Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Bài Học Đầu Tiên Về Thực Tập Chánh Niệm

24 Tháng Bảy 202207:15(Xem: 1140)
Bài Học Đầu Tiên Về Thực Tập Chánh Niệm
Bài Học Đầu Tiên Về Thực Tập Chánh Niệm

HT. Thích Nhất Hạnh


khoang trong

Khi còn là một chú tiểu mới mười sáu tuổi, Thầy tôi đã dạy tôi cách đóng cửa với sự chú tâm một trăm phần trăm. Một hôm Thầy sai tôi đi làm một việc. Tôi hăng hái, hấp tấp, đi nhanh ra và khép cửa vội vàng. Thầy kêu tôi lại: “Này con, con lại đây.” Tôi trở lại, đứng vòng tay chờ. Thầy tôi nói: “Con đi ra lại và khép cửa cho đàng hoàng coi.” Đó là bài học đầu tiên của tôi về thực tập chánh niệm. Khi đó tôi đi ra trong chánh niệmý thức từng bước đi, nắm lấy cánh cửa trong chánh niệm, và mở cửa trong chánh niệm. Kể từ đó Thầy tôi không còn phải dạy tôi cách đóng cửa lần thứ hai.

Khi nắm tay một em bé, ta hãy để tâm một trăm phần trăm vào bàn tay em. Khi ôm người thương trong vòng tay cũng thế. Hãy thực sự có mặt, thực sự tỉnh thức. Điều này trái ngược hẳn với cách sống và làm việc của ta trước đây. Chúng ta từng có thói quen làm nhiều việc cùng một lúc. Vừa trả lời e-mail vừa nói điện thoại. Trong khi đang họp về một dự án này, ta viết xuống những ghi chú cho một dự án khác. Kỹ thuật hiện đại hứa hẹn sẽ giúp ta làm được nhiều việc cùng một lúc. Bây giờ, chỉ với một máy nhỏ chúng ta có thể gửi e-mail, nghe nhạc, điện thoại, và chụp hình. Năng lượng bị phân tán như thế thì còn gì là năng lượng?

HT Ta rất thông minh và hiểu ngay như vậy, nhưng như thế không có nghĩa là ta có thể làm được ngay. Ta phải thực tập và tự rèn luyện mỗi ngày.

Trước hết, phải thực tập chánh niệm để thấy được bản thân, sau đó ta chú ý tới gia đình của mình vì gia đình là tổ ấm. Không thể chỉ quan tâm đến nghề nghiệp mà sao lãng gia đình được. Có thể gia đình ta đang có đau khổsợ hãi hay lo lắngChánh niệm giúp nhận diện niềm đau nỗi khổ và chuyển hóa chúng. Bạn có thể nói với chồng mình rằng: “Em biết rằng anh đang đau khổ. Em đang có mặt cho anh đây. Chúng ta hãy cùng nhau ôm ấp niềm đau nỗi khổ đó và chuyển hóa chúng.” Bạn cũng nói như vậy với vợ của bạn: “Anh biết rằng em đang đau khổ. Anh đang có mặt cho em đây. Chúng ta hãy cùng nhau ôm ấp niềm đau nỗi khổ đó và chuyển hóa chúng.” Chánh niệm là khả năng có mặt một trăm phần trăm. Khi thương, món quà quý nhất mà ta hiến tặng người ta thương là sự có mặt đích thực của ta. Ta không thể mua khả năng hiến tặng niềm vui và chuyển hóa khổ đau.

Sau đó chánh niệm sẽ giúp ta hiểu rõ tình hình tại nơi làm việc. Dù ở địa vị nào, một giám đốc có hàng trăm nhân viên hay một công nhân làm việc một mình, với chánh niệm, ta đều có thể quán chiếu và nhận biết ưu điểm hay khó khăn cũng như đau khổ trong công ty. Ta sẽ nhận diện được những niềm đau nỗi khổ, những lo sợ của đồng nghiệp hay nhân viên và nói: “Tôi đang có mặt cho anh, cho chị đây. Tôi biết rằng anh, chị đang đau khổChúng ta sẽ cùng nhau ôm ấp và chuyển hóa niềm đau nỗi khổ đó. Chúng ta sẽ tìm mọi cách để giải quyết khổ đau của chúng ta.” Sự thực tập này chẳng khác gì thực tập cho bản thân hay cho gia đình mình. Năng lượng của chánh niệm và khả năng nhìn sâu sẽ giúp ta tìm ra tuệ giác để chuyển hóa tình trạng và chữa lành.

Chánh niệm là khả năng có mặt một trăm phần trăm. Năng lượng của chánh niệm giúp ta nhận biết những gì đang có mặt chung quanh ta. “Những gì” đó có thể là chính ta, có thể là người thương của ta. Nếu không có khả năng trở về với giây phút hiện tại, bây giờ và ở đây, thì không thể nào nhận diện được chính mình, nhận diện được hạnh phúc cũng như khổ đau của mình. Không có khả năng có mặt đích thực thì không thể nhìn rõ những người khác và sẽ khiến họ có cảm giác bị bỏ quên, bị hiểu lầm hay ghét bỏ. Rồi họ sẽ đau khổ và từ đó làm bạn đau khổNếu không có chánh niệm thì không thể giúp mình hay giúp người, không thể thành công trong công việc. Nếu không có chánh niệm thì bất cứ quyền lực nào trong tay cũng chỉ là tạm bợ và không đem lại thỏa mãn rốt ráo.

Chánh niệm rất cụ thể. Khi chú ý tới hơi thở là ta đã có chánh niệm rồi. Thở vào, ta chú ý tới hơi thở vào từ đầu cho tới cuối và nhủ thầm “vào”. Thở ra, ta chú ý tới hơi thở ra từ đầu cho tới cuối và nhủ thầm “ra”. Với hành động đơn giản ấy, thân tâm ta hợp nhất và ta sẽ thực sự có mặt. Chánh niệm cũng có thể có mặt trong một bước chân. Những lúc bạn bước đi, hãy đầu tư một trăm phần trăm vào mỗi bước chân và nhớ kết hợp bước chân với hơi thở một cách tự nhiênĐể ý xem ta bước mấy bước trong mỗi hơi thở vào, mấy bước trong mỗi hơi thở ra. Để giúp thêm, ta có thể nói thầm “vào”, “ra” khi bước. Ví dụ như khi thở vào bước ba bước, thì nói thầm “vào, vào, vào”. Khi thở ra bước bốn bước thì nói thầm “ra, ra, ra, ra”. Nếu thực tập trong nhà thì có thể đi chậm lại, cứ mỗi hơi thở vào bước một bước, mỗi hơi thở ra bước một bước. Còn thực tập ở ngoài trời thì tùy theo hơi thở của bạn dài hay ngắn, trong mỗi hơi thở bạn có thể bước hai, ba, hay bốn bước. Không nên cố ép hay thay đổi nhịp thở vì làm như vậy bạn sẽ thấy mệt. Chỉ hoàn toàn chú tâm vào bước chân và hơi thởThực tập này rất đơn giản nhưng hiệu quả vô cùng. Nhờ bước chân chánh niệmhơi thở chánh niệm mà ta có thể trở về với tự thân, thực sự có mặt và tỉnh thức.

Phải hiểu chánh niệm trên bình diện vật lýThực tập trở về với cơ thể, trước hết, ta phải chế tác chánh niệm bằng hơi thở ý thức và bước chân ý thức, rồi sau đó nhận diện rằng cơ thể ta đang có đây và ta dịu dàng ôm ấp lấy cơ thể mình bằng chánh niệm. “Cơ thể ta ơi, ta biết ngươi có đó và ta sẽ săn sóc cho ngươi.” Cơ thể ta trở thành đối tượng thương yêu của ta.

Nếu không biết cách chăm sóc, không biết cách buông thư cơ thể, không để cho cơ thể có cơ hội nghỉ ngơi tức là ta đã không thương yêu cơ thể mình. Ta biết rằng cơ thể ta có khả năng tự chữa lành vết thương. Khi đứt tay ta biết rằng chỉ cần làm sạch vết thương và cơ thể ta sẽ tự lo liệu. Ta có thể hoảng sợ nếu quên đi rằng cơ thể ta có khả năng tự điều trị. Chỉ cần có cơ hội nghỉ ngơi là cơ thể có thể tự chữa lành mà chẳng cần thuốc men gì nhiều.

Khi một con vật bị thương nặng, nó biết phải làm gì. Nó tìm một chỗ vắng, nằm thật yên, nghỉ ngơi hoàn toàn trong vài ngày, không ăn uống gì hết. Nó rất khôn ngoan. Chỉ khi nào vết thương lành hẳn nó mới ra săn mồi. Có lúc, ta cũng có tuệ giác đó, nhưng chúng ta đã đánh mất khả năng biết nghỉ ngơi. Mới bắt đầu cảm thấy khó chịu ta đã hoảng hốt chạy đến bác sĩ xin đủ mọi thứ thuốc, chỉ vì ta không biết rằng, để cho cơ thể nghỉ ngơi là phương pháp điều trị hay nhất.

Có nhiều người than phiền rằng họ không có thì giờ đi nghỉ hè. Số khác có thể sắp xếp được để đi nghỉ hè, tuy nhiên lại không biết cách nghỉ ngơi. Chương trình nghỉ hè đầy ắp và sau kỳ nghỉ họ lại càng mệt mỏi hơn.

Chúng ta phải học cách buông thư toàn thân. Trong tư thế nằm, ta chú ý và buông thư từng phần của cơ thể, bắt đầu từ trên đầu và đi dần xuống dưới lòng bàn chân. “Thở vào, tôi ý thức toàn thân tôi. Thở ra, tôi buông thư toàn thân tôi. Thở vào tôi ý thức hai mắt tôi. Thở ra tôi mỉm cười với hai mắt tôi.” Cứ tiếp tục như thế với từng phần của cơ thể. Thay vì tia X-quang, ta “soi” cơ thể ta bằng tia Chánh Niệm. Soi đến một phần nào hay bộ phận nào của cơ thể đang bị đau yếu thì ta dừng lại lâu hơn, sử dụng năng lượng của chánh niệm để ôm ấp và mỉm cười với phần cơ thể hay bộ phận đó, làm như thế cơ thể sẽ bình phục mau hơn. Ta tự thực tập như thế mỗi ngày hay với những người trong gia đình, khi đã quen thuộc rồi, ta có thể hướng dẫn một buổi thực tập thiền buông thư cho bạn bè hay cả gia đình. Ta cũng có thể khuyến khích những người khác trong gia đình hướng dẫn buông thư toàn thân như vậy cho mọi người. Trẻ em rất có khả năng hướng dẫn người khác trong phép thực tập này.

Khi đã có khả năng ôm ấp cơ thể và giải tỏa căng thẳng, giúp cơ thể phục hồi, ta có thể trở về với tự thân, với những cảm thọ và những tâm hành. Mỗi chúng ta đều có kinh nghiệm về những cảm thọ dễ chịu hay cảm thọ khó chịu. Một trong những công năng của thực tập chánh niệm là chăm sóc cảm thọ khổ đau. Thường thường ta không muốn đối diện khổ đau bởi vì ta không biết cách chăm sóc khổ đau. Ta cũng thường nghĩ rằng nếu tâm đủ mạnh thì ta sẽ không còn cảm thấy đau khổ, rồi ta tìm cách che lấp khổ đau. Thay vì “thay chốt” và mời lên những hạt giống tích cực từ vùng tàng thức, ta lại trốn chạy những cảm thọ khó chịu bằng những hành động tiêu thụ thiếu chánh niệm. Ta bật ti vi lên, hoặc mở một cuốn sách, hay nhấc điện thoại, hay làm một việc gì đó để che lấp niềm đau nỗi khổ, sợ hãituyệt vọng đang trấn ngự. Nhưng khi tiêu thụ những sản phẩm để tạm thời che lấp khổ đau thì ta cũng đồng thời đưa vào thân và tâm những yếu tố độc hại như tham dụcsợ hãilo lắng và làm cho tình thế càng thêm tồi tệ.

Cách hay nhất là ta phải trở về với tự thân. Hãy sử dụng năng lượng của chánh niệm để nhận diện và ôm ấp niềm đau nỗi khổ trong ta, như một bà mẹ ôm ấp đứa con mình. Chánh niệm là mẹ, đau khổbuồn phiềntuyệt vọng là con. Giữa mẹ và con không có tranh chấpNăng lượng của chánh niệm sẽ nhận diện, ôm ấp và thoa dịu niềm đau. Khi nghe con khóc, người mẹ lập tức buông tất cả công việc xuống, chạy đến ôm em bé vào lòng. Mẹ có thể không biết lý do đã làm cho bé khóc, nhưng chỉ cần ẵm bé trong vòng tay với tất cả sự dịu dàngthương yêu cũng đủ làm cho bé nín khóc. Cũng thế, ta có thể không biết rõ lý do đã làm cho ta đau khổbuồn phiềntuyệt vọng, nhưng nếu ta biết ôm ấp những khổ đau đó bằng năng lượng chánh niệm thì tức khắc ta cảm thấy tâm mình lắng yên, êm dịu lại vì năng lượng của chánh niệm đã hòa nhập vào năng lượng của khổ đau.

Hãy tưởng tượng một đóa hoa trong nắng sớm. Hoa chưa nở nhưng tia nắng đang ôm ấp hoa, năng lượng mặt trời đang thấm dần vào hoa. Mặt trời không chỉ chiếu quanh đóa hoa. Tia nắng mặt trời thấm vào hoa một cách tự nhiên và một giờ sau hoa sẽ bừng nở. Chánh niệm là mặt trời ôm ấp đóa hoa cảm thọ.

Nếu cứ để mặc, không chăm sóc nỗi sợ hãihờn giận, và tuyệt vọng thì những cảm xúc tiêu cực đó sẽ biến thành sức mạnh tàn phá. Nếu biết chế tác chánh niệm thì chánh niệm sẽ nhận diện và ôm ấp những cảm thọ khổ đau ấy. Thực tập hơi thở và bước chân chánh niệm không những nuôi dưỡng, tưới mát thân tâm mà còn giúp nhận diện và ôm ấp khổ đau. Thay vì sử dụng năng lượng để đè nén khổ đau, ta hãy sử dụng năng lượng đó để bảo toàn cơ thể. Ôm ấp khổ đau sẽ nuôi lớn chúng ta.

Nếu được cùng người thương ngồi trong chánh niệm (ngồi thiền), đi trong chánh niệm (đi thiền) thì sức mạnh của chánh niệm càng tăng gấp bội nhờ sự đóng góp của năng lượng thực tập từ người thương. “Mời anh/mời em đến đây cùng ngồi thiền với tôi, thiền hành với tôi. Tôi cần có anh/có em bên cạnh.” Nghe vậy, người thương sẽ đến, sẽ cùng ngồi, cùng đi với ta. Phối hợp năng lượng, ta sẽ dư sức ôm ấp khổ đau.

Càng có đông bạn hữu thực tập chung, năng lượng càng thêm mạnh. Năng lượng chánh niệm tập thể giúp cho sự thực tập ôm ấp niềm đau nỗi khổ dễ dàng hơn nhiều. Cho nên trong một cộng đồng mà mọi người cùng thực tập với nhau thì càng vui, hiệu quả lớn gấp bội, và năng lượng ngày càng thêm thâm hậu. Được năng lượng tập thể ấy bao bọc ta sẽ khỏe khoắn thêm ra, được nuôi dưỡng được trị liệu.

(Trích trong sách “Quyền Lực Đích Thực” của Sư Ông Làng Mai)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 478)
Từ khi ra đời và truyền bá rộng rãi đến các nước trên thế giới, trong suốt quá trình hoằng dương chánh pháp, hội nhập và phát triển
(Xem: 458)
Sự phát hiện của những pho tượng và văn bia còn lưu lại cho thấy Tịnh Độ xuất hiện ở nước ta vào đời nhà Lý, nhưng đến đời nhà Trần thì mới thật sự phát triển mạnh.
(Xem: 446)
Tịnh độ, hay Phật độ, Phật quốc được hiểu là một cõi thanh tịnh thuộc về một vị Phật đã tạo ra.
(Xem: 513)
Chúng ta muốn tu tập pháp môn Tịnh độ thành công thì sự thành công ấy, phải đặt trên nền tảng của Tịnh giới.
(Xem: 311)
Pháp môn Tịnh độ được xem là một trong những pháp môn tu tập hội đủ hai yếu tố: tha lựctự lực;
(Xem: 428)
Pháp tu Tịnh độ là một trong nhiều pháp môn tu tập thuộc Phật giáo Đại thừa.
(Xem: 766)
Đạo Phật có 8 vạn 4 nghìn pháp môn, trong đó Tịnh Độ tông có tầm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống nhân sinh.
(Xem: 1103)
Kinh A Di Đà cùng với kinh Vô Lượng Thọ và Quán Vô Lượng Thọ là ba kinh căn bản làm tông của tông Tịnh Độ
(Xem: 1412)
Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961) là một trong những vị tỳ kheo theo truyền thống tu khổ hạnh trong rừng của Thái Lan bậc nhất.
(Xem: 1074)
Không biết tự bao giờ câu “A Di Đà Phật” trở thành câu cửa miệng cho bất kỳ ai là tín đồ Phật giáo
(Xem: 2271)
“Niệm Phật (S: Buddhānusmrti; P: Buddhānussati): tâm nghĩ nhớ pháp thân Phật hoặc quán tưởng thân tưởng Phật, quán niệm công đức Phật hay miệng xưng danh hiệu Phật”
(Xem: 1477)
Phàm niệm Phật là do tâm khởi. Tâm khởi thiện thì niệm thiện, khởi niệm thiện thì nghiệp báo thiện.
(Xem: 1756)
Khi niệm Phật, người tu hành nên y theo các phương pháp nêu ra sau đây, chọn lấy phương pháp nào thích hợp nhất với căn cơhoàn cảnh mình mà hành trì.
(Xem: 2157)
Hệ thống giáo nghĩa Chân tông được kiến lập qua tác phẩm chủ yếu của Ngài Thân Loan (1173-1262) là Giáo Hành Tín Chứng
(Xem: 1865)
Người niệm Phật, ai ai cũng hủy báng tham thiền. Người tham thiền, ai ai cũng hủy báng niệm Phật. Ví như khi đối đầu với cái chết, chúng ta lại muốn đối phương sớm chết theo mình.
(Xem: 2572)
Đi tìm nguồn cội của những việc cần tìm hiểu quả là điều rất hữu ích và cần thiết cho những người học Phật như chúng ta ngày nay.
(Xem: 4693)
Bài viết này xin mạn phép trao đổi cùng những hành giả sơ phát tâm tu trì pháp môn niệm Phật. Và vấn đề “Động” hay “Tịnh” cũng là một trở ngại lớn của người dụng công hành trì pháp môn niệm Phật.
(Xem: 2603)
Nói và nghe là hai yếu tố quan trọng trong đời sống con người.
(Xem: 6276)
Chúng ta đều cần cầu nguyện đến Phật Vô Lượng Quang A Di Đà [Amitabha] rằng chúng ta sẽ sinh trong cõi Cực Lạc [Dewachen] khi chết.
(Xem: 3221)
Đi tìm nguồn cội của những việc cần tìm hiểu quả là điều rất hữu ích và cần thiết cho những người học Phật như chúng ta ngày nay.
(Xem: 3029)
Không những đời sau, hành giả sẽ được sanh về Thế Giới An Lạc mà ngay trong đời này, hành giả sẽ được an lạc, vô úy vì họ đã ...
(Xem: 2875)
Xá Lợi Phất! Ư nhữ ý vân hà? Hà cố danh vi Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Kinh? Xá Lợi Phất! Nhược hữu thiện nam tử,
(Xem: 3656)
Một đời giáo hóa của Đức Phật Thích Ca được khái quát hóa trong ngũ thời bát giáo mà theo ngài Trí Giả, Tổ sư sáng lập ra Tông Thiên Thai đã...
(Xem: 3163)
Hành giả tùy niệm Như Lai khi tâm không bị tham chi phối, tâm không bị sân chi phối, tâm không bị si chi phối, được nghĩa tín thọ, pháp thọ,
(Xem: 8031)
Vọng niệm diệt dứt, đó là chân tâm thường trụ của chư Phật.
(Xem: 2821)
Điểm thù thắng nhất trong Phật pháp làm cho chúng ta khâm phục đến năm vóc sát đấtPhật pháp chỉ dạy một cá nhân tôi chứ chẳng dạy ai khác, đây là điều tôi hiểu rất rõ ràng.
(Xem: 8435)
Trong quá trình nghiên cứu kinh Đại thừa nói chung và pháp môn Tịnh độ nói riêng, với những gì biết được, tôi cũng “suy luận” ra là có cõi Tây phương Cực lạc của Đức Phật A Di Đà.
(Xem: 4378)
Làm sao thoát khỏi vòng nghiệp lực, cải đổi vận mạng? Muốn làm chủ nghiệp lực, dĩ nhiên phải Tu, chân thành hướng về Phật, sẽ được sống trong vầng hào quang tịnh khiết.
(Xem: 8064)
Thiền nhân và thi nhân đều có thể sáng tạo thơ hay. Thơ của các thiền sư thường là sự phóng thích chút bản ngã cuối cùng, nên nó không sanh từ vọng tưởng.
(Xem: 6634)
Hàng năm, từ trung tuần tháng 12 dương lịch, các tự viện khắp nơi đều hoan hỷ chuẩn bị tổ chức các khóa tu để cúng dường lễ vía Đức Phật A Di Đà, vị Phật đã phát 48 đại nguyện cứu độ chúng sanh
(Xem: 11126)
Trong kinh có một câu chuyện xảy ra làm đau lòng mọi người khi đức Phật còn tại thế. Một người vì quá tham tàn, bạo ngược, bất chấp cả tình cha con...
(Xem: 22750)
Giáo, Lý, Hạnh, Quả là cương tông của Phật pháp. Nhớ Phật, niệm Phật, thật là đường tắt để đắc đạo. Xưa kia, tu pháp nào cũng đều đủ cả bốn điều này.
(Xem: 5228)
Danh hiệu tuyệt vời của A Di Đà đã thâu tóm trong Ngài đến những vô lượng vô số công phu tu tập. Chính danh hiệu...
(Xem: 11683)
Pháp môn Tịnh-độ là một trong 84 vạn pháp môn mà Đức Phật Thích-Ca "phương tiện" chỉ bày cho thập phương chúng sanh kể cã cõi ta-bà nầy hành trì để giải thoát "sanh tử-luân hồi"
(Xem: 11312)
Thiền, Tịnh, Mật được xem là ba pháp môn tu truyền thống của Phật giáo Việt Nam xưa nay.
(Xem: 12499)
Theo giáo lý Tịnh Độ Phật A Di Đà là vị Phật ánh sáng luôn soi chiếu thông suốt mọi cảnh giới, tiếp dẫn chúng sanh vãng sanh.
(Xem: 34499)
Chúng ta thường nghe nói thế gian là biển khổ, bởi thế gian vui ít khổ nhiều. Nhưng trong chỗ vui đó, rốt cuộc cũng không tránh được khổ.
(Xem: 32648)
Niệm Phật tức là tham thiền không phải hai pháp, ngay lúc niệm Phật, trước tiên phải buông bỏ hết thảy các thứ vọng niệm, tạp loạn phiền não, tham, sân, si...
(Xem: 22061)
Thân của ta hôm nay thật là mong manh như bọt nước, niệm niệm sanh diệt không dừng. Lại sống trong ngôi nhà lửa không an ổn, sao mà cứ tỉnh bơ không chịu quán sát cho kỹ...
(Xem: 12460)
Chư Thiện nhân! Trên đời có muôn ngàn đường lối, tại sao lại chỉ khuyên người niệm Phật?
(Xem: 11793)
Phật pháp thường nói “ mạng người vô thường, cõi nước rủi ro”, “ thân người khó được Phật pháp khó nghe”;
(Xem: 10311)
Tịnh Độ là một pháp môn rất thù diệu, dễ tu dễ chứng và phù hợp với mọi trình độ căn cơ chúng sanh. Chỉ cần người có lòng tin vào nguyện lực của Phật A di đà...
(Xem: 10774)
Con người không biết Phật cũng chẳng sao, không biết Nho giáo cũng chẳng sao, thậm chí không tín ngưỡng tôn giáo cũng chẳng sao, chỉ cần họ biết đạo lýsự thật của Nhân Quả Báo Ứng thì được rồi.
(Xem: 11752)
Người tu thiền chẳng những tâm được yên, trí sáng mà cơ thể lại tốt nữa. Cuộc sống lúc nào cũng vui tươi, không buồn không khổ.
(Xem: 11651)
Sáu pháp môn mầu nhiệm, Hán gọi là Lục diệu pháp môn. Nghĩa sáu phương pháp thực tập thiền quán, giúp ta đi vào cửa ngõ của định và tuệ, cửa ngõ giải thoát hay Niết bàn.
(Xem: 10866)
Tịnh Độ hay Quốc Độ của Chư Phật là từ dùng để chỉ Thế Giới đẹp đẽ, thanh tịnh, tôn nghiêm, là nơi các Đức Phật cùng hàng Thánh Giả và các Tín Chúng cư ngụ.
(Xem: 10645)
Người Phật tử Việt Nam xưa nay thường biết đến khái niệm Tịnh độ qua các kinh nói về Phật Di Đà (Amitābhasutra và Sukhavativyūhasutra) từ Hán tạng
(Xem: 11333)
Bồ Tát Quán Thế Âm chỉ yêu cầu chúng ta hai điều mỗi khi trì tụng chú Đại Bi, đó là thành tâm và không mưu cầu những việc bất thiện.
(Xem: 7167)
Chúng ta ở nơi đây cùng nhau nghiên cứu, thảo luận một phương pháp tu học trọng yếu trong Phật pháp chính là ba tư lương của tịnh độ.
(Xem: 6501)
Chúng ta không thể biểu hiện chức năng như một thành viên của xã hội ngoại trừ chúng ta có một khái niệm nào đó về thiện và ác.
(Xem: 7200)
Trong Phật pháp có nhiều pháp môn tu học học và hướng đến giác ngộ giải thoát. Giác ngộ là thấy rõ đạo lý duyên khởi của nhân sanh và vũ trụ.
(Xem: 5697)
Kinh tạng còn ghi lại khá nhiều trường hợp Đức Phật đích thân trợ niệm hoặc dạy các đệ tử đi trợ niệm cho người bệnh hoặc người sắp lâm chung.
(Xem: 6394)
Khi suy nghĩ những nhu cầu tâm linh của người sắp chết, nguyên tắc căn bản là làm bất cứ điều gì bạn có thể làm được để giúp đỡ người chết có tâm bình tĩnh và an lạc, để họ có ý nghĩ tâm linh tích cực nhất.
(Xem: 5988)
Qua thực tế sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng của Phật giáo Việt Nam hiện nay, có thể thấy rằng dấu ấn của pháp môn Tịnh độhết sức sâu đậm.
(Xem: 9339)
Phàm người niệm Phật, điểm chánh yếu là giải quyết vấn đề sống chết, chẳng phải lơ láo qua ngày!. Nên nghĩ đến cơn vô thường mau chóng, thời khắc chẳng chờ người,
(Xem: 5877)
Bổn nguyện tức là bốn mươi tám lời nguyện. Sau khi Tịnh Tông được thành lập thì chúng ta niệm Phật y theo ‘bổn nguyện’.
(Xem: 5845)
Hành vi đời sống của chính mình chính là Phương tiện khéo léo của sáu phép Ba La Mật. Dùng sáu phép này để tu sửa lại tất cả những hành vi sai lầm đã phạm phải ở ngay trong cuộc sống thường ngày của chúng ta.
(Xem: 5608)
Kinh Vô Lượng Thọviên giáo xứng tánh của Như Lai, là hóa nghi sẵn đủ của chúng sanh.
(Xem: 6152)
Phật dạy rằng tất cả nhân quả thiện ác trên thế gian như bóng theo hình, không sai chạy tơ hào. Song, những kẻ không tin tưởng luật nhân quả thì cho đó là lời rỗng tuếch.
(Xem: 7228)
Minh Tâm là một yếu pháp trong hết thảy các pháp và Tịnh Tâm là một yếu hạnh trong hết thảy các hạnh. Nhưng cái yếu pháp Minh Tâm không chi bằng niệm Phật.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant