗ “Nhất tâm bất loạn” để cầu sanh về thượng phẩm.

 

Tuy nhiên, nếu cứ kỳ vọng vào cảnh giới “Nhất tâm bất loạn” mà không để ý đến phương pháp hộ niệm, thì coi chừng phạm phải một sơ hở rất đáng tiếc mà nhiều khi chính người đang cầu “Nhất tâm bất loạn” không hay! Ví dụ, có nhiều người với công phu khá tốt, họ định ra thời gian một năm, hai năm sẽ “Nhất tâm bất loạn”. Nhiều người còn định ra ba tháng, bảy tháng được vãng sanh an nhiên tự tại…

 

Thực sự, nghe nói như vậy chúng ta phải tán thán cho ý chí của họ.

 

Nhưng có một điều nên chú ý cho… “Nhất tâm bất loạn” thật ra là một cái danh từ chỉ cho cái quả báo của công phu, nó là hậu quả của công phu, có công phu mới có “Nhất tâm bất loạn”. Trong khi không chú ý đến công phu tu tập, không giữ tâm thanh tịnh cầu vãng sanh, mà lại định tới kỳ hạn “Nhất tâm bất loạn”… Khởi tâm cầu “Nhất tâm bất loạn”, làm sao được “Nhất tâm bất loạn”? Mình tưởng tượng thử, có phải giống như một vị nông phu đặt cái cày trước con trâu?!… Kết quả... cái ruộng phước hình như là đời đời kiếp kiếp vẫn khô cằn, không thể cày xới được! Đây thực sự là điều vô cùng đáng thương!

 

Vì sao vậy? Vì công phu của pháp niệm Phật, điểm chính yếuCHÍ THÀNH CHÍ KÍNH, THANH TỊNH CÁI TÂM. Một người định trước hai tháng nữa tôi sẽ “Nhất tâm bất loạn”, hai năm nữa tôi sẽ “Nhất tâm bất loạn”… là người không có tâm chí thành chí kính, không có tâm khiêm nhường… Hình như là một cái thú đam mê chứng đắc của người thích tự tu tự chứng! Cảnh giới chứng đắc đã đi trước sức công phu của họ. Chính vì chăm chú vào sự chứng đắc mà quên cái căn bản của người gọi là “Chí Thành Chí Kính”, cái đạo nhiệm mầu đưa một người niệm Phật được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc.

 

Thực sự vì những người quá ham mê chứng đắc, quá hiếu kỳ như vậy, đến nỗi ba bốn chục năm tu hành, bốn năm chục năm tu hành nhưng vẫn chưa thấy thành tựu được gì, nên khi vừa gặp một người tự xưng này xưng nọ “xuống thế?”, rồi bày ra cái định công này, định công nọ… “Hay quá!”… là mê tít… rồi chạy theo.

 

Phải chăng… vì quá thiếu tính kiên nhẫn, thiếu lòng khiêm nhường, vì không có cái tâm Chí Thành Chí Kính, nên khi mới vừa nghe một cái gì hay hay thoáng qua, nghe một cái gì "Chứng Đắc" là chạy theo, nhẹ nhàng bán cả huệ mạng của mình cho một cái gì hết sức phiêu phỏng! Trong khi ngài Ấn Quang nói lên nói xuống rằng, “Chí Thành Chí Kính” là cái đạo nhiệm mầu của người niệm Phật để vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc.

 

Trên thế giới này, lâu lâu ta cũng có nghe nói đến những người niệm Phật “Nhất tâm bất loạn”, an nhiên tự tại ra đi. Nhưng mà, xin thưa thật, hằng tỷ người, mới may mắn tìm ra được một người, hai người. Còn những dạng mà cầu cho chứng đắc, định kỳ chứng đắc trong thời này sao mà nhiều quá vậy? Và kết quả hình như hầu hết đã bị rớt đài, mà rớt đài một cách oan uổng! Trong khi đó những người áp dụng phương pháp hộ niệm, khuyên người niệm Phật, chí thành chí kính niệm câu A Di Đà Phật, vững lòng tin vào đại nguyện của Đức A Di Đà, vững lòng tin vào sự tiếp độ của A Di Đà Phật, tha thiết cầu vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc… Hơn nữa, họ còn rất cẩn thận, kết lại từng nhóm nhỏ và dặn dò nhau trước rằng, lúc tôi ra đi anh phải đến hộ niệm cho tôi, khi tôi bị bệnh nặng anh phải đến hộ niệm cho tôi, đừng để tôi bị sơ xuất... Thành quả của sự hộ niệm này đã cứu không biết bao nhiêu người, xin thưa thật với chư vị, không biết bao nhiêu người nhờ cái công tác này mà đã ra đi với thân tướng tốt đẹp bất khả tư nghì: Đỉnh đầu âm ấm, nét mặt tươi cười, da dẻ tự nhiên hồng hào ra, cái môi của người chết sau mười mấy hai chục tiếng đồng hồ lại đỏ lên, trái tai dài ra… Có những người đã phát ra hương thơm, một hương thơm lạ lùng, một lần phát ra trải qua hàng 30 phút đồng hồ. Những thoại tướng đã xuất hiện như vậy đó. Có những người khi xả bỏ báo thân ra đi, đêm hôm đó hoa ở chung quanh nở rộ ra trắng xóa hết trơn. Chư vị cứ nghĩ thử, trước khi họ ra đi họ niệm câu A Di Đà Phật, có được chư vị đồng tu bao vây chung quanh khai thị cho họ, niệm câu A Di Đà Phật cho họ, rồi họ quyết lòng nguyện vãng sanh. Tín-Nguyện-Hạnh đầy đủ, họ đã ra đi với thoại tướng tốt như vậy, có những hiện tượng tốt như vậy. Từ trước tới giờ, quý vị hãy đi tìm đi… Tìm đâu mà ra?

 

Chính vì vậy, hộ niệm cho người vãng sanh là một pháp tu rõ rệt, chớ không phải chỉ là động tác sơ sài, như tới ngồi bên cạnh người bệnh rồi niệm “A Di Đà Phật, A Di Đà Phật”… thì người ta vãng sanh đâu. Ví dụ, một chứng minh cụ thể, là vừa mới đây, tại nước Úc, có những người đã biết niệm Phật rồi, tới hộ niệm cho một người, họ cũng ngồi bên cạnh người bệnh để niệm Phật hộ niệm. Vậy mà, người bệnh đó ra đi thì sao? Kết quả như thế nào? Có được vãng sanh không? Không…

 

Tại sao như vậy? Tại vì họ không chịu nghiên cứu phương pháp hộ niệm. Tại vì trong cuộc đời của họ chưa bao giờ tham gia một cuộc hộ niệm nào cả. Họ cứ tưởng niệm Phật trước người bệnh là quá đơn giản… Thành ra, khi gặp sự, họ đối trước người bệnh cứ mặc sức mà tung hoành, cứ mặc sức mà niệm lung tung, họ không áp dụng đúng phương pháp hộ niệm, để đưa đến kết quả, thay vì người đó có được cái cơ duyên vãng sanh về Tây-Phương Cực-Lạc, mà họ phải ra đi với một cái tướng vô cùng xấu!

 

Cho nên cái đề tài của chúng ta, “HỘ NIỆM LÀ MỘT PHÁP TU”, chúng tôi sẽ cố gắng triển khai, và nhất là khi có những cuộc hộ niệm, xin chư vị phải tự tham gia, tự ngồi đó để nhìn, rồi sau khoảng chừng mười cuộc hộ niệm như vậy, tự nhiên chúng ta biết hết.

Biết gì? Biết ta phải thực hiện những điều gì cho chính ta khi ra đi. Biết ta phải làm gì khi người thân chúng ta ra đi. Ta cần phải biết làm sao mà cứu họ. Vì xin thưa, tử sanh vô thường! Cái thân này… nếu không bệnh ung thư… thì cũng bệnh tiểu đường, không bệnh tiểu đường… thì cũng ung thư gan, không ung thư gan… thì cũng ung thư phổi. Nhất định phải có một ngày đi.

 

Nhưng với người niệm Phật, ngày đi đó là ngày họ liệng cái thân xác rã rời này đi về Tây-Phương thành đạo. Còn nếu chúng ta không biết con đường đi về Tây Phương thành đạo, cứ bám lấy những gì thường tục của thế gian này, nhất định cái ngày xả bỏ báo thân đó chính là cái ngày đại họa!... Đời đời kiếp kiếp về sau ai sẽ cứu được ta đây? Nguyện mong cho chư vị khi mà nghe những lời nói này phải có chút ít giật mình. Phải biết rằng, ngay cái đạo tràng này, chúng ta đang khai thác triệt để phương pháp gọi là “PHÁP HỘ NIỆM” để cứu mình, để cứu người thân của mình, cứu Cha Mẹ của mình đang trong cơn già yếu được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc.

 

Cơ hội này hiếm lắm, xin chư vị nhất định phải cố gắng chỉnh đốn lại pháp tu, chỉnh đốn lại kiến thức về hộ niệm để chuẩn bị, giúp chúng ta đi về Tây Phương thành đạo Vô-Thượng.

 

Nam Mô A Di Đà Phật

 

HỘ NIỆM LÀ MỘT PHÁP TU

(Tọa đàm 3)

 

Nam Mô A Di Đà Phật

 

Niệm Phật được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc. Đúng như vậy.

 

Muốn vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc thì phải có 3 điểm: TÍN-HẠNH-NGUYỆN đầy đủ. Đi hộ niệm cho người ta là nhằm giúp cho người bệnh đó làm cho được 3 điểm: TÍN-HẠNH-NGUYỆN.

 

Những người nào chưa tin thì phải tin đi, mau mau tin đi. Nếu trong đồng tu chúng ta có những người chưa tin, sau khi nghe những lời nói này hãy phát khởi tín tâm liền, đừng để tới ngày mai. Vô thường nhanh lắm! Không kịp đâu! Những người đã tin rồi, thành tâm khuyên chư vị phải tin cho vững vàng, đừng có tin nửa vời mà uổng một đời tu tập, sau cùng không đi tới đâu hết.

 

Niềm tin là khởi đầu tất cả cho hành trình đi về Tây Phương. Thiếu niềm tin thì chịu thua. Mong chư vị phải tin đừng nghi nữa. Tin rồi chưa đủ đâu, hãy phát nguyện vãng sanh.

 

Nếu như người nào niệm Phật mà chưa tha thiết nguyện vãng sanh Tây Phương thì đường vãng sanh về Tây Phương còn xa vời vợi!... Nhất định... một đời này không được vãng sanh. Xin chư vị cố gắng phát nguyện vãng sanh. Từ sáng tới bây giờ chúng ta đã nguyện ba bốn lần rồi, ở tại Niệm Phật Đường này mỗi sáng chúng tôi nguyện, mỗi chiều cộng tu chúng tôi nguyện: Nguyện sanh Tây Phương Tịnh Độ trung...

 

Những người già yếu, đã bệnh... hãy viết lời nguyện ngắn lại: Nam Mô A Di Đà Phật, xin Phật cho con được về Tây Phương Cực Lạc.

 

Quý vị phát nguyện phải thành tâm, chân thành mới được. Nếu không chân thành... thôi chịu thua rồi! Cuộc đời này vô thường dữ lắm chư vị ơi! Ta sinh ra trong đời này, ta có cái thân nghiệp báo, thì ta phải trả cho tròn cái thân nghiệp báo này. Ta muốn sống thêm một ngày?... Không được. Chúng ta đi trước một ngày?... Cũng không đâu. Cho nên, cái ngày nào mà chết, cái ngày nào bỏ báo thân... xin chư vị đừng lo chuyện đó nữa. Nhất định chúng ta không đi sớm được một ngày, mà cũng không đi trễ được một ngày đâu!

 

Nhưng mà nếu việc vãng sanh sớm một ngày giúp cho cái thân của chúng taan định một ngày. Vậy nếu nguyện trễ một ngày, chứng tỏ niềm tin của chúng ta nó yếu và chúng ta còn thèm muốn cái gì đó trên thế gian này, lỡ trong một ngày đó mà cái mạng này nó đến lúc vô thường rồi... thì sao? Những người chưa hiểu đạo thường hay sợ chết! Nhưng sợ cũng chết. Cái chết nó đến như một tiếng sét đánh ngang tai không kịp chuẩn bị!... Nhất là những người già, nhất là những người yếu... nhanh lắm! Sau khi bỏ cái báo thân này ta sẽ chịu những cảnh ghê rợn, khủng hoảng, kinh hãi hơn những gì mà ta nghĩ nữa là khác!...

 

Biết được như vậy rồi, tại sao không nhanh chóng cầu về Tây Phương Cực Lạc để một đời này nhất định ta không còn có cái gì để hãi kinh nữa, ta không còn có cái gì để đau khổ nữa, ta không còn cái gì để sợ hãi nữa. Tại vì về trên Tây Phương Cực Lạc, xin thưa, cuộc sống của chính chúng ta bắt đầu từ giờ đó sẽ có thần thông, đạo lực bao trùm pháp giới. Một cảnh cực lạc an vui, một cái cảnh mà A Di Đà Phật đã dành cho chúng ta, những người ở trong cái xứ gọi là lục đạo này khổ sở kinh khủng lắm!

 

Không chịu mơ đến ngày đó mà cứ tìm những cái giây phút gọi là... giây phút an nhàn tạm bợ của cõi đời này, để sau cùng bị hàng vạn đời, vạn kiếp trong cảnh ghê rợn đó mà người ta không hay! Chính vì vậy, xin thưa với chư vị, nên nhớ cho, hộ niệm không phải là đến trước người bệnh rồi... A Di Đà Phật... A Di Đà Phật... gọi là hộ niệm! Không phải. Đó chẳng qua là cái hình thái cuối cùng cần phải có. Chứ thật ra:

 

Chính mỗi người chúng ta phải hiểu đạo,

Chính mỗi người chúng ta phải tin tưởng,

Chính mỗi người chúng ta phải phát nguyện hàng ngày tha thiết được về Tây Phương.

Phải làm như vậy, và hơn nữa, phải tranh thủ từng giờ niệm Phật.

 

Mấy tuần qua chúng ta đi hộ niệm cho một vị Phật tử, quý vị tới tham dự coi thử chúng tôi khuyên những gì? Chúng tôi khuyên vị đó là... buông chén cơm xuống, thì chị phải cầm xâu chuỗi lên niệm Phật. Phải niệm Phật. Niệm từ sáng... niệm tới chiều. Ra vườn làm chi? Nhớ con gái làm gì? Tưởng đứa cháu ích lợi chi? Nghĩ tới cái bệnh nghiệp để làm gì? Đâu cần nữa... Một câu A Di Đà Phật mà niệm, niệm cho nhập tâm luôn. Xin thưa, nếu có tuổi một chút, ta thấy từng người họ ra đi đó, Ông Bà, Cha Mẹ, người thân chúng ta ra đi... quý vị thấy cảnh đó có sợ không? Người ta mê man bất tỉnh trong bệnh viện đó, người ta đau đớn quằn quại đến hồn kinh phách lạc trước giây phút ra đi đó... chúng ta có sợ không? 

 

Sợ thì phải lo đi. Có nhiều người cứ nghĩ rằng... ta không đến nỗi nào như vậy. Xin thưa... ngày hôm qua ta chưa có vấn đề gì hết, mà ngày hôm nay... đùng một cái ngã bệnh xuống, vào bác sĩ, bác sĩ nói, “Anh đã bị ung thư rồi!". Ngày hôm kia tôi không có gì cả, ngày hôm nay vô bác sĩ, bác sĩ nói, "Chị đã bệnh tiểu đường rồi!". Hôm tháng trước khỏe mạnh như vậy, tháng sau nằm một chỗ rồi! Cái nghiệp báo mỗi người chúng ta đều có hết, nó chưa đến đó thôi! Khi nó đến rồi, coi chừng mình bị nạn còn hơn những người mà mình đã thấy đó.

 

Biết được như vậy thì phải lo, đừng có ỷ vào sự hộ niệm này. Hộ niệm này chính là phương pháp nhắc cho chúng ta TÍN-HẠNH-NGUYỆN, trong đó thì niệm Phật phải:

 

Chuyên tâm niệm Phật.

Chăm chú niệm Phật.

Thành tâm niệm Phật.

Khiêm nhường niệm Phật... là cái điểm quan trọng nhất.

 

 Chính vì vậy mà chư vị thấy không? Từ sáng tới giờ chúng ta trải qua mười mấy tiếng đồng hồ bằng cái gì? Bằng câu niệm Phật không thôi. Quý vị ơi! Niệm liên tục. Niệm ngày niệm đêm. Có địa chung niệm theo địa chung. Không có địa chung niệm theo chuỗi. Không có niệm chuỗi thì nằm trên giường mà niệm. Thành tâm mà niệm Phật… cầu được vãng sanh Tây Phương. Nếu mà quý vị làm được như vậy, mới có thể cảm ứng được với A Di Đà Phật, thừa hưởng được cái đại thiện lợi và khi chúng ta ra đi mới an toàn được. Còn nếu không... coi chừng chúng ta sẽ mê man bất tỉnh trên giường bệnh, và khi vừa tắt hơi xong, xin thưa rằng, con cái nó bỏ hết, rồi bác sĩ gọi y tá tới để gói xác mình trong tấm chăn đó, liệng vào trong cái hầm lạnh. Chúng ta gặp đại nạn!...

 

Chính vì vậyniệm Phật, phải niệm Phật... Để chi vậy? Xin thưa là càng niệm Phậtthành tâm, càng niệm Phật mà tha thiết, càng niệm Phậtcông phu càng cao, nó tránh cho ta cái chuyện này nè! Chớ còn không thì... xin thưa, cái nghiệp của chúng ta nó lớn quá rồi! Chư Tổ dạy, khi ta mãn báo thân này, nhất định... gọi là cái thân, cái thân người này nè không thể nào có lại được. Gọi là "Nhơn Thân Nan Đắc". Kinh Phật nói rõ ràng như vậy. Nghĩa là sao? Nghĩa là, khi mà chúng ta chết rồi đó, thân người không thể nào lấy lại được đâu!

 

Nếu mà chư vị, những người nào sợ chết... thì phải lo niệm Phật. Những người nào mà sợ bị mê man bất tỉnh... phải lo niệm Phật. Những người nào mà sợ địa ngục... phải lo niệm Phật. Những người nào mà sợ cảnh ngạ quỷ lang thang đầu đường xó chợ không có chỗ ăn chỗ ở... phải lo Niệm Phật. Tại vì nếu không niệm Phật, nhất định... chịu thua! Đợi cho đến lúc mê man bất tỉnh rồi kêu ông Diệu Âm này, kêu ban hộ niệm của Niệm Phật Đường A Di Đà tới hộ niệm cho chư vị... Chịu thua. Không còn con đường nào để cứu nữa!

 

Cho nên hộ niệm thật ra là gì? Là chính mỗi người chúng ta hộ cho chúng ta, chứ không có ai hộ niệm cho chúng ta hết trơn.

 

Bằng cách gì? Chưa tin câu A Di Đà Phật, phải tin liền đi. Niệm Phật vãng sanh thật sự. Thành tâm mà tin. Nếu quý vị không tin, thì thôi chịu thua!... Chúng tôi đành rơi nước mắt nhìn quý vị đi theo con đường đọa lạc!

 

Tin rồi quý vị phải tha thiết nguyện vãng sanh nghe... đừng có che dấu nữa... Bây giờ, tôi nói thật. Diệu Âm này nếu có bệnh ung thư, tôi sẽ loan truyền ra cho khắp hết thế giới biết... Để chi vậy? Để cho những người nào quen thân hãy đến hộ niệm cho tôi, tôi không sợ chuyện đó nữa. Ở đây một ngày mình chịu khổ một ngày, đi về Tây Phương một ngày mình sướng một ngày. Ông Bà, Cha Mẹ, Cửu Huyền Thất Tổ... đang chờ từng ngày từng giờ từng giây chúng ta vãng sanh về Tây Phương. Tại vì có như vậy thì Ông Bà, Cha Mẹ, bà con, thân thuộc của chúng ta mới nương theo cái phước đó mà thoát được tam đồ ác đạo. Trong khi mình nghĩ mà thương Mẹ, thương Cha. Cha Mẹ mình vì vụng tu không chịu niệm Phật nên đã bị đọa lạc, khi họ nghe mình tu các ngài cầu mong mình hồi hướng công đức cho họ. Nhưng hồi hướng công đức cho họ có được bao nhiêu? Chưa bằng cái công đức mình vãng sanh về Tây Phương. Cho nên mình vãng sanh về Tây Phương là chính mình được thoát nạn, mà Ông Bà, Cha Mẹ nhiều đời nhiều kiếp của mình còn nương theo cái công đức đó mà thoát được tam ác đạo.

 

Chư vị ơi! Lợi lạc biết chừng nào. Chính vì vậy mà phải lo trước, lo ngày lo đêm để niệm Phật. Một câu A Di Đà Phật nhập vào tâm... khi mà câu A Di Đà Phật nhập vào tâm rồi, chắp tay lại, Nam Mô A Di Đà Phật… cuộc đời vô thường quá! Khổ quá! Cho con sớm về Tây Phương Cực Lạc.

 

Quý vị cứ niệm như vậy đi... Thành tâm niệm như vậy đi... Nếu là những người bệnh... bệnh nó hết hồi nào không hay. Còn như những người sợ chết, nếu cứ tiếp tục sợ chết nữa... thì dù cho chính cái ban hộ niệm của Niệm Phật Đường A Di Đà này tới hộ niệm cho chư vị... chư vị vẫn bị đọa lạc!

 

Tại sao như vậy? Tại vì đã mê rồi! Không giác ngộ được! Cuộc đời này quá vô thường, vài năm nữa... bốn năm nữa... năm năm nữa, hai tháng nữa... ba tháng nữa có là bao? Trong khi đó vạn kiếp phía sau chịu đọa lạc mà không lo, lại lo chi một vài tháng, một vài ngày tạm bợ ở thế gian này vừa đau lên đau xuống, bệnh lên bệnh xuống!... Ấy thế mà… nghĩ tới chuyện niệm Phật thì tránh lên tránh xuống, nghĩ tới chuyện hộ niệm thì sợ lên sợ xuống, trốn lên trốn xuống. Xin hỏi rằng, mình trốn được cái ách nạn vạn kiếp sau này không? Có trốn được hay không? Trong Kinh Phật nói rõ ràng, chư vị biết cái nghiệp của chúng ta "Năng địch Tu-Di", lớn như núi Tu-Di vậy đó! Nó dìm chúng ta tận dưới bùn đen!... Ấy thế mà không chịu lo? Lại đi lo những chuyện hết sức là... hết sức là tầm thường... hết sức là vô thường!... Đến ngày niệm Phật thì hẹn cái này hẹn cái nọ, viện cớ này viện cớ nọ không chịu đi. Đến lúc nằm xuống rồi, xin thưa chư vị, một câu A Di Đà Phật cất lên không được!...

 

Vì sao như vậy? Vì công phu quá yếu, nghiệp chướng quá dày, oan gia trái chủ quá dữ đang sẵn sàng... chờ đón những người niệm sai lầm, những người niệm giải đãi. Tại vì cái tâm giải đãitâm không chân thành, không chí thiết, là cái tâm không bao giờ cảm ứng được với đại nguyện của đức A Di Đà Phật. Cho nên phải lấy lòng chân thành, chí thành chí kính ra mà niệm Phật đi... Nếu không, không kịp nữa rồi!...

 

Quý vị có biết không? Ngài Tịnh Không nói, dù cho mình niệm từ sáng đến chiều, niệm cho một trăm năm đi nữa, một ngày niệm tới một vạn tiếng đi nữa, thì cái nghiệp của chúng ta cũng không phá nổi. Ấy thế mà chỉ cần TÍN-NGUYỆN-HẠNH cho vững vàng cộng với sự hộ niệm giúp cho chư vị thoát được ba đường ác, thoát được lục đạo luân hồi... đi luôn về tới Tây Phương Cực Lạc để thành tựu. Như vậy mà tôi thấy có nhiều người còn lơ là quá! Trong khi tôi đi các nơi họ thành tâm, họ kính cẩn đến nỗi không ngờ được. Ít bữa nữa tôi sẽ nói ra những chuyện, tại sao ở những chỗ xa xa như vậy người ta thành công dễ dàng! Quý vị tới chứng nhận mới thấy ngỡ ngàng. Trong khi ở đây... thì chính chúng ta rất gần Hòa Thượng Tịnh Không và giống như một trung tâm điểm về vấn đề hộ niệm vãng sanhchúng ta lơ là!...

 

Mau mau giác ngộ kịp thời để thành đạo, nếu sơ ý... ngàn đời vạn kiếp khổ đau tự ta chịu lấy, A Di Đà Phật cũng đành buông tay...

 

Nam Mô A Di Đà Phật.

 

HỘ NIỆM LÀ MỘT PHÁP TU

(Tọa Đàm 4).

 

 Nam Mô A Di Đà Phật

 

 Mới ngày hôm nay chúng ta có một cái tin là bà Bác mẹ của chị Thanh đi vào trong bệnh viện, tình hình có lẽ rất là nguy ngập. Mới cách tuần trước thì Bác có đến đây cộng tu, cung nghinh xá lợi. Tuần này thì Bác đã nằm trong bệnh viện, chị Thanh có điện thoại tới nói là có thể ngày mai chúng ta đi hộ niệm. Thật sự, cuộc đời này quá sức vô thường! Những biến cố nó xẩy ra bất ngờ giống như là một tiếng sét đánh ngang giữa bầu trời, không kịp bưng tai

 

Chính vì vậy, mà hộ niệm hiểu cho cùng ra không phải là nằm đó chờ đi vào trong bệnh viện, mê man bất tỉnh rồi mới kêu ban hộ niệm đến... là được. Không phải như vậy. Cái đề tài của chúng ta nói ở đây là, hộ niệm là điều phải lo trước. Lo những gì? Ai chưa tin câu A Di Đà Phật, mau mau tin liền. Ai chưa phát nguyện vãng sanh mau mau phải tha thiết phát nguyện vãng sanh ngay lập tức, ngay liền bây giờ, ngày hôm nay đừng để đến ngày mai. Ai chưa niệm Phật, phải lo niệm Phật ngày đêm, nhất định phải lo niệm Phật ngày đêm. Để chi? Để giải những ách nạn có thể sẽ đến với mình bất cứ lúc nào. Không bao giờ có thể chuẩn bị được.

 

Chúng ta nên nhớ... Cái chết!... Ta không bao giờ có kinh nghiệm với cái chết đâu ạ? Nó chỉ đến với ta một lần mà thôi, rồi đi luôn, không thể nào để cho ta rút kinh nghiệm được. Chính vì vậy, xin thưa thực, cái mạng sống chúng tamong manh trong đường tơ kẽ tóc! Ta đã biết niệm Phật mà không lo chuẩn bị con đường vãng sanh Tây Phương Cực Lạc để sau cùng khi đối diện với sự thật, cũng phải đành chấp nhận đọa lạcđau khổ triền miên!

 

Cho nên, xin thưa với tất cả chư vị, có ba điểm mà Diệu Âm nói, nói mãi mãi, nói không bao giờ ngừng được. Nếu quý vị mà không tin câu A Di Đà Phật có thể giúp ta vãng sanh về Tây Phương, thoát tất cả những cảnh giới hãi hùng, đau khổ, đọa lạc triền miên... Thì thôi!... Chịu thua rồi! Tới đạo tràng này, ích lợi gì? Đi tu, ích lợi gì?... Tới Chùa, ích lợi gì? Vì chúng ta vẫn chịu đọa lạc. Trong khi một câu A Di Đà Phật, Đức A Di Đà đã thề, người nào quyết niệm danh hiệu của Ngài, quyết vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc... Ngài nói, dẫu cho trước giờ phút lâm chung cất lên mười câu A Di Đà Phật thôi cũng được vãng sanh... Thế nhưng đi vào trong bệnh viện đã mê man bất tỉnh rồi... còn đâu có cái cơ hội niệm được câu A Di Đà Phật, được một tiếng chứ đừng nói chi tới mười tiếng.

 

Chính vì vậy mà phải lo trước.

Chính vì vậy phải biết buông ra.

 

Buông cái gì? Thị phi, cạnh tranh, ganh tỵ... phải buông liền đi. Nếu niệm Phật mà không chịu buông cái này, nhất định sẽ bị mê man bất tỉnh trong bệnh viện. Tại sao như vậy? Tại vì ngài Quán Đảnh Đại Sư đã nói rõ rệt, người niệm Phật mà không biết lo buông xả những cái này sẽ đọa Địa Ngục. Ngài nói như vậy đó, quý vị nghe cho kỹ đi... Ngài nói trong 100 cái quả báo của câu A DI ĐÀ PHẬT, cái quả báo đầu tiên là đọa địa ngục. Tại vì sao? Tại vì không chịu bỏ cạnh tranh, ganh tỵ, không chịu bỏ nói xấu người này nói xấu người nọ, không chịu bỏ cống cao ngã mạn, không chịu bỏ những cái tật đố của mình, chửi người này chửi người nọ... Cái tâm không chịu mở ra. Tại sao niệm Phật mà vướng cái này bị đọa địa ngục? Tại vì Hòa Thượng Tịnh Không đã giảng rất rõ: “Phá hình tướng của người niệm Phật”. Trong kinh Phật... Phật nói lên nói xuống rất nhiều, thà khuấy đục vạn dòng sông, cái tội này nó còn nhỏ hơn là khuấy động một người niệm Phật. Trong khi mình niệm Phật mà không chịu buông bỏ những cái tật đố này, nói xấu người này, nói xấu người nọ, kình người này, kình người nọ... phá tan cái hình tướng của người niệm Phật. Phá tan tâm nguyện của biết bao nhiêu người muốn niệm Phật.

 

"Trời ơi! Ông này niệm Phật sao mà tánh tình xấu quá vậy?... Thôi ta đừng đi niệm Phật". "Trời ơi! Sao bà kia niệm Phật mà tính tình lại đố kỵ dữ vậy? Như vậy thì niệm Phật dở lắm!".

 

Đoạn biết bao nhiêu cái huệ mạng của người khác. Cho nên xin thưa đừng có nghĩ rằng, mình bước vào trong cái Niệm Phật Đường A Di Đà này là khi đến ngày cuối cùng mình được ra đi an nhiên tự tại. Không phải như vậy đâu ạ! Mà phải như thế nào? niệm Phật thì phải buông hết vạn duyên ra. Ngày hôm qua ta thấy người này xấu... nói lỗi người ta, ngày hôm nay nhất định đừng nói lỗi người ta nữa. Nếu mình nói lỗi người ta, nhất định mình sẽ bị mê man bất tỉnh trong bệnh viện, rồi mình sẽ đi xuống địa ngục! Tại sao vậy? Tại vì ngài Quán Đảnh Đại sư nói như vậy đó, chứ không phải Diệu Âm nói đâu...

 

Cho nên, xin thưa là, mình phải biết lo trước. Nếu đi về Tây Phương mà còn bám chặt vào cái cõi Ta-Bà này... Cái nhà cũng bám, tiền tài cũng bám... Nhất định không thể vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc được.

 

Muốn đi về Tây Phương Cực Lạc mà khi bệnh xuống thì sợ chết... Nhất định không thể vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc được. Vì thế, pháp hộ niệm đâu có phải đợi đến lúc mê man bất tỉnh mới kêu 5-10 người tới đứng bên cạnh mình niệm Phật! Mà là gì? Chính là TÍN-HẠNH-NGUYỆN phải làm cho đúng. Nguyện vãng sanh, đã tha thiết nguyện vãng sanh thì không được tha thiết những cái cõi trần đời này nữa.

 

Đã tha thiết vãng sanh, thì cái thân này, còn thì ta niệm Phật, bỏ thì ta về Tây Phương Cực Lạc. Thành ra, bệnh hoạn thay vì than thở, ta vui như ngày hội. Tiền bạc! Hồi trước ta nắm chặt trong tay, bây giờ bung ra đi, liệng ra cho con cái nó xài đi. Tôi thường hay nói với Ông già tôi rằng, nếu Cha có được đồng bạc nào, Cha hãy liệng ra đi. Có sợi dây chuyền nào, hãy liệng ra đi. Hãy nói với mấy người con, các con cứ cất đi, đừng bao giờ cho ta thấy nữa.

 

Bà Triệu Vinh Phương 99 tuổi vãng sanh, bà có một sợi dây chuyền, mà dây chuyền đó là dây chuyền của người mẹ truyền lại cho bà như là cái vật truyền đời. Khi bà ngộ đạo ra rồi, bà cởi sợi dây chuyền ra, rồi đưa cho người con và nói, “Các con không được để cho Mẹ thấy sợi dây chuyền này”. Đó là những người ngộ đạo muốn vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc. Nếu chúng ta không biết chuyện này, chúng ta cứ đam mê những thứ: Tiền nè!... Bạc nè!... Thị nè!... Phi nè!... Nhất định dù cho quý vị có tới đây niệm Phật, niệm cho đến long hầu bể cổ, sau cùng rồi... nhất định sẽ bị mê man bất tỉnh trong bệnh viện! Tại sao như vậy? Tại vì chính quý vị đã phá tan hết hình tướng của người niệm Phật, gây cái họa cho mình mà còn gây họa cho người khác nữa.

 

Chính vì vậy, xin thưa, biết được con đường vãng sanh một đời thành đạo Vô Thượng, thì nhất định những cảnh địa ngục phải bỏ.

 

Cảnh nào là cảnh địa ngục? Là cảnh: Cạnh tranh, ganh tỵ.

Cảnh nào là cảnh địa ngục? Là cảnh nói xấu người này nói xấu người nọ.

 

Tất cả những cái đó nó phá tiêu hết con đường vãng sanh... Nó phá tiêu hết công đức niệm Phật... Đơn giản như vậy thôi chứ có gì đâu! Cho nên Ngài Tịnh Không nói: Khi mà mình hiểu thấu được VŨ TRỤ NHÂN SINH rồi... Ngay cái thân mạng này cũng là vô thường, hãy trả về với cát bụi. Ta liệng cái thân này, ta lượm cái thân khác, chứ ta đâu có chết mà cứ sợ chết! Như vậy coi chừng, nếu ta cứ bám theo cái thân này, thì lúc chết ta không tìm được cái thân khác nữa đó... Vì sao?... Vì biến thành những loài quỷ, loài vong hồn... Dễ sợ vô cùng!... Cho nên Ngài nói phải buông xả, phải buông cho hết những thứ này đi, thì tự nhiên ta giải không biết bao nhiêu ách nạn.

 

Hộ niệm là như vậy đó. Hộ niệm là chuẩn bị trước. Hộ niệm là phải "Clear" đi, tức là làm cho sạch cái tâm chúng ta. Giận hờn là chủng tử địa ngục, nhất định đừng có giận ai. Tham luyến cái thân này, nhất định sẽ tàn rụi! Nhất định đừng tham nữa. Mê đồng bạc, nhất là những người già... tiền đây, hãy liệng ra cho con cái, tại vì con cái có hiếu, chúng không bao giờ để cho chúng ta chết đói đâu, vậy mà cứ bám lấy đồng tiền đó làm chi? Hòa Thượng Tịnh Không, có lần người ta rủ Ngài đi xem tiền bạc. Xem rồi, Ngài than, trời ơi! Tiền chỉ có bấy nhiêu đây sao? Tôi có khắp thế giới, những tiệm kim hoàn là tiền của tôi hết đó... Đi khoe tiền với Ngài mà bị Ngài rầy... "Đồ dại, đồ khùng!"... Đem tiền cất trong nhà băng để sau cùng thành con mọt vô trong đó đời đời kiếp kiếp mà nhìn tiền... Dùng có được đâu ạ?! Chính vì hiểu được như vậy rồi... thì buông ra. Buông ra, đâu phải là cho hàng xóm đâu? Cho con cái. Buông ra hết đi để con cái dùng đó mà trả hiếu cho mình, nuôi dưỡng mình từng chút, từng chút và nó hộ niệm cho mình, nó niệm Phật bên cạnh mình, để cho mình được vãng sanh và mình dặn con cái một khi ta bệnh xuống, bác sĩ đã chịu thua rồi... hãy mau mau đem ta về nhà. Ví dụ như mẹ chị Thanh phải mau mau đem về nhà để tôi tới hộ niệm cho, chứ ở trong bệnh viện nhiều khi chính tôi cũng đành... bó tay!

 

Nguyện cho tất cả chư vị hiểu được những lời này... Đây là những lời tâm huyết, đơn giản, để chúng ta được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc.

 

Nam Mô A-Di-Đà Phật

 

HỘ NIỆM LÀ MỘT PHÁP TU

(Tọa Đàm 5)

 

Nam Mô A Di Đà Phật 

Hộ niệm không phải là chờ cho đến lúc sắp sửa xả bỏ báo thân mới kêu ban hộ niệm đến. Cái đề tài chúng ta nói lên rõ ràng như vậy.

 

“Niệm” là niệm Phật. “Hộ” là hộ trợ, là giúp đỡ. Hộ niệm là người niệm Phật giúp đỡ cho người niệm Phật được an toàn vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc.

 

Nếu chúng ta nói niệm Phật mà không nói đến hộ niệm, thì chúng ta phải đạt đến cảnh giới Nhất Tâm Bất Loạn. Theo như ngài Tịnh Không nói thì Lý Nhất Tâm Bất Loạn mới an nhiên tự tại vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc

 

Trong đời này cũng có thể có người được chứng đắc(?). Nhưng trong Kinh Phật nói: "Thời Mạt Pháp ức ức người tu hành khó tìm ra một người chứng đắc". Hàng triệu người tu hành, hàng tỷ người tu hành tìm đâu ra một người chứng đắc! Cho nên, niệm Phật để chứng đắc Nhất Tâm Bất Loạn, an nhiên vãng sanh thực sự không dễ gì! Chính vì vậy mới cần đến sự hộ niệm. Nếu khônghộ niệm thì những người không chứng đắc cảnh giới Nhất Tâm Bất Loạn không được vãng sanh.

 

Ai là những người không chứng đắc? Xin thưa thực, chính chúng ta là người không chứng đắc. Tại sao vậy? Hòa Thượng Tịnh Không thường hay nói: "Còn chấp trước là còn trong lục đạo luân hồi”. Cái chấp trước này ở đâu mà có? Trong nhiều đời nhiều kiếp chúng ta đã tạo ra rồi, đến đời này nó vẫn theo chúng ta. Thể hiện cụ thể nhất là khi chúng ta tu hành như thế này vẫn có đôi lúc phiền não nổi lên. Khi mà phiền não nổi lên, đây là sự thể hiện của chấp trước. Nói rõ hơn, là sự xuất hiện của nghiệp chướng từ trong nhiều đời nhiều kiếp. Xin thưa thực, chính vì cái chấp trước này, hay là cái phiền não, hay là cái nghiệp mà chúng ta xóa ra không được, nó cứ hiển hiện mãi, làm cho người niệm Phật sau cùng không được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc. Cho nên hộ niệm quan trọng dữ lắm!

 

Trong những ngày tới chúng ta sẽ đi sâu hơn một chút, rõ hơn một chút về vấn đề hộ niệm. Hôm nay mình nói tổng quát.

 

Xin thưa thật, nếu chúng ta niệm Phật mà bị vướng cái chấp trước nhưng không chịu buông ra, thì dù có hộ niệm cũng không được vãng sanh. Như hôm qua chúng ta có nói, ngài Quán Đảnh Pháp Sư nói rằng, niệm Phật mà không buông bỏ chấp trước. Nói rõ hơn, là còn cạnh tranh, ganh tỵ, đâu mâu, khó chịu... thì những thứ chấp trước này nó phá công đức của sự niệm Phật. Nếu còn như vậy, dù được hộ niệm cũng không thể vãng sanh.

 

Nếu nghĩ rằng mình đã phá được chấp trướcniệm Phật mà không có hộ niệm cũng chưa chắc gì sẽ được vãng sanh! Tại vì thật ra mình gọi là phá chấp trước chứ chẳng qua là mình chỉ gói ghém, đè nén một chút nào đó cái chấp trướcHay nói rõ hơn, là gói nghiệp chướng của chúng ta lại. Cái nghiệp chướng này vẫn chờ cơ hội để nó phát sinh ra. Cho nên phá một chút ít chấp trước nào đó, mà không có hộ niệm cũng không được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc, huống chi là chúng ta phá không được! Hơn nữa, liên đới với chuyện này, trong nhiều đời nhiều kiếp chúng ta đã lỡ dại tạo cái oán nghiệp với chúng sanh nhiều quá!...

 

Vì thế, ngoài cái chấp trước, là nghiệp chướng của chúng ta đó, cái nghiệp lục đạo luân hồi đó, còn có nạn oán thân trái chủ nữa, họ sẽ hiện hình ra, họ kéo chúng ta lại trong lục đạo luân hồi, và thường thường kéo luôn xuống dưới tam ác đạo để trả thù. Ghê lắm quý vị ơi!... Oan gia trái chủ họ biết trong tâm chúng ta, họ tìm mọi cách... và xin thưa thật rằng, những người tu hành sơ ý, thì bị vướng những cái đòn hay gọi là cái bẫy. Cạm bẫy của oan gia trái chủ tế vi dữ lắm! Nhiều khi mình không biết đâu. Lạ lắm! Chính vì vậy, để tránh khỏi cái ách nạn này, chúng ta phải cố gắng buông bớt những thị phi, những ganh tỵ, những đâu mâu, nói chung là những thứ chấp trướcHòa Thượng Tịnh Không thường nói. Chấp trước tai hại lắm!

 

một lần Ngài nói như thế này, chúng ta đi đến đạo tràng tu hành, thật ra là mỗi người có một việc. Chúng ta hãy làm cái việc của chúng ta, không nên làm cái việc của người khác. Ngài nói, đến đạo tràng hãy tập làm quen với những việc chướng tai gai mắt, có như vậy thì chúng ta mới tu được. Không tập làm quen với cái này, thì nhiều khi rất khó cho chúng ta tu hành!

 

Xin thưa thật, đạo tràng là nơi tụ hợp đông người. Riêng cái đạo tràng của chúng ta không muốn đông người lắm, ít ít thôi. Nhưng dù thế nào cũng phải có người. Hễ có đông người thì thường thường sinh ra đủ chuyện hết. Người này thì muốn cái này, người kia thì muốn cái kia, người thì muốn im lặng, người thì muốn nói chuyện, người thì thích nói lỗi lầm của người khác, người thì khó chịu về cái lỗi lầm của người khác... Chính vì vậytrong suốt một thời gian qua, chúng tôi thường thường hay nhắc với chư vị, đến đạo tràng thì cố gắng buông bỏ những gì thuộc về chấp trước, tức là sự cạnh tranh, ganh tỵ, nói người này xấu, người kia tốt! Bỏ đi. Tại vì đó là phiền não! Cái nghiệp chướng của chúng tathể hiện ra ở chỗ đó. Chúng ta muốn về Tây Phương với A Di Đà Phật, quý vị nghĩ coi, A Di Đà Phật Ngài thương chúng sanh đến nỗi mà những người ngũ nghịch thập ác sắp sửa xuống địa ngục A-Tỳ, mà Ngài cũng cố gắng cứu. Ngài nói, những người đó mà bây giờ sám hối đi, đừng làm như vậy nữa, niệm danh hiệu của Ngài để cầu vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc... Tha thiết mà niệm... Chân thành mà niệm, mười niệm Ngài cũng cứu về Tây Phương Cực Lạc

 

Cho nên, nếu thật sự muốn một đời này mình về với Ngài, thì nên tập tánh của Ngài, tập tha thứ, tập buông xả, tập gói ghém với nhau để chúng ta cùng tu. Chứ tình thật mà nói, thế gian này chấp trước, phiền não, đấu tranh, cạnh tranh ganh tỵ... đã thành cộng nghiệp của thế gian rồi! Chúng ta đi tới chỗ nào cũng bị hết! Nhất định. Chính vì thế mà Ngài nói hay lắm, chư vị đến đạo tràng hãy tập làm quen với những điều chướng tai gai mắt. Nếu mình làm quen được những điều chướng tai gai mắt thì chứng tỏ công phu của chúng ta đã có hiệu lực, nó đã khởi tác dụng. Nếu chúng ta không chấp nhận những điều chướng tai gai mắt, có nghĩa là phiền não của chúng ta còn mạnh vô cùng! Chính những phiền não này nó ảnh hưởng đến lúc chúng ta lâm chung. Oan gia trái chủ sẽ lợi dụng chỗ yếu này mà hãm hại chúng ta.

 

Chính vì vậy, khi Diệu Âm đi khắp nơi, thường thường khuyên những người đồng tu hãy cố gắng buông xả. Những người trước đây chúng ta ghét, bây giờ đừng ghét nữa. Nếu mình đã bỏ ghét rồi, mình không ghét nữa, nhưng người đó vẫn còn ghét mình, thì hay nhất là chúng ta hãy lơ đi, lánh đi. Tại vì, khi hiểu một chút về vấn đề nhân quả, thì mới biết rõ rệt rằng, đây chính là chuyện nhân quả của mình, trong một đời kiếp nào trước mình đã gieo ra như vậy thì bây giờ mình phải gặp như vậy. Cho nên, hãy mạnh dạn đối diện với quả báo này và buông nó ra đi, lấy đó làm sự thử thách cho mình, thì tự nhiên đường thành đạo dễ lắm.

một lần khi Diệu Âm về Chùa Hoằng Pháp, Ngài Chân Tín nói một câu mà thấm vào trong tâm của Diệu Âm... Đúng là một đại Bồ-Tát, tôi nghĩ như vậy. Ngài nói: "Làm Đạo nó khó lắm! Nhiều lúc mình đi tới những nơi người ta khen mình, thì mình cũng cám ơn, mình gieo được chút duyên. Có những nơi người ta chê mình, mình cũng cám ơn họ, vì đây là cái duyên ác của mình đã gieo với họ từ trước. Cho nên, có những nơi người ta chống đối mình vì không có duyên, người ta khạc nước miếng nhổ vào trong mặt mình... Tôi cũng lặng lẽ cám ơn họ, và Tôi lấy tay tự chùi nước bọt lấy. Tôi cám ơn họ vì họ đã giúp cho tôi cái hạnh nhẫn nhục"... Trời ơi! Ngài nói một câu mà tôi ngồi rơi nước mắt! Phải tập như vậy thì chúng ta sẽ tới chỗ nào cũng có thể tu hành được cả.

Nguyện mong cho tất cả chư vị, chúng ta đến đạo tràng này thì nhất định một đời này hãy đi về Tây Phương Cực Lạc với Phật. Ngài Tịnh Không nói, muốn đi về Tây Phương Cực Lạc với Phật ta phải tập cái tánh Phật, tánh Phật thì nhìn người nào cũng là Phật hết. Ta muốn về Tây Phương để thành “A Duy Việt Trí Bồ-Tát, tâm Bồ-Tát thì nhìn người nào cũng Bồ-Tát hết. Được như vậy thì ta sẽ có cơ hội cảm ứng với chư Thượng Thiện Nhơn trên cõi Tây Phương, cảm ứng đại nguyện của đức A Di Đà Phật, chúng ta được thành tựu ngay tại nơi này.

Nam Mô A Di Đà Phật

HỘ NIỆM LÀ MỘT PHÁP TU

(Tọa Đàm 6)

 

Nam Mô A Di Đà Phật!

 Hồi chiều này Diệu Âm có nghe một người bạn ở bên Mỹ điện thoại tới, nói có một người nêu ý kiến rằng, không chịu lo tu hành, cứ nằm đó mà chờ hộ niệm thì làm sao được vãng sanh? Lời nói này rất là hay và nó đáp ứng đúng cái đề mục chúng ta đang nói, tức là hộ niệm không phải là nằm đó chờ chết, rồi khi sắp chết mới mời ban hộ niệm tới. Không phải như vậy đâu? 

 Phải chú ý đến công phu tu hành. Đây mới thực sự là chính. Nếu chúng ta cứ nằm đó mà chờ đến lúc sắp lâm chung, bị mê man bất tỉnh rồi mới chạy tìm ban hộ niệm thì cũng đã quá trễ! Chắc chắn ở đây chúng ta ai cũng biết qua chuyện này, nhưng người thân của chúng ta, bạn bè, bà con... hầu hết người ta không biết. Chính vì vậy mà chúng ta phải nói cho người ta biết rằng muốn được hộ niệm để vãng sanh thì xin phải lo tu hành trước, và cần biết được những quy luật vãng sanh, thì lúc đó hộ niệm mới được. Cho nên ý kiến phía trên chúng ta cần nên nhớ. 

 Tuy nhiên, có nhiều người lợi dụng câu này để khinh thường hay chê bai phương pháp hộ niệm thì thực là một điều quá sai lầm! Vì nếu thực sự tu hành chứng đắc được Nhất Tâm Bất Loạn, thì cần chi nhờ đến ban hộ niệm. Lúc đó ta biết ngày giờ ra đi, ta đứng cò cò một chân, ta ngồi trên ghế ra đi cũng được. Ta biểu diễn sự vãng sanh như một trò đùa. Nhưng đáng tiếc là hiện tượng này quá hiếm hoi! Có thể nói rằng hàng vạn người tìm không ra một người. Trong khi đó, vì quá khinh thường phương pháp hộ niệm, cho nên khi Cha chúng ta chết, ta không biết cách nào để cứu! Người thân chết, rồi tiếp tục chết, ta không biết cách nào cứu! Nhìn thấy sự đọa lạc của người thân, ta đành chịu bó tay, rồi bắt đầu đổ thừa: Đổ thừa nghiệp báo... đổ thừa... đổ thừa tại vì... tại vì... đủ cách đổ thừa hết. Nhưng bên cạnh đó, ta không chịu đổ thừa chính ta, khi đã biết được con đường vãng sanh mà không truyền chỉ cho người thân con đường vãng sanh. Ta không chịu đổ thừa là tại sao ta không chịu cẩn thận nghiên cứu phương pháp hộ niệm rồi thông báo cho người thân biết, thông báo cho bạn bè hay để họ chuẩn bị, họ biết được trước những giờ phút lâm chung bị những gì? Vào cuối đời ta bị cái gì? Nạn oan gia trái chủ như thế nào? Khi cận tử nghiệp hiện hành như thế nào? Làm sao ta thoát qua những ách nạn đó?... Mà cứ đổ thừa là người đó nghiệp chướng nặng... Vô tình, ta đánh mất quá nhiều người thân vào trong tam ác đạo! Rồi sau cùng, giả sử như chính ta niệm Phật không được Nhất Tâm Bất Loạn, đến khi cuối đời, những người bên cạnh ta ai sẽ là người giúp ta thoát ách nạn đây? 

 Phải chăng, vì ta quá khinh thường phương pháp hộ niệm, không bao giờ nói chuyện về hộ niệm! Mà không nói tới chuyện hộ niệm, không dạy phương pháp hộ niệm cho những người chung quanh, thì khi ta nằm xuống rồi, những người xung quanh không ai biết cách nào giúp cho ta thoát được những ách nạn đó. 

 Xin kể một câu chuyện vừa mới xảy ra bên Mỹ, cũng do một người bạn kể lại. Là có một người, một vị đó cũng biết niệm Phật, đi tới hộ niệm cho một người. Sau khi người bệnh chết mới có hai tiếng đồng hồ thì người nhà mời vị đó tới. Không biết vị đó hộ niệm bằng cách nào mà lại dùng ngón tay bấm huyệt, bấm lên đầu người chết!... Rồi sau đó họ nói rằng, nhờ bấm như vậy mà người chết đó đã được vãng sanh rồi! 

 Thấy không? Nếu chuyện hộ niệm mà chúng ta không khai thác kỹ, không chịu học hỏi kỹ, thì thường thường khi đối diện với người ra đi, ta làm nhiều điều sai lầm lắm! Cách đây cũng không lâu, chúng tôi nghe được một chuyện là có người hộ niệm cho một người đã chết rồi. Vị đó hít một hơi thật dài... vận công lên hai tay, rồi áp lòng bàn tay vào lòng bàn chân của người chết để đẩy thần thức lên đỉnh đầu. Trong Tịnh Tông Học Hội, cũng như chư Tổ dạy, không bao giờ nói đến chuyện này, và tôi biết được rằng, nhiều người hộ niệm đã áp dụng những phương thức sai!

 Thì hôm nay khi ngồi ở đây, những lời nói này đều có ghi âm hết, là chính Diệu Âm này không bao giờ hướng dẫn những phương pháp hộ niệm như vậy. Không bao giờ có thể dùng cái chưởng lực gì đó của mình mà đẩy thần thức cả. 

 Tại sao mình lại có quyền thay A Di Đà Phật để tiếp dẫn thần thức đi về Tây Phương? Làm sao mà ta có thể thay cho A Di Đà Phật để đẩy thần thức từ ở dưới "Địa Ngục" lên đến đỉnh đầu? Bàn chân là chỉ cho "Địa Ngục", đỉnh đầu là chỉ cho Tây Phương Cực Lạc. Đâu có quyền làm như vậy! Chính vì quá sơ ý về chuyện hộ niệm, lơ là... mà thường thường bị thất bại. 

 Cho nên hộ niệm, như hôm qua mình đã nói rõ rệt: "NIỆM" là niệm Phật. Nhất định chúng ta phải lo công phu tu hành, đừng nên lơ là. Và "HỘ" là rất cần những người chung quanh biết cách hóa giải cho chúng ta. Tại vì sợ rằng, bây giờ bắt đầu tu hành cho đến lúc hết hơi rồi, ta vẫn không chứng đắc được Nhất Tâm Bất Loạn, ta không được tự tại vãng sanh và cái nghiệp chướng vẫn theo đuổi sát nút, nó báo hại ta chịu không nổi! Chính vì vậychúng ta phải đi song song... 

 Bây giờ trở lại chuyện tu hànhTheo như Diệu Âm thấy, Niệm Phật Đường của chúng ta nên tăng thêm một ngày "Tinh Tấn" nữa, hay hơn là một tháng chỉ có một ngày. Tại vì tôi thấy là một ngày tinh tấn thường thường đông hơn những ngày bình thường. Những người ở trong Niệm Phật Đường ngày nào cũng tu, thì có thể cũng được được một chút. Còn ngoài ratinh tấn mỗi tháng có một ngày thì hơi yếu! Chư vị nghĩ thử coi có thể được hay không? Phải tăng thêm thời gian tu hành, chứ không thì xin thưa rằng khi mà đại nạn nó đến rồi, là lúc chúng ta xả bỏ báo thân, cái nghiệp chúng ta còn nặng quá, cái chướng ngại chúng ta còn nặng quá, giải không được. Bây giờ mới bắt đầu tu hành thì xin chư vị nhớ ráng cố gắng

 Hòa Thượng Tịnh Không có định nghĩa rõ rệt vấn đề tu hành, hay lắm! TU LÀ TU SỬA; HÀNH LÀ HÀNH ĐỘNG SAI TRÁI. Ngài nói hay vô cùng! Hành động sai trái của ai? Hành động sai trái của chính mình. Tức là sửa những hành động sai trái của chính mình, đừng nên đi sửa hành động sai trái của người khác. Điều này rất quan trọng.

 Đối với người khác thì sao? Ta không nên moi cái lỗi của người ta ra. Không nên nhìn cái lỗi của người khác. Không nên để cái lỗi của người khác trong lòng của mình. Đây mới là điều hay. Cho nên, tu là tu cho chính mình, chớ không phải tu cho người khác. Tu cho chính mình thì lo sửa cái lỗi của chính mình. Để chi? 

- Để cho cái nghiệp của chính mình càng ngày càng giảm xuống.

- Để cho cái gọi là cái chấp trước của mình càng ngày càng lợt lạt.

- Để cho cái phiền não của mình càng ngày càng bớt đi.

 Không tu cho người khác, cho nên người khác làm sai mình đừng có để trong bụng của mình. Nếu mà cứ để cái lỗi của người khác trong bụng của mình, thì cái bụng của mình nó thành ra cái chỗ chứa những lỗi lầm của người khác. Vô tình, vì muốn tu cho người khác mà thành ra tâm của mình bị loạn, tức là phiền não

 Cho nên khi vào một đạo tràng thanh tịnh, chúng ta cố gắng nhắm mắt lại! Ở trong phòng của tôi có ba con khỉ. Hay lắm!

 Một con khỉ bịt lỗ tai lại – Tức là đừng nghe những lời người ta nói. Một con khỉ nữa bịt con mắt lại – Tức là đừng nhìn tới những lỗi lầm của người khác, và một con khỉ nữa bịt cái miệng lại – Đừng nói lỗi lầm của người ta. 

Thường thường vào trong một Niệm Phật Đường hay một đạo tràng thanh tịnh, luôn luôn có những cái gọi là thông báo, giờ khai thị... Ví dụ, như một người ưa nói chuyện, những ngày tinh tấn niệm Phật là những ngày không được nói chuyện, mà họ cứ nói chuyện hoài. Chính ta không nên chỉ trích người đó, mà hãy để dành trong những phút thông báo đó. Niệm Phật Đường thông báo rằng, "Xin chư vị hôm nay là ngày tịnh khẩu niệm Phật, xin đừng nói chuyện". Nếu hôm sau người đó vẫn cứ tiếp tục nói chuyện nữa, thì NPĐ lại tiếp tục thông báo nữa, thông báo rằng, "Xin chư vị hôm nay là ngày tịnh khẩu niệm Phật, xin đừng nói chuyện"... 

Như vậy, cứ dùng phương pháp gọi là kiên nhẫn mà nhắc, nhắc hoài, nhắc hoài... thì một ngày nào đó tự nhiên người ưa nói, ưa phá giới đó sẽ giựt mình, người ta tỉnh ngộ. Nếu họ không giựt mình tỉnh ngộ thì sao? Thì vô tình một ngày tinh tấn niệm Phật, công đức của họ đã hết trơn rồi. Tại vì sao như vậy? Tại vì, ta thấy đó, trên bức tường có để một câu hết sức là quan trọng: “Khéo giữ thân nghiệp – Không mất luật nghi”. Trong khi vào một Niệm Phật Đường với quy định là không được nói chuyện, không được làm ồn. Mình nói chuyện, mình làm ồn... Mất hết luật nghi! Mất luật nghimất công đức.

 Chính vì vậythường thường chúng ta muốn để cho Niệm Phật Đường được thanh tịnh, khi thấy những điều lầm lỗi của một người, chúng ta cứ cố gắng lặng lẽ đi, đừng nhìn tới, đừng phiền não, để chờ những lúc thông báo đó, Niệm Phật Đường sẽ thông báo lên thông báo xuống, thông báo lên, thông báo xuống... thì một ngày nào đó tự nhiên người ta giật mình, sẽ tự nghĩ: À! Tại sao cái thông báo đừng nói chuyện, đừng nói chuyện này cứ lập đi lập lại nhiều vậy? Tại vì chính mình đã nói chuyện. Hay lắm!... 

 Có một lần Hòa Thượng Tịnh Không nói, nghe đó mà làm cho tôi giựt mình, tỉnh ngộ. Trong lúc đang giảng pháp trên đài, Ngài chỉ vào trong máy quay phim mà nói, “Tôi nói đây là nói tới chư vị, mà chư vị lại cứ tưởng là tôi nói cho người bạn của chư vị”... Ngài nói câu này hay vô cùng! Là tại vì sao ? Khi Ngài lên đài nói như vậy là Ngài xét trong cái đạo tràng đó có những chướng ngại. Vì thế, Ngài cứ nhắc đi nhắc lại, nhắc đi nhắc lại nhiều lần, để khi mình có lỗi lầm nào, mình có sơ suất nào, tự nhiên mình giựt mình tỉnh ngộ

 Thành ra, khi tu hành ta phải nhớ rằng, tu cho chính mình, không được tu cho người khác. Có nghĩa là mình có gì sai thì lo sửa lỗi của mình, còn những cái sai của người khác thì đừng sửa người ta. Tất cả hãy để cho đạo tràng lo liệu. Người ta dùng cách khai thị, dùng cách thông báo, thông báo lần lần thì tự nhiên một ngày nào đó sẽ chuyển, chuyển dần... Xử sự như vậy, vô tình đạo tràng đó hình như chuyển đổi. Chuyển, chuyển... sau cùng rồi thì êm xuôi và ai ai cũng được thanh tịnh

 Chính vì vậyhộ niệm là bắt đầu tu, là chuẩn bị tu, là tìm gỡ cái nghiệp của mình ra đừng có để cho nó vướng mắc... Thì khi chúng ta chuẩn bị xả bỏ báo thân, những vướng mắc đó không còn dính trong tâm của chúng ta nữa, người nào đến hộ niệm cho chúng ta cũng được. Oan gia trái chủ muốn trá hình ra, bằng hình thức này, bằng hình thức khác cũng không trá hình được, tại vì tâm chúng ta bắt đầu thanh tịnh, ta không còn chấp nữa. Hễ không còn chấp thì không còn cái gì dính vào trong tâm chúng ta nữa. Nhờ đó chỉ cần năm, mười người đứng bên cạnh mình, cũng không cần khai thị, chỉ cần người ta niệm A-Di-Đà Phật là mình bắt đầu nhiếp tâm niệm Phật liền.

 Cho nên tu hànhhộ niệm phải kết hợp với nhau. Thật sự đây là một điều rất an toàn để chúng ta VÃNG SANH VỀ TÂY PHƯƠNG CỰC L ẠC

Nam Mô A-Di-Đà Phật.

HỘ NIỆM LÀ MỘT PHÁP TU

(Tọa Đàm 7)

 

Nam Mô A Di Đà Phật

 

Thành thực là "Khai Thị" thì không dám! Mà hôm nay sẽ tiếp tục mổ xẻ vấn đề hộ niệm. Hộ niệm là phải lo tu hành để có đầy đủ TÍN-HẠNH-NGUYỆN vãng sanh, chứ không phải nằm đó chờ chết rồi kêu ban hộ niệm đến là được. 

 

Trước khi tiếp tục mổ xẻ vấn đề này, Diệu Âm xin đọc cái thông báo của Niệm Phật Đường chúng ta đã phát hành lâu rồi, có thể là… rất cần thiết. Chư vị nên đem về, nếu những ai muốn hộ niệm thì nên cho người ta biết cái thông báo này cho rõ ràng...

 

"Hộ niệm vãng sanh là giúp cho người lâm chung có đầy đủ Tín-Nguyện-Hạnh để vãng sanh. Người muốn được vãng sanh phải:

- Một là có niềm tin vững vàng.

- Hai là Nguyện vãng sanh tha thiết.

- Ba là chí thành niệm Phật.  

- phương pháp hộ niệm phải lo nghiên cứu càng sớm càng tốt.

Xin đừng đợi đến lúc sắp lâm chung, hấp hối, mê man bất tỉnh hay tắt hơi rồi mới mời ban hộ niệm. Lúc đó xin thưa rằng đã quá trễ rồi!"

 

Đây là cái thông báochúng ta có gắn trên bảng thật lớn, viết chữ thật là lớn. Nhưng có nhiều người đã hiểu lầm hộ niệm, cứ để cho mê man bất tỉnh rồi đến kêu ban hộ niệm. Thậm chí có những người tắt hơi rồi mới kêu ban hộ niệm. Thật là một điều hiểu lầm đáng tiếc!...

 

Ngày hôm kia chúng tôi có được thông báo đi hộ niệm cho một người. Hỏi người đó như thế nào rồi? Thì vị Sư Cô đó nói là đã mê man bất tỉnh rồi. Lúc đó đã gần nửa đêm, nhưng vì cái lòng từ bi của Sư Cô, cho nên Diệu Âm này cũng đem mấy vị nội trú đi ra hộ niệm. Khi tới thì thấy bà Cụ đã nằm coi như là không còn biết gì nữa cả. Mê man bất tỉnh! Đúng là người đang đếm từng hơi thở để ra đi. Rồi tới ngày hôm sau, cũng định là sau khi cộng tu xong thì đến hộ niệm, nhưng trưa, 12g15phút thì bà Cụ đã tắt hơi ra đi, và vị Sư Cô đó cũng yêu cầu ban hộ niệm của mình tới hộ niệm nữa. Khi chuẩn bị xong thì tới đó cũng gần ba giờ, tức là sau gần ba tiếng đồng hồ rồi mình mới hộ niệm. Và kết quả là không cách nào cứu vãn được!

 

Có một chuyện vừa mới phát hiện hồi sáng nay. Khi vị Sư Cô đó đến thông báo một tin tứcThực ra thì trước đó tôi không hay biết. Khi nghe kể lại, tôi mới nói, tại sao không cho biết trước? Vị Sư Cô đó nói như thế này, bà Cụ này không chịu niệm PhậtMột lần khuyên bà Cụ niệm Phật thì bà Cụ nổi giận, bà la, bà nói rằng: "Tu hành tôi biết rồi, khỏi cần phải khuyên nữa...". Và khi nhắc đến câu Phật hiệu “A-Di-Đà Phật” thì bà Cụ nổi giận!...

 

Khi nghe đến cái tin đó, thực sự là làm cho Diệu Âm này giật mình! Nếu trước đó biết được tin tức này, thì chắc chắn chúng ta không tham gia hộ niệm cho bà Cụ này đâu. Tại sao vậy? Tại vì, thứ nhất là niềm tin vào pháp niệm Phật hoàn toàn Cụ không có. Cụ không những không tin mà còn chống đối nữa, thì đây là một đại kỵ trong pháp hộ niệm!

 

Khi đi hộ niệm cho một người lúc người ta còn tỉnh táo, nếu người ta không đồng ý thì mình tìm mọi cách để hướng dẫn. Có nhiều khi mình dùng đến những phương tiện thiện xảo nào đó để giúp cho bà Cụ tỉnh ngộ. Nhưng giả sử như bà Cụ quyết lòng không chịu tin tưởng, thì nhất định chúng ta đành phải đình chỉ việc hộ niệm. Đây không phải là vấn đề từ bi hay không, nhưng nếu ta đem cái lòng từ bi ra mà tiếp tục hộ niệm, thì thế gian cũng thường có câu ngạn ngữ nói rằng: “Từ bi đa họa hại!”, là vấn đề này đây. Tại vì nếu người ta chống đối, người ta nổi giận vì mình niệm Phật, thì khi mình đi hộ niệm... nếu trước những giây phút tắt thở họ nổi giận, họ tức giận vì họ không muốn mình niệm Phật mà mình cứ niệm Phật, thì cái sự tức giận này sẽ chiêu cảm đến cảnh giới rất là xấu! Vì thế, khi nghe vị Sư Cô nói như vậy làm cho Diệu Âm thực sự bị ngỡ ngàng! Nếu Diệu Âm biết trước chuyện này thì chắc chắn không thể nào dám tham dự cuộc hộ niệm. Nhưng vì tâm của Sư Cô quá từ biSư Cô giấu chuyện này...

 

Cho nên xin thưa thẳng rằng, hộ niệm không phải là đến niệm Phật cho người ta thì người ta vãng sanh. Mà hộ niệm chính là gì? Chính là làm sao hướng dẫn cho người đó có đầy đủ ba điểm:

 

Một là nếu người đó không tin tưởng... thì phải tin tưởng

 

Bây giờ trong đồng tu chúng ta nếu người nào chưa tin tưởng, chưa vững lòng tin, thì phát khởi lòng tin vững vàng vào câu A-Di-Đà Phật đi. Phải có cái niềm tin trước, phải thể hiện rõ rệt. Ví dụ như có câu hỏi: “Hồi giờ có nhiều người tu, tu suốt đời không được vãng sanh, thì làm gì mà có hộ niệm vãng sanh”? Còn đặt cái câu hỏi này chứng tỏ là người đó chưa vững niềm tin! Chưa vững niềm tin, thì ta khuyên... phải tin đi. Tại vì đại nguyện của đức A-Di-Đà Phật không phải để dành cho những người thượng căn thượng cơ để niệm Phật “Nhất Tâm Bất Loạn” vãng sanh, mà đại nguyện của đức A-Di-Đà Phật là để cứu độ những người phàm phu tục tử tội chướng sâu nặng như chúng ta. Ngài đòi hỏi cái niềm tin, Ngài không đòi hỏi thượng căn thượng cơ. Những người thượng căn thượng cơ khỏi cần hộ niệm.

 

Có niềm tin rồi thì mới phát nguyện được.

 

Nếu như người đó phát nguyện còn lơ là, thì mình phải tìm cách khuyên nhủ để họ phát nguyện tha thiết. Bây giờ trong chúng ta những người nào chưa phát nguyện tha thiết, hãy lo phát nguyện tha thiết đi. Đã tha thiết phát nguyện vãng sanh, thì lục đạo luân hồi phải bỏ đi. Hòa Thượng Tịnh Không dạy buông xả, ta tập buông xả. Có nhiều người niệm Phật mà tình chấp không buông, thì thực sự là họ còn bám vào lục đạo. Vào trong đạo tràng thì kể chuyện người này, kể chuyện người nọ, làm loạn lên hết... đây chính vì người đó thị phi của thế gian chưa bỏ, cái tâm họ còn đắm vào đó. Thành ra, những người nào thực sự muốn vãng sanh về Tây Phương, muốn được ban hộ niệm làm việc dễ dàng, thì nhất định phải cố gắng đạm bạc, phải buông xả những thứ này ra, đừng để trong tâm vướng bận quá nhiều phiền não, quá nhiều khó khăn. Một lần phiền não, một lần khó khăn. Như vậy thì cái tâm của chúng ta nó bị trói trong lục đạo luân hồi, rất là khó xả!

 

Quý vị tưởng tượng đi, một người trước giờ phút lâm chung mà không tin câu A-Di-Đà Phật, thì lúc đó bao nhiêu cạm bẫy của oan gia trái chủ đã đặt sẵn hết trơn rồi. Tâm thì chấp vào lục đạo luân hồioan gia trái chủ thì giăng giăng chặn đường chặn ngả... chắc chắn không cách nào có thể thoát nạn được!

 

- Có nguyện vãng sanh rồi và phải lo niệm Phật.

 

Nếu không niệm Phật thì không cách nào có thể vãng sanh được. Thế mà một bà Cụ không chịu niệm Phật, chống đối niệm Phật mà mình lại đi... vác cả một đạo tràng tới ngồi niệm cho người ta, mà niệm đến nỗi không dám rời. Sau cùng, khi nghe Sư Cô nói... Trời ơi! Giống như từ trên trời rơi xuống! Mà chẳng qua là tại vì Sư Cô quá ư từ bi, không có gì khác hơn.

 

Quí vị thấy không? Như vậy, trong chúng ta đây, ai là người chưa quyết tâm niệm Phật, thì lo ngày đêm niệm Phật đi. Chứ đừng cứ nghĩ rằng, người ta thì đi coi đại nhạc hội được, còn mình thì niệm Phật không cho coi đại nhạc hội thì... mất phần coi đại nhạc hội làm sao?... Mất phần Casino làm sao? Mình thua thiệt người ta làm sao?... Tức là cái tâm vẫn cứ dành thời giờ để đi theo những thứ đó. Quả thực Tín-Nguyện-Hạnh của mình đã rơi rớt quá nhiều, sau cùng rồi, giả sử như có một ban hộ niệm, dù tuyệt vời cho đến đâu đi nữa, đến hộ niệm cho mình... Nhất định không được là không được!

 

Thực ra, hộ niệm đúng là một pháp tu rõ rệt, chứ không phải hộ niệm là cứ kêu năm người, mười người, hai chục người... đến trước người bệnh đó niệm: "A-Di-Đà Phật, A-Di-Đà Phật, A-Di-Đà Phật"... là người ta vãng sanh. Hoàn toàn không phải như vậy! Chính vì thế, xin thưa rằng, nếu mình quyết lòng đi về Tây Phương thì phải chỉnh đốn lại. Hộ niệm chính là đang nói chuyện như vầy nè, là mình đang hộ niệm cho mình chứ không ai hết, chứ không có gì khác hết trơn. 

 

Nói thực tế và cụ thể hơn nữa... Hộ niệm là gì? Là lời Phật dạy có in ra dán trên kia kìa: Rõ rệt đó. “Thiện Hộ Khẩu Nghiệp, Bất Nghị Tha Quá…”. Là gì?

- Khéo giữ khẩu nghiệp, đừng nói lỗi người: Giữ cái miệng mình thiện.

- Khéo giữ thân nghiệp, đừng phạm oai nghi: Giữ cái thân mình thiện.

- Khéo giữ ý nghiệp, thanh tịnh vô nhiễm: Giữ cái ý mình thiện.

 

Tức là: "CHƯ ÁC MẠC TÁC, CHÚNG THIỆN PHỤNG HÀNH, TỰ TỊNH KỲ Ý". Rõ ràng đây chính là những điều hết sức căn bản của cái pháp tu, gọi là pháp tu Nhân-Thiên, chứ không có gì khác hơn. Chỉ cần như vậy mà thôi, đủ rồi. Và niệm câu A-Di-Đà Phật thì mình được vãng sanh dễ dàng. Còn đối với tất cả những pháp tu tự lực, mình làm được như vậy rồi, làm cho một trăm phần trăm đi nữa, nhiều lắm mình được lên tới một cảnh trời, mà chỉ là một cảnh trời trong dục giới là cùng.

 

Ấy thế, nếu thực sự gọi là "Chư ác mạc tác" thì:

- Thiện Hộ Khẩu Nghiệp, là khéo giữ cái miệng, tức là đừng nói lỗi người. Vì nói lỗi người tức là làm ác! Đừng nói lỗi người tức là mình làm thiện. Rõ ràng giữ được khẩu nghiệp của mình.

- Thiện Hộ Thân Nghiệp, là giữ cái oai nghi của mình. Đi tới đạo tràngđạo tràng của chúng tađạo tràng quyết định đưa người vãng sanh thì chúng ta phải giữ gìn, nhất là những ngày cộng tu tinh tấn. Ngày đó là ngày chúng ta cố gắng gìn giữ từ sáng cho đến lúc mà hết thời khóa, đừng nói một câu nào cả.

Nếu ta mở lời ra nói thì ta phạm giới. Ta phạm giới thì động tới tâm của người khác đang niệm Phật. Ta bị mất hết công đức trong những ngày đó, mà vô tình ta mang những cái lỗi của người khác đưa về mình. Khi mang những cái lỗi của người khác đưa về mình tức là nghiệp chướng của chúng ta khởi lên, nó phát triển ra, ảnh hưởng đến lúc lâm chung thường thường bị mê man bất tỉnh.

 

Cho nên tại sao có nhiều người khi lâm chung bị mê man bất tỉnh? Là thường thường vì vậy đó, là cái nghiệp của mình nó hiện hình ra, cái tập khí của mình nó hiện hình ra, nó hiện ngay trước những giờ phút lâm chung, nó hành hạ cái thân mình mê man bất tỉnh. Nhất là những đạo tràng càng trang nghiêm chừng nào mà mình sơ ý phạm giới, mình phạm lỗi, mình bị đại nạn chừng đó, vì mình phá mất cái trang nghiêm của người khác, phá mất cái tâm thanh tịnh của người khác. Hôm kia mình đã nói, thà khuấy động vạn dòng sông, cái tội đó còn nhẹ hơn tội khuấy động một người niệm Phật, chính là như vậy.

 

Vì thế, xin thưa với chư vị, ở đây chúng ta quyết giữ cái đạo tràng của chúng ta cho thật trang nghiêm thì xin chư vị hãy cố gắng giữ ba cái điểm này:

 

Giới luật nghiêm minh;

Cố gắng đừng nên nói chuyện trong những giờ phút tu hành;

Đừng đem lỗi lầm của người này người nọ ra bàn luận ở đây. Nếu sơ ý chúng ta sẽ phá hết tất cả những tâm đạo của đồng tu.

 

-Thiện hộ ý nghiệp, chính là thanh tịnh cái tâm của mình. Thanh tịnh cái tâm của mình bằng cách nào? Bằng cách niệm câu A-Di-Đà Phật. Cho nên khi cái vọng tâmhiện hình lên, mình đừng có sợ nó nữa. Không sợ niệm khởi, hãy cố gắng niệm Phật liền đi. Cứ niệm Phật cho thật nhiều. Niệm Phật thành tâm thì tự nhiên sẽ hóa giải nghiệp chướng ra, để cho sau cùng chúng ta tránh được những tình trạng gọi là mê man bất tỉnh.

 

Tại vì cái tình trạng mê man bất tỉnh là sợ nhất? Không cách nào có thể hộ niệm được. Cho nên, bà Cụ đã mê man bất tỉnh trước khi mình tới. Đã mê man bất tỉnh thì mình nói chẳng qua cũng như nói với cục thịt, không có cách nào người ta nghe được. Lúc đó oan gia trái chủ kiềm chế hết trơn rồi. Nhất là những người lại chống đối niệm Phật nữa thì thôi chịu thua, không cách nào chúng ta hộ niệm được! 

 

Chính vì vậy, xin thưa với tất cả các chư vị, đừng bao giờ ỷ lại rằng mình có một ban hộ niệm là muốn làm sao làm. Mà nên cố gắng khuyên nhau giữ niềm tin vững vàng, giữ ý niệm vãng sanh tha thiết, buông hết tất cả những thứ chấp trước của thế gian ra và cố gắng niệm Phật. Quý vị nghĩ coi, chỉ cần người đó tin tưởng đàng hoàng thì hy vọng hộ niệm được, tự nhiên thân thể của họ đẹp vô cùng. Chỉ cần như vậy là đủ rồi, không cần gì khác hơn.

 

Nguyện cho tất cả chư vị hiểu được những chỗ này, quyết lòng quyết dạ tin tưởng, phát nguyện vãng sanh và niệm câu A-Di-Đà Phật. Tất cả chúng ta đều có khả năng VÃNG SANH TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC hết.

 

Nam Mô A-Di-Đà Phật.

 

HỘ NIỆM LÀ MỘT PHÁP TU

(Tọa Đàm 8)

 

Nam Mô A-Di-Đà Phật

 

Chúng ta tiếp tục bàn về cái đề tài "HỘ NIỆM LÀ MỘT PHÁP TU".

 

Như ngày hôm nay chúng ta đi tới hộ niệm cho chị Chín, cuộc hộ niệm hôm nay thực sự rất là hay và kết quả thì hình như viên mãn hơn những kỳ trước. Người bệnh hôm nay đã đi tới đây ngồi niệm Phật được với mọi người. Buổi sáng nay hộ niệm thì chị Chín vững tâm hơn, một điều hay nữa là cả gia đình vững tâm, thực sự tin tưởng, kỳ này thấy ai cũng vững tâm hết, cả con dâu, cả con trai nữa.

 

Xin thưa, hộ niệm là như vậy đó. Chứ không phải hộ niệm là để cho người ta bệnh nặng sắp chết rồi mới tới hộ niệm. Ở Việt Nam nhiều khi mình nghe một người đó được hộ niệm qua hai năm, có những người sáu tháng, có những người hai tháng, thực ra là vậy đó. Tức là người ta biết người đó đã bệnh rồi. Nhiều khi một tháng người ta tới niệm Phật một lần, tại vì người bệnh đó không đi được nữa mà. Nếu người bệnh không nặng lắm, thì người hộ niệm tới khuyên giải, chỉ dẫn, vạch đường đi nước bước rõ ràng làm cho người bệnh vững tâm, không có những cái gì làm chướng ngại nữa.

 

Như vậy, thì những lần đi hộ niệm như hôm nay mới chính thực là đi hộ niệm, chứ không phải hộ niệm là để cho đến lúc sắp sửa lâm chung, hấp hối rồi mới đến hộ niệm, lúc đó không còn kịp nữa rồi! Tại vì như quý vị biết, khi mình hộ niệm với trạng thái này, mình có thể ngồi được mười lăm phút để giảng giải, coi thử có gì còn rắc rối hay không, để cho người đó vững tâm thực hiện phương pháp: TÍN-HẠNH-NGUYỆN đầy đủ, còn lúc sắp sửa xả bỏ báo thân, mình đến nhiều lắm chỉ nói được một câu: “Bác ơi! Bác niệm Phật đi nghe, rồi niệm Phật chứ không có thời gian để giảng giải nữa. Vì không có thời gian giảng giải, nên rất khó mà có thể khai mở những gút mắc của bệnh nhân. Chứng tỏ sau mấy lần hộ niệm, hôm nay mình thấy anh Chín cũng vững vàng, chị Chín kỳ này rất là vững vàng, và những vị ở trong gia đình cũng vững vàng luôn. Thực sự, đúng hộ niệm là như vậy đó.

 

Đạo tràng chúng ta chủ trương hộ niệm, nên xin tất cả chư vị phải chú ý, khi có những cuộc hộ niệm như thế này thì cố gắng tham gia, để chúng ta thực hiện cho được việc này, là trong đạo tràng chúng ta đừng để một người nào mất phần vãng sanh. Càng hộ niệm thì chúng ta càng an tâm. Như hôm nay mình thấy có nhiều phần an tâm, nhưng cũng xin thành khẩn thưa với chư vị rằng, ta chưa được vãng sanh thì ta phải lo lắng, chứ không thể cho như vậy là đủ. Nhất định không đủ!

 

Hồi trưa nay mình đưa ra một vấn đề rất là hay, gọi là cái chướng ngại trong lúc lâm chung. Cứ mỗi buổi sáng ở đây tu hành chúng ta nguyện:

 

“Nguyện khi lâm chung con không còn chướng ngại”.

 

Thường thường mình nguyện như vậy. Quì trước bàn Phật mà nguyện, đứng trước Phật mà nguyện. Nhưng xin thưa thực, mình nguyện như vậy là để nhắc nhở những gì mình phải làm để cho mình không còn chướng ngại, chứ không phải mình nguyện như vậy là Phật cho mình hết chướng ngại đâu. Không phải! Nếu mình nguyện như vậy mà Phật cho mình không còn chướng ngại nữa, thì đâu đến nỗi nào mà Hòa Thượng Tịnh Không phải nói, những người niệm PhậtMột vạn người tu, hai ba người Vãng Sanh”. Một vạn người tu người nào cũng nguyện xin không còn chướng ngại trong đó. “Nguyện cho con biết được ngày giờ ra đi, không còn chướng ngại”, nhưng mà sau cùng thì vẫn chướng ngại như thường.

 

 Tại sao chướng ngại? Rõ rệt là mình không có tương ưng với lời dạy của Phật. Mình không làm đúng. Ví dụ như Hòa Thượng dạy phải buông xả mình không chịu buông xả tức là mình còn chấp trước. Mình còn chấp trước thì dù bây giờ một ngày mình nguyện: “Nguyện khi lâm chung con không còn chướng ngại”, nguyện đến một ngàn lần một ngày đi nữa, nhất định cũng không thể nào hết chướng ngại được. Rõ ràng. Cũng như nói rằng niệm Phật, "Mười niệm tất sanh", nhưng ngài Quán Đảnh Đại Sư lại nói, người niệm Phật mà không biết niệm cho đúng, không biết hành cho đúng, coi chừng bị đọa địa ngục! Tại sao vậy? Tại vì, như ngài Tịnh Không nói, niệm Phật mà không buông xả... Rõ rệt!

 

Khi học pháp của Ngài mình phải ứng dụng từng điểm từng điểm, không thể nào sơ ý được! Thân, khẩu, ý... nhất định phải gìn giữ. Nếu mình sơ ý buông ra một lời nào đó... coi chừng có thể phạm tới cái đại lỗi chứ không phải là tiểu lỗi! Ghê lắm!...

 

Vậy khi mình biết được những phương pháp đi về Tây Phương, thì xin nhắc nhở chúng ta quyết lòng, phải quyết lòng gìn giữ những điều này: Hòa Thượng Tịnh Không nói, niệm Phật mà còn ghét một người nào thì mình không được vãng sanh. Nghe lời pháp của Ngài ta phải ứng dụng liền, ta phải thực hiện ngay cái phương pháp này liền. Một tháng trước ta sơ ý chuyện này? Chấp nhận! Tại vì lúc đó ta còn mê muội. Nhưng hôm nay có người nhắc nhở, chúng ta phải giật mình tỉnh ngộ. Đây là lời nói của ngài Tịnh Không, và lời nói của ai nữa? Chư Phật đều nói như vậy. Tại vì muốn cảm ứng được với A-Di-Đà Phật, muốn hội nhập hay gọi là câu hội với chư Thượng Thiện Nhân trên cõi Tây Phương thì...

 

  Nhất định cái tâm này phải là Tâm Thiện.

 Nhất định phải là Tâm Tịnh.

 

Ngài Tịnh Không nói là "THUẦN THIỆN THUẦN TỊNH". Cho nên khi nhắc lại mình mới thấy rõ rệt là mình nghe lời pháp của Ngài mà mình không thực hiện được lời pháp của Ngài.

 

Thuần Tịnh là sao? nhất định cái tâm này không có chao đảo, tâm này không có loạn động.

 

Thuần Thiện là sao? Nhất định một niệm ác cũng không xảy ra. Ráng cố gắng làm như vậy.

 

Nếu nó xảy ra thì sao? Ngay lập tức phải bỏ liền, ngay lập tức lúc đó phải sám hối liền.

 

Bằng cách gì? Niệm câu A-Di-Đà Phật ngay lúc đó. Nếu mà làm được như vậy thì tất cả chúng ta ở đây ai cũng có thể vãng sanh.

 

Nếu làm không được như vậy thì sao? Lỡ có xảy ra một chuyện gì sơ ý phải sám hối ngay lập tức. Không thể nói rằng, ta không sợ gì hết! Chắc chắn với thế giới tự do này, không ai có quyền xâm phạm tới đời riêng, đời tư của chúng ta. Nhưng mà oan gia trái chủ có quyền xâm phạm! Nghiệp chướng mình nó sẽ làm cho mình mê man bất tỉnh!

 

Cho nên xin chư vị đừng bao giờ sơ ý. Nhất định học cho đúng “Pháp”, hành cho đúng “Lý” thì tự nhiên mình được vãng sanh về Tây Phương cực lạc. Chứ không phải mỗi sáng, mỗi khi tu tinh tấn, cứ đọc: “Nguyện khi lâm chung con không còn chướng ngại”, là mình không còn chướng ngại! Không phải! Bảo đảm chắc chắn không phải! Tại vì sao? Tại vì mình làm không đúng pháp! Miệng mình thì nguyện nhưng mà tâm mình không nguyện! Chịu thua! Biết liền.

 

Xin chư vị, vì để cho vững vàng đi về Tây Phương Cực Lạc, chúng ta phải nhắc nhở lẫn nhau, nhắc cho đến khi nào mà mình ngộ ra con đường vãng sanh Tây Phương Cực Lạc. Tại sao ở Việt Nam người ta vãng sanh dễ dàng? Là tại vì người ta thành khẩn. Tại sao bên Đức người ta hộ niệm vãng sanh? Rõ ràngtại vì người ta nghe từng chút từng chút, người ta thực hiện đúng như vậy. Sắp sửa đây tôi sẽ hỏi người ta đưa một cuốn sách, quý vị coi cuốn sách đó mà thấy giật mình. Tại sao người ta được vãng sanh? Cuốn sách đó là chính một cái người ở bên Đức người ta viết. Quý vị coi cuốn sách đó mới thấy ngỡ ngàng! Tại sao được như vậy? Người ta thành khẩn đến nỗi từng chút, từng chút, người ta theo dõi từng chút từng chút… Nhờ như vậy mà hộ niệm người ta được vãng sanh.

 

Còn ở đây thì mình quá gần ngài Tịnh KhôngMình tưởng là gần Ngài thì mình được vãng sanh chăng? Không phải đâu! Mình tưởng là đứng trong cái Niệm Phật Đường này là mình được vãng sanh à?... Không phải đâu!

 

Tại vì mình đã khởi ra một cái niệm cống cao ngã mạn khi tưởng là mình tu lâu hơn người ta! Cách đây hai ngày chúng ta hộ niệm cho một người. Người đó khi còn sống, một vị Sư Cô tới khuyên niệm Phật, người đó nói: “Tôi biết rồi Cô ơi! Tôi không cần nữa. Tất cả đạo lý tôi hiểu hết rồi!”... Vì quá hiểu cho nên thành ra cống cao ngã mạn! Một niệm cống cao ngã mạn xảy ra đã phá tan hết cả công đức để sau cùng bị mê man bất tỉnh, đến nỗi mình hộ niệm muốn khan cổ mà sau cùng vẫn đi con đường xấu! Như vậy không phải mình niệm Phật là được vãng Sanh. Niệm Phật phải thực hành cho đúng... Nhất định đừng để sai. Cho nên nghe pháp của Ngài phải ứng dụng liền.

 

Ngài nói sao?

Quý vị mà còn có cái tâm đố kỵ... Nhất định quý vị mất phần vãng sanh

Quý vị mà còn ghét một người nào... Nhất định không được vãng sanh.

Quý vị mà còn đem cái chuyện của thiên hạ để vào trong tâm mình... Nhất định quý vị không được vãng sanh.

 

Có phải Ngài nói như vậy không? Ta áp dụng được không? Trên bảng này Phật nói sao?

 

  Gìn giữ cái miệng, đừng nói lỗi người.

 

Nếu như người nào ưa nói lỗi người, phải giật mình ngay đi. Nếu không giật mình nhất định không được vãng sanh. Tại vì mình đã phạm phải cái lỗi này rồi “Nhược chơn tu đạo nhơn. Bất kiến thế gian quá”. Mình thấy cái lỗi người ta nhưng mình đừng nói. Đừng để trong tâm thì tự nhiên cái tâm mình thanh tịnh. Thanh tịnh trong tâm đâu có phải là mình cứ công phu này công phu nọ hay nói cho hay ho. Thực ra là: 

 

  Tập buông đi.

 Tập tha thứ đi.

 Tập lặng lờ đi.

 

Tất cả những cái ở bên ngoài chỉ là để thử thách cái tâm mình bên trong.

 

Cái tâm mình mà còn động, nhất định tâm mình không tịnh!

Tâm mình mà còn thấy khó chịu, nhất định cái tâm mình không tịnh! 

Cái tâm mình mà muốn, gọi là, theo ngài Tịnh Không nói, muốn chi phối thiên hạ, nhất định không thể nào thanh tịnh!

 

Ngài đưa ra những câu khẩu hiệu: "Với sự, không được chi phối. Với người, không được chi phối". Nếu mình được cái tâm này, thì rõ ràng cái đạo tràng này nhất định sẽ là đạo tràng thanh tịnh.

 

Xin thưa với chư vị, chúng ta còn mang cái thân này là còn sợ. Sợ gì? Sợ bị chướng ngại trong lúc lâm chung. Nhất định. Chướng ngại nó nằm ở đâu? Ngay trong tâm mình nó hiển hiện ra chứ không phải ở ngoài hiển hiện vô. Ví dụ như đến một cái đạo tràng, mình thấy cái đạo tràng này có những cái chuyện sai suất làm mình tự nhiên thấy khó chịu vô cùng! Nhất định cái tâm này là tâm loạn, không phải là tâm tịnh. Còn nếu thấy như vậy, nhưng… À thôi! Đây là chuyện của thế gian. Mình vô trong Niệm Phật Đường, đóng cửa lại tu hành, thì tự nhiên cái tâm mình nó tịnh lại. Đối với một câu chuyệnxã hội, mình thấy khó chịu vô cùng. Mình khó chịu vô cùng đó chính là cái phiền não của mình nổi lên. Còn một người nào khác thấy chuyện đó nhưng không có phiền não, chính vì người ta ở trong định. 

 

Định ở đâu? Ngay trong câu A-Di-Đà Phật, gọi là “Tâm trú niệm Phật trung. Vô phi bất vô quá” là như vậy. Nếu người nào thật sự tâm đã định trong câu A Di Đà Phật rồi, không bao giờ thấy cái gì là "Thị", không có gì gọi là "Phi", không cái gì là sai, không có gì là đúng nữa hết trơn. Tâm đó thực sự là tâm tịnh. Mình làm được không? Xin thưa chư vị, rất là khó! Phải tập. Tập làm sao mà khi cái tâm mình nó khởi lên thì:

 

  Đè xuống liền lập tức.

 Bỏ đi liền lập tức.

  Sám hối liền lập tức.

 

Một câu A-Di-Đà Phật niệm liền thì tự nhiên chúng ta đi trên con đường thẳng băng về Tây Phương. Nếu mà chúng ta còn để cái tâm khó chịu cái này, khó chịu cái khác, tôi đảm bảo bây giờ quý vị niệm, theo như ngài Tịnh Không nói, một ngày niệm mười vạn tiếng cũng như không, mà còn bị cái nạn của ngài Quán Đảnh Đại Sư la rầy chúng ta nữa. Ngài nói, coi chừng niệm Phật mà không buông xả cái này sẽ bị đọa địa ngục!

 

Chính vì thế, khi chúng ta biết được phương pháp hộ niệm là biết cái phương pháp buông xả. Tập buông xả. Tập buông xả. Phải buông xả mới được vãng sanh. Không buông xả không thể nào mà được vãng sanh! Cố gắng lên! Một lòng: Sáng niệm Phật, trưa niệm Phật, chiều niệm Phật... thành tâm đem công đức hồi hướng cho chư vị oán thân trái chủ đi.

 

Xin thưa với chư vị, oán thân trái chủ của chúng ta nhiều vô cùng nhiều. Các vị đó đang chờ... Chờ cái gì? Chờ:

 

 Cái tâm mình thực sự là có thuần thiện hay không?

  Tâm mình thực sự có muốn tu hành hay không?

 Tâm mình thực sự là có biết tha thứ lỗi lầm của người khác hay không?

 

Hễ mình tha thứ cho cái lỗi của người làm sai với mình, thì họ sẽ tha thứ cho cái lỗi mình ăn họ, mình nuốt họ, mình bắn họ, mình giết họ, mình làm những cái điều sai trái đối với họ. Tại vì nhớ là cái nợ sinh mạng không thể nào dễ dàng được! Như vậy thì sao? Ta phải biết cách gọi là giải trừ cái nghiệp cho ta. Bằng gì? Ta phóng sanh, rồi ta tha thứ. Tha thứ cho người khác tự nhiên cảm động tới chư vị oan gia trái chủ. Và ta niệm: Nam mô A-Di-Đà Phật cầu Phật cho con được hết chướng ngại, chứ thực ra, nói là A-Di-Đà Phật, chứ suy cho cùng ra, chính là cái chân tâm tự tánh của mình chứ không có gì khác. Cái chân tâm tự tánh của mình hiển lộ ra thì tự nhiên mình được giải nạn. Mà chân tâm tự tánh mình mà cứ bị đè trong những phiền não chập chùng, thì nhất định A Di Đà Phật cũng không cách nào mà chen vào cái "NHÂN QUẢ" của chính mình được.

 

Nguyện mong chư vị hiểu được những cái đạo lý này, giật mình tỉnh ngộ liền thì tự nhiên đường vãng sanh nằm ngay trước mắt. Còn nếu chúng ta không chịu giác ngộ chuyện này, thì ngồi trước bàn Phật niệm Phật, nhưng đường vãng sanh vẫn còn xa vời vợi!...

 

A Di Đà Phật.

 

HỘ NIỆM LÀ MỘT PHÁP TU

(Tọa Đàm 9)

 

Nam mô A-Di-Đà Phật

 

Hộ niệm rất là quan trọng! Có nhiều nơi vì đánh giá quá thấp vấn đề hộ niệm, cho nên công cuộc cứu người thành đạo quá hiếm hoi! Sở dĩ như vậy là tại vì căn cơ của con người trong thời này quá thấp! Tu hành nhưng mà còn nhiều cái vướng không hay, thoát ra không được! Hộ niệm là giúp cho người đang vướng đó thoát ra những chướng nạn để họ có thể nương theo đại lực của A-Di-Đà Phật mà về Tây Phương Cực Lạc.

 

Cái chướng ngại này suy cho cùng ra không phải ở bên ngoài đưa vào, mà hầu hết là chính trong tâm bị vướng. Khi chúng ta biết được phương pháp hộ niệm, mình thấy rõ chuyện này, nên hãy tự mình xét lấy để cố gắng gỡ những cái vướng này trước, để rồi sau cùng còn có gì sót lại thì ban hộ niệm sẽ gỡ giùm cho. Đó mới là an toàn, chứ không nên ỷ y quá đáng vào ban hộ niệm.

 

Trong vấn đề gỡ vướng nạn đó, thì Hòa Thượng Tịnh Không thường nhắc nhở là phải tập BUÔNG XẢ.

 

Buông xả rốt ráo, tự tại vãng sanh.

Buông xả nhiều, vãng sanh dễ.

Buông xả ít, vãng sanh khó.

Người không buông xả, không được vãng sanh!

 

Về vấn đề buông xả hãy cứ lấy cái tâm của mình ra mà tự xét lấy thì biết liền. Ví dụ như:

 

Đối trước một hiện tượng... một người nào đó tự nhiên coi như không... là người đó biết buông xả.

Đối với một hiện tượng như vậy, một người nọ thấy khó chịu là tại vì người đó không buông xả.

Đối với một sự việc, có một người nở nụ cười, thì người đó biết buông xả.

Đối với một sự việc như vậy, một người nọ nhăn nhúm lên, không có cười được, là người đó không buông xả.

 

Đơn giản như vậy! Thành ra mình hãy tập coi tất cả vạn sự nhẹ nhàng một chút thì tự nhiên tâm chúng ta đang trên con đường buông xả...

 

Sau cùng, khi hộ niệm phải cần đến một cơ sở hộ niệm. Cái cơ sở hộ niệm chính là gì? Là nhóm đồng tu, bạn hữu, là một đạo tràng hay là ban hộ niệm để có đủ nhân lực giúp mình hộ niệm trong những giờ phút cuối cùng. Chính vì vậy mà đạo tràng này, xin thưa thực, là lập ra để đáp ứng đúng nhu cầu đó. Phải nói rằng, ở trên thế giới này, rất ít đạo tràng lập ra để chuyên công về hộ niệm, thì Niệm Phật Đường A-Di-Đà này chuyên công làm chuyện đó. Xin chư vị hãy chú ý coi trọng chuyện hộ niệm. Khi có một buổi hộ niệm, tất cả mọi việc Niệm Phật Đường nên bỏ hết để mình tham gia hộ niệm, tại vì hộ niệm là trực tiếp cứu người. Công đức này vô lượng vô biên.

 

Khi qua bên Âu Châu, có nhiều vị đồng tu bên Tiệp, bên Đức, bên Pháp... người ta nói rằng sẽ tổ chức, lần lượt tổ chức từng nhóm để hàng năm đi qua Niệm Phật Đường A-Di-Đà này để cộng tu. Thì tôi khuyên họ rằng, nếu có qua thì nên qua một lần thôi, đừng nên qua hàng năm không tốt! Tại vì nếu mà qua hàng năm như vậy, có thể quý vị sẽ không thể vãng sanh được. Vì sao? Vì qua một lần để học cách cộng tu, rồi về lại chính cái trụ xứ của mình, kêu gọi năm - mười người lập nên một nhóm cộng tu. Tìm một cái nhà nho nhỏ có phòng khách tương đối để làm chỗ cộng tu với nhau, ngày ngày cộng tu với nhau thì chuyện này mới là vấn đề quan trọng. Chứ nếu mà chư vị cứ hàng năm tìm những ngày lễ để qua bên đó tu tập rồi trở về. Xin hỏi, rồi đến lúc mà quý vị yếu đuối, quý vị có qua đó được nữa không? Quý vị có thể chết tại Niệm Phật Đường đó không? Không được! Mà thường thường quý vị chết tại nơi trụ xứ của quý vị, lúc đó ai sẽ là người đứng ra hộ niệm cho chư vị?... Tôi nói như vậy...

 

HỘ NIỆM LÀ MỘT PHÁP TU

(Tọa Đàm 10)

 

Nam mô A-Di-Đà Phật!

 

Chúng ta một lòng một dạ niệm Phật để cầu nguyện vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc. Người ta vãng sanh được thì chúng ta cũng vãng sanh được. Nhiều nơi người ta hộ niệm càng ngày chuyện vãng sanh càng thể hiện rất nhiều. Đây là một điều làm cho chúng ta cảm thấy sung sướng, vui vẻ vô cùng. Vì trong thời mạt pháp này rất khó tu hành thành tựu. Nhưng mà những bạn đồng tu, những người niệm Phật đã vãng sanh trước, người ta ra đi bất khả tư nghì thì hy vọng chúng ta cũng được vãng sanh.

 

Nhưng mà như hôm qua mình nói, còn cái thân này chúng ta còn lo. Nếu chúng ta không lo thì coi chừng người ta thì vãng sanh mà mình cũng có thể bị trở ngại. Trở ngại ở tại đâu? Ấn Quang đại sư nói như thế này,

 

"Vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc chính là do lòng chí thành, chí kính mà cảm thông với Phật, mà được Phật tiếp dẫn về Tây Phương, chứ không phải là ta chứng đắc để vãng sanh về Tây Phương”. 

 

Câu này giảng ra nghe thấm thía dữ lắm. Ta không phải chứng đắc mà được vãng sanh về Tây Phương, có nghĩa là trong khi ta vãng sanh về Tây Phương thì nghiệp chướng của chúng ta còn đầy dẫy. Mà nghiệp chướng còn đầy dẫy, nếu ta không khéo chỉ cần nghiệp chướng nó bùng lên thì con đường vãng sanh của chúng ta đứt luôn. Tại sao như vậy? Tại vì Hòa Thượng Tịnh Không nói như thế này:

 

“A-Di-Đà Phật cho phép chúng ta đới nghiệp vãng sanh, có nghĩa là mang cái nghiệp đi vãng sanh, chứ Ngài không có một lời thề cho chúng ta đới cái tập khí đi vãng sanh, nghĩa là Ngài không cho chúng ta đem cái tập khí hư hại của thế gian này về trên Tây Phương Cực Lạc”. 

 

Cái điểm khó nhất là chỗ này! Cái điểm nguy hại nhất là ở chỗ này! Ngài Ấn Quang đại sư nói: Do lòng CHÍ THÀNH CHÍ KÍNH mà được cảm ứng. Người mà chí thành chí kính là người quyết lòng kiềm chế tập khí, đừng để tập khí nổi lên. Tập khí nói rõ ra là gì? THAM, SÂN, SI là ba cái quan trọng nhất. MẠN, NGHI, ÁC KIẾN, sáu cái phiền não này chính là tập khí của chúng sanh. Khổ là khổ chỗ này!

 

Cho nên khi tu hành, nếu chúng ta quyết lòng một đời này về tới Tây Phương Cực Lạc, thì những cái nghiệp cũ chúng ta có thể sám hối được, nhưng mà nghiệp mới chúng ta phải cẩn thận!

 

Tại sao lại có nghiệp mới? Xin thưa thật, chính là cái tập khí này nó tạo ra cái nghiệp mới. Mà làm sao đi nữa, đến lúc lâm chung nếu tập khí của chúng ta có thể dẹp bớt hoặc không còn nữa thì cũng còn hy vọng. Nhưng trong kinh Phật có nói một câu như thế này, xin chư vị cẩn thận:

 

 “Nhất niệm sân tâm khởi, bá vạn chướng môn khai”.

 

Câu này ghê lắm! Nếu mình càng tu mình càng suy nghĩ, chỉ cần một cái niệm sân giận trong tâm nổi lên, kèm theo cái niệm ấy nó khởi ra tới tám mươi bốn ngàn nghiệp chướng trỗi dậy. Mình cứ tưởng tượng, trong những pháp tự lực thì chỉ còn một nghiệp chướng thôi, một cái thôi chứ không cần gì nhiều, mà còn vướng lại, thì ngài Ấn Quang đại sư đã nói: “Nghiệp mà không sạch, tình không không”. Tức là coi như nghiệp chướng tập khí mình mà không còn chút xíu nào hết trơn, thì chúng ta mới được vượt qua sanh tử luân hồi. Nếu mà còn vướng lại một chút... Bắt buộc phải theo cái nghiệp đó mà thọ nạn trước. Mà một khi đã thọ nạn thì nhất định chúng ta không có vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc. Ấy thế mà nghiệp chướng của chúng ta, trong quá khứ chứ không phải bây giờ, nó nặng như núi Tu-Di, bao trùm pháp giới, vô lượng vô biên rồi chớ không phải chỉ là tám mươi bốn ngàn nghiệp đâu. Nó còn nhiều như vậy... Nó còn nhiều như vậy mà ta lại được quyền vãng sanh về Tây Phương, thì đây là cái cơ hội, nghe đến mình mừng vô cùng! Nếu không có cơ hội này, nhất định chúng ta không có cách nào để hy vọng trong một đời này có thể vượt qua tam giới chớ đừng nghĩ chi là vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc. Ấy thế mà ngài Ấn Quang Đại Sư nói, chỉ cần: CHÍ THÀNH CHÍ KÍNH niệm câu A-Di-Đà Phật thì được vãng sanh.

 

Cái điểm chí thành chí kính này chúng ta cũng cần phải nói cho rõ. Khi đã quyết lòng đi về Tây Phương rồi thì đừng bao giờ khởi lên một cái tâm giận, đừng bao giờ khởi lên một cái tâm ghét, đừng bao giờ để cho cái Thân-Miệng-Ý của mình nó sinh sự ra. Chính là ba cái câu mà của Phật dạy ghi ở trên tấm bản màu vàng đó. Câu này trong kinh Vô-Lượng-Thọ: 

Thiện hộ khẩu nghiệp, bất nghị tha quá.

Thiện hộ thân nghiệp, bất thất luật nghi.

Thiện hộ ý nghiệp, thanh tịnh vô nhiễm.

 

Ba câu này đã bao trùm pháp giới trong đó mà không hay! Nếu mà chúng ta muốn giảng, thì giảng hoài giảng hoài cũng không bao giờ hết chỗ này. Làm sao chúng ta phải gìn giữ cho được.

 

Xin thưa là khi nói tới những lời này, thì Diệu Âm cũng xin thành tâm sám hối cho tự mình. Vì trước đây cái khẩu nghiệp của Diệu Âm mạnh lắm, dữ lắm, cũng ưa phê phán người này, phê phán người nọ lắm… ngay cả những vị Sư mình cũng phê phán luôn. Sau khi mình đã hỗn hào, mình cự, mình nói Thầy nầy như vầy, Thầy nọ như kia... khi nghe được những câu kinh Phật nói về những chuyện này, bắt đầu giật mình sợ luôn! Toát mồ hôi luôn! Tại sao như vậy? Tại vì, khi mình nói một điều gì sơ suất với một vị Sư thì mình lại phạm cái lỗi Phỉ Báng Tam Bảo! Lạ lắm! Dù vị Sư đó có phá giới hay là hư hại, hoặc làm điều gì sai cũng kệ người ta. Nhưng nếu mình nêu cái sai của vị đó ra, thì mình lại bị phạm cái lỗi "Phỉ Báng Tam Bảo". Mà cái lỗi phỉ báng Tam Bảo lại liên quan tới cái lỗi "Phá Hòa Hợp Tăng". Mà phá hòa hợp tăngliên quan tới cái lỗi "Ngũ Vô Gián Tội". Dễ sợ quá! Thành ra, thành thật khi nói tới đây, Diệu Âm nếu mà có tóc cũng dựng tóc lên! Xin thành khẩn sám hối. Tại vì hồi trước mình không biết. Hễ thấy một vị Thầy làm sai, mình cự. Thấy một Sư Cô làm sai, mình cự. Biết vậy rồi bây giờ không dám cự nữa. Bắt đầu từ đây nhất định là bỏ cái cự này, dù người đó có làm sai như thế nào thì kệ họ, đó là cái nghiệp của người ta. Nếu sơ ý mình nói lên, mình bị vướng! Cho nên, thà rằng... thôi trốn đi. Thà rằng... lánh xa đi. Phản ứng nhiều nhất là như vậy.

 

Thường thường cái tập khí của mình do là trong nhiều đời nhiều kiếp kết hợp lại, nó không chịu cho mình được "Thanh tịnh vô nhiễm", cho cái tâm của mình không được thanh tịnh vô nhiễm. Cho nên khi mà muốn về Tây Phương xin tất cả chư vị cố gìn giữ cho được ba cái chuyện này. Ví dụ: Nếu mình lỡ không biết, buông một lời nói nào sơ ý, thì ngay lập tức xin sám hối liền. Ở đây chúng ta không ai là thầy không ai là sư phụ hết, nên chúng ta không có cái pháp gọi là "Tự Tứ", nhưng khi lỡ làm một chuyện như vậy, nên về nhà mặc áo tràng đàng hoàng vô, quỳ trước Phật lạy Phật ba lạy rồi đứng chắp tay khấn: Nam mô A-Di-Đà Phật, hôm nay con sơ ý làm điều sai lầm này, giờ con biết lỗi rồi, thành tâm đối trước Phật tiền xin sám hối liền.

 

Mình thành tâm sám hối như vậy, bắt đầu mình nghĩ sau này có thể mình lại tái diễn cái trò này nữa. Thường thường Hòa Thượng Tịnh Không dạy một câu rất là hay: "Trước khi mở lời nói một câu gì chúng ta nên niệm một câu A-Di-Đà Phật trước". Tại vì khi mình niệm câu A-Di-Đà Phật thì tự nhiên cái quang minh của Phật phổ chiếu. Ví dụ, như chúng ta đang lỡ cái gì đó thì niệm: Nam Mô A-Di-Đà Phật. Định kình cái gì, định cãi cái gì, định nổi sùng cái gì... niệm câu A-Di-Đà Phật liền, thì tâm ta tự nhiên lắng lại. Trong trường hợp ta chưa kịp niệm câu A-Di-Đà Phật, mà đã lỡ thốt ra những lời sai lầm, thì ngay lập tức niệm câu A-Di-Đà Phật liền. Tại vìthành kính là chính mình phải thành kính, chớ người bên cạnh không thể nào thành kính cho mình được. Ghê lắm!... 

Chính mình phải lo cái chuyện vãng sanh của chính mình.

Chính mình phải tự cứu lấy chính mình.

 

Xin thưa thật, A-Di-Đà Phật cũng không cứu mình được, nếu mình làm sai! Thường thường mình hướng dẫn người bệnh: "Nguyện A-Di-Đà Phật cho con được về Tây Phương", tức là mình nói cho cái tâm người bệnh mong muốn được về Tây Phương, để gìn giữ cái tâm người bệnh muốn về Tây Phương. Chứ thực ra là, như ngài Lý Bỉnh Nam nói:

  "Thực tế là chính cái tâm của mình tiếp dẫn mình về Tây Phương chứ không phải A-Di-Đà Phật."

Tại vì nếu mà A-Di-Đà Phật có khả năng tiếp dẫn tất cả chúng sanh về Tây Phương thì chúng ta ở đây khỏi cần tu nữa, khỏi cần phải ngày đêm tinh tấn làm chi. Nhưng bắt buộc chúng ta phải tinh tấn, bắt buộc chúng ta phải làm tất cả những điều Phật đưa ra. Để chi? Để cho cái tâm của mình hiển hiện chủng tử A-Di-Đà Phật ngay trong những giờ phút lâm chung, thì chúng ta mới về Tây Phương được. Như vậy thì những điểm nào để cho chủng tử A-Di-Đà Phật hiển hiện? Trong tâm của chúng ta thường thường niệm A-Di-Đà Phật, tức là "Tâm Trú Niệm Phật Trung". Luôn luôn cái tâm phải niệm A-Di-Đà Phật.

 Đừng có niệm sân giận.

  Đừng có niệm đố kỵ

 Đừng có tức bực. 

 Đừng có tự ái…

Tại vì tất cả cái này đều là tập khí. Khi còn tập khí này, Phật cứu cũng không được. Điều này rất là khó!

 

Thường thường khi tìm hiểu ra mình mới thấy rõ rệt một điều, là những người được vãng sanh hầu hết là những "Người Hiền", chớ không phải là những người tu giỏi! Về Việt Nam quý vị để ý lắng nghe những chuyện này, lạ lắm! 100 người vãng sanh, có đến 90 người thuộc thành phần "Hiền". Tức là:

 Những người hiền lành.

 Những người vui vẻ.

 Những người không chấp.

 Những người ưa tha thứ cho người khác.

 Những người ít kình ít cãi.

Thường thường 100 người vãng sanh, thì 90 người nằm trong cái dạng người hiền. Lạ lắm! Còn 10 người còn lại thuộc về dạng có tu. Như vậy, người biết tu là người biết tập tánh hiền lành. Càng tu chúng ta càng hiền, càng hiền chừng nào chúng ta càng dễ vãng sanh chừng đó. 

 

Diệu Âm nói lên những lời này để làm chi? Để chúng ta niệm Phật thì nên tập cái tánh hiền. Tánh càng hiền thì chúng ta càng thành tâm niệm Phật, vô tình chúng ta trở thành một Đại Thượng Thiện Nhân chứ không phải là Phật tử bình thường nữa.

 

Nói cụ thể, hãy cố gắng giữ cho được tính hiền lành, vui vẻ, thoải mái, tha thứ... Tập tha thứ cho nhau, tập đoàn kết với nhau. Xin thưa thiệt, ngày nào mình cũng kết bè với nhau để niệm Phật như thế này, thật là tốt. Nhiều khi đi khắp thế gian cũng khó tìm ra! Bên cạnh đó chúng ta còn biết chuẩn bị hộ niệm cho nhau để vãng sanh nữa. Chúng ta thực sự đang ở trong cái quỹ đạo đi về Tây Phương một cách rõ rệt... 

 

Mong chư vị, nếu thực sự muốn vãng sanh về Tây Phương thì phải tự lo lấy. Hãy tập ăn ở hiền lành. Hiền lành niệm Phật mới tốt. Không cần tới những gì cao siêu hết! Chắc chắn chúng ta sẽ được vãng sanh về Tây Phương, một đời thành đạo.

 

Nam mô A-Di-Đà-Phật.

HỘ NIỆM LÀ MỘT PHÁP TU

(Tọa Đàm 11)

 

Nam Mô A-Di-Đà Phật,

 Đêm hôm qua, chúng ta có thố lộ một tin tức, là thường thường một trăm người được vãng sanh thì trong đó xác suất người hiền lành được phước phần vãng sanh lên tới gần chín mươi phần trăm. Đây là một chuyện hơi lạ lùng!

 Sở dĩ những người hiền rất dễ vãng sanhtại vì những người hiền có ít tập khí hơn những người không hiền! Dù cho nhiều khi trong đời này người ta không tu, nhưng mà cái tâm hiền nó có từ trong những đời kiếp trước lưu lại. Cho nên người ta có được cái tính hiền lành, thanh tịnh.

 Chính nhờ vậy mà những người hiền lành thật sự rất dễ vãng sanh

 Trong năm 2007 khi đi về Việt Nam, thì đứa em của Diệu Âm nó nói như thế này, nó nói thật to, nói giữa đám đông, và liền bị Diệu Âm la cho một trận. Nó nói, bây giờ người nào không cần tu gì hết, cứ hiền hiền là được, mời tôi tới hộ niệm... 100% vãng sanh. Tôi nghe nói như vậy... tôi kéo ra la cho một trận. Tôi nói, chính anh Năm đây còn chưa dám nói 100%, tại sao em dám nói 100%? Mà thực ra thì nó nói đúng. Nói như vậy có nghĩa là nó muốn diễn tả rằng những người nào, biết được người này hiền hiền, hiền từ là được, khi đến hộ niệm, nói sao nghe vậy, nói sao nghe vậy... thì vãng sanh dễ lắm.

 Cũng có một năm, từ trong một cái đĩa họp hành gì đó của các ban hộ niệmViệt Nam, cũng có một chị trong một ban hộ niệm đứng lên tuyên bố như thế này, "Những người nào mà quê quê mùa mùa một chút xíu, không có kiểu cách gì hết trơn... đau bệnh, kêu tôi tới hộ niệm thì 100% vãng sanh. Còn sợ nhất là những người... dở dở ương ương, có biết chút ít gì đó... Trời ơi! Làm cho người ta vãng sanh mà mình phải đổ mồ hôi hột".  Lời nói này cũng giông giống như trên.

 Đây là thân chứng của người ta. Người ta nói bằng cái tình thực. Sở dĩ những người có tu chút chút, thường thường có nhiều tập khí nổi theo bên đường tu hành của họ và thường thường tính cống cao ngã mạn cũng hay nổi ra lắm. Một khi sự cống cao ngã mạn nổi ra như vậy, nó kèm theo những cái lý luận này lý luận nọ... Cho nên khi mà người hộ niệm tới khuyên, người ta hay cãi lắm. Họ không đành lòng niệm câu A-Di-Đà Phật đâu à! Người ta bị vướng vào cái lý gì trong đó! Những người đó lại rất khó vãng sanh!

 Ngài Ấn Quang Đại Sư khai thị, Ngài nói, "Khi tu hành, chúng ta phải thấy rằng ta là hàng phàm phu hạ căn tội chướng sâu nặng, còn tất cả mọi người đều là Bồ Tát". Nghe đến những lời khai thị của các Ngài... Khi tu thì phải cho ta là hàng phàm phu hạ căn, tội chướng sâu nặng. Những người mà cho rằng mình là phàm phu tội chướng sâu nặng, thường là những người hiền. Còn những người tự cho ta là thông minh trí huệ, thường là những người cao ngạo, không phải là người hiền! Rõ ràng không? Mỗi vị nói một cách khác nhưng ý tưởng thì giống hệt như nhau.

 Ngài Tịnh Không thì nói: “Tu... là tập cho ngu”. Phải không quý vị? Hòa Thượng Tịnh Không nói rõ ràng mà... ta nghe lời pháp của Ngài thì ta phải ứng dụng liền chứ. Ngài nói, tu là tập cho ngu lại. Có nghĩa là sao? Ví dụ, như mình đã có học rồi thì làm sao mà nói bỏ chữ nghĩa đi để cho ngu được? Thực ra là Ngài nói rằng... tu là phải tập cái tính cho khiêm nhường lại, coi mình là còn dở. Để chi vậy? Để cho cái tâm cống cao ngã mạn nó không khởi ra. Những vấn đề này Ngài thấy hết... Ngài mới nói như vậy, chứ không ai lại bắt mình phải ngu bao giờ? Tức là, nên tự biết rằng tội chướng của mình có nhiều như vậy, nên cần phải thành tâm sám hối, chí thành sám hối. Ngài Ấn Quang nói, phải chí thành chí thiết. Người nào là người chí thành? Người hiền lành nhất. Người mà cho mình là tội lỗi nhiều nhất chính là những người biết kiệt thành sám hối. Những người thấy mình quá ư là dở thì mới khiêm nhường, gặp người nào họ cũng cung cung kính kính. Chính vì vậy cái đức tính thật thà của họ phát sinh ra, nhờ như vậy mới cảm ứng được và lúc người ta niệm câu Phật hiệu lên, tự nhiên chân thành.

 Hòa Thượng Tịnh Không nói rằng, con người có hai cái dạng dễ vãng sanh nhất, một là dạng thượng căn thượng trí, đại Bồ-Tát tái lai. Các Ngài nghe một hiểu mười, nghe tới mười thì các Ngài ngộ ra đạo lý luôn. Hạng này là hạng thượng căn thượng cơ, dễ vãng sanh lắm. Còn một hạng khác nữa là hạng hạ hạ ngu, không biết gì hết. Hạng này, hỏi cái gì cũng không biết. Hễ nói sao... làm vậy. Hạng người này cũng rất dễ vãng sanh. Hai hạng người này dễ vãng sanh lắm. Mình thấy không? Một người thì nói như thế này, người thì nói như thế kia, nhưng hầu hết các Ngài nói có hàm nghĩa giống nhau. cho nên khi nghe những lời Pháp của các Ngài, mình phải biết cách ứng dụng.

 Hạng người mà khó vãng sanh nhất, Ngài nói, “chính là hạng người của chúng ta đây”, dở dở ương ương! Hay không hay mà dở không dở! Khi học được chút ít lý đạo gì rồi, thì thường nói trên trời cao không à, không bao giờ nói dưới đất. Còn thực tế thì sao?... Chân thì đi dưới đấtý nghĩ thì cứ bay bổng trên trời cao. Vô tình, mắt cứ ngước nhìn lên trời cao mà chân thì cứ lún lần... lún lần... lún lần... vào những cạm bẫy, những hố hầm mà không hay! Khi nhắc lại những lời nói này, mình mới thấy rõ rệt, mình mới hiểu ra vấn đề để chuẩn bị cho con đường tu hành của chính mình vậy.

 A-Di-Đà Phật, Ngài nói rằng, niệm Phật, với những người dẫu cho tội chướng sâu nặng, nhưng mà kiệt thành sám hối, niệm danh hiệu Ngài vẫn được vãng sanh. Nhưng Hòa Thượng Tịnh Không, Ngài nói, cái nghiệp chướng này là nghiệp chướng cũ, chứ không phải là nghiệp chướng mới. Tại sao lại có nghiệp chướng mới? Xin thưa chính vì cái tập khí nó tạo ra nghiệp chướng mới. Cho nên hôm qua chúng ta có nói, thường thường những người trong quá khứ đã làm chuyện sai lầm, nay thấy cái điều sai lầm đó... Mình khuyến tấn họ, người ta kiệt thành sám hối liền, người ta buông hết, quyết tâm niệm Phật, ấy thế mà rất dễ vãng sanh. Còn những người không nghĩ rằng là trong quá khứ mình đã làm sai, không nghĩ rằng là mình có tội chướng sâu nặng, cho nên cái cống cao ngã mạn cứ tiếp tục nổi lên song song với đường tu hành của họ. Những hiện tượng này thường thường dễ thấy lắm, không khó. Ví dụ, khuyên Chị niệm Phật... "Tôi biết rồi mà, đâu cần gì anh khuyên". Rõ ràng... khi đã nói, tôi biết rồi, tức là, chứng tỏ rằng ta hơn người đó. Vì thấy mình hơn người đó, thành ra mình không nghe lời người đó nói. Chính cái tánh tự mãn này làm cho người có tu hành đó mất vãng sanh! Lý do ở tại chỗ này đây.

 Chính vì vậy mà để cho vững vàng con đường vãng sanh, xin chư vị hãy lắng nghe cho kỹ lời dạy của ngài Ấn Quang Đại Sư: "Tu hành phải luôn luôn nghĩ rằng ta là phàm phu, chỉ có ta là phàm phu còn những người khác là Bồ Tát". Mà đã cho là phàm phu rồi, thì không bao giờ có quyền được xỉ mạ người khác, không bao giờ được quyền nói người khác là ngu, không bao giờ được quyền nói người khác là khùng, không bao giờ nói người khác là sai, không bao giờ nói người khác là lỗi... Tại vì khi nói ra như vậy là chứng tỏ mình đã có cái tâm cống cao ngã mạn nổi lên rồi. Một khi tâm cống cao ngã mạn nổi lên, như ngài Vĩnh Minh nói, "Tu có giỏi cho mấy đi nữa mà khởi lên một tâm cống cao ngã mạn, thì sẽ rơi vào cái hạng gọi là A-Tu-La". Trời ơi! Ngài nói dễ sợ lắm! Quý vị biết hàng A-Tu-La nằm ở đâu không? A-Tu-La có thể nằm trên trời. A-Tu-La có thể nằm ở cõi nhân này. A-Tu-La có thể nằm trong hàng súc sanh. A-Tu-La có thể nằm trong hàng ngạ quỷ... Dễ sợ lắm!... Đừng có khinh thường chuyện này nhé.

 Cho nên, khi nghe từng lời giảng của các Ngài, nghe tới đâu, thấm tới đó. Diệu Âm thường khi nghe tới đó, nếu là đang nghe máy, tới đó thì tắt máy liền... Để chi vậy? Để mình nghiệm thu cái ý này cho nó nhập vào trong tâm trước đã, rồi mới nghe đến cái khác. Từng ý... từng ý... từng ý như vậy. Nhờ vậy, sau cùng mình có chỗ ngộ trong đó.

 Ngài Tịnh Không nói, người hạ căn hạ cơ dễ vãng sanh hơn người trung trung thường thường. Mình là hạng trung trung thường thường. Người trung trung như vậy muốn leo lên cho tới thượng, leo không được! Tại căn cơ của mình đã vậy rồi mà, leo không được. Nhưng nếu mình biết khôn khéo một chút, hạ mình xuống, leo xuống thì dễ hơn. Hạ xuống thấp rất là dễ, bằng cách nào? Hãy ráng cố gắng khiêm nhường tối đa, lấy lời Phật dạy ra... ứng dụng liền. Từ lời ăn, tiếng nói, vô trong đạo tràng... ra ngoài đạo tràng... khi bắt đầu tu... bỏ lần bỏ lần những tập khí xấu. Trước đây khi mới bắt đầu tu, Diệu Âm cũng có một thời kỳ bị tăng cái ngã mạn lên. Nhưng mà... khi bắt đầu nghe... nghe... nghe....nghe rồi thấm... thấm... bắt đầu Diệu Âm giựt mình. Bây giờ thì thật sự là đã giựt mình. Hôm qua khi nói tới chuyện nói lời lỗi lầm với các vị Sư. Diệu Âm hai lần xin sám hối. Mà thực sự như vậy, tại vì có nhiều lúc mình cống cao ngã mạn, mình nói những chuyện sai lầm! Những chuyện này... khi sơ ý, tâm cống cao ngã mạn nó phá mất công đức của mình.

 Một điều rất là dễ sợ! Hãy chú ý chỗ này nè, là thường thường... giống như khi lên đài đấu võ vậy. Mình đang tu thế này... là đang dự một cuộc, gọi là đấu tranh với vấn đề sanh tử, vấn đề luân hồi, giống như đang lên võ đài vậy đó. Hễ mình là một người yếu, thuộc hạng... "Hạng Muỗi" đi, thì oan gia trái chủ, những thế lực hung hiểm đối đầu với mình, họ sẽ đưa cái hàng muỗi lên để thử với mình. Nếu giả sử như mình thuộc... thuộc cái hạng... "Hạng Rùa" hay "Hạng Gà", tức là hạng cao hơn một chút, mà mình lại giả vờ là hạng... hạng muỗi... họ đưa loại hạng muỗi lên thì mình thắng rất là dễ. Chứ nếu mình tự vỗ ngực xưng tên một cái, họ tưởng mình thuộc hạng gọi là hạng "Heavy", trong boxing gọi là hạng "Heavy". Họ đưa cái hạng thượng thặng lên... Tôi nói thiệt, trong cuộc đấu tranh với sanh tử này, trước những giờ phút lâm chung... chỉ cần một chiêu là xong liền, tiêu liền lập tức!

 Cho nên, khi mình hiểu được chỗ này, thấy những người tu hành mà không chịu khiêm nhường, thường thường nó vướng tới những cái nạn, mà sau cùng, như Hòa Thượng Tịnh Không nói, tam ác đạo nhất định không cách nào thoát được. Ghê lắm! Chính vì vậy, để cho sự vãng sanh của mình được vững vàng, thì khi tu hành mình cố gắng khiêm nhường, tất cả những tập khí hãy cố gắng bỏ. Dễ dàng lắm: Đừng có luyến tiếc làm chi, vui vẻ, thoải mái, luôn luôn tìm cách kết hợp với nhau, như tôi thường hay nói là, trên thế giới này mà tìm một cái đạo tràng, giống giống như đạo tràng của mình, ngày nào cũng tu, 365 ngày cùng tu, 365 ngày cùng nhau... ủng hộ, nào là phổ biến, nào là huân tu, nào là học hỏi về hộ niệm... xin thưa thật, chư vị thử đi tìm đi... Nó khác xa nhiều lắm trong đó. Chính vì thế, tìm được một nơi lập được một đạo tràng nhỏ nhỏ như thế này, rồi ngày nào cũng tới đây huân tu, thật sự chỗ này là để cho mình được vãng sanh đó chư vị ạ. Tại sao như vậy? Tại vì mình niệm Phật là chuyên lòng niệm Phật, ngày nào mình cũng nguyện vãng sanh là điểm đến mình nhất định đã có rồi. Đường đi mình có rồi, mà mình còn chuẩn bị rất kỹ để trước giờ phút lâm chung, trước giờ phút xả bỏ cái báo thân này, mình lại có những người chuyên lòng niệm Phật, biết tất cả những cách hóa gỡ ách nạn cho mình, ở sát cạnh mình... Xin thưa thật đây chính là chỗ an toàn vô cùng.

 Thấy vậy mà mừng! Nhất định... trụ lại, phải định lại. Chúng ta nhất định cùng nhau hoan hỷ, buông xả. Người thì có cái tật này, người thì có cái tật kia. Chúng taphàm phu mà, chắc chắn ai cũng có tật, ai cũng có bệnh hết. Nhưng xin hãy tập bỏ lần, bỏ lần, bỏ lần, để cho ngày chúng ta nằm xuống, nhất định những tập khí này mất đi. Nói rõ ra là sân giận mất đi, đố kỵ mất đi, tự ái mất đi, cống cao mất đi, khinh mạn mất đi, tham sân si mất đi, tất cả hãy mất đi, để cho ngày xả bỏ báo thân, chúng ta đi về Tây Phương Cực Lạc với Phật.

 Đơn giản như vậy, những người chung quanh chúng ta đều hoan hỷ, tiễn đưa, hỗ trợ... Chúng ta từng người từng người đều được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc.

 Nam mô A-Di-Đà Phật.

HỘ NIỆM LÀ MỘT PHÁP TU

(Tọa Đàm 12)

 

Nam Mô A-Di-Đà Phật,

 

Niệm Phật Đường chúng ta chủ trương lấy hộ niệm làm Phật sự mà chúng ta phải quyết tâm giúp cho người trước khi xả bỏ báo thân được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc. Cho nên cố gắng trong những lúc nói chuyện này, coi như là để cho chúng ta chuẩn bị tất cả những điều gì cần phải làm, để đến khi tới cái giờ mình ra đi... mình đã dự bị hết và mình có thể giải quyết tất cả những chướng ngại có thể đến với mình, nhờ đó mà mình được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc.

 

Trong mỗi buổi sáng, ở đây chúng ta có lời nguyện là: “Nguyện khi con lâm chung không còn chướng ngại”. Cái chướng ngại này có nhiều nguồn gốc lắm, nó có thể ở từ trong tâm chúng ta ra, cũng có thể ở ngoài vào, cũng có thể từ oan gia trái chủ phá hoại.

 

Chúng ta phải lần lượt tìm cách giải quyết cái chướng ngại trong tâm trước. Mấy ngày hôm nay chúng ta đã nói hơi nhiều, thực ra là nói đến những cái mà chúng ta không xả bỏ được. Tự nó làm chướng ngại, tạo nên nghiệp chướng, nó ngăn cản cái sự thanh tịnh của cái tâm. Chính vì vậy khiến cho công phu của mình không được tốt. Công phu không tốt thì công đức cũng yếu đi. Cho nên sau cùng ta bị trở ngại!

 

Nếu chư vị quyết lòng, nhất định một đời này về Tây Phương Cực Lạc thì hãy cố gắng tập buông xả. Hòa Thượng Tịnh Không nói, khi mình buông xả thì tâm hồn mình sẽ Tự-Tại, Tùy-Duyên, ở chỗ nào cũng niệm Phật được.

 

Buông xả những thứ gì? Xin nhắc lại là: "SÂN GIẬN". Nếu mà chúng ta sân giận, thì cố gắng lập một cái, giống như là một quy luật vậy, rất nghiêm khắc để trị cái bệnh này. Ví dụ, như khi mình sân giận lên, thì mình quyết đừng có mở lời, có thể uống một ly nước, và tốt nhất là nên niệm Phật liền. Nếu khi mình sân giận như vậy, cố gắng nếu có trước bàn Phật, nên quỳ trước bàn Phật sám hối liền. Mình làm được vài lần như vậy thì nó giảm lần... giảm lần. Tại vì cái chướng ngại về sân giận rất là lớn đối với công cuộc vãng sanh. Vì xin thưa là oan gia trái chủ nó biết được cái tập khí này, mà tập khí này rất dễ phát tác, đến khi trước những giờ phút lâm chung, chỉ cần nó cài một cái bẫy nào đó cho mình nổi giận lên, thì coi như xong! Vì trong kinh Phật có nói, là khi mình sân giận thì thường thường công đức của mình tiêu hết. Nhất là trước những giờ phút lâm chung mà mình nổi cơn sân giận thì công đức của mình ở trên cõi Tây Phương có thể hết luôn. Vì công đức không có cho nên A-Di-Đà Phật cũng đành chịu thua, không cách nào có thể tiếp dẫn ta được. Cho nên những điều này... cố bỏ, những cái tham chấp cố gắng bỏ đi, bỏ lần... bỏ lần. Tại vì chúng taphàm phu, tình thiệt mà nói, bỏ cũng khó lắm! Nhưng phải tập, ráng mà bỏ, những cái khó chịu mình bỏ. Nói chung, ta đưa ra cái dạng "Người hiền lành". Phải tập làm cái dạng người hiền lành. Khi hiền lành như vậy thì tự nhiên mình vui vẻ, bất cứ một trường hợp nào mình cũng vui vẻ. Người hiền lành là người thường ít chấp, thường ít nói lỗi người. Nhờ thế, ở chỗ nào cũng tạo ra cái không khí an vui, thanh tịnh, nhờ đó mà mình giải được cái nạn bên trong. Đó là những cái chướng ngại từ bên trong.

 

Một cái chướng ngại nữa là về oán thân trái chủ. Chắc chắn chúng ta có. Tại vì trước khi tu chúng ta sơ ý bắn chim, giết cá, đốt rừng, khai phá, trồng rau, trồng cây... gì đó. Chúng ta đều có những oan gia trái chủ hết. Chính vì vậy, mà xin thưa với chư vị, hãy cố gắng thành tâm sám hối, sám hối bằng cách là mỗi buổi sáng, chúng ta nên hồi hướng công đức cho oan gia trái chủ, mỗi buổi chiều chúng ta hồi hướng công đức cho oan gia trái chủ. Mỗi khi chúng ta hồi hướng như vậy là lấy cái tâm thành ra để hóa giải, hóa giải liền từ bây giờ, đừng để cho đến lúc cuối cùng rất là kẹt! Trong những buổi hộ niệm, chúng tôi thường có lời khai thị cho oan gia trái chủ, xin chư vị lắng nghe. Những lời khai thị đó, đối với tôi bây giờ hình như nó nhập tâm rồi. Ở bên Âu Châu, người ta coi những cái phim đó, người ta coi những cuộc hóa giải đó, rồi người ta ghi lại hết. Từ một cuộn băng người ta ghi lại thành một cuốn sách. Đây là một điều làm tôi thấy rất là ngỡ ngàng! Ở bên Âu Châu người ta làm như vậy, tôi rất tán thán. Người ta có cái tâm thành, nhờ vậy mà người ta khai thị hóa giải dễ dàng.

 

Khi muốn hóa giải oan gia trái chủ, nếu mình không có tâm thành, thường thường không có cảm ứng. Cái tâm thành tức là sao? Nói chung, khi mình ăn ở hiền lành, mình đừng có cống cao ngã mạn, đối với oan gia trái chủ mình phải tự nhận là mình đã có sai lầm. Cứ nhận như vậy thì tự nhiên cảm thông được với chư vị oan gia trái chủ. Đừng nên để cho đến lúc cuối cùng, nhờ ban hộ niệm đến hòa giải, nhiều khi hòa giải được, có nhiều khi hòa giải không được, thôi cũng đành phải chịu thua! Ráng cố gắng chuẩn bị trước.

 

Một cái chướng ngại nữa là thường thường người thân trong gia đình, nhiều khi làm trở ngại chuyện vãng sanh của chính mình. Ví dụ như khi chính Diệu Âm này đến cái ngày lâm chung, cũng xin quý vị nhớ cho... Cứ nghĩ đây cũng giống như lời trăn trối vậy... Giả sử như tôi bị mê man bất tỉnh, quý vị cũng cố gắng phải đem tôi về nhà, đem tới tại đạo tràng này để hộ niệm cho tôi. Tại vì tôi biết là nếu cái thân xác này có mê man bất tỉnh thì trong tâm trí của tôi cũng ráng niệm Phật trong đó. Mong chư vị cố gắng, đừng có vì một cái gì khác mà bắt tôi giao vào trong bệnh viện, rồi nằm trong bệnh viện mà chết. Ở nhà quý vị cũng vậy. Ví dụ như hôm trước đi hộ niệm cho bác Minh Tâm gái, bác Minh Tâm nói một câu thật là hay. Bác kêu thằng Danh, Bác kêu mấy người con dâu lại nói rằng:

 

"Đây là ban hộ niệm. Khi đến ngày trăm tuổi của Ba, Ba giao lại cho chú Diệu Âm, giao lại cho Niệm Phật Đường. Các con phải nghe cái lời này, con phải đem tới nhờ ban hộ niệmniệm Phật Đường A-Di-Đà hộ niệm cho Ba, chứ đừng có bắt Ba ở trong bệnh viện...".

 

Đó là những lời nói rất hay! Quý vị có thể làm những cái tờ di chúc trước. Nói với con cháu, là khi đến ngày cuối cùng của Ba, của Má, con cháu phải nghe theo lời ban hộ niệm. Nhất định phải đem về nhà để mà hộ niệm cho Cha Má. Đừng bao giờ mà khóc lóc. Đừng bao giờ mà ôm nắm. Đừng bao giờ mà kể lể những nỗi bi thương ai oán trước mặt Ba, trước mặt Má. Những cái đó mình cố gắng hãy lo trước.

 

Có nhiều người con có hiếu sẽ nghe theo. Có nhiều người con bất hiếu, chúng nó không nghe, đây cũng là một chướng ngại rất lớn cho công cuộc vãng sanh của mình! Cho nên phải tập trước, phải lo trước. Lo cái gì? Thường thường khi mình nói mà con cái không nghe mình nổi cơn sân giận? Nổi một cơn sân giận lên, dù là sân giận đối với con cái của mình thì công đức cũng tiêu hết! Nhất định công đức trong suốt cuộc đời mình tu hành đã biến thành mây khói rồi. Cho nên phải tập, tập nhịn nhượng, tập buông xả, tập phớt lờ... Mình biết con cái của mình nó không niệm Phật, nó chống đối... Mình nghĩ rằng, trong giờ phút chót có thể nó cãi lại mình... Nếu gặp trong trường hợp như vậy, mình đừng nổi cơn sân giận mà hãy quyết lòng niệm Phật. Như vậy chuyện này mình sẽ giải quyết trước, chứ không phải là giải quyết ngay lúc mình lâm chungGiải quyết ngay bây giờ, từ bây giờ bắt đầu giải quyết.

 

Ví dụ: Người vợ làm cái điều gì sai... Nhất định đừng nổi giận, tại vì mình nổi giận nó trở nên tập khí, thói quen.

 

Người chồng làm cái gì sai... Nhất định mình đừng có nổi giận, nếu mình nổi giận người chồng của mình thì lúc lâm chung chắc chắn mình sẽ bị trở ngại. Tại vì, một người chồng khi lâm chung, chắc chắn bên người chồng có người vợ. Một người vợ khi lâm chung, chắc chắn bên người vợ có người chồng. Chắc chắn khi cha mẹ chết nhất định con cái sẽ ở bên cạnh. Nên chú ý những điểm này. Cho nên mình biết tình trạng đó, phải tập phớt lờ. Cái này khó lắm!...

 

Chư vị ơi! Phải tập từng chút từng chút, không tập không được. Nói chung lại, tập ăn ở hiền lành, tập buông xả đừng có nhăn nhó, đừng có thấy cái gì cũng thắc mắc, cái gì cũng thấy khó khăn trong lòng. Khi khó khăn như vậy, nó trở thành cái mối chướng ngại lớn lắm! Cho nên biết tu rồi, mình bắt đầu lo trước để cho nó nhẹ bớt những cái chuyện đó. Rồi khi mình nằm xuống, những cái còn lại, chắc chắn nó sẽ còn! Bây giờ mình lo, lo cho tới trọn vẹn, lo cho hết mình đi nữa, lúc đó vẫn còn những cái chướng ngại khác, thì những cái chướng ngại còn sót lại đó ban hộ niệm sẽ giải quyết dùm cho. Tức là gì? Ta có những lời di chúc, ta có những lời nhắn nhủ với con cái, ta có những lời nhắn nhủ với bạn bè thân hữu rồi, thì lúc đó nhờ cái lời nhắn nhủ đó mà bớt đi những chướng ngại. Sau cùng rồi những người hộ niệm, tức là bạn đồng tu với chúng ta đến bên cạnh giải quyết. Có như vậy chúng ta mới dễ dàng vãng sanh được, chứ đừng có nên cứ ỷ y là mình tu ngon lành...

Những người mà nói tu ngon, là bị trở ngại! 

Những người mà cho rằng tu giỏi, là bị trở ngại!

Những người mà tự vỗ ngực xưng tên, thường thường là bị trở ngại liền!

 

Cho nên mong chư vị, những lời nói này hết sứcđơn giản, cụ thể, rõ ràng để chúng ta lo giải quyết trước. Rồi hình như là chúng ta đang tu ở đây, nhưng cái vé đi về Tây Phương chúng ta đã có, và A-Di-Đà Phật đã ghi tên chúng ta lên cái Hoa Sen ở trên cõi Tây Phương rồi. Khi về đó Hoa Sen của người nào người đó lấy ngự, dù có đồng pháp danh đi nữa cũng không lộn đâu. Quý vị đừng có lo, miễn làm sao chúng ta đi cho đúng là được à.

 

A-Di-Đà Phật.

 

HỘ NIỆM LÀ MỘT PHÁP TU

(Tọa Đàm 13)

 

Nam Mô A-Di-Đà Phật,

 Trong chương trình chúng ta nói về phương pháp hộ niệm, để nhắc nhở cho nhiều người thường lầm lẫn rằng cứ để cho đến sau cùng mới kêu ban hộ niệm đến. Đây là một điều sơ suất rất đáng kể! Vì hộ niệm thật sự không phải là một phương pháp giúp đỡ cho người sắp chết được một chút ít gì vui vẻ, hay là an ủi gia đình, mà thực sự là một cách tu căn bản, có đạo lý.

 Mấy ngày qua, chúng ta nói rất nhiều về chuyện này. Xin nhớ cho, cứ một lần nói như thế này, thì chúng ta có thêm một ý niệm rõ ràng hơn là muốn vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc, người ra đi phải thực hiện đầy đủ: TÍN-NGUYỆN-HẠNH

 - TÍNtin tưởng pháp niệm Phật, không được chao đảo.

 - NGUYỆN là chính người bệnh phải phát cái nguyện vãng sanh Tây Phương một cách tha thiết.

 - HẠNH là chính người bệnh phải cất lời niệm Nam mô A-Di-Đà Phật, chứ không phải là người hộ niệm niệm câu A-Di-Đà Phật.

 Đây là điều hết sức quan trọng mà chúng ta phải nắm cho vững.

 Ngày hôm qua chúng ta có nhắc đến lời hồi hướng mỗi sáng: “Nguyện khi con lâm chung không còn chướng ngại, biết trước ngày, giờ tâm hồn tỉnh táo”. Thì ý nghĩa về "Không chướng ngại" chúng ta hổm nay đã nói rõ rồi. Xin nhắc lại là sự chướng ngại chính yếu hầu hết từ trong tâm chúng ta phát ra. Ở bên ngoài có chi phối vào cũng là do trong tâm chúng ta mở ra. Hễ...

- Chúng ta mở ra một NIỆM THAM thì con đường NGẠ QUỶ bên ngoài nhập vào. 

- Chúng ta mở ra NIỆM SÂN GIẬN, thì cảnh giới ĐỊA NGỤC ở ngoài nhập vào. 

- Chúng taSI MÊ, không chịu buông xả cái nhà, cái cửa, thì cảnh giới SÚC SANH ở ngoài nhập vào. Nó nhập vào dẫn ta đi theo con đường đó.

 Suy cho cùng lý ra... là tại vì chúng ta không chịu tu hành kỹ, không chịu nghiên cứu kỹ, không chịu ly xả những thứ đó ra, nên sau cùng những chướng ngại đó quay trở lại kéo chúng ta vào trong lục đạo luân hồi, mà nhiều khi còn lôi xuống tam ác đạo nữa, dù rằng chúng ta đang niệm Phật. Đây là những chuyện mà chúng ta thường xuyên nhắc nhở trong những ngày qua. Chính vì vậy, khi hiểu được chỗ này, nhất định chúng ta phải cẩn thận. THÂN-KHẨU-Ý là điểm quan trọng nhất, để thể hiện ra những cái tập khí mà mình không chịu buông xả. Mong chư vị ráng tập, ngày ngày tập buông xả... Ngày ngày tập buông xả. Mỗi khi bước vào đạo tràng này niệm Phật để quyết lòng về Tây Phương thì xin phải tập buông xả, đừng nên sơ ý mà nó nhiễm... nó nhiễm... đến lúc mà chúng ta nằm xuống rồi không còn cách nào có thể gỡ ra được!

 Bây giờ chúng ta tiến tới một chỗ nữa, gọi là: "Dự Tri Thời Chí". Là dự biết trước thời điểm mình mãn báo thân này. Cũng xin nhắc qua là khi mà quỳ trước bàn thờ Phật, đối trước bàn thờ Phật chúng ta nguyện như vầy, có người cứ nghĩ rằng A-Di-Đà Phật sẽ cho ta biết thời gian ra đi, nên ta cứ một lòng xin A-Di-Đà Phật ban cho. Nhưng thực ra, đây là hiện tượng của những người gọi là nghiệp đã được phục rồi và trí huệ người ta đã bắt đầu khởi ra. Được như vậy chính là do công phu tu tập của người đó.

 Cho nên muốn biết được giờ phút chúng ta ra đi, không có gì khác hơn là xin phải cố gắng tranh thủ thời gian tu hành. Khi chúng ta tu hành tốt, thì những hành động sai trái càng ngày càng giảm, công đức của chúng ta càng ngày càng tăng. Nghiệp của chúng ta giảm, cái phước chúng ta tăng, cộng với lòng CHÍ THÀNH, CHÍ KÍNH, thì phước đó biến thành, gọi là "TÂM LINH", tức là "PHƯỚC CHÍ TÂM LINH". Muốn được vậy, nói cho rõ ra, hay nhất vẫn là thành tâm niệm Phật.

 Người nào thành tâm niệm Phật, thường thường họ cố gắng gói ghém cái tâm của họ trong câu A-Di-Đà Phật. Đang ngủ cũng niệm Phật, trên giường niệm Phật, xuống giường niệm Phật, ra ngoài đường niệm Phật. Người ta tranh thủ bước vào Niệm Phật Đường để niệm Phật, họ rời xa những chuyện khác. Còn những người không chân thành niệm Phật, thì thường thường còn ham thích những chuyện thế gian: Thích đi ra ngoài, thích ngồi nói chuyện, thích tụ hai-ba người bàn chuyện. Khi bàn chuyện như vậy thì chắc chắn, như chư Tổ đã nói, hễ tâm mình không niệm Phật thì sẽ niệm lục đạo luân hồi, mà niệm lục đạo luân hồi thì lục đạo luân hồi nó sẽ kéo mình, nó kéo, nó kéo mãi, nó kéo cho đến lúc mình nằm xuống mà thôi!...

 Cho nên muốn biết được gọi là "Dự Tri Thời Chí", không có cái gì khác cả, cũng trở lại vấn đề là phải thành tâm chuyên chí niệm câu A-Di-Đà Phật và phải tập buông xả ra. Có người nói, chẳng lẽ bây giờ bắt tôi tu... Tôi đến Niệm Phật Đường, thì tôi phải bỏ hết sao?

 Thực ra nhiều khi bắt chúng ta bỏ một chút chúng ta cũng không bỏ, đừng nói chi bỏ hết! Tại vì cái tập khí nó đã thâm nhập vào tâm ta tới xương tủy rồi! Nếu chúng ta mạnh dạn ráng cố gắng hết sức mà bỏ, nhiều khi bỏ cũng không được nữa, đừng nói là người chưa tu mà còn đứng đó phân bua: "Tu như vậy tôi lỗ quá!... Không cho tôi đi chơi tôi lỗ quá!... Không cho tôi ra ngoài tôi thiệt thòi quá!"... Không đâu!

 Cái "Tập Khí", cái "Lục Đạo Luân Hồi", nó đã bắt chúng ta phải trôi nổi trong những cảnh khổ hàng vô lượng kiếp qua. Một kiếp như vậy có hàng vô lượng đời, một đời như vậy có hàng trăm năm, không phải dễ mà tính ra cái thời gian dài vằng vặc như vậy mà mình đã chịu khổ trong lục đạo! Xin thưa, quý vị nếu người nào được về Tây Phương rồi mới thấy rằng trong vô lượng kiếp qua ta ở trong tam ác đạo dài hơn, nhiều hơn là ở trong tam thiện đạo. Đừng có nghĩ là ta ở trong cảnh giới người này là đời trước, đời trước nữa... ta cũng ngon lành. Không phải như vậy đâu!

 Chúng ta cũng thường hay nhắc nhở, khi một người chết, mình nhìn hiện tượng của họ cho mình biết rằng là họ bị nạn như thế nào! Cho nên sống cuộc đời này chúng ta phải nhớ, ráng mà tu. Nếu không tu... thôi chịu thua! Vì cái lục đạo luân hồi nó bám sát vào chúng ta, nên thường thường khi nằm xuống, không những không biết được ngày giờ ra đi, mà thường thường còn bị mê man bất tỉnh. Sở dĩ bị mê man bất tỉnh chính là nghiệp nặng quá, nó nặng đến nỗi mà chúng ta không ngờ được! Có nhiều người tu hành thế này nhưng vẫn không nghĩ là cái nghiệp mình nặng như vậy đâu! Chính vì quá khinh thường mà rất nhiều người đáng lẽ ra được vãng sanh nhưng mà sau cùng không được vãng sanh. Mong chư vị hiểu được chỗ này, ráng mà buông xả ra. Tại vì tất cả đều do cái tâm chúng ta hết mà.

 Nếu chúng ta cứ bám vào A-Di-Đà Phật, chúng ta cứ bám vào Tây Phương Cực Lạc, ngày ngày đêm đêm, giờ giờ, phút phút niệm câu A-Di-Đà Phật, thì cái tâm chúng ta nhiếp chặt vào câu A-Di-Đà Phật. Lấy cái "CHẤP" này làm cái chấp chính, tự nhiên những cái chấp khác nó rời... rời... rời... rời ra... rời ra. Sau cùng câu A-Di-Đà Phật sẽ nhập vào tâm chúng ta. A-Di-Đà Phật chính là chơn tâm chúng ta, nó nhập vào tâm chúng ta, làm cho tâm chúng ta "HIỀN" ra. Khi cái tâm hiền tức là trí huệ phát sinh, tự nhiên “Dự Tri Thời Chí”, chứ không phải là A-Di-Đà Phật. Chắc chắn A-Di-Đà Phật có gia trì, nhưng điều quan trọng là ta phải thực hiện trước Ngài mới gia trì được, chứ ta không thực hiện thì Ngài không gia trì được.

 Tôi xin kể một câu chuyện, có một vị hạch hỏi như thế này:

- Tôi thấy những người hộ niệm đó, sao người ta ưa vỗ tay quá à? Trong Kinh tôi không thấy nói về vỗ tay, thì tại sao người ta vỗ tay vậy?... Vỗ tay như vậy tôi thấy không có trang nghiêm!

 Vị đó hạch hỏi hai ba lần. Lần đầu tiên tôi trả lời rằng, đây là một lời cảnh cáo rất tốt, khi chư vị đi hộ niệm đừng nên giỡn đùa quá đáng, nó không được trang nghiêm! 

 Lần thứ hai, vị đó lại nói, như vậy chuyện này không đúng pháp! Tôi trả lời, thực ra là vì khi thấy người đó vãng sanh, người hộ niệm mừng quá. Vì nỗi mừng quá lớn nên người ta vỗ tay, và thực ra cũng có lúc đi hộ niệm, khuyên một bà cụ đó hay bà bác đó niệm Phật, thì bà Cụ liền phát tâm niệm Phật, phát nguyện vãng sanh. Thấy vui quá nên người ta vỗ tay để khen ngợi, để củng cố, để yểm trợ tinh thần người bệnh... 

 Đến lần thứ ba, chị đó nói, nhưng trong Kinh Phật đâu có nói như vậy? Đến lúc này tôi mới thành tâm khuyên chị. Tôi nói... Thôi! Nếu bây giờ mọi người quyết chấp cái đó, nhưng riêng chị thì đừng có chấp làm chi. Nếu mà chị chấp cái đó thì sau cùng chị dễ bị vướng cái nạn đó. Thế gian người ta thường hay nói: “Hễ ghét cái nào, trời trao cái đó!”... Trong Phật Pháp cũng giống như vậy. Chúng ta chấp vào cái gì thì sau cùng chúng ta bị dính vào cái đó. Lạ lắm!

 Tôi ví dụ, như khi chị muốn vãng sanh thì chị có cần hộ niệm không? Cần! Cần hộ niệm. Khi ban hộ niệm tới, họ khuyên: "Chị ơi! Chị niệm Phật đi nhé". Chị liền chắp tay niệm Phật. Người hộ niệm thấy vậy họ vỗ tay, họ khen chị. Trong khi người ta vỗ tay để khen chị với mục đích là để cho chị thấy phấn khởi lên mà niệm Phật. Đúng ra chị nên sung sướng, nhưng vì chấp mà chị lại nổi giận! Chị nổi giận lên thì công đức của chị mất, còn người hộ niệm thì cảm thấy buồn! Rồi đến lúc chị gần ra đi, người ta nhắc, "Chị ơi! Phát nguyện vãng sanh đi". Chị phát nguyện, "Nam Mô A-Di-Đà Phật cho con được về Tây Phương". Người ta lại mừng quá, lại vỗ tay một lần nữa!... Chị lại nổi giận một lần nữa! Trước phút lâm chung mà chị nổi giận, tức là chị bị vướng nạn! Xin hỏi, có phải là người hộ niệm đưa chị xuống chỗ đọa lạc không?... Không!... Tự chị... Tại vì chị chấp vào chỗ này! Cho nên tôi khuyên chị, thôi bây giờ mình muốn về Tây Phương thì tất cả những cái gì của thế gian này xin đừng có chấp, vì chị chấp cái nào thì trời trao cho chị cái đó! Mà thực ra, không phải là trời trao, mà chính cái TẬP KHÍ của chị nó trao cho chị đó. Vậy thì xin chị đừng nên chấp. Phải sợ cái chấp của chúng ta!

 Mong chư vị phải xả cho được cái chấp này, thì tự nhiên khi chúng ta nằm xuống, trong bất cứ cảnh ngộ nào hiện ra, chúng ta cũng cảm thấy thoải mái, vì thật sự đường ta đi là đường về Tây Phương, chỗ ta về là chỗ cảnh giới của A-Di-Đà Phật, chứ không phải là những gì của thế gian này. Như vậy tự nhiên thế gian tốt xấu đối với ta cũng thành ra vô sự.

 Nam Mô A-Di-Đà Phật.

HỘ NIỆM LÀ MỘT PHÁP TU

(Tọa Đàm 14)

 

Nam Mô A-Di-Đà Phật.

 

HỘ NIỆMchúng ta chuẩn bị tất cả những gì cần thiết trước ngày xả bỏ báo thân, chứ không phải đợi cho đến lúc mà mê man bất tỉnh rồi mới kêu ban hộ niệm đến để giải quyết vấn đề!... Không phải như vậy.

 

Mê man bất tỉnh là một cái nạn rất khó chịu cho người muốn vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc!

 

Chúng ta muốn một đời này vãng sanh về đó, thì phải chú ý đến điểm này. Vì một khi đã mê man bất tỉnh thì thường thường người hộ niệm đến khai thị, chúng ta không nghe được, người ta niệm Phật chúng ta không biết được và thường thường là cái tâm thức của chúng ta lúc đó đang quay cuồng trong dòng nghiệp báo, bị chi phối bởi oan gia trái chủ... nên không nghe được những cái lời khai thị, không theo được những sự dẫn dắt của ban hộ niệm. Đây là một điều mà vô cùng nguy hiểm!...

 

Tại sao bị mê man bất tỉnh? Suy cho cùng ra chính là do cái phước báu của người đó quá yếu! Phước báu yếu, có nghĩa là nghiệp chướng nặng! Người mà có phước báu lớn thì nghiệp chướng nhẹ. Giống như mình để trên cái cân, một đĩa cân là nghiệp chướng, một đĩa cân là phước báu. Hễ đĩa cân bên phước báu nặng thì tự nhiên đĩa cân kia nhẹ hơn. Mà nghiệp nhẹ thì được cái phước báu bao trùm qua, làm cho người đó khi ra đi thường thường hưởng được những phước lạc, gọi là "Thiện Chung". Người ra đi được thiện chung tức là hưởng được phước báu, nghĩa là họ không bị mê man bất tỉnh, họ tỉnh táo, không bị đau đớn nhiều. Có phước báu, nhưng nếu người đó không biết đường về Tây Phương, thì họ cũng không được vãng sanh về Tây Phương.

 

Chính vì vậy, mà hồi nãy ở trên xe anh Hai nói rằng, Hòa Thượng nói những người mà ra đi với thoại tướng tốt lành cũng không được vãng sanh là đúng. Mấy ngày nay, trong những buổi tọa đàm, chúng ta cũng đã nói rõ rệt chuyện này rồi. Vãng sanh Tây Phương là do TÍN-NGUYỆN-HẠNH, chứ không phải vãng sanh về Tây Phương là thấy người đó ra đi mềm mềm một chút, thân tướng đẹp đẹp một chút thì cho là vãng sanh. Cho nên lời nói Hòa Thượng rõ ràng đúng, và chúng ta mấy ngày nay ở đây khai thác cũng rõ ràng như vậy rồi.

 

Cái thoại tướng chỉ bảo đảm cho người chết đó được thoát qua ba cảnh xấu, tức là tam ác đạo mà thôi. Hòa Thượng còn nói rằng, ngay cả những người biết trước ngày giờ ra đi cũng chưa phải là vãng sanh. Thành thử, ở đây nhiều lần mình cũng có nói rằng, khi ra đi, chúng ta phải nguyện là: NGUYỆN vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc. Có nhiều người không nguyện vãng sanh về Tây Phương, mà lại nguyện khi ra đi được an lành! Ra đi được an lành tức là những người có phước báu, họ hưởng cái phước báu đó mà họ không bị đau đớn nhiều. Có người tưởng rằng họ đã thành đạo! Không phải như vậy! Cũng có nhiều người thấy người bệnh đau đớn quá, kêu bác sĩ chích thêm chất morphine để cho khỏi đau, giúp cho người bệnh nằm im cho "Thoải Mái" để ra đi! Thực ra, đi trong mê man bất tỉnh thường thường bị nạn! Biết được lý đạo này, bây giờ mình mới thấy rõ, mê man bất tỉnh là cái đại họa cho người chết!

 

"MÊ" có thể chỉ cho cái thân xác này đang nằm liệt một chỗ. Nhưng chữ "" thường kèm thêm chữ "MUỘI". Chữ "Muội" là chỉ cái tâm trí người đó bị hồ đồ, bị mù mịt không biết rõ đường nào để đi! Nếu cái thân bị "", mà cái tâm còn tỉnh thì còn có thể cứu được, chứ mà khi đến chữ "Muội" rồi, tức là không biết đường nào đi, thì thôi chịu thua!...

 

Tại sao như vậy? Thực ra, nói thẳng rằng, cuộc đời người này phước không có, mà huệ cũng không có luôn! Tức là đường đi nước bước người ta không vững! Cho nên TU PHƯỚC cũng quan trọng lắm.

 

Trong ba điểm TÍN-HẠNH-NGUYỆN của pháp môn niệm Phật, thì niềm TIN vững vàng và tha thiết NGUYỆN VÃNG SANH về Tây Phương là TU HUỆ. Thành tâm chí thành chí thiết NIỆM câu A-Di-Đà PhậtTU PHƯỚC.

 

Vì thế, người nào phát lòng tin vững vàng vào pháp môn niệm Phật, đều là do thiện căn của họ lớn, trong nhiều đời nhiều kiếp người ta có tu hành nên bây giờ thiện căn nổi lên. Người nào phát khởi niệm được câu "A-Di-Đà Phật" là do phước báu người ta tu được trong nhiều đời nhiều kiếp.

 

Phước báu thuộc về bố thí, cúng dường, có thể là phóng sanh, ít sát hại sanh vật. Còn Thiện Căn là do người ta có tu hành, có niệm Phật, có trì chú, có tụng kinh... những chuyện này tạo ra Thiện Căn, tâm tánh hiền lành.

 

Tu hành nên nhớ là phải cần Phước-Huệ Song Tu cho đầy đủ. Tốt nhất là chúng ta CHÍ THÀNH, NIỆM PHẬT cho nhiều, không nên ỷ y. Nhiều người rất lơ là chuyện niệm Phật. Về công phu thì cứ tưởng rằng mình ngày nào cũng tới đây tu là được rồi, biết được con đường vãng sanh, lại có ban hộ niệm nữa... thế là mình vững tâm!... 

 

Chưa chắc đâu! Vững tâm được là khi nào thật sự mình xóa được cái ách nạn của mình. Ách nạn của mình chính là mê man bất tỉnh. Chứ nếu lúc lâm chung mà bị mê man bất tỉnh, tức là nghiệp báo đã tràn lên rồi, oan gia trái chủ đã kiềm chế tất cả rồi, chúng chận đường hết trơn rồi, thì những người tới hộ niệm chẳng qua cũng chỉ là ngồi bên cái cục thịt sắp sửa tan rã, không cách nào có thể dễ dàng giải quyết được!

 

Cho nên mấy ngày nay chúng ta nhắc nhở rất nhiều về chuyện này để cho chư vị chú ý một chút xíu. Hãy cố gắng bỏ bớt những Tham Chấp, bỏ bớt những Cạnh Tranh, Ganh Tỵ, bỏ bớt những thói quen nói xấu người này nói xấu người nọ đi, để chúng ta nhiếp tâm vào câu A-Di-Đà Phật.

 

Ví dụ, như hôm nay cô Kim Ngọc đánh địa chung hay quá, nên mấy ngày nay tôi nhường cho Cô đánh luôn. Cô đánh càng ngày càng... coi như là, "Xuất quỷ nhập thần!". Hay lắm! Khi tiếng địa chung của Cô đánh hay như vậy, mà ta niệm theo kịp, tức là ta có công phu tu tập. Nếu ta niệm theo không kịp, thì ta hãy ráng tập niệm thêm nữa.

 

Để chi?... Một lần chí thành niệm Phật, nhiếp tâm vào cái câu A-Di-Đà Phật sẽ xóa cho mình rất nhiều nghiệp chướng. Nói rõ hơn, là làm cho phước báu của mình tăng lên thì nghiệp chướng của mình sẽ bị đè xuống. Cũng giống như trong một cái hũ có cả những hạt đậu đen và hạt đậu trắng. Đậu đen tượng trưng cho "Nghiệp", đậu trắng tượng trưng cho "Phước". Nếu trong đó có 50% đen, 50% trắng thì mình thấy màu xam-xám. Nếu ngày nào mình cũng đổ thêm đậu trắng cho nhiều nhiều vô, thì hạt đậu đen cũng bấy nhiêu đó thôi, nhưng mà nó bị bao lại, tự nhiên mình thấy hũ đậu màu trắng. Sự diễn biến giống như vậy đó. Mình nên hiểu cái nghĩa lý là như vậy, chứ không phải là cái nghiệp nó tiêu đâu, mà chính là cái phước mình nó tăng lên đó. Hễ phước tăng lên thì mình hưởng phước nhiều hơn.

 

Như vậy, khi tu hành, nếu chúng ta có khả năng thì nên cố gắng phóng sanhcố gắng làm việc thiện lành, ăn ở vui vẻ... Tất cả những nghiệp chướng gì cũng đều do từ trong tâm mình mở ra. Hễ một lần giận dữ tức là mình bỏ con đường thiện đi theo đường ác. Mà cái ác của sự giận dữ nó lại gây ra cái chủng tử địa ngục. Cho nên hôm qua tôi có nói rằng, một lần giận lên thì địa ngục nhập vào, thực ra là vì cái chủng tử địa ngục nó tiêm vào trong tâm của mình. Nếu những người thường giận dữ, thì có nhiều lần tôi nói rằng, một người tu hành bảy tám chục năm mà thường giận dữ, nhiều khi công đức thua một người mới tu một tuần, hai tuần, một tháng, hai tháng mà tâm tính người ta hiền lànhNguyên nhân là vì những người ưa giận dữ như vậy, thì tu đâu họ phá đó... Tu đâu phá đó... Tu đâu phá đó... Cũng giống như người làm ra tiền, tiền thì có rất nhiều nhưng làm xong thì vô sòng bài đốt hết. Đốt xong rồi ra làm nữa. Làm rồi lại vô sòng bài đốt nữa. Sau cùng đốt một lần cuối nữa thì trụi lũi!...

 

Thành ra, có được phước báu chính nhờ ở tâm thiện lành. Nếu có khả năng thì mình nên làm phước. Còn không có khả năng thì sao? Nhất định nhiếp tâm lại niệm câu A-Di-Đà Phật. Trong những lúc cộng tu này, hãy ráng cố gắng niệm theo. Mình niệm được như vậy là chứng tỏ công phu của mình có. Công phu có thì nó sẽ đè những nghiệp chướng xuống và bắt đầu giúp tăng trưởng phước báu lên. Ví dụ, như trong những lúc cộng tu địa chung này, hay lắm! Hễ mình nhiếp tâm vào được thì tự nhiên mình niệm theo tiếng địa chung được. Mình không nhiếp tâm được thì mình niệm theo không được. Nhất là những người đánh địa chung. Đánh địa chung mà tiếng địa chung hay chứng tỏ rằng công phu của người đó tốt. Lạ lùng vậy đó! Hay nói cách khác, tâm của người ta đã bắt đầu "Tịnh" rồi. Nếu đang đánh địa chung mà chợt nghĩ... "Trời ơi! Có thể mình bị lọt rồi đó...", thì tự nhiên bị lọt nhịp liền! Tại sao?... Vì cái tâm đã khởi vọng lên rồi!

 

Cho nên, phương pháp đánh địa chung hay lắm! Đó là một pháp công phu để nhắc nhở cho mấy người… (sợ đánh địa chung)! Mấy ngày nay tôi thấy cô Kim Ngọc đánh hay quá nên tôi nhường hết cho Cô. Bây giờ nhiều khi chính tôi đã bị thua rồi! Tốt lắm!...

 

Sẵn đây tôi xin kể một chuyện vui vui. Có một Chị kia nói rằng: 

 

-Tôi thì đi tu mà ông xã tôi thì không chịu tu. Ông xã tôi cứ chê lên chê xuống. Tôi nói thiệt nghen, tôi sẽ chứng minh cho Ổng biết là tôi sẽ ra đi an nhiên tự tại, tôi sẽ biết trước ngày giờ tôi đi, và tôi sẽ chứng minh cho Ổng biết, thì cái ngày tôi đi đó, ông sẽ bắt đầu tu...

 

Thực ra là… tu hành chúng ta phải có cái tâm khiêm nhường một chút. Hãy ráng cố gắng thành tâm, chí thành, chí thiết tu hành để giải bớt ách nạn cho chính mình, chứ đâu phải tu cho ông xã mình biết, tu để biểu diễn cho người ta biết. Khi mình muốn biểu diễn cho người ta biết, thì là cái tâm của mình đã bắt đầu ứng hiện những cái "Loạn" trong đó rồi... Không hay!

 

Chính vì vậy, muốn cuối cùng mình được an nhiên tự tại ra đi, thì tốt nhất là những cái cần phải làm thì rõ ràngđơn giản lắm…là cố gắng KHIÊM NHƯỜNG, thành tâm sám hối lỗi lầm cho nhiều. Nên nhớ, thành tâm sám hối không phải là cứ thường đứng trước Phật rồi niệm: "Nam Mô A Di Đà Phật, con xin thành tâm sám hối". Nếu mình sám hối như vậy, thì Hòa Thượng nói: "Mình buổi sáng gạt Phật một lần, buổi chiều gạt Phật một lần"!... Không được! Cũng giống như mỗi sáng mình nguyện: " Nam Mô A-Di-Đà Phật, con nguyện khi lâm chung không còn chướng ngại, tinh thần được tỉnh táo...". Nguyện như vậy mà mình không thay đổi, mình không chịu buông xả, mình còn khó chịu cái này khó chịu cái nọ, mình còn đem chuyện của thế gian để vào trong tâm của mình, cạnh tranh, ganh tỵ... thì ngài Tịnh Không nói, quý vị đã gạt Phật rồi! Quý vị đã hối lộ Phật rồi! Sáng hối lộ một lần, chiều hối lộ một lần. Thật là điều sai lầm vậy!

 

Chính yếuchúng ta phải lo tu tập để được tương ưng với Đại Nguyện của Phật. Hòa Thượng Tịnh Không còn nói, phải đem cái Đại Nguyện của Đức A-Di-Đà Phật làm cái Đại Nguyện của mình nữa. Tức là tâm hồn của chúng ta càng phải mở rộng ra. Tập cho được như vậy thì tự nhiên những nghiệp chướng trong tâm từ từ nó buông ra... buông ra... buông lần lần ra hết đi. Nếu mình không buông ra, thì thường thường là nghiệp chướng nó vô... nó vô... nó vô!...

 

Thực ra là gì? Trong tâm của ta, trong A-lại-da thức của ta đã chứa đầy những cái nghiệp chướng đó rồi. Bây giờ làm sao đừng có "Duyên" với nó, thì tự nhiên những cái chủng tử nó nằm im đó. Chúng ta hãy phải bắt đầu duyên với A-Di-Đà Phật. Muốn duyên với A-Di-Đà Phật thì sao? Đơn giản, Đại-Thế-Chí đã nói rõ rệt: “Ức Phật niệm Phật, hiện tại đương lai tất định kiến Phật”,

 

Đơn giảnrõ ràng lắm. Tức là gì? Nhớ tới Phật, nghĩ tới Phật, tưởng tới Phật, niệm câu A-Di-Đà Phật, nhớ về Tây Phương Cực Lạc.

 

 Đừng có nhớ những cái nghiệp.

 Đừng có nhớ những cái trong lục đạo luân hồi.

 Đừng có nhớ những cái nhân ác mà mình đã tạo ra trong quá khứ.

 

Làm sao khỏi nhớ? Cái tập khí của mình bỏ đi. Tại vì thường thường cái tập khí là cái duyên chứ không có gì hết. Hễ một lần mình giận lên thì cái duyên giận này, vừa tạo ra một chủng tử địa ngục mới, mà nó còn tạo thêm cái duyên cho những chủng tử liên quan tới cái giận đó khởi lên. "Trùng trùng Duyên Khởi" là như vậy. 

 

Chính vì vậy, "Pháp-Tu" này đơn giản. Biết được con đường đi rồi, biết là mình tạo nghiệp chướng nhiều rồi... Nhưng không sao! Hãy quyết đừng có nghĩ tới đó nữa, hãy cố gắng vui vẻ. Để chi? Tương ưng với cảnh Cực Lạc. Mình thiện lành tương ưng với đại thiện đại lành. Niệm Phật để cầu sanh về Tây Phương, tự nhiên mình sẽ có cái duyên với cõi Cực Lạc. Chính cái duyên này nó giúp cho mình đi về Tây Phương. Muốn về Tây Phương nhất định phải tạo cái duyên, gọi là duyên Cực Lạc.

 

Tâm mình Không Khổ thì tâm mình sẽ An Lạc, gọi là "Ly Khổ Đắc Lạc". Đây chính là cái duyên đi về Tây Phương Cực Lạc vậy.

 

Nam Mô A-Di-Đà Phật.

 

HỘ NIỆM LÀ MỘT PHÁP TU

(Tọa Đàm 15)

 

Nam Mô A-Di-Đà Phật

 

Trong lời nguyện vãng sanh của Niệm Phật Đường chúng ta có câu nguyện là:

 

"Khi con lâm chung không còn chướng ngại, biết trước ngày giờ tâm hồn tỉnh táo, thấy A-Di-Đà Phật, Quán-Âm, Thế-Chí, chư Đại-Hải-Chúng tướng hảo quang minh hiện thân tiếp dẫn vãng sanh Cực Lạc."

 

Cái "Chướng Ngại", "Tâm hồn tỉnh táo" và "Biết trước ngày giờ" thì chúng ta đã nói sơ qua rồi. Bây giờ mình bước đến một cái điểm quan trọng, rất là quan trọng là, "Khi con lâm chung thấy A-Di-Đà Phật".

 

Xin nhắc cho thật rõ chuyện này, lời nguyện của chúng ta là nguyện khi lâm chung thấy A-Di-Đà Phật đến tiếp dẫn ta về Tây Phương Cực Lạc. Đây là điểm nhắc lại rất kỹ và là một chuyện rất lớn đối với công cuộc đi về Tây Phương của người niệm Phật

 

 Khi mình lâm chung chỉ được đi theo A-Di-Đà Phật.

 

Muốn đi theo A-Di-Đà Phật thì phải thấy A-Di-Đà Phật hiện ra tiếp dẫn về Tây Phương Cực Lạc. Rõ ràng minh bạch.

 

 Trong khi lâm chung không được đi theo một người nào khác.

 

Tại vì biết chắc chắn rằng, khi chúng ta xả bỏ báo thân, ta có thể sẽ thấy rất nhiều người đến chứ không phải chỉ có A-Di-Đà Phật. Nên chuẩn bị trước! Chúng ta có thể thấy Ông Bà, Cha Mẹ. Chúng ta có thể thấy Quỷ Thần. Chúng ta có thể thấy Ma, thấy Quỷ, chúng ta thấy nhiều lắm... Chúng ta cũng có thể thấy nước, thấy lửa, thấy những cảnh giới hãi hùng trong những giờ phút sắp bỏ báo thân! Nhớ cho kỹ điểm này, ta chỉ được quyền đi theo A-Di-Đà Phật, không được đi theo một người nào khác hết. Xác định cho rõ ràng chuyện này và bắt đầu từ đây chúng ta khai triển tới. Vô cùng quan trọng!

 

Có nhiều người khi tu hành nghĩ tới câu nguyện thấy A-Di-Đà Phật, nên cứ cầu mong cho Phật hiện ra cho mình thấy. Đây là một điều hoàn toàn sai lầm! Không phải như vậy đâu. Mà chúng ta chỉ được quyền nguyện là:

 

 Nguyện trước những giây phút xả bỏ báo thân A-Di-Đà Phật hiện thân tiếp dẫn.

 

Ngài hiện thân như thế nào? Khi mình bịnh xuống ban hộ niệm sẽ đem một tấm hình Phật, càng lớn càng tốt, đừng nhỏ quá, đến trước mặt mình và người bệnh đó được nhắc nhở là phải nhìn hình Phật cho kỹ và chỉ được đi theo vị đó mà thôi. Khi cái "TÂM" của mình thành và cái "SỰ" nguyện vãng sanh của mình tha thiết, thì dù có nghiệp chướng đang bao phủ, đang hành hạ, gọi là nghiệp khổ, cận tử nghiệp, nếu mà quyết lòng niệm Phật, quyết chí nguyện vãng sanh, nhất định buông hết tất cả vạn duyên ra, cái đau cũng phải buông luôn chứ đừng có nghĩ đến cái đau, tại vì nghĩ cái đau tức là nghĩ tới cái khổ, mà nghĩ tới cái khổ thì cái khổ nó quật mình lăn cù luôn. Kệ nó, đừng có nghĩ tới, cứ nghĩ tới A-Di-Đà Phật, ráng mở mắt ra nhìn vào hình A-Di-Đà Phật, coi cho kỹ từng nét từng nét của Ngài. Với lòng thành của mình sẽ cảm ứng A-Di-Đà Phật, Ngài sẽ ứng hóa thân ra, gọi là "Hóa Thân Phật". Ngài sẽ ứng ra, và khi Ngài ứng ra như vậy, những người chung quanh không ai thấy, mà người lâm chung thấy.

 

Nếu một người được coi là nghiệp chướng không còn chướng ngại nữa, tâm hồn tỉnh táo tức là không bị oan gia đánh phá, không bị nghiệp chướng đánh phá, và nhiều khi trí huệ của họ phát sinh ra. Nhờ vậy người ta biết trước ngày giờ ra đi. Người ta có thể báo cáo cho mình biết rằng: "A-Di-Đà Phật đã đến rồi, bây giờ tôi đi...". Họ chắp tay lại chào chào vài cái... Rồi... ngồi đi cũng được, đứng đi cũng được, tùy ý, muốn sao cũng được. Tự tại!

 

Nhưng cũng có nhiều người vì nghiệp chướng mạnh quá, nó đánh, nó đánh muốn "Queo Râu" luôn! Nó đánh tới ngóc đầu không nổi! "Ngáp Ngáp" cũng không nổi luôn! Nhưng nhờ TÍN-NGUYỆN-HẠNH vững vàng, người ta vẫn có thể thấy A-Di-Đà Phật. Tức là người đó thấy chứ không phải mình thấy. Mình chỉ có thể thấy người đó mĩm cười, có thể thấy người đó chắp tay, miệng nhép nhép muốn nói gì đó, người đó muốn làm động tác gì đó, hoặc thấy mắt họ sáng sáng lên, thực ra họ muốn báo cho mọi người biết A-Di-Đà Phật tới... rồi đi theo A-Di-Đà Phật. Đây là hiện tượng vãng sanh bảo đảm nhất. Bảo đảm, khi người đó ra đi rồi, mình hộ niệm tới năm ngày, xin thưa thật qua năm ngày cái thân xác đó vẫn mềm, vẫn tươi, càng ngày càng hồng hào lên.

 

Xin thưa rằng, nếu bây giờ mình được tỉnh táo, mình ngon lành, khi ra đi mình nói: 

 

- A-Di-Đà Phật! Thưa bác Chín, bác Hai, bác Ba... tôi cảm ơn chư vị tới hộ niệm. Bây giờ thì A-Di-Đà Phật đã tới rồi...

 

Ngon lành không nè? Báo cáo được như vậy càng hay. Nhưng có nhiều khi mình báo cáo không được. Muốn báo cáo mà mệt quá, thì ít ra cũng nhép nhép cái miệng muốn nói lời từ giã... chứ đừng để bị tình trạng mê man bất tỉnh! Một người bị mê man bất tỉnh thì lúc đó mình không biết là họ có thấy Phật hay không? Hay là họ thấy Ông Bà!... Cho nên hôm trước mình có nói, nhiều người chưa biết tu, thường cứ quỳ trước bàn thờ Gia Tiên, nguyện xin Cha mà có linh thiêng thì Cha về giúp đỡ con, Cha cứu độ con, Cha hộ trì cho con... Khi mình nguyện như vậy thì lúc lâm chung mình rất dễ thấy Cha mình tới. Cha mình tới là đúng với ý nguyện của mình rồi. Mình mĩm cười ra đi, người ta tưởng là mình vãng sanh, nhưng thực ra ta đã đi theo con đường sai lạc rồi! Nguy hiểm lắm!

 

Xin nhắc đi nhắc lại câu này: Chỉ được quyền đi theo A-Di-Đà Phật

 

Những ngày sau chúng ta sẽ tiếp tục khai thác rất kỹ chỗ này. Hòa Thượng Tịnh Không có dặn rất kỹ chuyện này. Ngài nói rằng, Lúc đó mà đức BổnThích-Ca Mâu-Ni Phật hiện ra, thấy rõ ràng cũng không được theo. Ngài nói trước cho biết!... Không được theo. Thấy một vị Tiên Ông cỡi hạt, chống trượng, cầm quạt, có phất trần tới... Ngon lành lắm! Hào quang bay phất phới! Dù có đẹp gì đi nữa, thì người niệm Phật vãng sanh về Tây Phương cũng nhất định không được theo.

 

Xin quý vị cần phải nắm cho vững nguyên tắc này. Nếu không vững nguyên tắc này thì coi chừng bị nạn! Bây giờ thì nói hay lắm!... Lý luận hay lắm!... Đến lúc đó rồi không ai có thể "Lý Luận gì nữa" cho mình được đâu!

 

Hòa Thượng Tịnh Không nói, người "GIÁC" mới đi đúng, chứ người "" thì thôi chịu thua! Cho nên, đừng có "" nữa! Hôm nay chúng ta bắt đầu "GIÁC". Nếu trong những ngày qua, hễ tới ngày giỗ mình thường nguyện xin Cha "Linh Thiêng!" về đây cứu con... Thì hôm nay xin đừng nên nguyện như vậy nữa, mà nên nguyện như vầy: "Xin Cha cảm ứng được lời nói này, quyết lòng niệm Phật cầu về Tây Phương Cực Lạc. Chỉ có về Tây Phương Cực Lạc mới giải thoát được mà thôi".

 

Còn lời Nguyện Chính là gì? Là nguyện A-Di-Đà Phật phóng quang tiếp độ về Tây Phương. Mà Ngài phóng quang tiếp độ bằng cách "Ứng Hóa" ra để tiếp độ. Tại vì chúng ta chưa được tới cảnh giới "Nhất Tâm Bất Loạn". Nếu chúng ta niệm Phật đến "Nhất Tâm Bất Loạn", thì không phải là Hóa Thân Phật đâu à, mà "Báo Thân Phật". Lúc đó mới là vô cùng vi diệu nữa! (Nhưng chuyện này mình không nói làm chi, vì chắc chắn mình thuộc hàng phàm phu thì chỉ được Hóa Thân Phật tiếp độ). Hóa Thân Phật hiện ra giống hệt như cái tấm hình, mà hàng ngày mình nhìn, mình "Quán Tượng", tức là hãy nhìn xem... ví dụ như chung quanh ở đây chúng ta có những hình Phật. Nếu quý vị muốn dùng hình Phật này đi hộ niệm cũng tốt hoặc là dùng cái hình ở nhà mình cũng tốt. Chọn hình nào một hình thôi, rồi cứ nhìn hình tượng cho kỹ, coi như đó là đức A-Di-Đà Phật, thì trong pháp giới chúng sanh, Hòa Thượng Tịnh Không có giảng kỹ, không ai được quyền giả A-Di-Đà Phật để gạt mình. Ngài nói khi mình thành tâm niệm Phật, lúc lâm chung thấy A-Di-Đà Phật hiện ra, mình cứ an lòng theo Ngài mà về Tây Phương đi.

 

Trong pháp niệm Phật, xin nhắc đi nhắc lại câu này: CHÂN THÀNH, THÀNH TÂM. Thành tâm niệm thì Ngài mới hiện, không thành tâm niệm thì Ngài không hiện. Sự thành tâm này hổm nay chúng ta nhắc đi nhắc lại nhiều lần lắm rồi. Cụ thể chính là:

 

Mình không còn chấp nê vào chuyện thế gian nữa, không còn để chuyện thế gian chi phối vào cái tâm mình nữa.

 

Ngài Tịnh Không nói những người nào mà một niệm ác không sinh ra, một niệm thế gian không sinh ra thì gọi là CHÂN THÀNH, là CHÍ THIẾT.

 

Vì hồi giờ mình không biết, để vọng niệm nó sinh ra nhiều quá rồi! Thì giờ đây, mình cố gắng làm sao để trước phút lâm chung mình phải "Chân Thành, Chí Thiết". Muốn trước giờ phút lâm chung mình thực hiện cho được điều này, thì ngay bây giờ, xin thưa, phải BUÔNG XẢ cho hết, cố gắng nhất định tập buông xả. Vào trong Niệm Phật Đường, việc của mình mình làm, không nên làm việc của người khác. Ví dụ, như mình không phải là người hộ thất, mà cứ lăng xăng làm việc của hộ thất, như vậy nó lộn xộn đi! Không nên làm như vậy. Người nào có bổn phận hộ thất hôm nay phải làm những chuyện như: Sắp xếp người này đứng chỗ này, người nọ đứng chỗ nọ. Những chuyện này phải để cho người hộ thất làm. Mình không có phận sự thì nên đứng yên, như vậy mới hay hơn là mình cứ thấy người nào đứng sai thì thấy khó chịu! Vì cảm thấy khó chịu nên đang đứng trong đạo tràng mà mình chỉ lên chỉ xuống làm mất hết sự trang nghiêm! Mà càng mất trang nghiêm thì cái tâm chúng ta không thể thanh tịnh. Mình không thanh tịnh thì ảnh hưởng sự thanh tịnh của người khác!

 

Cho nên không được làm như vậy. Việc người nào người đó nấy làm. Trong Chánh Điện chỉ có người hộ thất mới được quyền đi qua đi lại, đi lên đi xuống sắp xếp chỗ đứng, chỗ ngồi. Còn tất cả những người khác thì phải tuân phục theo sự hướng dẫn của người hộ thất. Được như vậy thì tự nhiên đạo tràng của chúng ta sẽ thanh tịnh, trang nghiêm. Chứ không thể cứ thấy người kia đứng sai thì mình sửa. Người nào cũng sửa như vậy thì thành ra lộn xộn. Không hay!

 

Trở lại chuyện "Thấy A-Di-Đà Phật". Xin khẳng định, là mình chỉ được nguyện: "Khi lâm chung thấy A-Di-Đà Phật".

 

Có nhiều người sơ ý cứ ngày đêm nguyện: "Nam Mô A-Di-Đà Phật, xin Phật hiện thân cho con thấy". Hoặc là, ví dụ như nằm mộng, nằm mơ gì đó, thấy cái gì là lạ hiện ra cũng tưởng là Phật tới!... Phật tới!...

 

Ngày mai chúng ta sẽ tiếp tục mổ xẻ chuyện này. Đầu tiên cần nhớ rất kỹ điểm này, là: NGUYỆN KHI LÂM CHUNG CON ĐI THEO A-DI-ĐÀ PHẬT. Đi theo A-Di-Đà Phật nên nguyện cầu Ngài ứng thân ra để cho con đi theo, chứ không phải là cứ cầu nguyện cho ngày ngày được thấy Phật. Thấy rồi thì đi ra ngoài khoe rằng tôi đã thấy Phật rồi!... Đây là một hiện tượng hoàn toàn khác! 

 

Ngày mai chúng ta sẽ tiếp tục mổ xẻ để cho vững vàng con đường đi về Tây Phương an toàn không bị trở ngại.

 

Nam Mô A-Di-Đà Phật.

 

HỘ NIỆM LÀ MỘT PHÁP TU

(Tọa Đàm 16)

 

Nam Mô A-Di-Đà Phật,

 

Trong ngày hôm qua, mình nói đến vấn đề khi lâm chung, tức là khi buông bỏ báo thân này ra đi, ta nguyện thấy được A-Di-Đà Phật, Quán-Âm, Thế-Chí, chư Đại-Hải-Chúng đến tiếp dẫn về Tây PhươngHình ảnh này có thể mình nhìn trên tường, diễn biến cũng giống giống như vậy đó. Tức là khi mình lâm chung, thì mình được A-Di-Đà Phật cùng với Thánh Chúng trên cõi Tây Phương hiện ra trước mặt người đó. Như trong Kinh nói, người niệm Phật quyết lòng cầu vãng sanh, thì khi người đó lâm chung A-Di-Đà Phật cùng với chư Đại Thánh Chúng hiện ra trước mặt người đó, và người đó tâm sẽ không còn điên đảo và sẽ được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc. Đây là điểm rất quan trọng.

 

Xin nhắc lại cái điểm quan trọng nói hôm qua, là khi lâm chung mình thấy A-Di-Đà Phật thì cứ theo A-Di-Đà Phật để đi vãng sanh, ngoài A-Di-Đà Phật ra không được đi theo bất cứ một người nào khác. Có nhiều vị hỏi rằng, nếu Quán-Âm, Thế-Chí hiện ra mình có đi không? Cũng không đi. Phải chờ cho đến khi A-Di-Đà Phật hiện ra mình mới được quyền đi. Không bao giờ có chuyện Quán-Âm, Thế-Chí hiện ra mà không có A-Di-Đà Phật. Thường thường ngài Quán-Âm, Thế-Chí tùng theo A-Di-Đà Phật, chư Đại-Thánh-Chúng tùng với A-Di-Đà Phật để tiếp dẫn ta về Tây Phương Cực Lạc. Đây là cái điều hết sức quan trọng cần nhớ. Muốn biết A-Di-Đà Phật như thế nào, thì chúng ta cứ nhìn cái hình tượng đức A-Di-Đà của các vị hộ niệm để trước mặt ta. Khi A-Di-Đà Phật hóa hiện ra sẽ giống hệt như tấm hình đó mà tiếp dẫn ta về Tây Phương.

 

Khi nói đến chuyện thấy Phật, có nhiều người đã sơ ý, rất nhiều người đã phạm phải những sơ ý như thế này, là hằng ngày hằng ngày họ nguyện, họ cầu xin A-Di-Đà Phật hiện thân cho họ thấy. Cũng có nhiều người từng đi khoe ra rằng, đã thấy Phật rồi! Thì giờ đây xin nêu ra cái điểm hết sức quan trọng này. Ngài Tịnh Không có nói, nếu mà lòng chúng ta Thành rồi, chúng ta tu hành tốt, cũng có khi A-Di-Đà Phật hiện ra cho ta thấy. Nhưng mà Ngài cũng nói, trong suốt cuộc đời của người đó có thể thấy một lần hay nhiều lắm là hai lần, thì có thể được. Chớ còn, có nhiều người khoe rằng ngày nào cũng thấy A-Di-Đà Phật, tháng tháng đều thấy A-Di-Đà Phật, Ngài nói, có hiện tượng này thì người đó đã bị trở ngại rồi! Xin nhắc nhở cho thật kỹ chỗ này. Tại vì có nhiều người tu không chịu nghiên cứu kỹ! Tu mà cầu cảm ứng nhiều quá, nhiều khi rất dễ sinh ra vấn đề này! Trong đời của Diệu Âm đã từng gặp qua có người bị như vậy...

 

Ví dụ, có một lần ở tại quê, có một vị kia đã đi tới và khoe với tôi rằng là thường gặp Quán-Thế-Âm Bồ-Tát hiện ra, có gặp luôn cả Địa-Tạng-Vương Bồ-Tát nữa. Nhưng sau đó... gia đình của vị này đã bị một đại nạn!... Thì xin thưa rằng, đây là điều nhắc nhở chung. 

 

Lời cầu nguyện chính đáng của mình là cầu vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc. Còn mình nguyện khi lâm chung thấy A-Di-Đà Phật, là để nhắc nhở cho biết, khi mình buông bỏ báo thân này ra đi, tuyệt đối không được đi theo một người nào khác. Chớ đừng nên nghe nói rằng, niệm Phật thì thấy Phật, thành ra ngày ngày cứ nguyện xin A-Di-Đà Phật hiện ra. Đây là điều không tốt! Khi mà nguyện như vậy, thường thường cái vọng tâm của mình nó hiện ra, mà vọng tâm thì cảm ứng với vọng cảnh, và bên cạnh đó cũng xin nhớ cho, chúng ta là hàng phàm phu tục tử, nghiệp chướng sâu nặng, có rất nhiều oan gia trái chủ bám sát theo mình, không bao giờ họ rời mình đâu. Cái món nợ tiền khiên chưa đòi được, họ chưa đành lòng vui vẻ buông bỏ đâu...

 

Chính vì vậy, nếu những người nào có những cảm ứng tương tự, thì Diệu Âm này xin thành khẩn khuyên rằng, nên Phóng Sanh, Niệm Phật, Tu Hành cho thật nhiều. Làm Thiện, Làm Phước rồi thành tâm ngày ngày hồi hướng công đức cho chư vị oan gia trái chủ và nhận lấy những cái lỗi lầm của mình từ trong nhiều đời nhiều kiếp. Cứ làm như vậy, rất thường xuyênthành tâm, thì có thể hóa giải những ách nạn này. Chớ đừng nên khi thấy được những cảm ứng đó, lại đi khoe ra rằng mình đã chứng đắc, hay là tu hành giỏi gì đó, thì rất dễ bị chướng ngại mà nhiều khi nặng nề lắm! Và theo như chư Tổ nói, sau cùng nếu cái vọng tâm của mình không kềm chế được, đến một lúc, theo như ngài Ấn Quang nói rằng, chư Phật mười phương xuống đây cứu mình không được! Nhất là ngày nay, những hiện tượng này ta thấy nhan nhản! Thật sự nhan nhản! Tức là có nhiều người đã vỗ ngực tự xưng này, xưng nọ và có người đã khoe ra sự chứng đắc. Chính có người đã tới gặp Diệu Âm và nói như thế này: "Anh Diệu Âm ơi, anh tới thăm sư phụ tôi một chút đi". Tôi hỏi, Sư Phụ là ai? Thì vị đó tự khoe như vầy: "Sư Phụ của tôi không phải là người bình thường đâu, mà ở trên cõi trên xuống. Hằng ngày thì Ngài xuống đây thuyết kinh, tối thì Ngài về trên Tây Phương nghỉ"(!)...

 

Quý vị thấy không! Mà người ta nói rất là chân thành, chớ không phải giả đò đâu à!... Rồi họ nói tiếp: "Tôi xin nói thiệt với anh Diệu Âm nghen... Tôi là người đã vãng sanh rồi nè"(!...). Quý vị nghe đi, “Tôi là người đã Vãng Sanh rồi nè! Hôm nay, nghe anh Diệu Âm về, tôi tới thăm anh... Tôi muốn hỏi thật sự là anh tu hành đã chứng đắc tới đâu rồi, xin nói cho tôi biết”...

 

Họ nói rất nhiều về chuyện này. Nhiều lắm quý vị ơi! Không thể kể ra hết đâu à! Cách đây cỡ chừng đâu... chắc thời gian cũng rất gần đây, ở trong internet tôi có nhận một cái email viết chữ rất lớn, viết như vầy: “Xin Cứu Nạn!”. Chấm một cái. “Có một đạo tràng đang bị đại nạn, xin anh Diệu Âm cứu nạn!"...

 

Tôi làm gì có thể đi cứu nạn cho người ta! Đó cũng là một đạo tràng! Mắc cười lắm! Khi tôi đọc đến, tôi không biết làm sao, tôi mới nói: “Vì quá tham chứng đắc thì rất dễ vướng ma sự. Mà tiếc thay, đang gặp ma sự nhưng không hay!”. Tôi viết một câu đại để như vậy rồi gởi lại cho vị đó. Rồi tôi liên lạc về một vị Thầy quen biết để hỏi. Thầy khuyên rằng, hồi giờ anh nói về hộ niệm rất nhiều, nay anh gặp trường hợp này thì tôi khuyên anh nên thông báo vấn nạn này rộng rãi ra, để giúp cho nhiều người ý thức. Nếu người nào lỡ có sơ ý, thì sẽ sửa đổi lại. Nghe khuyên vậy, tôi thấy cũng phải. Tôi mới mở lại email đó, tôi viết thêm một vài chữ nữa, đại khái là: “Tu hành cần phải khiêm nhường, cần phải thành tâm, phải tự thấy mình là hàng hạ căn, hạ cơ. Chớ đừng nên nghĩ rằng mình đã chứng đắc. Người tham chứng đắc thường bị “Ma Sự” (tôi để nguyên như vậy) mà đáng tiếc thay đã bị ma sự mà không biết, thật là tội nghiệp!”. (Hẳn nhiên tôi không nêu danh tánh ai cả). Rồi tôi dùng email đó gởi đi khắp thế giới. Tôi có một cái danh sách, hễ "Click" một cái thì nó đi khắp thế giới liền, và người kêu tôi để cầu cứu đó thì tôi nói với họ rằng, tôi không có khả năng nào để giải được cái ách nạn này, nhưng mà... Anh... đã kêu tôi cầu cứu thì bây giờ chính Anh là người giải nạn... Mau mau làm như vầy... như vầy... đi. Tôi khuyên Anh về, lấy tình gia tộc gì đó, mau mau điện thoại về hay trực tiếp về để cảnh cáo người nhà, hoặc mời người nhà đi chơi xa để giải quyết tình trạng này đi, chứ ngoài ra không ai có thể cứu được nữa đâu. Thì cũng thật là may mắn, đâu khoảng hơn một tuần sau, vị đó đã điện thoại tới nói rằng, bây giờ đã giải quyết được rồi...

 

Chư vị biết không? Thật sự mình cần phải biết tự cảnh tỉnh... Có một người dám tự xưng rằng mình là A-Di-Đà Phật... Quán-Âm cũng không chịu đâu ạ! Đại-Thế-Chí cũng không chịu đâu ạ! Và tuyên bố rằng, nếu mà ai theo tôi thì đảm bảo rằng: người này thì 3 tháng, người này thì 2 tháng, người nọ thì 4 tháng, người thì 2 tuần... sẽ được chứng đắc hết! Sẽ được "Niệm Phật Tam Muội hết!"... Có lẽ đã lóe ra cái gì đó, đến nỗi cả một cái đạo tràng đều ùa theo!...

 

Cho nên, đây là một chuyện mà chúng ta nhắc nhở cho nhau: Không có cái tình trạng đó đâu! Chúng ta phải biết thành tâm, tin tưởng. Theo như Ngài Tịnh Không nói, khi chúng ta thành tâm thì cảm ứng được với A-Di-Đà Phật và chính cái lòng chí thành, chí kính này mà cảm ứng với A-Di-Đà Phật, đây là lời nói của Tổ Ấn Quang. Ngài Tịnh Không cũng nói rõ rệt là phải thành tâm, chí thành, chí kính niệm Phật cầu vãng sanh, nhờ chính cái lòng thành tâm này mà cảm ứng được với A-Di-Đà Phật. Rồi khi mình ra đi, A-Di-Đà Phật sẽ hóa hiện thân ra để mà cứu mình về Tây Phương Cực Lạc. Khi A-Di-Đà Phật hiện ra thì mình cứ đi theo Ngài, chứ không phải Ngài cứu độ như cách... đi khắp nơi... còn quảng cáo ra nữa, tự xưng mình là A-Di-Đà Phật đã xuống đây, rồi bảo quý vị niệm Phật rồi theo mình đi vãng sanh đâu.

 

Nếu chúng ta đã sơ ý, lỡ bị vướng vào những nạn này, thì mau mau xin thành tâm làm việc công đức, phóng sanh v.v... để hồi hướng cho oan gia trái chủ, để gỡ ách nạn ra. Trong vấn đề tu hành, đừng nên quá hiếu kỳ mà dễ gặp phải chướng nạn. Thật sự, khi đã lún sâu vào đó rồi, rất khó cứu ra! 

 

Đây là những lời nói hết sứcthành thực và cụ thể, mong cho tất cả chư vị đồng tu hãy chú ý để chúng ta được an lành đi về Tây Phương Cực Lạc.

 

Nam Mô A-Di-Đà Phật.

HỘ NIỆM LÀ MỘT PHÁP TU

(Tọa Đàm 17)

 

Nam Mô A-Di-Đà Phật

 

HỘ NIỆM LÀ MỘT PHÁP TU. Cho nên chúng ta hằng ngày cộng tu với nhau, chứ không phải hộ niệm là chờ cho đến lúc cuối cùng, rồi kêu người ta tới hộ niệm, niệm Phật là được vãng sanh. Không dễ như vậy đâu! Mỗi ngày chúng ta nói một chút, để mong cho niềm tin vững vàng rằng trong một đời này chúng ta vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc là thật sự đang ở trước mũi bàn chân của chúng ta. Tại vì hằng ngày chúng ta đều có niệm Phật, sáng sáng, trưa trưa, chiều chiều, tối tối đều có niệm Phật và nhất là mỗi đêm chúng ta đều kết hợp với nhau niệm câu A-Di-Đà Phật.

 

Vừa rồi tôi có nghe một tin ở bên Đức, là người ta mới thực hiện xong được ba ngày "Tinh Tấn Niệm Phật" giống y hệt như cách tinh tấn của chúng ta. Và vừa được ba ngày rồi, thì niềm phấn khởi họ cao quá, nên họ lại chuẩn bị hình như là vài tháng nữa đây sẽ niệm Phật liên tục trong bảy ngày, và số người đăng ký cũng đã đầy đủ rồi, dư rồi. Nghe như vậy thật là rất phấn khởi. Cho nên xin chư vị cố gắng ráng tu hành tinh tấn hơn nữa. 

 

Hôm nay cũng có nhiều người hỏi chúng tôi là... phải tăng thời gian, tăng ngày tinh tấn niệm Phật hàng tháng lên. Thì thật ra tại vì trong những thời gian này bận quá, nên tháng mười này mình tổ chức không được. Vậy có thể tháng mười một mình sẽ tăng thời gian tinh tấn lên thành hai ngày. Thay vì đầu tháng một ngày, hãy thêm nửa tháng một ngày nữa. Như vậy chúng ta có được hai ngày tinh tấn, để mình nương vào lực của đại chúng giúp cho công phu của mình tăng lên, và nhờ thế đường đi của mình vững vàng hơn.

 

Thế giới này càng ngày càng động loạn, bão lụt, động đất, tai nạn quá nhiều và tương lai có thể còn nhiều hơn nữa! Xin chư vị cố gắng phát tâm dũng mãnh tinh tấn hơn nữa, để cho trong cơn ách nạn này mình có thể về được Tây Phương Cực Lạc. Chớ đừng nên... trong cơn ách nạn, mình bị lọt lại trong cảnh khổ đau. Xin thưa thật, thật sự nghĩ tới rất là sợ!...

 

Trở lại vấn đề hộ niệm, mình đang nói tới chuyện cầu nguyện khi ngày lâm chung của mình được thấy A-Di-Đà Phật cùng chư vị Đại-Hải-Chúng đến đón về Tây Phương. Cái mục này rất là lớn, Diệu Âm sẽ ráng cố gắng khai thác cho thật triệt để. Cũng nhắc lại, một mục đích duy nhấtlời nguyện đó chính là xác định cho mình khi ra đi:

 

Nhất định đừng có tham luyến vào cái gì khác. 

Nhất định đừng hiếu kỳ cái gì khác. 

Nhất định không có theo một Vị nào khác. 

Chúng ta chỉ theo A-Di-Đà Phật... 

Nhất định phải theo Ngài để về cho tới Tây Phương Cực Lạc, ngự trên đài sen mà đi.

 

Vì có nhiều người trong khi tu không nghiên cứu kỹ, nên mới có những cái tâm... gọi là "Tâm Cầu Cảm Ứng" quá mạnh! Vì thế, dễ sinh ra những cái... gọi là "VỌNG"! Cái vọng niệm, cái vọng cảnh, nó ứng ra mà nhiều khi mình không hay! Thì xin thưa rằng, tâm Phật thì rất là tịch tịnh, các Ngài không có thể nào chiều theo vọng niệm của bất cứ một ai hết. Chỉ có những người nào có lòng gọi là "CẢM CẦU" chân thành, chí thiết, nhờ như vậy mà được các Ngài ỨNG. Cho nên trong cái gọi là CẢM ỨNG có hai phần: Chữ "CẢM" là do người tu hành chúng ta làm, còn "ỨNG" là do đức A-Di-Đà Phật ứng. 

 

Xin nói cho rõ ràng hơn chuyện này, "CẢM" không phải là chúng ta quỳ trước bàn Phật, lạy Phật cầu:

 

Nam Mô A Di Đà Phật cho con được vãng sanh.

Nam Mô A Di Đà Phật cho con được thấy (Phật)... 

Nam Mô A Di Đà Phật cho con được tiêu tai giải nạn... 

 

Không phải mình nguyện như vậy mà được, mà chính là nhắc nhở cho mình vấn đề... "CẢM" như thế nào cho đúng? Tức là những cái gì của thế gian xin cố gắng bỏ, cố gắng ăn ở hiền lành, cố gắng thành tâm niệm Phật, tha thiết niệm Phật, Tín-Nguyện-Hạnh đầy đủ. Tức là mỗi ngày chúng ta phải tin tưởng vững hơn, mỗi ngày chúng ta phải tha thiết nguyện vãng sanh nhiều hơn, và tha thiết như vậy thì buông xả cái thế gian xuống, và cố gắng tranh thủ từng giờ, từng phút để niệm câu A-Di-Đà Phật. Nếu Tín-Nguyện-Hạnh này đầy đủ thì người đó có "CẢM" đầy đủ. Tức là sự tu hành chúng ta đầy đủ, thì A-Di-Đà Phật sẽ nương vào đó mà "ỨNG" ra để giúp cho chúng ta được an nhiên tự tại vãng sanh. Chớ không phải cầu cảm ứng là cứ ngày nào cũng cầu: "Cho con được cái này, cho con được cái nọ, cho con được an khang, cho con được thanh tịnh, cho con được hết bệnh, cho con được thấy Phật"... Nhất là trong thời này những hiện tượng cầu thấy Phật đã xảy ra rất nhiều!...

 

Hôm nay xin kể ra một câu chuyện có thật của một ban hộ niệm, từ khi Diệu Âm nhận được một cái băng mà người ta gọi là băng vãng sanh. Nhận mà Diệu Âm không phát hành, và có viết thư tới ban hộ niệm cảnh cáo rất là cứng rắn. Vấn đề chính là ban hộ niệm đó đã khai thác, có lẽ khá triệt để về chuyện thấy Phật! Khi người đó bệnh xuống, thì những người hộ niệm cứ tới hỏi:

 - Chị thấy Phật chưa?

 - Chị thấy Phật rồi phải không?

 - Thấy Phật rồi thì nói cho chúng tôi nghe đi. 

 - Chị đang cố gắng nói để cho chúng tôi mừng đó phải không?

 - Hôm qua chị thấy Phật phải không? Hồi sáng chị cũng thấy Phật...

Khi nhìn vào cuộn phim... luôn luôn họ nhắc nhở:

 - Chị thấy Phật rồi phải không? Tôi biết chắc chắn chị thấy Phật rồi!... 

 

Người bệnh thì chưa nói điều gì, mà người hộ niệm đã khai trước. Không biết họ khai làm sao, khai riết làm cho bà đó... thấy luôn! Bà nói:

 - ...Ừ Ừ!... Tôi thấy... Tôi thấy Phật tới đụng đụng cái mùng... cứ bay phất phới phất phới như vậy nè(!)... 

 

Rồi họ lại hỏi: 

 - Phật ra làm sao? Có giống giống như vầy không? Có phải đỏ đỏ như vậy không?... (Họ chỉ lên cái tượng Phật màu đỏ đỏ vàng vàng).

 

 - À! À!... Trông giống giống như vậy đó(?!)

 

Rồi bà đó định được ngày ra đi, và các vị hộ niệm đó cũng tung hô lên luôn...

 

Đến ngày đó, họ làm rùm beng lên hết! Rốt cuộc bà đó không đi! Nhưng mấy ngày sau thì đi. Và, họ tung chuyện đó ra! Khi Diệu Âm xem cái "Đĩa Vãng Sanh" đó, thì có viết thư trả lời. Đầu tiên là chúc mừng chư vị đó đã hộ niệm cho người này ra đi với thoại tướng có lẽ cũng tốt đấy(?). Nhưng cũng thẳng thắn nói với họ rằng, sau này khi hộ niệm cho người khác, quý vị không được gợi ý này cho người bệnh. Tại vì nếu mình gợi cái ý này cho người bệnh, xin thưa thật, mình gợi ý cho người khỏe, nhiều khi người ta cũng tham chấp như thường, vọng tâm của người ta cũng nổi lên như thường, chứ đừng nói chi là gợi cho người bệnh. Lúc đó người bệnh mê mê sảng sảng, nhiều khi người ta thấy những chuyện bậy bạ, rồi người ta cứ ứng lên!...

 

Tôi xin nói với quý vị, có nhiều khi chính mình đây, bây giờ muốn thấy A-Di-Đà Phật? Muốn thấy A-Di-Đà Phật thì cứ nghĩ đến đi... Nhắm mắt lại đi, tưởng đến, coi chừng năm phút sau nhiều khi mình thấy rồi đó. Biết tại sao không? Tại vì vọng tâm của mình nó ứng hiện ra. Dễ sợ không? Cho nên tất cả đều do cái thức nó biến hiện ra!... Nó tạo ra như vậy!

 

Rồi tôi nói tiếp, trong cuộc hộ niệm này, khi quý vị có nghe được người bệnh nói: "À! tôi đã thấy A-Di-Đà Phật rồi...". Nếu quý vị cẩn thận, chính chắn thì hãy nói rằng: "Bác ơi! Nếu Bác thấy được A-Di-Đà Phật hiện ra như vậy tức là Bác có công phu tu tốt đó. Bác có thành tâm đó, Bác có chí thiết đó. A-Di-Đà Phật ứng hiện cho Bác như vậy thì Bác phải tin tưởng hơn nữa nghe. Bác buông xả hơn nữa, Bác phải nhiếp tâm lại tiếp tục niệm Phật để cho được viên mãn vãng sanh. Chớ hiện tại bây giờ Bác còn bệnh, Bác còn nằm thở phèo phèo đây, ăn cháo không vô. Bác đừng có sơ ý nghen. Bác đừng khởi cái tâm tự mãn lên nghen. Chỉ cần khởi một cái tâm ỷ lại như vậy là có thể trở ngại!...".

 

Nếu quý vị dặn người bệnh như vậy và không được tung cái tin tức này ra. Hãy nên ghi vào sổ: "Vào ngày đó tháng đó bà này đã thấy như vậy"... rồi im lặng như tờ. Để chi? Để tin này không tung ra ngoài. Không tung ra ngoài thì những người chung quanh tới niệm Phật với cái tâm hoàn toàn thanh tịnh, mọi người đều quyết lòng nhiếp tâm cầu A-Di-Đà Phật tiếp độ người đó. Được như vậy thì bà đó sẽ hưởng được nhiều điều lợi lạc. Nếu mà tung cái tin này ra, thì người bệnh có thể vọng tưởng, người hộ niệm cũng có thể vọng tưởng, những người chung quanh vì hiếu kỳ mà nhào tới để vọng tưởng! Vọng Tưởng cộng thêm Vọng Tưởng thì làm sao có thể không động đến các "Vị" khác(!)... Chính vì vậy, tôi viết một lần hai lá thư, sau đó ba lá thư một lúc... Tôi nói, nhất định sau này quý vị đừng làm chuyện này nữa.

 

Khi gặp trường hợp tương tự, lúc nào cũng phải dặn người bệnh: "Anh không được nói với ai nữa nghe. Anh cho tôi biết thì đủ rồi nghe. Hãy quyết tâmnhiếp tâm lại niệm Phật để cho được thành tựu viên mãn".

 

Sau khi đã thành tựu viên mãn rồi, chúng ta sẽ tuyên dương chuyện này ra, điều này là điều đúng. Chớ người ta chưa ra đi mà đã tung lung tung ra, coi chừng... có thể đưa đến... như ngài Ấn Quang Đại Sư nói, chuyện này nó có thể phá tiêu Phật Pháp luôn chớ không phải giỡn! Dễ sợ lắm!

 

Chính vì vậy mà mình cầu A-Di-Đà Phật phóng quang tiếp độ mình, nhưng cái lòng của mình phải chân thành, phải thanh tịnh trước. Hòa Thượng Tịnh Không nói, khi tu hành mà quý vị thấy một cái gì, quý vị tung ra, khoe ra... thì "Định lực của chư vị hoàn toàn đã tiêu hết rồi!". Cho nên, phải nhắc lại những lời các vị đại sư nói cho chúng ta nghe, để chúng ta hiểu rằng, nếu tu hành mà tâm chúng ta thành, ban đêm chúng ta nằm mộng, hay là thấy những hiện tượng gì lạ lạ, chúng ta phải hoàn toàn giữ bình tĩnh. Vì dù cho đã thấy được A-Di-Đà Phật đi nữa, mình không biết là đúng hay sai, nhưng thực tế mình vẫn còn mặc áo tràng ngồi trong thế giới Ta-Bà để niệm Phật... thì chúng ta buổi sáng mà không ăn, buổi trưa đói chịu không nổi! Hễ buổi trưa mà ăn không được, thì buổi chiều phải đi bác sĩ rồi! Nghĩa là chúng ta còn mang cái thân nghiệp báo này, thì cái thân nghiệp này nó vẫn còn trách, còn móc, còn quậy, còn phá... chúng ta cho đến khi chúng ta nằm xuống... chứ chưa chắc gì ta được an nhiên tự tại đâu!

 

Vì thế, xin thưa rằng, một người thấy những hiện tượng đó mà điềm lặng như tờ, đó mới chính là người đã vào được chỗ "Định" chút chút. Chứ nếu thấy một chút xíu gì thì tung ra, mà hô hoán ra, mà khoe rùm lên... thì ngài Tịnh Không nói rằng, "Định lực của chư vị đã mất hết trơn rồi!". Không có định, thì làm sao phát huệ được? Không có phát được huệ, thì làm sao chân tâm tự tánh hiển lộ ra? Chân tâm tự tánh không hiển lộ, thì làm sao có thể "ỨNG" được với chư Phật. Chính vì vậy mà xin nhắc lại một lần nữa, là chúng ta phải thành tâm, chí thành, chí thiết niệm Phật... Nhất định dù có được một Cảm Ứng nào xảy ra, dù có đẹp đi nữa thì chúng ta vẫn phải giữ bình tĩnh. Nhiều lắm là tìm một vị Đại Sư, một Vị nào uy tín để mình thố lộ: "Dạ! Con thấy như vậy, như vậy... xin Thầy chỉ dẫn cho con. Xin Ngài, xin Hòa thượng chỉ dẫn cho con"...

 

Các Ngài sẽ nói: “Phải tịnh tâm niệm Phật nghe con, đừng thấy vậy mà khoe khoang ra ngoài nghen con”.

 

Lúc nào các Ngài cũng nói như vậy. Mục đích của các Ngài là giúp cho mình giữ cái tâm thanh tịnh để cho mình sẽ được hưởng nhiều điều lợi lạc. Nếu làm cho mình hồ hởi lên thì mình sẽ bị trở ngại.

 

Mong cho tất cả vững vàng, để con đường mình đi về Tây Phương khỏi bị chướng ngại.

 

Nam Mô A-Di-Đà Phật.

 

HỘ NIỆM LÀ MỘT PHÁP TU

(Tọa Đàm 18)

 

 Nam Mô A-Di-Đà Phật,

 

Ta bây giờ chưa biết lâm chung là gì? Nhưng phải cần chuẩn bị trước để khi lâm chung ta được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc.

 

Trong mấy đêm qua chúng ta nói về lời "Nguyện", là khi lâm chung thấy A-Di-Đà Phật cùng chư Thánh Chúng hiện thân tiếp dẫn. Đây gọi là cầu "Cảm-Ứng". Có cảm ứng ta mới được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc. Không có cảm ứng này thì không cách nào được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc. Vì thật sự nghiệp chướng của chúng ta quá lớn, ách nạn chúng ta quá lớn, với hàng phàm phu tục tử tội chướng sâu nặng này nhất định, như trong kinh Phật nói, không thể nào vượt qua tam giới lục đạo. Ấy thế, người niệm Phật do sự cảm ứng mà được vãng sanh dễ dàng.

 

Hôm qua chúng ta đã nói rồi, "CẢM" là do sự Thành Tâm Chân Thành tu hành của mình mà đã được "ỨNG". Ứng chính là sự gia trì của A-Di-Đà Phật, của chư đại Bồ-Tát.

 

Hôm nay chúng ta nói thêm nữa, "Cảm-Ứng" có Chân có Giả! Khi tâm chúng ta chân thành thì ta cảm ứng với điều chân thành. Nếu ta huân tu đúng mức, Tín-Nguyện-Hạnh đầy đủ, thì ta sẽ cảm ứng được với A-Di-Đà Phật. Nếu sự huân tu của chúng ta sai lệch, tinh thần chúng ta không có chân thành, gọi là vọng tâm, thì chúng ta sẽ cảm ứng đến cái vọng cảnh. "Chân" và "Vọng" nó nằm ngay tại tâm này, chứ không phải ở cái cảnh giới cảm ứng ". Ngài Ấn Quang đại sư thường nhắc nhở là phải dùng cái lòng chí thành chí kính mà tu thì ta sẽ được đại thiện lợi, còn khi chúng ta không dùng lòng chí thành chí kính, hay nói cho cụ thểdễ hiểu hơn, là không thật thà, không thành tâm niệm Phật, không tha thiết vãng sanh, không khiêm nhường tối đa, thì theo đúng như lời khai thị của Ngài, dù chúng ta có được cảm ứng thì cũng cảm ứng với những cảnh vọng! Chính vì vậy, có nhiều người niệm Phật nhưng sau cùng không được vãng sanh!

 

Ngài Ấn Quang đại sư nói, nếu một người có huân tu, có thành tâm, thì khi họ gặp "Thắng Cảnh", (nghĩa là cảnh giới thù thắng), họ sẽ được thiện lợi. Mà dẫu cho họ có gặp "Ma Cảnh" đi nữa, thì cũng tăng thượng duyên cho họ tu hành chứ không có gì là thua thiệt hết. Đây là lời của ngài Ấn Quang đại sư nói. Còn nếu một người không có lòng chân thành, chí thành, chí kính tu hành, thì dẫu cho có gặp thắng cảnh đi nữa cũng dễ biến thành ma sự. Đây là lời của Ngài nói. Lời nói này rất thấm thía, chúng ta nên lấy làm hành trang vững vàng để đi về Tây Phương Cực Lạc.

 

Ngài nói, người có công phu huân tập, có chí thành chí kính tu hành, gặp thắng cảnh thì được đại thiện lợi. Tại vì rõ rệt là: Chân tâm thì ứng với chân cảnh. Những thắng cảnh đó thật sự đã ứng nghiệm theo cái tâm của mình, từ lòng chí thành chí kính đó mà được chư Phật gia trì. Một khi lòng chí thành chí kính thể hiện ra thì thường những người đó càng gặp thắng cảnh chừng nào, họ càng huân tu chừng đó, càng gặp thắng cảnh chừng nào thì lòng họ càng tha thiết vãng sanh chừng đó, và tâm của họ đã được định rồi, không còn lao chao nữa. Nhìn đến chúng ta có thể thấy rõ liền.

 

Ngài nói người có huân tu mà gặp ma cảnh vẫn được tăng thượng duyên để tu hành. Tại sao vậy? Tại vì, theo chính Ngài đã nói, khi tu hành, chúng ta phải tự nhận mình là người hạ căn hạ cơ, nghiệp chướng sâu nặng. Vì nghiệp chướng sâu nặng như vậy, nên lúc nào cũng phải giữ tâm khiêm nhường, kính cẩn, giữ giới, giữ luật để tu. Khi chúng ta đem hết tất cả năng lực để tu hành nhưng vẫn còn gặp phải những chuyện xấu, những ma sự, hay gọi là ma cảnh, thì càng làm cho chúng ta thấy rõ ràng hơn, chính chúng ta vẫn còn là phàm phu tục tử. Chính vì còn phàm phu, nên dù tu tốt như vậy mà ma cảnh vẫn chưa xóa hết, nghiệp chướng vẫn trả chưa xong! Biết vậy, hãy lấy đó làm bài học mà tăng thêm công phu tu hành, càng tu hành tốt hơn nữa.

 

Cho nên, những người chân thành tu hành, thì gặp thắng cảnh cũng lợi, mà gặp ma cảnh cũng lợi. Ý của Ngài là nói như vậy. Vô cùng hay!

 

Còn những người mà Ngài gọi là không có tâm chân thành tu hành, khi gặp một cái gì trở ngại thì tâm phiền não nổi lên. Ngược lại, thường thường khi gặp một điều gì hợp ý một chút, thuận duyên một chút, thì tâm cống cao ngã mạn nổi lên, nổi lên! Cho nên, người không có cái tâm hàm dưỡng công phu, khi gặp một điều hay hay thì tự nhiên cái tâm cống cao ngã mạn khởi lên. Cái tâm cống cao ngã mạn chính là tâm vọng chứ không phải là tâm chân. Cái tâm vọng đó, nhìn vào thấy rõ rệt!

 

Tâm Vọng Ứng Cảnh Vọng, Tâm Chân Ứng Cảnh Chân.

 

Cái niệm trước là niệm chân thành vừa ứng tới thắng cảnh, cái niệm sau là niệm cống cao ngã mạn, thì chuyển tới vọng tâm! Vọng tâm thuộc về ma sự! Cho nên, dù cái thắng cảnh trước có thực đi nữa, thì khi mà vọng tâm của mình nổi lên, thắng cảnh đó cũng tan biến đi, biến chuyển thành vọng cảnh. Giữa "Chơn" và "Vọng" nó biến đổi với nhau, nó chuyển đổi với nhau trong từng sát-na! Chính vì vậy, lời nói của Ngài thật sự là một bài pháp vô cùng tuyệt vời cho chúng ta, hãy lấy đó làm cái kim chỉ nam tu hành, đừng nên sơ ýcoi chừng bị đại nạn!...

 

Để chứng minh cho chuyện này, trong đời Diệu Âm có gặp qua những chuyện lạ lắm, và xin kể ra đây. Cách đây cỡ chừng bốn năm... bốn năm hay năm năm gì đó, có một lần đi ra "Nước Ngoài", thì gặp được một vị, vị đó có tu hành, cũng có niệm Phật. Khi Diệu Âm nói chuyện về "Niệm Phật Vãng Sanh", thì trong giữa đại chúng vị đó không có hỏi, nhưng khi ra hậu liêu thì vị đó đã đến và nói như thế này:

 

- Vào ngày đó... tháng đó... tôi sẽ vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc.

 

Vị đó nói rõ ngày giờ vãng sanh luôn. Thời gian tính ra thì cỡ chừng hơn một tháng nữa chứ không phải lâu xa gì. Vị đó nói có vẻ tin tưởng và rất chắc chắn đến cả một trăm phần trăm luôn, chứ không cần chi nói đến chín mươi chín phần trăm! Nói rất chắc chắn như vậy! Tôi mới hỏi:

 

chắc chắn không? Vị đó nói:

- Tôi không bao giờ nói sai, nói sai để làm chi?.

 

Rồi vị đó nói luôn rằng có thể ngồi vãng sanh cũng được, hoặc nằm vãng sanh cũng được... Tùy ý! 

 

Nghe vậy tôi cảm thấy hơi sợ rồi!!!... Tôi mới hỏi rằng:

 

- Sự việc này đã biết trước lâu chưa? Vị đó nói,

- Biết trước cỡ chừng hai năm nay, chừng hai năm... cỡ đó.

 

Khi người đó khoe ra như vậy thì Diệu Âm mới thấy hơi ngỡ ngàng!... Tại vì, thường thường khi một người biết trước giờ, phút, ngày, tháng ra đi là những người có cảm ứng rất lớn. Tức là, nói thẳng ra, họ có thể đã thấy được A-Di-Đà Phật rồi. Với một người có hàm dưỡng công phutheo như ngài Ấn Quang nói, khi biết được như vậy thì những việc này họ dấu rất kỹ, tâm hồn của họ rất là thành, và lời nói của họ rất là hiền:

 

 Không còn bao giờ dám khoe ra.

 Cũng không bao giờ dám kình cãi. 

 Cũng không bao giờ dám phiền muộn.

 Không bao giờ nói những chuyện của thế gian.

 

Nhưng trong suốt buổi nói chuyện đó, hơn một tiếng đồng hồ, vị đó đã kể ra rất nhiều chuyện và nói nhiều chuyện lắm. Đó mới là điều lạ lùng! Diệu Âm mới hỏi thêm nữa: 

 

- chắc chắn không?

- Chắc chắn!

- Nếu chắc chắn như vậy, thì bây giờ xin ghi xuống giấy đi.

 

Lúc đó Diệu Âm mới rút ra trong túi một cái bì thư, chứ không có giấy, rồi đưa cây viết...

 

- Đây, cái bì thơ này, bây giờ xin viết lên bì thơ này đi: Tên họ, tuổi, pháp danh đàng hoàng, và xin viết ngày giờ lên: Tôi xác nhận là ngày đó, tháng đó tôi đi...

 

Và vị đó đã viết xuống đàng hoàng: Tôi tên là gì đó, pháp danh là gì đó, rồi... rồi... Tôi nói với anh Diệu Âm để làm chứng là tôi sẽ vãng sanh vào ngày đó... tháng đó... năm đó... rồi ký tên. Diệu Âm cất kỹ cái bì thơ đó, chứ không dám phổ biến cho ai biết hết... 

 

Sau đó Diệu Âm mới thưa với vị đó rằng, nếu thật sự đã có cái cảm ứng với A-Di-Đà Phật, thì thường thường chư Tổ giữ gìn điều này rất kín, nghĩa là xin đừng nên thố lộ cho người khác. Vị đó nói: 

 

- Không! Tôi chỉ thố lộ với Diệu Âm thôi, tôi không thố lộ với một người nào hết. 

 

Thêm nữa, Diệu Âm nói, nếu thật sự đã có cảm ứng với A-Di-Đà Phật để về Tây Phương, thì xin tất cả những chuyện thế gian phải buông ra, không được buồn phiền, không được rầu rĩ, không được để những chuyện thế gian trong tâm này nữa, để cho tất cả những cái nhân "Lục đạo luân hồi" nó rời ra thì mình mới về Tây Phương được. Chứ dù có cảm ứng đi nữa, nhưng mà cái tâm mình còn vướng vào trong lục đạo thì coi chừng bị khó khăn! Có thể bị trở ngại! Vị đó nói...

 

- Không, tôi không có vướng vào những cái đó, tôi không có nói với ai hết...

 

Nhưng thực ra, từ hồi nãy tới giờ thì vị đó đã nói rất nhiều! Nghe nói vậy, mình thấy cũng hơi là lạ!...

 

Ngày hôm sau Diệu Âm mới đi ra dạo... dạo... dạo và hỏi mớm thử coi... thì phát hiện ra là có rất nhiều người đã nghe được chuyện này! Thực sự là lạ! 

 

Diệu Âm lặng lẽ trở về lại Úc. Khi về tới Úc rồi, thì bắt đầu thăm dò. Khoảng một tuần trước cái ngày định vãng sanh, thì bắt đầu điện thoại tới hỏi những vị ở chung quanh. Diệu Âm hỏi khéo lắm, chỉ hỏi thăm đến vị đó có khỏe không? Người ta nói: Khỏe. Vậy là đủ rồi, giống như sẵn tiện mình hỏi thăm vậy thôi. Đến chính cái ngày đó thì Diệu Âm không dám điện thoại, vì sợ rằng nhiều khi vị đó đang vãng sanh mà mình điện thoại thì có thể gây trở ngại cho họ, hoặc cũng dễ làm động đến những người đang hộ niệm, cho nên không dám điện thoại. Ngày hôm sau tôi mới phone, cũng hỏi thăm tất cả mọi người, và chắc chắn là không quên hỏi thăm người đó. Họ nói, vị đó vẫn còn khỏe!... Nghe vậy, nhưng tôi cũng chưa tin là vãng sanh bị trở ngại, có thể vì lý do nào đó mà sự việc trục trặc hai, ba ngày chăng? Hai, ba ngày sau, tôi phone lại nữa, thì nghe họ nói: 

 

- Ông đó còn khỏe ru đây mà, ông khỏe dữ lắm, đâu có chuyện gì(!!!)... 

 

Sự việc đã xảy ra như vậy! Sự cố này có thể chứng minh rằng là lời nói của ngài Ấn Quang thật sự vô cùng thấm thía. Cho nên, khi một người có cái tâm hàm dưỡng công phu, đối với những cảm ứng này:

 

Nhất định phải thanh tịnh.

Nhất định phải cẩn thận!

Không nên có tâm háo kỳ.

 

biết trước tới một, hai năm như vậy chứng tỏ rằng, hoặc trong giấc mơ, hoặc trong cái gì đó đã có sự cảm ứng rõ rệt lắm, nên mới dám khẳng định mạnh đến như vậy. Nhưng mà vì nổi lên cái tâm cống cao sau cùng rồi mình thấy đó, như ngài Ấn Quang đại sư nói, không hàm dưỡng cái tâm, thì gặp thắng cảnh cũng trở thành ma sự! Sơ suất điều này, có thể nó phá mất cái tâm đạo của rất nhiều người, và nó phá luôn cái tâm đạo của chính mình nữa. Đây là một điều mà chúng ta cần phải chú ý để cho đường tu tập của mình được thuận buồm xuôi gió, và nhất định chúng ta sẽ cảm ứng với đại nguyện của đức A-Di-Đà Phật để về Tây Phương Cực Lạc.

 

Nam Mô A-Di-Đà Phật.

 

HỘ NIỆM LÀ MỘT PHÁP TU

(Tọa Đàm 19)

 

Nam Mô A-Di-Đà Phật, 

 

Hòa Thượng Tịnh Không thường dạy rằng muốn vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc thì ta có cái mức công phu niệm Phật "Nhất Tâm Bất Loạn" mới an toàn vững vàng vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc. "Sự Nhất Tâm Bất Loạn" chỉ phủ phục nghiệp chướng chứ chưa diệt được nghiệp chướng. Công phu yếu nhất để có hy vọng là "Niệm Phật Thành Phiến", là cái trạng thái gần gần với Sự Nhất Tâm Bất Loạn. Muốn niệm Phật đến Nhất Tâm Bất Loạn hay đến Niệm Phật Thành Phiến thì ta phải kiết thất niệm Phật quanh năm. "Kiết Thất" là cứ định kỳ bảy ngày, tịnh khẩu niệm Phật từ sáng đến chiều, nhiều khi niệm qua đêm luôn.

 

Nhưng mà... có lần Ngài nói, muốn kiết thất niệm Phật thì số lượng tham gia cỡ sáu người, bảy người là đủ, không thể quá mười người, và người chủ thất phải là một người có bản lãnh thì mới dám tổ chức Phật thất. Nếu người chủ thất không có đủ bản lãnh thì kiết thất coi chừng bị "Tẩu Hỏa Nhập Ma!", tức là bị ma chướng! Chính vì vậy, ngài Lý Bỉnh Nam nói, trong thời này không thể “Kiết Thất Tinh Tấn” để niệm Phật được! Tại vì thường thường là tâm cơ của chúng ta trong cái thời đại này thật sự là hạ liệt!...

 

Tập khí quá nặng! Nghiệp chướng quá lớn! Oan gia trái chủ quá nhiều!

 

Chính vì vậy mà Ngài khuyên không nên!

 

Khó một nỗi, muốn cho Niệm Phật Thành Khối, Niệm Phật Thành Mảng, Niệm Phật Thành Thục thì phải kiết thất. Mà kiết thất thì Ngài nói coi chừng bị ma nhập! Chính là Ngài Tịnh Không nói như vậy. Bây giờ chúng ta thấy khó khăn đối với đạo tràng chúng ta! Chúng ta biết rằng, để cho một người được vãng sanh, thì cái tiêu chuẩn thấp nhất là niệm Phật cho thành khối, nhưng ta niệm Phật thành khối cũng không chắc gì được. Cho nên ta chủ xướng rất mạnh về phương pháp hộ niệm. Nhờ hộ niệm như vậy mới có sự hỗ trợ, nó phủ lấp cái chỗ trống là công phu còn quá yếu của người niệm Phật chúng ta.

 

Tuy nhiên, xin thưa thật với chư vị, dù có hộ niệm rồi, biết rằng hộ niệm rất là bất khả tư nghì, nhiều nơi người ta hộ niệm mà được vãng sanh thật sự, nhưng cũng không thể nào ỷ y vào đó được. Tại vì chưa chắc gì khi lâm chung, chúng ta sẽ được cái phước phần như những người đã có cái cơ may được hộ niệm vãng sanh.

 

Chính vì vậyđạo tràng chúng ta cố gắng gìn giữ sự cộng tu 365 ngày không thể nào mất một ngày, còn cố gắng vận động công phu sáng, rồi trưa, rồi chiều. Ráng cố gắng lên.

 

Cách công phu này không phải là kiết thất, mà để tạo cái thói quen công phu được thuần thục một chút, để cho cái câu A-Di-Đà Phật càng ngày càng thâm nhập vào trong tâm, và trong tháng tới chúng ta tiến thêm một chút xíu nữa, một tháng ta tổ chức hai ngày tịnh khẩu tinh tấn niệm Phật.

 

Như vậy là chúng ta chỉ có "Kiết Nhật", nghĩa là chỉ có "Kiết" từng ngày, một ngày mà thôi, chứ không dám kiết tới Phật thất, nhằm để tập lần tập lần, phải tập như vậy chứ chúng ta không dám đi quá mạnh bạo. Mặc dù là chính tôi đây có dự trù hết tất cả những gì cần cho kiết thất, những công cứ... Nhưng mà thật sự là chưa dám đưa ra. Chỉ tập sự để coi thử cái năng lực chúng ta đi tới đâu. 

 

Tại sao lại kiết thất mà bị tẩu hỏa nhập ma? Các Ngài nói rõ rệt, là tại vì cái lực chúng ta không đủ sức, gọi là "Lực Bất Tòng Tâm". "Lực Năng Tòng Tâm" không đủ, tức là cái khả năng, cái năng lực chúng ta không đủ, mà gọi là "Bất Tòng Tâm". Cái tâm của những người muốn được Nhất Tâm Bất Loạn, nhưng mà cái lực không đủ. Vì lực không đủ mà cố ép buộc có thể trở nên vấn đề "Tẩu Hỏa Nhập Ma!". 

 

Ngài Tịnh Không nói rất cần người chủ thất vững, là tại vì sao? Vì người chủ thất là người phải nhạy bén trong lúc điều hành. Cũng giống như chúng ta kết bè với nhau niệm Phật thế này, thật ra chúng ta cũng có sự trợ giúp tối đa cho nhau. Ví dụ, thấy một người buồn buồn! Ta tới vỗ tay hỏi, "Tại sao anh buồn vậy". Thấy một người kia khổ khổ! Ta tới nói đùa, "Thôi vui đi!". Chỉ cần một cái vỗ tay, một cái vỗ vai đơn giản như vậy mà có thể cứu người đó hồi nào không hay...

 

Chính vì vậy, ngài Tịnh Không khuyên rằng trong thời đại này nhất định không thể nào đóng cửa tự tu một mình, gọi là nhập thất một mình. Có nhiều người sơ ý nhập thất một mình, thì theo như ngài Tịnh Không khuyên, đây là chuyện không nên! Tại vì nhiều khi không có một người nào bên cạnh, không có một người chủ thất để hỗ trợ mình một cách tích cực, nhiều khi mình vướng nạn, gỡ không được!...

 

Vì vậy mà trong những ngày cộng tu, chúng ta cố gắng tham gia để tập lần, tập lần... gọi là cái thói quen niệm Phật. Khi bước vào đạo tràng hãy cố gắng bỏ rơi những cái gì của thế gian bên ngoài, để tập cái tâm chúng ta thanh tịnh từ từ, từ từ... Lần lần, lần lần bước lên... Cho đến một lúc nào đó chúng ta có thể niệm Phật... Kiết Phật nhất, rồi kiết Phật nhị, kiết Phật tam...

 

Trước khi mà kiết Phật nhị, hai ngày liên tục, chúng ta cũng phải tập luyện dữ lắm mới lên nổi. Chứ còn không, nếu sơ ý chúng ta chưa chắc gì sẽ thành công! Có như vậy thì công phu niệm Phật của chúng ta mới có thể thành phiến được. Mà có như vậy thì sự hộ niệm mới vững vàng.

 

Tôi xin đưa ra đây một câu chuyện để chứng minh cho lời nói của ngài Tịnh Không rất là chính xác. Cách đây cỡ mười một năm, có một lần tôi qua bên Âu Châu thì biết một câu chuyện như thế này vừa mới xẩy ra tại đó. Có một người thường kiết thất niệm Phật một mình. Người ta nói là vị này công phu cũng khá lắm. Năm đó đến tham gia một kỳ an cư kiết hạ. Trong khi buổi trưa tất cả mọi người đang ăn cơm thì không thấy vị đó đến ăn cơm. Sau khi ăn cơm xong mọi người đi ra thì thấy người đó đã ra sau vườn thắt cổ tự tử!... Dễ sợ! Nghe nói mà rùng mình! Vị đó để lại một lá thư viết: "Tôi đi về Tây Phương trước nghen quý vị".

 

Rõ ràng!... Bây giờ chúng ta thử suy nghĩ người đó có đi về Tây Phương được hay không? Biết liền! Chính vì thế mà ngài Tịnh Không nói, trong cái thời mạt pháp này nhất định chúng ta tu hành phải kết bè với nhau mà tu, không được tự tu ở nhà một mình. Khi nghe đến câu chuyện đó, tôi trực nhớ đến lời Ngài nói làm cho tôi giật mình và tỉnh ngộ ra liền. Thực sự là lời nói của ngài Tịnh Không làm cho tôi tỉnh ngộ ra từng chút từng chút và những lời nói của Ngài có sự chứng minh rõ rệt.

 

Tại sao người đó lại để lại một cái lá thư: "Tôi đi về Tây Phương trước nghen quý vị"? Phải chăng câu nói này đã xác định là có cảm ứng? Có cảm ứng mà tại sao lại làm những hành động như vậy? Hoàn toàn sai pháp!

 

Không bao giờ có hiện tượng một người đã thực sự chứng đắc, đã cảm ứng mà làm như vậy! Mình có thể đoán ra thì biết liền: CẢM ỨNG VỌNG! Vọng tâm cảm ứng vọng cảnh! Vọng cảnh nó hiển hiện trong tâm xui khiến người đó làm bậy mà không hay!

 

Chính vì vậythường thường khi tu hành muốn được vãng sanh, muốn tránh được tất cả những ách nạn, không có cái gì khác hơn là như hổm nay chúng ta đã nêu ra rồi. Nhất định phải có tâm chân thành, chí thành, chí thiết.

 

TÍN - HẠNH - NGUYỆN:

- NGUYỆN là nguyện vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc chứ không phải là nguyện được cảm ứng.

- HẠNH là niệm câu A-Di-Đà- Phật chứ không phải bon chen những chuyện khác. Và

- NIỀM TIN vào pháp môn phải vững vàng.

 

Bên cạnh đó phải nghe lời khai thị của ngài Ấn Quang cho thật kỹ.

 

- Nhất định phải giữ tâm thanh tịnh.

- Nhất định phải giữ tâm khiêm nhường.

- Nhất định đừng bao giờ đem những cái khó khăn của thế gian để vào trong tâm của mình.

 

Cũng ý như vậy, Hòa Thượng Tịnh Không nói đơn giản hơn, là phân biệt chấp trước nên bỏ. Vì bỏ phân biệt chấp trước quá khó! Thì cách nói của ngài Ấn Quang nghe còn dễ hơn: Thường thường cho mình là phàm phu hạ căn, coi tất cả mọi người là Bồ-Tát, hãy cố gắng giữ tâm thanh tịnh, đừng đem cái lỗi của người khác vào tâm mình. 

 

Cứ như vậy mà tu hành. Chí thành chí kính thì tự nhiên được cảm ứng. Nhất định cảm ứng của người chí thành chí kính là "CẢM ỨNG CHÂN", không thể nào là "CẢM ỨNG VỌNG". Nhờ như vậy mà, Ngài nói thêm một lần nữa, về được Tây Phương Cực lạc là do lòng chí thành chí kính của mình mà cảm ứng với Phật, chứ không phải là do được chứng đắc. Người đó đã sơ ý, cứ tưởng rằng mình chứng đắc nên xảy ra như vậy!

 

Người thế gian này không chịu suy nghĩ kỹ mới sinh ra những chuyện đáng tiếc, làm cho cả một cuộc đời tu hành sau cùng đi vào con đường rất nguy hiểm!

 

Nam Mô A-Di-Đà Phật.

 

HỘ NIỆM LÀ MỘT PHÁP TU

(Tọa Đàm 20)

 

Nam Mô A-Di-Đà Phật,

 

Ngày hôm qua chúng ta có nhắc đến những câu chuyện kiết thất, thì hôm nay xin tiếp tục những câu chuyện đó. Năm ngoái có một vị Thầy email tới hỏi Diệu Âm, thật ra vị Thầy này là người cháu, Thầy đã tu được hơn mười năm và Thầy cũng muốn kiết thất niệm Phật. Trước khi kiết thất thì Thầy email tới hỏi là bây giờ Thầy muốn "Kiết Thất Niệm Phật". Xin cho ý kiến? Diệu Âm có lấy ý kiến của ngài Tịnh Không ra mà khuyên. Ngài nói rằng, "Tự Kiết Thất Niệm Phật", tức là đóng cửa tu hành một mình chỉ dành cho những người đã “Khai Ngộ”. Người đã khai ngộ rồi thì nên tìm những nơi tịch tịnhkiết thất tu hành để sớm có đường thành đạo. Còn khi chưa được khai ngộ, nghĩa là chưa vững đường đi thì không nên tự nhập thất. Vì khi cái tâm của mình chưa khai, những phiền não của mình chưa giải tỏa được, mà vội vã nhập thất, thì không nên! Vì nếu thành tựu được thì tốt, nhưng nếu lỡ có những chuyện gì trở ngại xảy ra thì không ai có thể giải cứu được!

 

Trong thời này đã mạt pháp rồi! Chúng sanh đều có nghiệp chướng sâu nặng, oán thân trái chủ nhiều. Khi nhập thất, về hình thức thì thấy hay, nhưng Hòa Thượng Tịnh Không nói rằng rất là nguy hiểm!...

 

Chính vì thế, tu hành chúng ta nên kết nhóm với nhau để niệm PhậtDiệu Âm cũng lấy lời khuyên đó mà nói với Thầy. Thầy thấy đúng, nên Thầy không muốn nhập thất nữa, và Thầy cũng dùng một hình thức tu tập tương tự như chúng ta. Diệu Âm nói với Thầy nên tìm khoảng chừng năm, mười, mười lăm người Phật tử cùng nhau ngày ngày tu hành niệm Phật. Thầy thì hướng dẫn người ta niệm Phật, người ta thì hộ pháp cho Thầy, tất cả cùng nhau niệm Phật. Đây là con đường mà chư Tổ khuyên chúng ta nên làm.

 

Ở đây chúng ta đang xây dựng một Niệm Phật Đường để niệm Phật, xin thưa thật là chúng ta phải cùng nhau đi từng bước, từng bước một. Muốn tương lai sẽ tu hành tinh tấn hơn, chúng ta không thể đùng một lúc thực hiện liền được, mà phải thực hiện từng bước, từng bước. Trước khi thực hiện những công phu tu hành tốt hơn, chúng ta cần phải giải tỏa những chướng ngại trước.

 

Thành lập một "Nhóm Niệm Phật" hay một "Đạo Tràng", xin thưa chư vị, khó dữ lắm! Như hôm qua mình nói, một người tự kiết thất một mình thường thì ai cũng khen hết, nhưng sau cùng thì dễ vướng phải những kết quả không theo ý muốn! Để tránh được những tình trạng đó, không có gì khác hơn là tự chính mình hãy cố gắng cởi bỏ những phiền não càng nhiều càng tốt, để cho khỏi bị vướng phải chướng ngại. Thứ hai nữa là chúng ta phải thành tâm cầu chư Long Thiên Hộ Pháp, chư Phật, chư Bồ-Tát gia trì. Thành ra, Diệu Âm đây khi làm bất cứ cái gì cũng đều chắp tay lại thành tâm nguyện cầu các Ngài gia trì. Vì chỉ có các Ngài gia trì mình mới có thể thành tựu, còn khi các Ngài la rầy thì nhất định chúng ta sẽ bị thất bại! Cho nên, kiết thất, làm đạo... thấy vậy chứ khó dữ lắm!...

 

Ngài Tịnh Không nói muốn kiết thất, thì người "Chủ Thất" phải là một người có bản lãnh. Nghĩa là sao? Nghĩa là người chủ thất phải có đầy đủ tâm lýđức độ, tín lực, sự nhạy bén... để cứu gỡ trong những trường hợp có người nhập thất bị trở ngại. Tại vì nếu không có những yếu tố này thì nhập thất rất dễ bị... theo như Ngài nói, là "Tẩu Hỏa Nhập Ma", và câu chuyện ngày hôm qua mình đưa ra là một chứng minh.

 

Hôm nay chúng tôi xin kể một vài câu chuyện khác để thấy rõ hơn. Có nhiều người sau một thời gian nhập thất rồi đi ra tuyên bố đủ thứ hết, như chọn ngày, chọn giờ vãng sanh. Nhưng sau cùng thì không có như vậy, mà kết quả thì ngược lại! Có những vị nhiều khi cũng có tới Tịnh Tông Học Hội tu hành với một thời gian cũng khá lâu, và có được những sự "Chứng Đắc" hơi lạ lùng! Rồi đi khoe ra khắp nơi, làm cho, phải nói là, có người phải nghiêng mình kính phục! Nhưng khi đối diện với ngài Tịnh Không thì chỉ nói chuyện có năm phút, Ngài đã mời ra khỏi đạo tràng, nhất định Ngài không chấp nhận! Khi có hiện tượng đó xảy ra làm cho người ta ngỡ ngàng!

 

Tại sao vậy? Thực tế, sau cùng người ta mới thấy rằng, Hòa Thượng giải quyết rất đúng. Vì sau khi bị mời ra xong, khoảng một vài tháng sau thì những người đó bị trở ngại vô cùng! Nếu thật sự đã được chứng đắc thì không bao giờ có chuyện đó đâu!

 

Chính vì vậychúng ta muốn được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc... thì xin thưa rằng, nên nhớ một điều là trước khi biết tu, chúng ta đã sơ ý tạo ra quá nhiều nghiệp ác với chúng sanh rồi, vay nợ máu với chúng sanh quá nhiều rồi, và mối oán thù sinh mạng này không dễ gì người ta tha thứ! Như vậy thì không dễ gì người ta lại nhẹ nhàng để cho mình ra đi vãng sanh đâu.

 

Chính vì vậychúng ta muốn vãng sanh thì luôn luôn phải nhớ, nhất định phải nhớ cẩn thận điều này, là chúng ta chỉ có thể tu từ đây cho đến ngày vãng sanh, nhưng những nghiệp đã tạo ra trong quá khứ bắt buộc phải trả. Nhưng khổ nỗi, nếu chúng ta phải trả những cái nghiệp đó thì chắc chắn không cách nào có thể vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc được. Chính vì vậy, Đức A-Di-Đà Phật đã cho chúng ta được "Đới Nghiệp Vãng Sanh". Đới nghiệp bằng cách nào? Đới nghiệp cũ chứ không phải đới nghiệp mới. Ngài Tịnh Không đã nói rõ ràng. Như vậy thì tốt nhất những tập khí, những phiền não chúng ta phải tìm cách rời ra, phải bỏ đi, để tránh tạo nên những nghiệp mới, càng tránh chừng nào càng tốt chừng đó. Còn nghiệp cũ thì sao? Phải thành tâm sám hối, sám hối dữ lắm. Sám hối bằng cách nào? Xin thưa là cũng một câu A-Di-Đà Phật mà sám hối.

 

Ở đây mỗi sáng sớm chúng ta có thời khóa hai giờ công phu, trong đó có ba mươi phút lạy Phật. Trong lúc lạy Phật như vậy, tâm chúng ta phải thành tâm sám hối, cuối giờ công phu phải hồi hướng tất cả những công đức này cho Pháp giới chúng sanh, cho những vị oán thân trái chủ trong nhiều đời nhiều kiếp. Và trong những lúc tu hành này, khi hồi hướng công đức như vậy, cũng giống như chúng ta khai thị cho họ, chúng ta điều giải với họ, nguyện cầu họ giải bỏ những oán thù đi, để cho ta thì được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc, còn họ thì kết được cái duyên đại lành đại thiện với A-Di-Đà Phật, nhờ cơ duyên này họ cũng được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc. Nếu họ đi vãng sanh trễ hơn ta, thì khi ta vãng sanh trước ta phải có cái tâm nguyện sẽ quay trở lại cứu độ họ. Nếu họ ngộ đạo trong lúc chúng ta hồi hướng công đức cho họ, có thể họ vãng sanh trước, thì họ về họ cứu lại chúng ta. Tại vì nên nhớ rằng, Pháp giới chúng sanh vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc đều trở thành A-Duy-Việt-Trí Bồ-Tát hết và khi họ đã vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc thì họ cũng thành Phật như ta.

 

Như vậy điều quan trọng để chúng ta hộ niệm cho một người dễ dàng được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc, thì luôn luôn nên nhớ rằng, đừng bao giờ để cho đến cuối cùng, lúc hấp hối, lúc lâm chung, hay lúc mê man bất tỉnh rồi mới kêu ban hộ niệm. Đến lúc đó, chúng ta vì nể tình cũng đành phải đi... cố gắng đi, nhưng một trăm phần, nhiều khi chưa tới được một phần để cứu được người đó vãng sanh!

 

Cho nên, khi chúng ta biết được phương pháp hộ niệmchúng ta biết được phương pháp tu, xin hãy cố gắng...

 

Một là buông xả cho nhiều, rất nhiều, buông xả cho hết những cái phiền não, những cái tập khí của thế gian.

 

Vào trong Niệm Phật Đường chúng ta phải cố gắng giữ thanh tịnh, nhiếp tâm niệm Phật, hỗ trợ cho nhau. Thật sự chính những nơi có năm người, bảy người... kết hợp lại này mới vững vàng cho chúng ta niệm Phật, chứ không phải là những nơi quá đông đảo. Ngài Ấn Quang nói, những nơi quá đông đảo thường thường... ví dụ như, lâu lâu kết hợp lại một ngày để gieo duyên thì được, chứ còn "Kiết Thất", theo như ngài Tịnh Không nói, kiết thất không thể nào kiết quá mười người, vì quá mười người thì có sự lộn xộn: ăn uống, nói chuyện, rầu rĩ... mỗi người mỗi khác đã khó rồi... Vì thế, chính những cơ sở nho nhỏ thanh tịnh này là những nơi, theo như ngài Ấn Quang nói, là những đạo tràng thành tựu trong thời mạt phápChúng ta nương theo Ngài làm đúng như vậy, và nhờ lực của đại chúng, đông thì quá phiền não, ít thì lực quá yếu cứu không nổi, chỉ vừa cỡ chừng năm, mười, mười lăm, hai chục người... cỡ đó thì hay nhất và chúng ta cũng cố gắng làm như vậy.

 

Nên biết rằng cái nghiệp chướng của chúng ta nhiều quá! Oan gia trái chủ nhiều quá! Xin hãy cố gắng tu hành thêm. Ngày hôm nay chúng tathông báo rằng, tháng 11 chúng ta cố gắng tu hai ngày, một ngày chủ nhật đầu tháng, một ngày chủ nhật giữa tháng để chúng ta tập luyện phương pháp tu và cố gắng hằng ngày ta gặp nhau để cùng cộng tu, trau dồi cái công phu để tiến dần, tiến dần... rồi sau cùng chúng ta sẽ tiến đến thực hiện phương pháp gọi là "Tu Công Cứ", có nghĩa là tập cho cái tâm chúng ta trói liền với câu A-Di-Đà Phật.

 

Công cứ là như thế nào? Ví dụ như chúng ta ráng cố gắng đạt được một ngày hai chục ngàn câu A-Di-Đà Phật, ba chục ngàn câu A-Di-Đà Phật. Cố gắng thực hiện như vậy, tùy sức của mình mà cố gắng. Những lúc làm công cứ này thì không kể những thời gian làm công khóa ở đây. Ví dụ, như đang tu đây chúng ta không được tính. Mỗi buổi sáng chúng ta có niệm Phật hai tiếng đồng hồ, không được tính. Những lúc nghe Pháp mà cũng niệm Phật, không được tính. Chỉ được tính, ví dụ như trong khoảng thời gian tu từ chín giờ sáng đến mười hai giờ, hoặc từ hai giờ chiều đến năm giờ chiều thì lúc đó chúng tathể tính vào công cứ được. Chúng ta có thể đi kinh hành, có thể đi dạo vườn... dạo vườn cũng như đi kinh hành, miễn là lúc đó chúng ta đang nhiếp tâm niệm Phật, thì cũng có thể áp dụng để tính vào công cứ được. Còn những lúc, ví dụ như thời khóa cộng tu từ sáu giờ tối đến tám giờ rưỡi tối, hoặc là từ năm giờ sáng đến bảy giờ sáng, không phải là công cứ.

 

Nhắc lại, lúc nghe Pháp không phải là công cứ, lúc coi ti vi, thái rau, bửa củi... không phải là công cứ.

 

Chúng ta phải tiến lần lần thực hiện điều đó. Muốn tiến lần lần đến đó, thì bây giờ phải rào đón trước, mở tâm trước, làm sao cho tâm của mình hòa với tâm Phật, làm sao cho câu A-Di-Đà Phật nhập lần nhập lần vào tâm. Chúng ta đang đi từng bước, từng bước để sau cùng tất cả mọi người khi nằm xuống, trong tâm của chúng ta chỉ còn có câu A-Di-Đà Phật để vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc...

 

Hộ niệm chính là như vậy.

 

Nam Mô A-Di-Đà Phật.

 

HỘ NIỆM LÀ MỘT PHÁP TU

(Tọa Đàm 21)

 

Nam Mô A-Di-Đà Phật,

 

Trong bài đại hồi hướng của Tịnh Tông Học Hội, cuối năm này chúng ta sẽ thực hiện, trong đó có một câu như thế này: “Đệ tử chúng đẳng - Bất thức Phật thân -Tướng hảo quang minh - Nguyện Phật thị hiện - Linh ngã đắc kiến”.

 

Có nghĩa là đệ tử chúng con không biết Phật thân như thế nào? Tướng hảo quang minh ra làm sao? Nên nguyện Phật hiện ra cho con được thấy. “Linh ngã đắc kiến”, câu này có nhiều người sơ ý đã thực hiện sai! Họ đã vô ý ngày ngày cứ cầu nguyện A-Di-Đà Phật hiện thân cho thấy. Một điều gọi là, “Y kinh giảng nghĩa tam thế Phật oan!”, chính là chỗ này! Nếu xem kỹ một chút, xích lên trên một chút xíu nữa, ta sẽ thấy có một câu văn khác nữa mà ta không hay, câu văn đó là:

 

“Đệ tử chúng đẳng hiện thị - Sanh tử phàm phu - Tội chướng thâm trọng - Luân hồi lục đạo - Khổ bất khả ngôn - Kim ngộ tri thức - Đắc văn Di-Đà danh hiệu - Bổn nguyện công đức - Nhất tâm xưng niệm - Cầu nguyện vãng sanh - Nguyện Phật từ bi bất xả ai lân nhiếp thọ”.

 

Có nghĩa là, đệ tử chúng con là phàm phu tục tử, tội chướng sâu nặng luân hồi lục đạo khổ không nói hết, hôm nay gặp được tri thức, biết được nghe được danh hiệu A-Di-Đà Phật, nên một lòng xưng niệm Cầu Nguyện Vãng Sanh. Nguyện Phật từ bi thương xótnhiếp thọ.

 

Kết hợp hai câu lại, tức lời nguyện này là ta nguyện: Khi con lâm chung, nguyện A-Di-Đà Phật phóng quang tiếp dẫn con về Tây Phương. Muốn cho con về Tây Phương không bị lạc thì con nguyện Phật hiện thân cùng với Quán-Âm - Thế-Chí để tiếp dẫn con về Tây Phương.

 

Rõ ràng lời nguyện này là nguyện khi lâm chung thấy A-Di-Đà Phật tiếp dẫn về Tây Phương. Cũng như trong những ngày chúng ta tu tinh tấn, có lời nguyện là: “Nguyện khi con lâm chung, không còn chướng ngại, tâm hồn tỉnh táo, biết trước ngày giờ, thấy A-Di-Đà Phật, Quán-Âm, Thế-Chí, chư Đại Hải Chúng, tướng hảo quang minh hiện thân tiếp dẫn...". Rõ ràngchúng ta dịch đúng kinh đúng nghĩa của chư Tổ.

 

Vì nhiều người đọc lời văn này của Tổ mà không để ý. Vừa thấy rằng, đệ tử chúng con chưa biết Phật thân tướng hảo quang minh như thế nào, nên nguyện Phật thị hiện cho con được thấy... Thì họ lấy câu này mà thực hiện liền. Vô tình thực sự họ đã đi sai kinh, không đúng theo lời nguyện của người niệm Phật chúng ta.

 

Nguyện là nguyện Vãng Sanh Tây Phương Cực Lạc. Đây là Chánh Nguyện, nhất định phải giữ cho vững. Vì để vững con đường vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc, không thể nào bị lạc theo con đường nào khác, cho nên ta phải quyết định là khi lâm chung chỉ đi theo A-Di-Đà Phật. Làm sao đi theo được A-Di-Đà Phật? Là nguyện cho Ngài hiện thân tiếp dẫn về Tây Phương Cực lạc. Lời nguyện chính là như vậy.

 

Tất cả lời nguyện của Tịnh Độ Tông đều là như vậy. Nếu đem lời nguyện này đưa tới những vị tu các pháp môn khác, có nhiều khi các Ngài giảng không được liễu nghĩa lắm! Ví dụ như, nếu một vị tu pháp tự lực, như Thiền chẳng hạn, thì nhất định các Ngài ít khi đồng ý với chuyện này. Nếu ta đem ra hỏi, thì nhiều khi các Ngài nói lệch ra khỏi con đường tiếp dẫn về Tây Phương Cực Lạc. Tại vì sao vậy? Vì các Ngài quyết lòng tự lực xóa tất cả nghiệp hoặc, diệt đoạn tất cả nghiệp hoặc để chứng “Chơn”, các Ngài không chấp nhận sự gia trì của Phật, các Ngài chỉ quyết tự tu tự chứng. Chính vì vậy khi lâm chung các Ngài không chấp nhận một người nào đến tiếp dẫn mình hết, mà tự mình tìm lấy con đường chứng đắc. Thực sự phải nói rằng, đây là một pháp môn tu rất cao. Nhưng đối với chúng ta thì chúng ta không làm nổi! Chính vì vậy, nếu sơ ý dựa vào những pháp môn khác mà mổ xẻ điều này, thì dễ bị sai lệch, và nhiều khi làm cho tâm hồn chúng ta bị chao đảo.

 

Pháp môn niệm Phật là pháp nhị lực. Lực của chúng ta là lực: Phàm phu tục tửTội chướng thâm trọng - Luân hồi lục đạo - Khổ bất khả ngôn!... Vì ta thấy rằng, lăn lộn trong lục đạo luân hồi quá khổ, mà tự thân chúng ta lại là tội chướng thâm trọng, nên không cách nào vượt qua tội chướng đó được. Chính vì thế chúng ta mới thành tâm "Nguyện Phật thị hiện cho con được thấy", "Nguyện Ngài thương xót đừng bỏ chúng ta, tiếp dẫn chúng ta về Tây Phương Cực Lạc". Đó là tha lực của Phật cứu chúng ta về Tây Phương.

 

Người niệm Phật được thoát vòng sinh tử, được đi về Tây Phương là nhờ đại nguyện của đức A-Di-Đà. Mình nương theo đại nguyện của Ngài, cầu Ngài đến tiếp dẫn, hoàn toàn khác với cách tu của các vị tự lực tu chứng. Các vị đó có một ý niệm rất rõ rệt là: “Phùng Phật sát Phật, Phùng ma sát ma”.

 

Có nghĩa là khi thấy Phật hiện ra họ cũng "Sát" luôn, không chấp nhận. Thấy Ma hiện ra cũng sát luôn. Cho nên, pháp tu đó là pháp tự lực, tự lăn xả vào rừng nghiệp quyết đoạn cho hết "Nghiệp Hoặc", gọi là "Sát Tặc", để chứng chân thường.

 

Vì hai pháp môn khác nhau, đường tu khác nhau, nên khi tu hành ta cần phải biết "Trạch Pháp". Đối với người niệm Phật, điều quan trọng nhất là chúng ta phải có tâm CHÂN THÀNH, CHÍ THÀNH, CHÍ KÍNH để cảm ứng được với đại nguyện của đức A-Di-Đà Phật. Nhờ sự cảm ứng này mà ta được Ngài tiếp độ về Tây Phương.

 

Có một số người thường đưa ra vấn đề“Thiền Tịnh song tu", "Mật Tịnh song tu". Ngài Tịnh Không cũng cứng rắn khuyên rằng, đi đường nào phải đi một đường, đừng nên đi hai đường, tại vì đi hai đường sau cùng cũng dễ bị trở ngại! Tại vì sao như vậy? Tại vì Thiền thuộc về tự lực, Tịnh thuộc về nhị lực. Nếu chúng ta đi chuyên về Tịnh-độ thì cần chuyên lòng niệm Phật cầu Phật gia trì tiếp độ vãng sanh. Nếu chúng ta đi về tự lực, tức là tự mình lăn xả vào vòng vây của địch để "Sát Tặc", tức là sát nghiệp, đoạn cho hết nghiệp hoặc để tự mình chứng đắc, không cần nhờ vào Phật lực gia trì. Như vậy hai điều này có chỗ hơi loạng choạng, là đến lúc lâm chung, ta không biết chọn lựa cách nào để đi? Một là đi về Tịnh-độ thì cầu A-Di-Đà Phật, hai là đi về tự lực là tự mình chứng đắc... Lúc đó tự nhiên dễ xảy ra sự phân đo, làm cho những người song tu Thiền-Tịnh bị khó khăn!

 

Ngài Tịnh Không nói, hễ...

 

Tu Thiền thì một đường Thiền mà đi. Tu Mật thì một đường Mật mà đi. Tu Tịnh một đường Tịnh mà đi.

 

Cái nào một cái thì sau cùng chúng ta sẽ dễ dàng giải quyết vấn đề trước những giây phút lâm chung.

 

Ở đây chúng ta đang nói về hộ niệm, tức là nói đến những giây phút lâm chung... Diệu Âm xin kể ra một câu chuyện có thật đã xảy ra như thế này, và tự mình thấy rằng, cứ một lần nghe một câu chuyện như vậy, thì tự nhiên có một chút ngộ...

 

một lần đi đến một tự viện kia, tự viện đó đang tu "THIỀN TỊNH SONG TU", tức là Thiền và Tịnh đều tu song song với nhau. Đến khi vị Sư Phụ bị bệnh, đưa Sư Phụ vào bệnh viện và Ngài bị mê man bất tỉnh. Từ đó mới xảy ra một chuyện như thế này: Những vị thích về Tịnh-độ thì muốn hộ niệm cho Sư Phụ, những người tu Thiền thì không chấp nhận sự hộ niệm đó, mới đưa đến một cuộc bàn cãi... Một vị nói, “Bây giờ Sư Phụ đã bịnh nặng lắm rồi, nên đem về tự viện để lo hộ niệm cho Ngài vãng sanh”. Thì liền có một vị khác nói: “Thầy muốn niệm Phật cho Sư Phụ chết để Thầy giành cái chùa phải không? Thầy muốn lấy cái chùa phải không?!”.

 

Đây là một sự việc có thật đã xảy ra. Đứng trong tình cảnh đó thì chúng ta sẽ làm như thế nào đây? Rõ ràng không cách nào có thể hộ niệm được! Vô tình một vị Sư Phụ ở trong bệnh viện... đã bị bỏ rơi trong một tình trạng hết sức khó khăn! Khi nghe được câu chuyện này, làm cho Diệu Âm giật mình tỉnh ngộ. Thôi đúng rồi! Ngài Tịnh Không nói rõ ràng đúng: “Đường nào phải đi một đường”.

 

Nếu biết mình là người phàm phu tục tử, tội chướng thâm trọng, thì hãy cố gắng kết hợp những người biết niệm Phật, chuyên tu, tha thiết một đường vãng sanh, để khi mình nằm xuống thì bên cạnh mình có những người biết niệm Phật, quyết lòng vãng sanh, quyết cầu vãng sanh ở sát bên mình để khuyên răn mình, để dỗ dành mình, để nâng đỡ mình thì mình mới có khả năng niệm được câu A-Di-Đà Phật mà ra đi.

 

Chính vì vậy, xin thưa chư vị: HỘ NIỆM TỐI QUAN TRỌNG!

 

chúng ta tu hành tốt tới đâu đi nữa, nếu không có sự hộ niệm, không có người giúp đỡ đường vãng sanh ở trước những giờ phút ra đi, chắc chắn chúng ta bị khổ nạn! Vì vậychúng ta phải quyết lòng củng cố phương pháp hộ niệm để cứu nhau, để mỗi người đều được vãng sanh về Tây Phương Cực lạc.

 

Nam mô A-Di-Đà Phật.

 

HỘ NIỆM LÀ MỘT PHÁP TU.

(Tọa Đàm 22)

 

Nam Mô A-Di-Đà Phật,

 

Vào khoảng khuya tối hôm qua Diệu Âm có nhận được một cuộc điện thoại từ bên Canada, vị gọi đó là một Ni Sư đã xuất gia, thọ giới, theo như Ngài nói, là hai mươi lăm năm. Cũng theo như Vị Ni Sư nói là tình cờ Ni Sư đã nghe được cái đĩa "Khuyên Người Niệm Phật" mới thấy việc vãng sanh quá quan trọng và nhất là cái việc hộ niệm không thể nào chậm trễ được! Cho nên Ni Sư điện thoại qua và ngỏ ý kêu Diệu Âm qua bên Canada càng sớm càng tốt, để giúp cho Ni Sư về phương cách hộ niệm.

 

Vì công việc cũng hơi bận bịu nên chưa dám nhận lời, thì Ni sư mới nói rằng, bây giờ để Ni Sư đi về Việt Nam trước, rồi từ Việt Nam sẽ bay qua tại Niệm Phật Đường này để tu chung với chúng taDiệu Âm đồng ý và nói, thôi bây giờ Ni Sư cứ qua đây đi rồi mọi chuyện thì từ từ mà tính.

 

Một vị Pháp Sư khi vừa biết được đường vãng sanh, liền thấy rõ cái phương pháp hộ niệm quá quan trọng. Ni Sư đã bảy mươi lăm tuổi rồi, không biết ngày nào ra đi, và nếu ra đi mà những người chung quanh không biết phương pháp hộ niệm, thì Ni Sư cảm thấy không an lòng! Chính vì vậyNi Sư muốn sớm được biết hộ niệm.

 

Một cú điện thoại cũng làm cho Diệu Âm giật mình và thấy rằng là cái nhu cầu của Ni Sư nó hợp với cái đề tài chúng ta đang nói. Nhất định chuyện hộ niệm cho chính ta và cho người thân của chúng ta không thể nào chậm trễ được. Theo như Ni Sư nói, nếu sơ ý lỡ vô thường nó đến bất ngờ!... Ni Sư nói tiếp, ở đây thì có người tu, có chùa, nhưng mà người ta không biết hộ niệm!...

 

Chúng ta đang khai thác vấn đề hộ niệm thì chúng ta được an lòng, khi xả bỏ cái báo thân này chúng ta sẽ có những người biết hộ niệm bên cạnh để hỗ trợ. Ngày hôm qua chúng ta đưa ra một câu chuyện, một vị Sư Phụ khi cuối đời gặp những người đệ tử bất đồng ý kiến. Người này thì muốn hộ niệm, người kia thì cản không cho hộ niệm. Sau cùng rồi thì Ngài cũng đành phải chấp nhận một hiện tượng khó khăn, dù là cả một đời tu tập!

 

Chính vì vậy, khi tìm hiểu sâu về hộ niệm, mới thấy nó quan trọng vô cùng. Hôm trước có nói qua vấn đề là khi xả bỏ báo thân chúng ta phải theo A-Di-Đà Phật và nhất định phải theo Ngài và cầu Ngài ứng hiện ra để chúng ta theo thì con đường vãng sanh không bị lạc. Hòa Thượng Tịnh Không có nói, dù cho Đức BổnThích-Ca Mâu-Ni Phật hiện ra chúng ta cũng không được theo. Ngài nói trên pháp giới này A-Di-Đà Phật là người phát đại thệ tiếp độ chúng sanh về Tây Phương Cực Lạc. Vì cái đại thệ của Ngài quá ư rộng lớn, nên không có ai có quyền giả dạng giả danh Ngài để mà gạt chúng sanh. Nếu người nào giả dạng Ngài thì bị Thần Hộ Pháp trị liền.

 

Còn giả dạng những vị khác thì sao? Thật ra cũng đều do Nhân Quả của chính ta! Thứ nhất là vì tâm chúng ta quá vọng động, thường cứ chấp trước vào những hình thức, cho nên vừa thấy đỏ đỏ, tím tím, vàng vàng nào đó thì vội vàng chấp vào cho là Phật này Phật nọ, chứ thật ra thì chính mắt chúng ta chưa bao giờ thấy được. Thứ hai là trong nhiều đời nhiều kiếp chúng ta gạt chúng sanh để sát hại họ, thì cái nhân này chúng ta phải chịu lấy cái quả tương ứng. Cái nhân gạt người thì cái quả là người cũng gạt lại ta để họ trả cái mối thù sát hại sinh mạng. Chính vì vậy, khi ta bị gạt vào những tình trạng đó cũng là nhân quả của chính mình. Nhân Quả của chính mình thì mình phải lo lấy, chứ còn các vị Hộ-Pháp không có thể nào xen vào cái chuyện Nhân Quả chúng ta được.

 

Đây cũng là một lời pháp rất sắc bén để chúng ta nhận định rõ rệt là khi ra đi ta chỉ được theo A-Di-Đà Phật. Hôm qua nói về lời nguyện cầu Phật hiện thân cho thấy, đây là thấy trong lúc lâm chung. Xin nhắc lại là chớ nên hiếu kỳ, đừng nên ngày đêm nguyện cầu thấy được Phật. Vì tất cả những người hiếu kỳ đó thường thường đều đi đến chỗ trở ngại trong giờ cuối cùng, làm cho họ có thể rất là khó khăn!

 

Hôm nay chúng ta đi tiếp một cái đoạn văn nữa rất là nhỏ nhưng mà cũng rất là quan trọng, đó là lời nguyện, gọi là nguyện Phật thị hiện "Tướng Hảo Quang Minh", chư Bồ Tát thị hiện với "Tướng Hảo Quang Minh" nữa lạ lắm. Quý vị nghe những lời nguyện vãng sanh của chư Tổ khi hồi hướng, trong đó có từng điểm từng điểm quan trọng lắm chứ không phải là các Ngài nguyện tùy thích đâu. Tức là nguyện Phật thị hiện cho con được thấy và nguyện thấy "Tướng Hảo Quang Minh", đây là một điều rất là quan trọng.

 

Thường thường, như chúng ta đã biết về phương pháp hộ niệm thì mỗi một pháp môn có mỗi cách hộ niệm khác nhau. Cho nên nếu chúng ta tu học theo pháp môn Tịnh-độ để trở về Tây Phương Cực Lạc thì chúng ta nhất định phải nghiên cứu về Di Đà Tịnh-Độ, nghiên cứu về đại nguyện của Đức A-Di-Đà, nghiên cứu những lời khai thị của những vị Tổ Sư trong Tịnh- Độ Tông. Có như vậy chúng ta hộ niệm mới chính xác được.

 

Nhiều người sơ ý, khi nghe nói tới hộ niệm thì vội vã chạy tìm tất cả những sách vở người ta nói về hộ niệm đem ra nghiên cứu, sau cùng rồi thì ứng dụng sai! Vô cùng sai!

 

Như hôm qua chúng ta đưa ra một câu chuyện, là các vị tu tự lực họ không bao giờ chấp nhận theo một vị Phật nào hết. Tại vì họ tự lực tu chứng mà. Họ không chấp nhận theo vị Phật nào thì A-Di-Đà Phật xuất hiện ra họ cũng không chấp nhận luôn. Cho nên mới có câu: "Phùng Phật Sát Phật, Phùng Ma Sát Ma" là như vậy. Họ không theo đâu. Nếu chúng ta đem những chuyện hộ niệm của Tịnh-Độ Tông mà hỏi một vị mà họ không tu theo Tịnh-độ thì nhất định các Ngài sẽ nói theo cách khác, làm cho tâm hồn chúng ta có thể sẽ bị chơi vơi, chao đảo!

 

Ví dụ như các vị tu theo pháp Tiểu-Thừa, thì theo như ngài Hòa Thượng Trí Tịnh giải thích, các Ngài đó chỉ nghiên cứu những kinh điển của Đức Bổn Sư nói trong Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới, nói trong cõi Ta-bà mà thôi. Các Ngài đó không biết đến những vị Phật trên mười phương Pháp giới. Còn chúng ta tu theo Tịnh-độ Tông là tu theo Đại-Thừa Giáo, Phật nói rộng trên mười phương pháp giới. Chính vì vậy mà có nhiều người nói rằng là không có Phật A-Di-Đà, nghe vậy thì ta nên hiểu rằng các vị đó thực ra họ tu theo các giáo phái thuộc về Nhị-Thừa, họ chỉ y cứ những kinh điển ở trong cõi Ta-bà này thôi. Nếu mà họ không xem qua kinh Đại-Thừa, thì họ không biết chuyện hộ niệm này đâu.

 

Rõ rệt!... Cũng là trong Phật Giáo nhưng có tới tám mươi bốn ngàn Pháp môn tu tập. Chúng ta tu theo pháp niệm Phật đi về Tây Phương thì nhất định chúng ta chỉ nên y cứ vào pháp hộ niệm của chư Tổ Sư trong Tịnh-độ thì chúng ta hộ niệm mới chính xác và mới cứu người vãng sanh được.

 

Trở lại vấn đề hết sức quan trọng hôm nay. Tại sao các Ngài thường nguyện là "Tướng Hảo Quang Minh"? Ngay trong lời nguyện của ta cũng vậy, "Nguyện khi con lâm chung không còn chướng ngại, biết trước ngày giờ, thấy A-Di-Đà Phật, Quán Âm, Thế Chí, Chư Đại Hải Chúng, Tướng Hảo Quang Minh hiện thân tiếp dẫn...". Vì thật sự là có nhiều pháp môn thuộc về tự lực họ không bao giờ chấp nhận một tha lực nào hết. Trong pháp tu của họ, tất cả mọi cảnh giới đều chỉ là sự thử thách của tâm họ mà thôi! Cũng giống như một người chiến sĩ ra giữa trận tiền thì lúc nào cũng phải xem chừng kẻ địch, chứ ít khi thấy những người hiền lương như người ở quê nhà. Chính vì vậy mà… có nhiều cái pháp hộ niệm người ta diễn tả một vị Bồ-Tát có hình tướng dễ sợ lắm. Thật sự có tài liệu nói như vậy. Họ diễn tả A-Di-Đà Phật có thân tướng đen, có cặp mắt to, có sừng luôn!... Người ta nói vậy đó. Người ta nói là ánh sáng của Phật chói chang, nhìn vào muốn nổ con mắt, còn ánh sáng của Ma Vương lại mềm mại, uyển chuyển. Nghe vậy, có nhiều người hỏi, như vậy thì chúng ta biết tin ai? Người thì nói ánh sáng của Phật dịu dàng, còn có người thì nói quang minh của Phật chói chang, như vậy mình biết tin theo ai?

 

Thật ra, đó là do phép tu của họ mà nó biến ra như vậy. Phật gọi "NHẤT THIẾT DUY TÂM TẠO". Với Tịnh-Độ Tông chúng ta luôn luôn khiêm nhường, thành kính. Nhìn hình tướng A-Di-Đà Phật, Quán-Âm, Thế-Chí trên bàn thờ, quý vị thấy khuôn mặt của các Ngài luôn luôn hiền từ và lúc nào nhìn các Ngài thì mình cảm thấy an lành liền. Nhưng khi vào những tự viện khác, nhất là đi vào các giới Mật-Tông, quý vị sẽ thấy những hình tượng khác liền! Họ diễn tả những khuôn mặt của Phật không hiền, và hình tượng của những vị Kim-Cang Tát-Đõa dữ lắm. Thật ra đó là những biểu tượng nói rằng: Cái ma chướng, cái nghiệp chướng, cái vọng tâm của mình nó "Dữ" như vậy đó!...

 

Để đối trị với những chướng nạn này, phương cách của họ là quyết lòng lăn xả vào vòng nghiệp chướng để:

 

 Phá nó. Tiêu nó. Phải chiến thắng nó thì mình được chứng đắc. Nếu không chiến thắng thì mình phải chịu thất bại!

 

Còn phương pháp của Tịnh-Độ Tông thì không phải nhào vào trong nghiệp chướng để phá nghiệp chướng, diệt nghiệp chướng để vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc, mà phương pháp của Tịnh-Độ Tông chúng ta là:

 

 Ly cái nghiệp ra. Ly cái khổ ra. Xa lìa cái nghiệp chướng đi. Tất cả những cảnh ác… mình xa lìa đi.

 

Mình trở về cái cảnh giới an nhiên thanh tịnh, gọi là "Tâm Tịnh Quốc Độ Tịnh". Vì chúng ta xa lìa trận tiền ra, nên chúng ta mới trở về được cái hậu phương an lành. Hậu phương chúng ta luôn luôn có các vị Bồ-Tát, có chư Thiên-Long Hộ-Pháp, có quang minh của Phật che chở, cho nên người niệm Phật thường ở trong cảnh giới hiền từ. Kinh của Tịnh-độ nói, khi về trên Tây Phương thì chúng ta gặp Chư Thượng Thiện Nhân.

 

Còn các Ngài tu tự lực quyết phá nghiệp để về Niết-Bàn, cũng là Chư Thượng Thiện Nhân đó, nhưng trước khi về đó, các Ngài thường thường gặp quỷ Tiêu-Diện trước. Quỷ Tiêu-Diện đó thật ra là Quán-Thế-Âm Bồ-Tát, nhưng mà cái tâm cơ của con người quá ư khắt khe, nên Ngài mới thị hiện ra hình tướng như vậy!

 

Biết như vậy rồi thì chúng ta đừng nên nghiên cứu rộng, nhiều khi không hiểu lỡ lạc vào con đường khác thì bị trở ngại! Có nghĩa là chúng ta một lòng cầu A-Di-Đà Phật phóng quang tiếp độ. Ngài đại từ đại bi thì quang minh của Ngài cũng đại từ đại bi. Tâm của chúng ta hiền lành, chất phát, thật thà, chí thành, chí kính thì ứng vào cái tâm đó, A-Di-Đà Phật cũng ứng hiện ra những quang minh hiền lành tươi mát để cứu độ chúng ta. Hòa Thượng Tịnh Không nói, ánh sáng của Phật lúc nào cũng nhu nhuyễn, hiền hòa, còn ánh sáng của Ma Vương thì giống như có gai, làm nổ con mắt. Nói vậy là Ngài ứng vào Tịnh-Độ Tông để khai thị cho chúng ta.

 

Như vậy khi ra đi chúng ta cứ nhìn A-Di-Đà Phật. Ngài sẽ hiền hòa giống như tấm hình đó ứng hiện ra mà cứu chúng ta về Tây Phương. Đó gọi là "Tướng Hảo Quang Minh".

 

Nhớ lấy những điểm này, chớ nên nghiên cứu mà có thể gặp những chuyện trở ngại. Tại vì rất nhiều, xin thưa thật là có rất nhiều phương pháp hộ niệm khác lạ lắm! Chúng ta không nên sơ ý áp dụng vào mà nhiều khi bị trở ngại, không được vãng sanh.

 

Nam Mô A-Di-Đà Phật.

 

HỘ NIỆM LÀ MỘT PHÁP TU

(Tọa Đàm 23)

 

Nam mô A-Di-Đà Phật.

 

Ngày hôm qua chúng ta có nhắc đến vấn đề hộ niệm có nhiều phương pháp, chứ không phải một.

 

Một pháp môn tu, một tôn giáo, một xứ sở… đều có cách hộ niệm riêng của họ, khác nhau chứ không phải giống nhau. Sở dĩ khác nhau như vậy là vì cái chủ đích của họ khác nhau. Ví dụ như bên Thiên Chúa Giáo là người ta giúp đi về một cảnh Trời, bên các Tôn Giáo khác người ta giúp về cảnh Người, còn ở đây thì chúng ta giúp cho một người khi xả bỏ báo thân đi về cảnh giới Tây Phương Cực Lạc với A-Di-Đà Phật. 

 

Ngay trong Phật giáo chúng ta, vì pháp môn tu khác nhau, cho nên cách hộ niệm cũng khác nhau. Chính vì thế, nếu chúng ta một lòng một dạ muốn vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc, thì phải nắm cho rõ cái phương pháp hộ niệm của Tịnh-Độ Tông để đưa người hữu duyên đi thẳng về Tây Phương Cực Lạc với A-Di-Đà Phật. Trong kinh nói, ta vãng sanh về được Tây Phương Cực Lạc thì trong một đời, có nghĩa là chúng ta không còn một đời nào khác nữa, sẽ thành tựu đạo quả.

 

Vì pháp môn khác nhau kèm theo những cách hộ niệm tương ứng khác nhau, nên khi nghiên cứu về hộ niệm xin chư vị cần cẩn thận, đừng nên sơ ý. Cách đây cỡ chừng mấy năm, chính Diệu Âm đã đọc được hai tài liệu nói về pháp hộ niệm rất là khác lạ! Ví dụ như người ta nói, khi một người sắp chết thì tới đè chỗ động mạch cổ, hễ thấy máu chạy lên thì mở ra, máu chạy xuống thì chận lại, đừng cho máu chạy xuống(?). Họ nói, máu chạy lên đầu thì thần thức sẽ theo máu chạy lên đầu. Sau đó thì phải cạo một điểm lở tại đỉnh đầu cho máu chảy ra, để thần thức theo đó mà thoát ra ngoài?!...

 

Rõ ràng là trong Tịnh-Độ Tông không có nói chuyện này, và trong kinh Phật cũng không có nói đến chuyện này, nhưng lại có người đã viết ra sách hướng dẫn làm như vậy. Lúc xem sách đó thì kiến thức hộ niệm của tôi cũng chưa có vững lắm, nhưng thấy rằng đây là điều không được tự nhiên, nên Diệu Âm không dám làm theo, và đã gói cuốn sách đó cất đi, không có dám phổ biến ra.

 

Như hôm trước mình có thông báo, có những người hộ niệm nhưng lại dùng cái phương thức gì riêng của họ, mình không biết! Với người chết mới có 2 tiếng đồng hồ, họ dùng cái ngón tay ấn vào những huyệt đạo của xác người chết, và người ta kể lại rằng họ ấn đến nỗi thịt lún vô... Phương pháp này cũng không thấy nói trong Tịnh-Độ Tông, trong kinh sách của Tổ Sư để lại cũng không thấy nhắc nhở tới chuyện này.

 

Chính vì vậy, ngày hôm qua mình đã nhắc nhở nhau là chớ nên hiếu kỳ, đừng cứ nghe đâu làm đó, đừng thấy sách nào có chữ "Hộ Niệm" cũng đem ra nghiên cứu, rồi áp dụng mà nhiều khi bị sai! Từ chỗ sai đó có thể dẫn đến những điểm nguy hiểm mà không hay!...

 

Trong thế gian cũng có những phương pháp hộ niệm hơi lạ lắm! Ví dụ như khi có người chết người ta đem một nải chuối, để trên bụng của xác chết, rồi đem một con dao đè lên. Ví dụ, có một lần ban hộ niệm kia được mời tới hộ niệm, chị trưởng ban hộ niệm có điện thoại cho tôi, lúc đó tôi đang ở Việt Nam. Chị nói rằng, anh Diệu Âm ơi! Chỗ đó người ta mời chúng tôi đến hộ niệm, nhưng người ta để một nải chuối lên bụng rồi đè lên một con dao thật to. Như vậy bây giờ làm sao đây? Các vị hộ niệm không dám nêu ý kiến... Diệu Âm mới trả lời trong điện thoại rằng: "Thôi! Bây giờ nói với các vị đó, thay vì để con dao thì còn yếu lắm, hãy lượm một quả lựu đạn để lên!... Tại vì quả lựu đạn nó mạnh hơn!”...

 

Chúng ta phải hiểu rằng, hộ niệm vãng sanh về Tây Phương nó có nguyên tắc, nó có quy luật đàng hoàng, chứ không phải cứ nghe tới hộ niệm rồi cái gì cũng nghiên cứu, cái gì cũng áp dụng được... Thật sự nhiều khi bị sai!

 

Có nhiều người khi nghiên cứu bên Mật-Tông, nhất là bên Mật-Tông, phương pháp hộ niệm của họ hơi giống như một pháp chiêu hồn, rất là thần bí! Chỉ có các vị Pháp Sư ở đó biết mà thôi, chúng ta không biết được! Nếu không biết mà chúng ta đem những cảnh giới của họ giảng giải và hướng dẫn cho thần thức người đó đi, thì coi chừng thần thức bị lạc đường! Vì nên nhớ, đã là “MẬT” thì không dễ gì mà chúng ta hiểu đâu! Không hiểu mà áp dụng bừa bãi thì rất là trở ngại! 

 

Xin thưa thật, có nhiều nơi đi hộ niệm, nhất là các vị ưa nghiên cứu, tự nghiên cứu lấy rồi đem ra áp dụng. Khi gặp Diệu Âm, thì tôi cũng nói thẳng thắn rằng, những điều này tôi không biết, nên tôi không dám khuyến khích áp dụng. Tại vì, khi áp dụng một phương pháp, chúng ta cần phải nắm cho vững, phải biết cho rõ, có “” có “SỰ” đàng hoàng mới được. Còn mà cứ mở một cuốn sách ra, chưa rõ là người ta tu như thế nào, cứ thấy đến là áp dụng, có thể sẽ dẫn dắt cái thần thức của người đó đi vào chỗ hết sức là nguy hiểm!

 

Chính vì vậy khi chúng ta hộ niệm cần hiểu rõ phương pháp. Khi nghe và hiểu được những vấn đề này, quý vị có thể càng ngày càng vững tâm hơn. Phải nắm cho vững là cái pháp tu chính trong Tịnh-Độ Tông chúng ta là CẦU VÃNG SANH, cầu A-Di-Đà Phật phóng quang tiếp độ. 

 

Chúng ta có những phương pháp tu, ví dụ như: “Quán Tượng Niệm Phật", "Trì Danh Niệm Phật", còn pháp "Quán Tưởng", "Thật Tướng" thì quá cao... chúng ta không có dám đem ra phổ biến tại đây.

 

"Quán Tượng" nghĩa là gì? Là chúng ta nhìn hình Phật, làm cho những nét của hình đó ăn sâu vào tâm của chúng ta. Ví dụ như trong khung cảnh Niệm Phật Đường của chúng ta, chung quanh đều có treo hình Phật, nhờ vậy chúng ta đi hướng nào cũng thấy hình Phật, thì đây là chúng ta áp dụng phương pháp Quán Tượng. Quán Tượng Niệm Phật là dùng hình tượng đó tượng trưng cho A-Di-Đà Phật và chúng ta ghi sâu hình tượng đó vào lòng, để khi lâm chung thì một đồng tu hay ban hộ niệm đem hình Phật ra để trước mặt chúng ta rồi họ giới thiệu:

 

“Bác ơi! Chị ơi!… đây là A-Di-Đà Phật, Ngài sẽ phóng quang đến tiếp dẫn chị, tiếp dẫn bác… đi về Tây Phương” .

 

Và người bệnh đó cứ nhìn hình Phật cho thật rõ ràng. Thì khi “Tâm” của người đó mà thành, và “Sự” mà thèm muốn vãng sanh tha thiết thì A-Di-Đà Phật sẽ cảm ứng lời nguyện của người bệnh đó, chớ không phải cảm ứng lời nguyện của người hộ niệm.

 

Người hộ niệm chẳng qua là:

 

- Nhắc nhở cho người đó phát tâm Niệm Phật

- Nhắc nhở cho người đó tha thiết nguyện vãng sanh.

- Nhắc nhở cho người đó nhìn cho rõ hình Phật đó.

 

A-Di-Đà Phật sẽ nương theo cái tâm đó mà hóa hiện ra, tức là "Hóa-Thân" của Ngài, gọi là "Hóa Phật vô số ức" là như vậy. Ngài sẽ ứng hiện ra và chính người bệnh đó thấy được, có nhiều người có thể báo được, có nhiều người không báo được vì mệt quá.

 

Để cho người đó theo A-Di-Đà Phật mà đi vãng sanh thì Hòa Thượng Tịnh Không đã nói rõ ràng rằng, khi chư vị đã thấy A-Di-Đà Phật ứng hiện ra rõ rệt, thì chư vị cứ vững lòng theo Ngài mà đi vãng sanh, không sao hết, hoàn toàn không có chuyện gì trắc trở xảy ra hết. Còn như có một vị nào khác hóa hiện ra không đúng như hình Phật trước mặt, thì xin chư vị cứ làm lơ đi, một lòng nhiếp tâm niệm Phật, khi mà mình nhiếp tâm niệm Phật một tiếng, hai tiếng, ba tiếng... thì tất cả những hình tượng đó sẽ chao đảo liền, tại vì đó không phải là A-Di-Đà Phật, và không đúng là A-Di-Đà Phật thì nhất định phải chao đảo, tại vì khi cái tâm mình chân thànhcảm ứng, và trong lời niệm của mình phát ra hào quang, và A-Di-Đà Phật, chư Thiên-Long Hộ-Pháp gia trì vào đó, nên không có một người nào dám có thể vững lòngtiếp tục lường gạt người bệnh được.

 

Đây là những điểm mấu chốt rất quan trọng để khi mình lâm chung, hoặc khi mình khai thị trước người bệnh cho vững vàng. Mình cũng vững vàng, người bệnh cũng vững vàng, thì họ sẽ dễ vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc. Nhớ rằng, thường thường trước những giờ phút lâm chung, vì có quá nhiều phương pháp hộ niệm khác nhau để hộ niệm cho người bệnh, nên luôn luôn chúng ta phải nhắc nhở người nhà chú ý. Ví dụ như ngày hôm nay có một người ở bên Mỹ, nói là người mẹ của họ đã sắp chết rồi mà người nhà thì chưa muốn mời ban hộ niệm đến. Họ đang lo hết chuyện này, đến chuyện nọ. Lo coi ngày, lo coi giờ, lo liên lạc với nhà quàn, lo đủ thứ hết… Sự lo lắng chỗ này chỗ nọ, thì đây cũng là phương pháp hộ niệm đó, nhưng mà hộ niệm để đưa thần thức vào con đường khổ ải, chớ không phải là hộ niệm để thần thức được vãng sanh!

 

Vậy thì, khi khai thị phải dặn dò người nhà nên nhớ là cần phải mời người hộ niệm, người hộ niệm phải đến bên cạnh người bệnh càng sớm càng tốt, đừng để quá trễ. Vì đến lúc đã quá trễ rồi thì ban hộ niệm không thể hướng dẫn cho người bệnh đi vãng sanh được!

 

Những lời này hoàn toàn chỉ là những điều hết sức cụ thể, mong cho chúng ta có thêm chút ít khả năng, có được tư thế để cứu độ đồng tu với nhau, cứu độ cho chính chúng ta được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc, đừng để bị sơ suất mà nhiều khi trở ngại.

 

Nam mô A-Di-Đà Phật.

 

HỘ NIỆM LÀ MỘT PHÁP TU

(Tọa Đàm 24)

 

Nam Mô A Di Dà Phật

 

Ngài Ấn-Quang Đại Sư có nói: "Bỏ đường tắt Tây Phương chín cõi pháp giới chúng sanh khó tròn cõi giác. Rời cửa mầu Tịnh- độ mười phương chư Phật không vẹn toàn độ khắp quần mê".

 

Ngài Pháp Đảnh Đại Sư có nói: "Thời mạt pháp này kinh sám không còn đủ lực nữa. Chỉ còn có câu A-Di-Đà Phật".

 

Chính đức Thích-Ca Mâu-Ni Phật nói: "Thời mạt pháp vạn ức người tu hành khó tìm ra một người chứng đắc. Người nào nương vào pháp niệm Phật thì thoát được luân hồi".

 

Chư Phật, chư Tổ đều dạy niệm Phật. Trong thời mạt pháp với cái hàng phàm phu tục tử như chúng ta, tội chướng sâu nặng, thì chọn pháp môn niệm Phậtchúng ta đã đi đúng. Trong tám vạn bốn ngàn pháp môn, nếu không niệm Phật thì nhất định với hạng tội chướng sâu nặng như chúng ta không thể nào tránh miễn con đường lục đạo luân hồi, mà trong đó tam ác đạo cũng có thể dự phần!

 

Tu đúng pháp môn, nhưng mà chúng ta cũng phải biết phương pháp hỗ trợ tích cực cho nhau khi xả bỏ báo thân, tức là phương pháp hộ niệm. Biết phương pháp hộ niệm mới có khả năng vãng sanh, còn không thì thực sự là khó! Biết cái pháp môn rồi nhưng còn phải ứng dụng cho đúng nữa. Như hôm qua chúng ta đã đưa ra những cái trạng huống hộ niệm sai lệch. Sai lệch đây không phải là nói chung mà là sai lệch con đường vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc. Tại vì rõ ràng là:

 

Mỗi pháp môn có một cái cách hướng dẫn.

Mỗi một chủng tộc có một cách hướng dẫn.

Một cái tôn giáo có một cách hướng dẫn

 

để đi vào cảnh giới mà họ mong muốn chứ không phải là hướng dẫn đi về Tây Phương Cực Lạc.

 

Chính vì vậy mà ta quyết lòng niệm Phật cầu vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc, thì ta phải áp dụng cho thật chính xác, đúng phương pháp hộ niệm của Tịnh-Độ Tông. Chư vị cũng từng được biết qua là trong Tịnh-Độ Tông chúng ta đã đưa ra phương pháp hộ niệm, mà hiện tại bây giờ rất nhiều người đang áp dụng và cái thành quả đã đưa đến không thể nào ngờ được. Hiện tượng vãng sanh hiện nay trên khắp thế giới, nhất là ở Việt Nam, đến nỗi bất khả tư nghì, nhiều khi chúng ta không thể làm kế toán được. Đây là một thực sự.

 

Như vậy thì chúng ta càng ngày càng phải vững tin vào pháp hộ niệm của chư Tổ để lại cho chúng tachính xác, thù thắngchúng ta cứ một mực như vậy mà đi, thì nhất định trong một đời này đi cho tới Tây Phương. Nếu mà phần tự lực chúng ta càng giỏi nữa càng tốt. Trong tháng tới niệm Phật đường ở đây thêm một ngày tinh tấn niệm Phật nữa mong chư vị đồng tu cố gắng tham gia để quyết lòng đi cho tới Tây Phương trong một đời này chứ đừng nên sơ ý, đó là phần tự lực của chúng ta. Còn cái phần giúp đỡ của ban hộ niệm, thì như hôm qua chúng ta đã nêu ra một số cái sơ suất trong khi hộ niệm, áp dụng sai. Thì hôm nay chúng ta cũng tiếp tục mổ xẻ nữa để tránh những sơ suất, nhất là những người không chịu áp dụng những lời dạy của chư Tổ trong Tịnh-Độ Tông, mà lại đem cái kiến thức của mình đã học hỏi được từ trong những sách báo, trong những kiến giải nào đó rồi ứng dụng vào phương pháp hộ niệm, có thể đưa đến tình trạng nguy hiểm.

 

Ví dụ như hôm qua chúng ta đưa tới một cái chuyện là một người mới có tắt hơi hai tiếng đồng hồ, mà một vị tới hộ niệm đã dùng cái phương thức ấn vào những huyệt đạo trong cái xác chết, mà như người đó nói, ấn đến nỗi lún thịt vào, và họ nói rằng nhờ ấn vậy mà người đó được vãng sanh! Thì xin chư vị là nếu gặp trường hợp như vậy nhất định chúng ta phải mở kinh mở sách ra, mở lời Tổ ra, nếu không có thì nhất định không được áp dụng. Có những cái mà người thế gian thường hay sử dụng là khi người bệnh sắp mất, họ chuẩn bị nào là nếp, gạo, đậu, vàng, bạc gì đó đổ đầy vào trong miệng người chết! Chuyện này trong kinh Phật không có nói và chư Tổ cũng không có dạy, xin chư vị nhất định đừng nên tham gia vào.

 

một lần tại Việt Nam, một người đã kể lại câu chuyện một vị đó đã hộ niệm cho một người như thế này, không biết là người đó đã đọc trong kinh nào của Phật mà dám áp dụng như vậy? Tức là khi mà người đó chưa tắt hơi, thì vị đó làm rất nhiều cái phép để cho người đó ra đi. Vì gia đình không biết cho nên tất cả đều phải tuân chỉ chứ không dám cãi. Thì khi người bệnh đó chết xong, cỡ một tiếng đồng hồ sau thì người đó mới kêu: "Chư vị mang đến đây một thau nước ấm và cho tôi xin một que củi dài cỡ đâu chừng 7-8 tấc để tôi làm phép tiếp dẫn linh hồn đi về Tây Phương Cực Lạc". Người nhà không biết cho nên hễ nói sao thì làm vậy, mới đem thau nước và cái cây tới, thì vị đó đọc chú gì đó không biết, rồi lấy cái cây gõ gõ gõ từ dưới chân gõ lên tới đầu. Khi gõ lên tới đầu, tức là lúc gõ đó thì người đó đã chết cũng hơn một tiếng đồng hồ, gần hai tiếng rồi mới làm vậy. Khi vừa gõ lên tới đầu, thì cái thân xác đó mới phun ra một cái vòi máu đỏ tươi tưới vào người thầy đó. Người đó liệng cái cây chạy ra ngoài giống như là điên khùng!... Đây là chuyện có thật đã xảy ra ở tại Việt Nam.

 

Quý vị thấy đó! Nhất định chúng ta phải đi đúng kinh. Chúng ta phải y giáo phụng hành lời Tổ, quyết không thể nào làm một điều gì sơ suất mà sai được. Trong pháp hộ niệm của Tịnh-Độ Tông hướng dẫn về Tây Phương nó khác cái pháp mà của thế gian áp dụng. Tôi ví dụ, thế gian người ta nói khi mà chết phải xoay cái giường quay đầu ra quay đầu vô gì đó để cho người chết đó đi không trở lại hay sao đó? Có rất nhiều người ứng dụng như vậy. Thì đây không phải là điều mà trong chư Tổ để lại, chúng ta không nên làm tới. Có những người nói rằng là nếu chết mà con cái không chịu khóc, con cái không chịu than thở làm cho người chết buồn, cho rằng là khi ta chết con cái không thương! Thì sự khóc lóc, kể lể bên cạnh người chết là một đại họa cho người ra đi. Như vậy thì khi biết được những điều này ta phải nghe lời Tổ. Con cái trong nhà mà thương cha thương mẹ thì khi cha mẹ ra đi quyết lòng hộ niệm, niệm Phật và khuyên người bệnh quyết lòng niệm Phật cầu nguyện vãng sanh thì sẽ được cảm ứng với đại nguyện của đức A-Di-Đà Phật để Ngài phóng quang tiếp dẫn về Tây Phương. Nếu mà con cái không chịu vâng lời, cứ lấy cái kiến thức thế gian ra áp dụng, khóc lóc... Thì xin thưa thực, người không biết tu, người không biết niệm Phật đến lúc chết đã chịu quá nhiều ách nạn, mà con cái khóc lóc làm cho tâm hồn họ thêm hãi kinh! Hồn bay phách lạc! Nhất định họ sẽ đi vào cảnh giới vô cùng đau khổ!

 

Chính vì thế gian không biết như vậy, cho nên mình cứ xét lại thử coi, hàng triệu người trên thế gian này ra đi, chắc chắn mình tìm không ra một người khi mà ra đi với cái thân tướng mềm mại, tươi hồng. Mình tìm không ra một người có hiện tượng là ra đi mà an lạc, gọi là thiện chung, không bao giờ có! Có nghĩa là sao? Có nghĩa là một vạn người đã ra đi trong quá khứ, một triệu người đã ra đi trong quá khứ, tìm chưa ra một người có thể trở lại cảnh giới người. Xin thưa với chư vị đây là sự thực! Chúng ta phải cẩn thận. Chính vì vậy hôm nay ta biết được cái phương pháp hộ niệm, xin chư vị đối với những điều cấm kỵ mà chư Tổ đã đưa ra chúng ta phải cần nắm cho vững.

 

Thứ nhất: Khuyên người còn sống hãy lo niệm Phật đi. Một vài chục năm trên thế gian này không bao nhiêu cả! Số mệnh chắc chắn đã có an bày rồi. Số mệnh gì? Thân nghiệp báo này chắc chắn sẽ có một ngày phải ra đi, không thể nào trốn chạy được. Nhưng nếu lơ là, không chịu tu hành, thì cái ngày ra đi đó sẽ xác định là bắt đầu một sự đại họa trong tương lai rất dài, dài vô cùng! Cho nên khuyên người nhà ráng lo tu hành. Tu hành trong thời mạt pháp này nhất định niệm câu A-Di-Đà Phật mới giúp ta thoát khỏi vòng sanh tử. Tập buông những cái gì của thế gian này xuống đi.

 

Thứ hai: Cố gắng con cái nên nghiên cứu hộ niệm đi. Hộ niệm là như thế nào? Là nhất định phải xoay quanh ba điểm TÍN-NGUYỆN-HẠNH. Tin tưởng cho vững vàng, phát Nguyện vãng sanh Tây Phương tha thiết và trì giữ câu nguyện A-Di-Đà Phật. Nhất định phải trì giữ, trì giữ ngày trì giữ đêm. Nếu mà trì giữ những cái khác nhất định bị lạc liền, và những điều cấm kỵ trong những lúc lâm chung phải nhớ. Đối với người ra đi:

 

  Không được quyến luyến thế gian.

 Không được ham thích thế gian.

 Không sợ chết.

 

Phải có tâm hồn thoải mái coi như việc chết sống đối với ta không có ý nghĩa nào cả. Ta liệng cái thân này để ta về với Phật, thì cái ngày đó là ngày ta giải thoát. Con cái trong gia đình phải nhớ những điều cấm kỵ: không được khóc, không được đụng chạm vào thân thể ít ra là tám tiếng đồng hồ. Nếu mà tám tiếng đồng hồ chưa viên mãn, thì con cái phải năn nỉ, lạy lục ban hộ niệm, xin họ hộ niệm thêm tám giờ nữa, để may ra người đó được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc.

 

Nếu mà chúng ta cứ làm như vậy. Tất cả những cái kiến giải của thế gian bắt đầu từ đây xin chư vị phải gạt hết ra, nếu không gạt ra, thì coi chừng khi hộ niệm cho người bệnh chúng ta áp dụng những cái kiến thức sai đó sẽ làm cho người bệnh, thay vì vãng sanh về Tây Phương, họ phải bị đọa lạc.

 

Mỗi ngày chúng ta cố gắng đi sâu một chút về những gì cụ thể của phương pháp hộ niệm. Mong tất cả chúng ta ai ai cũng nắm vững vàngchúng ta nhất định trong một báo thân này vãng sanh về Tây Phương một đời thành tựu đạo quả.

 

Nam mô A Di Đà Phật.

 

HỘ NIỆM LÀ MỘT PHÁP TU

(Tọa Đàm 25)

 

Nam mô A-Di-Đà Phật,

 

Hộ niệm vãng sanh, một sự thành tựu bất ngờ mà nhiều người có mơ, mơ cũng không tin! Pháp niệm Phật nó quá dễ và sự thành tựu nó quá dễ, dễ đến nỗi mà một người bình thườngnằm mộng, mộng cũng không gặp! Ấy thế mà người ta niệm Phật hộ niệm vãng sanh là thật sự, một cái thành quả đưa một người trong một đời thành VÔ THƯỢNG CHÁNH ĐẲNG CHÁNH GIÁC. Thật là thù thắng! Bất khả tư nghì!

 

Có nhiều người, vì nghiệp chướng sao đó không biết(?), họ không tin vào câu A-Di-Đà Phật! Người ta thắc mắc tại sao lại cứ niệm "A-Di-Đà Phật... A-Di-Đà Phật..." mà được vãng sanh dễ dàng như vậy?

 

Hôm trước đi qua bên Âu Châu có những người đưa ra ý kiến như thế này: Tôi thấy có người tu suốt cả cuộc đời, nhưng sau cùng khi ra đi họ không được vãng sanh, thì làm gì mà anh nói, cứ tới hộ niệm cho một người mà được vãng sanh? Tôi mới nói rằng, tại vì anh tu suốt cuộc đời mà anh không được vãng sanh cho nên tôi không tu theo anh. Tại vì anh tu bảy-tám chục năm, năm-sáu chục năm mà sau cùng anh thất bại, anh vẫn trôi lăn trong lục đạo luân hồi, thì bây giờ tôi theo anh, tôi tu năm năm, mười năm... làm sao tôi được vãng sanh? Làm sao tôi được thoát qua sinh tử luân hồi?

 

Cho nên câu hỏi này nó giúp cho tôi ngộ ra con đường tu hành. Tôi phải tu theo người nào mà người đó nói rằng, nếu anh tu giỏi anh sẽ được chứng đắc cao, anh tu trung trung anh sẽ được chứng đắc trung bình, anh tu tệ thì hạ phẩm hạ sanh anh cũng được phần, thì tôi sẽ theo người đó, vì được như vậy tôi mới có khả năng trong một đời này hy vọng thành tựu. Chớ bây giờ anh thố lộ ra rằng, anh tu suốt cuộc đời mà không được gì cả, thì tôi theo anh để được gì?

 

Pháp môn niệm Phật là pháp môn dễ hành mà dễ đắc. Sở dĩ dễ đắc là do sự gia trì của A-Di-Đà Phật. Có rất nhiều người không chịu tiếp nhận sự gia trì này, nên họ đành phải tu khổ cực cả một cuộc đời, nhưng mà sau cùng rồi con đường sinh tử vẫn còn nguyên vẹn, không thoát ra được! Vì không tin vào câu A-Di-Đà Phật có thể đưa một người vượt qua ách nạn của thân mệnh này, vượt qua những phiền não chập chùng, những oán nạn... mà họ không về tới Tây Phương Cực Lạc.

 

Nhiều người có biết qua phương pháp hộ niệm, nhưng họ lại ứng dụng đủ cách, họ vay mượn đủ cách hết, để sau cùng rồi họ cũng lại, thêm một lần nữa chứng nhận cho cái điều: Không tin rằng hộ niệm vãng sanh! Tại sao vậy? Tại vì, như hôm qua mình có nói, họ ứng dụng không đúng pháp!

 

Tôi xin đưa ra đây một vài ví dụ để sau này nếu chúng ta gặp thì phải cẩn thận. Có người nói rằng, niệm Phật cần phải kèm theo sự vận khí, vận hành khí huyết... Tức là làm cho "Mạch Nhâm", "Mạch Đốc" xoay chuyển để... làm cho cái gọi là đường sinh tử nó luân chuyển trong con người theo các "Luân Xa".

 

Ngài Ấn-Quang nói, niệm Phật là lo bề chân thành cầu Phật gia trì. Câu A-Di-Đà Phật là một năng lực đưa chúng sanh phàm phu vượt qua sinh tử, vượt qua tất cả những thứ phàm phu tục tử đưa về tới cảnh thánh Tây Phương. Chớ tại sao đã niệm Phật mà lại còn dùng những cái lực gì đó của chúng sanh để vận hành khí huyết, để rồi tiếp tục trôi lăn trong sinh tử luân hồi!

 

Ngài nói, niệm Phật mà để vận khí, vận hành huyệt đạo, mở luân sa... coi như để tạo Nhân Điển hay Nhân Điện gì đó, để tiếp nhận cái điển lực của vũ trụ... Ngài xác định đó là tà đạo!...

 

Vì vậy, có nhiều người không tin câu A-Di-Đà Phật đưa người vãng sanh, họ mới vận dụng cái đó để sau cùng rồi đành phải chịu thất bại! Thật là đắng cay!

 

Ở bên Tây có một người đưa ra một phương pháp như thế này, tôi xin tạm thời không nói ra phương pháp đó. Phương pháp đó tôi biết chắc chắn rằng không phải là từ trong kinh Phật, tại vì danh xưng của phương pháp đó không có trong tiếng Việt, cũng không có trong tiếng Hoa, mà âm của nó lại giống tiếng Đức hay tiếng Anh gì đó(?). Không có trong kinh Phật.

 

Vị đó nói, niệm Phật phải nhờ đến cái phép này hỗ trợ thì mới được vãng sanh. Nếu không có cái phép này hỗ trợ thì không được vãng sanh! Đã có nhiều người chạy theo cái phép đó. Tôi mới nói, cái pháp này không có trong kinh Phật, nên tôi không theo. Nếu có một cái pháp cao hơn pháp niệm A-Di-Đà Phật, thì chắc chắn đức Thế-Tôn cũng đã nói trong kinh rồi, cũng đã dạy cho chúng sanh rằng vào 500 năm lần thứ năm, tức là 2500 năm (sau khi Phật nhập diệt), sẽ cần có một cái pháp đó hỗ trợ vào pháp niệm Phật, thì chúng sanh mới được phước phần vãng sanh. Phật không có nói như vậy! Mà Phật đã nói, một câu A-Di-Đà Phật cứu độ chúng sanh trong chín pháp giới, không phân biệt lớn nhỏ, không phân biệt cao thấp, gọi là "Phàm Thánh Tề Thâu". Nhất định. Và cái pháp niệm A-Di-Đà Phật sẽ kéo dài đến vô lượng vô biên kiếp, chứ không phải chỉ bắt đầu từ lúc có A-Di-Đà Phật đến bây giờ, mới có mười kiếp là hết. Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật giới thiệu với chúng ta đến nay chưa tới 3.000 năm. Đâu có thể nào mà thay đổi lẹ như vậy?

 

Nếu thật sự, pháp niệm Phật mà còn phải nhờ vả đến một cái pháp nào khác hỗ trợ vào, thì chắc rằng A-Di-Đà Phật đã rời bỏ cõi Tây Phương rồi!

 

Tại vì cái lời thề của Ngài là người nào niệm danh hiệu của Ngài, trước khi rời bỏ báo thân niệm được mười niệm, nguyện vãng sanh với lòng kiên định như vậy, thì người đó sẽ được vãng sanh về Tây Phương, nhất định một đời thành A-Duy-Việt-Trí Bồ-Tát, chờ ngày thành Phật, gọi là Bất-Thoái-Chuyển để thành Phật. Ngài đã nói ra câu nói đó mà bây giờ phải nhờ tới một cái pháp nào khác, mà cái pháp đó lại từ bên Tây, từ bên Mỹ... đưa vào, thì rõ ràng Ngài phải rời bỏ Tây Phương rồi, Ngài xuống làm phàm phu rồi! Đâu có cái chuyện như vậy? Ấy thế mà nhiều người vừa mới nghe thấy hay hay thì chạy theo liền!...

 

Cho nên tôi khuyên các vị đó, nhất định trong thời Mạt Pháp này, xin chư vị phải "Y PHÁP", "Y KINH", không được "Y THEO NGƯỜI". Nếu chư vị y theo người, thì cái cơ hội vãng sanh Tây Phương Cực Lạc trong một đời này, ngay trong đời này chứ không đâu hết, nhất định sẽ luống qua! Tại vì sao? Tại vì niềm tin quá yếu! Vì không tin tưởng vào kinh Phật. Vì niềm tin quá yếu nên mới vay chỗ này mượn chỗ nọ. Người ta đã mượn những phương pháp lạ lùng quá rõ rệt như vậy mà cũng chạy theo! Trong khi kinh Phật đã nói minh bạch, Ngài Đại Thế Chí nói (Ngài Đại Thế Chí là vị đứng bên phải của đức Phật A-Di-Đà), Ngài Đại Thế Chí nói tức là đức Phật nói, là nhất định phải, "Thanh tịnh niệm câu A-Di-Đà Phật không được vay mượn cái gì khác, thì tâm tự khai mở", tức là tự chứng đắc. Ngài nói rõ rệt rằng, phải "Đóng hết sáu căn lại"... Thế mà, chư vị đời này vừa gặp được câu A-Di-Đà Phật, mới khởi tin chút chút mà đã bắt đầu:

 

Thấy cái này lạ lạ, chạy theo. Mở cái ý ra rồi!

Thấy sách kia hay hay, (mua về) nghiên cứu. Mở con mắt ra rồi!

Nghe chuyện gì hay hay, (hiếu kỳ) chạy theo. Mở cái tai ra rồi!

 

Không chịu đóng lại. Không chịu đóng lại thì nhất định không thanh tịnh! Không thanh tịnh thì bây giờ có niệm Phật cho suốt đời đi nữa cũng không được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc.

 

Cho nên xin thưa rằng, phương pháp hộ niệm thật sự là một pháp tu từ "A" cho đến "Z" luôn, từ đầu cho đến cuối luôn.

 

Trong khoảng mười năm nay Diệu Âm này đi khắp nơi hô hào về phương pháp hộ niệm. Người ta ứng dụng: Vãng sanh, vãng sanh, vãng sanh... Người nào tin tưởng vững vàng: Vãng sanh. Tôi qua bên Âu Châu tôi có dịp may, gặp người đó trên đường đi từ Đức qua Paris. Gặp người bệnh tôi ghé vào hộ niệm. Hộ niệm nhưng thấy ông ta còn tỉnh. Thôi được rồi, anh cứ tiếp tục niệm Phật như vậy tôi đi tiếp. Tôi đi rồi trở về, trở về trước khi mà ông ta tắt thở. Tôi đứng tôi khai thị rõ rệt trước mặt... Ông ta ra đi thoại tướng bất khả tư nghì! Rõ ràng "Mười niệm tất sanh".

 

Chúng ta ở đây nghiên cứu, thảo luận, bàn tán về vấn đề hộ niệm. Bàn rất kỹ, bàn chi tiết, chi tiết hơn các nơi đó rất nhiều, thì không lý nào mà chúng ta không được vãng sanh. Nếu tại chỗ này mà không được vãng sanh, xin thưa thực là:

 

Tại vì chúng ta không chịu y giáo phụng hành.

Tại vì chúng ta không chịu giữ vững niềm tin.

Tại vì hằng ngày chúng ta nghe những pháp hộ niệm này mà tỏ ra khinh thường, thấy quá đơn giản, quá dễ dàng!

 

Quá dễ dàng thì tại sao người ta lại bỏ ra cả bao nhiêu ngàn đô-la để kêu tôi từ đây qua tới bên Âu Châu để chỉ nói một vài lời? Tôi cũng chỉ nói như vầy, chứ có khác gì đâu? Nhưng mà, phải chăng, vì người ta bỏ tiền ra nhiều như vậy nên mới quý. Quý nên mới lắng nghe. Lắng nghe nên người ta áp dụng đâu thành tựu đó.

 

Xin thưa thực, ở đây chúng ta có cái duyên, cái phước để hiểu cặn kẽ từng cái lý một về vãng sanh Tây Phương. Xin thưa chư vị, tất cả mọi người ở đây, nếu ai mà giữ vững niềm tin sắt son, nhất quyết không thay đổi. Ai mà giữ vững tâm nguyện nhất định một đời này sẽ được vãng sanh, không tha thiết gì cái trần gian này nữa. Hãy buông đi. Casino? Buông ra đi. Thịt cá gì đó? Buông ra đi. Cạnh tranh ganh tỵ gì đó? Buông ra đi. Hãy trở về đây:

 

Giữ giớiniệm Phật.

Thành tâmniệm Phật.

Thiệt thà mà niệm Phật.

Đủ rồi, không cần nghiên cứu gì nữa cả.

 

Chắc chắn người nào cũng được vãng sanh. Từng người, từng người... Nếu tới đây mà còn thèm những thứ của thế gian này, mê cái kiến thức của thế gian này… Nhất định nó sẽ làm cho cái đầu của chúng ta quay cuồng cuồng! Những thứ ham muốn của thế gian nhất định nó làm cho cái tâm của chúng ta loạn hết! Nhất định tâm chúng ta sẽ không định! Không định vào câu A-Di-Đà Phật thì không được vãng sanh!

 

Định vào câu A-Di-Đà Phật đi. Định vào Tây Phương Cực Lạc đi. Chỉ có vậy mà thôi, không còn nghiên cứu gì nữa cả, nhất định chư vị được, theo như Đại Thế Chí nói: “Tâm sẽ khai mở", tâm sẽ đắc đạo, tức là tâm ta sẽ thành PhậtThành Phật tức là đồng nghĩa với ta về Tây Phương. Nhất định như vậy.

 

Mong cho chư vị, ai về Tây Phương trước chứng minh cho lời nói này.

 

Nam mô A-Di-Đà Phật.

 

HỘ NIỆM LÀ MỘT PHÁP TU

(Tọa Đàm 26)

 

Nam Mô A-Di-Đà Phật

 

Trong thời mạt pháp này tìm cho ra một người tu hành để một đời này giải thoát khó dữ lắm! Thứ nhất là vì con người trong thời này không chịu tu. Người chạy theo đường lục đạo sanh tử thì nhiều, còn tu hành thì không chịu tu! Lại có người muốn tu mà lại không tu theo con đường liễu giáo thành đạo, mà thường đồng hóa chữ "Tu Hành" với một chút phước báu gì đó cho vui vui, cho tốt tốt... giống như những hội đoàn xã hội!

 

Trong khi đó thì pháp môn niệm Phật để vãng sanh về Tây Phương là cái pháp môn chính yếu của đức Thế-Tôn dạy cho chúng sanh thực hiện, để trong thời mạt pháp này được vãng sanh mà rất nhiều người không tin. Chính vì vậy mà hôm qua mình có đưa vấn đề là hãy cố gắng Nhiếp Tâm Niệm Phậtquyết lòng trong một báo thân này mình về Tây Phương, đừng có nên mở cái lục căn mình ra để tiếp nhận những trào lưu bên ngoài mà coi chừng chúng ta bị loạn tâm, bị chao đảo...

 

Ví dụ, như nghiên cứu nhiều quá là mở cái ý ra. Một khi mà cái ý mở ra thì chúng ta bị vướng vào gọi là “Tri Chướng”. “Sở Tri Chướng” là những kiến thức của thế gianngăn cản con đường vãng sanh thành đạo. Và hơn nữa, khi mình tu niệm Phật để vãng sanh, tức là do thiện căn phước đức của mình lớn lắm mới gặp được và tin tưởng câu Phật hiệu. Hòa Thượng Tịnh Không nói, đi ra ngoài mình nói chuyện niệm Phật vãng sanh với người ta, một trăm người, nhiều khi tìm không ra một người, một ngàn người chưa chắc gì tìm ra được hai người tin tưởng! Lạ lắm! Quý vị đi cho thiệt nhiều rồi mới thấy. Như vậy thì người chống đối, bài bác, người ta tìm cách bẻ cong bẻ quẹo chuyện vãng sanh là sự thường, nhiều lắm!...

 

Trong kinh Đại-Tập, Phật có đưa ra danh từ gọi là “NGŨ NGŨ. Hôm qua mình có nhắc tới ngũ ngũ, thì hôm nay nói ngũ ngũ luôn. "Ngũ Ngũ Kiên Cố". Ngũ là năm. Ngũ-Ngũ là năm lần 500 năm. Phật chia ra cứ 500 năm thành một kỳ. Trong kinh Đại-Tập Phật chia làm năm kỳ, thì kỳ cuối cùng tức là cái kỳ 500 năm lần thứ năm, tức là 2500 năm, ứng với chính cái thời kỳ chúng ta đây. Nhất định chính là thời kỳ chúng taThời kỳ này Phật gọi là "Thời Kỳ ĐẤU TRANH KIÊN CỐ". Ngài không nói tới thời kỳ thứ sáu, không có 500 năm thứ sáu, tại vì 500 năm lần thứ năm là thuộc về mạt pháp, mạt pháp này nó sẽ kéo luôn tới 9000 năm nữa. Đây là trong thời gian đấu tranh kiên cố. Cho nên khi mình tu hành cần phải cẩn thận!...

 

Thời kỳ thứ nhất là "Giải Thoát" 500 năm, rồi thời kỳ "Thiền Định" 500 năm. Hai thời kỳ này thuộc về "Chánh Pháp" (1000 năm). Rồi đến thời kỳ "Đa Văn", thời kỳ "Tháp Tự", thuộc về "Tượng Pháp" (1000 năm).Thời kỳ Tượng Pháptriết học mở ra nhiều lắm. Rồi Tháp Tự, tức là chùa chiền cũng mọc lên như nấm. Đó là phước. Nghĩa là, cũng còn chút phước của thế gian, thuộc về Tượng Pháp. Qua đến 500 lần thứ năm, tức là từ 2000 năm trở đi thuộc về mạt pháp, sự "Kiên Cố" này nó không nằm ở những vấn đề khác mà nằm ngay ở chỗ "Đấu Tranh". Đấu tranh dữ lắm! Cho nên khi chúng ta biết tu rồi, thì phải biết sợ cái chuyện này. Khi mở cửa ra nghiên cứu, thường thì ta đọc toàn là những chuyện đấu tranh không thôi!

 

một lần tôi qua bên Mỹ, rồi qua bên Canada, thì tình cờ tôi đọc một bộ sách dày như thế này... dày vầy nè. Tôi lật qua sẹc sẹc, chứ không phải là đọc. Người ta đưa ra những lời chống đối Phật giáo. Họ chống không thể tưởng tượng được! Nghĩa là bất cứ một người nào xuất hiện ra trên thế gian này mà dưới hình dạng là một vị Sư, là một vị Tăng-Ni, là một Phật tử, một Cư Sĩ tu học Phật, cũng đều bị chống hết. Họ chống đến nỗi mà thành một bộ sách, hình như là hai-ba tập, dày như thế này! Khi nhìn vô... Xin thưa thực... mình không dám đọc! Tại vì mình đọc những lời đó, nếu lỡ mà nó thâm nhập vô tâm của mình, thì mình bị biến thành người có tâm phỉ báng Phật pháp. Dễ sợ lắm!

 

Chính vì vậy mà để thoát khỏi cái ách nạn gọi là "Đấu Tranh Kiên Cố" thì xin là, mình phải giữ cái tâm mình thanh tịnh. Cố gắng: Rời bỏ những cái kiến thức. Rời bỏ những cái thị phi. Rời bỏ những cái buồn phiền. Rời bỏ những cái, theo như Phật nói, là tam nghiệp thân khẩu ý.

 

Cái này nó quan trọng lắm! Nếu ví dụ như mình tu như thế này, gặp một người tới, người ta nói mình là loại người dị đoan mê tín, nếu mình mở lời cãi lại thì nhất định cái tâm của mình sẽ vướng vô cái bãi lầy này... cái bãi "Đấu Tranh". Nếu người ta viết một bài báo chửi mình, mà mình viết trả lời họ, thì nó lôi cuốn mình vô trong vòng gọi là "Đấu Tranh Kiên Cố" liền! Cái cạm bẫy này dễ sợ lắm! Chính vì vậyHòa Thượng Tịnh-Không... Quý vị nghe cứ nghe những lời của Hòa Thượng nói, không biết người ta có hiểu không(?), chứ còn tôi thì hiểu rõ lắm. Không biết sao chứ tôi hiểu rõ lắm. Ngài nói: Người ta chửi mình... Nhất định mình không được chửi lại. Người ta nói xấu mình… Nhất định mình không nói xấu lại. Người ta có quyền phỉ báng mình... Nhất định mình không phỉ báng lại.

 

Tại vì nếu người ta hạch hỏi mình những điều để cho mình cãi, mà mình cãi lại, thì mình bị lôi vào con đường đấu tranh. Mà lôi vào con đường đấu tranh chính là cái bẫy, cái cạm bẫy vô cùng nguy hiểm của suốt thời mạt pháp! Mà khi chui vào đó rồi thì nhất định không thể nào có thể vãng sanh, không thể nào vượt qua tam giới. Cho nên, hồi trước mình không biết tu thì mình thường hay chống người này chống người nọ, nói xấu người này nói xấu người nọ, thì nay mình biết tu rồi, phải biết sợ cái cạm bẫy của thời mạt pháp! Nhất định không được chống. Bây giờ người ta chống mình, chống tới đâu đi nữa, cứ để những lời chống đó bay vào trong không gian, nó mất hút đi... thì nhất định mình sẽ vượt thoát cái cạm bẫy này. Nếu không, quý vị tưởng tượng, hễ mình chống một cái thì cái chân mình lún vào trong cái bẫy. Mình cứ tưởng tượng có những cái bẫy, giống như cái bẫy chuột hay cái bẫy heo gì đó, nó quặp hai cái chân mình. Nếu tay mình mà giơ lên, thì hai cái tay mình đút vào hai cái bẫy khác nữa. Tưởng tượng như tay mình, chân mình, tứ chi của mình đã bị những cái bẫy giữ rồi, nó kéo sệt... sệt... sệt... sệt... Kéo sệt vào hầm lửa! Làm sao mà mình có thể thoát ra được? Không cách nào có thể thoát ra được! 

 

Vậy thì, khi mà chúng ta biết được con đường vãng sanh về Tây phương, thì Phật nói những câu hết sức đơn giản, không có gì khó khăn. Đừng đem những cái chuyện của thời “Đa Văn", tức là triết học, là những đạo lý cao siêu, những cái gì bóng bảy của thời “Đa Vănáp dụng vào đây. Không được! Tại vì chỉ áp dụng được trong thời gọi là tượng pháp và tiền thời tượng pháp. Bây giờ đã đến thời mạt pháp rồi, ta không có quyền làm như vậy. Tại vì căn cơ chúng ta yếu lắm. Thời kỳTháp Tự” cũng đã qua rồi. Tại sao vậy? Tại vì cái phước báu của con người thời mạt pháp quá yếu rồi, không còn nữa. Chính vì vậy mà ngài Ấn-Quang Đại Sư đưa ra một cái mẫu đạo tràng trong thời mạt pháp này. Không biết là Ngài có nói như vậy không? Mà thực ra hình như là trong tâm của Diệu Âm cứ nghĩ như vậy. Là tại vì thời này là thời "Đấu Tranh Kiên Cố". Muốn tránh được cái "Đấu Tranh Kiên Cố" thì không có cách nào khác hơn là hãy âm thầm lặng lẽ mở một cái đạo tràng rất nhỏ, 10 người, 20 người, âm thầm lặng lẽ: Không mở bảng hiệu. Không trương cờ xí. Không có quảng cáo, cũng không có làm cái gì cả.

 

 Để chi? Để âm thầm len lén trốn tất cả cái đoàn người đó, cái đoàn người mà coi như là ức ức người đi vào con đường khổ nạn! Chỉ có con đường biết lén lén trốn ra, thoát ra, để niệm Phật đi về Tây Phương. Chính vì vậychúng ta lập cái đạo tràng này y hệt mẫu đạo tràng của ngài Ấn-Quang, bảng hiệu không có, âm thầm lặng lẽ, bốn bên hàng rào khóa lại, âm thầm mà tu... Nhất định những thứ: Nào lễ lộc, nào là cờ xí... tất cả những thứ đó đóng hết, để quanh năm suốt tháng cùng nhau niệm Phật. Thì cái mẫu mực này là mẫu mực của ngài Ấn-Quang đưa ra để vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc. Nếu mà chúng ta không theo Ngài, xin thưa thực, Ấn-Quang Đại Sư là ai? Là ngài Đại-Thế-Chí, Ngài đã thấy trước hết trơn rồi. Ngài nói bây giờ... Phật giáo đến cái thời mạt pháp này cũng không còn khả năng để cứu chúng sanh nữa. Ngài nói vậy đó...

 

Ngài Hạ-Liên-Cư cũng đưa ra một cái mẫu mực để tu tập, không có lập ra cái chùa, không có lập ra cái Tôn-Giáo, mà lập cái “Hội-Đoàn”, gọi là "Tịnh-Tông Học-Hội". Cái hội đoàn niệm Phật, âm thầm niệm Phật. Cứ ngày ngày niệm câu "A-Di-Đà PhậtA-Di-Đà Phật", không thêm không bớt gì hết, để quyết lòng đi về Tây Phương. Cho nên gọi là "Tịnh-Tông Học-Hội" chứ không phải là Tịnh-Tông Giáo-Phái. Không phải như vậy.

 

Thực sự mình không biết sao? Nhưng các Ngài đưa ra những mẫu mực, mà khi đi sâu vào thời mạt pháp này mới thấy là những cái quyết định của các Ngài quá tuyệt vời! Vậy mà hình như chúng sanh không tìm ra, nhưng ngài Tịnh-Không đã tìm ra được. Ngài nói bây giờ nếu mà lập lên một cái đạo tràng to, trang nghiêm, rùm beng như vậy, nhưng mà vô trong đó rồi mới thấy. Thấy gì? Đấu tranh kiên cố! Dễ sợ lắm! Tình thực mà nói dễ sợ lắm! Không cách nào có thể tịnh được! Bây giờ làm sao? Hãy rút về âm thầm làm thành một cái hội nho nhỏ. Ngài Ấn-Quang Đại Sư nói, một cái nhà nhỏ, cỡ chừng 5, 10, 20 người là đủ, rồi âm thầm lặng lẽ niệm Phật đi về Tây Phương, thì đây là những đạo tràng thành tựu trong thời mạt pháp này.

 

Cho nên khi mình hiểu được như vậy, mà cố gắng lập ra cái chỗ này chắc có lẽ cũng nhờ chư Phật gia trì, chư Long-Thiên gia trì nên chúng ta mới lập được, để âm thầm lặng lẽ một đường mà đi. Như vậy, thì rõ rệt đây cũng là cái phước phần của chúng ta trên con đường vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc.

 

Mong tất cả chư vị hiểu được cái lý đạo âm thầm này, chúng ta hãy gắn bó với nhau, lặng lẽ... Đừng nên thấy chỗ kia sao thịnh vượng quá, mình cũng muốn thịnh vượng như vậy. Không! Đạo tràng này nhất định không phải là "Đạo Tràng Thịnh Vượng", mà gọi là "Đạo Tràng Thành Tựu". Nên nhớ! Thịnh vượng là của thế gian pháp, thành tựu là của Phật pháp.

 

Chúng ta đi con đường lặng lẽthành tựu, chứ không phải rườm rà để thịnh vượng. Càng thịnh vượng thì chúng ta đối đầu không nổi! Mong cho tất cả chúng ta ai ai cũng vững tâm một lòng niệm Phật, rồi hỗ trợ cho nhau một cách tích cực trong những giờ phút cuối cùng. Đây là hành động cuối cùngnhất địnhcần thiết để giải quyết tất cả những ách nạn còn sót lại trong con đường tu hành để chúng ta vững tâm về Tây Phương gặp A-Di-Đà Phật.

 

A-Di-Đà Phật!

 

HỘ NIỆM LÀ MỘT PHÁP TU

(Tọa Đàm 27)

 

Nam Mô A-Di-Đà Phật.

 

Chương trình nói về hộ niệm của chúng ta vẫn đang tiếp diễn và thứ bảy này thì chúng ta sẽ có một cuộc đi hộ niệmGia đình người đó thì thực sự chưa liên lạc với chúng ta nhưng vì chị Diệu Hương giới thiệu nên tôi sẽ cố gắng ngày mai liên lạc để xác định. Ngày mai sẽ cho biết cụ thể. Nguyện mong người đó miễn sao "Hiền Lành" là được. Chỉ cầu là người đó hiền lành, không cần biết pháp nhiều. Những người nghe nhiều pháp thường thường khó sửa lắm! Chỉ cần là hiền lành chất phát. Những người mà có tâm hiền lành như vậy thì khi mình nói người ta dễ tin lắm, mà tin xong thì người ta chí thành chí thiết làm y theo những lời mình hướng dẫn, tức tha thiết được vãng sanh, thành tâm niệm Phật.

 

 Ngài Ấn-Quang nói: “Chí thành chí thiết là cái đạo nhiệm mầu, thường thường những người hiền chí thành lắm. Vì tâm chí thành như vậy nên chỉ cần 1 ngày, 2 ngày, 1 tuần, 2 tuần mà người ta niệm Phật vãng sanh bất khả tư nghì! Còn những người lỡ cỡ lỡ cỡ như chúng ta, có hiểu hiểu chút chút, thường thiếu cái tâm chí thành, nên bị vướng vào cái nạn gọi là "Chấp Trước"! Một khi chấp trước thì thường có ý kiến này ý kiến nọ, bất đồng cái này bất đồng cái nọ... Đó là những cái làm cho người chấp trước đó thường bị mất phần vãng sanh, ngay cả những người biết niệm Phật, biết tu hành như chúng ta cũng không ngoại lệ.

 

 Khi chúng ta nghe lời pháp của ngài Tịnh-Không, hãy nhớ cố gắng nghe cho kỹ và áp dụng cho đúng thì hay lắm. Có nhiều khi chúng ta nghe pháp, mà tham đến những chuyện cao siêu quá thường thường cũng dễ bị hỏng chân. Ví dụ như đối với những người thường nói chuyện trong đạo tràng, hay là ưa nói thị phi thì Ngài nghiêm cấm. Ngài nói: “Đừng có nói! Tại vì nói như vậy thì mất phước, nói như vậy thì không trang nghiêm”. Nếu người đó là một người "Hiền", nghe Ngài nói vậy liền lo sám hốitự nhiên không nói nữa. Những người đó dễ được thành tựu.

 

Ngược lại có những người nghe Ngài nói vậy thì nghĩ rằng: “Tại sao Ổng tu mà lại khó chịu vậy?”

 

Khi có một cái chấp trước như vậy thì chứng tỏ người này không phải là người hiền! Là người chấp trước nên thường thường có cái tâm tự cao nổi lên. Chỉ vì cái tật chấp trước, cái tật thị phi, thêm một lần nữa, người đó lại thị phi với ông "Thầy" đó luôn! Có nhiều người gặp lại một lần Ngài nói: “Không được phá giới. Không được nói thị phi. Nếu nói thị phi thì coi chừng Thiên-Long Hộ-Pháp mời ra”. Ngài nói như vậy. Cho nên thường thường trong đạo tràng chúng ta phải cẩn thận chú ý. Ta quyết lòng cầu các Ngài gia trì nên chúng ta cố gắng giữ gìn giới luật để tu.

 

Nếu một người nào hiền!... Hiền sơ sơ một chút, nghe lời nói này thì giựt mình tỉnh ngộ liền, không dám nói nữa, và lo nhiếp tâm lại niệm Phật. Nếu những người không hiền, lúc đó lại sinh ra kình cãi với Thầy nữa, kình cãi với Ngài thì đúng là người chấp trước! Một khi chấp trước nổi lên như vậy bị vướng vào cái nạn mà như hôm qua chúng ta nói, đó là “Đấu tranh kiên cố”, đây là cái lưới rất nặng của cái thời mạt pháp!

 

 Cho nên Hòa Thượng Tịnh-Không giảng cao thì có cao, nhưng áp dụng thì chính xác. Mình biết áp dụng chính xác thì mình thành công. Nếu một người trong đạo tràng tới méc với Ngài: “Bạch Hòa Thượng, cái bà này sao nói kỳ như vậy! Bà kia nói kỳ như vậy!"… Thì Ngài lại giảng cho người méc đó... Ngài nói: “Bà, Anh mà muốn vô đạo tràng thì phải tập làm quen với những điều chướng tai gai mắt... Phải tập làm quen với điều chướng tai gai mắt thì anh mới tu được. Còn nếu thấy người ta làm sai mà anh khó chịu thì anh tu không được!"…  

 

Mình thấy hai lời nói của Ngài nói ra giống như mâu thuẫn với nhau! Nhưng thực ra là gì? Ngài nói, "Để cho Long-Thiên Hộ-Pháp người ta làm, để cho đạo tràng người ta làm sao làm, còn mình thì phá cái Chấp đi". Phá được cái chấp thì chúng ta phá được cái cạm bẫy, cái gọi là lưới đấu tranh trong cái thời mạt pháp. Mà phá được cái lưới đấu tranh trong thời mạt pháp thì cái chân của chúng ta không bị cái bẫy kẹp lại, cái tay của chúng ta thì không bị cái bẫy nó kẹp lại, và đầu óc chúng ta mới thanh thản niệm câu A-Di-Đà Phật để về Tây Phương.

 

Khi về Việt Nam có dịp đi hỏi những người hộ niệm. Người ta nói mắc cười lắm! Hễ người nào hiền lành vui vẻ không chấp, không bách, không kình, không cãi với ai hết... là những người vãng sanh rất dễ, mặc dù người ta hỏi tới: "A-Di-Đà Phật là gì?" - "Tôi không biết! Hồi giờ tôi không có đi tu". Vậy đó! Mà những người đó thật sự khi hộ niệm cho họ, những người này có thể bảo đảm được rằng 60-70% vãng sanh rồi đó.

 

Mình tới tiếp chuyện, họ nói: "À! Từ hồi giờ làm bậy quá! Thôi! Tôi thành tâm xin sám hối. Bây giờ anh giúp cho tôi nghe. Tôi nghe theo lời anh”... Thì bảo đảm người đó tới 90% được vãng sanh, lạ lắm! Mặc dù từ trước tới giờ họ không tu...

 

Chứ còn những người mà nói là... "Tại sao cái hình Phật này màu xanh? Tôi thì thích hình Phật màu trắng... Hồi giờ tôi thích hình kia, tại sao lại đưa cái hình này?"… Tức là có cái ý kiến trong đó! Những người có tu!... Nhưng lại khó vãng sanh! Tại sao như vậy? Là tại vì thường thường cái bệnh chấp trước hiển hiện quá nặng trong cái tâm của chúng sanh trong thời mạt pháp này! 

 

Hôm qua mình đã nói, thời này là thời "Đấu tranh kiên cố", Phật chỉ nói là 500 năm lần thứ 5, tức là từ 2.000 năm trở đi thôi; Ngài không nói thêm đến lần thứ 6, vì lần thứ 6 thứ 7 là nó cứ vậy mà đi, nó đi cho đến lúc mạt tận luôn không có cách nào cưỡng chế được! Cho nên khi mà ngài Tịnh-Không: Gặp một người nói chuyện, phá giới... Ngài cũng la. Gặp một người ghét người nói chuyện, phá giới... Ngài cũng la luôn! Để chi? Để tất cả những cái gì của thế gian này đối với mình là vô sự, thì mình dễ dàng an tâmniệm Phật được. Gặp một chỗ quá lộn xộn nhất địnhKhông được chửi bới. Không được phê phán họ. Không tu được thì lặng lẽ rút về tìm chỗ nào an tịnh để mình tu. Đó là điều hay nhất.  

 

Thường thường ở trong internet tôi hay gặp những câu hỏi lạ lùng lắm. Có nhiều người niệm "A-Di-Đà Phật" nghe người kia niệm "A-Mi-Đà Phật" thì chống liền. Họ nói, đời mạt pháp cho nên mới có như vậy! Tôi nói, anh niệm A-Di-Đà Phật mà chống người niệm A-Mi-Đà Phật, anh mất phần vãng sanh chứ không phải người niệm A-Mi-Đà Phật mất phần vãng sanh. Rồi ngược lại, người niệm A-Mi-Đà Phật mà chống người niệm A-Di-Đà Phật, thì người niệm A-Mi-Đà Phật cũng mất phần vãng sanh luôn. Tại vì sao? Tại vì thời đấu tranh kiên cố, ta không chịu giải tỏa những vấn đề đấu tranh, mà còn đưa thêm vấn đề đấu tranh ra để tranh luận nữa thì ta bị vướng vào đó. Mà vướng vào đó rồi, thì tay chúng ta bị cái còng, chân chúng ta bị cái bẫy... nó sẽ lôi chúng ta sệt sệt sệt sệt vào hầm lửa! Dễ sợ lắm!...