Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Pháp Môn Tịnh Độ Trong Kinh Điển Pāli

12 Tháng Mười 201511:05(Xem: 10546)
Pháp Môn Tịnh Độ Trong Kinh Điển Pāli

PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ TRONG KINH ĐIỂN PĀLI

Toại Khanh

Pháp Môn Tịnh Độ Trong Kinh Điển Pāli

 

Người Phật tử Việt Nam xưa nay thường biết đến khái niệm Tịnh độ qua các kinh nói về Phật Di Đà (Amitābhasutra và Sukhavativyūhasutra) từ Hán tạng, vốn được phiên dịch từ kinh điển Sanskrit. Ở đó, cõi Tịnh độ hay Cực lạc (Phạn ngữ Sukhavatì) được mô tảcảnh giới tuyệt vời với tất cả những sự thù thắng, trang nghiêm.

Con đường dẫn đến cõi này có thể chỉ gói gọn trong công phu trì niệm hồng danh Phật Di Đà. Ngoài sự thanh tịnh có được từ việc nhất tâm niệm Phật Di Đà, oai lực của Ngài cũng thừa sức tiếp dẫn vong linh người niệm Phật vãng sinh về thế giới Tịnh độ để họ tiếp tục tu hành trong điều kiện thuận lợi hơn xưa gấp triệu lần. Cõi ấy giữa người với người không hề biết tương tranh, thù hận vì ở đó không có chuyện chiếm hữu lợi danh như ở cõi Ta bà nhiều kiếp nạn này.

Nhưng đó là theo kinh điển Hán tạng, nguồn giáo lý chủ đạo của Phật giáo Bắc truyền. Trong bài viết này ta thử tìm hiểu vấn đề qua kinh điển Pāli, nguồn giáo lý căn bản của Phật giáo Nam truyền. Dĩ nhiên, trong Tam tạng Pāli cũng có khái niệm Tịnh độ (nếu ta muốn gọi thế) với những trình bày thật rõ ràng về cảnh giới này, những cư dân ở đó và con đường dẫn đến cảnh giới Tịnh độ, tức phép cầu vãng sanh theo kinh điển Nam truyền.

CÕI TỊNH ĐỘ THEO KINH ĐIỂN PĀLI

Trước hết, cõi Tịnh độ được biết đến trong kinh điển Pāli qua danh từ Suddhāvāsa, còn được dịch là Tịnh cư, theo lối chiết tự Suddha (thanh tịnh) và Āvāsa (chỗ ở). Vậy Suddhāvāsā cũng có thể được dịch là Tịnh độ, Tịnh thổ. Thậm chí chữ Pāli này còn gần gũi với chữ Tịnh độ, Tịnh thổ hơn là Sukhavati (chốn An lạc), một chữ chỉ có thể xem là tương đương với từ Sugati (Lạc cảnh, Thiện thú) trong kinh điển Pāli, chỉ chung cho các cõi nhân thiên.

Theo các chú sớ A Tỳ Đàm, có tất cả 5 cõi Tịnh độ, nằm trong 16 cõi Phạm thiên Hữu sắc, và là chỗ tái sanh của các bậc Thinh văn Bất lai hay còn gọi là A na hàm (Anāgāmi người không còn trở lại các cõi dục giới). Tuy cảnh giới này chỉ gồm toàn các vị Bất lai và A-la-hán (chứng A-la-hán sau khi sanh về đây), nhưng trên căn bản vì vẫn là cõi Hữu sắc nên ở 5 cõi Tịnh độ này vẫn có những lâu đài, hoa viên rất trang nghiêm, dĩ nhiên không phải là nơi chốn hưởng thụ, mà đó chỉ là những dấu vết tối thiểu của một cõi Ngũ uẩn (1). Về tuổi thọ, chư Thánh Bất lai ở cõi thấp nhất trong 5 cõi Tịnh độ là cõi Vô phiền (Avihā) có thọ mạng 1.000 đại kiếp, kế đến là cõi Vô nhiệt (Ātappā) có thọ mạng 2.000 đại kiếp, cõi thứ ba là Thiện hiện (Sudassā) có thọ mạng 4.000 đại kiếp, cõi thứ tư là Thiện kiến (Sudassì) có thọ mạng 8.000 đại kiếp và cõi Sắc cứu cánh (Akanittha) có thọ mạng 16.000 đại kiếp.

Do có những lúc trải qua một thời gian dài không có chư Phật ra đời độ sinh nên dân số trên 5 cõi Tịnh độ chỉ có giảm mà không được bổ sung, do vậy cũng có những thời điểm 5 cõi này không tiếp tục tồn tại.

CƯ DÂN TỊNH ĐỘ THEO KINH ĐIỂN PĀLI

Trước tiên là trình bày đại lược về 4 tầng Thánh trí làm nên 4 bậc Thánh nhân và chính Đức Phật cũng được kể vào đó. Sơ quả hay Tu đà hoàn (Sotāpatti, Dự lưu), còn được gọi là Thất lai, người không thể tái sanh quá 7 lần, là vị đã chấm dứt hoàn toàn 3 thứ phiền não thân kiến ( nôm na là chấp kiến trong 5 uẩn), hoài nghi (nghi ngờ về Phật pháp nói chung) và giới cấm thủ (chấp trước các tín điều mù quáng). Ở một số vị, thánh trí Sơ quả chỉ là một giai đoạn thoáng qua trước khi hoàn tất các tầng thánh trí cao hơn. Như trường hợp Đức Phật hoặc các vị Thanh văn tốc chứng. Nhưng cũng có lúc giai đoạn này kéo dài trong nhiều giờ, nhiều ngày, nhiều năm hoặc vài kiếp sống (dĩ nhiên không quá 7 kiếp). Sớ giải Trường Bộ ghi rằng Thiên vương Đế Thích hiện nay là một vị Thánh Sơ quả. Khi hết tuổi thọ, ngài sẽ sinh xuống nhân gian làm Chuyển luân vươngchứng đắc Nhị quả Tư đà hàm. Sau đó sanh lên Đao Lợi thiên chứng Tam quả A na hàmlần lượt tái sanh ở đủ 5 cõi Tịnh độ, bắt đầu là cõi Vô phiền, cuối cùng ngài sẽ chứng quả A-la-hán và nhập diệt ở cõi Sắc cứu cánh.

Tầng Thánh trí thứ hai là Nhị quả Tư đà hàm. Ngoài 3 phiền não đã chấm dứt ở tầng thánh trước, quả vị này còn làm giảm nhẹ dục áisân hận. Do chỉ còn có thể tái sanh cõi Dục giới một lần nữa thôi, nên quả vị này còn được gọi là Nhất lai (Sakadāgāmī).

Tầng Thánh thứ ba là Tam quả A na hàm (Anāgāmi), nghĩa là bậc Bất lai, người không còn trở lui các cõi dục giới nữa (có tất cả 11 cõi Dục giới). Theo A Tỳ Đàm tạng Pàli thì do đã chấm dứt dục ái (niềm tham luyến trong ngũ trần) và sân hận nên vị Thánh Tam quả trong trường hợp không thể chứng A-la-hán rồi nhập diệt ngay đời này thì có hai con đường để đi:

Nếu đã chứng đắc Ngũ thiền thì sẽ tùy theo khả năng mạnh yếu của Tín, Tấn, Niệm, Định, Tuệ mà sanh về một trong năm cõi Tịnh độ. Tín nổi trội thì sanh về cõi Vô phiền, Tấn hùng hậu thì về cõi Vô nhiệt, Niệm hùng hậu về cõi Thiện hiện, Định hùng hậu thì về cõi Thiện kiến, Tuệ thâm hậu thì sanh về cõi Sắc cứu cánh (Pāli gọi là Akanittha, Không thứ gì yếu kém). Ở cõi Tịnh độ thứ năm này toàn bộ Tín, Tấn, Niệm, Định, Tuệ đều được sung mãn; vì đây là nơi chốn sau cùng để một vị Bất lai chứng quả A-la-hán và nhập diệt.

Trong trường hợp vị Thánh Bất lai chưa chứng qua một tầng thiền định nào, tức chỉtrí tuệ Thiền quán (Vipassanā) mà không từng tu tập Thiền chỉ (Samātha) thì lúc mạng chung, vị này do khả năng ly dục vô sân tuyệt đối nên tối thiểu cũng thành tựu Sơ thiền trước khi mạng chungcõi Dục giới và như vậy cũng đủ để sanh về cõi Phạm thiên thấp nhất là Phạm thiên Sơ thiền.

Do túc duyêntrình độ tu chứng có khác nhau nên giữa các bậc Thánh Tam quả cũng có vài sai biệt. Theo Manorathapurani, Chú sớ Tăng Chi Bộ (phần Tika):

– Antarāparinibbāyī (Tiền bán Niết bàn): Vị Bất lai chứng A-la-hán khi chưa sống hết phân nửa thọ mạngcõi Tịnh độ nào đó trong 5 cõi.

– Upahaccaparinibbāyī (Hậu bán Niết bàn): Chứng A-la-hán sau khi sống hơn nửa thọ mạngcõi Tịnh độ nào đó.

– Uddhamsoto Akanitthagāmī (Luân lưu Niết bàn): Do căn tánh không xuất sắc, có vị Bất lai phải lần lượt sanh đủ 5 cõi Tịnh độ mới chứng quả A-la-hán rồi nhập diệtcõi Tịnh độ cao nhất.

– Asankhāraparinibbāyī (Bất lao Niết bàn): Vị Bất lai có thể chứng A-la-hán mà không cần nhiều cố gắng.

– Sasankhāraparinibbāyī (Cần lao Niết bàn): Vị Bất lai phải nhiều nỗ lực mới có thể chứng A-la-hán.

Tầng Thánh trí thứ tư chính là quả vị A-la-hán, người chấm dứt toàn bộ phiền não. Theo A Tỳ Đàm Pàli thì có 3 quả vị A-la-hán: Chư Phật Chánh Đẳng Giác (Sammāsambuddha hay Sabbannubuddha- Toàn Giác) cũng là những vị A-la-hán nhưng do tự mình chứng đắc và là đạo sư hướng dẫn cho những người hữu duyên chứng đắc A-la-hán. Những vị A-la-hán đệ tử này được gọi là Thanh văn giác (Sāvakabuddha). Quả vị A-la-hán thứ ba là Độc Giác Phật (Paccekabuddha), những vị tự mình chứng ngộ A-la-hán nhưng không thể hướng dẫn người khác chứng ngộ A-la-hán. Kinh điển Hán tạng còn gọi Độc Giác PhậtDuyên Giác Phật vì cho rằng các Ngài nhờ liễu ngộ nguyên lý Duyên khởigiác ngộ (cách nghĩ này bắt nguồn từ những giai thoại về chư Phật Độc Giác trong Chú sớ Tiểu Bộ Kinh, một trong những bộ phận kinh điển làm nền tảng cho nhiều kinh luận hậu tác, đọc kỹ các bộ A Hàm sẽ thấy rõ điều này). Kỳ thực, nếu đọc kinh Đại Duyên trong Trường Bộ kinh, ta sẽ thấy lý Duyên khởi và lý Tứ đế (vẫn bị hiểu lầm là dành riêng cho Thanh văn) vốn dĩ chỉ là một. Trong Trung Bộ kinh, Đức Phật đã xác định ai thấy lý Duyên khởi chính là thấy Pháp và ngược lại. Đồng thời, không hề có chuyện một người giác ngộTứ đế mà lại mơ hồ về lý Duyên khởi hay ngược lại. Tất cả quả vị A-la-hán vừa nêu trên đây luôn giống nhau về khía cạnh giác ngộ các pháp cần yếu (như Tứ đế, Duyên khởi…), chỉ khác ở hai điểm chính: Tự mình hiểu ra hay phải nhờ thầy hướng dẫn và điểm thứ hai là ngoài trí tuệ giác ngộ còn có khả năng hiểu biết sâu rộng những gì nằm ngoài lý tưởng giác ngộ hay không. Xét về khía cạnh này, chỉ có chư Phật Chánh Đẳng Giácviên mãn. Tuy nhiên, trong bài viết này, chúng ta chỉ đặc biệt nhấn mạnh quả vị Bất lai, vì đề tài ở đây là các cõi Tịnh độ.

PHÉP VÃNG SANH TỊNH ĐỘ THEO KINH ĐIỂN PĀLI

Vãng sanh vẫn được dùng song song với chữ siêu sanh, nhưng theo tinh thần A Tỳ Đàm Pāli thì siêu sanh còn có thể được hiểu là vượt thoát tái sanh, một điều chỉ thực hiện được bởi một vị A-la-hán. Như vậy trong trường hợp vị Bất lai sanh về các cõi Tịnh độ chỉ có thể gọi là vãng sanh. Và nếu phải trả lời câu hỏi về con đường vãng sanh Tịnh độ, thì như tất cả những gì vừa nêu trên, ta hoàn toàn có thể nói rằng vãng sanh Tịnh độ chỉ là một phần đường trên hành trình giải thoát của một vị Thanh văn, và như thế pháp môn Tịnh độ hay con đường vãng sanh trong trường hợp này cũng đồng nghĩa với hành trình Tam học, Tứ niệm xứ, Bát chánh đạo, nói chung là hành trình 37 Bồ đề phần. Các pháp trong 37 Bồ đề phần đối với nhau chỉ là mối quan hệ tương tức; cái này chính là cái kia, trong cái kia có cái này.

Như vậy, lời đáp cho câu hỏi về con đường vãng sanhtoàn bộ những gì mà ta vẫn gọi là Phật pháp và theo cách hiểu này, pháp môn Tịnh độ cần thiết cho tất cả mọi người. Đồng thời, chiếu theo tinh thần căn bản của Phật giáo mà nói thì khi nhắc đến pháp môn Tịnh độ, cầu vãng sanh không hề có nghĩa là chờ đợi sự tiếp dẫn của bất cứ ai, mà phải là sự lên đường bằng chính đôi chân của mình.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

(1) Theo A Tỳ Đàm Pàli, trong cái gọi là thế giới này gồm có 31 cõi với 11 cõi Dục giới (có đủ 5 uẩn), 16 cõi Sắc giới (trong đó có cõi Vô tưởng, chỉ có Sắc uẩn mà thôi), và 4 cõi Vô Sắc ( chỉ có 4 uẩn Thọ, Tưởng, Hành, Thức).

(2) Xin xem thêm trong các sách ABHIDHAMMATTHASANGAHA (thắng PHÁP tập yếu luận, bản dịch của NGÀI MINH CHÂU), THE ESSENCE OF BUDDHA ABHIDHAMMA của Giáo sư MEHM TI MON, CHÚNG SANHSINH THÚ của Ngài JOTIKÀCARIYA (bản tiếng việt của Toại Khanh)..

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 20947)
Phật A Di Đà chính là vị Phật biểu trưng cho một Phật thể có thọ mạng vô lượng, trí tuệ vô cùng, công đức vô biên (Vô lượng thọ, Vô lượng quang, Vô lượng công đức).
(Xem: 23246)
Thế giớichúng ta đang sống luôn bất an, bất toàn và tạm bợ mà trong kinh A Di Đà gọi là trược thế... Thích Viên Giác
(Xem: 18795)
Tu tập pháp môn P’howa, tức là pháp môn chuyển di thần thức vào giây phút từ trần, sẽ làm người tu tự tin vào đời sống của mình, vào sự tu tập tâm linh của mình...
(Xem: 15322)
Không có một sự thực hành Niệm Phật chân chính, không ai có thể trung thực nhận ra tính chấp ngã vị kỷ của con người đã hình thành nên cốt lõi của sự tồn tại sinh tử.
(Xem: 46466)
Vì lòng thương xót chúng sanh đời Mạt Pháp, đức Thế Tôn đặc biệt nói ra pháp này để rộng cứu tế, ngõ hầu chúng sanh dẫu chẳng được gặp Phật, mà nếu gặp được pháp môn này...
(Xem: 15197)
Tự Tánh Di Đà: Tiểu bộ kinh Đi Đà định danh rất rõ về thể tánh của Đức A Di Đà: Vô Lượng Thọ - Vô Lượng Quang; Một đức Phật tín ngưỡng, tâm linhpháp tánh, đương vi giáo chủ một cõi Tịnh lý tưởng cũng thuộc phạm vi tín ngưỡng...
(Xem: 42432)
Nếu trong sự thuần tưởng, lại gồm cả phước huệ và tịnh nguyện thì tự nhiên tâm trí khai mở mà được thấy mười phương chư Phật, tùy theo nguyện lực của mình mà sanh về Tịnh-độ.
(Xem: 12988)
“Nam Mô A Di Đà Phật” bài pháp tối thắng nhất, mà tôi đã mang đi trong suốt một dặm đời, thân thương như ruột thịt, ân cần như mẹ cha.
(Xem: 33016)
Nói đến tịnh độ tất phải nói đến hai khái niệm tự lựctha lực. Tự lực nói đến phương pháp chúng ta thực hành cho tự thân, dựa vào nội lực của chính tâm chúng ta.
(Xem: 51034)
Kinh Hoa Nghiêm nói: “Lòng tin là gốc của đạo, sanh ra các công đức. Lòng tin có thể nuôi lớn các căn lành. Lòng tin có thể vượt khỏi các đường ma.
(Xem: 6514)
Đức Phật dạy chúng ta lấy hiếu làm gốc. Hiếu dưỡng cha mẹpháp môn căn bản rất lớn của đạo Phật, cũng là điều kiện quan trọng cơ bản làm người.
(Xem: 13036)
Cõi Tịnh Độ cũng được gọi là cõi Cực Lạc. Tôi là người hạnh phúc nhất và giàu nhất trên thế giới. Mỗi ngày nơi làm việc, tôi nghe tụng niệmtâm trí tôi đầy bao Cực Lạc khi đang làm việc.
(Xem: 29178)
Với một người có nguyện và có lực, họ vẫn xem khoảnh khắc cuối của đời sốngthời khắc quan trọng, vì chúng có khả năng chi phối rất nhiều đến đời sống tiếp theo.
(Xem: 34219)
Phát Bồ đề tâm, nói đơn giản, là trước hết, lập cái chí nguyện mong cầu tuệ giác Vô thượng Bồ đề, kế đó, phát triển tuệ giác ấy...
(Xem: 23433)
Tâm Bồ đề là tâm rõ ràng sáng suốt, tâm bỏ mê quay về giác, là tâm bỏ tà quy chánh, là tâm phân biệt rõ việc thị phi, cũng chính là tâm không điên đảo, là chân tâm.
(Xem: 30186)
Mục tiêu cuối cùng của việc học Phật là khai trí huệ. Trí huệ từ Định lực mà có, cũng chính là do tâm thanh bình đẳng mà có...
(Xem: 29883)
Nếu có tỳ-kheo chân thật muốn học đạo, hãy vứt bỏ những thứ trang sức choáng lộn, chẳng cầu danh văn, chất phác, giữ lòng chân thành...
(Xem: 32507)
Pháp sư Ấn Hải dịch từ Nhật ngữ sang Hoa ngữ vào năm 1987, Thích nữ Viên Thắng dịch từ Hoa ngữ sang Việt ngữ vào năm 2011
(Xem: 10485)
Tất cả các pháp trong thế gian đều do nhân duyên mà sanh huyễn hóa mà có. Bởi do nhân duyên hư vọng hòa hợp mà có sanh, nhân duyên hư vọng biệt ly mà có diệt.
(Xem: 58301)
Thông đạt tiếng nói các chúng sanh, khai thị thật tướng vũ trụ. Vượt khỏi các pháp thế gian. Tâm thường nguyện độ thoát chúng sanh. Đối với vạn vật tùy ý tự tại.
(Xem: 14065)
Nếu đạo hữu đang tìm kiếm ban hộ niệm để độ người thân và độ người tín Phật liên hệ với Ban hộ niệm tại địa phương mình trong danh sách bên dưới.
(Xem: 11289)
Nếu mình là người có Trí huệ, biết lo cho hạnh phúc đời này và mai sau của mình thì mình lo tinh tấn tu hành, đừng để cái Chết hay Vô Thường tới, lúc đó đã quá muộn rồi.
(Xem: 30816)
Mục đích của Phật pháp không ngoài việc giúp chúng sinh giác ngộ tự tâm, xa lìa khổ đau đạt được an lạc... Thích Tâm An biên dịch
(Xem: 25130)
Thân tất cả chư Phật, Là thân một đức Phật. Một tâm một trí huệ, Lực vô úy cũng thế... HT Thích Thiền Tâm
(Xem: 22641)
Nếu hay tu trí tuệ thì không khởi phiền não. Trí tuệ vô ngã có thể từ chỗ nghe Phật pháp, thể nghiệm Phật lý, phản quan tự ngã, nhìn thấu nhân sinh mà có được.
(Xem: 32954)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bảo Tích, Kinh số 0366 - HT Thích Trí Tịnh dịch
(Xem: 17597)
Chư Tổ Tịnh Độ Tông - HT Thích Thiền Tâm
(Xem: 41963)
Hán dịch: Tam Tạng Sa Môn Thật-Xoa Nan-Đà (Siksananda), người xứ Vu Điền (Khotan), phiên dịch vào đời nhà Đường của Trung Hoa; Việt dịch: Ban Việt Dịch Vạn Phật Thánh Thành
(Xem: 45495)
Khi đức Phật phát ra bất-khả-thuyết bất-khả-thuyết tiếng vi diệu như thế xong, thời có vô lượng ức hàng Trời, Rồng, Quỉ, Thần ở trong cõi Ta-bà...
(Xem: 31939)
Địa tạng chú trọng cả sinh và chết. Địa tạng rất trọng thị hạnh phúc nhân loại. Địa tạng hay nói Phật giáo, nhưng chữ ấy không có nghĩa tôn giáo của Phật, mà là giáo huấn của Ngài... HT Thích Trí Quang
(Xem: 11228)
Cuối cùng thì một con đường vô thường này mỗi người chúng ta đều phải đối diện! Tuy nhiên, Phật A-di-đà đã từng phát đại nguyện muốn cứu độ tất cả chúng sanh niệm Phật.
(Xem: 27186)
Tâm tánh của chúng sinh dung thông không ngăn ngại, rộng lớn như hư không, lặng trong như biển cả. Vì như hư không nên thể của nó bình đẳng...
(Xem: 17608)
Tây phương Cực lạccảnh giới thanh tịnh giải thoát. Thanh tịnhvô nhiễm là thuần thiện, giải thoát là vượt ngoài ba cõi, vượt ngoài ba cõi là xả ly thế gian.
(Xem: 12143)
"Văn hóa Tịnh độ" được thiết lập theo các quy chuẩn, giá trị vật chấttinh thần nhất định. Thứ nhất, đây là cảnh giới không có khổ đau, chỉ có hạnh phúc...
(Xem: 28947)
Giáo - Lý - Hạnh - Quả là cương tông của Phật pháp. Nhớ Phật, niệm Phật thực là đường tắt để đắc đạo. Thời xưa, cứ tu một pháp thì cả bốn (Giáo - Lý - Hạnh - Quả) đều đủ.
(Xem: 28078)
Nếu ai nấy chẳng làm các điều ác thì những sự tổn hại chúng sanh đều sẽ chẳng ai làm, tham-sân chẳng đủ để tạo thành tai họa vậy!
(Xem: 22582)
Chân thật niệm Phật, lạy Phật sám hối, giữ giới sát, ăn chay, cứu chuộc mạng phóng sinh. Đó là bốn điểm quan trọng mà sư phụ thường dạy bảo và khuyến khích chúng ta.
(Xem: 17245)
Chắc chắn Đức Phật đã thiết lập nhiều quy luật đạo đứcthiền quán. Những điều này hỗ trợ cho ân cần tử tế, từ bi, bao dung, yêu thương, tế nhị cũng như tuệ trí, tập trung, và can đảm.
(Xem: 11803)
Từ ngàn năm trước cho đến tận ngàn sau, sáu chữ Nam Mô A Di Đà Phật vẫn vang dội mãi trong tâm thức đi về của Đạo Phật Việt, như một năng lực cứu độ nhiệm mầu cho chúng sanh...
(Xem: 34562)
Ðức bổn sư Thích Ca Mâu Ni Thế Tônthương xót tất cả chúng-sanh mà hiện ra nơi đời ác-trược, với bốn mươi chín năm thuyết pháp, mục đích mở bày và chỉ rõ Tri-Kiến Phật...
(Xem: 26211)
Pháp môn Tịnh Độ cao cả không cùng, rộng lớn như trời che đất chở. Đây là Pháp môn tổng trì của chư Phật ba đời, là đạo mầu đặc biệt trong một đời giáo hóa của đức Thích Ca.
(Xem: 28967)
Nếu một người thiện nam hay tín nữ thực hànhhoàn thành Năm Thực Tập Chính Niệm, người ấy cuối cùng sẽ đạt được sự vãng sinh về vùng đất Hòa Hòa Bình và An Lạc...
(Xem: 13100)
Qua sự trì niệm Danh hiệu Phật cá nhân, riêng tư hay cộng đồng, tâm thức có thể trở nên tập trung trên tính bản nhiên của thực tại đã ôm ấp đời sống của chúng ta.
(Xem: 28773)
Thiên Như lão nhơn đang tĩnh tọa nơi thất Ngọa Vân, bổng có người đẩy cửa bước vào, tự xưng là Thiền khách. Lão nhơn im lặng gật đầu chào, đưa tay ra ý mời ngồi...
(Xem: 18569)
Pháp Thân, tự biểu hiện ‘tính không’ và không có sự hiện hữu của thân thể vật lý, mà phải tự hiện thân trong một hình tướng và được biểu hiện như cây trúc...
(Xem: 46117)
Đấng Pháp vương vô thượng Ba cõi chẳng ai bằng, Thầy dạy khắp trời người Cha lành chung bốn loài.
(Xem: 13724)
Xem qua lịch sử phát triển của tông Tịnh độ, ta thấy vào thời Ðông Tấn, khoảng cuối thế kỷ thứ V, có Ngài Tuệ Viễn lập ra Bạch Liên Xã để xiển dương Tông Tịnh độ;...
(Xem: 29855)
Đức Phật A Di Đà là một ngôi giáo chủ trên cõi Lạc Bang, oai đức không cùng, thệ nguyện rất lớn, mở môn phương tiện, độ kẻ chúng sanh ra khỏi Ta bà đem về Tịnh độ.
(Xem: 22651)
Nói đến Phật giáo, người ta nghĩ ngay đến đạo Từ bi cứu khổ. Mà hình ảnh cứu khổ tiêu biểu tuyệt vời nhất thiết tưởng không ai khác hơn là đức Bồ tát Quan Thế Âm...
(Xem: 12442)
Bất cứ một việc làm gì, khi nhìn kết quả của sự việc, ta sẽ biết nguyên nhơn của việc ấy và ngược lại, nếu muốn biết kết quả của một việc xảy ra cho được tốt đẹp...
(Xem: 37092)
Một thời Ðức Phật ở nước Xá Vệ, trong vườn Cấp Cô Ðộc, cây của thái tử Kỳ Ðà, cùng với các đại Tỳ Kheo Tăng... Thích Minh Định dịch
(Xem: 36739)
Khuyến phát Bồ Đề Tâm văn; Âm Hán Việt: Cổ Hàng Phạm Thiên Tự Sa môn Thật Hiền soạn; Dịch: Sa môn Thật Hiền chùa Phạm Thiên Cổ Hàng soạn
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant