Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Pháp Môn Tịnh Độ Niệm Phật A Di Đà

29 Tháng Giêng 201505:30(Xem: 4076)
Pháp Môn Tịnh Độ Niệm Phật A Di Đà

PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ
NIỆM PHẬT A DI ĐÀ

Toàn Không



PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ NIỆM PHẬT A DI ĐÀLỜI DẪN

Ngày nay, nhiều người niệm Phật A Di Đà để cầu vãng sinh Tây phương Cực Lạc. Điều này phù hợp với đại nguyện của đức Phật A Di Đà cứu độ chúng sinh về cõi Tịnh độ của Ngài để tiếp tục tu hành tới ngày thành Phật.

Do sự mong muốn của một số độc giả nên tôi viết ra những điều căn bản của Pháp Môn Tịnh Độ và của việc Hộ Niệm để giúp người tu biết làm thế nào để được vãng sanh, làm sao biết một người khi chết được vãng sinh hay không; có mấy phương thức tu Tịnh Độ, có bao nhiêu cách niệm Phật, và người tu phải làm những gì để đạt kết quả mỹ mãn?

Mong rằng: người tu Pháp Môn Niệm Phật A Di Đà nghiền ngẫm thật kỹ, ghi nhớ những điều phân tích khuyến tấn trong cuốn cẩm nang này trước khi bắt đầu thực hành, và về sau thỉnh thoảng nên đọc lại để được nhắc nhở.

Mặc dù trong sách nêu ra rất nhiều điều, nhưng chưa nói hết được mọi chi tiết, cách diễn đạt văn tự còn khuyết điểm, mong các vị Thiện tri thức bỏ qua cho, người viết muôn phần thành thật đa tạ.

Sau chót, chân thành cảm tạ và xin phép qúy Thiện tri thức, Phật tử, v.v... đã viết, dịch, in, ấn tống, xuất bản Kinh sách, đăng trên mạng, nhờ đó quyển sách “Pháp Môn Tịnh Độ” được thành hình đầy đủ.

Milpitas, Cali. USA ngày 16 - 10 - 2011
NamThích Ca Mâu Ni Phật
NamA Di Đà Phật.
Toàn Không Đỗ Đăng Tiến



DẪN NHẬP

TỊNH ĐỘ LÀ GÌ?

Tịnhim lặng yên ổn trong sạch, Độ là cứu giúp, Tịnh Đ từ chữ Phạn: Buddhasetra là Phật độ, cõi Phật, cõi thanh tịnh.

Trong hư không bao la vô biên: có vô lượng cõi nước (hành tinh), trong số đó có cõi Tịnh, có cõi Uế (như Sa Bà). Chúng sinh có tâm tịnh sinh về cõi Tịnh, có tâm uế sinh về cõi uế; nếu sinh về cõi uế thì nghiệp chướng mỗi ngày một sâu nặng, khó thành tựu pháp lành; còn sinh về cõi Tịnh thì nghiệp chướng mỗi ngày một tiêu trừ, dễ thành tựu pháp lành; ngay cả các cõi Tịnh độ cũng có nhiều sai biệt, trong đó cõi thù thắng nhất là thế giới Tây Phương Cực Lạc.

Để được đầy đủ và có thứ lớp, trước hết cần lược qua về ba Kinh căn bản của Tịnh Độ Tông, sau bàn đến phương cách tu, các điều nên biết và chuẩn bị. Sau chót nói đến cách thực hành hàng ngày của người tu Tịnh Độ. Chúng ta cùng theo dõi:

MỤC 1:

LƯỢC KINH A DI ĐÀ:

I) - CÕI TỊNH ĐỘ TRANG NGHIÊM:

Một thời Đức Phật ngự tại Tịnh xá Kỳ Hoàn, vườn Cấp Cô Độc nước Xá-Vệ, cùng với một nghìn hai trăm năm mươi vị Tỳ kheo; lúc đó, có vô số Bồ Tát, Chư Thiên, Thiên Long Bát Bộtứ chúng tham dự.

Bấy giờ đức Phật bảo Tỳ Kheo Xá-Lợi-Phất rằng: "Từ đây qua phương Tây quá mười muôn ức cõi Phật (1) (xa quá 10 tỷ giải Ngân Hà), có thế giới tên là Cực Lạc, trong thế giới đó có đức Phật hiệu là A Di Đà (2) hiện nay đang nói pháp.

Xá Lợi Phất, cõi đó vì sao tên là Cực lạc?

chúng sanh trong cõi Cực Lạc không có những sự khổ, chỉ hưởng những điều vui; trong cõi đó có bảy từng bao lơn, bảy từng mành lưới, bẩy từng hàng cây, đều bằng bảy báu bao bọc giáp vòng.

Lại có ao bằng bẩy báu, trong ao đầy nước đủ tám công đức (3); đáy ao thuần dùng kim cương làm cát trải trên đất bằng vàng. Vàng bạc, lưu ly, pha lê hợp thành những thềm đường ở bốn bên ao; trên thềm đường có lầu gác cũng đều nghiêm sức bằng bảy báu là: vàng, bạc, lưu ly, pha lê, xa cừ, xích châu, mã não.

Trong ao có hoa sen lớn như bánh xe: hoa sắc xanh thời ánh sáng xanh, sắc vàng thời ánh sáng vàng, sắc đỏ thời ánh sáng đỏ, sắc trắng thời ánh sáng trắng, nhiệm mầu thơm mát trong sạch.

Xá Lợi Phất, cõi Cực Lạc thành tựu công đức trang nghiêm như thế.

Trong cõi của đức Phật đó, thường trỗi (vang lên) nhạc trời, đất bằng vàng ròng, ngày đêm sáu thời (4) rải hoa trời Mạn đà la; chúng sanh trong cõi đó thường vào lúc sáng sớm, đều lấy giỏ đựng những hoa thơm đem cúng dường mười muôn ức đức Phậtmười phương, đến giờ ăn liền trở về bản quốc ăn cơm xong đi kinh hành (5).

Xá Lợi Phất, cõi Cực Lạc thành tựu công đức trang nghiêm như thế.

ducphatthichca-content

ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI NÓI KINH

Lại nữa, cõi đó thường có những giống chim mầu sắc xinh đẹp lạ thường, như chim Bạch hạc, Khổng-tước, Anh-vũ, Xá-lợi, Ca-lăng-tần-già, Cọng-mạng; những giống chim đó ngày đêm sáu thời hót tiếng hòa nhã.

Tiếng chim đó diễn nói những pháp như Năm căn (6), Năm lực (7), Bảy giác Chi (8), Tám thánh đạo (9), v.v... Chúng sanh trong cõi đó nghe tiếng chim xong thảy đều niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng!

Xá-Lợi-Phất! Ông chớ cho rằng những giống chim đó là do tội báo sinh ra, vì cõi Cực Lạc không có ba đường ác, Xá-Lợi-Phất, cõi đó tên đường ác còn không có huống là có sự ác sao? Những giống chim đó là do đức Phật A Di Đà muốn cho tiếng pháp được tuyên lưu (bày tỏ chuyền đi) mà biến hóa ra đó thôi.

Trong cõi Cực Lạc, gió nhẹ thổi động các hàng cây báu và động mành lưới báu, làm vang ra tiếng vi diệu, ví như trăm ngàn thứ nhạc đồng hòa chung; người nào nghe tiếng đó tự nhiên đều sinh lòng niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng.

Xá-Lợi-Phất: cõi Cực Lạc thành tựu công đức trang nghiêm như thế.

II) - DIỆU THẮNG CỦA PHẬT A DI ĐÀ:

Xá-Lợi-Phất: Ông nghĩ sao, Đức Phật đó vì sao hiệu là A Di Đà?

đức Phật đó có hào quang sáng chói soi suốt vô lượng các cõi mười phương không bị chướng ngại (vô lượng quang); Đức Phật đó và nhân dân của Ngài sống vô lương A Tăng tỳ kiếp (vô lượng thọ). Đức Phật A Di Đà thành Phật đến nay đã 10 kiếp rồi (1 kiếp = 16 triệu 800 nghìn năm).

Lại trong cõi nước Cực Lạcvô lượng Thanh Văn đệ tử đều là bậc A La Hán, chẳng phải tính đếm mà có thể biết hết được, hàng Bồ Tát chúng cũng đông như thế.

Xá Lợi Phất, cõi Cực Lạc thành tựu công đức trang nghiêm như thế.

Lại nữa, cõi Cực Lạc, những chúng sanh vãng sinh đến đó đều là bậc bất thóai chuyển (10) (không bị đọa nữa); trong đó có rất nhiều vị bực nhất sanh bổ xứ (chuẩn bị thành Phật), số đó rất đông, chẳng phải tính đếm mà biết hết được, chỉ có thể dùng vô số a-tăng-kỳ để nói thôi!

Chúng sanh nào nghe những điều trên đây, nên phát nguyện cầu sinh sang cõi nước đó, vì sao? Vì: được cùng với các bậc Thượng thiện nhân ở cùng một chỗ.

III) - NHÂN CỦA VÃNG SINH:

Xá-Lợi-Phất! Chẳng có thể dùng chút ít thiện căn phước đức nhân duyên mà được sinh sang cõi đó.

Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào nghe nói đức Phật A Di Đà, rồi chấp trì danh hiệu của đức Phật đó, hoặc trong một ngày, hoặc hai ngày, hoặc ba ngày, hoặc bốn ngày, hoặc năm ngày, hoặc sáu ngày, hoặc bẩy ngày, một lòng không tán loạn. Thời người đó đến lúc lâm chung (chết) được đức Phật A Di Đà cùng hàng Thánh chúng hiện thân ở trước người đó. Người đó lúc chết tâm thần không điên đảo, liền được vãng sanh về cõi nước Cực Lạc của đức Phật A Di Đà.

Xá Lợi Phất, ta thấy có những lợi ích ấy nên nói những lời như thế, nếu có chúng sinh nào nghe những lời trên, nên phát nguyện sinh sang cõi Cực Lạc.

IV) - CHƯ PHẬT KHUYÊN TIN:

Nói xong, đức Phật bảo Tôn giả Xá Lợi Phất:

- Như Ta hôm nay ngợi khen công đức lợi ích chẳng thể nghĩ bàn của đức Phật A Di Đà, thì hằng hà sa số chư Phật ở khắp sáu Phương Đông Tây Nam Bắc Trên Dưới đều ở tại nước các Ngài, hiện ra tướng lưỡi rộng dài (nói chân thật) trùm khắp cõi tam thiên đại thiên (1 cõi Phật) mà nói lời thành thật rằng: "Chúng sanh các ngươi phải nên tin xưng tán công đức không thể nghĩ bàn của Kinh: “Nhất Thiết (một lòng) Chư Phật Sở Hộ (độ cho) Niệm (nhớ) Này", vì sao tên là Kinh Nhất-Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm?

Vì nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào nghe Kinh này, và nghe danh hiệu của đức Phật A Di Đàthọ trì, thì những thiện nam tử cùng thiện nữ nhân ấy đều được tất cả các đức Phật hộ niệm, đều được không thoái chuyển nơi đạo Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác (bậc giác ngộ hiểu biết chân chính, không còn bậc nào hơn được nữa).

Cho nên, các ông đều nên tin nhận lời của Ta và của Chư Phật nói; nếu có người đã phát nguyện, đang phát nguyện, sẽ phát nguyện muốn sinh về cõi nước của đức Phật A Di Đà, những người ấy đều được không thối chuyển nơi đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, thời đã sinh sang, đang sanh sang, hoặc sẽ sinh sang.

Xá-Lợi-Phất! Cho nên các thiện nam tử thiện nữ nhân, nếu người nào có lòng tin thì nên phát nguyện sinh về cõi nước kia. Như ta hôm nay ngợi khen công đức chẳng thể nghĩ bàn của đức Phật A Di Đà, thời các đức Phật cũng ngợi khen công đức chẳng thể nghĩ bàn của Ta.

GIẢNG GIẢI:

Đọc Kinh trên, chúng ta thấy đức Phật nói rất rõ, duy có một số điểm cần tìm hiểu thêm, đó là:

1) – Cõi Cực Lạc: Người đời đều nghi ngờ cõi Cực Lạc ở xa ngoài mười muôn ức cõi Phật quá xa, lúc sắp lâm chung chỉ trong khoảnh khắc e khó đến được, làm sao hiểu được điều này?

Trong Kinh nói: Tâm bao hư không trùm khắp pháp giới, thì mười muôn ức cõi Phật chỉ ở trong tâm ta, nào có xa xôi gì? Khoảnh khắc mạng chung sinh trong tâm ta, nào có khó khăn gì?

Vả lại, gọi mười muôn ức cõi nước là đối với cái nhìn của phàm phu, tâm trong sinh tử mà nói; nếu chúng sinh thành tựu Tịnh nghiệp, lúc lâm chung tâm an định tức là tâm thọ sinh Tịnh độ, vừa khởi niệm liền được vãng sinh. Vì thế cho nên Kinh nói: “Mười muôn ức cõi nước chỉ trong khoảnh khắc liền đến, tự tâm vốn huyền diệu vậy!”.

2) – Phật A Di Đà: Dịch từ chữ Phạn (Sanskrit): Amitabha Buddha: Buddha dịch âm Hán là Giác là Phật, Amita dịch âm là A Di Đà nghĩa là vô lượng, bha là Quang, Amitabhavô lượng ánh sáng.

3) – Nước tám công đức là gì? Đó là:

1- Nước trong vắt không vẩn đục. 2- Nước mát dịu. 3- Nước thơm ngon ngọt. 4- Nước mềm mại nhẹ nhàng. 5- Nước thấm nhuần. 6- Nước an hòa lặng lẽ. 7- Nước trừ đói khát. 8- Nước nuôi lớn các căn.

4) – Sáu thời là gì?

Ngày 6 thời, đêm 6 thời, ngày có các loại chim hót hòa nhã; Trung Hoa chia ra đêm năm canh, ngày sáu khắc.

5) – Đi kinh hành là gì?

Đi kinh hành: Là đi bộ cho giãn gân cốt sau khi ngồi thiền hay niệm Phật lâu, vừa đi vừa niệm, quán tưởng, tham thiền, v.v..., cũng là kinh hành.

6) – Năm Căn là gì?

Năm Căn là năm vấn đề căn bản, năm cội gốc, năm nguồn căn bản cho việc tu hành, đó là Tín Căn, Tinh Tấn Căn, Niệm Căn (nhớ nghĩ), Định Căn (tịch tĩnh), và Huệ Căn (trí tuệ).

7) – Năm Lực là gì?

Năm Lựcnăm sức mạnh mẽ, là năm năng lực sức lực; Năm Căn ví như năm ngón của bàn tay, còn Năm Lực ví như sức co ruỗi của các ngón tay để cầm, nắm, cấu véo, bóp, xoa. Năm Lực gồm có: Tín Lực, Tinh Tấn Lực, Niệm Lực, Định Lực, và Huệ Lực.

8) – Bảy Giác Chi là gì?

Giác chữ Phạn là Boddhi (Bồ Đề) là giác ngộ; Chi là nhánh, là bảy loại tu tuần tự sẽ đạt đến đạo qủa, còn gọi là “Bảy Giác Phần”, bảy phương tiện thực hành sẽ giải thoát. Bảy giác chi gồm có: Niệm Giác Chi, Trạch Pháp Giác Chi (lựa chọn), Tinh Tấn Giác Chi, Hỷ Giác Chi, Khinh An Giác Chi, Định Giác Chi, và Xả Giác Chi.

9) – Tám Chính Đạo là gì?

Tám Chính Đạo còn được gọi là Tám Thánh Đạocon đường giải thoát, gồm có tám nhánh là Chính kiến (nhìn biết như thật), Chính tư duy (suy nghĩ đúng như thật), Chính ngữ (nói năng đúng sự thật), Chính nghiệp (hành động phải đạo), Chính mệnh (nghề nghiệp chân chính), Chính tinh tấn (siêng năng cần mẫn), Chính niệm (nhớ nghĩ không quên), Chính định (thanh tịnh sáng suốt); thiếu một trong tám nhánh không thành Bát chính đạo.

Do những lời nguyện trong khi tu hành, đức Phật A Di Đà đã trang nghiêm cõi Tịnh độ của Ngài thù thắng nên mới có đủ thứ như các hàng cây, lưới báu, cung điện, các loài chim, những âm thanh hòa tấu vi diệu, khiến người nghe được tự nhiên niệm Phật niệm Pháp niệm Tăng.

Nếu ai nghe danh hiệu Phật A Di Đà tin tưởng niệm danh hiệu Ngài từ một ngày cho đến bảy ngày, một lòng không tán loạn. Thời người đó đến lúc qua đời được đức Phật A Di Đà cùng hàng Thánh chúng hiện thân trước người đó để tiếp rước về cõi Cực Lạc.

10)- Bậc bất thoái chuyển:

Khi được sinh sang Tây phương Cực Lạc, rồi tiếp tục tu hành cho đến ngày thành Phật, nên không bị đoạ. Điều này có năm nhân duyên khiến người vãng sinh không thoái chuyển, đó là:

1. Do nguyện lực của Phật A-di-đà thường thâu nhiếp giữ gìn.

2. Do ánh sáng của Phật luôn soi chiếu, tâm Bồ-đề thường tăng trưởng.

3. Nước, chim, cây rừng, gió reo, nhạc tấu đều thuyết giáo nghĩa khổ, không; người nghe những pháp ấy thường khởi lòng niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng.

4. Cõi nước Cực Lạc toàn là bậc Bồ-tát, Thượng nhân làm bạn lành, không có cảnh duyên xấu ác, không có quỷ thần, tà ma; các thứ phiền não Tam độc, v.v… hoàn toàn không sinh khởi.

5. Do sống lâu mãi mãi, đồng với Chư Phật và Chư Bồ-tát.

tayphuongcuclac-content

TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC TRANG NGHIÊM


MỤC 2:

LƯỢC KINH

PHẬT VÔ LƯỢNG THỌ:

I) – KINH VÔ LƯỢNG THỌ:

ducphatthichca_02

ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI NÓI KINH

Một thời đức Phật ngự tại núi Kỳ Xà Quật thuộc thành La Duyệt, nước Ma Kiệt cùng 1250 Tỳ Kheo, có đông đảo chúng Bồ Tát, các Vua Trời, và Thiên Long Bát Bộ. Lúc bấy giờ sắc diện của đức Thế Tôn vui vẻ tươi sáng. Tôn giả A Nan Đà từ chỗ ngồi đứng lên, quỳ gối phải chắp tay bạch đức Phật rằng:

- Bạch đức Thế Tôn! Hôm nay sắc diện của Ngài vui vẻ tươi sáng chưa từng được thấy, có phải Ngài nghĩ nhớ đến Chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại chăng?

Đức Phật dạy:

- Lành thay, lành thay! Này A Nan: Ông phát trí tuệ hỏi được Như Lai việc ấy, Ông là Đại Sĩ hi hữu như hoa Ưu Đàm (1) xuất hiệnthế gian, có lòng vì lợi ích chúng sanh, nên thưa hỏi việc ấy.

Nầy A Nan, Như Lai Chính Đẳng Chính Giác hay khai thị vô lượng tri kiến, tại sao? Vì Như Lai tri kiến (biết thấy) vô chướng vô ngại, Như Lai, nếu muốn ở thế gian, có thể ở đến vô lượng vô số trăm ngàn ức na do tha kiếp (vô số kiếp) mà thân thể của Như Lai và các căn vẫn không tổn giảm, tại sao? Vì Như Lai được tam muội (tịch tịnh) tự tại rốt ráo; này A Nan, Ông hãy lắng nghe, khéo suy nghĩ, Ta sẽ vì ông mà phân biệt giải nói.

Tôn giả A Nan thưa:

- Vâng! Bạch Thế Tôn! Con mong muốn được nghe đức Thế Tôn chỉ dạy.

Đức Phật bảo:

- Thuở xưa, quá a tăng kỳ vô số đại kiếp, có Phật xuất thế hiệu là Nhiên Đăng Như Lai giáo hóa độ thoát vô lượng chúng sanh. Sau đó có Quang Viễn Phật, Nguyệt Quang Phật, Chiên Đàn Hương Phật, v.v... hết thảy 52 vị Phật nối tiếp ra đời.

Kế sau đó có đức Phật hiệu là Thế Tự Tại Vương Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn (10 tên hiệu của chư Phật (3)).

Lúc đó có Quốc Vương nghe đức Phật thuyết pháp lòng rất vui đẹp phát tâm Vô thượng Bồ đề, từ bỏ ngôi vua xuất gia làm Tỳ Kheo hiệu là Pháp Tạng, đến cúi lễ đức Phật Thế Tự Tại Vương, đi quanh bên phải ba vòng, quỳ chắp tay nói kệ ca tụng Phật xong bạch:

“- Bạch đức Thế Tôn, con đã phát tâm Vô thượng Chính giác, xin đức Thế Tôn nói kinh pháp cho, con sẽ tu hành nhiếp lấy cõi Phật vô lượng thanh tịnh trang nghiêm. Khiến con mau thành bực Chánh giác nhổ hết gốc rễ sinh tử khổ lụy.”

Thế Tự Tại Vương Như Lai nói với Tỳ Kheo Pháp Tạng rằng: “- Công hạnh tu hành trang nghiêm Phật độ, ông tự biết lấy.”

Tỳ Kheo Pháp Tạng thưa:

“- Bạch đức Thế Tôn, Nghĩa ấy sâu rộng chẳng phải cảnh giới của con, ngưỡng mong đức Thế Tôn chỉ dạy công hạnh Tịnh độ của Chư Phật. Con được nghe rồi sẽ y theo tu hành để hoàn thành sở nguyện.”

Lúc ấy đức Phật Thế Tự Tại Vương biết Tỳ Kheo Pháp Tạngchí nguyện sâu rộng liền giảng dạy:

“- Ví như biển cả kia, có một người lấy đấu múc nước trải qua vô lượng kiếp, còn có thể cạn đến đáy, được châu báu vi diệu; có người chí tâm tinh tiến cầu đạo chẳng thôi, tất sẽ kết quả, có nguyện gì mà chẳng được thành.”

Rồi đức Thế Tự Tại Vương Phật nói rộng hai trăm mười ức quốc độ Chư Phật (21 triệu cõi Phật), những là sự thiện ác của hàng trời người, những sự xấu tốt của các cõi nước, và ứng theo tâm nguyện của Tỳ Kheo Pháp Tạng mà hiện rõ ra cho thấy cả.

Nghe và thấy các quốc độ nghiêm tịnh, Tỳ Kheo Pháp Tạng phát khởi thệ nguyện thù thắng vô thượng, tâm Ngài tịch tịnh, trí rỗng rang, tất cả thế gian không có ai bằng; trọn đủ năm kiếp, Ngài suy xét nhiếp lấy công hạnh trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật.

Ngài A Nan thưa:

- Bạch đức Thế Tôn, Người cõi Phật xưa ấy thọ mạng bao lâu?

Đức Phật nói:

- Nầy A Nan, Đức Phật Thế Tự Tại Vương thọ mạng bốn mươi hai kiếp.

Thuở ấy, Tỷ Kheo Pháp Tạng nhiếp lấy công hạnh thanh tịnh trang nghiêm hai trăm mười ức cõi Phậttu tập xong, Ngài đến trước đức Thế Tự Tại Vương Như Lai cúi lạy chân Phật, đi quanh bên phải ba vòng chắp tay đứng bạch rằng: “- Bạch đức Thế Tôn con đã nhiếp trì công hạnh trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật.”

Đức Thế Tự Tại Vương Như Lai nói: “- Nay Ông nên trình bày chi tiết, Ông phải biết phát khởi đúng lúc, và làm vui đẹp tất cả chúng sinh; Bồ Tát tu hành pháp ấy thì sẽ đầy đủ vô lượng đại nguyện.”

Tỳ Kheo Pháp Tạng thưa:

“- Bạch Đức Thế Tôn, con mong được xét soi, con sẽ trình rõ những điều phát nguyện sau đây:”

GIẢNG GIẢI:

1)- Vô lượng Thọ: Dịch từ chữ Phạn (Sanskrit): Amitayus là sống vô cùng lâu dài, như vài chục tỷ năm.

2)- Hoa Ưu Đàm: Dịch từ chữ Phạn (Sanskrit): Udumbara dịch nghĩa là Linh thụy, là điềm lành linh ứng; hoa này khó thấy, rất quý hiếm.

3)- Nghĩa 10 danh hiệu của Chư Phật như sau:

01 - Như Lai: Bậc Chính Đẳng Chính Giác, Phật vốn không từ đâu lại và cũng chẳng đi về đâu, đó là Như Lai.

02 - Ứng Cúng: Đầy đủ chính pháp vi diệu, xứng đáng hưởng cúng dường của Người, và Trời.

03 - Chính Biến Tri: Dịch theo âm là Tam Miểu Tam Phật Đà, nghĩa là biết rõ hai đế lý: Lý thế gian (Thế đế), là lý tương đối, và lý chân thật (Chân đế) là lý tuyệt đối bình đẳng.

04 - Minh Hạnh Túc: Giữ gìn tịnh giới thanh tịnh, đầy đủ Tam Minh (Túc mệnh minh, Thiên nhãn minh, Lậu tận minh).

05 - Thiện Thệ: Không còn sinh trong ba cõi Dục, Sắc và Vô Sắc giới nữa.

06 - Thế Gian Giải: Là biết hết thế gian nhân sinh và vũ trụ.

07 - Vô Thượng Sĩ: Đấng tối cao không ai vượt qua.

08 - Điều Ngự Trượng Phu: Biết rõ phương tiện điều phục chúng sinh.

09 - Thiên Nhân Sư: Khiến Trời Người không khởi lòng khiếp sợ, giáo hóa cho lìa khổ được vui.

10 - Phật Thế Tôn: Bậc giác ngộ được người và Trời tôn kính.

II) - BỐN MƯƠI TÁM ĐẠI NGUYỆN

Của Bồ Tát Pháp Tạng, tức Phật A Di Đà:

01). Khi tôi tu thành Phật, cõi nước tôi còn có địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh thì tôi không lên ngôi chính giác (thành Phật).

02). Khi tôi tu thành Phật, người dân trong cõi nước tôi sau khi mạng chung còn phải đọa vào ba đường ác thì tôi không lên ngôi chính giác.

03). Khi tôi tu thành Phật, người dân trong cõi nước tôi nếu không có thân màu vàng óng ánh thì tôi không lên ngôi chính giác.

04). Khi tôi tu thành Phật, người dân trong cõi nước tôi nếu còn có kẻ xấu người đẹp thì tôi không lên ngôi chính giác (mọi người đều đẹp).

05). Khi tôi tu thành Phật, người dân trong cõi nước tôi nếu chẳng biết túc mệnh thông (biết vô số đời về trước), tối thiểu là biết sự việc trong trăm ngàn ức na do tha (vô số, vô lượng) kiếp, nếu chẳng được vậy, tôi không lên ngôi chính giác.

06). Khi tôi tu thành Phật, người dân trong cõi nước tôi nếu chẳng có thiên nhãn (nhìn thấu suốt không ngăn ngại), tối thiểu là thấy trăm ngàn ức na do tha cõi nước chư Phật, nếu chẳng được vậy, tôi không lên ngôi chính giác.

07). Khi tôi tu thành Phật, người dân trong cõi nước tôi nếu chẳng có thiên nhĩ (nghe thấu suốt không ngăn ngại), thì cũng nghe và thụ trì trăm ngàn ức na do tha lời thuyết pháp của chư Phật. Nếu chẳng được vậy, tôi không lên ngôi chính giác.

08). Khi tôi tu thành Phật, người dân trong cõi nước tôi nếu chẳng được tha tâm thông (biết ý nghĩ của người khác), thì cũng biết tâm niệm của chúng sanh trong trăm ngàn ức na do tha thế giới; nếu chẳng được vậy, tôi không lên ngôi chính giác.

09). Khi tôi tu thành Phật, người dân trong cõi nước tôi nếu chẳng được thần túc (biến hóa vô lường), thì cũng khoảng một niệm qua đến trăm ngàn ức na do tha cõi nước Phật. Nếu chẳng được vậy, tôi không lên ngôi chính giác.

10). Khi tôi tu thành Phật, người dân trong cõi nước tôi nếu sinh lòng tham chấp thân thể (chấp ngã) thì tôi không lên ngôi chính giác.

11). Khi tôi tu thành Phật, người dân trong cõi nước tôi nếu chẳng được an trụ chính định (tịch tịnh) thì tôi không lên ngôi chính giác.

12). Khi tôi tu thành Phật, nếu ánh sáng còn bị hạn chế, chẳng chiếu đến trăm ngàn ức na do tha (soi thấu 10 phương) cõi nước chư Phật thì tôi không lên ngôi chính giác.

13). Khi tôi tu thành Phật, mệnh sống còn có hạn lượng, tối thiểu cũng thọ đến trăm ngàn ức na do tha kiếp (vô lượng kiếp); nếu chẳng được vậy, tôi không lên ngôi chính giác.

14). Khi tôi tu thành Phật, hàng Thinh Văn trong cõi nước tôi không thể tính đếm hết được, cho đến chúng sinh trong cõi Đại Thiên (1 tỉ mặt trời) thành bực Duyên Giác cùng nhau đếm suốt trăm nghìn kiếp mới hết; nếu chẳng như vậy, tôi không lên ngôi chính giác.

15). Khi tôi tu thành Phật, người dân trong cõi nước tôi thọ mệnh không hạn lượng (sống vô lượng thọ), nếu chẳng như vậy tôi không lên ngôi chính giác.

16). Khi tôi tu thành Phật, người dân trong cõi nước tôi nếu còn nghe danh từ bất thiện (việc ác) thì tôi không lên ngôi chính giác.

17). Khi tôi tu thành Phật, mười phương vô lượng Chư Phật nếu chẳng ngợi khen xưng tụng danh hiệu của tôi thì tôi không lên ngôi chính giác.

18). Khi tôi tu thành Phật, chúng sanhmười phương chí tâm muốn sinh về cõi nước tôi, chỉ niệm danh hiệu tôi cho đến mười niệm; nếu chẳng được như vậy, tôi không lên ngôi chính giác.

19). Khi tôi tu thành Phật, chúng sanhmười phương phát tâm Bồ đề (tỉnh thức, giác ngộ, tâm Phật), tu các công đức, chí tâm phát nguyện muốn sanh về cõi nước tôi. Nếu lúc mạng chung, tôi và đại chúng không vây quanh hiện ra trước mặt người ấy, thì tôi không lên ngôi chính giác.

20). Khi tôi tu thành Phật, chúng sanhmười phương nghe danh hiệu tôi, chuyên nhớ tôi, tu các công đức, cầu vãng sinh về cõi nước tôi mà chẳng được toại nguyện, tôi không lên ngôi chính giác.

21). Khi tôi tu thành Phật, người dân trong cõi nước tôi nếu chẳng đầy đủ ba mươi hai tướng đại nhân (tướng tốt đặc biệt) thì tôi không lên ngôi chính giác.

22). Khi tôi tu thành Phật, các Bồ Tát ở cõi nước khác sinh về cõi nước tôi đều đến bực nhứt sinh bổ xứ (một đời thành Phật). Trừ người tự nguyện hóa độ chúng sanh, qua các cõi nước Phật tu hạnh Bồ Tát, cúng dường chư Phật mười phương, khai hóa vô lượng chúng sinh khiến họ ở nơi đạo vô thượng, vượt công hạnh của bậc thông thường, hiện tiền tu công đức Phổ Hiền (trí huệ thấu hiểu cái nhất thể của sự đồng nhất và khác biệt); nếu chẳng như vậy, tôi không lên ngôi chính giác.

23). Khi tôi tu thành Phật, các Bồ Tát trong cõi nước tôi thừa thần lực Phật đi cúng dường Chư Phật mười phương, khoảng bữa ăn nếu không đến khắp vô số vô lượng cõi Phật thì tôi không lên ngôi chính giác.

24). Khi tôi tu thành Phật, các Bồ Tát trong cõi nước tôi khi ở trước chư Phật hiện công đức mình, nếu những thứ dùng để cúng dường không có đủ theo ý muốn thì tôi không lên ngôi chính giác.

25). Khi tôi tu thành Phật, các Bồ Tát trong nước tôi nếu chẳng thể diễn nói Nhầt Thiết Trí (trí sáng suốt biết mọi việc) thì tôi không lên ngôi chính giác.

26). Khi tôi tu thành Phật, các Bồ Tát trong nước tôi nếu chẳng được thân Kim Cương Na la Diên (thân bất hoại) thì tôi không lên ngôi chính giác.

27). Khi tôi tu thành Phật, người dân và tất cả vạn vật trong cõi nước tôi trang nghiêm thanh tịnh sáng rỡ hình sắc đặc biệt tột diệu không ai lường biết hết được, dù là có Thiên nhãn mà tính đếm được hết danh số ấy thì tôi không lên ngôi chính giác.

28). Khi tôi tu thành Phật, Bồ Tát trong nước tôi, dù người công đức ít nhất cũng thấy biết đạo tràng có màu sáng vô lượng, cao bốn trăm muôn dặm (4triệu), nếu chẳng như vậy, tôi không lên ngôi chính giác.

29). Khi tôi tu thành Phật, nếu ai trong cõi nước tôi đọc tụng thọ trì diễn thuyết Kinh Pháp mà chẳng được trí huệ biện tài thì tôi không lên ngôi chính giác.

30). Khi tôi tu thành Phật, trí huệ biện tài của Bồ tát trong nước tôi mà có hạn lượng thì tôi không lên ngôi chính giác.

31). Khi tôi tu thành Phật, cõi nước tôi thanh tịnh soi thấy tất cả vô lượng thế giới chư Phật mười phương, như gương sáng soi hiện hình; nếu chẳng như vậy, tôi không lên ngôi chính giác.

32). Khi tôi tu thành Phật, từ mặt đất cho đến những cung điện, lâu đài, ao nước, cây hoa, tất cả vạn vật trong cõi nước tôi đều toàn bằng châu báu, trăm ngàn thứ hương hoa xinh đẹp kỳ lạ. Hương ấy xông khắp vô lượng thế giới mười phương, các Bồ Tát ngửi mùi hương ấy đều tu hạnh của Phật. Nếu chẳng như vậy, tôi không lên ngôi chính giác.

33). Khi tôi tu thành Phật, chúng sanh trong vô lượng thế giới mười phương, được hào quang tôi chiếu đến, thân họ được nhẹ nhàng khoan khoái dễ chịu; nếu chẳng như vậy, tôi không lên ngôi chính giác.

34). Khi tôi tu thành Phật, chúng sanh trong vô lượng thế giới mười phương nghe danh hiệu tôi trong khi tu hành, nếu chẳng được Vô Sinh Pháp Nhẫn (thể nhậpvô sinh) cùng các môn Thần chú, tôi không lên ngôi chính giác.

35). Khi tôi tu thành Phật, hàng nữ nhân trong vô lượng thế giới mười phương nghe danh hiệu tôi vui mừng tin ưa phát tâm Bồ đề, nhàm chán thân nữ; nếu sau khi chết còn sinh lại thân người nữ, tôi không lên ngôi chính giác.

36). Khi tôi tu thành Phật, các Bồ Tát trong vô lượng thế giới mười phương nghe danh hiệu tôi, thường tu phạm hạnh (khuôn phép) cho đến thành Phật. Nếu chẳng như vậy, tôi không lên ngôi chính giác.

37). Khi tôi tu thành Phật, hàng Trời Người trong vô lượng thế giới mười phương nghe danh hiệu tôi, tin ưa vui mừng, cúi đầu vái lạy, năm vóc gieo xuống đất, tu hạnh Bồ Tát, được chư Thiên và người đời kính trọng; nếu chẳng như vậy, tôi không lên ngôi chính giác.

38). Khi tôi tu thành Phật, người dân trong cõi nước tôi muốn có y phục liền tùy nguyện hiện đến trên thân. Nếu còn phải may cắt nhuộm giặt, tôi không lên ngôi chính giác.

39). Khi tôi tu thành Phật, người dân trong cõi nước tôi hưởng thụ sung sướng nếu chẳng như ý, tôi không lên ngôi chính giác.

40). Khi tôi tu thành Phật, Bồ Tát cõi nước tôi tùy ý muốn thấy vô lượng cõi nước Phật mười phương liền được toại nguyện; nếu chẳng được vậy, tôi không lên ngôi chính giác.

41). Khi tôi tu thành Phật, các Bồ Tátmười phương thế giới nghe danh hiệu tôi, từ đó đến lúc thành Phật nếu các căn thân còn thiếu xấu chẳng được đầy đủ tốt đẹp. tôi không lên ngôi chính giác.

42). Khi tôi tu thành Phật, chúng Bồ Tátmười phương thế giới nghe danh hiệu tôi thảy đều chứng được Giải Thoát Tam Muội (tịch tịnh), khoảng một suy nghĩ, cúng dường vô lượng chư Phật mà không mất chánh định; nếu chẳng như vậy, tôi không lên ngôi chính giác.

43). Khi tôi tu thành Phật, các Bồ Tátmười phương thế giới nghe danh hiệu tôi, sau khi mệnh chung được sinh vào nhà tôn quý; nếu chẳng như vậy, tôi không lên ngôi chính giác.

44) . Khi tôi tu thành Phật, các Bồ Tátmười phương thế giới nghe danh hiệu tôi vui mừng hớn hở, tu hạnh Bồ Tát, đầy đủ công đức; nếu chẳng như vậy, tôi không lên ngôi chính giác.

45). Khi tôi tu thành Phật, các Bồ Tátmười phương thế giới nghe danh hiệu tôi thảy đều chứng được các thứ Chính Định, ở trong Chính Định ấy đến lúc thành Phật thường thấy vô lượng chư Phật. Nếu chẳng như vậy, tôi không lên ngôi chính giác.

46). Khi tôi tu thành Phật, các Bồ Tát ở trong cõi nước tôi tùy chí nguyện của mỗi người muốn được nghe pháp nào liền tự nhiên được nghe pháp ấy; nếu chẳng như vậy, tôi không lên ngôi chính giác.

47). Khi tôi tu thành Phật, các Bồ Tátmười phương thế giới nghe danh hiệu tôi, nếu chẳng được đến bực Bất Thoái Chuyển (bậc Đẳng Giác), tôi không lên ngôi chính giác.

48). Khi tôi tu thành Phật, các Bồ Tátmười phương thế giới nghe danh hiệu tôi, nếu chẳng được đệ nhứt Âm Hưởng Nhẫn (thể nhập mọi tiếng nói), đệ nhị Nhu Hòa Nhẫn (thể nhập hoà đồng) và đệ tam Vô Sinh Pháp Nhẫn (thể nhậpvô sinh), thì tôi không lên ngôi chính giác.

GIẢNG GIẢI:

Theo sự tích, chúng ta được biết tiền thân của đức Phật A Di Đà đã trải qua nhiều đời nhiều kiếp cúng dàng Chư Phật và tu hành rồi. Các kiếp trước đều có những lời phát nguyện, nhưng không nhiều như lần gặp đức Phật Tự Tại Vương trong Kinh Phật Vô Lượng Thọ nêu trên trong một kiếp về sau với 48 lời phát nguyện thật là rộng lớn vĩ đại.

Sau khi phát 48 đại thệ nguyên như trên, Bồ Tát Pháp Tạng chuyên chú tu hành, trang nghiêm vun bồi vô lượng đức hạnh trong vô số kiếp, chẳng màng lục trần, chẳng dính tham sân, chuyên cần pháp lành để lợi ích chúng sanh. Bồ Tát hoàn thành sáu Ba La Mật: Bố thí, trì giới, nhẫn nhục, thiền định, trí huệ.

Cũng vì độ chúng sanhBồ Tát đã hiện thân trong mọi loài để tùy thời cơ mà dìu dắt họ trên đường đạo; tất cả những sự nhẫn chịu trong sự khó nhẫn, làm những việc khó làm ấy đều vì những đại nguyện cứu khổ ban vui cho chúng sanh mà thôi.

Những đại thệ nguyện của Bồ Tát Pháp Tạng thể hiện đại từ đại bi vô bờ bến và gánh vác trách nhiệm rộng lớn cho tất cả nhân dân trong cõi Cực Lạc, do đó chúng ta nên tin sâu để tăng trưởng Bồ đề tâm, tin tưởng công đức tu hành tràn đầy của đức Phật A Di Đà đã trang nghiêm cõi Cực Lạc cao quý. Có thấy những điều lợi ích như thế, chúng ta mới ham mộ phấn chí để tu hành được.

Ở đây, Phật A Di Đà đã tịnh hóa được tâm thức, dùng tâm thức thanh tịnh ấy biến hiện tạo thành Tịnh Độ. Nếu chúng sanh nhất tâm niệm Phật tức là gieo chánh niệm vào tịnh thức của Phật, như đổ một chậu nước vào biển cả. Nước chậu dung hòa với nước biển, cùng chung một hương vị; cũng như thế, khi chúng sanh đã sinh vào quốc độ của Chư Phật, sẽ được dung thông trở thành trang nghiêm như Chư Phật vậy.

MỤC 3:

LƯỢC KINH QUÁN PHẬT VÔ LƯỢNG THỌ:

(Còn tiếp)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 21019)
Phật A Di Đà chính là vị Phật biểu trưng cho một Phật thể có thọ mạng vô lượng, trí tuệ vô cùng, công đức vô biên (Vô lượng thọ, Vô lượng quang, Vô lượng công đức).
(Xem: 23366)
Thế giớichúng ta đang sống luôn bất an, bất toàn và tạm bợ mà trong kinh A Di Đà gọi là trược thế... Thích Viên Giác
(Xem: 18887)
Tu tập pháp môn P’howa, tức là pháp môn chuyển di thần thức vào giây phút từ trần, sẽ làm người tu tự tin vào đời sống của mình, vào sự tu tập tâm linh của mình...
(Xem: 15385)
Không có một sự thực hành Niệm Phật chân chính, không ai có thể trung thực nhận ra tính chấp ngã vị kỷ của con người đã hình thành nên cốt lõi của sự tồn tại sinh tử.
(Xem: 46633)
Vì lòng thương xót chúng sanh đời Mạt Pháp, đức Thế Tôn đặc biệt nói ra pháp này để rộng cứu tế, ngõ hầu chúng sanh dẫu chẳng được gặp Phật, mà nếu gặp được pháp môn này...
(Xem: 15280)
Tự Tánh Di Đà: Tiểu bộ kinh Đi Đà định danh rất rõ về thể tánh của Đức A Di Đà: Vô Lượng Thọ - Vô Lượng Quang; Một đức Phật tín ngưỡng, tâm linhpháp tánh, đương vi giáo chủ một cõi Tịnh lý tưởng cũng thuộc phạm vi tín ngưỡng...
(Xem: 42574)
Nếu trong sự thuần tưởng, lại gồm cả phước huệ và tịnh nguyện thì tự nhiên tâm trí khai mở mà được thấy mười phương chư Phật, tùy theo nguyện lực của mình mà sanh về Tịnh-độ.
(Xem: 13063)
“Nam Mô A Di Đà Phật” bài pháp tối thắng nhất, mà tôi đã mang đi trong suốt một dặm đời, thân thương như ruột thịt, ân cần như mẹ cha.
(Xem: 33157)
Nói đến tịnh độ tất phải nói đến hai khái niệm tự lựctha lực. Tự lực nói đến phương pháp chúng ta thực hành cho tự thân, dựa vào nội lực của chính tâm chúng ta.
(Xem: 51177)
Kinh Hoa Nghiêm nói: “Lòng tin là gốc của đạo, sanh ra các công đức. Lòng tin có thể nuôi lớn các căn lành. Lòng tin có thể vượt khỏi các đường ma.
(Xem: 6573)
Đức Phật dạy chúng ta lấy hiếu làm gốc. Hiếu dưỡng cha mẹpháp môn căn bản rất lớn của đạo Phật, cũng là điều kiện quan trọng cơ bản làm người.
(Xem: 13093)
Cõi Tịnh Độ cũng được gọi là cõi Cực Lạc. Tôi là người hạnh phúc nhất và giàu nhất trên thế giới. Mỗi ngày nơi làm việc, tôi nghe tụng niệmtâm trí tôi đầy bao Cực Lạc khi đang làm việc.
(Xem: 29293)
Với một người có nguyện và có lực, họ vẫn xem khoảnh khắc cuối của đời sốngthời khắc quan trọng, vì chúng có khả năng chi phối rất nhiều đến đời sống tiếp theo.
(Xem: 34324)
Phát Bồ đề tâm, nói đơn giản, là trước hết, lập cái chí nguyện mong cầu tuệ giác Vô thượng Bồ đề, kế đó, phát triển tuệ giác ấy...
(Xem: 23567)
Tâm Bồ đề là tâm rõ ràng sáng suốt, tâm bỏ mê quay về giác, là tâm bỏ tà quy chánh, là tâm phân biệt rõ việc thị phi, cũng chính là tâm không điên đảo, là chân tâm.
(Xem: 30322)
Mục tiêu cuối cùng của việc học Phật là khai trí huệ. Trí huệ từ Định lực mà có, cũng chính là do tâm thanh bình đẳng mà có...
(Xem: 29998)
Nếu có tỳ-kheo chân thật muốn học đạo, hãy vứt bỏ những thứ trang sức choáng lộn, chẳng cầu danh văn, chất phác, giữ lòng chân thành...
(Xem: 32633)
Pháp sư Ấn Hải dịch từ Nhật ngữ sang Hoa ngữ vào năm 1987, Thích nữ Viên Thắng dịch từ Hoa ngữ sang Việt ngữ vào năm 2011
(Xem: 10543)
Tất cả các pháp trong thế gian đều do nhân duyên mà sanh huyễn hóa mà có. Bởi do nhân duyên hư vọng hòa hợp mà có sanh, nhân duyên hư vọng biệt ly mà có diệt.
(Xem: 58545)
Thông đạt tiếng nói các chúng sanh, khai thị thật tướng vũ trụ. Vượt khỏi các pháp thế gian. Tâm thường nguyện độ thoát chúng sanh. Đối với vạn vật tùy ý tự tại.
(Xem: 14156)
Nếu đạo hữu đang tìm kiếm ban hộ niệm để độ người thân và độ người tín Phật liên hệ với Ban hộ niệm tại địa phương mình trong danh sách bên dưới.
(Xem: 11347)
Nếu mình là người có Trí huệ, biết lo cho hạnh phúc đời này và mai sau của mình thì mình lo tinh tấn tu hành, đừng để cái Chết hay Vô Thường tới, lúc đó đã quá muộn rồi.
(Xem: 30932)
Mục đích của Phật pháp không ngoài việc giúp chúng sinh giác ngộ tự tâm, xa lìa khổ đau đạt được an lạc... Thích Tâm An biên dịch
(Xem: 25256)
Thân tất cả chư Phật, Là thân một đức Phật. Một tâm một trí huệ, Lực vô úy cũng thế... HT Thích Thiền Tâm
(Xem: 22737)
Nếu hay tu trí tuệ thì không khởi phiền não. Trí tuệ vô ngã có thể từ chỗ nghe Phật pháp, thể nghiệm Phật lý, phản quan tự ngã, nhìn thấu nhân sinh mà có được.
(Xem: 33099)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bảo Tích, Kinh số 0366 - HT Thích Trí Tịnh dịch
(Xem: 17656)
Chư Tổ Tịnh Độ Tông - HT Thích Thiền Tâm
(Xem: 42080)
Hán dịch: Tam Tạng Sa Môn Thật-Xoa Nan-Đà (Siksananda), người xứ Vu Điền (Khotan), phiên dịch vào đời nhà Đường của Trung Hoa; Việt dịch: Ban Việt Dịch Vạn Phật Thánh Thành
(Xem: 45637)
Khi đức Phật phát ra bất-khả-thuyết bất-khả-thuyết tiếng vi diệu như thế xong, thời có vô lượng ức hàng Trời, Rồng, Quỉ, Thần ở trong cõi Ta-bà...
(Xem: 32047)
Địa tạng chú trọng cả sinh và chết. Địa tạng rất trọng thị hạnh phúc nhân loại. Địa tạng hay nói Phật giáo, nhưng chữ ấy không có nghĩa tôn giáo của Phật, mà là giáo huấn của Ngài... HT Thích Trí Quang
(Xem: 11274)
Cuối cùng thì một con đường vô thường này mỗi người chúng ta đều phải đối diện! Tuy nhiên, Phật A-di-đà đã từng phát đại nguyện muốn cứu độ tất cả chúng sanh niệm Phật.
(Xem: 27302)
Tâm tánh của chúng sinh dung thông không ngăn ngại, rộng lớn như hư không, lặng trong như biển cả. Vì như hư không nên thể của nó bình đẳng...
(Xem: 17720)
Tây phương Cực lạccảnh giới thanh tịnh giải thoát. Thanh tịnhvô nhiễm là thuần thiện, giải thoát là vượt ngoài ba cõi, vượt ngoài ba cõi là xả ly thế gian.
(Xem: 12212)
"Văn hóa Tịnh độ" được thiết lập theo các quy chuẩn, giá trị vật chấttinh thần nhất định. Thứ nhất, đây là cảnh giới không có khổ đau, chỉ có hạnh phúc...
(Xem: 29088)
Giáo - Lý - Hạnh - Quả là cương tông của Phật pháp. Nhớ Phật, niệm Phật thực là đường tắt để đắc đạo. Thời xưa, cứ tu một pháp thì cả bốn (Giáo - Lý - Hạnh - Quả) đều đủ.
(Xem: 28223)
Nếu ai nấy chẳng làm các điều ác thì những sự tổn hại chúng sanh đều sẽ chẳng ai làm, tham-sân chẳng đủ để tạo thành tai họa vậy!
(Xem: 22697)
Chân thật niệm Phật, lạy Phật sám hối, giữ giới sát, ăn chay, cứu chuộc mạng phóng sinh. Đó là bốn điểm quan trọng mà sư phụ thường dạy bảo và khuyến khích chúng ta.
(Xem: 17298)
Chắc chắn Đức Phật đã thiết lập nhiều quy luật đạo đứcthiền quán. Những điều này hỗ trợ cho ân cần tử tế, từ bi, bao dung, yêu thương, tế nhị cũng như tuệ trí, tập trung, và can đảm.
(Xem: 11859)
Từ ngàn năm trước cho đến tận ngàn sau, sáu chữ Nam Mô A Di Đà Phật vẫn vang dội mãi trong tâm thức đi về của Đạo Phật Việt, như một năng lực cứu độ nhiệm mầu cho chúng sanh...
(Xem: 34667)
Ðức bổn sư Thích Ca Mâu Ni Thế Tônthương xót tất cả chúng-sanh mà hiện ra nơi đời ác-trược, với bốn mươi chín năm thuyết pháp, mục đích mở bày và chỉ rõ Tri-Kiến Phật...
(Xem: 26293)
Pháp môn Tịnh Độ cao cả không cùng, rộng lớn như trời che đất chở. Đây là Pháp môn tổng trì của chư Phật ba đời, là đạo mầu đặc biệt trong một đời giáo hóa của đức Thích Ca.
(Xem: 29056)
Nếu một người thiện nam hay tín nữ thực hànhhoàn thành Năm Thực Tập Chính Niệm, người ấy cuối cùng sẽ đạt được sự vãng sinh về vùng đất Hòa Hòa Bình và An Lạc...
(Xem: 13160)
Qua sự trì niệm Danh hiệu Phật cá nhân, riêng tư hay cộng đồng, tâm thức có thể trở nên tập trung trên tính bản nhiên của thực tại đã ôm ấp đời sống của chúng ta.
(Xem: 28894)
Thiên Như lão nhơn đang tĩnh tọa nơi thất Ngọa Vân, bổng có người đẩy cửa bước vào, tự xưng là Thiền khách. Lão nhơn im lặng gật đầu chào, đưa tay ra ý mời ngồi...
(Xem: 18702)
Pháp Thân, tự biểu hiện ‘tính không’ và không có sự hiện hữu của thân thể vật lý, mà phải tự hiện thân trong một hình tướng và được biểu hiện như cây trúc...
(Xem: 46295)
Đấng Pháp vương vô thượng Ba cõi chẳng ai bằng, Thầy dạy khắp trời người Cha lành chung bốn loài.
(Xem: 13797)
Xem qua lịch sử phát triển của tông Tịnh độ, ta thấy vào thời Ðông Tấn, khoảng cuối thế kỷ thứ V, có Ngài Tuệ Viễn lập ra Bạch Liên Xã để xiển dương Tông Tịnh độ;...
(Xem: 29961)
Đức Phật A Di Đà là một ngôi giáo chủ trên cõi Lạc Bang, oai đức không cùng, thệ nguyện rất lớn, mở môn phương tiện, độ kẻ chúng sanh ra khỏi Ta bà đem về Tịnh độ.
(Xem: 22785)
Nói đến Phật giáo, người ta nghĩ ngay đến đạo Từ bi cứu khổ. Mà hình ảnh cứu khổ tiêu biểu tuyệt vời nhất thiết tưởng không ai khác hơn là đức Bồ tát Quan Thế Âm...
(Xem: 12502)
Bất cứ một việc làm gì, khi nhìn kết quả của sự việc, ta sẽ biết nguyên nhơn của việc ấy và ngược lại, nếu muốn biết kết quả của một việc xảy ra cho được tốt đẹp...
(Xem: 37217)
Một thời Ðức Phật ở nước Xá Vệ, trong vườn Cấp Cô Ðộc, cây của thái tử Kỳ Ðà, cùng với các đại Tỳ Kheo Tăng... Thích Minh Định dịch
(Xem: 36879)
Khuyến phát Bồ Đề Tâm văn; Âm Hán Việt: Cổ Hàng Phạm Thiên Tự Sa môn Thật Hiền soạn; Dịch: Sa môn Thật Hiền chùa Phạm Thiên Cổ Hàng soạn
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant