Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Tịnh Nhiễm Do Tâm

29 Tháng Mười Một 201000:00(Xem: 4266)
Tịnh Nhiễm Do Tâm


NHẤT HẠNH

THIẾT LẬP TỊNH ĐỘ
Kinh A Di Đà Thiền Giải
Lá Bối, Hoa Kỳ 2000 - Nhà Xuất Bản Tôn Giáo Hà Nội - 2004

Tịnh Nhiễm Do Tâm



Trong Đạo Bụt nguyên thỉ có kinh Đại Thiện Kiến Vương.Kinh này cũng có trong tạng Pali.Đọc kinh này, ta thấy khung cảnh rất giống khung cảnh kinh A Di Đà ở trong truyền thống Bắc Phạn.Trong kinh này cũng có nói đến "Thất trùng lan thuẫn, thất trùng la võng, thất trùng hàng thọ,..."và ‘‘hoa sen lớn như bánh xe’’.Cảnh tượng giống hệt như cảnh Tịnh Độ ở kinh A Di Đà
 

Hồi đó Bụt sắp tịch, thầy trò đang đi lên miền Bắc.Có lẽ Bụt muốn trở về thành Ca Tỳ La Vệ để nhập diệt, nhưng khi tới được thành Câu Thi Na thì Bụt nghĩ rằng mình nhập diệt nơi đây cũng được.Đây chỉ là một thành phố nhỏ.Thầy A Nan yêu cầu Ngài đừng nhập diệt ở đây, đợi tới một thành phố nào thật đẹp mới nên nhập diệt.Đó là chiến thuật của Thầy A Nan.Thầy muốn Bụt chậm nhập diệt giờ phút nào thì quý giờ phút đó.Thầy A Nan thưa:"Bạch Đức Thế Tôn, thành phố Kusinagara này nhỏ xíu, phần nhiều nhà cửa được làm bằng nền đất tường vôi.Đức Thế Tôn đừng nhập diệt ở đây.Đức Thế Tôn, xin Ngài đợi đến một thành phố nào lớn hơn và đẹp hơn rồi hãy nhập diệt."Bụt cười và nói:"Thầy đừng tưởng rằng thành phố này không đẹp.

Ngày xưa, thành phố này đã từng là một Tịnh Độ.Ta đã từng ở thành phố ấy."Và Đức Thế Tôn tả cho Thầy A Nan nghe về những nét đẹp đẽ, phồn vinh và hạnh phúc của quốc độ Câu Thi Vương ngày xưa của vua Đại Thiện Kiến.Những điều này đã được ghi chép trong kinh Đại Thiện Kiến Vương - Kinh số 68 của bộ Trung A Hàm.Quý vị sẽ thấy là trong kinh A Di Đà cũng có những chi tiết giống hệt kinh Đại Thiện Kiến Vương
 

Trong tạng Pali, kinh này tên là Mahàssudarsana, nằm trong Trường bộ số 17.Kinh có ghi lời thưa của thầy A Nan:"Bạch đức Thế Tôn, có những thành phố lớn khác như thành Vương Xá, Xá Vệ, Ba La Nại,... Tại sao đức Thế Tôn không nhập diệt nơi các thành phố ấy mà Ngài lại quyết định nhập diệt ở nơi thành phố nhỏ hẹp này - một thành phố nhỏ hẹp nhất trong các thành phố?" 
 

Đức Thế Tôn nói:"Này A Nan, Thầy đừng nói rằng đây là một thành phố nhỏ hẹp.Thuở quá khứ, thành Câu Thi Na này có tên là Câu Thi Vương, giàu có cùng tột, dân chúng đông đúc.A Nan, thành Câu Thi Vương dài mười hai do diên, rộng bảy do diên.Ở đây, người ta đã dựng lên các tháp cao bằng một người, hai, ba, bốn cho đến bảy người.Này A Nan, thành Câu Thi Vương ở bên ngoài có bảy lớp hàng rào bao bọc, rào được xây bằng gạch với bốn loại châu báu là vàng, bạc, lưu ly, thủy tinh; bảy lớp hào thì được rãi bằng cát với bốn lớp châu báu là vàng, bạc, lưu lythủy tinh
 

Này A Nan, Câu Thi Vương được bao bọc bởi bảy lớp tường thành. Ở ngoài các lớp tường thành ấy, cũng được xây dựng bằng bốn lớp châu báu vàng, bạc, lưu lythủy tinh.Này A Nan, thành Câu Thi Na cũng được bao bọc bởi bảy lớp cây đa la.Các cây ấy được dựng bằng bốn lớp châu báu; cây đa la bằng vàng thì hoa, lá, trái bằng bạc; cây đa la bằng bạc thì hoa, lá, trái bằng vàng; cây đa la bằng thủy tinh thì hoa, lá, trái bằng lưu ly và hoa, lá, trái bằng thủy tinh thì cây đa la bằng lưu ly
 

Này A Nan, khoảng giữa cây đa la có đào những ao hoa. Trong các ao ấy có trồng các loại thủy hoa như hoa sen xanh, hoa sen đỏ, hoa sen trắng, hoa sen hồng.Bờ ao hoa ấy có đắp bốn loại châu báu là vàng, bạc, lưu lythủy tinh.Ở đây, ao hồ trải cát bằng bốn loại châu báu vàng, bạc, lưu ly, thủy tinh.Trong các ao ấy, có thềm cấp bằng bốn loại châu báu vàng, bạc, lưu lythủy tinh.Này A Nan, các ao ấy được màn che ở dưới, có chuông lắc ở giữa, bốn loại châu báu là vàng, bạc, lưu ly, thủy tinh; chuông bằng bạc thì quả lắc bằng vàng và chuông bằng vàng thì quả lắc bằng bạc. " 
 

Nói tóm lại, ở trong kinh này, ta thấy có những chi tiết về những vẻ đẹp của Tịnh Độ.Các vị Tổ sư đã có nhiều tác phẩm chú giải kinh A Di Đà và nhiều tác phẩm diễn giải rất sâu sắc.Chúng ta có thể thừa hưởng được những bộ sách diễn giải đó. 
 

Ở Làng Mai, chúng ta hãy học hỏithực tập kinh A Di Đà theo phương pháp thiền quán hiện pháp lạc trú để đừng bị chìm đắm, dù là chìm đắm trong những lý thuyết thậm thâm vi diệu.Chúng ta học hỏiáp dụng kinh A Di Đà trong đời sống tu tập hàng ngày của chúng ta, học hỏithực tập như thế nào để có hạnh phúc, an lạc, vững chãithảnh thơi, để Đức A Di Đàcõi Tịnh Độ có thể có mặt trong đời sống hàng ngày của chúng ta.Vì vậy, trong những buổi giảng về kinh A Di Đà, tôi sẽ không sử dụng những tác phẩm diễn giảng của các vị Tổ sư đi trước.Chúng ta hãy học kinh A Di Đà bằng nhãn quan mới, chúng ta nhìn giáo lý của kinh A Di Đà bằng cách nhìn của đạo Bụt nguyên thỉ. 
 

Ta nên biết rằng niềm ao ước sâu xa nhất của con ngườitìm ra được môi trường sống có an ninh, tình thương và sự hiểu biết.Tất cả chúng ta đều mong ước có một môi trường như vậy.Các đức Bồ tát, các đức Thế Tôn cũng thấy được ước muốn của chúng ta và của mọi loài chúng sanh.Cho nên, bất cứ ai mà thực tập một cách thông minh và vững chãi đều nghĩ tới sự thành lập những môi trường như vậy, để mình tự nuôi dưỡng mình, và để mình có thể nuôi dưỡng những người khác.Vì vậy ý hướng thành lập Tịnh Độtâm niệm của tất cả những người tu học.Trong chúng ta, người đã tu lâu năm hay người mới tu cũng vậy, ai cũng ao ước thiết tha là làm thế nào để lập ra một khung cảnh trong đó chúng ta được sống có thầy, có bạn, có an ninh, được che chở, được thương yêu và có điều kiện đi tới trên con đường thành tựu đạo nghiệpchuyển hóa khổ đau. 
 

Kinh A Di Đà cũng nằm trong viễn tượng đó.Đức A Di Đà là người đã từng tu học và cũng đã có ước vọng đó, nên Ngài đã tạo ra một khung cảnh có an toàn, có tình thương, có những điều kiện để thực tập.Người chủ trương Tịnh Độ là Bụt A Di Đà, khung cảnh có tên là Cực Lạc.Chúng ta, ai cũng ôm ấp ước muốn ấy.Chúng ta cũng muốn lập ra một khung cảnh để an trú, để có nơi đón tiếp những người bạn của mình, những người thương của mình, mời họ đến đó để cùng chung sống, cùng tu học, cùng hưởng được sự có mặt của vững chãi, thảnh thơi,tình thương và sự an lạc.Tuy nuôi dưỡng tâm niệm đó, nhưng có khi chúng ta không có nhiều may mắn.

Chúng ta chỉ lập ra được một cơ sở, rồi chúng ta bị mắc kẹtchạy theo cơ sở ấy.Chúng ta mất hết thì giờ để xây dựng cơ sở, nhưng chúng ta lại không tạo ra được một nội dung cho cơ sở đó.Nghĩa là tạo ra được sự an lạc, hòa hợpthanh tịnh của một Tăng thân.Nếu ta không tạo được một khung cảnh có nội dung như vậy, thì ta chỉ là người làm nô lệ cho khung cảnh mà thôi.

Chúng ta phải chạy kiếm tiền để tiếp tục duy trì và phát triển cái vỏ của những cơ sở ấy, rốt cuộc ta không có thì giờ để chăm sóc cho bản thân ta và cho những người đến với ta.Từ khởi điểm thì bản nguyện ta cũng cùng bản chất với bản nguyện của đức A Di Đà, nhưng sau đó chúng ta bị lầm lạc - lầm lạc đi sang một nẻo khác, đó là nẻo làm chùa.Việc làm chùa khiến chúng ta trở thành một người bận rộn nhất trên đời.Ta mất hết thảnh thơi, mất hết an lạcbản hoài ban đầu của ta, ta không thực hiện được.Xây dựngkiến thiết Tịnh Độ là hoài bão của tất cả chúng ta.Nhưng ta phải khéo léo lắm mới xây dựng được một Tịnh Độ, nếu không, ta sẽ đánh mất bản thân của ta.

Trú xứ ta xây dựng phải có chất liệu an tịnh ta mới gọi nó là Tịnh Độ được.Khung cảnh mà chúng ta muốn tạo lập ra phải có chất liệu "Tịnh" của nó.Tịnh tức là không có sự ô nhiễm.Sự ô nhiễm nào?Trước hết, ta gọi tên nó là sự bận rộn.Chúng ta bận rộn quá, bận rộn về chuyện đi cúng, làm đám và xây cất.Chúng ta đâu có thì giờ để tu học, đâu có thì giờ chăm sóc cho nhau, đâu có thì giờ thương nhau.

Có sự bận rộn là không có tịnh, tức là nhiễm.Cõi của ta là Uế độ, không phải Tịnh Độ.Chúng ta để tiền bạc thống trị chúng ta, chúng ta để tiền bạc và quyền lực của nó chi phối chúng ta.Ở trong khung cảnh đó, người nào cũng muốn làm lớn, cũng muốn có uy quyền với những người khác, người nào cũng muốn có tiền bạc.Cõi đó đâu còn là cõi Tịnh Độ nữa.Vì trong khung cảnh đó, ta chỉ thấy có sự ganh tỵ, giận hờn và sợ hãi.Tất cả các yếu tố ấy đều là bất tịnh.Những gì làm ô nhiễm môi trường thì ta gọi là bất tịnh.Ban đầu thì tâm chúng ta rất tốt; ta muốn tạo ra một cõi Tịnh Độ.Nhưng vì thiếu khéo léo, thiếu chánh niệmchúng ta đã tạo ra một cõi Uế độ.Bận rộn là yếu tố làm hư hoại sinh môi của chúng ta, làm ô nhiễm môi trường sống của chúng ta.Ô nhiễm tiếng Pháp là pollution.Khi tới một đạo tràng, như Đạo tràng Làng Mai, chúng ta thử hỏi Đạo tràng Mai Thôn có ô nhiễm không?

Nơi đó có chuyện tranh giành quyền bính không?Người ta có suốt ngày lo chuyện tiền bạc, người ta có bận rộn về chuyện tổ chức quá không?Người ta có thì giờ để tu học, người ta có thì giờ để thương nhau, để chăm sóc cho nhau không?Người ta có ganh tỵ, giận hờn và sợ hãi nhau không?Người ta có sống an lạc không?Tất cả những câu hỏi đó ta có thể trả lời được.Nhờ sự tu tập, nhờ sự quyết tâm của ta mà ta giữ được khung cảnh thanh tịnh - khung cảnh của sự không ô nhiễm.Đó là Tịnh Độ.Cõi của ta có thể là Tịnh Độ hay Uế độ, điều đó tùy thuộc theo tâm niệm của những người sống ở trong cõi đó.Chúng ta có quyền và có khả năng tạo ra một Tịnh Độ để sống với nhau, chăm sóc nhau, thương yêu nhau, giúp cho nhau tu họcchuyển hóa.Chúng ta cũng có quyền tạo ra một Uế độ, trong đó sự giành giật, sự ganh tỵ, sự sợ hãi, tiền bạc và quyền lực đóng vai trò then chốt
 

 Khi đọc kinh A Di Đà, ta nghe nói cõi Tịnh Độ (Sukhavati) là do đức A Di Đà sáng tạo ra bằng bốn mươi tám nguyện lực của ngài.Kinh A Di Đà có nói về dân chúng của Tịnh Độ, và về sinh hoạt hàng ngày của những người trong cõi Tịnh Độ.Sáng sớm, những người trong nước có thì giờlấy lẵng vải đi nhặt hoa trên trời rơi xuống để đem cúng dường các vị Bụt và Bồ tát ở các cõi nước khác.Họ đi bằng thần thông, nên sau khi viếng thăm và cúng dường hoa cho các vị Bụt và các vị Bồ tát ở nước khác rồi mà về vẫn còn dư thì giờ để ăn trưa.Ăn trưa xong thì đi thiền hành
 

Những điều mình ưa thích nhất trong kinh, mình có thể kể ra.Mỗi khi có gió nhẹ thổi qua, các hàng cây xao động.Từ trong tiếng xao động của lá cành, nếu lắng tai, mình có thể nghe được tiếng thuyết pháp về Ngũ căn, Ngũ lực, Thất bồ đề phần, Bát thánh đạo phầnTứ thánh đế.Và bay liệng giữa hư không có những loài chim mầu nhiệm.Khi mình lắng nghe tiếng hót của các loài chim ấy, mình cũng nghe được pháp âm của các đức Như Lai.Kinh không nói đến một cách trực tiếp hay đầy đủ về phần đóng góp của dân chúng mà chỉ nói đến thần lực của đức A Di Đà trong việc tạo ra một cõi Tịnh Độ.Thật ra, trong một khung cảnh sinh hoạt, tất cả những người tham dự đều có bổn phận đóng góp.Nếu mình biết sống an lạcthảnh thơi như những người đang sống ở Tịnh Độ, có thì giờ lắng nghe tiếng gió trong cây, nghe tiếng chim, đi nhặt hoa cúng dường, ăn cơm và đi kinh hành, tức là mình đã đóng góp được vào việc kiến thiết Tịnh Độ rồi. 
 

Dầu đức A Di Đàthảnh thơi cách mấy, có vững chãi cách mấy, có thương yêu cách mấy, mà những người vãng sinh về cõi A Di Đà vẫn còn bận rộn, vẫn còn tập quán bước đi như bước trên than hồng, vẫn chưa nói được với nhau những lời ái ngữ thì cõi đó chưa thể gọi là một cõi Tịnh Độ được cả.Hãy tưởng tượng trong cõi Tịnh Độ có một người đang đi như bị ma đuổi, hãy tưởng tượng trong cõi Tịnh Độ có một người đang nói với người khác bằng giọng trách móc, chua chát.Cõi Tịnh Độ tan biến liền lập tức.Tịnh Độ là một sáng tạo phẩm cộng đồng của đức A Di Đà và của dân chúng trong nước đó.Vì vậy, tịnh hay không tịnh, tịnh nhiều hay tịnh ít, điều đó không phải chỉ do đức A Di Đà mà còn do dân chúng trong cõi ấy nữa.

Khung cảnh mà ta tạo ra ở Âu châu, ở Việt Nam hay ở Hoa Kỳ để cho một số người về tu học cũng vậy, không phải chỉ là sáng tạo phẩm của người đứng ra thành lập mà là sáng tạo phẩm chung của tất cả những người đã tới bằng bước chân thảnh thơi, bằng nụ cười hiền hậu, bằng cái nhìn bao dung, bằng lời nói ái ngữ của họ.Như thế là mình cùng chung sức tạo ra một cõi Tịnh Độ, trong đó mọi người được sống an ninh trong tình thương và sự hiểu biết.Cho nên Tịnh Độ phải là một sáng tạo phẩm cộng đồng mà không phải chỉ là sáng tạo phẩm của một người, dầu người đó là một người có nhân cách vĩ đại như đức Bụt A Di Đà.Ta hãy tưởng tượng một người chưa biết đi thiền hành, bây giờ sanh sang bên kia và tiếp tục chạy như bị ma đuổi.

Đức A Di Đà sẽ gọi người ấy đến và nói: "Con hãy tới đây, Thầy dạy cho con cách đi thiền hành".Cố nhiên bên Tịnh Độ có rất nhiều vị giáo thọ, và đức A Di Đà có thể dặn dò các vị giáo thọ kiên nhẫn dạy phép thiền hành, phép theo dỏi hơi thở và ăn cơm chánh niệm cho những người vừa mới sanh về cõi Tịnh Độ.Một ngày có không biết bao nhiêu là người sanh về Tịnh Độ, nhiều lắm, mà chắc chắn là đức A Di Đà có đủ số giáo thọ để lo dạy dỗ và hướng dẫn cho họ. 
 

Nói như vậy để làm gì?Nói như vậy là để chúng ta thấy rằng:dù đang ở trong cõi Ta Bà, chưa sinh về cõi Tịnh Độ, nhưng nếu chúng ta đi được từng bước vững chãithảnh thơi, nếu chúng ta biết sử dụng ái ngữ, biết thương yêu nhau và đùm bọc cho nhau, thì Tịnh Độ đã có thể có mặt ngay tại đây rồi, và chuyện gia nhập vào cõi Tịnh Độ của đức A Di Đà trở thành một chuyện rất dễ.Vì nếu ngay ở đây ta đã được có Tịnh Độ rồi thì đi đâu cũng là Tịnh Độ cả.

Mình không thể lấy Tịnh Độ ra khỏi con người của mình được, mình ở đâu là Tịnh Độ ở đó, vì Tịnh Độ ở ngay trong tâm mình.Và vì đã quyết tâm thực hiện Tịnh Độ cho mình và cho người, nên đi tới đâu là ta có Tịnh Độ ở đó. Tịnh Độsáng tạo phẩm cộng động của mình với những người tham dự.Và càng thực tập, ta càng thấy rõ ràng rằng đức A Di Đàcõi Tịnh Độ là những sáng tạo phẩm của Tâm.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 46146)
"Hộ-Niệm" đúng Chánh Pháp, hợp Lý Đạo, hợp Căn Cơ. Thành tựu bất khả tư nghì! ... Cư Sĩ Diệu Âm
(Xem: 21015)
Phật A Di Đà chính là vị Phật biểu trưng cho một Phật thể có thọ mạng vô lượng, trí tuệ vô cùng, công đức vô biên (Vô lượng thọ, Vô lượng quang, Vô lượng công đức).
(Xem: 23365)
Thế giớichúng ta đang sống luôn bất an, bất toàn và tạm bợ mà trong kinh A Di Đà gọi là trược thế... Thích Viên Giác
(Xem: 18885)
Tu tập pháp môn P’howa, tức là pháp môn chuyển di thần thức vào giây phút từ trần, sẽ làm người tu tự tin vào đời sống của mình, vào sự tu tập tâm linh của mình...
(Xem: 15384)
Không có một sự thực hành Niệm Phật chân chính, không ai có thể trung thực nhận ra tính chấp ngã vị kỷ của con người đã hình thành nên cốt lõi của sự tồn tại sinh tử.
(Xem: 46627)
Vì lòng thương xót chúng sanh đời Mạt Pháp, đức Thế Tôn đặc biệt nói ra pháp này để rộng cứu tế, ngõ hầu chúng sanh dẫu chẳng được gặp Phật, mà nếu gặp được pháp môn này...
(Xem: 15275)
Tự Tánh Di Đà: Tiểu bộ kinh Đi Đà định danh rất rõ về thể tánh của Đức A Di Đà: Vô Lượng Thọ - Vô Lượng Quang; Một đức Phật tín ngưỡng, tâm linhpháp tánh, đương vi giáo chủ một cõi Tịnh lý tưởng cũng thuộc phạm vi tín ngưỡng...
(Xem: 42570)
Nếu trong sự thuần tưởng, lại gồm cả phước huệ và tịnh nguyện thì tự nhiên tâm trí khai mở mà được thấy mười phương chư Phật, tùy theo nguyện lực của mình mà sanh về Tịnh-độ.
(Xem: 13056)
“Nam Mô A Di Đà Phật” bài pháp tối thắng nhất, mà tôi đã mang đi trong suốt một dặm đời, thân thương như ruột thịt, ân cần như mẹ cha.
(Xem: 33145)
Nói đến tịnh độ tất phải nói đến hai khái niệm tự lựctha lực. Tự lực nói đến phương pháp chúng ta thực hành cho tự thân, dựa vào nội lực của chính tâm chúng ta.
(Xem: 51175)
Kinh Hoa Nghiêm nói: “Lòng tin là gốc của đạo, sanh ra các công đức. Lòng tin có thể nuôi lớn các căn lành. Lòng tin có thể vượt khỏi các đường ma.
(Xem: 6573)
Đức Phật dạy chúng ta lấy hiếu làm gốc. Hiếu dưỡng cha mẹpháp môn căn bản rất lớn của đạo Phật, cũng là điều kiện quan trọng cơ bản làm người.
(Xem: 13092)
Cõi Tịnh Độ cũng được gọi là cõi Cực Lạc. Tôi là người hạnh phúc nhất và giàu nhất trên thế giới. Mỗi ngày nơi làm việc, tôi nghe tụng niệmtâm trí tôi đầy bao Cực Lạc khi đang làm việc.
(Xem: 29292)
Với một người có nguyện và có lực, họ vẫn xem khoảnh khắc cuối của đời sốngthời khắc quan trọng, vì chúng có khả năng chi phối rất nhiều đến đời sống tiếp theo.
(Xem: 34319)
Phát Bồ đề tâm, nói đơn giản, là trước hết, lập cái chí nguyện mong cầu tuệ giác Vô thượng Bồ đề, kế đó, phát triển tuệ giác ấy...
(Xem: 23565)
Tâm Bồ đề là tâm rõ ràng sáng suốt, tâm bỏ mê quay về giác, là tâm bỏ tà quy chánh, là tâm phân biệt rõ việc thị phi, cũng chính là tâm không điên đảo, là chân tâm.
(Xem: 30319)
Mục tiêu cuối cùng của việc học Phật là khai trí huệ. Trí huệ từ Định lực mà có, cũng chính là do tâm thanh bình đẳng mà có...
(Xem: 29993)
Nếu có tỳ-kheo chân thật muốn học đạo, hãy vứt bỏ những thứ trang sức choáng lộn, chẳng cầu danh văn, chất phác, giữ lòng chân thành...
(Xem: 32629)
Pháp sư Ấn Hải dịch từ Nhật ngữ sang Hoa ngữ vào năm 1987, Thích nữ Viên Thắng dịch từ Hoa ngữ sang Việt ngữ vào năm 2011
(Xem: 10543)
Tất cả các pháp trong thế gian đều do nhân duyên mà sanh huyễn hóa mà có. Bởi do nhân duyên hư vọng hòa hợp mà có sanh, nhân duyên hư vọng biệt ly mà có diệt.
(Xem: 58543)
Thông đạt tiếng nói các chúng sanh, khai thị thật tướng vũ trụ. Vượt khỏi các pháp thế gian. Tâm thường nguyện độ thoát chúng sanh. Đối với vạn vật tùy ý tự tại.
(Xem: 14155)
Nếu đạo hữu đang tìm kiếm ban hộ niệm để độ người thân và độ người tín Phật liên hệ với Ban hộ niệm tại địa phương mình trong danh sách bên dưới.
(Xem: 11345)
Nếu mình là người có Trí huệ, biết lo cho hạnh phúc đời này và mai sau của mình thì mình lo tinh tấn tu hành, đừng để cái Chết hay Vô Thường tới, lúc đó đã quá muộn rồi.
(Xem: 30924)
Mục đích của Phật pháp không ngoài việc giúp chúng sinh giác ngộ tự tâm, xa lìa khổ đau đạt được an lạc... Thích Tâm An biên dịch
(Xem: 25246)
Thân tất cả chư Phật, Là thân một đức Phật. Một tâm một trí huệ, Lực vô úy cũng thế... HT Thích Thiền Tâm
(Xem: 22735)
Nếu hay tu trí tuệ thì không khởi phiền não. Trí tuệ vô ngã có thể từ chỗ nghe Phật pháp, thể nghiệm Phật lý, phản quan tự ngã, nhìn thấu nhân sinh mà có được.
(Xem: 33094)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bảo Tích, Kinh số 0366 - HT Thích Trí Tịnh dịch
(Xem: 17652)
Chư Tổ Tịnh Độ Tông - HT Thích Thiền Tâm
(Xem: 42072)
Hán dịch: Tam Tạng Sa Môn Thật-Xoa Nan-Đà (Siksananda), người xứ Vu Điền (Khotan), phiên dịch vào đời nhà Đường của Trung Hoa; Việt dịch: Ban Việt Dịch Vạn Phật Thánh Thành
(Xem: 45634)
Khi đức Phật phát ra bất-khả-thuyết bất-khả-thuyết tiếng vi diệu như thế xong, thời có vô lượng ức hàng Trời, Rồng, Quỉ, Thần ở trong cõi Ta-bà...
(Xem: 32040)
Địa tạng chú trọng cả sinh và chết. Địa tạng rất trọng thị hạnh phúc nhân loại. Địa tạng hay nói Phật giáo, nhưng chữ ấy không có nghĩa tôn giáo của Phật, mà là giáo huấn của Ngài... HT Thích Trí Quang
(Xem: 11272)
Cuối cùng thì một con đường vô thường này mỗi người chúng ta đều phải đối diện! Tuy nhiên, Phật A-di-đà đã từng phát đại nguyện muốn cứu độ tất cả chúng sanh niệm Phật.
(Xem: 27296)
Tâm tánh của chúng sinh dung thông không ngăn ngại, rộng lớn như hư không, lặng trong như biển cả. Vì như hư không nên thể của nó bình đẳng...
(Xem: 17713)
Tây phương Cực lạccảnh giới thanh tịnh giải thoát. Thanh tịnhvô nhiễm là thuần thiện, giải thoát là vượt ngoài ba cõi, vượt ngoài ba cõi là xả ly thế gian.
(Xem: 12208)
"Văn hóa Tịnh độ" được thiết lập theo các quy chuẩn, giá trị vật chấttinh thần nhất định. Thứ nhất, đây là cảnh giới không có khổ đau, chỉ có hạnh phúc...
(Xem: 29085)
Giáo - Lý - Hạnh - Quả là cương tông của Phật pháp. Nhớ Phật, niệm Phật thực là đường tắt để đắc đạo. Thời xưa, cứ tu một pháp thì cả bốn (Giáo - Lý - Hạnh - Quả) đều đủ.
(Xem: 28217)
Nếu ai nấy chẳng làm các điều ác thì những sự tổn hại chúng sanh đều sẽ chẳng ai làm, tham-sân chẳng đủ để tạo thành tai họa vậy!
(Xem: 22691)
Chân thật niệm Phật, lạy Phật sám hối, giữ giới sát, ăn chay, cứu chuộc mạng phóng sinh. Đó là bốn điểm quan trọng mà sư phụ thường dạy bảo và khuyến khích chúng ta.
(Xem: 17296)
Chắc chắn Đức Phật đã thiết lập nhiều quy luật đạo đứcthiền quán. Những điều này hỗ trợ cho ân cần tử tế, từ bi, bao dung, yêu thương, tế nhị cũng như tuệ trí, tập trung, và can đảm.
(Xem: 11857)
Từ ngàn năm trước cho đến tận ngàn sau, sáu chữ Nam Mô A Di Đà Phật vẫn vang dội mãi trong tâm thức đi về của Đạo Phật Việt, như một năng lực cứu độ nhiệm mầu cho chúng sanh...
(Xem: 34660)
Ðức bổn sư Thích Ca Mâu Ni Thế Tônthương xót tất cả chúng-sanh mà hiện ra nơi đời ác-trược, với bốn mươi chín năm thuyết pháp, mục đích mở bày và chỉ rõ Tri-Kiến Phật...
(Xem: 26287)
Pháp môn Tịnh Độ cao cả không cùng, rộng lớn như trời che đất chở. Đây là Pháp môn tổng trì của chư Phật ba đời, là đạo mầu đặc biệt trong một đời giáo hóa của đức Thích Ca.
(Xem: 29045)
Nếu một người thiện nam hay tín nữ thực hànhhoàn thành Năm Thực Tập Chính Niệm, người ấy cuối cùng sẽ đạt được sự vãng sinh về vùng đất Hòa Hòa Bình và An Lạc...
(Xem: 13158)
Qua sự trì niệm Danh hiệu Phật cá nhân, riêng tư hay cộng đồng, tâm thức có thể trở nên tập trung trên tính bản nhiên của thực tại đã ôm ấp đời sống của chúng ta.
(Xem: 28890)
Thiên Như lão nhơn đang tĩnh tọa nơi thất Ngọa Vân, bổng có người đẩy cửa bước vào, tự xưng là Thiền khách. Lão nhơn im lặng gật đầu chào, đưa tay ra ý mời ngồi...
(Xem: 18693)
Pháp Thân, tự biểu hiện ‘tính không’ và không có sự hiện hữu của thân thể vật lý, mà phải tự hiện thân trong một hình tướng và được biểu hiện như cây trúc...
(Xem: 46289)
Đấng Pháp vương vô thượng Ba cõi chẳng ai bằng, Thầy dạy khắp trời người Cha lành chung bốn loài.
(Xem: 13793)
Xem qua lịch sử phát triển của tông Tịnh độ, ta thấy vào thời Ðông Tấn, khoảng cuối thế kỷ thứ V, có Ngài Tuệ Viễn lập ra Bạch Liên Xã để xiển dương Tông Tịnh độ;...
(Xem: 29959)
Đức Phật A Di Đà là một ngôi giáo chủ trên cõi Lạc Bang, oai đức không cùng, thệ nguyện rất lớn, mở môn phương tiện, độ kẻ chúng sanh ra khỏi Ta bà đem về Tịnh độ.
(Xem: 22781)
Nói đến Phật giáo, người ta nghĩ ngay đến đạo Từ bi cứu khổ. Mà hình ảnh cứu khổ tiêu biểu tuyệt vời nhất thiết tưởng không ai khác hơn là đức Bồ tát Quan Thế Âm...
(Xem: 12499)
Bất cứ một việc làm gì, khi nhìn kết quả của sự việc, ta sẽ biết nguyên nhơn của việc ấy và ngược lại, nếu muốn biết kết quả của một việc xảy ra cho được tốt đẹp...
(Xem: 37213)
Một thời Ðức Phật ở nước Xá Vệ, trong vườn Cấp Cô Ðộc, cây của thái tử Kỳ Ðà, cùng với các đại Tỳ Kheo Tăng... Thích Minh Định dịch
(Xem: 36868)
Khuyến phát Bồ Đề Tâm văn; Âm Hán Việt: Cổ Hàng Phạm Thiên Tự Sa môn Thật Hiền soạn; Dịch: Sa môn Thật Hiền chùa Phạm Thiên Cổ Hàng soạn
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant