Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Nhận Thức Phật Giáo (Phần 1 - 6)

Tuesday, February 10, 201508:56(View: 10383)
Nhận Thức Phật Giáo (Phần 1 - 6)

NHẬN THỨC PHẬT GIÁO
Giáo dục hạnh phúc mỹ mãn (Phần 1 - 6 )


Người giảng: Lão Pháp sư Tịnh Không
Địa điểm: Boston Úc Châu



Nhận Thức Phật GiáoPhần 1
Xin chào các vị đồng tu!

Đầu năm mới năm nay, chúng ta có thể bắt đầu tụ hội ở Âu Châu này cùng giảng nói Phật pháp với mọi người, tôi cảm thấy rất là hoan hỉ, nhân duyên thực là tốt đẹp không gì bằng. Lần giảng này, chúng ta chọn lấy đề tài là “Nhận Thức Phật Giáo”. Từ những năm trước, Miếu Thiên Hậu ở Cựu Kim Sơn từ Đài Loan tách nhánh đến nước Mỹ có mời tôi diễn giảng, tôi liền nghĩ ngay đến đề tài này, đồng thời cũng viết ra một đại cương như vậy. Thế nhưng vào lúc đó, thời gian chỉ có một tiếng rưỡi đồng hồ, không thể nào giảng giải tường tận. Về sau vào năm 1992, khi tôi đến thăm nước Mỹ, ở mỗi một thành phố, tôi đều vì mọi người giảng giải đại ý của Kinh Địa Tạng. Sau khi đến Miami, ở đó có cư sĩ Tăng Hiến Vĩ (sau này ông cũng xuất gia rồi) tiếng Anh rất tốt, năng lực thông dịch rất giỏi, vào lúc đó cũng có một số người ngọai quốc đến nghe, tôi xem thấy tình hình của hiện trường liền đổi ngay đề giảng, không giảng giải Kinh Địa Tạnggiảng giải về Nhận Thức Phật Giáo này. Tôi nhớ lại thính chúng ở Miami so với hiện trường hiện tại này của chúng ta, số lượng chỉ bằng phân nửa, thế nhưng ảnh hưởng của một tuần giảng giải đó rất lớn, băng thu âm những buổi giảng đó sau này được mang ra viết lại thành một quyển sách lưu truyền khắp thế giới, số lượng in ra cũng rất nhiều, tôi nghĩ các vị đều đã xem qua.

Lần này tôi hoằng pháp ở Singapore. Gần đây, các đồng tu ở Singapore muốn đem những băng thu âm này làm thành đĩa để dễ cất giữ. Thế là mọi người đến nói với tôi rằng: quyển sách Nhận Thức Phật Giáo này rất là quan trọng, đáng tiếc là không có băng thu hình, nếu như có thể làm thành đĩa thu hình thì là lý tưởng nhất. Cho nên lần này chúng tôi có duyên đến đây, để đáp lại nguyện vọng của họ, lần này chúng tôi cố gắng thu hình, làm thành một bộ đĩa, tương lai có thể dễ phổ biến, lưu thông. Đây là nói sơ lược qua cái nhân duyên này cho các vị nghe.

Thời nay, chúng ta thấy ở rất nhiều quốc gia khu vực khác, người học Phật càng ngày càng nhiều. Thế nhưng rốt cuộc Phật pháp là gì thì người chân thật có thể hiểu được rõ ràng tường tận lại không nhiều. Do đó, đề giảng này đích thực là vô cùng quan trọng. Vào những năm đầu dân quốc ở Trung Quốc, dường như là năm dân quốc thứ mười hai, có một vị tiên sinh tên là Âu Dương Cảnh Vô, tôi nghĩ đối với Phật giáo Trung Quốc, Phật giáo cận đại, người hiểu nhiều một chút thì đều biết đại sư Âu Dương. Ông đã từng có một lần diễn giảng ở Trường Đại học Trung Sơn Đệ Tứ, đề giảng của ông là “Phật giáo không phải là tôn giáo, không phải triết học, mà là điều người đời nay cần đến”. Lần diễn giảng này đích thực là đã làm chấn động toàn thể giới Phật giáo Trung Quốc, bởi vì thông thường mọi người đều đem Phật giáo xem thành tôn giáo. Vì sao Phật giáo không phải là tôn giáo? Trong giới học thuật, đặc biệtgiới học thuật của Nhật Bản, họ đem Phật pháp xem thành triết học, nhưng đại sư Âu Dương nói Phật giáo cũng không phải là triết học. Thế nhưng rốt cuộc Phật giáo là gì thì ông không nói ra, ông chỉ nói đó là điều người đời nay cần đến, đó là điều người hiện đại cần thiết phải học tập. Lần diễn giảng này do học trò của ông là cư sĩ Vương Ân Dương ghi lại, đây là ghi chép rất nổi tiếng được phổ biến vào những năm đầu dân quốc.

Vào năm 1977, tôi xem được bản chép của thiên diễn giảng này ở Thư Viện Phật Giáo Trung Hoa Hongkong, sau đó tôi mang đến Đài Loan phiên dịch in ấn lưu thông cũng rất nhiều. Khi tôi đọc xong quyển sách nhỏ này, cảm thấy quan điểm của ông rất là chính xác. Vậy thì Phật giáo rốt cuộc là gì vậy? Chúng ta cần phải nhận biết tường tận, Phật giáogiáo dục, đích thực là giáo dục chí thiện viên mãn của Thích Ca Mâu Ni Phật đối với chúng sanh trong chín pháp giới. Từ những chỗ nào mà chúng ta có thể thấy được vậy? Trước tiên chúng ta từ phương diện xưng hô trong Phật giáo thì có thể phát hiện ra. Bạn xem, chúng ta gọi Thích Ca Mâu Ni Phật là Bổn sư, sư là thầy giáo, bổn sư chính là thầy giáo ban đầu, dùng lời hiện đại để nói thì chính là người sáng lập ra giáo học này. Ngài là một vị thầy sáng lập, còn chúng ta tự xưng là đệ tử, đệ tử là học trò, như vậy từ nơi xưng hô thì rất rõ ràng nhận ra được, chúng ta cùng với Phật là quan hệ thầy trò. Trong tôn giáo không có cách xưng hô này, trong tôn giáo có quan hệ chủ và tớ, quan hệ cha và con, quan hệ thần và người, các quan hệ loại này không có trong nhà Phật, việc này chúng ta cần thiết phải nhận biết cho thấu đáo.

Người sáng lập Phật giáoThích Ca Mâu Ni Phật. Lịch sử của Ngài ở đây chúng ta không cần phải mất thời gian tìm hiểu, vì trong sử truyện đều có thể xem hiểu ra được. Ngài sanh ra ở bắc Ấn Độ, ngày nay là Nê Pan, phía nam của dãy Himalaya. Ngài sanh vào năm Giáp Dần thứ 26 Châu Chiêu Vương của Trung Quốc, Phật diệt độ là vào năm 53 Châu Mục Vương, đây là ghi chép trong lịch sử Trung Quốc. Về niên đại của Phật, Trung Quốc và ngoại quốc ghi chép sai biệt rất lớn. Chiếu theo ghi chép này thì từ sau khi Phật diệt độ đến nay phải là 3021 năm, nhưng ghi chép của người ngọai quốc thì chỉ mới hơn 2500 năm, khác biệt nhau có đến 600 năm. Về việc này không chỉ là Phật Đà mà kể cả người xưa, nếu như khảo cứ niên đại năm sanh thì dường như đều có rất nhiều cách nói khác nhau. Rốt cuộc thì cách nói nào là chính xác vậy? Rất khó đoán định, cũng có thể nói là không cách gì mà đoán định. Nhưng thực tế mà nói thì những việc này cũng không phải là quan trọng lắm, chúng ta không làm công tác khảo cổ, cho nên quan trọng nhất là chúng ta phải hiểu rõ giáo nghĩa của Phật. Thích Ca Mâu Ni Phật đích thực là một con người, năm xưa Ngài giảng kinh nói pháp, cũng đích thực đã lưu lại rất nhiều kinh điển, đây là việc đáng được chúng ta khẳng định.

Phật giáo chính thức truyền đến Trung Quốc là vào Hậu Hán năm thứ 10 niên hiệu Vĩnh Bình, công nguyên năm 67, đây là lúc chính thức tiếp nhận triều đình Trung Quốc, cũng chính là Đế Vương Trung Quốc phái đặc sứ nghinh thỉnh đến Trung Quốc. Việc Phật giáo truyền đến Trung Quốc một cách không chính thức trong lịch sử cũng có ghi chép lại, đại khái vào thời Xuân Thu Chiến Quốc đã có tin tức của Phật truyền đến Trung Quốc. Nhưng từ trong lịch sử mà nói, chúng ta vẫn là lấy quốc gia chính thức mời thỉnh mà ghi chép lại.

Cho nên, y theo cương lĩnh này mà nói thì Phật giáogiáo dục của Phật Đà. Phật Đà là từ tiếng Phạn dịch âm ra, ý nghĩa của nó là trí tuệ, là giác ngộ. Vì sao năm xưa phiên dịch không dịch thành Trí Giác để ngày nay chúng ta xem thấy danh từ này thì cũng sẽ rất dễ hiểu, không đến nổi mê hoặc? Đây là thể lệ trong phiên dịch kinh điển thời xưa, có năm loại không dịch, gọi là năm điều không dịch, đây là thuộc về một trong năm loại đó, tức là thuộc về hàm nghĩa quá nhiều nên không dịch. Danh từ này có rất nhiều ý nghĩa trong đó, trong từ vựng của Trung Quốc không tìm ra một chữ tương đương để phiên dịch, cho nên liền dùng dịch âm, sau đó thêm phần giải thích. Trí mà trong chữ Phật Đà này nói so với trí tuệ mà trong khái niệm thông thường của chúng ta là không giống nhau, do đó cần phải thêm phần giải thích. Tóm lại mà nói, Trí tuệ trong chữ Phật Đà chính là đối với quá khứ vị lai của vũ trụ nhân sanh đều có thể thông suốt, hơn nữa thấu suốt chính xác, thấu suốt rốt ráo viên mãn. Trí tuệ như vậy mới gọi là Phật Đà. Chúng ta thoạt nghe cách nói này thì thấy rất khó tiếp nhận, chỗ này có một chút giống như trong tôn giáo gọi Thượng Đếtoàn tri toàn năng, con người thì làm gì có được như vậy? Hơn nữa, Thích Ca Mâu Ni Phật nói với chúng ta là tất cả chúng sanh bao gồm chính con người chúng ta trong đó, đích thực đều có trí tuệ này, đều có năng lực này.

Như vậy, Phật pháp đối với tất cả chúng sanh đều là có cách nhìn bình đẳng, vốn dĩ bình đẳng, Phật cũng không cao hơn chúng ta một bực, chúng ta cũng không kém hơn Phật chỗ nào. Tuy là bình đẳng, nhưng trí tuệ năng lực của chúng ta ngày nay không thể giống nhau được, ở trong xã hội có người thông minh, cũng có người ngu si, có người năng lực rất tốt, có người năng lực rất kém. Vì sao có hiện tượng này? Phật nói với chúng ta, đó chính là bởi vì bạn mê mất đi bản năng của bạn. Vốn dĩ bạn có trí tuệ nhưng bạn đã mê mất đi trí tuệ cứu cánh viên mãn, mê mất chứ không phải thật đã mất đi, chỉ là mê mà thôi. Nếu như có thể phá trừ mê hoặc thì năng lực của bạn liền hồi phục lại. Do đó, Phật dạy chúng ta không gì khác hơn là dạy chúng ta đem mê hoặc điên đảo trừ bỏ, hồi phục bản năng chúng ta mà thôi. Cho nên trên kinh Đại thừa thường nói, Phật không độ chúng sanh. Phật không hề độ chúng sanh, Vậy chúng sanh làm thế nào có thể thành Phật? Là bạn chính mình thành Phật, Phật chỉ giúp đỡ bạn. Việc giúp đỡ này chỉ là Phật xem bạn mê như thế nào thì đem những chân tướng sự thật này nói cho bạn nghe. Sau khi bạn nghe nói rồi, bạn giác ngộ, sau đó bạn đem cái mê hoặc của bạn buông bỏ thì bạn liền thành Phật thôi.

Từ chỗ này mà thấy, Phật pháp đích thực là Sư Đạo. Thầy giáo chỉ có thể dạy bảo chúng ta, thành tựu của học trò thì nhất định chính học trò phải cố gắng nỗ lực mới thành tựu, ở phương diện này thầy giáo không thể giúp được. Việc mà thầy giáo có thể giúp chỉ là đem những lý luận này nói rõ ràng, đem những phương pháp kinh nghiệm mà chính họ đã tu học chứng quả cung cấp cho chúng ta làm tham khảo mà thôi. Vì vậy trong Phật pháp không có mê tín, đây là việc mà trước tiên chúng ta phải nhận biếtrõ ràng, phải đem cái quan niệm này sửa đổi lại. Phật giáogiáo dục, Phật pháp là đạo thầy trò, chúng ta phải xem Phật như là một thầy giáo. Ngày nay chúng ta xây dựng đạo tràng, chúng ta cúng tượng Phật, nhưng không phải xem Phật là thần minh để cúng bái. Xem Phật, Bồ Tátthần minh để cúng bái đó là tôn giáo. Do đó, ngày nay chúng ta gọi Phật giáotôn giáo, thực tế mà nói cũng không thể nào phủ nhận. Vì sao vậy? Phật giáo đích thực đã biến thành tôn giáo rồi, đây là việc rất bất hạnh. Bạn xem, người học Phật mấy người không đem Phật Bồ Tát xem thành thần minh để cúng bái, để cúng dường? Đây là một ngộ nhận rất lớn, ngộ nhận này đã quá phổ biến.

Người thông hiểu thì cúng dường hình tượng của Phật có hai ý nghĩa:

- Ý nghĩa thứ nhất chính là ý nghĩa báo ân, kỷ niệm. Giáo dục tốt đến như vậy, ở ngay đời này chúng ta có thể gặp được, có thể tiếp nhận thật là quá may mắn. Trong kệ khai kinh thường nói: “trăm ngàn muôn kiếp khó được gặp”, việc này một tí cũng không giả. Vì vậy chúng ta cảm ân đức đối với thầy mà kỷ niệm Ngài, cũng giống như người Trung Quốc chúng ta cúng dường bài vị tổ tiên vậy, đây gọi là uống nước nhớ nguồn, chúng taân tình sâu dầy như vậy trong đó.

- Ý nghĩa thứ hai là thấy người hiền mà noi theo. Nghĩ lại thì Thích Ca Mâu Ni Phật, Ngài cũng là một người bình thường, Ngài có thể giác ngộ, Ngài có thể thành tựu thì vì sao ta không giác ngộ, vì sao ta không thành tựu ? Vì vậy một tôn tượng đặt ở nơi đó là mỗi giờ mỗi phút nhắc nhở chính chúng ta. Cúng dường tượng Phật là có ý nghĩa như vậy, tuyệt đối không phải mê tín, không phải đem các Ngài xem thành thần minh để cúng bái.

Trong Phật giáo, hình tượng của Phật, Bồ Tát thì lại rất nhiều, cho nên có một số người cho rằng Phật giáo không những là tôn giáo, mà còn là tôn giáo bậc thấp. Tôn giáo bậc thấp chính là đa thần giáo, phiếm thần giáo. Tôn giáo cao cấp chỉ có một thần, chỉ có một chánh thần. Thần của Phật giáo thì quá nhiều, mấy ngàn mấy vạn vị, vì vậy không những đã biến thành tôn giáo, mà còn biến thành tôn giáo cấp thấp. Thật sự cái ý nghĩa này hoàn toàn đã bị người ta hiểu sai. Trong Phật pháp đích thực là danh hiệu của Phật rất nhiều, bạn xem, Thích Ca Mâu Ni Phậtchúng ta nói ra Kinh Vạn Phật Danh (trong Đại Tạng Kinh có một bộ kinh gọi là Kinh Vạn Phật Danh). Thế Tônchúng ta nói ra cũng có hơn một vạn hai ngàn danh hiệu Phật, danh hiệu của Bồ Tát thì còn nhiều hơn. Vì sao lại có nhiều Phật, nhiều Bồ Tát đến như vậy? Các vị cần phải biết một sự thậttrí tuệ trong bổn tánh của chính chúng tavô lượng vô biên tài năng, vô lượng vô biên tài nghệ, một danh hiệu không cách gì biểu đạt. Ví dụ như xã hội hiện tại này, trong xã hội người có tài năngđịa vị, nếu xem danh thiếp của họ thì có đến mười mấy, hai mười mấy hàm tước. Một hàm tước là được rồi, vì sao họ phải làm nhiều điều đến như vậy?

Thích Ca Mâu Ni Phật cũng có mấy vạn danh hiệu để biểu thị cái đức năng vô lượng vô biên của Ngài. Tất cả danh hiệu của chư Phật là biểu thị đức năng vốn dĩ đầy đủ trong bổn tánh của chúng ta, cho nên tất cả danh hiệu của Phật chính là một con người của bạn, không phải người khác, việc này phải nên biết. Tất cả danh hiệu của Bồ Tátbiểu thị tu đức của chúng ta. Bản năng tự tánh của chúng tavô lượng vô biên, nhưng nếu như không cố gắng tu tập, một năng lực đó của chúng ta cũng không thể hiển lộ, cho nên nhất định phải cố gắng tu tập. Danh hiệu của Bồ Tátbiểu thị tu đức, danh hiệu của Phật là đại biểu tánh đức, đều là một con người chính mình, ngoài một người chính mình ra nhất định không có người thứ hai, bạn phải hiểu rõ ý nghĩa này thì bạn mới biết được phương thức giáo học của Phật pháp. Nếu dùng lời hiện đại mà nói, đây là bước vào nghệ thuật hóa cao độ, không những chỉ có danh hiệu thôi mà còn dùng những hình tượng điêu khắc để biểu thị. Bạn nhất định phải hiểu rõ hàm nghĩa chân thật của nó thì bạn mới có được lợi ích chân thật từ trong giáo học của Phật pháp, mới chân thật thấu hiểu. Đây là việc trước tiên chúng ta phải biết.

Phật pháp truyền đến đời sau, Phật Đà không còn ở đời, học trò của Phật đem giáo huấn của thầy đời đời truyền lại cho nhau. Ở trong nhà Phật, chúng ta còn nghe được cách xưng hôHòa Thượng, là Xà Lê, A Xà Lê, thế nhưng người Trung Quốc chúng ta quen gọi là Pháp sư, những xưng hô này cũng không có trong tôn giáo. Hòa Thượng, A Xà Lê đều là tiếng Phạn của Ấn Độ. Ý nghĩa của Hòa Thượngthân giáo sư, nếu dùng lời hiện tại mà nói thì Hòa Thượng chính là một vị thầy đích thân dạy bảo chúng ta, nên chúng ta gọi ông là Hòa Thượng. Ở trường học, đích thân dạy bảo học trò là thầy hiệu trưởng, chính sách giáo dục là do ông định ra, giáo trình là do ông chỉ đạo, những giáo viên kia là chấp hành mệnh lệnh của ông, là giúp ông dạy, cho nên giáo học thành công hay thất bại, hiệu trưởng chịu trách nhiệm, giáo viên không chịu trách nhiệm, do đó hiệu trưởng chính là Hòa Thượng, là thân giáo sư. Danh xưng Hòa Thượng rất là tôn quí, rất là thân mật, thế nhưng trong đại học hiện tại ngoài hiệu trưởng ra còn có chỉ đạo giáo thọ. Chỉ đạo giáo thọ có thể nói cũng là thân giáo sư, cũng có thể gọi ông là Hòa Thượng.

Cho nên Hòa Thượng là một danh từ phổ thông, không phải là một danh từ chỉ riêng có trong nhà Phật, người đích thân dạy bảo ta thì chúng ta gọi ông là Hòa Thượng. Như chúng ta học tập trong trường, chúng ta chỉ gọi hiệu trưởng là Hòa Thượng, tất cả các thầy giáo khác chúng ta gọi là A Xà Lê, hiện tại gọi là giáo thọ. Ý nghĩa của Xà Lê còn viên mãn hơn so với ý nghĩa giáo thọ. Ngôn hạnh của thầy giáo có thể làm mô phạm cho ta, ta phải nên học tập với thầy giáo, cho nên A Xà Lê là thầy quy phạm, chính là ngôn hạnh của thầy có thể làm mô phạm cho ta, làm điển hình cho ta. Cho nên trong nhà Phật, chúng ta từ trong xưng hô thì biết, Phật giáo đích thực là thuộc về đạo thầy trò, không phải là thần đạo. Tôn giáoThần đạo, nếu nói một cách khó nghe thì tôn giáo đều là mê tín, còn tông chỉ của Phật pháp là phá mê khai ngộ. Phật đã nói nguyên nhân vì sao bạn sống khổ, vì sao bạn luân hồi sáu cõi? Là bởi vì bạn mê mất đi bổn tánh của bạn, mê mất đi tự tâm của bạn, cho nên trí tuệ đức năng của bạn đều không thể hiển lộ, nên bạn mới làm việc sai lầm, cách nghĩ, cách nhìn, cách làm, cách nói đối với vũ trụ nhân sinh thảy đều sai lầm. Làm sai rồi thì sau đó nhất định có kết quả, kết quả chính là sáu nẻo luân hồi, chính là hiện tại trải qua ngày tháng khổ đến như vậy.

Mục đích giáo học của Phật pháp là muốn giúp đỡ chúng ta lìa khổ được vui. Lìa khổ được vui là từ nơi quả mà nói, trên thực tế là giúp chúng ta phá mê khai ngộ. Phật nói khổ từ do đâu mà đến? Do mê mà ra. Bạn đối với vũ trụ nhân sinh (vũ trụhoàn cảnh sinh hoạt của chúng ta, nhân sinh là chính chúng ta) đối với mình, đối với hoàn cảnh sinh hoạt của chính mình hoàn toàn không hiểu rõ, đó là khổ. Bạn nghĩ sai, thấy sai, làm sai thì sao bạn không khổ chứ? Nếu như bạn đều thông hiểu, đều rõ ràng, triệt để minh bạch rồi thì bạn liền được vui. Vì sao vậy? Vì cách nhìn, cách nghĩ của bạn đều chuẩn xác, hoàn toàn không sai lầm, thì đời sống của bạn đương nhiên an vui. Do đó phá mê khai ngộ là nhân, ly khổ đắc lạc là quả, là việc mà chúng ta chính mình hưởng thọ. Thầy giáo dạy chúng ta làm thế nào phá mê, làm thế nào khai ngộ, thầy không có yêu cầu nào đối với chúng ta, việc này các vị nhất định phải biết. Chúng ta làm đệ tử của Phật, cùng học với Thích Ca Mâu Ni Phật, Phật có yêu cầu thứ gì đối với chúng ta hay không? Hoàn toàn không, vô điều kiện, những việc này bạn phải tường tận. Một thầy giáo chân thật tốt thì đối với học trò không có mong cầu, thầy nhìn thấy học trò này giác ngộ rồi thì rất hoan hỉ, nhìn thấy học trò này ly khổ đắc lạc rồi thì rất vui mừng, cũng giống như cha mẹ nhìn thấy con cái của chính mình vậy, cha mẹ xem thấy con mình ở trong xã hội sự nghiệp thành tựu thì rất hoan hỉ, rất vui mừng, ý này hoàn toàn giống nhau.

Ý nghĩa của chữ Phật, trí là thể, tác dụng của thể chính là giác ngộ, cho nên là có thể có dụng. Giác ngộ là gì vậy? Thông thường chúng ta gọi là pháp, dùng cái chữ này làm đại danh từ. Pháp chính là tổng đại danh từ sự lý tâm cảnh của vũ trụ vạn hữu. Tâm tư cảnh giới, lý luận của vũ trụ nhân sinh, chân tướng sự thật thảy đều có thể lý giải chính xác thì gọi là giác ngộ.

Phật pháp vì sao không thuộc về triết học? Âu Dương Cảnh Vô nói cũng rất có đạo lý: Phật pháp không phải tôn giáo. Nghĩ lại Phật giáo đích thực không phải là tôn giáo. Vậy thì vì sao Phật giáo không phải là triết học? Trong triết học thì có năng giác, có sở giác, còn trong Phật pháp không có năng sở. Cái tầng này thì rất khó hiểu. Chúng ta gọi Phật pháp thậm thâm, thậm thâm là ngay ở chỗ này. Trong Phật pháp gọi năng cùng sở là một không phải là hai, trong Kinh Kim Cang nói: “Như Lai giả, chư pháp như ý”. Trong kinh điển, Thế Tôn lại giải thích ý nghĩa của chữ Như là nhất như, vạn pháp nhất như, Nhất mới như, nhị thì không Như. Năng giác cùng Sở giác nếu như là hai thì các pháp không phải như ý, nói hai đó chính là triết học. Ngày nay chúng ta có thể dùng định nghĩa của triết học để có thể bao gồm nó, thế nhưng năng và sở không phải là hai, mà là một, ở trong triết học không có nói điều này. Năng Sở không hai, cái ý này rất sâu rất rộng, cũng rất là khó hiểu, khó lý giải.

Người xưa bất đắc dĩ đã dùng mọi thứ thí dụ, thí dụ chúng ta thường nghe được chính là dùng vàng làm món đồ, thì mọi món đồ đều là vàng, vậy vàng và món đồ là một hay là hai vậy? Từ tướng mà nhìn thì không phải một, từ thể mà nhìn thì không phải hai, không một không khác, đây là chân tướng sự thật. Chúng ta phải dùng tâm tỉ mỉ mà thể hội, thì mới có thể chân thật thấu hiểu chân tướng của vũ trụ nhân sanh. Có thể nói tất cả kinh điển đại thừa đều là nói đạo lý này, đều là nói sự thật này. Sự thật này rất khó lý giải, nhưng chân thật thông hiểu rồi, nhận biết rõ ràng rồi thì gọi là Phật tri Phật kiến, kiến giải của bạn, tư tưởng của bạn sẽ không hề khác nhau với chư Phật Như Lai. Thế nhưng phàm phu chúng ta là mê, mê ở nơi đâu vậy? Luôn là đem tất cả sự việc đều phân thành đối lập, không biết tất cả việc nó là một, không phải hai. Đến đây thì chúng ta đã hiểu được đại khái ý nghĩa của hai chữ Phật pháp này.

Sở cầu của Phật pháp là gì? Việc này các vị cần thiết phải biết, bao nhiêu người học Phật, họ cầu cái gì? Chỉ cầu phát tài, cầu thăng quan, cầu bình an, cầu những thứ này. Những thứ này trong nhà Phật không cầu được. Vậy thì đi cầu thần. Chân thật mà nói với các vị, thần cũng không thể giúp gì, cũng bó tay hết cách, đây gọi là mê tín, đây gọi là vọng tưởng làm càn, đó là sai lầm. Thứ mà Phật pháp mong cầu, bạn xem trong tất cả Kinh Luận, có một danh từ gọi là A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, chúng ta cũng in trên biểu đồ, đây chính là mong cầu của Phật pháp. Danh từ này là có thể đem nó phiên dịch ra nhưng không dịch, vẫn là dùng dịch âm của tiếng phạn, loại không phiên dịch này gọi là “Tôn trọng không dịch”. Chúng ta rất tôn kính đối với danh từ này nên giữ lại âm Phạn, đây là vì tôn trọng nên không dịch, không như từ Phật Đà, từ Phật Đà là vì hàm nghĩa quá nhiều mà không dịch.

Phật Đà dịch thành tiếng Trung Quốc chính là Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Bồ Đề dịch là giác, chữ Tam dịch là chánh, đây là mục tiêu giáo học của Phật pháp. Phật dạy cho chúng tahy vọng chúng ta thành tựu cái gì? Chính là hy vọng chúng ta đều có thể chứng được Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Danh từ này cũng cần phải tốn một ít thời gian để giải thích cho rõ ràng, đây là điều mong cầu của người học Phật, rất là quan trọng. Chúng ta cùng học với Thích Ca Mâu Ni Phật là học cái gì? Chính là học cái này. Trước tiên nói về Chánh Giác, giác là giác ngộ, thế gian cũng có người rất thông minh rất có trí tuệ, các nhà khoa học hiện đại tương đối thông minh, khoa học kỹ thuật càng ngày càng mới, bạn có thể nói họ không giác ngộ sao? Bạn có thể nói họ không thông minh chăng? Nhà triết học, nhà tôn giáo đều rất thông minh, năng lực giác so với người thông thường đều rất cao minh, thế nhưng Phật đều không thừa nhận họ là chánh giác, tuy là họ có giác.

Phật nói họ không phải chánh giác, điểm trọng yếu của nhà Phật chúng ta là ở chữ “Chánh”, chữ “Chánh” này không thể tùy tiện dùng cho người. Vì sao cái giác của họ không chánh vậy? Vì phiền não của họ chưa dứt, tâm của họ không thanh tịnh. Bạn xem họ có thị phi nhân ngã, họ còn có tham sân si mạn, họ vẫn còn vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, tâm họ được không thanh tịnh. Tâm không thanh tịnh thì cái năng lực giác đó của họ có cao đi chăng nữa cũng không phải là chánh giác. Cho nên cái chánh giác này của Phật pháptâm thanh tịnh, trong tâm thanh tịnh thì sanh trí tuệ, giác ngộ rồi thì đó gọi là chánh giác. Do đó, trong pháp thế gian không có tiêu chuẩn về chánh giác này. Chúng sanh sáu cõi đều là tà tri tà kiến, không phải chánh giác, Phật yêu cầu chúng ta phải chánh giác. Khi đạt được chánh giác, ở trong nhà Phật chúng ta cũng có một học vị, học vị này là thấp nhất. Giống như học đại học, tốt nghiệp đại học rồi thì nhận được học vị đại học; Chánh giác là học vị sơ cấp, danh từ của học vị này gọi là A La Hán. A La Hán, Bồ Tát, Phật là tên gọi học vị trong nhà Phật, việc này phải nên hiểu.

Bạn được giác ngộ rồi thì gọi bạn là A La Hán. A La Hán không còn kiến tư phiền não, đây là quả vị tiểu thừa. Không những A La Hán không có ý niệm nhân ngã thị phi mà cũng không có cái ý niệm tham sân si mạn. Chúng ta từ trước luôn cho rằng phải chứng được quả A La Hán thì mới có thể đoạn tận được kiến tư phiền não, đó là không còn chấp cái thân này là ta. Nhưng chúng ta không biết được, ở trên kinh Kim Cang Phật đã nói, sơ quả tiểu thừa Tu Đà Hoàn (sơ quả tiểu thừa Tu Đà Hoàn cách với quả vị A La Hán rất xa) đã phá được bốn tướng là ngã tướng, nhân tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng, đây trong Kinh Kim Cang nói. Thế nên Phật nói, sơ quả gọi là Nhập lưu, họ đã được vào dòng thánh, họ đã chứng được ngôi vị bất thoái, tuyệt đối không còn thoái chuyển xuống phàm phu. Nguyên do gì vậy? Họ không còn chấp trước nhân ngã thị phi, không còn ý niệm này nữa. Từ nơi phương diện này chúng ta liền có thể thể hội được, chỗ khác nhau giữa giáo dục của Phật đàgiáo dục của thế gian này là chỗ này.

Chúng ta học với Phật là học pháp chân thật, học chánh giác, chỉ có chánh giác mới có thể giải quyết được vấn đề. Giải quyết vấn đề gì vậy? Lìa tất cả khổ, được tất cả vui, chân thật lìa khổ được vui. Khổ vui chúng ta nói được rất thô thiển, lấy chính cái thân chúng ta hiện tại này mà nói, bạn có sanh lão bệnh tử khổ, bạn có cầu bất đắc khổ, bạn có ái biệt ly khổ, bạn có oán tắng hội khổ, những cái khổ này đều đang nhiễu loạn chung quanh bạn, không cách gì rời khỏi. Sau khi học Phật rồi thì thế nào vậy? Những cái khổ này thật có thể rời khỏi. Những đồng tu tuổi lớn một chút, từ trung niên trở lên thì nghĩ mình đã già rồi. Học Phật thì có thể không già, học Phật có thể không bị bệnh. Cho dù trên thân bạn có rất nhiều thứ bệnh, nếu bạn chân thật học Phật được rồi thì không cần thăm bác sĩ, không cần phải uống thuốc, bệnh của bạn tự nhiên sẽ khỏi. Đây là đạo lý gì vậy? Chính là bởi vì bạn đã hiểu được đạo lý một cách rõ ràng rồi. Trước đây bạn không biết được bệnh của bạn là do đâu đến, bạn không hề biết bệnh của bạn vì sao mà phát triển, bệnh đến sau cùng thì kết quả như thế nào? Nếu đều biết hết rồi thì người có thể sẽ không bị bệnh. Bệnh từ do đâu mà ra? Do vọng tưởng mà ra, một ngày từ sớm đến tối nghĩ tưởng xằng bậy, bạn không dứt vọng tưởng thì thuốc thần tiên cũng không trị được bệnh của bạn. Nếu vọng tưởng của bạn không còn thì bệnh gì cũng đều không còn.

Căn bản của sanh tử cũng là vọng tưởng. Bạn xem, trong Kinh Hoa Nghiêm nói rất rõ ràng: “Tất cả chúng sanh đều có trí tuệ đức tướng của Như Lai, nhưng do vì vọng tưởng chấp trước mà không thể chứng đắc”, đây là một lời nói ra được hết bệnh căn của chúng ta. Bạn xem trong Đại Tạng Kinh, có vị Phật nào bị bệnh không? Có vị Phật nào tỏ ra rất già yếu không? Không có. Có vị Bồ Tát nào bị bệnh không? Không hề nghe nói qua. Vì sao Phật, Bồ Tát, A La Hán không bị bệnh? Vì sao Phật, Bồ Tát, A La Hán không già? Họ không những không già, mà còn không chết. Họ không chết là thật, một tí cũng không giả. Nguyên nhân không gì khác là do họ hiểu được rõ ràng, hiểu được thấu đáo chân tướng của vũ trụ nhân sanh, tất cả tùy thuận tự tánh nên họ liền được hiệu quả tốt đến như vậy. Đây chính là ngày nay chúng ta thường nói là tự nhiên sinh thái, hoàn toàn phù hợp với tự nhiên sinh thái, một tí ý niệm tạo tác trong đó cũng không có, thuận theo tự nhiên thì tự nhiên rất khỏe mạnh. Nếu chúng ta khởi vọng tưởng, làm cho sinh thái tự nhiên của thân thể bị thay đổi, khi vừa thay đổi thì bị đổi hư đi, liền xảy ra bệnh tật. Bệnh tật là do như vậy mà sanh ra, cho nên gốc của bệnh chính là vọng tưởng, phân biệt, chấp trước.

Học Phật thì sao? Học Phật chính là phải y theo giáo huấn của Phật, phải trừ bỏ đi vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, hồi phục lại tâm thanh tịnh. Tâm thanh tịnh khởi tác dụng chính là trí tuệ chân thật, chính là chánh giác. Vì vậy người tâm không thanh tịnh, dù có thông minh trí tuệ thì Phật, Bồ Tát cũng không thừa nhận họ là chánh giác. Cho nên nhất định tâm phải thanh tịnh thì cái trí tuệ đó mới gọi là chánh giác, thì trí tuệ đó mới hữu dụng. Trên kinh Phật nói, đạt được chánh giác thì bạn liền có năng lực siêu việt sanh tử luân hồi. Đã siêu việt sanh tử luân hồi thì còn bệnh gì nữa chứ? Làm gì có bệnh tật nữa. Vấn đề sanh tử còn có thể giải quyết, thì những vấn đề nhỏ trong đời sống của ta có gì không thể giải quyết được chứ? Bạn ở ngay trong đời này liền có thể đạt được hạnh phúc tự tại, an vui mỹ mãn chân thật. Chúng ta học Phật là được những thứ này, đây là tiếp nhận giáo dục của Phật Đà.

Nếu như bạn đem tâm trạng của tôn giáo mà học Phật, thành thật mà nói bạn hoàn toàn không thể có được những thứ này. Do nguyên nhân gì vậy? Do mê. Tôn giáo chú trọng cảm tình, tình cảm là mê, không phải là lý trí. Tôn giáo càng mê càng tốt, vì sao vậy? Vì như vậy bạn mới là tín đồ kiền thành, bạn không bỏ đi mất, vậy mới kéo được bạn, nắm chặt được bạn, bạn không thể nào bỏ đi, bạn mỗi ngày phải đi cúng bái họ, họ tiếp nhận cung kính của bạn, tiếp nhận cúng dường của bạn. Thế nhưng Phật pháp không phải như vậy, Phật pháp là đạo thầy trò, Phật phápsư đạo. Sư đạo là chỉ là đến cầu học, không phải đến cầu để dạy học. Tức là bạn đến cầu học, không có thầy giáo chạy đến nhà của bạn để dạy cho bạn. Đây là đạo lý gì vậy? Thầy giáo đến nhà của bạn dạy cho bạn thì bạn sẽ không tôn trọng, không tôn kính đối với thầy giáo, như vậy thì cho dù thầy giáo có tốt đi chăng nữa, bạn cũng không học được thứ gì. Cho nên thầy giáo tuyệt nhiên không nhất định muốn bạn phải cung kính thế nào đó đối với ông, nếu như có cái tâm như vậy, vị thầy đó không phải là một vị thầy tốt.

Thế nhưng bên trong có một đạo lý là: “một phần thành kính, được một phần lợi ích, mười phần thành kính, được mười phần lợi ích”. Thí dụ nói có mười hoc sinh theo một thầy học, vì sao có học trò học được nhiều, có học trò thì không học được thứ gì? Bạn tỉ mỉ mà quan sát thì sẽ thấy học trò mà học được thì rất cung kính đối với thầy. Vì sao cung kính đối với thầy thì học được vậy? Cung kính thầy thì chịu nghe lời, thầy dạy họ như thế nào thì họ làm theo như thế đó, đương nhiên là họ học được tốt; Đối với thầy không cung kính thì sẽ không nghe lời, không nghe lời thì không còn cách gì, đương nhiên là họ sẽ không học được thứ gì. Cho nên, người nghe lời 100% chính là cung kính 100%, có thể thấy trong đây thật có đạo lý. Giáo học của thế xuất thế gian đều không vượt ngoài một nguyên tắc này.

Chúng ta ở trong truyện ký Phật giáo xem thấy có rất nhiều tổ sư đại đức, khi các Ngài còn trẻ đi cầu học, thăm viếng một vị thiện tri thức (ngày nay chúng ta gọi là người có đạo đức, cao nhân có học vấn), trong truyện ký ghi chép rằng: vị thiện tri thức này nói với họ: “con ở chỗ ta đây không học được thứ gì, con nên đi đến chỗ của một vị nào đó, con theo ông ấy học, con sẽ có được thành tựu”. Vị học trò này cũng không tệ, quả nhiên nghe lời chỉ điểm của ông, đến dưới hội của người đó, ba năm, năm năm thì được khai ngộ, thì được chứng quả. Đây là đạo lý gì vậy? Việc này chúng ta xem thấy ở trong truyện ký thấy rất nhiều, văn chương Trung Quốcnói thẳng tắt, không quanh co, nói chuyện mấy giờ đồng hồ nhưng khi ghi chép chỉ có mấy câu, ghi rất là đơn giản. Vị thiện tri thức đó nhìn thấy người đó, cũng giống như hiện tại chúng ta xem thấy một người vậy, nhất định là phải hỏi bạn họ gì, bạn tên là gì, bạn là người ở đâu, bạn đã học qua những thứ gì rồi, việc này nhất định là phải hỏi. Vừa hỏi thì liền biết được bạn thích học là những thứ gì, hơn nữa ngay trong những đại đức thời hiện tại, bạn kính phục nhất là người nào. Cho nên khi họ chỉ điểm cho bạn là chỉ điểm người mà bạn kính phục nhất, bạn theo ông ấy mà học, bạn sẽ nghe lời ông ấy. Vì sao vị thiện tri thức này không thể dạy cho bạn? Vì bạn không bội phục ông, ông ấy dạy cho bạn thì bạn sẽ không tin tưởng, bạn không thể tiếp nhận, nguyên do ở ngay chỗ này. Tuyệt nhiên không phải họ có thần thông để biết rằng chỉ cho vị học trò đến nơi đó thì sẽ thành tựu, mà kỳ thực trong lúc nói chuyện, vị thiện tri thức biết rõ ràng tường tận, thông suốt minh bạch.

Nếu chúng ta muốn hỏi, vì sao cả đời này của chúng ta không gặp được một thầy tốt? Lời hỏi này cũng có đạo lý. Thầy tốt có thể gặp, không thể cầu. Thầy tốt không dễ gì gặp được, nhưng sau khi gặp rồi, bạn có chịu theo ông ấy học không? Không chịu theo ông ấy học thì vẫn là uổng phí. Cho nên nhất định là ngay trong tâm chính mình phải có một người mà mình tôn kính nhất, thì mới có thể phát sinh tác dụng. Cũng đồng câu nói, đồng một đạo lý, nhưng do người mà mình xem thường nói ra thì mình không thể tin tưởng, không thể tiếp nhận, hơn nữa còn muốn mắng họ; nhưng do người mà ngay trong tâm mình kính phục nói lời đó ra, thì sẽ giống như là được ban thánh chỉ, bạn liền lập tức y giáo phụng hành. Như vậy thì làm sao có thể giống nhau chứ? Do đó, bạn muốn biết chính mình tương lai có thể có được thành tựu hay không rất đơn giản, bạn phải chính mình trở về nhà cố gắng xét nghĩ lại, xem là vị thiện tri thức nào mà bạn kính phục, sau đó một lòng một dạ theo học với ông ấy, như vậy mới không sai lầm và bạn mới có thể thành công. Nếu như thiện tri thức mà bạn thích quá nhiều, vậy thì tâm cung kính đó của bạn không phải là thật, đó là giả, tâm của bạn là rất loạn, thay đổi không chừng. Không những Phật pháp bạn không cách gì tu học, thế gian pháp bạn cũng học không được tốt.

Không luận pháp thế gian hay Phật pháp, nếu muốn học tốt thì nhất định phải hiểu được một đạo lý là một môn thâm nhập, nhất là Phật pháp, muốn chân thật có thể học được tốt thì chỉ một vị thầy. Một vị thầy thì cả đời này của bạn đi một con đường, con đường này sẽ dễ đi. Nếu hai vị thầy là hai con đường, hai ngã thì làm sao bạn đi? Ba vị thầy là ngã ba đường, bốn vị thầy là ngã tư đường, như vậy thì bạn làm sao mà thành tựu! Ngày nay người trẻ tuổi ham học rất nhiều, vì sao không thể có thành tựu? Đều đang ở ngã tư đường, không nơi quyết định, lỗi lầm phát sanh ở ngay chỗ này. Học Phật không những thân cận một vị thầy mà còn phải chuyên tu một pháp môn thì bạn mới có thể có thành tựu. Thành tựu gì vậy? Được tâm thanh tịnh. Các vị nên biết thành tựu là bạn được tâm thanh tịnh. Hiện tượng của tâm thanh tịnhphiền não giảm, trí tuệ tăng trưởng, vậy thì có được thọ dụng. Tất cả vấn đề của thế xuất thế gian, chỉ có trí tuệ mới có thể giải quyết, ngoài trí tuệ ra không có phương pháp thứ hai có thể giải quyết vấn đề.

Cho nên Phật pháp giảng về trí, giảng về giác, không thể thiếu thứ này, phải chánh giác. Chúng ta nói thiết thực hơn, để giải quyết vấn đề bản thân hiện tại của chúng ta, giải quyết vấn đề sinh hoạt ngay trước mắt ta, làm cho đời sống của ta trải qua được tự tại, trải qua mỹ mãn, trải qua hạnh phúc; mở rộng ra là để giải quyết sự việc gia đình của ta, giải quyết việc công tác của ta, giải quyết cả những vấn đề của xã hội, thì phải có trí tuệ chân thật. Do đó, trong trí tuệ xen tạp phiền não thì không thể giải quyết vấn đề. Ngày nay người thông minh rất nhiều, đặc biệt là nhà chính trị, mỗi người đều cho rằng mình rất thông minh, nhưng họ lại làm cho xã hội càng ngày càng thêm loạn, lão bá tánh càng ngày càng thêm khổ. Nguyên nhân gì vậy? Trong trí tuệ xen tạp cả phiền não, vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, những thứ này chưa dứt, cho nên khởi tâm động niệm thì họ liền nghĩ đến lợi ích của ta, ngã chấp của họ đang tồn tại.

Phật nói với chúng ta trí tuệ chân thật thì đầu tiên là phải phá đi ngã chấp, như vậy mới là trí tuệ chân thật. Không có trí tuệ chân thật, không có công phu chân thật thì đọc kinh đại thừa cũng là uổng phí. Kinh đại thừa tuy là đọc được rất nhiều nhưng hoàn toàn hiểu sai ý. Trên kệ khai kinh nói rằng: “nguyện giải Như Lai chân thật nghĩa”, những người này là giải sai chân thật nghĩa của Như Lai, bạn nói xem còn cách gì chăng? Vì sao họ giải sai vậy? Vì họ có lòng riêng tư, khởi tâm động niệm là họ phải cân đo đến lợi ích của chính họ, vậy thì hư rồi. Nếu như có thể lìa bỏ lòng riêng tư này, bạn sẽ có được lợi ích chân thật, Vậy thì do đây mà biết, chánh giáctiêu chuẩn, lại nâng cao thêm một học vị nữa gọi là chánh đẳng chánh giác, thì bằng với Phật, đương nhiên họ chưa thành Phật, chỉ bằng với Phật mà thôi, nhưng cao hơn so với A La Hán, cao hơn chánh giác. Trong chánh giác vô ngã, các vị cần phải biết, chỉ có vô ngã mới có được năng lực phân biệt chân vọng, phân biệt tà chánh, phân biệt thị phi, phân biệt lợi hại. Nếu như ngã kiến chưa phá thì nhất định bạn không có được năng lực này.

Người thông thường cho rằng mình đã làm được rất nhiều việc tốt, cho rằng mình đã tu được rất nhiều công đức, tôi thấy không phải vậy. Có rất nhiều người đang rất nỗ lực tu công đức, làm việc tốt nhưng tương lai đều phải đọa ba đường ác, do nguyên nhân gì vậy? Việc làm đó của họ, họ cho là việc tốt nhưng thực sự không phải là việc tốt, không những tương lai không được tốt mà ngay trước mắt cũng không tốt, xem thấy dường như là một việc tốt, kỳ thật đang làm sai. Thí dụ đạo tràng Phật giáo chúng ta làm những việc từ thiện, bạn nói xem có tốt hay không? Xã hội khen ngợi, quốc gia còn tặng bạn một tấm biển lớn để bạn treo lên, bạn đối với xã hộicống hiến rất lớn, đó có phải là việc tốt hay không? Xem thấy thì là việc tốt, nhưng thực tế là việc sai. Sai ở chỗ nào vậy? Đạo tràng của Phật giáo là làm những việc gì vậy? Là giáo dục của Phật Đà, đây là bổn phận công việc của bạn, giống như bạn thành lập một trường học, trường học làm những việc gì? Thầy giáo và học trò ngày ngày phải lên lớp, đây là việc chính. Hiện tại thầy giáo không dạy học, học trò cũng không lên lớp, mỗi ngày đi làm những việc từ thiện, vậy là việc tốt hay sao? Sai mục tiêu rồi, cách làm như vậy thì vị hiểu trưởng đó sẽ bị cách chức, học sinh sẽ bị khai trừ.

Cho nên nhất định phải phân biệt chân vọng, tà chánh, phải rõ ràng tường tận, thông suốt thấu đáo. Lại nói về đạo tràng này của chúng ta, tôi khuyên đồng tu của chúng ta, điều đáng quý của đạo tràng chính là giúp đỡ mọi người phá mê khai ngộ, do đó cần thiết phải có một tông chỉ, có một mục tiêu. Đạo tràng này của chúng tađạo tràng Tịnh Độ, Trung Quốc có mười tông phái lớn, đạo tràng chúng ta đây là Tịnh Độ, ở trong đây chỉ hoằng dương những gì của Tịnh Độ. Mọi người đến nơi đây, ta chỉ có một cửa, một con đường, nếu như trong đạo tràng của chúng ta còn có thứ của Pháp Tướng Tông, còn có thứ của Pháp Hoa Tông, còn có thứ của các tông phái khác, thì khi mọi người đến đây sẽ suy nghĩ rốt cuộc phải học thứ nào cho tốt đây? Trên bề mặt mà xem, thì đạo tràng này rất cừ khôi, tâm lượng của pháp sư rất rộng lớn, ông ấy đều bao nhiếp tất cả, nhưng thật sự là sai vì ông ấy khiến cho đại chúng đến nơi đây không biết theo ai. Đây là tội lỗi.


Phần 2


Người niệm Phật tu Tịnh Độ thì đến chỗ này của chúng ta, người thích học tham thiền, nghe nói Phật Quang Sơn có mở lớp tọa thiền, thì họ đến nơi đó. Như vậy thì đúng. Người thích làm việc từ thiện, thì đến Hội Công Đức Từ Tế. Mỗi một đạo tràngtông chỉ của họ, có phương hướng của họ, có mục tiêu của họ, không thể hỗn hợp lại với nhau cho loạn lên. Bạn không thể nói tôi dùng phương thức này để kéo tín đồ, tôi ở đây thứ gì cũng có, các người đến chỗ này của tôi thì thật tốt, mọi thứ đều có thể học được; nhưng kết quả thì chẳng có thứ nào học tốt được, vậy làm sao có thể nhìn người được chứ? Việc này nếu bạn không có cái nhìn sâu xa, không có trí tuệ chân thật, thì bạn sẽ không thể nhìn thấy được. Tuyệt đối không được có là tâm lượng nhỏ hẹp. Những người sơ cơ phải chỉ đạo cho họ có một phương hướng chính xác. Chúng ta lưu thông kinh sách băng đĩa đều là như vậy, nếu như kinh sách trái với Tịnh Độ bày ra nơi này của chúng ta, khi người ta nhìn thấy sẽ cho rằng chúng ta tiến cử những sách này, nếu như họ đi sai đường rồi thì ta có phải chịu trách nhiệm hay không? Trách nhiệm nhân quả này phải chịu gấp đôi, bạn chính mình đi sai đường là đáng kiếp, bạn làm cho người khác đi sai đường thì bạn chịu trách nhiệm nhân quả càng nặng hơn, việc này không thể không lưu ý, không thể không cố gắng cẩn trọng.

Cho nên, khi tôi ở Đài Bắc gần đây nhất, tôi đã từ bỏ chức vụ ở Cơ Kim Hội. Thư Viện Hoa Tạng chúng ta là một Đạo Tràng tu học, còn Cơ Kim Hội giáo dục Phật đà không phải là Đạo tràng, nó là một sự nghiệp cứu viện Phật giáo, sự nghiệp chi viện. Cho nên ở nơi đó đều in ấn kinh điển của các tông phái. Đây là chúng ta giúp đỡ các đạo tràng, tông chỉ mục tiêu này không giống nhau. Đây là chúng ta giúp đỡ người khác, giúp đỡ Đạo Tràng khác, đây không phải là làm cho cái đạo tràng này. Ở trong đạo tràng này làm những thứ tạp nham thì sai rồi. Những sự việc này trên bề mặt xem raviệc thiện nhưng hậu quả không thể nào nghĩ ra được. Vì vậy, một đạo tràng muốn được chư Phật hộ niệm, Long Thiên ủng hộ thì không dễ dàng. Bạn phải làm đúng chánh pháp, phải chân thật đang tu hành, chân thật đang lợi ích tất cả chúng sanh thì mới được chư Phật hộ niệm, mới được Long thiên bảo hộ.

Chánh đẳng chánh giác phải phá một phẩm vô minh, chứng một phần pháp thân, lúc này kiến giải của họ đối với vũ trụ nhân sinh sẽ chính là như chúng ta nói, tức là cách nhìn, cách nghĩ rất gần với chư Phật Như Lai, cho nên gọi là chánh đẳng chánh giác. Chánh đẳng chánh giác ở trong Kinh Hoa Nghiêm nói là từ Viên Giáo Sơ Trụ mãi đến Bồ Tát Đẳng Giác (41 vị thứ đều gọi là Chánh Đẳng Chánh Giác), phá một phẩm vô minh cuối cùng, trí giác viên mãn, một tí khiếm khuyết cũng không có. Lại thêm vào hai chữ “vô thượng”, Vô thượng giống như tốt nghiệp lớp tiến sĩ trong cửa Phật vậy, nếu như bạn chứng được Vô Thượng Chánh Đẳng chánh giác, thì gọi bạn là Phật Đà. Nếu như bạn chứng được Chánh Đẳng Chánh giác thì gọi bạn là Bồ Tát; nếu bạn chứng được Chánh giác thì gọi bạn là A La Hán. Cho nên ba danh từ này là danh từ phổ thông, không phải chỉ để một người nào, giống như tiến sĩ, thạc sĩ, học sĩ là danh từ phổ thông. Nếu như lại thêm vào, thí dụ nói Thích Ca Mâu Ni Phật, vậy thì có phải là chỉ một người nào không? Không phải vậy, vẫn là một danh từ phổ thông, có rất nhiều Thích Ca Mâu Ni Phật, rốt cuộc thì bạn muốn tìm vị Thích Ca Mâu Ni Phật nào? Bồ Tát Quán Thế Âm cũng quá nhiều, bạn muốn tìm vị Bồ Tát Quán Âm nào? Việc này cũng giống như chúng ta gọi thạc sĩ, có thạc sĩ khoa học tự nhiên, có thạc sĩ khoa học công trình, có thạc sĩ y học, có thạc sĩ triết học, thạc sĩ trong mỗi một loại cũng rất nhiều, vậy bạn muốn tìm vị nào? Bạn muốn cho rằng Bồ Tát Quán Thế Âm chính là một người nào đó, vậy thì bạn sai rồi. Quán Thế ÂmBồ Tát giống như thạc sĩ, trong đó khoa ngành rất nhiều, bạn nên biết Quán Âm đại biểu cho Từ Bi, đại từ đại bi gọi là Quán Thế Âm. Bồ Tát Đại từ đại bi thì rất nhiều, bạn muốn tìm vị nào? Hiện tại mọi người ở trong nhà Phật đều nhận lầm Phật, Bồ Tát là một người, không biết được là vô lượng vô biên người.

Tôi nghe nói mọi người đang tụng Kinh Vô Lượng Thọ đọc rất nhuần nhuyễn, rất nhiều người đang tụng đọc. Đọc Kinh Vô Lượng Thọ có thể giác ngộ. Trong Kinh Vô Lượng Thọ nói với chúng ta, người của thế giới Tây phương Cực Lạc là “hàm cộng tuân tu Phổ Hiền đại sĩ chi đức”. Câu này chính là nói với chúng ta, người của thế giới Tây phương Cực Lạc đều là Bồ Tát Phổ Hiền, vô lượng vô biên Bồ Tát Phổ Hiền không cách gì tính đếm được. Bạn muốn tìm Bồ Tát Phổ Hiền, vậy muốn tìm vị Bồ Tát Phổ Hiền nào? Mọi ngườithế giới Tây phương Cực Lạc đều là Bồ Tát Phổ Hiền. Cho nên nhất định phải hiểu cho rõ ràng, cho thấu đáo là thêm vào danh hiệu thì cũng giống như một học vị thêm vào hệ khóa khoa học của họ. Việc này về sau còn cần phải nói tỉ mỉ hơn với các vị, không thể không thông hiểu, không thể không hiểu rõ ràng. Chúng ta học Phật, người ta nói chúng ta mê tín, lời nói này không hề sai. Chúng tamê tín thật. Chúng ta tin Phật rồi, quy y rồi, cũng thọ giới rồi, nhưng Phật là gì thì không hề biết, Bồ Tát là gì cũng không được rõ ràng, mơ mơ hồ hồ như vậy mà học, đó không phải là mê tín vậy là cái gì? Phải nhận biết rõ ràng, thông hiểu tường tận, biết Phật giáo là gì, biết được học trong Phật giáo là học cái gì.

Thế nên Phật pháp mong muốn chúng ta phải minh bạch, mong muốn chúng ta cầu trí tuệ. Các vị phải ghi nhớ cầu trí tuệ trong thiền tông chú trọng minh tâm kiến tánh, trong tịnh độ chú trọng nhất tâm bất loạn. Tịnh độ tông rất đặc biệt, không những cầu nhất tâm bất loạn mà còn cầu sanh Tịnh Độ, đích xác là họ có hai mục tiêu, không như các tông phái khác. Các tông phái khác là chuyên cầu một thứ, Tịnh Độ có hai mục tiêu. Tịnh Độ không những cầu Nhất Tâm Bất Loạn mà còn cầu vãng sanh Tịnh Độ, mục tiêu này ở ngay trong đời này chúng ta nhất định phải đạt được. Nếu như các vị tụng thuộc lòng Kinh Vô Lượng Thọ, hiểu được Kinh Vô Lương Thọ rồi thì bạn không chút nào hoài nghi, khi vừa mở đề kinh ra, mục tiêu tu học của chúng ta lộ ngay ra trước mắt: “ Đại thừa Vô Lượng Thọ trang nghiêm”, đây là mong cầu của người tu tịnh độ chúng ta. Các vị xem “ Vô Lượng Thọ” trên đề kinh, chúng ta cầu là cầu vô lượng thọ, hay nói cách khác là cầu khỏe mạnh sống lâu. Trang nghiêm chính là tự tại mỹ mãn, đó mới là trang nghiêm. Dùng phương pháp gì để cầu vậy? Có phương pháp để cầu. Trên đề kinh đoạn sau đã nói: “ Thanh tịnh Bình đẳng Giác”, đây là phương pháp.

Do đây mà biết, chúng ta học Phật là cầu cái gì? Là cầu tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng, tâm giác. Ba cái tâm này là ba mà một, một mà là ba; một cái được rồi thì đồng thời ba cái đều được, tất cả Phật Pháp đều không ngoài một nguyên tắc này. Thiền tông ở trong ba điều này chỉ riêng cầu giác, cho nên giống như cái giảng đường này có ba cửa, khi bước vào thì họ bước vào từ cửa giác, Thiền tông từ cửa giác, họ phải đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh, vậy thì vào được cửa. Ngoài Thiền tông ra còn có Giáo Hạ, trong Giáo Hạ thì từ nơi cửa giải mà vào, đại khai viên giải cũng chính là Chánh Môn, Chánh tri chánh kiến, từ ngay đây mà tiến vào. Tịnh Độ tông chúng ta là từ nơi tâm thanh tịnh, khi tâm thanh tịnh rồi thì đương nhiên bình đẳng, đương nhiên giác ngộ. Giác ngộ rồi thì cái tâm đó đương nhiên thanh tịnh, đương nhiên bình đẳng. Có thể thấy được cái gọi là: “ pháp môn vô lượng, thù đồ đồng quy”, pháp môn đường lối không giống nhau nhưng chỗ quay về cuối cùng thì hoàn toàn giống nhau, đều là Minh Tâm Kiến Tánh. Thế nhưng trong Thiền tông nói danh từ này, các tông phái khác không có cách nói như vậy. Tịnh Độ tông chúng ta gọi là Nhất Tâm Bất Loạn, Nhất Tâm Bất Loạn chính là Minh Tâm Kiến Tánh của nhà Thiền, trong Giáo hạ gọi là Đại khai viên giải, các vị nên biết trong Mật Tông thì gọi là Tam Mật Tương Ưng. Danh từ tuy khác nhau, nhưng cùng một sự việc, cùng một cảnh giới.

Do đó, đối với bất cứ một pháp môn nào, chúng ta cũng không nên phê bình, không được nói pháp môn đó không tốt. Nói pháp môn nào đó không tốt chính là phỉ báng Phật, phỉ báng pháp. Các pháp đó đều là do Thích Ca Mâu Ni Phật truyền lại, con đường đó đều có thể thành tựu, vì sao bạn có thể nói nó không tốt chứ? Chỉ có trong vô lượng vô số phương pháp, chính chúng ta phải chọn lựa ra một pháp môn. Điều kiện chọn lựa là:

- Thứ nhất phải thích hợp với trình độ của chúng ta. Nếu như pháp môn đó yêu cầu trình độ quá cao, chúng ta không cách gì tu học, vậy thì khi học sẽ rất khó khăn, không dễ gì thành tựu. Cho nên pháp môn mình chọn học phải thích hợp trình độ của chính mình thì khi học mới thuận tiện.

- Thứ hai là phải thích hợp với hoàn cảnh sinh hoạt của chính mình, phải thích hợp với bối cảnh thời đại hiện đại này. Bởi vì chúng ta không thể rời khỏi xã hội, không thể rời khỏi mọi người, cho nên cần phải suy xét những điều này. Thông thường mà nói, như phía trước đã nói, không luận tu học một pháp môn nào, một phương pháp nào đều cần phải phá ngã kiến, phá ngã chấp mới có thể có thành tựu. Nếu không phá ngã kiến, phá ngã chấp thì như ta thường nói là dụng công không có hiệu quả.

Tôi nghĩ có rất nhiều đồng tu học Phật, nhiều năm học Phật đều có kinh nghiệm này. Không thể dụng công được hiệu quả, học được nhiều năm rồi vẫn cứ là như vậy, thậm chí càng học càng khổ, lúc chưa học Phật thì còn tốt, sau khi học Phật rồi thì càng học càng khổ. Đó đều là do không đắc pháp, pháp môn này không thích hợp với chính mình. Cũng giống như bạn chọn lựa chuyên ngành khi bạn vào trường học vậy, nền tảng của bạn, trình độ của bạn không thích hợp với chuyên ngành mà bạn chọn thì tức là bạn đã chọn sai chuyên ngành, bạn học tập khó khăn, hơn nữa rất khó có được thành tựu. Chọn đúng rồi thì rất dễ, cũng sẽ mau thành tựu. Chúng ta chọn lựa pháp môn, điểm này rất quan trọng.Nếu như không biết được căn tánh của chính mình ra sao thì cũng có thể thử nghiệm xem sao, Thiền, Giáo, Mật, Luật đều có thể thử nghiệm xem.

Tu học của chính tôi là một thí dụ.Sau khi đọc qua rất nhiều kinh đại thừa, nghĩ lại chính mình không học được, không thể trừ được vọng tưởng phân biệt chấp trước, tôi cũng rất muốn trừ mà không thể trừ được, cuối cùng mới nghĩ đến pháp gì? Niệm Phật có thể mang nghiệp vãng sanh, chính là vọng tưởng phân biệt chấp trước chưa trừ dứt vẫn được, vậy thì pháp môn này rất thích hợp với tôi. Tôi chọn lựa pháp môn học là như vậy. Pháp khác tôi nghĩ lại đều không được, những kinh nghiệm về các pháp môn này tôi đều biết giảng, tôi giảng được còn dễ nghe hơn người khác nhưng tôi làm không được.Cho nên Thiền, Mật, Giáo, Luật tôi đều đã từng lướt qua, xét nghĩ đều không thể ứng dụng, quay đầu lại cắm cổ dùi đầu niệm A Di Đà Phật, chuyên giảng kinh điển Tịnh Độ, đây là thể nghiệm trong mấy mươi năm qua của tôi.

Thế nhưng gần đây tôi lại giảng những kinh điển khác, đó là do nguyên nhân gì vậy? Đó là do bức bách không cách gì từ chối, bởi vì những kinh điển Đại thừa này không có người giảng, hiện tại người giảng kinh càng ngày càng ít, đây là một hiện tượng rất bi ai.Do đó, tôi rút ra một ít thời gian giảng những kinh này làm thành băng đĩa, lưu lại cho những người có hứng thú đối với những kinh điển này, giúp cho họ có để tham khảo, nguyên nhân là như vậy. Nếu như có người giảng tôi tuyệt đối sẽ không giảng, do vì cần thiết nên không cách gì từ chối.

Việc này trước tiên người học Phật chúng ta cần phải nhận biết cho rõ ràng. Sau khi hiểu rõ mục tiêu giáo học của Phật pháp rồi, cách nhìn của chúng ta đối với kinh điển của Phật giáo sẽ khác đi. Kinh điển của Phật giáo, có thể nói là tủ sách có số lượng rất lớn ở thế gian này.Tất cả học thuyết trên thế gian này, kể cả học thuyết của các tôn giáo, điển tích cũng không vượt qua Phật giáo. Vậy thì kinh điển của Phật giáo nhiều đến như vậy, trong đó rốt cuộc là nói về nhưng vấn đề gì? Việc này chúng ta không thể không biết, người học Phật rất nhiều, người đọc kinh cũng rất đông, thậm chí đến người giảng kinh cũng rất nhiều. Tôi đã từng gặp qua một vị giảng kinh là một vị cưtại gia, giảng cũng rất nổi tiếng, thường giảng giải kinh Phật trong rất nhiều các trường đại học, cao đẳng. Có một lần tôi gặp ông ấy, tôi liền hỏi ông ấy là: “hiện tại ông giảng đều là Kinh Luận quan trọng của đại thừa, vậy toàn bộ Đại Tạng Kinh rốt cuộc là nói về cái gì? Ông có thể dùng một câu nói trả lời cho tôi không? Sau khi nghe tôi hỏi, ông ấy cũng suy nghĩ rất lâu nhưng không trả lời được, thế là ông hỏi ngược lại tôi.

Tôi nói với ông ấy, Thích Ca Mâu Ni Phật 49 năm nói ra tất cả kinh, chỉ nói một sự việc, nếu như dùng danh từ của Phật giáo để nói thì trong kinh Bát Nhã đã nói là “chư pháp thật tướng”. Chư pháp là tất cả pháp, thật tướng chính là chân tướng, câu nói này nếu dùng lời hiện đại mà nói, chính là chân tướng của vũ trụ nhân sanh.Vũ trụ chính là hoàn cảnh sinh hoạt của chúng ta, nhân sanh chính là con người chúng ta. Vậy thì do đây mà biết, tất cả kinh mà Thích Ca Mâu Ni Phật đã giảng, nội dung của nó chính là nói chân tướng hoàn cảnh sinh hoạt của chính chúng ta, cùng chính là con người của chúng ta. Tôi bảo ông ấy nghĩ lại xem, tôi nói cái đáp án này ông có vừa ý hay không? Nếu như không biết kinh Phật đã nói về cái gì thì chúng ta đối với kinh điển của Phật sẽ không có cách gì hiểu được, mở quyển kinh ra bạn sẽ nghĩ tưởng lung tung, càng nghĩ càng sai, càng nghĩ càng thấy cùng Phật pháp với đời sống của chúng ta đều không có liên quan gì, liền cho nó là huyền học, vậy có lợi ích gì chứ?

Cho nên nhất định phải nhận biết rõ ràng là, không luận kinh điển đại thừa hay tiểu thừa, cạn hay sâu thì mỗi câu mỗi chữ đều có liên quan mật thiết với sinh hoạt thường ngày của chúng ta. Sau đó mới biết được, tiên sinh Âu Dương Cảnh Vô vì chúng ta nói ra: “Phật pháp là cái mà người đời nay cần phải có” chúng ta liền sẽ đồng ý lời nói này, liền có thể khẳng định ông nói rất chính xác. Cho nên, mỗi câu mỗi chữ của kinh điểnliên quan mật thiết với đời sống của chúng ta.Vậy thì do đây có thể biết, Phật pháp nhất định không phải là mê tín. Chúng ta học Phật bước vào từ chỗ nào? Phải bắt đầu từ đâu? Việc này rất quan trọng. Hôm qua đã nói sơ qua một tí về ý nghĩa biểu pháp của danh hiệu chư Phật Bồ Tát, việc này nhất định phải hiểu thì mới biết được giáo học của Phật phápphương pháp viên mãn, ở trong Phật pháp chúng ta gọi là phương tiện khéo léo, dùng lời hiện đại mà nói chính là cảnh giới nghệ thuật cao độ.

Giáo học của Phật giáo mấy ngàn năm qua đã hướng đến nghệ thuật hóa Phật giáo. Tất cả danh hiệu của chư Phật, tượng chư Phật đều là biểu thị tánh đức trong chân tâm bổn tánh của chúng ta vốn dĩ đầy đủ. Phàm hễ là danh hiệu của Bồ Tát cho đến tượng của các Ngài đều là biểu thị tu đức, cũng chính là nói với chúng ta là ở ngay trong cuộc sống thường ngày, chúng ta phải nên tu học thế nào mới có thể khiến cho tánh đức của chúng ta hoàn toàn hiển lộ ra, để nhận được thọ dụng ở ngay trong cuộc sống. Như vậy có thể thấy được giáo dục của Phật đích thực là siêu việt hơn tất cả giáo dục của thế gian. Tôi nghĩ các vị đồng tu chính mình đều đã đích thân trải qua cảm thụ này. Chúng ta đã từng học qua tiểu học, trung học, đại học, học qua rất nhiều giáo trình, sau khi tốt nghiệp thì có được mấy thứ có thể áp dụng ngay trong cuộc sống này? Nếu như học những thứ này mà không thể dùng được, các vị thử nghĩ xem, chúng ta đã lãng phí hết bao nhiêu thời gian? Hao tổn bao nhiêu tâm lực? Có học mà không có dùng thì lọai giáo dục như vậy là không tốt rồi, đó không phải là một loại giáo dục tốt nhất. Giáo dục tốt nhất quyết định không lãng phí một giây, một phút thời gian của chúng ta, để những gì chúng ta đã học được lập tức có thể áp dụng được ngay trong cuộc sống, đây mới gọi là giáo dục tốt. Phật pháp thì có thể đạt đến được mục tiêu “giáo dục chí thiện viên mãn” này.

Phật giáoTrung Quốc, đặc biệtPhật pháp Đại thừa, chúng ta lấy bốn vị Đại Bồ Tát làm đại biểu cho thứ lớp tu học của chúng ta, đại biểu cảnh giới tu học của chúng ta. Bốn vị Bồ Tát này tu là có thứ lớp, thế nhưng trong thứ lớp có viên dung, như vậy mới chân thật gọi là viên mãn.Trong thứ lớp không có viên dung, trong viên dung không có thứ đệ thì cũng không phải là hoàn hảo nhất, cũng không phải là tốt nhất. Cho nên trong thứ lớp đó có viên dung, viên dung chính là không có thứ lớp, bên trong không có thứ lớp lại có thứ lớp. Cũng giống như chúng ta hiện tại lên tòa nhà lầu cao vậy, lầu cao có cầu thang, cầu thang là thứ lớp, ngoài cầu thang ra có thang máy, thang máy thì không có thứ lớp nhưng đầy đủ, vậy mới gọi là viên mãn, chúng ta mới an tâm. Việc này dùng để thí dụ Phật pháp, Phật pháp rất gần giống như vậy. Từ nơi thứ lớp mà nói thì bốn vị bồ tát này là:

  1. i. (i) Thứ nhất là Bồ Tát Địa Tạng

Chúng ta học Phật bắt đầu vào từ chỗ nào vậy? Từ nơi Bồ Tát Địa Tạng mà bắt đầu. Tịnh tông học hội nơi đây, gần đây đã mua một hội sở, cũng có đất. Tất cả thế xuất thế gian pháp, nếu bạn không có đất, không có nơi chốn thì bạn cũng không thể làm gì được.Một người chính mình cũng phải có ngôi nhà nho nhỏ, cũng phải có một nơi để có thể dừng chân. Đất là vô cùng quan trọng mà Ngài Bồ Tát Địa Tạng đã biểu thị. “Địa” này chính là tâm địa, “Tạng” là Bảo tạng, chúng ta biết con người chúng ta sinh sống ở thế gian này.Không thể rời khỏi đại địa, chúng ta phải nhờ vào nó để sinh tồn, ăn uống đi lại đều phải nhờ vào đại địa sản sinh ra, cho nên đại địa hàm chứa vô tận Bảo tàng, chúng ta lấy không hết, mà dùng cũng không cạn.

Phật dạy chúng ta tu học trước tiên phải từ nơi tâm địa mà hạ công phu, trong chân tâm bổn tánh của chúng tavô tận trí tuệ, có vô lượng đức năng, đó chính là hàm chứa trong tâm của bạn, đó là trong tâm tánh của chính mình vốn dĩ đầy đủ. Tuy là trong tự tánhvô lượng trí tuệ đức năng, nhưng trí tuệ đức năng ngày nay của chúng ta dường như đã bị đánh mất, biến thành không có trí tuệ, không có năng lực. Nhưng Phật đã nói với chúng ta, trí tuệ đức năng của chúng ta không hề khác biệt với chư Phật Bồ Tát, năng lực này tuy là đánh mất, nhưng Phật nói với chúng ta tuyệt nhiên không phải là mất thật. Vì sao bị mất vậy? Bị mê mất.Nếu như bạn giác ngộ rồi thì trí tuệ đức năng này liền lại hiện tiền, lại được hồi phục. Dáng vẻ của mê như thế nào vậy? Trước tiên chúng ta không cần nghiên cứu lý luận của mê, vì sao bị mê, việc đó nói ra thì rất sâu. Dáng vẻ của mê là thế nào? Vọng tưởng là mê, phân biệt là mê, chấp trước là mê. Hiện tại chúng ta thật là từ sớm đến tối, khởi tâm động niệm dấy khởi vọng tưởng.Vọng tưởng, phân biệt, chấp trước là dáng của mê.

Dáng vẻ của giác là thế nào vậy? Vọng tưởng, phân biệt, chấp trước thảy đều không còn nữa, đó chính là dáng của giác. Cho nên trên kinh, Phật nói với chúng ta: “chân tâm là giác”. Mỗi người chúng ta đều có cái chân tâm này, trong chân tâm không có vọng niệm, tâm có vọng niệm thì gọi là vọng tâm, trong chân tâm đã có vọng niệm thì liền không thể gọi nó là chân tâm, mà gọi nó là vọng tâm.Chân tâm là lìa niệm. Chúng ta học Phật không gì khác hơn là hồi phục lại chân tâm mà thôi, đây cũng chính là mục tiêu tu học thứ nhất, là khai mở bảo tạng trong tâm địa của chúng ta ra. Phật pháp không phải hướng ngoại mà cầu, việc này mọi người đều phải nên ghi nhớ, Phật pháp hướng vào ngay trong tự tánh mà cầu, cho nên Phật phápTâm pháp. Ở Ấn Độ xưa, Phật học gọi là nội minh, thời xưaẤn Độ cũng đem học trình này phân loại, không giống như hiện tại phân nhỏ đến như vậy, họ phân rất đơn giản, họ phân làm năm loại lớn. Phật họctriết học được phân loại là nội minh, đây là hướng vào nội tâm mà cầu, không hướng ra bên ngoài.

Cho nên Phật phápgiáo dục khởi phát tự tánh, giáo dục hồi phục bản năng. Kinh Địa Tạng chính là tuyên nói cho chúng ta pháp môn này, nói với chúng ta là trong tự tánh của chính chúng ta đầy đủ viên mãn nhất. Tôi tin là rất nhiều đồng tu đã đọc qua Kinh Địa Tạng, nếu như bạn không hiểu ý nghĩa thì bạn tụng Kinh Địa Tạng cũng giống như đọc tiểu thuyết thần thọai vậy. Kinh điển của Phật từ nơi biểu hiện có thể phân làm hai loại lớn:

* Một loại thì nói về sự, Kinh Địa Tạng nói về sự, Kinh Di Đà cũng nói sự.Cho nên bạn xem ra cũng giống như tiểu thuyết vậy, dường như không có thứ gì là giống nhau cả,thế nhưng loại kinh này rất khó giảng.Trong sự lýđạo lý, bạn không thể đem đạo lý giảng cho rõ ràng, giảng cho minh bạch thì những sự việc này ai tin tưởng chứ? Cho nên loại kinh điển này khó giảng.

* Ngoài ra một loại nữa là nói về lý, như Kinh Kim Cang giảng lý, Tâm Kinh giảng lý. Giảng lý thì trái lại chúng ta dễ hiểu, rất bội phục. Thế nhưng trong lý có sự, nếu như không đem sự thật nói ra được, vậy những lý của đạo lý đều trống rỗng, đều biến thành không lý.

Đây là Kinh Luận của Phật pháp, chúng ta nghiên cứu giảng giải thì không thể không biết. Khi giảng về sự thì bạn phải hiểu được lý, khi giảng về lý thì bạn phải biết làm thế nào ứng dụng được cái lý này ngay trong cuộc sống thường ngày.

Vừa mở đầu Kinh Địa Tạng, khi vẫn còn chưa giảng đến kinh văn, thì Phật trước tiên phóng quang hiện tướng lành, phóng ra đại quang minh vân, đây chính là biểu thị một loại phương pháp giáo nghĩa của toàn kinh. Quang minhtrí tuệ, đại quang minh chính là trí tuệ cứu cánh viên mãn, là trí tuệ không gì không biết, không gì không thể. Trí tuệ này ở nơi đâu vậy? Ở ngay nơi tự tánh của chính chúng ta. Trong tất cả kinh điển Phật thường dùng Mây để thí dụ cái chân tướng sự thật này. Bạn nói Mây có hay là không có vậy? Nếu như nói không có, chúng ta nhìn lên bầu trời thấy từng đám mây rất rõ ràng, thấy được rất rõ ràng, rất tường tận, cho nên nó có thật.Nhưng nếu chúng ta ngồi trên máy bay, bay lên trên từng không thì có Mây hay không vậy? Không có. Cho nên Phật dùng chữ Mây này để đại biểu cho một sự việc là không thể nói có, cũng không thể nói không có.

Chẳng có chẳng không mới là chân tướng sự thật.Nếu bạn nói nó nhất định có là sai rồi, bạn thấy sai rồi, đó gọi là mê. Ngày nay chúng ta đem tất cả sự tướng của vũ trụ nhân sanh xem là thật có, điều này thật là chúng ta đã sai rồi. Tất cả các pháp bao gồm cả thân chúng ta đều là phi hữu phi vô, đây là thật tướng. Cho nên không thể nói cái này là có cũng không thể nói nó là không. Nếu bạn nói không có thì sao hình tướngtồn tại rõ ràng, nếu bạn nói nó có thì sao đương thể của nó đều không? Nhưng câu này không phải dễ hiểu, nhà khoa học phương tây hiện đại hiểu, họ đã phát hiện trong vật lý học vô cùng tiến bộ hiện nay, tất cả các vật chất là một hiện tượng, do nhân duyên kết hợp giống như trong Phật pháp đã nói, do duyên kết hợp lại thì có hình tướng này, duyên tan thì không còn hình tướng này nữa. Nhà khoa học hiểu rõ đạo lý này. Nếu như chúng ta hiểu được đạo lý này thì sẽ hiểu được chẳng có chẳng không mà Phật dạy cho chúng ta, chúng ta liền có thể thể hội được, liền có thể hiểu được câu nói này.

Thí dụ cái khăn lông này, chúng ta nhìn thấy cái này trước mắt là có, Phật thì nói với chúng ta nó chẳng có chẳng không.Bạn không thể nói nó có, vì sao vậy? Vì nó do duyên tạo thành. Khi chúng ta đem những sợi chỉ trong đây kéo ra thì là một sợi chỉ, chiếc khăn này là do chỉ đan lại mà thành, cho nên khi bạn kéo những sợi chỉ này ra rồi thì cái tướng của chiếc khăn không còn nữa.Thật sự khi chưa đan nó, bạn chỉ nhìn thấy chỉ chứ làm gì có cái khăn này?

Tất cả pháp đều là như vậy.Thế nên hiện tại vật lý học phân tích được rất tỉ mỉ, vật lý học đem tất cả vật chất phân thành phân tử, phân thành nguyên tử, phân thành điện tử, phân thành hạt tử, họ từ nơi đó mà thấy tất cả pháp chẳng có. Thế nhưng từ trên hình tướng to lớn mà nhìn thì tất cả pháp chẳng không. Phật vì muốn đem cái hình tướng này nói cho rõ ràng, nói cho tường tận nên dùng mây để làm tỉ dụ, làm đại biểu vạn pháp chẳng có chẳng không, đây mới là chân tướng sự thật.

Do đó, Phật dạy cho chúng ta thái độ để sống, trong Kinh Kim Cang đã nói ra một nguyên tắc lớn, một tổng nguyên tắc gọi là “Vô trụ sanh tâm”. Vô trụ là gì vậy? Bạn không nên tưởng thật, không nên chấp trước, tất cả đều là giả.Bạn tưởng thật, chấp trước là bạn sai rồi. Cho nên Phật bảo bạn “Vô trụ” thì tâm của bạn được nhiều tự tại. Vô trụ đơn giản mà nói là tâm của chúng ta phải thanh tịnh, không có lo lắng, không có dính mắc, không có vọng tưởng, không có phân biệt, không có chấp trước, bạn nói xem an lạc dường bao! Tâm của bạn được thanh tịnh, đó là ý nghĩa của vô trụ. Sanh tâm thì sao? Bạn nhất định phải sanh cái tâm giúp đỡ tất cả chúng sanh.

Chúng ta sống ở thế gian này không nên vì chính mình, vì chính mình thì phạm vi đó quá nhỏ, đó chính là vọng tưởng, phân biệt, chấp trước. Ta sống ở thế gian này là vì ai vậy? Vì tất cả chúng sanh. Bạn nói vì gia đình của bạn, vì chủng tộc của bạn, vì thôn xóm của bạn, vì quốc gia của bạn, thì phạm vi đó cũng là quá nhỏ. Một quốc gia của bạn tốt, nhưng quốc gia lân cận không được tốt thì bạn cũng không trải qua được những ngày tháng tốt đẹp. Chúng ta mong muốn quốc gia của ta tốt và cũng mong muốn mỗi một quốc gia khác cũng đều tốt, như vậy thiên hạ mới có thể được thái bình, mọi người mới có thể được hạnh phúc. Vì vậy tâm lượng phải lớn, tầm nhìn phải xa, Phật dạy chúng ta sanh cái tâm này. Sanh tâm này là từ trên hiện tướng mà nói, tướng có tốt xấu, có thiện ác, ở trong Phật pháp gọi là có mười pháp giới, mười pháp giới là tướng, hướng lên trên có Phật, có Bồ Tát, có Duyên Giác, có Thanh Văn, phía dưới thời có sáu cõi. Tướng của sáu cõi từ đâu mà ra vậy? Do tâm của bạn biến hiện ra. Ai là chủ nhân của sáu cõi mười pháp giới? Là chính ta, không phải ai khác.Việc này trong kinh đại thừa Phật thường nói: “tất cả pháp từ tâm tưởng sanh”.

Do đây mà biết, tâm tưởng của chúng ta quan hệ quá lớn, trên Kinh Hoa Nghiêm Phật nói rằng: “Vũ trụ nhân sanh do tâm hiện ra, do thức biến ra”. Tướng nhất định là có, tướng nhất định không thể tiêu mất.Việc này phải biết tướng không thể bị tiêu diệt, thế nhưng tướng sẽ biến đổi, không thể diệt là thật, nhưng nó sẽ biến đổi, vì sao có thể biến đổi vậy? Bởi vì bạn có vọng niệm nên liền biến đổi, tưởng cái gì liền biến cái đó. Bạn tưởng Phật liền biến thành Phật, tưởng Bồ Tát liền biến thành Bồ Tát. Thế giới này ngày nay biến thành động loạn như vầy là do nguyên nhân gì vậy? Bởi vì nghĩ tưởng của mọi người đều là tham sân si, thì thế giới này liền động loạn thôi, không thể tưởng được. Tất cả pháp từ tâm tưởng sanh, thế cho nên “sanh tâm” là vô cùng quan trọng. Cho nên Phật dạy chúng ta không nên sanh tâm luân hồi, không nên sanh tâm sáu cõi, tốt nhất sanh tâm gì vậy? Sanh tâm thành Phật.

Vì vậy, tất cả chư Phật đều khuyên chúng ta niệm Phật A Di Đà, niệm Phật A Di Đà tốt mà, niệm Phật A Di Đà thì tương lai thành Phật A Di Đà, vậy thành Phật khác không tốt hay sao? Các Phật khác không thể sánh với Phật A Di Đà. Phật thì đều là bình đẳng, Phật Phật đạo đồng, Phật Phật bình đẳng, vậy vì sao Phật A Di Đà lại đặc thù chứ? Chúng ta đọc thấy trong kinh Vô Lượng Thọ, Thích Ca Mâu Ni Phật giới thiệu cho chúng ta, mười phương tất cả chư Phật Như Lai thì Phật A Di Đà là bậc nhất, trên kinh xưng tán Ngài là quang trung cực tôn, vua trong các Phật, cho nên Thích Ca Mâu Ni Phật dạy chúng ta đi làm Phật A Di Đà, không làm Phật khác, làm Phật khác không phải là vua trong các Phật. Nếu Phật không khuyên bạn niệm Phật A Di Đà thì tương lai bạn biết được Phật A Di Đà rồi, nếu như gặp được Thích Ca Mâu Ni Phật, bạn sẽ trách Ngài Thích Ca Mâu Ni Phật vì sao không dạy bạn niệm Phật A Di Đà, Ngài dạy tôi niệm Phật khác, Ngài không đủ thành ý, Ngài có lỗi với tôi.Đích thực là như vậy.

Cho nên Thích Ca Mâu Ni Phật chính mình cũng niệm Phật A Di Đà, không một vị Phật nào không niệm Phật A Di Đà, đây là chúng ta xem thấy ở trong Kinh Vô Lượng Thọ, trong Kinh Di Đà. Kinh A Di Đà sáu phương Phật chính là nói về đoạn này, Phật A Di Đàcứu cánh trong các Phật, là đại viên mãn ngay trong các Phật. Bạn xem, ý nghĩa biết bao. Tôi biết được pháp thù thắng bậc nhất trong tất cả pháp mà tôi không nói với bạn, tôi lại nói với bạn cái thứ hai, thứ ba, thì tôi sẽ có lỗi với bạn. Tuy là hiện tại bạn không biết, tóm lại sẽ có một ngày bạn hiểu ra, sẽ có một ngày bạn thấy được thì lần gặp đó sẽ rất đau lòng. Ngày hôm nay tôi đem pháp môn đệ nhất nói cho bạn nghe, bạn không tiếp nhận, đến sau này bạn đi qua rất nhiều đoạn đường oan uổng, khi gặp lại tôi bạn cũng sẽ không có lời gì để nói. Đây không phải là lỗi của tôi, là do chính bạn do dự hoài nghi, không thể tiếp nhận, tự đi sai đường.

Phật, Bồ Tát đối với tất cả chúng sanh gọi là đại từ đại bi. Hai chữ “Từ Bi” dùng lời hiện tại mà nói chính là quan tâm chăm sóc. Sự quan tâm chăm sóc của chư Phật Bồ Tát đối với tất cả chúng sanh vượt hơn cha mẹ, vượt hơn người thân, thứ mà Ngài cho ta nhất định là thứ tốt nhất. Thứ tốt nhất mà không thể tiếp nhận thì sẽ cho bạn cái thứ hai, sẽ cho bạn cái thứ ba. Cho nên chư Phật Bồ Tát tiếp dẫn chúng sanh, giáo hóa chúng sanh, phương thức thái độ của Ngài tất nhiên như thế. Trí tuệ đức năng của tâm tánh vô lượng vô biên, trên Kinh Địa Tạng chỉ dùng mười câu nói để biểu thị, cũng chính là nói đem đức năng trí tuệ vô lượng vô biên quy nạp làm mười loại lớn để dễ dạy bảo. Trong mỗi một loại thực tế mà nói đều là vô lượng vô biên, như Kinh Vô Lượng Thọ này.

Hiện tại các vị đang đọc tụng Kinh Vô Lượng Thọ, khi vừa mở đầu đề kinh, Phật nói “Đại thừa Vô lượng thọ”. Thọ là một loại trong vô lượng làm đại biểu, bạn không nên chỉ xem thấy vô lượng thọ mạng, còn các thứ khác đều không có, không phải vậy. Mọi thứ đều vô lượng, mọi thứ vô lượng nói không cùng tận, dùng một cái thọ mạng để làm đại biểu. Trong tất cả vô lượng, thọ mạng vô lượng là bậc nhất. Thí dụ nói bạn có vô lượng trí tuệ, vô lượng tài năng, vô lượng năng lực, vô lượng của cải, vô lượng nhà đất, nhưng bạn không có thọ mạng, bạn đoản mạng, vậy thì tất cả vô lượng kia cũng đều bằng không. Cho nên trong tất cả vô lượng phải lấy thọ mạng làm bậc nhất, bạn có vô lượng thọ thì bao gồm tất cả vô lượng bạn mới hưởng thọ được, bạn mới thọ dụng được. Cho nên thọ mạng ở trong tất cả vô lượng gọi là đệ nhất, nếu xếp thứ tự thì xếp thứ nhất, do đó trên kinh dùng vô lượng thọ để làm đại biểu, tuyệt đối không phải là một loại, à là không có thứ nào không là vô lượng. Đây chính là mười loại lớn, mọi thứ đều là vô lượng.

Thứ nhất là đại viên mãn là nói chung, chín loại phía sau là nói riêng, ở câu đầu là đại viên mãn. Đại viên mãn chính là một chút khiếm khuyết cũng không có, giống như trong Thiền Tông thời Đường triều, đại sư Lục tổ Huệ Năng khi khai ngộ, hướng đến thầy của Ngài đưa ra báo cáo, nói rõ tâm đắc của Ngài, Ngài chỉ nói ra năm câu, trong đó có một câu “Nào ngờ tự tánh vốn sẳn đầy đủ”. Câu nói này chính là không ngờ đến trong chân tâm bổn tánh của chính chúng ta tất cả đều đầy đủ, giống nhau không hề khiếm khuyết.Câu nói này cái ý là như vậy, đây chính là đại viên mãn.

Ngoài ra chín điều khác, nói riêng đều là thuộc về cương lĩnh. Kế đến là từ bi. Mười câu nói này đều gọi là quang minh vân “đại viên mãn quang minh vân, đại từ bi quang minh vân, đại trí tuệ quang minh vân. Vậy thì do đây có thể biết, từ bi là trong bổn tánh vốn đầy đủ, không phải do học mà có, là thiên tính. Mạnh Tử thời xưa của Trung Quốc đã nói: “Tâm trắc ẩn thì mọi người đều có”. Nhìn thấy một đứa bé gặp phải chỗ nguy hiểm, nhất định sẽ đưa tay mà kéo nó ra cho dù là bạn có quen hay không, vì sao vậy? Lòng trắc ẩn, thiên tính trong bổn tánh vốn sẳn đầy đủ. Ngày nay chúng ta đối với tất cả chúng sanh, loại tâm từ bi này vì sao không có vậy? Bởi vì khởi lên vọng tưởng, bên trong sanh ra lời lỗ, được mất, một ý niệm khởi lên là việc này có lợi cho chính mình hay không? Có lợi mới làm, không có lợi thì không làm. Họ đã khởi lên loại vọng tưởng, phân biệt, chấp trước này, nên làm cho thiên tính bị mất đi. Thế nên Phật pháp dạy chúng ta đoạn trừ tất cả vọng tưởng, phân biệt, chấp trước để hồi phục lại tự tánh.

Chúng ta vốn dĩ đối với tất cả chúng sanh không có phân biệt, không có chấp trước, thương yêu bình đẳng, quan tâm chăm sóc lẫn nhau. Nếu như các vị bình lặng mà suy xét, bạn nói xem cuộc sống như thế tốt đẹp dường nào? Ngay trong lý tưởng thông thường chúng ta là chân-thiện-mỹ, Phật pháp dạy chúng ta đích thực là chân-thiện-mỹ. Chân-thiện-mỹ là tánh đức của chúng ta, chúng ta vốn dĩ đầy đủ chân-thiện-mỹ, hiện tại ba thứ này đều mất hết.

Đại trí tuệ quang minh vân của chúng ta vốn dĩ đầy đủ, trí tuệ viên mãn, vũ trụ nhân sanh rõ ràng thấu đáo, thông suốt tường tận, không gì không biết, không gì không thể. Ngày nay Trí cùng Năng của chúng ta đều mất hết, cái mất này vừa rồi đã nói là mê mất, không phải thật đã mất đi, thật đã mất đi vậy thì tự tánh không thể đầy đủ, chỉ là mê mất thôi. Tuy có nhưng bạn không biết dùng, nên cũng không khởi được tác dụng. Cho nên sau khi phá mê khai ngộ rồi, thì cái tác dụng đó liền hiện tiền, liền khởi lên tác dụng.

“Đại Bát Nhã quang minh vân”, trí tuệ cùng Bát Nhã có lúc là một ý nghĩa, Bát nhã chính là trí tuệ, trí tuệ chính là Bát Nhã.Nếu như trí tuệ cùng Bát Nhã hai thứ này đều nêu ra, vậy thì không phải một ý nghĩa. Bát nhã gọi là căn bản trí, Trí tuệ gọi là hậu đắc trí. Căn bản trí cùng hậu đắc trí là danh từ của Phật học, dùng lời hiện tại mà nói thì một cái là thể của trí tuệ, một cái là tác dụng của trí tuệ. Bản thể của trí tuệ chúng ta gọi nó là Bát nhã, tác dụng của trí tuệ chúng ta gọi nó là Bát nhã, cho nên trí tuệ cùng Bát nhã hai danh từ này họp lại ý nghĩa chính là như vậy. Vậy thì thể của Bát nhã là gì? Việc này chúng ta không thể không biết, giống như một thân cây vậy, nếu không có gốc thì làm gì có cành lá hoa trái? Bát nhãbản thể của trí tuệ, chính là căn bản của trí tuệ, còn tác dụng của trí tuệ đó chính là cành lá hoa trái.

Người hiện tại thông minh cực đoan, hôm qua đã nói với các vị rồi, Phật không thể không thừa nhận họ giác, giác chính là có trí tuệ, thế nhưng Phật không thừa nhận họ là chánh giác, vì sao vậy? Chánh giác là họ thật có trí tuệ, trí tuệ chân thật. Người hiện nay không phải chánh giác tuy nhiên thông minh tuyệt đỉnh, nhưng Phật thì không cho rằng họ có trí tuệ, vì họ không có căn bản của trí tuệ, đương nhiên là họ cũng không có cành lá hoa quả của trí tuệ, đây là đạo lý nhất định. Thế nên cái biểu hiện ra của họlà thế trí biện thông, họ có thông minh trí tuệ của thế gian, không phải trí tuệ như trong Phật pháp đã nói, nghĩa là họ không có trí tuệ chân thật trong bổn tánh, họ không kiến tánh, khác biệt ở ngay chỗ này.

Căn bản trí tuệ trong Bát nhã nói rất hay, nếu như các vị hiểu rõ tất cả pháp mà Phật đã nói 49 năm, bạn liền biết được trung tâm của Phật pháp ở chỗ nào. Tất cả pháp do Thích Ca Mâu Ni Phật cả đời đã nói, đại đức xưa Trung Quốc đã đem chia làm năm giai đoạn.

Giai đoạn thứ nhất là Phật giảng Kinh Hoa Nghiêm. Kinh Hoa Nghiêm là Phật giảng ở trong định, khi Thích Ca Mâu Ni Phật mới thành Phật, Ngài ngồi tĩnh tọa nhập định dưới cội Bồ Đề nói ra kinh này,người thông thường chúng ta không thể nhìn thấy.Người thông thường chỉ nhìn thấy Thích Ca Mâu Ni Phật ngồi thiền dưới cội Bồ Đề, không biết được Ngài ngồi đó giảng kinh. Cho nên hiện tại tiểu thừa của Thái Lan, tiểu thừa của Srilanka không thừa nhận Phật giáo đại thừa. Họ cho rằng đại thừa không phải Phật nói, họ chưa từng nghe nói Thích Ca Mâu Ni Phật nói qua Phật pháp Đại thừa, đặc biệtKinh Hoa Nghiêm. Căn bản là họ không thể tiếp nhận. Phật giảng kinh này là ở trong nhị thất như phần đầu đã nói, nhị thất là 14 ngày, tham dự pháp hội này không phải là người thông thường, đều là pháp thân đại sĩ thì họ mới có năng lực tiến vào trong cảnh giới định của Thích Ca Mâu Ni Phật để nghe kinh, người khác thì không cách gì vào được. Bạn nói người đó đang nằm mộng, chúng ta có thể có năng lực bước vào trong cảnh giới mộng đó của họ không? Bạn không có được cái bản lĩnh này thì bạn không thể tham gia được pháp hội của họ.

Cho nên pháp hội Hoa Nghiêmpháp hội của 41 vị pháp thân đại sĩ đến tham dự, đây là bộ đại kinh thứ nhất của Phật. Nội dung bên trong như đã nói, đây là cảnh giới chân thật viên mãn mà Phật đã thân chứng, cũng chính là chân tướng vũ trụ nhân sanh viên mãn tròn đầy, Kinh Hoa Nghiêm đều nói ra hết. Nói xong Kinh Hoa Nghiêm rồi, Thích Ca Mâu Ni Phật biết rõ người thế gian không thể tham dự, không có một người nào có thể lý giải, không những không thể lý giải mà xem cũng không thể xem được, nghe cũng không thể nghe được nên mới xuất định. Xuất định rồi thì Ngài đến Lộc Dã Uyển để độ năm vị Tỳ Kheo, giảng Kinh A Hàm. Kinh A Hàm là kinh tiểu thừa, nói từ nơi căn bản nhất, cũng giống như hiện tại mở lớp học thì trước tiên mở tiểu học. Thế nhưng mục đích của Ngài là mong muốn mọi người đều có thể thấu hiểu cảnh giới của Kinh Hoa Nghiêm, cảnh giới cứu cánh viên mãn, chân thật tuyệt diệu của nhân sanh. Ngài dạy chúng ta hiểu rõ việc này nhưng chúng ta không thể tiếp nhận, chúng ta không hiểu.

Cho nên Phật bồi dưỡng chúng ta từ từ. Mở lớp tiểu học A Hàm 12 năm, sau đó tiếp đến Phương Đẳng. Phương Đẳng thì giống như trung học, Phương Đẳng 8 năm. Sau Phương Đẳng thì nâng cao lên là Bát Nhã, Bát Nhã thì giống như Đại học, thời gian này là dài nhất: 22 năm. Sau cùng là Pháp Hoa, Pháp Hoa cũng là 8 năm. Tổng cộng 49 năm. Các vị thử tưởng tượng xem, trong 49 năm thì kinh Bát Nhã đã giảng 22 năm, mất hết nữa đời người để giảng Bát Nhã, vậy là hiểu rõ Bát Nhã chính là trung tâm của Phật pháp.

Bát Nhãtrí tuệ, chúng ta đem Kinh Bát Nhã mà Phật đã giảng 22 năm này tổng kết lại, tổng quy nạp lại xem Bát Nhã nói cái gì? “Bát Nhã Vô tri, vô sở bất tri, vô tri tựu thị căn bản trí”, chính là vừa rồi chúng ta đã nói: Đại Bát Nhã Quang Minh Vân Vô Tri. Vô tri khởi tác dụngvô sở bất tri, vô sở bất tri chính là Đại Trí tuệ Quang Minh Vân. Khi Vô tri không khởi tác dụng, thì cái tâm này giống như một tấm kính vậy, trong sạch rõ ràng không nhiễm một trần, tâm phải như tấm kính vậy, tâm phải như nước vậy. Bạn xem chúng ta cúng Phật, đồ cúng Phật thì rất nhiều, nhưng quan trọng nhất chính là nước. Trong nhà chúng ta có một Phật đường, hiện tại có những người ở phòng chung cư không được thuận tiện cho việc thắp hương, phòng thì rất thấp, thắp hương thì trong phòng bị ô nhiễm, người khác ngưởi thấy cũng rất khó chịu. Cho nên có thể không cần thắp hương, cũng có thể không thắp đèn, cũng có thể không cúng các loại hoa, thế nhưng mức độ thấp nhất cũng phải cúng dường một ly nước.

Ý nghĩa của việc cúng nước là gì? Là biểu thị Đại Bát Nhã Quang Minh Vân. Biểu thị tâm của chúng ta phải trong sạch như nước vậy, cúng một ly nước trong biểu thị tâm phải bình đẳng giống như nước, không khởi sóng dậy. Đây chính là căn bản trí, là đại biểu căn bản trí, nước đó không phải để Phật, Bồ Tát uống. Bạn nói tôi cúng Phật một ly nước trong, cúng Phật Bồ Tát thì là sai, không phải vậy, đây là để cho chính chúng ta khi xem thấy ly nước này thì phải nghĩ đến tâm của chúng ta phải trong sạch như nước, phải bình đẳng giống như nước vậy.

Chúng ta nhìn thấy cái ly nước này, liền phải nghĩ đến tâm của ta phải trong sạch như nước, phải bình đẳng như nước.Nước biểu thị cái ý như vậy, đây là Phật dạy cho chúng ta dùng phương pháp này mỗi giờ mỗi phút nhắc nhở chính mình. Đây là nghệ thuật giáo học của Ngài, không cần dùng lời nói, không cần dùng văn tự, để bạn nhìn thấy thì có thể biết được, thể hội ở tâm. Liên quan đến những công cụ này, ở phần sau cùng, ý nghĩa của nước biểu thị, chúng ta còn sẽ giảng giải lại cho mọi người. Cho nên cầu trí tuệ đến nơi đâu mà cầu vậy? Trước tiên cầu Vô tri. Trung Quốc thời xưa cùng giáo học của Phật pháp có rất nhiều chỗ chân thật là không hẹn mà lại gặp nhau, đủ thấy cổ thánh tiên hiền của Trung Quốc thật có trí tuệ cao độ. Khổng Tử, Mạnh Tử cùng Thích Ca Mâu Ni Phật chưa hề gặp mặt nhau, nhưng phương pháp lý luận giáo học của các Ngài có rất nhiều chỗ giống nhau, việc này người xưa chúng ta gọi là “cái thấy của anh hùng đều là như nhau”. Tuy là chưa hề thấy mặt nhau, nhưng cái thấy, cách nghĩ, cách làm rất là hợp nhau.


Phần 3


Giáo dục của thời xưa đều là dạy căn bản trí trước. Căn bản trí gọi là Vô tri. Không như trường học hiện tại, giáo học của hiện tại chỉ có thể đào tạo nhân tài, không thể đào tạora thánh hiền, giáo dục của thời xưa có thể đào tạo nhân tài, cũng có thể đào tạo ra thánh hiền, vì trên phương thức giáo dục, trên tư tưởng, trên giáo dục không giống nhau.Bạn xem, Trung Quốc thời xưa, nếu như các vị đọc qua Lễ ký, thì bạn sẽ thấy tiểu học của Trung Quốc, trẻ em 7 tuổi đi học, khi đi học thì liền theo thầy, không theo cha mẹ nữa. Ở vào thời đại đó, đại khái mỗi một tháng thì mùng một, mười lăm nghỉ học có thể về nhà thăm cha mẹ. Hiện tại chúng ta dùng ngày tháng của phương tây, lấy ngày chủ nhật làm ngày nghỉ, ngày nghỉ của thời xưa Trung Quốc đại khái là ngày mùng một, mười lăm, năm mới nghỉ học có thể về nhà thăm cha mẹ, bình thường học sinh phải theo thầy giáo. Thầy giáo dạy cái gì? Dạy giáo dục đời sống, dạy học trò tưới nước quét nhà, đối đáp, giáo dục những thứ này, dạy học trò làm việc, dạy học trò làm thế nào hiếu dưỡng cha mẹ, làm thế nào cùng sống hòa thuận với anh em chị em, cho nên đó là thuộc về giáo dục đời sống. Từ nhỏ đã bồi dưỡng nên biết được hiếu đễ.

Còn về mặt học thuật thì dạy những gì? Chính là dạy Vô tri, dạy đọc sách. Đọc sách thì chỉ dạy đọc tụng, không giảng giải ý nghĩa, như Tứ Thư Ngũ Kinh, loại sách này thầy giáo dạy bạn đọc, mỗi ngày dạy bạn đọc một đoạn, dạy bạn học thuộc, học thuộc rồi còn phải học thuộc 100 biến, thuộc 200 biến. Vì sao phải thuộc số biến nhiều đến như vậy? Học thuộc như vậy thì cả đời của bạn không thể quên được, đây là ý nghĩa thứ nhất. Bên trong còn một ý nghĩa rất quan trọng, đó là nếu những đứa trẻ không dạy nó làm việc gì thì nó sẽ nghĩ tưởng lung tung, nghĩ tưởng lung tungphiền não, là bệnh, không phải là việc tốt, không có trí tuệ. Cho nên thầy giáo dùng phương pháp như vậy bảo học trò học thuộc sách, học thuộc sách thì sẽ không khởi vọng tưởng, dùng phương pháp này làm cho vọng tưởng phân biệt chấp trước của nó bị đánh tiêu, làm cho tâm được thanh tịnh. Phương pháp này chính là tu Căn bản trí “Bát Nhã Vô Tri”, dùng phương pháp như vậy bồi dưỡng nó từ 7 tuổi đến khoảng 12 tuổi. Đây là giáo dục của thời xưa. Cho nên những loại sách cần phải đọc thì thảy đều đã đọc qua, nhưng ý nghĩa thế nào thì học trò không hiểu, không có vọng tưởng.

Giáo dục của thời xưa là từ tiểu học đến đại học, không có trung học, thế nên 13 tuổi thì có thể học Thái học. Thời trước gọi là Thái học, không có những danh từ Trung học, Đại học. Thái học thời đó giống như đại học hiện tại của chúng ta, đến trường học đó học tập chính là cầu trí tuệ, cầu hậu đắc tríVô sở bất tri. Bạn xem phía trước, giáo dục trong khoảng thời gian này là dạy bạn Vô tri, giáo dục ở đoạn sau là Vô sở bất tri. Cho nên lên Thái học rồi, thầy giáo trong Thái học giảng giải những sách vở mà từ trước bạn đã đọc qua, các bạn đồng học cùng nhau nghiên cứu thảo luận, nỗ lực học tập. Cho nên người xưa đi học rất vui, rất an lạc, khi lên đến Thái học thì đi học không cần mang theo sách, không như hiện tại đi học phải mang theo một đống sách, học sinh phải mang vác rất nặng nề, nhìn thấy rất là tội nghiệp. Thời xưa lên Thái học rồi thì không cần mang sách, thầy giáo cũng đã thuộc lòng từ nhỏ, học trò mỗi người đều đã thuộc lòng. Giảng một bộ sách nào tờ thứ mấy, hàng thứ mấy, chữ thứ mấy, mỗi một người đều biết, đều thông thuộc, họ còn cần đến sách làm gì? Do đó, bạn nói xem, loại nghiên cứu thảo luận đó có thoải mái không? Dẫn kinh, căn cứ điển tích, tùy tiện nhắc đến chỗ nào thì mọi người đều thuộc làu làu, đều biết hết, không phải như hiện tại tra tìm tham khảo tài liệu, tìm đến nửa ngày mà vẫn chưa tìm ra. Giáo dục, căn cơ thời đó có đặc sắc riêng.

Thế nên nói đến một bộ sách nào, tờ thứ mấy, hàng thứ mấy, chữ thứ mấy, thì bạn không thể không bội phục. Người Trung Quốc chúng ta có đầu óc khoa học, không luận là sao chép, không luận là khắc bản để in sách, sách vở của Trung Quốc không có tiêu điểm phù hiệu, mỗi một tờ mười hàng, mỗi một hàng 20 chữ, đó là tiêu chuẩn. Bạn chép sách cũng tốt, bạn in sách cũng tốt, đều là một trang mười hàng, mỗi hàng 20 chữ, cho nên nói tờ thứ mấy, hàng thứ mấy bạn đều biết, không luận bạn là nhà xuất bản nào, toàn quốc thảy đều giống như nhau. Không như in sách hiện tại, sách hiện tại in một hàng nào bao nhiêu chữ, một tờ bao nhiêu hàng không hề nhất định, nếu như bạn không tìm ra bản in đó, xuất bản năm nào, xuất bản nơi nào, thì bạn tra không được. Ngày trước cách in sách là thống nhất, vì vậy sách xưa của Trung Quốc là sách kết chỉ, đều thống nhất như nhau, chỉ cần là cách kết chỉ, cho dù là nhà khắc bản nào đều như nhau, đó là đầu óc khoa học.

Cho nên thầy giáo dạy ở bậc Thái học không nhất định là ở trong phòng học, phần nhiều là du sơn ngoạn thủy. Một thầy giáo có khoảng mười mấy học trò, học trò hầu hạ thầy, có việc gì thì do học trò phục dịch, chuẩn bị một số rượu thức ăn, có một chiếc xe nhỏ kéo thầy đi du sơn ngoạn thủy, đi đến nơi đâu thì giảng bài đến đó, đi du ngoạn hết ba tháng bốn tháng gì đó thì khi quay về đã xong được khóa trình. Đọc vạn quyển sách đi vạn dăm đường, đi du ngoạn đó không nhất định là đi chơi, trong đó có tham quan khảo sát, giảng đến một thực địa nào đó thì dẫn bạn đi xem, chân thật là tăng học vấn, thêm lớn trí tuệ. Phương thức giáo dục của thời xưa, chúng ta xem thấy từ trong sách cổ thật là rất ngưỡng mộ, đích thực là giáo dục của thời hiện đại không thể nào so sánh được. Giáo dục thời xưa thật là đẹp, thật là an vui, thành tựu Vô sở bất tri cho bạn. Cho nên ở bậc Thái học, học được vài năm thì tham gia khảo thí của quốc gia, vào lúc đó là khảo thí cao đẳng, cao nhất là khảo thí của quốc gia. Khi thi đậu được cao khảo của quốc gia thì học vị này gọi là Tiến sĩ. Vậy thì người thông thường phần nhiều lấy được học vị Cử nhân. Cử nhân là thấp hơn Tiến sĩ một bậc.

Cấp thứ hai là thi tỉnh, như hiện tại thì phòng giáo dục tỉnh chủ trì khảo thí, khi thi đậu khảo thí cấp tỉnh thì gọi là cử nhân, khi thi đậu được khảo thí do quốc gia tổ chức thì gọi là Tiến sĩ. Vào thời đó gọi là công danh, hiện tại chúng ta gọi là đạt chuẩn, dự thi đạt chuẩn thì chính phủ liền có thể phẩn bổ bạn đến địa phương để làm trưởng huyện thị. Cho nên chúng ta xem thấy trong sách cổ, có rất nhiều người chưa được 20 tuổi đã thi đậu, họ cũng làm được trưởng huyện thị, cũng làm được rất tốt. Hiện tại chưa đủ 20 tuổi là trẻ nhỏ, vào lúc đó thì họ có thể làm quan phụ mẫu, không những quản hành chánh hay là quản tư pháp ở một địa phương đó mà họ còn là pháp quan thẩm phán xử án cao nhất, vì người ta có Căn Bản TríHậu Đắc Trí, không nên xem họ là trẻ tuổi, họ đích thực có trí tuệnăng lực.

Cách giáo dục của thời xưa Trung Quốc cũng giống như cách giáo dục của Phật pháp, không luận xuất gia hay tại gia học Phật cần phải năm năm học giới. Hiện tại thì không còn, năm năm học giới đó không phải là học giới luật, năm năm theo một vị thầy, chuyên môn tiếp nhận giáo huấn của một vị thầy, đó gọi là năm năm học giới. Trong vòng năm năm theo một vị thầy thì bạn đi một con đường, một phương hướng, bạn dễ dàng thành tựu.

Hôm qua đã nói với các vị về thành tựu của Phật pháp rồi, thành tựu của Phật pháptâm thanh tịnh. Cùng theo một vị thầy thì tâm dễ dàng thanh tịnh, hai vị thầy thì hai cách nói khác nhau, sau khi nghe rồi bạn sẽ hoài nghirốt cuộc rồi ai giảng được đúng? Ba vị thầy thì ba cách nói khác nhau, bạn càng nhiều thầy thì bạn sẽ càng rối ren, sẽ càng phiền não. Cho nên Trung Quốc thời xưa khi cầu học chỉ với một vị thầy, nhất định không thể đồng thời cùng học với hai vị thầy, con đường bạn đi là một. Thầy giáo phải có trách nhiệm tuyệt đối với học trò, học trò học không thành công là thầy giáo dạy học thất bại, điều này nhất định không thể được, cho nên thầy giáo phải hoàn toàn chịu trách nhiệm đối với học trò.

Còn học trò đối với thầy giáo thì nhất định phải y giáo phụng hành, sự phối hợp mật thiết này mới có thể thành tựu. Học trò không nghe lời thì thầy giáo có tốt hơn cũng không cách gì dạy, cho nên học trò nhất định phải nghe lời. Thầy giáo phải chịu trách nhiệm thành bại cả đời học trò, không như thầy giáo hiện tại. Hiện tại thầy giáo không chịu trách nhiệm đối với học trò, thực tế mà nói không gánh nổi trách nhiệm. Khi thầy giáo nỗ lực dạy, nhưng học trò còn muốn đánh thầy giáo thì hết chỗ nói. Thầy giáo muốn trừng phạt học trò thì phụ huynh viết đơn đi tố cáo, phiền phức này thật không nhỏ. Cho nên hiện tại làm thầy giáo rất khổ, vì không thể dạy học trò. Tôi cũng làm thầy không ít thiếu niên, sâu sắc hiểu rõ hoàn cảnh này, không cách gì dạy bảo. Nếu như chúng ta xem quá khứ xưa nay thì sẽ hiểu được những giáo học này, thì đối với loại phương thức này của Phật pháp tự nhiên chúng ta liền cảm thấy bội phục.

Phía sau của trí tuệ là “Đại Tam Muội Quang Minh Vân”. Tam muội là tiếng Phạn dịch sang tiếng Trung QuốcChánh Thọ. Thọ là hưởng thọ, hưởng thọ bình thường. Hưởng thọ bình thường là an vui chân thật, tự tại, hạnh phúc mỹ mãn.Hưởng thọ không bình thường là có khổ, có vui, có lo, có mừng, cho nên trong đó có phiền não. Trong hưởng thọ bình thường chỉ có vui, không có khổ, không có phiền não, thế nên đây là danh từ của nhà Phật gọi là “Tam Muội”, “Đại Tam Muội Quang Minh Vân”. Vậy thì từ đây mà biết, Phật pháp dạy chúng ta cái gì? Dạy chúng ta ở ngay trong cuộc sống đạt được hưởng thọ bình thường.

“Đại Kiết Tường Quang Minh Vân”, cái gọi là Kiết Tường chính là tất cả những việc đã làm đều hợp lý hợp pháp, một tí cũng không sai phạm, không trái với tình- lý- pháp, mọi mặt đều đầy đủ, mọi mặt đều viên mãn.Việc này trong tâm vốn sẵn đầy đủ. “Đại phước đức quang minh vân”, người Trung Quốc chúng ta thường gọi là ngũ phước. Phước thứ nhất là có tiền của, đời sống vật chất của chúng ta không hề khiếm khuyết. Phước thứ hai là có địa vị trong xã hội; phú quý là có địa vị, nhận được tôn kính của mọi người trong xã hội. Sau cùng là thọ khảo, thọ là trường thọ, khảo là dễ chết, khi chết đi được rất thoải mái, khi đi không hề có đau đớn, trong lòng rất rõ ràng, rất minh bạch, không mê hoặc không điên đảo, biết rõ mình sẽ đi đâu, biết rõ chính mình sẽ đi lúc nào, vậy thì quá tốt. Trong ngũ phước thì cái phước này là phước báo lớn nhất, bởi vì bạn đi được rất tốt thì đời sau của bạn sẽ còn tốt hơn so với đời này. Các vị thử nghĩ xem, người thông minh, người đầu óc tỉnh táo nào mà bằng lòng đi làm ngạ quỷ, đi làm súc sanh, đi xuống địa ngục? Không có một người nào chịu làm như vậy.

Phàm hễ khi đến ba đường ác thì đều là mê hoặc điên đảo mà đi, khi đi mê mê hồ hồ bất tỉnh nhân sự, đó thật là đáng sợ. Khi người chết rõ ràng tường tận thông suốt thấu đáo, cho dù là không học Phật họ cũng không đọa vào ba đường ác, việc này ở trên kinh Phật nói cho chúng ta nghe rất rõ ràng. Nếu người muốn đi được tốt thì phải tích đức phải làm thiện, đây là quả báo chân thật. Niệm Phật vãng sanh Tây Phương Tịnh Độ, thấy Phật A Di Đà đó là thiện trong thiện. Trong hai năm gần đây nhất, chúng ta thấy ở Singapore, Malaysia, người vãng sanh chí ít có đến bảy người, những người đến trợ niệm đều nhìn thấy tướng lành vãng sanh, họ ra đi được rất là an lành, đó là có phước báo chân thật. Họ biết trước giờ chết, chính họ biết được lúc nào thì họ đi, họ nói với mọi người là Phật đến tiếp dẫn, việc này là thật, tuyệt đối không phải là giả. Thọ mạng của người ở thế gian này rất ngắn ngủi, việc này nhất định phải giác ngộ. Chúng tathế gian này có thể ở được bao nhiêu năm? Vậy mà bạn còn vọng tưởng. “Hoàng tuyền lộ thượng vô lão thiếu”, bạn biết được bạn có thể sống tiếp được bao nhiêu ngày?

Người thông minh người có tính cảnh giác cao, trong lòng đều có chuẩn bị. Chúng tathế gian này như là ở nhà trọ mà thôi, không phải là quê hương, chỉ ở được vài ngày mà thôi. Vừa thấy một người thân thể rất khỏe mạnh, bổng nhiên đi rồi. Tôi nghe nói trụ trì của chùa Ngọc Phật ở Thượng Hải là chân thiền pháp sư, hai năm trước đã đến chỗ này của các vị. Chân Thiềnsức khỏe rất tốt, pháp sư Minh Dương sức khỏe trái lại không tốt, bệnh đủ thứ, tôi cảm thấy lo ngại là ông không sống được bao nhiêu ngày. Nhưng thật không thể nào ngờ được, người qua đời lại là chân thiền sư, còn Minh Dương thì vẫn khỏe, không thể ngờ được. Mạng người vô thường, xem thấy thân thể rất khỏe mạnh nhưng nói không chừng chỉ hai ngày nữa thì đi, không thể không đề cao cảnh giác, nỗ lực niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ. Cầu sanh Tịnh Độ thì bạn được Vô Lượng Thọ. Tôi nói cho các vị nghe, người sanh Tịnh Độ không hề chết, họ đi khi nhìn thấy Phật A Di Đà đến tiếp dẫn, họ nói với mọi người là Phật đến tiếp dẫn tôi rồi, tôi đi với Phật, như vậy thì họ không phải chết mà đi, mà là đang sống mà ra đi. Đi là gì? Bị da thối này không cần nữa thì vứt bỏ lại, đang sống mà đi.

Cho nên pháp môn này gọi là pháp môn ngay một đời thành tựu. Không phải chết rồi mới đi, chết rồi thì không thể đi, là còn sống mà đi. Phước báo này rất lớn, chính là sức khỏe rất tốt, công phu không tệ, họ nói với mọi người rất rõ ràng là Phật đến tiếp dẫn tôi, tôi đi với Phật, họ giao phó mọi việc rõ ràng tường tận thông suốt thấu đáo. Người phước báo kém một chút, nghiệp chướng nặng một chút, thì khi lâm chung thấy Phật đến tiếp dẫn họ, miệng của họ rất muốn nói cho chúng ta nghe nhưng đã không còn thanh âm nữa rồi. Chúng ta thấy môi của họ máy động, chúng ta cho rằng họ đang cùng niệm Phật với chúng ta, kỳ thật không phải vậy, họ nói với chúng ta là Phật đến tiếp dẫn họ, rất muốn nói với chúng ta mà không còn thanh âm nữa, đó cũng là thật đã đi, thật đã vãng sanh. Cho nên vãng sanh là sống mà ra đi, vãng sanh không phải là chết. Tôi thường hay nói, Phật pháp đại thừa không già, không bệnh, không chết là chân thật, việc này không hề giả dối. Chỉ cần bạn hiểu được đạo lý, lý luận, hiểu được phương pháp, việc này chúng ta nhất định sẽ cầu được.Bạn trái với lý luận, trái với phương pháp này, vậy thì bạn sai rồi.

Phương pháp này từ xưa đến nay, các vị Bồ Tát, các vị đại đức đều nói là “hy hữu khó gặp được”. Ngày nay chúng ta có thể gặp được là vô cùng may mắn, đích thực là hy hữu khó được gặp. Sau khi gặp được rồi thì phải trân trọng, phải chăm chỉ nỗ lực, nhất định không thể có sai lầm. Đây là nói đại phước đức, niệm Phật chính là đại phước đức, “Đại công đức quang minh vân”. Công đứcphước đức không giống nhau. Công là công phu, Đức là thành tựu. Thí dụ nói “ trì giới có công được định”, định là đức, giới là công, tu định có công, khai trí tuệ rồi thì trí tuệ là đức; Nếu như trì giới không thể được định, thì trì giới đó không được xem là công, trì giới không có công thì chỉ tính là phước, đó chính là phước đức. Trong công đức nhất địnhphước đức, trong phước đức chưa hẳn là có công đức, việc này đồng tu học Phật chúng ta không thể không biết.

Trong nhà Phật thường hay khuyên các vị phải tu công đức. Cái gì là công đức? Đi ra bên ngoài quyên một ít tiền thì cho rằng đó là công đức, như vậy là đã sai rồi. Việc này không có công đức, đó là phước. Bạn ở trong tự viện am đường, làm một ít việc từ thiện, đó là phước báo, phước đức. Tu phước không phải là công. Công là công phu, chúng ta niệm Phật, phải niệm đến tâm của chính mình được thanh tịnh, phải làm cho vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, phiền não của chính mình thảy đều dứt sạch, niệm Phật như vậy mới có công. Vì sao vậy? Phiền não của chúng ta nhẹ, trí tuệ được lớn thì đây là đức, thì bạn mới có đức. Có niệm Phật được nhiều hơn, nhưng từ sớm đến tối vẫn là nghĩ tưởng lung tung, vẫn là phiền não trùng trùng, niệm Phật như vậy thì không có công đức. Không có công đức thì tính là gì? Là phước, là họ đã tu phước. Cho nên công đứcphước đức phải phân biệt rõ ràng. Công đức thì nhất định chú trọng đến tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng. Cho nên công đức là hướng nội mà cầu, phước phải hướng ra ngoài mà cầu. Trong quan niệm của người thông thường thì việc bố thí cúng dườngphước đức, không phải là công đức, nhưng trong kinh điển Đại Thừa Liễu Nghĩa đã nói: “Bố thí cúng dường là công đức”, trong công đứcphước đức.

Thí dụ như gần đây chúng ta giảng Kinh Kim Cang, trên Kinh Kim Cang nói về bố thí, việc bố thí này không phải bảo bạn đem một ít tiền của vào tự viện để bố thí, không phải cái ý như vậy. Việc bố thí đó là giảng toàn bộ đời sống của bạn, hay nói cách khác, chư Phật Bồ Tát hết thảy đời sống của các Ngài chính là vì tất cả chúng sanh làm ra một tấm gương tốt nhất, mô phạm tốt nhất, đó chính là Bố thí. Ngài làm ra một biểu mẫu tốt để cho chúng ta xem, dạy ta học tập với Ngài. Bạn xem phạm vi của sự bố thí đó rộng bao lớn, đó chính là công đức. Phát khởi của Kinh Kim Cang không giống như các kinh thông thường khác, không giống như Kinh Địa Tạng. Khi vừa mở đầu Kinh Địa Tạng là mười loại đại quang minh vân, nhưng khởi đầu của Kinh Kim CangThích Ca Mâu Ni Phật đến thành Vương Xá để khất thực, đắp y mang bát, là mặc áo ăn cơm, thị hiện kiểu cách mặc áo ăn cơm cho chúng ta xem. Biểu thị điều gì vậy? Là “Giác mà không mê”. Chúng ta mặc áo ăn cơm là mê mà không giác, chúng ta mặc áo ăn cơm là khổ, Phật Bồ Tát mặc áo ăn cơm là an vui, khi các Ngài đang mặc áo ăn cơm là giác ngộ, các Ngài không mê. Ngài biểu hiện ra kiểu dáng như vậy cho chúng ta xem.

Người đọc Kinh Kim Cang rất đông, nhưng có hiểu ý nghĩa này hay không? Không hề hiểu. Vì sao không hiểu vậy? Tâm quá thô, sơ ý qua loa xem không hiểu được. Tôn Giả Tu Bồ Đề xem thấy được, cảm thán là hy hữu, tán thán Thế Tôn quá hy hữu, đem giáo hóa viên mãn sâu sắc như vậy biểu hiện ngay trong mặc áo ăn cơm, việc này thực tếhy hữu. Mặc áo ăn cơm thì cái gì gọi là giác? Giữ gìn tâm thanh tịnh là giác, giữ gìn trí tuệ viên mãn là giác. Chúng ta mặc áo ăn cơm là mê hoặc, bởi vì khi ăn cơm luôn chú trọng đến sắc hương vị nên đó là mê, khởi tâm động niệm khởi lên phiền não; mặc quần áo thì lựa chọn kiểu dáng, lựa chọn chất liệu, đó chính là mê hoặc điên đảo nên liền khởi lên phiền não. Trong đời sống chúng ta khởi lên hỉ, nộ, ái, lạc, yêu, ghét, muốn, thất tình ngũ dục sanh phiền não; còn Phật Bồ Tát mặc áo ăn cơm, đời sống tâm địa mãi mãi thanh tịnh, một vọng niệm cũng không sanh khởi, vậy thì cao minh. Cho nên các Ngài trải qua ngày tháng là tùy duyên, mọi thứ đều tốt, mọi thứ đều tự tại. Chúng ta cố chấp, chấp trước nên mọi thứ đều không tự tại. Hôm nay mang một vòng kim cang rất sáng đẹp, ngày mai thì nói không được, cái này quá nhỏ, phải đi tìm cái lớn hơn, cho nên không được tự tại. Bạn nói xem, ngày tháng của bạn như vậy khổ đến dường nào? Sau khi chết rồi còn phải vào luân hồi, vậy càng khổ hơn, đó đều là không hiểu được cách sống.

Phật, Bồ Tát biểu hiện cho chúng ta xem, bạn xem các Ngài làm việc thế nào? Các Ngài làm thế nào để đối nhân xử thế? Các Ngài dạy cho chúng ta, toàn bộ đều là giáo dục đời sống, mỗi câu mỗi chữ đều có liên quan mật thiết với cuộc sống thường ngày của chúng ta, không có chữ nào vượt ngoài đời sống chúng ta. Vậy vì sao mà bạn không học Phật pháp chứ? Không thể không học. Cho nên đây gọi là công đức, đây gọi là bố thí. Phật nói bố thí trong Kinh Kim Cang là cái ý như vậy. Phật Bồ Tát làm mô phạm cho chúng ta, làm kiểu mẫu, làm điển hình. Chúng ta làm học trò của Phật, chúng ta phải nên làm một tấm gương cho người chưa học Phật xem, chúng ta phải làm tấm gương tốt cho họ, như vậy mới là đệ tử Phật. Chúng ta làm thế nào để học với Phật vậy? Trong kinh Phật dạy cho chúng ta những giáo huấn này, chúng ta phải tỉ mỉ mà đọc. Trước tiên phải lý giải nó một cách tường tận, sau đó chúng ta phải áp dụng ngay trong cuộc sống, khi đã áp dụng được trong cuộc sống rồi, chân thật được tự tại, chân thật được hạnh phúc, chân thật an vui không gì bằng.

Vừa rồi tôi đã nói qua việc nhân sanh rất ngắn, cho nên hà tất phải làm cho mình phải khó chịu, hà tất làm cho chính mình phải khổ đến như vậy. Tại sao không chịu an vui tự tạitrải qua tháng ngày? Khổ vui đều ở ngay cái tâm của chính bạn, không phải người khác mang đến cho bạn, không phải hoàn cảnh làm cho bạn khổ vui, hoàn cảnh không thể ảnh hưởng được bạn, chính bạn phải ở ngay trong hoàn cảnh làm một chủ tể, làm một người quyết định. Trong đại kinh thường nói: “nếu có thể chuyển cảnh thì đồng với Như Lai”. Phàm phu thật đáng thương, luôn bị hoàn cảnh xoay chuyển, bị ảnh hưởng của hoàn cảnh thật là rất khổ, đó là mê hoặc điên đảo. Người giác ngộ thì hoàn cảnh không thể ảnh hưởng được họ, chính họ có thể ảnh hưởng hoàn cảnh, hay nói cách khác, chính họ tạo vận mệnh, chính họ làm chủ vận mệnh, không phải vận mệnh làm chủ họ. Những việc này đều là sự thật, đều là chính chúng ta có thể làm đến được, đều ở ngay trong kinh luận của Phật pháp. Kinh điển chân thật phải giảng tỉ mỉ, phải chú tâm lắng nghe, phải học tập chăm chỉ, không thể giảng sai. Thế nhưng hiện tại người giảng sai rất nhiều, đó thật gọi là làm càn nói bậy, mê hoặc chúng sanh, lừa gạt đại chúng. Những việc này hiện tại rất nhiều, chúng ta phải có huệ nhãn để có thể phân biệt.

Phía sau là “Đại quy y quang minh vân, đại tán thán quang minh vân”, việc này nói đến sau cùng, đây đều là tánh đức. Chúng ta từ nơi tất cả sai lầm quay đầu trở lại, chúng ta phải tìm nơi nương tựa, trước nương vào chư Phật Bồ Tát, sau đó nương vào Tự tánh. Cho nên nương vào chư Phật Bồ Tát là tạm thời, thời gian không dài. Bởi vì hiện tại chúng ta vẫn chưa biết được Tự tánh cho nên trước phải nương vào lão sư, vì chưa biết đường đi nên ta phải nương vào một người biết đường đi để cùng đi với họ. Nhưng khi ta biết đường rồi, thì ta không nương họ nữa, ta tự đi một mình, ta còn có thể dẫn theo người khác, khi chưa quen thuộc đường thì cùng đi với một người quen thuộc đường. Chư Phật Bồ Tát là người tái sanh nên quen thuộc đường, cho nên trước hết ta phải quay đầu lại nương theo các Ngài, nương vào các Ngài; đến khi chính mình chân thật lý giải, thể hội được thọ dụng rồi, bạn tự nhiên liền sẽ tán thán. Tán thán chính là tuyên dương, đem chỗ tốt của Phật pháp đại thừa, đem công đức lợi ích của Phật pháp đại thừa giới thiệu rộng rãi cho tất cả đại chúng, đây gọi là tán thán đại quang minh. Giống như Thích Ca Mâu Ni Phật giảng kinh nói pháp 49 năm chính là tán thán công đức tự tánh viên mãn của tất cả chúng sanh.

Vào cửa Phật pháp, ở Trung Quốc lấy bốn vị đại Bồ Tát làm đại biểu. bốn vị Đại Bồ Tát này trong Phật giáo Trung Quốcđịa vị rất cao. Bồ Tát Địa Tạng ở núi Cửu Hoa, Bồ Tát Quán Thế Âm ở núi Phổ Đà, Bồ Tát Văn Thù ở núi Ngũ Đài, Bồ Tát Phổ Hiền ở núi Nga Mi. Phần trước đã nói qua với các vị, Phật pháp có thứ lớp, có viên dung, trong thứ lớp bao hàm viên dung, trong viên dung cũng bao hàm thứ lớp. Cho nên Phật giáo đích thực là giáo học rất viên mãn, không luận là ở trên nội dung hay trên phương thức, tất cả đều hiển lộ rất viên mãn. Khi vừa mở đầu Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện dùng mười loại quang minh vân, hiển lộ ra đại ý của bộ kinh, cho nên hỏi trong Kinh Địa Tạng là giảng cái gì, bạn liền có thể đem mười sự việc nói qua. Trong Kinh Địa Tạng này toàn bộ đều nói đến, nói đại viên mãn, chính là “Từ bi, trí tuệ, tam muội kiết tường, phước đức công đức, quy y tán thán”, đây là trong Kinh Địa Tạng nói những thứ này.

Thực tế mà nói, điều này không chỉ là đại biểu cho toàn bộ Kinh Địa Tạng. Nếu như đem Kinh Địa Tạng triển khai ra thì chẳng phải là toàn bộ Phật pháp hay sao? Vậy thì do đây mà biết, năm xưa khi Thích Ca Mâu Ni Phật còn ở đời, vì chúng ta giảng kinh hơn 300 hội, nói pháp 49 năm, tổng kết lại chính là đại viên mãn, cũng không rời khỏi ý nghĩa của mười câu biểu pháp trên Kinh Địa Tạng. Vậy thì mười loại này đều là trong tự tánh của chúng ta vốn sẵn đầy đủ, không phải bên ngoài đến, mà là trong chân tâm bổn tánh của chúng ta vốn sẵn đầy đủ. Thế nhưng hiện tại những trí tuệ đức năng này đều không thể hiện tiền, hiện tại chúng ta chân thật là đang mê hoặc điên đảo, năng lực này đã bị mất đi. Tại sao mà mất đi vậy? Phật nói với chúng ta là do chúng ta làm cho bổn tánh của chính mình bị mê mất, sau khi mê mất bổn tánh rồi thì trí tuệ đức năng này không thể khởi lên được tác dụng. Loại mất này gọi là mê mất, tuyệt nhiên không phải thật đã mất đi.

Cho nên tất cả giáo học của Phật pháp, thông thường nói là “phá mê khai ngộ”, chúng ta không còn mê nữa, tất cả đều giác ngộ hết thì trí tuệ đức năng trong tự tánh lại hồi phục được tác dụng. Do đây mà biết, thành quả sau cùng của giáo học của Phật pháp không phải là Phật cho chúng ta, mà là bản năng chính chúng ta hồi phục lại mà thôi. Đây chính là như Phật đã nói trong Kinh Lăng Nghiêm: “viên mãn Bồ Đề quy vô sở đắc”. Ngay khi bạn viên mãn thành Phật rồi thì bạn được cái gì? Cái gì cũng không được. Cái mà bạn có được đều là trong nhà bạn đã có sẵn, trong tự tánh của bạn vốn sẵn đầy đủ, ngoài đức năng ra thì chẳng có thứ gì, chỉ là hồi phục lại trí tuệ đức năng của chính mình mà thôi. Do đó, tuy là Phật hết lời khuyên bảo chúng ta nhưng Phật không tính công, Phật không hề nói đây là do công lao của tôi, Phật không hề có ý niệm này, vì là do chính bạn thành tựu.

Thế nhưng hiện tại chúng ta mê rồi thì phải dùng phương pháp gì để giác ngộ? Đây là một vấn đề lớn,phương pháp chính là giáo dục. Cách nhìn này cùng với cách nhìn của thánh hiền xưa của Trung Quốc chúng tahoàn toàn như nhau, phải đem giáo dục làm cho tốt. Xã hội hiện tại này có rất nhiều người làm công tác giáo dục mà không hiểu được vấn đề này. Hiện tại chúng ta muốn phát triển công thương nghiệp, đem phát triển công thương nghiệp đặt lên hàng đầu, cho nên đã xem nhẹ đi giáo dục. Nếu các vị đọc Lễ Ký, đọc Học ký, có thể nói Học Ký là triết học giáo dục của thời xưa Trung Quốc, ở trong đó nói cho chúng ta nghe rất rõ ràng là “Kiến quốc quân dân, giáo học vi tiên”. Câu nói này nếu dùng lời hiện tại để nói thì có nghĩa là bạn muốn xây dựng một chánh quyền, muốn thống trị lão bá tánh của một quốc gia thì việc quan trọng nhất là giáo dục. Cũng giống như vậy, Phật dạy chúng ta hồi phục tự tánh, hồi phục bản năng, vậy thì phải dùng phương pháp giáo dục để hồi phục. Do đó, Phật phápsư đạo, Phật phápgiáo dục, không phải là tôn giáo, việc này các vị cần phải nhận biết cho rõ ràng. Hễ là Tôn giáo đều là mê tín, đã mê thì làm sao có thể phá mê, đã mê rồi còn muốn mê tiếp, vậy còn có thể giác ngộ chăng? Cần phải giác ngộ mới có thể phá mê.

Cho nên, Phật pháp đề xướng phá mê khai ngộ, như vậy mới có thể lìa khổ được vui. Vì vậy, Phật phápsư đạo.Sư đạo nhất định phải xây dựng trên nền tảng của hiếu đạo. Nếu người không hiếu thuận với cha mẹ thì họ làm sao có thể tôn kính sư trưởng. Không thể tôn sư trọng đạo thì làm sao có thể được khai ngộ, làm sao có thể phá được mê. Quan niệm lý luận này dường như là nhà Phật cùng thánh hiền xưa của Trung Quốc đều cùng đồng thừa nhận. Ngày nay sư đạo của chúng ta không còn nữa, học trò không biết tôn kính lão sư, con cái không biết được hiếu thuận cha mẹ, vậy thì phá mê khai ngộ là việc không thể bàn đến. Bồ Tát Địa Tạng trong nhà Phật chúng tađại biểu cho hiếu đạo, do đó Kinh Địa Tạng là hiếu kinh của nhà Phật, chúng ta phải bắt đầu học từ đây. Học cái gì? Học hiếu thuận. Vì sao phải hiếu thuận cha mẹ? Hiện tại rất nhiều người không hiểu, không biết được đạo lý này, đặc biệt là người phương tây. Người phương tây không có quan niệm về hiếu đạo, cho nên người phương tây học Phật cũng không thể khai ngộ, đây là sự thật. Chúng ta ở nước ngoài đã lâu rồi, gặp được một số bạn nước ngoài, họ đối với việc cúng tế kỷ niệm tổ tiên đều cảm thấy rất kỳ lạ. Họ nói, tổ tiên các bạn nói mấy trăm năm trước, thậm chí đến mấy ngàn năm trước, quá xa vời rồi, căn bản là chưa hề thấy mặt nhau, bạn còn phải kỷ niệm họ để làm gì? Thế nên ở trong cách nghĩ của họ đó là việc rất bình thường, nhưng họ không biết được chân tướng sự thật.

Chữ hiếu này của Trung Quốc rất hay, văn tự của Trung Quốc là tốt nhất trong tất cả dân tộc quốc gia trên thế giới, văn tự này là phù hiệu, trong mỗi một phù hiệu tràn đầy trí tuệ. Văn tự Trung Quốc tạo ra có sáu nguyên tắc, chúng ta gọi là lục thư, tức là sáu nguyên tắc, chữ hiếu này là một trong sáu loại nguyên tắc đó. Nguyên tắc này gọi là Hội ý, bạn vừa nhìn thấy cái phù hiệu này liền thể hội cái ý nghĩa của nó. Bên trên của chữ Hiếu là một chữ lão, bên dưới là một chữ tử, đây là cái ý nghĩa gì? Đời trước cùng đời saumột thể. Người ngoại quốc nói giữa cha con có khoảng cách, lão cùng tử đã phân ra, vậy thì không có hiếu. Khi thế hệ trước kết hợp với thế hệ sau thành một thể thì gọi là hiếu, cho nên bạn phải hiểu được cái ý nghĩa này. Thế nên thế hệ trước còn có thế hệ trước nữa, quá khứ vô cùng; thế hệ sau còn có thế hệ sau nữa, vị lai vô tận, vô cùng vô tận là ở chính mình, là một tự thể. Trong văn tự Trung Quốc chúng ta biểu hiện ra hàm nghĩa này. Cái ý nghĩa này thực tế mà nói, chỉ có Phật pháp đại thừa mới giải thích được rõ ràng tường tận.

Phật nói với chúng ta, tận hư không khắp pháp giớimột thể chính mình, cái đạo lý này rất sâu rất rộng. Trên Kinh Kim Cang nói: “các pháp như ý”, chính là nói rõ cái đạo lý này. Trong Tông quán luận nói “Bát Bất” cũng là nói cái đạo lý này. “Bất nhất bất dị, bất sanh bất diệt, bất lai bất khứ” đều là nói cái đạo lý này. Đạo lý này ngoài kinh Phật ra, bạn không thể xem thấy được ở nơi nào. Những nhà khoa học, nhà triết học của phương tây, chúng ta xem thấy họ rất là cừ khôi, hiện tại thăm dò vũ trụ, lớn thì nói đến thái không vô tận, nhỏ thì nói đến lượng tử hạt tử, nhưng trong Phật pháp mà nói thì đó đều là vọng tưởng, phân biệt, chấp trước. Không sai! Họ chỉ phát hiện được một bộ phận của hiện tượng sự thật, còn có một bộ phận khác chưa phát hiện. Có thể nói là trong thế trí biện thông tương đối là khó làm được, nhưng đây không phải là trí tuệ chân thật nên chưa thấy được cái chân tướng sự thật này. Họ không biết được lớn mà không ngoài, nhỏ không ở trong là một thể chính mình. Bạn thấu suốt cái đạo lý này thì bạn mới biết được ta vì sao phải tận hiếu, không những phải chỉ hiếu thuận cha mẹ.

Trong Kinh Bồ Tát Giới giảng nói rất rõ ràng, tôi nghĩ ngay trong đồng tu cũng có người đã thọ Bồ Tát giới. Thọ Bồ Tát giới rồi nhưng bạn có giữ giới hay không? Bạn đã làm được hay chưa? Giới Bồ Tát không đơn giản, phải đem cái tâm hiếu thuận cha mẹ của bạn mở rộng ra hiếu thuận tất cả chúng sanh, tất cả chúng sanh đều là Phật tương lai, đều là cha mẹ quá khứ, có phải bạn đã thật có cái quan niệm này không? Nếu bạn không thậtquan niệm này thì bạn chỉ là Bồ Tát giả, bạn không phải là Bồ Tát thật. Cho nên cần thiết phải biết, tận hư không khắp pháp giới là chính mình. Việc này rất khó giảng giải, rất không dễ gì thể hội được. Trong kinh điển Phật thường hay dùng thí dụ để giảng nói, trong thí dụ giảng nói nhiều nhất là nói về mộng.

Mỗi một người chúng ta đều có kinh nghiệm về giấc mộng, nếu như nằm mộng thì khi tỉnh mộng rồi, cảnh giới đó vẫn còn rất rõ ràng, bạn nghĩ thử xem, mộng từ đâu mà ra? Việc này chúng ta đều biết, mộng là tâm ý thức của chúng ta biến hiện ra. Cái tâm ý thức này bình thường nó ở đâu vậy? Không biết được, tìm không thấy nhưng khi nằm mộng thì rõ ràng. Cả cái tâm biến thành cảnh mộng, mộng là do tâm bạn biến hiện ra. Trong mộng nhất định có chính mình, có ta. Các vị có lần nằm mộng nào mà trong mộng không có mình không? Không có, trong mộng nhất định có ta, ta là chủ tể. Trong mộng bạn còn thấy rất là nhiều người, người quen biết, người không quen biết, người ưa thích, người không ưa thích, những người đó từ đâu mà ra? Đều là do trong tâm chính bạn biến hiện ra. Ngoài mộng thấy người ra, còn mộng thấy có một số động vật thực vật, sơn hà đại địa hư không, tất cả đều là do tâm của bạn biến hiện mà ra. Thuật ngữ trong Phật môn chúng ta nói rằng: “Toàn vọng tức chân, toàn chân tức vọng”, cái tâm chân thật có thể biến ra cảnh mộng, đó là thật, nhưng cảnh giới đã biến ra trong mộng là hư vọng. Ngay khi bạn đang nằm mộng, cái tâm đó của bạn đã biến thành cảnh giới mộng kia, tất cả cảnh giới chính là tâm của bạn, tất cả cái tâm đã biến thành cảnh giới kia, cho nên chân vọng không hai. Thí dụ này chúng ta tương đối dễ dàng thể hội, dễ dàng hiểu được.

Phật nói với chúng ta, vũ trụ lớn trước mắt này của chúng ta, tận hư không khắp pháp giới, mười phương chư Phật vô lượng vô biên thế giới, vô lượng vô biên chúng sanh, đều là do tự tâm của chúng ta biến hiện ra. Trên Kinh Hoa Nghiêm nói: “Duy tâm sở hiện”, cảnh giới là tâm hiện ra. Vì sao có thể hiện ra nhiều đến như vậy, không giống nhau như vậy? Tại vì sao có thể hiện ra Phật Bồ Tát, có thể hiện ra thiên đường, địa ngục? Là do “duy thức sở biến”, biến hóa khác biệt lớn đến như vậy là do thức biến. Thức là cái gì vậy? Ngày nay chúng ta gọi là tác dụng tâm lý, tâm hiện ra cảnh giới. Thế nhưng tác dụng của tâm có thể đem cảnh giới này chuyển đổi, cho nên đã biến đổi phức tạp đến như vậy. Cảnh giới bên ngoài phức tạp nói rõ cho chúng ta biết được tâm rất phức tạp. Trên Kinh Hoa Nghiêm đã nói ba việc là vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, trong mỗi một thứ mức độ phức tạp đó là vô lượng vô biên nên mới hiển thị ra mười pháp giới. Cho nên tận hư không khắp pháp giới chính là một thể. Ở Trung Quốc chúng ta chính là dùng một chữ Hiếu để biểu thị cái ý này, hư không pháp giớimột thể, Phật Bồ Tát đã chứng được. Chứng được chính là hiểu được tường tận, hiểu được thấu đáo, khẳng định rồi, thừa nhận rồi, một tí cũng không sai.

Cho nên, Phật Bồ Tát thương yêu tất cả chúng sanh không hề có điều kiện, là vô duyên đại từ. Duyên dùng lời hiện tại mà nói chính là điều kiện, cha mẹ thương yêu con cái là có điều kiện, nó là con cái của ta, đó có điều kiện, không phải con cái của ta thì ta không thương yêu. Phật Bồ Tát thương yêu chăm sóc đối với tất cả chúng sanh không có điều kiện, vì sao không có điều kiện? Vì là đồng một thể. Cho nên gọi là đồng thể đại bi, vô duyên đại từ. Trên tay trái này của ta bị một con muỗi cắn, tay phải liền đuổi nó đi, lại hỏi lại tay phải vì sao ta phải giúp đỡ tay trái vậy? có phải tay trái yêu cầu nó giúp đỡ không? Vì sao không yêu cầu nhưng nó thì liền giúp đỡ? Vì đồng một thể mà, vì nó cũng là một thể. Đây gọi là giác ngộ, việc này gọi là không mê. Bạn còn có cái tướng ngã, nhân, chúng sanh khác biệt này thì bạn mê, không phải là giác, không hiểu được chân tướng sự thật. Sau khi hiểu rõ rồi, biết được tận hư không khắp pháp giớimột thể chính mình, thì bạn thật đã giác ngộ.

Cho nên muốn cho tất cả chúng sanh đang bị mê hoặc điên đảo thức tỉnh giác ngộ thì không có phương pháp nào khác hơn là chỉ cần cố gắnggiáo dục, bền lòng mà hướng dẫn. Cho nên giáo dục của Phật là sư đạo. Phải bắt đầu dạy từ đâu vậy? Dạy từ hiếu thân, từ từ dạy bạn giác ngộ. Hiếu thân là khởi điểm của giác ngộ. Nếu người không hiếu thảo thì Phật Bồ Tát đến dạy họ cũng không ít gì, họ cũng không thể giác ngộ. Cho nên phải bắt đầu từ hiếu thân. Cái chữ Hiếu này phải làm cho được viên mãn tròn đầy, không có khiếm khuyết thì liền thành Phật. Tu học của Phật pháp không gì khác là tận hiếu mà thôi, hiếu làm đến được viên mãn thì liền thành Phật. Hiếu với cha mẹ là lấy cha mẹ làm một tiêu chuẩn, đó ân đức rất lớn ngay trong đời sống này của chúng ta, cha mẹ sanh ra chúng ta, dưỡng dục chúng ta, cái ân đức này rất lớn, không ân nặng nào hơn cha mẹ. Không những chúng ta phải nuôi cha mẹ, đó là việc đương nhiên, nuôi thân thể của cha mẹ gọi là chăm sóc đời sống vật chất, ngoài việc này ra phải dưỡng cái tâm của cha mẹ, không nên để cho cha mẹ lo lắng. Cha mẹ thường hay vì con cái lo lắng, làm con phải nên biết, nếu thường làm cho cha mẹ bận tâm lo lắng, vậy thì bất hiếu. Thí dụ nói, hiện tại bạn đang đi học ở trường, học tập không được tốt thì cha mẹ lo lắng, cho nên học tập không được tốt là bất hiếu. Phẩm chất không tốt cha mẹ lại lo lắng, đây cũng là bất hiếu. Chơi bè bạn không tốt cha mẹ lại lo lắng, không tôn kính thầy giáo, không nghe lời dạy, cha mẹ lại lo lắng, thì cũng là bất hiếu.

Người có thể tận hiếu chính là người hoàn thiện, người hoàn thiện là Phật Bồ Tát, không hề có tí khiếm khuyết. Có thể thấy được việc hiếu không dễ gì làm. Ở trong gia đình bạn, nếu anh em bất hòa thì cha mẹ lo lắng.Tương lai kết hôn rồi, chị em bạn dâu bất hòa thì cha mẹ cũng lo lắng; bạn làm việc ở bên ngoài, bạn đối với công việc không nỗ lực không chăm chỉ, bị cấp trên quở trách thì cha mẹ cũng lo lắng. Điều này cho bạn biết được nội dung của việc hiếu này rộng lớn vô cùng vô tận. Ngoài việc này ra, còn phải dưỡng cái chí của cha mẹ, việc này là khó nhất. Cha mẹ mong muốn con cái không những có sự nghiệp thành công, mà còn mong muốn nó có đức hạnh cao thượng, không những được người trong một thời đại tôn kính, mà trải qua nhiều đời sau, đời đời kiếp kiếp khi nhắc đến người này thì đều tôn kính họ, như vậy thì trên vẻ mặt của cha mẹ luôn rạng rỡ. Vậy thì do đây mà biết, đạt đến cứu cánh, bạn phải chứng được Phật quả thì chữ hiếu mới là được viên mãn. Bồ Tát Đẳng giác vẫn còn một phẩm sanh tướng vô minh chưa đoạn, cho nên họ đối với chữ hiếu này vẫn còn một chút khiếm khuyết, vẫn chưa được viên mãn. Cho nên hiếu đạo nói đến cứu cánh viên mãnthành Phật. Giáo dục của nhà Phật bắt đầu từ ngay chỗ này, cũng quay về ngay chỗ này mới viên mãn.

Cho nên, chúng ta học Phật phải học từ đâu vậy? Phải từ Kinh Địa Tạng mà học. Thế nên thói quen thông thường của ta, nếu như là xây dựng một đạo tràng mới thì bộ kinh thứ nhất mà tôi nhất định giảng là Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh. Giảng bộ kinh này mới làm cho đạo tràng này được khai quang, chân thật được khai quang. Khai quang không hề có tí mê tín nào, cái ý này phần sau tôi còn phải giảng giải cho mọi người, hiện tại khai quang hoàn toànhình thức, không có nội dung thật chất. Ý nghĩa là vì đạo tràng này đặt nền móng, cái ý nghĩa này rất quan trọng, sau đó đem cái tâm hiếu thân này mở rộng ra.

  1. i. (ii) Thứ hai là Bồ Tát Quán Thế Âm

Như vừa rồi đã nói, trong giới kinh đại thừa nói phải hiếu kính tất cả chúng sanh, như vậy thì liền biến thành đại từ đại bi. Vị nào đại biểu cho đại từ đại bi vậy? Là Bồ Tát Quán Thế Âm. Cho nên hiếu đạo của Bồ Tát Địa Tạng hướng lên thêm một cấp nữa chính là Bồ Tát Quán Thế Âm. Người bái Bồ Tát Quán Thế Âm rất nhiều, cầu Bồ Tát Quán Thế Âm bảo hộ, đem Bồ Tát Quán Thế Âm xem thành thần minh để cúng bái, Bồ Tát Quán Thế Âm oan ức thật không chịu nổi. Bạn đã làm nhục Ngài, bạn đã xem thường Ngài đến như vậy, Ngài còn có thể bảo hộ bạn chăng? Không hề có đạo lý này. Chúng ta cúng dường Bồ Tát Quán Thế Âm dụng ý là ở chỗ nào vậy? Ý nghĩa là khi nhìn thấy tôn tượng này, phải nghĩ đến là ta đối với tất cả chúng sanh phải có tâm đại từ đại bi. Bồ Tát Quán Thế Âm ở đâu vậy? Chính mình chính là Bồ Tát Quán Thế Âm. Cái hình tượng này đặt ở nơi đó, bạn chiếu theo hình tượng này mà tu tạo chính mình, thì đây là Phật pháp, đây là giáo học.

Một tôn tượng hoặc là một danh hiệu đặt ở nơi đó mỗi giờ mỗi phút nhắc nhở bạn đối với tất cả chúng sanh phải đại từ đại bi, quan tâm yêu thương không điều kiện, giúp đỡ, làm lợi ích cho tất cả chúng sanh không điều kiện, đó là Bồ Tát Quán Thế Âm.Trong kinh điển của Bồ Tát Quán Thế Âm dạy cho chúng ta những thứ này.


Phần 4
  1. i. (iii) Vị thứ ba là Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi

Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi đại biểu cho trí tuệ, cũng chính là nói chúng ta tu học, cùng ở chung với tất cả đại chúng thì chúng ta phải tận hiếu. Tu trì của chúng ta nhất định phải căn cứ vào lý trí, không được làm việc theo cảm tình. Bồ Tát Văn Thù đại biểu lý tánh, Ngài là trí tuệ, là lý luận, không phải là cảm tình. Cảm tình thì là phiền não, có mê hoặc; lý tánh là giác, sau cùng đạt đến cứu cánh, đó là hiếu từ lý trí.

  1. i. (iv) Vị thứ tư là Bồ Tát Phổ Hiền

Ứng dụng ngay trong cuộc sống thường ngày, ứng dụng ngay trong công việc của chúng ta, ứng dụng ngay trong đối nhân xử thế tiếp xúc mọi vật, đó gọi là Bồ Tát Phổ Hiền. Phổ là phổ biến, bình đẳng phổ biến.Ta tốt, ta cũng hy vọng tất cả mỗi chúng sanh đều tốt, không ai không tốt, đó gọi là Phổ Hiền. Bồ Tát Phổ Hiền viên mãn rồi thì là thành Phật. Bồ Tát Phổ Hiền được nói trong Kinh Hoa Nghiêm, còn hiện tại thì chúng ta chọn lấy Kinh Vô Lượng Thọ. Người xưa nói, Kinh Vô Lượng Thọ chính là trung bổn của Kinh Hoa Nghiêm. Số lượng của Kinh Hoa Nghiêm rất lớn, không luận là trên lý luận hay trên sự thật (sự thật chính là đời sống của chúng ta), mỗi ngày chúng ta phải nên làm việc, mỗi ngày phải nên đối nhân xử thế tiếp xúc mọi vật như thế nào, những việc vụn vặt đều giảng giải rất tường tận. Đây cũng chính là thể hiện, kinh điển của Phật là dạy bảo chúng ta làm thế nào để trải qua ngày tháng, làm thế nào trải qua đời sống được mỹ mãn, đời sống được hạnh phúc, đời sống hoàn toàn tương ưng với chân tướng của vũ trụ nhân sanh.Đời sống như vậy mới mỹ mãn. Điều này cũng chính là nói, trải qua đời sống như của Phật Bồ Tát mới chính là đời sống đại viên mãn. Phật pháp là dạy cho chúng ta những thứ này, đây mới là pháp đại thừa viên mãn chân thật cứu cánh. Như vậy thì trong Phật pháp làm gì có mê tín chứ?

Trước tiên chúng ta đem ý nghĩa biểu pháp của tạo tượngdanh hiệu của Phật, Bồ Tát giải thích cho rõ ràng, nếu không thì khi học đích thực là mê tín, nhất định bạn sẽ không có được cái tốt chân thật trong Phật pháp.Đây là lề lối thứ lớp vào cửa để tu tập. Hiếu thân, tôn sư, từ bi, lý trí, bình đẳng, chúng ta phải đồng thời tu, nhưng trong đồng thời tu có thứ lớp, trong thứ lớp có đồng thời. Điều này là trên Kinh Hoa Nghiêm đã nói: “Hành bộ bất ngại viên dung, viên dung bất ngại hành bộ”. Hành bộ chính là có thứ lớp, thí dụ bạn từ hiếu thân trước, lại nâng lên đến đại từ đại bi, lại bồi dưỡng lý trí, lại bồi dưỡng một tâm lượng rộng lớn, đó là có thứ lớp. Tuy có thứ lớp nhưng cũng có thể có mấy khóa mục đồng thời tu học, như phía trước đã nói có năm khóa mục, một chính là năm, năm chính là một, bất cứ thứ nào nó cũng đều gom nhiếp trong đó. Trong Hiếu thân bao hàm có Từ Bi, có lý tánh, có trí tuệ, trong trí tuệ hàm chứa có Hiếu thân, có từ bi, Đây chính là ý nghĩa hành bộ không ngại viên dung, viên dung không ngại hành bộ.

Sau khi thông suốt ý nghĩa đại thể của Phật pháp rồi, chúng ta muốn hỏi là cụ thể trong cuộc sống thường ngày chúng ta phải làm như thế nào? Đây là giáo học chân thật của Phật pháp mà trong tất cả kinh luận đều có. Cho nên tu học kinh điển, thực tế thì chỉ một bộ kinh là đủ rồi, vì trong mỗi một bộ kinh, những ý nghĩa này thảy đều đầy đủ. Vấn đề là bạn thật phải xem hiểu được nó, bạn phải có thể làm được thì mới hữu dụng.

Tịnh độ tông

Mục tiêu tu học của Tịnh Độ Tông chúng ta là cầu sanh Tịnh Độ, đi gặp Phật A Di Đà. Phật A Di Đà đã làm hiếu đạo đến cứu cánh viên mãn. Các vị thử nghĩ xem, nếu chúng ta không hiếu thuận cha mẹ thì bạn có thể đi đến thế giới Cực Lạc hay sao? Bạn không thể nào đi được, Phật A Di Đà đại từ đại bi cũng không thể đem một người bất hiếu cha mẹ, cho dù bạn mỗi ngày niệm A Di Đà Phật, một ngày niệm mười vạn danh hiệu Phật, nịnh bợ Phật A Di Đà, Phật A Di Đà cũng không thể vì tình riêng mà tiếp dẫn bạn. Phật A Di Đà dạy bảo chúng ta như thế nào? Tịnh Độ có ba kinh một luận, đây là kinh điển căn bản của Tịnh Độ. Ba kinh chính là Kinh Vô Lượng Thọ, Kinh Quán Vô Lượng Thọ, Kinh A Di Đà, đây là Tịnh Độ ba kinh. Trong ba kinh lấy Kinh Vô Lượng Thọ làm thứ nhất, Kinh Vô Lượng Thọ là khái yếu của Tịnh Tông, là khái luận của tịnh tông. Kinh Vô Lượng Thọ đã đem thế giới Tây phương Cực Lạc giới thiệu cho chúng ta rõ ràng tường tận. Còn Kinh Quán Vô lượng Thọ là giáo trình bổ sung của Kinh Vô Lượng Thọ, lý luận đối với Tây phương Tịnh Độ trong Kinh Quán Vô Lượng Thọ có bổ sung nói rõ những điểm trọng yếu: (i) Phương pháp vãng sanh, mười sáu phép quán là đưa ra phương pháp, giảng nói phương pháp rất rõ ràng; (ii) Trên kinh Vô Lượng Thọ chỉ giảng ba bậc vãng sanh, trong Kinh Quán Vô Lượng Thọ thì giảng chín phẩm rất tỉ mỉ; (iii) Đạo lý của nhân quả, niệm Phật là nhân, vãng sanh thành Phật là quả, những đạo lý này đã bổ sung giảng nói rất tường tận.

Phật Thuyết A Di Đà Kinh là tiểu bổn. Nội dung của quyển kinh nhỏ này là khuyên chúng ta phải tin tưởng, phải phát nguyện, phải cầu sanh Tịnh Độ. Trong quyển kinh nhỏ này, Thích Ca Mâu Ni Phật đã bốn lần khuyên bảo đối với chúng ta, thật sự là hết lời khuyên bảo, một lần rồi hai lần, hai lần rồi ba lần, ba lần rồi bốn lần, đã bốn lần khuyên bảo chúng ta, cơ hội này không thể để lỡ qua, lỡ qua rồi thì thật đáng tiếc. Tu học của tịnh tông chúng ta chính là y theo ba bộ kinh này. Nhất luận gọi là “Vãng sanh luận”, Vãng sanh luận là do Bồ Tát Thiên Thân làm, hay nói cách khác, bộ sách này chính là Bồ Tát Thiên Thân nói là chính Bồ Tát đã y theo Kinh Vô Lượng Thọ, Kinh Quán Vô Lương Thọ tu học vãng sanh, sau đó đưa ra kinh nghiệm của Ngài cho chúng ta làm tham khảo tu học, quyền này là nói ra chính Ngài tu hành vãng sanh. Ngày nay Tịnh Độngũ kinh rồi, đã thêm vào được hai kinh. Hai kinh này từ đâu mà ra vậy?

Một kinh được đưa thêm vào khoảng năm Hàm Phong triều nhà Thanh. Hàm Phong cách với hiện tại chúng ta không xa lắm, các vị đều biết cuối trào nhà Thanh có Từ Hi Thái hậu, Từ Hi chính là phi tử của Hàm Phong, vào lúc đó bà chưa phải là Hoàng hậu, là phi tử của Hàm Phong. Khoảng năm Hàm Phong, có một vị cư sĩ tên Ngụy Nguyên, vị này tu Tịnh Độ, rất thông đạt đối với Phật pháp, ông đem quyển sau cùng của Kinh Hoa Nghiêm là phẩm Phổ Hiền Bồ Tát Thập Đại Nguyện Vương Đạo Quy Hướng Chúng Sanh Về Cực Lạc đưa vào phía sau Tịnh Độ ba kinh, lúc đó trở thành Tịnh Độ bốn kinh. Cho nên nếu như các vị đọc lại trong chú sớ của người xưa có nhắc đến Tịnh Độ bốn kinh, đó chính là nói bốn kinh này. Ngài đem phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện xếp vào trong kinh luận của Tịnh Độ là có đạo lý gì không vậy? Rất có đạo lý. Chúng ta đọc Kinh Vô Lượng Thọ thì liền biết được, bạn xem trong phẩm thứ hai trong Kinh Vô Lượng Thọ là phẩm Đức Tôn Phổ Hiền. Trên văn kinh Phật nói với chúng ta: “Hàm cộng tuân tu Phổ Hiền Đại sĩ chi đức”. Phổ Hiền Đại sĩ chi đức chính là mười đại nguyện vương, do đây có thể biết, Tịnh Độ cùng Kinh Hoa Nghiêm có quan hệ rất mật thiết.

Có thể nói Kinh Hoa Nghiêm là giảng lý luận, giảng phương pháp, còn Tịnh Độ chân thật chính là tu hành chứng quả của Kinh Hoa Nghiêm. Do đó chúng ta nhận biết thế giới Tây phương Cực Lạc chính là pháp giới của Phổ Hiền Đại sĩ, hễ người sanh đến thế giới Tây phương Cực Lạc đều là Bồ Tát Phổ Hiền. Phía trước đã nói qua với các vị, Bồ Tát là tên chung, không phải để chỉ một người, chỉ cần là người tu mười đại nguyện vương thì người này chính là Bồ Tát Phổ Hiền. Mỗi một người ở thế giới Tây phương Cực Lạc thì trên là Phật A Di Đà, dưới tất cả đều là Phổ Hiền Thập Đại Nguyện Vương, cho nên đó là thế giới Phổ Hiền, thảy đều là Bồ Tát Phổ Hiền. Giống như trường học vậy, năm thứ nhất, năm thứ hai, đến năm thứ 51, Bồ Tát có 51 ngôi thứ, lớn hay nhỏ đều là Bồ Tát Phổ Hiền, quá tuyệt diệu. Trên Kinh Hoa Nghiêm Phật nói với chúng ta: “Bồ Tát không tu hạnh Phổ Hiền không thể thành Phật”, cho nên kinh Hoa Nghiêm là đệ nhất kinh trong cửa Phật chúng ta, cho dù đó là một tông một phái nào cũng đều thừa nhận Kinh Hoa Nghiêmcăn bản pháp luân, Kinh Hoa Nghiêm là khái luận cuả Phật pháp, không luận ở sự hay lý đều giảng được rất rõ ràng, sau cùng còn thêm phần biểu diễn cho chúng ta xem, đó là Thiện Tài Đồng Tử 53 lần tham học.

53 vị thiện tri thức đại biểu cho cái gì? Chính là xã hội hiện tại của chúng ta, xã hội ngày nay. Bất luận nam nữ, già trẻ, các ngành các nghề, chính ngay nơi bản thân họ, họ đang học cái gì, họ đang làm công việc gì, họ đang sống trong hoàn cảnh ra sao, chính ngay hoàn cảnh sinh hoạt của chính họ đều là đang tu hạnh Phổ Hiền. Việc này chân thật gọi là lợi ích vô biên. Thực tế mà nói kinh thì quá lớn, hiện tại đã không còn người giảng nữa. Khi tôi ở miền nam Đài Loan, có mấy vị pháp sư gặp tôi đều thường khuyên tôi, yêu cầu tôi giảng Kinh Hoa Nghiêm. Họ nói, nếu ông không giảng thì e rằng về sau sẽ không có người giảng. Lời nói này tôi cũng biết, duyên chưa chín muồi, tôi rất muốn giảng một lần nhưng duyên vẫn chưa đủ, cơ duyên chưa chín muồi. Kinh này giảng qua một lần, mỗi ngày giảng hai giờ thì phải giảng bốn năm mới có thể giảng viên mãn. Hiện tại tôi chưa có cách gì tìm được một nơi có thể ở đó bốn năm không động. Hiện tại thì chưa được, nơi tìm tôi thì quá nhiều, tôi phải bôn ba khắp nơi, cho nên giảng kinh này tương đối khó khăn. Thế nên lần này ở Singapore giảng Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật, tôi dự định thời gian là bốn tháng, đại khái sắp gần bốn tháng thì có thể giảng viên mãn, tương đối là không dễ dàng, hiện tại kinh đã giảng sắp gần ba phần tư, vẫn còn một bộ nhỏ chưa giảng xong. Tôi ở đây giảng xong rồi thì rấp rút đến Singapore để giảng cho xong bộ kinh đó, đại khái khi trở lại Singapore thời gian sắp gần một tháng có thể giảng được viên mãn.

Cho nên các vị phải nên biết, một bộ kinh lớn giảng được viên mãn là việc tương đối không dễ dàng, nhất là bộ kinh như Kinh Hoa Nghiêm mà giảng viên mãn thì quá hi hữu, rất khó được. Trung Quốc từ xưa đến nay một người một đời có thể nghe được bộ Kinh Hoa Nghiêm thì đó là nhân duyên vô cùng hi hữu. Ngày trước, theo lịch sử Phật giáo Trung Quốc chúng ta, Đại sư Thanh Lương là một trường hợp thật là hi hữu khó được, cả đời Ngài đã giảng Kinh Hoa Nghiêm 50 lần. 50 lần phải giảng như thế nào vậy? Một ngày Ngài giảng tám giờ đồng hồ, một năm giảng một bộ, giảng hết 50 năm, đại sư sống đến hình như một trăm ba mươi mấy tuổi, rất thọ. Thời trước nghe kinh phải đăng ký, đến ở trong Chùa Miếu, cư sĩ tại gia cũng như vậy, phải vào Chùa Miếu đăng ký nghe kinh, tức là ghi danh tôi muốn nghe bộ kinh này, trong chùa cũng phân cho bạn ở một nơi, ăn uống ở chùa, đại khái cũng sẽ phân một ít công việc cho bạn làm, cũng không thể ở không, giao một ít công việc để bạn làm công quả, ở một năm thì nghe xong được một bộ kinh, bạn muốn nghe thêm một lần nữa thì cũng được.

Cho nên tu hành thời trước, chúng ta xem thấy trong lịch sử của Phật giáo, ở trong truyện ký, không luận xuất gia tại gia, luôn luôn là ba năm đến năm năm thì họ liền khai ngộ, thì có thành tựu. Hiện tại học Phật đến mấy mươi năm, học cả đời vẫn là mê hoặc điên đảo, nguyên nhân gì vậy? Sức huân tập quá ngắn cho nên khó thành tựu. Bạn xem những đạo tràng trước đây, mỗi một ngày nghe kinh tám giờ đồng hồ, Tự Viện là trường học, người xuất gia là thầy giáo, ngày ngày giảng kinh nói pháp, nghe kinh tám giờ đồng hồ, cửa giải khai trí tuệ, lại thêm niệm Phật tám giờ đồng hồ, một ngày 16 giờ đồng hồ đều không có vọng tưởng, đều không khởi tham sân si mạn, tâm của họ làm sao mà không thanh tịnh chứ? Cứ như vậy ngày ngày không gián đoạn, huấn luyện như vậy, huấn luyện cho bạn ba năm đến năm năm thì bạn tự nhiên liền được định, được Tam Muội, được khai ngộ. Hiện tại thì không thể, hiện tại đạo tràng này là đạo tràng tốt, ngày ngày giảng kinh, mỗi ngày giảng kinh hai giờ đồng hồ, chúng ta mới giảng có một tiếng rưỡi đồng hồ, cứ cho là đã nghe hai giờ, nhưng trong 24 giờ một ngày vẫn còn 22 giờ khởi vọng tưởng, bạn nói xem có ích gì chăng? Vậy cũng vẫn chưa ích gì. Ngày trước trong 24 giờ thì 16 giờ tâm của họ ở trong đạo, vậy mới hữu dụng, cho nên người thời trước thành tựu được như vậy, chúng ta xem thấy cảm thấy kỳ lạ nhưng thực tếđạo lý của họ. Vì vậy thời gian hai giờ đồng hồ thì không đủ, cần phải tập trung toàn bộ tinh thần chăm chú ở trong đây.

Mấy năm gần đây, tôi thấy được ở Mỹ, ở Đài Loan, ở Singapore, ở Trung Quốc đại lục, một số ít người họ đem băng ghi âm thuyết giảng của tôi viết thành văn tự, có lúc một ngày cũng đã dùng thời gian mười mấy giờ đồng hồ, đem băng thu âm nghe đi nghe lại, từng câu từng câu viết ra, viết xong một bộ Kinh Vô Lượng Thọ thì họ đã có chút công phu. Viết ra được một bộ Kinh Vô Lượng Thọ cũng phải mất thời gian hơn một năm, từ nơi băng ghi âm, từng chữ từng chữ viết ra, khi nghe qua thì họ sẽ không nhớ được, viết ra một câu phải nghe lại lần nữa, sau đó nghe lại, tập trung toàn bộ tinh thần vào trong đó, họ cũng không khởi vọng tưởng, cũng không sanh phiền não, họ dùng phương pháp như vậy. Tôi biết được số ít mười mấy người, họ nói với tôi rằng họ chân thật là khế nhập, do đó thời gian huân tập phải dài thì tu học của chúng ta mới có thể đạt đến thọ dụng chân thật.

Trong ngũ kinh còn một kinh nữa là “Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương”, đây là một phẩm kinh văn trong Kinh Lăng Nghiêm, tuy là không dài, 244 chữ, còn ngắn hơn so với Bát Nhã Tâm Kinh (Bát Nhã Tâm Kinh là 260 chữ). Phẩm kinh văn này là do Đại sư Ấn Quang đưa vào là rất gần đây. Mọi người đều biết là vào đầu năm dân quốc, Đại sư Ấn Quang đem phẩm Kinh Lăng Nghiêm này để vào phía sau của Tịnh Độ bốn kinh, nên biến thành Tịnh Độ năm kinh. Hiện tại chúng ta lưu thông quyển này. Có còn cần thêm kinh nào nữa hay không? Tôi nói cho các vị nghe là không cần nữa, kinh điển của Tịnh Độ tông đã đạt đến cứu cách viên mãn.

Khi tôi còn trẻ học kinh ở Đài Trung, tôi chuyên học Kinh Lăng Nghiêm. Tôi học kinh với Lão sư Lý là lấy Kinh Lăng Nghiêm làm chủ chốt. Kinh Lăng Nghiêm tôi đã giảng rất nhiều lần, chí ít có đến sáu bảy lần, thế nhưng chưa phát hiện cái chương quan trọng đến như vậy, không phát hiện ra.Đến khi xem Tịnh Độ ngũ kinh rồi thì mới nghĩ ra được. Đây là Đại sư Ấn Quang đã làm nhắc nhở cho tôi. Tôi quay đầu xem lại Kinh Lăng Nghiêm thì thấy phẩm kinh này hoàn toàn khác, tôi phát hiện Đại Thế Chí Niệm Phật Viên Thông Chương, 244 chữ này là tâm kinh của Tịnh Độ tông chúng ta, không những là tâm kinh của Tịnh Độ tông, có thể nói giá trị của phẩm kinh này vượt qua cả Bát Nhã Tâm Kinh, có thể đại biểu tâm kinh cho toàn đại tạng giáo, cũng chính là tinh hoa toàn bộ kinh điển của Thích Ca Mâu Ni Phật.Chân thật là không thể nghĩ bàn. Đại sư Ấn Quang không phải là người thông thường, có thể ở trong toàn đại tạng giáo đem một đoạn kinh văn này đưa ra trở thành trung tâm của toàn kinh tạng, tầm nhìn này không phải là người thông thường có thể có được. Như vậy là kinh điển của Tịnh tông đã hoàn hảo. Hiện tại Tịnh Độ tông chúng ta có năm Kinh một Luận, nương theo đây mà tu học thì đời này của bạn quyết định thành tựu, cuộc sống hiện tại nhất định đạt đến hạnh phúc mỹ mãn.

Nền tảng học Phật

Nền tảng học Phật là:

- Hiếu dưỡng cha mẹ, phụng thờ sư trưởng, lòng từ bi không giết hại, tu thập thiện nghiệp.

- Thọ trì tam quy, giữ vẹn các giới, chẳng phạm oai nghi.

- Phát bồ đề tâm, tin sâu nhân quả, đọc tụng kinh đại thừa, khuyến tấn người tu hành.

Sau khi Học Hội Tịnh Tông thành lập, chúng ta vì các đồng tu chuyên tu Tịnh Độ đã định ra năm khóa mục trong cuộc sống hàng ngày. Năm khóa mục này chính là nêu ra từ trong Tịnh Độ năm kinh.

Thứ nhất là Tam Phước. Tam phướclấy ra từ trong Quán Vô Lượng Thọ kinh, vô cùng quan trọng, đây là nền tảng của tu hành, căn bản của căn bản. Trong kinh Phật nói rõ với chúng ta, ba điều này là “Ba đời chư Phật chánh nhân tịnh nghiệp”, câu nói này rất là quan trọng. Ba đờiquá khứ, hiện tại, vị lai, hay nói cách khác, bao gồm tất cả chư Phật, các Ngài tu như thế nào? Các Ngài đều là dùng Tam Phước này làm nền tảng. Chúng ta đã biết tu học bất cứ pháp môn nào cũng đều có thể thành Phật, có vô lượng pháp môn để có thể thành Phật, vậy thì vô lượng pháp môn này đều là xây dựng ở trên nền tảng này, đều có cùng một nền tảng, cho nên chúng ta nhất định không thể xem thường.

Phước thứ nhất trong Tam Phướcphước báo trời người. Nếu bạn muốn làm Phật làm Bồ Tát thì trước hết phải làm một người tốt, người mà cũng không làm được tốt thì Phật Bồ Tát không có phần. Điều kiện cơ bản làm người, Phật nói với chúng ta bốn câu: “Hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng, từ tâm bất sát, tu thập thiện nghiệp”. Chúng ta phải làm cho được bốn điều này, phải thật làm mới được. Sau khi nghe rồi trở về nhà thì phải học “hiếu dưỡng cha mẹ, tôn kính thầy giáo”, tiếp nhận giáo huấn của thầy. Thế nhưng hiện tại cái hiếu đạo này không còn nữa, sư đạo cũng không còn, đây là bi ai của người thời đại này chúng ta, đây là thực tế rõ ràng, người hiện đại ngay trong mắt của họ không có tôn trưởng thì làm sao họ có thể thành tựu?

Giáo dục của thời xưa là gia trưởng cùng phối hợp mật thiết với thầy giáo để đứa bé này giáo dục thành người, đơn phương không thể làm được. Thí dụ bạn làm cha mẹ, con cái bạn nếu như không hiếu thuận thì bạn sẽ rất khó khi mở miệng nói: con là con cái của ta, vì sao con không hiếu thuận ta vậy? Lời này cha mẹ không nói được ra miệng, phải do ai nói vậy? Thầy giáo nói. Thầy giáo là người thứ ba, thầy giáo dạy học trò hiếu thuận cha mẹ, nhưng thầy giáo cũng không thể có yêu cầu đối với học trò là: em là học trò của thầy, em phải tôn sư trọng đạo. Thầy giáo cũng không thể nói ra lời này, phải do ai nói vậy? Cha mẹ nói. Cha mẹ dạy con cái tôn kính thầy giáo, thầy giáo dạy họ trò hiếu thuận cha mẹ, hai người phối hợp với nhau thì mới dạy tốt được.

Hiện tại, thành thật mà nói, cha mẹ nuôi dưỡng con cái nhưng không hề quan tâm đến sự dạy dỗ nó, khi gặp được một thầy giáo tốt muốn nỗ lực nghiêm khắc một chút để dạy bảo. Những học sinh đã bị sự uốn nắn này về nhà cáo trạng với cha mẹ, thì thầy giáo còn phải đi hầu quan. Hiện tại làm thầy giáo không dám dạy học trò. Tôi ở Đài Loan đi dạy hết năm năm, những thầy giáo chúng tôi thường hay cùng nhau rất cảm khái mà nói ra lời thật lòng của chúng tôi, khi làm thầy nhận tiền lương, mỗi một tháng nhận bao thư tiền lương đem về thì được rồi, còn học sinh thì sao? Điểm số thì cứ cho nó đạt chuẩn thì là được rồi, thì hoan hỉ rồi, đôi bên đều rất hoan hỉ, học trò gạt thầy giáo, thầy giáo gạt học trò, trường học gạt phụ huynh, phụ huynh gạt trường học, gạt đến gạt lui như vậy thì trở thành thế giới lừa gạt. Cái thế giới như vậy có thể có tiền đồ không? Ngày nay xảy ra đến hiện tượng như vậy, chúng ta có thật lòng muốn giúp đỡ cũng không thể giúp được.

Có rất nhiều người, ngay đến nhiều pháp sư đạo hữuTrung Quốc đại lục đều khuyên tôi giảng đại kinh, không phải tôi không muốn giảng mà tôi muốn giảng rất nhiều năm mà không có cơ hội, ở trong Phật pháp gọi là chưa đủ cơ duyên, cũng chính là nói chưa có những điều kiện này, không có hoàn cảnh này. Mọi người cần phảiphước báo. Phước báo là phải chân thật giác ngộ, có thể làm đến được hiếu kính. Hiếu thân và tôn sư là một sự việc, ngày trước thì xem trọng nhưng hiện tại thì không biết, quên hết rồi, không có người giảng. Bạn xem thời xưa, lấy thí dụ về triều nhà Thanh, cuối triều nhà Thanh, đầu năm dân quốc, khi người đi học thi đỗ được công danh, như cử nhân,tiến sĩ (học vị thấp nhất vào triều nhà Thanh là Tú tài), thì việc đầu tiên mà họ làm là phải hồi quy bái tổ, không quên nguồn gốc, đó là tận hiếu.Con cháu được công danh thì đó là dốc hết hiếu đạo. Việc lớn thứ hai khi thi đỗ công danh là phải đi bái tạ thầy giáo. “Hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng”: nếu hai câu nói này đều không thể làm được thì trên đường học Phật của bạn cũng không được gì, cái học Phật đó là nói huyền thuyết diệu, không lợi ích gì, là giả, không phải là thật.

Chân thật học Phật phải chính từ ngay đây mà làm, nếu bạn không biết cái gì gọi là hiếu, vì sao phải hiếu thì bạn nên đi đọc Kinh Địa Tạng. Bồ Tát Địa Tạng có ba bộ kinh, ngoài Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện ra, còn có Đại Thừa Địa Tạng Thập Luận Kinh, Triêm Sát Thiện Ác Nghiệp Báo Kinh, đây là Địa Tạng ba kinh, trong đây giảng rõ cho chúng ta nghe cái đạo lý này [hiếu đạo]. Từ ngay nơi cái nền tảng này nâng cao lên thêm phước nhị thừa, đây cũng chính là nói chúng tađiều kiện tốt đẹp để làm người rồi, vậy mới có thể học Phật, mới có thể trở thành đệ tử Phật, mới có thể vào cửa Phật.

Điều kiện vào cửa Phật trước phải thọ trì Tam Quy, sau đó phải trì giới giữ quy cũ, không phạm oai nghi. Cho nên điều thứ hai có ba câu: “Thọ trì Tam quy, cụ túc chúng giới, bất phạm oai nghi”. Tôi nghĩ rất nhiều đồng tu đều đã thọ qua Tam Quy rồi, đó thật đều là quy giả không phải quy thật, đều là hình thức, không có nội dung, không có thật chất, hay nói cách khác, là quy y giả, giả mạo đệ tử Phật, không phải là thật. Nội dung ý nghĩa của Tam quy, chúng ta sẽ tìm một thời gian khác để giảng riêng đề tài này một lần, rất là quan trọng. Quy là quay đầu, quay đầu là bờ; Y là nương tựa. Quay lại từ chỗ nào vậy? Từ ngay nơi tất cả sai lầm mà quay đầu lại.Chúng ta đối với vũ trụ nhân sanh suy nghĩ sai, thấy sai, nói sai, làm sai thì chúng ta phải từ nơi tất cả sai lầm này mà quay đầu lại, nương vào Tam Bảo, sửa đổi tất cả sai lầm của chúng ta, đó gọi là nương tựa.

Tam Bảo là gì vậy? Mọi người đều biết gọi là Phật-Pháp-Tăng. Mọi người biết được Phật-Pháp-Tăng, nhưng không biết ý nghĩa của ba chữ Phật-Pháp-Tăng, vậy thì theo cách khác mà nói là bạn vẫn là chưa có Quy y. Phật-Pháp-Tăng không phải là nói ở bên ngoài. Phật ở bên ngoài hiện tạitượng Phật bằng gỗ, bằng xi măng. Có câu rằng: “Bồ Tát đất qua sông còn khó giữ được thân”, bạn nương vào đó thì bạn làm sao có thể nương được chứ? Không thể nương được. Pháp Bảo là kinh sách, từ xưa đến nay kinh sách bị thiêu hủy có đến bao nhiêu? Cho nên cũng không thể nương được. Người xuất giaphàm phu, đời sống của họ còn phải dựa vào tín đồ các vị, không có tín đồ thì họ sẽ chết đói, họ có thể nương được không? Cũng không thể nương được. Cho nên trong Phật môn thường nói: Tín đồ tại gia là cơm áo cha mẹ. Dùng hết phương cách để nắm giữ tín đồ, không thể để tín đồ đi mất, [tín đồ] đi mất thì sao vậy? Thì đời sống của họ cũng đi mất, việc này gọi là “Hòa thượng không làm trò, cư sĩ không đến lạy”, vậy thì làm sao có thể nương được chứ? Vậy thì Tam Bảo là gì, ý nghĩa ra sao vậy? Phật giảng rõ ràng cho chúng ta là “Tự Tánh Tam Bảo”. Phật dạy bạn quy y là nương vào Tự Tánh Tam Bảo của bạn, không phải bên ngoài tâm tánh của bạn. Phật là ý nghĩa của giác ngộ, tự tánh giácchính là Phật bảo, tự tánh chánh chính là Pháp bảo, tự tánh tịnh chính là Tăng bảo. Cho nên,Phật-Pháp-Tăng (Tam Bảo) là Giác-Chánh-Tịnh.

Từ triều đại nhà Đường có thể đã xảy ra ngộ nhận, mọi người đều nhận lầm, đều đem hình tượng Phật Bồ Tát, kinh sách, người xuất gia xem thành Tam Bảo, khi quy y rồi thì đó là thầy quy y của tôi, ông kia không phải. Ở ngay đó khởi lên vọng tưởng, phân biệt, chấp trước. Chúng ta làm sao biết được, ngay lúc đó liền có cái sai lầm này. Chúng ta đọc Lục Tổ Đàn Kinh xong thì phát hiện, lúc Lục Tổ Đại sư truyền thọ Tam quy y này cho người, Ngài đã không nói là Phật-Pháp-Tăng. Vì sao Ngài không nói Phật-Pháp-Tăng? Ở ngay trong tưởng tượng của chúng ta thì có lẽ Ngài nhất định là sợ cái danh từ này sẽ khiến cho mọi người sanh ra ngộ nhận, nên Ngài giảng là Giác-Chánh-Tịnh, Ngài dùng cái danh từ này. Quy y Giác, Quy y Chánh, Quy y Tịnh, các vị đọc Đàn Kinh thì sẽ xem thấy. Danh từ này khi chúng ta nghe thì sẽ không xảy ra hiểu lầm, rất rõ ràng. Sau đó Lục Tổ nói với chúng ta: Phật là Giác vậy, Pháp là Chánh vậy, Tăng là Tịnh vậy. Khi giải thích ra thì Giác-Chánh-Tịnh chính là Phật-Pháp-Tăng, đây là đem tự tánh tam bảo hiện thị ra cho chúng ta.

Cho nên nói quay đầu thì chúng ta liền sẽ rất rõ ràng là giác mà không mê. Chúng ta từ mê hoặc điên đảo thì quay đầu lại nương vào tự tánh giác, hay nói cách khác, chúng ta đối nhân xử thế tiếp vật ngay trong cuộc sống thường ngày, chúng ta phải nương vào lý trí, không nên dùng tình cảm, đó chính là quy y Phật. Phật là trí tuệ, Phật là giác ngộ, cảm tình làm việc là mê hoặc điên đảo. Tam quy y này là như vậy mà dạy chúng ta. Pháp là chánh tri chánh giác, cũng chính là chúng ta đem cách nghĩ, cách làm sai lầm sửa đổi lại, nhất định phải có tư tưởng chính xác, cách nhìn chính xác, đó gọi là quy y pháp. Tăng là sáu căn thanh tịnh không nhiễm một bụi trần. Cho dù là người xuất gia như thế nào đi chăng nữa thì chính chúng ta phải mỗi giờ mỗi phút phải gìn giữ tâm thanh tịnh của mình, trong lòng không nên bị ô nhiễm, tinh thần không nên bị ô nhiễm, tư tưởng không nên bị ô nhiễm, kiến giải không nên bị ô nhiễm, trước sau luôn giữ gìn một tâm thanh tịnh, đó gọi là quy y Tăng. Tăng là ý nghĩa của thanh tịnh. Đây gọi là Tam Quy y.

Khi các vị quy y thì nghĩ quy y với một vị pháp sư, vị pháp sư này là thầy quy y của tôi, vậy thì không đúng rồi. Bạn xem, đó là bạn quy y Mê-Tà-Nhiễm, tâm của bạn bị vị pháp sư này ô nhiễm rồi. Đây là sư phụ của tôi, kia thì không phải, tâm của bạn không phải bị ô nhiễm rồi sao? Cho nên các vị quy y là gì vậy? Là Mê-Tà-Nhiễm, đó gọi là đệ tử Phật hay sao? Đệ tử Phật là Giác-Chánh-Tịnh, giác mà không mê, chánh mà không tà, tịnh mà không nhiễm, đây mới là đệ tử Tam bảo. Cho nên ngày nay học Phật, ngay từ ngày quy y thì đã sai rồi, sai đến cuối cùng. Như vậy còn muốn làm Phật sao? Thật còn kém quá xa, còn kém xa lắm, không đọa địa ngục đã xem là quá tốt, phiền phức này sẽ không nhỏ. Cho nên nhất định phải làm cho rõ ràng tường tận, Tam Quy Y này là vào cửa, sau khi vào cửa rồi thì đây vẫn là nền tảng.

Nâng cao thêm lên là nền tảng đại thừa. Đại thừa có bốn câu: “phát bồ đề tâm, thâm tín nhân quả, đọc tụng đại thừa, khuyến tấn hành giả”, là bốn câu này. Đây là cảnh giới sau khi bạn quy y, nâng cao lên thêm một tầng nữa là phải dạy bạn phát tâm Bồ Đề.

  1. i. Phát bồ đề tâm

Cái gì gọi là Tâm Bồ Đề? Bồ Đề là tiếng phạn của Ấn Độ, dịch âm ra ý nghĩagiác ngộ, nhất định không thể mê hoặc. Cho nên tu học Đại thừa thì tâm Bồ Đềcăn bản. Bạn xem chúng ta vãng sanh thế giới Tây phương Cực Lạc, trong 48 nguyện của Phật A Di Đà thì quan trọng nhất chính là nguyện thứ 18, nguyện thứ 19. Nguyện thứ 18 chính là nói mười niệm sẽ vãng sanh, còn nguyện thứ 19 chính là phát tâm Bồ Đề. Bạn xem thấy ở trong kinh nói ba bậc vãng sanh: bậc thượng, bậc trung, bậc hạ.Trong ba bậc vãng sanh đều phải “phát tâm Bồ Đề, một lòng chuyên niệm”. Các vị xem kinh văn thì biết, ba bậc vãng sanh đều là một câu nói này. Vậy thì theo đây mà biết, điều kiện vãng sanh thế giới Tây phương Cực Lạc chính ngay tám chữ này.Bạn không phát tâm Bồ Đề thì niệm Phật cũng không thể vãng sanh.

Tâm Bồ Đề là gì? Là giác ngộ. Phải làm thế nào mới xem là giác ngộ? Trong đây có một số nguyên tắc quan trọng:

- Thứ nhất phải biết cái thế gian này là khổ, cái thế gian này là khổ thật. Người tuổi tác như chúng tôi đây đã nếm đủ đắng cay rồi, người hai ba mươi tuổi thanh niên các vị không biết, các vị sanh ra sau khi đại chiến thứ hai, không gặp phải những khổ nạn này, xem như là người rất có phước báo. Thế nhưng phước báo của bạn, bạn có thể bảo đảm hưởng được đến già không? Ai bảo đảm về sau bạn sẽ không còn gặp phải tai nạn không? Dự ngôn của đông tây phương đều nói năm 1999 là ngày tàn thế giới, năm nay là 1996 rồi, khi đại tai nạn này đến thì người trên toàn địa cầu phải chết 2/3, cho nên bạn thử nghĩ xem, phước báo của bạn có thể giữ được đến già không? Lời tiên đóan này là lời tiên đóan của người xưa, lời tiên đóan của mấy trăm năm trước, nhưng lời tiên đoán của Trung Quốc cũng sắp gần hơn một ngàn năm trước, đều nói ở vào thời đại này có tai nạn, nhưng lời tiên đoán của Trung Quốc chúng ta thì không có nói đến ngày tàn, không nói nghiêm trọng đến như vậy, lời tiên đoán của phương tây thì nói rất nghiêm trọng, nói là ngày tàn đã đến.

Thế nhưng chúng ta không quan tâm đến những điều này, chúng ta tỉ mỉ mà quan sát xã hội hiện tại, chúng ta dùng lý tánh để quan sát thì có thể biết được. Chúng ta phải xem từ đâu? Từ nhân tâm mà xem. Thật là đáng sợ! Chỉ cần hướng về 30 năm trước mà so sánh, lòng người của 30 năm trước thuần hậu chất phác hơn so với người hiện tại; lòng người hiện tại so với lòng người của 30 năm trước hoàn toàn không như nhau, [lòng người hiện tại thì] tự tư tự lợi, lợi mình hại người, người thời trước nghĩ lợi mình nhưng vẫn không đến nỗi hại người, hiện tại thì phải tổn hại người khác, vậy thì còn gì để nói. Cả thế giới động loạn, ngay đến khí hậu của toàn địa cầu cũng đều thay đổi, đều không bình thường, việc này chúng ta cần phải đề cao cảnh giác. Nếu như không nỗ lực chăm chỉ đoạn ác hướng thiện, thành thật niệm Phật, e rằng khi tai nạn vừa đến thì không cách gì tránh khỏi thì thật đáng sợ. Tuy là thời gian rất gần, còn có ba năm nữa thôi, nhưng ba năm vẫn còn kịp, chân thật nỗ lực mà làm thì vẫn còn có thể kịp. Nếu hiện tại không nỗ lực mà làm thì sẽ không kịp vì thời gian quá ngắn. Cho nên phát tâm Bồ Đề, giác ngộ thứ nhất là biết được thế gian này là khổ, biết được thế giới Tây phương Cực Lạc an vui, nên chúng ta muốn lìa khổ được vui, đó là chân thật giác ngộ.

- Giác ngộ thứ hai là phải lợi ích chúng sanh, phải có thể hy sinh mình vì người. Vậy chúng ta thử nghĩ xem, chúng sanh ngày nay cần thiết nhất là điều là gì? Là giáo dục của Phật Đà, không có thứ nào quan trọng hơn. Bên đây chúng ta cũng có mấy vị đồng tu cũng tương đối đáng quý, họ xây dựng học hội Tịnh Tông nơi đây, hy vọng có thể đem Phật pháp kiến lập ở nơi đây, rất khó được! Họ tìm đến tôi, tôi tùy duyên, mọi người có cái tâm này thì tôi liền đến giúp một tay, các vị không có cái tâm này, tôi sẽ đi đến nơi khác, nơi nào có duyên thì đi đến nơi đó. Thế nhưng quan trọng nhất là phải bồi dưỡng nhân tài hoằng pháp, “người có thể hoằng đạo, đạo không thể hoằng người”. Ngày nay kỹ thuật in ấn phát triển, chúng ta đã in ra rất nhiều kinh điển, lưu truyền đi khắp thế giới, nhưng không có người giảng thì mọi người vẫn là xem không hiểu, vẫn là hiểu sai ý nghĩa.

Cho nên cần thiết phải có người giảng, do đó ngày nay lợi ích chúng sanh lớn nhất không gì hơn được là bồi dưỡng nhân tài giảng kinh, công đức này là công đức đệ nhất, không gì so sánh. Tôi mong muốn ở nơi đây, đồng tu của học hội Tịnh Tông bên đây hướng đến mục tiêu này mà làm. Tâm lượng chúng ta phải lớn, không phải vì một cái đạo tràng của ta, không phải vì một quốc gia, vì một khu vực này, mà chúng ta phải vì toàn thế giới. Một quốc gia được tốt, các nơi khác không tốt thì ngày tháng của chúng ta cũng sẽ rất khó mà trải qua. Mọi người đều tốt thì ngày tháng của chúng ta sẽ rất tốt. Lời xưa Trung Quốc thường nói: “một nhà no ấm ngàn nhà oán”, bạn là một người giàu có, còn người khác thì bần cùng, thì người bần cùng sẽ đố kỵ bạn, oán hận bạn, giờ nào phút nào cũng muốn hại bạn, ngày tháng của bạn làm sao bình yên được? Mọi người đều giàu có thì ngày tháng của chúng ta sẽ rất tốt. Cho nên tầm nhìn phải lớn, phải thấy được xa, hy vọng cả thế giới này đều tốt thì chúng ta sẽ tốt. Vậy thì chúng ta bắt đầu từ đâu vậy? Bắt đầu từ bồi dưỡng nhân tài hoằng pháp, đây là việc hy hữu khó được. Khi người hoằng pháp nhiều rồi, người giảng kinh nhiều rồi thì mọi người sẽ hiểu rõ đạo lý Phật pháp, dần dần giác ngộ thì mới có thể phá mê khai ngộ, mới có thể lìa khổ được vui, đây gọi là phát tâm Bồ Đề.

  1. i. Tin sâu nhân quả

Đây là nói đến Bồ Tát. Bồ Tát mà vẫn không tin nhân quả hay sao? Thiện có thiện báo, ác có ác báo, chúng ta đều tin tưởng, nói Bồ Tát tin tưởng nhân quả không phải là nói nhân quả này của chúng ta. Là nhân quả gì vậy? Niệm Phật là nhân, thành Phật là quả, đích xác loại nhân quả này. Chúng ta xem ở trong kinh luận, thấy có rất nhiều Bồ Tát đều không biết [nhân quả này]. Cho nên phải tin tưởng niệm Phật là nhân, vãng sanh thế giới Tây phương Cực Lạc nhất định thành Phật là quả.

  1. i. Đọc tụng Đại thừa

Người tu Đại thừa Tịnh Độ chúng ta chỉ đọc Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh, một môn thâm nhập. Nếu như bạn cảm thấy không đủ thì Tịnh Độ năm kinh một luận là đủ rồi, đã rất là phong phú rồi, không cần phải cầu nhiều hơn nữa. Ở ngay đây cắm gốc khai hoa kết quả, đem nó mở mang rộng lớn, một kinh thông thì tất cả kinh đều thông đạt.

  1. i. Sau cùng là Khuyến tấn hành giả

Do đây mà biết, toàn bộ phía trước đã nói thuộc về tự lợi, câu sau cùng bảo chúng ta phải đem những gì mà chúng ta có được, chỗ tốt chỗ lợi ích phải truyền đạt cho người khác, làm lợi ích tất cả chúng sanh để họ nhận thức Phật pháp, hiểu rõ Phật pháp, tu học Phật pháp, thành tựu Phật pháp. Thành tựu Phật phápthành tựu vô lượng vô biên pháp môn trí tuệ, là cái ý như vậy, đây là Tam Phước, đây là một khóa mục trong năm khóa mục của chúng ta.

Trong Kinh Quán Vô Lượng Thọ đã nói ra Tam phước, ba phước này rất là then chốt, không luận là tu học một tông nào, một pháp môn nào cũng đều không thể khiếm khuyết. Giống như trên kinh Phật đã nói: “ba đời chư Phật chánh nhân tịnh nghiệp”. Câu nói này đã nói rất rõ ràng, ba đời là chỉ quá khứ, hiện tại, vị lại, pháp môn tu hành thành Phật rất nhiều nhưng đều xây dựng trên cái nền tảng này. Nhưng chúng ta cũng cần phải biết, có được nền tảng này rồi thì hiện tại chúng ta vẫn chưa thành Phật, vẫn chưa rời khỏi thế giới này. Thực tế mà nói, cho dù thành Phật rồi cũng không rời khỏi chúng sanh, Phật phải phổ độ chúng sanh thì làm sao có thể rời khỏi chúng sanh chứ? Giả như nếu ở chung với chúng sanh thì làm thế nào để có thể cùng ở chung được tốt, ở chung được hòa thuận? Phật chế định cho chúng ta có sáu giới điều. Sáu điều giới này thực tế mà nói, không chỉ là dùng trong đoàn thể Phật giáo mà có thể phổ biến rộng khắp, dùng trong tất cả các đoàn thể xã hội. Trong nhà Phật gọi là Chúng, bạn xem, khi chúng ta quy y Tam bảo có câu “Quy y Tăng chúng trung tôn”. Ý nghĩa của chữ “Chúng” này chính là ngày nay chúng ta gọi là xã đoàn, đoàn thể.

Khi mọi người cùng tụ hội lại với nhau, đó gọi là chúng. Đoàn thể lớn nhỏ của thế gianxuất thế gian, ở trong xã hội thông thường này của chúng ta mà nói, thì đoàn thể nhỏ nhất là gia đình, đoàn thể lớn thì là một quốc gia, một quốc gia cũng là một đoàn thể, to lớn hơn nữa thì tổ chức ngày nay của chúng taLiên Hiệp Quốc. Đây chính là nói rõ, thế giới là một đoàn thể, là một đoàn thể mà chúng ta cùng nhau sinh sống ở trên địa cầu này. Vì sao nói trong rất nhiều các đoàn thể này thì đoàn thể Phật giáo là tôn quý nhất? Bởi vì Thế Tôn đã vì đoàn thể Phật giáo chế định ra sáu giới điều, mỗi một phần tử trong đoàn thể đều cần phải tuân thủ. Do đó, trong tất cả đoàn thể, đoàn thể Phật giáo đích thực là tôn quý nhất, đáng được đại chúng tôn kính, là mô phạm của đại chúng.

Lục Hòa Kính

  1. i. Kiến hòa đồng giải
  2. ii. Giới hòa đồng tu
  3. iii. Thân hòa đồng trụ
  4. iv. Khẩu hòa vô tranh
  5. v. Ý hòa đồng duyệt
  6. vi. Lợi hòa đồng huân

Trong sáu điều giới luật này, điều thứ nhất chính là kiến hòa đồng giải. Đây cũng chính là người hiện đại chúng ta gọi là “xây dựng cùng hiểu”, hay nói cách khác, ngay trong đoàn thể này, bất cứ một phần tử nào, cần thiết phải tư tưởng kiến giải, cách nghĩ cách nhìn phải gần nhau. Đây mới là một nền tảng hòa thuận. Nếu như cách nghĩ, cách nhìn của mỗi người không giống nhau thì khi mọi người cùng ở với nhau sẽ không tránh khỏi có sự bất hòa, không tránh khỏi có sự xung đột. Như vậy thì đoàn thể này không thể hòa hợp, cho nên đem nó xếp ở thứ nhất. Trong “kiến hòa đồng giải”, chữ Kiến này cũng có rất nhiều những tiêu chuẩn khác biệt. Thí dụ nói một gia đình thì lấy sự hưng vượng của gia đình làm mục tiêu, nếu như có sự cùng hiểu này thì cái gia đình này sẽ rất mỹ mãn; Nếu như là một công ty thương nghiệp thì mục tiêu của họ là kiếm tiền, chỉ cần mọi người có thể đoàn kết với nhau thì có thể sẽ kiếm được nhiều tiền hơn, đó là cùng hiểu của họ. Vậy thì do đây mà biết, đoàn thể không giống nhau thì tiêu chuẩn cũng không giống nhau.

Vậy thì ở trong nhà Phật có một tiêu chuẩn tuyệt đối, cái tiêu chuẩn này khiến cho chúng ta cảm thấy Thích Ca Mâu Ni Phật đích thực là rất thông minh, rất có trí tuệ, đó là người học Phật khi bước vào cửa Phật thì danh vọng lợi dưỡng, năm dục sáu trần của thế gian này thảy đều buông bỏ. Chúng ta phải từ nơi nào để xây dựng cùng hiểu vậy? Nếu như Thích Ca Mâu Ni Phật nói với chúng ta, các người đều là mê hoặc điên đảo, kiến giải sai lầm, ta là đại trí đại giác, các người phải y theo kiến giải của ta mà kiến giải, cách nói như vậy thì chúng ta có phục được không? Đương nhiên có một bộ phận thừa nhận Phật là đại thánh nhân, là người trí tuệ viên mãn, còn lại một số người thì sao? Cảm thấy chưa chắc. Chúng ta tán thán trí tuệ đức năng của Phật là vạn đức vạn năng, có không ít người nghe được câu nói này cho đây là tán thán Thích Ca Mâu Ni Phật, tuyệt nhiên không phải là sự thật. Như vậy thì kiến giải này sẽ có rất nhiều khác biệt lớn, làm thế nào có thể xây dựng cùng hiểu chứ? Do đó Thế Tôn cao minh, Ngài cao ở chỗ nào vậy? Chúng ta chỉ cần đem tất cả cách nhìn, cách nghĩ của chính mình thảy đều buông bỏ hết, vậy chẳng phải bình đẳng rồi sao? Phương pháp này đích thực là cao minh.

Phật không nói tri kiến của ta là chính xác, tri kiến của ông không chính xác, khi mọi người đem tri kiến đã có thảy đều buông bỏ thì liền quay về một mối. Ngài đã kiến lập ngay trên nền tảng này, chân thật gọi là “Bát Nhã Vô Tri”. Ngay khi nó khởi tác dụng là “Vô sở bất tri”, khi không khởi tác dụng cũng chính là không có người thỉnh giáo họ, không có người hỏi họ thì tâm của họ thanh tịnh, một niệm không sanh, tâm của mỗi một người đều thanh tịnh, đều không có một vọng tưởng, không có một tạp niệm. Cái này đích thực là cùng hiểu, cùng hiểu của đoàn thể nhà Phật là xây dựng trên nền tảng này. Việc này sau khi chúng ta nghe rồi chân thật bội phục, không ai theo ai cả, cũng không ai sỏ mũi ai kéo đi. Chúng ta ở trong tất cả đoàn thể cũng tìm không ra, thật là không có cái thứ hai. Lấy tôn giáo ra mà nói, tôn giáo vẫn còn phải đi theo Thượng Đế, bạn không thể bình đẳng với Thượng Đế. Phật không bảo bạn đi theo Ngài, đây là chỗ chúng ta rất bội phục ở Ngài.

Điều thứ hai là giới hòa đồng tu. Giới mà chỗ này nói có nghĩa rộng, có nghĩa hẹp. Nghĩa hẹp chính là Phật đà răn dạy đối với chúng ta, chúng ta phải thấu hiểu, phải tuân thủ, đây là cách nói theo nghĩa hẹp. Nói theo nghĩa rộng là thủ pháp, giới chính là pháp luật, chính là quy cũ, thậm chí đến bao gồm tất cả phong tục tập quán của thế gian này của chúng ta, chúng ta đều phải vâng giữ. Đặc biệtchúng ta sống trong thời đại hiện đại này, do vì giao thông thuận tiện, thông tin phát triển, không gian hoạt động của chúng ta không hạn định ở một quốc gia mình, chúng ta thường hay đi đến khu vực quốc gia khác để tham quan. Cho dù đến một nơi nào, chúng ta nhất định phải tuân thủ pháp luật của cái địa phương đó, vâng giữ phong tục tập quán của địa phương đó, như vậy thì chúng ta mới có thể cùng sống hòa thuận với người địa phương đó, mới nhận được hoan nghênh của người địa phương đó, mới nhận được sự tôn kính của người địa phương đó. Điều giới luật này của Phật rất là thực tế và hữu dụng đối với cuộc sống của chúng ta.

Chúng ta xem thấy chân thật có thể sanh tâm hoan hỉ. Cho nên nhà Phật giảng nói giới luật không phải là khô cứng.Nói năm giới, mười giới, Tỳ Kheo giới, Bồ Tát giới thì phạm vi này xem thấy quá nhỏ hẹp. Cho nên việc trì giới này, nếu dùng lời hiện đại mà nói, chính là thủ pháp.Thủ pháp chính là trì giới. Người thủ pháp thì không có nơi nào mà không hoan nghênh, người người đều hoan nghênh. Cho nên ý nghĩa chân thật của trì giớithủ pháp, vì vậy nên mới nói thân hòa đồng trụ, khẩu hòa vô tranh, ý hòa đồng duyệt. Đây là sống trong một đoàn thể, đôi bên hỗ trợ lẫn nhau, không có tranh luận, không có ý kiến đương nhiên là không có tranh luận, cùng nhau tu học, có một phương hướng, có một mục tiêu, mỗi ngày đều có tiến bộ thì đương nhiên sanh tâm hoan hỉ nên gọi là pháp hỉ sung mãn.


Phần 5


Điều sau cùng là lợi hòa đồng huân. Lợi, ngày nay chúng ta gọi là đời sống vật chất, ở trong tăng đoàn các vị phải biết. Tăng đoàn cũng có nghĩa rộng, tuyệt đối không hoàn toàn chỉ người xuất gia, những người xuất gia đương nhiên là Tăng đoàn, thế nhưng ý nghĩa của nó không hạn cuộc ở người xuất gia; các đồng tu tại gia, nếu như người một nhà bạn đều học Phật, người cả nhà đều quy y thì cả nhà bạn chính là một tăng đoàn. Có thể thấy được danh từ tăng đoàn này dùng được rất rộng rãi. Vậy thì trong một công ty, từ ông chủ cho đến công nhân đều tu học Phật pháp thì công ty của bạn chính là tăng đoàn. Cho nên tăng đoàn là đoàn thể, nghĩa rất rộng lớn, không phải là nghĩa hẹp, chỉ cần tuân thủ sáu điều giới luật này thì đó chính là một tăng đoàn. Trong tăng đoàn chú trọng có lợi phải chia đều, cách chia đều này cũng không phải nói là mọi người đều một mực bình đẳng. Người xuất gia có thể nói là đời sống nhất mực bình đẳng. Ở trong một tự viện, từ trụ trì đến từng người trong chúng, đãi ngộ đời sống vật chất nhất địnhbình đẳng, không có đặc quyền giai cấp. Nhưng trong công ty, từ ông chủ đến công nhân, chức vụ đương nhiên là không như nhau, vậy thì bình đẳng phải nói thế nào vậy? Bạn có thể có được đãi ngộ công bằng thì đó chính là bình đẳng. Do đây mà biết, trong Phật pháp mỗi câu mỗi chữ là sinh động, không phải là khô cứng. Tóm lại mà nói, thật sự phù hợp, hợp tình hợp lý, hợp pháp thì gọi là bình đẳng, đó là sáu phép hòa kính.

Phật dạy chúng ta khi ở chung với mọi người, chúng ta nhất định phải tuân thủ sáu phép hòa kính cho dù là người chủng tộc khác nhau, đoàn thể khác nhau, cho dù họ không có tu học sáu phép hòa kính, thì chúng ta đối nhân xử thế tiếp vật vẫn phải y theo tinh thần sáu phép hòa kính mà làm. Đây mới là một đệ tử Phật, không được trái với lời giáo huấn của Phật Đà. Không thể nói người khác không làm thì chúng ta cũng có thể không làm, việc này không thể nói như vậy được. Phật Bồ Tát làm ra tấm gương tốt nhất cho chúng ta, mẫu mực đẹp nhất. Còn chúng tađệ tử Phật, là người học Phật thì không luận là tại gia hay xuất gia, nhất định phải làm ra một tấm gương thật tốt cho người chưa học Phật, đây là tinh thần của Phật pháp.Đây chính là tự độ, độ người, hoằng pháp lợi sanh. Tuy là chúng ta không dùng lời nói để giáo hóa chúng sanh, nhưng đời sống của chúng ta, hành trì của chúng ta, nhất cử nhất động của chúng ta để cho người khác thấy, trong lòng họ tự sanh ra hiệu quả chuyển hóa thầm lặng, đó chính là chư Phật Bồ Tát ứng hóathế gian, giáo hóa chúng sanh.Việc này đáng để chúng ta học tập, cần thiết phải học tập.

Tam học Giới – Định – Huệ

Khóa mục thứ ba là Tam học. Tam học mọi người đều biết, tam học thì chân thật đã bước vào khóa trình của Phật pháp, hai điều phía trước là nền tảng. Bạn xem, trước khi học Phật thì trước tiên phải tu phước báo, không có phước không thể học Phật. Sau đó dạy bạn một số nguyên tắc, bạn phải tuân thủ những nguyên tắc này khi đối nhân xử thế tiếp vật, như vậy bạn mới có thể học Phật. Phật pháp không chỉ Thích Ca Mâu Ni Phật đã nói, mà mười phương ba đời tất cả chư Phật đều nói, chúng ta đem quy nạp lại cũng không ngoài ba loại lớn. Kinh điển Phật giáo hiện tại của chúng taTrung Quốc biên tập thành, gọi là Đại Tạng Kinh. Trong Đại Tạng Kinh đã phân làm ba bộ phận là Kinh Tạng, Luật tạng, Luận tạng. Tạng cũng giống như cái kho vậy, Kinh, Luật, Luận cất vào trong đó. Phật kinh truyền đến Trung Quốc sớm nhất là vào thời kỳ hậu Hán, khi đến Đường Tống thì công tác phiên dịch kinh này đã hoàn thành khoảng 90%. Vào triều nhà Tống thì có người nghĩ ra là phải đem kinh điển của Phật trùng tân phân loại, chỉnh lý lại. Do đó đã hình thành Đại Tạng kinh, đem kinh Phật phân làm ba loại lớn, y theo Kinh, Luật, Luận này phân làm ba loại lớn, nhờ đây đã có sự ảnh hưởng rất lớn.

Đối với văn học Trung Quốc, thời đại nhà Minh thì biên tập “Vĩnh Lạc Đại Điển”, khoảng năm Khang Hy nhà Thanh thì biên tập “Đồ Thư Tập Thành”, thời Càn Long thì biên tập “Tứ Khố Toàn Thư”. Cơ Cấu tưởng phân loại đó đều là học được từ trong Phật giáo, phân loại rõ nhất là từ nơi Phật giáo. Cho nên thời Càn Long biên tập “Tứ Khố Toàn Thư” của Trung Quốc chính là từ trên cấu tưởng đó mà làm ra tác phẩm này. Kinh tạng chủ yếu là nói về Thiền định, về định học; Luật tạng là nói giới học; Luận tạng là nói Huệ học, đây chính là Giới, Định, Huệ tam học. Bạn muốn nói, Phật giảng nhiều kinh đến như vậy, nội dung là nói cái gì? Dùng ba chữ này để trả lời thì nhất định không sai, Phật giảng Giới, giảng Định và giảng Huệ. Trong giới học then chốt nhất là giảng qui luật, giảng trật tự. Địa cầu có bốn mùa thay đổi là Xuân, Hạ, Thu, Đông; con người cũng cần phảitrật tự, phải có qui luật thì con người mới trải qua được đời sống hạnh phúc mỹ mãn. Nếu như mất đi qui luật thì thế giới này đại loạn cho dù ngày nay bạn có phước báotiền của. Người xưa thường nói: “giàu mà không vui”, bạn sống trong lo sợ, bạn không có cảm giác an toàn là do nguyên nhân gì vậy? Chúng ta đã bỏ mất đi trật tự. Trong giới học giảng giải cái đạo lý này cho chúng ta. Vì sao phải có trật tự này? Vì sao phải tuân thủ trật tự? Đạo lý, phương pháp, cảnh giới trong đó giảng nói được rất thấu triệt, sau khi đọc rồi chúng ta không thể không bội phục, cảm thấy những gì Phật đã nói rất có đạo lý. Thực tế mà nói. Giới-Định-Huệ tam học này đã đem sự việc hiển lộ phơi bày ra rồi.

Chúng ta học Phật là cầu cái gì? Là cầu trí tuệ! Phía trước nói trí tuệ cứu cánh viên mãn, chúng ta cầu cái này. Nếu trí tuệ này hiện tiền rồi, thì xác xác thực thực vũ trụ nhân sanh này không gì không biết, không gì không thể làm, chúng ta gọi là toàn tri toàn năng. Phật nói với chúng ta: “tất cả chúng sanh đều có đức tướng trí tuệ Như Lai”, mỗi một người đều là toàn tri toàn năng. Toàn tri toàn năng là thật, không phải giả. Không những biết được hiện tại, biết được quá khứ, biết được vị lai, mà còn có thần thông không thể nghĩ bàn. Phật nói với chúng ta, đó là bản năng, bạn phải nên biết điều này. Thế nhưng hiện tại cái chúng ta nên biết thì không biết, trí tuệ đức năng của chúng ta đã mất hết. Phật dạy bảo chúng ta thực tế mà nói không gì khác hơn là chỉ để hồi phục lại trí tuệ năng lực vốn có của chính chúng ta mà thôi. Vì sao trí tuệ đức năng của chúng ta có thể mất đi vậy? Là mê mất, Phật nói chúng ta bị mê mất thôi. Hiện tượng của mê là gì vậy? Mê là tâm của bạn động. Các vị phải nên biết, Phật pháp nói mê, nói giác. Tâm giác là không động, tâm mê là động. Mắt chúng ta thấy sắc, tai nghe tiếng, sáu căn tiếp xúc với cảnh giới sáu trần bên ngoài thì khởi tâm động niệm. Cái khởi tâm động niệm chính là mê. Cho nên Phật dạy cho chúng ta làm thế nào ở trong tất cả cảnh giới có thể làm đến được không khởi tâm, không động niệm, không phân biệt, không chấp trước, thì bản năng của chúng ta liền được hồi phục. Cảnh giới này thì gọi là định.

Do đó pháp môn tu hành trong Phật pháp rất nhiều. Định nghĩa của hai chữ tu hành này cũng phải hiểu cho rõ ràng. Hành là hành vi, tư tưởng kiến giải lời nói hành động đều là hành vi. Hành vi sai rồi, đem nó sửa đổi lại thì đó gọi là tu hành. Cho nên tu hành chính là sửa đổi lại cách nhìn, cách nghĩ, cách nói, cách làm sai lầm của chính mình. Tiêu chuẩn của tu sửa này là gì vậy? Tiêu chuẩn là giới, định. Giới là tiêu chuẩn của hình thức, định là tiêu chuẩn của tâm lý, định là tâm thanh tịnh. Cho nên tiêu chuẩn bên ngoài đương nhiên là quan trọng, nhưng quan trọng hơn nữa là tiêu chuẩn ở bên trong. Vì sao vậy? Bởi vì tiêu chuẩn bên trong mới có thể đạt đến mục tiêu tu học của chúng ta là khai mở trí tuệ. Trí tuệ là thứ mà chúng ta cầu. Cho nên nói do giới được định, do định khai trí tuệ, đây chính là đem tiêu chuẩn này nói cho chúng ta nghe một cách rõ ràng. Ngày đầu tiên đã giảng nói qua với các vị về A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, dịch sang tiếng Trung QuốcVô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, trong Tam học thì điều này thuộc về huệ học.

Phải làm thế nào mới có thể đạt đến Chánh Giác, Chánh Đẳng Chánh Giác, Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác? Sức định này thực tế mà nói chính là tâm thanh tịnh. Độ thuần của tâm thanh tịnh đó là không giống nhau, cạn thì được chánh giác, cứu cánh viên mãnVô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Trong kinh Đại thừa Phật nói với chúng ta, Bồ Tát từ khi sơ phát tâm, Bồ Táttín vị cho đến thành Phật phải trải qua 52 giai đoạn. 52 giai đoạn bắt đầu tính từ đâu vậy? Chính là từ sức định, từ tâm thanh tịnh nên độ thuần đó không như nhau, từ ngay chỗ này mà phân chia giai đoạn. Cho nên thảy đều là tu tâm thanh tịnh, việc này rất quan trọng, đây là tổng cương lĩnh của Phật pháp. Tóm lại mà nói, chúng ta học Phật phải biết được chính mình đang tu cái gì. Rời khỏi qui luật này, rời khỏi tâm thanh tịnh thì không phải học Phật. Cho dù là bạn tu học pháp môn nào, bạn niệm Phật cũng tốt, trì giới cũng tốt, đọc kinh cũng tốt, trì chú cũng tốt, tham thiền cũng tốt, nhưng giả như nếu bạn không tuân thủ quy củ, không được tâm thanh tịnh thì đó đều là hình tướng, đều là giả, không phải là thật. Tuy là có học nhưng không có hiệu quả. Cũng giống như học trò đi học ở trong trường, rất dụng công ngày ngày đi học nhưng mỗi lần thi cử thì đều không đạt chuẩn, vậy thì có ích gì chứ? Không ích lợi gì cả.

Cho nên tu học của bạn, cho dù bạn tu pháp môn nào, nếu hiểu được quy cũ, có thể giữ quy cũ thì có thể được tâm thanh tịnh, tâm của bạn mỗi năm sẽ một thanh tịnh hơn, mỗi tháng mỗi thanh tịnh hơn. Một phần thanh tịnh thì được một phần trí tuệ, hai phần thanh tịnh thì được hai phần trí tuệ. Trí tuệ chân thậttác dụng của tâm thanh tịnh, cho nên tâm không thể có phiền não, không thể có âu lo, không nên có dính mắc. Những thứ này Phật đã nói đó là vọng tưởng nên không thể thành tựu được việc, nó sẽ hại việc. Thế gian có không ít người cho rằng, nếu tôi không ngày ngày nghĩ tưởng, ngày ngày chú ý thì làm sao tôi có thể được phú quý chứ? Họ cho rằng những giàu sang đó của họ đều là do vọng tưởng của họ mà được, đây không phải là sự thật. Phú quý của họ là do nhân đời trước tu, đời này được quả báo, họ không khởi vọng tưởng phú quý cũng tới. Nếu họ không có cái mạng phú quý đó thì có vọng tưởng thế nào cũng không thể có được. Bạn xem, người khởi vọng tưởng thì nhiều nhưng có mấy người được phú quý? Điều này đã được chứng minh rồi, có thể thấy được. Phú quý không phải do khởi vọng tưởng mà có được, không phải bạn nói nỗ lực thế nào đó thì bạn kiếm ra tiền được, không có đạo lý này. Về vấn đề này, các vị phải tỉ mỉ mà đọc qua “Liễu Phàm Tứ Huấn” thì liền hiểu rõ. Đọc qua Liễu Phàm Tứ Huấn một lần không đủ, ngày trước tôi dạy người phải một mạch đọc hết 300 lần thì ấn tượng mới sâu. Tỉ mỉ mà nghĩ thử xem, điều này có ý nghĩa. Bạn phải tu nhân thì bạn mới có thể được quả báo.

Lục độ Ba La Mật

Phía sau của khóa mục này là Lục Độ. Lục độ là nói với bạn về tu nhân thì bạn được quả báo gì.

  1. i. (i) Thứ nhất nói với bạn về Bố Thí

Ý nghĩa của Bố thí cũng là nghĩa rộng, không phải là nghĩa hẹp. Bạn đến một nơi nào đó đóng góp một ít tiền thì đó chính là Bố thí, nhưng không phải vô lượng Bố thí. Bố thí chỉ là một loại, trên thực tế Lục độ này là sáu cương lĩnh của đời sống Bồ Tát, mỗi một điều trong đó phạm vi của nó đều là bao hàm toàn bộ cả đời sống, toàn bộ hoạt động của chúng ta. Chúng ta phải thấu hiểu ý nghĩa chân thật của nó. Thí dụ nói Bố thí, Bố thí là nói hy sinh phụng hiến, ngoài việc chúng ta dùng tiền có thể bố thí ra, dùng thể lực của chúng ta cũng là Bố thí. Bạn là một người chủ trong gia đình, mỗi ngày bạn ở trong nhà chỉnh lý việc nhà của bạn, để cho người cả nhà bạn sống được thoải mái thì bạn đang hành Bố thí. Nếu không phải là người học Phật, mỗi ngày làm những việc giống như vậy thì sẽ cảm thấy việc giặt quần áo, nấu cơm mệt chết đi được, mỗi ngày cảm thấy công việc này buồn chán không chịu nỗi. Nếu như là người học Phật, mỗi ngày đang hành Bồ Tát đạo, mỗi ngày đang tu sáu phép Ba La Mật thì an vui không gì bằng. Cũng đồng là công việc như vậy, nhưng chuyển được ý niệm thì hoàn toàn khác. Đây là bạn đang tu Bố thí Ba La Mật, là bạn đang cúng dường người cả nhà bạn, không những cúng dường người cả nhà bạn, mà cả nhà bạn ngăn nắp nề nếp sẽ làm cho hàng xóm người thân bạn bè của bạn xem gia đình bạn là một mô phạm, có thể ảnh hưởng được họ, giáo hóa được họ. Có thể thấy được bạn làm việc này không phải lợi ích một chúng sanh, mà lợi ích tất cả chúng sanh. Một người là mô phạm cho tất cả người, nhà của ta là mô phạm cho tất cả gia đình trên thế giới. Bạn buôn bán thì cửa hàng của bạn là mô phạm cho tất cả người mở cửa hàng, công ty của bạn là mô phạm cho tất cả công ty trong thiên hạ, đó gọi là hành Bồ Tát đạo, là phổ độ chúng sanh.

Bạn biết được cảnh giới của sáu phép ba la mật rộng lớn đến như vậy, cho nên triển khai đến tận hư không khắp pháp giới, không chỉ là một cái địa cầu này, cái địa cầu này thì quá nhỏ. Bạn có tâm lượng lớn đến như vậy, có tầm nhìn lớn như vậy thì đó là Bồ Tát Đại thừa. Thông thường Phật đem những ý này quy nạp lại, tất cả Bố thí đều không ngoài ba loại lớn.

- Thứ nhất là Bố thí tài. Trong tài bao gồm nội tài và ngoại tài.Ngoại tài là vật ngoài thân, nội tài là thân thể, mỗi ngày thân thể chúng ta làm những lao tác, làm những công việc này thì đó là nội tài Bố thí. Làm lợi ích người khác, không phải vì chính mình, thì quả báo Tài bố thí có được là tiền của, cho nên bạn có tiền của nhiều đến như vậy. Tiền của bản từ đâu mà đến vậy? Là do bạn tu từ đời trước, trong mạng của bạn có. Trong mạng của bạn không có thì có nghĩ cách nào cũng nghĩ không ra.

- Thứ hai là Pháp bố thí. Thông minh trí tuệquả báo của pháp bố thí. Pháp bố thí là chịu dạy người khác, không bỏn xẻn, không bòn pháp, người khác muốn học với ta thì ta tận tâm tận lực đi dạy người khác. Cho nên quả báo của pháp bố thí thì được thông minh trí tuệ.

- Thứ ba là Bố thí vô úy. Quả báo của bố thí vô úy là được khỏe mạnh sống lâu. Thế nào gọi là vô úy? Chúng sanh có lo sợ bất an, bạn có thể an ủi họ, bạn có thể bảo hộ họ khiến cho thân tâm của họ có cảm giác an toàn, loại hiệp trợ này gọi là Bố thí vô úy, quả báo là được khỏe mạnh sống lâu.

Chúng sanh muốn tiền của, muốn thông minh, muốn khỏe mạnh sống lâu, đây là quả báo. Quả ắt phải có nhân, nếu họ không chịu tu nhân thì không thể có được quả báo này. Ba loại nhân này đều tu thì ba loại quả báo đều viên mãn, con người này là người khiến cho người thế gian chúng ta ngưỡng mộ. Chúng ta tỉ mỉ mà quán sát thế gian này, người đầy đủ tất cả ba loại quả báo này không nhiều. Có rất nhiều người được tiền của lớn nhưng chính họ trái lại không có thông minh trí tuệ - con người này đời trước tu phước không tu huệ. Thế nhưng có rất nhiều người thông minh đều phải làm việc thay cho họ, đều nghe họ chỉ huy. Có rất nhiều vị là người thông minh trí tuệ do đời trước tu huệ không tu phước. Tỉ mỉ dùng những gì Phật pháp đã nói mà quán sát những cảnh giới đạo lý này, nhân quả của người thế gian này tuy là rất phức tạp nhưng cũng dễ nhìn ra, sau đó xem là chính mình phải nên làm thế nào trải qua ngày tháng? Thực tế mà nói, trí tuệ quan trọng hơn phước báo. Tiền củaphước báo, thế nhưng làm thế nào chi phối tiền của? Làm thế nào vận dụng tiền củatrí tuệ cao độ? Nếu như khôngtrí tuệ, giao cho bạn một số tiền của lớn thì bạn sẽ tạo vô lượng vô biên tội nghiệp nhưng chính mình còn cho rằng đã làm rất nhiều rất nhiều việc tốt. Kỳ thật không phải vậy, không có trí tuệ thì không thể phân biệt chân vọng, không thể phân biệt tà chánh, không thể phân biệt thị phi, thậm chí đến thiện ác lợi hại đều không thể phân biệt, luôn luôn chính mình làm sai việc mà chính mình không biết. Những việc này trong Liễu Phàm Tứ Huấn đều giảng giải rất rõ ràng.

Trong Liễu Phàm Tứ Huấn nói về thiện và ác, có thật có giả, có khuyết có đầy, có phải có trái, giải thích rất tường tận. Biểu hiện bên ngoài xem thấy là thiện, nhưng nếu như trải qua mấy năm thì nó biến chất, đổi xấu đi, vậy việc thiện này không phải là thật, không phải viên mãn. Hiện tại xem thấy không phải là việc thiện nhưng qua vài năm thì là việc thiện, đây là việc tốt chân thật, là chân thiện. Cho nên việc thiện ác phải xem kết quả của nó, không thể xem hiện tiền. Hiện tại thiện, vị lai vẫn là thiện, về sau càng thiện thì đó là đại thiện. Hiện tại thiện, tương lai bất thiện, vậy thì việc này không phải là thật. Cho nên nhãn quang phải sâu, phải rộng. Người xưa chúng ta thường nói: “Phòng hoạn ư vị nhiên”, đây là trí tuệ cao độ, không phải là người thiển kiến có thể làm đến được.

Thí dụ hiện tại có rất nhiều quốc gia đã ra những chính sách phúc lợi xã hội. Ngay sau đại chiến thứ hai, một số quốc gia tiên tiến phát khởi lại từ nơi phúc lợi xã hội. Chính sách này người thời đó đều khen ngợi là tốt, gần đây tôi ở Singapore, thấy Lý Quang Diệu phát biểu ra một đoạn văn có đăng lên báo chí là chế độ phúc lợi xã hội không tốt. Ông nói lúc đó ông xem thấy chính sách này cũng vui mừng, hiện tại nghĩ lại Singapore quyết định không thể thực hiện chính sách phúc lợi xã hội. Vì sao vậy? Ông đã nhìn thấy đều gì? Nước Mỹ bị chính sách phúc lợi làm chậm tiến, nước Pháp bị chậm tiến, có rất nhiều quốc gia thực hiện chính sách phúc lợi cũng chậm tiến, bởi vì có phúc lợi là có thể sinh sống, mọi ngườithể không cần làm việc, do đó làm cho lão bá tánh lười biếng làm việc, thu nhập quốc gia sẽ không bằng số chi ra. Cho nên đến sau cùng, tài chánh quốc gia nhất định bị chính sách này kéo chậm lại, hiện tượng này sẽ rất đáng thương. Người thế nào có thể thấy được xa đến như vậy? Đây không phải là một việc tốt, cần phải trải qua mấy mươi năm thì mới xảy ra thiệt hại. Mọi người xem thấy lo sợ. Lo sợ thì phải làm sao? Có thể phế bỏ chính sách này hay không? Không cách gì phế bỏ. Nhân dân đã được lợi ích rồi thì chính phủ muốn phế bỏ cũng không thể được, chỉ có kéo dài đời này sang đời khác, kéo đến sau cùng thì quốc gia này sẽ bị kéo đến thấp nhất, không cách gì cứu vãn.

Chúng tôi ở nước Mỹ cũng nhiều năm. Nợ chưa trả hiện tại của nước Mỹ, đến đời thứ ba rồi mà vẫn trả chưa hết, bạn xem thật đáng sợ! Đầu đại chiến thứ hai, Mỹ là một quốc gia giàu có nhất thế giới, nhưng nay nước chủ nợ thì biến thành nước nợ. Vì sao phải gánh cái nợ đó? Chính sách phúc lợi đã kéo kinh tế xuống. Đây là nêu ra một thí dụ, thiện ác không phải là trên bề mặt mà bạn có thể nhìn thấy được, bạn phải nhìn vào chiều sâu, nhìn vào chiều xa thì bạn mới phát hiện. Trước mắt là tốt, hậu hoạn về sau vô cùng. Cho nên không phải là người đại trí tuệ thì họ làm sao có thể thấy được?

  1. i. (ii) Thứ hai là trì giới

Sáu phép Ba La Mật chính là đời sống của Bồ Tát. Trong sáu phép tắc này, phép thứ hai là Trì Giới. Sự trì giới này là nghĩa rộng, trong đó không có nghĩa hẹp. Trì giới chính là thủ pháp. Giáo huấn của Phật phải tuân thủ, hiến chương pháp luật của quốc gia cho đến phong tục tập quán, quan niệm đạo đức đều phải tuân thủ, dù là thành văn hay không thành văn cũng phải tuân thủ.

  1. i. (iii) Thứ ba là nhẫn nhục

Nhẫn nhục chính là nói với chúng ta, không luận là đối với người với việc với vật đều phải có lòng nhẫn nại, phải có tâm bền bỉ. Trong Kinh Kim Cang, Phật nói rất hay: “tất cả pháp được thành ở nhẫn”. Thành tựu được tất cả pháp thế xuất thế gian, nhất định phải có năng lực của nhẫn nại. Sự nghiệp lớn thì phải có lòng nhẫn nại lớn, việc nhỏ thì có lòng nhẫn nại nhỏ, không có lòng nhẫn nại không thể thành tựu. Nhẫn vì sao phải thêm nhục? Danh từ này là người xưa phiên dịch, những vị pháp sư này đặc biệt vì người Trung Quốcphiên dịch. Trong điển tích Phạm văn không có cái ý này, người xưa Trung Quốc chúng ta, người đi học xem rất trọng cái nhục, các vị xem sách xưa cũng có lẽ nghe nói qua, người đi học thời xưa Trung Quốc cho rằng: “kẻ sĩ thà chết không chịu nhục”. Sĩ là người đi học, ngày nay gọi là phần tử tri thức, phần tử tri thức chặt đầu không hề gì nhưng không thể làm nhục, họ xem cái nhục thật là nặng. Do đó pháp sư dịch kinh viết thành nhẫn nhục, nhục mà cũng có thể nhẫn vậy thì còn cái gì mà không thể nhẫn chứ? Tất cả đều có thể nhẫn, đặc biệt là vì phần tử tri thức Trung Quốc dùng cái chữ này, chính là nói với chúng ta nhất định phải có thể nhẫn. Nhẫn được điều mà người khác không thể nhẫn thì bạn mới có thể thành tựu, thành tựu những điều mà người khác không thể thành mới có thể thành đại công, lập đại nghiệp.

  1. i. (iv) Thứ tư là tinh tấn

Tấn là tấn bộ, tinh là tinh thuần, thuần mà không tạp, không phải tạp tấn, không phải loạn tấn. Tinh tấn, ngày ngày cầu tiến bộ, có thể thấy được, giáo dục của Phật pháp không thể lạc hậu, nói Phật pháp cũ rồi, nói Phật pháp là thứ mấy ngàn năm về trước thì quan niệm này của bạn đã sai rồi. Phật phápvạn cổ thường tân, ngày ngày cầu tiến bộ, mãi mãiđi trước thời đại, luôn luôn là dẫn dắt thời đại, không thể nói Phật pháp đi cùng với thời đại. Tinh thần này chúng ta cần phải nhận biết cho rõ ràng, nếu không thì không được xem là một đệ tử Phật, thì ở trong Phật pháp căn bản là không thể đạt được lợi ích chân thật. Phật mãi mãi là mới, vĩnh viễn là nguyên lý nguyên tắc chỉ đạo cho đời sống chúng ta, không luận là một thời đại nào, không luận là một khu vực nào. Nguyên lý nguyên tắc mà Phật pháp đã nói đích thực là siêu việt thời không, chúng ta gọi những điều này là kinh điển, là chân lý vĩnh hằng bất biến.

  1. i. (v) Thứ năm là thiền định

tiến bộ thì sau đó mới có thể đạt đến thiền định. Thiền định này so với ý nghĩa thiền định trong tu học mà thông thường chúng ta nói là hoàn toàn khác nhau. Thiền định này là chính mình, trong lòng có chủ tể, không thể bị cảnh giới bên ngoài làm dao động, đó gọi là định. Thiền định này là cách nói như vậy, không phải bảo bạn mỗi ngày ngồi xếp bằng quay mặt vào vách mà tu định, không phải cái ý như vậy. Đây cũng chính là như hai câu phía sau trong Kinh Kim Cang đã nói: “bất thủ ư tướng, như như bất động”. Bất thủ ư tướng chính là không thể bị cảnh giới bên ngoài làm mê hoặc. Hiện tại kỹ thuật khoa học thế giới này phát triển, mỗi ngày càng mới, làm cho người thấy rồi hoa cả mắt. Nếu sau khi bạn thấy rồi vẫn như như bất động, tuyệt đối không bị nó dao động thì đó là bạn có công phu, bạn có chủ tể, đó gọi là có định.

  1. i. (vi) Thứ sáu là trí tuệ

Nếu như thấy những thứ này một cách thông suốt thấu đáo, rõ ràng tường tận, không phải ta không biết mà mọi thứ ta đều biết, đây gọi là trí tuệ, đó chính là Bát Nhã Ba La La Mật trong sáu phép Ba La Mật. Bạn có trí tuệ thì ngày tháng của bạn sẽ dễ trải qua.

Chúng tôi nêu ra một thí dụ đơn giản, bạn mua một cái tủ lạnh, nếu dùng kỹ, khéo giữ gìn thì chí ít có thể dùng được mười năm. Trong mười năm thì sẽ có nhiều tủ lạnh được sản xuất với hình mẫu và chức năng được cải tiến rất nhiều, ta ngày ngày nhìn thấy, vậy ta có cần phải đi đổi cái mới không? Không cần thiết, nhà ta vẫn có thể dùng cái đã mua này vì nó vẫn còn tốt. Đây chính là bạn có sức định, bạn không thể bị cảnh giới bên ngoài làm dao động, không đến nỗi khi nhìn thấy thì cho rằng đây là cái mới, cái của ta cũ rồi, người ta đến xem thấy sẽ cho rằng ta rất đáng thương, ngượng ngùng quá, vội vàng đi đổi một cái mới. Đây là bạn đã bị cảnh giới bên ngoài mê rồi, bạn không có trí tuệ, bạn cũng không có sức định, bạn bị mê rồi, ngày tháng của bạn đương nhiên không dễ trải qua. Vì sao vậy? Những số tiền mà bạn kiếm được đều bị những cái đổi mới này lừa gạt. Cho nên Phật pháp gọi đó là ma, những thứ đó đều là ma, đủ thứ rối rắm đều là ma đến để dày vò bạn, đến để mê hoặc bạn, làm cho bạn động tâm, làm cho bạn đi mua đồ của họ, làm cho bạn đem tất cả tiền kiếm ra được cúng dường cung cấp cho những thứ đó, đó gọi là cảnh ma. Người có trí tuệ sẽ như như bất động, ta chỉ cần mặc được ấm, ăn được no, phòng ở không cần lớn. Việc này tôi thường nói, ở nhà cho lớn rồi phải làm nô lệ cho cái nhà thì thật là khổ sở, cho nên nhà càng nhỏ càng tốt, đời sống mới tự tại.

Người có trí tuệ thì đời sống an vui hạnh phúc mỹ mãn, trong lòng không có lo buồn, không có dính mắc, không có phiền não, không có phân biệt, không có chấp trước. Đời sống của con người này là thần tiên, làm gì như người thế gian sống khổ đến như vậy? Phật dạy bảo cho chúng ta như vậy, chúng ta thử nghĩ mà xem có đạo lý hay không?

Mười Đại Nguyện Vương của Bồ Tát Phổ Hiền

  1. i. (i) Lễ kính chư Phật
  2. ii. (ii) Khen ngợi Như Lai
  3. iii. (iii) Rộng tu cúng dường
  4. iv. (iv) Sám hối nghiệp chướng
  5. v. (v) Tuỳ hỷ công đức
  6. vi. (vi) Thỉnh chuyển pháp luân
  7. (vii) Thỉnh Phật trụ thế
  8. (viii) Thường tuỳ Phật học
  9. ix. (ix) Hằng thuận chúng sanh
  10. x. (x) Hồi hướng tất cả

Khóa mục sau cùng là mười đại nguyện vương của Bồ Tát Phổ Hiền, đây là đạt đến cứu cánh viên mãn. Chỗ mà Bồ Tát Phổ Hiền nói không giống như các vị Bồ Tát khác, chính là tâm lượng phải rộng lớn, khởi tâm động niệm của họ đều là vì chúng sanhlo nghĩ, họ không có nghĩ chính mình, cũng không nghĩ đến gia đình, cũng không nghĩ đến một quốc gia của họ hay một thế giới. Điều mà họ nghĩ là tận hư không khắp pháp giới, cái tâm lượng này thì rộng lớn, lớn đến chân chánh viên mãn. Tâm lượng lớn như vậy nên tất cả hạnh mà họ đã tu đều là đại hạnh. Các vị đọc Kinh Vô Lượng Thọ rất nhiều rồi, trong Kinh Vô Lượng Thọ nói mỗi người ở thế giới Tây phương Cực Lạc đều là tu hạnh Phổ Hiền, mỗi một người cái tâm lượng nhãn quang đó rộng xa giống như Phật A Di Đà vậy. Hành trì như vậy gọi là hạnh Phổ Hiền.

Tín – Giải – Hành – Chứng

Nếu chúng ta nói đến tầng thứ trình tự tu học Phật pháp, thì đó là Tín-Giải-Hành-Chứng mà trong kinh Phật thường nói. Thứ nhất bạn phải có tín tâm. Nếu như khônglòng tin đối với Phật pháp thì bạn không thể tiếp nhận. Còn nếu sanh lòng tin đối với Phật pháp, thực tế mà nói cũng không phải là một việc dễ dàng, trong thế xuất thế gian pháp thường gọi là duyên phận, trong Phật pháp gọi là thiện căn phước đức nhân duyên. Nếu như khôngthiện căn phước đức nhân duyên thì việc này sẽ rất khó. Chúng ta tỉ mỉ mà nghĩ thử xem, lời nói này đích thực rất có đạo lý. Khi tôi còn trẻ, vào thời kỳ đang đi học ở trường, lúc đó trong xã hội đang phá trừ mê tín, mọi người đều xem Phật phápmê tín, cho nên chúng tôi từ nhỏ, vì quan niệm này nên cũng xem Phật phápmê tín, không cách gì tiếp nhận.

Biểu hiện bên ngoài của Phật pháp cũng thật sự là mê tín. Ở khu vực Đài Loan là một nơi nhỏ, có mấy vị pháp sư bên Đại lục đến Đài Loan thường hay giảng kinh nói pháp, ở Đại lục thì không có. Đến sau này chúng ta mới hiểu được, ở Đại lục lúc đó pháp sư có thể giảng kinh nói pháp đại khái không đến mười mấy vị, với một quốc gia lớn đến như vậy mà chỉ trong mấy thành phố lớn mới có pháp sư giảng kinh, cho nên như chúng tôi ở nông thôn, ở trong huyện thị nhỏ, căn bản chưa từng có nghe nói qua có giảng kinh, chỉ có nghe nói Hòa thượng tụng kinh. Cho nên biểu hiện rađộ người chết, cái tự viện đó họ cùng qua lại với người chết, dường như là không có quan hệ gì với người sống cả. Cho nên khi nhỏ đến giáo đường, đến giáo đường của Ki Tô giáo còn được nghe mục sư giảng đạo, có lúc còn nghe thấy có đạo lý, trái lại Phật pháp thì không bằng họ. Cho nên khi tôi còn trẻ, tôi rất ngưỡng vọng đối với Ki Tô giáo, đối với Hồi giáo. Tôi ở trong Hồi giáo một năm, ở trong Ki Tô giáo hai năm, thế nhưng đối với Phật pháp vẫn nhất định không thể tiếp nhận. Sau khi đến Đài Loan tôi học triết học với tiên sinh Đông Phương Mỹ. Phương tiên sinh dạy tôi mục sau cùng là triết học Phật kinh. Phương tiên sinh nói với tôi triết học Phật kinh là đỉnh cao nhất của triết học toàn thế giới, đó là hưởng thụ cao nhất của nhân sinh. Tôi bỗng nhiên hiểu ra trong Phật giáo có thứ tốt đến như vậy, đáng tiếc không có người biết. Thực tế mà nói, ngay đến pháp sư xuất gia cũng không nói qua việc này. Bạn đến học Phật, bạn đến niệm Phật với pháp sư xuất gia, nhưng vì sao phải học Phật, vì sao phải niệm Phật thì pháp sư không nói ra được thì làm sao có thể dạy được một phần tử tri thức? Phần tử tri thức rất ngoan cố, làm sao có thể tiếp nhận chứ?

Cho nên sau khi tôi tiếp nhận dạy bảo của Phương tiên sinh, tôi mới biết được trong cửa Phậtbảo vật, có thứ quý giá. Thế nhưng thứ quý giá này người xuất gia không nói ra, chỉ có chúng ta đến Tự viện tìm kinh điển để đọc, thật là vô cùng đáng tiếc. Về sau tôi mới nghe được pháp sư giảng kinh. Có thể thấy được cái duyên này là quá khó, thật khó. Phát hiện được có thứ tốt đến như vậy, không phát hiện thì chẳng hề gì, đã phát hiện, đã có được thọ dụng rồi, nếu như không đem Phật pháp mở mang rộng lớn, không thể làm tốt công tác tuyên truyền Phật pháp thì chúng ta cảm thấy rất có lỗi với Thích Ca Mâu Ni Phật. Ngài đã lưu lại điển tích nhiều đến như vậy nên chúng ta cũng phải khởi phát cái tâm, phải chân thậtphát tâm hoằng dương Phật pháp. Vì vậy, sau khi học giảng kinh xong tôi mới xuất gia. Tôi vừa xuất gia thì liền giảng kinh, đến nay đã 38 năm gần như là không có gián đoạn. Một tuần lễ giảng ít nhất bảy lần, khi nhiều thì giảng đến hai ba chục lần, một ngày giảng ba lần, giảng được một thời gian. Hoằng dương Phật pháp đáng được chúng ta xem là một sứ mạng. Phải nên đem Phật pháp nói ra cho mọi người biết. Cho nên việc thứ nhất chúng ta phải tin tưởng đối với lão sư, tin tưởng Thích Ca Mâu Ni Phật không thể gạt chúng ta, tin tưởng tổ sư đại đức nhiều đời, đời đời truyền nối nhau là chân thật.

Thế nhưng chỉ riêng tin thôi thì không đủ, nhất định phải cầu giải. Phật pháp không giống như Ki Tô giáo là tin rồi thì có thể được cứu, Phật pháp tin rồi chưa đủ. Bạn có lòng tin thì bạn có thể vào cửa nhưng không thể được cứu, bạn phải lý giải chính xác, lý giải viên mãn rồi sau đó phải hành. Hành là phải làm được, phải đem cảnh giới phương pháp lý luận của Phật pháp biến thành đời sống việc làm thực tế của chính chúng ta, đó gọi là hành. Vậy cái gì gọi là chứng? Ngay trong đời sống chứng thật đạo lý Phật đã nói, những giáo huấn mà Phật đã dạy là không sai; chứng minh từ trước ta đã tin, chứng minh từ trước ta đã lý giải, ý nghĩa là như vậy.

Thứ hai, quy cũ tu học của thời xưa tốt hơn so với hiện tại chúng ta. Đây chính là sư thừa mà ngày thứ nhất tôi đã giảng với các vị, điểm này then chốt vô cùng. Sư thừa của Trung Quốc thời xưa ứng dụng trong văn hóa truyền thống, ứng dụng trong tu học của Phật phápnhất định chính xác, nhất địnhthể đạt đến mục tiêu của giáo học, nhà Phật chúng ta gọi là tu hành chứng quả. Thế nhưng sư thừa ở hiện đại đã không còn nữa. Tôi được xem là rất may mắn còn nếm được một chút nhỏ, đại khái từ cỡ tôi về sau thì không còn nữa. Cái gì gọi là sư thừa vậy? Là cùng học với một thầy.

Khi tôi còn trẻ thích học triết học, gặp được tiên sinh Đông Phương Mỹ tôi rất tôn kính đối với Ngài, tôi muốn học với Ngài. Vào lúc đó tôi đang làm việc, chỉ hy vọng ngoài thời gian làm việc ra thì đến dự thính các buổi giảng bài của Ngài. Ngài dạy triết học ở Trường Đại học Đài Loan, tôi muốn đến trường để nghe bài của Ngài, tôi viết một bức thư cầu xin Ngài, tôi còn viết một thiên văn chương đưa cho Ngài xem. Ngài trả lời thư của tôi và muốn tôi đến nhà Ngài gặp mặt nói chuyện. Sau khi nói chuyện xong, Ngài không để tôi đến trường học, Ngài nói với tôi trường học hiện tại và trường học của 40 mươi năm trước không giống nhau; Trường học hiện tại so với 40 mươi năm trước có sự biến hóa quá lớn, tiên sinh không giống tiên sinh, học trò không giống học trò. Ngài nói, chú muốn đến trường học để nghe giảng bài thì chú sẽ thất vọng lớn. Ngài nói câu nói này như là gáo nước lạnh xối lên đầu, không còn hy vọng, khi tôi nghe rồi trong lòng rất là khổ sở. Đến sau cùng Ngài rất từ bi, Ngài nói: như vầy thì tốt hơn, chú chủ nhật mỗi tuần đến nhà tôi đây, tôi sẽ dạy chú học hai giờ đồng hồ. Cho nên tôi học triết học là ở bàn tròn nhỏ trong phòng khách nhỏ của nhà thầy, một thầy giáo một học sinh, như vậy mà truyền dạy. Lúc đó tôi không hiểu, về sau học Phật rồi mới biết đây gọi là sư thừa. Vì sao Ngài không cho tôi đến trường học để dự thính vậy? Ngài muốn ngăn chặn ô nhiễm, việc này hiện tại gọi là hoàn bảo. Tôi đến trường học nhất định sẽ quen biết rất nhiều thầy giáo, nhất định sẽ quen biết rất nhiều bạn học, khi vừa tiếp xúc thì sẽ thường nói chuyện, trong lòng liền bị ô nhiễm, cho nên ông muốn đơn độc dạy, chỉ nghe một mình ông. Hay nói cách khác, ngoài một mình ông ra, bất cứ người nào tôi cũng không có cơ hội tiếp xúc, xem sách thì chỉ có một mình ông chỉ đạo, đó là sự thương yêu của ông đối với học sinh, chân thật được lợi ích. Nghe hai vị thầy bạn liền sẽ khởi vọng tưởng, hai vị thầy hai người giảng không giống nhau, rốt cuộc thì vị nào đúng, vị nào không đúng? Như vậy thì phiền não liền đến. Ba vị thầy là ngã ba đường, bốn vị thầy là ngã tư đường, bạn sẽ không biết theo ai, đến sau cùng nhất định không được thứ gì. Một vị thầy đi một con đường, đó chân thậttừ bi, cho nên tôi rất là biết ơn đối với thầy.

Học trò đối với thầy giáo phải tin theo một trăm phần trăm. Thế nên tôi từ chỗ Phương tiên sinh biết được chỗ tốt của Phật pháp, nhận biết Phật pháp rồi, tin tưởng Phật pháp rồi thì tôi nghiên cứu Phật kinh. Xem như tôi có vận may rất tốt, chỉ xem kinh Phật có một tháng thì có một người bạn giới thiệu cho tôi quen biết với Đại sư Chương Gia. Đại sư là một vị đại đức của Mật Tông, chân thật có học vấn có đạo đức, dáng vẻ của Đại sư lúc đó khoảng sáu mươi mốt hoặc sáu mươi hai. Lúc đó tôi 26 tuổi. Cũng giống như Phương tiên sinh vậy, mỗi một tuần Đại sư dạy cho tôi hai giờ đồng hồ, Đại sư chỉ dạy tôi đọc kinh. Khi có câu hỏi thì mỗi một tuần gặp mặt một lần, tôi nêu ra vấn đềĐại sư giải đáp cho tôi. Đại sư dạy tôi một số yếu lĩnh tu học, nền tảng Phật học của tôi là do Đại sư Chương Gia định đặt. Tôi theo Đại sư ba năm, chỉ một thầy. Sau ba năm thì Đại sư Chương Gia viên tịch, tôi lúc đó không còn cách gì nên lại đi tìm một thầy giáo. Lão cư sĩ Châu Kính Vũ giới thiệu tôi đến Đài Trung tìm Lão cư sĩ Lý Bĩnh Nam, tôi theo lão sư Lý mười năm. Lần đầu gặp mặt lão sư Lý liền hỏi tôi, chú về trước học tập với những ai? Học được những thứ gì? Tôi đơn thuần chỉ theo một người, lão sư Lý cũng rất là bội phục đối với Đại sư Chương Gia, nhưng tuy là theo một mình Đại sư cũng không được. Lão sư Lý nêu ra các điều kiện với tôi:

- Thứ nhất, nếu chú muốn theo tôi học thì tính từ hôm nay, chú chỉ có thể nghe một mình tôi giảng kinh nói pháp, ngoài tôi giảng kinh nói pháp ra, bất cứ pháp sư, cư sĩ, đại đức nào giảng kinh đều không được nghe.

- Thứ hai thì chú xem sách, không luận là xem sách gì, nếu không được sự đồng ý của tôi thì không được xem.

- Điều thứ ba còn hà khắc hơn, những gì hồi trước chú học với đại sư Chương Gia tôi không thừa nhận, đều phủ định, chú phải ở nơi đây học lại từ đầu.

Tôi nghĩ vị lão sư này rất hà khắc, rất lợi hại, nhưng cuối cùng nghĩ lại vẫn là tiếp nhận điều kiện của Lão sư, làm học trò của Lão sư. Thế là Lão sư nói với tôi là tôi phải tuân thủ ba điều này trong thời gian là năm năm, hơn nữa Lão sư rất khách sáo mà nói với tôi: “năng lực của tôi chỉ có thể dạy chú năm năm”. Đây chính là sư thừa. Bây giờ đến nơi nào để tìm một vị lão sư? Học sinh nào chịu tiếp nhận những điều kiện này? Tôi nếm được loại giáo dục này nên tôi tiếp nhận, Lão sư vừa đưa ra điều kiện thì tôi liền tiếp nhận. Sau khi tiếp nhận khoảng nửa năm thì chân thật được lợi ích, được điều hay, cho nên tôi mới giác ngộ ra là từ trước Phương tiên sinh, Đại sư Chương Gia đối đãi với tôi đều rất chân thành từ bi, chăm sóc đến cùng, ngăn chặn tà tri tà kiến để tôi đi một con đường chánh lộ. Cho nên ở nơi lão sư Lý tôi đạt được kết quả, dưới hội của lão sư Lý tôi sâu sắc cảm nhận được sự lợi ích tốt đẹp từ loại giáo học này. Lão sư yêu cầu tôi tuân thủ năm năm, tôi tự mình gia hạn thêm năm năm nữa, tôi tuân thủ mười năm. Mười năm tuyệt đối không trái phạm quy cũ của Lão sư. Sau mười năm thì đích xác là tương đối thuần thục, đặc biệt là ở trên giảng đài có thể biểu hiện ra được, muốn sao làm được vậy, tất cả đều trôi chảy. Trước kia giảng kinh phải chuẩn bị rất kỹ, mười năm sau không hề chuẩn bị, không hề viết nháp. Cho nên hiện tại nếu có người mời tôi đi diễn giảng mà muốn tôi viết giảng cảo, tôi tuyệt đối không đi, tôi không có thói quen này, tôi không có giảng cảo. Hơn nữa tôi còn có thói quen gì? Nhất thời đưa ra đề mục, nhất thời giới hạn thời gian đưa ra đề mục, bảo tôi giảng hai giờ hay ba giờ đồng hồ, tôi nhất định sẽ không giảng kém đi một giây một phút, đến giờ thì tôi giảng xong. Khi trước giảng kinh thì phải chuẩn bị, sau mười năm thì không còn, đây là được lợi từ sư thừa. Loại phương pháp giáo học cổ xưa này so với phương pháp giáo học của khoa học hiện đại cao minh hơn rất nhiều.

Thế nên tôi khuyên mọi người một môn thâm nhập, trước tiên tụng một bộ Kinh Vô Lượng Thọ ba ngàn lần. Dụng ý ở đâu vậy? Sau ba ngàn biến thì tâm của bạn định lại, tụng kinh chính là trì giới, tụng đến tâm thanh tịnh thì tự nhiên khai trí tuệ, đến lúc đó bạn vừa nghe kinh thì khai ngộ, thì liền hiểu. Nếu như tâm của bạn không thanh tịnh, vọng tưởng tạp niệm quá nhiều, dù chư Phật Bồ Tát đến giảng kinh bạn cũng sẽ không khai ngộ, đạo lý ngay chỗ này. Còn có một vấn đề thường thức mà đồng tu học Phật cần thiết nên biết, đó chính là nghệ thuật giáo học của Phật pháp. Loại giáo học truyền thống như vầy chính là nghệ thuật. Thầy giáo tuyệt đối chịu trách nhiệm đối với học sinh, rất xem trọng đối với học sinh, dẫn dắt họ được định, dẫn dắt họ khai ngộ. Thầy giáo thì đích thực cao minh, có trí tuệ, có kỹ năng, họ chỉ ra cho bạn một con đường phá mê khai ngộ; Thế nhưng nếu như bạn không nghe lời, không tiếp nhận thì không còn cách gì. Cho nên bạn nhất định phải hợp tác, thầy giáo dạy như thế nào thì bạn học như thế đó, như vậy mới có thể thành công. Đây chính là nghệ thuật của giáo học. Ngoài việc này ra, có thể nói Phật ở vào trước 2500 năm trước, tất cả giáo học đều đạt đến nghệ thuật tối cao. Ví dụ như âm nhạc Phạm âm của nhà Phật (đáng tiếc là Phạm âm của nhà Phật đã bị thất truyền), âm nhạc Phạm âm của nhà Phật lúc đó không như hiện tại, hiện tại chúng ta nghe những thứ xướng niệm này, nếu bạn tỉ mỉ mà nghe thì sẽ thấy tạp loạn rối rắm. Chúng ta xem thấy ghi chép trong sách xưa, người thời xưa nghe được Phạm âm này tâm thanh tịnh, cho nên Phạm âm có thể tịnh hóa thân tâm, đó là âm nhạc, dùng thứ này để đạt đến Giới-Định-Huệ tam học.

Bạn xem tạo tượng của Phật pháp, tượng của Phật, tượng của Bồ Tát, tượng của A La Hán, tượng của Thiên thần là biểu pháp, là giáo học; Nhưng ngày ngay chúng ta xem thành thần minh để cúng bái, bạn nói xem là có đáng lo ngại không? Đã sai đến mức độ đó. Chúng ta nêu ra một thí dụ rất phổ biến, thí dụ bạn bước vào một tự viện, tự viện chính là trường học của nhà Phật thuở trước, vì sao phải xây dựng hình thức cung điện? Bởi vì lão bá tánh thời xưa của Trung Quốc tôn kính nhất là Hoàng đế, nơi Đế Vương ở là cung điện, cho nên nơi mà Phật Bồ Tát giáo hóa chúng sanh cũng xây dựng hình thức cung điện, đạo lý là như vậy. Vì sao gọi là chùa? Chùa ở vào triều nhà Hán là tên gọi cơ cấu làm việc của chính phủ, hiện tại nó đã biến thành miếu rồi, ý nghĩa này là sai rồi. Chùa là cơ quan làm việc của chính phủ. Tự của Phật giáo chính là giáo dục của Phật Đà, công việc chủ yếu trong đó chính là truyền bá giáo dục của Phật Đà. Phật tự chính là một bộ phận giáo dục của Phật giáo.


Phần 6

Phật tự chính là một bộ phận giáo dục của Phật giáo. Sau đời hậu Hán thì Trung Quốc có hai loại giáo dục then chốt. Giáo dục của nhà Nho là quốc gia chọn lấy Khổng Tử làm chủ đạo, trong sáu bộ dưới Thủ Tướng có một bộ gọi là Lễ Bộ. Lễ Bộ là Bộ Giáo dục của quốc gia, còn Tự là do Hoàng Đế trực tiếp quản lý. Dưới Hoàng Đế có 9 Tự, Tự quan lớn gọi là Khanh, cửu Khanh. Sau khi Phật giáo đến Trung Quốc, lúc đó có Hồng Lô Tự tiếp đãi khách đến từ nước ngoài (Hồng Lô Tự tương đương với Bộ Ngoại giao ngày nay), về sau Trung Quốc chúng ta muốn để họ thường lưu lại Trung Quốc, không để cho họ đi, vậy thì phải là thế nào? Hồng Lô Tự không thể tiếp đãi dài lâu, nên liền xây dựng một Tự khác, thế là dưới Hoàng Đế liền biến thành mười Tự. Vậy thì Tự này tên gọi là gì? Lúc đó Ngựa trắng kéo kinh Phật tượng Phật từ Tây vực đến Trung Quốc, bạn từ nơi đây có thể thấy được hậu đạo của lòng người Trung Quốc. Công lao của Ngựa trắng chúng ta không thể nào quên ân nó, nên Tự này liền được đặt tên là Bạch Mã Tự. Đây là Phật Tự thứ nhất của Trung Quốc.

Cho nên Tự là cơ cấu giáo dục của Phật giáo, không phải là Miếu Thần, cần phải hiểu điều này cho rõ ràng, hiểu cho thấu đáo. Vậy thì đại điện của Tự là lễ đường, cúng ngay ở giữa là tượng Phật, bạn xem tượng Phật chúng ta là một vị Phật hai vị Bồ Tát, vì sao không cúng hai vị Phật vậy? Không cúng thêm nhiều vị Bồ Tát hơn? Phải nhất định là một vị Phật hai vị Bồ Tát. Phật biểu thị cái ý như vậy? Phật đại biểu cho bản thể tự tánh, Phật đại biểu bản tánh chân tâm của chúng ta, hai vị Bồ Tát đại biểu hai loại đức năng lớn trong tự tánh của chúng tatrí tuệtừ bi. Bạn xem chúng ta thờ, nếu như nói thông thường thờ Thích Ca Mâu Ni Phật thì hai bên là Bồ Tát Văn ThùBồ Tát Phổ Hiền. Bồ Tát Văn Thù đại biểu trí tuệ, Bồ Tát Phổ Hiền đại biểu thực tiễn, một vị là giải, một vị là hành, tri hành hợp nhất. Thờ hai Ngài là biểu thị cái ý này. Tây Phương Tam Thánh, ngay giữa là Phật A Di Đà đại biểu bản thể tự tánh, Quán Âm Bồ Tát đại biểu từ bi, Bồ Tát Đại Thế Chí đại biểu trí tuệ, vô lượng vô biên trí tuệ đức năng, hai vị Bồ Tát thì đã đại biểu đầy đủ rồi, không cần phải ba vị. Việc này phải biết không phải là thần minh, các Ngài là giáo học, các Ngài để bạn nhìn thấy tượng Phật thì liền biết là các Ngài dạy bạn việc gì.

Thích Ca Mâu Ni Phật - tên gọi này chính là giáo học của Phật giáo, chính là phương châm giáo học của giai đoạn này. Bởi vì người thế gian chúng ta khiếm khuyết lòng từ bi, tự tư tự lợi, cho nên phương châm giáo học của Phật giáonhân từ, Thích Ca có nghĩa là nhân từ. Thứ hai là tất cả chúng sanh tâm không thanh tịnh, một ngày từ sớm đến tối nghĩ tưởng lung tung, tham sân si mạn, cho nên trong danh hiệu Phật có chữ Mâu Ni, Mâu Ni có nghĩa là tâm thanh tịnh. Có thể thấy được Phật Bồ Tát làm gì có danh hiệu, danh hiệu chỉ là phương châm giáo học của giai đoạn hiện tại, bất cứ người nào ở nơi đây thành Phật, danh hiệu của họ đều phải gọi là Thích Ca Mâu Ni Phật. Đây là dựa vào tâm bệnh của chúng sanh chúng ta, tuỳ bệnh mà cho thuốc. Mỗi một vị Bồ Tát, mỗi một vị Phật đều đại biểu nghĩa thú thâm sâu của giáo học, nếu sau khi bạn hiểu rồi thì vừa nhìn thấy là được rồi, không cần phải nói chuyện. Giáo học này của Phật pháp bạn sẽ đạt được viên mãn tròn đầy.

Chúng ta nêu ra một thí dụ rất rõ ràng, thông thường chúng ta bước vào một Tự Viện, trong sơn môn thứ nhất là xây điện Thiên Vương, Tứ Đại Thiên Vương. Tứ Đại Thiên Vương gọi là Thần Hộ Pháp, hộ pháp cho ai vậy? Hộ chính mình, các Ngài dạy chúng ta làm thế nào giữ gìn chính mình. Đông phương Trì Quốc Thiên Vương - Ngài đại biểu cho việc tận hết trách nhiệm. Con người chúng taxã hội này, không luận bạn ở một cương vị nào, bạn phải tận hết bổn phận của mình, dốc hết chức trách của bạn thì đúng. Người người đều có thể tận hết trách nhiệm, tận hết chức vụ, thì xã hội làm sao mà không phồn vinh, không hưng vượng chứ? Cho nên chúng ta phải biết cái đạo lý này, Ngài đại biểu cho việc gánh vác trách nhiệm. Nam Phương Tăng Trưởng Thiên Vương đại biểu cho tiến bộ, ngày mới càng mới, không ngừng cầu tiến bộ. Không thể nói việc này tôi làm tốt rồi thì hết việc, không được vậy, mà vẫn phải cầu phát triển, vẫn phải cầu tiến bộ. Vị thứ ba là Quảng Mục Thiên Vương, vị thứ tư là Đa Văn Thiên Vương. Bạn xem qua cái danh tự này thì liền biết được, Quảng Mục nghe nhiều thấy nhiều, đọc ngàn quyển sách đi vạn dặm đường, bạn phải có thể đem công việc của chính mình làm cho được tốt, phải nghĩ bạn chính mình ngày ngày đang tiến bộ, thấy nhiều nghe nhiều, Ngài biểu thị cái ý này. Cho nên nếu bạn hiểu rồi, thì bạn sẽ cảm thấy càng thú vị.

Trên tay các Ngài đều có cầm đạo cụ, mỗi đạo cụ đều có ý nghĩa. Bạn xem Trì Quốc Thiên Vương bảo bạn gánh vác trách nhiệm, thì trên tay Ngài cầm cây đàn Tỳ Bà. Tỳ Bà đại biểu cái gì? Điều tiết âm nhạc, đại biểu tất cả đều phải thích hợp, bạn xem dây đàn không thể quá căng vì căng thì sẽ đứt, cũng không thể quá lỏng vì sẽ kêu không thanh, cho nên phải điều chỉnh thích hợp. Điều này chính là dạy bạn đối nhân xử thế tiếp vật phải chú trọng trung đạo, không được thái quá cũng không được bất cập, Ngài biểu thị cái ý này. Nam Phương Tăng Trưởng biểu thị tiến bộ, thì trên tay cầm thanh kiếm, bảo kiếm trí tuệ. Bạn không có trí tuệ thì bạn không thể tiến bộ. Nếu bạn muốn tiến bộ thì trước tiên phải có trí tuệ, do đó kiếm là đại biểu trí tuệ. Phương Tây Quảng Mục Thiên Vương bảo bạn phải xem nhiều, thì trên tay Ngài cầm một con rồng hoặc là một con rắn. Chỗ này đại biểu cho cái gì? Rồng rắn đều là biến hóa, đại biểu sự biến hóa phức tạp, trong xã hội này tất cả người tất cả việc đều biến hóa vô chừng. Nếu bạn tỉ mỉ mà quan sát, thì sẽ thấy tay kia Ngài cầm một hạt châu, biểu thị trong biến hóabất biến. Những nguyên lý nguyên tắc này, bạn phải nắm vững nó thì bạn mới có thể khống chế được rồng rắn này. Phương Bắc Đa Văn Thiên Vương thì cầm một cây dù, cây dù là để ngăn chặn ô nhiễm. Ở trong xã hội phức tạp, phải giữ gìn thân tâm mình thanh tịnh, không nên bị ô nhiễm.

Hiện tại mọi người đều xem các Ngài là thần minh để cúng bái, bạn nói xem có oan uổng hay không? Có mấy người hiểu được đạo lý này? Ngay giữa đại điện là thờ Bồ Tát Di Lặc. Bồ Tát Di Lặc mặt cười hoan hỷ, cái bụng thật to. Ngài đại biểu cái gì vậy? Đại biểu tâm hoan hỷ, nhìn thấy bất cứ người nào trên mặt phải thường nở nụ cười, cái bụng to biểu thị có thể bao dung. “Sanh tâm bình đẳng, thành tướng vui vẻ”, một đệ tử Phật đối nhân xử thế tiếp xúc mọi vật phải có thể bao dung, phải sanh tâm hoan hỉ đối với tất cả chúng sanh, bạn xem cái kiến trúc thứ nhất chính là một bài giảng.

Tổng Kết

Thời gian đi qua rất nhanh, lần diễn giảng này của chúng ta đến hôm nay thì viên mãn rồi. Nhận Thức Phật Giáo - đề mục này cũng là rất đơn giảngiới thiệu với các vị. Chúng ta lợi dụng một giờ rưỡi sau cùng, đem một số ý nghĩa then chốt mà phía trước chưa thể nói ra được tường tận sẽ bổ sung nói rõ hơn. Buổi tối hôm nay còn có một số đồng tu phát tâm thọ tam quy ngũ giới, cho nên cũng ở ngay nơi đây cử hành nghi thức đơn giản nhưng long trọng này. Ý nghĩa của tam quy ngũ giới, chúng ta có một băng thu âm, cũng có một quyển sách nhỏ cung cấp cho các vị làm tham khảo. Ngày mai tôi ở bờ biển Hoàng Kim có một buổi diễn giảng, thế nên các đồng tu hy vọng tôi lợi dụng thời gian này, đem tam quy y giảng giải một cách tường tận. Phật pháp chúng ta đem nó làm một tổng kết là “Phật pháp là giáo dục thù thắng nhất viên mãn nhất cứu cánh nhất của Phật Đà đối với tất cả chúng sanh”. Mục đích của Phật pháp là khai mở trí tuệ đức năng vốn đầy đủ trong tự tánh chúng ta. Trên kinh Đại thừa, Phật đã nói với chúng ta: “tất cả chúng sanh đều có trí tuệ đức tướng của Như Lai”, hay nói cách khác, trong tự tánh của chúng ta vốn dĩ đầy đủ trí tuệ đức hạnh tài nghệ năng lực, cho đến phước báo, không hề khác với tất cả chư Phật, không hề khác biệt.

Nếu như chúng ta muốn biết hoàn cảnh đời sống vật chất của Phật, trong Kinh Vô Lượng Thọ, ở trong Kinh Quán Vô Lượng Thọ, chúng ta sẽ thấy thế giới Tây Phương Cực Lạc; ở trong Kinh Hoa Nghiêm sẽ thấy tình trạng đời sống của Phật Tỳ Lô Giá Na. Thân thể của các Ngài là thân Tử Ma, sắc vàng chắc thật, thể kim cang bất hoại, vĩnh viễn không già, không bệnh, không có sanh tử. Hoàn cảnh cư trú thì trong kinh nói với chúng ta rất rõ ràng, cung điện lầu cát là do bảy báo tạo thành, đất đai của thế giới Tây Phương Cực Lạc là dùng Lưu Ly làm đất (Lưu Ly ngày nay chúng ta gọi là Tỷ Thúy, ngọc màu xanh trong suốt), đường đi đắp bằng vàng ròng, đó là phú quí, người thế gian này của chúng ta không thể nào so sánh. Trong Kinh nói, Thiên Vương trên trời, phước báo của Đại Phạm Thiên Vương cũng không thể so sánh với lão bá tánh thông thường của thế giới Tây Phương Cực Lạc. Ở trong Kinh, Phật nói những lời nói này có phải là mê hoặc chúng ta không? Hoàn cảnh sinh hoạt của Phật đẹp đến như vậy? Lời Phật nói là chân thật, tuyệt đối không mê hoặc lừa gạt. Bạn xem trong ngũ giớigiới không vọng ngữ, làm sao Phật có thể nói vọng ngữ chứ?

Cho nên trong Kinh Kim Cang nói, Như Lai là “chân ngữ giả”. “Chân” chính là không giả, không hư dối; “thật ngữ giả” là thành thật trung thực. “Như ngữ giả”: “Như” chính là sự thật, là chiếu theo cái sự thật này mà nói, không cần thêm vào một chút, không bớt đi một chút, hoàn toàn căn cứ vào chân tướng sự thật để nói, đây gọi là như ngữ, không cuồng ngữ, cũng chính là không vọng ngữ, không dị ngữ. Tất cả chư Phật đã nói không hề khác nhau, Phật Phật đạo đồng, cái thấy của Phật đều như nhau, giảng pháp cũng như nhau. Trong Kinh Kim Cang nói, Phật có năm loại ngữ, lấy “như ngữ” làm chủ, chính là sự thật là như thế nào thì y theo sự thật đó mà nói. Cho nên chư Phật Bồ Tát nói với chúng ta tất cả pháp, có thể nói đều là chân tướng của vũ trụ nhân sanh. Ngày nay hoàn cảnh sinh hoạt chúng ta như vậy, hoàn cảnh sinh hoạt mỹ mãn thù thắng của chúng ta đã mất đi rồi. Phật nói với chúng ta, cái mất đó không phải thật đã mất đi, mà là mê mất thôi. Bạn mê mất đi tự tánh thì trí tuệ đức năng của tự tánh không thể hiền tiền. Giáo học của Phật pháp không gì khác hơn là dạy chúng ta giác ngộ, dạy chúng ta phá mê khai ngộ. Khai ngộ rồi thì trong vô lượng vô biên đức năng tự tánh của chúng ta, tự nhiên liền sẽ hiện tiền, cảnh giới đã hiện chính là Hoa Nghiêm, Hoa Nghiêm so với thế giới Tây Phương Cực Lạc hình dáng đại khái là không hề khác nhau. Đây chính là mục tiêu giáo học của Phật pháp, có thể nói thù thắng không gì bằng. Những danh từ Phật, Bồ Tát, A La Hán, phía trước đã nói qua với các vị rồi, là tên gọi học vị trong giáo dục của Phật. Chúng ta chân thật giác ngộ rồi thì liền lấy được học vị thứ nhất, chánh giác thì gọi là A La Hán. Lại tiến thêm một bước nữa, có thể đạt đến chánh đẳng chánh giác thì gọi là Bồ Tát, học vị của Bồ Tát cao hơn học vị A La Hán. Đạt đến giác ngộ, đạt đến cứu cánh viên mãn rồi, thì chúng ta gọi họ đã thành Phật. Cho nên Phật là Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Có thể thấy được Phật, Bồ Tát, A La Hán là tên gọi học vị trong nhà Phật, giống như hiện tại học vị khi đât được ở trường học là Tiến sĩ, Thạc sĩ, Cử nhân.

Do dó, Phật pháppháp bình đẳng. Tất cả chúng sanh vốn dĩ thành Phật. Thích Ca Mâu Ni Phật đã nói ra ở trong Kinh Hoa Nghiêm là tất cả chúng sanh vốn dĩ thành Phật. Vốn dĩ là Phật, hiện tại lại muốn làm Phật, vậy thì làm gì có cái đạo lý không thành công chứ? Đây đích thực là ở trên từ tu hành chứng quả xây dựng lòng tin. Chúng ta tu học có căn cứ của lý luận, lý luận này rất là thực tiễn, nhất định không phải là hư vọng. Vậy phải làm thế nào hồi phục lại tự tánh của chúng ta? Nhất định phải tu hành. Chúng ta đã mê rồi mà, mê chính là sai lầm, chúng ta đã nghĩ sai thấy sai đối với cả vũ trụ nhân sanh. Hiện tại tuy là có không ít các nhà khoa học (hiện tại gọi là nhà lý luận vật lý học), đối với vũ trụ lớn vũ trụ nhỏ, vũ trụ lớn là thái không, vũ trụ nhỏ là hạt tử, ngày nay nói đến lượng tử, đây là vật chất nhỏ nhất, họ có rất nhiều rất nhiều thuyết minh cho chúng ta, có phải là thật tướng không? Có thể nói là một bộ phận của chân tướng, nhưng không phải là chân tướng cứu cánh viên mãn. Những nhà khoa học, những nhà triết học, có cách gì hiểu rõ chân tướng cứu cánh viên mãn hay không? Trên kinh Phật nói với chúng ta là không thể nào. Nếu như người thế gian này có năng lực nhận biết rõ ràng chân tướng của vũ trụ nhân sanh, thì Phật không cần xuất thế, Phật xuất hiệnthế gian cũng không ý nghĩa gì vì vấn đề này các người đã có thể giải quyết rồi. Phật xuất hiệnthế gian là vì các vị muốn giải quyết vấn đề nhưng không có cách gì giải quyết, Ngài không thể không đến giúp bạn giải quyết.

Vì sao nói tất cả học thuyết thế gian này không thể giải quyết được vấn đề? Trên cơ bản mà nói, là do phương pháp sai lầm. Cái người thế gian dùng, ở trong Phật pháp chúng ta gọi là “thế trí biện thông”, thông minh trí tuệ nay phát nguồn từ trong tâm ý thức mà ra, tính chất của ý thứcphân biệtnghiên cứu, chúng ta dùng suy xét suy nghĩnghiên cứu. Ngày nay lại ở trên rất nhiều phương tiện máy móc khoa học tiên tiếnquan sát, thì thấy đều dùng phương pháp như vậy. Phật nói với chúng ta dùng phương pháp này không thể giải quyết vấn đề, Trong nhà Phật nếu như nói đến triết học thuần tuý, thuần học thuật, thì Phật pháp vẫn có, không phải không có, chính là pháp tướng tông. Pháp tướng tông có thể giải thích được viên mãn không? Không thể. Vì sao vậy? Vì dùng suy nghĩ. Suy nghĩphân biệt, là ý thức. Ý thức chỉ có thể giải quyết là trong phạm vi nhất định. Trên thực tế chân tướng của vũ trụ nhân sanh, không thể dùng tâm phân biệt (chính là suy nghĩ) mà lý giải, mà tìm tòi. Phật nói với chúng ta phải dùng phương pháp gì vậy? Phải dùng tâm thanh tịnh, phải dùng công phu của thiền định. Thiền định đến độ sâu nhất định, như trong Kinh Lăng Nghiêm đã nói: “Tịnh cực quang thông đạt”. Tịnh đến trình độ nhất định thì tâm liền phát sáng, mới có thể chiếu kiến vũ trụ nhân sanh. Đến lúc đó, cái bạn thấy chính là chân tướng sự thật.

Ngày nay phương pháp của nhà khoa học dùng cùng với pháp tướng tông của chúng ta dùng là giống nhau, cho nên nhiều nhất là ở trong tông Pháp Tướng của chúng ta nói, họ chỉ có thể giải thích ở trong A Lại Da thức, phạm vi này thì được, họ có thể giải thích được đến “duy thức sở biến, Thế nhưng sâu hơn một tầng, là “duy tâm sở hiện”, thì họ không thể, họ không đạt đến. Cho nên tâm ý thức này, chúng ta ngày ngày suy nghĩ, năng lực của tư tưởng rất lớn, bên trong có thể nghĩ đến A Lại Da Thức, bên ngoài có thể nghĩ đến hư không pháp giới, có thể thấy được ý thức thứ sáu tác dụng của nó đích thực là rất rộng lớn, Thế nhưng chính là duyên không đến “chân như bổn tánh”, nói đến chân như bổn tánh thì nó không có tí biện pháp nào cả. Nếu như không minh tâm kiến tánh thì bạn không thể giải quyết vấn đề. Cho nên khi nhà khoa học vừa phát hiện ra, thì hiện tại cảm thấy rất là kinh ngạc, nhưng sau mấy mươi năm lại có phát hiện mới, thì cái phát hiện kia liền bị thay đổi. Hiện tại rất nhiều nhà khoa học biết là khoa học kỹ thuật không ngừng tiến bộ, họ không dám nói định luật này của họ là chân lý, hay định luật này của họ là vĩnh hằng, không ai dám nói câu nói này. Người học Phật chúng ta hiểu được, họ đã dùng sai phương pháp, nếu như các nhà khoa học này đều chịu tu thiền, vậy thì sẽ rất vượt bậc, vì trí tuệ mới có thể “soi thấy” chân tướng của tất cả pháp thế xuất thế gian. Cho nên tu hành là rất quan trọng. Tu sửa cách nghĩ, cách nhìn, cách làm, cách nói sai lầm của mình, đây gọi là tu hành. Nguyên lý tu hành phía trước đã có nói qua, là Giới-Định-Huệ. Giới là giữ pháp, giữ phép tắt; định là tâm thanh tịnh, tâm thanh tịnh khởi được tác dụng thì sanh trí tuệ, đó là trí tuệ thật, không phải trí tuệ của thế gian. Người thông minhthế gian chưa đọc được phiền não, chưa đoạn được thị phi nhân ngã, tham sân si mạn. Họ có thể bị ít hơn so với người thông thường, nhưng họ tuyệt nhiên chưa đoạn dứt, như vậy thì Phật pháp không thừa nhận họ là chánh giác, tuy là họ có giác nhưng không xem là chánh giác. Chánh giác nhất định phải đoạn kiếnphiền não.

Vậy thì do đây có thể biết, cương lĩnh tu hành của chúng ta là Giác-Chánh-Tịnh. Bước đầu nhập môn học Phật tiếp nhận tam quy ngũ giới, Tam quy ngũ giới là chính mình phát tâm, nếu bạn muốn học Phật, bạn muốn tiếp nhận giáo dục của Phật Đà, thì bạn phát cái tâm này. Bạn tìm đến tăng đòan, tìm đến người xuất gia, vị lão sư xuất gia này đem tổng cương lĩnh mục tiêu phương hướng của Phật pháp truyền thụ cho bạn, đó gọi là truyền thọ Tam Quy. Đem thứ này truyền đạt cho bạn, bạn liền biết được con đường tương lai phải nên đi như thế nào, phải đi về hướng nào. Quy y Tam Bảo, Tam BảoPhật Pháp Tăng. Thế nhưng cái danh từ này rất dễ sanh ra hiểu lầm, vừa nghe đến Phật thì nghĩ ngay đến tượng Phật, nghe nói đến Pháp thì nghĩ ngay đến kinh điển, nghe nói Tăng thì nghĩ ngay đến người xuất gia. Xin nói với các vị là ba thứ này không thể nương được, vì tượng Phật bị một đám lửa thì cháy tiêu, người xuất gia chính mình không tu hành, chính mình còn khó giữ thì bạn làm sao có thể nương được họ. Cho nên phải hiểu được Tam Bảo chân thật là gì? Tượng Phật, kinh sách, người xuất gia chỉ là hình tướng của Tam Bảo, dáng vẻ của Tam Bảo, thực chất Tam Bảo là ở ngay trong tâm của chính bạn. Cho nên Phật dạy chúng ta quy y Tam Bảoquy y tự tánh Tam Bảo. Tự tánh của ta có giác, quy y tự tánh giác. Vậy bạn muốn nói, hiện tại tôi không giác, tôi mê rồi, tuy là tự tánh có giác nhưng tự tánh giác ở đâu rồi? Bạn phải hiểu rõ cái đạo lý vì sao bạn mê? Mắt ta thấy sắc, vì sao có thể bị mê? Bởi vì bạn phân biệt chấp trước nên bạn liền bị mê. Tôi hỏi bạn những thứ bày ra trước mắt bạn, bạn có nhìn thấy hay không? Bạn không thể nói bạn không thấy. Bạn thấy rõ ràng tường tận, sờ sờ trước mắt, nhưng bên trong không có phân biệt, không có chấp trước thì đó chính là giác. Vừa có phân biệt, vừa có chấp trước thì liền mê. Bạn phải tỉ mỉ mà suy xét cái việc này. Bày ra trước mắt chúng ta bất cứ hoa gì, màu sắc gì, màu hồng, màu vàng, màu xanh, thì mê rồi. Bạn nói xem mê ở đâu vậy? Nó vốn dĩ không có tên, vốn dĩ không có màu sắc, màu sắc ở đâu ra vậy? Hiện tại các nhà khoa học biết được, là do ánh sáng chiếu xuống góc độ khác nhau mà phản xạ ra. Nó vốn dĩ không có màu sắc đó, vốn dĩ không có tên, tướng là giả tướng, tên là do người đặt cho nó cái tên, là tên giả. Chúng ta hiểu được, tên có thể gọi là không phải tên thật, giả danh giả tướng, cho nên rời khỏi tất cả danh và tướng thì bạn thấy được cái chân tướng. Chúng ta thì bị mê trong cái giả danh giả tướng, trong những danh tướng, sắc tướng, hình tướng, cho phải đem những thứ này vứt đi, đích thực là không chấp trước, bạn phải huấn luyện chính mình như vậy, đây gọi là quy y Phật, quy y giác. Người ta hỏi bạn đây là loại hoa gì vậy? Vì sao bạn gọi nó là hoa? Bởi vì các người gọi nó là hoa nên tôi cũng kêu nó là hoa, các vị gọi nó đây là lá, tôi cũng kêu nó là lá, tôi tùy thuận chấp trước của các vị mà thôi. Còn chính mình thì sao? Không chấp trước, đó là chư Phật Bồ Tát, cho nên tâm của họ thanh tịnh, không nhiễm một trần. Họ cùng ở với chúng sanh, bạn gọi tên là gì thì họ gọi nó cái tên đó, bạn chấp trước như thế nào thì họ cũng làm như vậy, đó là “Hằng thuận chúng sanh, hòa với hồng trần”. Thế nhưng họ chính mình thì trong sạch vắng lặng, không hề nhiễm ô, đây gọi là quy y Giác. Cho nên sau khi bạn quy y, về sau ngay trong cuộc sống thường ngày, đối nhân xử thế tiếp vật, bạn phải biết dùng cái tâm như vậy thì bạn giác ngộ rồi, bạn không còn mê nữa, tâm của bạn vĩnh viễnthanh tịnh, vĩnh viễnbình đẳng, hơn nữa còn có thể giúp đỡ tất cả chúng sanh, đây gọi là quy y Phật.

Quy y pháp, pháp là chánh tri chánh kiến, tư tưởng chính xác, kiến giải chính xác. Điều này thì khó. Sau khi chân thật giác ngộ thì cái tư tưởng kiến giải đó mới là chính xác, hiện tại chúng ta không đạt được. Không đạt được thì phải làm sao? Trước tiên chọn lấy Thích Ca Mâu Ni Phật, những gì Phật đã giảng trong kinh điển, cách nghĩ cách làm của Ngài đó là chính xác. Chúng ta trước tiên phải nương vào Ngài, nhưng nương vào Ngài chỉ là một thời gian ngắn, chỉ là một giai đoạn, Phật cũng không bảo chúng ta mãi mãi nương vào Ngài, không có đạo lý này. Bạn vừa mới học, giống như học trò ở trường học nương vào thầy giáo, khi tốt nghiệp rồi thì bạn độc lập, bạn phải ra đi. Cũng như cha mẹ dạy bảo con cái, khi nó còn nhỏ thì bạn cần phải chăm sóc nó, nó phải nương vào bạn, khi nó dần dần thành người lớn, nó sẽ không ỷ lại vào bạn nữa, nếu cả đời ỷ lại vào bạn thì đứa nhỏ đó không thể có công danh. Phật dạy bảo chúng ta cũng là như vậy, trước khi bạn chưa có đại triệt đại ngộ thì phải nương vào lão sư, nương vào vị lão sưThích Ca Mâu Ni Phật. Hôm nay tôi ở đây truyền thụ Tam quy, bạn cũng không thể nương vào tôi, nương vào tôi thì bạn sai, là sai lầm nghiêm trọng. Bạn phải nương vào Thích Ca Mâu Ni Phật, nương vào Phật A Di Đà. Phật ở nơi đâu vậy? Chính là kinh điển, Kinh Vô Lượng ThọThích Ca Mâu Ni Phật giảng cho chúng ta, 48 lời nguyện là Phật A Di Đà giảng cho chúng ta, chúng ta nương vào giáo huấn trong kinh điển chính là nương vào Phật. Phật đích thân đến dạy bảo chúng ta thì làm gì còn có sai lầm chứ? Phật dạy chúng ta nên làm thì chúng ta nỗ lực mà làm, Phật dạy chúng ta không nên làm thì chúng ta nhất định không làm, vậy mới là học trò của Phật, là đệ tử ngoan của Phật. Tất cả đều lấy đây làm căn cứ cho đời sống của chúng ta, để làm việc và đối nhân xử thế, đó gọi là quy y Pháp.

Quy y Tăng, Tăng là đại biểu ý nghĩa thanh tịnh, đại biểu ý nghĩa hòa thuận. Phía trước đã giảng qua sáu phép hòa kính, Tăng là đại biểu cho sáu phép này. Khi nhìn thấy người xuất gia, bạn không nên nghĩ là người xuất gia này có phải là cao tăng hay không? Người xuất gia này có phá giới hay không? Ông ấy cao tăng cũng tốt, phá giới cũng tốt, không quan hệ gì với bạn, có quan hệ gì với bạn chứ? Thế nhưng có quan hệ với chúng ta là nhắc nhở chính chúng ta là ta có tuân thủ sáu phép hòa hay không? Ta có tu tâm thanh tịnh hay không? Tăng là đại biểu sáu căn thanh tịnh, không nhiễm một trần. Cho nên khi nhìn thấy cái tướng này thì phải nghĩ đến tâm chính mình có thanh tịnh hay chưa? Tăng là ý nghĩa hòa kính thanh tịnh, đây gọi là chân thật quy y.

Đó là tác dụng đối với thế gian của Tam Bảo. Chúng ta mê đã quá lâu rồi, mê từ vô lượng kiếp đến nay, lỗi lầm cũ, thói xấu xưa thường hay phạm phải. Thọ Tam quy ở đây, chúng tôi đã giảng giải cho bạn rõ ràng, nhưng khi ra khỏi cửa rồi thì quên hết, vậy có ích gì chứ? Cho nên trong nhà của bạn nên thờ cúng Tam Bảo, bạn thờ tượng Phật, nhìn thấy Phật thì nhắc nhở ta phải giác. Giác cái gì vậy? Sáu căn của ta tiếp xúc với cảnh giới sáu trần bên ngoài, ta không khởi tâm không động niệm là định; không phân biệt, không chấp trước là giác, như vậy mà tu được định huệ. Không phải một ngày từ sớm đến tối xếp bằng quay mặt vào vách, định này không thể dùng được. Định chân thật chính ngay trong đời sống là ở sáu căn tiếp xúc với cảnh giới sáu trần mà tu định, không khởi tâm không động niệm chính là thiền định, không phân biệt không chấp trước là huệ. Trí tuệ cao độ thì bạn sẽ thấy được rõ ràng tường tận, thông suốt thấu đáo, là bạn Kiến tánh, kiến sắc tánh, văn tánh, văn thanh tánh. Người minh tâm kiến tánh, họ khác nhau với chúng ta ở chỗ nào vậy? Khác nhau ngay chỗ này. Sáu căn của chúng ta tiếp xúc với cảnh giới sáu trần thì khởi tâm động niệm, phân biệt chấp trước, còn người minh tâm kiến tánh sáu căn tiếp xúc với cảnh giới sáu trần thì không phân biệt, không chấp trước, không khởi tâm, không động niệm, cái họ nhìn thấy là chân tướng, cái ta nhìn thấy là vọng tướng. Tâm họ dùng là chân tâm không sanh không diệt, tâm chúng ta dùng là vọng tâm sanh diệt, chỗ không giống nhau là ngay đây.

Nếu bạn học được rồi, bạn cũng có thể làm Phật, cũng có thể làm Bồ Tát. Bạn phải hiểu rõ cái đạo lý này, phải hiểu được cái bí quyết này, phải biết được chính mình phải tu thế nào? Cho nên chính ngay khi quy y phải giảng cho rõ lý, giảng tường tận, vậy mới chân thật truyền thụ cho bạn. Thế nhưng cũng có người nói, khi mật tông thượng sư truyền thụ phải quán đảnh, chúng ta không có quán đảnh thì có kém hơn người một bậc không? Việc quán đảnh đó có phải thật có được linh nghiệm không? Khi tôi ở Mỹ có hỏi không ít đồng tu. Họ rất nhiệt tâm lái xe mười mấy giờ đồng hồ để đi tìm một vị Thượng sư quán đảnh, rưới vài giọt nước lên đầu. Sau khi họ trở về, tôi hỏi họ, bạn có khai được trí tuệ không? Phiền não của bạn có phải đã được giảm đi? Họ lắc đầu nói không có. Như vậy vẫn còn tốt, còn nói lời thành thật. Tôi nói, nếu như nói rẩy vài giọt nước lên đầu của bạn thì gọi là quán đảnh, bạn đi xối nước tắm gội vậy thìđại quán đảnh rồi! Không hiểu được phương pháp này, không hiểu được ý nghĩa, hoàn toàn chỉ là trên hình thức, bạn nói xem có đáng thương không? Ngày nay chúng ta quy y thọ giới đều là hình thức, không giảng cho bạn nghe rõ ràng.

Quán có nghĩa là từ bi gia trì, Quán là biểu thị ý từ bi gia trì. Đảnh là Phật pháp thù thắng nhất, đỉnh cao Phật pháp, không có gì có thể so sánh cao hơn. Đem đỉnh cao của Phật pháp truyền thụ cho bạn, dạy bảo bạn, đó gọi là quán đảnh. Các vị xem chú giải Kinh Vô Lượng Thọ của cư sĩ Hoàng Niệm Tổ, trong đó có nói cách nhận pháp quán đảnh. Bản thân lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ cũng là thượng sư của mật tông, không gạt người, không hỏi người để lấy tiền. Ở Mỹ mỗi lần quán đảnh phải tốn 50 đồng, quy y cũng phải thâu tiền. Tôi đến Miami giảng kinh, các đồng tu muốn tôi truyền thọ Tam quy, trước tiên họ hỏi tôi: Pháp sư à! Giá Quy y của Ngài là bao nhiêu? Bạn nói xem, có còn cách nào không?! Hiện tại những người thanh niên này đều đã nhận qua giáo dục cao đẳng, nhận lấy bằng thạc sĩ, tiến sĩ còn bị họ gạt, tin giả không tin thật, nghe gạt không nghe khuyên, thế giới hiện tại là như vậy, thật khiến người phải cảm thán!

Thế nên, ngày nay chúng ta tu học pháp môn Tịnh Độ, chúng ta biết được Kinh Vô Lượng Thọ là bậc nhất trong tất cả kinh, chân thật là đảnh pháp. Đem Kinh Vô Lượng Thọ, Kinh A Di Đà truyền thụ cho bạn, đó là đại quán đảnh. Bạn đem kinh này đọc qua một lần thì mười phương tất cả chư Phật đã quán đảnh cho bạn một lần, một ngày bạn đọc qua hai lần là quán đảnh cho bạn hai lần. Mười phương tất cả chư Phật Như Lai quán đảnh cho bạn, bạn đều không hề biết, còn đi tìm một người mê hoặc điên đảo gì đó đến để rẩy vài giọt nước cho bạn, thì gọi là quán đảnh. Bạn nói xem, bạn có đáng thương không? Cho nên nhất định phải hiểu được phương pháp tu học, nhất định phải có nền tảng. Cái nền tảng này là tam phước: “Hiếu dưỡng cha mẹ, phụng sự sư trưởng, từ bi không sát hại, tu mười nghiệp thiện”. Đây là căn bản. Tu hành phải tu từ đâu vậy? Phải tu từ ngay đây. Nếu như bạn cảm thấy chỗ này mình không làm được, đó chính là không có thiện căn, không có phước đức, Phật pháp ngay trong một đời này, bạn cũng không có hy vọng rồi. Bạn ở trong cửa Phật không luận là tu học pháp môn nào, chỉ có được một ít thường thức của Phật học mà thôi, nhất định bạn không thể có được thọ dụng lợi ích chân thật của Phật pháp, vì bạn không chịu làm thật. Nhất định phải nỗ lực làm thật, phải làm cho được, thì mới có thể được. Cho nên việc này là vô cùng cần thiết, từ Tam phước mà bắt tay vào.

Đối nhân xử thế phải y theo sáu phép hòa kính. Đặc biệt là ngày nay chúng ta di dân đến nơi đây, ở nơi đây cũng có rất nhiều người của các quốc gia khu vực khác di dân đến nơi này, hình thành một xã hội nhiều văn hóa khác nhau. Mỗi một người của quốc gia khu vực khác đến nơi đây, bối cảnh văn hóa trước đây của họ, bối cảnh lịch sử, hình thái ý thức, tín ngưỡng tôn giáo, phương thức đời sống đều không giống nhau, chúng ta làm sao có thể cùng ở với nhau một cách dung hòa, đôi bên tôn kính lẫn nhau, việc này rất quan trọng. Những việc này đều ở trong sáu phép hòa kính: “ kiến hòa đồng giải, giới hòa đồng tu, thân hòa cùng ở, khẩu hòa không tranh, ý hòa cùng vui, lợi hòa cùng chia”, đều ở trong đây. Cho nên chúng ta học rồi thì lập tức có chỗ dùng, rất là hữu dụng. Không những đời sống của chính mình có thể trải qua được rất hạnh phúc rất mỹ mãn, còn có thể làm cho xã hội này, khu vực này, quốc gia này đạt đến hòa bình an định phồn vinh hưng vượng. Chúng ta học Phật là học những thứ này.

Vậy thì những cảnh giới phương pháp đạo lý này, căn cứ vào kinh điển của Phật, chúng ta phải nghiên cứu tìm hiểu sâu vào, phải giảng giải. Lý thông hiểu rồi, hiểu được phương pháp rồi, biết được phải làm thế nào để ứng dụng trong đời sống, ứng dụng trong công việc, ứng dụng trong đối nhân xử thế tiếp xúc mọi vật. Phật phápđời sống, Phật pháp không phải để nói suông, không phải huyền học, không phải là thứ sau khi học rồi thì không có chỗ dùng. Phật pháp không những vì mang đến hạnh phúc hiện tiền cho chúng ta, hơn nữa Phật pháp càng có thể khiến cho chúng ta đạt đến hạnh phúc vĩnh hằng. Giáo dục thế gian nói đến một đời, giáo dục Phật pháp nói đến ba đời, nói đến quá khứ, nói đến vị lai, cho nên đây là giáo dục của ba đời, giáo dục viên mãn nhất. Chúng ta cần phải nhận biết nó một cách tường tận. Sau cùng chúng ta quay về Tịnh Độ.

Vì sao phải quy tâm Tịnh Độ? Đạo lý trong đây rất là sâu. Quy tâm Tịnh Độ là tất cả chư Phật khuyên bảo chúng ta, việc này không phải là nói người tu Tịnh Độ khuyên các vị. Mười phương tất cả chư Phật khuyến khích các vị niệm Kinh A Di Đà. Kinh A Di Đà sáu phương Phật tán thán, các vị đã đọc qua rồi, không một vị Phật nào mà không tán thán Tịnh Độ. Trong Kinh Vô Lượng Thọ, Thích Ca Mâu Ni Phật tán thán được càng rõ ràng, tán thán Phật A Di Đà là “quang trung cực tôn, Phật trung chi vương”, đó là tán thán đến tột đỉnh. Chúng ta muốn quy y một vị Phật, vậy thì vị Phật vua trong các Phật là tốt nhất. Cho nên Thích Ca Mâu Ni Phật không hề nói con phải quy y ta, mà Ngài khuyên chúng ta quy y Phật A Di Đà, bởi vì Phật A Di Đà là vua trong các Phật. Chúng ta lại xem thấy từ xưa đến nay, xem thấy từ trong Kinh Hoa Nghiêm, Bồ Tát Văn Thù, Bồ Tát Phổ Hiền đều cầu sanh thế giới Tây Phương Cực Lạc. Nếu thế giới Cực Lạc không thù thắng, thì Bồ Tát Văn Thù, Bồ Tát Phổ HiềnBồ Tát Đẳng giác của thế giới Hoa Tạng hà tất phải cầu sanh? Họ vì lý do gì mà cầu sanh chứ? Việc này đáng để chúng ta suy nghĩ. Nếu Tây Phương Cực Lạc không đặc biệt thù thắng, thì không nên vãng sanh thế giới Cực Lạc. Những việc này đều nói được tỉ mỉ ở trong Kinh Vô Lượng Thọ.

Trước đây, tôi đã giảng qua Kinh Vô Lượng Thọ rất nhiều lần, hiện tại đồng tu của Singapore đem lần diễn giảng thứ hai ở thư viện, giảng được tương đối tỉ mỉ, tổng cộng đã giảng 107 buổi làm thành đĩa CD, làm thành VCD. Lần này dường như có mang đến đây rất nhiều bộ, có một vị Phật tử phát tâm làm một ngàn bộ. Đĩa thì lưu giữ thời gian được lâu, chất lượng không bị biến đổi, họ nói với tôi có thể lưu giữ đến 200 năm mà âm lượng không bị thay đổi. Thế nên chúng ta dùng đĩa CD này để copy thu âm mang đi phổ biến, hiểu quả rất là tốt. Vì sao chúng ta phải tu Tịnh Độ? Vì sao phải niệm Phật A Di Đà? Vì sao phải cầu sanh thế giới Tây Phương Cực Lạc? Các vị đem bộ kinh Vô Lượng Thọ này tỉ mỉ nghe qua vài lần thì sẽ hiểu rõ, bạn cũng sẽ hiểu được phải tu thế nào, phải học ra sao. Đây là cuối cùng nói đến quy tâm Tịnh Độ. Nếu như chúng ta không muốn phải tốn nhiều tinh lực đi truy cứu đến cùng chân tướng của vũ trụ nhân sanh, đến đây thì được rồi, đã tương đối viên mãn rồi. Vì sao vậy?

Tương lai đến thế giới Tây Phương Cực Lạc, sau khi đến đó rồi thì tất cả hưởng thụ, đức năng trí tuệ của chúng tabình đẳng với Phật A Di Đà. Thế giới Tây Phương Cực Lạcbình đẳng, thế thì chân tướng của vũ trụ nhân sanh rốt cuộc là thế nào, đến thế giới Tây Phương Cực Lạc không cần đến một tuần thì bạn thảy đều hiểu rõ. Đây là sự thật. Hà tất phải ở nơi đây, ngày ngày phải động não, có làm thế nào cũng không thể thông được. Đây là đường tắt để thành Phật. Chỗ này thông thường người gọi là thành Phật chi đạo, con đường thành Phật. Tịnh tôngđường tắt thành Phật. Con đường thành Phật rất xa rất dài, vô cùng xa thẳm, đây là con đường gần, bảo đảm ngay trong một đời này của chúng ta quyết định có thể thành tựu. Vậy thì do đây mà biết, pháp môn này đích thực là thù thắng không gì bằng. Chư Phật tán thán, Bồ Tát tán thán, các tổ sư đại đức nhiều đời không một ai không tán thán, ngay một đời này của chúng ta có thể gặp được là việc khó được. Trên kệ khai kinh nói: “trăm ngàn muôn kiếp khó được gặp”, lời nói này là thật, không phải là giả. Cư sĩ Bàng Tế Thanh đã nói: “vô lượng kiếp đến nay hy hữu khó gặp”. Ngày hôm nay chúng ta có thể gặp được rồi, gặp được rồi mà mà để lỡ qua trước mắt, bạn nói xem đáng tiếc dường nào? Vô lượng kiếp hy hữu khó gặp, bạn gặp được rồi thì phải nắm chặt lấy, nhất định không thể bỏ lỡ qua, phải nỗ lực học tập, nỗ lực tu hành.

Lần diễn giảng này, tôi nghĩ chỉ giảng đến chỗ này thôi, chúng ta dừng lại ở đây. A Di Đà Phật!

Cẩn dịch: Vọng Tây Cư Sĩ

Biên tập: Phật tử Diệu Hiền

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 6366)
Phật dạy rằng tất cả nhân quả thiện ác trên thế gian như bóng theo hình, không sai chạy tơ hào. Song, những kẻ không tin tưởng luật nhân quả thì cho đó là lời rỗng tuếch.
(View: 7470)
Minh Tâm là một yếu pháp trong hết thảy các pháp và Tịnh Tâm là một yếu hạnh trong hết thảy các hạnh. Nhưng cái yếu pháp Minh Tâm không chi bằng niệm Phật.
(View: 6949)
Khi tâm mình nhẹ nhàng, thảnh thơihạnh phúc thì ba nẻo đường đen tốiđịa ngục, ngạ quỷsúc sanh không thể xuất hiện.
(View: 6402)
Đã mấy chục năm trôi qua, sinh ra làm người giữa cuộc đời này, cho đến hôm nay, hương linh đã chính thức kết thúc cuộc đời con người,
(View: 5905)
Nếu bạn có bạn bè hay người thân đang lâm trọng bệnh hoặc sắp qua đời, tôi biết là không có ai bảo bạn hãy cứ thản nhiên với họ.
(View: 5136)
Mục đích thứ nhất của chúng ta khi tu học Phật Pháp đương nhiên là để liễu thoát sanh tử luân hồi, ra khỏi tam giới.
(View: 5549)
Hành giả tu học pháp môn Tịnh Độ, tất yếu đầy đủ tư lương Tịnh Độ. Những gì gọi là tư lương?
(View: 6870)
Bất cứ một ai khi trì tụng thần chú Đại Bi với tất cả tâm thành, chắc chắn sẽ đạt được tất cả những điều mong cầu, ước nguyện bởi vì oai lực của Thần chú là rộng khắp, vô biên...
(View: 6158)
Phật Pháp đến nơi nào thời cũng làm lợi ích cho chúng sanh, làm cho chúng sanh được vui vẻ và được an vui...
(View: 12478)
Nguyện con sắp đến lúc lâm chung, Trừ hết tất cả các chướng ngại, Tận mặt thấy Phật A Di Đà, Liền được sanh về cõi Cực lạc.
(View: 5943)
Tâm thức chánh niệm hay tán loạn của con người khi lâm chungyếu tố quyết định cho sự vãng sanh Tịnh độ hay đọa lạc về các cảnh giới khổ đau.
(View: 7282)
Người Nhật khi nghe đến Shinran Shonin (Thân Loan Thánh Nhân) họ liền hiểu ngay gần như là Giáo Tổ của Tịnh Độ Tông Nhật Bản,
(View: 5733)
Trong xã hội ngày nay, với nhiều biến loạn và nhiễu nhương, những người phát tâm học Phật chân chính cần phải có một nhận thức sáng suốt.
(View: 6113)
Do chúng sinh có nhiều bệnh, nên đức Phật mới lập ra nhiều pháp môn, nhưng tất cả giáo lý đều lấy giác ngộ làm đích đến.
(View: 5094)
Tu học pháp môn niệm Phật là có thể mang nghiệp vãng sanh, nhưng chúng ta cũng tận lực, hy vọng có thể mang đi ít một chút.
(View: 4648)
Chúng ta học được từ nơi Phật Bồ Tát là ở ngay trong cuộc sống thường ngày, nhất định phải dùng tâm chân thành, chân thì không giả, thành thì không hư vọng...
(View: 8481)
Thiền (hay Thiền–na) là âm của tiếng Phạn "Dhyana", là pháp môn "trực chỉ Chơn tâm, kiến tánh thành Phật".
(View: 6779)
Một câu A Di Đà Phật làm cho chúng ta tỉnh lại. Sau khi tỉnh rồi mới biết được chính mình vốn dĩ là A Di Đà Phật, chính mình vốn dĩ là Tỳ Lô Giá Na.
(View: 7644)
Tất cả chúng ta đang sống trong Ánh sáng Vô lượng (Vô lượng Quang) và Đời sống Vô lượng (Vô lượng Thọ), trong bổn nguyện của Phật A Di Đà,
(View: 6045)
Phật giáo không phải là tôn giáo, mà là giáo dục. Giáo dục Phật giáo cứu cánh viên mãn, giúp chúng ta phá mê khai ngộ, lìa khổ được vui.
(View: 5652)
Ở Trung Hoa, kinh Quán Vô Lượng Thọ đóng một vai trò quan yếu trong giai đoạn đầu tiên của sự truyền bá Tịnh độ tông hơn bất kỳ kinh văn nào khác của tông nầy.
(View: 6603)
Niệm Phật là một trong những pháp môn tu hành rất căn bản được Đức Thế Tôn chỉ dạy rất rõ ràng, hiện còn lưu lại trong các bản kinh cổ nhất,
(View: 6928)
Tịnh Độphương cách thích hợp nhất để đạt thành tựu trong một kiếp, và là cách tốt nhất để cứu độ chúng sinh.
(View: 7815)
Gặp được Phật pháp rất khó! Trên đời này không có pháp nào thoát ly sanh tử, chỉ có giáo pháp của Phật mới ra khỏi sinh tử luân hồi.
(View: 5050)
Tâm thường đế trụ, độ thế chi đạo, ư nhất thiết vạn vật, tuỳ ý tự tại, vi thứ giá loại, tác bất thỉnh chi hửu.
(View: 4860)
Học Phật trước tiên phải làm người tốt, xử lý tốt mối quan hệ giữa người với người rồi, tiến thêm một bước, chúng ta phải xử lý tốt mối quan hệ với môi trường tự nhiên.
(View: 5443)
Trong bộ kinh này, đức Phật dạy chúng ta phương pháp để cái tâm được thanh tịnh.
(View: 13120)
Vô Niệm Viên Thông Yếu Quyết nếu cắt nghĩa chung thì ta có thể nói là bí quyết thoát trần, bí quyết thoát vòng tục lụy, bí quyết giải thoát, bí quyết để chứng thẳng chơn tâm hay bí quyết để đi vào minh tâm kiến tánh.
(View: 10147)
Chúng ta tu học Phật pháp, mục tiêu đầu tiên tất nhiên phải thoát ly sinh tử, ra khỏi lục đạo luân hồi.
(View: 10902)
xem thường chúng sinh, chính mình luôn có thái độ cống cao ngã mạn khiến cơ hội vãng sinh bất thoái thành Phật.
(View: 10754)
Kinh Đại Tập nói rằng: ”Thời đại mạt pháp hàng trăm triệu người tu hành, ít có một người đắc đạo, chỉ nương niệm Phật sẽ qua được biển sinh tử”.
(View: 12374)
Đức Phật dạy chúng ta niệm A Di Đà Phật, chúng ta nghe theo lời dạy của đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật mà niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ.
(View: 10539)
Phật giáo Trung Quốc được lần lượt truyền từ Ấn Độ sang đến nay đã hơn hai nghìn năm và được truyền bá rộng rãi đến ngày nay.
(View: 11168)
Phật, chính là thực tướng các pháp, chân tướng của tất cả pháp. Nếu bạn trái với chân tướng thì chính là ma,
(View: 10330)
Chúng ta may mắn được nghe Phật Pháp, đương nhiên cần phải chiếu cố đến chúng sanh ở tận hư không pháp giới, nhất là những oan gia trái chủ của mình trong nhiều đời nhiều kiếp.
(View: 9162)
Phương pháp tiêu trừ nghiệp chướng tốt nhất là đoạn ác tu thiện, tích công bồi đức, một lòng niệm Phật.