Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Phần I: Khuyến Tấn Tu Hành

20 Tháng Chín 201000:00(Xem: 5073)
Phần I: Khuyến Tấn Tu Hành


HƯƠNG SEN VẠN ĐỨC

HT. Thích Trí Tịnh
Nhà Xuất Bản Phương Đông TP. HCM 2006
===========================

Phần I:
KHUYẾN TẤN TU HÀNH

1. Ngày Khánh Tuế 17/07 năm Quý Mùi (2003) 

Người xưa thường nói : “Sanh tử sự đại”, nhưng mình đã quen sống trong sanh tử, ai cũng vậy hết, nên thấy không quan trọng. Kỳ thật, lấy mắt đạo mà nhìn vào thì đó là việc lớn của mọi người, của chúng sanh. Đã lăn lóc mãi trong nhiều đời, hiện tại nếu không cố gắng thì những đời sau cũng vẫn lẩn quẩn trong vũng lầy sinh tử mà thôi.

Gặp được Phật pháp rất khó! Trên đời này không có pháp nào thoát ly sanh tử, chỉ có giáo pháp của Phật mới ra khỏi sinh tử luân hồi. Vì thế, gặp được rồi thì mình phải cố gắng để vững bền trong chánh pháp. Cho nên, Phật dạy tất cả đều phải tinh tấn nhất tâm. Nhưng chúng ta lại có cái lỗi là luôn luôn phóng dật, giải đãi. Trong Luật, những khi có việc gì thì các vị Trưởng lão, các vị Đại Đức cũng đều khuyên nhắc: “Phải tinh tấn, mạc phóng dật”. Chỉ có hai điều đó thôi!

Phóng dật ở nơi thân khẩu thì dễ biết, còn ở tâm ý thì rất khó biết. Hễ duyên theo lục trần, đều là phóng dật. Do đó, ai nấy cần phải nhất tâm, phải chánh niệm. Chánh niệm đứng đầu là ba niệm: Niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng. Đừng để nó rời!

Niệm Phật thì niệm hồng danh, niệm tướng hảo, niệm công đức. Niệm Pháp phải thuộc kinh, vì nhớ đến kinh pháp tức là niệm Pháp. Niệm tăng thì ở nơi đức Quán Thế Âm Bồ tát, Văn Thù Sư Lợi Bồ tát hay Phổ Hiền Bồ tát ; cho đến Di Lặc Bồ tát, Địa Tạng Bồ tát … đều là Bồ tát Tăng đáng để cho chúng ta nghĩ đến các Ngài và công Hạnh của các Ngài. Nếu tâm mình thường nghĩ tưởng như vậy thì bớt phóng dật, hễ bớt phóng dật tất được tinh tấn. Tinh tấn dần từ một ngày, hai ngày, ba ngày, cho đến nhiều tháng nhiều năm thì lần lần cội Bồ-đề mà mình vun trồng sẽ càng thêm to lớn, vững mạnh.

Người xưa khi vào trong đạo liền tìm cách để được Định, được Huệ. Chúng ta ở thời mạt này lăn lóc ở trong ồn náo, nhiều chuyện, nhiều việc, đông người. Cho nên, tôi thường nhắc nhở sự tu hành của mình giống như là tu mót . Mót thời gian để tu, đừng bỏ qua.Gặp việc thì làm việc, rảnh việc thì nhiếp tâm niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng ; Được một phút thì tốt một phút, được một giờ thì tốt một giờ, thế nên đừng bỏ qua việc tu mót. Ví như những người ở quê ngày xưa đi mót lúa, tuy chỉ mót lúa nhưng vẫn nuôi thân được, nuôi gia đình được, đủ lúa đủ gạo để ăn. Mình đây cũng vậy, nếu cố gắng mót thì cũng được đầy đủ nơi đạo pháp, nuôi lớn Pháp thân huệ mạng của chính mình. Nếu huynh đệ thực hành một thời gian rồi nghiệm lại, giờ tu mót lại nhiều hơn thời khóa tu hành. Vì thế nếu bỏ qua thì bỏ phí rất nhiều thời gian. Ai cũng có công việc hết, nhưng rồi cũng có xen kẽ, lúc tâm trí mình được rảnh rang thì gắng giữ ba điều: Niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng. Được vậy, phóng dật bớt dần lại, tương ưng với phần tinh tấn. Nếu trọn đời mình sống trong chánh Pháp của Đức Phật thì đường đạo mỗi ngày sẽ mỗi tăng tiến lên.

Vọng tâm, vọng niệm dễ sanh. Những phiền não nghiệp chướng cũng dễ phát khởi. Do vì cảnh duyên bên ngoài trợ giúp cho mấy thứ đó phát triển, tăng trưởng. Mình ở trong thời mạt pháp, lấy sức người để tu hành cũng giống như ở nơi giữa dòng sông, chẳng những là nước mà lại có sóng lớn nữa, luôn luôn lúc nào cũng có sóng hết. Trong đó phải bơi phải lội thì việc đó cần cố gắng lắm mới được! Có cố gắng mới thành công. Do đó, cần phải lập nguyện, chí nguyện sẽ giúp mình thêm cố gắngvững chắc hơn ở nơi đường đạo. Chí nguyện phải thật vững để giúp cho nghị lực, vì có chí nguyện ắt có nghị lực. Như thế mới vững vàng được ở nơi những luồng sóng dập dồn, nếu sơ xuất liền chìm, huynh đệ cần phải suy nghĩ cho kỹ!

Ở nơi cõi ngũ trược này, phát chí nguyện phải dũng mãnh, nghị lực cũng phải dũng mãnh. Ở trong cái khó mà tu tập thì hạnh đức cao vời. Khó thì dễ hư nhưng thành tựu thì được công cao. Do đó, trong kinh Duy Ma Cật nói; “ Bồ tát ở nơi cõi dời này, có những công đức mà ở nơi cõi khác không có được”. Chính là ý này vậy.

Huynh đệ biết khó thì phải cố gắng. Lập chí lập nguyện cố gắng vượt lên. Luôn luôn kiểm soát tâm ý của mình lẫn cả về hành đông và lời nói. Kiểm soát nếu thấy không đúng thì sửa lại cho đúng. Ai cũng đều có lỗi, nhưng có lỗi mà biết sửa đổi thì thành tốt.

Mong rằng chư huynh đệ đều nhất tâm tinh tấn tu hành!
 

2. Ngày Khánh Tuế 17/07 năm Giáp Thân (2004) 

Sau ngày Tự tứ, được tất cả huynh đệ xuất gia cũng như tại gia về đây thăm, nên tôi có vài lời nhắc nhở

Ngày tháng trôi qua mau lắm, một năm không mấy chốc mà đã tới rồi. Già, bệnh, chết, mãi đeo theo người không chừa ai hết. Cũng mong các huynh đệ, ai nấy đối với Pháp của Phật, không biết nhiều cũng biết ít, noi theo chỗ hiểu biết của mình mà tinh tấn tu hành, luôn luôn nghĩ đến vô thường, sanh tử. Thân này không bền lâu, mình phải cố gắng nương theo thân người này để tu hành, vượt qua biển sanh tử, lên đến bến bờ giải thoát. Nếu chưa được vậy thì cũng làm nhân duyên thù thắng cho những đời sau, đạo tâm kiên cố, căn lành tăng trưởng.

Thời gian qua thật mau, đừng để luống uổng, phải thường nghĩ vô thường. Nhớ lại thuở trước, chỗ mình đang ngồi, đang quỳ ở đây là nơi mấy em mấy cháu (Bây giờ cũng sáu, bảy mươi tuổi rồi) đứng hái trái sim, thì mấy huynh đệ biết nó thuộc rừng rú. Rồi mình khai hoang, cất chùa. Thấm thoát cây gỗ của chùa cũng mục. Từ đó biết rằng thời gian trôi mau lắm, năm sáu chục năm thoáng chốc đã qua. Vì vậy nên nhớ lời Phật dạy, phải luôn nghĩ đến vô thường. Thân này còn đây, ngày mai không bảo đảm.

Pháp của Phật rõ ràng, chỉ ở nơi mình có chịu làm hay không chịu làm đó thôi, nên cố gắng tinh tấn, giữ đạo tu hành. Cầu mong mấy huynh đệ căn lành mỗi ngày thêm lớn, công đức mỗi ngày mỗi tăng trưởng.
 
 

3. Ngày Khánh Tuế 17/07 năm Ất Dậu (21/08/2005)

Đã qua một năm, thêm một tuổi. Tuổi đời, tuổi đạo, tất nhiên tuổi thọ của thân này đã giảm đi một năm. Có sanh là có tử. Không người xưa nào bây giờ còn hết. Mình đây lần lần cũng thành người xưa thôi.

Đức Phật dạy phải luôn quán vô thường: “ Thân này vô thường, cảnh vật vô thường”. Biết được thân vô thường phải ráng lo tinh tấn tu hành, chớ bỏ ngày tháng trôi qua. Nhờ thấy cảnh vật vô thường, không nên có sự tham luyến, cũng không nên khởi những vọng niệm phiền não. Tất cả đều nhớ quán vô thường, từ chỗ thân vô thường thì cố gắng tinh tấn tu hành, đối với cảnh thì không có tham luyến và trái ý, nhờ vậy tham sân cũng không khởi. Biết được mấy điều đó, si mê cũng lần lần ít đi, thiện căn công đức mỗi ngày mỗi tăng, đó là mình mỗi ngày mỗi bước tiến trên con đường giác ngộ giải thoát.

Gần đây gặp ai, tôi thường khuyên đầu tiên nên tránh việc ăn thịt chúng sanh, hễ còn ăn thịt chúng sanh thì không thể giải thoát được. Mấy vị nghĩ lại xem, đối trước Tam Bảo mình nói: “ Hằng ngày tôi ăn thịt chúng sanh, xin cho tôi được giải thoát”, không bao giờ có điều đó được! Do đó, phải tránh việc ăn thịt chúng sanh.

Mình không ăn thịt chúng sanh thì tình thương mỗi ngày mỗi rộng ra. Cũng như thế người lâu ngày không ăn thịtăn chay thì thấy con gà, con vịt, con chim… vật gì cũng vậy, nếu không thương cũng không có tâm làm hại. Nếu thấy nó bị đau đớn hay tai nạn gì, liền khởi nghĩ phải nuôi dưỡng cho được mạnh khỏe, rồi thả nó đi.

Còn người ăn mặn không ăn chay, thấy những con vật như vậy thì muốn cắt cổ, nhổ lông để làm thịt ăn. Quý vị nghĩ coi, ngay tâm niệm đó như thế nào ? Tâm niệm sau rõ ràng sanh tử luân hồi, còn tâm niệm trước tuy chưa phải thành Hiền thành Thánh, nhưng đã làm cái nền để bước lên con đường Hiền Thánh. Từ tâm niệm có tình thương rồi lần lần thêm rộng lớn, thành tâm từ bi của các bậc Hiền Thánh, thiện căn công đức cũng được sanh ra từ đó. Cho nên Phật nói, đức Phật thành Phật cũng do nơi tâm từ bi, lần lần trưởng thành nên Đại từ Đại bi. Đó là cái gốc. Điều đó rõ ràng như vậy, thế nên, cố gắng phải tránh việc ăn thịt chúng sanh.

Người đã ăn chay rồi thì thấy thường, còn người chưa ăn chay được thì thấy khó, không phải dễ. Bây giờ, có phong trào lan rộng ra trong giới xuất gia, nói chung là bớt việc ăn chay thêm việc ăn mặn. Điều đó từ đâu mà ra ? Bởi vì hiện tại đang đi vào thời kỳ mạt pháp, từ nơi tâm người sanh ra những tâm niệm như vậy, rồi tạo thành nghiệp. Mình thấy rõ ràng, đó là mầm móng của “đao binh tai” mà đức Phật nói trong kinh Diệt Tận. Chỉ là mầm móng chứ chưa đến. Biết được vậy, hiện tại tự mình hễ tránh được thì cố tránh, vươn lên để tâm từ bi lần lần tăng trưởng, thiện căn công đức theo đó mà phát triển. Như thế, tự mình hướng đến con đường đạo, lần lần ra khỏi sanh tử luân hồi, thành bậc Hiền Thánh giải thoát tự tại

Tôi có vài lời nhắc nhở như vậy, để tự mình tỉnh giácdìu dắt những người khác. Mấy huynh đệ có bổn phận lãnh đạo cũng nên nhắc nhở dìu dắt những người dưới mình.

Kế đó, trong pháp môn của Phật, thích pháp nào thì thực hành pháp ấy. Thích niệm Phật thì niệm Phật, thích tụng kinh thì tụng kinh, thích tham thiền thì tham thiền. Nhưng nhớ phải lấy việc “ tránh ăn thịt chúng sanh” làm chánh. Tôi thấy mấy năm nay, phong trào ở trong nước cũng như ở nước ngoài, từ xưa ăn chay mạnh lần lần yếu đi, rồi lần lần lan rộng vào giới xuất gia lại ăn thịt nữa. Vì thành phong trào chung, ai cũng vậy thấy không có tội.

Mong quý huynh đệ ai nấy đều tinh tấn tu hành, đạo tâm kiên cố, vững vàng tiến bước trong chánh pháp của Phật.
 
 
 
 

4. Mùng 01 Tết năm Bính Tuất (2006)

Đầu xuân Bính Tuất, Sư Ông nhắc nhở đại chúng giữ vững đạo tâm, tinh tấn tu hành, để căn lành mỗi ngày một thêm lớn, đạo lực được tăng trưởng thì mới tiến trên đường giải thoát. Phải dày công tu tập, phải nhiều thời gian lắm mới có kết quả được.

Pháp môn của Phật dạy rất nhiều, không pháp nào dễ đạt được kết quả hết. Chỉ có pháp dễ tu hay khó tu mà thôi. Phật dạy thân người khó được, đã được rồi không khéo tu để mất thân này thì muôn đời khó đặng lại. Thời gian qua mau, đừng để luống qua mà uổng phí một đời.

Căn bản của sụ tu hành là Giới, Định, Huệ. Từ nơi Giới hạnh được tinh nghiêm mà tâm tĩnh lặng. Tâm được tĩnh lặng thì trần lao phiền não không chi phối được. Do được tĩnh lặng đó mà phát sanh ra Định. Và từ nơi Định mới sanh ra Huệ. Huệ này do có Định mới phát, chớ không phải do tạo tác mà thành. Nếu do tạo tác thì đó chỉ là phân biệt hơn thua, phải quấy, hay dở. Và đó chỉ là ở trong vòng sanh tử mà thôi. Huệ từ nơi Định sanh, Huệ đó mới là giác, là giải thoát. Người đời không biết quý trọng nơi sự giải thoát mà chỉ lo làm cho mạnh thêm cái phân biệt hay dở nên không quan tâm gì đến Giới Định Huệ. Tu pháp môn Trì danh niệm Phật cũng là cách đạt được Định và Huệ.

Năm 1956, một số Tăng NiPhật tử thỉnh cầu Sư Ông tóm tắtthực hành pháp môn Trì danh niệm Phật, nên Sư Ông có làm ra bài kệ đề là:

Tây phương Cực Lạc thế giới A-di-đà Phật

Tin sâu, nguyện thiết, hạnh chuyên

Như đã nói ở trước, Pháp môn nào của Phật dạy muốn đạt được đều rất là khó, chỉ có dễ tu hay khó tu mà thôi. Pháp Trì danh niệm Phật thì rất dễ tu. Nghĩa là mình đang đi bộ, hay đi trên xe niệm Phật cũng được. Mình đang đứng ngắm cảnh cũng niệm được. Mình đang ngồi làm việc cũng niệm được và khi mệt mỏi quá nằm niệm cũng được. Chỉ trừ lúc nói chuyện là không niệm được mà thôi. Còn các pháp môn khác phải ở nơi vắng lặng hay thiết lập đạo tràng thì mới thực hiện được, đại khái là như thế.

Khi thực hiện pháp Trì danh niệm Phật thì lòng tin phải cho sâu chắc; tâm nguyện phải thiết tha và công hạnh phải chuyên cần. Khi niệm Phật, tâm và tiếng phải hiệp khắn nhau. Nghĩa là tâm phải duyên theo tiếng, tiếng phải ở trong tâm, đừng để nó xao lãng theo một tiếng gì khác, hễ nó rời ra thì phải kéo nó lại. Muốn được vậy, tiếng niệm phải cho rõ ràng, rành rẽ. Niệm như vậy phải chuyên cần, phải nhiều thời gian, phải đều đặn, phải tinh tấn lắm thì mới đắc lực. Khi niệm đã đắc lực thì tự nhiên trong tâm mình nổi lên tiếng niệm Phật mà mình không cần đề khởi, không cần nghĩ đến nó vẫn tự niệm. Ban đầu thì lúc được lúc mất, được thì ít mà mất thì nhiều. Cố gắng thêm thì được nhiều mất ít, cho đến khi không còn gián đoạn nữa thì gọi là niệm lực tương tục. Và như vậy mới đúng nghĩa “chấp trì danh hiệu”. Đó mới là nhơn của Niệm Phật Tam Muội. Được vậy thì sự vãng sanh mới bảo đảm. Bởi được Thánh chúng vây quanh tiếp rước không phải chuyện dễ dàng. Có tương ưng với đại nguyện của đức Phật A- di- đà thì mới có cảm ứng.

Người dược gọi là “ Chấp trì danh hiệu”, nếu hạng lợi căn thì hoặc một ngày, chậm lắm là bảy ngày sẽ được Niệm Phật Tam Muội thì thấy được đức Phật A-di-đà. Thấy Phật A-di-đà thì thấy được mười phương chư Phật

Pháp môn Trì danh niệm Phậtpháp môn dùng âm thanh làm phương tiện, nên dù niệm lớn hay nhỏ, hoặc niệm thầm cũng đều là âm thanh. Cho nên, chỉ có khi nói chuyện mới không thực hành được. Vì vậy, Bồ tát Giác Minh Diệu Hạnh có dạy: 

“Ít nói một câu chuyện

Nhiều niệm một câu Phật…”.

Vì thế ta phải bớt đi những duyên lăng xăng chung quanh để dành nhiều thời gianniệm Phật. Nếu lăng xăng tạp nhạp nhiều quá mà niệm Phật ít quá thì sẽ không đủ lực để lấn áp vọng tưởng, khó mà nhiếp tâm được.

Sư Ông năm nay đã tròn 90 tuổi rồi, không biết sẽ dừng lại ở số 0 hay 1,2,3 gì đây. Đời người ngắn ngủi lắm, tất cả nên cố gắng tu hành để ra khỏi vòng sanh tử. Hôm nay nhân ngày đầu xuân, Sư Ông có lời nhắc nhở tứ chúng, ai nấy đều nên nhất tâm tinh tấn!
 

5. Ngày xuân nói chuyện dịch kinh

Tôi có quan niệm, dịch không phải để cho mình đọc mà để cho mọi người đọc. Vì vậy nên khi dịch, tránh dùng văn tự cầu kỳ, bóng bẩy làm người đọc tụng khó hiểu. Tôi thường chọn bản văn chữ Hán của Ngài Cưu-Ma-La-Thập để dịch vì văn nghĩa rất phổ thông, mạch lạc, dễ hiểu. Riêng những bản văn của Ngài Huyền Trang vì dùng nhiều từ ngữ triết lý sâu xa rất khó đoán định, phải nghiệm lắm mới thông suốt. Cho nên theo tôi, những văn bản của Ngài Huyền Trang dùng để nghiên cứu, học tập hay hơn là để đọc tụng. Tôi nghĩ rằng pháp của Phật sâu xa, mầu nhiệm, vốn đã khó rồi mà chúng ta còn dùng văn tự khó hiểu nữa thì làm sao người đọc lãnh hội được. Điều đáng lưu ý nữa là trong khi ngồi dịch, tâm mình phải theo âm vận, làm thế nào để đọc cho suông sẻ và nghe cho vui tai, nếu âm vận nghe trắc quá sẽ gây cho người đọc cảm giác khó chịu, mệt mỏi.

Trước đây, Giáo Hội Tăng Già Nam Việt có yêu cầu tôi dịch bộ Phạm Võng cho những người thọ giới Bồ tát Bố Tát. Sau đó, cũng có vài vị Tôn đức cũng dịch, nhưng có lẽ vì không để ý đến âm vận nên nhiều người đã nhận xét: “ Nếu dùng để đọc tụng rất khó vì câu văn nghe trắc quá”. Cho nên, ở đây tôi phải nói thẳng: “ Phật pháp bất vị nhơn tình”, nếu theo nhơn tình thì sẽ hư việc. Ví như giới luật nhà Phật, nếu chìu theo nhơn tình thì đâu còn giới luật. Tuy rằng Phật pháp vốn không rời nhơn tình, đúng việc cũng phải tùy thuận nhơn tình. Thường thì trước khi dịch kinh, tôi chọn thời điểm thích hợp, tránh các chuyện chung quanh. Thí dụ như ngày nào không có Phật sự, giao tiếp thì phải bắt đầu từ 07giờ 30 sáng tôi lên phòng riêng làm việc đến 12 giờ trưa mới xuống dùng cơm, buổi chiều từ 14 giờ tới 18 giờ. Trước khi viết tâm mình phải thật vắng lặng, phải quán xuyến trước sau, thông suốt ý nghĩa. Tôi khởi sự dịch kinh năm 30 tuổi (1947). Bộ kinh Pháp Hoa được khởi dịch đầu tiên ở chùa Kim Huê (thị trấn Sa Đéc) Đồng Tháp, ngay nơi sanh quán của tôi. Sau đó, tôi dịch tiếp các bộ kinh Tam Bảo, Địa Tạng, Phẩm Phổ Hiền, Hoa Nghiêm, Đại Bát Niết Bàn, Đại Bát Nhã, Phạm Võng, Đại Bửu Tích…

Tôi cũng có dịch cuốn Ngộ Tánh Luận của Tổ Bồ Đề Đạt Ma, đây là một trong mấy quyển của Ngài được ghi trong Tục Tạng để cho mọi người biết rằng, Tổ cũng để lại kinh sách chớ không phải chỉ có ngồi nhìn vách (cửu niên diện bích). Nên khi dịch quyển này, tôi cảm nhận như được sự trợ lực của oai thần Tam Bảo và sự hộ niệm của chư vị Tổ sư. Nên khi dịch và phân 32 đoạn xong, tôi sửng sốt vì con số 32 đoạn này ngẫu nhiên trùng hợp với con số 32 chương trong quyển kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La MậtChiêu Minh Thái tử đời nhà Lương đã phân định từ ngàn xưa.

Đối với người thọ trì đọc tụng, nên biết rằng, kinh Phật là Pháp Vương, phải hết sức trân trọng. Ngày xưa tiền thân đức Phật muốn tu hành phải xả thân cầu đạo, ngày nay, mọi việc tu hành được thuận lợi hơn nhiều vì có kinh sách chỉ đườngchúng ta thờ ơ ỷ lại là điều đáng trách. Nếu người nào còn thích đọc tụng kinh chữ Hán hoặc chữ Pali thì phải học để thông hiểu được ý nghĩa lời Phật dạy hầu ứng dụng tu hành. Nếu không học được thì nên đọc tụng bằng những bản kinh dã dịch ra Việt ngữ sẽ có lợi ích hơn.

Chúng ta ngày nay không gặp Phật ra đời, nhưng gặp các vị Bồ tát cũng quý rồi, cộng thêm có kinh sách chỉ đường dẫn lối. Như vậy, muốn no thì phải ăn, muốn giải nghiệp thì phải thật sự tu hành, đừng chấp lỗi người khác, Phải tự soi xét lại mình, coi căn lành có lớn chưa, nguyện lực có tha thiết chưa, tu hànhchánh định chưa. Tu hành quan trọng là ở chỗ không dính mắc, có như vậy mới mong thoát khỏi trần lao nghiệp chướng đã nhiều đời nhiều kiếp.

Nhân ngày sinh nhật 02 tháng 09 Mậu Thìn (1988), tôi có cảm tác một bài thơ như sau:

“ Tuổi ngoài bảy chục gẫm nhơn sanh

Nhơn sanh vô nghĩa mãi trôi nhanh

Ăn uống, uống ăn, lo đại tiểu

Việc làm, làm việc, nhọc bại thành

Sống theo danh lợi phiền đắc thất

Chết để thịt xương ngán hôi tanh

Ân cần nhắn gởi chư thân hữu

Đạp phá cửa trần gấp chuyển nhanh “
 
 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 9063)
“Ư bỉ nhị thập nhất câu chi Phật độ, công đức trang nghiêm chi sự, minh liễu thông đạt, như nhất Phật sát, sở nhiếp Phật quốc, siêu quá ư bỉ.” Chỉ một câu văn trong kinh Vô Lượng Thọ mà ta đã có ba chữ nói về cõi Phật.
(Xem: 9982)
pháp môn niệm Phật, lấy nhất tâm niệm Phật, cầu sinh Tây phương, ly khổ đắc lạc. Nhìn vào thấy như là Tiểu thừa, chỉ tự lợi mình, nhưng thực tế mà nói thì là Đại thừa, có thể lợi tha.
(Xem: 10155)
Sau khi thành đạo, Đức Phật Thích Ca đã thấu suốt cội nguồn pháp giới trong vũ trụ. Ngài đã nhìn thấy rõ mỗi chúng sanh đều có Phật tánh, nhưng vì mê muội mà chưa nhận được.
(Xem: 11011)
A Di Đà Phật, danh hiệu này là vạn đức hồng danh, tại sao vậy? Danh hiệu này là danh hiệu của tự tánh, là danh hiệu của tánh đức.
(Xem: 8990)
Pháp môn Tịnh độ theo như huyền ký của Đức Phật trong Kinh Vô Lượng ThọKinh Đại Tập là một pháp môn thù thắng và rất thích hợp với chúng sanh trong thời mạt pháp này.
(Xem: 9457)
Pháp môn niệm Phật từ trước đến nay được phổ biến rộng rãi, hàng Phật tử đều có thể ứng dụng thực hành và đã chứng nghiệman lạc, lợi ích từ câu Phật hiệu.
(Xem: 7997)
Một trong những duyên khởi đưa tôi tới sự học hỏi pháp môn Tịnh Độ là lần đi cúng thất đầu tiên của bác tôi
(Xem: 9245)
Trong Phật giáo, niệm là một thuộc tính của tâm, gọi là tâm sở pháp
(Xem: 11271)
Xã hội ngày nay, lòng người ác độc; cho nên bị thiên tai, nhân họa thường xuyên giáng xuống. Khi tai họa ập đến không ai lường trước được, không thể trốn tránhđề phòng không kịp.
(Xem: 8662)
Tu hành là tu cái gì? Đơn giản nhất, then chốt nhất, chính là buông bỏ. Nhìn thấu không cần phải tu, buông bỏ thì bạn tự nhiên liền nhìn thấu, vì vậy chính là tu buông bỏ, ta phải buông bỏ không ngừng
(Xem: 9030)
Cầu siêu chỉ là một sức mạnh thứ yếu, không phải là sức mạnh chủ yếu. Vì thời gian chủ yếu để tu thiện, làm thiện là thời gian khi người đang còn sống
(Xem: 17430)
Chúng tôi giảng rất nhiều lần bộ kinh Vô Lượng Thọ, tính sơ đến nay cũng khoảng mười lần. Mỗi lần giảng giải đều không giống nhau.
(Xem: 12148)
Pháp Sự Toàn Tập Giảng Ký, Lão pháp sư Thích Tịnh Không giảng tại Úc Châu Tịnh Tông Học Viện, Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa
(Xem: 26017)
Kinh quán Vô Lượng Thọ Phật là một trong ba bộ kinh chính yếu của tông Tịnh Độ, được xếp vào Đại chánh tạng, tập 16, No. 1756.
(Xem: 9526)
Pháp môn Tịnh Độcon đường chính yếu dẫn chúng sanh thời nay thoát sanh tử, là chiếc thuyền vững chắc đưa mọi người vượt thẳng qua năm đường.
(Xem: 9365)
Quả thật là có một cõi như thế, gọi là cõi Tịnh Độ Hiện Tiền. Cõi ấy không bị giới hạn bởi không gian hay thời gian...
(Xem: 9933)
Đây là một trong nhiều pháp môn của Phật, mà đặc điểm là dể tu, dể chứng, rất thích hợp với đại đa số quần chúng...
(Xem: 11291)
Trong vô lượng pháp môn tu ấy, nhìn chung Thiền và Tịnh đều được coi là phổ cập nhiều nhất hiện nay, nhất là các nước Á đông... Võ Thị Thanh Thảo
(Xem: 9649)
Giác Minh Diệu Hạnh Bồ Tát giảng; Bồ Tát giới đệ tử Thường Nhiếp kết tập; Cư Sĩ Như Hòa dịch Việt
(Xem: 10219)
Quyển sách này là một phần trong bộ sách Niệm Phật Pháp Yếu do Cư sĩ Mao Dịch Viên tuyển tập... Thích Minh Thành dịch
(Xem: 13592)
Thuyết Giảng Mỗi Chiều Chủ Nhật Tại Tổng Hội Cư Sĩ Phật Giáo... HT Thích Huyền Dung
(Xem: 15913)
12 lời nguyện niệm Phật này, nhằm giúp cho Phật tử có định hướng trong việc tu tậpchí nguyện để về thế giới Cực Lạc của Đức Phật A-Di-Đà... Thích Chân Tính
(Xem: 15546)
Thư cho người em Tịnh độ là một bộ luận nhỏ, gom nhặt những yếu nghĩa của Tông Tịnh độ, chia thành từng bài nhỏ, mỗi bài là một chủ đề... Thích Hồng Nhơn
(Xem: 18558)
Chỉ vì tín lực chẳng sâu nên thắng nghiệp chìm trong hữu lậu, lại muốn bỏ pháp này để chọn pháp khác, lầm lạc lắm thay!... Như Hòa dịch
(Xem: 18991)
Kính nghĩ, đức Thích-ca mở ra vận hội lớn làm lợi ích rộng lớn cho chúng sinh có duyên, xiển dương giáo pháp tùy theo mỗi quốc độ khiến pháp nhũ thấm nhuần khắp cả... Nguyên Trang dịch
(Xem: 18801)
Pháp Niệm Phật Tam Muội xét về nguồn gốc là từ Viễn Tổ (tổ Huệ Viễn) đề xướngLô Sơn, sáng khởi Liên Xã sáu thời tịnh hạnh, trở thành quy củ cao đẹp cho muôn đời... Như Hòa
(Xem: 13780)
48 Lời Nguyện của Phật A Di Đà song ngữ Việt - Anh; Hán dịch: Khương Tăng Khải, Việt dịch: HT Thích Trí Tịnh; Sưu tập: Tuệ Uyển
(Xem: 19096)
Kính nguyện quyển sách nhỏ này có thể giúp đỡ thật sự những đồng tu, đại đức có duyên, được lìa khổ được vui, liễu sanh thoát tử... Pháp Sư Tịnh Không
(Xem: 11658)
100 Bài Kệ Niệm Phật - Liên Tông Thập Nhị Tổ Triệt Ngộ Ðại Sư, Thích Thiền Tâm dịch
(Xem: 23058)
Niệm Phật Vô Tướng - Lí Luận và Nhập Môn Pháp Môn Niệm Phật Viên Thông của Bồ Tát Đại Thế Chí, Nguyên tác: Tiêu Bình Thật cư sĩ, Cư sĩ Hạnh Cơ dịch
(Xem: 19164)
Kinh Vô Lượng Nghĩa - Tam tạng pháp sư Đàm Ma Già Đà Da Xá, người Thiên-trúc, dịch từ Phạn văn ra Hán văn tại Trung-quốc, vào đời Tiêu-Tề; Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra Việt văn
(Xem: 18274)
“Niệm Phật” là pháp môn lấy ngay cái nhân địa Phật để tu thành Phật, nhờ đó mà chúng sanh tiết kiệm cả triệu đời khổ cực tu hành trong sanh tử tử sanh...
(Xem: 8653)
Giả sử khi tôi thành Phật, nước tôi còn có địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
(Xem: 27027)
Về môn Niệm Phật, tuy giản dị nhưng rất rộng sâu. Điều cần yếu là phải chí thành tha thiết, thì đạo cảm ứng mới thông nhau, hiện đời mới được sự lợi ích chân thật.
(Xem: 19924)
Do nhờ định lực niệm Phật của mình cảm ứng với từ lực của Đức Phật A-Di-Đà thì lập tức cảnh “ác đạo” sẽ được chuyển hóa thành cảnh “Cực lạc”...
(Xem: 15264)
Một câu niệm Phậttâm yếu của đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni. Tâm yếu, cũng gọi là tông, là yếu chỉ tức sắc tức không của cảnh giới chân tâm...
(Xem: 15483)
Một câu A Di Đà Lộ tánh diệu chân như Sắc xuân nơi hoa sáng Muôn tượng ẩn gương xưa.
(Xem: 26787)
Tâm chân thành là tâm Phật, bạn với Phật là đồng tâm. Bốn hoằng thệ nguyện là đồng nguyện với Phật...
(Xem: 16336)
Danh hiệu Phật Bồ Tát đại từ đại bi vô lượng vô biên biểu trưng trí tuệ của tự tánh vô lượng vô biên, đức năng vô lượng vô biên...
(Xem: 19352)
Cầu vãng sanh tức là cầu “Nhất niệm tương ưng nhất niệm Phật”, tương ứng với đại nguyện của Đức A-Di-Đà Phật để Đức A-Di-Đà Phật độ thoát chúng ta.
(Xem: 19724)
Pháp môn của Phật bình đẳng, đó là Khế Lý. Ứng hợp được với căn cơ của mình, chọn lựa cho đúng, hành cho đúng theo khả năng của mình là Khế Cơ, chúng ta được thành tựu.
(Xem: 19893)
Để cho người bệnh có được một cái vốn căn bản, thì đầu tiên chúng ta nên cố gắng hướng dẫn cho người hộ niệm cái vốn căn bản vững vàng trước.
(Xem: 18601)
Quyết chí tử hạ thủ công phu, lấy bốn chữ A-di-đà Phật hay sáu chữ Nam-mô A-di-đà Phật làm bổn mạng của mình, ngày đêm dõng mãnh Lão thật niệm Phật, không mỏi mệt...
(Xem: 32403)
Tịnh độ giáo là một tông phái thuộc Phật giáo Đại thừa, tín ngưỡng về sự hiện hữu của chư Phật và tịnh độ của các Ngài; hiện tại nương nhờ lòng từ bi nhiếp thụ của Phật-đà...
(Xem: 20221)
Niệm Phật đúng pháp là tâm tiếng hiệp khắn nhau. Tiếng ở đâu thì tâm ở đó, tâm ở đâu thì tiếng ở đó.
(Xem: 45891)
Thái độ nói ôn hòa điềm đạm sẽ làm tăng thêm uy tín cho người nói, gây dựng được một thiện cảm để người ta muốn nghe. Cuối cùng cái cốt lõiý thức của ta qua lời nói...
(Xem: 6824)
Những trang sách “HỘ NIỆM: KHẾ LÝ - KHẾ CƠ” này được chư vị phát tâm ghi chép lại từ những buổi tọa đàm ngắn trong những buổi cộng tu tại Niệm Phật Đường A-Di-Đà ở vùng Brisbane Úc-Đại-Lợi.
(Xem: 22703)
Thường Tịch Quang Tịnh Độ là cõi ấy chỉ toàn là ánh sáng, dệt nên những tia quang phổ khi chúng sinh được sinh về đây... HT Thích Như Điển
(Xem: 24347)
Đây là những bản dịch giới thiệu những tư tưởng quan trọng của những vị sáng Tổ của ba tông phái Tịnh Độ Nhật Bản. - HT Thích Như Điển
(Xem: 39211)
Cõi Cực Lạc hay cõi Tịnh Độ mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni muốn giới thiệu cho chúng sanhthế giới Ta Bà nầy là cõi: Phàm Thánh Đồng Cư Tịnh Độ... HT Thích Như Điển
(Xem: 20502)
Kinh A Di Đà thuộc hệ tư tưởng Đại thừa, ra đời trong thời kỳ phát triển Đại thừa Phật giáo... Thích Nguyên Thành
(Xem: 19863)
Chọn pháp môn Tịnh Độ Tông, niệm Phật cầu vãnh sanh Tịnh Độ... Tâm Tịnh
(Xem: 40747)
“Đường về Cực Lạc” là con đường pháp dẫn ta và tất cả chúng sanh từ xứ ác trược Ta Bà về đến thế giới thanh tịnh Cực Lạc. Cũng chính là “Pháp môn Tịnh độ”...
(Xem: 18602)
Thế giới Bản nguyệnthế giới vượt thoát mọi ý niệm nhị nguyên, sự hiện hữu của thế giới ấy không phải là sự hiện hữu đối đãi của cái khổ và cái vui.
(Xem: 18448)
Hiện tại chúng ta niệm Phật là niệm tự tâm. Vì tự nơi mỗi chúng sanh ai cũng có Phật nhân, mà, khi đã có Phật nhân thì liền có Phật quả - là thành Phật...
(Xem: 9131)
Muốn cảm ứng đạo giao với Phật A Di Đà để vãng sanh về xứ Cực lạc cần phải tu cho đúng, nghĩa là niệm Phật phải đạt nhất niệm
(Xem: 14175)
Không thể không phản tỉnh, không thể không kiểm thảo, hay nói cách khác, nhất định phải tìm lỗi lầm của chính mình, phải tìm tâm bệnh của chính mình.
(Xem: 18150)
Vận mạng từ do đâu mà có? Do đời trước tu mà được, trên thực tế mỗi ngày vận mạng của chúng ta cũng đang có sự tăng giảm, thêm bớt.
(Xem: 17618)
Thân thểảnh hưởng mãnh liệt đến tinh thần. Thế nên, muốn cho tinh thần vững mạnh, tin tưởng chí thiết nơi tự lực, tha lực, kiên cố chấp trì câu danh hiệu Phật...
(Xem: 14664)
Thể tánh của đức Phật A Di Đàvô lượng thọ, vô lượng quang, là Phật Pháp thân. Giáo lý đại thừa đều chấp nhận rằng Pháp thân bao trùm tất cả thế giới.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant