Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Cư Sĩ Niệm Phật - Động Hay Tịnh?

23 Tháng Tám 202017:00(Xem: 4646)
Cư Sĩ Niệm Phật - Động Hay Tịnh?

CƯ SĨ NIỆM PHẬT- ĐỘNG HAY TỊNH?

(NHẤT TU THỊ, NHỊ TU SƠN!)

 

Bài viết này xin mạn phép trao đổi cùng những hành giả sơ phát tâm tu trì pháp môn niệm Phật. Và vấn đề “Động” hay “Tịnh” cũng là một trở ngại lớn của người dụng công hành trì pháp môn niệm Phật

Quả thật ở giữa chốn thế gian lao xao này có quá nhiều động loạn. Mở mắt ra là ta gặp ngay “Lục Trần” chào đón: 

* Mắt ta sẽ thấy ngay: nhà cửa, đền đài, dinh thự nguy nga hay những mái nhà xiêu vẹo, những ngôi nhà nhỏ bé đơn xơ, hay những túp lều ọp ẹp không che đủ nắng mưa; xe cộ du lịch đắt tiền sang trọng hay xe tải chở hàng từ loại nho nhỏ cho đến loại to đùng; xe mô-tô oai phong khí phách hay xe gắn máy khiêm tốn giản dị; con người thì cũng đủ hạng từ hèn hạ-nghèo khổ cho đến quí phái-giàu sang-sung sướng; từ sơ sinh-bé bỏng cho đến giả cả tóc bạc-da nhăn-lưng còng, … 

* Tai ta cũng sẽ nghe đủ loại tiếng động, âm thanh: Tiếng nhạc du dương, thánh thoát êm tai làm dịu mát tâm hồn hay là những loại âm thanh quảng cáo đinh tai-nhức óc, những bài nhạc kích động làm bể tim người nghe. Tiếng động thì cũng đủ loại luôn hiện hữu chung quanh ta, vang lên ầm ỉ bên tai chúng ta một cách thoải mái-vô điều kiện! Tai của chúng ta cũng sẽ được nghe lời khen-chê; nịnh hót, hoặc bợ đỡ-dèm xiểm, hại người; hoặc lời khích lệ, an ủi, khuyên lơn, thức tỉnh-khai ngộ; hay lời chê bai, chà đạp, bày chuyện xấu xa gian hiểm hại người.

* Mũi ta cũng sẽ được ngửi mùi một cách bị cưỡng bức, không được chọn lọc những mùi thơm tho-dễ chịu; hay là mùi tanh, hôi, thối-khó chịu. (Ở các nước kém văn minh, môi trường không sạch sẽ)

* Lưỡi ta mỗi ngày cũng sẽ được tiếp xúc những vị chua, cay, mặn, lạt, đắng, chát, ngọt, bùi, … có vị làm ta khoái khẩu muốn ăn, uống thưởng thức hoài không biết chán; cũng có vị khi chạm đến lưỡi làm ta cảm thấy khó chịu ngay lập tức, cảm thấy bực bội, có khi nổi sân lên đùng đùng.

* Thân ta thì sẽ xúc chạm đến những vật mịn màng, trơn láng, êm tay, êm người làm ta khoan khoái, dễ chịu. Rồi ta cũng có thể sẽ gặp những vật thô cứng, xù xì, bén nhọn, gai góc, … làm ta khó chịu, đau đớn, trầy xước, thương tích, …

* Ý của ta cũng sẽ nhảy nhót lăng xăng suốt ngày, suốt đêm (không hề lười mỏi!). Khi thì vui vẻ, hân hoan, phấn khởi, nhiệt tình, chân thật, hòa nhã, … với những suy nghĩ, những công việc, hoặc với những ai đó. Khi thì buồn bực, cau có, thụ động, thiếu nhiệt tình, giả dối, khiếm nhã, … với cả trong suy nghĩ của chính mình, với công việc, hoặc với một số người quanh ta.

Đó là cái “động” chung quanh chúng ta và rất có thể một số người muốn chạy trốn, bỏ các động này để tìm một thế giới êm đềm, tĩnh lặng cho riêng mình chăng? Rất có thể lắm!

 

Nhưng cũng có loại người không thể chịu được sự vắng vẻ, tĩnh lặng, không ồn náo. Họ sẽ cảm thấy buồn chán, thấy như mình bị bỏ rơi, thấy như mình trở nên vô dụng. Cũng có khi sự vắng lặng, êm đềm, tịch mịch gây cho một số người có cảm giác sợ hãi, hoặc rơi vào bệnh trầm cảm.

 

CƯ SĨ PHÙ HỢP VỚI ĐỘNG HAY TỊNH?

 

Rõ ràngthế giới quanh ta luôn luôn động dù ta có muốn hay không! Như thế thì ta có nên vận dụng cách nào để tránh né hoặc làm tiêu đi những động loạn chung quanh ta chăng?

Tôi nhớ trong dân gian có câu: “Nhất tu thị, nhị tu sơn”. Vậy là qua câu nói ngắn gọn này, ông bà ta xưa kia rõ ràng đã trải qua cuộc sống muôn màu muôn vẻ và đúc kết kinh nghiệm quý báu bằng suốt cuộc đời con người, bằng sự nhận thức của biết bao thế hệ để truyền cho hậu thế về bản lĩnh sống và cách áp dụng Phật pháp vào đời sống

 

Thông thường thì chúng ta bắt gặp cách suy nghĩ rất đơn giản, đó là: Ở núi thì vắng vẻ, thanh tịnh, êm đềm, tịch mịch cho nên rất dễ lắng tâm tu học, hành trì Phật pháp. Còn ở chợ thì quanh năm suốt tháng ồn ào, động loạn; tranh danh-đoạt lợi; mê đắm vật chất xa hoa; lăn lộn theo những ham muốn thú vui trần tục; suốt ngày chỉ loay hoay trong vòng thị phi: Khen-Chê; Phải-Quấy; Được-Mất; Hơn-Thua, Thắng-Bại; Trắng-Đen; Vinh-Nhục; Giàu-Nghèo; Sang-Hèn; Già-Trẻ; Khôn-Dại; …Cho nên chúng ta nghĩ ra một phép so sánh trực quan, đó là: TU Ở CHỢ THÌ KHÓ HƠN LÊN NÚI ĐỂ TU!

 

Nếu suy nghĩ như vậy có đúng hay không? Đúng! Nhưng tại sao lại cho rằng đúng? Mà đúng ở mức độ nào? Và cái đúng này có ích gì cho đời tu của chúng ta hay không? Và ông bà ta xưa kia đã dựa vào đâu để khẳng định “Nhất tu thị, nhị tu sơn”. Và câu nói này có ý nghĩa thế nào, áp dụng như thế nào vào sự hành trì Phật pháp trong cuộc sống hằng ngày của người cư sĩ.

Thật ra ông bà ta xưa kia hiểu rất thấu đáo, sâu nhiệm về nghĩa lý ẩn tàng trong Phật pháp, và các vị đã khéo léo chuyển ngữ lại theo cách nhìn trực quan để người đời dễ hiểu hơn và có thể ứng dụng thực hành Phật pháp ngay trong cuộc sống bận rộn này. Vậy là câu nói nào trong Phật pháp là câu nền tảng? Trong “Pháp Bảo Đàn kinh” bài kệ tụng phần sau của phẩm Bát nhã Đức Lục Tổ Huệ Năng dạy rằng: “Phật pháp tại thế gian, bất ly thế gian giác, ly thê mích Bồ Đề, kháp như cầu thố giác”. Nghĩa là: Phật pháp nơi thế gian, Không lìa thế gian (để tìm) giác, Lìa thế tìm Bồ Đề, Giống như tìm sừng thỏ. Tạ ơn chư Phật luôn từ bi gia hộ, thương yêu chúng sanh. Lời dạy dỗ của chư Phật thấm nhuần vào lòng dân tộc Việt Nam chúng con. Ông bà xưa của chúng con đã luôn biết áp dụng, hành trì Phật pháp ngay trong cuộc sống bận rộn hằng ngày. Từ sự giải ngộ sâu sắc, các vị Phật tử ngày xưa đã sống mạnh mẽ, trung kiên ngay trong cuộc đời! Dù gian nguy, bão tố nhưng những người con Phật vẫn thấm nhuần lời dạy của Phật và luôn sách tấn, hỗ trợ nhau đi trọn con đường tự giác - giác tha. Đến đây, có thể có người nói rằng những lời tôi tán thán vể ông bà, tổ tiên người Việt Nam chúng ta giác ngộ giáo lý Phật Đà sâu sắc, thực hành rốt ráo pháp tu Phật dạy; ấy là xuất phát từ sự chủ quan và tưởng tượng lạc quan thần tượng về dân tộc. Nên xin phép cho tôi được trình bày một vài từ tiếng Việt để minh chứng cho sự phong phú, sâu sắc về ý nghĩa Phật học ẩn tàng trong ngôn ngữ Việt Nam.

 

Trước hết tôi xin thuật một câu chuyện mà một người bạn đạo của tôi hay kể: “Phạm Công Thiện có nói rằng tiếng Việt theo ông là rất khó hiểu. Và đến lúc ông nói điều đó, ông vẫn chưa hiểu được. Đó là từ ‘TỰ NHIÊN’”. Thú thật rằng anh bạn tôi nhắc đến chuyện đó nhiều lần, thì tôi chỉ cười lấy lệ chứ thật tình tôi không hiểu điều ông Phạm Công Thiện nói là gi???!!! Rồi đến một ngày (lâu lắm), tôi hốt nhiên bừng tỉnh. À thì ra! Quả đúng “Tự Nhiên” là từ vô cùng khó hiểu trong tiếng Việt. Quý vị, thấy từ này “dễ hiểu” hay “khó hiểu”. theo tôi thì ông Phạm Công Thiện bày tỏ rất đúng, rất chân thật. Bởi vì: …..Làm sao mà một hành giả trên bước đường học Phật, đang lần mò từng bước trên sự hành trì Phật pháp, chưa nhận rõ chân tướng chư pháp đúng-sai, chân-giả, … thì làm sao có thể hiểu được sự “TỰ TẠI - AN NHIÊN”. Đây là một từ ghép vô cùng hay, vô cùng thâm thúy, … và quả thậtvô cùng “KHÓ HIỂU”.

 

Từ thứ hai thì tôi phát hiện trong một giây phút bất chợt trong một ngày nọ. Tôi bỗng dưng nghĩ đến từ “TẾ NHỊ”. (Từ này tiếng Việt diễn tả tính chất của một người lịch sự, khôn khéo, nội tâm thấu đáo-sâu sắc. Quí vị có đồng ý như vậy không?). Ngay giây phút ấy, như một tia chớp lóe lên trong trí tôi và tôi hốt nhiên chợt hiểu ý nghĩa đặc biệt, quan trọng của từ này. Tổ tiên chúng ta quả vô cùng “tế nhị” khi sáng tạo từ này. Tôi xin phép được phân tích: NHỊ có nghĩa là hai; TẾ có nghĩa tinh tế, vi tế. Như vậy, người tế nhị là người thấu được sự vi tế hai đầu đối đãi của chư pháp. Đó là chỗ tôi cảm nghĩ về từ “Tế nhị” ngày xưa; nhưng mới đây tôi được cư sĩ Nguyễn Minh Tiến phân tích chữ “Tế Nhị” theo gốc Hán tự thì nghĩa của nó càng rành mạch, chính xác hơn: 

“Tế nhị (細膩), trong đó chữ tế là nhỏ nhặt, tinh vi đúng rồi, nhưng chữ nhị không phải là hai, mà chữ nhị này nghĩa là trơn láng, trơn nhẵn”. (Cư sĩ Nguyễn Minh Tiến)

Như vậy là chỗ thấy của tôi trước đây khi nghĩ từ “Tế nhị” là không kẹt hai đầu đối đãi; nhưng thật ra là do tâm tôi bị kẹt ở hai đầu nên đã gán ghép nghĩa cho từ như thế. A Di Đà Phật! Nay nhờ cư sĩ Nguyễn Minh Tiến phân tích chân tướng của từ này, tôi càng yêu quí biết bao sự vun bồi tiếng Việt của tổ tiên. Ông bà ta xưa kia muốn con cháu người Việt sống với tâm hồn thánh khiết, thiện lành trong mọi điều tinh tế, nhỏ nhiệm nhất. Nếu  được  như thế thì thì xã hội, cộng đồng sẽ an lành, hạnh phúc biết bao. Và đó cũng là nhân thù thắng cho những ai thiết tha, thành khẩn tìm cầu, nghiên cứu, và nỗ lực thực hành Phật pháp

Người giữ tâm hồn mình luôn an bình - thanh tịnh (trơn láng, phẳng phiu) dầu việc nhỏ nhiệm, vi tế nhất (vọng tưởng) cũng không để gợn lên tí nào gai góc, xù xì, đó là người “tế nhị”. Ôi, tiếng Việt thật là thâm thúy - diệu kỳ! Thật tổ tiên người Việt chúng ta sâu sắc và chu đáo biết bao!

Như thế, ta có thể vô cùng tự hào về sự thâm trầm-tao nhã nhưng vô cùng phong phú và sâu sắc của tiếng Việt; cũng như không thể nào không tán thán về trình độ am tường Phật pháp của tổ tiên người Việt chúng ta. Các vị đã sáng tạo các từ ngữ để diễn tả sự thâm sâu của giáo pháp Đại thừaTối Thượng Thừa. Điều này minh chứng rằng tổ tiên chúng ta tinh thông Phật pháp và khéo léo ứng dụng, hành trì Phật pháp ngay trong cuộc đời, ngay trong cuộc sống bận rộn này mà tu, mà sống với Tự Tánh Di Đà thanh tịnh, sáng suốt.

 

Tôi nhớ hồi tôi còn nhỏ nghe má tôi sử dụng một từ mà bà hay dùng để “mắng yêu”, nghe rất ngộ nghỉnh. Nhưng sau này lớn lên, nghiên cứu và hiểu Phật pháp phần nào thì tôi rất ngạc nhiên về tính chất sâu sắc, hóm hỉnh của từ này. Đó chính là từ “GIẢ NGỘ”. Vâng chính hồi xưa má tôi hay mắng: Á, cái thằng “giả ngộ” này! Giờ nhớ lại, tôi thấy thật lý thú! Như vậy là hồi xưatình trạng này: “không tu mà nói là tu”; “không ngộ mà nói rằng ngộ”. Từ này được lưu truyền phổ biến trong dân gian. Đây cũng là một điều xác chứng rằng Phật học gắn liền với mạch sống của dân tộc Việt Nam. Phật pháp hầu như gắn liền cùng sinh hoạt của toàn dân. 

 

GIỜ CHÚNG TA CÙNG TRAO ĐỔI, BẮT ĐẦU TỪ VIỆC TU CÙNG SỰ “ĐỘNG” CỦA THẾ GIAN NHÉ?

Đức Lục Tổ Huệ Năng dạy rằng: “Phật pháp tại thế gian, Bất ly thế gian giác, Ly thế mích Bồ Đề, Cáp như tầm thố giác”. Ta vâng lời dạy của Lục Tổ: ta chỉ tìm Phật pháp tại thế gian này, vì lìa thế gian mà tìm Phật pháp chẳng khác nào đi tìm sừng thỏ. Như vậy, kể từ giờ trở đi ta sẽ không sợ sự “động loạn” của thế gian nữa bởi vì ta đang tìm Phật pháp nơi chính sự “động loạn” của thế gian này. Nhưng ta sẽ hành trì như thế nào? Ta sẽ …

Bắt đầu một ngày mới ngay khi vừa mở mắt thức giấc, ta mỉm cười với lòng thành kính tạ ơn thập phương chư Phật, Tổ, chư vị Tông sư, ân sư, … đã ban mọi ân lành cho ta và khởi niệm hồng danh “Lục Tự Di Đà”. Kính chào cha hoặc mẹ ta và niệm hồng danh A Di đà Phật. Chào vợ (hoặc chồng) ta và niệm A Di Đà Phật. Chào các con và niệm A Di Đà Phật. Đi đánh răng, súc miệng luôn niệm hồng danh A Di Đà Phật. Giả sử định lau mặt, nhưng khăn bị rớt; thay vì bực bội, ta hãy mỉm cười, cúi xuống nhặt chiếc khăn mặt lên trong khi niệm A Di Đà Phật. Bước ra nhà trước, ta nghe trước nhà ta có tiếng người gây lộn, cãi nhau ỏm tỏi, họ đang dùng lời lẽ tục tĩu chửi nhau rất ồn ào. Thay vì trước kia ta rất bực tức, mở cửa ra và quát họ đi chỗ khác ngay lập tức. Nhưng bây giờ, biết tu rồi ta làm thinh bỏ qua như không nghe gì; chỉ một lòng niệm Phật và lo việc của ta. Thay đồ xong dẫn xe ra để đi làm mới chợt nhớ ra hôm qua đi làm về tới nhà thì xe vừa hết xăng; nhưng vì trời mưa nên không đi đổ xăng. Giờ nhận ra, thay vì trước kia ta nổi sân lên; nhưng giờ mỉm cười: “Lỗi tại ta!”, miệng niệm Phật và dẫn xe đi đến trạm xăng để đổ xăng cho chiếc xe; lòng cảm thấy an vui vì câu Phật hiệu luôn hiện hữu cùng ta trên đường. Trên đường đi làm, nhiều xe chạy không lịch sự lấn đường, ép ngay bánh trước làm ta suýt bị ngã xe (xe gắn máy mà bị ép bánh trước rất nguy hiểm). Dầu rất bực bội, phiền lòng nhưng ta vẫn cố bỏ qua vì Phật không bao giờ muốn chúng ta nổi sân. Thật là khó làm! Nhưng cố gắng làm thì thần lực của Phật sẽ gia hộ cho chúng ta vượt qua. A! ta làm được rồi! Rồi đến lần thứ hai, lần thứ ba, lần thứ tư, … ta sẽ làm được, ngày càng dễ dàng hơn, vui vẻ hơn vì chư Phật luôn gia hộ cho chúng ta khi làm được việc tốt mỗi ngày. Rồi đến cuối ngày, khi ra về thì trời mưa thật lớn. Chắc chắn rằng mình sẽ ướt loi ngoi mặc dầuáo mưa. Nhưng nếu không đội mưa để về thì nếu mưa ngày càng to và mưa dai nữa thì đường sẽ ngập lụt mất thôi. Chán quá đi mất! Nhưng đó là chuyện ngày xưa, khi gặp hoàn cảnh như vậy thì ta sẽ lo cuống cuồng, nghĩ biết bao nhiêu chuyện. Rồi lòng cảm thấy bất an. Rồi lòng cảm thấy phiền muộn. Thậm chí còn mắng trời, trách đất. Rồi nhùng nhằng không quyết định được là sẽ đi hay ở lại đụt mưa tiếp. Lằm bằm, rồi lằm bằm; than thở rồi thở than; nhăn mày nhăn mặt rồi chắt lưỡi hít hà. Ôi phiền não cứ nối tiếp phiền não! Vọng tưởng cứ như chuỗi xích sắt quay tròn liên tục, liên tục không dừng không nghỉ. Giờ mới thấy được thế nào là chân tướng chúng sanh si mê, vọng tưởng. Ôi những làn sóng vô minh, phiền não nhấn chìm ta xuống bễ thẳm sinh tử, luân hồi

Nhưng giờ ta có lời dạy của Phật, Tổ rồi. Đấy chính là thế gian hư ảo! Ta sẽ tìm Phật pháp ngay tại vọng tưởng điên đảo ấy. Nam Mô A Di Đà Phật! Câu Phật hiệu vang lên như ánh bình minh rực rỡ xua tan bóng đêm tăm tối, hắc ám. Nam Mô A Di Đà Phật! Phật ban cho ta nụ cười, niềm an lạc diệu kỳ hiện hữu cùng với thần lực A Di Đà Phật trong thân ta, trong tâm ta, trong trí ta. Ôi, con vô cùng biết ơn Phật, Tổ luôn từ bi gia hộ cho chúng con có thể nếm được pháp vị ngay tại thế gian này, ngay chính nơi vọng tưởng điên đảo nếu chúng con chỉ một lòng nhớ Phật A Di Đà.

 

GIỜ CHÚNG TA HÃY TRAO ĐỔI VỀ CẢNH “TỊNH” TRONG PHÁP TRÌ DANH NIỆM PHẬT. Có phải trong cảnh giới vắng lặng, thanh tịnh thì hành giả dễ hành trì pháp môn niệm Phật không? Nghe qua thì có vẻ là như vậy. Rõ ràng là khung cảnh vắng lặng, yên tịnh thì ta dễ tập trung tư tưởng vào việc thực hiện một công việc nào đó. Giả dụ như quý vị tập đàn, đánh bóng bàn, lau nhà, lau xe, lau kiếng, làm bài tập toán, làm bài luận văn, làm bếp, giặt đồ, … thì mọi việc thấy tốt phải không? Nhưng ngẫm nghĩ lại thì những công việc đó thật ra là “Tịnh trong Động”. Giờ chúng ta sẽ tìm một việc “TỊNH” hơn hẳn xem sao nhé?

 

Ta thử chọn thời điểm cuối cùng trong ngày, xong hết cả mọi việc cần làm trong ngày rồi. Giờ, ta sẽ dành một khoảng thời gian trong khung cảnh vắng lặng, yên tỉnh để hành trì niệm hồng danh “Lục Tự Di Đà”. Ta tập trung tâm trí hoàn toàn vào câu Phật hiệu. Ôi, thật là tốt đẹp. Sáu chữ “Nam Mô A Di Đà Phật” nghe thật ngọt ngào, khoan thai; tuy mềm mại nhưng thật tha thiết, ẩn chứa nỗi lòng thành khẩn, tôn kínhxưng tán hồng danh A Di Đà Phật. Được hai phút, rồi năm phút, rồi mười phút, rồi mười lăm phút, … bỗng dưng đang niệm Phật ta lại sực nhớ là ngày mai có một người bạn từ phương xa hẹn về thăm gia đình ta. Ô là la! Vậy mà suýt nữa là ta quên rồi. Chết chữa! Vậy là mai phải tìm một cớ nào để xin phép nghỉ làm một ngày; vì anh bạn này lâu lắm mới có dịp về thăm ta. Nhưng vợ ta không biết có sắp xếp thời gian rảnh để tiếp vợ của người bạn được không? Vì cô ấy cũng đi làm mà. Tuần này công việc bề bộn quá, nhiều việc lo đến bù đầu bù cổ thôi! May là đến giờ chót này mình lại nhớ được cuộc hẹn. Chứ không thì không biết ra sao nữa! Ôi chà, lát nữa mình sẽ nói cùng bà xã. Chắc lại nghe bã cằn nhằn quá. Thôi kệ, chứ biết làm sao? Rồi sau khi bã đã vui vui thì mình sẽ bàn với bã làm món nào đãi khách nữa chớ. Mình đến nhà người ta tiếp đãi ân cần, giờ mà sơ sót thì kỳ lắm, và có lỗi với họ nữa! Ôi, chết rồi! Nãy giờ chỉ lo chuyện khách ngày mai mà quên bẳng đi việc niệm Phật rồi. Thôi giờ cứ niệm cho xong. Làm nhanh rồi còn bàn công việc với bã nữa. Hôm khác thì chúng ta lại có việc khác. Có khi việc này chưa xong thì việc khác đã xuất hiện trong tâm trí chúng ta rồi. Ta rán bỏ qua việc này thì việc nọ lại đến. Như vậy xét cho cùng thì trong cảnh tịnh, mọi vọng tưởng điên đảo càng làm việc ráo riết hơn cả trong cảnh động nữa. Nếu vậy thì chúng ta có cách nào khắc phục, có cách nào đối trị vọng tưởng không? 

 

Vâng quả là có cách. Rất cám ơn là Ông bà chúng ta xưa kia đã tìm mọi phương tiện để bỗ trợ cho phương cách trì danh niệm Phật. Nếu “TỊNH” làm duyên cho vọng niệm sanh khởi thì ta sẽ biến thế tịch tịnh này thành ra “Động trong Tịnh” hay “Tịnh trong Động” bằng cách rất đơn giản ta là sẽ lần chuỗi trong khi trì danh niệm Phật. Thì trong khi tâm hướng vê Phật, miệng niệm “Lục Tự Di Đà”, tay lần từng hạt chuỗi: vọng tưởng điên đảo nếu móng khởi, ta sẽ niêm chúng dính vào từng hạt chuỗi và như thế chúng sẽ không vùng vẫy mà làm tâm ta loạn động, bất an nữa.

Nhưng nếu giả dụ như dịp nào đó phải đi xa nhà, và khi ấy lại không có chuỗi bên cạnh thì làm thế nào? Nếu quen dùng chuỗi làm neo để cột trói vọng tưởng, mà không có chuỗi thì khó mà an tâm cho được!!! Không sao! Tôi đề nghị quí vị sử dụng ngay chính phương tiện hữu dụng mà chúng ta sẽ không bao giờ quên, không bao giờ thiếu vắng; phương tiện này luôn hiện hữu để giúp đỡ chúng ta. ĐÓ LÀ:

Quí vị sẽ lấy ngón tay Cái của mình tì ngay đầu ngón tay Út và niệm “Nam Mô A Di Đà Phật”, xong quí vị sẽ kéo ngón Cái qua và tì vào đầu ngón Đeo nhẫn và niệm “Nam Mô A Di Đà Phật”, kế tiếp lại kéo ngón Cái qua ngón Giữa và niệm “Nam Mô A Di Đà Phật”, rồi thì kéo tiếp ngón Cái qua đầu ngón Trỏ và niệm “Nam Mô A Di Đà Phật”. Xong một lượt quí vị có thể trở lại tư thế ban đầu và cứ tiếp tục, tiếp tục, tiếp tục.

Hoặc giả quí vị có thể niệm Phật với bàn tay trái một lần, rồi chuyển qua niệm Phật với bàn tay phải. Và rồi cứ tiếp tục niệm Phật với sự luân phiên trợ giúp của hai bàn tay, thì quí vị vừa có thể cột trói mọi vọng tưởng loạn động mà còn có thể khống chế được con “ma buồn ngủ” nữa đấy!

 

Tạ ơn Phật, Tổ đã bày mọi phương tiện giúp chúng con vượt thoát sông mê, bể khổ. Chúng con biết rằng chỉ khi chúng con lập chí dõng mãnh, tinh tấn hành trì niệm “Lục Tự Di Đà” miên mật, ngày đêm luôn nhớ tưởng Đức Từ Phụ thì dầu “Động” hay “Tịnh” chúng con sẽ luôn an lạc trong hồng danh A Di Đà Phật!

 

 

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

 

Kính ghi,

 

Nguyễn Tấn Phát

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 6722)
Khi tâm mình nhẹ nhàng, thảnh thơihạnh phúc thì ba nẻo đường đen tốiđịa ngục, ngạ quỷsúc sanh không thể xuất hiện.
(Xem: 6118)
Đã mấy chục năm trôi qua, sinh ra làm người giữa cuộc đời này, cho đến hôm nay, hương linh đã chính thức kết thúc cuộc đời con người,
(Xem: 5601)
Nếu bạn có bạn bè hay người thân đang lâm trọng bệnh hoặc sắp qua đời, tôi biết là không có ai bảo bạn hãy cứ thản nhiên với họ.
(Xem: 4885)
Mục đích thứ nhất của chúng ta khi tu học Phật Pháp đương nhiên là để liễu thoát sanh tử luân hồi, ra khỏi tam giới.
(Xem: 5303)
Hành giả tu học pháp môn Tịnh Độ, tất yếu đầy đủ tư lương Tịnh Độ. Những gì gọi là tư lương?
(Xem: 6586)
Bất cứ một ai khi trì tụng thần chú Đại Bi với tất cả tâm thành, chắc chắn sẽ đạt được tất cả những điều mong cầu, ước nguyện bởi vì oai lực của Thần chú là rộng khắp, vô biên...
(Xem: 5910)
Phật Pháp đến nơi nào thời cũng làm lợi ích cho chúng sanh, làm cho chúng sanh được vui vẻ và được an vui...
(Xem: 11898)
Nguyện con sắp đến lúc lâm chung, Trừ hết tất cả các chướng ngại, Tận mặt thấy Phật A Di Đà, Liền được sanh về cõi Cực lạc.
(Xem: 5699)
Tâm thức chánh niệm hay tán loạn của con người khi lâm chungyếu tố quyết định cho sự vãng sanh Tịnh độ hay đọa lạc về các cảnh giới khổ đau.
(Xem: 7002)
Người Nhật khi nghe đến Shinran Shonin (Thân Loan Thánh Nhân) họ liền hiểu ngay gần như là Giáo Tổ của Tịnh Độ Tông Nhật Bản,
(Xem: 5462)
Trong xã hội ngày nay, với nhiều biến loạn và nhiễu nhương, những người phát tâm học Phật chân chính cần phải có một nhận thức sáng suốt.
(Xem: 5830)
Do chúng sinh có nhiều bệnh, nên đức Phật mới lập ra nhiều pháp môn, nhưng tất cả giáo lý đều lấy giác ngộ làm đích đến.
(Xem: 4869)
Tu học pháp môn niệm Phật là có thể mang nghiệp vãng sanh, nhưng chúng ta cũng tận lực, hy vọng có thể mang đi ít một chút.
(Xem: 4421)
Chúng ta học được từ nơi Phật Bồ Tát là ở ngay trong cuộc sống thường ngày, nhất định phải dùng tâm chân thành, chân thì không giả, thành thì không hư vọng...
(Xem: 8188)
Thiền (hay Thiền–na) là âm của tiếng Phạn "Dhyana", là pháp môn "trực chỉ Chơn tâm, kiến tánh thành Phật".
(Xem: 6479)
Một câu A Di Đà Phật làm cho chúng ta tỉnh lại. Sau khi tỉnh rồi mới biết được chính mình vốn dĩ là A Di Đà Phật, chính mình vốn dĩ là Tỳ Lô Giá Na.
(Xem: 7346)
Tất cả chúng ta đang sống trong Ánh sáng Vô lượng (Vô lượng Quang) và Đời sống Vô lượng (Vô lượng Thọ), trong bổn nguyện của Phật A Di Đà,
(Xem: 5764)
Phật giáo không phải là tôn giáo, mà là giáo dục. Giáo dục Phật giáo cứu cánh viên mãn, giúp chúng ta phá mê khai ngộ, lìa khổ được vui.
(Xem: 5432)
Ở Trung Hoa, kinh Quán Vô Lượng Thọ đóng một vai trò quan yếu trong giai đoạn đầu tiên của sự truyền bá Tịnh độ tông hơn bất kỳ kinh văn nào khác của tông nầy.
(Xem: 6371)
Niệm Phật là một trong những pháp môn tu hành rất căn bản được Đức Thế Tôn chỉ dạy rất rõ ràng, hiện còn lưu lại trong các bản kinh cổ nhất,
(Xem: 6709)
Tịnh Độphương cách thích hợp nhất để đạt thành tựu trong một kiếp, và là cách tốt nhất để cứu độ chúng sinh.
(Xem: 7487)
Gặp được Phật pháp rất khó! Trên đời này không có pháp nào thoát ly sanh tử, chỉ có giáo pháp của Phật mới ra khỏi sinh tử luân hồi.
(Xem: 4843)
Tâm thường đế trụ, độ thế chi đạo, ư nhất thiết vạn vật, tuỳ ý tự tại, vi thứ giá loại, tác bất thỉnh chi hửu.
(Xem: 4584)
Học Phật trước tiên phải làm người tốt, xử lý tốt mối quan hệ giữa người với người rồi, tiến thêm một bước, chúng ta phải xử lý tốt mối quan hệ với môi trường tự nhiên.
(Xem: 5234)
Trong bộ kinh này, đức Phật dạy chúng ta phương pháp để cái tâm được thanh tịnh.
(Xem: 12517)
Vô Niệm Viên Thông Yếu Quyết nếu cắt nghĩa chung thì ta có thể nói là bí quyết thoát trần, bí quyết thoát vòng tục lụy, bí quyết giải thoát, bí quyết để chứng thẳng chơn tâm hay bí quyết để đi vào minh tâm kiến tánh.
(Xem: 9602)
Chúng ta tu học Phật pháp, mục tiêu đầu tiên tất nhiên phải thoát ly sinh tử, ra khỏi lục đạo luân hồi.
(Xem: 10330)
xem thường chúng sinh, chính mình luôn có thái độ cống cao ngã mạn khiến cơ hội vãng sinh bất thoái thành Phật.
(Xem: 10206)
Kinh Đại Tập nói rằng: ”Thời đại mạt pháp hàng trăm triệu người tu hành, ít có một người đắc đạo, chỉ nương niệm Phật sẽ qua được biển sinh tử”.
(Xem: 9795)
Phật giáogiáo dục, đích thực là giáo dục chí thiện viên mãn của Thích Ca Mâu Ni Phật đối với chúng sanh trong chín pháp giới.
(Xem: 11931)
Đức Phật dạy chúng ta niệm A Di Đà Phật, chúng ta nghe theo lời dạy của đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật mà niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ.
(Xem: 10073)
Phật giáo Trung Quốc được lần lượt truyền từ Ấn Độ sang đến nay đã hơn hai nghìn năm và được truyền bá rộng rãi đến ngày nay.
(Xem: 10693)
Phật, chính là thực tướng các pháp, chân tướng của tất cả pháp. Nếu bạn trái với chân tướng thì chính là ma,
(Xem: 9813)
Chúng ta may mắn được nghe Phật Pháp, đương nhiên cần phải chiếu cố đến chúng sanh ở tận hư không pháp giới, nhất là những oan gia trái chủ của mình trong nhiều đời nhiều kiếp.
(Xem: 8676)
Phương pháp tiêu trừ nghiệp chướng tốt nhất là đoạn ác tu thiện, tích công bồi đức, một lòng niệm Phật.
(Xem: 9415)
Người niệm Phật tu hành chẳng những được phước rất lớn, mà chính mình cũng được vãng sanh Cực Lạc.
(Xem: 14424)
Yếu chỉ của tam muội trong pháp môn niệm Phật là sự " lắng nghe" chứ không cốt niệm cho nhiều mà tâm chẳng rõ.
(Xem: 8701)
Tại sao công phu niệm Phật của mọi người không được đắc lực? Nguyên nhân là vì không nhìn thấu, không buông xả, và cũng vì chưa hiểu rõ được chân tướng của vũ trụ nhân sanh.
(Xem: 8972)
Một lòng chuyên niệm không có tâm Bồ Đề, cũng không thể vãng sanh, cho nên phát tâm Bồ Đề cùng một lòng chuyên niệm phải kết hợp lại, thì bạn quyết định được sanh Tịnh Độ.
(Xem: 9231)
Niệm Phật là một pháp môn dễ hành nhưng khó tin, nhất là trong thời đại điện toán này, thời đạicon người lo cho vật chất nhiều hơn là lo cho đời sống tâm linh.
(Xem: 8698)
"Cực Lạc Thù Thắng", có nghĩa là người tu về Pháp môn Tịnh độ chuyên lòng niệm Phật A Di Đà, cầu sanh về cõi Cực lạc, được y báo chánh báo trang nghiêm thù thắng.
(Xem: 10413)
Kinh Phật nói: “Tất cả sự khổ vui đều do tâm tạo”. Vậy muốn cải thiện con người, tạo hoàn cảnh tốt, phải tìm sửa đổi từ chỗ phát nguyên....
(Xem: 9056)
Chúng sinh tận hư không khắp pháp giới, chúng ta đều phải độ. Vậy chữ “độ” này có ý nghĩa gì? Nếu dùng ngôn ngữ hiện đại, thì “độ” là quan tâm, yêu quí, dốc lòng dốc sức giúp đỡ.
(Xem: 8284)
Cần chân thật phát nguyện cầu sanh Tịnh Độ, thế giới Cực Lạc trong ao bảy báu liền mọc lên một nụ hoa, chính là hoa sen.
(Xem: 9330)
Chúng ta nên tu theo pháp môn niệm Phật, ai có nhân duyên về Tịnh độ trước thì lo chuẩn bị tiếp rước người đến sau. Nếu chí thành theo con đường niệm Phật Di Đà cầu sanh tịnh độ thì dứt khoát sau nầy cả gia đình, ngay cả dòng họ sẽ gặp nhau cả
(Xem: 8907)
Phật phápchân lý của vũ trụ nhân sanh, chân thật thông đạt tường tận rồi thì hoan hỉbố thí, không chút bỏn xẻn. Bố thí càng nhiều vui sướng càng cao,
(Xem: 9487)
Ta được biết là có nhiều cõi Tịnh Độ, nhiều cõi linh thánh của những Đấng Giác ngộchúng ta gọi là chư Phật. Cõi Tịnh Độ của Đức Phật Vô Lượng Quang A Di Đà thì đúng là một nơi độc nhất vô nhị.
(Xem: 8923)
Vãng sanh nhất định phải đầy đủ tín, nguyện, hạnh. Nếu như tín nguyện của bạn không kiên định, không thiết tha, thì Phật hiệu niệm nhiều bao nhiêu đi nữa cũng không thể vãng sanh.
(Xem: 8264)
Phật cho chúng ta một lợi ích vô cùng lớn vô cùng thù thắng, đó là dạy chúng ta trong một đời này được thành Phật.
(Xem: 8815)
Tâm mình thanh tịnh, tự tại, yên ổn thì đó tức là Tịnh độ. Chư Phật và chư Tổ khai huyền xiển giáo để chúng sanh trong đời này có đường hướng để đi, mà đường hướng nào cuối cùng cũng gặp nhau nơi tự tánh Di Đà, duy tâm Tịnh độ.
(Xem: 8878)
Đức Thích Ca Mâu Ni khai thị pháp môn niệm Phật tức là muốn cho hết thảy chúng sinh thâu nhiếp lục căn, khiến được tịnh niệm tương tục, xưng niệm “Nam Mô A Di Đà Phật”, niệm đến cảnh giới tâm cảnh đều vắng lặng thì Phật tánh sẽ tự hiển hiện.
(Xem: 8645)
Pháp môn Tịnh độ là một pháp môn thích đáng, khế hợp mọi căn cơ, dễ tu, dễ chứng, chư Phật trong mười phương đã dùng pháp môn này để cứu vớt hết thảy chúng sinh xa rời nẻo khổ, chứng đắc Niết bàn ngay trong một đời.
(Xem: 9248)
Pháp môn niệm Phật còn gọi là pháp môn Tịnh độ, lại được gọi là “Liên Tông”, lại được gọi là “Tịnh Tông”. Lòng từ của Đức Thích Ca Mâu Ni thật là vô hạn, Ngài quán xét căn cơ của chúng sinhcõi Ta bàban cho pháp môn tối thắng này.
(Xem: 8953)
Ái hà ngàn thước sóng xao, Muôn trùng biển khổ lấp đầu than ôi! Muốn cho khỏi kiếp luân hồi, Phải mau gấp niệm Nam mô Di Đà.
(Xem: 8656)
Pháp môn niệm Phật để cầu sanh về Tịnh độ (Cực lạc), thì phải hiểu biết lịch sử của đức Phật A Di Đà thế nào, và 48 lời nguyện ra sao.
(Xem: 4032)
Ngày nay, nhiều người niệm Phật A Di Đà để cầu vãng sinh Tây phương Cực Lạc. Điều này phù hợp với đại nguyện của đức Phật A Di Đà cứu độ chúng sinh về cõi Tịnh độ của Ngài để tiếp tục tu hành tới ngày thành Phật.
(Xem: 8959)
Kinh Dược Sư Lưu Ly bổn nguyện công đức dạy rằng: “Cứu thả các sinh mạng được tiêu trừ bệnh tật, thoát khỏi các tai nạn.” Người phóng sinh tu phước, cứu giúp muôn loài thoát khỏi khổ ách thì bản thân không gặp các tai nạn.
(Xem: 9762)
Phật pháp dạy mọi người lìa khổ được vui, điều này ai cũng đều biết. Nếu như Phật pháp dạy mọi người lìa vui được khổ thì có lẽ không có ai học.
(Xem: 8539)
Tinh thần của Phật pháp là nhằm xét đoán chính mình, chứ không xét đoán người khác, người khác đều là người tốt, đều là Phật, Bồ Tát, những gì người khác làm đều đúng đắn, đều chính xác.
(Xem: 8990)
“Ư bỉ nhị thập nhất câu chi Phật độ, công đức trang nghiêm chi sự, minh liễu thông đạt, như nhất Phật sát, sở nhiếp Phật quốc, siêu quá ư bỉ.” Chỉ một câu văn trong kinh Vô Lượng Thọ mà ta đã có ba chữ nói về cõi Phật.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant