Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

13

15 Tháng Mười Một 201000:00(Xem: 6623)
13


TRUNG PHONG TAM THỜI HỆ NIỆM

Pháp Sự Toàn Tập Giảng Ký
Lão pháp sư Thích Tịnh Không giảng tại Úc Châu Tịnh Tông Học Viện
Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa

Chư vị đồng học! 

 Xin xem tiếp phần “nương theo pháp môn trì danh giải thích Ngũ Trược Ác Thế”. Trong phần trên chúng tôi đã giảng đến Ngũ Lợi Sử của Kiến Trược, đã giới thiệu về Thân Kiến, Biên Kiến, Kiến Thủ Kiến, Giới Thủ Kiến, hôm nay chúng ta xét đến điều sau cùng: Tà Kiến

 “Bác không nhân quả, làm chúng sanh nghi ngờ, lầm lạc, rớt vào hầm sâu”. Mấy câu nói này của Ngẫu Ích đại sư, chúng ta phải chú tâm lãnh hội. Tà Kiến là gì? Trừ bốn loại kiến giải sai lầm lớn đã nói ở trên, tất cả hết thảy những kiến giải lầm lạc đều gộp vào loại này, phạm vi của loại này rất lớn, rất rộng. Nghiêm trọng nhất trong mọi kiến giải lầm lạc là không tin vào nhân quả báo ứng. Nhà Phật thường nói: “Vạn pháp đều không, nhân quả chẳng không”. Thế pháp, Phật pháp đều được kiến lập trên cơ sở nhân quả, đó là chân lý. Thiện có thiện báo, ác có ác báo, đó là định luật tự nhiên, chắc chắn không có cách nào thay đổi định luật tự nhiên, biến đổi định luật tự nhiên. Các nhà khoa học hiện thời rất thông minh, họ muốn biến đổi tự nhiên, cũng đã làm được không ít chuyện. Nay họ nghiên cứu cơ cấu của động vật, thực vật, nhiều nhất là thực vật, biến đổi giống tốt. Chúng ta thấy rất nhiều loại cây ăn quả, đúng là qua sự cải thiện của sức người, những loại ấy tăng trưởng rất to, rất ưa nhìn. Chẳng hạn như các loài táo, xoài, chúng ta thấy chúng đã được cải thiện giống loại (cải biến gene), nhưng cải thiện rồi thì sao? Trái nghịch nguyên tắc tự nhiên, quả thật nó phát triển rất to, rất ưa nhìn, nhưng phẩm vị trước kia của giống ấy không còn nữa. Bởi vậy, loại xoài rất lớn đã được cải biến gene, đem so với những quả thuộc loại thổ sanh thổ trưởng, chưa từng cải biến gene, thì loại sau không được dễ coi bằng, nhỏ xíu, nhưng mùi vị khác hẳn. Những thứ thực vật tùy thuận tự nhiên quả thật có bổ dưỡng, có lợi ích đối với con người. Những thứ đã biến đổi gene con người ăn vào trọn chẳng tốt lành gì, nhưng nay không ai biết. Vì sao mấy năm qua dường như xuất hiện rất nhiều chứng bệnh kỳ quái? Có người hỏi tôi, tôi bèn tùy thuận lời cổ nhân nói để trả lời. Cổ nhân dạy chúng ta: “Bệnh tùng khẩu nhập, họa tùng khẩu xuất”. Chẳng phải là ăn những thứ đã được biến đổi gene nên mới sanh ra rất nhiều những bệnh chưa từng gặp hay chăng? Quý vị thay đổi nguyên tắc tự nhiên, quy luật tự nhiên sẽ đáp trả bằng những tai nạn dữ dằn. Nay ai nấy đều biết cây cối rừng rậm đóng vai trò cân bằng sinh thái trên địa cầu, tạo sự an toàn cho nhân loại, nó ngăn ngừa lụt lội. Hiện tại con người đã nhận biết: Chặt phá rừng rậm bừa bãi, phá hoại sự vành đai bảo vệ đất nước, khi nước lũ tràn dâng sẽ hình thành thủy tai. Trong quá khứthủy tai, nhưng không dữ dội, không nhiều như thế, mà có thể chế ngự được một phần! Như vậy, quý vị muốn cải biến sinh thái tự nhiên, muốn khống chế sinh thái tự nhiên, tự nhiên bèn phản ứng lại, quý vị chịu đựng không nổi! 

 Do vậy, cổ thánh tiên hiền, thánh nhân tại Trung Quốc lẫn ngoại quốc dạy chúng ta phải tùy thuận tự nhiên. Tùy thuận tự nhiên là khỏe nhất. Căn bản nhất là thân thể của chúng ta từ lúc sanh ra khỏi bụng mẹ vốn tự nhiên; con người hiện tại cũng muốn thay đổi nó, thường thấy nhất là đi làm đẹp, đi sửa sắc đẹp, không chịu tùy thuận tự nhiên, cứ muốn thay đổi tự nhiên. Chúng tôi biết rất nhiều trường hợp sau khi sửa sắc đẹp bị những di chứng không thể tưởng tượng nổi, mang lấy rất nhiều đau khổ, rút ngắn tuổi thọ. Đó là gì vậy? Đó là quý vị phải trả giá cho việc phá hoại tự nhiên. Chán ghét tướng mạo, thể chất của mình không tốt đẹp thì có phương pháp để cải biến, dùng phương pháp nào vậy? Vẫn là tùy thuận tự nhiên để biến đổi, vậy mới là chánh xác! Tướng mạo thân thể của chúng ta do cha mẹ mà có, cha mẹ ban cho chúng ta cái Duyên, tức Tăng Thượng Duyên, còn Nhân là gì? Nhân là nghiệp lực của chính mình, Dẫn Nghiệp, Mãn Nghiệp. Quan trọng nhất là Mãn Nghiệp, tức là những nghiệp thiện ác đã tạo trong đời quá khứ. Tạo nghiệp bất thiện thì tướng mạo không đẹp, thể chất không tốt. Cải biến bằng cách nào? Phải tùy thuận pháp tắc tự nhiên để thay đổi mới là đúng; chẳng cần phải dùng đến sức người, cứ tùy thuận tự nhiên. Đạo lý tự nhiên ngày nay chúng ta đã hiểu, pháp thế gian lẫn xuất thế gian đều nói: “Tướng tùy tâm chuyển”. Chúng ta muốn được tướng hảo thì phải chuyển biến bằng cách nào? Tâm tốt lành. Tướng tùy tâm chuyển, tâm tốt tướng bèn tốt. Tâm hồn khỏe mạnh, thể chất khỏe mạnh, thân thể khỏe mạnh theo. Đó là tùy thuận pháp tắc tự nhiên để cải biến, rất hợp lý! 

 Đạo của thánh hiền và đạo của Phật, Bồ Tát không có gì khác, đều nhằm giúp chúng ta cải thiện hoàn cảnh sống, cải thiện tướng mạo, cải thiện thể chất. Cải thiện hoàn cảnh sống quyết chẳng được dùng những hành vi do vọng tưởng, phân biệt, chấp trước của con người để thay đổi, phải hoàn toàn tùy thuận quy luật tự nhiên, đạo lý tự nhiên. Nhà Phật thường nói: “Trong cửa nhà Phật, hữu cầu tất ứng”. Cầu phú quý được phú quý, cầu con cái được con cái, cầu trường thọ được trường thọ, cầu thành Phật bèn có thể được thành Phật, cầu sanh lên trời bèn có thể được lên trời, hữu cầu tất ứng! Hoàn toàn tùy thuận quy luật tự nhiên, theo thuật ngữ nhà Phật là “tùy thuận tánh đức”. Tùy thuận tự tánh, tùy thuận pháp tánh thì mảy may di chứng đều không có. Như vậy, chúng ta phải làm sao chuyển Tà Kiến thành Chánh Kiến, đó là học Phật. 

 Đức Phật đã chuyển trọn năm thứ Kiến ấy nên chúng ta xưng tụng Ngài là Chánh Tri Kiến; công phu của A La HánChánh Giác. Do vậy, bậc đại thánh đại hiền thế gian hay xuất thế giangiáo dục thì trước hết phải dạy chúng ta nhận thức đạo lý nhân quả, phải hiểu rõ sự thật chân tướng nhân quả báo ứng. Chúng ta mong cầu cái quả tốt thì phải biết tu cái nhân tốt: Gieo thiện nhân được thiện quả. Gây tạo ác nhân mà mong cầu thiện quả là trái nghịch quy luật tự nhiên, chắc chắn là sai lầm! “Làm chúng sanh nghi ngờ, lầm lạc”. Đấy là thực tế. Trong xã hội hiện tại, chúng ta thấy chúng sanh gây tạo chuyện bất thiện, tai nạn hung hiểm xảy ra liên miên không ngừng, ngày càng dữ dội hơn. “Rớt xuống hầm sâu”: Hầm sâu ngụ ý quả báo trong tương lai, ví cho ba ác đạo. Tiến vào ba ác đạo dễ, thoát ra rất khó. Lại xem tiếp Phiền Não Trược là món trược thứ ba trong Ngũ Trược

 3) Phiền Não Trược: “Ngũ Độn Sử tăng thạnh, không dùng cái hạnh ‘phàm tâm tức là Phật tâm’ (không lấy, không bỏ) ắt chẳng thể độ được”. Ở phần trên đã giải thích ý nghĩa chữ Sử. Kiến Hoặc gọi là Lợi Sử vì chúng rất mạnh mẽ, nhạy bén, nhưng dễ đoạn. Độn Sử rất mềm mại, không ương ngạnh, mạnh bén như thế, nhưng rất khó đoạn, nên mới nói “dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng”, phiền não mà! Phiền não nhiễm ô. Năm thứ Độn Sử này nếu nói theo ngôn ngữ hiện thời là “cách suy nghĩ lầm lạc”, gọi là Tư Hoặc. Năm thứ Lợi Sử ở phần trên là cách nhìn lầm lạc, nhìn vũ trụ, con người, hết thảy sự vật, con người bằng cái nhìn lầm lạc; còn Ngũ Độn Sửsuy nghĩ sai lầm, tư tưởng sai lầm vậy. Bởi lẽ kiến giải, tư tưởng lầm lạc nên hành vi, ngôn ngữ đương nhiên cũng sai trái. Ngôn ngữ, hành vi tạo nghiệp, tư tưởng lầm lạcÝ nghiệp. Ý nghiệp nhất định liên đới ngôn ngữ, hành vi; do vậy, thân - ngữ - ý nghiệp của quý vị đều tạo nghiệp, đều tạo tác bất thiện, làm sao cảm được quả báo tốt lành cho được! Do vậy, trong hoàn cảnh ấy, chúng ta muốn giải thoát, muốn vượt thoát sanh tử luân hồi, ở đây đại sư dạy chúng ta: “Không dùng cái hạnh ‘phàm tâm tức là Phật tâm’. Ý nghĩa rất rõ ràng: Phải chuyển cái tâm phàm phu thành Phật tâm, Phật tâm tự tại, Phật tâm không lấy - bỏ, không có được - mất, Phật tâm tùy duyên không phan duyên. Nếu chúng ta học được như vậy thì trong một đời này cuộc sống sẽ thật sự hạnh phúc, thật sự mỹ mãn. 

 Trong năm điều (Ngũ Độn Sử) thuộc Phiền Não Trược, thứ nhất là Tham, xan tham (keo kiệt, tham lam). “Chẳng thể thấy thấu suốt, chẳng hiểu hết thảy pháp như mộng, huyễn, bọt, bóng”. Tham là gốc bệnh của chúng sanh lục đạo trong chín pháp giới. Lục đạo chúng sanh tham đắm danh văn, lợi dưỡng, tham tài, sắc, ăn uống, danh vọng, ngủ nghỉ, ngũ dục, lục trần. Trong bốn pháp giới cũng có tham, họ tham những gì? Tham Phật pháp. Nghĩa là họ đã phá được Ngã Chấp, nhưng vẫn còn Pháp Chấp; Pháp Chấpchấp trước nơi pháp. Vậy là chưa liễu giải sự thật chân tướng của vũ trụ vạn hữu. Nếu thật sự thông đạt hiểu rõ chân tướng vũ trụ vạn hữu, xan tham bèn đoạn, không còn nữa! Kinh Hoa Nghiêm giảng chân tướng của vũ trụ vạn hữu rất thấu triệt, rất rõ ràng. Đọc kỹ kinh Hoa Nghiêm chúng ta sẽ dần dần hiểu rõ những sự việc này. 

 Hai câu tiếp theo chúng tôi trích dẫn kinh Kim Cang: “Hết thảy pháp hữu vi, như mộng, huyễn, bọt, bóng”. Kinh Kim Cang nói như vậy. Giảng hai câu này cho thật thỏa đáng thì không những chẳng dễ gì mà còn phải giải thích hết sức tỉ mỉ. Ở đây, chúng tôi chỉ nói đơn giản thế này: Pháp hữu vi là gì? Nói đơn giản nhất, đó là những pháp có sanh có diệt. Có sanh có diệt thì gọi là pháp hữu vi; bất sanh bất diệtpháp vô vi. Trong thế giới theo cảm nhận của chúng ta, quý vị nghĩ xem có thứ gì không sanh diệt? Động vật có sanh - lão - bệnh - tử, thực vật có sanh - trụ - dị - diệt, khoáng vật (tinh cầu) thành - trụ - hoại - không. Nói chung, trong cảnh giới được tiếp xúc bởi lục căn không thứ gì chẳng phải là pháp sanh diệt. Hữu sanh hữu diệt thì gọi là pháp hữu vi. Trong thế giới theo cảm quan của chúng ta, chỉ có một thứ chúng ta thấy rất rõ chẳng hiện tướng sanh diệthư không. Ngàn vạn năm trước hư không vẫn như vậy, ngàn vạn năm sau có lẽ cũng vẫn vậy. E rằng chỉ có mình hư không bất biến, ngoài hư không ra không có gì bất biến cả. Những hiện tượng trong hư không cũng thiên biến vạn hóa, cũng là pháp sanh diệt! Chúng ta phải nhận biết rõ ràng, Phật dạy những pháp ấy giống như mộng, huyễn, bọt, bóng, biến hóa trong từng sát-na không ngừng. 

 Cái gì thật sự bất biến? Năng Biến thật sự bất biến, phải biết hết thảy pháp hữu vi là cái được biến hóa. Năng Biến là gì vậy? Kinh Hoa Nghiêm dạy Năng Biến chính là tâm tánh. “Các pháp được sanh ra”, chữ “các pháp” tính gộp cả hư không, “chỉ là do tâm hiện”, Tâm có thể hiện, Thức có thể biến. Tánh Thức có thể sanh, có thể biến, nhưng nó bất biến (bản tánh bất biến), hết thảy vạn pháp đều do bản tánh biến hiện ra. Nếu chúng ta hiểu rõ, thấu suốt sự tình này thì nhà Phật gọi đó là “minh tâm kiến tánh”, tham - sân - si - mạn đều đoạn sạch hết, quyết định chẳng sanh, hiểu rõ sự thật chân tướng. Trước khi hiểu rõ, chắc chắn không thể đoạn hết được. Dẫu quý vị dụng công tu hành mong đoạn trừ, thì có thể nói là ngó sen dù gãy, tơ vẫn còn nối liền, không dứt sạch được! Do vậy, nếu quý vị có một công phu định lực kha khá sẽ chuyển được Kiến Trược. [Muốn đoạn] Phiền Não Trược nhất định phải mở mang trí huệ, tức là “chuyển phiền não thành Bồ Đề” mới hòng đoạn sạch. Do vậy, đoạn Tư Hoặc khó hơn đoạn Kiến Hoặc! 

 Kinh Hoa Nghiêm có một bài kệ như sau: 

 Pháp tánh trọn khắp tất cả chỗ, 

 Hết thảy chúng sanh và cõi nước, 

 Ba đời thảy đều không còn sót. 

 Cũng không hình tướng để hòng được! 

 Bài kệ này chúng tôi đã giảng qua rồi. Nếu chúng ta thật sự biết rõ hết thảy các pháp là nhất niệm tự tánh, biết hết thảy chúng sanh đều là bạn lành đời trước, cùng một Phật tánh thì gọi là “nhập Phật tri kiến”. Đó gọi là “minh tâm kiến tánh”, đó là “kiến tánh thành Phật”; phiền não, tập khí lẫn căn cội của nó đều bị chuyển biến. Vì vậy, tu hành là tu điều gì? Tôi phải nói thông tục cho mọi người thật dễ hiểu, quý vị sẽ hiểu rất dễ dàng: Tu để sửa đổi nghèo khó thành phú quý, tu để sửa đổi ngu si thành thông minh, trí huệ; tu để sửa đổi bệnh khổ thành mạnh khỏe trường thọ. Quý vị hiểu điều này chớ? Đúng vậy, nguyên do quả thật là như vậy, quý vị phải thật sự hiểu rõ. Cái học vấn này có cần học hay không? Có muốn thực hiện phương pháp này hay không? Nếu quý vị làm được sẽ có đại lợi ích

 Chúng ta muốn được giàu có, muốn được vô lượng vô biên của cải giống như chư Phật, Bồ Tát thì có được hay không? Phật, Bồ Tát trả lời khẳng định: “Quý vị vốn đã có sẵn! Của cải vô lượng vô biên trọn khắp hư không pháp giới”. Vì sao nay lại đến nỗi bần cùng như vậy? Là do quý vị đánh mất tự tánhthể hiện, có thể biến nên mới biến thành đáng thương như vậy. Chư Phật và Pháp Thân Bồ Tát thấy quý vị rất giàu có, gia tài vạn ức! Nay quý vị bần cùng như kẻ ăn mày, thật đáng thương! Câu nói “thật đáng thương” ý vị rất sâu, quý vị chẳng thật sự lâm vào cảnh bần cùng đến thế. Nếu quý vị thật sự lâm vào hoàn cảnh bần cùng như vậy, Phật, Bồ Tát sẽ chẳng thể thốt ra câu ấy. Quý vị gia tài vạn ức, nay phải ôm bát đi xin cơm, há chẳng phải là kẻ đáng thương, hồ đồ đến mức ấy hay sao? Vạn ức gia tài ở đâu vậy? Ở nơi tánh đức, tự tánh

 Trong kinh Đại Thừa, đức Phật thường giảng tự tánhvô lượng trí huệ, trí huệ rốt ráo viên mãn, đức năng rốt ráo viên mãn, tướng hảo rốt ráo viên mãn, không khác gì chư Phật, Bồ Tát! Kinh Tịnh Độ nói đến Phật A Di Đà, kinh Hoa Nghiêm nói đến Tỳ Lô Giá Na Phật, hết thảy chúng sanh hoàn toàn giống hệt các Ngài, không sai khác tí ti nào! Hoàn cảnh sanh sống, nhà cửa của chúng ta là ở đâu? Trong Hoa Tạng thế giới, trong Cực Lạc. Hoa Tạng, Cực Lạc chính là nhà của chúng ta. Nay chúng ta cũng chẳng lìa khỏi nhà, chỉ là mê, không biết cái nhà của chính mình, không biết chính mình giàu có, cho nên mới khởi tham - sân - si - mạn. 

Do mê muội chúng ta mới mong cuộc sống giàu có một chút, sống hạnh phúc một chút, nhưng nay chúng ta không có cách gì minh tâm kiến tánh, chưa giác ngộ, thì phải làm cách nào đây? Phật dạy chúng ta “hành”! Quý vị phải khéo tu, tu đức tương ứng tánh đức thì điều mong cầu sẽ hiện tiền. Ta muốn cầu giàu có thì cái nhân của giàu có là phải biết bỏ ra của cải. Quý vị phải nhớ kỹ nguyên tắc chung ấy. “Bỏ, được”, danh từ ấy chính là lời Phật dạy. Mọi người trong thế gian cũng đều nói: “Anh có bỏ được không?” Thật ra, Bỏ chính là nhân, Được là quả. Xả tài đắc tài, xả phước đắc phước. Xả chính là bố thí. Nếu chúng ta muốn giàu có hãy tu Tài Bố Thí. Muốn được thông minh trí huệ, hãy tu Pháp Bố Thí. Muốn được mạnh khỏe trường thọ, hãy tu Vô Úy Bố Thí. Vô Úy Bố Thícứu khổ cứu nạn, thấy hết thảy chúng sanh khổ nạn ta toàn tâm toàn lực giúp đỡ, làm như vậy quả báomạnh khỏe trường thọ. Những gì đức Phật dạy trong kinh điển, nếu chúng ta có thể lãnh hội, thấu hiểu, có thể áp dụng vào những hành vi trong cuộc sống, thường ghi nhớ những lời giáo huấn ấy, niệm niệm không quên, gặp cơ hội bèn nghiêm túc nỗ lực thực hiện. Tài phải tán, tán ắt có tụ, tụ rồi lại phải tán. Tụ, tán vĩnh viễn tuần hoàn. Càng tụ nhiều lại càng tán nhiều, vĩnh viễn không dứt như thế, tương ứng với tánh đức, tánh đức sẵn có trong tự tánh sẽ hiện tiền. Đạo lý là như vậy. 

Điều thứ hai trong Phiền Não Trượcsân khuể. “Không thể nhẫn nhục, không hiểu một niệm sân tâm khởi lên sẽ đốt trụi rừng công đức”. Trong kinh luận Đại Thừa lẫn Tiểu Thừa, đức Phật thường dạy chúng ta: Tham - Sân - Si gọi là ba độc phiền não. Lúc tôi giảng kinh cũng thường nói: Ba thứ này là bệnh độc nghiêm trọng nhất, bên trong có tam độc thì bệnh độc bên ngoài mới cảm nhiễm được. Nếu bên trong không có tam độc, dẫu bệnh độc bên ngoài nghiêm trọng đến đâu cũng không thể cảm nhiễm. Phải hiểu đạo lý này! Đó là chân tướng sự thật. Phật lại dạy chúng ta: Xan thamnghiệp nhân của ngạ quỷ đạo, xan tham đọa ngạ quỷ, sân khuể đọa địa ngục, ngu si đọa súc sanh. Ba hạnh nghiệp này là nghiệp nhân căn bản của ba ác đạo. Cũng có thể nói ba ác đạo có rất nhiều điều kiện, nhưng điều kiện hàng đầu, điều kiện quan trọng nhất chính là ba thứ này. Nếu chúng ta dẹp trừ được ba thứ độc trong tâm này, chắc chắn không đọa tam đồ

Sân khuể nặng nề nhất, cổ nhân Trung Quốc thường nói: “Tiểu bất nhẫn tắc loạn đại mưu” (không nhẫn được chuyện nhỏ, ắt hư chuyện lớn). Sự việc thế gian hay xuất thế gian, chuyện lớn phải nhẫn nại lớn, chuyện nhỏ phải nhẫn nại nhỏ. Người nào không thể nhẫn được sẽ chẳng thành tựu được pháp thế gian hay xuất thế gian nào cả! Chúng ta hãy lắng lòng quan sát những nhân vật quanh ta, ai có lòng nhẫn nại rất lớn, có thể nhẫn nhục, người ấy sẽ có thành tựu lớn lao. Ai cái gì cũng không nhẫn được, chúng ta biết kẻ đó chẳng thành được pháp thế gian hay xuất thế gian nào. Vì sao? Không có tâm nhẫn nại! Ta thường nói là không chịu đựng nổi khảo nghiệm, rất khó thành tựu. Trong kinh Kim Cang, đức Phật đã dạy một câu: “Hết thảy pháp thành tựu bởi Nhẫn”. Chúng ta muốn xong việc phải dùng người, dùng người rất trọng yếu, dùng người mà muốn quan sát kẻ đó xem có thể trọng dụng được không thì hãy nhìn vào ba chữ tham - sân - si. Nếu người ấy không tham, không sân, không si, người ấy đáng trọng dụng. Nếu người ấy xan tham không đoạn, tâm sân khuể rất nặng, chẳng thể nhẫn nhục, chẳng thể trọng dụng con người như vậy được! Nếu trọng dụng nhất định sẽ làm hỏng việc, làm lỡ việc. Biết người, khéo dùng người, đó là đại học vấn đấy! 

Không thể nhẫn nhục là vì không hiểu rõ điều Phật đã dạy: “Một niệm sân tâm khởi, đốt trụi rừng công đức”. Do vì công đức chẳng dễ tu, câu nói này chúng tôi thường nói rất nhiều lần. Trong mười mấy năm qua, trên giảng đài tôi thường cảnh tỉnh các đồng học nhất định không được sân khuể. Có sân khuể tổn hại người thì ít, thiệt hại chính mình quá lớn. Vì sao? Khiến cho toàn bộ công đức mình đã tu bị hủy hoại sạch. Kinh Phật tỷ dụ: Công đức mình đã tu giống như chính mình trồng một cánh rừng. Quý vị thấy đó: Nếu mình muốn gầy dựng một khu rừng, phải dùng bao nhiêu tâm huyết, tốn bao nhiêu thời gian chăm sóc cho mầm cây lớn trở thành cây to. Một cuộc đất trở thành rừng rậm há dễ dàng ư? Chỉ cần một mồi lửa đủ để thiêu trụi toàn bộ cánh rừng ấy! Những chuyện như vậy nay chúng ta thường nghe thấy ở địa phương này nọ lửa lớn cháy núi, rừng rậm cả trăm ngàn năm bị lửa đốt sạch. Phật dùng chuyện này làm tỷ dụ, chúng ta tu công đức không dễ dàng, vừa nổi máu nóng, công đức mất sạch. Công đức là gì? Công đức là Giới - Định - Huệ. Do Giới đắc Định, do Định khai Huệ. Giới - Định - Huệ là công đức. Vừa nổi nóng Giới - Định - Huệ đều không còn nữa, mất sạch. Người tu hành sợ nhất là nóng giận, công phu cũng đào luyện ở chỗ này, thuận cảnh chẳng khởi tham luyến, nghịch cảnh chẳng khởi sân khuể. Thuận cảnh hay nghịch cảnh, thiện duyên hay ác duyên đều có thể giữ được cái tâm bình thường thì người ấy công đức thành tựu. Kinh Duy Ma nói: “Tâm bình thường là đạo”, không phải là tiểu đạo mà là đại đạo! Chúng tôi gọi đó là “tâm thanh tịnh, bình đẳng”. Quý vị hãy nghĩ xem: “Chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, chánh giác, từ bi”, tham - sân - si - mạn - nghi năm chữ ấy phạm phải chữ nào, chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, chánh giác, từ bi đều không còn; một chữ cũng không được phạm. Chúng tôi thường gọi năm điều ấy là chân tâm, là đại Bồ Đề tâm, phải thường gìn giữ! Ta niệm niệm đều là chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, chánh giác, từ bi, quyết định tương ứng với chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, chánh giác, từ bi, đó là chân tâm của ta. Nay ta mê mất chân tâm, nay muốn khôi phục chân tâm của chính mình, muốn khôi phục thì phải niệm đâu nghĩ đấy, niệm niệm không quên, niệm niệm không rời. Bất luận trong cảnh giới nào cũng có thể giữ được chân tâm, giữ được sự chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, chánh giác, từ bi, luôn đề cao cảnh giác

Người mới vừa học Phật, vừa mới dụng công, nói chung thời gian giác ít, thời gian mê nhiều. Cổ nhân nói rất hay: “Chẳng sợ niệm khởi, chỉ sợ biết chậm”. Niệm là mê! Không sợ mê nổi lên, chỉ sợ giác (nhận biết) quá chậm! Chẳng hạn như khi ta gặp phải thuận cảnh thiện duyên, trong tâm vừa hoan hỷ bèn lập tức giác ngộ: Hoan hỷ thì được nhưng không thể tham luyến! Biết “hết thảy pháp hữu vi, như mộng, huyễn, bọt, bóng”, niệm câu ấy mấy lượt. Kinh Kim Cang còn có câu “phàm những gì có hình tướng đều là hư vọng”, niệm mấy câu ấy tâm bèn bình, hoan hỷ thì được, chẳng được tham luyến. Gặp phải nghịch cảnh ác duyên, tâm sân khuể sanh khởi, cũng phải ngay lập tức niệm: “Phàm những gì có hình tướng đều là hư vọng”. Tâm bình khí hòa thì quý vị mới giữ gìn được cái tâm chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, chánh giác, từ bi, mới hòng gìn giữ được! Giữ gìn được là Phật, Bồ Tát. Không thể giữ gìn, để tham - sân - si - mạn - nghi sanh khởi trong tâm thì là phàm phu. Tham - sân - si - mạn - nghi là căn bản của lục đạo; lục đạo luân hồi do đâu mà có? Do những thứ này biến hiện, tức tham - sân - si - mạn - nghi biến hiện lục đạo luân hồi. Nếu chuyển được tham - sân - si - mạn - nghi, chuyển thành chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, chánh giác, từ bi thì lục đạo không còn nữa, quý vị đã siêu việt lục đạo. Không những siêu việt lục đạo mà còn siêu việt mười pháp giới, đi về đâu? Đi về Cực Lạc thế giới, đến Hoa Tạng thế giới, đến Nhất Chân pháp giới rồi! 

Quý vị phải hiểu: Công đức của chính mình tu học được, bất cứ ai cũng không thể phá hoại, vậy ai phá hoại được? Chính quý vị tự phá hoại! Do vậy, ma vương, ngoại đạo trông thấy quý vị tu công tích đức, chúng phá hoại bằng cách nào? Biến hiện đủ mọi cảnh giới để dụ hoặc khiến quý vị khởi tâm, khởi tâm sân khuể, khác nào nó ở bên cạnh nhìn quý vị nổi nóng: “Tốt lắm! Cháy nhanh lắm! Công đức của ngươi cháy sạch hết rồi!” Quý vị bị mắc lỡm, tự mình đốt mình, chứ nó không có cách gì cả! Như vậy, thuận cảnh, nghịch cảnh, thiện duyên, ác duyên, chúng ta phải có trí huệ để đối đãi bằng lý trí, nhất định không được xử sự theo cảm tình, hành động theo cảm tình là bị mắc lừa lớn. Tham - sân - si là nhân, tam đồquả báo. Quý vị tạo cái nhân ấy thì tương lai sẽ đọa tam ác đạo, nhất định chẳng được mắc lừa. Trong kinh giáo, đức Phật dạy chúng ta: Mấu chốt là chính mình phải biết chuyển biến. Kinh Lăng Nghiêm dạy rất hay, “nếu có thể chuyển được vật thì giống như Như Lai”. Lời này nói với ai vậy? Nói cùng Pháp Thân đại sĩ, Pháp Thân Bồ Tát hiểu rõ, chứ lục đạo chúng sanh không hiểu. Vì thế, Pháp Thân Bồ Tát có thể chuyển được cảnh giới, chuyển bất thiện thành thiện, chuyển nhiễm ô thành thanh tịnh, đều tương ứng với tánh đức, hay vậy đó. Chúng ta học được bản lãnh ấy sẽ không sanh sân khuể nữa! 

Việc này rất khó, nhất là oan gia đối đầu, kẻ đó thường hủy báng mình, lăng nhục mình, phá hoại mình, ta trông thấy kẻ ấy, nghe đến tên kẻ ấy bèn nổi nóng, chúng ta thường nói đó là “chuyện thường tình của con người”. Thế nhưng Phật, Bồ Tát khác với chúng ta; Phật, Bồ Tát trông thấy kẻ khác bày đủ mọi cách, nhưng nghe đến danh hiệu của họ hoặc nghe lời họ hủy báng, các Ngài chẳng những không nổi nóng, lại còn sanh tâm cảm kích. Do vì nguyên cớ nào? Sao lại sanh tâm cảm kích? Kẻ ấy có tốt gì với mình đâu cơ chứ? Phật, Bồ Tát bảo: “Kẻ ấy tiêu nghiệp chướng thay cho mình! Mỗi một chúng sanh chúng ta trong vô lượng kiếp luân hồi sanh tử trong lục đạo, tạo không biết bao nhiêu tội nghiệp. Người ấy tiêu nghiệp chướng cho ta, ta cung cung kính kính cảm kích người ấy, không nẩy sanh chút tâm sân khuể nào”. Đó là gì? Phải là bậc giác ngộ, bậc minh bạch mới làm như vậy được, còn người mê hoặc, người không giác ngộ không thể làm nổi. Do vậy, thuận cảnh, nghịch cảnh, thuận duyên, nghịch duyên đều là thiện tri thức, đều giúp chúng ta tiêu nghiệp chướng, giúp chúng ta thành Phật đạo. A! Nay đã hết giờ rồi! 

 

*

Chư vị đồng học! 

Chúng ta xem tiếp điều thứ ba trong Phiền Não Trược là Si: “Chẳng thể minh giác”, minh là minh bạch, giác là giác ngộ. “Chẳng hiểu các hành vô thường, rốt ráo không tịch”. Si là ngu si, nói thông thường là không có năng lực hiểu rõ vũ trụ vạn hữu là chân hay giả. Thế nào là chân? Thế nào là giả? Thế nào là tà? Thế nào là chánh? Thế nào là đúng? Thế nào là sai? Thế nào là thiện? Thế nào là ác? Thế nào là lợi? Thế nào là hại? Chẳng thể phân biệt, chẳng thể hiểu rõ, đó là ngu si. Ngu si tạo thành tổn hại rất nặng nề. Vì sao? Vì luôn luôn sai lầm, coi giả là thật, tưởng thật là giả. 

Chúng tôi nêu một thí dụ rõ ràng nhất: Giáo huấn của cổ thánh tiên hiền là thật, là chánh, là lành, là lợi; kẻ ấy hiểu lầm, cho giáo huấn của cổ thánh tiên hiền là giả, là vì xưa kia nhằm phục vụ đế vương chuyên chế, là lừa dối chúng sanh, chẳng tốt lành gì cho hiện tại, không lợi ích gì, nên phủ định, vứt bỏ. Ngày nay tạo thành tai nạn trọng đại cho xã hội, họ không biết căn nguyên tai nạn là đâu? Quy kết về cội nguồn chính là Si, không có trí huệ thật sự! Làm sao để có thể chuyển ngu si thành trí huệ? Chuyển được là Phật, Bồ Tát, không chuyển được là phàm phu! Si là căn bản của hết thảy ác nghiệp, vì thế Phật gọi tham - sân - si là ba độc phiền não, ba thứ ấy chính là đại căn bản của hết thảy sự bất thiện. Chuyển được ba thứ ấy thành ba thiện căn, không tham, không sân, không si; đức Phật dạy hết thảy thiện pháp thế gian đều do ba thiện căn không tham, không sân, không si sanh ra. Chúng ta học Phật không thể siêu việt thế gian thì tối thiểu phải biết tu ba thiện căn. Vì sao? Trong lục đạo quyết định chẳng đọa tam ác đạo! Người thường tu ba thiện căn nhất định sanh vào thiên đạo, bởi lẽ nhân gian không có phước báo lớn lao như thế, phải lên trời hưởng phước. Nếu đem phước báo ấy hồi hướng Bồ Đề, hồi hướng chúng sanh, hồi hướng cầu sanh Tây Phương Tịnh Độ, sẽ chắc chắn được vãng sanh, vì sao? Kẻ ấy là thiện nhân, Tây Phương Cực Lạc thế giới là nơi các thượng thiện nhân cùng nhóm họp, người ấy tâm lành, tư duy lành, hành vi lành, nhất định được sanh. Ở đây, câu nói sau đây của Ngẫu Ích đại sưý nghĩa rất sâu xa: “Chẳng hiểu các hành vô thường, rốt ráo không tịch”. Nói cách khác, người ấy thật sự hiểu rõ: “Vạn pháp đều không, nhân quả chẳng không”. Người ấy tư tưởngtrí huệ, kiến giảitrí huệ, ngôn hạnh là trí huệ, tất nhiên phát sanh trí huệ, trước hết là không tham, nhất định không si, đó là điều khẳng định. 

Loại phiền não lớn thứ tư là Mạn. Mạn là ngạo mạn. Quý vị phải nhớ kỹ: Mạn là phiền não căn bản, là phiền não rất nghiêm trọng, quyết định chẳng được coi thường, chẳng thể bỏ qua, nó là chướng ngại nghiêm trọng cho việc tu hành chứng quả. Quý vị hãy suy nghĩ vì sao trong Phật pháp phải ngày ngày tu hành lễ kính; nguyện đầu tiên trong mười đại nguyện vương là “lễ kính chư Phật”? Chúng ta vào Phật đường, vì sao trước hết phải đối trước hình tượng Phật, Bồ Tát lễ ba lạy? Làm như vậy để làm gì? Nhằm để tu đoạn trừ ngạo mạn. Dùng đảnh đầu mình lễ dưới hai chân Phật nhằm chiết phục sự ngạo mạn của chính mình. Sự giáo học ấy rất tiếc ít người hiểu được ý nghĩa, chỉ cung kính Phật, chứ không cung kính người, đối với hết thảy vạn vật lại càng không biết cung kính, như vậy là gì? Là không biết lễ Phật! 

Cổ nhântỷ dụ sau đây: Người không biết tu lễ Phật ngày ngày lễ Phật như cái chày giã gạo thời cổ, quả thật cứ nhấc lên, đập xuống, không có mảy may nghĩa lý gì cả! Phật pháp đúng là từng giọt, từng điểm, từng phía, từng mặt đều là giáo học, là giáo dục! Dạy quý vị đối với Phật hết sức cung kính như thế thì ứng dụng vào trong sanh hoạt, trong xử sự đãi người tiếp vật, đối với hết thảy người, hết thảy sự, hết thảy vật, chúng ta phải cung kính, lễ kính giống hệt như vậy, nghĩa lý là như vậy! Nhằm nhổ trừ cái gốc phiền não ngạo mạn thì một môn công khóa này nếu thật sự học được sẽ thật sự đắc lực. Ngày nào đó, đối với hết thảy người, hết thảy vật, hết thảy sự, quý vị đều có thể khiêm hư, đều nhún nhường là đã tốt nghiệp công khóa ấy. Quý vị thấy Thích Ca Như Lai, những vị đại Bồ Tát, các vị Pháp Thân Bồ Tát, có vị nào còn tập khí ngạo mạn hay chăng? Có vị nào tự cho mình là đúng hay chăng? Không có! 

Qua kinh điển chúng ta thấy Thích Ca Mâu Ni Phật đối với kẻ bần cùng, già bệnh, ăn xin, Ngài đều lễ kính, đều tôn trọng, đều quan hoài, đều chiếu cố, không hề có thái độ khinh mạn mảy may. Thấy như vậy, lại nghĩ chúng ta thường ngày xử sự, đãi người, tiếp vật, [thấy] tự mình có tí ti hay ho gì bèn học theo quan niệm lầm lạc của người thế gian, “cảm thấy đáng kiêu ngạo”. Đó là quan niệm lục đạo. Quan niệm của những kẻ nào trong lục đạo? Quan niệm của yêu ma quỷ quái, chứ bậc thánh hiền quân tử trong lục đạo không hề có quan niệm ấy, các vị biết khiêm hư, biết tôn kính người khác. Ngạo mạn, không để ai vào mắt, coi thường người khác, tự cho mình là đúng, chính là ma đạo chứ nào phải Phật đạo hay Bồ Tát đạo! Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát không có quan niệm ấy, ma thì có, yêu ma quỷ quái tự cho mình là đúng. Bởi vậy, phải thường tự quán sát mình đang đi theo con đường nào? Nếu trong tâm mình có năm thứ kiến giải lầm lạc, năm thứ tư tưởng sai lầm thì chúng ta đang đi trên con đường luân hồi, chứ không phải là Phật đạo, không phải Bồ Tát đạo! Ngay cả trong đường Thanh Văn cũng đã đoạn những quan niệm ấy. 

Đoạn được năm thứ kiến giải lầm lạc trước bèn chứng quả Tu Đà Hoàn; đoạn được năm thứ phiền não sau thì chứng quả A La Hán, năm điều ấy là tư tưởng sai lầm. Do vậy, biết rằng: Phải sửa đổi kiến giải, tư tưởng cho không còn lầm lạc. Không còn lầm lạc nữa sẽ siêu việt lục đạo. Những chiều không gian khác nhau trong lục đạo đối với quý vị không còn nữa vì quý vị đã siêu việt rồi. Do vậy, chúng ta phải thường xuyên phản tỉnh, phải quán chiếu xem bản thân mình có những kiến giải lầm lạc, có những tư tưởng lầm lạc như vậy hay không? Nếu vẫn còn thì dù ngày ngày niệm Phật cũng chẳng thể vãng sanh. Vì sao? Tuy nói vãng sanh là đới nghiệp vãng sanh, nhưng cổ đức thường nói: “Mang theo nghiệp cũ chẳng tạo nghiệp mới”, nay chúng ta vẫn có những thứ đó sẽ không đới nghiệp được, sẽ chẳng thể vãng sanh. Trong quá khứ có thì được, mang đi theo được! Cổ nhân thường khuyến khích chúng ta: “Tùy duyên tiêu nghiệp cũ, chớ lại tạo họa mới”. Đó là ý nghiệp! Trong tâm khởi lên cách nhìn sai lầm, cách nghĩ sai lạc, đó là ý nghiệp, ý tạo nghiệp! Trong thân - khẩu - ý nghiệp, ý nghiệp nghiêm trọng nhất, sức nó mạnh mẽ nhất, chúng ta không thể không biết, chẳng thể không hạ công phu nơi đó. 

Con trai Thích Ca Mâu Ni Phậttôn giả La Hầu La xuất gia từ nhỏ, trong Tăng đoàn có lẽ Ngài là tiểu sa-di nhỏ tuổi nhất. Mọi người thấy Ngài ngày ngày chơi đùa bên ngoài, Phật biết Ngài tu mật hạnh. Gọi là “mật hạnh” vì người ta không thấy Ngài biểu hiện ra ngoài, dụng công trong tâm. Chúng ta học Đại Thừa, nhất là học Tịnh Độ, học Hoa Nghiêm, ngày ngày nói Phật tánh bình đẳng, hết thảy chúng sanh đều có Phật tánh, Phật tánh bình đẳng. Do vậy, đối với bất cứ chúng sanh nào (“chúng sanh” nói ở đây là hữu tình chúng sanh, nay chúng ta gọi là “động vật”) phải tôn trọng, phải quan hoài, phải hợp tác giúp nhau, chẳng thể đối xử bằng ác niệm, chẳng thể dùng hành vi ác để đối đãi, nhất định phải biết đối xử hòa mục. 

Sự hòa mục phát xuất từ nội tâm, hòa là tánh đức, tự tánh vốn là hòa mục, vì sao không hòa? Là vì quý vị nhiễm phiền não tập khí, nhiễm trước tự tư tự lợi nghiêm trọng, ngộ nhận người khác gây tổn hại quyền lợi của mình, ta cùng người bất hòa, hiểu lầm nghiêm trọng. Phải biết tánh đức là bình đẳng, ai có thể tổn hại lợi ích của quý vị? Không hề, không ai cả! Ai tổn hại lợi ích của mình? Bản thân mình có quan niệm sai lầm, tư tưởng sai lầm nên lợi ích của chính mình bị tổn hại, chứ bên ngoài quả thật không có. Nếu cho là người khác làm tổn hại mình thì quý vị đúng là kẻ oan uổng. Tự mình tạo tội nghiệp nghiêm trọng, tự chướng ngại lợi ích của chính mình. Đạo lý này rất sâu, người hiện tại thật sự không biết nhiều. Trước kia, người biết lý này không ít, bậc hiền thánh dạy, người già cả dạy, cha mẹ dạy, thầy dạy, có người chỉ dạy mình, nay không ai dạy cả. Trong vòng vũ trụ, mọi thứ tác động lẫn nhau, ngoại duyên quyết định không thể chướng ngại, nhất định phải hiểu đạo lý này! Hễ nghĩ người bên ngoài có thể chướng ngại mình thì chắc chắn là cách nghĩ, cách nhìn lầm lạc. Nếu người ngoài có thể chướng ngại mình thì đương nhiên người ngoài cũng có thể thành tựu mình. A! Phật, Bồ Tát là người ngoài, Phật, Bồ Tát đại từ đại bi, ắt các Ngài thành tựu mình, mình đâu cần phải tu hành nữa! Nếu Phật không đến giúp ta là Ngài không từ bi, đã trái nghịch bổn nguyện. Muốn liễu giải chân tướng sự thật thì hãy nhìn vào hội Lăng Nghiêm: A Nan là em họ của Thích Ca Mâu Ni Phật, trong tám người anh em họ của Ngài, Thích Ca Mâu Ni Phật là người lớn nhất, tức đại ca, A Nan là em nhỏ nhất, Phật cũng yêu mến A Nan nhất. A Nan gặp phải nạn Ma Đăng Già nữ mới hiểu Phật có giúp Ngài được hay không? Không thể! Đúng là cha con trèo núi tự mỗi người phải nỗ lực, ai ăn nấy no, chuyện này người khác không thể làm thay được! 

Như vậy, trong đời này, nếu quý vị nói người khác hại mình, không có chuyện đó đâu. Người mê ắt cũng gật đầu: “Kẻ đó hại anh, có lỗi với anh!” Người giác ngộ cười cợt: “Ai hại quý vị đâu? Tự mình hại mình!” Sao tự mình lại hại mình? Quý vị thường nghĩ kẻ nào hại mình, quý vị sẽ thật sự bị kẻ ấy hại. Thật ra, kẻ ấy trọn chẳng hại quý vị, chỉ là chính mình nẩy sanh hiểu lầm, chính mình có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, những thứ ấy hại mình thảm lắm! Người giác ngộ không vậy, người ta dựng chuyện hủy báng mình, hủy nhục mình, hãm hại mình, mình đã giác ngộ, đã minh bạch bèn chuyển biến ý niệm, cảm tạ kẻ ấy, anh tiêu nghiệp chướng cho tôi, tăng phước huệ cho tôi, nâng cao cảnh giới cho tôi. Người giác ngộ là như vậy đấy! Quý vị thấy một đằng giác, một đằng mê sai biệt rất lớn. Những ngoại duyên bên ngoài tùy thuộc cách nhìn, cách nghĩ, cách làm của quý vị như thế nào; nếu quý vị thấy lầm, nghĩ lầm, làm sai, quý vị sẽ bị tổn hại, chính mình tổn hại mình. Nếu cách thấy chánh xác, cách nghĩ chánh xác, cách làm chánh xác, sẽ tự mình nâng cao cảnh giới

Như vậy, ngoại duyên đều là thiện duyên; tự mình nghĩ sai, thấy sai, làm sai, ngoại duyên bèn thành ác duyên; kỳ thật duyên bên ngoài không có thiện hay ác. Ngẫu Ích đại sư nói một câu không sai chút nào: “Cảnh duyên vô hảo xú, hảo xú tại ư tâm” (Cảnh duyên không tốt - xấu, tốt - xấu vốn do tâm), đúng là nói ra chân tướng sự thật, nói rất rõ ràng. Do vậy, ngạo mạn là đại phiền não, khiêm hạ là đại công đức; khá nên khiêm hư, khá nên nhún nhường, khiêm tốn trước mặt người khác. Thường học theo Thích Ca Mâu Ni Phật, thường học theo Khổng lão phu tử. Khổng lão phu tử đối với người khác khiêm hư, quý vị thấy các học trò của Ngài, rất nhiều học trò của Ngài cùng nêu nhận xét về thầy mình. Họ cùng nhất trí công nhận thầy có năm đức, năm thứ đức hạnh ấy mọi người không có. Sách Luận Ngữ ghi là “ôn, lương, cung, kiệm, nhượng”. Phu tử ôn hòa, thiện lương, cung kính, đối với bất cứ người hay sự vật nào, Khổng lão phu tử cũng đều cung kính. Ngài tiết kiệm, nhường nhịn, không hề có mảy may thái độ kiêu mạn nào. Lúc nào, chỗ nào, Ngài cũng cảm thấy mình không bằng được người, tự mình học không đủ, khiêm hư, nhường nhịn. Biết hết thảy chúng sanh Phật tánh bình đẳng thì ý niệm ngạo mạn tự nhiên không còn, đấy chính là như đức Phật thường giảng trong kinh Đại Thừa: “Hết thảy chúng sanh đều là cha mẹ ta trong quá khứ, là chư Phật vị lai”. Nghĩ đến điều này, tâm cung kính bèn sanh khởi, chân tâm lễ kính chư Phật bèn sanh khởi. Quả thật, trong thế gian này chúng ta chẳng chỉ có một đời một kiếp, quá khứ vô thỉ, vị lai vô chung. Chúng ta cùng hết thảy chúng sanh đều có liên quan, có quan hệ mật thiết, dẫu trong đời này không biết nhau, nhưng nhiều đời nhiều kiếp trước chắc cũng là người một nhà. 

Tại phương Tây cũng có không ít nghiên cứu khoa học, quá nửa là trong thế kỷ này, nghiên cứu đời trước, đời này; phong trào nghiên cứu về sự luân hồi ở phương Tây đang được bắt đầu. Chúng tôi thấy rất nhiều báo cáo khẳng định con người quả thật có đời trước, chứng minh lời Phật dạy là chánh xác, không phải là vọng ngữ. Tương lai những chúng sanh ấy đều là chư Phật vị lai. Vì sao? Họ có Phật tánh. Chúng ta biết những chúng sanh ấy bao gồm cả muỗi mòng, kiến, những loài động vật nhỏ nhoi ấy đều là cha mẹ ta trong quá khứ, đều là vị lai chư Phật; chúng ta thấy được như vậy thì cái tâm ngạo mạn không còn nữa. Đó là thật sự tu hành! 

Chữ cuối cùng là Nghi, tức ngờ vực. “Chẳng thể quyết đoán, chẳng hiểu sự lành có thể thân cận, chẳng hiểu đạo có thể noi theo”. Kinh Đại Thừa nói Nghi là chướng ngại lớn nhất trên con đường Bồ Tát. Nghi là gì? Ngờ vực lời thánh nhân răn dạy, quả thật là đại chướng ngại, bỏ lỡ cơ hội trong đời này. Đoạn nghi sanh tín! Phá nghi bằng cách nào? Bằng trí huệ! Trí huệ chẳng mở mang thì không có cách gì phá trừ nghi hoặc. Có như vậy rồi thì quý vị mới có năng lực quyết đoán, thân cận thiện pháp, thân cận thánh hiền, mới hòng đạt lợi ích, thành tựu đạo đức của chính mình, thành tựu học vấn của bản thân, nâng cao được cảnh giới của chính mình. 

Sự việc sung sướng nhất trong một đời người là thân cận thiện pháp, thân cận hiền thánh, niềm sung sướng này trong xã hội hiện tại càng ngày càng hiếm, vì sao? Người đọc sách thánh hiền không còn. Trong xã hội hiện tại, người đọc sách thánh hiền bị người đời nhìn như thế nào? Kẻ cổ hủ, không hợp thời, không thiết thực! Do mọi người đều nhìn mình bằng con mắt khác lạ, kẻ cổ hủ cũng cảm thấy muôn ngàn cảm khái. Biết thế gian biến huyễn vô thường, hết thảy biến huyễn đều là duy thức sở biến, Thức là gì? Là vọng tưởng, phân biệt, chấp trước. Chúng ta chú tâm quan sát cách họ nghĩ, cách họ phân biệt, cách họ chấp trước là chánh diện hay nghịch diện, có tương ứng với quy luật tự nhiên hay không. Kinh Phật gọi quy luật tự nhiên là “tánh đức”, Nho gia gọi là “bổn thiện”. Sách Đại Học giảng là “minh đức, tân dân, chỉ ư chí thiện”. Tương ứng với những điều đó, thế giới này sẽ tốt đẹp; trái nghịch những điều đó thì thế giới này tất nhiên có tai nạn dữ dội. Cát - hung, họa - phước phát xuất từ sự khởi tâm động niệm của đại chúng trong xã hội, từ ngôn ngữ, tạo tác; thấy được rõ ràng, minh bạch thì là bậc trí giả, là người có trí huệ

Chịu phát tâm giúp hết thảy đại chúng phá mê khai ngộ, người như vậy được gọi là Nhân Giả, thật sự nhân từ, biết điều không thể làm được mà làm. Thích Ca Mâu Ni Phật là người như thế, Khổng lão phu tử cũng là người như thế. Từ lịch sử, chúng ta có thể thấy, nhìn từ thời đại của Phật Thích Ca, Khổng Tử trở đi mãi cho đến ngày nay, trong ba ngàn năm, mực độ luânđạo đức không ngừng hạ xuống, chưa hề được nâng lên. Lúc tại thế, Khổng lão phu tử đã hết sức cảm thán. Luân lý đạo đức của con người trong xã hội thời ấy, nếu đem so với thời Nghiêu - Thuấn - Vũ - Thang, kém hơn một mức độ rất lớn. Thế nhưng nếu nhìn từ thời đại Khổng lão phu tử cho đến hiện thời, có thể nói là chìm đến tận đáy. Đến tận đáy nghĩa là sao? Hoàn toàn không còn gì nữa! 

Trong thế giới ngày nay, nói thật ra, toàn xã hội khởi tâm động niệm quả thật là tham - sân - si - mạn - nghi một trăm phần trăm. Trong thời đại thượng cổ, vào thời Nghiêu - Thuấn - Vũ - Thang, nhân tâm toàn xã hội không có tham - sân - si - mạn - nghi. Tâm con người thời ấy như thế nào? Vô tham, vô sân, vô si, vô mạn, vô nghi, một trăm phần trăm là thiện căn. Ngày nay, một trăm phần trăm là tam độc, nói gộp lại là Ngũ Độc. Thời gian này bất quá là bốn năm ngàn năm, vào thời đại trước bốn năm ngàn năm ấy, nếu chúng ta dùng con số năm để tính toán, tức là dùng năm thiện căn thì tâm của toàn đại chúng trong xã hội [thời ấy] đều giữ năm thiện căn. Năm ngàn năm sau tức hiện thời, đại chúng trong xã hội toàn là ngũ độc! Hiện tại không có khả năng phân biệt thiện - ác, không có năng lực phân biệt chánh - tà, quý vị nói phải làm cách nào đây? Làm chuyện tốt, không những người ta không cảm kích, trái lại còn oán hận, còn muốn tổn hại mình. Nên làm hay không? Vẫn cứ phải làm, không thể không làm! Chúng ta làm, chúng ta biết mình tu được một chút phước, chẳng hưởng trong thế gian này, thế gian này không có phước. Sẽ hưởng ở đâu? Nếu chẳng cầu sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới thì hưởng phước trong thiên đạo. Người thật sự minh bạch, người thật sự giác ngộ biết thiên đạo không phải là rốt ráo, quyết định cầu sanh Tịnh Độ, lấy đoạn ác tu thiện để làm tư lương tu Tịnh Độ. Người khác đối với mình bất thiện, ta dùng chí thiện đối với họ; người khác dùng hư ngụy đối với mình, mình dùng chân thành đối với họ, ai đi đường nấy! Quý vị hỏi: “Tôi vì sao phải làm như vậy” ư? Ta đi theo đường Bồ Đề, ta đi theo con đường Bồ Tát, người ta đi theo đường lục đạo, ai đi đường nấy. Tiêu chuẩn của mỗi một con đường khác nhau, ta chẳng thể bỏ tiêu chuẩn của mình. Nếu ta bỏ tiêu chuẩn của mình là hỏng. Đoạn này chúng tôi giới thiệu đến đây thôi. Lại xem tiếp điều thứ tư là Chúng Sanh Trược

4) “Do Kiến - Tư cảm lấy, năm ấm thô xấu hòa hợp, giả gọi là chúng sanh, không có hạnh ưa chán ắt chẳng thể độ được”. Danh từ “chúng sanh” vốn có nghĩa là các hiện tượng do các duyên hòa hợp lại mà sanh khởi, nên gọi là chúng sanh. Trong kinh Phật thường gọi chúng ta là “chúng sanh”, cách xưng hô này hay lắm. Vì sao? Từ cách xưng hô, chúng ta được cảnh tỉnh, khiến chúng ta hiểu được chân tướng sự thật. Thân thể của chúng tahiện tượng do các duyên hòa hợpsanh khởi, nói trắng ra là không phải thật. Các duyên hòa hợp thì hiện tượng này tồn tại; nếu các duyên phân tán, hiện tượng ấy không còn tồn tại nữa. Chẳng được coi đó là thật, coi là thật là sai rồi. Hiện tượng này do đâu có? Câu đầu tiên giảng rất hay: “Do Kiến - Tư cảm lấy”, Kiến - Tư chính là duy thức sở biến, cũng là như trong giáo pháp Đại Thừa đức Phật thường dạy: “Hết thảy pháp từ tâm tưởng mà sanh”. Thân thể của chúng ta cũng sanh từ tâm tưởng, một lời của Thích Ca Mâu Ni Phật nói toạc sự thật chân tướng vũ trụ, khiến chúng ta hiểu rõ, tỉnh ngộ. Do các duyên hòa hợpsanh khởi thành tướng, chẳng thể nói là có, cũng chẳng thể nói là không. Nếu nói là không, rõ ràng hiện tượng tồn tại, quý vị thấy - nghe - hay - biết, quý vị cảm nhận, tiếp xúc được! Nếu nói là có, nó “sanh ra từ đâu, sẽ diệt tận nơi đó”, sanh diệt trong từng sát-na, niệm niệm không ngừng. Vì thế chẳng thể nói là không, cũng chẳng thể nói là có; quý vị phải hiểu rõ chân tướng sự thật

“Năm Ấm thô xấu hòa hợp”, năm Ấm là Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức. Trước hết, chúng tôi giải thích Ngũ Ấm một cách đơn giản, rồi sau đó mới giảng câu “giả gọi là chúng sanh”. Ấm có nghĩa là che đậy, che đậy thứ gì? Chướng ngại tánh đức của chính mình, cũng là duy tâm sở hiện, chướng ngại tâm tánh. Ngũ Ấm chướng ngại tâm tánh của chúng ta; chúng ta mê nơi năm ấm này, chẳng hiểu rõ chân tướng của chúng, khiến cho đối với hết thảy vạn sự vạn vật trong vũ trụ sanh ra những cách nhìn sai lầm, cách nghĩ sai lầm. Vì vậy, gọi là Ấm. 

Ấm thứ nhất là Sắc. Nói theo cách bây giờ thì Sắc là vật chất. Tứ đại Địa - Thủy - Hỏa - Phong là vật chất. Vật chất có bốn đặc tánh lớn, chắc chắn không thể tách rời bốn tánh chất này. Đặc tánh của nó là địa, thủy, hỏa, phong. Bốn chữ này đều là tỷ dụ, đều là hình dung từ. Địa là loại vật thể chúng ta có thể thấy được, có thể sờ được, nó có thể rất nhỏ nhục nhãn không thể thấy được. Đức Phật nói thiên nhãn của A La Hán có thể thấy được vi trần, vi trần vẫn chưa phải là nhỏ nhất, có những thứ còn nhỏ hơn vi trần nữa, tức Sắc Tụ Cực Vi, Cực Vi Vi, đó là những thứ nhỏ nhất. Cực Vi Vi A La Hán không thấy được, ai mới có thể thấy? Bát Địa Bồ Tát trông thấy được. Bát Địa Bồ TátBất Động Địa, thấy được Cực Vi Vi. Cực Vi Vi là căn nguyên của vật chất, tất cả hết thảy vật chất đều do nó tổ hợp thành. Như vậy nó là cái nhỏ nhất của vật chất

Khoa học hiện tại đã phát hiện, cũng nói rất rõ ràng, rất minh bạch. Nhà khoa học dùng phương pháp phân tích, đem vật chất phân thành phân tử. Tách phân tử ra thấy phân tử do nguyên tử hợp thành. Lại phân tích nguyên tử thì nguyên tử do nguyên tử hạch và điện tử hợp lại. Điện tử vẫn còn có thể chia nhỏ, nó do lạp tử hợp thành. Lạp tử vẫn còn phân ra được, kinh Phật gọi đó là Cực Vi Vi. Khoa học hiện tại đã phát hiện được điều này hay chưa? Còn chưa được! Khoa học gia biết có vật chất rất nhỏ, nhưng kính hiển vi hiện thời vẫn chưa nhìn thấy. Chúng ta phải đợi đến khi khoa học tiến hơn nữa, mới biết họ có phát hiện được Cực Vi Vi như kinh Phật nói hay không! 

Từ những báo cáo khoa học mới nhất, chúng ta thấy các nhà luận về “nguyên điểm” (điểm khởi thủy) của vũ trụ, chúng ta có thể giả thiết là một sợi tóc (sợi tóc không thô như thế, chúng ta giả thiết là một sợi tóc), cắt ngang sợi tóc, mặt cắt ngang của sợi tóc có hình tròn, mặt cắt ngang này là hình tròn thẳng góc với chiều dọc sợi tóc. Nơi mặt cắt thẳng góc ấy, xếp những vi trần Cực Vi Vi, xếp được bao nhiêu? Nơi thiết diện cắt ngang của một sợi tóc xếp các vi trần khít nhau, được một trăm vạn ức ức ức, điều này kính hiển vi hiện thời chưa thấy được. Nơi mặt cắt ngang thẳng góc của một sợi tóc có thể xếp được một trăm vạn ức ức ức những hạt vi trần bé tí như thế, không cách gì thấy được. Hiện tại các nhà khoa học chỉ phát hiện được điều này trên lý luận. Mỗi một hạt bé xíu như thế có bốn hiện tượng: Địa là vật chất, Thủy là độ ẩm, Hỏa là độ nóng. Khoa học hiện tại nói đến những vật tích điện âm hay điện dương. Thủy là âm điện, Hỏa là dương điện. Phong là động, không ngừng lặng. Tất cả hết thảy vật chất hiện tượng đều là động, nếu không động sẽ không tồn tại. Đây cũng là điều được phát hiện bởi các nhà khoa học hiện thời. Họ nói thế giới không có vật chất. Vật chất là gì? Vật chất là một loại hiện tượng chấn động. Cách giải thích này rất có lý, tương ứng với những điều kinh Phật đã giảng. Do từ chấn động sanh ra hiện tượng, nên vật chất có bốn đặc tánh! Thế nhưng vật chất cũng là duy tâm sở hiện, duy thức sở biến, quyết định chẳng tách rời cái tâm. Đặc chất của tâm cũng có Tứ Đại; vật có Tứ Đại, tâm cũng có Tứ Đại. Tứ Đại của tâm là gì? Thấy - nghe - hay - biết là những đặc tánh của nó. Vật chất dù nhỏ cũng chẳng bị mất đặc tánh của nó, nơi vật chất gọi là Pháp Tánh, nơi động vật gọi là Phật Tánh. Phật TánhPháp Tánh là một tánh, chứ không phải hai, chỉ là một tánh, hoàn toàn tương đồng. Tánh là Tâm, chân tâm. Chân tâm và bổn tánh có cùng một ý nghĩa. Có khi ta gọi nó là tâm tánh, do tâm tánh hiện ra, vật chất do tâm tánh biến hiện. Nó biến thành vật chất. Vật chất có bốn đặc tánh lớn là địa - thủy - hỏa - phong. 

Như vậy, đối với cái được gọi là vật chất, chúng ta nhận biết rõ ràng! Vật chất rốt cuộc là gì? Từ cái nhỏ nhất có thể hợp thành lạp tử, hợp thành điện tử, thành nguyên tử, thành phân tử, rồi lại hợp thành hết thảy vạn vật. Tất cả những gì sáu căn của chúng ta có thể tiếp xúc, hết thảy hiện tượng vật chất, hết thảy động vật, thực vật, khoáng vật, cho đến hư không đều thuộc vào hiện tượng vật chất. Phải liễu giải chân tướng của nó là gì, quý vị mới chẳng bị nó mê hoặc. Đối với hiện tượng vật chất, quý vị chẳng khởi tham - sân - si - mạn - nghi, nếu hiểu rõ [thì những phiền não ấy] sẽ không khởi. Không hiểu rõ, nhất định khởi tham - sân - si - mạn - nghi, tánh thức có thể hiện có thể biến liền bị chướng ngại. Đó gọi là Ấm, Sắc Ấm là như vậy. A! Bây giờ đã đến giờ rồi. 

*

 

Chư vị đồng học! 

Xin xem tiếp phần Ngũ Ấm: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức. Sắc Ấm tôi đã giới thiệu cùng quý vị rồi, Sắc là vật chất, chúng ta phải có nhận thức chánh xác đối với nó. 

Nay tôi nói đến Thọ trong Thọ - Tưởng - Hành - Thức. Thọ là năm thức đầu, tức là Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân “lãnh nạp năm cảnh”; nói như bây giờ là tiếp nhận cảnh giới bên ngoài. Mắt tiếp nhận Sắc bên ngoài, tai tiếp nhận âm thanh bên ngoài, mũi tiếp nhận mùi vị bên ngoài, lưỡi tiếp nhận vị bên ngoài, thân tiếp nhận mát, ấm, lạnh, nóng. Đó là Thọ, lãnh nạp năm cảnh. Đó là nói về tác dụng của Thọ, tức là như nay ta nói “cảm thụ, hưởng thụ” đều gộp trong chữ Thọ này. Pháp Tướng Tông giảng Thọ là năm thức đầu. 

Tưởng là thức thứ sáu, tức Ý Thức. Ý Thức có thể “phân biệt, tính toán”. Trung Phong đại sư vì chúng ta khai thị có nói đến ba thứ tâm, thì Duyên Lự Tâm chính là Ý Thức, tức thức thứ sáu, duyên lự, phan duyên. Cái tâm nào có thể tư duy, có thể tưởng tượng thì thuộc vào thức thứ sáu. Những gì có năng lực phân biệt, có năng lực so lường, tính toán đều thuộc vào phân biệt, trong Ngũ Ấm chúng thuộc vào Tưởng. “Hết thảy pháp từ tâm tưởng mà sanh”. Công năng của thức thứ sáu rất lớn! 

Hành là thức thứ bảy, “hằng thẩm tư lượng” (luôn xem xét, suy lường), vì sao gọi là Hành? Vì nó không gián đoạn, niệm niệm không gián đoạn, chấp trước kiên cố. Thẩm là xem xét, Hằng là thường hằng, từ trước đến giờ không gián đoạn. Quan trọng nhất ở đây là chấp trước Ngã. Ngã có hai thứ, thứ nhất là Nhân Ngã, thứ hai là Pháp Ngã. Nếu chấp trước kiên cốsai lầm, trên thực tế không hề có Ngã, Nhân Ngã lẫn Pháp Ngã đều không có. 

Cái cuối cùng là Thức, chữ Thức chỉ thức thứ tám, “chấp trì không hoại”. Thức thứ tám là A Lại Da Thức, thức thứ bảy là Mạt Na Thức, năm thức đầu là Nhãn Thức, Nhĩ Thức, Tỷ Thức, Thiệt ThứcThân Thức. Đây là từ tám thức của Pháp Tướng mà nói. Thức thứ tám ta thường gọi là “ấn tượng”. Chúng ta thấy sắc nghe tiếng, sáu căn tiếp xúc cảnh giới bên ngoài tạo thành ấn tượng. Quý vị thấy một người nào đó, nghe âm nhạc diễn tấu một lần, quý vị có thể nhớ được, có thể hồi tưởng được sự việc đã qua, vì sao mình có thể nhớ lại được? Đó là vì ấn tượng đã ghi vào trong thức thứ tám. Thức thứ tám giống như nay ta gọi là kho lẫm, là nhà chứa lương, là kho tồn trữ. Tất cả ấn tượng ghi nhận bởi sáu thức đều tồn trữ nơi đây, vĩnh viễn chẳng bị mất đi, chấp trì không hoại. Không chỉ là những gì chúng ta thấy - nghe - hay - biết trong một đời được chứa trong ấy, mà tất cả những ấn tượng trong đời quá khứ, ngay đến cả trong vô lượng kiếp trước đều tồn trữ trong đó. 

Chuyện này có thể chứng minh bằng thuật thôi miên của phương Tây. Chúng tôi từng xem một bản báo cáo, có một người được thôi miên đến một mức độ rất sâu, có thể nói những chuyện vượt khỏi một đời này, nói đến đời trước, đời trước đó nữa, rồi đời trước đó nữa, tổng cộng gần đến tám mươi bốn đời. Những chuyện thuộc tám mươi bốn đời trước đều có thể nói ra hết, tính ra thời gian là hơn bốn ngàn năm. Ông ta có thể nói trạng huống sanh hoạt thời đó, ông ta tên gọi là gì, sống ở chỗ nào, tiếp xúc những ai, hỏi ông ta thời ấy sử dụng những loại tiền nào, ông đều nói được, quyết chẳng phải là dối người, quyết không bịa đặt. Điều này chứng minh những chủng tử hàm tàng trong A Lại Da Thức quả thật bất diệt. Chúng ta biết thôi miên hữu hạn, nhưng nói được đến tám mươi đời trước quả thật chẳng dễ dàng. 

Nhà Phật nói Thiền Định có thể đột phá giới hạn, Thiền Định rất sâu! Như Thiền Định của A La Hán có thể biết được năm trăm đời, năm trăm đời trong quá khứ, lại còn biết năm trăm đời trong vị lai, A La Hánnăng lực như vậy. Năng lực của Bồ Tát càng lớn hơn; còn quả địa Như Lai thì biết tột cùng quá khứ vô lượng kiếp, vô lượng kiếp vị lai, thảy đều rõ ràng, thảy đều hiểu rõ. Vì sao? Nay chúng tôi hiểu đạo lý này rất rõ, là vì sau khi kiến tánh, ta thường gọi là minh tâm kiến tánh, hàng Bồ Tát Sơ Trụ trong Viên Giáo sau khi kiến tánh, liền nhập Nhất Chân pháp giới, nhập Bất Nhị pháp môn, thời gian, không gian bằng zero. Vô lượng kiếp trước đều bày trước mặt. Do đây biết rằng: Những thứ đựng trong cái kho tàng A Lại Da Thức này hết sức phong phú! Thích Ca Mâu Ni Phật đã từng nói: “Nếu những chủng tử, tức những ấn tượng, trong A Lại Da Thức giả sửvật chất, dù là vật chất hết sức nhỏ bé, tận cõi hư không cũng chẳng thể chứa hết”, may là chúng không phải là vật chất

Nơi những Bồ Tát thuộc địa vị sâu, kiến tánh cũng có sâu cạn sai khác. Bốn mươi mốt địa vị Pháp Thân Bồ Tát đều minh tâm kiến tánh, nhưng sự kiến tánh có sâu - cạn, rộng - hẹp khác nhau. Bồ Tát thuộc địa vị sâu xa có thể thấy được những chủng tử tập khí chứa trong A Lại Da Thức của người khác, giống như những gì chứa trong kho lẫm của anh, tôi có thể lấy ra coi, có thể tùy ý lấy ra coi. Không chỉ biết của chính mình mà còn biết của hết thảy chúng sanh không chướng ngại. Quý vị thấy người được thôi miên do phương pháp thôi miên có thể rút ra những thứ trong kho lẫm của mình, nhưng không cách nào lấy từ kho của người khác. Thiền Định rất sâu có thể thấy được những tập khí chủng tử chứa trong A Lại Da Thức của hết thảy chúng sanh. Bởi thế Phật độ chúng sanh thuận tiện là vì lẽ gì? Ngài hiểu rất rõ căn tánh của chúng sanh, đời đời kiếp kiếp quá khứ của người ta, không điều gì Phật không biết. 

Thọ, Tưởng, Hành, Thức thuộc về Tâm pháp. Đơn giản nhất, Phật chia hết thảy pháp thành hai loại lớn: Một là Tâm pháp, hai là Sắc pháp. Khoa học hiện tại cũng phân loại như vậy, họ chia thành phần vật chất và phần tinh thần. Vật chấtSắc pháp, tinh thầnTâm pháp. Nhà Phật giảng Sắc phápTâm pháp là một, chứ không phải hai. Những nhà khoa học, triết gia thế gian đều chia chúng thành hai, làm như vật chất không phải là tinh thần, tinh thần không phải là vật chất, đều độc lập. Thật ra, Phật nói chúng không độc lập, là một, chứ không phải hai. Tâm pháp là cái có thể sanh, có thể biến; Sắc pháp là cái được sanh, cái được biến. Năng - Sở là một không phải hai. Do vậy, tiên sinh Âu Dương Cánh Vô nói Phật pháp không phải là triết học, chẳng phải là tôn giáo. Trong triết học, Năng - Sở (chủ thể và khách thể) tách rời nhau, Năng không phải là Sở, Sở không phải là Năng. Nhà Phật cũng nói đến Năng và Sở, nhưng Năng và Sở thống nhất. Nói nghiêm nhặt, tinh thầnvật chất quyết định chẳng tách rời nhau, vì sao? Vật chấtpháp tánh; đặc sắc của pháp tánh ở phần trên đã có nói, nó cũng có tứ đại, tức bốn đặc tánh lớn là thấy - nghe - hay - biết. Như vậy, vật chất đều có thấy - nghe - hay - biết, khoa học hiện đại chỉ mới vừa phát hiện điều này! 

Tiến sĩ Giang Bản Thắng nghiên cứu nước kết tinh, phát hiện ban đầuvật chất cũng thấy - nghe - hay - biết. Nhưng trong kinh Phật đã nói, nói từ lâu rồi, Phật đã nói từ ba ngàn năm trước. Kinh Hoa Nghiêm (tức là một bộ kinh Phật giảng đầu tiên), “hết thảy các pháp chỉ do tâm hiện, chỉ do thức biến”. Giảng sớm nhất như vậy. Trong hội Lăng Nghiêm lại giảng rất rõ: “Các pháp được sanh ra chỉ do tâm hiện; hết thảy nhân quả, thế giới, vi trần, do tâm mà thành thể”. Như vậy là càng giảng rõ hơn nữa! Thể của tâm là tánh, trong nhà Phật thường gọi là Pháp Tánh. Thực vật, khoáng vật có Pháp Tánh; ngay cả hư không, thể của hư khôngPháp Tánh. Pháp Tánh có thấy - nghe - hay - biết; trong phần Khai Thị ở đây, Trung Phong đại sư gọi là “linh tri tâm”, kinh Đại Thừa gọi linh tri tâm là Phật Tánh, Pháp Tánh. Bốn đặc tánh lớn là thấy - nghe - hay - biết. Nay chúng ta làm thí nghiệm trên những thực vật, chú tâm quan sát, thấy đúng vậy! Chúng ta dùng thiện ý đối với thực vật, mỗi ngày ba lượt, mỗi lượt ba phút là đủ. Đối với nó nói: “Ngươi mọc rất khá, ta rất thích ngươi, rất cảm ơn ngươi” thì loại thực vật ấy mọc càng ngày càng đẹp. Như với chậu Bồn Tài (Bonsai) của tôi, thí nghiệm thấy rất rõ. Với một chậu khác, nếu quý vị dùng ác ý đối với nó, nói: “Tao rất chán ghét mày, mày càng mọc càng xấu, tao không ưa mày”. Một, hai tuần sau, nó gần như héo khô, rất rõ ràng. Từ thí nghiệm này thấy rõ cây thật sự hiểu được ý người. Hiện tại rất nhiều người bắt chước làm thí nghiệm này, chưa thí nghiệm nào thất bại, chứng minh thực vậtpháp tánh, thật sự có thấy - nghe - hay - biết. Nó có thể thấy, có thể nghe, có thể cảm nhận, có thể biết. Vì sao? Thể của nó là pháp tánh. Pháp tánh có bốn đặc sắc, như trong Sắc pháp có Địa, Thủy, Hỏa, Phong là bốn đặc tánh. Hiện tại chúng ta vẫn chưa có cách gì thí nghiệm trên khoáng vật, đất bùn, sa thạch, chúng ta đang xem xét phải làm cách nào để quan sát chúng cũng có đặc tánh thấy - nghe - hay - biết; những điều Phật pháp giảng chúng ta bèn có thể hiểu được. Kinh Hoa Nghiêm nói “tình và vô tình, cùng viên chủng trí”. Vấn đề ấy, chúng ta đã giải quyết xong, không còn ngờ vực nữa. “Hết thảy pháp sanh từ tâm tưởng”, “cảnh chuyển theo tâm”; những vấn đề này chẳng phải đã được chứng minh rồi ư? Đó là thuyết minh quan trọng. 

Nếu chúng ta hiểu rõ, thật sự hiểu, chúng ta sẽ hoàn toàn làm chủ Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức của mình. Thứ nhất, chúng ta có thể làm chủ được gì? Có thể không già, có thể không bệnh, có thể không chết, thật sự làm chủ được! Kinh luận giảng rất nhiều về sanh tử, đó là một chuyển biến, chuyển biến trên nhân quả, quyết định không có chết. Vì sao? Pháp tánh của quý vị bất sanh bất diệt. Pháp tướng do pháp tánh biến ra, thân thể là tướng, toàn thể hết thảy hiện tượng trong vũ trụ là tướng. Tướng có sanh - diệt, tánh không sanh - diệt. Thông đạt chân tướng sự thật này, ý niệm sợ hãi đối với sanh - lão - bệnh - tử hoàn toàn tiêu diệt, không còn sợ hãi, chúng là cái do ta biến ra. Năng Biến là ta, thật sự là ta, cái được biến không phải là ta, chẳng được hiểu lầm ý nghĩa này. Sở Biến là cái bị ta biến ra, há phải là ta ư? Ta là Năng Biến, Năng Biến là ta. Như vậy, Năng Biến là Linh Tri Tâm, vọng tâm là Sở Biến, nào phải là ta. Như vậy tám cái thức vừa nói không phải là ta, tám thức ấy là tác dụng của tâm, nhưng những tác dụng ấy là những tác dụng sai lầm, không phải là tác dụng chánh xác. Mê thì gọi là Tám Thức, giác ngộ rồi không gọi là Tám Thức nữa mà gọi là Tứ Trí. Tứ Trí chính là tác dụng chánh xác. 

Do vậy, hiện tại chúng ta hết sức thô, hết sức bất hảo, có thể nói là “năm Ấm thô ác hòa hợp”. Cái thân hiện tại của ta đây, cái thân tướng do sắc thân, sắc tâm hòa hợp, “giả gọi là chúng sanh”, do các duyên hòa hợp mà sanh. Vật chất là Địa, Thủy, Hỏa, Phong, tinh thần là Thọ, Tưởng, Hành, Thức. Nhưng chúng sanh trong lục đạo, từ vô lượng kiếp đến nay đều chấp trước cái thân này là chính mình, đều chấp trước Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức là tâm của mình, lầm quá! Do vậy, từ đó khởi Hoặc, tạo nghiệp, chịu quả báo luân hồi, đời đời kiếp kiếp không ngoi đầu ra nổi, không ra khỏi luân hồi lục đạo

Ở đây, đại sư bảo chúng ta: “Nếu không có hạnh ưa - chán, ắt chẳng thể độ được”. Ưa - Chán là nói về Tịnh Độ, chỉ có hướng về Tây Phương Cực Lạc thế giới, chán lìa lục đạo luân hồi, chán lìa Sa Bà lục đạo luân hồi mới có thể độ được! Phương pháp của Tịnh Độ tông đối với chúng ta hết sức có ích, bởi lẽ pháp môn này như trong phần trên chúng ta đã xét thấy: Pháp môn này thuận tiện, đơn giản, dễ dàng. Pháp môn này là hoành xuất, không phải là thụ xuất (vượt thoát theo chiều dọc). Hoành xuất là luận trên Kiếp Trược; thuận tiện là luận theo Kiến Trược; chuyển tâm phàm thành tâm Phật là luận trên Phiền Não Trược; chán lìa lục đạo luân hồi, hướng về Tây Phương Cực Lạc thế giới là đối với Chúng Sanh Trược mà luận. Lại xem tiếp điều sau là Mạng Trược

5) “Nhân lẫn quả cùng kém, thọ mạng ngắn ngủi. Không có cái hạnh không phí thời kiếp, không nhọc nhằn siêng khổ, ắt không thể độ được”. Chữ Mạng chỉ thọ mạng, tức quý vị được cái thân này, trong một đời này, quý vị duy trì được thời gian bao lâu? Tuyệt đại đa số là năm, sáu chục năm bèn mất. Người mất vào tuổi năm, sáu chục rất nhiều. Chết lúc mười tuổi, hai mươi tuổi cũng không ít. Đỗ Phủ là người đời Đường, có một câu thơ như sau: “Nhân sanh thất thập cổ lai hy” (Người thọ bảy mươi xưa nay hiếm), người thời Đường nói như vậy đó. 

Nhân: Thọ mạng của chúng ta có được là do nghiệp nhân đã tạo trong đời quá khứ, thọ mạng đạt được trong đời này là quả báo. Nghiệp nhân của khỏe mạnh trường thọ trong kinh Phật giảng rất rõ ràng, đó là Vô Úy Bố Thí. Quý vị có tâm từ bi, mạnh mẽ cứu khổ cứu nạn, tâm địa hiền lành, làm nhiều thiện nghiệp thì mới được trường thọ khỏe mạnh. Tự tư tự lợi, tổn người lợi mình, thọ mạng sẽ ngắn ngủi, nói theo pháp thế gian của Trung Quốc là “tổn phước”, tức phước báo của quý vị bị sứt mẻ, giống như bị chiết khấu vậy, bị cắt bớt. Quý vị vốn có thể sống đến một trăm tuổi, nay chỉ sống được sáu bảy chục tuổi, tổn phước mà! Nếu có thể bỏ mình vì người, niệm niệm nghĩ đến chúng sanh khổ nạn trong xã hội, hành động nào cũng có thể bỏ mình vì người, ắt thọ mạng luôn được tăng trưởng, kéo dài tuổi thọ, diên niên ích thọ. Thọ mạng dài lâu không phải để hưởng phước mà để làm gì? Để vì hết thảy chúng sanh phục vụ. Đó là lý do nói “nhân quả đều kém!” Phải vì hết thảy chúng sanh phục vụ

Trong thế gian này, mấy ai có thể sống đến trăm tuổi? Rất ít! Chúng ta muốn trong một đời tu hành chứng quả, ắt cần phải “không phí thời kiếp”, có thể tu thành trong thời gian ngắn, đã thế lại còn phải sao nữa? “Không nhọc nhằn siêng khổ”, phải dễ tu nữa kia! Vì sao? Người bần khổ trong thế gian nhiều, kẻ phú quý ít. Người bần cùng ngày ngày bận bịu kiếm sống, không có nhiều thời gian rảnh rỗi, bởi thế họ chỉ có thể dành chút thời gian rảnh rỗi để tu hành, mới là ổn. Với pháp môn như vậy, họ mới hòng thành tựu. Tịnh tông phù hợp những điều kiện này, với người bận bịu quá sức, trong quá khứ tổ sư còn dạy pháp Thập Niệm: Sáng sớm thức dậy, trong nhà có tượng Phật thì đối Phật lễ ba lạy, chắp tay, niệm A Di Đà Phật, A Di Đà Phật, A Di Đà Phật, A Di Đà Phật, hết một hơi là một niệm, niệm mười hơi. Trong một hơi Phật hiệu nhiều ít không quan trọng, không ăn nhằm gì cả, một hơi là một niệm, niệm đủ mười hơi. Người hơi dài có thể niệm được hai mươi, ba mươi tiếng Phật hiệu. Tôi có thể niệm chừng hai mươi tiếng trong một hơi. Thân thể hơi yếu, khí ngắn hơn một chút, thì một hơi niệm được khoảng sáu, bảy tiếng cũng không sao, đó là một niệm. Sáng sớm niệm mười niệm, tối trước khi ngủ niệm mười niệm. Đó là pháp Thập Niệm

Trước kia, cách nay cũng không ít năm, cũng phải gần mười năm, tôi giảng kinh tại Cát Long Ba (Kuala Lumpur), hình như lúc ấy đến giảng kinh lần đầu tại Cát Long Ba, dạy mọi người pháp Thập Niệm. Pháp Thập Niệm của tôi đơn giản, Thập Niện là niệm mười câu Phật hiệu, khác với cách tổ sư dạy, hết sức đơn giản, tốn một phút thôi: “A Di Đà Phật, A Di Đà Phật, A Di Đà Phật, A Di Đà Phật, A Di Đà Phật, A Di Đà Phật, A Di Đà Phật, A Di Đà Phật, A Di Đà Phật, A Di Đà Phật” là xong. Thật đấy, nhất tâm, không xen tạp, không hoài nghi. Muốn không xen tạp thì một ngày niệm chín lần. Sáng sớm thức dậy niệm một lần, tối đi ngủ niệm một lần, đó là hai lần. Ba bữa cơm niệm ba lần, trước khi ăn cơm chắp tay, chúng ta không cần phải niệm chú Cúng Dường, cứ niệm A Di Đà Phật, niệm mười tiếng, tức mười câu. Lúc làm việc, lúc vào làm niệm một lần, trước lúc làm việc niệm một lần, ra nghỉ trưa niệm lần nữa, sau bữa cơm trưa trở vào làm việc niệm một lần, ra về niệm lần nữa, tổng cộng chín lần. Chỉ cần mỗi ngày làm, không thiếu lần nào, mỗi lần chỉ mất một phút, chẳng tốn thời gian mà rất có hiệu quả! 

Sau khi tôi đề xướng, có rất nhiều người tu theo phương pháp ấy, gọi điện thoại cho tôi hoặc viết thư cho biết rất hiệu quả. Vì sao? Phù hợp với giáo huấn của Tịnh tông, không hoài nghi, không xen tạp, không gián đoạn. Mười tiếng Phật hiệu ấy không gián đoạn, vì trong một thời gian ngắn ngủi, quý vị không thể có vọng niệm, trong mười câu A Di Đà Phật không xen tạp vọng niệm. Còn như bình thường niệm Phật, niệm tàn một cây hương, niệm một tiếng đồng hồ, hoặc niệm nửa tiếng, rất khó khỏi xen tạp. Mười câu của tôi không xen tạp, thật sự làm được! Do vậy, người tu học theo phương pháp này đạt được hiệu quả rất tốt. Phương pháp từng được cổ động tại rất nhiều địa phương tại Mỹ quốc, tại Gia Nã Đại. Dù cho quý vị có khóa tối khóa sáng bình thường cũng nên dùng cách Thập Niệm này để trợ tu, cũng hết sức tốt đẹp. Nếu như công việc vô cùng bận rộn thì dùng phương pháp này làm Chánh Tu. Đó là “cái hạnh không lãng phí thời kiếp, không nhọc nhằn, siêng khổ”. Ngẫu Ích đại sư đã đem đạo lý vì sao Tịnh tông lại có thể khiến cho siêu việt sanh tử luân hồi trong thời Ngũ Trược giảng rõ ra. 

Chúng ta lại xem kinh văn, phần trên chúng tôi đã đọc rồi, thấy đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật: Chư Phật tán thán Bổn Sư, trong thế giới Sa Bà, trong Ngũ Trược, thành tựu A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, vì chúng sanh nói pháp hết thảy khó tin này. Chúng ta hãy xem đoạn kinh văn tiếp theo

 

“Xá Lợi Phất! Đương tri ngã ư ngũ trược ác thế, hành thử nan sự, đắc A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, vị nhất thiết thế gian thuyết thử nan tín chi pháp, thị vi thậm nan!” 

(Này Xá Lợi Phất! Nên biết ta trong đời ác Ngũ Trược, làm chuyện khó này, đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, vì hết thảy thế gian nói pháp khó tin này, thật là rất khó!) 

 

Phần trên là chư Phật tán thán đức Thế Tôn, còn trong đoạn này là tự đức Thế Tôn nói. Như vậy, Ngẫu Ích đại sư giảng Thích Ca Mâu Ni Phật do tu pháp môn nào mà thành Phật? Do niệm Phậtthành Phật, niệm A Di Đà Phậtthành Phật, kinh nào nói như vậy? Chính đoạn kinh văn này nói như thế! Phật bảo Xá Lợi Phất, há chẳng phải là bảo với chúng ta ư? Các ngươi hãy nên biết, ta (ta là Thích Ca Mâu Ni Phật tự xưng) “ta trong đời ác ngũ trược, làm chuyện khó này”, chuyện khó ấy chính là Niệm Phật. Niệm Phật là pháp khó tin, niệm Phật thành Phật. Ngài niệm A Di Đà Phật, cho nên “đắc A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề”, nói theo cách người thế tục chúng ta thường nói là “đắc đạo”. A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ ĐềPhật đạo, là Vô Thượng Phật đạo. Thích Ca Mâu Ni Phật đắc thành Phật đạo là do tu pháp môn Niệm Phật, tu pháp môn Niệm Phật trong đời ác Ngũ Trược. Lại “vì hết thảy thế gian nói pháp khó tin này”, hết thảy thế gian chính là chín pháp giới, vì chúng sanh trong chín pháp giới mà nói pháp khó tin này, tức là pháp Niệm Phật thành Phật, “thật là rất khó”. Rất khó, đúng là rất khó tin. Bởi thế, thật sự tin được pháp môn này, ở phần trên kinh đã nói rất kỹ: “Chẳng thể dùng chút thiện căn, phước đức, nhân duyên để được sanh về cõi ấy”. Quý vị có thể tin được pháp này, có thể hiểu rõ pháp này, có thể tu hành pháp này, chứng tỏ trong đời quá khứ, đời đời kiếp kiếp, quý vị đã trồng nhiều thiện căn, nhiều phước đức nên trong đời này gặp được duyên phận, nhân duyên tốt, bèn thành tựu. Thiện căn, phước đức, nhân duyên thiếu một điều sẽ không thể thành tựu. Đầy đủ cả ba điều này chẳng phải là chuyện dễ dàng. A! Bây giờ chúng ta xem đến phần sau lời khai thị của Ngẫu Ích đại sư, tức đoạn thứ tám: 

“Vì thế một tiếng A Di Đà Phật chính là pháp để Bổn Sư Thích Ca chứng đắc A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề trong đời ác Ngũ Trược”, chúng ta vừa học đến đoạn này. “Nay dùng toàn thể Quả Giác ấy”, “nay” là hiện tại, Thích Ca Mâu Ni Phật đem toàn bộ Vô Thượng Bồ Đề chính mình chứng đắc trao cho chúng sanh trong đời ác Ngũ Trược, thật không dễ dàng! “đó chính là cảnh giới sở hành của chư Phật, chỉ có Phật với Phật mới có thể rốt ráo tận cùng, không phải cậy vào tự lực của chúng sanh trong chín pháp giới mà hòng tin hiểu nổi”. Từ chỗ này, chúng ta bèn lãnh hội. Khó, thật sự khó! Trong sách Tịnh Ngữ, lão cư sĩ Hạ Liên Cư đã nói pháp môn này “nan tín, nan tín, chân nan tín”. Người niệm Phật rất nhiều, vì sao không thể thành tựu? Do không tin. Sao biết người ta không tin? Vì kẻ ấy xen tạp, niệm Phật xen tạp vọng tưởng vào đó. Vì nguyên nhân nào? Do không tin. Thật sự tin sẽ không xen tạp, vì sao? Thật sự tin thì thế pháp, thế duyên, Phật pháp đều buông xuống hết, quyết định không xen tạp, rất dễ thành công

Trong Vãng Sanh Truyện, trong Tịnh Độ Thánh Hiền Lục, chúng ta thấy hầu như người thật sự tin, nguyện thiết tha đều buông cả thế pháp lẫn xuất thế gian xuống được, nhanh thì từ ba tháng đến nửa năm, chậm là hai năm, ba năm bèn thành công, có thể sanh về Tây Phương Cực Lạc thế giới, thật sự có thể sanh về đó, biết trước lúc mất, thật sự vãng sanh. Do vậy, trước đây từng có người hỏi tôi, không chỉ một người, họ hỏi: “Trong Tịnh Độ Thánh Hiền Lục, trong Vãng Sanh Truyện, người niệm Phật vãng sanh đại đa số không quá ba năm, có phải là từ khi họ bắt đầu niệm Phật, thọ mạng [chỉ còn] ba năm là hết hay chăng?” Tôi bảo mọi người: Chẳng thể xảo hợp như vậy được, trong thiên hạ há nào có chuyện xảo hợp ấy! Mỗi người niệm Phật ba năm bèn mất, tôi nói không có khả năng xảo hợp như vậy được, trên thực tế thì sao? Ba năm thành tựu thì thọ mạng vẫn còn đó, do họ không cần đến nên đi trước, tôi tin rằng những người như vậy rất nhiều. Trường hợp rõ ràng nhất là sư Oánh Kha đời Tống. Sư thật sự dũng mãnh, tinh tấn, niệm cảm A Di Đà Phật hiện đến. A Di Đà Phật bảo sư: “Thọ mạng ông hãy còn mười năm nữa, đợi mười năm nữa, thọ mạng của ông hết, ta lại đến tiếp dẫn ông”. Sư không cần: “Mười năm tuổi thọ con không cần, con muốn theo Ngài ngay bây giờ”. A Di Đà Phật đáp ứng: “Tốt! Ba ngày sau ta sẽ đến tiếp dẫn ông”. Ba ngày sau quả nhiên sư vãng sanh. Như vậy, quý vị phải hiểu người có năng lực ra đi là thật sự niệm thành công, công phu gì vậy? Nói thật ra, không khó lắm đâu, công phu thành phiến đấy thôi! Vãng sanh Phàm Thánh Đồng Cư độ. Rất nhiều người đạt đến cảnh giới này, đi được, đối với thế giới này không còn tham luyến, thật sự buông xuống được! Phải nói như vậy mới hợp lý

 Chúng ta biết nếu công phu đạt đến trình độ này, quý vị nghĩ xem, quý vị có bằng lòng đi hay không? Có còn bằng lòng chịu khổ trong thế gian này hay không? Há có ai điên như thế! Thật sự thành tựu công phu, có thể đi được mà vẫn không đi, chỉ có một lý do: Ta và chúng sanh ở nơi này vẫn còn có duyên, ta vẫn còn muốn mang theo mấy người nữa cùng đi. Ta không gấp đi, ta ở lại đây vài năm nữa hòng mang theo những người ấy đi. Quý vị hãy nghĩ xem, ngoại trừ điều kiện ấy ra, há còn điều kiện nào khiến mình lưu trụ? Không có! Do nguyên nhân như vậy mà lưu trụ trong thế gian này, chính là như tôi thường nói: “Thừa nguyện tái lai!” Vấn đề nơi cái thân nghiệp báo của người ấy đã giải quyết xong, quả thật vãng sanh lúc nào cũng được, nhưng vẫn chưa đi vì còn phải giúp chúng sanh hữu duyên. Tức là trong thế gian này vẫn có những người có thể tin vào lời mình khuyên dạy, có thể hiểu biết, có thể hành, những kẻ ấy có thể vãng sanh. Người ấy chẳng vì bản thân mà vì chúng sanh

Trong Phật pháp thường nói: “Vì nối huệ mạng Phật, vì rộng độ chúng sanh”; còn chuyện của bản thân thì giống như kinh điển đã nói: “Sở tác dĩ biện, bất thọ hậu hữu” (Việc làm đã xong, không thọ thân sau). Chuyện của bản thân đã giải quyết ổn thỏa, thích đáng, có thể vãng sanh bất cứ lúc nào. “Hậu hữu” là gì? Là luân hồi, quyết định chẳng còn luân hồi lục đạo. Cảnh giới như vậy, sanh tử đã giải quyết xong, không có gì không buông xuống được. Chúng ta học Phật, nói thật ra, tối thiểu phải học được bản lãnh ấy mới không uổng một đời này. Bản lãnh ấy không khó, vì công phu ấy không sâu. Nếu muốn đạt Sự nhất tâm bất loạn, Lý nhất tâm bất loạn thì đúng là không dễ, nhưng công phu thành phiến không khó. Khó nhất ở chỗ nào? Khó nhất ở chỗ buông xuống. 

Tôi thường khuyến khích các đồng tu: Quý vị phải thật sự làm được, đừng nghĩ đến lục đạo luân hồi nữa. Trước hết, phải buông tự tư tự lợi xuống, không được có ý niệm ấy. Phải buông danh văn, lợi dưỡng xuống. Danh văn, lợi dưỡng có lúc có thể dùng làm trợ duyên để hoằng dương Phật pháp. Nếu nó giúp ích cho việc hoằng pháp lợi sanh, có cơ duyên ấy, chúng ta cũng không từ chối. Vì sao? Nó có thể hỗ trợ. Không có cơ duyên, trọn chẳng mong cầu, quyết định chẳng được phan duyên. Nếu có duyên phận ấy, danh văn, lợi dưỡng bèn đưa đến, tự mình phải suy nghĩ: Đối với việc hoằng pháp lợi sanh, nếu nó không giúp ích gì thì không cần đến nó. Nếu nó có ích cho việc hoằng pháp lợi sanh, có thể hỗ trợ thì có thể dùng nó, không tham luyến! Nói cách khác, chính bản thân mình không cần nó. Quyết định chẳng được tham chấp hưởng thụ ngũ dục lục trần; hễ tham chấp hưởng thụ ngũ dục lục trần, lập tức bị đọa lạc, đọa lạc rất nhanh! Hiện tại chúng ta đang sống trong một xã hội thường được gọi là một quốc gia đã mở mang, đã phát triển, cuộc sống của mọi người dân đều khá giàu có, người học Phật chúng ta nên tùy duyên. Trong tùy duyên phải biết tiết kiệm, thứ gì cũng phải biết mến tiếc, tiếc phước đấy! 

Hôm qua, tôi ở khách sảnh số 61, trông thấy cái máy lọc nước, những cái chậu rửa chén, mọi người dùng xong không chịu tiện tay lau rửa sạch sẽ. Đó là yêu tiếc vật lực. Quý vị thấy trong phòng vệ sinh của tôi, cái vòi nước dùng đã lâu năm rồi, quý vị cứ xem đi, vẫn còn mới, là vì nguyên nhân nào? Dùng xong, trên mặt nó bám nước, dùng khăn khô lau đi, giữ nó như mới hoài. Do vậy, tôi dùng thứ gì, có thể dùng được hai mươi năm, quý vị dùng tối đa mười năm là hư. Tiện tay lau chùi sạch gọi là tiếc phước! Việc nhẹ nhàng dễ dàng, mọi người không dưỡng thành tập quán, từ chuyện lãng phí nhỏ, dường như người trong nhà cũng không dạy quý vị. Có liên quan đấy! Tôi xuất thân từ một gia đình nghèo khổ, cho nên đối với thứ gì cũng biết yêu tiếc, từ nhỏ đã dưỡng thành thói quen tuyệt đối không lãng phí. Y phục, quả thật mặc đến khi không thể mặc được nữa mới thay cái mới, thay một bộ. Còn mặc được, cứ mặc tiếp, cốt sao sạch sẽ, cốt sao chỉnh tề. Chúng ta tiếp kiến tân khách cũng nên như vậy, đó là bổn phận của người xuất gia, bất luận dùng vật dụng gì, như cái bàn, cái ghế, đều phải lau chùi sạch sẽ, giữ cho nó hoàn hảo. Như vậy, từng chút từng chút một dưỡng thành thói quen tiếc phước, dưỡng thành thói quen tiết kiệm. Tham - sân - si - mạn nhất định phải đoạn. Mười sáu chữ này tôi thường khuyên các đồng học. Có mười sáu chữ ấy, quý vị niệm Phật chưa chắc được vãng sanh; mười sáu chữ ấy phải đổi đi, phải đoạn đi thì vãng sanh mới nắm chắc. A! Bây giờ đã hết giờ rồi. 

 

*

 

 Chư vị đồng học! 

 Xin xem tiếp đoạn thứ tám, chúng tôi đọc đoạn văn ấy một lượt: “Vì thế một tiếng A Di Đà Phật chính là pháp để Bổn Sư Thích Ca đắc A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề trong đời ác Ngũ Trược. Vì thế, nay đem toàn thể Quả Giác này trao cho chúng sanh đời Trược, mà cảnh giới sở hành của chư Phật ấy chỉ có Phật với Phật mới có thể rốt ráo tận cùng, chẳng phải cậy vào tự lực của chúng sanh trong chín pháp giới mà hòng tin hiểu được!” Mấy câu cuối lại cần phải giảng. Đạo lý niệm Phật thành Phật không khó hiểu. Chư Phật Như Lai, các tổ sư Bồ Tát đều thường nói: “Tự tánh vốn sẵn là Phật, hết thảy chúng sanh đều có Phật tánh, vốn sẵn là Phật”. Hiện tại phát tâm niệm Phật, vốn sẵn là Phật, thưa cùng quý vị, là duy tâm sở hiện. Nay biến thành phàm phu là vì duy thức sở biến. Phàm phu nay giác ngộ, lại muốn niệm Phật, niệm Phật thì do duy tâm nên phàm phu lại biến thành Phật. Như vậy, quý vị vốn đã thành Phật sẵn, nay lại niệm Phật, nào có đạo lý không thành Phật. Nếu dùng Tịnh Độ tông để luận thì “tâm này là Phật”, tức quý vị vốn sẵn là Phật, nay quý vị niệm Phật, “tâm này làm Phật”, tâm này là Phật mà tâm này lại làm Phật, há lẽ chẳng thành Phật ư? Thích Ca Mâu Ni Phật niệm Phật thành Phật, đạo lý là như vậy! 

Niệm Phật là nhân, thành Phật là quả, há chẳng nói “hết thảy pháp từ tâm tưởng mà sanh” đó sao? Quý vị niệm cái gì bèn thành cái đó. Như vậy, quý vị niệm Bồ Tát sẽ thành Bồ Tát, niệm La Hán sẽ thành La Hán. Quý vị niệm trời sẽ sanh lên trời, niệm nhân tương lai vĩnh viễn không mất thân người. Nhân là gì? Nhân là nhân từ, luân thường đạo đức là nhân, quý vị không bị mất thân người. Quý vị niệm niệm là tâm tham, niệm niệm là tham, sẽ làm ngạ quỷ. Tham là nghiệp nhân của đường súc sanh. Quý vị niệm niệmsân khuể, sân khuểnghiệp nhân địa ngục, quả báo là vào địa ngục. Niệm niệm ngu si, ngu singhiệp nhân súc sanh. Như vậy, mười pháp giới do đâu mà có? Mười pháp giới từ tâm tưởng sanh, quý vị nghĩ cái gì liền hiện pháp giới ấy. Chúng ta đã hiểu đạo lý này, đã hiểu rõ chân tướng sự thật này, cớ sao chúng ta không nghĩ đến Phật? Như vậy, niệm Phật là nhân, thành Phật là quả! Công đức bậc nhất trong mười pháp giới, quý vị phải hiểu rõ ràng. 

Ở đây, Thích Ca Mâu Ni Phật biểu diễn cho chúng ta thấy, niệm A Di Đà Phật chứng Vô Thượng Phật Quả. Nay lão nhân gia đem phương pháp ấy là pháp bậc nhất để tu hành chứng quả, truyền trao cho chúng ta là những chúng sanh trong đời Trược, vấn đềchúng taphước báo, thiện căn, phước đức hay không. Nếu quả thậtthiện căn, có phước đức, nghe lời Thích Ca Mâu Ni Phật khuyến cáo bèn tin tưởng, không hoài nghi, được đức Thế Tôn làm cho cảm động, triệt để hồi đầu, thật sự quay đầu lại, y giáo phụng hành, một đời này lẽ nào quý vị chẳng thành Phật ư? Niệm vừa chuyển đã không còn là người trong thế giới Sa Bà nữa! Quý vị chỉ còn đợi ngày vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới, thật sự thành tựu vậy! 

Như vậy, ba câu sau cùng đại sư nói rất hay, đây là cảnh giới sở hành của chư Phật, hết thảy chư Phật do đâu mà thành Phật? Không vị Phật nào không do niệm Phậtthành Phật, nếu các Ngài không niệm Phật làm sao thành Phật được? Mười pháp giới từ tâm tưởng mà sanh, chỉ có nhớ Phật, niệm Phật, hiện tại, tương lai, nhất định thành Phật! Như vậy, Lý và Sự này “chỉ có Phật với Phật mới có thể rốt ráo cùng tận”, rốt ráo triệt để hiểu rõ phải là Như Lai quả địa. Nếu đối với chư Phật Như Lai chúng ta có thể tin, có thể hiểu, có thể hành, há chúng ta chẳng nhập Phật tri kiến ư? Thật đấy, sự tình nhất định phải là được chư Phật oai thần gia trì, được A Di Đà Phật bổn nguyện gia trì, được hết thảy chư Phật Như Lai viên mãn rốt ráo gia trì. “Chẳng phải cậy vào tự lực của chúng sanh trong chín pháp giới mà hòng tin hiểu được!” Đây là pháp khó tin, chúng sanh thuộc chín pháp giới nếu cậy vào tự lực để tin hiểu, dường như không thể hiểu nổi. Vì thế, quý vị có thể tin, có thể hiểu là do Phật lực gia trì, tự lực cảm, Phật lực ứng, cảm ứng đạo giao! 

Ngày nay có rất nhiều đồng học chúng ta, vẫn chẳng thể chết lòng trọn ý tu pháp môn này, vọng tưởng, tạp niệm vẫn rất nhiều, là vì nguyên nhân nào? Nguyên nhân là vì ít thiện căn, ít phước đức, gặp được duyên nhưng như thế nào? Không hoàn toàn tin tưởng, chẳng thể buông xuống vạn duyên, chứng tỏ thiện căn, phước đức không đủ. Thiện căn, phước đức không đủ, có thể bổ túc. Bổ túc là duyên, quý vị có gặp được thiện tri thức chân chánh giảng kinh luận Tịnh tông cho quý vị hay không? Như đem kinh Di Đà giảng giải tỉ mỉ, như tôi đã nói, đem những cuốn Sớ Sao của Liên Trì đại sư, cuốn Yếu Giải của Ngẫu Ích đại sư, cuốn Viên Trung Sao của U Khê đại sư giảng kỹ [cho quý vị nghe] một lượt thì cái duyên ấy chẳng thể nghĩ bàn! Duyên ấy có thể nâng cao thiện căn, phước đức của quý vị, bổ túc những chỗ thiếu nơi thiện căn, phước đức của mình. Quý vị nghe xong, bèn bị cảm động, thật sự có thể buông xuống vạn duyên, nhất tâm xưng niệm bèn thành công. Không gặp được thiện tri thức, khổ rồi, sách của Liên Trì đại sư có sẵn đó, sách của Ngẫu Ích đại sư cũng có sẵn đó, nhưng đọc không hiểu, cũng uổng thôi! 

Hiện tại, có người ngay cả loại văn tương đối rõ ràng, không sâu xa lắm là Văn Ngôn còn đọc không được thì còn có cách nào chăng? Thời kỳ Mạt Pháp còn được chín ngàn năm, đến tối hậu của thời Mạt Pháp, hết thảy kinh đều diệt tận, tối hậu đức Thế Tôn lưu lại kinh này một trăm năm. Khẳng định kinh được lưu lại ấy chính là kinh Vô Lượng ThọA Di Đà Kinh, tức Đại Bổn và Tiểu Bổn diệt sau cùng. Tối hậu những kinh này cũng diệt, vẫn còn một câu Phật hiệu A Di Đà Phật lưu truyền trong thế gian. Có người niệm được một tiếng, nghe thấu một tiếng, đều trồng thiện căn. Hy hữu khó gặp! Quả thật, nếu chẳng được Phật lực gia trì, chúng ta chẳng có năng lực y giáo phụng hành. Lại xem tiếp đoạn dưới. 

“Một hạnh tín nguyện trì danh”, tín nguyện trì danh chính là đầy đủ ba điều kiện của pháp môn Tịnh Tông. Chân tín, nguyện thiết, ta không có mong mỏi gì khác, chỉ mong sanh về Tịnh Độ, chỉ mong thân cận Di Đà, ngoại trừ nguyện vọng đó ra, nguyện vọng gì cũng không có. Một cái nguyện ấy đã đầy đủ bốn mươi tám nguyện của Phật A Di Đà. Tín, nguyện ấy theo như Ngẫu Ích đại sư giảng trong sách Yếu Giải, chính là phát Bồ Đề tâm, quyết định được sanh vào Tịnh Độ. Quý vị trì danh là trong tương lai vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới, phẩm vị của chính mình cao hay thấp hoàn toàn do công phu trì danh sâu hay cạn. Quý vị cật lực niệm Phật, vì lẽ gì? Nhằm nâng cao ngôi sen, chứ không vì gì khác. Công phu thật sự thành thục, vãng sanh nắm chắc. Nói cách khác, lúc nào quý vị cũng có thể ra đi được, không có một tí chướng ngại gì. Lại chú tâm quan sát thế gian này còn ai có duyên phận hay không. Nếu có duyên phận, chẳng gấp đi, mong mang thêm mấy người nữa. Chú tâm quan sát thấy không duyên phận, bèn mặc lòng ra đi. 

Trong Vãng Sanh Truyện cận đại, chúng tôi thấy có người đồ đệ của Đế Nhàn lão hòa thượng là Đàm Hư pháp sư. Cụ Đàm kể cho chúng ta nghe rất nhiều chuyện. Xưa kia tại chùa Cực Lạc ở Cáp Nhĩ Tân, pháp sư Tu Vô công phu niệm Phật thành thục, thấy không ai có duyên phận. Ngài sống trong đạo tràng, nhân vì tự mình chưa từng đọc sách, không biết chữ, làm việc nặng trong đạo tràng. Thế nhưng Sư công phu niệm Phật thành thục, nghĩ không ai tôn trọng mình, không ai tin tưởng mình, chỉ có tự mình đi, công phu đã thành thục liền lập tức ra đi. Đi rồi, mọi người mới tin tưởng, mới khâm phục, khen ngợi Sư. Nếu Sư không mất, không ai coi trọng Sư. Do vậy, Sư công phu đã thành bèn phải ra đi. Nếu trong cuộc sống quý vị tu dưỡng đạo đức, thành tựu học vấn, có rất nhiều người tôn trọng, tin tưởng, quý vị nói ra họ chịu tiếp nhận, thì khi công phu thành thục, quý vị chẳng thể đi. Là vì trong thế gian này có không ít người cùng quý vị hữu duyên. Hữu duyên thì chẳng thể đi; vô duyên thì lập tức ra đi. Như vậy, người công phu thành thục trụ thế lâu dài, chẳng do ý mình mà hoàn toànduyên phận. Hữu duyên bèn trụ, duyên hết bèn đi, đó là “thừa nguyện tái lai”. 

Như vậy, câu này rất trọng yếu, tín nguyện trì danh, phương pháp tu hành này “không cần phải thi vi, chuyển trọn vẹn Ngũ Trược”. Phạm vi của hai chữ “thi vi” rộng rãi vô cùng. Hết thảy hành vi thế gian, xuất thế gian đều có thể buông xuống, cũng có thể nói, pháp môn Niệm Phật này có cần các pháp môn khác hỗ trợ hay không? Không cần! Pháp thế gian hay xuất thế gian đều không cần đến, thảy đều buông xuống. “Chuyển trọn vẹn Ngũ Trược”, phần trên tôi đã nói rồi, phải có lòng tin mới có thể vào cửa, phải có lòng tin thật sự. Quý vị có lòng tin hay không thì từ trong cuộc sống thường nhật của quý vị sẽ thấy ngay. Vì sao? Quả thật tin chân thật sẽ buông xuống vạn duyên. Còn có gì chưa buông xuống được, còn có phân biệt, còn chấp thì lòng tin chưa có cội rễ, không phải tin chân thật. Chẳng thể nói là kẻ ấy không tin, cũng chẳng thể nói là có lòng tin. Vì sao không buông xuống được? Vì có nghi lự; nói cách khác, nghi tình đối với pháp môn này chưa đoạn, nên trong tín nguyện có xen tạp. Những xen tạp ấy là chướng ngại nghiêm trọng cho việc tu học pháp môn này, chướng ngại công phu chẳng thể thành phiến, không chắc được vãng sanh

Trong tình hình đó, làm cách nào để giúp đỡ kẻ ấy? Nghe kinh, học giáo. Nghe kinh là chuyên nghe kinh sách Tịnh tông, kinh sách Tịnh tông gồm sáu loại, tức năm kinh một luận. Hoặc là chuyên nghe kinh A Di Đà, hoặc là chuyên nghe kinh Vô Lượng Thọ, như vậy mới được. Cứ nghe nhiều lần, phải nghe bao nhiêu lần? Nghe đến khi quý vị thật sự tin tưởng, nghi hoặc, nghi tình thật sự đoạn, vạn duyên buông xuống, lúc ấy mới có thể không nghe nữa. Một câu Phật hiệu niệm đến cùng cực là được, đó gọi là “chân tín”. Quý vị phải hiểu mục đích của việc nghiên cứu giáo pháp, mục đích là đoạn nghi sanh tín. Phải đầy đủ tín nguyện trì danh, cầu sanh Tịnh Độ, thật sự có thành tựu

“Phi tư nghị sở hành cảnh giới” (cảnh giới sở hạnh chẳng thể nghĩ bàn), “phi tư nghị” là “bất khả tư nghị”. Vì sao nói chẳng thể nghĩ bàn? Phần trên đã nói rồi, cảnh giới này là cảnh giới sở hành của chư Phật, niệm Phật thành Phậtcảnh giới sở hành của chư Phật. Chúng sanh trong chín pháp giới ai niệm Phật người ấy thành Phật, đó là chẳng thể nghĩ bàn! Địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh chịu niệm Phật, không một ai không thành Phật, đời sau thành tựu Phật pháp, đều là hoành siêu. Do vậy, Phật pháp gọi là pháp khó tin. 

“Nếu không phải Bổn Sư vào trong đời ác, thị hiện đắc Bồ Đề, dùng đại trí, đại bi, thấy điều này, hành điều này, nói điều này, chúng sanh do đâu mà được bẩm thọ pháp này vậy?” Sự tình này mấy ai biết? Đừng nói là những người nghiên cứu Phật pháp không biết, nói trắng ra, người tu học Tịnh Độ, tại gia hay xuất gia, lại được mấy người biết? Thật sự là họ không biết, bởi thế công phu chẳng thể thành tựu. Công phu chẳng thể thành phiến, trong một đời này chẳng thể vãng sanh. Chứ nếu thật sự hiểu, không một ai sẽ chẳng thành tựu trong đời này. Quý vị thật sự hiểu, quý vị sẽ cảm ân! Đây là giả thiết, nếu đức Thích Ca Mâu Ni Phật (Bổn Sư là Thích Ca Mâu Ni Phật) không thị hiện trong thế gian này, nhằm đời ngũ trược ác thế này, ở trong thế gian này biểu diễn niệm Phật thành Phật, “thị hiện đắc Bồ Đề”, tức là vì chúng ta biểu diễn niệm Phật thành Phật; trong kinh Phật thường dạy chúng ta “vì người diễn nói”, Thích Ca Mâu Ni Phật tự thực hiện. Phật vì chúng ta biểu diễn, vì chúng ta thuyết minh, Ngài tu học pháp môn này, pháp môn này là Trì Danh Niệm Phật, nhất tâm bất loạn, tâm không điên đảo, chứng đắc A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề như vậy. 

“Dùng đại trí”, trí huệ viên mãn rốt ráo, tâm từ bi triệt để thấy pháp môn này, trong tám vạn bốn ngàn pháp môn, chỉ có pháp môn này thành tựu nhanh chóng nhất, đơn giản nhất, dễ dàng nhất, ổn thỏa, thích đáng nhất, thành tựu cao nhất, không gì sánh bằng. Một đời viên mãn thành tựu, chẳng cần đợi đến đời thứ hai, một niệm, mười niệm đều có thể thành công. Mấu chốt ở nơi đây là quý vị phải thật sự hiểu được đạo lý này, triệt để liễu giải phương pháp chẳng thể nghĩ bàn. Thật sự buông xuống được, tôi thường nhắc đến mười sáu chữ, buông tự tư tự lợi xuống, buông danh văn, lợi dưỡng xuống, buông hưởng thụ ngũ dục lục trần xuống, buông tham - sân - si - mạn xuống, một câu Phật hiệu niệm đến cùng tột, không có một ai không thành công, không một ai không vãng sanh. Dù là vãng sanh Hạ Hạ Phẩm trong Phàm Thánh Đồng Cư độ, Ngẫu Ích đại sư bảo cũng là chẳng thể nghĩ bàn! Bởi lẽ Tây Phương Tịnh Độpháp giới bình đẳng, sanh vào Đồng Cư, là sanh vào Thật báo, là sanh vào Thường Tịch Quang! Sanh vào một là sanh vào hết thảy, mười phương các cõi Phật không tìm được cõi nào như vậy. Người vãng sanh Hạ Hạ Phẩm trong Phàm Thánh Đồng Cư Độ, ngày ngày nghe A Di Đà Phật răn dạy, ngày ngày cùng Quán Âm, Thế Chí, Văn Thù, Phổ Hiền, Di Lặc những vị đại Bồ Tát như thế, nắm tay cùng đi. Mọi người sống cùng một chỗ, học tập cùng một chỗ, tìm đâu ra được hoàn cảnh ấy! Đúng là chẳng thể nghĩ bàn. Phật thấy những lợi ích ấy, tự bản thân Ngài làm được. Ngài nói: “Ta thấy sự lợi ích ấy”, nhưng nếu chính Ngài không làm, ắt ta hoài nghi. Thật sự thấy lợi ích ấy thì nhất định phải làm; nếu không làm, ông nói lợi ích tốt đẹp như thế, tôi nghe rồi cười hì hì, không dám tin tưởng! Thật sự làm, thật sự nói. 

Bởi vậy, Thích Ca Mâu Ni Phật giảng pháp môn Tịnh Độ rất nhiều lần trong suốt bốn mươi chín năm, chuyên giảng Tịnh Độ Tam Kinh. Cổ đức bảo kinh Vô Lượng Thọ không chỉ giảng một lần, kinh Vô Lượng Thọ tối thiểu phải giảng ba lần. Trong hiện tại, chúng ta thấy có năm bản dịch gốc, chú ý xem kỹ từng bản thì thấy nguyên bản của những bản dịch chắc chắn không thể chỉ là một. Nếu cùng một bản thì khi phiên dịch ra, dù người phiên dịch khác nhau cũng chỉ đại đồng tiểu dị, không thể sai biệt nhiều như vậy. Năm bản dịch gốc khác biệt nhau rất nhiều; rõ ràng nhất là số lượng các nguyện khác nhau. Trong năm bản ấy, hai bản nêu bốn mươi tám nguyện, hai bản nêu hai mươi bốn nguyện, một bản nêu ba mươi sáu nguyện. Nếu quý vị bảo là cùng từ một bản Phạn Văn dịch ra thì không thể có sai biệt như vậy được, chắc chắn không phải là một bản. Do vậy, cổ nhân nói tối thiểu phải có ba thứ nguyên bản, có ba thứ bản gốc bất đồng. Nói cách khác, Thế Tôn diễn giảng ba lần khác nhau. 

Trong số đó lại còn có bảy bản dịch bị thất truyền, bảy bản dịch có khác nhau hay không ta không biết. Vì vậy, khẳng định Thích Ca Mâu Ni Phật tuyên thuyết kinh Vô Lượng Thọ nhiều lần, cả một đời giảng kinh của lão nhân gia chưa từng có hiện tượng ấy. Nhiều lần tuyên nói ắt phải hết sức trọng yếu! Đó là “nói điều này”. Nếu Thích Ca Mâu Ni Phật không vì chúng ta thị hiện khuôn phép, nhiều lần tuyên thuyết, khuyên dạy, “chúng sanh hà do bẩm thử” (chúng sanh nhờ vào đâu [để được học] pháp này), tức là chúng sanh nhờ vào đâu tu học pháp môn này? Cái để chúng ta nhờ cậy chính là gì? “Bẩm” là nhờ vào, nhờ vào cái gì? Nhờ vào Thích Ca Mâu Ni Phật thị hiện cho chúng ta thấy, Thích Ca Mâu Ni Phật một rồi hai, hai rồi ba, ba rồi bốn, đau lòng rát họng tuyên nói khuyên dạy, quyết định không giả. Đó là đức Phật thật sự đại từ đại bi lưu lộ! 

Hiểu đến mức độ này, chúng ta mới thật sự cảm ơn! Cảm ơn thì dùng cách nào để báo đáp? Y giáo phụng hành! Trong một đời này, y theo pháp môn này được sanh Tịnh Độ, thân cận Di Đà mới là báo đáp đại ân của Thích Ca Mâu Ni Phật, mới hòng báo đáp ân đức của mười phương chư Phật khen ngợi trong pháp hội này. Mười phương Phật khen ngợi khiến tín tâm của chúng ta được thành tựu, đoạn trừ nghi hoặc cho chúng ta. Lại xem tiếp đoạn kế. 

“Nếu chẳng biết sâu xa là rất khó, sẽ nói còn có pháp khác để thoát Ngũ Trược”. Nếu quý vị không biết (Tri ở đây là biết sâu xa, không phải là biết nông cạn) thì khó lắm! Chuyện gì khó? Siêu việt lục đạo luân hồi thật khó! Tám vạn bốn ngàn pháp môn, bất cứ pháp nào cũng phải đoạn phiền não, phải đoạn Kiếnphiền não, trong phần trên gọi là Ngũ Trược. Nói thật ra, cái nhân của Ngũ TrượcKiến Trược, Phiền Não Trược, ba thứ kia là quả báo, nhân lẫn quả đều trược. Ai có năng lực đoạn Kiến Tư phiền não? Kiến Tư phiền não không đoạn, vĩnh viễn chẳng thể thoát khỏi lục đạo luân hồi, bởi lẽ lục đạo luân hồi do Kiến Tư phiền não biến hiện. Lúc tôi mới học Phật, hướng về kinh giáo, đặc biệt thích kinh giáo, sau khi thâm nhập một chút mới biết là rất khó. Nhân duyên dốc lòng nơi Tịnh Độ vẫn là nhờ vào kinh giáo, tôi đã thưa cùng quý vị nhiều lần. Tôi giảng Lăng Nghiêm bèn phát hiện trong hai mươi lăm pháp Viên Thông, pháp do Quán Âm, Thế Chí thị hiện đúng là đặc biệt viên thông. Quán Âm, Thế Chí thuộc vào Tây Phương Tam Thánh trong pháp môn Tịnh Độ, pháp môn được các ngài chỉ dạy trong hội Lăng Nghiêm là pháp môn đặc biệt, chỉ dạy rất lớn cho chúng ta. Cuối kinh Hoa Nghiêm, “mười đại nguyện vương dẫn về Cực Lạc”, Văn Thù, Phổ Hiền hai vị đại sĩ phát nguyện nói kệ cầu sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới, nhờ thế tôi mới phục, buông bỏ nghi hoặc. Vì sao? Văn Thù, Phổ Hiền, Quán Âm, Thế Chí là những vị trong tâm chúng tôi kính ngưỡng, ngưỡng mộ nhất. Các Ngài đều niệm cầu sanh Tịnh Độ thì tôi còn gì để nói nữa, phải làm theo thôi! Chết lòng trọn ý, không còn nghi hoặc nữa! 

Về kinh giáo, tôi cũng đã kể cùng quý vị nhiều lần, sau khi tôi hiểu rõ, kinh giáo cũng buông xuống. Hiện thời vẫn còn giảng nhiều kinh điển là vì thế tục nhân tình, quá nhiều người khải thỉnh, tôi suy nghĩ: Nếu không giảng thì không phải là ý tốt. Vì vậy, bỏ chút thời gian giúp đỡ hậu học, dụng ý là vậy. Nếu thật sự chỉ vì chính mình, thì tôi đã từng thưa cùng quý vị rồi đó, tôi chỉ giảng một bộ kinh, bộ nào vậy? A Di Đà Kinh Yếu Giải. Bộ này tôi được lợi ích lớn nhất, tôi ưa thích A Di Đà Kinh Yếu Giải nhất! Một bộ ấy là đủ rồi, há còn phải làm gì khác? Liên Trì đại sư nói Tam Tạng mười hai bộ kinh dành cho người khác ngộ. Bao nhiêu năm qua, tôi thâu thập các sách vở thế gian, xuất thế gian không ít, nay bày đầy trong phòng học của tôi. Tôi có muốn đọc những sách ấy nữa hay không? Không! Tôi chưa từng mong đọc nhiều sách như thế. Vì sao lại phải thâu thập nhiều như vậy? Sợ chúng bị thất truyền. Thế giới hiện nay nhằm thời loạn, tìm được một chỗ an toàn để tàng trữ, lưu lại cho hậu nhân, dụng ý của tôi là vậy. 

Như vậy, chỉ cần là người thích đọc sách, tìm đến đây, tôi đều hoan hỷ, tôi đều cúng dường, tôi vui lòng thành tựu người ấy. Ở chỗ tôi đây, sách vở Nho - Thích - Đạo đều có, nhưng sách vở Đạo Gia khá ít, nay người học cũng không nhiều, học Phật và Nho so ra nhiều hơn. Các bạn đồng học nếu hiểu dụng tâm của tôi, hiểu rõ sự tu học của tôi sẽ thấy tôi “một môn thâm nhập”. Tôi giảng kinh Vô Lượng Thọ mười lần, lần giảng này ở Tân Gia Ba là lần thứ mười một. Vì sao phải giảng kinh này? Vì được hai người phó thác. Người thứ nhất là thầy Lý Bỉnh Nam lão cư sĩ, cụ đem bản này giao cho tôi, muốn tôi hoằng dương quang đại. Vị thứ hai là lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ phó thác, bản này toàn thế giới không có ai giảng, đương thời chỉ có cụ giảng, trong nước chỉ có cụ giảng, ở ngoại quốc chỉ có mình tôi giảng. Hiện tại, dần dần người học tập kinh Vô Lượng Thọ, người giảng giải kinh Vô Lượng Thọ nhiều hơn. Người xuất gia, tại gia, không ít người đều giảng, đó là chuyện tốt! Lần giảng thứ mười một này là giảng chi tiết, tường tận, ngõ hầu lưu lại kinh Vô Lượng Thọ cho các đồng học tham khảo. Nếu tương lai vẫn còn có sức, vẫn còn sống, tôi nhất định chuyên giảng A Di Đà Kinh Yếu Giải, đi khắp nơi giảng A Di Đà Kinh Yếu Giải để kết duyên cùng đại chúng. Như vậy, chúng ta phải hiểu muốn đoạn phiền não, thoát tam giới, khó lắm, rất khó! Không có phương pháp thứ hai nào để hòng thành tựu. Tiếp theo, Tổ nêu tỷ dụ

“Trong nhà lửa, hý luận tưng bừng”. Hôm nay chúng tôi đọc đến hai câu này, cảm khái rất sâu. “Tam giới hỏa trạch” (nhà lửa ba cõi) là câu nói của đức Phật trong kinh Pháp Hoa. Khi xưa tôi đọc Pháp Hoa, đọc đến câu này, cảm xúc không sâu đậm. Nay nhìn vào xã hội hiện tại, đúng là nhà lửa! Tai nạn dồn dập, có thể nói là người sống trên địa cầu này, có mấy ai thân tâm an ổn? Tợ hồ tìm không ra. Quý vị hãy đi hỏi: “Ông có cảm thấy an toàn hay chăng?” Người ta sẽ đáp: “Không cảm thấy an toàn!” Trong một đời, bất luận theo đuổi nghề nghiệp nào, bất luận sống tại một địa phương nào, đều không có cảm giác an toàn! Quý vị nói có phải đáng sợ hay không? 

“Hý luận tưng bừng”, hý luận là tà tri tà kiến, ngày nay quá rõ ràng. Quý vị thấy truyền hình phát đi những gì? Nội dung của báo chí, tạp chí là gì? Trên Internet đăng tải những gì? Hý luận tưng bừng! “Chỉ có ai biết sâu xa điều này rất khó”, chỉ có những ai thật sự biết sâu sắc sự việc này, tức là biết liễu sanh tử thoát tam giới rất khó thì sau đấy mới “chết sạch cái tâm tham ngóng”, buông hết thảy pháp môn xuống, “quý báu một hạnh này”, một hạnh ấy là gì? Một hạnh “tín nguyện trì danh”. Tín nguyện trì danh nương theo kinh điển đơn giản nhất, đáng tin cậy nhất. Ba bộ sách, “Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh”, nay ta chọn bản hội tập của lão cư sĩ Hạ Liên Cư, chủ yếu là giúp chúng ta sanh khởi tín tâm, giúp chúng ta phát nguyện, rồi mới tín nguyện trì danh, vãng sanh Tịnh Độ. Ngoài ra còn có hai bộ, A Di Đà Kinh Sớ SaoA Di Đà Kinh Yếu Giải. Ba bộ sách này chỉ cần hành theo một bộ bèn thành công, chết lòng trọn ý. Có thể học cả ba bộ ấy, rất tốt, chúng hỗ trợ, thành tựu lẫn nhau, khiến quý vị càng hiểu sâu thêm, càng thấu triệt. Nếu khôngthời gian, không có nhiều tinh lực thì chỉ học một bản là được. 

Chết cái lòng tham ngóng, câu này rất trọng yếu, quý trọng một hạnh này. Thế nào là “thâu tâm” (cái tâm trộm đạo, ở đây tạm dịch là “cái lòng tham ngóng”)? Thâu tâm là cái tâm đầu cơ chụp giựt: Có phải còn có pháp môn nào tốt hơn hay không? Có phải còn có pháp nào nhanh chóng hơn hay không? Tổ sư đại đức bảo chúng ta: Không hề có, chỉ có mỗi một môn này! “Do vậy, Bổn Sư phải hết lời nói là rất khó ngõ hầu dặn dò sâu xa, chúng ta phải biết như vậy”. Đức Thế Tôn quả thật ở trong thế gian này “vì hết thảy thế gian nói pháp khó tin này, thật là rất khó”, một lần nữa, Phật lại bảo cùng chúng ta pháp này rất khó, chúng ta phải biết. Biết điều gì? Biết lục đạo luân hồi, ngũ trược ác thế rất khó vượt thoát. Ở đây, Ngẫu Ích đại sư nhắc nhở chúng ta “Ngũ Trược khó vượt thoát!” 

Thứ nhất là Kiếp Trược, “quyết định bị thời kiếp vây hãm, bị cái khổ bức bách”. “Quyết định” nghĩa là khẳng định, đây là nói về Kiếp Trược, hiện đang là thời đại nào? Thời đại hiện tại có thể nói là kể từ khi có lịch sử đến nay, chưa bao giờthời đại nào ô nhiễm nghiêm trọng đến thế, ai có năng lực không bị ô nhiễm trong thời đại ô nhiễm lớn lao này? Không thể nào! Tà tri, tà kiến, ngũ dục, lục trần dụ hoặc, chẳng chống chọi được! Quý vị có thể không bị dụ hoặc hay chăng? Chỉ cần quý vị bị dụ hoặc, quý vị sẽ bị sự khổ bức bách, không cách nào lìa khổ được vui! Nay quý vị tưởng là hưởng thụ một chút, có chút vui sướng nhỏ nhoi, sự vui ấy là gì? Chúng tôi thường nói nó là ma túy, là dùng chất độc, không phải là sự vui chân chánh, đàng hoàng. Quý vị hưởng một chút vui, nay trong thế gian hưởng cái vui ngũ dục lục trần thì phải trả giá bao nhiêu? 

“Kiến Trược: quyết định bị tà trí trói buộc, bị tà sư mê hoặc”. Đây là nói về kiến giải. Kiến giải bị nhiễm ô, chẳng rời khỏi tà tri tà kiến, chẳng tách khỏi tà sư thuyết pháp sẽ quyết định bị ảnh hưởng

Thứ ba, “Phiền Não Trược, quyết định bị tham dục vây hãm, bị ác nghiệp chích đốt”. Nay chúng ta gọi Kiến Trược là cuộc sống tinh thần. Phiền Não Trược là đặt nặng cuộc sống vật chất, không có cách nào buông được sự hưởng thụ ngũ dục, lục trần, chắc chắn phải cạnh tranh cùng hết thảy mọi người trong thế gian, cạnh tranh là khổ. Quý vị hy vọng được hưởng ngũ dục, lục trần tốt hơn thì càng tạo ác nghiệp. Quý vị vẫn không hiểu phương pháp, tạo ác nghiệp ắt phải chịu ác báo

“Chúng Sanh Trược, quyết định ở yên trong nhơ bẩn, hèn kém, chẳng thể hiểu thấu suốt, bay cao”. Quyết định an trụ trong đời ác ngũ trược, quý vị cứ ở trong ấy không biết giác ngộ, không thể mạnh mẽ vĩnh viễn thoát ly sáu nẻo luân hồi

Điều cuối cùng là “Mạng Trược, quyết định bị vô thường nuốt chửng, như ánh lửa xẹt từ đá, như ánh chớp, trở tay không kịp”. Vô thường là gì? Vô thường là chết! Quý vị không cách gì tránh được cái chết, lúc cái chết xảy đến, trở tay không kịp, có hối cũng không kịp. Lúc ấy biết là sai đã quá muộn. Huống chi rất ít người lúc sắp chết biết mình lầm, ít lắm! Đến khi nào biết mình đã lầm? Đến lúc tự mình đọa lạc tam đồ, mới biết mình thật sự lầm lạc. Nay đã hết giờ rồi! 

 

*

Chư vị đồng học! 

Hôm nay chúng ta xem đến đoạn cuối cùng của kinh văn này: 

 

“Phật thuyết thử kinh dĩ, Xá Lợi Phất cập chư tỳ-kheo, nhất thiết thế gian, thiên, nhân, A Tu La đẳng, văn Phật sở thuyết, hoan hỷ tín thọ, tác lễ nhi khứ”. 

(Phật nói kinh này xong, Xá Lợi Phất và các tỳ-kheo, hết thảy thế gian, trời, người, A Tu La v.v… nghe lời Phật dạy, hoan hỷ tin nhận, làm lễ mà lui) 

 

Đây là đoạn cuối cùng của kinh này, đoạn này nói thính chúng nghe kinh đạt lợi ích, chính là đoạn tổng kết của toàn kinh. Chúng tôi đặt tiểu đề cho đoạn này là “đại chúng đắc ích, kết khuyến”. 

“Nghe lời Phật dạy”, ngụ ý đức Phật giới thiệu kinh này đã hoàn tất, bọn họ được lợi ích. Nói chung, lợi ích gồm bốn loại: 

1) Thứ nhất là hoan hỷ: “Thân tâm vui sướng, tâm khai ý giải”. Thật ra, không cách nào hình dung sự hoan hỷ này, trong các pháp thế gian, xuất thế gian, pháp này thật sự khó gặp gỡ. Trong một đời này có thể vượt thoát tam giới, vĩnh viễn thoát khỏi luân hồi. Không chỉ như vậy mà còn đúng như đức Thế Tôn đã nói trong kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo: “Có thể lìa cái khổ thế gian”. So với kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo, kinh này càng thù thắng hơn! Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo giảng về tự lực cảm động Phật, Bồ Tát gia trì. Kinh này dạy chúng ta chấp trì danh hiệu nếu viên mãn bèn được bổn nguyện, oai thần của Phật A Di Đà gia trì, đồng thời được mười phương hết thảy chư Phật Như Lai hộ niệm, không có pháp môn nào thù thắng như thế! Chúng ta nghe thấy, sao không hoan hỷ? Nếu chú tâm quán sát, tư duy, mọi pháp thế gian, xuất thế gian không pháp nào sánh bằng được niềm hoan hỷ ấy. 

“Thân tâm vui sướng” tức pháp hỷ sung mãn, niềm hoan hỷ ấy từ tự tánh lưu lộ. Đây là nói về quả, do nguyên nhân nào quý vị được pháp hỷ thù thắng như vậy? Do “tâm khai ý giải”. Ngạn ngữ Trung Quốc có câu “mao tắc đốn khai” (cái nút bấc được mở ra nhanh chóng, ý nói: đột nhiên minh bạch), còn nhanh gì bằng! Nếu nay ta dùng cái nút bấc (cork) để làm tỷ dụ, từ vô thỉ kiếp đến nay giống như cái nút bấc đậy chặt, chưa hề có cách mở ra, nay nghe Thích Ca Mâu Ni Phật tuyên nói pháp môn này bèn nhanh chóng bật tung ra. Quý vị nghĩ xem, điều này có ý nghĩa gì? Đồng thời lại phải nghiêm túc phản tỉnh, chúng ta nghe kinh này xong, tâm có thật sự khai giải hay không? Nếu tâm quả nhiên khai giải, chắc chắn quý vị buông xuống vạn duyên, chắc chắn cũng lập tức bỏ ngay vọng tưởng phân biệt, khai ngộ nhanh bèn buông bỏ nhanh, bỏ nhanh nên khai ngộ nhanh. Nếu vẫn không buông xuống được thì cái nút chai của quý vị vẫn chưa mở được! Dẫu đã đượm một chút hơi ấm, cái nút ấy vẫn không nhúc nhích chút nào! Nói theo Phật phápnghiệp chướng của quý vị trì kéo quá nặng! Có cứu được chăng? Thiện Đạo đại sư nói: “Nói chung do gặp duyên khác nhau”. Duyên phải cậy vào chính mình. Duyên gì? Nghe nhiều. Nay quý vị đã nghe một lần thì nghe lần nữa, nghe thêm lần nữa. Cổ nhân Trung Quốc nói rất hay: “Đọc sách ngàn lần, tự thấy được nghĩa”. Hiện tại, quý vị muốn nghe một ngàn lần sẽ không khó! Trước kia, không dễ gì, ai giảng cho quý vị nghe đây? Nay chúng ta có băng thâu âm, băng thâu hình, quý vị muốn nghe cả ngàn lần cũng không khó. Như mấy năm trước đây, lão cư sĩ Trần Quang Biệt ở Tân Gia Ba một ngày nghe suốt tám tiếng, thật giống như thời Thích Ca Mâu Ni Phật tại thế giảng kinh thuyết pháp. Lúc Phật tại thế, mỗi ngày giảng kinh hai thời, hai thời bằng với tám tiếng đồng hồ hiện thời. Tám tiếng đồng hồ giảng kinh, nghe kinh; tám tiếng đồng hồ niệm Phật. Nếu quý vị thật sự làm được như vậy, làm chừng mười năm, hai mươi năm, những thiện căn chứa đựng trong A Lại Da Thức của quý vị không đủ sẽ đều được bổ túc hết. Chắc chắn quý vị đầy đủ thiện căn, phước đức, nhân duyên viên mãn, chúng tôi tin là không những quý vị vãng sanh mà còn là vãng sanh bậc thượng. Vì sao? Tâm thật sự khai giải! 

Tôi đã thưa cùng quý vị rất nhiều lần, tôi là kẻ căn tánh trung hạ. Thầy khuyên tôi tu pháp môn này, tôi vẫn rất hoài nghi, hoài nghi suốt nhiều năm, rất khó tiếp nhận. Đúng là như kinh này nói, pháp này khó tin. Một đời này, thiện căn, phước đức, nhân duyên được bổ túc. Bổ túc bằng cách nào? Ngày ngày giảng kinh. Ngày ngày thân cận Phật, Bồ Tát, năm mươi hai năm! Năm mươi hai năm cả một thời gian như thế để bổ túc, không có thời gian dài như vật ắt không xong! Vì thế, học Phật, từ kinh nghiệm cả một đời tôi nhận ra, nếu quý vị muốn thật sự thành tựu, nói thật ra, trong thời kỳ Mạt Pháp, thiện căn, phước đức, nhân duyên thật sự không nhiều, không đạt được những tiêu chuẩn như kinh đã nói. Tiêu chuẩn theo kinh dạy là “chẳng thể dùng chút thiện căn, phước đức, nhân duyên để sanh về cõi ấy”. Nói cách khác, phải nhiều thiện căn, phước đức, nhiều nhân duyên, lời ấy hết sức hợp lý. Trong một đời này, gặp được pháp Tịnh Độ, có thể vãng sanh hay không, có thể nâng cao phẩm vị hay không thì lời khai thị này là mấu chốt! 

Người đọc kinh Di Đà, người tu Tịnh Độ, thậm chí người giảng kinh Di Đà có xem trọng câu nói ấy hay không? Mấu chốt nằm trong câu nói ấy. Phải biến ít thiện căn, ít phước đức, ít nhân duyên của mình thành nhiều thiện căn, nhiều phước đức, nhiều nhân duyên thì vấn đề được giải quyết. Chuyển biến như thế nào? Ngày ngày thực hiện, nắm chắc không bỏ. Đương nhiên, lúc mới học vạn duyên chưa buông xuống được. Nếu thật sự làm được, làm trong mười năm, hai mươi năm, nếu đạt đến tâm khai ý giải thì hết thảy vạn duyên không kêu quý vị bỏ xuống, quý vị cũng tự nhiên buông xuống, nào cần phải ai khuyên! Vì sao? Giống như chúng ta đi đường xa, tay cầm gói xách quá nặng, những thứ lặt vặt tạp nhạp chứa trong gói xách ấy đều thành vô dụng, đều có thể bỏ đi hết. Đến khi tâm khai ý giải, ta có còn phải làm gì nữa hay không? Thảy đều bỏ sạch rồi! Tự nhiên buông xuống được, thân tâm vui sướng. Do vậy, khi giảng kinh tôi cũng thường nói: Mọi người học Phật vì sao công phu chẳng thể tấn bộ? Là vì quý vị không có pháp hỷ, tôi cũng thường nêu tỷ dụ, quý vị không nếm được pháp vị. Giống như ăn uống trong thế gian, quý vị không thưởng thức được mùi vị. Đã nếm được hương vị ấy, thiên thượng nhân gian, bất cứ vị nào cũng không sánh bằng vị này. Do vậy, tự nhiên quý vị bỏ được, bỏ sạch sành sanh. Di Dà Kinh Yếu Giải là vô thượng pháp bảo! Lời Ấn Quang đại sư không quá mức chút nào cả! Tôi hoàn toàn đồng ý với lời tán thán của lão nhân gia. 

2) Có hoan hỷ thì mới có thể “tin nhận”; như vậy, hiện thời nói “tin nhận”, thật ra, rất miễn cưỡng. Vì sao? Vì tâm hoan hỷ chưa sanh khởi. Tâm hoan hỷ thật sự sanh khởi sẽ thật sự tin tưởng, thật sự tiếp nhận. “Trọn không nghi ngờ, lãnh nhận chẳng quên”. Đoạn sạch nghi hoặc, sanh tín tâm thanh tịnh, kiên định tín tâm; đã có tín tâm thì nguyện tâm nhân đó bèn sanh khởi, ta còn nghĩ gì nữa không? Mục tiêu, phương hướng chỉ có một, ta nghĩ đến Cực Lạc thế giới, ta nghĩ đến Phật A Di Đà. Trong vũ trụ, rất nhiều cõi Phật, ta chỉ cầu Cực Lạc thế giới. Chư Phật Như Lai rất nhiều, ta chỉ cầu thân cận A Di Đà Phật. Ta rất thanh tịnh, rất minh bạch, thân cận A Di Đà Phật là thân cận hết thảy chư Phật Như Lai, kinh giảng rất rõ ràng! 

Trong kinh này, đức Phật dạy chúng ta: “Chúng sanh cõi ấy thường vào sáng sớm, mỗi người dùng y kích đựng những hoa mầu nhiệm, cúng dường mười vạn ức Phật ở các phương khác”. Đối với câu này, trong chú giải của các vị đại sư Liên Trì, Ngẫu Ích đều nói “mười vạn ức” không phải là con số mà nhằm biểu thị pháp. Vì sao biểu thị pháp lại dùng chữ “mười vạn ức”? Có hai nghĩa, vì khoảng cách giữa Tây Phương Cực Lạc thế giớithế giới Sa Bà là mười vạn ức cõi Phật nên đặc biệt dùng câu này để thuyết minh: Đến Tây Phương Cực Lạc rồi có thể thường trở về thế giới Sa Bà, ngày ngày đều có thể về được, có ý nghĩa như vậy. Ý nghĩa thật sự là vô lượng vô biên các cõi Phật trong mười phương quý vị đều có thể đến được những nơi ấy hằng ngày. Do vậy, trong bản chú giải của Ngẫu Ích đại sư, ở phần trên chúng tôi đã đọc rồi đó, có nói: Sanh về Cực Lạc thế giới là sanh về hết thảy thế giới của chư Phật, thấy A Di Đà Phật là thấy hết thảy chư Phật Như Lai, chúng ta phải hiểu đạo lý này, các pháp môn khác không có đạo lý ấy. Thật sự sanh khởi tín tâm, sanh khởi nguyện tâm. “Thọ” là hành, y giáo phụng hành. Như vậy, ý nghĩa của hai chữ “tín thọ” là tín nguyện trì danh, ba tư lương trọn đủ! 

Một hội này không biết Phật đã độ bao nhiêu chúng sanh! Thích Ca Mâu Ni Phật một đời thị hiện, giảng kinh thuyết pháp bốn mươi chín năm, những hội khác độ được bao nhiêu người? Một hội Di Đà độ chúng sanh nhiều nhất, độ chúng sanh triệt để nhất, viên mãn nhất, rốt ráo nhất! Chúng ta phải hiểu như vậy! Hội Hoa Nghiêm nhằm độ Pháp Thân đại sĩ, chứ không độ kẻ bình phàm, chúng sanh trong chín pháp giới không có năng lực tham dự pháp hội Hoa Nghiêm của đức Thế Tôn. Vì sao? Pháp hội Hoa Nghiêm được giảng trong Định, bởi thế pháp Tiểu Thừa không thừa nhận. Pháp Tiểu Thừa cho rằng đức Thích Ca Mâu Ni giảng kinh thuyết pháp lần đầu tiên tại Lộc Uyển độ năm tỳ-kheo, khởi đầu từ đó. Dưới cội Bồ Đề, ngồi nhập định, bọn họ không biết điều này, nhưng Thích Ca Mâu Ni Phật ở dưới cội Bồ Đề, nhập Định mười bốn ngày tuyên giảng Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh, người nghe là bốn mươi mốt địa vị Pháp Thân đại sĩ. Chúng ta cũng thấy trong kinh ấy có nhiều nhân chúng, thiên chúng, quỷ thần chúng, không phải là rất nhiều chăng? Những vị ấy là ai? Họ đều là Pháp Thân đại sĩ ứng hóa trong lục đạo, không thật sự là phàm phu. Do vậy, quý vị thấy thần núi, thần cây, thần sông, thần biển, thần thảo mộc chính là chư Phật Như Lai, Pháp Thân Bồ Tát ứng hóa chẳng thể nghĩ bàn! Phàm phu không có cách gì tham dự pháp hội này! 

Nếu quý vị chú tâm quán sát pháp hội ấy sẽ thấy mầu nhiệm đến cùng cực! Cuối kinh, Văn Thù, Phổ Hiền “mười đại nguyện vương dẫn về Cực Lạc”; do vậy, hội Hoa Nghiêm nhằm độ Pháp Thân đại sĩ vãng sanh Cực Lạc. Bởi thế, quý vị hiểu kinh Di Đà, kinh Vô Lượng Thọ nhằm độ chúng sanh trong chín pháp giới, tín nguyện trì danh cầu sanh Tịnh Độ. Đại sự nhân duyên thành Phật đạo của Thích Ca Mâu Ni Phậtmười phương tam thế hết thảy chư Phật Như Lai đến đây viên mãn rốt ráo. Hết thảy những kinh luận khác đều là Phật đại từ đại bi đối với những ai mà nói? Đối với những kẻ ít thiện căn, ít phước đức, ít nhân duyên mà nói. Vì sao? Họ chẳng thể thành tựu trong một đời, họ chẳng thể tiếp nhận pháp môn này. Do vậy, Phật từ bi, quý vị thích tiếp nhận pháp môn Phật liền vì quý vị giảng pháp môn ấy. “Tùy chúng sanh tâm, ứng theo khả năng hiểu biết của họ”. Rốt ráo viên mãn là hai bộ kinh này. Chúng ta học Phật, ngày ngày nghiên cứu kinh giáo, nếu đối với mật nghĩa, đối với ý nghĩa này của Thích Ca Mâu Ni Phật mà không thể nhìn ra, là học uổng công. Như vậy, hàng hậu học chúng ta, kẻ làm học trò, phải bắt chước thầy, hiểu được ý thầy, hiểu phương tiện thiện xảo của thầy, chúng ta phải biết rộng độ chúng sanh trong xã hội hiện tại như thế nào. Chúng ta phải làm sao để giúp đỡ họ? Phải làm thế nào để thành tựu họ? Giúp đỡ họ, thành tựu họ thì hãy nhớ kỹ: Trước hết chính mình phải thành tựu, tối thiểu mình phải hội đủ hoan hỷ, tín thọ. Nếu quý vị không hoan hỷ tín thọ, làm sao có thể giúp người khác hoan hỷ, tín thọ cho được? 

3) “Tác lễ” nhằm tỏ lòng cảm ơn, “cảm đại ân đức”, cảm ơn tuyệt đối chẳng thể chỉ biểu đạt ngôn ngữ, mà phải có hành động, hành động là “gieo thân quy mạng”. Toàn thể thân tâm quy y Phật A Di Đà, quy y Tịnh Độ, chẳng những hết một đời này, mà đời đời kiếp kiếp vĩnh viễn không rời Phật A Di Đà, vĩnh viễn chẳng lìa Tịnh Độ. Đó là thật sự cảm ân! Giúp đỡ A Di Đà Phật, giúp đỡ hết thảy chư Phật Như Lai phổ độ chúng sanh, trong kinh giáo, đức Thế Tôn thường dạy chúng ta phương thức phổ độ “thọ trì đọc tụng, vì người diễn nói”. Đặc biệt xem trọng là diễn. Diễn là biểu diễn, là làm gương cho người khác thấy, người khác trông thấy ắt cảm động. Nếu người khác không cảm động là do quý vị làm không tốt, tâm không đủ chân thành, chí thành cảm thông mà! Vì sao người khác không cảm động? Do quý vị thành ý không đủ. Nếu thành ý trọn đủ, tự nhiên sẽ cảm động. Cổ nhân nói chánh xác, nói thật đúng: “Tinh thành sở chí, kim thạch vị khai” (Lòng tinh thành đến cùng cực, vàng đá còn phải nứt). Vàng, đá là khoáng vật, không phải là thực vật; quý vị chân thành đến mức cùng cực thì ngay cả đá cũng phải cảm động

Trong nhà Phật chúng ta có một công án: “Sanh công thuyết pháp, ngoan thạch điểm đầu” (ngài Đạo Sanh thuyết pháp, đá phải gật đầu), đó là một ví dụ về chuyện “kim thạch vị khai”, có thể như vậy được hay không? Nay chúng ta đã biết, chuyện này chắc chắn có thể xảy ra. Vì sao? Thực vật, khoáng vật có pháp tánh, đặc chất của pháp tánh là có linh tri, hay có thể nói là thấy - nghe - hay - biết. Chẳng qua sự thấy - nghe - hay - biết của chúng hết sức chậm chạp, quý vị tinh thành đến cùng cực thì cũng cảm động được chúng, nó cũng sanh ra những đáp ứng thuận theo tâm ý của quý vị. Tiến sĩ Giang Bản Thắng nghiên cứu nước kết tinh, nước cũng là khoáng vật, đem so với đá, chúng ta cảm thấy rất rõ nước nhạy bén, đá chậm chạp. Bùn, cát, đá đem so với nước chậm hơn nhiều lắm. Do đó, quán sát nước dưới kính hiển vi, thấy nó phản ứng rất nhanh, rất rõ rệt. Cùng một đạo lý ấy, chúng ta tin đối với bùn, cát, đá nếu chân thành đến cùng cực thì chúng cũng phản ứng rất nhanh, rất rõ ràng, y báo chuyển theo chánh báo

Thế nhưng hữu tình chúng sanh lại có cái phiền, phiền ở chỗ nào? Nghiệp chướng, quý vị có nghiệp chướng rất sâu, có lúc còn khó khăn hơn đá nữa. Quý vị giảng kinh, đá cứng còn có thể gật đầu, chứ con người không gật đầu. Kẻ ấy đã nhiễm phải tà tri tà kiến, so ra khó hóa độ hơn tảng đá. Độ tảng đá còn dễ, độ một kẻ tối tăm, ương ngạnh, không nhanh nhạy, kẻ tà tri tà kiến khó lắm! Nói chung hễ có tâm chân thành, tốn thời gian dài thì không một ai không thể cảm hóa. Như vậy, tự độ, độ người, điều kiện tiên quyết là phải khẳng định: Hết thảy hữu tình chúng sanh đều có Phật tánh, hết thảy vô tình chúng sanh đều có pháp tánh. Nho gia bảo “con người tánh vốn lành”, đấy là khái niệm cơ bản, khẳng định hết thảy chúng sanh tánh thiện, bản tánh là chí thiện. Như Mạnh Tử giảng về tánh thiện, Tuân Tử giảng tánh ác; khi xưa tôi ở Hương Cảng, đài truyền hình Á Thị ở Hương Cảng đến phỏng vấn tôi. Người phỏng vấn hình như là tiên sinhThủ Tín. Ông ta nêu câu hỏi: 

- Cổ nhân bảo “con người tánh vốn ác”, thấy trong xã hội này, tâm con người trên thế giới là ác, không thiện, trong xã hội này làm sao tìm được những người lành? Dẫu mình hành thiện, người ta đều hoài nghi, có ý nghĩ gì? Đại khái là mang lòng bất hảo. 

Tôi bảo ông ta: 

- Mạnh Tử bảo là tánh thiện, Tuân Tử bảo là tánh ác, không phải là bản tánh, mà là tánh gì? Tập tánh! Đó là “gần son thì đỏ, gần mực thì đen”, tập tánh đấy! Tập tánh có thiện - ác, bản tánh không có. Không có thiện - ác mới là chân thiện, mới là chí thiện. Vì sao? Có thiện, có ác là rớt vào hai, là rớt trong hai - ba. Chân Như bản tánh gọi là Nhất Chân, trong Nhất Chân không có đối lập. Thiện - ác là đối lập, không có thiện - ác, không có sanh - tử, không có xa - gần, không có lớn - nhỏ, không có Bồ Đề, Niết Bàn, tất cả hết thảy đối lập đều không tồn tại. Đó là nhất tâm bất loạn. Nhất tâm bất loạn có thể chứng, nói theo nhà Phật là “có thể hiện, có thể biến”, Nhất Chân pháp giới là cái được hiện, cái được biến. Khi nào quý vị sẽ khế nhập cảnh giới Nhất Chân? Khi nào quý vị dùng phương pháp Niệm Phật thật sự niệm đến nhất tâm bất loạn, Nhất Chân pháp giới sẽ hiện tiền. Nhất Chân pháp giới ở tại đâu? Như trên đã nói, khi quý vị buông vọng tưởng, phân biệt, chấp trước xuống thì chính là đấy! 

Quý vị hãy suy nghĩ, một câu A Di Đà Phật quả thậtđức hiệu của Nhất Chân pháp giới. Do vậy, cảm ơn thì phải biểu hiện bằng hành động, chứ không phải bằng miệng nói xuông. Trong xã hội hiện thời, mọi người quên sạch luân lý đạo đức, không ai nhắc đến. Bởi thế, xã hội động loạn, nhân tâm bất an, chúng ta thường nói: “Không có cảm giác an toàn”. Thật sự an toàn là phải ngộ từ giáo huấn của bậc thánh hiền, như trong phần trên đã nói: “Thân tâm vui sướng, tâm khai ý giải”, từ nơi ấy mà được, đó là thật, không phải giả. 

4) “Nhi khứ” (mà đi), làm lễ mà đi. Đi không phải là hết chuyện, đi làm gì? Đi y giáo phụng hành. Do đó, “theo lời dạy tu trì, hễ đi là không lùi bước”, đó là “nhi khứ”. Quý vị thấy mấy câu sau cùng: “Hoan hỷ tín thọ, tác lễ nhi khứ”, ý nghĩa rất phong phú. Tuyệt đối chẳng phải như người hiện tại chúng ta đi nghe kinh, nghe xong, làm lễ lui ra, ra khỏi rồi bèn làm gì? Ra khỏi cửa bèn suy nghĩ lung tung, làm càn, làm bậy, những điều mới được nghe nơi giảng đường quên tuốt luốt. Thật sự nghe hiểu, thật sự nghe thấu triệt sẽ đoạn nghi sanh tín, khai phát nguyện tâm, mọi người làm lễ là cảm ân, thân tâm quy nhất; “nhi khứ” là đi “thọ trì đọc tụng, vì người khác diễn nói”, thật sự làm! Tối hậu, chúng tôi dẫn mấy câu của Viên Anh pháp sư giảng nghĩa cuốn A Di Đà Kinh Yếu Giải, cuối sách Sư viết mấy câu cổ vũ chúng ta: 

“Từ nay trở đi, danh lợi thế gian vứt đi, bỏ đi, chớ đi theo con đường khác nữa”. Ngài nói năm câu, đây là câu thứ nhất. Danh lợi thế gian là giả, không thật. Tham chấp danh lợi thế gian, cái tâm ấy là tâm luân hồi, quý vị khởi tâm động niệm, ngôn ngữ, tạo tác là nghiệp luân hồi. Luân hồimê hoặc, nghiệp luân hồi là nghiệp bất thiện, quả báoluân hồi lục đạo. Người thật sự hiểu rõ, giác ngộ, những thứ ấy phải buông xuống hết. Danh văn, lợi dưỡng, ngũ dục, lục trần, hưởng thụ ngũ dục, lục trần phải buông xuống, sanh hoạt thường nhật tùy duyên, quyết định không được so đo. Người ta cho gì ăn nấy, ăn ngon rất tốt, ăn dở cũng tốt; từ đây cái tâm phân biệt xấu -tốt đã đoạn, tâm bình đẳng sẽ hiện tiền

Nhưng phải nhớ kỹ, nếu chúng ta cúng dường người khác, phải tận tâm tận lực chọn cái tốt nhất, vì sao? Nhằm thể hiện lòng cung kính. Khi tiếp nhận vật của người khác cho, quyết định không có tâm phân biệt, thành tựu đức của mình, cúng dường người khác là thành tựu phước báo của chính mình, tu phước báo cho chính mình. Do vậy, niệm niệm nghĩ thật viên mãn cho người khác, không cần nghĩ đến mình. Tự mình tiếp nhận người khác cúng dường, quyết định không có tâm phân biệt. Chúng ta tu hành ở chỗ này! Cái gì cũng đều mong cầu thì quý vị không thể ra khỏi luân hồi lục đạo. Thật sự lìa khỏi luân hồi lục đạo thì trong cuộc sống thường ngày, quyết định chẳng khởi tâm, chẳng động niệm, chẳng phân biệt, chẳng chấp trước, không có những thứ bất hảo như thế, mọi thứ đều tốt. Có như vậy mới hòng dưỡng được cái tâm thanh tịnh cho chính mình, dưỡng lòng từ bi của chính mình. Nhiếp thọ hết thảy chúng sanh thì phải nhớ kỹ, “hằng thuận chúng sanh, tùy hỷ công đức”, Phật dạy Tứ Nhiếp Pháp. Như vậy, vì sao đạo tràng phải trang nghiêm dường ấy? Chẳng nhằm để tự mình thọ dụng, điều này rất quan trọng. Nay đạo tràng trang nghiêm để chính mình thọ dụng, chứ không phải người khác thọ dụng, là sai rồi! Quý vị thấy thời cổ các tự viện tùng lâm xây cất choáng lộn huy hoàng, rồi lại nhìn vào liêu phòng của người xuất gia, nhìn rồi sẽ hiểu, họ vẫn thật sự tu hành. Ngay cả vị phương trượng hòa thượng, cái phòng Ngài ở được gọi là Phương Trượng. Phương trượng bao to? Vuông vức mỗi bề một trượng. Trong ấy chỉ có thể kê được một cái giường nhỏ, đặt một cái tủ nhỏ, kê một cái bàn nhỏ là chật ních. Đúng là phương trượng! Phòng của các vị chấp sự rất nhỏ, đại chúng cùng ở gian nhà chung (quảng đơn). Những kiến trúc lộng lẫy huy hoàng để mọi người đến lễ bái, đến tham học, khiến người khác sanh lòng hoan hỷ, nhằm cúng dường đại chúng, chứ không phải để cung phụng chính mình. Thế nào vì chúng sanh? Thế nào vì chính mình? Chính mình không mong cầu hưởng thụ, làm như vậy nhằm biểu diễn cho chúng sanh thấy, đó là người tu hành chân chánh, cuộc sống vật chất hết thảy đều đơn giản! 

Đối đãi người phải tận tâm tận lực. Pháp thứ nhất trong Tứ Nhiếp PhápBố Thí. Sự bố thí ấy chúng tôi thường giảng là mời khách nhiều, biếu tặng nhiều, cúng dường nhiều. “Ái ngữ” là thật sự quan hoài, thành tâm thành ý quan hoài. “Lợi hành”: Vì hết thảy chúng sanh phục vụ, đối với chúng sanh quyết là hữu lợi vô hại, có vậy mới có thể nhiếp thọ hết thảy chúng sanh. Đối với bản thân, đối với yêu cầu của chính mình thì phải đơn giản, khắc khổ, tương ứng cùng pháp, đối với thế gian này không lưu luyến. Đối với người khác thì trọng hậu, khiến người khác sau khi cảm nhận, họ có thể cảm ân, họ cũng có thể quy y Tam Bảo, gieo thân quy mạng. Ý nghĩa là đây, đó là tiếp dẫn chúng sanh. Tự hành như thế nào? Hóa tha như thế nào? Phật đều đã nêu gương cho chúng ta thấy. Điều đầu tiên là phải bỏ danh văn, lợi dưỡng

Điều thứ hai là “Từ nay trở đi, hết thảy hoặc nghiệp phải ngưng đi, dứt đi, chớ đi theo con đường khác nữa”. Hoặc là mê hoặc. Tham - sân - si - mạn - nghi trong tâm là mê hoặc; danh văn, lợi dưỡng bên ngoài, ngũ dục, lục trần đều là mê hoặc. Mê mất cái tâm, mê mất cái trí, chẳng thể tách rời những thứ ấy, tôi thường khuyến khích các đồng học, nay bản thân tôi có chút thành tựu, đắc lực là nhờ sự giáo huấn của thầy, tức Chương Gia đại sư dạy dỗ. Lão nhân gia dạy tôi buông xuống, thấy thấu suốt, buông xuống tự tư tự lợi, buông xuống danh văn, lợi dưỡng, buông xuống tham - sân - si - mạn, tôi thật sự làm nên mới có chút thành tựu như vậy. Làm được nhưng chưa đủ, mỗi ngày vẫn cứ phải tích cực nỗ lực thực hiện. Nay tôi rất có tín tâm, rất nắm chắc, tiến bộ hết sức nhanh chóng. 

Trong tu học Phật pháp, sự tiến bộ ban đầu rất chậm, đặc biệt là trong mười năm đầu, bởi có thể nói là giống như quý vị phải chiến đấu với tập khí vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, hết sức cực nhọc. Nếu quý vị quả thật khắc phục được thì sau đấy thuận buồm xuôi gió, mười năm đầu quả thật là mấu chốt. Nếu quý vị duyên không thật thù thắng, phiền não tập khí quá nặng, mười năm sẽ không đủ, tâm chưa định được, nói chung phải hai mươi năm, ba mươi năm. Nhưng quý vị phải nhớ: Dẫu cho ba mươi năm đi nữa, so với vô lượng kiếp luân hồi vẫn là quá ngắn, ba mươi năm ấy qua nhanh lắm. Sau đấy dần dần trở thành tự nhiên, tự nhiên buông xuống, mảy may miễn cưỡng cũng không có, như vậy quý vị bèn tự tại

Thế nhưng nhân duyên đầu tiên là quý vị có thành tựu nơi mấu chốt ấy hay không. Nhân duyên là thầy, đối với thầy quý vị có lòng tin thật sự hay không? Đấy là mấu chốt bậc nhất. Tôi tôn kính thầy, tin tưởng thầy, thầy dạy tôi những gì tôi thật sự làm theo, đó là cái ải đầu tiên. Nếu như hoài nghi thầy sẽ không có cách gì hết. Đừng nói là ba mươi năm, ba trăm năm cũng không thể tiến bộ được. A! Nay đã hết giờ rồi!

 

*

 Chư vị đồng học! 

 Chúng ta xem tiếp lời khai thị sau cùng của Viên Anh pháp sư. Ngài nói năm câu, câu thứ nhất là “từ nay trở đi, danh lợi thế gian vứt đi, bỏ đi, chớ đi theo đường khác nữa”. Câu thứ hai là “từ nay trở đi, hết thảy hoặc nghiệp phải ngưng đi, dứt đi, chớ đi theo đường khác nữa”. Hai câu này quả thật bọn chúng ta tu hành, học Phật, đặc biệt là cầu sanh Tịnh Độ, vĩnh viễn thoát khỏi lục đạo sanh tử luân hồi, không thể không nỗ lực học tập. Bởi lẽ chúng là Chân Như căn bản cho hết thảy thành tựu và sự vãng sanh Tịnh Độ của chúng ta. Không thể đột phá những chướng ngại ấy, trong một đời này, bất luận nỗ lực tu học như thế nào đi nữa, chỉ là gieo chút thiện căn trong A Lại Da Thức, trở thành tư lương đắc độ trong tương lai, chứ trong một đời này chắc chắn không thể thọ dụng được. Do vậy, nếu muốn thành tựu, thì đối với đạo lý này, đối với chân tướng sự thật này không thể không triệt để hiểu rõ. Triệt để hiểu rõ được gọi là “khán phá” (thấy thấu suốt), thật sự thấy rõ ràng, thấy minh bạch. Thấy thấu suốt rồi mới có thể buông xuống, mới đạt được tâm thanh tịnh, không nhiễm trước mảy may, đó chính là công phu chân thật của các đồng học Tịnh Tông chúng ta

Những năm gần đây, chúng tôi nắm chặt cương lãnh tu tập. Chúng ta tu tâm thì phải chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, chánh giác, từ bi, lấy đó làm mục tiêu. Nói cách khác, chúng ta phải chuyển hư ngụy thành chân thật. Phật tâm chân thật, phàm tâm hư giả, chẳng được dùng cái tâm hư giả, không được dùng nó, đừng sợ thua thiệt, đừng sợ bị lừa, đừng sợ khổ, đừng sợ khó, đừng sợ chết, chúng ta chỉ cầu sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới, chỉ mong mỏi thân cận A Di Đà Phật thì phải dùng cái tâm chân thành. Phải chuyển hết thảy phân biệt, chấp trước thành tâm thanh tịnh, buông xuống hết thảy nhiễm ô. Nhiễm ô là [nhiễm ô nơi] Ý, đặc biệt là thức thứ bảy. Mạt Na nhiễm ô Ý, chuyển cái tâm nhiễm ô thành tâm thanh tịnh, chuyển cái tâm kiêu căng ngạo mạn thành tâm bình đẳng. Ngã mạnphiền não rất nghiêm trọng

Chúng ta thấy ở phần trên đã nói đến Phiền Não Trược. Đức Thế Tôn quy nạp phiền não thành năm loại căn bản: Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi. Tham, Sân là nhiễm ô, Mạn là kiêu căng ngạo mạn, tự cho mình là đúng, trong mắt không người, đều là những thứ chướng đạo nghiêm trọng. Phải chuyển ngạo mạn thành bình đẳng, chuyển ngu si thành trí huệ, chánh giáctrí huệ. Quý vị thấy chẳng phải mọi thứ đều bị chuyển hay sao? Chuyển nghi hoặc thành chân thành, chuyển tự tư tự lợi thành đại từ đại bi, đó gọi là thật sự tu tập công phu! Chuyển trong sanh hoạt thường nhật, chuyển trong công việc, chuyển trong xử sự đãi người tiếp vật. Người khác đối đãi mình bằng hư ngụy, bằng nhiễm ô, bằng cao - thấp, bằng tự tư tự lợi, ta không đối xử với họ như thế. Nhất định ta phải dùng chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, chánh giác, từ bi, ta nhất định phải giống như Phật, Bồ Tát. Phật, Bồ Tát đối xử chúng sanh như thế nào? Rồi chúng ta nghĩ xem chúng sanh đối với Phật, Bồ Tát như thế nào? Đối với Phật, Bồ Tát, chúng sanh còn lừa dối thì đối với ta còn gì để nói nữa chăng! Họ còn khinh dối cả Phật, Bồ Tát, kiêu căng ngạo mạn đối với Phật, Bồ Tát, đối với ta họ coi ra chi! Thế nhưng chúng ta hãy suy nghĩ, Phật, Bồ Tát đối với chúng sanh như thế nào? Điều này cực quan trọng. Nay chúng ta phải học theo Phật, Bồ Tát, chớ học theo phàm phu, sẽ chuyển biến một trăm tám mươi độ, chúng ta hoàn tất ngay trong một đời này, một đời này vĩnh viễn thoát luân hồi lục đạo. Bọn họ vẫn cứ luân hồi lục đạo, chúng ta không vậy, chúng ta muốn hoành siêu, không còn luân hồi nữa. Vì vậy, buông xuống vạn duyên, hết thảy pháp thế gian, xuất thế gian không gì không buông xuống. Thân tâm quy mạng Tịnh Độ, quy mạng Di Đà, như vậy là đúng! 

Thông đạt, hiểu rõ pháp thế gian, xuất thế gian là thấy thấu suốt, không nhiễm trước mảy may là buông xuống. Hết thảy Hoặc nghiệp (những chuyện điên đảo mê hoặc) chúng ta đều hiểu rõ, hiểu rõ là thấu suốt, là huệ. Chẳng thể không tiếp xúc, nhưng tiếp xúc rồi vẫn như như bất động, có thể nói là như vậy, chắc chắn chẳng khởi tham - sân - si - mạn - nghi, tiếp xúc xong niệm niệm đều tương ứng với chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, chánh giác, từ bi. Đó là Bồ Tát đạo, là con đường thành Phật. Chúng ta đi trên con đường thành Phật, ngàn vạn phần chẳng được bận lòng đến người khác, chẳng cần suy tưởng đến người khác, hễ nghĩ bèn đọa lạc. Chẳng cần bàn chuyện người khác, hễ bàn luận bèn tạo nghiệp. Đối với người thiện căn, phước đức, nhân duyên có thể cùng trò chuyện, chúng tôi gọi là đối thoại, cổ vũ lẫn nhau. Đối với những kẻ chẳng thể tiếp nhận, thành kiến quá sâu, phiền não tập khí quá nặng thì chắp tay hoan hỷ. Họ nói với mình, nói nhiều đến đâu vẫn giữ thái độ cung kính lắng nghe, trong tâm thầm niệm A Di Đà Phật, mong Phật, Bồ Tát dùng thần lực đại từ đại bi gia trì người ấy, mong mỏi người ấy sớm có ngày giác ngộ, sớm ngày hồi đầu. Chúng ta đạo đức, trí huệ, định lực không đủ, không cách gì độ người ấy được, chúng ta cầu Phật lực gia trì, chúng ta có thể làm được chuyện này. 

Câu thứ ba: “Từ ngày nay trở đi, một tiếng A Di Đà Phật chết lòng niệm đi, tu đi, chớ đừng đi theo con đường khác nữa”. Hai câu trên đặt nặng cơ sở nơi Tín và Nguyện. Đã có Tín, Nguyện thì Hạnh rất quan trọng. Trong pháp môn này, Hạnh là chấp trì danh hiệu, mục đíchnhất tâm bất loạn, tâm không điên đảo bèn nhập cảnh giới Phật. Trước kia, chúng tôi giảng kinh Di Đà, đã nhiều lần bảo cùng quý vị, nhất tâm là năng chứng, Nhất Chân là sở chứng. Nếu chúng ta muốn chứng được Nhất Chân pháp giới thì quý vị phải biết: Tây Phương Cực Lạc thế giớiNhất Chân pháp giới, Hoa Tạng thế giớiNhất Chân pháp giới. Thật Báo Trang Nghiêm độ của hết thảy chư Phật là Nhất Chân pháp giới. Làm thế nào để chứng đắc? Nhất tâm bèn chứng đắc. Nhất tâm tu từ đâu? Tu nhất tâm trong sanh hoạt thường nhật. Thế nào là nhất tâm? Đối với hết thảy cảnh duyên (cảnh là hoàn cảnh vật chất, duyên là hoàn cảnh nhân sự) không khởi tâm, không động niệm, không phân biệt, không chấp trước, lúc ấy gọi là “nhất tâm”. Vừa khởi tâm động niệm thì cổ nhân nói đã lạc vào hai - ba, không còn là nhất tâm nữa. Hai- ba nghĩa là gì? Hai là phân biệt, chấp trước tức là thức thứ sáu và thức thứ bảy. Hai là hai ý. Thức thứ bảy là Ý Căn, thức thứ sáu là Ý Thức; đó là hai ý. Ba là gì? Ba là hai thức trên thêm vào A Lại Da Thức là ba. Tam tâm nhị ý. Tam tâm là thức thứ tám, thức thứ bảy và thức thứ sáu gọi là tam tâm. Nhị ý là thức thứ bảy và thức thứ sáu. Chúng ta vừa động một niệm bèn rớt vào hai, ba. Nói cách khác, từ chân tâm bèn lập tức rớt vào vọng tâm

Nếu trong hết thảy cảnh duyên, hết thảy pháp thế gian, xuất thế gian, ta đều có thể gìn giữ chẳng khởi tâm, chẳng động niệm, chẳng phân biệt, chẳng chấp trước thì quý vị vĩnh viễn giữ gìn được nhất tâm. Ai không có nhất tâm? Ai cũng có nhất tâm, cổ đại đức nói rất hay: “Niệm thứ nhất là nhất tâm, niệm thứ hai bèn rớt vào hai, ba”. Do vì quý vị không giữ được cái niệm thứ nhất, dù có nhưng không giữ được, bèn rất nhanh chóng rớt vào hai, ba. Do vậy, quý vị bèn là vọng tâm, để phiền não tập khí làm chủ. Trong A Lại Da Thứcchủng tử tập khí phiền não từ vô lượng kiếp đến nay, chủng tử gặp duyên bèn hiện hành. Duyên từ đâu mà có? Do năm thức đầu tiếp xúc cảnh giới bên ngoài, đó là duyên. Vừa tiếp xúc, thức thứ sáu bèn dấy vọng tưởng, thức thứ bảy là hư vọng chấp trước bèn lập tức sanh khởi. Đó là ranh giới giữa phàm và thánh; thánh nhân chẳng có gì khác, các Ngài có thể giữ được cái niệm thứ nhất, vĩnh viễn để cái niệm thứ nhất làm chủ, tám thức, năm mươi mốt Tâm Sở không làm chủ. Đó là chư Phật Như Lai, chúng ta phải học theo, học được bản lãnh ấy thì mới thật sự được thọ dụng

Thuận hay nghịch đều là Tăng Thượng Duyên, trong hội Lăng Nghiêm, Văn Thù Bồ Tát giảng: “Thuận - nghịch đều là phương tiện”. Câu nói này không sai một tí nào, đối với người thật sự có trí huệ, thuận cảnh hay nghịch cảnh không gì không phải là phương tiện thiện xảo để thành tựu đức hạnh của chính mình, thành tựu cơ duyên thù thắng của hết thảy chúng sanh. Thuận hay nghịch đều là phương tiện. Thế nhưng, không phải là người nhất tâm thì thuận hay nghịch đều tạo nghiệp. Trong thuận cảnh khởi tham si, với nghịch cảnh khởi sân khuể, không gì không tạo nghiệp. Do đây biết đúng là như Ngẫu Ích đại sư đã nói: “Cảnh duyên không tốt - xấu, tốt - xấu chỉ do tâm”. Tâm thiện thì hết thảy cảnh giới đều thiện; thuận hay nghịch đều thiện. Tâm bất thiện, hết thảy cảnh giới thuận hay nghịch đều bất thiện, cảnh tùy tâm chuyển! Đó là chân lý, phải thông đạt, phải thấu hiểu đạo lý này! 

Vậy thì chúng ta tu bằng cách nào? Phật, Bồ Tát dạy chúng ta một câu A Di Đà Phật. Niệm một câu A Di Đà Phật ấy như thế nào? Sáu căn tiếp xúc cảnh giới sáu trần bên ngoài bèn khởi tâm động niệm, cổ nhân thường nói: “Chẳng sợ niệm khởi, chỉ sợ biết chậm”. Niệm ấy vừa khởi bèn lập tức “A Di Đà Phật” để đánh tan cái niệm ấy đi. Có một câu A Di Đà Phật là giác, dùng một câu chánh giác, Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác này để đánh tan hết thảy vọng niệm. Một câu A Di Đà Phật là cái gốc lành, khởi tâm động niệm đều là tập tánh, đó là bản tánh. Dùng bản tánh để khống chế tâm tánh, đó là có công phu, công phu thật sự! Bồ Tát, Thanh Văn, Duyên Giác đều có thể dùng công phu này, đều có thể giữ vững chánh giác, đều có thể giữ không lui sụt. Bình thường dạy quý vị niệm một câu A Di Đà Phật trong từng niệm, Phật, Bồ Tát dạy chúng ta không hoài nghi, không xen tạp, không gián đoạn. Không gián đoạn có rất nhiều cách giải thích, đối với kẻ sơ học chúng ta, một câu Phật hiệu phải miên miên mật mật, chẳng được gián đoạn. Vì sao? Vừa gián đoạn, vọng tưởng liền khởi lên, phiền não tập khí bèn trùm lấp. Không gián đoạn nhằm khống chế phiền não tập khí, chẳng cho nó khởi hiện. Nhất định phải nhớ kỹ, sáu căn tiếp xúc cảnh giới bên ngoài, không khởi tâm, không động niệm, không phân biệt, không chấp trước, đó là tu tập nhất tâm. Tổ sư đại đức thường chỉ dạy chúng ta “nhất tâm xưng niệm”, quý vị phải hiểu thế nào là nhất tâm. Còn khởi tâm động niệm, còn có phân biệt, chấp trước thì đó là vọng tâm. Quý vị vọng tâm niệm Phật thì không phải là niệm Phật. Trong bản dịch của đại sư Huyền Trang có nói đến điều này, nhưng Ngài không dịch là “nhất tâm bất loạn” mà là “nhất tâm hệ niệm”. 

Quý vị hãy suy nghĩ: Trong kinh điển, đức Phật dạy chúng ta niệm Phật như thế nào? Ngoại trừ A Di Đà Phật ra, trừ thế giới Cực Lạc ra, cái gì cũng không nghĩ đến. Phương pháp đơn giản nhất là ngay cả Cực Lạc thế giới cũng không nghĩ đến, chuyên tưởng A Di Đà Phật. Vì sao? Thấy A Di Đà Phật không phải là sanh về Tây Phương Cực Lạc hay sao? Nghĩ đến thế giới Cực Lạc vẫn còn là phiền phức lắm, Mười Sáu Phép Quán là nghĩ đến Cực Lạc thế giới. Kinh Vô Lượng Thọ bản hội tập của cụ Hạ Liên Cư, phẩm thứ bốn mươi tám là tưởng Cực Lạc thế giới, giảng về Cực Lạc thế giới. Nếu quý vị vẫn quán tưởng, tức là tưởng Cực Lạc thế giới, há nào thuận tiện như một câu A Di Đà Phật? Người thật sự thông minh ngay cả Cực Lạc thế giới cũng không nghĩ đến, chuyên tưởng A Di Đà Phật, chuyên niệm A Di Đà Phật, lẽ đâu không thành tựu? A Di Đà Phật là chỗ chân chánh cho chúng ta thân tâm quy mạng. Vì thế, mới bảo chúng ta: “Chết lòng niệm đi, tu đi!” Tu là tu chứng, tất cả vọng tưởng thảy đều buông xuống, đó là Tu. 

Một câu A Di Đà Phật phải khéo niệm, cốt sao phải đạt đến tiêu chuẩn của Đại Thế Chí Bồ Tát: “Nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối”. Đó chính là bí quyết dụng công thành tựu của Đại Thế Chí Bồ Tát lão nhân gia chỉ dạy chúng ta. Ý nghĩa của “nhiếp trọn sáu căn” không phải là buộc quý vị mắt không nhìn, tai không nghe, không có nghĩa như vậy; mắt vẫn thấy, tai vẫn nghe, mũi vẫn ngửi, lưỡi vẫn nếm, nhưng nhất định không giữ lại ấn tượng! Cũng có nghĩa là quyết định không vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, quyết định không khởi tâm, không động niệm, không phân biệt, không chấp trước. Dẫu cho nhìn khắp tất cả, nghe khắp tất cả nhưng quả thật chẳng có phân biệt, chẳng có chấp trước, chẳng có khởi tâm, chẳng có động niệm. Niệm niệm A Di Đà Phật miên miên mật mật, chẳng bị bên ngoài ảnh hưởng mảy may. Cảnh giới ấy người minh tâm kiến tánh trong Tông Môn thường nói là “qua rừng trăm hoa nở, mẩu lá chẳng dính thân”, cảnh giới như vậy đấy! Họ dùng phương pháp tham cứu đạt đến cảnh giới này, Tịnh tông dùng Niệm Phật, dùng phương pháp chấp trì danh hiệu để đạt đến cảnh giới này. Trong tâm quả thật chỉ có một câu A Di Đà Phật, ngoại trừ A Di Đà Phật ra, cái gì cũng đều chẳng có. Chẳng thể nghĩ bàn! Đó mới là “một câu A Di Đà Phật chết lòng niệm đi, tu đi”. 

Thế nào là “chết lòng”? Đối với hết thảy pháp thế gianxuất thế gian, hết thảy người, sự, vật, chẳng còn bận tâm, chẳng còn khởi tâm, không động niệm, đó là thật sự chết lòng rồi. Không phải là cảnh giới không tồn tại, cũng không phải là không tiếp xúc cảnh giới, nhưng cảnh giới quyết định chẳng phương ngại tâm mình, cũng quyết định chẳng bị nó lôi kéo mà khởi vọng tâm, quý vị vĩnh viễn dùng chân tâm, người như vậy mới là biết niệm! Tông Môn thường nói là “biết cái gì!”; Tịnh tông chúng ta cũng có thể nói là “quý vị biết cái gì?” Quý vị có biết niệm hay không? Nếu biết niệm thì tốt lắm, cao hơn Thiền nhiều! Đó là thực tại quý vị phải tin tưởng. Trong kinh Đại Tập, Thích Ca Mâu Ni Phật đã nói: “Trì danh niệm Phật là thượng thượng thâm diệu thiền”, quý vị phải thật sự hiểu được câu nói này của Thích Ca Mâu Ni Phật. Câu tiếp theo, đại sư dạy chúng ta

“Từ nay trở đi, cầu sanh cõi Cực Lạc năm điều thanh tịnh, chớ đi theo đường khác nữa”. Chúng ta phải đi theo con đường nào? Con đường lớn dẫn đến Tây Phương Cực Lạc thế giới. Con đường lớn ấy gọi là “năm cõi thanh tịnh”. Sư dùng danh từ ấy để đối ứng với “ngũ trược ác thế” của thế gian này, Sư gọi cõi kia là “ngũ thanh tịnh độ”. Vì sao? Ở bên này là Kiếp Trược, tức là thời đại không tốt; Tây Phương Cực Lạc thế giới A Di Đà Phật thành Phật mới mười kiếp, Phật và tất cả nhân dân trong Cực Lạc thế giới đều là vô lượng thọ. Vô lượng thọthế giới ấy mới thành tựu mười kiếp, nhằm thời đại rất tốt đẹp. Chúng ta trong Kiếp Trược, còn bọn họ thanh tịnh. Chúng sanh nơi này có Kiến Trược, tà tri tà kiến; sanh về Tây Phương Cực Lạc thế giới là chánh tri chánh kiến. Trong thế gian của chúng ta, tà sư thuyết pháp hằng hà sa số, kinh Lăng Nghiêm nói như vậy. Trong Tây Phương Cực Lạc thế giới, chư Phật Như Lai thuyết pháp, số lượng ấy dù có dùng Hằng hà sa số để tỷ dụ cũng không cách gì sánh ví được, nhiều như số vi trần trong tam thiên đại thiên thế giới. Hằng hà sa số không thể sánh ví được ư? Kiến giải thanh tịnh mà! Chúng ta ở đây phiền não, tập khí rất nặng, chúng sanh trong Tây Phương Cực Lạc thế giới mỗi ngày nghe kinh, nghe pháp, cúng dường chư Phật, cúng dường hết thảy chúng sanh trọn khắp hư không pháp giới. Quý vị hãy nghĩ đi: Người bên đó đừng nói chi nhiều, phước huệ họ tu mỗi ngày ước chừng bằng với phước huệ chúng ta phải tu trong vô lượng kiếp. Họ hoàn thành trong một ngày. Bọn chúng ta ở đây có phiền não, bên thế giới ấy của người ta ai cũng có trí huệ, chuyển tám thức thành bốn trí, chuyển phiền não thành Bồ Đề, năm thứ thanh tịnh

Trong thế gian này có Chúng Sanh Trược, sao gọi là Chúng Sanh Trược? Là vì cư dân trong thế gian này kiến giải, tư tưởng thác loạn, hết thảy chúng sanh vô tình lẫn hữu tình đều bị nhiễm ô, biến Nhất Chân pháp giới thành thế gian trược ác; trái lại, Tây Phương Cực Lạc thế giới con người tâm thiện, tư tưởng thiện, ngôn hạnh thiện, cảm được thế giới Cực Lạc, chứ không là ngũ trược ác thế. Trong thế gian này, chúng sanh thọ mạng rất ngắn; người bảy mươi tuổi hiếm hoi, từ sáu mươi tuổi trở đi đã thuộc vãn niên rồi. Tôi nhớ lúc cầu học tại Đài Trung, thầy Lý dạy chúng tôi cổ văn, giảng đến bài Thu Thanh Phú (bài phú Tiếng Thu), cảm thán bốn mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông biến hóa, đời người cũng có bốn thời: Trước năm hai mươi tuổi là mùa Xuân, hai mươi đến bốn mươi là mùa Hạ của đời người, từ bốn mươi đến sáu mươi là mùa Thu của đời người, sáu mươi tuổi trở đi là mùa Đông. Thầy giảng thiên văn chương ấy, cảm khái vô hạn. Người thế gian muốn qua được mùa Đông, thì ba mùa Xuân, Hạ, Thu phải chuẩn bị sẵn; nhưng có mấy ai biết cách sống qua tuổi già? Người thế gian mê hoặc điên đảo nhiều, thanh xuân trẻ khỏe hưởng phước, quên sạch chuyện tuổi bóng xế. Lúc tuổi già xộc tới, dẫu hối cũng không kịp; không biết tu phước, tích đức lúc trẻ khỏe. 

Giáo dục Trung Quốc thời cổ rất coi trọng vấn đề này. Thanh thiếu niên chú trọng giáo dục đạo đức, đó là bám chắc rễ trước khi tròn hai mươi. Từ hai mươi đến bốn mươi bèn phục vụ xã hội, tạo phước. Từ bốn mươi đến sáu mươi, bồi dưỡng người kế tục. Sáu mươi tuổi trở đi lui về hưu, hưởng phước! Vậy là biết cách sống qua mùa Đông. Đấy chính là giáo dục tư tưởng, hoàn toàn khác với người Tây phương; người Tây Phương điên đảo. Trong một đời người, lúc nào mới hưởng phước? Tuổi nhi đồng. Vì thế, mọi người tại ngoại quốc thường nói: “Tuổi nhi đồngthiên đường. Tuổi trung niên là chiến trường, tuổi già là phần mộ”. Nói nghe sao bi ai quá đỗi! Không như tư tưởng Trung Quốc. Tư tưởng, lý luận của Trung Quốc khác hẳn bọn họ. Tuổi thanh thiếu niên rất cay đắng thì mới phát phẫn nỗ lực học tập, theo kịp bước tiến của xã hội, vì xã hội tạo phước. Tuổi già hưởng phước, tuổi già không phải là mồ chôn, tuổi già là hưởng phước. Trong tư tưởng của người ngoại quốc, phước báo mười mấy năm trẻ trung hưởng hết, phước báo cả đời đã hưởng xong, họ lại không biết tu phước, tuổi già sao không rất khổ? 

Chúng ta thấy điều tốt đầu tiên của Tây Phương Cực Lạc thế giớivô lượng thọ! Vô lượng thọ ấy chẳng phải là vô lượng có số lượng, mà thật sự là vô lượng một cách vô lượng. Sự việc ra sao? Sanh về Tây Phương Cực Lạc thế giới rồi, quyết định trong một đời chứng viên mãn Vô Thượng Bồ Đề, chứng đắc Vô Thượng Bồ Đề là thật sự vô lượng thọ, không giả đâu, vì sao? Đừng nói đến Vô Thượng Bồ Đề, chỉ nói đến Chánh Đẳng Chánh Giác, bậc Bồ Tát Sơ Trụ trong Viên Giáo phá một phẩm vô minh, thấy một phần chân tánh, chứng một phần Pháp Thân, trong cảnh giới này không còn sanh diệt nữa. Sanh diệt không còn tức là bất sanh bất tử, Phật pháp gọi đó là Đại Niết Bàn. Đại Niết Bànbất sanh bất diệt, bất sanh bất diệt thật sự là vô lượng thọ! Đó là mục tiêu tu hành chân chánh của Phật pháp Đại Thừa

Tiểu Thừa Tứ Quả A La Hán cũng chứng đắc Niết Bàn, nhưng Niết Bàn ấy không phải là thật, nói theo cách thông thường thì các Ngài chỉ đạt tương tự Niết Bàn, không phải chân thật Niết Bàn. Các vị ấy chưa kiến tánh, cho nên Phật còn gọi đó là “thiên chân Niết Bàn”. Chỉ có Đại Thừa Bồ Tát mới chứng đắc Niết Bàn chân chánh, tức đại Niết Bàn. Sơ Trụ Bồ Tát của Viên Giáo đã chứng đắc nhưng không viên mãn, muốn viên mãn phải thuộc vào Như Lai quả địa, đấy mới là chứng đắc vô minh đại Niết Bàn. Cái hay nhất của Tây Phương Cực Lạc thế giới không chỉ là vô lượng thọ mà còn là “viên chứng ba thứ Bất Thoái”, thật phi phàm, thật khó tin! Bậc Sơ Trụ Bồ Tát trong Viên Giáo chứng được ba thứ Bất Thoái, nhưng chưa viên mãn. Viên chứng ba thứ Bất Thoái, nói thật ra, bậc thật sự viên chứng là Đẳng Giác Bồ Tát. Chúng ta hạ thấp tiêu chuẩn một chút, không cần phải nâng cao như thế thì viên chứng ba thứ Bất Thoái trong kinh thường gọi là A Duy Việt Trí Bồ Tát. A Duy Việt Trí thuộc đẳng cấp nào? Từ Thất Địa trở lên, được oai thần bổn nguyện của Phật A Di Đà gia trì, chứ không phải do chính mình thật sự có năng lực chứng đắc. Dù được Phật gia trì, chính mình vẫn phải nghiêm túc tu học. Tu học thì công phu của mỗi người tiến triển khác nhau. Mức học tập tiến bộ có nhanh, có chậm, thật đấy. Kẻ nhanh thì sớm có ngày tự mình thật sự chứng được viên mãn ba thứ Bất Thoái. Dù chưa chứng nhưng được A Di Đà Phật gia trì, nên thọ dụng, trí huệ, đức năng cũng chẳng khác gì lắm. Chuyện thù thắng này mười phương các thế giới Phật thảy đều không có. Như vậy, ở đây đại sư khuyến khích chúng ta, từ ngày nay trở đi, nhất định phát nguyện cầu sanh cõi nước Tây Phương Cực Lạc năm thứ thanh tịnh, chúng ta phải lấy đó làm tông chỉ tu học cho bản thân

Điều cuối cùng vô cùng trọng yếu, nhất định tiến đến Phật quả viên mãn, đây cũng là câu cuối cùng trong Tứ Hoằng Thệ Nguyện: “Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành”, quý vị mới thật sự đạt được viên mãn rốt ráo, chứng được Phật quả viên mãn rốt ráo. Do vậy, “từ ngày nay trở đi, nhanh chóng tiến đến A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, chớ đi theo đường nào khác”. Con đường khác là gì? Là danh văn lợi dưỡng thế gian. Phải tranh giành những phẩm hàm gì, phải tranh giành những địa vị gì, phải tranh giành những quyền lợi gì, lầm hết! Chúng ta chú tâm suy tưởng, Thích Ca Mâu Ni Phật đã nêu gương gì cho chúng ta? Ngài là vương tử, lẽ đương nhiên sẽ kế thừa vương vị, vương vị cũng không cần, Phật biểu diễn cho chúng ta thấy, chúng ta giành làm gì đây? Nay chúng ta muốn giành lấy một địa vị, nếu nghĩ đến Thích Ca Mâu Ni Phật ở bên chúng ta, Ngài sẽ nghĩ như thế nào? Phật dạy chúng ta như thế nào? Phật không cần! Không cần danh, không cần cái danh đế vương, cũng không cần địa vị đế vương, cũng không cần quyền lợi của đế vương, mọi thứ đều buông bỏ hết, cũng chẳng hưởng thụ phú quý. Những hưởng thụ vật chất trong cuộc sống đế vương đều bỏ hết, bỏ sạch sành sanh. 

Ngài là kẻ bình dân, thân phận gì cũng không có, chức tước gì cũng không có, được người khác tôn kính, mọi người gọi Ngài là Thế Tôn. Thế Tôn nghĩa là gì? Nói như bây giờ, đặc biệt rất thông dụng tại Trung Quốctôn kính. Nếu nói theo cách bây giờ là “đức Thích Ca Mâu Ni Phật tôn kính”. Phật là thánh nhân, người Trung Quốc chúng ta gọi là “thánh nhân”, người Ấn Độ gọi là Phật, Phật có nghĩa là người có trí huệ, có đạo đức, người giác ngộ. Đối với danh hiệu của Ngài chúng ta thêm vào chữ “tôn kính”, bậc thánh nhân Thích Ca Mâu Ni tôn kính, hoặc là Thích Ca Mâu Ni Phật, Thích Ca Mâu Ni Giác Giả, bậc giác ngộ, xưng hô như vậy đó! 

Những việc suốt một đời lão nhân gia chúng ta phải học tập: Đó là giáo học. Chính mình phải ngày ngày không ngừng học tập, mỗi ngày không ngừng dạy người khác. Do vậy, nếu quý vị chú tâm quan sát, dùng thuật ngữ hiện tại để nói về Ngài thì cả một đời Ngài theo đuổi sự nghiệp giáo dục. Nếu dùng thuật ngữ hiện tại để mô tả Ngài thì Phật là một nhà giáo dục đa nguyên văn hóa. Những hành động suốt đời Ngài là thực hiện công tác nghĩa vụ giáo dục xã hội đa nguyên văn hóa, bởi lẽ Ngài dạy học không thâu học phí, không tiếp nhận cúng dường, mỗi ngày sống quá đơn giản, cầm bát khất thực, ngày ngày ra ngoài khất thực. Ôm bát đi xin, ai cho gì ăn nấy, quyết định không phân biệt, mà đều là tâm cảm kích. Quý vị cúng dường một bát cơm rất ngon, Ngài rất cảm kích, cảm ân; quý vị cúng dường cơm không dễ nuốt, Ngài vẫn bình đẳng cảm ân. Vì sao? Người cúng dường đã tận tâm. Mỗi cá nhân giàu nghèo khác nhau, trạng huống sanh hoạt khác nhau, đến xin ở chỗ nghèo cùng, họ ăn những thứ rất dở, họ cúng dường cho quý vị những thứ tốt nhất rồi đó. Vì vậy, chư Phật, Bồ Tát đều bình đẳng cảm ơn. Chúng ta học Phật, học Phật chính là học theo Thích Ca Mâu Ni Phật, học theo tấm lòng Ngài, học hỏi cuộc đời Ngài, học theo cách đãi người tiếp vật, học tập Ngài từ bi giáo hóa hết thảy chúng sanh. Phật biết chuyện trọng yếu nhất trong việc từ bi tế thế là giúp cho chúng sanh giác ngộ, phá mê khai ngộ, có như vậy mới thật sự lìa khổ được vui. Vui do đâu mà có? Vui do giác ngộ mà có. Khổ do đâu mà có? Khổ do mê hoặc mà có. Chỉ có phá mê khai ngộ mới thật sự lìa khổ được vui. Thích Ca Mâu Ni Phật hiểu đạo lý này, liễu giải chân tướng sự thật này, cả đời giúp người khác, giúp người khác lìa khổ được vui. Ngài giảng về nhân để giúp chúng sanh phá mê khai ngộ, để rồi tự họ mới lìa khổ được vui. 

A! Kinh A Di Đà trong Hệ Niệm Pháp Sự chúng tôi giới thiệu đến đây thôi. Đoạn sau là Vãng Sanh Chú, bài chú Vãng Sanh này chúng tôi cũng cần phải giảng. Phải có nhận thức, phải hiểu rõ bài chú ấy. A! Bây giờ hết giờ rồi. 

Trung Phong Tam Thời 
Hệ Niệm Pháp Sự 
Toàn Tập Giảng Ký, 
Phần 13 hết
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 8993)
“Ư bỉ nhị thập nhất câu chi Phật độ, công đức trang nghiêm chi sự, minh liễu thông đạt, như nhất Phật sát, sở nhiếp Phật quốc, siêu quá ư bỉ.” Chỉ một câu văn trong kinh Vô Lượng Thọ mà ta đã có ba chữ nói về cõi Phật.
(Xem: 9909)
pháp môn niệm Phật, lấy nhất tâm niệm Phật, cầu sinh Tây phương, ly khổ đắc lạc. Nhìn vào thấy như là Tiểu thừa, chỉ tự lợi mình, nhưng thực tế mà nói thì là Đại thừa, có thể lợi tha.
(Xem: 10077)
Sau khi thành đạo, Đức Phật Thích Ca đã thấu suốt cội nguồn pháp giới trong vũ trụ. Ngài đã nhìn thấy rõ mỗi chúng sanh đều có Phật tánh, nhưng vì mê muội mà chưa nhận được.
(Xem: 10946)
A Di Đà Phật, danh hiệu này là vạn đức hồng danh, tại sao vậy? Danh hiệu này là danh hiệu của tự tánh, là danh hiệu của tánh đức.
(Xem: 8904)
Pháp môn Tịnh độ theo như huyền ký của Đức Phật trong Kinh Vô Lượng ThọKinh Đại Tập là một pháp môn thù thắng và rất thích hợp với chúng sanh trong thời mạt pháp này.
(Xem: 9379)
Pháp môn niệm Phật từ trước đến nay được phổ biến rộng rãi, hàng Phật tử đều có thể ứng dụng thực hành và đã chứng nghiệman lạc, lợi ích từ câu Phật hiệu.
(Xem: 7938)
Một trong những duyên khởi đưa tôi tới sự học hỏi pháp môn Tịnh Độ là lần đi cúng thất đầu tiên của bác tôi
(Xem: 9175)
Trong Phật giáo, niệm là một thuộc tính của tâm, gọi là tâm sở pháp
(Xem: 11148)
Xã hội ngày nay, lòng người ác độc; cho nên bị thiên tai, nhân họa thường xuyên giáng xuống. Khi tai họa ập đến không ai lường trước được, không thể trốn tránhđề phòng không kịp.
(Xem: 8570)
Tu hành là tu cái gì? Đơn giản nhất, then chốt nhất, chính là buông bỏ. Nhìn thấu không cần phải tu, buông bỏ thì bạn tự nhiên liền nhìn thấu, vì vậy chính là tu buông bỏ, ta phải buông bỏ không ngừng
(Xem: 8933)
Cầu siêu chỉ là một sức mạnh thứ yếu, không phải là sức mạnh chủ yếu. Vì thời gian chủ yếu để tu thiện, làm thiện là thời gian khi người đang còn sống
(Xem: 17275)
Chúng tôi giảng rất nhiều lần bộ kinh Vô Lượng Thọ, tính sơ đến nay cũng khoảng mười lần. Mỗi lần giảng giải đều không giống nhau.
(Xem: 12063)
Pháp Sự Toàn Tập Giảng Ký, Lão pháp sư Thích Tịnh Không giảng tại Úc Châu Tịnh Tông Học Viện, Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa
(Xem: 25828)
Kinh quán Vô Lượng Thọ Phật là một trong ba bộ kinh chính yếu của tông Tịnh Độ, được xếp vào Đại chánh tạng, tập 16, No. 1756.
(Xem: 9425)
Pháp môn Tịnh Độcon đường chính yếu dẫn chúng sanh thời nay thoát sanh tử, là chiếc thuyền vững chắc đưa mọi người vượt thẳng qua năm đường.
(Xem: 9294)
Quả thật là có một cõi như thế, gọi là cõi Tịnh Độ Hiện Tiền. Cõi ấy không bị giới hạn bởi không gian hay thời gian...
(Xem: 9854)
Đây là một trong nhiều pháp môn của Phật, mà đặc điểm là dể tu, dể chứng, rất thích hợp với đại đa số quần chúng...
(Xem: 11209)
Trong vô lượng pháp môn tu ấy, nhìn chung Thiền và Tịnh đều được coi là phổ cập nhiều nhất hiện nay, nhất là các nước Á đông... Võ Thị Thanh Thảo
(Xem: 9542)
Giác Minh Diệu Hạnh Bồ Tát giảng; Bồ Tát giới đệ tử Thường Nhiếp kết tập; Cư Sĩ Như Hòa dịch Việt
(Xem: 10124)
Quyển sách này là một phần trong bộ sách Niệm Phật Pháp Yếu do Cư sĩ Mao Dịch Viên tuyển tập... Thích Minh Thành dịch
(Xem: 13490)
Thuyết Giảng Mỗi Chiều Chủ Nhật Tại Tổng Hội Cư Sĩ Phật Giáo... HT Thích Huyền Dung
(Xem: 15779)
12 lời nguyện niệm Phật này, nhằm giúp cho Phật tử có định hướng trong việc tu tậpchí nguyện để về thế giới Cực Lạc của Đức Phật A-Di-Đà... Thích Chân Tính
(Xem: 15404)
Thư cho người em Tịnh độ là một bộ luận nhỏ, gom nhặt những yếu nghĩa của Tông Tịnh độ, chia thành từng bài nhỏ, mỗi bài là một chủ đề... Thích Hồng Nhơn
(Xem: 18432)
Chỉ vì tín lực chẳng sâu nên thắng nghiệp chìm trong hữu lậu, lại muốn bỏ pháp này để chọn pháp khác, lầm lạc lắm thay!... Như Hòa dịch
(Xem: 18876)
Kính nghĩ, đức Thích-ca mở ra vận hội lớn làm lợi ích rộng lớn cho chúng sinh có duyên, xiển dương giáo pháp tùy theo mỗi quốc độ khiến pháp nhũ thấm nhuần khắp cả... Nguyên Trang dịch
(Xem: 18647)
Pháp Niệm Phật Tam Muội xét về nguồn gốc là từ Viễn Tổ (tổ Huệ Viễn) đề xướngLô Sơn, sáng khởi Liên Xã sáu thời tịnh hạnh, trở thành quy củ cao đẹp cho muôn đời... Như Hòa
(Xem: 13697)
48 Lời Nguyện của Phật A Di Đà song ngữ Việt - Anh; Hán dịch: Khương Tăng Khải, Việt dịch: HT Thích Trí Tịnh; Sưu tập: Tuệ Uyển
(Xem: 18955)
Kính nguyện quyển sách nhỏ này có thể giúp đỡ thật sự những đồng tu, đại đức có duyên, được lìa khổ được vui, liễu sanh thoát tử... Pháp Sư Tịnh Không
(Xem: 11579)
100 Bài Kệ Niệm Phật - Liên Tông Thập Nhị Tổ Triệt Ngộ Ðại Sư, Thích Thiền Tâm dịch
(Xem: 22933)
Niệm Phật Vô Tướng - Lí Luận và Nhập Môn Pháp Môn Niệm Phật Viên Thông của Bồ Tát Đại Thế Chí, Nguyên tác: Tiêu Bình Thật cư sĩ, Cư sĩ Hạnh Cơ dịch
(Xem: 19071)
Kinh Vô Lượng Nghĩa - Tam tạng pháp sư Đàm Ma Già Đà Da Xá, người Thiên-trúc, dịch từ Phạn văn ra Hán văn tại Trung-quốc, vào đời Tiêu-Tề; Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra Việt văn
(Xem: 18198)
“Niệm Phật” là pháp môn lấy ngay cái nhân địa Phật để tu thành Phật, nhờ đó mà chúng sanh tiết kiệm cả triệu đời khổ cực tu hành trong sanh tử tử sanh...
(Xem: 8561)
Giả sử khi tôi thành Phật, nước tôi còn có địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
(Xem: 26915)
Về môn Niệm Phật, tuy giản dị nhưng rất rộng sâu. Điều cần yếu là phải chí thành tha thiết, thì đạo cảm ứng mới thông nhau, hiện đời mới được sự lợi ích chân thật.
(Xem: 19820)
Do nhờ định lực niệm Phật của mình cảm ứng với từ lực của Đức Phật A-Di-Đà thì lập tức cảnh “ác đạo” sẽ được chuyển hóa thành cảnh “Cực lạc”...
(Xem: 15205)
Một câu niệm Phậttâm yếu của đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni. Tâm yếu, cũng gọi là tông, là yếu chỉ tức sắc tức không của cảnh giới chân tâm...
(Xem: 15389)
Một câu A Di Đà Lộ tánh diệu chân như Sắc xuân nơi hoa sáng Muôn tượng ẩn gương xưa.
(Xem: 26705)
Tâm chân thành là tâm Phật, bạn với Phật là đồng tâm. Bốn hoằng thệ nguyện là đồng nguyện với Phật...
(Xem: 16258)
Danh hiệu Phật Bồ Tát đại từ đại bi vô lượng vô biên biểu trưng trí tuệ của tự tánh vô lượng vô biên, đức năng vô lượng vô biên...
(Xem: 19287)
Cầu vãng sanh tức là cầu “Nhất niệm tương ưng nhất niệm Phật”, tương ứng với đại nguyện của Đức A-Di-Đà Phật để Đức A-Di-Đà Phật độ thoát chúng ta.
(Xem: 19645)
Pháp môn của Phật bình đẳng, đó là Khế Lý. Ứng hợp được với căn cơ của mình, chọn lựa cho đúng, hành cho đúng theo khả năng của mình là Khế Cơ, chúng ta được thành tựu.
(Xem: 19831)
Để cho người bệnh có được một cái vốn căn bản, thì đầu tiên chúng ta nên cố gắng hướng dẫn cho người hộ niệm cái vốn căn bản vững vàng trước.
(Xem: 18544)
Quyết chí tử hạ thủ công phu, lấy bốn chữ A-di-đà Phật hay sáu chữ Nam-mô A-di-đà Phật làm bổn mạng của mình, ngày đêm dõng mãnh Lão thật niệm Phật, không mỏi mệt...
(Xem: 32286)
Tịnh độ giáo là một tông phái thuộc Phật giáo Đại thừa, tín ngưỡng về sự hiện hữu của chư Phật và tịnh độ của các Ngài; hiện tại nương nhờ lòng từ bi nhiếp thụ của Phật-đà...
(Xem: 20129)
Niệm Phật đúng pháp là tâm tiếng hiệp khắn nhau. Tiếng ở đâu thì tâm ở đó, tâm ở đâu thì tiếng ở đó.
(Xem: 45811)
Thái độ nói ôn hòa điềm đạm sẽ làm tăng thêm uy tín cho người nói, gây dựng được một thiện cảm để người ta muốn nghe. Cuối cùng cái cốt lõiý thức của ta qua lời nói...
(Xem: 6762)
Những trang sách “HỘ NIỆM: KHẾ LÝ - KHẾ CƠ” này được chư vị phát tâm ghi chép lại từ những buổi tọa đàm ngắn trong những buổi cộng tu tại Niệm Phật Đường A-Di-Đà ở vùng Brisbane Úc-Đại-Lợi.
(Xem: 22626)
Thường Tịch Quang Tịnh Độ là cõi ấy chỉ toàn là ánh sáng, dệt nên những tia quang phổ khi chúng sinh được sinh về đây... HT Thích Như Điển
(Xem: 24261)
Đây là những bản dịch giới thiệu những tư tưởng quan trọng của những vị sáng Tổ của ba tông phái Tịnh Độ Nhật Bản. - HT Thích Như Điển
(Xem: 39053)
Cõi Cực Lạc hay cõi Tịnh Độ mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni muốn giới thiệu cho chúng sanhthế giới Ta Bà nầy là cõi: Phàm Thánh Đồng Cư Tịnh Độ... HT Thích Như Điển
(Xem: 20416)
Kinh A Di Đà thuộc hệ tư tưởng Đại thừa, ra đời trong thời kỳ phát triển Đại thừa Phật giáo... Thích Nguyên Thành
(Xem: 19786)
Chọn pháp môn Tịnh Độ Tông, niệm Phật cầu vãnh sanh Tịnh Độ... Tâm Tịnh
(Xem: 40632)
“Đường về Cực Lạc” là con đường pháp dẫn ta và tất cả chúng sanh từ xứ ác trược Ta Bà về đến thế giới thanh tịnh Cực Lạc. Cũng chính là “Pháp môn Tịnh độ”...
(Xem: 18528)
Thế giới Bản nguyệnthế giới vượt thoát mọi ý niệm nhị nguyên, sự hiện hữu của thế giới ấy không phải là sự hiện hữu đối đãi của cái khổ và cái vui.
(Xem: 18369)
Hiện tại chúng ta niệm Phật là niệm tự tâm. Vì tự nơi mỗi chúng sanh ai cũng có Phật nhân, mà, khi đã có Phật nhân thì liền có Phật quả - là thành Phật...
(Xem: 9057)
Muốn cảm ứng đạo giao với Phật A Di Đà để vãng sanh về xứ Cực lạc cần phải tu cho đúng, nghĩa là niệm Phật phải đạt nhất niệm
(Xem: 14118)
Không thể không phản tỉnh, không thể không kiểm thảo, hay nói cách khác, nhất định phải tìm lỗi lầm của chính mình, phải tìm tâm bệnh của chính mình.
(Xem: 18095)
Vận mạng từ do đâu mà có? Do đời trước tu mà được, trên thực tế mỗi ngày vận mạng của chúng ta cũng đang có sự tăng giảm, thêm bớt.
(Xem: 17547)
Thân thểảnh hưởng mãnh liệt đến tinh thần. Thế nên, muốn cho tinh thần vững mạnh, tin tưởng chí thiết nơi tự lực, tha lực, kiên cố chấp trì câu danh hiệu Phật...
(Xem: 14610)
Thể tánh của đức Phật A Di Đàvô lượng thọ, vô lượng quang, là Phật Pháp thân. Giáo lý đại thừa đều chấp nhận rằng Pháp thân bao trùm tất cả thế giới.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant