Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Làm Lợi Ích Cho Xã Hội Với Lòng Từ

28 Tháng Mười 201000:00(Xem: 4119)
Làm Lợi Ích Cho Xã Hội Với Lòng Từ

Nhân Vật Phật GiáoThế Giới 

PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG
Người Có Công Phục Hưng Tông Tịnh Độ Thời Hiện Đại
Thích Nguyên Tạng
Melbourne, Úc Châu 2003

Làm Lợi ích cho xã hội với lòng từ 

Từ bi: giáo lý căn bản của PG:

PG đích thực là một nền giáo dục, với mỗi ý nghĩ về phát tâm từ bibiểu dương hòa bình. Pháp Sư Tịnh Không khuyên mọi người hãy gia tăng lòng khoan dung, mở rộng tâm trí để thương yêu mọi chúng sinh, không phải riêng gia đình và bạn bè mà còn với người xa lạkẻ thù, thú vật, cây cỏ cùng tất cả những loài vô tình. Lòng từ bi vô lượng này là trung tâm của niềm tin, sự hiểu biếtpháp thực hành của hành giả. Từ biđộng lực dựa trên sự hiểu biết rằng tất cả chúng ta có cùng nguồn cội và tất cả là một thực thể.

Đức Phật giải thích Luật Nhân Quả (Law of Cause and Effect) rằng mọi ý nghĩ, lời nói và hành động của chúng ta đều mang lại một hệ quả. Hoàn cảnh hiện tại và mọi sự việc xảy ra cho chúng ta đều có nguyên nhân mà chúng ra đã gieo trồng trong những kiếp trước. Khi hiểu biết như vậy chúng ta sẽ đối xử với ngườikhác một cách từ bithành thực, vì chúng ta biết rằng, ý nghĩalời nóihành vi hiện tại của mình là nguyên nhân tạo ra những hệ quả ở tương lai. Vì vậy chúng ta nên quý trọng mọi mối quan hệ mà mình gặp hàng ngày.

Theo PG thì để hai người cùng đi chung một chuyến xe bus, họ phải đã có một liên hệ nào đó với nhau trong nhiều kiếp trước. Với người thân và bạn bè, chúng ta từng có liên hệ với nhau trong hàng ngàn năm để có thể thân cận như vậy trong kiếp này. Điều này dạy cho chúng ta một chân lý là đừng nghĩ tới điều lợi hay bất lợi cho riêng mình và đừng quan tâm tới những chuyện nhỏ mọn. Tất cả các sinh linh đã có lần là cha mẹ của chúng ta trong quá khứ và sẽ là những vị Phật tương lai. Hiểu như vậy, chúng ta cư xử với người khác một cách hiền hòavui vẻ, vì chúng ta đã biết họ đã yêu họ trong những kiếp trước. Được gặp lại họ trong kiếp này là cơ may hiếm có. Chúng ta cần phải quý trọng những liên hệ hiện tại, và không bận tâm với những chuyện nhỏ, vốn thực sự không có gì quan trọng.

Khi đạt được sự hiểu biết như vậy, chúng ta sẽ có thể giải trừ tính vị kỷ của mình và đạt được cấp độ “ tất cả là một, một là tất cả”. Đây là bước đầu tiên tiến tới từ bi và là điều mà Đức Phật đã dạy cho chúng ta làm. Có ba bước căn bảnchúng ta phải thực hiện để phát tâm từ bi đối với người khác. Thứ nhất là chúng ta có thể dùng tài sản hay sức lực của mình để giúp người khác vượt qua những lúc khó khăn của họ. Thứ hai, chúng ta có thể giới thiệu những lời Phật dạy cho người khác và giúp họ đạt được lợi ích từ PG. Thứ ba, chúng ta có thể giảng giải cho họ biết nguyên nhân nỗi khổ hiện tại của họ và họ có thể làm gì để vượt qua sự đau khổ ấy, và do đó tạo dựng đời sống hạnh phúc. Đây là cách chúng ta phát triển lòng từ bi đích thực. Đây là việc mà Pháp Sư Tịnh Không đã làm bao nhiêu năm nay, để tạo lợi ích cho chúng sinh và làm gương cho tất cả chúng ta.

Bốn mươi năm giảng dạy: Từ bi để làm lợi ích chúng sanh:

Trong 40 năm, Pháp Sư Tịnh Không đã truyền bá Phật Pháp, khuyến khích mọi người đối diện với cuộc đời bằng thái độ tích cực và đón chào tương lai với niềm tinhy vọng. Hầu như tất cả mọi người thành công đều đã phải đối diện với những chướng ngại và những nghịch cảnh mà ít có người nào khác biết tới. Ngày nay người ta trông thấy những thành côngthành tựu của Ngài, rất ít người biết đến sự cô đơn và khó nhọc mà Ngài đã chịu đựng trong những năm đầu tu luyện bằng cách đi theo con đường ít ai đã trải qua. Ngài tin tưởng vững chắc rằng nhiệm vụ căn bản của các Tăng Nitruyền bá giáo lý chân chính của Đức Phật chứ không chỉ làm những lễ nghi tôn giáo. Ngài từng bị hiểu lầm và bị nói xấu. Đó là thời gian Ngài rèn luyện mình, để chứng ngộ chân lý, để buông bỏ mọi tham dụcđạt được sự giải thoát tri kiếngiác ngộ.

Ngày nay chúng ta thấy Pháp Sư Tịnh Không được chào đón với những bó hoa, những tràng pháo tay và sự hỗ trợ ở bất cứ nơi nào Ngài tới. Thính giả mong mỏi chờ đợi Ngài xuất hiện, biểu bộ sự thành kính khi Ngài bước lên pháp tòa để thuyết giảng. Có ai biết rằng phía sau những nụ cười và gương mặt bình thản của Ngài là một gánh nặng trách nhiệm, khối lượng của sự quan tâm tới chúng sinh khi Ngài ra sức truyền bá giáo lý của Đức Phật. Pháp Sư Tịnh Không luôn ý thức về những khổ đau của chúng sinh và luôn có ý nghĩ làm sao để giúp họ thoát khỏi sinh tử luân hồi. Ngài cảm thấy có một nỗi buồn lớn cho tình trạng của thế giancảm thông với những đau khổ của muôn loài.

Sau khi di cư tới Đài Bắc do hoàn cảnh thay đổi, Ngài hoang mang không biết sau này mình sẽ đi tới đâu. Trong thời gian khó khăn này. Ông Bà Cư Sĩ Hàn Anh (Yin Han) đã cung thỉnh Ngài tới cư ngụ tạm nơi nhà của họ. Sự cống hiến này không dành cho bản thân của Pháp Sư mà phát xuất từ sự hiểu biếthộ trì Phật Pháp của ông bà . 

Mục tiêu chính yếu của bà Hàn Anh là bảo vệ những giáo lý chân chínhbảo đảm sự liên tục của những giáo lý đó cho các thế hệ tương lai. Bà dùng mọi phương tiện có thể để tìm chỗ cho Pháp Sư Tịnh Không thuyết pháp. Bà mượn hay thuê chỗ, bất kể rộng hay hẹp, rồi khuyến khích mọi người đến nghe Ngài diễn giảng. 

Pháp Sư Tịnh Không nói rằng Ngài cũng như một hạt giống, đã được Giáo sư Phương Đông Mỹ lựa chọn, Đại sư Trương Gia gieo trồng và được Pháp Sư Lý Bỉnh Nam vun xới và ông bà cư sĩ Hàn Anh chăm sóc. Sau khi đã làm tròn vai trò hộ pháp cho Ngài Tịnh Không đạt đến thành tựu, bà Hàn Anh được Phật A Di Đà tiếp dẫn về Tây Phương Tịnh Độ vào ngày 5 tháng 3 năm 1997. Qua tấm gương của bà, chúng ta đã thấy rõ công đứclợi ích bất khả tư nghì tích lũy từ việc hộ trì Chánh pháp. Điều này đã tăng thêm niềm tin của chúng ta vào tín ngưỡng, tri kiếnpháp môn tu tập của mình đồng thời tái củng cố niềm tin vào pháp môn Tịnh Độ của chúng ta

Trên thế gian này thiện và ác xen lẫn với nhau. Điều thiện là bảo vệ Chánh pháp, điều ác là phá hoại Chánh pháp. Bà Hàn Anh là người suốt đời tranh đấu chống lại bất công, nhận ra được cái tốt đó khi bà gặp nó và bà đã vượt qua được những chướng ngại trong đời bà. Vì vậy Pháp Sư Tịnh Không sẽ mãi mãi ghi nhớ lòng tử tế của những người hộ trì cho Ngài đạt thành tựu trên bước đương hoằng Pháp. Để đền đáp sự tử tế này, Ngài tha thiết kêu gọi hành giả tinh tấn tu tập, kiên trì không lùi bước và làm tất cả những gì có thể để được vào được Tây Phương Tịnh Độ, thành Phật ngay trong kiếp này. 

Thông thường khi đã có tuổi, người ta về hưu để củng cố và hưởng thú vui gia đình, hoặc xa lìa cuộc sống, nằm đợi phút giây cuối cùng. Nhưng Pháp Sư Tịnh Không dù đã qua tuổi bẩy mươi, Ngài vẫn khỏe mạnh và tiếp tục công việc của suốt đời mình, đó là gánh vác trách nhiệm giúp đỡ chúng sinh giác ngộgiải thoát sinh tử luân hồi. Pháp Sư đã suốt đời xuất sắc nêu gương tốt ấy cho mọi người

Tháng 11 năm 1998, Pháp Sư Tịnh Không bị cảm lạnh nặng và được khuyên nên nghỉ ngơi. Ngài sửa soạn sớm hơn thường lệ cho việc diễn thuyết và đợi những người thị giả tới đưa Ngài tới giảng đường. Trong thời gian này, Ngài tiếp tục chương trình nói chuyện hàng ngày vào buổi sáng và thường những bài thuyết pháp kéo dài hai giờ. Bất kể mắt bị sưng và những cơn ho nghiêm trọng, Đại Sư Tịnh Không vẫn thuyết giảng với phong thái như thường thấy, nâng cao tinh thần và thu hút thính giả. Trong những bài giảng dài khi bệnh ho nặng hơn, Ngài vẫn tỏa ra dáng điệu vui vẻ. Mọi người đều cảm động và một sự im lặng kính cẩn tràn ngập giảng đường. Từ lúc đó, các đệ tử của Ngài không muốn cáo bệnh nữa và đã cố gắng nhiều hơn để noi gương bậc Pháp Sư này. Những bộ băng giảng chính của Pháp Sư Tịnh Không hiện có :

1. Kinh A Di Đà Sớ Sao Diễn Nghĩa (350 VCD)
2. Kinh Vô Lượng Thọ (12 băng cassettes)
3. Kinh Hoa Nghiêm (180 băng cassettes)
4. Kinh Địa Tạng (80 VCD)
5. Kim Kim Cang Bát Nhã (203 VCD)
6. Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác (29 VCD)

Những băng giảng của Pháp Sư Tịnh Không đã được Đạo Hữu Thanh Trí (hiện ở Sydney, Úc châu) chuyển ngữ sang tiếng Việt: 

7. Kinh Kim Cang Yếu Nghĩa (5 băng video)
8. Kinh Thủ Lăng Nghiêm (chương Tứ Tịnh Minh Hối) 5 băng video
9. Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo (2 băng video)
10. Phật Pháp Bất ly sinh hoạt (1 băng video)
11. Mục tiêu chung cục của sự học Phật (yếu nghĩa của Kinh Hoa Nghiêm) (1 băng video)
12. Tịnh Ảnh Lục (lời vàng của HT Tịnh Không) (3 băng video)
13. Liễu phàm từ huấn (Cải tạo vận mạng) (4 băng video)

Quý Phật tử muốn thỉnh các băng trên, xin liên lạc về Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu để thỉnh. 

Cứu trợ nạn nhân thiên tai bằng tiền và tài vật:

Vào tháng 7 năm 1998, mọi người trên thế giới đều theo dõi tin tức về cơn lụt lớn ở sông Trường Giang và sông Nộn (Nen). Hàng ngàn người dân và binh sĩ Trung Hoa đã vai sát vai đứng trong nước cao tới ngực, dùng thân mình làm những bức tường người để cứu những nạn nhân thiên tai và tài sản của họ thoát khỏi trận bão lụt lớn nhất trong một trăm năm qua. Pháp Sư Tịnh Không tràn ngập lo buồn khi Ngài được biết về số phận của các nạn nhân, vì Ngài cảm thấy sự đau khổ của họ là sự đau khổ của mình. Nếu những người dân Trung Quốc với mọi tầng lớp có thể đoàn kết để đối diện với đại họa này, tại sao Ngài cũng là người Trung hoa lại không giúp đỡ? 

Vào giữa tháng 8, Pháp Sư Tịnh Không, Cư sĩ Lý Mộc Nguyên, Hội Phật Giáo Singapore và Hội Phật Đà bảo trợ cuộc vận động quyên tiền giúp cho nạn thiên taiTrung Quốc. Chỉ trong vòng vài tuần lễ, số tiền quyên góp đã lên tới 150.000 đồng Singapore. Số tiền này được trao cho Sứ quán Trung quốc tại Singapore và được phân phối ngay cho các nạn nhân. Tuy nhiên mọi người tiếp tục đóng góp cứu trợ và trong vài tuần đã có thêm 500.000 đồng Singapore nữa. 

Trong những tuần lễ kế tiếp, Pháp Sư Tịnh Không và ông Lý Mộc Nguyên đã gởi tặng số tiền cứu trợ này cho Đại Sứ Đặc Mệnh Toàn Quyền, bà Trần Bảo Lưu (Bao Liu Chen) và Đệ nhất Bí Thư ông Bành An Hải (An Hai Peng) cũng như các nhân viên của Đại sứ Trung Quốc đích thân thăm viếng Hội Phật Giáo Singapore để nhận số tiền cứu trợ. Đệ nhất bí thư cũng viếng thăm Hội Phật Đà để ngỏ lời cảm tạ, nhân danh đại sứ và các nạn nhân. 

Rồi vào tháng 10, Pháp Sư Tịnh Không lại nhận tin cho biết hầu hết những vùng thiên tai đang bước vào mùa đông khắc nghiệt mà các nạn nhân đã mất nhà, y phục, tất cả trong trận lụt bây giờ lại không có y phục mùa đông do khan hiếm. Vì vậy, Pháp Sư lại kêu gọi mọi người thực hành tâm từ bi và hạnh bố thí, giúp đỡ các nạn nhân vượt qua cảnh thiếu thốn dường như bất tận này. Với lời kêu gọi khẩn cấp này, tiền cứu trợ được đóng góp mau chóng để làm một trăm ngàn bộ y phục mùa đông. Pháp Sư đã giao cho cô Thôi Ngọc Tinh (Yu-Ling-Cui), một doanh gia Trung Hoa - chủ nhân một xưởng chế tạo dụng cụ nặng - nhiệm vụ may và phân phối số y phục này. Cô Thôi Ngọc Tinh không những đã làm công tác này mà còn tặng thêm cho mỗi nạn nhân 100 yuan (tiền Trung Quốc) và một bao bột mì. Pháp Sư Tịnh Không rất vui mừng khi được biết rằng một số nhu cầu cấp thiết của các nạn nhân đã được đáp ứng. Những hoạt động từ bi này của Pháp Sư Tịnh Không không chỉ giải quyết một số nhu cầu vật chất của các nạn nhân mà còn gây cho họ niềm hy vọng xây dựng lại tất cả những gì đã mất. 

Tái thiết các trường học và tạo niềm hy vọng trong vùng thiên tai:

Trận lụt ở sông Tùng Hoa (Songhuajiang) và sông Nộn (Nen) đã nhấn chìm hoa mầu và những vùng nông nghiệp lớn, nhiều nhà cửa và trường học bị hư hại nặng và một số bị phá hủy hoàn toàn . Pháp Sư Tịnh Không cảm thấy chính phủ Trung Hoa đã làm rất nhiều để giúp hai trăm triệu người chịu ảnh hưởng của trận lụt. Về việc tái thiết các trường học, Ngài sẽ hết sức giúp đỡ bằng bất cứ cách nào có thể. Ngài biết rằng trường học là nơi tốt nhất để gây hy vọng; là cái nôi tri thức của nền văn minh hiện đại và sự phát triển xã hội. Trong số những kiến trúc thì trường học phải được tái thiết trước nhất, vì vậy công tác xây dựng lại trường tiểu học và trung học là điều cực kỳ quan trọng đối với Pháp Sư Tịnh Không

Dưới sự hướng dẫn của chính Ngài, kế hoạch gây quỹ cho mười trường học Ánh sáng Từ Bi và 20 trường Hiếu Kính Thành đã được tiến hành mau chóng. Chẳng bao lâu nữa, nhờ lòng từ vô hạn của Ngài, chúng ta sẽ thấy được những ngôi trường mới xây mở cửa, từng trường một, trong vùng đất đông bắc rộng lớn của Trung Hoa. 

Giúp đỡ dài hạn dành cho Trung Hoa, quê hương của Pháp Sư Tịnh Không:

Pháp Sư Tịnh Không dành sự giúp đỡ cho Trung Hoa từ năm 1980, thường dưới hình thức quyên tặng tiền, sách, từ điển... Từ năm 1989 tới 1995, Pháp Sư Tịnh Không đã tặng 800 bộ Đại Tạng Kinh cho các tự viện, Phật học viện và các Hội Phật giáo dành cho các cư sĩ. Năm 1991, miền đông Trung quốc bị lụt lớn. Pháp Sư đã làm hết sức để giúp đỡ; và noi gương Ngài, Thư viện PG Hoa Tạng, Cơ quan giáo dục Phật Đà đã tặng 250.000 Mỹ kim để giúp các nạn nhân. Năm 1992, Cơ quan giáo dục Văn Hóa PG ở Trung Quốc được thành lậpPháp Sư Tịnh Không đã tặng 40.000 Mỹ kim cho họ.

Năm 1993, Pháp Sư Tịnh Không bảo trợ cho nhà xuất bản Nam Kinh (Nanjing) và Thư quán PG Thượng Hải để in và ấn tống miễn phí mười ngàn bộ tự điển Phật học cho tất cả các trường Phật học khắp Trung quốc. Cũng trong năm đó, Ngài cũng tặng 35 bộ, 500 cuốn E C L F D cho thư viện Bắc Kinh, và Thư viện Thượng Hải và một số trường Đại học.

Năm 1994, Ngài tặng 60.000 đồng Singapore để giúp một dự án lập các thư viện trong hàng ngàn ngôi làng ở Trung quốc. Năm 1997, Pháp Sư Tịnh Không viếng thăm thành phố quê hương của Ngài, Nơi ngài đã ra đi 50 năm trước. Ngài gởi một trăm máy vi tính 586 cho trường Trung học Lô Giang (Lujang). Trong năm sau đó, Ngài tặng 600.000 yuan cho thư viện mới thiết lập ở trường trung học Lô Giang (Lujiang)

 
blank
blank
Kinh A Di Đà Sớ Sao Diễn Nghĩa ( 350 VCD) do Pháp Sư Tịnh Không giảng
Kinh Hoa Nghiêm ( 180 băng cassettes)do Pháp Sư Tịnh Không giảng

blank
Kinh Kim Cang Bát Nhã (203 VCD)do Pháp Sư Tịnh Không giảng
blank
Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh ( 29 VCD) do Pháp Sư Tịnh Không giảng 


blank
Kinh Vô Lượng Thọ (12 băng cassettes)do Pháp Sư Tịnh Không giảng
blank
blank
Bộ Càn Long Đại Tạng Kinh, gồm 156 tập, mỗi quyển khoảng 1000 trang, chứa đựng toàn bộ Kinh, Luật, Luận, Truyện, Sử Phật giáo, do HT Tịnh Không ấn tống để cúng dường cho các Phật học viện trên khắp thế giới 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 46148)
"Hộ-Niệm" đúng Chánh Pháp, hợp Lý Đạo, hợp Căn Cơ. Thành tựu bất khả tư nghì! ... Cư Sĩ Diệu Âm
(Xem: 21019)
Phật A Di Đà chính là vị Phật biểu trưng cho một Phật thể có thọ mạng vô lượng, trí tuệ vô cùng, công đức vô biên (Vô lượng thọ, Vô lượng quang, Vô lượng công đức).
(Xem: 23366)
Thế giớichúng ta đang sống luôn bất an, bất toàn và tạm bợ mà trong kinh A Di Đà gọi là trược thế... Thích Viên Giác
(Xem: 18887)
Tu tập pháp môn P’howa, tức là pháp môn chuyển di thần thức vào giây phút từ trần, sẽ làm người tu tự tin vào đời sống của mình, vào sự tu tập tâm linh của mình...
(Xem: 15385)
Không có một sự thực hành Niệm Phật chân chính, không ai có thể trung thực nhận ra tính chấp ngã vị kỷ của con người đã hình thành nên cốt lõi của sự tồn tại sinh tử.
(Xem: 46633)
Vì lòng thương xót chúng sanh đời Mạt Pháp, đức Thế Tôn đặc biệt nói ra pháp này để rộng cứu tế, ngõ hầu chúng sanh dẫu chẳng được gặp Phật, mà nếu gặp được pháp môn này...
(Xem: 15280)
Tự Tánh Di Đà: Tiểu bộ kinh Đi Đà định danh rất rõ về thể tánh của Đức A Di Đà: Vô Lượng Thọ - Vô Lượng Quang; Một đức Phật tín ngưỡng, tâm linhpháp tánh, đương vi giáo chủ một cõi Tịnh lý tưởng cũng thuộc phạm vi tín ngưỡng...
(Xem: 42574)
Nếu trong sự thuần tưởng, lại gồm cả phước huệ và tịnh nguyện thì tự nhiên tâm trí khai mở mà được thấy mười phương chư Phật, tùy theo nguyện lực của mình mà sanh về Tịnh-độ.
(Xem: 13061)
“Nam Mô A Di Đà Phật” bài pháp tối thắng nhất, mà tôi đã mang đi trong suốt một dặm đời, thân thương như ruột thịt, ân cần như mẹ cha.
(Xem: 33154)
Nói đến tịnh độ tất phải nói đến hai khái niệm tự lựctha lực. Tự lực nói đến phương pháp chúng ta thực hành cho tự thân, dựa vào nội lực của chính tâm chúng ta.
(Xem: 51177)
Kinh Hoa Nghiêm nói: “Lòng tin là gốc của đạo, sanh ra các công đức. Lòng tin có thể nuôi lớn các căn lành. Lòng tin có thể vượt khỏi các đường ma.
(Xem: 6573)
Đức Phật dạy chúng ta lấy hiếu làm gốc. Hiếu dưỡng cha mẹpháp môn căn bản rất lớn của đạo Phật, cũng là điều kiện quan trọng cơ bản làm người.
(Xem: 13093)
Cõi Tịnh Độ cũng được gọi là cõi Cực Lạc. Tôi là người hạnh phúc nhất và giàu nhất trên thế giới. Mỗi ngày nơi làm việc, tôi nghe tụng niệmtâm trí tôi đầy bao Cực Lạc khi đang làm việc.
(Xem: 29293)
Với một người có nguyện và có lực, họ vẫn xem khoảnh khắc cuối của đời sốngthời khắc quan trọng, vì chúng có khả năng chi phối rất nhiều đến đời sống tiếp theo.
(Xem: 34324)
Phát Bồ đề tâm, nói đơn giản, là trước hết, lập cái chí nguyện mong cầu tuệ giác Vô thượng Bồ đề, kế đó, phát triển tuệ giác ấy...
(Xem: 23567)
Tâm Bồ đề là tâm rõ ràng sáng suốt, tâm bỏ mê quay về giác, là tâm bỏ tà quy chánh, là tâm phân biệt rõ việc thị phi, cũng chính là tâm không điên đảo, là chân tâm.
(Xem: 30321)
Mục tiêu cuối cùng của việc học Phật là khai trí huệ. Trí huệ từ Định lực mà có, cũng chính là do tâm thanh bình đẳng mà có...
(Xem: 29998)
Nếu có tỳ-kheo chân thật muốn học đạo, hãy vứt bỏ những thứ trang sức choáng lộn, chẳng cầu danh văn, chất phác, giữ lòng chân thành...
(Xem: 32633)
Pháp sư Ấn Hải dịch từ Nhật ngữ sang Hoa ngữ vào năm 1987, Thích nữ Viên Thắng dịch từ Hoa ngữ sang Việt ngữ vào năm 2011
(Xem: 10543)
Tất cả các pháp trong thế gian đều do nhân duyên mà sanh huyễn hóa mà có. Bởi do nhân duyên hư vọng hòa hợp mà có sanh, nhân duyên hư vọng biệt ly mà có diệt.
(Xem: 58545)
Thông đạt tiếng nói các chúng sanh, khai thị thật tướng vũ trụ. Vượt khỏi các pháp thế gian. Tâm thường nguyện độ thoát chúng sanh. Đối với vạn vật tùy ý tự tại.
(Xem: 14156)
Nếu đạo hữu đang tìm kiếm ban hộ niệm để độ người thân và độ người tín Phật liên hệ với Ban hộ niệm tại địa phương mình trong danh sách bên dưới.
(Xem: 11347)
Nếu mình là người có Trí huệ, biết lo cho hạnh phúc đời này và mai sau của mình thì mình lo tinh tấn tu hành, đừng để cái Chết hay Vô Thường tới, lúc đó đã quá muộn rồi.
(Xem: 30932)
Mục đích của Phật pháp không ngoài việc giúp chúng sinh giác ngộ tự tâm, xa lìa khổ đau đạt được an lạc... Thích Tâm An biên dịch
(Xem: 25253)
Thân tất cả chư Phật, Là thân một đức Phật. Một tâm một trí huệ, Lực vô úy cũng thế... HT Thích Thiền Tâm
(Xem: 22737)
Nếu hay tu trí tuệ thì không khởi phiền não. Trí tuệ vô ngã có thể từ chỗ nghe Phật pháp, thể nghiệm Phật lý, phản quan tự ngã, nhìn thấu nhân sinh mà có được.
(Xem: 33099)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bảo Tích, Kinh số 0366 - HT Thích Trí Tịnh dịch
(Xem: 17656)
Chư Tổ Tịnh Độ Tông - HT Thích Thiền Tâm
(Xem: 42079)
Hán dịch: Tam Tạng Sa Môn Thật-Xoa Nan-Đà (Siksananda), người xứ Vu Điền (Khotan), phiên dịch vào đời nhà Đường của Trung Hoa; Việt dịch: Ban Việt Dịch Vạn Phật Thánh Thành
(Xem: 45637)
Khi đức Phật phát ra bất-khả-thuyết bất-khả-thuyết tiếng vi diệu như thế xong, thời có vô lượng ức hàng Trời, Rồng, Quỉ, Thần ở trong cõi Ta-bà...
(Xem: 32047)
Địa tạng chú trọng cả sinh và chết. Địa tạng rất trọng thị hạnh phúc nhân loại. Địa tạng hay nói Phật giáo, nhưng chữ ấy không có nghĩa tôn giáo của Phật, mà là giáo huấn của Ngài... HT Thích Trí Quang
(Xem: 11274)
Cuối cùng thì một con đường vô thường này mỗi người chúng ta đều phải đối diện! Tuy nhiên, Phật A-di-đà đã từng phát đại nguyện muốn cứu độ tất cả chúng sanh niệm Phật.
(Xem: 27302)
Tâm tánh của chúng sinh dung thông không ngăn ngại, rộng lớn như hư không, lặng trong như biển cả. Vì như hư không nên thể của nó bình đẳng...
(Xem: 17719)
Tây phương Cực lạccảnh giới thanh tịnh giải thoát. Thanh tịnhvô nhiễm là thuần thiện, giải thoát là vượt ngoài ba cõi, vượt ngoài ba cõi là xả ly thế gian.
(Xem: 12212)
"Văn hóa Tịnh độ" được thiết lập theo các quy chuẩn, giá trị vật chấttinh thần nhất định. Thứ nhất, đây là cảnh giới không có khổ đau, chỉ có hạnh phúc...
(Xem: 29088)
Giáo - Lý - Hạnh - Quả là cương tông của Phật pháp. Nhớ Phật, niệm Phật thực là đường tắt để đắc đạo. Thời xưa, cứ tu một pháp thì cả bốn (Giáo - Lý - Hạnh - Quả) đều đủ.
(Xem: 28222)
Nếu ai nấy chẳng làm các điều ác thì những sự tổn hại chúng sanh đều sẽ chẳng ai làm, tham-sân chẳng đủ để tạo thành tai họa vậy!
(Xem: 22696)
Chân thật niệm Phật, lạy Phật sám hối, giữ giới sát, ăn chay, cứu chuộc mạng phóng sinh. Đó là bốn điểm quan trọng mà sư phụ thường dạy bảo và khuyến khích chúng ta.
(Xem: 17298)
Chắc chắn Đức Phật đã thiết lập nhiều quy luật đạo đứcthiền quán. Những điều này hỗ trợ cho ân cần tử tế, từ bi, bao dung, yêu thương, tế nhị cũng như tuệ trí, tập trung, và can đảm.
(Xem: 11859)
Từ ngàn năm trước cho đến tận ngàn sau, sáu chữ Nam Mô A Di Đà Phật vẫn vang dội mãi trong tâm thức đi về của Đạo Phật Việt, như một năng lực cứu độ nhiệm mầu cho chúng sanh...
(Xem: 34665)
Ðức bổn sư Thích Ca Mâu Ni Thế Tônthương xót tất cả chúng-sanh mà hiện ra nơi đời ác-trược, với bốn mươi chín năm thuyết pháp, mục đích mở bày và chỉ rõ Tri-Kiến Phật...
(Xem: 26293)
Pháp môn Tịnh Độ cao cả không cùng, rộng lớn như trời che đất chở. Đây là Pháp môn tổng trì của chư Phật ba đời, là đạo mầu đặc biệt trong một đời giáo hóa của đức Thích Ca.
(Xem: 29055)
Nếu một người thiện nam hay tín nữ thực hànhhoàn thành Năm Thực Tập Chính Niệm, người ấy cuối cùng sẽ đạt được sự vãng sinh về vùng đất Hòa Hòa Bình và An Lạc...
(Xem: 13160)
Qua sự trì niệm Danh hiệu Phật cá nhân, riêng tư hay cộng đồng, tâm thức có thể trở nên tập trung trên tính bản nhiên của thực tại đã ôm ấp đời sống của chúng ta.
(Xem: 28894)
Thiên Như lão nhơn đang tĩnh tọa nơi thất Ngọa Vân, bổng có người đẩy cửa bước vào, tự xưng là Thiền khách. Lão nhơn im lặng gật đầu chào, đưa tay ra ý mời ngồi...
(Xem: 18702)
Pháp Thân, tự biểu hiện ‘tính không’ và không có sự hiện hữu của thân thể vật lý, mà phải tự hiện thân trong một hình tướng và được biểu hiện như cây trúc...
(Xem: 46293)
Đấng Pháp vương vô thượng Ba cõi chẳng ai bằng, Thầy dạy khắp trời người Cha lành chung bốn loài.
(Xem: 13797)
Xem qua lịch sử phát triển của tông Tịnh độ, ta thấy vào thời Ðông Tấn, khoảng cuối thế kỷ thứ V, có Ngài Tuệ Viễn lập ra Bạch Liên Xã để xiển dương Tông Tịnh độ;...
(Xem: 29961)
Đức Phật A Di Đà là một ngôi giáo chủ trên cõi Lạc Bang, oai đức không cùng, thệ nguyện rất lớn, mở môn phương tiện, độ kẻ chúng sanh ra khỏi Ta bà đem về Tịnh độ.
(Xem: 22785)
Nói đến Phật giáo, người ta nghĩ ngay đến đạo Từ bi cứu khổ. Mà hình ảnh cứu khổ tiêu biểu tuyệt vời nhất thiết tưởng không ai khác hơn là đức Bồ tát Quan Thế Âm...
(Xem: 12502)
Bất cứ một việc làm gì, khi nhìn kết quả của sự việc, ta sẽ biết nguyên nhơn của việc ấy và ngược lại, nếu muốn biết kết quả của một việc xảy ra cho được tốt đẹp...
(Xem: 37217)
Một thời Ðức Phật ở nước Xá Vệ, trong vườn Cấp Cô Ðộc, cây của thái tử Kỳ Ðà, cùng với các đại Tỳ Kheo Tăng... Thích Minh Định dịch
(Xem: 36878)
Khuyến phát Bồ Đề Tâm văn; Âm Hán Việt: Cổ Hàng Phạm Thiên Tự Sa môn Thật Hiền soạn; Dịch: Sa môn Thật Hiền chùa Phạm Thiên Cổ Hàng soạn
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant