Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Hoằng Nhất Đại Sư

26 Tháng Giêng 201100:00(Xem: 14109)
Hoằng Nhất Đại Sư

QUÊ HƯƠNG CỰC LẠC

Việt Dịch: HT Thích Thiền Tâm
Phật Học Viện Quốc Tế Xuất Bản

Hoằng Nhất Đại Sư

(Đại sư họ Lý, húy Diễn Âm, tự Thúc Đồng, từng sang Nhật học về chuyên khoa mỹ thuật và làm giáo sư nhiều học hiệu trong nước Trung Hoa. Năm dân quốc thứ 7, ngài xuất gia nơi chùa Đại Từ tại Hàng Châu, sau thọ đại giới ở chùa Linh †n, Đại sư cảm thấy luật học suy vi, mới phát tâm chấn chỉnh. Nhân đó, ngài vân du qua vùng Mân, Triết, chuyên về giảng thuật, có trứ tác bộ “Nam sơn luật uyển tòng thơ” lưu hành ở đời. Ngài chuyên tu tịnh nghiệp, rất mến phục „n công ở Linh Nham, hằng lấy việc “sống hoằng truyền giới luật, chết vãng sanh Tây Phương” làm chí nguyện. Mùa thu năm Dân quốc thứ 31, đại sư ở Ôn Lăng, dự biết lâm chung, niệm Phật mà tịch, hưởng 64 tuổi đời, 24 tăng lạp. Sau khi thiêu hóa, được xá lợi hơn 1800 hột). 

Đại sư dạy: Cổ thi nói: “Ta thấy người khác chết. Trong lòng nóng xót xa. Chẳng phải xót kẻ mất. Vì sẽ đến phiên ta”. Vậy việc lớn rốt sau của đời người, đâu tạm quên trong giây phút ư! 

Khi bịnh nặng, phải buông bỏ tất cả việc nhà cho đến thân tâm của mình, chuyên nhất niệm Phật, một lòng mong cầu vãng sanh Tây phương. Làm như thế, nếu thọ mạng đã hết, quyết định được vãng sanh. Như thọ mạng chưa dứt, tuy cầu vãng sanhtrở lại mau lành bịnh, do vì lòng mình chuyên thành, nên có thể diệt trừ nghiệp ác đời trước. Trái lại, nếu chẳng buông bỏ muôn duyên, chuyên nhất niệm Phật, như thọ mạng đã hết, quyết định không thể không vãng sanh, vì mình chỉ chuyên cầu lành bịnh chớ không cầu vãng sanh, nên không do đâu được về Cực Lạc. Nếu như thọ mạng đã dứt, chẳng những không được mau thuyên giảm, mà bịnh lại tăng thêm, vì mình nhân cầu lành bịnh vọng sanh lòng lo lắng sợ hãi vậy 

Khi bịnh chưa nặng, cũng nên uống thuốc, nhưng vẫn phải tinh tấn niệm Phật, chớ tưởng nghĩ rằng: uống thuốc rồi bịnh sẽ lành. Lúc bịnh đã nặng, có thể không cần dùng thuốc. Khi ta bịnh nằm ở Thạch thất, có kẻ khuyên nên rước thầy hốt thuốc, liền từ tạ mà nói kệ rằng:

“A Di Đà Phật. Vô thượng y vương. Bỏ đây không cầu. „y là si cuồng! Một câu niệm Phật. Là thuốc Dà đà. Bỏ đây không uống. Lầm to lắm mà!”.
Nhân vì bình nhật ta đã tin pháp môn niệm Phật, thường giảng nói cặn kẽ cho mọi người nghe. Nay chính mình bị bịnh lại bỏ đây cầu thuốc sao? 

Nếu mình bịnh trở nặng, đau khổ qúa lắm, rất không nên kinh hoàng, vì cơn bịnh khổ này do bởi túc nghiệp, hoặc nhân ta tu hành nên chuyển nghiệp báo của ác đạo thành ra qủa nhẹ bịnh khổ, để trả xong tất rồi mới sanh về Tây phương

Khi bịnh nặng, những y phục vật dụng của mình, nên đem thí cho kẻ khác, hoặc y theo phẩm “Như lai Tán Thán” trong kinh Địa Tạng, đem vật liệu ấy cúng dường kinh tượng lại càng hay. 

Lúc bịnh nhân đau nhiều, như thần thức còn thanh tỉnh, người nhà nên thỉnh bậc thiện tri thức đến thuyết pháp. Vì thiện tri thức phải hết sức an ủi, đem việc lành, công tu của bịnh nhân kể rõ ra và khen ngợi, khiến cho người bịnh sanh lòng vui mừng không còn nghi ngại, tự biết khi mình chết sẽ nương nơi nghiệp lành ấy sanh về Tây Phương

Khi bịnh nhân sắp chết, người thân cận không được hỏi han về di chúc, cũng được nói chuyện tạp vô ích, khiến cho người bịnh động tâm niệm tình ái, quyến luyến thế gian, có ngại cho sự vãng sanh. Nếu muốn để di chúc, thì trong lúc còn mạnh khỏe làm di ngôn trước giao cho người cất giữ. 

Lúc bịnh nhân gần qua đời, tự họ muốn tắm gội thay y phục, thì có thể thuận theo, nhưng nhẹ nhàng cẩn thận mà làm. Như họ không chịu, hoặc á khẩu không nói được, thì không nên miễn cưỡng mà làm. Bởi người sắp chết thường thường thân thể đau nhức, nếu ép khuyên dời động, tắm rửa, thay y phục, thì bịnh nhân càng đau đớn thêm nhiều. — đời có người tu hành phát nguyện cầu về Cực Lạc, nhưng khi lâm chung vì bị quyến thuộc di động nhiễu loạn, phá hoại chánh niệm, nên không được vãng sanh, việc này xả ra rất nhiều. Lại có kẻ mạng chung có thể được sanh về cõi lành, nhưng bị người khác không biết, xúc chạm làm cho đau đớn, nên sanh lòng giận tức, do đó phải bị đọa vào đường ác. Như Vua A Xà Thế, tu nhiều phước lành, khi lâm chung nhân bị người hầu cận ngủ gục làm rớt cây quạt trên mặt nên giận, chết đọa làm rắn mãng xa. Gương này há không nên răn sợ ư! 

Khi lâm chung, hoặc ngồi hoặc nằm, đều tùy tiện chớ nên gắng gượng. Nếu cảm thấy khí lực suy nhược chỉ có thể nằm, mà muốn xem cho ra vẻ, gắng gượng ngồi dậy là điều nguy hại không nên. Hoặc theo lẽ phải nằm nghiêng bên mặt, hướng về Tây, nhưng vì thân thể đau nhức phải nằm ngửa, hay nằm nghiêng bên trái, hướng về Đông, cũng cứ để tự nhiên không nên gắng gượng. Đây là chính bịnh nhân phải hiểu như thế mà tự xử sự. Còn người thân thuộc cũng phải hiễu lẽ này, chẳng nên cầu danh bắt người bịnh nằm nghiêng bên mặt hướng về Tây, hay đỡ dậy mặc áo tràng sửa ngồi kiết dà. Đâu biết rằng chỉ vì cầu chút hư danh mà khiến cho người chết phải đọa tam đồ, chịu vô lượng sự khổ. 

Khi đại chúng trợ niệm, nên thỉnh tượng Di Đà tiếp dẫn để trước bịnh nhân, khiến cho họ trông thấy. 

Người trợ niệm, không luận nhiều ít, nếu được nhiều, nên luân phiên mà niệm, khiến cho tiếng Phật không gián đoạn. Muốn niệm bốn chữ hay sáu chữ, hoặc niệm mau niệm chậm, phải hỏi trước bịnh nhân. Lại phải tùy chỗ tập quán ưa thích thuở bình nhật của bịnh nhân mà niệm, khiến cho họ có thể niệm thầm theo. Thường thấy kẻ trợ niệm không vì người sắp chết, chỉ niệm theo ý mình. Như thế đã trái chỗ tập quán ưa thích của bịnh nhân, họ làm sao niệm thầm theo được?. Nguyện những người trợ niệm đặc biệt lưu ý đến điều này!. Nếu mình phá chánh niệm của kẻ khác tức là có tội, đến phiên mình lâm chung cũng bị qủa báo gặp kẻ khác phá hoại mà không được vãng sanh! 

Thông thường, người trợ niệm hay đánh khánh hoặc đánh mõ nhỏ. Theo kinh nghiệm, kẻ mang bịnh, thần kinh suy nhược, rất sợ nghe tiếng khánh và mõ nhỏ, vì âm thanh của những thứ này chát chúa đinh tai, kích thích thần kinh khiến cho họ tâm thần không an. Theo thiển ý, chỉ nên niệm suông là thỏa đáng hơn hết. Hoặc nếu có, thì chỉ đánh thứ chuông, khánh hay mõ lớn, mấy món này âm thanh hùng tráng, khiến cho người bịnh sanh niệm nghiêm kính, thiệt hơn đánh khánh và mõ nhỏ nhiều. Thứ mõ âm thanh đục cũng không nên đánh, vì làm cho bịnh nhân tâm thần hôn trược. Nhưng sở thích của mỗi người không đồng, tốt hơn là nên hỏi trước bịnh nhân. Nếu có chỗ nào không hợp, phải tùy cơ cải biến, chớ nên cố chấp

Người mới tắt hơi, điều thiết yếu là không nên vội di động, hoặc kẻ chết thân mình dính chất dơ cũng không nên gấp lau rửa, phải đợi qua tám tiếng đồng hồ, mới được tắm rửa thay y phục. Trước và sau khi chết, người nhà không được khóc lóc, khóc là vô ích mà lại có hại vì làm cho kẻ mạng chung, sanh niệm quyến luyến, không được giải thoát, chỉ nên gắng sức niệm Phật là thật ích cho vong nhân. Nếu muốn khóc lóc phải đợi tám giờ sau. Tại sao thế? Vì bịnh nhân tuy tắt hơi, nhưng thức A Lại Da còn chưa đi. Nếu khi ấy lay động, tắm rửa, thay y phục, hoặc kêu khóc họ vẫn còn cảm giác đau đớn, hoặc sanh buồn giận, thương bi mà phải xa đọa. Điều này rất quan hệ, rất cần yếu, nên để ý ghi nhớ kỹ. 

Cái thuyết thăm dò hơi nóng để nghiệm xem sanh về đâu tuy có chứng cớ, nhưng cũng không nên cố chấp. Nếu bịnh nhân bình thời tín nguyện chân thiết, khi lâm chung chánh niệm rõ ràng, có thể chứng nghiệmvãng sanh. Nhiều kẻ không kỹ, cứ mãi thăm dò, rời chỗ này chỗ kia làm động niệm kẻ mạng chung, cũng có hại lớn lắm. Sau khi bịnh nhân tắt hơi, trợ niệm xong, phải đóng cửa phòng lại canh chừng cho kỹ, kẻo loài mèo, hoặc kẻ không am hiểu đổ xô vào xúc chạm, đợi qua tám giờ sau sẽ tắm rửa thay y phục. Trong vòng tám giờ, nếu có người ở gần bên niệm Phật luôn là điều rất tốt, ngoài ra cấm tuyệt không nên làm điều chi khác. Xin nhắc lại, trong khoảng thời gian này, người chết vẫn còn cảm giác! 

Sau tám giờ, nếu tay chân người chết đã cứng không thể chuyển động, nên dùng vải thấm nước nóng đắp bao xung quanh các khớp xương, giây lâu có thể co duỗi tay chân như thường. 

Khi làm những Phật sự truy tiễn cho vong nhân, nên hồi hướng công đức ấy đến chúng sanh trong pháp giới. Như thế công đức sẽ càng thêm lớn mà sự lợi ích của vong nhân đó cũng được tăng thêm nhiều. 

Buổi lâm chung là lúc rất quan yếu trong một đời người, nếu trước dự bị tư lương vãng sanh cho đầy đủ, đến chừng ấy khó khỏi kinh hoàng bối rối, rồi kêu mẹ réo cha, nghiệp ác trong nhiều kiếp đồng thời hiện ra, làm sao giải thoát? Cho nên khi lâm chung tuy nhờ người y theo phương pháptrợ niệm, nhưng chính mình lúc bình nhật phải cố gắng tu trì, chừng ấy mới được tự tại.

Hỡi người tu tịnh nghiệp! Xin sớm dự bị là hơn.!

Việt dịch: HT Thích Thiền Tâm.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 46136)
"Hộ-Niệm" đúng Chánh Pháp, hợp Lý Đạo, hợp Căn Cơ. Thành tựu bất khả tư nghì! ... Cư Sĩ Diệu Âm
(Xem: 21012)
Phật A Di Đà chính là vị Phật biểu trưng cho một Phật thể có thọ mạng vô lượng, trí tuệ vô cùng, công đức vô biên (Vô lượng thọ, Vô lượng quang, Vô lượng công đức).
(Xem: 23353)
Thế giớichúng ta đang sống luôn bất an, bất toàn và tạm bợ mà trong kinh A Di Đà gọi là trược thế... Thích Viên Giác
(Xem: 18880)
Tu tập pháp môn P’howa, tức là pháp môn chuyển di thần thức vào giây phút từ trần, sẽ làm người tu tự tin vào đời sống của mình, vào sự tu tập tâm linh của mình...
(Xem: 15377)
Không có một sự thực hành Niệm Phật chân chính, không ai có thể trung thực nhận ra tính chấp ngã vị kỷ của con người đã hình thành nên cốt lõi của sự tồn tại sinh tử.
(Xem: 46614)
Vì lòng thương xót chúng sanh đời Mạt Pháp, đức Thế Tôn đặc biệt nói ra pháp này để rộng cứu tế, ngõ hầu chúng sanh dẫu chẳng được gặp Phật, mà nếu gặp được pháp môn này...
(Xem: 15269)
Tự Tánh Di Đà: Tiểu bộ kinh Đi Đà định danh rất rõ về thể tánh của Đức A Di Đà: Vô Lượng Thọ - Vô Lượng Quang; Một đức Phật tín ngưỡng, tâm linhpháp tánh, đương vi giáo chủ một cõi Tịnh lý tưởng cũng thuộc phạm vi tín ngưỡng...
(Xem: 42561)
Nếu trong sự thuần tưởng, lại gồm cả phước huệ và tịnh nguyện thì tự nhiên tâm trí khai mở mà được thấy mười phương chư Phật, tùy theo nguyện lực của mình mà sanh về Tịnh-độ.
(Xem: 13044)
“Nam Mô A Di Đà Phật” bài pháp tối thắng nhất, mà tôi đã mang đi trong suốt một dặm đời, thân thương như ruột thịt, ân cần như mẹ cha.
(Xem: 33126)
Nói đến tịnh độ tất phải nói đến hai khái niệm tự lựctha lực. Tự lực nói đến phương pháp chúng ta thực hành cho tự thân, dựa vào nội lực của chính tâm chúng ta.
(Xem: 51161)
Kinh Hoa Nghiêm nói: “Lòng tin là gốc của đạo, sanh ra các công đức. Lòng tin có thể nuôi lớn các căn lành. Lòng tin có thể vượt khỏi các đường ma.
(Xem: 6570)
Đức Phật dạy chúng ta lấy hiếu làm gốc. Hiếu dưỡng cha mẹpháp môn căn bản rất lớn của đạo Phật, cũng là điều kiện quan trọng cơ bản làm người.
(Xem: 13090)
Cõi Tịnh Độ cũng được gọi là cõi Cực Lạc. Tôi là người hạnh phúc nhất và giàu nhất trên thế giới. Mỗi ngày nơi làm việc, tôi nghe tụng niệmtâm trí tôi đầy bao Cực Lạc khi đang làm việc.
(Xem: 29280)
Với một người có nguyện và có lực, họ vẫn xem khoảnh khắc cuối của đời sốngthời khắc quan trọng, vì chúng có khả năng chi phối rất nhiều đến đời sống tiếp theo.
(Xem: 34300)
Phát Bồ đề tâm, nói đơn giản, là trước hết, lập cái chí nguyện mong cầu tuệ giác Vô thượng Bồ đề, kế đó, phát triển tuệ giác ấy...
(Xem: 23557)
Tâm Bồ đề là tâm rõ ràng sáng suốt, tâm bỏ mê quay về giác, là tâm bỏ tà quy chánh, là tâm phân biệt rõ việc thị phi, cũng chính là tâm không điên đảo, là chân tâm.
(Xem: 30304)
Mục tiêu cuối cùng của việc học Phật là khai trí huệ. Trí huệ từ Định lực mà có, cũng chính là do tâm thanh bình đẳng mà có...
(Xem: 29990)
Nếu có tỳ-kheo chân thật muốn học đạo, hãy vứt bỏ những thứ trang sức choáng lộn, chẳng cầu danh văn, chất phác, giữ lòng chân thành...
(Xem: 32624)
Pháp sư Ấn Hải dịch từ Nhật ngữ sang Hoa ngữ vào năm 1987, Thích nữ Viên Thắng dịch từ Hoa ngữ sang Việt ngữ vào năm 2011
(Xem: 10530)
Tất cả các pháp trong thế gian đều do nhân duyên mà sanh huyễn hóa mà có. Bởi do nhân duyên hư vọng hòa hợp mà có sanh, nhân duyên hư vọng biệt ly mà có diệt.
(Xem: 58528)
Thông đạt tiếng nói các chúng sanh, khai thị thật tướng vũ trụ. Vượt khỏi các pháp thế gian. Tâm thường nguyện độ thoát chúng sanh. Đối với vạn vật tùy ý tự tại.
(Xem: 14146)
Nếu đạo hữu đang tìm kiếm ban hộ niệm để độ người thân và độ người tín Phật liên hệ với Ban hộ niệm tại địa phương mình trong danh sách bên dưới.
(Xem: 11344)
Nếu mình là người có Trí huệ, biết lo cho hạnh phúc đời này và mai sau của mình thì mình lo tinh tấn tu hành, đừng để cái Chết hay Vô Thường tới, lúc đó đã quá muộn rồi.
(Xem: 30916)
Mục đích của Phật pháp không ngoài việc giúp chúng sinh giác ngộ tự tâm, xa lìa khổ đau đạt được an lạc... Thích Tâm An biên dịch
(Xem: 25229)
Thân tất cả chư Phật, Là thân một đức Phật. Một tâm một trí huệ, Lực vô úy cũng thế... HT Thích Thiền Tâm
(Xem: 22721)
Nếu hay tu trí tuệ thì không khởi phiền não. Trí tuệ vô ngã có thể từ chỗ nghe Phật pháp, thể nghiệm Phật lý, phản quan tự ngã, nhìn thấu nhân sinh mà có được.
(Xem: 33082)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bảo Tích, Kinh số 0366 - HT Thích Trí Tịnh dịch
(Xem: 17650)
Chư Tổ Tịnh Độ Tông - HT Thích Thiền Tâm
(Xem: 42061)
Hán dịch: Tam Tạng Sa Môn Thật-Xoa Nan-Đà (Siksananda), người xứ Vu Điền (Khotan), phiên dịch vào đời nhà Đường của Trung Hoa; Việt dịch: Ban Việt Dịch Vạn Phật Thánh Thành
(Xem: 45624)
Khi đức Phật phát ra bất-khả-thuyết bất-khả-thuyết tiếng vi diệu như thế xong, thời có vô lượng ức hàng Trời, Rồng, Quỉ, Thần ở trong cõi Ta-bà...
(Xem: 32036)
Địa tạng chú trọng cả sinh và chết. Địa tạng rất trọng thị hạnh phúc nhân loại. Địa tạng hay nói Phật giáo, nhưng chữ ấy không có nghĩa tôn giáo của Phật, mà là giáo huấn của Ngài... HT Thích Trí Quang
(Xem: 11271)
Cuối cùng thì một con đường vô thường này mỗi người chúng ta đều phải đối diện! Tuy nhiên, Phật A-di-đà đã từng phát đại nguyện muốn cứu độ tất cả chúng sanh niệm Phật.
(Xem: 27287)
Tâm tánh của chúng sinh dung thông không ngăn ngại, rộng lớn như hư không, lặng trong như biển cả. Vì như hư không nên thể của nó bình đẳng...
(Xem: 17712)
Tây phương Cực lạccảnh giới thanh tịnh giải thoát. Thanh tịnhvô nhiễm là thuần thiện, giải thoát là vượt ngoài ba cõi, vượt ngoài ba cõi là xả ly thế gian.
(Xem: 12203)
"Văn hóa Tịnh độ" được thiết lập theo các quy chuẩn, giá trị vật chấttinh thần nhất định. Thứ nhất, đây là cảnh giới không có khổ đau, chỉ có hạnh phúc...
(Xem: 29079)
Giáo - Lý - Hạnh - Quả là cương tông của Phật pháp. Nhớ Phật, niệm Phật thực là đường tắt để đắc đạo. Thời xưa, cứ tu một pháp thì cả bốn (Giáo - Lý - Hạnh - Quả) đều đủ.
(Xem: 28207)
Nếu ai nấy chẳng làm các điều ác thì những sự tổn hại chúng sanh đều sẽ chẳng ai làm, tham-sân chẳng đủ để tạo thành tai họa vậy!
(Xem: 22681)
Chân thật niệm Phật, lạy Phật sám hối, giữ giới sát, ăn chay, cứu chuộc mạng phóng sinh. Đó là bốn điểm quan trọng mà sư phụ thường dạy bảo và khuyến khích chúng ta.
(Xem: 17290)
Chắc chắn Đức Phật đã thiết lập nhiều quy luật đạo đứcthiền quán. Những điều này hỗ trợ cho ân cần tử tế, từ bi, bao dung, yêu thương, tế nhị cũng như tuệ trí, tập trung, và can đảm.
(Xem: 11850)
Từ ngàn năm trước cho đến tận ngàn sau, sáu chữ Nam Mô A Di Đà Phật vẫn vang dội mãi trong tâm thức đi về của Đạo Phật Việt, như một năng lực cứu độ nhiệm mầu cho chúng sanh...
(Xem: 34654)
Ðức bổn sư Thích Ca Mâu Ni Thế Tônthương xót tất cả chúng-sanh mà hiện ra nơi đời ác-trược, với bốn mươi chín năm thuyết pháp, mục đích mở bày và chỉ rõ Tri-Kiến Phật...
(Xem: 26283)
Pháp môn Tịnh Độ cao cả không cùng, rộng lớn như trời che đất chở. Đây là Pháp môn tổng trì của chư Phật ba đời, là đạo mầu đặc biệt trong một đời giáo hóa của đức Thích Ca.
(Xem: 29029)
Nếu một người thiện nam hay tín nữ thực hànhhoàn thành Năm Thực Tập Chính Niệm, người ấy cuối cùng sẽ đạt được sự vãng sinh về vùng đất Hòa Hòa Bình và An Lạc...
(Xem: 13155)
Qua sự trì niệm Danh hiệu Phật cá nhân, riêng tư hay cộng đồng, tâm thức có thể trở nên tập trung trên tính bản nhiên của thực tại đã ôm ấp đời sống của chúng ta.
(Xem: 28883)
Thiên Như lão nhơn đang tĩnh tọa nơi thất Ngọa Vân, bổng có người đẩy cửa bước vào, tự xưng là Thiền khách. Lão nhơn im lặng gật đầu chào, đưa tay ra ý mời ngồi...
(Xem: 18670)
Pháp Thân, tự biểu hiện ‘tính không’ và không có sự hiện hữu của thân thể vật lý, mà phải tự hiện thân trong một hình tướng và được biểu hiện như cây trúc...
(Xem: 46274)
Đấng Pháp vương vô thượng Ba cõi chẳng ai bằng, Thầy dạy khắp trời người Cha lành chung bốn loài.
(Xem: 13783)
Xem qua lịch sử phát triển của tông Tịnh độ, ta thấy vào thời Ðông Tấn, khoảng cuối thế kỷ thứ V, có Ngài Tuệ Viễn lập ra Bạch Liên Xã để xiển dương Tông Tịnh độ;...
(Xem: 29954)
Đức Phật A Di Đà là một ngôi giáo chủ trên cõi Lạc Bang, oai đức không cùng, thệ nguyện rất lớn, mở môn phương tiện, độ kẻ chúng sanh ra khỏi Ta bà đem về Tịnh độ.
(Xem: 22772)
Nói đến Phật giáo, người ta nghĩ ngay đến đạo Từ bi cứu khổ. Mà hình ảnh cứu khổ tiêu biểu tuyệt vời nhất thiết tưởng không ai khác hơn là đức Bồ tát Quan Thế Âm...
(Xem: 12492)
Bất cứ một việc làm gì, khi nhìn kết quả của sự việc, ta sẽ biết nguyên nhơn của việc ấy và ngược lại, nếu muốn biết kết quả của một việc xảy ra cho được tốt đẹp...
(Xem: 37201)
Một thời Ðức Phật ở nước Xá Vệ, trong vườn Cấp Cô Ðộc, cây của thái tử Kỳ Ðà, cùng với các đại Tỳ Kheo Tăng... Thích Minh Định dịch
(Xem: 36845)
Khuyến phát Bồ Đề Tâm văn; Âm Hán Việt: Cổ Hàng Phạm Thiên Tự Sa môn Thật Hiền soạn; Dịch: Sa môn Thật Hiền chùa Phạm Thiên Cổ Hàng soạn
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant