Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Gạn Đục Khơi Trong

29 Tháng Mười Một 201000:00(Xem: 4255)
Gạn Đục Khơi Trong


NHẤT HẠNH

THIẾT LẬP TỊNH ĐỘ
Kinh A Di Đà Thiền Giải
Lá Bối, Hoa Kỳ 2000 - Nhà Xuất Bản Tôn Giáo Hà Nội - 2004

Gạn Đục Khơi Trong

 

Trong kinh A Di Đà, đức Thế Tôn nói:‘‘Xá Lợi Phất, trong khi tôi đang ca ngợi công đức không thể nghĩ bàn của chư Bụt thì chư Bụt cũng xưng tán công đức không thể nghĩ bàn của tôi’’.

 

Ở đây, ta thấy các đức Như Lai luôn luôn yểm trợ nhau, liên đới yểm trợ nhau trên con đường hoằng hóa.Công đức không thể nghĩ bàn tức là đối với những thực hiện của một bậc giác ngộ, ta không thể dùng tư tưởng mà hiểu thấu được, không thể dùng ngôn từdiễn tả được.Không thể nghĩ bàn, tiếng Hán là ‘‘bất khả tư nghị’’.Tư có nghĩa là nghĩ, nghị có nghĩa là bàn luận

 

 ‘‘Bụt Thích Ca Mâu Ni thật là hiếm có.Ngay trong cõi Ta bà đầy năm yếu tố ô nhiễmkiếp trược, phiền não trược, chúng sanh trược, kiến trược và mạn trược mà ngài có thể chứng đắc được quả vị giác ngộ vô thượng và còn tuyên thuyết được cho chúng sanh những pháp môn mà bất kỳ ở đâu, mới nghe qua người ta cũng rất khó mà phát sinh niềm tin.’’

 

Có những pháp môn khi thuyết ra thì được người ta tin ngay nhưng cũng có những pháp môn khi thuyết ra người ta thấy rất khó tin.Pháp môn Tịnh độ chủ trương có một cõi ở Tây phương tên là ‘‘cõi Cực Lạc’’ và một vị Bụt tên A Di Đà đang thuyết pháp và trong cõi đó có vô lượng vô số người đang sinh hoạt với nhau một cách rất là hạnh phúc, là một pháp môn khó tin.Nhưng giáo lý Tịnh độ không phải là giáo lý khó tin duy nhất.Nhiều giáo lý khác của đức Thích Ca, kể cả những giáo lý căn bản, cũng rất khó tin.Ví dụ giáo lý vô ngã.Tất cả mọi người đang tin rằng họ có một cái ngã.Vậy mà đức Thế Tôn nói rằng làm gì có cái ngã đó.

Giáo lý vô ngã đi ngược lại với nhận thức thông thường của cả một xã hội.Niềm tin của Ấn Độ giáo lúc bấy giờ là thần ngã.Không những dân Ấn Độ giáo mới tin thần ngã mà mỗi chúng sinh đều có ý niệm về ngã, khi sinh ra đã có sẵn ý niệm về ngã, cho nên ta mới gọi đó là câu sanh ngã chấp, nghĩa là ý niệm về ngã ấy đã sinh ra cùng với thân thể của ta.Đức Thích Ca Mâu Ni nói rằng không có một cái ngã đích thực.Vì vậy, giáo lý vô ngã ngay từ đó là một giáo lý khó tin.Giáo lý về ‘‘không’’ cũng vậy.Bông hoa này, cái bàn này và con người này đều được diễn bày là ‘‘không’’.Điều đó cũng khó tin.Mỗi pháp đều có hình tướngđức Thế Tôn lại nói rằng thực tạivô tướng, điều đó cũng là điều khó tin.Giáo lý ‘‘vô tác’’ cũng vậy, cũng là một giáo lý khó tin.Vô tác có nghĩa là ta khỏi phải đeo đuổi theo một dự án nào hết, khỏi phải thực hiện gì hết, tất cả đều đã được thành tựu rồi.

 

Cho nên không phải chỉ có giáo lý Tịnh độ mới khó tin mà cả những giáo lý căn bản do đức Thế Tôn thuyết ra đều là khó tin cả.Nếu không chịu quán chiếu sâu sắc thì làm sao ta có được niềm tin.Niềm tin có được là nhờ sự quán chiếu sâu sắc.Mới nghe qua mà tin liền thì chuyện đó khó mà xẩy ra, nên ta mới gọi giáo lý này là giáo lý khó tin.Chư Bụt trong mười phương đã khen ngợi đức Thích Ca Mâu Ni trong hai điểm: 

 

Điểm thứ nhất:Ở ngay trong hoàn cảnh khó khăn này mà thành Phật được và giáo hóa được. 

Điểm thứ hai:Những giáo lý rất khó tin mà đức Thích Ca Mâu Ni đã tuyên thuyết được và thuyết phục được con người tin theo.

 

‘‘Xá Lợi Phất, thầy nên hiểu cho rằng, cư trú trong thế giới đầy năm loại ô nhiễm này mà đạt tới quả vị giác ngộ vô thượng và còn diễn giải được cho mọi giới những pháp môn rất khó tin như pháp môn này, đó là việc làm quả là cực kỳ khó khăn.’’

 

Chúng ta thấy được đức Thích Ca Mâu Ni là một con người, một mình một ngựa đi trong chiến trận đầy dẫy bao nhiêu khó khăn, bao nhiêu nghi ngờ.Ngài đã một mình đánh phá và tiêu diệt được bao nhiêu chướng ngại của mê tín, của huyền đàm để đưa ra những chân lý mà lúc ban đầu thuyết ra, người ta thấy khó mà có thể tin được.Vậy mà đức Thế Tôn đã thành công.

 

Đoạn kinh trên cũng nói tới năm loại ô nhiễm và năm loại ô nhiễm đó được gọi là năm loại ô trược.‘‘Trược’’ tiếng Bắc gọi là ‘‘trọc’’ có nghĩa vẩn đục, không trong sáng.Năm yếu tố ấy làm khổ.Năm yếu tố vẩn đục ấy là:

 

Kiếp trược:Kiếp có nghĩa là một khoảng thời gian, khoảng thời gian ấy có thể là năm mươi năm, bảy mươi năm hay một trăm năm...Khi ngắn thì gọi là tiểu kiếp, khi vừa vừa gọi là trung kiếp và khi dài gọi là đại kiếp.

 

Sở dĩ thời gian đó gọi là vẩn đục tại vì nó quá ngắn ngủi, nó đầy dẫy vô thường, nó không có sự ổn định và vững chãi.Vì vậy chúng ta khó mà có được hạnh phúc.Thời gian quá ngắn ngủi, sống trong cuộc đời, chúng ta không đủ không gianthời gian để thực hiện những ước muốn thâm sâu của mình.Chúng ta có thể có ảo tưởng rằng chúng ta có rất nhiều thời giankhông gian để thực hiện những ước muốn của chúng ta, nhưng thực sự thì cuộc sống rất vô thường, rất bấp bênh, không có sự ổn định, tai nạn hay xẩy ra tới tấpchận đứng đà tiến triển của chúng ta.Chúng làm cho quá trình thực hiện lý tưởng của ta bị chận đứng lại nên gọi là kiếp trược

 

Tình trạng chính trị không có sự ổn định, xã hội nhiều tai nạn, tật bệnh và nghèo đói, khó cho xã hội tiến triển, đó gọi là kiếp trược.

 

Ngược lại với kiếp trược là sự ổn định mà chúng ta đạt được do thiền quán.Sống trong thế giới vẩn đục mà đức Thích Ca đã thành công.Ở thế giới Cực Lạc, người ta vượt khỏi kiếp trượcthiết lập được ổn định trong đời sống hàng ngày.Ở đó không có tai nạn xẩy ra.Vì vậy đặc tính đầu tiên mà mọi người trong cõi Cực Lạc phải thực hiện, đó là sự ‘‘ổn định’’.Sự ổn định giúp cho người tu tập thành công viên mãn đối với công trình giải thoátgiác ngộ.

 

Nhìn vào một Tăng thân có tu học, ta thấy rằng trong Tăng thân có nhiều yếu tố ổn định.Có người chỉ mới thọ trì năm giới, giới Tiếp Hiện tại gia hay giới Bồ tát tại gia.Họ sẽ trở về với gia đình họ, với khung cảnh hàng ngày của họ để sống và để thực tập.Họ biết rằng hoàn cảnh địa phương không được ổn định như ở trong Tăng thân.Trong hoàn cảnh đó, họ thực tập không được đều đặn và việc thực tập thường bị cắt đứt bởi những biến cố của xã hội.Cái đó gọi là kiếp trược.Nhưng khi ta có điều kiện ở lại với Tăng thân một năm, hai năm, ba năm hay mười năm, ta thấy rằng Tăng thân có yếu tố ổn định nhiều hơn trong thế giới bình thường ở ngoài đời.Vì vậy tăng thân rất gần với cõi Cực Lạc.

 

Tăng thân có yếu tố ổn định.Tăng thân hiến tặng cho chúng ta thời gian và sự tiếp nối để chúng ta thực tập.Vì vậy quay về nương tựa Tăng là để hưởng được yếu tố đầu tiên của Tịnh Độ, đó là sự vững chãi, sự liên tục, sự ổn định của thời thế và của tình thế.

 

Một bên là đục, một bên là trong, một bên là trược, một bên thanh.Đối với danh từ ngũ trược, ta có danh từ ngũ thanh.Ở Tịnh Độ có ngũ thanh thì Ta bàngũ trược.Sống trong thế gian, ta bị lôi kéo bởi năm thứ vẩn đục nhưng sống trong Tăng thân, ta có thể thấy được năm sự trong sáng.Ở đây, sự trong sáng đầu tiên là sự ổn định.Người nào đã từng rời Tăng thân là đã tự mình đánh mất sự ổn định nơi tự thân mình.Là người xuất gia hay người tại gia cũng vậy, khi chúng ta đã đánh mất Tăng thân, trở về với khung cảnh hệ lụy của ta ngày trước, thì ta thấy rằng ta đã đánh mất một cái gì rất quý báu trong tự thân, đó là sự ổn định.

 

Yếu tố vẩn đục thứ hai là kiến trược.Kiến tức là những cái thấy sai lầm, nói đủ là tà kiến.Ví dụ như sự vật là vô thường mà ta cho là thường còn.Người thương của ta có thể ngày mai không còn nữa, thế mà ta nghĩ rằng, họ sẽ có mặt với ta suốt đời, hàng ngàn năm.Thân này không phải là ngã của ta, mà ta cứ cho đó là cái ngã của ta.Những cái thấy như vậy được gọi là tà kiến.

 

Tà kiến lại có năm loại căn bản:

 

Thân kiến:Cho rằng ta là thân này, ta đồng nhất ta với thân này.Nếu có cái nhìn như vậy, thì ta đau khổ lắm.Nhất là khi sắp chết, ta rụng rời, lo sợ.Ta cứ nghĩ rằng khi thân thể ta tan rã, thì mọi sự nghiệp sẽ cùng với thân thể ta tan rã luôn.Từ có ta trở thành không, điều này làm cho ta sợ hãi.Sợ hãi hư vô.Thân kiến là cái thấy dại dột như vậy đó.Chính vì thế ta phải giúp cho người đang hấp hối thấy rõ dược rằng thân này không phải là họ.

 

 

‘‘Thân này không phải là tôi

Tôi không bị kẹt vào thân ấy

Tôi là sự sống thênh thang

 Tôi chưa bao giờ từng sanh

 Mà cũng chưa bao giờ từng diệt.’’

 

Điều này, trong đời sống hàng ngày, ta phải tập quán chiếu để thấy cho được, có như vậy thì trong phút giây lâm chung, ta mới buông bỏ thân này một cách dễ dàng.

 

Biên kiến:Vướng vào một bên, một thái cực.Bên này là một bên, và kia là một bên, đó là những cặp đối nghịch với nhau, như có - không, thường - đoạn, một - nhiều, tới - lui.Tin vào ý niệm ‘‘một’’ là một biên kiến, tin vào ý niệm ‘‘nhiều’’ là một biên kiến khác.Kẹt vào bên này cũng là biên kiến, kẹt vào bên kia cũng là biên kiến.Tin rằng có sanh cũng là biên kiến, tin rằng có diệt cũng là biên kiến.Kẹt vào những cặp đối nghịch nhau là biên kiến.

 

Ví dụ trên một dòng sông có một khúc củi đang trôi.Có thể khúc củi sẽ bị kẹt vào bờ này hay bờ bên kia và không trôi ra được biển cả.Tin rằng ta là một cái gì thường hằng, niềm tin ấy là một biên kiến.Tin rằng sau khi chết ta hoàn toàn đoạn diệt, đó cũng là một biên kiến khác. 

 

Tà kiến:Những cái thấy đảo ngược.Ví dụ khổ đau mà ta cho là hạnh phúc, hệ lụy mà tin là tự do, trắng mà ta nghĩ là đen, ác mà ta cho là thiện...

 

Ta phải quán chiếu sâu sắc các hiện tượng vẩn đụccõi Ta bà để trong ta có thể sinh khởi hai chất liệu - Yếm và Hân. Yếm là chán, Hân là thích.Chán là chán những gì vẩn đục ở nơi cõi Ta bà và Thích là thích sự yên vui, thanh thoátcõi Tịnh Độ.Chán là chán cái tâm trạng chạy theo danh lợi, tài sắc.Vì chúng đưa lại quá nhiều khổ đau, nên bây giờ ta quyết định buông bỏ chúng.

 

‘‘Tôi không còn muốn cái đó, tôi chán cái đó lắm rồi.’’ Đối với cái đó, lòng tôi lạnh như tro tàn.Cái đó gọi là yếm.Trong khi đó, trong ta tự nhiên có một cái ước muốn mới: ước muốn xa lìa cái cảnh hệ lụy chán chường này để đi tìm tới một khung cảnh có sự an toàn, có sự thương yêu, có sự an lạc, để mà thực tập.Khung cảnh ấy là Tăng thân.Ta sẽ đóng góp phần ta cho Tăng thân ấy.Khi tới đó, ta tới với bản nguyện, nghĩa là ta biết ta tới đó để đóng góp phần của ta vào với Tịnh Độ và Tăng thân chứ không phải tới chỉ để hưởng thụ.

Cũng như Sư em Chân Uy Nghiêmtu viện Rừng Phong.Trước khi xuất gia, Sư em có đọc sách, đọc kinh và Sư em đã đọc được lời nguyện của đức Địa Tạng.Đức Địa Tạng nói:‘‘Địa ngục mà chưa trống không, thì tôi vẫn phải còn làm việc và chưa muốn thành Phật.’’Khi đọc câu đó, Sư em đã thấy rung động trong trái tim.Sư em nói rằng:‘‘Con cảm động quá và con muốn giúp Ngài một tay (I am so moved, and I want to give him a helping hand).Khi nói lên như vậy, Sư em đã bắt đầu phát khởi năng lượng của bản nguyện ấy rồi.Ta tới với Tịnh Độ không phải chỉ là để hưởng thụ mà còn để giúp Bụt A Di Đà một tay nữa.Tới với Tăng thân cũng vậy, không phải ta chỉ được thừa hưởng sự an toàn của Tăng thân mà còn để giúp Tăng thân một tay.Đến với bản nguyện là trong ta đã có đức A Di Đà.

Đức A Di Đà có ngay trong lòng ta.Và chừng nào ta còn niềm tin, chừng nào ước nguyện ta còn mạnh thì chừng đó ta vẫn còn là ta và ta sẽ không tự đánh mất ta trong những trạng huống hệ lụy và khổ đau nữa.Dù mình đang đứng trong hoàn cảnh hệ lụy hoặc đau khổ, nhưng nếu có tín và nguyện thì mình đã có diều kiện để thoát ra.Tại vì trong ta, năng lượng của tín, của hạnh và của nguyện đã bắt đầu có mặt.Tịnh Độ không phải chỉ là Tịnh Độ của Đức Bụt A Di Đà.Đức Thế Tôn nào cũng muốn thành lập Tịnh Độ.Bất cứ một vị Bồ tát nào, dù lớn hay nhỏ, cũng đều muốn thành lập Tịnh Độ.Nếu ở Tây Phương có cõi Cực Lạc (Sukhavati), thì ở cõi Đông Phương lại có cõi Diệu Hỷ (Abhirata)...Ở cõi Diệu Hỷ ấy có đức Bụt A Súc Bệ (Bất Động).

Đó là đức Thế Tôn của sự vững chãi (Aksobhya).Cõi của Ngài là cõi Diệu Hỷ, trong đó có nhiều niềm vui. Ở cõi Diệu Hỷ không có ai bị giận hờn đốt cháy, nên cõi đó là một cõi rất mát mẻ.Các kinh đầu của hệ Bát Nhã có đề cập đến danh hiệu của Đức Bụt A Súc Bệ.Kinh Pháp Hoa cũng như kinh Bảo Tích đều có nói tên của Ngài.A Súc là một vị Đạo sư đang giảng dạy ở phương Đông.Ngài ngồi trên một bông sen.Tay trái Ngài nâng chéo áo, tay phải Ngài sờ xuống chấm vào mặt đất trong tư thế địa xúc.Có rất nhiều cõi Tịnh Độ, nhưng vì một nguyên do nào đó mà chúng sanhcõi Ta bà thường hướng về Tịnh Độ của Bụt A Di Đà.Vì những điều kiện để được sinh sang cõi Tịnh Độ của Bụt A Di Đà hết sức đơn giản.

Còn muốn sanh sang Tịnh Độ Diệu Hỷ của Bụt A Súc Bệ thì phải cố gắng nhiều hơn một chút.Bản tánh của chúng tacõi Ta Bà là làm biếng.Cho nên cõi Tịnh Độ của đức Bụt A Di Đà được ta chọn lựa nhiều hơn và Ngài biết phần lớn chúng ta là những người hay sợ hãi khó khăn.Tịnh Độ cũng có thể có mặt trong hình thức một Tăng thân.Tăng thân có mặt khắp nơi, do đó nếu chú ý một tý là ta có thể tìm ra địa chỉ của một Tăng thân và khi ta tới được với Tăng thân ấy rồi thì tức khắc ta được hưởng khung cảnh an ninhhoàn cảnh thuận lợi cho sự tu học của nó.Nếu muốn biết đó có phải là một Tịnh Độ đích thật hay không thì ta có thể căn cứ trên tiêu chuẩn thanh và trược.

Ở đâu mà có quá nhiều chất liệu vẩn đục, thì ở đó chỉ có Ta Bà mà không có Tịnh Độ.Và ở đâu chất liệu vẩn đục rất ít mà chất liệu của sự trong sáng như là ổn định, trí tuệ, an lạc, tình thương, bình đẳngđại nguyện có nhiều thì ta biết đó là Tịnh Độ.Ta có thể tham dự và cọng tác để xây dựng thêm cho Tịnh Độ ấy.Tín và Nguyện là hai nguồn năng lượng có khả năng làm cho ta bớt khổ ngay trong giờ phút hiện tại.Trong trạng thái chán chường và tuyệt vọng của cõi Ta Bà, ta đau khổ rất nhiều.Nhưng đứng trong cõi Ta Bà mà có năng lượng của Tín và Nguyện, thì ta cảm thấy nhẹ nhàng ra và sẽ hết khổ.Tín và Nguyện là năng lượng đưa ta tới Tịnh Độ, đưa ta tới với Tăng thân mà ta cần nương tựa.Thứ ba là năng lượng Hành.Hành hay là Hạnh.Hành là thực tập, là cái biểu hiện cụ thể.

Chúng ta đừng tưởng rằng chúng ta chỉ hành trước khi đi về Tịnh Độ và về Tịnh Độ rồi thì khỏi cần hành.Nghĩ như vậy là ngược lại với lời kinh dạy.Chúng ta đã đọc kinh A Di Đà và thấy rất rõ rằng ở tại cõi Tịnh Độ, ngày nào dân chúng cũng thực tập niệm Bụt, niệm Pháp, niệm Tăngthực tập Ngũ căn, Ngũ lực, Thất bồ đề phần, Bát chánh đạo phần.Các chi tiết này cho ta thấy rằng tới Tịnh Độ rồi ta cũng phải thực tập, nếu không thực tập thì mất Tịnh Độ.Vì vậy mỗi bước chân phải đi trong chánh niệm, mỗi hơi thở phải thở trong chánh niệm, mỗi buổi ăn phải ăn trong chánh niệm thì Tịnh Độ mới tiếp tục hiện tiền.Cũng như trong khi hành xử, nếu ta đánh mất chánh niệm là ta đánh mất Tịnh Độ.

Xây dựng Tịnh Độ không phải là tổ chức cho giỏi, mà chủ yếu là sống cho có chánh niệm.Tịnh Độvấn đề hành trì.Hành thì ‘‘bất lao đàn chỉ đáo Tây phương’’, nghĩa là không cần một tích tắc nào cũng vẫn tới Tây phương được.Nếu thiết lập được thân tâm trong giây phút hiện tại, an trú được trong chánh niệm, thì mình có được Tăng thân, có được Tịnh Độ ngay tại chỗ.Và cách sống hằng ngày của mình là tự đặt mình trong Tịnh Độduy trì Tịnh Độ, đừng để cho Tịnh Độ biến mất.Chữ hành ở đây có nghĩa như vậy.Hành là action, là practice.Hành làm cho Tịnh Độ được biểu hiện và được duy trì.Năng lượng của tín và của nguyện đủ để giúp cho ta không chìm đắm vào biển khổ sông mê.Năng lượng của hành có khả năng duy trì cõi Tịnh Độ.

Nó có khả năng gìn giữ mình trong cõi Tịnh Độ để cho mình đừng đánh mất Tịnh Độ.Hành ở đây có thể là sự niệm Bụt thường xuyên.Mà niệm Bụt là gì?Niệm Bụt là duy trì sự tỉnh thức.Bụt là tỉnh thức, là chánh niệm, và vì vậy niệm Bụt là duy trì tỉnh thứcchánh niệm.Thực tập chánh niệm cũng là niệm Bụt.Niệm Bụt cũng là thực tập chánh niệm.Thực tập chánh niệmcông năng làm hiển lộ Tịnh Độxây dựng Tăng thân trong mỗi bước chân của mình.Nó có công năng duy trì Tịnh Độ cho chính mình.Tịnh Độ không phải là chỉ có mặt cho bây giờ mà Tịnh Độ còn có mặt cho tương lai nữa.Nếu giờ phút này là Tịnh Độ, thì giờ phút kế cũng sẽ là Tịnh Độ.Thành ra mỗi bước chân, mỗi hơi thở và mỗi cử chỉ trong đời sống hằng ngày của ta đều có khả năng phát hiện và duy trì Tịnh Độ.

 

Cái vô thường mà cho là cái thường, cái thường mà cho là cái vô thường, khổ mà cho là lạc, lạc mà cho là khổ, cái không phải ngã mà cho là ngã, cái ngã mà cho là không ngã, cái an tịnh mà cho là không an tịnh, cái không phải an tịnh mà cho là an tịnh, v.vv... Những cái thấy ngược như vậy gọi là tà kiến.

 

Thứ tư là Kiến thủ kiến: kẹt vào một ý tưởng, một quan điểm.Chữ ‘‘thủ’’ ở đây có nghĩa là bám víu, là kẹt vào.Chữ ‘‘kiến’’ ở đây là kiến thức, ý niệm, nhận thức.Khi ta có một nhận thức rồi thì ta có khuynh hướng cho nhận thức đó là chân lý tuyệt đối.Kẹt vào cái đó và không buông nó ra được nữa thì gọi là kiến thủ kiến.Ví dụ anh học được cách làm đậu hủ và anh nghĩ rằng cách làm đậu hủ của anh là duy nhất hoặc hay nhất trên thế giới.Anh không thấy có nhiều người làm đậu hủ hay hơn và đậu hủ của họ ngon hơn.Đó là kiến thủ.Hay là mình được nghe một một ý thức hệ hoặc một giáo điều nào đó rồi mình cho đó là chân lý tuyệt đối và mình nói người nào không theo cái ấy là người đó đi lầm đường, người đó không có trí tuệ.Bị kẹt vào trong ý thức hệ đó, mình cho tất cả nhận thức khác, các lý thuyết khác là sai lầm và mình trở thành cuồng tín.Cái đó gọi là kiến thủ kiến.Kiến thủ là bị kẹt vào trong một kiến thức, kẹt vào trong một nhận thức.Mình học được một pháp tu, mình nói phương pháp tu của mình là nhất, không có phương pháp nào hay hơn và mình không chịu mở lòng ra để học hỏi thêm.Đó là kiến thủ kiến.Hoặc mình nghĩ rằng mình sẽ có hạnh phúc lớn nếu mình nắm được cái này, nắm được cái kia, có cái bằng cấp này, có cái chức vụ kia, làm chủ được cái chùa này hay làm hội trưởng được cái hội kia.Và khi không đạt được những cái đó thì mình đau khổ suốt đời.Cái đó cũng là kiến, và kẹt vào ý niệm đó là mình sẽ không bao giờ có hạnh phúc.Nếu buông bỏ được những cái kiến đó thì mình sẽ được tự do, mình sẽ có những cái thấy sâu sắc hơn.Có nhiều người đau khổ từ năm này sang năm khác là vì họ đang bị kẹt vào những ý niệm và những cái thấy của họ.Ví dụ mình tin chắc rằng có một người đang ghét mình, muốn trả thù mình, muốn tiêu diệt mình.Có ý niệm ấy thì họ khổ suốt đời.Trong kinh Bách Dụ, đức Thích Ca có kể một câu chuyện rất hay về kiến thủ kiến.Có một nhà buôn trong khi đi vắng, ăn cướp vào đốt làng và bắt cóc đứa con bốn tuổi của ông đi.Khi trở về, ông thấy nhà mình cháy tan và bên trong nhà lại có tử thi của một em bé cháy đen.Trong tâm trạng hoảng hốt đó, ông tin rằng em bé cháy thành than đó là con của mình.Ông ta đau khổ vô cùng.Ông ta làm lễ hỏa thiêu thân xác em bé.Thương con quá, ông ta giữ tro trong một cái túi bằng gấm và mang theo bên mình.Suốt ngày, ăn cơm, làm việc, đi ngủ, ông đều ôm theo cái túi tro của đứa con.Một hôm, đứa con thoát khỏi tay bọn ăn cướp và tìm được về làng.Về tới nhà mới của ông ta, nó gõ cửa vào lúc hai giờ khuya.Lúc đó ông ta còn đang ôm cái túi tro, tin tưởng rằng đứa con mình đã chết và nước mắt đang chảy ròng ròng.Nghe tiếng gõ cửa, ông hỏi :Ai đấy?Đứa bé nói:Con đây, con là con của ba đây.Ông ta nổi giận la lên:Con của tao đã chết rồi.Mày là đứa nào mà quá nửa đêm còn tới đây để phá phách chòng ghẹo?Và cuối cùng đứa bé phải bỏ đi.Đây là một câu chuyện rất hay.Đức Thế Tôn muốn dạy rằng có nhiều khi ta ôm ấp một tri kiến sai lầmtin tưởng đó là chân lý, cho đến nỗi khi tự thân chân lý tới gõ cửa mà ta cũng không chịu mở.Thường thường người ta đi tìm chân lý.Ở đây, đích thân chân lý tới gõ cửa mà mình vẫn không mở.Cái đó gọi là kiến thủ kiến.

 

Thứ năm là Giới cấm thủ kiến.Giới đây là những kiêng cử, những cấm kỵ, những hình thức nghi lễ, những giáo điều hoặc những tín điều mà mình bị kẹt vào.Ví dụ mình tin rằng con bò là vật linh thiêng và mình không dám động tới nó.Hoặc tin rằng ông táo hay bình vôi là những vật thiêng liêng.Hoặc mình tin rằng tổ tiên mình là cây cau, mình không dám động tới cây cau.Xứ nào, dân tộc nào cũng có những niềm tin phát sinh do sự tưởng tượng hay do sự sợ hãi của con người xứ đó.Nghi lễ được đặt ra là để nhắm tới bảo vệ và làm cho mình an tâm.Nhưng rút cuộc mình bị kẹt vào trong nghi lễ.Giới cấm thủ kiến là sự bị kẹt vào các hình thức nghi lễ, giáo điềutín điều không phù hợp và không có lợi ích gì cho việc thực tập chuyển hóa.

 

Phiền não trược là những thứ làm cho tâm ta bị vẩn đụcnhư tham lam, sân hận, si mê, hiếu danh, kiêu mạn... Ở cõi Cực Lạc, không có những thứ phiền não ấy, hoặc có rất ít.Trong Tăng thân cũng vậy, nhờ có sự tu tập nên những thứ phiền não làm vẩn đục tâm mình ít phát hiện hơn ở ngoài thế gian.

 

Chúng sanh trược tức là những lỗi lầm tội ác của chúng sinh như bất hiếu, không chịu giữ giới, ganh tỵ lẫn nhau, không hành xử bình đẳng, phân chia thành từng giai cấp để bóc lột lẫn nhau, cấu xé lẫn nhau.Trong xã hội, người ta chia ra nhau thành nhiều giai cấp, giai cấp này bóc lột giai cấp khác, giai cấp này đè nén giai cấp khác.Họ sống không có lý tưởng, họ làm khổ nhau.Ở cõi Tịnh Độ không có chúng sanh trược, vì ở Tịnh Độ có Bụt, và ta được sống chung với các bậc thượng thiện nhân và các vị bồ tát nhất sinh bổ xứ.Các chất vẩn đục và nhơ bẩn không còn lại bao nhiêu, do đó không còn chúng sanh trược.Nhìn vào Tăng thân, ta thấy rằng chất vẩn đục trong Tăng thân tương đối ít hơn ở những tổ chức ngoài đời nhiều và sự tu học hằng ngày của chúng ta là để cho sự vẩn đục này tiếp tục giảm bớt.Hạnh phúc của chúng ta là ở chỗ đó.Nhờ sự thực tập mà các chất vẩn đục của chúng sanh trược nơi ta mỗi ngày mỗi được chuyển hóatiêu diệt.

 

Cuối cùngmạng trược.Mạng trược ở đây tức là sự đi vòng quanh, là sự chìm đắm ở trong sanh tử luân hồi.Ở cõi Ta bà, người ta ít có một hướng đi cao thượng.Người ta chỉ đi vòng quanh để tìm kiếm danh lợi.Người ta sống không có mục đích nào khác, ngoài năm dục.Người ta sanh ra rồi chết đi, chết đi rồi sanh ra trở lại là chỉ để đi vòng quanh và theo đuổi danh lợi mà thôi.Chính điều đó là sự vẩn đụccõi Ta Bà.Còn ở Tịnh Độ thì mọi người đều có một hướng đi và đều hướng đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.Nếp sống của con người nơi cõi Tịnh Độ có một mục đích và một lý tưởng.Lý tưởng đó được chia sẻ với các vị bồ tát nhất sanh bổ xứ, với các bậc thượng thiện nhân chung sống với mình.Vì vậy, cõi Tịnh Độ là một cõi trong sáng. Ở trong Tăng thân cũng vậy, mình không đi vòng quanh, mình biết rằng mình gia nhập tăng thân là để chấm dứt sự đi vòng quanh.Mình tham dự vào một con đường hướng thượng và nhắm tới sự giải thoátgiác ngộ, cứu giúp cho những loài chúng sanh đang chìm đắm.Vì thế, trong một Tăng thân thanh tịnh, không có những chất liệu đục ngầu, gọi là cái đi tìm danh lợi theo mạng trược.Vậy muốn sanh về cõi Tịnh Độ, chúng ta cần phải gạn lọc, cần phải làm cho những chất liệu đục ngầu kia lắng lại và làm cho những chất liệu trong sáng phát hiện.Chúng ta biết rằng cái đục có thể hàm chứa đựng cái thanh trong lòng nó, và nếu chúng ta biết cách thì chúng ta có thể biến đục thành trong, gạn đục khơi trong. Có một ly nước đục trên sa mạc khô cháy mà liệng ly nước đục đó đi thì làm sao có ly nước trong để uống.Vì vậy, ta phải giữ ly nước đục đó và từ ly nước đục đó làm cho nó trong lại.Cũng như thế, ngũ thanh nằm trong ngũ trượcTịnh Độ nằm ngay trong Ta Bà.Ta BàTịnh Độ.Như hoa nằm trong rác, nếu chúng ta biết cách quản lý rác thì ta có thể chế tác ra được hoa, điều này rất rõ.Đức Thích Ca là một bậc có khả năng chuyển rác thành hoa, vì vậy cho nên ở trong cuộc đời ngũ trược mà ngài đã tạo dựng được Phật Độ.

 

Nếu ta gọi yếu tố kiếp trược là thuộc tính của cõi Ta bà, thì ở cõi Tịnh Độ thuộc tính kiếp trược này đã được chuyển hóa thành yếu tố ổn định hay thanh tịnh, gọi là ‘‘chúng biển lớn thanh tịnh’’ (thanh tịnh đại hải chúng).Yếu tố kiến trược là sự vẩn đục của nhận thức, là một thuộc tính của cõi Ta bà.Ở cõi Tịnh Độ thuộc tính kiến trược này đã được chuyển hóa thành yếu tố Chánh kiến hay Trí tuệ.Nó đã được chuyển hóa thành biển hội liên trì (liên trì hải hội).Nghĩa là chúng hội của những hồ sen trên biển cả bình lặng, xanh tươi và trong mát.Cái vẩn đục kia đã được chuyển hóa thành chất liệu ‘‘vô lượng quang’’, nghĩa là ánh sáng vô lượng.Yếu tố phiền não trược, tức là tâm hồn dơ bẩn, là một thuộc tính của cõi Ta Bà.Ở cõi Tịnh Độ, thuộc tính phiền não trược này đã được chuyển hóa thành tâm bồ đề tức là tâm tính giác ngộ.Tâm tính giác ngộ là tâm tính hạnh phúc, an lạc, không còn hờn giận, tham lam, ganh tỵ, ích kỷ, tuyệt vọng.Yếu tố chúng sanh trược tức là sự vẩn đục trong đời sống của chúng sanh, là một thuộc tính khác của cõi Ta bà, đã được chuyển hóa ở đây thành ‘‘tự tánh thanh tịnh bình đẳng’’, do đó ở cõi Tịnh Độ không còn có sự kỳ thị giữa loài này với loài khác, không còn sự kỳ thị giữa người này với người khác, không còn sự phân biệt về giới tính mà chỉ có Từ bi.Yếu tố mạng trược, tức là sự vẩn đục về thọ mạng, nghĩa là sinh mạng đi vòng quanh trong sinh tử, là một thuộc tính của cõi Ta bà.Nay ở cõi Tịnh Độ thuộc tính mạng trược này đã được chuyển hóa thành ‘‘thọ mạng vô lượng’’, nghĩa là thọ mạng vượt ra ngoài không gian, trạm nhiên, tự tạigiải thoát.Nó được biểu hiện từ đại nguyện chứ không phải do nghiệp duyên.Do đó, sanh về Tịnh Độ là do ta có lý tưởng của bản nguyện.Không những trong kiếp này mà trong vô lượng kiếp về sau, ta vẫn được tiếp tục đi trên con đường của lý tưởng bản nguyện ấy để tu tậphành đạo.

 

Cái khác của Ta BàTịnh Độ là một bên có năm sự vẩn đục và một bên có năm sự thanh trong. 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 7190)
Minh Tâm là một yếu pháp trong hết thảy các pháp và Tịnh Tâm là một yếu hạnh trong hết thảy các hạnh. Nhưng cái yếu pháp Minh Tâm không chi bằng niệm Phật.
(Xem: 6723)
Khi tâm mình nhẹ nhàng, thảnh thơihạnh phúc thì ba nẻo đường đen tốiđịa ngục, ngạ quỷsúc sanh không thể xuất hiện.
(Xem: 6121)
Đã mấy chục năm trôi qua, sinh ra làm người giữa cuộc đời này, cho đến hôm nay, hương linh đã chính thức kết thúc cuộc đời con người,
(Xem: 5605)
Nếu bạn có bạn bè hay người thân đang lâm trọng bệnh hoặc sắp qua đời, tôi biết là không có ai bảo bạn hãy cứ thản nhiên với họ.
(Xem: 4888)
Mục đích thứ nhất của chúng ta khi tu học Phật Pháp đương nhiên là để liễu thoát sanh tử luân hồi, ra khỏi tam giới.
(Xem: 5304)
Hành giả tu học pháp môn Tịnh Độ, tất yếu đầy đủ tư lương Tịnh Độ. Những gì gọi là tư lương?
(Xem: 6588)
Bất cứ một ai khi trì tụng thần chú Đại Bi với tất cả tâm thành, chắc chắn sẽ đạt được tất cả những điều mong cầu, ước nguyện bởi vì oai lực của Thần chú là rộng khắp, vô biên...
(Xem: 5915)
Phật Pháp đến nơi nào thời cũng làm lợi ích cho chúng sanh, làm cho chúng sanh được vui vẻ và được an vui...
(Xem: 11904)
Nguyện con sắp đến lúc lâm chung, Trừ hết tất cả các chướng ngại, Tận mặt thấy Phật A Di Đà, Liền được sanh về cõi Cực lạc.
(Xem: 5703)
Tâm thức chánh niệm hay tán loạn của con người khi lâm chungyếu tố quyết định cho sự vãng sanh Tịnh độ hay đọa lạc về các cảnh giới khổ đau.
(Xem: 7003)
Người Nhật khi nghe đến Shinran Shonin (Thân Loan Thánh Nhân) họ liền hiểu ngay gần như là Giáo Tổ của Tịnh Độ Tông Nhật Bản,
(Xem: 5464)
Trong xã hội ngày nay, với nhiều biến loạn và nhiễu nhương, những người phát tâm học Phật chân chính cần phải có một nhận thức sáng suốt.
(Xem: 5832)
Do chúng sinh có nhiều bệnh, nên đức Phật mới lập ra nhiều pháp môn, nhưng tất cả giáo lý đều lấy giác ngộ làm đích đến.
(Xem: 4873)
Tu học pháp môn niệm Phật là có thể mang nghiệp vãng sanh, nhưng chúng ta cũng tận lực, hy vọng có thể mang đi ít một chút.
(Xem: 4424)
Chúng ta học được từ nơi Phật Bồ Tát là ở ngay trong cuộc sống thường ngày, nhất định phải dùng tâm chân thành, chân thì không giả, thành thì không hư vọng...
(Xem: 8189)
Thiền (hay Thiền–na) là âm của tiếng Phạn "Dhyana", là pháp môn "trực chỉ Chơn tâm, kiến tánh thành Phật".
(Xem: 6481)
Một câu A Di Đà Phật làm cho chúng ta tỉnh lại. Sau khi tỉnh rồi mới biết được chính mình vốn dĩ là A Di Đà Phật, chính mình vốn dĩ là Tỳ Lô Giá Na.
(Xem: 7348)
Tất cả chúng ta đang sống trong Ánh sáng Vô lượng (Vô lượng Quang) và Đời sống Vô lượng (Vô lượng Thọ), trong bổn nguyện của Phật A Di Đà,
(Xem: 5767)
Phật giáo không phải là tôn giáo, mà là giáo dục. Giáo dục Phật giáo cứu cánh viên mãn, giúp chúng ta phá mê khai ngộ, lìa khổ được vui.
(Xem: 5435)
Ở Trung Hoa, kinh Quán Vô Lượng Thọ đóng một vai trò quan yếu trong giai đoạn đầu tiên của sự truyền bá Tịnh độ tông hơn bất kỳ kinh văn nào khác của tông nầy.
(Xem: 6373)
Niệm Phật là một trong những pháp môn tu hành rất căn bản được Đức Thế Tôn chỉ dạy rất rõ ràng, hiện còn lưu lại trong các bản kinh cổ nhất,
(Xem: 6709)
Tịnh Độphương cách thích hợp nhất để đạt thành tựu trong một kiếp, và là cách tốt nhất để cứu độ chúng sinh.
(Xem: 7489)
Gặp được Phật pháp rất khó! Trên đời này không có pháp nào thoát ly sanh tử, chỉ có giáo pháp của Phật mới ra khỏi sinh tử luân hồi.
(Xem: 4844)
Tâm thường đế trụ, độ thế chi đạo, ư nhất thiết vạn vật, tuỳ ý tự tại, vi thứ giá loại, tác bất thỉnh chi hửu.
(Xem: 4587)
Học Phật trước tiên phải làm người tốt, xử lý tốt mối quan hệ giữa người với người rồi, tiến thêm một bước, chúng ta phải xử lý tốt mối quan hệ với môi trường tự nhiên.
(Xem: 5234)
Trong bộ kinh này, đức Phật dạy chúng ta phương pháp để cái tâm được thanh tịnh.
(Xem: 12526)
Vô Niệm Viên Thông Yếu Quyết nếu cắt nghĩa chung thì ta có thể nói là bí quyết thoát trần, bí quyết thoát vòng tục lụy, bí quyết giải thoát, bí quyết để chứng thẳng chơn tâm hay bí quyết để đi vào minh tâm kiến tánh.
(Xem: 9609)
Chúng ta tu học Phật pháp, mục tiêu đầu tiên tất nhiên phải thoát ly sinh tử, ra khỏi lục đạo luân hồi.
(Xem: 10342)
xem thường chúng sinh, chính mình luôn có thái độ cống cao ngã mạn khiến cơ hội vãng sinh bất thoái thành Phật.
(Xem: 10208)
Kinh Đại Tập nói rằng: ”Thời đại mạt pháp hàng trăm triệu người tu hành, ít có một người đắc đạo, chỉ nương niệm Phật sẽ qua được biển sinh tử”.
(Xem: 9801)
Phật giáogiáo dục, đích thực là giáo dục chí thiện viên mãn của Thích Ca Mâu Ni Phật đối với chúng sanh trong chín pháp giới.
(Xem: 11934)
Đức Phật dạy chúng ta niệm A Di Đà Phật, chúng ta nghe theo lời dạy của đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật mà niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ.
(Xem: 10077)
Phật giáo Trung Quốc được lần lượt truyền từ Ấn Độ sang đến nay đã hơn hai nghìn năm và được truyền bá rộng rãi đến ngày nay.
(Xem: 10696)
Phật, chính là thực tướng các pháp, chân tướng của tất cả pháp. Nếu bạn trái với chân tướng thì chính là ma,
(Xem: 9817)
Chúng ta may mắn được nghe Phật Pháp, đương nhiên cần phải chiếu cố đến chúng sanh ở tận hư không pháp giới, nhất là những oan gia trái chủ của mình trong nhiều đời nhiều kiếp.
(Xem: 8695)
Phương pháp tiêu trừ nghiệp chướng tốt nhất là đoạn ác tu thiện, tích công bồi đức, một lòng niệm Phật.
(Xem: 9419)
Người niệm Phật tu hành chẳng những được phước rất lớn, mà chính mình cũng được vãng sanh Cực Lạc.
(Xem: 14436)
Yếu chỉ của tam muội trong pháp môn niệm Phật là sự " lắng nghe" chứ không cốt niệm cho nhiều mà tâm chẳng rõ.
(Xem: 8703)
Tại sao công phu niệm Phật của mọi người không được đắc lực? Nguyên nhân là vì không nhìn thấu, không buông xả, và cũng vì chưa hiểu rõ được chân tướng của vũ trụ nhân sanh.
(Xem: 8982)
Một lòng chuyên niệm không có tâm Bồ Đề, cũng không thể vãng sanh, cho nên phát tâm Bồ Đề cùng một lòng chuyên niệm phải kết hợp lại, thì bạn quyết định được sanh Tịnh Độ.
(Xem: 9237)
Niệm Phật là một pháp môn dễ hành nhưng khó tin, nhất là trong thời đại điện toán này, thời đạicon người lo cho vật chất nhiều hơn là lo cho đời sống tâm linh.
(Xem: 8710)
"Cực Lạc Thù Thắng", có nghĩa là người tu về Pháp môn Tịnh độ chuyên lòng niệm Phật A Di Đà, cầu sanh về cõi Cực lạc, được y báo chánh báo trang nghiêm thù thắng.
(Xem: 10419)
Kinh Phật nói: “Tất cả sự khổ vui đều do tâm tạo”. Vậy muốn cải thiện con người, tạo hoàn cảnh tốt, phải tìm sửa đổi từ chỗ phát nguyên....
(Xem: 9070)
Chúng sinh tận hư không khắp pháp giới, chúng ta đều phải độ. Vậy chữ “độ” này có ý nghĩa gì? Nếu dùng ngôn ngữ hiện đại, thì “độ” là quan tâm, yêu quí, dốc lòng dốc sức giúp đỡ.
(Xem: 8288)
Cần chân thật phát nguyện cầu sanh Tịnh Độ, thế giới Cực Lạc trong ao bảy báu liền mọc lên một nụ hoa, chính là hoa sen.
(Xem: 9336)
Chúng ta nên tu theo pháp môn niệm Phật, ai có nhân duyên về Tịnh độ trước thì lo chuẩn bị tiếp rước người đến sau. Nếu chí thành theo con đường niệm Phật Di Đà cầu sanh tịnh độ thì dứt khoát sau nầy cả gia đình, ngay cả dòng họ sẽ gặp nhau cả
(Xem: 8912)
Phật phápchân lý của vũ trụ nhân sanh, chân thật thông đạt tường tận rồi thì hoan hỉbố thí, không chút bỏn xẻn. Bố thí càng nhiều vui sướng càng cao,
(Xem: 9493)
Ta được biết là có nhiều cõi Tịnh Độ, nhiều cõi linh thánh của những Đấng Giác ngộchúng ta gọi là chư Phật. Cõi Tịnh Độ của Đức Phật Vô Lượng Quang A Di Đà thì đúng là một nơi độc nhất vô nhị.
(Xem: 8931)
Vãng sanh nhất định phải đầy đủ tín, nguyện, hạnh. Nếu như tín nguyện của bạn không kiên định, không thiết tha, thì Phật hiệu niệm nhiều bao nhiêu đi nữa cũng không thể vãng sanh.
(Xem: 8271)
Phật cho chúng ta một lợi ích vô cùng lớn vô cùng thù thắng, đó là dạy chúng ta trong một đời này được thành Phật.
(Xem: 8820)
Tâm mình thanh tịnh, tự tại, yên ổn thì đó tức là Tịnh độ. Chư Phật và chư Tổ khai huyền xiển giáo để chúng sanh trong đời này có đường hướng để đi, mà đường hướng nào cuối cùng cũng gặp nhau nơi tự tánh Di Đà, duy tâm Tịnh độ.
(Xem: 8883)
Đức Thích Ca Mâu Ni khai thị pháp môn niệm Phật tức là muốn cho hết thảy chúng sinh thâu nhiếp lục căn, khiến được tịnh niệm tương tục, xưng niệm “Nam Mô A Di Đà Phật”, niệm đến cảnh giới tâm cảnh đều vắng lặng thì Phật tánh sẽ tự hiển hiện.
(Xem: 8664)
Pháp môn Tịnh độ là một pháp môn thích đáng, khế hợp mọi căn cơ, dễ tu, dễ chứng, chư Phật trong mười phương đã dùng pháp môn này để cứu vớt hết thảy chúng sinh xa rời nẻo khổ, chứng đắc Niết bàn ngay trong một đời.
(Xem: 9257)
Pháp môn niệm Phật còn gọi là pháp môn Tịnh độ, lại được gọi là “Liên Tông”, lại được gọi là “Tịnh Tông”. Lòng từ của Đức Thích Ca Mâu Ni thật là vô hạn, Ngài quán xét căn cơ của chúng sinhcõi Ta bàban cho pháp môn tối thắng này.
(Xem: 8958)
Ái hà ngàn thước sóng xao, Muôn trùng biển khổ lấp đầu than ôi! Muốn cho khỏi kiếp luân hồi, Phải mau gấp niệm Nam mô Di Đà.
(Xem: 8673)
Pháp môn niệm Phật để cầu sanh về Tịnh độ (Cực lạc), thì phải hiểu biết lịch sử của đức Phật A Di Đà thế nào, và 48 lời nguyện ra sao.
(Xem: 4034)
Ngày nay, nhiều người niệm Phật A Di Đà để cầu vãng sinh Tây phương Cực Lạc. Điều này phù hợp với đại nguyện của đức Phật A Di Đà cứu độ chúng sinh về cõi Tịnh độ của Ngài để tiếp tục tu hành tới ngày thành Phật.
(Xem: 8963)
Kinh Dược Sư Lưu Ly bổn nguyện công đức dạy rằng: “Cứu thả các sinh mạng được tiêu trừ bệnh tật, thoát khỏi các tai nạn.” Người phóng sinh tu phước, cứu giúp muôn loài thoát khỏi khổ ách thì bản thân không gặp các tai nạn.
(Xem: 9767)
Phật pháp dạy mọi người lìa khổ được vui, điều này ai cũng đều biết. Nếu như Phật pháp dạy mọi người lìa vui được khổ thì có lẽ không có ai học.
(Xem: 8546)
Tinh thần của Phật pháp là nhằm xét đoán chính mình, chứ không xét đoán người khác, người khác đều là người tốt, đều là Phật, Bồ Tát, những gì người khác làm đều đúng đắn, đều chính xác.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant