Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Phần 34

09 Tháng Giêng 201511:49(Xem: 10088)
Phần 34


KINH ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ (PHẦN 34)

 

Pháp Sư Tịnh Không

Quán đảnh giaithực tế chính là chỉ bổn kinh. Làm sao biết bổn kinh này là đảnh pháp. Lão cư sĩ Mai Quang Hy ở phía trước bổn hội tập kinh Vô Lượng Thọ, có một thiên lời tựa rất hay, viết rất dài. Lời tựa nhắc đến một đoạn, ông vận dụng ghi chép của đại đức xưa kể rằng, vào thời Tùy Đường, Phật pháp hưng thịnh nhất trong sử Phật giáo Trung Quốc, đó là thời đại hoàng kim của Phật giáo. Đại tiểu thừa Phật giáo, mười tông phái gần như đồng thời xuất hiện. Một số người xuất gia ưu tú từ nước ngoài đến Trung Quốc du học, đạt một số thành tựu đặc biệt như Nhật Bản, Hàn Quốc. Vào lúc đó Hàn Quốc chưa thống nhất, gọi là Tam Hàn. Phía nam Việt Nam cũng có rất nhiều cao tăng đại đức đến Trung Quốc du học. Thời điểm đó họ từng thảo luận tỉ mỉ và nghiên cứu phân tích, Thích Ca Mâu Ni Phật năm xưa giảng kinh hơn ba trăm hội, nói pháp bốn mươi chín năm, nhưng bộ kinh nào biểu đạt đầy đủ cả thảy tính chất của Phật pháp?

Những đại đức này gần như công nhận Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm kinhthể đại biểu cả thảy Phật pháp, gọi là pháp luân căn bản. Họ còn dùng thí dụ để nói, tất cả kinh đều là quyến thuộc của Hoa Nghiêm. Phật pháp giống như một cây to, Hoa Nghiêm là gốc rễ. Ngoài ra, những điều Thế Tôn nói trong bốn mươi chín năm không ngoài cành lá trên thân cây đó. Cành lá không rời khỏi cội gốc, nên Hoa Nghiêm được gọi là pháp luân căn bản. Vậy Hoa Nghiêm chính là đảnh pháp.

Thời đó người tu Tịnh Độ không ít, triều nhà Đường xuất hiện đại sư Thiện Đạo. Lịch sử Trung Quốc ghi chép, ngài là hoá thân của Phật A Di Đà. Lịch sử Trung Quốc cũng từng nói, có ba vị là Phật A Di Đà hoá thânchúng ta biết, còn những vị mà chúng ta không biết thì không thể tính đếm được. Vị thứ nhất là đại sư Thiện Đạo, vị thứ hai là pháp sư Vĩnh Minh Diên Thọ, vị thứ ba là Hòa Thượng Phong Can ở chùa Quốc Thanh. Ba vị này đã bộc lộ thân phận. Chúng ta nên biết, chư Phật Bồ Tát thị hiệnthế gian rất hiếm khi bộc lộ thân phận, còn người không bộc lộ thân phận thì rất nhiều. Cho nên tôi khuyên các đồng tu phải sanh tâm cung kính đối với người. Không chừng bạn xem thường một người nào, thì người đó lại là Phật A Di Đà hoá thân, vậy coi như bạn đắc tội, còn có thể vãng sanh hay sao? Nói là nói như vậy, nhưng vãng sanh vẫn chiếu theo vãng sanh. Bạn đắc tội, Phật A Di Đà nhất định sẽ không trách cứ. Điều kiện vãng sanh là đầy đủ tín nguyện hạnh, chúng ta đối với tất cả mọi người phải bình đẳng cung kính mới là đúng pháp.

Rất nhiều cao tăng đại đức Nhật Bản đều từng thân cận đạiThiện Đạo và đem Tịnh Độ tông truyền đến Nhật Bản, Hàn Quốc. Một ngôi chùa ở Nhật Bản tên gọi chùa Thiện Đạo ngày hôm nay được rất nhiều người đến. Thấy chùa, người ta liền biết ở đó tu Tịnh Độ nhờ tên huý của đại sư đặt cho chùa miếu. Họ rất cung kính đối với ngài. Tượng đắp của đại sư có khắp nơi trên Nhật Bản. Còn đệ tử Phật tịnh tông Trung Quốc chúng ta lại quên mất đại sư. Khi tham quan du lịch Nhật Bản, chúng ta gặp quang cảnh này liền sanh tâm hổ thẹn. Người ta tôn kính tổ sư chúng ta đến như vậy, thế mà chúng ta quên mất.

Lại tỉ mỉ tìm hiểu Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh đến sau cùng làm thế nào mới có thể viên mãn thành tựu, đạt đến đảnh pháp chân thật? Thì ra là pháp sau cùng nhất, Bồ Tát Phổ Hiền mười đại nguyện vương cầu sanh Cực Lạc. Những đệ tử Phật liền khẳng định kinh Vô Lượng Thọ là đảnh pháp, vì kinh Vô Lượng Thọ rút gọn kinh Hoa Nghiêm. Những cao tăng đại đức lúc đó nói, “Hoa Nghiêm” “Pháp Hoa” trên thực tế dẫn đạo bạn quay về Tịnh Độ. Cũng giống như chúng ta mở ra ba phần, “Hoa Nghiêm”, “Pháp Hoa” là phần tựa, kinh vãng sanh Tịnh Độ là phần chính, cụ thểkinh Vô Lượng Thọ, và kinh A Di Đà là phần lưu thông. Cho nên trước nhà Thanh, cư sĩ Bành Tế Thanh mới nói, kinh Vô Lượng Thọ là quyển trung của Hoa Nghiêm. Kinh A Di Đà là tiểu bổn của Hoa Nghiêm. Ba bộ kinh này kỳ thật là một bộ. Lời nói của Bành Tế Thanh không đơn giản. Nếu không vào được cảnh giới này thì ông không thể nói ra như vậy.

Thông thường nói kinh Hoa Nghiêm, Vô Lượng Thọ, A Di Đà là đảnh pháp. Nguyên bản dịch của bổn kinh này rất nhiều. Từ Ấn Độ truyền đến Trung Quốc, số lần phiên dịch nhiều nhất là kinh Vô Lượng Thọhiện tại trong Đại Tạng Kinh còn lưu năm loại nguyên bản dịch của các tổ sư đại đức ngày trước. Các ngài đã tỉ mỉ nghiên cứu, phát hiện văn tự bản dịch vào ra rất nhiều. Rõ ràng nhất là nguyện văn. Bản dịch nhà Hán thì có 24 nguyện. Đến thời đại Nam Bắc triều, bản dịch của Khang Tăng Khải là 48 nguyện. Lại xem bản dịch của triều Tống là 36 nguyện. Khác biệt quá lớn. Nếu nguyên bản là 48 nguyện thì không thể nào biến thành 24 nguyện hay 36 nguyện, lại nghĩ ngay đến, Thế Tôn năm xưa tuyên giảng kinh Vô Lượng Thọ, giới thiệu Di Đà Tịnh Độ không chỉ một lần. Không như các kinh điển khác, Thích Ca Mâu Ni Phật cả đời chỉ giảng một lần, không giảng lần thứ hai, nhưng hiện tại xem qua năm loại nguyên bản dịch, có thể khẳng định Thích Ca Mâu Ni Phật chí ít đã từng giảng ba lần. Ngoài ra còn có bảy loại nguyên bản dịch bị thất truyền. Nếu còn những bản đó thì có thể nhiều hơn. Như vậy Thích Ca Mâu Ni Phật năm xưa ở đời đã dốc hết sức nhằm giới thiệu pháp môn Tịnh Độ. Vì nhiều lần tuyên giảng, trong mỗi quyển có nhiều ít không đồng nên mới cần thiết phải hội tập, mang lại sự thuận tiện cho sơ học chúng ta.

Bổn hội tập sớm nhất là của cư sĩ Vương Long Thư, hội tập lần thứ hai là của cư sĩ Nguỵ Mặc Thâm, lần thứ ba là của lão Hạ Liên Cư. Càng về sau càng thù thắng hơn, cho chúng ta nhận biết cái gì là đảnh pháp. Sau khi nhận biết đảnh pháp, bạn đọc qua một lượt từ đầu đến cuối kinh này thì chẳng phải mười phương ba đời tất cả chư Phật Như Lai quán đảnh cho bạn hay sao? Đó là thật quán đảnh, thù thắng hơn nhiều so với thượng sư rẩy nước quán đảnh. Chúng ta phải tường tận, đọc qua một lầntiếp nhận một lần quán đảnh của chư Phật Như Lai; đọc hai lần là quán đảnh hai lần. Một ngày đọc ba lần thì một ngày bạn được chư Phật Như Lai quán đảnh ba lần, phước báu này còn ai sánh được? Kinh Vô Lượng Thọ quá dài cũng không ngần ngại. Niệm kinh A Di Đà cũng vậy, mỗi ngày tụng mười biến thì Phật quán đảnh cho bạn mười lần, bạn còn không thể khai ngộ hay sao?

Cho nên “thăng quán đảnh giaithực tế mà nói chính là thọ trì một bộ kinh, y theo phương pháp lý luận của kinh này mà tu học, bạn liền lên đến quán đảnh giai, ở vào quả vị Bồ Tát. Quán đảnh pháp vương tử, Bồ Tát Đẳng Giác xả bỏ pháp môn Tịnh Độ, quán đảnh giai đó là khả vọng bất khả cập. Chúng ta nghe rồi ngưỡng vọng mà thôi, không thể trong một đời thành tựu. Bạn ở ngay một đời có thể chứng được biệt giáo sơ địa Bồ Tát là đã không tệ. Biệt Giáo Sơ Địa có nghĩa là đoạn được kiến tư phiền não, trần sa phiền não, phá một phẩm vô minh, chứng một phần pháp thân, siêu việt mười pháp giới, chứng phát tâm trụ, ở vào thập trụ, gọi là viên giáo thập trụPhát Tâm Trụ”. Biệt giáo sơ địaHoan Hỉ Địa” chính là phát tâm trụ của viên giáo. Nhưng sau khi chứng được vị thứ này, nếu bạn đoạn tận 41 phẩm vô minh, đạt đến Quán đảnh giai viên mãn như kinh đã nói thì còn phải trải qua ba A tăng kỳ kiếp. Cho nên nói ba A Tăng Kỳ kiếp thành Phật, không phải nói chúng ta, mà đó là nói viên giáo sơ trụ Bồ Tátbiệt giáo sơ trụ Bồ Tát.

Ngày nay thực tế cho thấy, kinh Hoa Nghiêm nói vô lượng kiếp không cách gì tính đếm mới có cơ duyên gặp được. Nếu chúng ta may mắn, có duyên phận tốt gặp được pháp môn Tịnh Độ, pháp môn vãng sanh thì một đời liền có thể “thăng quán đảnh giai”. Chúng tađạo tràng này, có thể nói, là một đạo tràng thù thắng nhất thế gian hiện đại. Không phải chúng ta đang khoa trương, tán thán. Suốt năm ở đây giảng đệ nhất kinh Tịnh Độ không gián đoạn. Các đạo tràng khác trên thế giới không có. Dù có cũng không giảng mỗi ngày. Đạo tràng này giảng không gián đoạn, không chỉ giải môn mà còn đặc biệt chú trọng hành môn. Đại sư Thanh Lương nói “tín giải hành chứng”. Bốn chữ này chúng ta đều làm được, không nghiêng về giải môn mà không xem trọng hành môn, cũng không nghiêng về hành môn mà xem thường giải môn. Giải hành phải tương ưng, đạo tràng như vậy ở thế gian này có lẽ cũng có, nhưng tôi chưa thấy cũng chưa nghe nói qua. Hiện nay chính mắt thấy được chỉ có đạo tràng này. Từ đó mới biết, phước báu của chúng sanh khu vực này lớn không thể nghĩ bàn. Đạo tràng xây dựng liền được chư Phật hộ niệm, long thiên thiện thần bảo hộ. Chúng takinh Hoa Nghiêm đang đọc đến đạo tràng thần, túc hành thần, kim cang thân, họ không hộ trì nơi đây thì đến nơi nào để hộ trì? Chúng ta chính là đối tượng hộ trì của họ.

Ngày nay chúng ta khởi tâm động niệm, tất cả hành trì tương ưng với đại kinh, cho nên phải nhận biết rõ ràng, đảnh pháp của chư Phật Như Lai không chỉ là pháp môn Tịnh Độ. Đảnh pháp của Thích Ca Mâu Ni Phật đã truyền là pháp môn chí cao vô thượng, mà mười phương tất cả chư Phật Như Lai cũng đều đồng truyền thọ. Làm sao biết được? Trong bổn kinh Thế Tôn tán thán A Di Đà Phật là “quang trung cực tôn, Phật trung chi vương”. Các vị phải biết, tán thán của Thích Ca Mâu Ni Phật đại biểu tán thán của mười phương tất cả chư Phật. Thích Ca Mâu Ni Phật khẳng định A Di Đà Phật là “vua trong các Phật” cũng là nói rõ, tất cả chư Như Lai đều khẳng định A Di Đà Phật là vua trong các Phật. Ngày nay chúng ta phát tâm làm đệ tử Phật A Di Đà, quang vinh vô thượng. Chư Phật xem thấy bạn đều phải tôn kính bạn ba phần. Họ kính thầy thì cũng tôn kính học trò của thầy, đây là đạo lý nhất định.

Chúng ta phải làm một đệ tử Di Đà chân chính, không nên làm đệ tử giả hiệu, vấn đề đó liền nghiêm trọng. Nếu bạn mạo nhận đệ tử Di Đà, thần hộ pháp sẽ không tha thứ cho bạn. Nhưng nếu bạn chân thậtđệ tử của Di Đà, thì chư Phật đều cung kính. Đệ tử thật của Di Đà mỗi ngày phải nhận quán đảnh của Phật A Di Đà, mỗi ngày phải đọc kinh. Đọc kinh chính là quán đảnh. Ngày ngày phải đọc câu Phật hiệu.

Tôi khuyên đồng tu có thời gian nên đến niệm Phật đường để niệm Phật. Vì sao, chẳng phải ở nhà niệm Phật cũng như nhau sao? Xin nói với các vị, ở nhà niệm Phật hoàn toàn không như nhau, vì niệm Phật đường trong nhà bạn không có chư Phật đang ở đó niệm Phật, còn ở niệm Phật đường này có Phật đang niệm. Bạn đến nơi đây, được nhờ vào không khí của Phật Bồ Tát thì làm sao như nhau được. Dùng cách nói hiện tại thì từ trường trong nhà bạn cùng từ trường nơi đây không như nhau. Từ trường ở nơi đây là thế gian đệ nhất thù thắng không gì bằng. Nơi đây đích thực là không khí chánh pháp Như Lai. Các vị ở đây niệm Phật, đích thân mình cảm nhận. Hiện tại niệm Phật đường đã lót lại thảm mới, hiển lộ trang nghiêm không gì bằng. Buổi chiều hôm qua tôi có đi xem, rất hoan hỉ. Khi bước vào niệm Phật đường này chính là “thăng quán đảnh giai”. Giảng đường này là Quán Đảnh Giai. Đã thăng quán đảnh giai thì “thọ bồ đề”.

Thọ bồ đề ký là thọ ký thành Phật. Các vị đến giảng đườngniệm Phật đường này, nhất định vãng sanh bất thoái thành Phật. Đạo tràng này là đạo tràng thành tựu chư Phật Như Lai, ắt được chư Phật Như Lai gia trì.

“Vi giáo Bồ Tát, tác A Xà Lê”

Giáo là giáo hoá. Mô hình và kiểu dáng thị hiện giáo hoá chúng sanh là “làm A Xà Lê”. Đó là tổng đề mụchiện tại chúng ta giảng kinh. Chúng ta đã làm tổng đề mục nhưng vẫn chưa treo lên, tương lai sẽ treo hai bên đối liễn “học vi nhân sư, hành vi thế phạm”. A Xà Lê là bậc thầy mô phạm với tư tưởng, lời nói có thể làm mô phạm mẫu mực cho đại chúng xã hội. A Xà Lê có nguồn gốc từ tiếng Ấn Độ, dịch thành “quỹ phạm sư”. Quỹ là quỹ đạo. Ý nghĩa câu nói này rất sâu mà tất cả kinh luận Phật thường hay nói. Phật dạy chúng tathọ trì, đọc tụng, vì người diễn nói”, biểu đạt ý nghĩa này. Chúng ta học Phật đạt công đức lợi ích thù thắng của Phật pháp, quyết không thể nói mình được lợi ích là đủ, không hề nghĩ đến quần chúng xã hội, tất cả chúng sanh sáu cõi ba đường. Tư tưởng này cùng nguyện vọng của Phật, giáo huấn của Phật không hề tương ưng. Phật dạy chúng ta thọ trì, đó là việc của chính chúng ta. Phật dạy bảo chúng ta tất cả đạo lý, phương pháp lý luận, chúng ta phải tường tận tiếp nhận. Những cảnh giới mà Phật giảng, chúng ta phải khế nhập. Như vậy mới có thể được thọ dụng chân thật, đó là thọ trì.

Sau khi thọ trì thì đọc tụng. Vừa rồi tôi mới nói bạn đọc tụng một biến chính là nhận được chư Phật Như Lai quán đảnh một lần, đó là tự lợi. Đọc tụng tốt nhất phải ra tiếng. Công đức đọc ra tiếng lớn hơn nhiều so với đọc không ra tiếng, vì đọc để người khác nghe, nhất là người chưa tiếp xúc Phật pháp. Đọc kinh phải đọc từng chữ rõ ràng, cường điệu âm thanh vui tai, phải làm cho người nghe sanh tâm hoan hỉ, nghe rõ ràng tường tận, thông suốt thấu đáo. Sau khi nghe họ sẽ giác ngộ.

Có một số đồng tu tâm tính nóng vội, đọc kinh rất nhanh, chỉ cần nửa giờ có thể đọc xong một bộ kinh Vô Lượng Thọ. Khi tỉ mỉ lắng nghe, chỉ thấy loắng nhoắng, một chữ cũng không thể nghe được. Đọc kinh từ đầu đến cuối hết nửa giờ đồng hồ, một chữ không nghe được rõ ràng, thì loại đọc tụng này chỉ là tự lợi, không thể lợi tha. Nên biết đọc kinhlợi tha, còn tự lợi là nhắc nhở chính mình không quên giáo huấn của Phật, phải y giáo phụng hành. Đọc rõ ràng tường tận để người khác nghe. Nếu bạn nói “chung quanh tôi không có người nào nên không cần đọc to”, tuy không có người nhưng có quỷ thần, có chúng sanhmắt thịt chúng ta không thể nhìn thấy, ngày nay chúng ta gọi là chúng sanh vô hình, đông hơn rất nhiều lần so với chúng sanhmắt thường chúng ta nhìn thấy. Bạn đọc kinh, họ nghe xong có được thọ dụng. Quỷ thần học Phật, quỷ thần hộ pháp, thiên hạ liền thái bình. Động loạn xã hội chúng ta xảy ra cũng sau khi quỷ thần loạn trước. Khi quỷ thần loạn rồi, chúng ta muốn xã hội an định cũng là việc vô cùng khó. Nếu muốn xã hội an định, trước tiên phải làm cho quỷ thần an định. Muốn quỷ thần an định thì phương pháp tốt nhất chính là đọc kinh.

Cho nên trong đọc tụng, ý nghĩa quan trọng là phải độ những chúng sanh vô hình này, làm tăng thượng duyên nghe pháp cho họ. “Vì người diễn nói”, đối tượng này đã rõ ràng, đây là đối với người, những chúng sanh hữu tình. Còn đọc tụng là đối với chúng sanh vô tình.

Đối với người thì phải biểu diễn, tức là y giáo phụng hành. Phải đem tất cả lời giáo huấn trong kinh Phật thực tiễn ngay cuộc sống, công việc, trong đối nhân xử thế tiếp vật của chúng ta. Những gì Phật dạy, chúng ta nhất định phải làm, nỗ lực chăm chỉ mà làm. Những việc nào không được làm thì chúng ta nhất quyết không làm. Như phía sau kinh văn đã nói, trong hành môn, những thứ khác đã nói đều là mục nhỏ, việc vụn vặt, còn cương lĩnh quan trọng nhất chỉ gói gọn ba ý “Thanh tịnh Bình đẳng Giác”.

Điều thứ nhất Phật nói “khéo giữ khẩu nghiệp, không nói lỗi người”, phải làm cho được. Ba nghiệp thân khẩu ý, Phật không dùng thứ tự này, mà yếu tố thứ nhất là khẩu. Khẩu tạo nghiệp rất dễ dàng và đáng sợ nhất. Các vị đọc qua kinh Địa Tạng, khẩu nghiệp tương lai đọa địa ngục cắt lưỡi, cày lưỡi,… Rất nhiều địa ngụcquả báo do nghiệp nhân của khẩu mà ra. Vọng ngữ, hai chiều, ác khẩu, thêu dệt, rất dễ dàng phạm phải. Cho nên người chân thật tu hành bước vào niệm Phật đường thì thân tâm thế giới thảy đều buông bỏ, bao gồm cả ý niệm, chỉ duy trì một niệm “A Di Đà Phật”, bạn nhất định sẽ thành công, thế mới gọi là chân thậtkhéo giữ khẩu nghiệp, không nói lỗi người”. Chúng ta cũng không cần phải hỏi cách tu như thế nào mà chỉ một lòng một dạ chuyên niệm A Di Đà Phật, không nên khởi vọng tưởng tiếp nữa.

Hiện tại có một loại người không chỉ chính mình khởi vọng tưởng mà còn phái người đi nghe ngóng người khác. Cái vọng tưởng này sẽ càng lớn càng sai lầm. Bạn học Phật như vậy, đến sau cùng cũng đọa vào A Tỳ địa ngục. A Tỳ địa ngục có nhiều địa ngục lớn nhỏ, đều do bạn nhận quả báo.

Đề kinh của bổn kinh hiển thị ba cương lĩnh lớn để chúng ta tu hành: “Thanh tịnh, Bình đẳng, Giác”. Mỗi ngày bạn biết nhiều sự việc đến như vậy thì tâm của bạn làm sao thanh tịnh. Người xưa dạy, “biết nhiều việc thì phiền não nhiều”. Bạn muốn biết nhiều việc để làm gì? còn phái người đi nghe ngóng, bạn nói xem có đáng lo không? Thử nghĩ, sau khi nghe ngóng thì phải nghiên cứu làm thế nào đối phó, phiền não sẽ càng lớn. Đó là giữ tâm luân hồi tạo nghiệp luân hồi, hơn nữa tạo ra địa ngục ba đường, rất đáng sợ. Chúng ta giác ngộ phải từ chỗ này mà tỉnh ngộ. Việc của người khác không liên quan gì với chúng ta, ta nghe ngóng họ làm gì, ta quản họ làm gì.

Thiền tông Lục Tổ đại sư Huệ Năng nói rất hay, “nếu là người chân chính tu hành thì không thấy lỗi thế gian”. Không phải thế gian không có lỗi lầm, nhưng vì họ quan tâm chính mình còn không kịp thì làm gì có thời gian đi quản người khác. Vậy phải dùng cách nhìn thế nào để xem người khác? Vừa rồi tôi đã nói qua, dùng cách nhìn của Phật để xem người khác. Chúng ta xem người khác thảy đều là chư Phật Như Lai thị hiện. Họ hành thiện, thị hiện ra dáng vẻ thiện cho ta xem; họ làm ác, thị hiện dáng vẻ ác để ta xem, đều là chư Phật Như Lai. Họ thảy đều không có lỗi. Lỗi lầm ở đâu? tôi đã thấy, khởi tâm động niệm tạo tội nghiệp. Ta thấy cảnh giới tốt thì khởi tâm tham, cảnh giới ác thì khởi tâm sân hận, vậy là ta tạo nghiệp. Họ không tạo nghiệp vì họ là chư Phật Như Lai. Chúng ta hoàn toàn dùng loại tâm trạng chân thành để tu tập thì ngay một đời này nhất định thành Phật.

Trong cái nhìn của Phật xem tất cả chúng sanh đều là chư Phật Như Lai, chúng ta phải học theo chiêu này, đó là cao chiêu. Trong cái nhìn của Bồ Tát xem thấy tất cả chúng sanh đều là Bồ Tát. Người thiện xem thấy tất cả chúng sanh đều là người thiện. Người ác xem thấy Phật Bồ Tát cũng là người ác. Đạo lý này chính là “cảnh tùy tâm chuyển”. Vậy vì sao chúng ta không dưỡng tâm Phật của chúng ta? Vì sao không rõ Phật tánh của chính mình?

Vì người diễn nói”, cần diễn điểm này. Ngày nay người thế gian xem cái này không đúng, thấy cái kia cũng không đúng. Còn chúng ta xem thấy tất cả chúng sanh đều là Phật Bồ Tát, cung kính bình đẳng, đó chính là tu hạnh Phổ Hiền. Quyển kinh vừa mở ra “Hàm cộng tuân tu Phổ Hiền đại sĩ chi đức”, đó là đệ tử Di Đà chân chính. Cho nên phải vì người diễn nói, chính là nói: ta phải làm gương cho đại chúng thông thường, đặc biệt phải làm tấm gương cho người tu hành, phải làm thật, đó mới gọi là A Xà Lê. Làm A Xà Lê là để dạy Bồ Tát, dạy người tu hành, hoặc dạy tất cả chúng sanh giác ngộ. Bồ Tát chính là chúng sanh giác ngộ, giúp đỡ tất cả chúng sanh phá mê khai ngộ. Giúp đỡ thế nào? Chính mình thật làm tấm gương, làm mô phạm. Cách làm ra sao? Câu phía sau nói: “thường tập tương ưng vô biên chư hạnh”.

“Thường tập tương ưng, vô biên chư hạnh”

Hành” là hành vi đời sống. Vi tế thì khởi tâm động niệm, thô thì lời nói hành động tạo tác. Đó là hành vi. Hành vi phải tương ưng với tự tánh, tương ưng với tánh đức, có như vậy tâm hạnh của bạn mới là hạnh Phật, hạnh Bồ Tát chân chính.

Đối với các đồng tu sơ học, nếu nói đến tâm hạnh tương ưng với tự tánh thì rất khó vì chưa kiến tánh. Hạnh tương ưng với tâm tánh, mức độ thâm nhất phải là Bồ tát Viên giáo sơ trụ. Từ sơ trụ trở lên, bốn mươi mốt vị pháp thân đại sĩkinh Hoa Nghiêm đã nói, có hơn một trăm bảy mươi đoàn thể. Tâm hạnh của mỗi người đều tương ưng với pháp tánh, cho nên gọi là pháp thân đại sĩ. Ngày nay chúng taphàm phu sanh tử, chưa thể đoạn dù chỉ một phần phiền não thì làm sao học được hạnh tương ưng. Phật dạy sơ học, định ra cho chúng ta rất nhiều quy củ. Bạn y theo quy củ này mà làm thì tương ưng. Những quy củ Phật nói ra đều là tánh đức. “Tập” là học tập, “thường” không gián đoạn. Câu này có nghĩa, mãi không ngừng học tập hạnh tương ưng. Hạnh tương ưng rải đều rất nhiều trong tất cả kinh luận.

Vậy chúng ta phải bắt đầu học từ chỗ nào? Chúng ta phát tâm chuyên tu tịnh độ, chuyên tu tịnh nghiệp. Như vậy, phạm vi kinh luận của chúng ta đều được thu nhỏ lại. Chúng ta y cứ theo ba kinh một luận, hoặc giả cận đại nói “năm kinh một luận”. Trong “năm kinh một luận” vẫn còn rất phức tạp, không dễ nắm vững.

Khi mới xây dựng Tịnh tông Học hội, tôi đã viết ra một đoạn duyên khởi, nhắc đến hành môn năm khóa mục giúp mọi người dễ ghi nhớ. Khóa mục của hành môn phải đơn giản thì bạn mới ghi nhớ và học tập được, còn quá nhiều và quá phức tạp thì không thể. Hiện tại xuất gia thọ giới thọ 250 giới, giới điều quá nhiều không thể nhớ nổi. Giới tỳ kheo ni còn nhiều hơn. Không nhớ hết thì có thể làm được hay sao?. Đối với Bồ tát tại gia, giới Phạm Võng, 10 giới trọng, 48 giới khinh cũng quá nhiều không thể ghi nhớ. Không ghi nhớ thì không cách gì làm được. Nhất định phải đơn giản, mỗi giờ mỗi lúc đều nhớ, có thể đọc thuộc lòng. Có như vậy trong cuộc sống, khởi tâm động niệm lời nói việc làm mới thức tỉnh chính mình tương ưng với lời giáo huấn của Phật. Cho nên chân thật tu hành phải nắm được cương lĩnh.

Năm khóa mục:

Thứ nhất là “tam phước”. Kinh Quán Vô Lượng Thọ nói, tam phước tổng cộng có ba điều. Phước thứ nhất là trời người. Nói cách khác, trong sáu cõi, bạn có thể làm chân thật đến được thì bạn không mất thân người, không đọa vào ba đường ác, đời đời kiếp kiếp ở trời người để hưởng phước.

Câu một, hiếu dưỡng cha mẹ, bạn làm được chưa?

Câu hai, phụng sự sư trưởng, bạn làm được chưa?

Câu ba, từ tâm bất sát

Câu bốn, tu thập thiện nghiệp.

Bốn câu này ý nghĩa rất sâu. Chúng ta cũng đã từng trải qua chuyên đề diễn giảng. Phải ghi nhớ bốn câu này. Khởi tâm động niệm lời nói việc làmtương ưng với những điều này không. Nếu không tương ưng thì sai. Phải thường tập tương ưng chi hạnh.

Phước thứ hai là phước hàng nhị thừa, thanh văn, duyên giác. Các vị phải biết, phước thứ nhất là phàm phu. Phước thứ hai mới là học Phật. Phật pháp được xây dựng trên nền tảng của phước thế gian. Không có phước thế gian thì học Phật làm sao thành tựu. Nói cách khác, bạn làm người chưa tốt thì làm sao có thể học Phật. Bốn câu trên dạy bạn làm người. Nếu trái ngược bốn câu thì bạn không phải con người mà là súc sinh, ngạ quỷ, địa ngục.

Trong “Tả truyện sách xưa” có câu nói: “Nhân khí thường tất yêu hưng”. “Thường” là ngũ thường, gồm: nhân nghĩa lễ trí tín. Nếu con người bỏ mất chữ thường, làm những việc bất nhân bất nghĩa thì đó là yêu ma quỷ quái, không phải người. Cho nên trời người đều có tiêu chuẩn đạo đức. Các vị thử nghĩ xem. Bốn câu trong phước thứ nhất này đều bao gồm ý nghĩa của ngũ thường. Đây là nền tảng để bước vào Phật pháp. Cho nên phước trời người được xếp ở trên phước nhị thừa.

Mở đầu phước nhị thừathọ trì tam quy, cụ túc chúng giới, bất phạm oai nghi.

Ngày nay chúng ta thọ tam quy chỉ trên hình thức, không phải thực chất. Thọ giới cũng trên hình thức, vì sao. Vì bên dưới không có gốc. Nếu nền móng xây vững chắc thì tam quy ngũ giới liền phát sinh tác dụng, có thể thành tựu đức hạnh. Các vị phải biết, Phật phápsư đạo xây dựng trên nền tảng hiếu đạo. Phước thứ nhất là hiếu đạo, phước thứ hai là sư đạo. Hiếu đạo không có thì sư đạo cũng không còn. Ngày nay chúng ta học Phật đặc biệt đề xướng hiếu đạo. Bạn về nhà phải hiếu thuận cha mẹ, trở thành tấm gương cho xã hội đại chúng xem, đó là “vì người diễn nói”. Cho nên “Học vi nhân sư, hành vi thế phạm”, bạn phải làm được, chứ không thể chỉ nói ngoài miệng.

Phước nhị thừa tiếp tục nâng caoBồ Tát. Bồ Tát có bốn câu đều là cương lĩnh nguyên tắc:

- Cương lĩnh thứ nhất: Phát Bồ Đề tâm,

Đại sư Ngẫu Ích trong kinh A Di Đà Yếu Giải nói rất hay, chân thật phát tâm cầu sanh tịnh độ, quyết không thay đổi, quyết không nghi hoặc, quyết cầu sanh, thì bạn nhất định sanh. Tâm này chính là tâm vô thượng Bồ đề. Trong Quán kinh, Thế tôn giải thích với chúng tatâm chí thành, chân tâm phát nguyện. Một lòng hy vọng cầu sanh tịnh độ, đó là thâm tâm, cũng là hồi hướng phát nguyện tâm. Một niệm liền đầy đủ, không có niệm thứ hai. Chúng ta phải phát ra tâm này.

- Cương lĩnh thứ hai: Thâm tín nhân quả

Ngày trước tôi đã từng kể qua với các vị, câu này khiến hai ba năm tâm tôi không được an, vì không hiểu ý. Bình thường chúng ta nói nhân quả báo ứng, thiện nhân thiện quả, ác nhân ác quả, thiện ác nhân quả không lọt mảy trần. Chúng ta biết, tin tưởng, không hoài nghi thì chúng ta thuộc thân phận trời người, nhưng không thể so sánh với hàng nhị thừa. Chỗ hoài nghi của tôi là tại sao Bồ tát lại không biết nhân quả này?

Nhân quả này tuyệt đối không phải là nhân quảchúng ta nói. Nhân duyên quả báo đó làm gì Bồ Tát không biết. Họ tin sâu nhân quả nhất định phải là nhân quả đặc biệt. Tôi phải mất nhiều năm, cũng gần như được Tam Bảo gia trì mới hiểu ra nhân quả gì. Thì ra là “niệm Phật thành Phật”.

Chân thật rất nhiều Bồ Tát không biết. Niệm Phật là nhân, thành Phật là quả, không cần ba A Tăng Kỳ kiếp mà chỉ một đời thành tựu. Tận hư không khắp pháp giới trong các cõi nước chư Phật, có bao nhiêu Bồ Tát không biết nhân quả này. Vậy chúng ta quay đầu nhìn lại xem trong hoàn cảnh sống hiện tại, ngay trong đồng tu chúng ta có rất nhiều người học Phật, có tham thiền, có học giáo, trì chú, trì giới, rất nhiều pháp môn, nhưng bạn bảo họ niệm Phật thì họ không tin. Họ học pháp môn của họ rất chuyên cần, dõng mãnh tinh tấn nhưng không chịu niệm Phật.

Cho nên, người phát tâm Bồ đề, tin sâu nhân quả thật cừ khôi. Nếu họ tương ưng với hai câu trên, thì đúng như pháp môn tịnh độ đã nói, thiện căn phước đức nhân duyên ngay trong một đời đầy đủ. Kinh gọi là chúng sanh căn tánh chín mùi, thành thục; Bồ tát vô biên thiện căn. Chín mùi thì ngay một đời làm Phật. Ở đời này, mang thân này trong sáu cõi là thân sau cùng, về sau không còn luân hồi nữa. Lần sau trở lại thành Bồ tát hóa thân, không phải phàm phu. Sự ứng hiện mang tính chất thừa nguyện tái lai, khác nhau hoàn toàn.

- Cương lĩnh thứ ba: Đọc tụng đại thừa

Đọc tụng đại thừa chính là đọc kinh Vô Lượng Thọ, kinh A Di Đà. Đọc qua một biến, chư Phật Bồ tát quán đảnh cho bạn một lần. Sau khi đọc, bạn nhất định phải y giáo phụng hành.

- Cương lĩnh thứ tư: Khuyến tấn hành giả

Phải giới thiệu pháp môn tịnh độ cho quảng đại quần chúng, cho tất cả chúng sanh, đó là lợi tha. Tự lợi lợi người.

Bạn làm được bốn câu này mới chân thậtBồ Tát. Khởi tâm động niệm lời nói việc làm phải tương ưng với tam phước. Đó là “thường tập tương ưng chi hạnh”, có nghĩa chân thật tu tịnh độ.

(Còn tiếp ...)

KINH ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC

Pháp sư: HT. TỊNH KHÔNG

Biên dịch: Vọng Tây cư sĩ

Biên tập: PT. Giác Minh Duyên

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 9056)
“Ư bỉ nhị thập nhất câu chi Phật độ, công đức trang nghiêm chi sự, minh liễu thông đạt, như nhất Phật sát, sở nhiếp Phật quốc, siêu quá ư bỉ.” Chỉ một câu văn trong kinh Vô Lượng Thọ mà ta đã có ba chữ nói về cõi Phật.
(Xem: 9982)
pháp môn niệm Phật, lấy nhất tâm niệm Phật, cầu sinh Tây phương, ly khổ đắc lạc. Nhìn vào thấy như là Tiểu thừa, chỉ tự lợi mình, nhưng thực tế mà nói thì là Đại thừa, có thể lợi tha.
(Xem: 10153)
Sau khi thành đạo, Đức Phật Thích Ca đã thấu suốt cội nguồn pháp giới trong vũ trụ. Ngài đã nhìn thấy rõ mỗi chúng sanh đều có Phật tánh, nhưng vì mê muội mà chưa nhận được.
(Xem: 11006)
A Di Đà Phật, danh hiệu này là vạn đức hồng danh, tại sao vậy? Danh hiệu này là danh hiệu của tự tánh, là danh hiệu của tánh đức.
(Xem: 8987)
Pháp môn Tịnh độ theo như huyền ký của Đức Phật trong Kinh Vô Lượng ThọKinh Đại Tập là một pháp môn thù thắng và rất thích hợp với chúng sanh trong thời mạt pháp này.
(Xem: 9453)
Pháp môn niệm Phật từ trước đến nay được phổ biến rộng rãi, hàng Phật tử đều có thể ứng dụng thực hành và đã chứng nghiệman lạc, lợi ích từ câu Phật hiệu.
(Xem: 7994)
Một trong những duyên khởi đưa tôi tới sự học hỏi pháp môn Tịnh Độ là lần đi cúng thất đầu tiên của bác tôi
(Xem: 9229)
Trong Phật giáo, niệm là một thuộc tính của tâm, gọi là tâm sở pháp
(Xem: 11260)
Xã hội ngày nay, lòng người ác độc; cho nên bị thiên tai, nhân họa thường xuyên giáng xuống. Khi tai họa ập đến không ai lường trước được, không thể trốn tránhđề phòng không kịp.
(Xem: 8647)
Tu hành là tu cái gì? Đơn giản nhất, then chốt nhất, chính là buông bỏ. Nhìn thấu không cần phải tu, buông bỏ thì bạn tự nhiên liền nhìn thấu, vì vậy chính là tu buông bỏ, ta phải buông bỏ không ngừng
(Xem: 9019)
Cầu siêu chỉ là một sức mạnh thứ yếu, không phải là sức mạnh chủ yếu. Vì thời gian chủ yếu để tu thiện, làm thiện là thời gian khi người đang còn sống
(Xem: 17427)
Chúng tôi giảng rất nhiều lần bộ kinh Vô Lượng Thọ, tính sơ đến nay cũng khoảng mười lần. Mỗi lần giảng giải đều không giống nhau.
(Xem: 12147)
Pháp Sự Toàn Tập Giảng Ký, Lão pháp sư Thích Tịnh Không giảng tại Úc Châu Tịnh Tông Học Viện, Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa
(Xem: 25998)
Kinh quán Vô Lượng Thọ Phật là một trong ba bộ kinh chính yếu của tông Tịnh Độ, được xếp vào Đại chánh tạng, tập 16, No. 1756.
(Xem: 9524)
Pháp môn Tịnh Độcon đường chính yếu dẫn chúng sanh thời nay thoát sanh tử, là chiếc thuyền vững chắc đưa mọi người vượt thẳng qua năm đường.
(Xem: 9364)
Quả thật là có một cõi như thế, gọi là cõi Tịnh Độ Hiện Tiền. Cõi ấy không bị giới hạn bởi không gian hay thời gian...
(Xem: 9928)
Đây là một trong nhiều pháp môn của Phật, mà đặc điểm là dể tu, dể chứng, rất thích hợp với đại đa số quần chúng...
(Xem: 11287)
Trong vô lượng pháp môn tu ấy, nhìn chung Thiền và Tịnh đều được coi là phổ cập nhiều nhất hiện nay, nhất là các nước Á đông... Võ Thị Thanh Thảo
(Xem: 9642)
Giác Minh Diệu Hạnh Bồ Tát giảng; Bồ Tát giới đệ tử Thường Nhiếp kết tập; Cư Sĩ Như Hòa dịch Việt
(Xem: 10216)
Quyển sách này là một phần trong bộ sách Niệm Phật Pháp Yếu do Cư sĩ Mao Dịch Viên tuyển tập... Thích Minh Thành dịch
(Xem: 13585)
Thuyết Giảng Mỗi Chiều Chủ Nhật Tại Tổng Hội Cư Sĩ Phật Giáo... HT Thích Huyền Dung
(Xem: 15898)
12 lời nguyện niệm Phật này, nhằm giúp cho Phật tử có định hướng trong việc tu tậpchí nguyện để về thế giới Cực Lạc của Đức Phật A-Di-Đà... Thích Chân Tính
(Xem: 15536)
Thư cho người em Tịnh độ là một bộ luận nhỏ, gom nhặt những yếu nghĩa của Tông Tịnh độ, chia thành từng bài nhỏ, mỗi bài là một chủ đề... Thích Hồng Nhơn
(Xem: 18547)
Chỉ vì tín lực chẳng sâu nên thắng nghiệp chìm trong hữu lậu, lại muốn bỏ pháp này để chọn pháp khác, lầm lạc lắm thay!... Như Hòa dịch
(Xem: 18985)
Kính nghĩ, đức Thích-ca mở ra vận hội lớn làm lợi ích rộng lớn cho chúng sinh có duyên, xiển dương giáo pháp tùy theo mỗi quốc độ khiến pháp nhũ thấm nhuần khắp cả... Nguyên Trang dịch
(Xem: 18791)
Pháp Niệm Phật Tam Muội xét về nguồn gốc là từ Viễn Tổ (tổ Huệ Viễn) đề xướngLô Sơn, sáng khởi Liên Xã sáu thời tịnh hạnh, trở thành quy củ cao đẹp cho muôn đời... Như Hòa
(Xem: 13780)
48 Lời Nguyện của Phật A Di Đà song ngữ Việt - Anh; Hán dịch: Khương Tăng Khải, Việt dịch: HT Thích Trí Tịnh; Sưu tập: Tuệ Uyển
(Xem: 19092)
Kính nguyện quyển sách nhỏ này có thể giúp đỡ thật sự những đồng tu, đại đức có duyên, được lìa khổ được vui, liễu sanh thoát tử... Pháp Sư Tịnh Không
(Xem: 11654)
100 Bài Kệ Niệm Phật - Liên Tông Thập Nhị Tổ Triệt Ngộ Ðại Sư, Thích Thiền Tâm dịch
(Xem: 23043)
Niệm Phật Vô Tướng - Lí Luận và Nhập Môn Pháp Môn Niệm Phật Viên Thông của Bồ Tát Đại Thế Chí, Nguyên tác: Tiêu Bình Thật cư sĩ, Cư sĩ Hạnh Cơ dịch
(Xem: 19157)
Kinh Vô Lượng Nghĩa - Tam tạng pháp sư Đàm Ma Già Đà Da Xá, người Thiên-trúc, dịch từ Phạn văn ra Hán văn tại Trung-quốc, vào đời Tiêu-Tề; Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra Việt văn
(Xem: 18269)
“Niệm Phật” là pháp môn lấy ngay cái nhân địa Phật để tu thành Phật, nhờ đó mà chúng sanh tiết kiệm cả triệu đời khổ cực tu hành trong sanh tử tử sanh...
(Xem: 8649)
Giả sử khi tôi thành Phật, nước tôi còn có địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
(Xem: 27020)
Về môn Niệm Phật, tuy giản dị nhưng rất rộng sâu. Điều cần yếu là phải chí thành tha thiết, thì đạo cảm ứng mới thông nhau, hiện đời mới được sự lợi ích chân thật.
(Xem: 19911)
Do nhờ định lực niệm Phật của mình cảm ứng với từ lực của Đức Phật A-Di-Đà thì lập tức cảnh “ác đạo” sẽ được chuyển hóa thành cảnh “Cực lạc”...
(Xem: 15253)
Một câu niệm Phậttâm yếu của đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni. Tâm yếu, cũng gọi là tông, là yếu chỉ tức sắc tức không của cảnh giới chân tâm...
(Xem: 15475)
Một câu A Di Đà Lộ tánh diệu chân như Sắc xuân nơi hoa sáng Muôn tượng ẩn gương xưa.
(Xem: 26779)
Tâm chân thành là tâm Phật, bạn với Phật là đồng tâm. Bốn hoằng thệ nguyện là đồng nguyện với Phật...
(Xem: 16334)
Danh hiệu Phật Bồ Tát đại từ đại bi vô lượng vô biên biểu trưng trí tuệ của tự tánh vô lượng vô biên, đức năng vô lượng vô biên...
(Xem: 19351)
Cầu vãng sanh tức là cầu “Nhất niệm tương ưng nhất niệm Phật”, tương ứng với đại nguyện của Đức A-Di-Đà Phật để Đức A-Di-Đà Phật độ thoát chúng ta.
(Xem: 19722)
Pháp môn của Phật bình đẳng, đó là Khế Lý. Ứng hợp được với căn cơ của mình, chọn lựa cho đúng, hành cho đúng theo khả năng của mình là Khế Cơ, chúng ta được thành tựu.
(Xem: 19889)
Để cho người bệnh có được một cái vốn căn bản, thì đầu tiên chúng ta nên cố gắng hướng dẫn cho người hộ niệm cái vốn căn bản vững vàng trước.
(Xem: 18600)
Quyết chí tử hạ thủ công phu, lấy bốn chữ A-di-đà Phật hay sáu chữ Nam-mô A-di-đà Phật làm bổn mạng của mình, ngày đêm dõng mãnh Lão thật niệm Phật, không mỏi mệt...
(Xem: 32401)
Tịnh độ giáo là một tông phái thuộc Phật giáo Đại thừa, tín ngưỡng về sự hiện hữu của chư Phật và tịnh độ của các Ngài; hiện tại nương nhờ lòng từ bi nhiếp thụ của Phật-đà...
(Xem: 20218)
Niệm Phật đúng pháp là tâm tiếng hiệp khắn nhau. Tiếng ở đâu thì tâm ở đó, tâm ở đâu thì tiếng ở đó.
(Xem: 45884)
Thái độ nói ôn hòa điềm đạm sẽ làm tăng thêm uy tín cho người nói, gây dựng được một thiện cảm để người ta muốn nghe. Cuối cùng cái cốt lõiý thức của ta qua lời nói...
(Xem: 6821)
Những trang sách “HỘ NIỆM: KHẾ LÝ - KHẾ CƠ” này được chư vị phát tâm ghi chép lại từ những buổi tọa đàm ngắn trong những buổi cộng tu tại Niệm Phật Đường A-Di-Đà ở vùng Brisbane Úc-Đại-Lợi.
(Xem: 22700)
Thường Tịch Quang Tịnh Độ là cõi ấy chỉ toàn là ánh sáng, dệt nên những tia quang phổ khi chúng sinh được sinh về đây... HT Thích Như Điển
(Xem: 24343)
Đây là những bản dịch giới thiệu những tư tưởng quan trọng của những vị sáng Tổ của ba tông phái Tịnh Độ Nhật Bản. - HT Thích Như Điển
(Xem: 39204)
Cõi Cực Lạc hay cõi Tịnh Độ mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni muốn giới thiệu cho chúng sanhthế giới Ta Bà nầy là cõi: Phàm Thánh Đồng Cư Tịnh Độ... HT Thích Như Điển
(Xem: 20499)
Kinh A Di Đà thuộc hệ tư tưởng Đại thừa, ra đời trong thời kỳ phát triển Đại thừa Phật giáo... Thích Nguyên Thành
(Xem: 19860)
Chọn pháp môn Tịnh Độ Tông, niệm Phật cầu vãnh sanh Tịnh Độ... Tâm Tịnh
(Xem: 40743)
“Đường về Cực Lạc” là con đường pháp dẫn ta và tất cả chúng sanh từ xứ ác trược Ta Bà về đến thế giới thanh tịnh Cực Lạc. Cũng chính là “Pháp môn Tịnh độ”...
(Xem: 18599)
Thế giới Bản nguyệnthế giới vượt thoát mọi ý niệm nhị nguyên, sự hiện hữu của thế giới ấy không phải là sự hiện hữu đối đãi của cái khổ và cái vui.
(Xem: 18439)
Hiện tại chúng ta niệm Phật là niệm tự tâm. Vì tự nơi mỗi chúng sanh ai cũng có Phật nhân, mà, khi đã có Phật nhân thì liền có Phật quả - là thành Phật...
(Xem: 9126)
Muốn cảm ứng đạo giao với Phật A Di Đà để vãng sanh về xứ Cực lạc cần phải tu cho đúng, nghĩa là niệm Phật phải đạt nhất niệm
(Xem: 14174)
Không thể không phản tỉnh, không thể không kiểm thảo, hay nói cách khác, nhất định phải tìm lỗi lầm của chính mình, phải tìm tâm bệnh của chính mình.
(Xem: 18149)
Vận mạng từ do đâu mà có? Do đời trước tu mà được, trên thực tế mỗi ngày vận mạng của chúng ta cũng đang có sự tăng giảm, thêm bớt.
(Xem: 17613)
Thân thểảnh hưởng mãnh liệt đến tinh thần. Thế nên, muốn cho tinh thần vững mạnh, tin tưởng chí thiết nơi tự lực, tha lực, kiên cố chấp trì câu danh hiệu Phật...
(Xem: 14655)
Thể tánh của đức Phật A Di Đàvô lượng thọ, vô lượng quang, là Phật Pháp thân. Giáo lý đại thừa đều chấp nhận rằng Pháp thân bao trùm tất cả thế giới.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant