Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Phần I: Khuyến Tấn Tu Hành

20 Tháng Chín 201000:00(Xem: 5086)
Phần I: Khuyến Tấn Tu Hành


HƯƠNG SEN VẠN ĐỨC

HT. Thích Trí Tịnh
Nhà Xuất Bản Phương Đông TP. HCM 2006
===========================

Phần I:
KHUYẾN TẤN TU HÀNH

1. Ngày Khánh Tuế 17/07 năm Quý Mùi (2003) 

Người xưa thường nói : “Sanh tử sự đại”, nhưng mình đã quen sống trong sanh tử, ai cũng vậy hết, nên thấy không quan trọng. Kỳ thật, lấy mắt đạo mà nhìn vào thì đó là việc lớn của mọi người, của chúng sanh. Đã lăn lóc mãi trong nhiều đời, hiện tại nếu không cố gắng thì những đời sau cũng vẫn lẩn quẩn trong vũng lầy sinh tử mà thôi.

Gặp được Phật pháp rất khó! Trên đời này không có pháp nào thoát ly sanh tử, chỉ có giáo pháp của Phật mới ra khỏi sinh tử luân hồi. Vì thế, gặp được rồi thì mình phải cố gắng để vững bền trong chánh pháp. Cho nên, Phật dạy tất cả đều phải tinh tấn nhất tâm. Nhưng chúng ta lại có cái lỗi là luôn luôn phóng dật, giải đãi. Trong Luật, những khi có việc gì thì các vị Trưởng lão, các vị Đại Đức cũng đều khuyên nhắc: “Phải tinh tấn, mạc phóng dật”. Chỉ có hai điều đó thôi!

Phóng dật ở nơi thân khẩu thì dễ biết, còn ở tâm ý thì rất khó biết. Hễ duyên theo lục trần, đều là phóng dật. Do đó, ai nấy cần phải nhất tâm, phải chánh niệm. Chánh niệm đứng đầu là ba niệm: Niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng. Đừng để nó rời!

Niệm Phật thì niệm hồng danh, niệm tướng hảo, niệm công đức. Niệm Pháp phải thuộc kinh, vì nhớ đến kinh pháp tức là niệm Pháp. Niệm tăng thì ở nơi đức Quán Thế Âm Bồ tát, Văn Thù Sư Lợi Bồ tát hay Phổ Hiền Bồ tát ; cho đến Di Lặc Bồ tát, Địa Tạng Bồ tát … đều là Bồ tát Tăng đáng để cho chúng ta nghĩ đến các Ngài và công Hạnh của các Ngài. Nếu tâm mình thường nghĩ tưởng như vậy thì bớt phóng dật, hễ bớt phóng dật tất được tinh tấn. Tinh tấn dần từ một ngày, hai ngày, ba ngày, cho đến nhiều tháng nhiều năm thì lần lần cội Bồ-đề mà mình vun trồng sẽ càng thêm to lớn, vững mạnh.

Người xưa khi vào trong đạo liền tìm cách để được Định, được Huệ. Chúng ta ở thời mạt này lăn lóc ở trong ồn náo, nhiều chuyện, nhiều việc, đông người. Cho nên, tôi thường nhắc nhở sự tu hành của mình giống như là tu mót . Mót thời gian để tu, đừng bỏ qua.Gặp việc thì làm việc, rảnh việc thì nhiếp tâm niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng ; Được một phút thì tốt một phút, được một giờ thì tốt một giờ, thế nên đừng bỏ qua việc tu mót. Ví như những người ở quê ngày xưa đi mót lúa, tuy chỉ mót lúa nhưng vẫn nuôi thân được, nuôi gia đình được, đủ lúa đủ gạo để ăn. Mình đây cũng vậy, nếu cố gắng mót thì cũng được đầy đủ nơi đạo pháp, nuôi lớn Pháp thân huệ mạng của chính mình. Nếu huynh đệ thực hành một thời gian rồi nghiệm lại, giờ tu mót lại nhiều hơn thời khóa tu hành. Vì thế nếu bỏ qua thì bỏ phí rất nhiều thời gian. Ai cũng có công việc hết, nhưng rồi cũng có xen kẽ, lúc tâm trí mình được rảnh rang thì gắng giữ ba điều: Niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng. Được vậy, phóng dật bớt dần lại, tương ưng với phần tinh tấn. Nếu trọn đời mình sống trong chánh Pháp của Đức Phật thì đường đạo mỗi ngày sẽ mỗi tăng tiến lên.

Vọng tâm, vọng niệm dễ sanh. Những phiền não nghiệp chướng cũng dễ phát khởi. Do vì cảnh duyên bên ngoài trợ giúp cho mấy thứ đó phát triển, tăng trưởng. Mình ở trong thời mạt pháp, lấy sức người để tu hành cũng giống như ở nơi giữa dòng sông, chẳng những là nước mà lại có sóng lớn nữa, luôn luôn lúc nào cũng có sóng hết. Trong đó phải bơi phải lội thì việc đó cần cố gắng lắm mới được! Có cố gắng mới thành công. Do đó, cần phải lập nguyện, chí nguyện sẽ giúp mình thêm cố gắngvững chắc hơn ở nơi đường đạo. Chí nguyện phải thật vững để giúp cho nghị lực, vì có chí nguyện ắt có nghị lực. Như thế mới vững vàng được ở nơi những luồng sóng dập dồn, nếu sơ xuất liền chìm, huynh đệ cần phải suy nghĩ cho kỹ!

Ở nơi cõi ngũ trược này, phát chí nguyện phải dũng mãnh, nghị lực cũng phải dũng mãnh. Ở trong cái khó mà tu tập thì hạnh đức cao vời. Khó thì dễ hư nhưng thành tựu thì được công cao. Do đó, trong kinh Duy Ma Cật nói; “ Bồ tát ở nơi cõi dời này, có những công đức mà ở nơi cõi khác không có được”. Chính là ý này vậy.

Huynh đệ biết khó thì phải cố gắng. Lập chí lập nguyện cố gắng vượt lên. Luôn luôn kiểm soát tâm ý của mình lẫn cả về hành đông và lời nói. Kiểm soát nếu thấy không đúng thì sửa lại cho đúng. Ai cũng đều có lỗi, nhưng có lỗi mà biết sửa đổi thì thành tốt.

Mong rằng chư huynh đệ đều nhất tâm tinh tấn tu hành!
 

2. Ngày Khánh Tuế 17/07 năm Giáp Thân (2004) 

Sau ngày Tự tứ, được tất cả huynh đệ xuất gia cũng như tại gia về đây thăm, nên tôi có vài lời nhắc nhở

Ngày tháng trôi qua mau lắm, một năm không mấy chốc mà đã tới rồi. Già, bệnh, chết, mãi đeo theo người không chừa ai hết. Cũng mong các huynh đệ, ai nấy đối với Pháp của Phật, không biết nhiều cũng biết ít, noi theo chỗ hiểu biết của mình mà tinh tấn tu hành, luôn luôn nghĩ đến vô thường, sanh tử. Thân này không bền lâu, mình phải cố gắng nương theo thân người này để tu hành, vượt qua biển sanh tử, lên đến bến bờ giải thoát. Nếu chưa được vậy thì cũng làm nhân duyên thù thắng cho những đời sau, đạo tâm kiên cố, căn lành tăng trưởng.

Thời gian qua thật mau, đừng để luống uổng, phải thường nghĩ vô thường. Nhớ lại thuở trước, chỗ mình đang ngồi, đang quỳ ở đây là nơi mấy em mấy cháu (Bây giờ cũng sáu, bảy mươi tuổi rồi) đứng hái trái sim, thì mấy huynh đệ biết nó thuộc rừng rú. Rồi mình khai hoang, cất chùa. Thấm thoát cây gỗ của chùa cũng mục. Từ đó biết rằng thời gian trôi mau lắm, năm sáu chục năm thoáng chốc đã qua. Vì vậy nên nhớ lời Phật dạy, phải luôn nghĩ đến vô thường. Thân này còn đây, ngày mai không bảo đảm.

Pháp của Phật rõ ràng, chỉ ở nơi mình có chịu làm hay không chịu làm đó thôi, nên cố gắng tinh tấn, giữ đạo tu hành. Cầu mong mấy huynh đệ căn lành mỗi ngày thêm lớn, công đức mỗi ngày mỗi tăng trưởng.
 
 

3. Ngày Khánh Tuế 17/07 năm Ất Dậu (21/08/2005)

Đã qua một năm, thêm một tuổi. Tuổi đời, tuổi đạo, tất nhiên tuổi thọ của thân này đã giảm đi một năm. Có sanh là có tử. Không người xưa nào bây giờ còn hết. Mình đây lần lần cũng thành người xưa thôi.

Đức Phật dạy phải luôn quán vô thường: “ Thân này vô thường, cảnh vật vô thường”. Biết được thân vô thường phải ráng lo tinh tấn tu hành, chớ bỏ ngày tháng trôi qua. Nhờ thấy cảnh vật vô thường, không nên có sự tham luyến, cũng không nên khởi những vọng niệm phiền não. Tất cả đều nhớ quán vô thường, từ chỗ thân vô thường thì cố gắng tinh tấn tu hành, đối với cảnh thì không có tham luyến và trái ý, nhờ vậy tham sân cũng không khởi. Biết được mấy điều đó, si mê cũng lần lần ít đi, thiện căn công đức mỗi ngày mỗi tăng, đó là mình mỗi ngày mỗi bước tiến trên con đường giác ngộ giải thoát.

Gần đây gặp ai, tôi thường khuyên đầu tiên nên tránh việc ăn thịt chúng sanh, hễ còn ăn thịt chúng sanh thì không thể giải thoát được. Mấy vị nghĩ lại xem, đối trước Tam Bảo mình nói: “ Hằng ngày tôi ăn thịt chúng sanh, xin cho tôi được giải thoát”, không bao giờ có điều đó được! Do đó, phải tránh việc ăn thịt chúng sanh.

Mình không ăn thịt chúng sanh thì tình thương mỗi ngày mỗi rộng ra. Cũng như thế người lâu ngày không ăn thịtăn chay thì thấy con gà, con vịt, con chim… vật gì cũng vậy, nếu không thương cũng không có tâm làm hại. Nếu thấy nó bị đau đớn hay tai nạn gì, liền khởi nghĩ phải nuôi dưỡng cho được mạnh khỏe, rồi thả nó đi.

Còn người ăn mặn không ăn chay, thấy những con vật như vậy thì muốn cắt cổ, nhổ lông để làm thịt ăn. Quý vị nghĩ coi, ngay tâm niệm đó như thế nào ? Tâm niệm sau rõ ràng sanh tử luân hồi, còn tâm niệm trước tuy chưa phải thành Hiền thành Thánh, nhưng đã làm cái nền để bước lên con đường Hiền Thánh. Từ tâm niệm có tình thương rồi lần lần thêm rộng lớn, thành tâm từ bi của các bậc Hiền Thánh, thiện căn công đức cũng được sanh ra từ đó. Cho nên Phật nói, đức Phật thành Phật cũng do nơi tâm từ bi, lần lần trưởng thành nên Đại từ Đại bi. Đó là cái gốc. Điều đó rõ ràng như vậy, thế nên, cố gắng phải tránh việc ăn thịt chúng sanh.

Người đã ăn chay rồi thì thấy thường, còn người chưa ăn chay được thì thấy khó, không phải dễ. Bây giờ, có phong trào lan rộng ra trong giới xuất gia, nói chung là bớt việc ăn chay thêm việc ăn mặn. Điều đó từ đâu mà ra ? Bởi vì hiện tại đang đi vào thời kỳ mạt pháp, từ nơi tâm người sanh ra những tâm niệm như vậy, rồi tạo thành nghiệp. Mình thấy rõ ràng, đó là mầm móng của “đao binh tai” mà đức Phật nói trong kinh Diệt Tận. Chỉ là mầm móng chứ chưa đến. Biết được vậy, hiện tại tự mình hễ tránh được thì cố tránh, vươn lên để tâm từ bi lần lần tăng trưởng, thiện căn công đức theo đó mà phát triển. Như thế, tự mình hướng đến con đường đạo, lần lần ra khỏi sanh tử luân hồi, thành bậc Hiền Thánh giải thoát tự tại

Tôi có vài lời nhắc nhở như vậy, để tự mình tỉnh giácdìu dắt những người khác. Mấy huynh đệ có bổn phận lãnh đạo cũng nên nhắc nhở dìu dắt những người dưới mình.

Kế đó, trong pháp môn của Phật, thích pháp nào thì thực hành pháp ấy. Thích niệm Phật thì niệm Phật, thích tụng kinh thì tụng kinh, thích tham thiền thì tham thiền. Nhưng nhớ phải lấy việc “ tránh ăn thịt chúng sanh” làm chánh. Tôi thấy mấy năm nay, phong trào ở trong nước cũng như ở nước ngoài, từ xưa ăn chay mạnh lần lần yếu đi, rồi lần lần lan rộng vào giới xuất gia lại ăn thịt nữa. Vì thành phong trào chung, ai cũng vậy thấy không có tội.

Mong quý huynh đệ ai nấy đều tinh tấn tu hành, đạo tâm kiên cố, vững vàng tiến bước trong chánh pháp của Phật.
 
 
 
 

4. Mùng 01 Tết năm Bính Tuất (2006)

Đầu xuân Bính Tuất, Sư Ông nhắc nhở đại chúng giữ vững đạo tâm, tinh tấn tu hành, để căn lành mỗi ngày một thêm lớn, đạo lực được tăng trưởng thì mới tiến trên đường giải thoát. Phải dày công tu tập, phải nhiều thời gian lắm mới có kết quả được.

Pháp môn của Phật dạy rất nhiều, không pháp nào dễ đạt được kết quả hết. Chỉ có pháp dễ tu hay khó tu mà thôi. Phật dạy thân người khó được, đã được rồi không khéo tu để mất thân này thì muôn đời khó đặng lại. Thời gian qua mau, đừng để luống qua mà uổng phí một đời.

Căn bản của sụ tu hành là Giới, Định, Huệ. Từ nơi Giới hạnh được tinh nghiêm mà tâm tĩnh lặng. Tâm được tĩnh lặng thì trần lao phiền não không chi phối được. Do được tĩnh lặng đó mà phát sanh ra Định. Và từ nơi Định mới sanh ra Huệ. Huệ này do có Định mới phát, chớ không phải do tạo tác mà thành. Nếu do tạo tác thì đó chỉ là phân biệt hơn thua, phải quấy, hay dở. Và đó chỉ là ở trong vòng sanh tử mà thôi. Huệ từ nơi Định sanh, Huệ đó mới là giác, là giải thoát. Người đời không biết quý trọng nơi sự giải thoát mà chỉ lo làm cho mạnh thêm cái phân biệt hay dở nên không quan tâm gì đến Giới Định Huệ. Tu pháp môn Trì danh niệm Phật cũng là cách đạt được Định và Huệ.

Năm 1956, một số Tăng NiPhật tử thỉnh cầu Sư Ông tóm tắtthực hành pháp môn Trì danh niệm Phật, nên Sư Ông có làm ra bài kệ đề là:

Tây phương Cực Lạc thế giới A-di-đà Phật

Tin sâu, nguyện thiết, hạnh chuyên

Như đã nói ở trước, Pháp môn nào của Phật dạy muốn đạt được đều rất là khó, chỉ có dễ tu hay khó tu mà thôi. Pháp Trì danh niệm Phật thì rất dễ tu. Nghĩa là mình đang đi bộ, hay đi trên xe niệm Phật cũng được. Mình đang đứng ngắm cảnh cũng niệm được. Mình đang ngồi làm việc cũng niệm được và khi mệt mỏi quá nằm niệm cũng được. Chỉ trừ lúc nói chuyện là không niệm được mà thôi. Còn các pháp môn khác phải ở nơi vắng lặng hay thiết lập đạo tràng thì mới thực hiện được, đại khái là như thế.

Khi thực hiện pháp Trì danh niệm Phật thì lòng tin phải cho sâu chắc; tâm nguyện phải thiết tha và công hạnh phải chuyên cần. Khi niệm Phật, tâm và tiếng phải hiệp khắn nhau. Nghĩa là tâm phải duyên theo tiếng, tiếng phải ở trong tâm, đừng để nó xao lãng theo một tiếng gì khác, hễ nó rời ra thì phải kéo nó lại. Muốn được vậy, tiếng niệm phải cho rõ ràng, rành rẽ. Niệm như vậy phải chuyên cần, phải nhiều thời gian, phải đều đặn, phải tinh tấn lắm thì mới đắc lực. Khi niệm đã đắc lực thì tự nhiên trong tâm mình nổi lên tiếng niệm Phật mà mình không cần đề khởi, không cần nghĩ đến nó vẫn tự niệm. Ban đầu thì lúc được lúc mất, được thì ít mà mất thì nhiều. Cố gắng thêm thì được nhiều mất ít, cho đến khi không còn gián đoạn nữa thì gọi là niệm lực tương tục. Và như vậy mới đúng nghĩa “chấp trì danh hiệu”. Đó mới là nhơn của Niệm Phật Tam Muội. Được vậy thì sự vãng sanh mới bảo đảm. Bởi được Thánh chúng vây quanh tiếp rước không phải chuyện dễ dàng. Có tương ưng với đại nguyện của đức Phật A- di- đà thì mới có cảm ứng.

Người dược gọi là “ Chấp trì danh hiệu”, nếu hạng lợi căn thì hoặc một ngày, chậm lắm là bảy ngày sẽ được Niệm Phật Tam Muội thì thấy được đức Phật A-di-đà. Thấy Phật A-di-đà thì thấy được mười phương chư Phật

Pháp môn Trì danh niệm Phậtpháp môn dùng âm thanh làm phương tiện, nên dù niệm lớn hay nhỏ, hoặc niệm thầm cũng đều là âm thanh. Cho nên, chỉ có khi nói chuyện mới không thực hành được. Vì vậy, Bồ tát Giác Minh Diệu Hạnh có dạy: 

“Ít nói một câu chuyện

Nhiều niệm một câu Phật…”.

Vì thế ta phải bớt đi những duyên lăng xăng chung quanh để dành nhiều thời gianniệm Phật. Nếu lăng xăng tạp nhạp nhiều quá mà niệm Phật ít quá thì sẽ không đủ lực để lấn áp vọng tưởng, khó mà nhiếp tâm được.

Sư Ông năm nay đã tròn 90 tuổi rồi, không biết sẽ dừng lại ở số 0 hay 1,2,3 gì đây. Đời người ngắn ngủi lắm, tất cả nên cố gắng tu hành để ra khỏi vòng sanh tử. Hôm nay nhân ngày đầu xuân, Sư Ông có lời nhắc nhở tứ chúng, ai nấy đều nên nhất tâm tinh tấn!
 

5. Ngày xuân nói chuyện dịch kinh

Tôi có quan niệm, dịch không phải để cho mình đọc mà để cho mọi người đọc. Vì vậy nên khi dịch, tránh dùng văn tự cầu kỳ, bóng bẩy làm người đọc tụng khó hiểu. Tôi thường chọn bản văn chữ Hán của Ngài Cưu-Ma-La-Thập để dịch vì văn nghĩa rất phổ thông, mạch lạc, dễ hiểu. Riêng những bản văn của Ngài Huyền Trang vì dùng nhiều từ ngữ triết lý sâu xa rất khó đoán định, phải nghiệm lắm mới thông suốt. Cho nên theo tôi, những văn bản của Ngài Huyền Trang dùng để nghiên cứu, học tập hay hơn là để đọc tụng. Tôi nghĩ rằng pháp của Phật sâu xa, mầu nhiệm, vốn đã khó rồi mà chúng ta còn dùng văn tự khó hiểu nữa thì làm sao người đọc lãnh hội được. Điều đáng lưu ý nữa là trong khi ngồi dịch, tâm mình phải theo âm vận, làm thế nào để đọc cho suông sẻ và nghe cho vui tai, nếu âm vận nghe trắc quá sẽ gây cho người đọc cảm giác khó chịu, mệt mỏi.

Trước đây, Giáo Hội Tăng Già Nam Việt có yêu cầu tôi dịch bộ Phạm Võng cho những người thọ giới Bồ tát Bố Tát. Sau đó, cũng có vài vị Tôn đức cũng dịch, nhưng có lẽ vì không để ý đến âm vận nên nhiều người đã nhận xét: “ Nếu dùng để đọc tụng rất khó vì câu văn nghe trắc quá”. Cho nên, ở đây tôi phải nói thẳng: “ Phật pháp bất vị nhơn tình”, nếu theo nhơn tình thì sẽ hư việc. Ví như giới luật nhà Phật, nếu chìu theo nhơn tình thì đâu còn giới luật. Tuy rằng Phật pháp vốn không rời nhơn tình, đúng việc cũng phải tùy thuận nhơn tình. Thường thì trước khi dịch kinh, tôi chọn thời điểm thích hợp, tránh các chuyện chung quanh. Thí dụ như ngày nào không có Phật sự, giao tiếp thì phải bắt đầu từ 07giờ 30 sáng tôi lên phòng riêng làm việc đến 12 giờ trưa mới xuống dùng cơm, buổi chiều từ 14 giờ tới 18 giờ. Trước khi viết tâm mình phải thật vắng lặng, phải quán xuyến trước sau, thông suốt ý nghĩa. Tôi khởi sự dịch kinh năm 30 tuổi (1947). Bộ kinh Pháp Hoa được khởi dịch đầu tiên ở chùa Kim Huê (thị trấn Sa Đéc) Đồng Tháp, ngay nơi sanh quán của tôi. Sau đó, tôi dịch tiếp các bộ kinh Tam Bảo, Địa Tạng, Phẩm Phổ Hiền, Hoa Nghiêm, Đại Bát Niết Bàn, Đại Bát Nhã, Phạm Võng, Đại Bửu Tích…

Tôi cũng có dịch cuốn Ngộ Tánh Luận của Tổ Bồ Đề Đạt Ma, đây là một trong mấy quyển của Ngài được ghi trong Tục Tạng để cho mọi người biết rằng, Tổ cũng để lại kinh sách chớ không phải chỉ có ngồi nhìn vách (cửu niên diện bích). Nên khi dịch quyển này, tôi cảm nhận như được sự trợ lực của oai thần Tam Bảo và sự hộ niệm của chư vị Tổ sư. Nên khi dịch và phân 32 đoạn xong, tôi sửng sốt vì con số 32 đoạn này ngẫu nhiên trùng hợp với con số 32 chương trong quyển kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La MậtChiêu Minh Thái tử đời nhà Lương đã phân định từ ngàn xưa.

Đối với người thọ trì đọc tụng, nên biết rằng, kinh Phật là Pháp Vương, phải hết sức trân trọng. Ngày xưa tiền thân đức Phật muốn tu hành phải xả thân cầu đạo, ngày nay, mọi việc tu hành được thuận lợi hơn nhiều vì có kinh sách chỉ đườngchúng ta thờ ơ ỷ lại là điều đáng trách. Nếu người nào còn thích đọc tụng kinh chữ Hán hoặc chữ Pali thì phải học để thông hiểu được ý nghĩa lời Phật dạy hầu ứng dụng tu hành. Nếu không học được thì nên đọc tụng bằng những bản kinh dã dịch ra Việt ngữ sẽ có lợi ích hơn.

Chúng ta ngày nay không gặp Phật ra đời, nhưng gặp các vị Bồ tát cũng quý rồi, cộng thêm có kinh sách chỉ đường dẫn lối. Như vậy, muốn no thì phải ăn, muốn giải nghiệp thì phải thật sự tu hành, đừng chấp lỗi người khác, Phải tự soi xét lại mình, coi căn lành có lớn chưa, nguyện lực có tha thiết chưa, tu hànhchánh định chưa. Tu hành quan trọng là ở chỗ không dính mắc, có như vậy mới mong thoát khỏi trần lao nghiệp chướng đã nhiều đời nhiều kiếp.

Nhân ngày sinh nhật 02 tháng 09 Mậu Thìn (1988), tôi có cảm tác một bài thơ như sau:

“ Tuổi ngoài bảy chục gẫm nhơn sanh

Nhơn sanh vô nghĩa mãi trôi nhanh

Ăn uống, uống ăn, lo đại tiểu

Việc làm, làm việc, nhọc bại thành

Sống theo danh lợi phiền đắc thất

Chết để thịt xương ngán hôi tanh

Ân cần nhắn gởi chư thân hữu

Đạp phá cửa trần gấp chuyển nhanh “
 
 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 6163)
Phật dạy rằng tất cả nhân quả thiện ác trên thế gian như bóng theo hình, không sai chạy tơ hào. Song, những kẻ không tin tưởng luật nhân quả thì cho đó là lời rỗng tuếch.
(Xem: 7240)
Minh Tâm là một yếu pháp trong hết thảy các pháp và Tịnh Tâm là một yếu hạnh trong hết thảy các hạnh. Nhưng cái yếu pháp Minh Tâm không chi bằng niệm Phật.
(Xem: 6768)
Khi tâm mình nhẹ nhàng, thảnh thơihạnh phúc thì ba nẻo đường đen tốiđịa ngục, ngạ quỷsúc sanh không thể xuất hiện.
(Xem: 6179)
Đã mấy chục năm trôi qua, sinh ra làm người giữa cuộc đời này, cho đến hôm nay, hương linh đã chính thức kết thúc cuộc đời con người,
(Xem: 5659)
Nếu bạn có bạn bè hay người thân đang lâm trọng bệnh hoặc sắp qua đời, tôi biết là không có ai bảo bạn hãy cứ thản nhiên với họ.
(Xem: 4936)
Mục đích thứ nhất của chúng ta khi tu học Phật Pháp đương nhiên là để liễu thoát sanh tử luân hồi, ra khỏi tam giới.
(Xem: 5344)
Hành giả tu học pháp môn Tịnh Độ, tất yếu đầy đủ tư lương Tịnh Độ. Những gì gọi là tư lương?
(Xem: 6651)
Bất cứ một ai khi trì tụng thần chú Đại Bi với tất cả tâm thành, chắc chắn sẽ đạt được tất cả những điều mong cầu, ước nguyện bởi vì oai lực của Thần chú là rộng khắp, vô biên...
(Xem: 5965)
Phật Pháp đến nơi nào thời cũng làm lợi ích cho chúng sanh, làm cho chúng sanh được vui vẻ và được an vui...
(Xem: 12001)
Nguyện con sắp đến lúc lâm chung, Trừ hết tất cả các chướng ngại, Tận mặt thấy Phật A Di Đà, Liền được sanh về cõi Cực lạc.
(Xem: 5746)
Tâm thức chánh niệm hay tán loạn của con người khi lâm chungyếu tố quyết định cho sự vãng sanh Tịnh độ hay đọa lạc về các cảnh giới khổ đau.
(Xem: 7050)
Người Nhật khi nghe đến Shinran Shonin (Thân Loan Thánh Nhân) họ liền hiểu ngay gần như là Giáo Tổ của Tịnh Độ Tông Nhật Bản,
(Xem: 5502)
Trong xã hội ngày nay, với nhiều biến loạn và nhiễu nhương, những người phát tâm học Phật chân chính cần phải có một nhận thức sáng suốt.
(Xem: 5885)
Do chúng sinh có nhiều bệnh, nên đức Phật mới lập ra nhiều pháp môn, nhưng tất cả giáo lý đều lấy giác ngộ làm đích đến.
(Xem: 4912)
Tu học pháp môn niệm Phật là có thể mang nghiệp vãng sanh, nhưng chúng ta cũng tận lực, hy vọng có thể mang đi ít một chút.
(Xem: 4455)
Chúng ta học được từ nơi Phật Bồ Tát là ở ngay trong cuộc sống thường ngày, nhất định phải dùng tâm chân thành, chân thì không giả, thành thì không hư vọng...
(Xem: 8242)
Thiền (hay Thiền–na) là âm của tiếng Phạn "Dhyana", là pháp môn "trực chỉ Chơn tâm, kiến tánh thành Phật".
(Xem: 6532)
Một câu A Di Đà Phật làm cho chúng ta tỉnh lại. Sau khi tỉnh rồi mới biết được chính mình vốn dĩ là A Di Đà Phật, chính mình vốn dĩ là Tỳ Lô Giá Na.
(Xem: 7399)
Tất cả chúng ta đang sống trong Ánh sáng Vô lượng (Vô lượng Quang) và Đời sống Vô lượng (Vô lượng Thọ), trong bổn nguyện của Phật A Di Đà,
(Xem: 5820)
Phật giáo không phải là tôn giáo, mà là giáo dục. Giáo dục Phật giáo cứu cánh viên mãn, giúp chúng ta phá mê khai ngộ, lìa khổ được vui.
(Xem: 5478)
Ở Trung Hoa, kinh Quán Vô Lượng Thọ đóng một vai trò quan yếu trong giai đoạn đầu tiên của sự truyền bá Tịnh độ tông hơn bất kỳ kinh văn nào khác của tông nầy.
(Xem: 6414)
Niệm Phật là một trong những pháp môn tu hành rất căn bản được Đức Thế Tôn chỉ dạy rất rõ ràng, hiện còn lưu lại trong các bản kinh cổ nhất,
(Xem: 6743)
Tịnh Độphương cách thích hợp nhất để đạt thành tựu trong một kiếp, và là cách tốt nhất để cứu độ chúng sinh.
(Xem: 7545)
Gặp được Phật pháp rất khó! Trên đời này không có pháp nào thoát ly sanh tử, chỉ có giáo pháp của Phật mới ra khỏi sinh tử luân hồi.
(Xem: 4878)
Tâm thường đế trụ, độ thế chi đạo, ư nhất thiết vạn vật, tuỳ ý tự tại, vi thứ giá loại, tác bất thỉnh chi hửu.
(Xem: 4626)
Học Phật trước tiên phải làm người tốt, xử lý tốt mối quan hệ giữa người với người rồi, tiến thêm một bước, chúng ta phải xử lý tốt mối quan hệ với môi trường tự nhiên.
(Xem: 5264)
Trong bộ kinh này, đức Phật dạy chúng ta phương pháp để cái tâm được thanh tịnh.
(Xem: 12631)
Vô Niệm Viên Thông Yếu Quyết nếu cắt nghĩa chung thì ta có thể nói là bí quyết thoát trần, bí quyết thoát vòng tục lụy, bí quyết giải thoát, bí quyết để chứng thẳng chơn tâm hay bí quyết để đi vào minh tâm kiến tánh.
(Xem: 9704)
Chúng ta tu học Phật pháp, mục tiêu đầu tiên tất nhiên phải thoát ly sinh tử, ra khỏi lục đạo luân hồi.
(Xem: 10461)
xem thường chúng sinh, chính mình luôn có thái độ cống cao ngã mạn khiến cơ hội vãng sinh bất thoái thành Phật.
(Xem: 10325)
Kinh Đại Tập nói rằng: ”Thời đại mạt pháp hàng trăm triệu người tu hành, ít có một người đắc đạo, chỉ nương niệm Phật sẽ qua được biển sinh tử”.
(Xem: 9905)
Phật giáogiáo dục, đích thực là giáo dục chí thiện viên mãn của Thích Ca Mâu Ni Phật đối với chúng sanh trong chín pháp giới.
(Xem: 12020)
Đức Phật dạy chúng ta niệm A Di Đà Phật, chúng ta nghe theo lời dạy của đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật mà niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ.
(Xem: 10145)
Phật giáo Trung Quốc được lần lượt truyền từ Ấn Độ sang đến nay đã hơn hai nghìn năm và được truyền bá rộng rãi đến ngày nay.
(Xem: 10786)
Phật, chính là thực tướng các pháp, chân tướng của tất cả pháp. Nếu bạn trái với chân tướng thì chính là ma,
(Xem: 9901)
Chúng ta may mắn được nghe Phật Pháp, đương nhiên cần phải chiếu cố đến chúng sanh ở tận hư không pháp giới, nhất là những oan gia trái chủ của mình trong nhiều đời nhiều kiếp.
(Xem: 8771)
Phương pháp tiêu trừ nghiệp chướng tốt nhất là đoạn ác tu thiện, tích công bồi đức, một lòng niệm Phật.
(Xem: 9499)
Người niệm Phật tu hành chẳng những được phước rất lớn, mà chính mình cũng được vãng sanh Cực Lạc.
(Xem: 14520)
Yếu chỉ của tam muội trong pháp môn niệm Phật là sự " lắng nghe" chứ không cốt niệm cho nhiều mà tâm chẳng rõ.
(Xem: 8781)
Tại sao công phu niệm Phật của mọi người không được đắc lực? Nguyên nhân là vì không nhìn thấu, không buông xả, và cũng vì chưa hiểu rõ được chân tướng của vũ trụ nhân sanh.
(Xem: 9089)
Một lòng chuyên niệm không có tâm Bồ Đề, cũng không thể vãng sanh, cho nên phát tâm Bồ Đề cùng một lòng chuyên niệm phải kết hợp lại, thì bạn quyết định được sanh Tịnh Độ.
(Xem: 9338)
Niệm Phật là một pháp môn dễ hành nhưng khó tin, nhất là trong thời đại điện toán này, thời đạicon người lo cho vật chất nhiều hơn là lo cho đời sống tâm linh.
(Xem: 8801)
"Cực Lạc Thù Thắng", có nghĩa là người tu về Pháp môn Tịnh độ chuyên lòng niệm Phật A Di Đà, cầu sanh về cõi Cực lạc, được y báo chánh báo trang nghiêm thù thắng.
(Xem: 10517)
Kinh Phật nói: “Tất cả sự khổ vui đều do tâm tạo”. Vậy muốn cải thiện con người, tạo hoàn cảnh tốt, phải tìm sửa đổi từ chỗ phát nguyên....
(Xem: 9192)
Chúng sinh tận hư không khắp pháp giới, chúng ta đều phải độ. Vậy chữ “độ” này có ý nghĩa gì? Nếu dùng ngôn ngữ hiện đại, thì “độ” là quan tâm, yêu quí, dốc lòng dốc sức giúp đỡ.
(Xem: 8367)
Cần chân thật phát nguyện cầu sanh Tịnh Độ, thế giới Cực Lạc trong ao bảy báu liền mọc lên một nụ hoa, chính là hoa sen.
(Xem: 9416)
Chúng ta nên tu theo pháp môn niệm Phật, ai có nhân duyên về Tịnh độ trước thì lo chuẩn bị tiếp rước người đến sau. Nếu chí thành theo con đường niệm Phật Di Đà cầu sanh tịnh độ thì dứt khoát sau nầy cả gia đình, ngay cả dòng họ sẽ gặp nhau cả
(Xem: 8987)
Phật phápchân lý của vũ trụ nhân sanh, chân thật thông đạt tường tận rồi thì hoan hỉbố thí, không chút bỏn xẻn. Bố thí càng nhiều vui sướng càng cao,
(Xem: 9591)
Ta được biết là có nhiều cõi Tịnh Độ, nhiều cõi linh thánh của những Đấng Giác ngộchúng ta gọi là chư Phật. Cõi Tịnh Độ của Đức Phật Vô Lượng Quang A Di Đà thì đúng là một nơi độc nhất vô nhị.
(Xem: 9018)
Vãng sanh nhất định phải đầy đủ tín, nguyện, hạnh. Nếu như tín nguyện của bạn không kiên định, không thiết tha, thì Phật hiệu niệm nhiều bao nhiêu đi nữa cũng không thể vãng sanh.
(Xem: 8352)
Phật cho chúng ta một lợi ích vô cùng lớn vô cùng thù thắng, đó là dạy chúng ta trong một đời này được thành Phật.
(Xem: 8951)
Tâm mình thanh tịnh, tự tại, yên ổn thì đó tức là Tịnh độ. Chư Phật và chư Tổ khai huyền xiển giáo để chúng sanh trong đời này có đường hướng để đi, mà đường hướng nào cuối cùng cũng gặp nhau nơi tự tánh Di Đà, duy tâm Tịnh độ.
(Xem: 8975)
Đức Thích Ca Mâu Ni khai thị pháp môn niệm Phật tức là muốn cho hết thảy chúng sinh thâu nhiếp lục căn, khiến được tịnh niệm tương tục, xưng niệm “Nam Mô A Di Đà Phật”, niệm đến cảnh giới tâm cảnh đều vắng lặng thì Phật tánh sẽ tự hiển hiện.
(Xem: 8743)
Pháp môn Tịnh độ là một pháp môn thích đáng, khế hợp mọi căn cơ, dễ tu, dễ chứng, chư Phật trong mười phương đã dùng pháp môn này để cứu vớt hết thảy chúng sinh xa rời nẻo khổ, chứng đắc Niết bàn ngay trong một đời.
(Xem: 9370)
Pháp môn niệm Phật còn gọi là pháp môn Tịnh độ, lại được gọi là “Liên Tông”, lại được gọi là “Tịnh Tông”. Lòng từ của Đức Thích Ca Mâu Ni thật là vô hạn, Ngài quán xét căn cơ của chúng sinhcõi Ta bàban cho pháp môn tối thắng này.
(Xem: 9036)
Ái hà ngàn thước sóng xao, Muôn trùng biển khổ lấp đầu than ôi! Muốn cho khỏi kiếp luân hồi, Phải mau gấp niệm Nam mô Di Đà.
(Xem: 8774)
Pháp môn niệm Phật để cầu sanh về Tịnh độ (Cực lạc), thì phải hiểu biết lịch sử của đức Phật A Di Đà thế nào, và 48 lời nguyện ra sao.
(Xem: 4088)
Ngày nay, nhiều người niệm Phật A Di Đà để cầu vãng sinh Tây phương Cực Lạc. Điều này phù hợp với đại nguyện của đức Phật A Di Đà cứu độ chúng sinh về cõi Tịnh độ của Ngài để tiếp tục tu hành tới ngày thành Phật.
(Xem: 9049)
Kinh Dược Sư Lưu Ly bổn nguyện công đức dạy rằng: “Cứu thả các sinh mạng được tiêu trừ bệnh tật, thoát khỏi các tai nạn.” Người phóng sinh tu phước, cứu giúp muôn loài thoát khỏi khổ ách thì bản thân không gặp các tai nạn.
(Xem: 9879)
Phật pháp dạy mọi người lìa khổ được vui, điều này ai cũng đều biết. Nếu như Phật pháp dạy mọi người lìa vui được khổ thì có lẽ không có ai học.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant