Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

02 Duyên Khởi Kinh

06 Tháng Mười 201000:00(Xem: 3197)
02 Duyên Khởi Kinh


KINH QUÁN VÔ LƯỢNG THỌ GIẢNG THÍCH

Tỳ Kheo Thích Hằng Quang

 Duyên khởi Kinh

Thường khi Phật thuyết pháp, thời phải có người thưa hỏi, ngoài trừ kinh A Di Đà ra, thời tất cả kinh điển khác đều như vậy. Tại sao chúng ta có được bộ kinh này, do nhân duyên gì mà Phật nói ra bộ kinh Quán Vô Lượng Thọ đây? 

Tuy nhân duyên phát khởi để Phật thuyết ra bộ kinh này không được toàn thiện lắm, nhưng phải nên biết, Phật Pháp bao la trùm khắp hư không, không có chỗ nào mà Phật Pháp không hiện đến, ngoài trừ là cọng nghiệp của chúng sanh quá nặng nên không thể nào nghe được từ Phật Pháp.

Phật Pháp đến nơi nào thời cũng làm lợi ích cho chúng sanh, làm cho chúng sanh được vui vẻ và được an vui, cho nên người Phật Tử cần phải suy xét những gì mình đã làm cho mọi người, có làm cho người khác được an vui không? Hay là gây phiền muộn cho họ, qua những lời nói, hành động, cử chỉ của mình mà khiến họ muốn tránh xa. Cho nên phải suy nghĩ lại những gì mình đã làm, sửa lại cho được toàn thiện hơn, hợp với Phật Pháp, như vậy mới thật là đáng để tự hào mình là người Phật Tử. Đã là Phật Tử thời phải biết việc gì nên làm và việc gì không nên làm. Đừng sống trong bóng của Phật mà làm toàn là việc ma, thì tôi tin chắc rằng quí vị, uổng công phí sức, làm như vậy để làm gì? 

Thời của đức Phật, ở nước Ma Kiệt Đà thủ đô là Vương Xá, có vị thái tử tên là Thiện Kiến, vì nghe lời xúi giục của bậc ác hữu. bắt vua cha nhốt vào trong nhà ngục. để xoá ngôi, và bắt mẹ là bà Vi Đề Hy giam vào thâm cung. 

Do câu chuyện bi ai này mà nay chúng ta có được bộ kinh quí giá Quán Vô Luợng Thọ. Cho nên chúng ta cần phải gìn giữ cho kỷ, thật tâm thọ trì những gì chỉ dạy trong kinh để mong có thể đền đáp được Tứ ân

Do có duyên khổ, nên nay Phật phải nói ra nhân rốt ráo để đạt được quả vị an vui cùng là sự giải thoát chơn chánh. 

Quí vị nghĩ xem, Phật thật là bực toàn giác toàn trí, toàn năng, biết có khổ, vui không chơn thật nên tìm ra đường chơn thật và hạnh phúc cho chúng sanh. Khác với phàm phu chúng ta, biết khổ thì là khổ, không để ý gì đến chuyện tìm ra lối thoát. Biết là khổ nhưng họ cứ vẫn đi sâu vào để tìm những thứ mà xưa nay bản tánh của chúng ta vốn không có. Cơm là cơm, gạo thời là gạo, với tâm phân biệt không đủ tuệ căn, nên chúng phải chịu khổ trong lục đạo này.

Trước khi giảng kinh Quán Vô Lượng Thọ này, cũng cần nói rõ năm thứ huyền nghĩa để phân định bộ kinh này. Năm thứ huyền nghĩa này là những gì? Chính là: Danh, Thể, Tông, Dụng, Giáo

1. Thích Danh
Tên của bộ Kinh này là "Phật thuyết Quán Cực Lạc Quốc Độ, Vô Lượng Thọ Phật, Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát Kinh". 
 Phật là bậc đại giác, giác ngộ tất cả pháp không còn mê lầm. Phật có đủ ba giác ngộ nên là bậc đại giác. Ba giác ngộ là:
Bản giác: Vốn đã là giác ngộ. Thỉ giác: Vừa giác ngộ. Cứu cánh giác: Giác ngộ đến tột đỉnh.
Tự giác, Giác tha, Giác hạnh viên mãn, gọi là tam giác viên mãn vậy.
Lại nữa, Phật thì có Ba Thân, Bốn Trí, Ngũ NhãnLục Thông. Chúng tachúng sanh, dù có Phật tánh, đều có thể thành Phật, nhưng chúng ta thì chưa khai mở được màn vô minh để thành Phật, còn chư Phật thì đã vén màn vô minh ấy lên và làm chủ được nó, cho nên thành Phật, còn chúng ta thì vẫn chưa, vẫn phải tu học, nếu chúng ta thành tâm tu đạo theo phương phápĐức Phật Thích Ca Mâu Ni đã dạy thì chúng ta cũng sẽ được thành Phật như Ngài. Do chúng ta chưa chứng được quả vị Phật, nên không có Tam thân, tứ trí, ngũ nhãn, lục thông. Phật cũng là phàm phu như chúng ta tu hành mà chứng được quả vị Phật. Tất cả chúng sanh đều có thể thành Phật, nếu như mọi người đều tu hành đúng như vậy, Phải có đủ tam thân, tứ trí, ngũ nhãnlục thông thì mới là Phật. Chớ đừng vừa có chút thần thông thì cho mình đã thành Phật. Hãy cẩn thận nhé!!!
Ba Thân là: 
Hóa thân
Pháp thân 
Báo thân
Bốn Trí là: 
Đại viên cảnh trí (đạo huệ trí) 
Diệu quan sát trí (đạo huệ chủng trí)
Nhứt thiết trí (viên mãn tánh trí)
Nhứt thiết chủng trí (bình đẳng tánh trí)
Sáu thông là: 
1. Thiên nhãn thông
2. Thiên nhĩ thông
3. Tha tâm thông
4. Túc mạng thông
5. Thần túc thông:
6. Lậu tận thông
Phật có đủ Ba Thân, Bốn Trí , Năm Nhãn, sáu thông; nếu nói mình là Phật thì phải hội đủ những thứ trên mới có thể nói là thành Phật được. Người tu đạo cần phải chân thật., không nên lừa dối người khác. 
Phật Thích Ca Mâu NiGiáo chủ của thế giới Ta Bà. Thế giới Cực Lạc mà Ngài chỉ cho chúng ta quán tưởng thì có Phật A Di Đà làm Giáo Chủ. Cõi nước ấy rất trang nghiêm, mặt đất làm bằng bảy báu.
"Thuyết" chữ thuyết này tạm dịch là nói, tại sao tôi dùng chữ tạm dịch? Vì nếu dịch chữ thuyết này thành chữ nói, thời không diễn được ý nghĩa của nó cho lắm. Có ba chữ để nói lên ý nghĩa của chữ thuyết này. vậy ba chữ đó là gì? 
Đó chính là "Duyệt sở hoài". 
Duyệt không phải là vui vẻ sao? 
Lành thay! 
Tại sao lời nói của đức Phật lại có chữ duyệt này? Quí vị có hiểu tại sao không? oh! tôi cũng không rõ lắm!
Có người bảo với một người nọ rằng:"hôm nay giải thưởng của Lô tô lên đến 28 triệu Úc kim, người kia nghe xong, họ vui vẻ và bảo:" Thật vậy sao, vậy chúng ta đến đó để ghi vài ô, thử vận may xem coi chúng ta có cơ may trúng độc đặc hay không? 
Như vậy, quí vị nghĩ đây có phải là duyệt không?
 
Không như thế đâu! Tuy là lời nói làm cho người kia vui vẻ, nhưng kết quả thì sao? Chính là sự ngu si, mất hết vài đồng rồi đấy, như vậy thì không thể gọi là duyệt rồi. Chữ thuyết này, dùng ba chữ duyệt sở hoài để nói lên ý nghĩa mầu nhiệm của nó. Nói lên đều gì đây nè? Chính là nói lên những gì mình muốn nói, vậy tức là đức Phật muốn nói những gì mà Ngài cảm thấy vui vẻ khi nói ra, khi nói ra mọi người khác cũng đều vui vẻ, lợi ích là không có phiền muộn nên gọi là duyệt. 
Duyệt Sở Hoài chính là nói những gì mà mình muốn nói. Rốt cuộc là nói những gì? Chính là nói mười sáu pháp quán trong Kinh Quán Vô Lượng Thọ này.
Duyệt đọc trong giống như chữ diệt. vậy chữ diệt này như thế nào? Chắc có người vừa nghe chữ diệt này thời cảm thấy buồn phiền và muốn đứng dậy ra về. Vì cho nó không được tốt lành, bi quan quán, không có sự enjoy. Chữ diệt này tôi mượn nó để dịch thành chữ chết. Có người sẽ bảo," Pháp Sư, ngài đang giảng cái gì vậy, tại sao đang nói đến chữ duyệt là vui vẻ, mà lại thêm chữ chết vào đây?".
Mọi người vừa nghe đến chữ chết của tôi, thời sanh tâm lo sợ rồi, chỉ chữ chết mà quí vị sợ như vậy, mà dám xưng mình là người Phật Tử sao? Thử nghĩ, sống trên cõi đời này, có ai mà thoát khỏi được sự chết mà phải sợ. Chết không đáng sợ đâu quí Phật Tử, mà có rất nhiều việc còn đáng sợ hơn là chết đấy. Là người Phật Tử thời nên biết, có sanh thời có diệt. Cho nên không cần phải sợ. Có rất nhiều sự đáng sợ hơn là sự chết, tuy nhiên có ba thứ mà mọi người Phật Tử đều biết đến, nhưng lại không hề sợ gì đến bọn chúng? 
Đã nói chữ duyệt là vui vẻ, thời chữ diệt này của tôi cũng là vui vẻ, mọi người chớ sanh tâm lo sợ. Phật đã nói ra những gì mà Ngài cảm thấy vui vẻ, người nghe cũng sanh tâm hoan hỷ mà nhận lấy, nhận lấy rồi phải diệt. Vậy diệt cái đây? Chính là diệt tham, sân, si. Vì vui vẻ mà nói ra, nếu người nghe không hiểu, hoặc chỉ thoáng qua tai, thời cũng không có lợi ích gì, thì đâu phải là duyệt nữa. Cho nên, không phải chỉ thấy được cơm mà bảo mình hết đói, nghe người khác bảo có đủ loại cơm, nhưng chỉ được nghe đến chữ cơm mà muốn hết đói sao? Thấy cơm thời phải ăn, như vậy mới gọi là duyệt được. Cũng vậy, Phật vui vẻ nói ra, người nghe cũng sanh tâm hoan hỷ, nhưng vui mừng thì một chuyện, mà có làm theo hay không là chuyện khác, chớ không phải chỉ được sự vui vẻ mà bảo mình no. (lành bịnh)
Phật nói ra những phương thuốc để trị lành căn bịnh của mọi người, vì giúp mọi người trị lành bịnh, nên Phật vui vẻ mà nói, mà người có được toa thuốc ấy cũng vui mừng vì có được toa thuốc tối diệu như vậy, có thể diệt được căn bịnh trầm trọng tham sân si. Quí vị nghĩ xem, kết quả có tốt hay không? 
Rất là tốt, ai ai cũng được lợi ích, cho nên tôi nói chữ diệt này là sự vui vẻ chớ không phải là bi quan.
Lại nữa, chữ thuyết này không phải đọc trông giống với chữ thiết hay sao? 
A! chữ thuyết tức là vui vẻ mà nói, vậy thì thiết này như thế nào? Thiết chính là tha thiết, tha thiết những gì đây nè? Chính là tha thiết nói ra lời chân thật, để cho người nghe không bị choáng tai. Vậy Phật tha thiết nói ra những gì với chúng sanh trong thời kỳ của Ngài, cũng như chúng ta hôm nay? Chính là tha thiết nói ra những gì mà bạn xem là thật, chấp chặt không buông bỏ, lấy giả làm thật, lấy thật làm giả, nói rằng bạn đang bị bịnh trầm trọng mà không hay biết. Người khi nghe được những lời như vậy sanh tâm vui vẻ, phát tâm chánh tín, tha thiết mông cầu được lành bịnh, Vì sao? Vì xưa nay, không có vị lương y nào chuẩn ra căn bịnh trầm trọng của họ, nay lại được vị đại y vương này chuẩn ra căn bịnh đó, nên sanh tâm vui mừng không xiết. Rồi phát tâm cầu đại Dược Vương cho toa để hốt thuốc, sau khi uống ai ai cũng đều lành bịnh, như vậy không là vui vẻ sao?
Nói tóm lại, chữ thuyết nghĩa là nói ra những lời chơn thật, lợi ích cho mọi người, người thuyết đã vui vẻ, người nghe cũng vui mừng, cả hai đều được lợi ích, nên gọi là thuyết. 
Những gì chúng ta nói, không thể gọi là thuyết được!
"Quán" nghĩa là suy tưởng, buộc niệm về một việc thì gọi là quán. Kinh này gọi là quán Vô Lượng Thọ tức là buộc niệm về một chỗ để nghĩ tưởng đến Phật Vô Lượng Thọ vậy, trong bộ kinh này Đức Thích Ca dạy cho chúng ta đến mười sáu pháp quán, cũng chính là mười sáu cái chìa khóa để mở mười sáu cái cửa châu báu của quí vị.
Tựa đề của bộ kinh này là Quán Cực Lạc Quốc Độ, Vô Lượng Thọ Phật, Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát
Khi tôi nghe thoảng qua tai mình, tựa đề của bộ kinh này, tôi vui mừng không thể nói được, liền đảnh lễ Đức đại Từ bi bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Quí vị có biết tại sao không? Tôi cũng không biết, nhưng tôi chỉ biết rằng, sức oai thần của chư Phật, mà chúng ta không thể nào hiểu được dù giới hạng như vi trần. Không có lời nói nào để xưng tán đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni, Ngài vì chúng sanh ngu muội ở cõi ô trược này, mà hiện đủ sức thần thông vi diệu, không thể nghĩ bàn. Quí Phật Tử, khi nghe Phật Pháp điều cần thiết là phải chuyên nhứt, định tâm vào một niệm, nghe cho kỷ những gì mà Phật đã vì chúng ta giảng nói trong mười hai đại tạng kinh, tuy mỗi mỗi điều khác tướng nhưng tất cả đều chuyên nhứt. Thật đức Phật tròn đầy trí tuệ, không thể nào diễn tả cho hết, đây không phải là lời khen suông, không phải vì là một tín ngưỡng của Ngài mà khen ngợi, mà thật sự Phật là như vậy.
Khi nghe kinh, tâm quí vị không chuyên nhứt, không chơn thành, ý chạy đông tây, phân biệt các Pháp, nên không nhận ra đó thôi. Nếu là ngươì đủ thiện căn, chỉ cần nghe tên đề của Kinh này, thơì sẽ ngộ được những gì mà đức Từ Phụ Thích Ca trong suốt 49 năm dài mệt nhọc, mang thân tứ đại để cùng ở với những người tà tri tà kiến như chúng ta, mà nói ra diệu Pháp như thế, Tâm Ngài vẫn như lưu ly, trong ngoài sáng sạch, không dính mắc vào cửa ngõ nào. Thật là mầu nhiệm thay.
Quí Phật Tử, đừng để tâm phân biệt, là mình đang tu theo pháp môn nào, mà hãy y theo lời dạy của Phật, sửa tâm hư vọng của mình, nguyện không làm việc ác. Vì Phật nói ra không biết là bao nhiêu phương tiện, nhưng tất cả đều hòa đồng với nhau, không có hai thì làm sao lại có ba được. Vì tâm của chúng ta quá phân biệt, nên trên đường tu học, không thể ngộ được đạo, chính là như vậy.
Có người sẽ bảo, "Kinh Quán Vô Lượng Thọ này, chỉ dành cho người tu theo Pháp môn tịnh Độ, còn chúng tôi là người tu thiền, nên không muốn tìm hiểu những gì ở trong Kinh".
Quí Phật Tử, dù cho quí vị tu theo pháp môn nào đi nữa, mà mỗi mỗi đều được chuyên nhứt, thời mỗi mỗi Pháp đều là một, không có hai cũng không có ba. Nếu thật sự bực tu thiền liễu đạo, khi nghe qua tựa đề của bộ kinh này, thời có thể chứng được đạo đấy, tôi thật sự không dối quí vị đâu. "Quán Cực Lạc Quốc Độ, Vô Lượng Thọ Phật, Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát", không phải là vô ngôn sao? cho nên tôi nói, tất cả pháp đều có liên hệ nối kết với nhau, như là hạt chuỗi Phật vậy, ngươì tu đạo, đừng sanh tâm phân biệt, thơì đều liễu cả, liễu thời liễu hết, mê thời đồng mê chính là đạo lý này.
"Quán Cực Lạc Quốc Độ, Vô Lượng Thọ Phật, Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát". Tựa đề của Bộ kinh không phải là thiền sao? Nếu có ai bảo là không, thời không nên nói là mình đã liễu được. 
Giống như khi tôi chưa tin học Phật Pháp, có một vị Bồ Tát bảo rằng: "Khi con nghe được tên của người có thể độ con, thơì con sẽ xuất gia". Qua lời nói này, tôi thật sự không tin chút nào. Vì sao vậy? Thứ nhứt, gia đình tôi không tin Phật Pháp. Thứ hai, tôi không đi chùa, không gặp được thiện tri thức, thời làm sao có thể xuất gia tu theo Phật được? 
Cho nên, lúc đó tôi không quan tâm gì đến lời nói ấy.
Nhưng kỳ lạ thay! Khi tôi vừa tròn mười hai tuổi, có lần nghe được hai chữ từ vị cư sĩ Trần Thị Hiểu tức là cư sĩ Diệu Lâm. Khi nghe được hai chữ từ vị thiện tri thức này, đã làm cho tôi phải hốt hoảng, ngày đêm không thể ngủ, mà cứ nghĩ tưởng đến hai chữ này. Đó là hai chữ gì? Chính là hai chữ "Tuyên Hoá" vậy. Chính là vị tôn sư đáng kính của tôi, Ngài là bực mà chúng ta cần phải học và noi gương theo.
Như vậy, quí vị có hiểu chưa. Ý tôi muốn nói gì, người có hiểu chăng? A Di Đà Phật!!! Đều trong đây.
Cho nên, trong khi tu đạocần phải chuyên nhứt, thật lòng mà tu thời quí vị sẽ được bực thiện nhân, hộ niệm cho quí vị đạo tâm được kiên cố và qua được mọi thử thách.
"Cực Lạc" Ấn Độ đọc là Sumati Trung Hoa dịch là Cực Lạc, hay là An Dưỡng cũng có tên là Diệu Ý là tên của một Phật độ ở Phương Tây cách thế giới ta Bà của chúng ta mười muôn ức cõi Phật. Cực LạcY báo trang nghiêmgiáo chủ là Phật A Di Đà hiện đang thuyết Pháp. Không giống như thế giới ta bà của chúng ta, là y báo không được trang nghiêm, hội đủ mọi thứ khổ, có ba đường ác, lục đạo luân hồi,Phật lại nhập diệt
 
Còn Cõi nước Cực Lạc của Phật A Di Đà thì trang nghiêm vi diệu, không có ba đường dữ, toàn quốc độ đều làm bằng bảy báo. Lại có Phật hiệuVô Lượng Thọchúng sanhthuyết Pháp.
Tại sao cõi nước này gọi là Cực Lạc?
 
Kinh Phật Thuyết A Di Đà có dạy:" Xá Lợi Phất! Cõi đó vì sao tên là Cực lạc? Vì chúng sanh trong cõi đó không có bị những sự khổ, chỉ hưởng những điều vui, nên nước đó tên là Cực Lạc. Xá Lợi Phất! Lại trong cõi Cực Lạc có bảy từng bao lơn, bảy từng mành lưới, bảy từng hàng cây, đều bằng bốn chất báu bao bọc giáp vòng, vì thế nên nước đó tên là Cực Lạc".
Tóm lại, có nghĩa là một cõi nước an vui, không có sự khổ nên gọi là Cực Lạc. Đây là phần Y Báo trang nghiêm, Người là Chánh Báo, mà chánh báo ở cõi nước này lại càng trang nghiêm vi diệu không thể nghĩ bàn, mà trong Kinh này đức Phật đã dạy cho chúng ta mười sáu pháp quán, và lấy Y nhị Chánh Báo trang nghiêm của cõi này, làm nhan đề cho bộ Kinh, là Quán Cực Lạc Quốc Độ, Vô Lượng Thọ Phật, Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát. Mà chúng ta thường gọi tắt là Kinh Quán Vô Lượng Thọ
Cực Lạcthắng cảnh (chánh cảnh) của bộ kinh Quán Vô Lượng Thọ, Vô Lượng Thọ (chánh nhân) là quả cũa bô kinh này, cũng là trạm dừng nghĩ cho tất cả mọi loài chúng sanh. Thời bây giờ, phương tiện giao thông rất tốt, có đủ thứ Phương tiện như; xe hơi, xe bus (xe buýt) xe điện, xe lửa v.v... tùy mọi người thích đi xe nào cũng được. Cũng vậy, Phật pháp có đủ mọi phương tiện giao thông để cho Phật Tử chọn lựa, phương tiện nào thích hợp với mình hơn, giúp mình dễ đi hơn thời chọn cho mình một phương tiện. Dầu là đi bằng phương tiện gì đi nữa, bến đậu cũng chỉ có một mà thôi, cho nên khi tu đạo, không nên sanh tâm phân biệt để làm gì? Mà hãy xem mình có đi hay là không, chớ không phải là việc mình dùng phương tiện nào để đi. Tuỳ mọi người thích, đi xe thì chậm hơn một chút, đi bằng máy bay thì đến nhanh hơn một chút. Chậm hay nhanh chung qui cũng là về một chỗ.
Điều cần thiết, trên con đường tu tập của mình, chính là có thành tâm chơn tín để mà đi hay không, chớ không phải là nên dùng phương tiện nào để mà đi. Đừng đi được một trạm rồi không đi nữa, thời chuyện này mới là quan trọng với người Phật Tử như chúng ta
Khi đi trên đường nguy hiểm, mưa to gió lớn, người trên phương tiện thời phải biết mình phải làm gì để không bị tai nạn trong sương mù dầy đặt vây quanh mới là chuyện cần chú ý. Đừng đi với tâm niệm tham sân si, thời đi bằng phương tiện nào cũng vậy, không có khác gì cả, chỉ có khác là khác thể tướng của phương tiện chúng ta đang dùng mà thôi. Đừng nghĩ rằng, đi máy bay là an toàn nhứt, nhanh thì nhanh thiệt, tuy nhiên nó cũng bị rớt vì sự trụt trặc nào đó. Cho nên, điều mà cần phải quan tâm chính là mình có thật muốn đi hay không, Niệm Phật là diệu dược, tuy nhiên quí vị có thật tâm tin tưởng để uống hay không là một vấn đề, chớ không phải nhìn thấy được diệu dược mà hết bịnh, không uống mà mong mình được trị khỏi, thời đạo lý nầy vốn không có trong những bộ đại từ điển của Như Lai.
Nay để mọi người dễ hiểu, tôi xin đem ra một thí vụ nhé. Giống như có người ở Sunshine muốn đi Gardenvale thời phải bắt chuyết xe bus 220. Muốn đi Gardenvale thời chuyến xe này là tốt nhứt, vì nó vốn là đi Gardenvale mà. Tuy nhiên, chuyến xe này chạy trên con đường thật nguy hiểm đó quí vị. Nguy hiểm như thế nào, thời chút nữa quí vị sẽ hiểu rõ. Khi xe ra đến Thành Phố lớn của Melbourne chạy vào đường Queen (Queen Street) thời quí vị nghĩ xem, đường nguy hiểm ở trên là gì rồi. A! Thì ra chính là Cung Điện của Thiên Ma ở trước, cung điện của nó tên gọi là Crow, với chiêu đề là " ENTERTAINMENT FOR PEOPLE" (giải trí cho người). Quí vị nghĩ xem, dự định đi Gardenvale nhưng xe bus vừa tới đầu đường của King Street, người đang ngồi trên chuyến xe 220 này, liền khởi tâm động, mà mình đã trong coi trong một khoảng đường dài, từ shine đến thành phố, do tâm bị động nên không thể nào qua đoạn đường nguy hiểm của ma vương vì tâm tham chưa dứt, liền đứng dậy bấm chuông để xuống trạm kế, có người không bấm chuông và nói:" next stop please". Kết cuộc như thế nào? Quí vị thử nghĩ xem. 
Người nghe ba chữ entertainment for people, thì làm sao bỏ qua đoạn đường này, nếu bỏ qua người khác sẽ bảo:" Bạn không biết hưởng thụ". Khi bước vào thời tươi cười hớn hở, vui vẻ với mọi người. Vài tiếng sau, bước ra với vẻ mặt buồn với nét nhăm trên má, yếu đuối không còn sức lực nữa, lúc này có người hỏi họ, bạn sau buồn vậy? Người này sẽ bảo:" Tôi bị hai chữ đánh bị trọng thương, nên không còn sức lực gì cả". Người kia bảo:" hai chữ gì mà lại lợi hại như thế?" 
"Thì là hai chữ tham và si. Hôm qua ông xã của tôi, đưa tiền đóng bill nước, điện thoại cùng là tiền đi chợ cho tuần này, vì muốn thử vận may, nên tôi đã cho ngân hàng tập thể vay mượn, bây giờ không biết làm gì đây, tôi không dám về nhà".
A! câu lạc bộ này thật có ý nghĩa đó quí vị. Không những nó giúp người giải trí, mà nó còn hút máu của người nữa. Đây chính là ngôi mồ tập thể, không biết đã vùi chôn biết bao người ở trong đó. Nhưng người bị chúng hại đâu có sợ gì đến bộ mặt thật của chúng. Vì đã có chiêu bài là entertaintment treo trên bộ mặt của chúng rồi thì làm sao bị người khác vạch ra. Chỉ có cách là đến đó thử ra sao. 
A! Tôi đã nếm được mùi vị của nó rồi, thật là chua chát, đi hết hai căn nhà, nay mất nợ tứ phương chỉ có cách tự tử để giải quyết vấn đề mà thôi. 
Thôi rồi! Cá đã dính câu, thời làm sao thoát khỏi cái chết đây?
Cung điện của Ma Vương thật sáng chói, chúng không quan tâm vì đến những người khác, mà chúng chỉ biết trang hoàng cung điện của mình cho thật đẹp để người khác thấy được vẻ đẹp bên ngoài của chúng, sanh tâm mến thích càng nhiều càng tốt.
Nầy bạn! Đừng bước vào nhé! Đó chính là ngôi mộ tập thể đấy. Họ sẽ bảo:" Bạn biết gì chứ? Làm cả tuần mệt mõi, phải giải trí thôi'.
Kết cuộc thì sao? Là đem tiền lương trong năm ngày làm việc vất vã, tặng chúng xài chơi. Người trong cuộc dùng danh từ còn đáng sợ hơn, nếu có người hỏi họ, họ sẽ bảo:" Tôi vừa đi cúng chùa về". Thật là tội nghiệp, đã làm việc sai, nay lại gieo thêm khẩu nghiệp nữa.
 
Cho nên người Phật Tử, muốn thoát khỏi đường sanh tử thời phải dụng công chơn chánh, không luận là quí vị tu theo Pháp môn nào, nhưng cần phải chơn thật, thời mạt pháp này cũng giống như sự vụ Entertainment ở trên vậy, cho nên Phải cẩn thật, nên mới bảo, pháp môn niệm phật thật là vi diệu trong thơì bấy giờ, vì lòng từ bi của Phật nên phát ra những đại nguyện cứu độ chúng sanh, để hưởng được sự giải thoát chơn chánh, qua sự thành tâm sửa lỗi và muốn thoát được vòng vô minh, nên Phật có đủ phương tiện để làm lợi ích cho mọi người. Cho nên nói, Cực Lạc chính là chỗ cho thuyền bè, xe cộ v.v...dừng nghĩ ở đó. Mọi người đến bằng nhiều phương tiện khác nhau, nhưng không có gì khác biệt. khi cặp bến rồi mọi người sẽ hiểu, không cần phải nói nữa, vì tôi không biết cách nói để cho quí vị hiểu, nên phần còn lại, Quí Phật Tử hãy điền vào.
Có lần đức tôn sư dạy rằng:" Đường đi là con chọn, thời phải biết mình đi đâu, đừng đợi đến nơi rồi mới biết là mình đã đi lầm đường thời là nguy".
Cho nên, tôi thành thật nói với quí vị rằng, đường đi vốn không có gì phải sợ, mà chính tự quí vị, mang đá vào mình mà thôi. Ai bảo mình đi chưa vững, lại so tài với người khác, thời làm sao có thể qua được cạm bẫy, do người đời gài đặt. Kinh Thủ Lăng Nghiêm , là bộ Kinh Quí giá nhứt trên đường tu đạo, mọi gian nguy, hung hiểm như thế nào, đều được ghi trọn trong bộ đại từ điển này,Vì quí vị không để ý đó thôi. Đa số mọi người không thích đọc và tìm hiểu đạo lý của Kinh Thủ Lăng Nghiêm, vì trong đây Phật đã dạy rõ ràng về những chướng ngại trên đường tu đạo, mà đa số trong chúng ta đều vấp phải, cho nên xem thường bộ kinh này, hoặc có người lại cho rằng bộ này không phải do Phật nói ra. 
Hòa Thượng Tuyên Hóa, đã từng dạy rằng:" nếu như không có người trì tụng chú lăng nghiêm, hay đọc giảng bộ kinh này, thời Phật Pháp khó mà hưng thịnh, lợi ích chúng sanh, vì không có lăng nghiêm thời ma vương sẽ xuất thế".
Lời dạy của tôn sư, thật là như vậy, Quí vị hãy nghĩ xem, thời bây giờ có rất người tự cho mình chứng đắc, họ sữa đổi những gì mà đức Phật đã từng dạy, do không có đường rẻ nên họ không biết là mình đi quá xa với Phật Pháp, còn trái lại có người trì tụng Thủ Lăng Nghiêm Lăng Nghiêm Kinh, đọc Thủ Lăng Nghiêm thời sẽ biết rõ là mình gặp những ma sự như thế nào? Chứng đắc ra sao? Đều được đức bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật của chúng ta dạy rõ trong kinh. Vì do sự chướng ngại giúp họ xưng bá, và được tôn kính nên đành gác qua những lời dạy của Thế Tôn qua một bên, rồi ném bộ kinh Thủ Lăng Nghiêm ra ngoài đại thiên thế giới, vì nếu Kinh Thủ Lăng Nghiêm còn thị hiện trên cõi đời này, chính là việc cản trở họ làm giàu phát huy tiền đồ danh vọng
Cho nên, người Phật Tử chúng ta là người tu đạo, muốn được thoát sự luân hồi thời phải biết, mình đang làm gì, và sẽ đi đâu, thời phải biết rõ, nếu có đi sai thời phải dừng lại, và đổi hướng đi, vậy thì sẽ không bị sa lầy lún sâu thêm.
Cho nên, tôi từng nói với quí vị, trên đường tu đạo cần phải bỏ đi tánh tăng thượng mạng, mà mọi người phải trao dồi với nhau, học hỏi lẫn nhau. Pháp môn niệm Phật là pháp tối diệu, nhưng quí vị không tương ưng với nó thời cũng là vô ích, chẳng giúp ích được gì cho quí vị. 
Làm thế nào mới được tương ưng với pháp môn này? Chính là làm theo những lời dạy trong kinh, ngày ngày lau chùi cho sạch, những thứ tâm tham lam ,sân hận, tà kiến, ích kỷ, mưu cầu ,tự lợi, nói dối, như vậy còn lo gì đến chuyện không được vãng sanh. Không sợ rằng đức Từ Phụ A Di Đà quên rước mình hay bỏ sót lại, mà sợ rằng chánh niệm mình sao lãng, ý chí không vững, không thật lòng sửa tánh hư tật xấu mà thôi. 
Niệm Phật thời phải có Phật, đừng niệm Phật mà tâm lại có ma, thời việc này không bảo đảm được. 
"Vô Lượng Thọ" là dịch từ Phạn ngữ A Di Đà, có nghĩa là: mạng sống của vị Phật này không thể lường biết được là tuổi thọ của Ngài bao nhiêu. TrưỚc tiên chúng ta cần phải rõ ba A Di Đà này, vì đây chìa Khóa mở hết cõi hư không khắp pháp giới, là đại định cảnh giới của Thiền mà người tu thiền như chúng tu để đạt đến, là đệ nhứt nghĩa của Thiên Thai, là đệ nhứ giới hạnh của Luật Tông, là pháp tổng trì đệ nhứt của Mật tông, là chỗ vô lượng Nghĩa (Quang) của người tu tịnh, và là đệ nhứt viên Giác viên mãn của chư Phật vậy. 
A là vô, Di Đà là Lượng nghĩa là vô lượng, tức là không thể lường được, không những là không lượng được tuổi của Ngài bao nhiêu, mà tất việc viên mãn của Ngài cũng không thể nào biết cho hết. Đây cũng chính hạnh nguyện sâu xa của chư Phật mười Phương ba đời. Vị Phật này chính là vị Phật thay thế mười phương chư Phật, vì chúng sanh nhiều vọng tưởng, nên chư Phật phải hiện đủ thứ tướng mới có thể độ được họ. nói cách dễ hiểu hơn, tức là mười phương chư Phật đều là hóa thân của Vô Lượng Thọ Phật. Vô Lượng Thọ Phật chính là Pháp Thân thường trụ của mười Phương chư Phật.
Mười Phương có bao nhiêu quốc độ, thời có bấy nhiêu vị Phật để giáo hóa chúng sanh. Tuy nhiên thể tướng thì vô lượng, chung quy thì chỉ có một tánh mà thôi, đó chính là tánh Giác viên mãn cứu cánh, nên Phật thành Phật mà có hai hay sao? Vốn không có. Giống như nước, tánh của nước là chất ướt, nước thời đâu cũng có. Nếu như quí vị từ Úc Đại Lợi đem khối nước về Việtnam rồi chỗ trộn vào nước của quê nhà, thì thử hỏi, nước nó có bị trở ngại gì không? Hay là nó đều hòa cùng nước ở địa phương, vì nước không có thể tướng, nó chỉ có tánh nước mà tánh của nước là chất ướt, cho nên nó không làm trở ngại vì cả, mà đều hòa chung một tánh, chính là tánh ướt.
Chư Phật cũng vậy, thể tưởng khắp mười phương, tuy nhiên, chư Phật đồng một tánh, đó là tánh Giác. Cho nên, mười phương chư Phật giảng nói pháp gì đi nữa, cũng không rời pháp môn niệm Phật này, vì là đồng một tánh. Một là tất cả, tất cả là một, cho nên không có việc gì nằm ngoài thế giới Cực Lạc, cũng không có việc gì mà có thể ra khỏi sự cai quản của đức Phật Vô Lượng Thọ
Diện mạo của mọi người có sự sai khác, nhưng vốn là con một nhà.
tài sản, vàng bạc báu châu mà không có thọ thời cũng không giúp được gì? Cho nên nói Đức Vô Lượng Thọ chính là vị Phật được tượng trưng cho mười Phương Chư Phật ba đời, hạnh nguyện tròn đầy, viên mãn cứu cánh, Chư Phật mười Phương ba đời cũng đồng hiệu như nhau, đó chính Vô Lượng Thọ. Nhưng Chúng sanh thì có sự khác biệt nên phải dùng phương tiện, hiện đủ thứ tướng, đủ thứ tên để giáo hoá họ. Nói đến đây, quí vị có hiểu tôi nói gì không? Hãy suy nghĩ kỷ những gì tôi đã nói.
Chư Phật có đủ trọn vẹn hạnh nguyện, viên mãn cứu cánh như vậy, tuy nhiên Đức Như Lai, chỉ đặc biệt dùng hai ý nghĩaVô Lượng Thọ, và Vô Lượng Quang để đặt tên cho mình. Vậy, Vô Lượng Thọ như thế nào? Nếu có quốc độ chơn thật, đầy đủ viên mãn hạnh nguyện siệu Việt, nếu thọ mạng còn có hạng lượng thời thì chưa viên mãn, cho nên thứ nhứt là lấy ý nghĩa này làm tên gọi. Thứ hai, chính Vô Lượng Quang, quang tức ánh sáng, mà ánh sáng tức là trí tuệ, nên nói vị Phật này Trí tuệ tròn đầy, không gì mà không thấu hiểu, vì có thọ mạng dài, nên cần phải có đại tuệ viên mãn, nếu không thơì có vô lượng thọ cũng có chẳng có ý nghĩa gì, vô lượng thọ thơì phải có Vô Lượng Quang.
Không phải như chúng ta, ai ai cũng muốn mình được trường thọ, tuy nhiên việc làm thì không có trí tuệ, ngày qua ngày chỉ diễn lại ba thứ độc tham, sân, si, làm việc hồ đồ, tổn hại đến người khác, sát sanh hại vật, tội còn dầy hơn là nuí Tu Di, không biết rằng việc sống đó thật là vô ích, chẳng có ý nghĩa gì, mà lại mông được trường thọ
Phật là Giác Giả tức là người đã giác ngộ viên mãn cứu cánh. Vậy bốn chữ A Di Đà Phật nghĩa là Vô Lượng Giác. Đã có trí tuệ viên mãn, thọ mạng vô lượng, lại là bực giác ngộ. Cho nên tướng thị hiện chính là tướng giác ngộ, do tâm không còn vướng mắc, nên hiện trí huệ, vì có thị hiện nên phải là vô lượng thọ
Vì đâỳ đủ trí tuệ, thọ mạng vô lượng, nên phải thị hiện quốc độ trang nghiêm. Cho nên chúng ta cần phải biết, Đức Phật A Di Đà thật sự là tròn đầy viên mãn. Tánh đức viên mãn của chư Phật là như vậy, nên mươì chư Phật đồng xưng tán, cho nên ngươì học Phật cần phải biết là:" Chư Phật, Phật đạo đồng, vốn không sai biệt chút nào, tất cả cũng chỉ là bến Cực Lạc mà thôi. Không có đâu nữa, mười phương cũng vậy, đều phải sanh về Cực Lạc để diện kiến đức Phật Di Đà, mới có thể thành Phật. Người học Y, phải học với người biết về y, nếu không thì học không được trọn vẹn, cũng vậy, đã nói Đức Vô lượng thọ Phật, tượng trưng cho hết thảy mười phương ba đơì chư Phật, thời Bồ Tát muốn thành Phật thời phải học với Phật.
Đức Phật không phải chỉ có phước đức vô lượng, mà thần thông biện tài, tướng hảo, đạo tâm tất cả đều vô lượng; nói vô lượng tức là không có bờ không có mé để tính được. Nói vô lượng tức là vô biên, tức là không ở chỗ nào mà chỗ nào cũng có. Vô lượng là từ "một" mà có, nên nói "Một là vô lượng, vô lượng là một, nhứt thiết tức là nhứt, nhứt tức là nhứt thiết vậy". 
Thọ mạng, công đức, trí huệ, pháp lực của Phật A Di Đà đều vô lượng vô biên, không thể nghĩ bàn được. Phước đức, trí huệ của Phật A Di Đà đều vô lượng nên gọi là Phật A Di Đà. Tóm lại, Đức Từ Phụ A Di Đà cùng Phật Thích Ca Mâu Ni đều là từ con người tu hànhthành Phật chớ không phải là từ trên trời rơi xuống hoặc từ dưới đất vọt lên. Cho nên chúng ta phải dụng công chơn chánh, thì trong tương lai cũng có đủ tánh đức tròn đầy vô lượng như Phật không hai không khác.
Vì sao mà vị Phật này lại có danh hiệu đặc biệt như vậy? Việc này phải trở về hằng sa số kiếp về thưở trước, có đức Phật ra đời hiệu là Bảo Tạng Vương Như Lai, có một đại kiếp tên là Thiện Trì, ở cõi Tản Đề Lam có vua Chuyển luân Vương, tên là Vô Tránh Niệm, đầy lòng từ thiện, tiếng thơm đồn bốn phương.
Vị vua này đem những đồ quí báu, ngon đẹp mà cúng dường cho đức Phật Bảo Tạng Như Lai, và Tăng đoàn của Ngài trong ba tháng. Và đem những công đức đã làm trong ba tháng như vậy đều hồi hướng về Vô Thượng Bồ Đề, cầu được cõi Phật thanh tịnh trang nghiêm, vị vua này ở trước đức Phật Bảo Tạngphát nguyện rằng:
"Nay con nguyện khi con thành Phật, làm sao đặng một thế giới đủ sự vui đẹp, hình dạng nhơn dân trong cõi ấy toàn là sức vàng và không có những đường địa ngục, ngạ quỷsúc sanh xen ở chung lộn. Hết thảy chúng sanh nơi cõi ấy chẳng khi nào còn phải thối chuyển mà đọa vào trong ba đường dữ, và người nào cũng đủ sáu phép thần thông và căn thân tốt đẹp
Con nguyện tất cả chúng sanh được về cõi ấy, đều thành đàn ông tươi tốt vô cùng, không còn thọ báo sắc thân đàn bà và cũng chẳng cần có danh hiệu của người đàn bà nữa. Hết thảy chúng sanh khi được về đó, thần thức đầu thai trong bông sen, lúc bông nở ra thì căn thân xinh tốt, thọ mạng lâu dài, không kể xiết đặng.
Con nguyện cõi ấy đặng trang nghiêm, cảnh vật thiệt xinh đẹp, không có mọi sự nhiễm trược, hằng có hoa tốt hương thơm mùi bay các hướng.
Con nguyện cho chúng sanh trong cõi ấy, ai nấy cũng đều đặng ba mươi hai tướng tốt, sáu phép thần thông, trong giây phút dạo khắp các cõi Phật trong mười phương, đặng cúng dườngnghe Pháp, rồi trở về cũng chưa trễ buổi ăn.
Con nguyện nhơn dân trong cõi ấy đều đặng mọi sự thọ dụng tự nhiên, đúng giờ ăn thì có đủ các món ngon vật lạ hiện ra trước mắt, còn muốn bận đồ gì thì có áo xiêm tốt đẹp hiện ra bên mình, không cần phải sắm sửa như trong cõi nhơn gian vậy.
Con nguyện cầu được cõi Phật như vậy, đặng từ rày về sau, đời đời kiếp kiếp, thường tu hạnh Bồ tát, làm sự hi hữu mà tạo thành cõi Tịnh Độ, đến thời kỳ chứng đạo thì ngồi dưới cây Bồ đềthành quả Chánh Giác, phóng hào quang soi các thế giới cho các Đức Phật đều xem thấy, đặng khen ngợi danh hiệu của con.
Con nguyện khi thành Phật rồi, những loài chúng sanh ở trong thế giới khác, đã có tu tập thiện căn, hể nghe danh hiệu con mà muốn sanh về cõi con, đến khi lâm chung đặng vãng sanh, chỉ trừ những người phạm tội ngũ nghịch, tội chê bai các Pháp Đại thừaphá hư Chánh Pháp mà thôi.
Con nguyện khi con thành Phật rồi, mà có chúng sanh ở các thế giới đã phát Bồ đề tâm, tu Bồ tát đạo, muốn sanh về cõi con, thì đến khi mạng chung, tcon và hàng đệ tử đều hiện thân đến trước mặt người ấy đặng tiếp dẫn.
Con nguyện khi con nhập diệt, trải vô số kiếp về sau những người nữ nhơn ở trong các thế giới nghe danh hiệu con mà chăm lòng vui mến và phát Bồ đề tâm, cho đến lúc thành Phật, cứ cảm báo đặng làm thân đàn ông hoài, chớ không khi nào còn mang lấy thân đàn bà nữa. 
Bạch Đức Thế Tôn! Con nguyện đặng cõi Phật như vậy, chúng sanh như vậy, mọi sự thanh tịnh trang nghiêm như vậy, thì con mới chịu thành Phật". 
Do những lực này, nên nay mới có cõi Cực lạc trang nghiêm như vậy.
Khi vua Vô Tránh Niệm ở trước đức Phật Bảo Tạng phát lời nguyện trên xong. Đức Phật liền khen vua rằng:"Hay thay! Hay thay! Đại vương phát nguyện sâu lớn, muốn cõi thanh tịnh. Đại vương hãy xem qua hướng Tây, cách đây trăm ngàn muôn ức cõi Phậtmột thế giới gọi là Tôn Thiện Vô Cấu, giáo chủ cõi ấy hiệu là Tôn Âm Vương Như Lai, hiện nay đương vì các bực Bồ Tát mà giảng dạy Pháp Đại thừa, giáo hóa các người Thượng căn, chứ không diễn thuyết mấy Pháp quyền tiểu.
Trong cõi ấy cũng không có chúng sanh căn trí Tiểu thừa và cũng không có một người nữ nhân. Nhưng y báochánh báo của Phật Tôn Âm Vương Như Lai thiệt thanh tịnh trang nghiêm, rất xứng hiệp với chỗ cầu nguyện của Đại vương đó! Vì Đại vươngthệ nguyện muốn cõi thanh tịnh, nên nay Ta đổi hiệu Đại vươngVô Lượng Thanh Tịnh. Khi Vô Lượng Thanh Tịnh mãn một trung kiếp, thì Đức Phật Tôn Âm Vương Như Lai nhập Niết Bàn, Chánh Pháp truyền bá đặng mười trung kiếp. Đến khi diệt rồi, trải qua sáu mươi trung kiếp, thì cõi Tôn Thiện Vô Cấu đổi tên lại là: Di Lâu Quang MinhĐức Phật, hiệu là Bất Khả Tư Nghị Công Đức Vương Như Lai, ứng hiện ra đời mà hóa đạo chúng sanh. Sau khi Đức Phật ấy nhập Niết Bàn rồi, trải vô số hằng sa kiếp và vô lượng Phật diệt độ, thì cõi Di lâu Quang Minh đổi tên lại là: An lạc, đến thời kỳ Vô Lượng Thanh Tịnh chứng quả về cõi đó mà thành Phật thì hiệu là: A Di Đà Như Lai, sống lâu vô cùng, tiếp dẫn vô lượng chúng sanh trong thế giới mười phương về đó, rồi giáo hóa cho thành Phật đạo tất cả". (Bi Hoa Kinh)
Cho nên cõi nước Cực Lạc là do Đức Phật A Di Đà, trong khi tu nhân đã phát nguyên được thế giới thanh tịnhtrang nghiêm mà có được. Ngài cũng như chúng ta tu đạo mà thành chớ không phải từ đâu đến. Ngài có đại trí đại tuệ, biết cảnh đời là giả tạm chẳng có thật, cho nên đời đời ngài đều tu theo giáo pháp mà chư Phật đã dạy cho Ngài. cũng như chúng tachúng sanh đầy nghiệp chướng, nhưng nếu thành tâm sửa đổi, theo giáo Pháp của Phật mà tu hành thời cũng sẽ được thành Phật trong tương lai.
Cho nên khi tu đạocần phải chuyên nhứt, hành động và lời nói phải khế hợp với nhau, phải thật tâm tu hành thì ai ai cũng có thể thành Phật cả. 
Vua Vô Tránh Niệm, khi đã phát nguyện trước Đức Phật Bảo Tạng như thế xong, ngài trải qua vô số kiếp, để tu hành để đạt được cõi nước thanh tịnh trang nghiêm, mà không thối thất. Lại có kiếp nọ, khi ấy có đức Phật ra đời hiệu là Thế Tự Tại Vương Như Lai. Nước tên là diệu hỷ, có vua tên là Nguyệt Thượng Luân Vương, hoàng hậu tên là Thù Thắng Diệu Nhan, vua và hoàng hậu sanh ra ba người con, là Nhật Nguyệt Minh, người con thứ hai tên là Kiều Thi La và người con thứ ba tên là Nhật Đế Chúng. 
Lúc đó, vương tử Kiều Thi La, bỏ ngôi vương tử của mình, theo Đức Thế Tự Tại Vương Như Lai xuất gia, làm Tỳ Kheo, Pháp HiệuPháp Tạng. Khi Đó, pháp Tạng Tỳ Kheo ở trước đức Phật Thế Tự Tại Vương mà phát ra 48 đại nguyện rộng lớn, nguyện khi thành Phật làm lợi ích, độ khắp tất cả chúng sanh trong mười Phương, nếu như có một nguyện nào không được viên thành, thời Tỳ Kheo Pháp Tạng nguyện không thành Phật. Khi ấy chư thiên rải hoa, tán thán, quả đất rúng động, giữa không trung có tiếng khen rằng:
"Pháp Tạng quyết định sẽ thành Phật hiệu là A Di Đà".
Cho nên, Ngài đã trải qua vô số kiếp tinh tấn tu hành, để trang nghiêm cõi nước của mình mà không mệt mỏi. Và những lời nguyện của Ngài đã được viên mãn thành Phật hiệu là A Di Đà đã được mười kiếp rồi (Kinh Phật thuyết A Di Đà).
Cũng trong kinh Phật Thuyết A Di Đà đức Thích Ca Mâu Ni có dạy: " vì thọ mạng của vị Phật này không thể lường được là bao nhiêu nên hiệu là A Di Đà. Lại nữa, hào quang của vị Phật này, chiếu thấu đến khắp mười phương không gì làm trở ngại được nên hiệu là A Di Đà". 
"Quán Thế Âm Bồ Tát" Quán tức là quán tưởngt, buộc niệm lại. "Thế" có phải là thế gian không? Chính là thế gian . "Âm" là Âm Thanh vậy.
Đã nói Quán là quán xét, buộc niệm, nhưng ở đây tôi xin giải chữ Quán thành hai nghĩa, nghĩa thứ nhứt là suy xét và nghĩa thứ hai là niệm. 
Quán Thế Âm Bồ Tát là một vị Bồ Tát cứu khổ, chuyên quán xét tâm nguyện của chúng sanh mà đến, Ngài là một vị Bồ Tát hành hạnh từ bi. Hễ có chúng sanh thọ khổ mà còn nhớ đến danh hiệu Ngài, nghĩ tưởng đến Ngài thời mọi thứ khổ đều được tiêu diệt, mọi việc cũng không sanh. 
Vậy, Quán Thế Âm chính là quán âm thanh của loài hữu tình mà đến. Danh hiệu của Ngài là như vậy. Tại sao chúng ta phải niệm Quán Thế Âm Bồ Tát? Bởi vì đối với chúng sanh ở cõi Ta-bà Ngài có nhân duyên rất lớn. Ngài là vị Bồ-tát tầm thanh cứu khổcứu nạn
Chúng ta niệm câu Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát, thì trước hết chúng ta phải hiểu ý nghĩa câu này. Nam mô là tiếng Phạn, có nghĩa là quy mạng, Quán là quán tưởng, lấy diệu tưởng để quán tưởng. Ngài Quán Thế Âm, vì Ngài có loại trí huệ chơn chánh, cho nên đối với hết thảy mọi âm thanh của thế gian Ngài đều hay, đều thấy, không hề bị lầm lẫn. Chữ Thế là chỉ thế gian. Âm là âm thanh. Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát tu pháp môn phản văn văn tự tánh, cho nên Ngài dùng tâm để quán sát tiếng kêu cứu của các chúng sanh trong thế gian. Một khi Bồ Tát nghe được sẽ tức khắc phân thân đến nơi để cứu độ nạn nhân ra khỏi bể khổ, thoát đượcmọi phiền muộn của chúng sanh. Bồ Tát Quán Thế Âm giống như mẹ hiền của chúng ta, con cái muốn được những gì, thời mẹ đều cho cả., 
Như nếu muốn được Ngài cứu giúp thì chúng ta phải thực lòngmà niệm, vì do có đủ tâm chơn tín, chí tah2nh như vậy, thời tác dụng của sự cảm ứng ấy mới đưc phát sanh. Lúc đó Bồ Tát nhĩ căn thanh tịnh của mình, mà nghe âm thanh của quí vị, là những tiếng cầu cứu tha thiết, nên Ngài phân thân của mình mà đến cứu giúp quí vị. Nhưng trái lại, qúi vị niệm Ngài mà không lòng chơn tín, niệm với tâm không thành khẩn, với những ý nguyện cầu danh lợi, thời không thể nào mà có sự cản ứng được.
"Bồ-tát" là tiếng Phạn, nói cho đủ là Bồ đề tát đỏa dịch là Giác hữu tình. Giác là giác ngộ, hữu tình chỉ chúng sanh. Giác-hữu-tình tức là một chúng sanh trong số người giác ngộ, hoặc là người giác ngộ trong số chúng sanh 
Những sự việc mà vị Bồ Tát này, làm lợi ích cho người không thể nói cho hết được, Vị Bồ tát này có đủ diệu dụng để thỏa mãn nguyện vọng của loài hữu tình. Trong Kinh Diệu Pháp Liên Phẩm Phổ Môn, Đức Thế Tôn đã nói rất rõ về hạnh nguyện của vị Bồ Tát này.
Tuy nhiên, nay ở đây chúng ta đang học về cách trị lành bịnh sanh tử. Cho nên cũng phải cần học y với vị Bồ Tát này nữa, không phải Ngài chỉ có oai thần cứu khổ ban vui mà thôi . trái lại Ngài còn có đủ thần dược để trị lành bịnh cho chúng ta. Như hôm nay chúng ta học cách để thành Phật, nếu không giới thiệu vị Dược Vương này với quí vị, thời là chưa được trọn vẹn, nên nay cũng cần phải nói ra. Vì sao? Vì không nói quí vị sẽ không biết, mà chỉ biết là vị Bồ Tát này chỉ có oai thần cứu khổ mà thôi, chỉ thấy được cơm thời không thể hết đói, đói thời phải ăn cơm, cho nên cần phải nói, để mọi người đều được no.
"Quán Thế Âm" Quán chính là niệm, vậy là niệm cái gì? Tức là cái niệm Phật tánh, Phật tánh thời ai cũng có, nên vị Bồ tát này có thể biết hết tâm niệm của chúng sanh, mà không sai khác, cho nên ngài mới có thể cứu độ họ, nếu không thời không thể độ được họ. Có thể nói tất cả đều sống trong thể của Ngài, nên mỗi mỗi một tâm niệm gì mà chúng sanh khởi, Ngài đều biết rõ. 
Mà muốn quán biết được tâm niệm của tất cả mọi chúng sanh, nên Ngài phải Quán cái tâm của mình trước, nghĩa là phải lau chùi tấm gương trong sáng của tự tánh, vì một khi nó được trong sáng thời có thể chiếu thấy hết cảnh vật xung quanh. Vị Bồ Tát này ở nhân là siêng năng tinh tấn lau chùi tự tánh, nên quả là Ngài có thể biết hết mọi tâm niệm của chúng sanh.
Tên của Bồ Tát này là Quán Thế Âm, như vậy có nghĩa là quán âm thanh của tự tánh ở bên trong, "Thế" chính là tâm niệm của chúng sanh cũng chính là tự tánh của, chớ không nhứt thiết là thế gian, mà hiểu như thế nào đi nữa thời đều đồng thể đại bi mà thôi. Quán Thế Âm cũng chính là quán cái âm thanh thanh tịnh Phật tánh của mỗi chúng sanh đều có, nghĩa là sao? Nghĩa là quán những âm thanh chơn thật, chơn thật của tự tánh, mà chơn thật của tự tánh cũng chính là không có một âm thanh nào, vì nó vốn là vô ngôn, đã là vô ngôn nên không còn có một âm thanh, mùi vị nào, cho nên mới được gọi là Quán Thế Âm
Cho nên khi quí vị niệm Bồ Tát Quán Thế Âm , thời cần phải quán cái tâm thông của Ngài, nghĩa là cần phải thành tâm mà niệm, chí thành mà niệm, như vậy mới đúng lời Phật dạy, " người niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, dù vào lửa, lửa cũng chẳng đốt đặng". Khi niệm cần phải nhứt tâm, đem ba độc an trú vào danh hiệu Ngài, thời muốn được gì, Ngài cũng toại cho quí vị. Vì là cùng một thể, cho nên có gì để cho, cái gì của anh, cái gì không phải là của tôi, đều không có. Cần phải hiểu rõ, như vậy mới thật sự là niệm Quán thế Âm Bồ Tát vậy.
"Đại Thế Chí Bồ Tát" Đại Thế Chí Bồ Tát là một trong Tam Thánhthế giới Cực Lạc Tây Phương mà đức giáo chủ là Phật A Di Đà. Đức Quán Thế Âm và Đức Đại Thế Chí cùng đến giúp Ngài tiếp dẫn chúng sanh về cõi Cực Lạc. Mà chúng đang tìm hiểu qua bộ Kinh văn này.
 
Đại là lớn, Thế là thế gian, Chí là oai lực vậy. Nghĩa là vị Bồ Tát này có oai thần không thể nghĩ bàn được. Cũng còn có nghĩa là , vị Bồ Tát này có oai lực thắng được cái tâm của Ngài ở nhân địa, nên quả là Đại Thế Chí, Ngài đã thắng được 84.000 thứ phiền não, cho nên quả được tự tại không thể nghĩ bàn. Đại Thế Chí Bồ Tát là một Bồ Tátuy lực lớn. Làm cho Thiên Ma nghe đến tên của Ngài thời chúng đều an phận của mình.Cho nên trong kinh Phật dạy:" Lúc Đại Thế Chí Bồ Tát đi, thập phương thế giới tất cả đều chấn động".
Nên biết được oai thần của vị Bồ Tát này thật là bất khả thuyết.Vị Đại Bồ Tát không những có oai lực thù thắng, mà Ngài còn có tên là Vô Biên Quang, là vị Bồ Táthào quang chiếu khắp mười Phương Phật độ. Cho nên biết Ngài không những chỉ có oai lực không thể nghĩ bàn, mà trí tuệ của vị Bồ tát này cũng chẳng thể nghĩ bàn.
"Kinh" là Khế kinh. Sao gọi là Khế kinh? "Khế" có nghĩa là hợp. "Thượng hợp chư Phật chi lý, hạ hợp chúng sanh chi cơ" tức là trên thì khế hợp với giaó lý nhiệm mầu của chư Phật, dưới thì khế hợp với căn cơ của chúng sanh, nên gọi là Kinh. 
Kinh cũng gọi là thường, vì những đạo lý trong kinh không thể thêm cũng không thể bớt, đó là đạo lý chơn như ba đời tuân theo cho nên gọi là thường.
2. Biện Thể
Kinh Quán Vô Lượng Thọ này lấy thật tướng làm thể, thật tướng cũng tức là không tướng, không tướng nhưng chỗ nào cũng có tướng, Phật Pháp thật kỳ diệu, cho nên chúng ta phải dùng ba nghiệp thanh tịnhsuy gẫm cái đạo lý tuyệt diệu trong đó.
3. Minh Tông
Kinh này lấy Quán Phật tam muội hay trì danh Phật làm tông. Trì danh niệm Phật là một pháp môn rất trọng yếu trong thời nay. Trong bộ kinh này phần nhiều thì lấy sự quán tưởng làm tông, nhưng cũng có phần dạy phải niệm danh hiệu Phật.
 
Tông chỉ của bộ kinh này là Độ sanh, chúng sanh nào tu theo cách quán tưởng trong kinh đã dạy thì nhứt định sẽ được an vui trong mùi vị giải thoát mà không sanh vào đường ác nữa, diệt được vô lượng tội trong vòng sanh tử. Cho nên nói bộ kinh này thật là không thể nào nghĩ bàn. Phải phát tâm tinh tấn lên để cùng cặp bến bờ giải thoát.
4. Luận Dụng
Bộ kinh này có năng lực gì? Đó là bất thối, là vãng sanh; Một khi được vãng sanh về thế giới Cực Lạc thì còn lo lắng những gì nữa chứ? cho nên được vãng sanh chính là đạt được quả vị bất thối chuyển. Pháp môn tịnh độ là vua trong các pháp môn trong đời hiện tại đấy. Trong thời bây giờ mà tu các pháp môn khác thì thật không được an toàn trọn vẹn lắm, trái lại nếu tu theo pháp môn tịnh độ, nương tha lực của đức Phật A Di Đà thì được an toàn hơn, vì chúng ta đã mua bảo hiểm cho chính mình rồi, bằng sáu chữ đại hồng danh Nam Mô A Di Đà Phật. Muốn đăng ký để mua bảo hiểm này, quí vị chỉ cần có Tín Hạnh Nguyện, thì sẽ được. Muốn chứng được quả vị bất thối chuyển thật không phải là chuyện dễ. Nhưng đối với những ai thành tâm chuyên nhứt tham quán sáu chữ đại hồng danh này, thì sẽ được mà không có gì nghi ngờ. Có được bốn thứ bất thối, thời cần phải trải qua không biết bao nhiêu đời tu tập mà có được, nhưng đối với pháp môn này, một khi vãng sanh thì quí vị sẽ không còn bị thối chuyển nữa. Bốn thứ bất thối là: 1. Vị Bất Thối, 2. Hạnh Bất Thối, 3. Niệm Bất Bất ThốiCứu cánh Bất Thối.
Cho nên bộ kinh Quán Vô Lượng Thọ lấy "Vãng sanh bất thối" làm lực dụng của kinh này.
5. Nhiếp Giáo
Kinh Tạng, Luật TạngLuận Tạng được gọi là Tam Tạng.Vậy trong ba Tạng, Kinh này thuộc về Tạng nào? Kinh này thuộc về Kinh TạngLuật Tạng vì trong đó cũng có nói về Giới Luật. Kinh Tạng thì thuộc về Định Học, Luật Tạng thuộc về Giới Học, và Luận Tạng thì thuộc về Huệ Học. "Thừa" ở đây là Ba Thừa: Thanh Văn Thừa, Duyên Giác ThừaBồ Tát Thừa. Kinh này thuộc về Bồ-tát thừa, cơ duyên được độ đều là Bồ-tát có đủ căn tánh Đại thừa
Truyền Dịch Sử Giả:
Đời Tống Văn Đế, niên hiệu Nguyên Gia, ngài Cương Lương Gia Xá, đến Dương Châu dịch từ Phạn ngữ ra Hán văn.
Trước khi vào kinh văn chúng ta cũng làm như thường lệ, là để ba nghiệp thanh tịnhđảnh lễ Tam Bảo ba đời. Và niệm người được nói trong kinh, niệm người nói ra bộ kinh này.
Nam Mô Thập Phương Thường Trú Tam Thế Nhứt Thiết Phật.
Nam Mô Thập Phương Thường Trú Tam Thế Nhứt Thiết Tôn Pháp.
Nam Mô Thập Phương Thường Trú Tam Thế Nhứt Thiết Hiền Thánh Chúng.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát
Nam Mô Đại Thế Chí Bồ Tát
Nam Mô A Nan Đà Tôn Giả.
Nam Mô Liên Trì Hội Thượng Phật, Bồ Tát Ma Ha Tát,
Nam Mô Bổn Sư Hòa Thượng Tuyên Hóa, Tỳ Kheo Bồ Tát, tác đại chứng minh.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 436)
Từ khi ra đời và truyền bá rộng rãi đến các nước trên thế giới, trong suốt quá trình hoằng dương chánh pháp, hội nhập và phát triển
(Xem: 423)
Sự phát hiện của những pho tượng và văn bia còn lưu lại cho thấy Tịnh Độ xuất hiện ở nước ta vào đời nhà Lý, nhưng đến đời nhà Trần thì mới thật sự phát triển mạnh.
(Xem: 409)
Tịnh độ, hay Phật độ, Phật quốc được hiểu là một cõi thanh tịnh thuộc về một vị Phật đã tạo ra.
(Xem: 462)
Chúng ta muốn tu tập pháp môn Tịnh độ thành công thì sự thành công ấy, phải đặt trên nền tảng của Tịnh giới.
(Xem: 286)
Pháp môn Tịnh độ được xem là một trong những pháp môn tu tập hội đủ hai yếu tố: tha lựctự lực;
(Xem: 388)
Pháp tu Tịnh độ là một trong nhiều pháp môn tu tập thuộc Phật giáo Đại thừa.
(Xem: 739)
Đạo Phật có 8 vạn 4 nghìn pháp môn, trong đó Tịnh Độ tông có tầm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống nhân sinh.
(Xem: 1057)
Kinh A Di Đà cùng với kinh Vô Lượng Thọ và Quán Vô Lượng Thọ là ba kinh căn bản làm tông của tông Tịnh Độ
(Xem: 1375)
Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961) là một trong những vị tỳ kheo theo truyền thống tu khổ hạnh trong rừng của Thái Lan bậc nhất.
(Xem: 1116)
Thay vì luôn làm nhiều việc cùng một lúc, ta phải tập thói quen chỉ làm mỗi lần một việc. Chánh niệm cần phải được luyện tập.
(Xem: 1050)
Không biết tự bao giờ câu “A Di Đà Phật” trở thành câu cửa miệng cho bất kỳ ai là tín đồ Phật giáo
(Xem: 2234)
“Niệm Phật (S: Buddhānusmrti; P: Buddhānussati): tâm nghĩ nhớ pháp thân Phật hoặc quán tưởng thân tưởng Phật, quán niệm công đức Phật hay miệng xưng danh hiệu Phật”
(Xem: 1449)
Phàm niệm Phật là do tâm khởi. Tâm khởi thiện thì niệm thiện, khởi niệm thiện thì nghiệp báo thiện.
(Xem: 1720)
Khi niệm Phật, người tu hành nên y theo các phương pháp nêu ra sau đây, chọn lấy phương pháp nào thích hợp nhất với căn cơhoàn cảnh mình mà hành trì.
(Xem: 2123)
Hệ thống giáo nghĩa Chân tông được kiến lập qua tác phẩm chủ yếu của Ngài Thân Loan (1173-1262) là Giáo Hành Tín Chứng
(Xem: 1831)
Người niệm Phật, ai ai cũng hủy báng tham thiền. Người tham thiền, ai ai cũng hủy báng niệm Phật. Ví như khi đối đầu với cái chết, chúng ta lại muốn đối phương sớm chết theo mình.
(Xem: 2525)
Đi tìm nguồn cội của những việc cần tìm hiểu quả là điều rất hữu ích và cần thiết cho những người học Phật như chúng ta ngày nay.
(Xem: 4649)
Bài viết này xin mạn phép trao đổi cùng những hành giả sơ phát tâm tu trì pháp môn niệm Phật. Và vấn đề “Động” hay “Tịnh” cũng là một trở ngại lớn của người dụng công hành trì pháp môn niệm Phật.
(Xem: 2579)
Nói và nghe là hai yếu tố quan trọng trong đời sống con người.
(Xem: 6204)
Chúng ta đều cần cầu nguyện đến Phật Vô Lượng Quang A Di Đà [Amitabha] rằng chúng ta sẽ sinh trong cõi Cực Lạc [Dewachen] khi chết.
(Xem: 3177)
Đi tìm nguồn cội của những việc cần tìm hiểu quả là điều rất hữu ích và cần thiết cho những người học Phật như chúng ta ngày nay.
(Xem: 2996)
Không những đời sau, hành giả sẽ được sanh về Thế Giới An Lạc mà ngay trong đời này, hành giả sẽ được an lạc, vô úy vì họ đã ...
(Xem: 2841)
Xá Lợi Phất! Ư nhữ ý vân hà? Hà cố danh vi Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Kinh? Xá Lợi Phất! Nhược hữu thiện nam tử,
(Xem: 3626)
Một đời giáo hóa của Đức Phật Thích Ca được khái quát hóa trong ngũ thời bát giáo mà theo ngài Trí Giả, Tổ sư sáng lập ra Tông Thiên Thai đã...
(Xem: 3135)
Hành giả tùy niệm Như Lai khi tâm không bị tham chi phối, tâm không bị sân chi phối, tâm không bị si chi phối, được nghĩa tín thọ, pháp thọ,
(Xem: 7982)
Vọng niệm diệt dứt, đó là chân tâm thường trụ của chư Phật.
(Xem: 2801)
Điểm thù thắng nhất trong Phật pháp làm cho chúng ta khâm phục đến năm vóc sát đấtPhật pháp chỉ dạy một cá nhân tôi chứ chẳng dạy ai khác, đây là điều tôi hiểu rất rõ ràng.
(Xem: 8375)
Trong quá trình nghiên cứu kinh Đại thừa nói chung và pháp môn Tịnh độ nói riêng, với những gì biết được, tôi cũng “suy luận” ra là có cõi Tây phương Cực lạc của Đức Phật A Di Đà.
(Xem: 4345)
Làm sao thoát khỏi vòng nghiệp lực, cải đổi vận mạng? Muốn làm chủ nghiệp lực, dĩ nhiên phải Tu, chân thành hướng về Phật, sẽ được sống trong vầng hào quang tịnh khiết.
(Xem: 8019)
Thiền nhân và thi nhân đều có thể sáng tạo thơ hay. Thơ của các thiền sư thường là sự phóng thích chút bản ngã cuối cùng, nên nó không sanh từ vọng tưởng.
(Xem: 6559)
Hàng năm, từ trung tuần tháng 12 dương lịch, các tự viện khắp nơi đều hoan hỷ chuẩn bị tổ chức các khóa tu để cúng dường lễ vía Đức Phật A Di Đà, vị Phật đã phát 48 đại nguyện cứu độ chúng sanh
(Xem: 11056)
Trong kinh có một câu chuyện xảy ra làm đau lòng mọi người khi đức Phật còn tại thế. Một người vì quá tham tàn, bạo ngược, bất chấp cả tình cha con...
(Xem: 22680)
Giáo, Lý, Hạnh, Quả là cương tông của Phật pháp. Nhớ Phật, niệm Phật, thật là đường tắt để đắc đạo. Xưa kia, tu pháp nào cũng đều đủ cả bốn điều này.
(Xem: 5195)
Danh hiệu tuyệt vời của A Di Đà đã thâu tóm trong Ngài đến những vô lượng vô số công phu tu tập. Chính danh hiệu...
(Xem: 11588)
Pháp môn Tịnh-độ là một trong 84 vạn pháp môn mà Đức Phật Thích-Ca "phương tiện" chỉ bày cho thập phương chúng sanh kể cã cõi ta-bà nầy hành trì để giải thoát "sanh tử-luân hồi"
(Xem: 11216)
Thiền, Tịnh, Mật được xem là ba pháp môn tu truyền thống của Phật giáo Việt Nam xưa nay.
(Xem: 12414)
Theo giáo lý Tịnh Độ Phật A Di Đà là vị Phật ánh sáng luôn soi chiếu thông suốt mọi cảnh giới, tiếp dẫn chúng sanh vãng sanh.
(Xem: 34412)
Chúng ta thường nghe nói thế gian là biển khổ, bởi thế gian vui ít khổ nhiều. Nhưng trong chỗ vui đó, rốt cuộc cũng không tránh được khổ.
(Xem: 32531)
Niệm Phật tức là tham thiền không phải hai pháp, ngay lúc niệm Phật, trước tiên phải buông bỏ hết thảy các thứ vọng niệm, tạp loạn phiền não, tham, sân, si...
(Xem: 21967)
Thân của ta hôm nay thật là mong manh như bọt nước, niệm niệm sanh diệt không dừng. Lại sống trong ngôi nhà lửa không an ổn, sao mà cứ tỉnh bơ không chịu quán sát cho kỹ...
(Xem: 12383)
Chư Thiện nhân! Trên đời có muôn ngàn đường lối, tại sao lại chỉ khuyên người niệm Phật?
(Xem: 11736)
Phật pháp thường nói “ mạng người vô thường, cõi nước rủi ro”, “ thân người khó được Phật pháp khó nghe”;
(Xem: 10242)
Tịnh Độ là một pháp môn rất thù diệu, dễ tu dễ chứng và phù hợp với mọi trình độ căn cơ chúng sanh. Chỉ cần người có lòng tin vào nguyện lực của Phật A di đà...
(Xem: 10718)
Con người không biết Phật cũng chẳng sao, không biết Nho giáo cũng chẳng sao, thậm chí không tín ngưỡng tôn giáo cũng chẳng sao, chỉ cần họ biết đạo lýsự thật của Nhân Quả Báo Ứng thì được rồi.
(Xem: 11690)
Người tu thiền chẳng những tâm được yên, trí sáng mà cơ thể lại tốt nữa. Cuộc sống lúc nào cũng vui tươi, không buồn không khổ.
(Xem: 11585)
Sáu pháp môn mầu nhiệm, Hán gọi là Lục diệu pháp môn. Nghĩa sáu phương pháp thực tập thiền quán, giúp ta đi vào cửa ngõ của định và tuệ, cửa ngõ giải thoát hay Niết bàn.
(Xem: 10759)
Tịnh Độ hay Quốc Độ của Chư Phật là từ dùng để chỉ Thế Giới đẹp đẽ, thanh tịnh, tôn nghiêm, là nơi các Đức Phật cùng hàng Thánh Giả và các Tín Chúng cư ngụ.
(Xem: 10553)
Người Phật tử Việt Nam xưa nay thường biết đến khái niệm Tịnh độ qua các kinh nói về Phật Di Đà (Amitābhasutra và Sukhavativyūhasutra) từ Hán tạng
(Xem: 11239)
Bồ Tát Quán Thế Âm chỉ yêu cầu chúng ta hai điều mỗi khi trì tụng chú Đại Bi, đó là thành tâm và không mưu cầu những việc bất thiện.
(Xem: 7127)
Chúng ta ở nơi đây cùng nhau nghiên cứu, thảo luận một phương pháp tu học trọng yếu trong Phật pháp chính là ba tư lương của tịnh độ.
(Xem: 6463)
Chúng ta không thể biểu hiện chức năng như một thành viên của xã hội ngoại trừ chúng ta có một khái niệm nào đó về thiện và ác.
(Xem: 7150)
Trong Phật pháp có nhiều pháp môn tu học học và hướng đến giác ngộ giải thoát. Giác ngộ là thấy rõ đạo lý duyên khởi của nhân sanh và vũ trụ.
(Xem: 5666)
Kinh tạng còn ghi lại khá nhiều trường hợp Đức Phật đích thân trợ niệm hoặc dạy các đệ tử đi trợ niệm cho người bệnh hoặc người sắp lâm chung.
(Xem: 6358)
Khi suy nghĩ những nhu cầu tâm linh của người sắp chết, nguyên tắc căn bản là làm bất cứ điều gì bạn có thể làm được để giúp đỡ người chết có tâm bình tĩnh và an lạc, để họ có ý nghĩ tâm linh tích cực nhất.
(Xem: 5954)
Qua thực tế sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng của Phật giáo Việt Nam hiện nay, có thể thấy rằng dấu ấn của pháp môn Tịnh độhết sức sâu đậm.
(Xem: 9275)
Phàm người niệm Phật, điểm chánh yếu là giải quyết vấn đề sống chết, chẳng phải lơ láo qua ngày!. Nên nghĩ đến cơn vô thường mau chóng, thời khắc chẳng chờ người,
(Xem: 5843)
Bổn nguyện tức là bốn mươi tám lời nguyện. Sau khi Tịnh Tông được thành lập thì chúng ta niệm Phật y theo ‘bổn nguyện’.
(Xem: 5812)
Hành vi đời sống của chính mình chính là Phương tiện khéo léo của sáu phép Ba La Mật. Dùng sáu phép này để tu sửa lại tất cả những hành vi sai lầm đã phạm phải ở ngay trong cuộc sống thường ngày của chúng ta.
(Xem: 5565)
Kinh Vô Lượng Thọviên giáo xứng tánh của Như Lai, là hóa nghi sẵn đủ của chúng sanh.
(Xem: 6113)
Phật dạy rằng tất cả nhân quả thiện ác trên thế gian như bóng theo hình, không sai chạy tơ hào. Song, những kẻ không tin tưởng luật nhân quả thì cho đó là lời rỗng tuếch.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant