Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Điền Email để nhận bài mới

Học Thuyết Về Nghiệp Của Thế Thân

04 Tháng Mười Một 201000:00(Xem: 7805)
Học Thuyết Về Nghiệp Của Thế Thân

HỌC THUYẾT VỀ NGHIỆP
CỦA THẾ THÂNHỆ THỐNG LÝ THUYẾT CHUẨN MỞ RỘNG

Pháp Hiền Cư Sĩ

Sống và hoạt động đời sống u mặc của mình trong lộ trình trạch diệt, chư Phật hay chư đệ tử của mình tùy theo chu cảnh của vũ trụnhân loại mà các Ngài đã nhiều lần tỏ lộ cảnh giới ấy bằng các giai đoạn hiển ngôn. Khi sự thể nghiệm đã chín muồi như vậy, và được “tuôn” ra bằng lời nằm bên ngoài chân lý quy ước, cho dù nó vay mượn toàn diện phạm trù tâm vật, bởi, nếu không như thế, thì chúng sinh, tức là chúng ta, những con người vừa là người vừa là hạ nhân loại với những thú hướng bách khoa tâm - không thể hiểu được và cũng không thể nào dò tìm ra văn cảnh huyền ngôn. Hiển nghĩa ở một chừng mực nào đó trong Kinh và trong toàn diện Luận điển có thể xem nhưsắc thân, thậm chí như là pháp thân của các Ngài. Và ngôn ngữ được xét như là pháp, nó gắn liền cùng lịch sử giác ngộ, gắn liền cùng với đời sống vô hạn của chính nó: từ bitrí tuệ.

Người ta nói rằng, các thiên tài đều hội ngộ trên một vân giao thoa của đỉnh cao trí tuệ, thì ở đây, ta thấy Noam Chomsky, trong một ý nghĩa cho phép, đã hội ngộ cùng Thế Thân trên một quan điểm hiển ngôn về chủ luận tâm và sắc pháp.[2]

Theo Ed. Conze, triết học là cái mà Âu châu được biết là một sáng tạo của người Hy-lạp. Nó hoàn toàn xa lạ với truyền thống Phật giáo, mà truyền thống này xét đến sự nghiên cứu về triết đã đặt trên thực tại trong ý định thuần túytìm ra hơn nữa ở nó như là sự mai một của một thời quá vãng mà thôi. Sự toàn giác của đức Phật nhằm chỉ ra toàn diện lộ trình giải thoát. Còn “triết học” hay là những lập ngôn chỉ là phó phẩm có thể có trong các Phật điển của các vị đệ tử Ngài, chúng ta không thể tìm thấy bất cứ từ vựng rộng rãi nào tương ưng với thuật ngữ của chúng ta về “triết học” cả.[3]

Tuy nhiên, với thái độ khôn ngoan, N. Chomsky cho rằng ngôn ngữ hay bản chất của nó là thành viên của lý tínhlý tính này không thể và không thuần túytrách nhiệm luôn đặt ra các câu hỏi mà nó không thể trả lời, vốn là một số phận đặc thù như Kant đã nói như vậy trong lời giới thiệu ấn bản đầu tiên của tác phẩm Phê phán lý tính thuần túy của mình.[4] Thật là khôn ngoan khi N. Chomsky cho rằng, ngôn ngữ là thành viên của lý tính nó nằm bên ngoài các khoa học hành vi và chủ nghĩa cấu trúc, bởi vì quan niệm với các định hướng khoa học như thế, theo N. Chomky, cái gọi là di truyền học tiên thiên của chúng ta như lý thuyết ấy đã đúc khuôn, không thể nào siêu việt ra được các phạm trù đó. Chỉ có sự đảo ngược tri nhận theo thuộc tính đệ quy [the recursive property] có cơ sở, tức là, “Nét nghĩa khác của cuộc đảo ngược [cách mạng -revolution] tri nhận có nền tảng đã là sự tri nhận mà có lẽ các thuộc tính của thế giới tư duy sở định danh sẽ kéo theo những khả tính vô hạn của một bộ phận hữu hạn định nội tính, kéo theo việc”sử dụng vô hạn [của] nghĩa hữu hạn” trong lối ngữ đoạn tính [phrasal] của Wilhelm von Humbold. Học thuyết này nhắm vào trung tâm của khái niệm tư duy thuộc thuyết Décartes. Nó đã cung ứng tiêu chuẩn căn bản để xử lý cho vấn đề của “các lý tính hay tư duy khác”-để định rõ có đúng là các tạo vật đã có một lý tính giống như lý tính của chúng ta hay không. Décartes đã đặt tiêu chí trên dụng ngôn xét như là sự minh họa rõ ràng nhất”.[5] Vậy thì, trong tiến trình 12 chi duyên khởi, thay vì bắt đầu từ già, chết.. N. Chomsky nhắm ngay vào phạm trù danh và sắc, việc đặt tiêu điểm như vậy, N. Chomsky đã tránh đi cái lỗi mô tả bản thể như là con đường tất yếu của ngôn ngữ, tránh đi cái lỗi cơ cấu lý tánh theo lộ trình của các khoa học hành vi, tức là nghiên cứu “hiện tượng ngôn ngữ” qua ứng xử. Chọn con đường thể nghiệm danh sắc mà theo thuật ngữ được N. Chomky dùng “general clear understanding-trí năng tỏa sáng phổ quát”, thuật ngữ đúc này tương đương với giáo chỉ Phổ môn [Samantamukhaparivarta] của chúng ta. “Và bởi vì lúc bây giờ, nó vốn là chủ đề nghiên cứu theo tính nội nghiệm năng sinh hưng phấn và vốn là thể tài của các phân tích theo sở nghiệm của tư duy.[6]”

Để chứng minh cho sự nội nghiêm này mà có lẽ nó là các giả thuyết trên tư duy ưu thắng nhất, rằng, “John đã sơn ngôi nhà, khi ấy anh ta phủ sơn bên ngoài mặc dù anh ta có thể sơn bên trong nó,” hoặc là ‘John đã leo lên núi, khi ấy anh ta đang đi xụống, mặc dù anh ta có thể leo xuống.” Trong 3 thời thái, quá khứ, hiện tại và khả năng cách của vị lai qua một trường yếu tính chung, mà cái động thái xảy ra hầu như chỉ là động thái của sát na sinh diệt, nó không có nguyên nhân, nó bất đãi nhân [ākasmika], vậy thì, cái động thái [gati] ấy là động thái trong sát na, nó sinh và diệt đồng thời tạo ra một di chuyển của sắc pháp theo phương hình học có cả 3 thời, cái mà ta thấy trong hành vi, trên thực tế chỉ là sự vận hành của ý và dục ý như Thế Thân đã nêu, do tính sinh diệt đồng thời này, mà lực dẫn theo phương hình học của cái biểu lộ [vijñapti] hay thông tin, chỉ là sự khoét sâu của định hướng lý tính ký ức[7], và một thời điểm thích hợp, chẳng hạn như đối tượng là sự đã leo núi đã xãy ra và cũng đã xãy ra trong tâm thức, đã đưa đến các hệ lụy của cái đang đi xuống núi và khả năng có thể leo xuống, do vậy, cái động thái niệm khởi của sự đi là vô tánh, nó là sử tính của mã di truyền [genetic code], do các duyên, nên nó vô tính, theo N. Chomsky, duyên vô tínhdi sản của trí tuệ loài người. Một tiến trình hơn vận tốc ánh sáng như vậy của sát na, đã uốn cong ba thời của cách quán sát trên một trục tròn có tính ly tâm và nó đưa ngôn ngữ vượt ra ngoài hữu hạn tính của nó. Cách quan sát về các hành tướng ngôn ngữ của N. Shomky có thể tương ưng cùng với phẩm Quán hành phẩm của bồ tát Long Thọ.

Khi đóng dấu ngoặc đơn hờ cho hệ luận phủ định về hành, Long Thọ bắt ta mở ra bằng tịch lặng với một kịch bản câm sau đó. Và, thật vậy, N. Chomsky đã nghiêm túc mở nó theo lộ trình đảo ngược, mà theo ông cái cách này đã từng hiển ngôn trong thuật ngữ Phong tục học là [cách đột biến bất ngờ- umwelt], N.Shomky cho rằng với cách quan sát theo sự đảo ngược tri nhận như vậy, đã tạo nên điểm giao thoa cho cả triết học, phân tâm họcvật lý học nữa, và, trong lộ trình đảo ngược gian nan này, nếu có thể là các hữu mô hóa[8] hay thông tin nào di chuyển theo bất cứ phương vị gì: sự quy hoặch vận hành [thần kinh] chính [motor planning], chức năng tuần hoàn máu [circulation of blood] v.v... thì nó vẫn là vô biểu hóa [avijñapti]. Thêm nữa, chúng ta không thể tìm thấy bất cứ một ý thức nào hay một yếu tố nào cả trong quá trình di chuyển của sắc pháp như thế, các qúa trình có thể biểu diện bằng các sở thuộc màu sắc, các biến thái hình học, hay các biến tính của hiện tương[9], thật ra các hiểu biết như vậy, không phải là sở cứ cho lý thuyết ngôn ngữ tri nhận của ông, theo ông, “trong ý nghĩa này, các hiệu quả sẽ bén nhọn và lọc ra những phương hướng theo trình tự [procedural] vận hành trong các cam go nghiêm trọng, khám phá ra cái gì xuất hiện là các bất toàn cố hữu. Vấn đề cơ bản là cái mà ngay cả các yếu tố đơn thuần của diễn ngôn đều không tìm ra được qua tiến trình phân đoạn và phân loại. Chúng không buộc phải là cái có được “các hột trên một chuỗi” do các tiến trình như vậy thao tác [operate] và chúng luôn không thể bị định vị trong vài bộ phận đồng nhất của vật lý, ngay cả những tương ứng với cách biểu đạt nội tư mà các tác tố này thực hiện chức năng trong đó.[10]

Một xã hội hướng đến chân lý luôn cần đến các kỷ năng chuyên môn và các đánh giá tinh tường. Trong trường hợp này, Phật giáo cần luận và các phán giáo. Nó quan trọng, bởi vì các hàm ngôn của chư Kinh sẽ được hiển đạt và, chính trường hợp này, Câu- xá thật thiết yếu để cho ta biết do đâu “mà phướn động hay gió động.”[11] Sự diệt của sát na có thể xem như là vụ nổ lớn, chuyển tiếp từ thời kỳ diệt sang thời kỳ sinh và, ở đây, sự bùng nổ này kéo theo các mã di truyền các tố chất của tự thân nghiệp, tức là các chất liệu thông tin được mã hóa từ chu kỳ thành, trụ, hoại, không trước đó trong khả năng nhận lấy và được nhận lấy với cách sở tạo sắc của chính sát na tâm[12], các hóa học và cả sự duy trì của các lực, nói chính xác hơn, tức là sự duy trì của nghiệp; và một phản soi vào cội nguồn đã cho ta biết rằng, đời sống của vũ trụ chính là đời sống của chúng ta, bao hàm cả 2 mặt: cộng và biệt nghiệp, đúng như Duy Thức đã nói. Cộng và biệt nghiệp; cộng chẳng hạn là biểu ngữ chung của nhân loại, biệt là biểu ngữ riêng của từng dân tộc, biểu ngữ của cục bộ địa phương hóa.

Sự đam mê nghiên cứu về sắc pháp và tính cội nguồn về một bản thể nào đó trên mặt nhất thể đã thành tựu một di sản khổng lồ cho nhân loại-vô số các học thuyết-tức là ngôn ngữ, nó thành tựu thế giới và tự nó hủy diệt nó hay cái mà nó đã khai sinh-nó hủy diệt thế giới- chẳng hạn, chủ nghĩa phát-xit, chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa diệt chủng và các học thuyết khác. Nietzche nói rằng: “Cái gì tôi biết được nhờ “triết gia”; [thì cái đó] là chất nổ kinh hoàng mà mọi sự vật đang giáp mặt trong tầm hiểm nguy của nó.[13]” Do vậy, ngôn ngữ thật sự không hệ trọng trong Phật giáo, bởi vì “Triết gia Van Meter Armes đã muốn nói là lãnh vực triết học vận hành với chất nhạy gây nổ. Nó nắm trong tay chất liệu nguy hiểm... Và ... giữa những thứ khác, cho biết là tại sao triết học lại là chất liệu gây nổ, như Armes đã nói.[14] Phật giáo chối từ ngôn ngữ, không có nghĩa là gạt phăng nó ra ngoài cuộc hội thoại với chúng ta, tức là sự truy tìm sắc pháp, được thiết lập trên lộ trình trạch diệt, chỉ khi nào hành giả thật sự bước chân trên lộ trình này, thì sắc pháp-các hệ thống lý thuyết, bao hàm nhân sinh quan và vũ trụ quan hoặc các hệ thống ngôn ngữ-đã được xử lý rồi qua tâm giớithân giới. Một lộ trình song hành như vậy sẽ làm sạch đi chất liệu gây chiến tranh, và một cách tự nhiên, nó sẽ hiện ra chân thật ngữ, hay chân lý tính. Tiếc thay, một số hành giả hay các học phái nào đó đã chọn một phương diện cực đoan vô ngôn trong sự tư duy của mình và vô tình thái độ ấy đã trở nên một ngòi nổ khác: đốt sách và trừng trị thân tâm hay nói khác hơn là, chỉ có cái như thế này mới là ưu quyền.[15] Người ta rơi vào một cực đoan khác, để đặt mình trên một cực đoan y như vậy. Thực hành tôn giáo như thế đó được xem như là một phiên giao dịch vào buổi chiều trên sàn chứng khoán, trước khi cửa tùng khép lại. Cửa tùng đã khép, tức là khép lại một thư viện trong tư duy của mình, nó bày ra những kệ rượu[16] trong phòng của các quan chức và chúng ta không thấy bất cứ kệ sách nào của họ cả, như nhà văn Nguyên Ngọc đã nói. Cửa tùng đã khép, tức là khép lại “chút lá trên tay Phật”, cảnh giới của một ít hành giả nào đó, giống như thế giới của các quan chức, đều bị bận rộn bởi hợp, bởi thuyết giảng v.v...chẳng hạn, một công trình đồ sộ như công trình của hòa thượng Trí Quang, mà cho đến giờ ta chưa có một nghiên cứu nào khả dĩ đưa đến tính phổ quát, chằng hạn các lớp học đã mở ra ở Già lam, xem chừng như học viên tham dự rất ít, và càng ít hơn khi các buổi học đang đưa đến các vùng sâu. Thật ra ngôn ngữ đã đi vào chổ im lặng của nó rồi và bởi vì, có phải đã đến giờ nghỉ ngơi của Chúa cũng nên? Vũ trụ mở, bằng lý thuyết chuẩn và co trở lại để thành tựu lý tính bằng sử tính và các mả di truyền, mà nhất là ngôn ngữ, bởi vì, “ngôn ngữ đã đóng một vai trò cốt lõi trong tư duy và tương tác trong đời sống tổ chức xã hội.”[17]Và, bằng tiêu điểm đó thế giới sẽ xích lại gần nhau hơn trên một cộng nghiệp từ bi vô nhânnhất thể trong biệt nghiệp trí tuệ vậy. Thuyết chuẩn mở rộng tâm thức [REST] và Thuyết tối giản [minimalism] của Chomsky đã cọ xát được trạng thái này và ta quan sát nó trên học lý sát na diệt của Thế Thân trong chương phân tích về Căn và Nghiệp của ngài.

Việc đem thuyết hai học thuyết này của Chomsky nhích lại gần với Phật giáo, chính xác là thuyết sát na diệt của bồ tát Thế Thân, là một việc làm nguy hiểm, bởi vì, tiến trình “trạch diệt vô vi”, là thủ tiêu danh và sắc, hoặc là sự thủ tiêu thọ và tưởng, mà danh sắc được cấu trúc bằng thọ và tưởng-thọ và tưởng là chất liệu làm nên ngôn ngữ;[18] càng nguy hiểm hơn khi trong diễn trình sắc pháp người ta đòi hỏi thêm nữa, một trạng thái siêu vật lý. Tuy nhiên, công việc của một nhà nghiên cứu sẽ không dừng ở chổ “phướn động hay gió động?” Bằng sự rời rạc và bất toàn của tri thức, nó có quyền yêu cầu hơn nữa những khía cạnh khác, và nó sẵn sàng tham gia bất cứ lộ trình nào mà nó cho là khả hữu và hơn thế, từ khả năng bẩm sinh di truyền, nhà nghiên cứu hỏi là do đâu mà đức Lục Tổ có khả năng đoạn ngôn như thế và bằng cách nào Ngài thể hội yếu tính bất động của sát na tâm, nó tự có hoại lực khiến cho sắc pháp hoạt động như là biểu thể của chính nó và một trì lực thật sự nào khiến cho vật chất cân bằng trên không gian, qua nhãn kiến của mỗi một cá thể; và người ta đã cảm thụ như thế nào nhờ vào sự tương tác của ngữ khí hay hành vi, trong khi trạng ấy chưa từng diễn ra bằng lời.

Như đã nêu, ngôn ngữ thật sự không quan trọng đối với Phật giáo và các hành giả Phật giáo, nói chung, các đức tin tôn giáo hay các tôn giáo khác, bởi vì nó nằm trong phạm trù vô thường, và bản chất của nó không gì khác hơn là danh và sắc, trừ phi nó là của Chúa và đời sốngđời sống của Ngôi và Lời. Tuy vậy, khi người ta “rớt xuống một vũng lầy” thì cái cách để cứu chữa duy nhất là nhảy vào nơi đó với một vài kinh nghiệm thế tục của mình, trong trường hợp này, đức Phật đã đưa cánh tay Pháp của mình ra để vớt lấy chúng sinh[19]-bàn tay đó là bàn tay ngôn ngữ và ta được quyền nắm lấy bàn tay ấy trong cái hữu hạn của mình. Nét đặc trưng của ngôn ngữ tạo sinh, chính là cái cách hữu hạn của nó, không thể sánh như đức Phật và các phương tiện thiện xảo của Ngài, và bởi vì bản chất bất toàn của nó, nên nó từ khước các hệ thống tín ngưỡng và nắm lấy bản chất bất toàn của mình như là một phương tiện hữu hạn dành cho trí tuệ của nhân loại. Ngôn ngữ tạo sinh, cũng từ khước hệ thống khoa học, bởi vì các hệ thống này đã đặt lý tính con người trong các mô thức và những ảo tưởng về các lực, từ đó chúng chế tác các phản luận ứng xử và tiến hành xử lý các sản phẩm của chính ngôn ngữ, và tiên thiên di truyền đã không còn có bất cứ cơ may nào để vượt thoát khỏi vòng tù hãm ấy-sự sáng tạo và những cống hiến của ngôn ngữ. Cái cách từ khước này, sẽ thật tương đồng với Thế Thân-tuệ và các tùy hành[20]-khi mà một thể nghiêm sâu xa được bật lên từ chính cái vũng lầy của tự thân nó-ngôn ngữ theo biến trình đệ quy cho cả sự tự tri nhân và tri nhận về, như một hệ thống y báochánh báo của nó.

Thật bất ngờ, chính sự bất toàn của tri thức, sự tham gia từng mảng rời của nó trong tư biện, đã làm bật ra cái tiên thiên di truyền của nhân loại và ở đây, người ta có thề tìm thấy một cái chung của nhân loại, đó là kho tàng tri thức của mình, nó giao thoa vừa cả triết học lẫn phân tâm họcvật lý học, xét như là cơ cấu tổng thể của con người. Văn pháp tạo sinh hay ngôn ngữ đắc thể[21] của hệ thống lý thuyết của Chomsky được hiểu như vậy. Công việc của nhà nghiên cứu, cho dù ở bất cứ lĩnh vực nào, sẽ không dừng ở nơi “chút đất trên ngón tay Phật” hoặc ít “lá cây trong tay Ngài”, tạo vật mà Phật minh dụ, hàm ngôn mà Phật chưa tỏ lộ và các căn sở tri nhận những gì ở bên dưới sự minh dụ ấy của bậc trí tuệ, nhà nghiên cứu cần phải khám phá ra, ta không thể nói rằng “tôi đã nghe như vậy” rồi thôi.

Loại trừ đi quan niệm thần khải hay khoa học hành vi, nghĩa là các hệ thống tri thức và các tín ngưỡng, các hệ thống thần khải nghiên cứu hành vi con người như là sự thể hiện của Thượng đế[22] và bản chất của ngôn ngữ, trên thượng nguồn của nó là Thượng đế, rằng ta sẽ tìm thấy trên nó là cuộc sống, là thể tánh của đấng tạo sinh và trong trường hợp mà thi nhân muốn đạp đổ thành Olumpian, thì người ấy bị xem là kẻ phá hoại.[23] Nó không nghiên cứu về hành vi và các sản phẩm của nó, nó chọn cho mình một lộ trình cá biệt. Thật vậy, Chomsky loại trừ 2 học thuyết: Thương đế và khoa học hành vi. Trên quan điểm này, Shomky đã nhích lại gần với Phật giáo, và gần hơn nữa khi ông cho rằng bản chất của ngôn ngữ phải là một tấm “gương tâm” với sự tư biện chính xác.

Ngay chương mở đầu trong phẩm thứ 4 của Câu-xá, [24] bằng nhân sinh quan và vũ trụ quan của Phật giáo, Thế Thân nhấn mạnh:

“Do ai mà tính đa dạng của thế gian thuộc về chúng hữu tình và khí thế gian được tạo ra, như những gì đã nêu ra trong chương trước đây. Hẳn là không phải do một đấng nào đó được ý niệm tiền dẫn [đấng Đại Tự Tại thiên] tạo ra [vì mục đích của mình]. Vậy thì, chúng sinh hiện hữu bằng cách nào?

Tính đa dạng của thế gian do nghiệp sinh

Nếu như chúng sinh do nghiệp sinh,[25] vậy, do nghiệp gì mà các thứ như hoa Uất kim hương, gỗ Chiên đàn v.v... được tạo ra đáng yêu thích hơn, và tại sao mà các trạng thái đáng yêu âý lại không luôn là có tác dụng cho các bộ phận này? Cái được nghiệp tạo ra như vậy, chính là các chủng loại tạp loạn [thiện và bất thiện], chẳng hạn các thân thể nào có các mụn nhọt thì cái đối tượng thụ dụng của thân thể ấy được sinh ra để trở thành là cái đối nghịch lại chúng. Tuy nhiên trạng thái khoái lạc mà chư thiên sở tạo thuần trong hai chủng loại tuyệt hảo [thân và đối tượng thụ dụng của họ đều bình đẳng] Vả lại, nghiệp là gì?[26]

Với đoạn luận trên, Thế Thân cho ta biết rằng, cái thế giới vận động với vô số các loại hình đa dạng này là do nghiệp của chúng sinh mà nghiệp là cách thể hiện của sát na tâm. Và thật ra, tất cả là do ý [cetana] và cái được ý tạo sinh [cetayitvā]. Như vậy thì, nguồn gốc của ngôn ngữ là ý, nó vận hành trên lãnh vực sắc pháp. Ngôn ngữ được xem như là lời “tỏ tình” ban sơ của nhân loại.[27]

Trong đoạn luận này, ta thấy một vài nét nghĩa như sau: nếu như vũ trụvạn hữu do Thượng Đế tác tạo, thì chúng không có có từng cặp nhị nguyên trong tự thân của chúng và, không có sự dị biệt nào đối với y và chánh báo của chúng; cho dầu, vạn hữu là do Thượng Đế sở tạo, thì Thượng Đế cũng khởi sự cho công việc làm của mình bằng tư và tư tâm sở vậy. Tuy nhiên, y báochánh báo của bất cứ vị trời nào cũng đều tuyệt hảo cả.[28]

CỘI NGUỒN NGÔN NGỮ
Hệ thống sắc pháptâm pháp

1. Hệ thống sắc pháp

Như đoạn văn đầy tính lãng mạn của Otto Jespersen, đã được George Yule dẫn ra làm đề cương cho tác phẩm nghiên cứu ngôn ngữ [29] của mình. Lời tỏ tình [courting] mà Otto Jespersen nói, tức là “tình thức có tiềm năng biểu lộ”, và thật thế, ý có một tiềm năng lưu xuất: kṣanika, [sát na], ngoài nghĩa là một thời gian cực nhanh còn có nghĩa là cái năng tạo sáng.[30] Và lời tõ tình chính là ý và cái được ý tạo [31]mà ta đã được thụ dụng trong luận bản Câu Xá của Thế Thân. Như vậy, ý và cái được ý tạo là cội nguồn của ngôn ngữ, thông qua hệ thống não bộ, chủ yếu là các khu vực: Vùng Broca[32]; Vùng Wernicke; vỏ não vận động chính [motor cortex], chùm thần kinh loan khúc [arcuate fasciculus], thị quan khoanh vùng hay thị quan khu vực hóa [tức là khu vực lưu giữ chất liệu của thị quan làm chu cảnh cho ý thức nhận biết và lập ngôn về tính và tướng sai biệt của đối tượng-localization view], các chức năng thị quan khác, các hệ thống sai và ngọng âm [tongue tips and slips], loạn phối hợp từ của [vùng Broca] [Broca’aphasia], loạn phối hợp từ của Wernicke [Wernicke’aphasia], loạn phối hợp từ về dẫn xuất tính [conduction aphasia], cơ chế song nhỉ văn [dichotic listening-sự nghe bằng 2 tai], trường cú phê phán [critical period], vùng linh ứng [Genie].[33]

Các bộ phận não bộ

Ở đây, bản văn sẽ trình bày hệ thống vật lý của não bộ, và các hình vị [morphology][34], mà phạm trù ban đầu trong phẩm thứ tư về nghiệp của Thế Thân với phạm trù: Sở y [āśraya]; đây là một trong 3 phạm trù cơ bản của chương này: sở y, tự tánhđẳng lưu. Luận bản nói: “Đó là tư và cái được tư tạo nên-Tư và tư dĩ nghiệp.”[35] Kinh dạy rằng, “có 2 loại nghiệp, đó là tư và cái được tư tạo nên rồi [tư nghiệp và tư dĩ nghiệp].” Do 2 nghiệp này mà 3 nghiệp trở thành [hiện hữu]. 3 nghiệp này là, thân nghiệp, ngữ nghiệpý nghiệp. Các nghiệp ấy được thiết lập như thế nào? Có phải là do y chỉ [hệ quả của sự tiếp cận], do bản chất, hay là do đẳng khởi [đồng loạt khởi]? Nếu người ta xét theo y chỉ [sở y], thì chỉ có một thân [biểu] nghiệp mà thôi. Bởi vì, tất cả nghiệp đều dựa trên thân. Nếu người ta xét theo bản chất [tự thể], thì chỉ có một ngữ nghiệp mà thôi. Bởi vì, bản chất của nghiệp là cái được phát ra bằng âm thanh [phát biểu bằng lời] Nếu người ta xét theo đẳng khởi, thì chỉ có ý nghiệp mà thôi. Bởi vì, tất cả nghiệp đều do ý tập khởi hay nguyên động lực đồng loạt khởi. Các luận sư Tỳ-bà-sa cho rằng, 3 nghiệp này là do 3 nhóm trên: Y chỉ, bản chất, và đẳng khởi làm tác nhân theo tính cách tuần tự.”[36]

Từ thời kỳ Phineas người ta đã khám phá ra một số lượng lớn về các vùng đặc biệt trong não bộ được liên quan đến các hàm năng ngôn ngữ. Để nói về điều này với những chi tiết rõ ràng nhất, ta cần quan sát một cách nghiêm mật hơn với một vài khu vực có chất xám [grey matter].....qua việc giải phẩu của Geschwind cho ta biết rằng, các liên hệ của 2 vùng bán cầu não phải và trái gắn chặc với hệthần kinh trung ương được kéo dài xuống cột sống là các dây thần kinh và gian noãn thể [một băng rộng các mô thần kinh nối kết 2 bán cầu não khoảng 300 triệu sợi] giữ nhiệm vụ trung gian giữa 3 khu vực đặc biệt, nó chạy băng qua hệ thống thần kinh gói trong cột sống, và nối liền các vùng có chất xám thuộc về địa hạt của ngôn ngữ trong não bộ. Sự nối kết của 4 nhóm này xét như là một quan hệ hữu cơ mà tủy sống và các vùng ngôn ngữ như là một hệ tuần hoàn mang yếu tính thông tuệ. Vào khoảng tháng 2 năm 2007, hội khoa học Hoàng Gia Anh công bố, những ai biết được một hay nhiều ngoại ngữ, hoặc thường xuyên hoạt động tích cực trong các lãnh vực tinh thần thì người ấy sẽ có các môi trường may mắnthọ mạng cao hơn so với các người khác. Trong các chủng viện, người ta luôn đào tạo các chủng sinh phải biết nhiều loại ngoại ngữ và các hệ thống tri thức toàn cầu, bởi vì việc này sẽ giúp cho các chủng sinh hiểu thêm về Chúa, và bởi vì ngôn ngữ là của Chúa tạo nên[37], chẳng hạn, bài giảng sau đây:“Này các học sinh thân yêu, chúng ta đã viết lên tất cả những tác phẩm nhỏ bé này dành cho chúng ta. Thường thì, sau nỗ lực hằng ngày của mình, ta còn một ít thời gian và tự hỏi là cách nào ta sử dụng nó. Chúng ta mong rằng, trong lúc mà chúng ta đã trải qua thời gian ấy để trau giồi tri thức của mình thì thật là dễ chịu và chính vì điều đó mà ta nêu ra câu chuyện nhỏ bé này. Ta sẽ là những bậc thầy tuyệt hảochúng ta đang chờ đợi các kế hoặch cũng như những ao ước của phần đông các học trò mình với lại các sinh viên của mình nữa. Các bạn nên gọt bớt lòng đố kỵ để học tập tất cả ngoại ngữ nếu có thể, bởi vì những gì sau chót đã đặt ra từ các tác phẩm về sự tưởng tượng theo nét quyến rũ nhất nhấn mạnh hoàn toàn đến nền văn học Latinh. Chính lỗ hổng này mà đức Chúa cha đã ban cho ta các sức mạnh, ta cần lấp đầy nó. Chắc chắn là ta sẽ không hoàn thành, thế nhưng niềm vui chúng ta sẽ vĩ đại, nếu như điều đó hiện hữu, chúng ta dùng nó theo một vài thích thú và nó được kéo theo bằng hương vị của công cuộc nghiên cứu tiếng Latinh. Nhờ vào kinh nghiệm này mà ta ứng dụng cho nhiều học trò mình, những người không có hương vị ấy, những người không ghi nhớ được do sự khó khăn của nó từ hình thái từ ngữ quá nghiêm nhặt. Vậy thì hãy can đảm lên: hãy đọc câu chuyên nhỏ bé này, ... ngay cả bằng cách ham thích mà nó trao cho ta những gì mà nó viết trong đó.”[38] Kết quả là ta có một hệ thống tri thức toàn cầu, cho dầu các hệ thống này đã đi ngược lại cái mà họ được đào tạo. Tuy nhiên, điều mà ta quan tâm chính là sự sáng tạo và cơ sở đào tạo hạ tầng của nhà thờ, thật sự ta chưa bằng họ.

Trở lại, bằng các cứ liệu đã cho, như vậy, việc trì chú, tụng kinh hay bất cứ hoạt động nào thuộc thiện ngôn hay thiện hạnh sẽ cung cấp nhiều hơn các chất xám, từ tiến trình hạ nhân loại dẫn đến một tiến trình thượng nhân loại thông qua hoạt động của ngôn ngữ và các biểu thể từ các cấu trúc thâm diện của ngôn ngữ; và các hoạt động nào liên quan đến việc nói không đúng sự thật, nói không kiểm soát và thậm chí các luận thuyết đưa đến những tác hại... sẽ làm cho các căn này nhòe đi chất màu xám và làm hư hoại chúng dẫn đến tình trạng cuồng ngôn loạn ngữ; hoặc là các chất liệu sở tạo từ các hột giống do tư và tâm sở tư nhuận trạch sẽ lộ diện trên sắc thân: da xanh, mắt láo liên, thần khí hôn trầm...Tóm lại, tâm thức với vô vàn chủng loại như vậy, hoặc hướng đến các trạng thái tích cực, thì sắc pháp cũng trở nên tươi đẹp, thuần khiết, còn với khuynh hướng tiêu cực, thì các căn, và cảnh giới sắc pháp trở nên ảm đạm mù tối. Thế thì các cảnh giới phi vật chất, cảnh giới cao cấp có thể hiểu qua tiến trình “sở tạo ngôn dụng” hay cảnh quan truyền khí ngữ này trong các hạn chế của tri thức, và “như ý sanh thân” được hiểu theo 2 diễn trình: hướng hạ hoặc hướng thượng theo cách với các con tem đặc hiệu của chúng dán vào như Chomsky đã nói rằng, xét như là thực hữu. Tất nhiên, các cứ liệu cho phép như thế, mở cho ta một chân trời, các nghiên cứu về tư thế thiền định, trì chú, niệm Phật, quán Phật, cấu trúc maṇḍala của Mật giáo, tức là một “khoa học” về tôn giáo, nhất là Phật giáo, cần được nghiên cứu trên bình diện rộng của vật lý, triết học và cả phân tâm học, như Chomsky đã nêu trong bài thuyết trình thứ 6 của mình cho các cử tọa thuần triết gia. Và cũng từ trong ngôn cảnh này, ta có thể xét đến phạm trù Giới luật của Phật giáo đã hữu ích và có tác dụng như thế nào đối với cá nhân thực hiện, nghĩa là nó “kích thích và ảnh hưởng” như thế nào đối với toàn cộng đồng và ngay cả ý nghĩa của Tăng đoàn nữa. Cũng do cứ liệu này, có lẽ ta sẽ không cần đánh bóng Phật giáo bằng tất cả các hạn từ tuyệt đẹp nào, một thời kỳ phổ kiến của Tam Bảo sẽ không còn xa lắm. Và, “một niệm bao hàm cả 3 cõi” sẽ không phải là một cái gì đó quá trừu tượng đối với chúng ta.[39] Theo hạ nghị sỹ Charles G. Rose”giới luật nhà Phật là trạng thái tự tri và nước Mỹ cần phải học tập điều này hơn là những gì họ đã biết; và ông đã đề nghị các đồng nghiệp của mình ghi vào luật pháp nước Mỹ cho phép Phật giáo hoạt động.[40]

Các vùng màu xám trong đồ họa của Geschwind chỉ cho các vị trí chung về chức năng ngôn ngữ và nó cho ta biết là những ai mất khả năng ngôn ngữ là do các căn tri nhận ngôn ngữ hay các vùng đặc biệt này bị tổn hoại hay bị phai màu.

Thật vậy, sự chuyển biến [cải biến] hay phiên dịch của thức, là kiến trúc ngôn ngữthế giớithế giới của kiến trúc ấy, thông qua- Căn, trần và xúc và 3 phạm trù này là sở dụng cảnh của thức, thế nên Kinh dạy: duy tâm sở tác là vậy-nó mang [2] đặc tính: tự tri nhận và tri nhận về. Tính tự tri nhận, theo Chomsky, là cấu trúc tiềm thể [deep construction] và tri nhận về, là quy cho cấu trúc biểu thể [surfact cons truction]. Trong trường hợp biểu thể, nó cho phép ta phát triển vô hạn cú nghĩa, trong khi chủ thể và hành vi được giữ nguyên [chủ từ và vị ngữ]-đặc tính chung là con người hay dục giới, đặc tính riêng là cảnh giới thụ dụng theo con tem đã dán lên bằng dị thục hay phân loại tạo sinh [genetic classification]-một tiêu chuẩn được định hình theo nghiệp tạo sinh hay y báochánh báo. Chẳng hạn:

Cái đang là đang nói sự thật

Cái đang là như vậy đang nói sự thật

Cái đang là như thế hôm qua đang nói sự thật về pháp Phật

Cái đang là như thế hôm qua vào buổi chiều đang nói về pháp Phật cho các cư sỹ tại khuôn viên chùa G.L.

Cái đang là như thế bây giờ đang nói sự thật về các pháp của hôm qua trong chánh điện chùa G.L., v.v...

Một loạt câu khai triển đến vô hạn như vậy, cho phép ta đối diện với môi trường ngôn cảnh của Kim Cang, mà ở đó thủ thuật ngữ đoạn tính [phrasal][41] của “văn pháp tạo sinh hay ngôn cảnh phổ quát” của bậc đại trí đã đưa ta vào huyền cảnh của vô ngôn phi thuyết chuẩn mở rộng, nghĩa là với trường hợp này: y báo đồng nhất với chánh báo. “Cái sự thật đang nói là sự thật, cái sự thật đang nói là không hai lời, cái sự thật đang nói là chân thật ngữ.” Do vậy, kinh Đại Bảo Tích dạy rằng, sở dĩ các bậc Thanh Văn đáng tôn quý, bởi vì họ đã tu chứng trên “tạng ngữ Như Lai”.

Trong cấu trúc biểu diện, Căn, chính là hình vị của khu vực đã cho thấy qua vị trí não bộ, hay hệ thống vật lý và các giới của chúng, và sự hoạt động của tư có thể được hiểu bằng chính các thực thể này.

Trong một trường hợp nữa, cách quan sát sự vật, giữa các dân tộc, đều có vài khía cạnh di truyền và nội cảnh khác biệt, chẳng hạn:

V.N: tôi thấy trời xanh

Pháp: je vois le ciel bleu tôi thấy trời xanh

Anh: I saw the blue sky tôi thấy xanh trời

Đức: Ich sehe blaue Himmel tôi thấy xanh trời

Hoa: ngã kiến thanh thiên tôi thấy xanh trời 我見青天

Phạn: ākāśanīlaṃ paśyāmi trời xanh thấytôi

Hy lạp: μπλεν ουρανον βλεπω xanh trời thấytôi

Latin: vǐdo cælum cærulum thấytôi trời xanh.

tính cách phổ quát, Việt Nam và Pháp thấy bản thể trước và các phẩm tính thấy sau[42]=S+V+O+[A]; còn hệ thống tri nhận của Mỹ, Đức, Hoa, phẩm tính thấy trước, bản thể thấy sau=S+V+[A] +O; Hy Lạp thấy phẩm tính trước, thấy bản thể sau=[A]+O+VS. Về mặt chủ thể nhận thức, theo hệ thống V.N, Anh, Pháp, Đức, Hoa; chủ thể và vị ngữ tách rời nhau, còn hệ thống [căn] tri nhận Phạn: bản thể trước, rồi các phẩm tính và chủ thể được gắn chặc vào vị ngữ [căn tri nhận] sau hết. Latin, vị ngữ đi trước, chủ thể, đối tượng và phẩm tính=V+S+O+[A] [Phạn, Hy Lạp, Latin vị ngữ gắn liền với chủ ngữ hay chủ thể gắn liền với hành động, chủ ngữ luôn nằm sau vị ngữ, tức là hành vi là cái được trình hiện do tôi, [2] không bị tách ra như các hệ thống ngôn ngữ vừa nêu], có một điểm đặc biệt là ở Phạn văn trong một câu đơn, đối tượng và chủ thể gắn liền nhau hoặc là qua các biến cách cho một câu phức ta có thể tìm thấy các phẩm từ giống nhau trên một biến cách, thật không gì rõ nghĩa hơn qua 3 loại cổ ngữ trên: tính luôn đi liền với tướng]. Như vậy, Việt Nam và các hệ thống ngữ biểu của Tây Âu, không chịu “trách nhiệm” về hành vi của mình, còn 3 hệ thống cổ ngữ đã cho, hoàn toàn nhận lấy trách nhiệm hành vi của mình, nói cách khác, chủ thể và hành vinhất thể, do vậy, khi cần chứng nghĩa cho các vấn đề về ngữ nghĩa học, [và Trung Hoa là một trường hợp cá biệt vì các thiên tài Phật giáo hầu như sinh ra quá nhiều ở đây, có thể nói, chính các bậc tài hoa đó đã đưa ngôn ngữ Trung Hoa thành một Thánh ngữ, sánh ngang tầm cùng 3 cổ ngữ trên] các học giả luôn trích một trong ba [3] ngôn ngữ ấy để chứng minh. Hơn thế, Phạn ngữ có thể xem nhưngôn ngữ cơ bản cho toàn nhân loại, bởi vì, theo Hans Raj Aggarwal, thì loại ngôn ngữ này là cái nôi văn minh của nhân loại, mà ngay cả 2 nền văn hóa của Latin và Hy lạp có cộng lại vẫn chưa sánh bằng chất và lượng của nền văn hóa ấy; Hans Raj Aggarwal đề nghị là ta nên nghiên cứu nó[43]. Các thể tài như thế nói lên rằng, qua biểu thể của ngôn ngữ tạo sinh, ta có thể nghiên cứu hàng loạt các vấn đề về triết học, di truyền học, dân tộc học, tâm sinh lývật lý v.v...Và tất cả các vấn đề như vậy sẽ được đề cập đến qua chương 4, 5, 6 của Chomsky cũng như vài tác phẩm khác dùng làm giáo trình cho hệ ngoài đại học của Mỹ và các nước Âu Châu khác. Thuyết chuẩn mở rộng của Chomsky đã làm dấy lên phong trào nghiên cứu hầu hết trên các lãnh vực như đã nêu, đưa đến thời kỳ bùng nổ về thuyết mô tả mà cách nay hàng ngàn năm chính Thế Thân đã diễn giải một cách tinh tường, trong đó, ngoài phạm vi giáo thuyết còn có cả các hệ thống hóa học, sinh vật, thuyết truyền nhiệt, động lực học, y khoa..., ta có thể đọc trực tiếp về những sự kiện này qua chú giải của Yasomistra về 2 phẩm phân tích Căn và Cảnh của Thế Thân trong Câu Xá. Ngoài luận án tiến sỹ của giáo sư học giả Lê mạnh Thát và các gợi ý qua khối lượng tác phẩm đồ sộ của H.T Thích Trí Quang mà ở đó các chi tiết xét như là tiềm thể cho một hiển nghĩa của thời kỳ tương lai, và của thầy Tuệ Sỹ ra, khi mà toàn bộ kinh A-Hàm của thầy được công bố như là một chuẩn bản, thì hầu như, trên mặt tổng thể, ta chưa thấy một “công trình” nào về khía cạnh này, hơn 40 năm, ngoài các thiên tài như vậy, Phật giáo đã dừng lại trên “trí tuệ bất khả thuyết”, ta có thể sai lầm ở một định hướng, tuy nhiên trí tuệ thì có thể nói được để tri nhận cho một cống hiến nhân loại chung - như An Huệ đã vạch ra trong luận giải của mình về Duy Thức[44]-bằng một cách nào đó.

Vùng Broca

Thuật ngữ này chỉ cho bác sỹ Broca, một bác sỹ giải phẩu người Pháp, vào khoảng thập kỷ 80 ông ta đã báo cáo là, sự tổn hoại cho các thành phần đặc biệt của não bộ có tương quan đến việc khó khăn nghiêm trọng trong cách phát ngôn. Ông đã lưu ý cho ta biết là, sự tổn hại tới vùng liên quan trên não bộ phải, thì không có các hiệu quả như vậy. Sự phát hiện ấy lần đầu tiên đã được dùng để tranh luận là khả năng ngôn ngữ cần được định vị là ở não bộ trái, kết quả sau đó là nó đã được thừa nhận là bản phát đồ đặc biệt nhất, mà vùng Broca được làm tác nhân cho ngôn xuất qua các chỉ lệnh của lý tính.

Vùng Wernicker

Như đã trình bày [khu vực số 2] của đồ họa, vùng Wernicker là vùng vỏ não có chứa [chất liệu] lời nói ở phần hậu diện [posterior speech cortex-hậu ngữ vỏ não]. Wernicker là một bác sỹ người Đức, vào thập kỷ 80, đã công bố sự tổn hại của bộ phận não bộ này và nó được phát hiện qua các bệnh nhân đã từng nói khó hiểu, nghĩa là các bệnh nhân đó được phát hiện là hư bộ phận ấy. Sự khám phá như vậy đã khẳng định là khu vực bán cầu não trái thuộc về khả năng lời nói và nó đưa đến quan điểm rằng, vùng Wernicker là bộ phận não chủ yếu chứa đựng tri thức về lời nói hay sự hiểu biết về ngôn ngữ.

Vỏ não vận động chính [the motor cortex]

Như đã trình bày, khu vực số 3, là khu vực vỏ não vận động chính, nói chung nó nhận chỉ lệnh của tư duy và các tư này kiểm soát sự cử động của các cơ bắp [chẳng hạn sự cử động của tay, chân]. Gắn kết với cùng Broca là bộ phận của vỏ não vận động chính, nó kiểm soát các cơ bắp cấu tạo của khuôn mặt, quai hàm, lưỡi và thanh quản. Các cơ cấu ấy, chứng minh rằng, vùng này được thật sự bao hàm trong cấu tạo vật lý về lời nói phát thành từ ngữ và các phát hiện như vậy được 2 nhà giải phẩu học tìm ra vào thập kỷ 50; các nghiên cứu này cho biết rằng, bằng cách ứng dụng các số lượng nhỏ của giòng điện cho các vùng đặc biệt này của não mà ở đó sự kích thích của dòng điện sẽ gây ra sự chế tác lời nói thông thường

Chùm thần kinh loan khúc [arcuate fasciculus]

Như vị trí số 4 đã cho, chùm này là một bó của các dây thần kinh được gọi là chùm thần kinh loan khúc. Đây cũng là một trong các khám phá của Wernicke và nó định hình cho một tương ưng cốt lõi giữa vùng Wernicker và vùng Broca.

Thị quan khu vực hóa [the localization view]

Sau khi đã định dạng được 4 thành tố này, tất nhiên là ta có thể tạm thời đi đến kết luận là, các bình diện đặc thù của khả tính ngôn ngữ có thể được thừa nhận là [hình thành] ở nơi các địa phương của não bộ. Và, người ta đề nghị rằng, sự hoạt động của não bộ lồng trong nó khả tính nghe một từ, khả tính nhận thức từ ấy và rồi nó ứng xử từ này và tất cả sẽ đi theo một dạng hữu hạn định nào đó. Ngôn từ được nghe và hiểu băng qua vùng Wernicker. Khi ấy thức diễn dịch cung cấp các ký hiệu theo các tem đã dán với thông số tỷ lượng và được chuyển giao qua các hệ thần kinh loan khúc của vùng Broca và ở đây các tỷ lượng được tạo ra thành quá trình chế tác ngôn ngữ. Một loại ký hiệu[45] từ quá trình chế tác này sẽ được gởi đi liền sau đó vào vùng vận động chính cho hệ cấu tạo vật lý từ ngữ.

Tiếc thay, một tiến trình đồ sộ như vậy, lại là một dịch bản đơn giản hóa cho một cái gì đó mà nó có thể tạo nên và cũng tiếc thay, một diễn dịch như vậy, đôi khi lại thành “ái hà” cho 3 cõi nữa. Trên thực tế, vấn đề là, trong nỗ lực để khảo sát thuyết cơ giới phức hợp của não bộ nhân loại liên quan đến chủng tính của “các địa phương hóa” ngôn ngữ này, thật sự là chúng ta đã bị bối rối để nêu lên các tương tác nội tại thông qua hệ thống thần kinh trung tâm, chúng ta cũng đã thật sự bối rối để nêu lên nguyên lý phức hợp của chế độ cung cấp máu cho não và bản chất tuyệt đối độc lập của hầu hết chức năng não và, theo Chomsky, sự chi phối của lý tính và quyền hành của nó là không thể nghi ngờ-xét như là hiện thể tính.[46]

[còn tiếp]

P.H.
(Theo TSNC Phật học Pháp luân 03)

[1]REST= Revised Extended Standard Theory [Chomsky. Aspects of the Theory of Syntax. 1965. Cambridge University press.].

[2] Bài viết sở y trên 6 chương về ngôn ngữ học của Noam Shomky trong tác phẩm Language and mind và 2 chương Phân biệt Căn và Nghiệp trong phẩm thứ nhì và thứ tư của Bồ tát Thế Thân.

[3] La philosophie, tell que nous la comprenons en Europe, est la création des Grees. Elle est inconnue de la tradition Bouddhique, qui regardait l’enquête portant sur la réalité, dans le seul dessein d’être mieux renseigné sur la elle, comme la perte d’un temps précieux. L’enseignement du Buddha s’occupe exclusivement de montrer la voie du salut. La «philosophie» que peuvent contenir les ˆuvres d’auteurs Bouddhiques est tout accesoire; dans le vaste vocabulaire du bouddhisme nous ne trouvons pas de mot qui corresponde à notre terme de «philosophie». [André Bareau chuyển dịch. Payot. Paris.]

[4] Die menschliche Vernunft hat das besodere Schicksal in einer Gattung ihrer Erkenntnisse; dass sie durch Fragen belästigt wirt, die sie nich abweisen kann, denn sie sind ihr durch die Natur der Vernunft selbst auf gegeben, die sie aber auch nicht beantworten kann, denn sie übersteigen alles Vermörgen der men schlichen Vernunft [Immanuel Kant. Kritik der reinen Vernunft. Hauptwerke der grossen Denker.]

[5] Another significant feature of the original cognitive revolution was the cognition that properies of the world termed mental may involve unbouded capacities of a limited finite organ. the “infinite use of finite means,” in Wilhelm von Humbold’s phrasal. The doctrine was at the heart of the Cartesian concept of mind. It provided the basic criterion to deal with the problem of “other minds”-to determine whether some creature has a mind like ours. (Preface to the third edition/ N.Schomky.)

[6] and, by now, the topic of intriguing empirical research and conceptual analysis.

[7] bản biên tập Abhidharmakośa của Rahula: Biện trung biên luận, nói rằng:”Ý đào sâu thành ức niệm [sở ức niệm xứ], và nó cũng được cho là tư vậy.” “tatra yaccetanety uktaṃ karma tanmanasaṃ smṛta”-Madhyamakāvatare.

[8] Hữu mô hóa. “Skt: Vijñapti= information. Lat. Forma, có nghĩa là cơ cấu sắc, hữu mô hóa [ex aliquo comperire (io, is, peri, pertum) được thông tri bằng dấu hiệu cho một sự kiên nào đó. M.Edon]. R. W. Emerson, trong tác phẩm «Tự dựa nương-Self-Reliance», giải thích information là “mặt nổi của đồng tiền», tức là “sự đệ trình bằng lời”, “sự phục tùng hay phụng hành-obedience”. Mặt khác của từ này, có nghĩa là “sự biểu thực hay chứng thực [conFORMation]”. FORM, là một hạn từ đa nghĩa, ở dạng danh từ, nó chỉ cho thân thể, dung mạo, cơ chế, cơ thể vật lý, hoặc thuật giải phẩu và cũng có nghĩa là chủng loại, SẮC LOẠI. ‘Theo NTS’Dic. Latin and Greek origins.

[9] Hetur eva ca vināśakaḥ syāt ∣Kathaṃ kṛtvā ∣ghāsā (dhāsā) dyagnisaṃbandhā guṇāḥ pākajā utpannāstata eva tādṛśādvāḥ punaḥ pakvatara tamotpattau teṣāṃ vināśa iti hetur eva teṣāṃ vināśakaḥ syād dhetvaviśiṣṭo vā ∣Na ca yuktaṃ yata eva tādṛśadvā teṣāṃ bhāvastata eva tādṛśācca taṣāṃ punar abhāva iti∣Jvālāntareṣu tāvaddhetu bhedakalpanāṃ parikalpeyuḥ∣ Kṣārahimaśuktasūryodaka-bhūmisaṃbandhāttu pākajaviśeṣot-pattau kāṃ kalpanāṃ kalpayeyuḥ∣ yattarhy āpaḥ kvathyaṃmānāḥ kṣīyante kiṃ tatrāgnisaṃyogāḥ kurvanti (Và cái năng diệt chính là nhân, tại sao vậy? Các sản phẩm được nun nấu là như nhau do diễn trình vật được nấu kết hợp giữa các củi v.v..và lửa, lại nữa, sản phẩm hình thành trong nguồn cơ bản trên tính sai biệt này mà sự diệt của chúng [các quá trình truyền nhiệt từ sơ, trung và cao đối với các thành phẩm] chính là nhân, vậy, nhân diệt của chúng là đồng nhất, là không khác với nhân sinh. Không nên dựa vào hình thái giống như vậy của các phẩm tính lộ ra và cho là đồng nhất với cái vô thể [hình thành]chúng. Trong sự sai biệt của ngọn lửa, người ta có thể cấu trúc thành [ngôn ngữ] vọng tưởng về sự hoại diệt của nhân, người ta có thể cấu thành các suy diễn của mình về những gì có trong nguồn cơ bản [dữ liệu] đặc sắc làm nên sản phẩm do liên hệ đến các nhân tố như vị chua của đất, tính chất ăn mòn của ánh sáng mặt trời đối với băng tuyết. Trong trường hợp như thế, các sự kiện liên hệ đến lửa tạo nên cái gì? Khi mà thủy bị cạn kiệt trong quá trình đun nóng.)

HTr.: 又若薪等滅火合為因。
T29n1558_p0068a14(02)║於熟變生中有下中上。應生因體即成滅因。
T29n1558_p0068a15(01)║所以者何。謂由火合能令薪等有熟變生。
T29n1558_p0068a16(01)║中上熟生下中熟滅。

T29n1558_p0068a17(10)║或即或似生上中因即能為因滅下中熟則生因體應 即滅因。

T29n1558_p0068a18(02)║或滅生因應相無別。

T29n1558_p0068a19(09)║不應由即此或似此彼有。彼復由即此或似此非有。

T29n1558_p0068a20(05)║設於火焰差別生中容計能生能滅因異。
T29n1558_p0068a21(05)║於灰雪酢日水地合。能令薪等熟變生中。
T29n1558_p0068a22(05)║如何計度生滅因異。若爾現見煎水減盡.

Tuệ Sỹ: Lại nữa sự biến mật của củi... lấy sự kết hợp với lửa làm nhân, nên chính cái yếu tố sinh nhân phải là nguyên nhân của sự diệt Vì sao? Nghĩa là do kết hợp với lửa khiến cơm, gạo... trở thành sản phẩm phát sinh trong quá trình đốt cháy [thục biến sinh]. Sản phẩm chín ở mức độ cao nhất của bực trung khác với sản phẩm chín ở bậc dưới. Hoặc là chính cái nhân đó hoặc là chính cái tương tợ với cái nhân, cái nhân làm phát sinh ra cái sản phẩm ở mức cao nhất. Chính nó làm nhân diệt cho cái sản phẩm ở bậc dưới. Như vậy yếu tố của nhân làm phát sinh cũng là cũng chính là nguyên nhân làm cho diệt. Hoặc diệt nhân và nhân sinh, hình thái không thể khác nhau được, cho nên không thể nói rằng chính do cái này hoặc tương tợ cái này mà có cái kia, hoặc do chính cái này tương tợ với cái kia. Giả sử trong sự phát sinh sai biệt của ngọn lửa [ngọn lửa có thể dài, ngắn], có thể chủ trương rằng, nhân sinh nhân diệt khác nhau, như trong trường hợp khói, tuyết, vị chua , ánh nắng, nước và đất bùn, kết hợp lại, như củi kết hợp với lửa và sản phẩm bị biến đổi. Trong trường hợp đó, làm sao phân biệt được sinh nhân, nhân diệt? Nếu nói vậy, lúc nấu nước thấy nước cạn dần, trong trường hợp kết hợp với lửa như thế, lửa có tác dụng gì?

[10] They do not have the required “beads on a string”.

[11] Dalai Lama. Mọi cấu trúc đều có cái chủng tử hoại diệt trong chính tự thân nó, còn các điều kiện là không đáng kể, nó tự hoại vô nhân. [Essence of the Heart Sutra. Wisdom Publications. Boston.]

[12] Tâm [citta] của Phật giáo phải hiểu là: chủng tử sắc tâm, mới đúng. Tuệ Sỹ.

[13] The power of Ideas [B. N. Moore]

[14] The power of Ideas [B. N. Moore]

[15] Kinh Lăng Già: sarvabhāvavikalpābhād indriyāṇāmanagataviṣayoparamācca Mahāmate nirvāṇaṃ vikalpayanti na pratyātma gativijñānālayaṃ parāvṛttipūrvakaṃ Mahāmate. [Buddhist Sankrit Texts-No. 3. Published by The Mithila Institute.]

[16] Hớp rượu tri thức: “... from the thimbleful of knowlege that has been attained in careful experimental work and rigorous da-ta processing, to issues of much wider significance and of great socical concern.”

[17] Language and Mind [N. Chomsky. Cambridge University press.]

[18] Lớp LĂNG GIÀ do TT. Nguyên Giác dạy.

[19] Phẩm Phân biệt giới: “đức Thế Tôn tùy trường hợp thích ứng, bằng sự diễn giải chánh pháp, giống như chìa ra bàn tay để cứu vớt.” Tuệ Sỹ [A-tỳ-đạt-ma-câu-xá Luận. Ban tu thư Phật học]

[20] Phân biệt giới [Tuệ sỹ, A-tỳ-đạt-ma-câu-xá Luận. Ban tu thư Phật học].

[21] ātmalabha. HTr.: Đắc thể 得體. Poussin [fren.]: acquis=acquisition. Prudent [Eng] acquisition. Đây là một thuật ngữ quan trọng trong ngôn ngữ học, không có nghĩa thuần túy là: thụ dụng hay sở đắc theo cách hiểu thông thường, mà nó có nghĩa là ” đắc tự thể, thụ dụng tự tính. Ví dụ, trúng số độc đắc. Đắc còn có nghĩa là lợi dưỡng, lợi đắc. Đắc gồm có hoặch và thành tựu [cái đi theo]. Đắc là cái trước đây chưa có mà nay có, cái mật đi nay tìm được (như trẻ em đắc thể ngôn ngữ theo giòng kinh nghiệm của mình, mà chưa qua xử lý, tức là học và nói theo cái đã học. Chomsky). ātma là tự ngã, khi pháp hình thành nên một tự ngã thì gọi là hữu sát na. Thành tự ngã theo nghĩa rộng bao hàm hữu tình và vô tình. Ātma đắc tự thể trong một sát na. Từ điểm đầu cho đến điểm kết thúc tạo nên một tự thể. Tuệ sỹ.

Nghĩa này phải được hiểu theo văn cảnh của Chomsky, Vật trì tự tánh, quỷ sinh vật giải.

[22] “ΤΟ ΚΑΤΑ ΙΩΑΝΝΗΝ ΑΓΙΟΝ ΕΥΑΕΑΙΟΝ: Εn árxí ín ó lógos, kai lógos ínprós tòn théon, kaì Theòs ìn lógos. oy èn árxì pròs tòn theón. pánta dí aýtoý égéneto oýdè én d gégonen, én aýtó zoh hn, kai.... “ [SÁCH PHÚC ÂM THEO THÁNH JOHN. Introduction to Greek. Oxford]

[23] ”Musae quac pedibus magnum pulsatis Olympum” [Q. ENNIVS. Anthologie de la poésie Latin. Editions stock Paris]

[24] Tất cả phần chú thích của TT. Tuệ Sỹ được thầy Nhuận Phổ ghi lại thành văn qua các buổi giảng của TT.

[25] Nghiệp là cái có thực thể [cái gì có thực thì có tác dụng], do vậy, khi trình bày về nghiệp, người ta cần xác định bản chất hay tự tính của nó. Chẳng hạn, nghiệp hay hành động giết hại hoặc nhân nào gây ra quả. Cái cần lý giải là, sát na [tâm], khi đã đi qua, nhưng vẫn còn lưu lại, đến sát-na thứ 2 nó tương tác với sát na đầu, tạo nên nguyên động lực thúc đẩy thân ta hoạt động và, sự hoạt động này, văn bản gọi là Biểu nghiệp. Vậy, biểu nghiệp là gì? Người phương Tây dịch là information-thông tin- nói cách khác biểu nghiệp là một loại thông tin nào đó kinh qua hoạt động của thân , tức là có thể mô tả được, để người ta hiểu được một hoạt động siêu tầng nào đó thuộc về lãnh vực tâm. Hữu bộ quan niệm biểu nghiệp thuộc về hình sắc, di chuyển theo phương hình học. Tự thể của nghiệp tạo tác động không phải là sự di chuyển. T.S.

Skrt: Vijñapti= information. Lat. Forma, có nghĩa là cơ cấu sắc, hữu mô hóa [ex aliquo comperire (io, is, peri, pertum) được thông tri bằng dấu hiệu cho một sự kiên nào đó. M.Edon]. R. W. Emerson, trong tác phẩm «Tự dựa nương-Self-Reliance», giải thích information là “mặt nổi của đồng tiền», tức là “sự đệ trình bằng lời”, “sự phục tùng hay phụng hành-obedience”. Mặt khác của từ này, có nghĩa là “sự biểu thực hay chứng thực [conFORMation]”. FORM, là một hạn từ đa nghĩa, ở dạng danh từ, nó chỉ cho thân thể, dung mạo, cơ chế, cơ thể vật lý, hoặc thuật giải phẩu và cũng có nghĩa là chủng loại, SẮC LOẠI. ‘Theo NTS’Dic. Latin and Greek origins. N.D.

1. Theo LAMOTTE, giáo chỉ về nghiệp hầu như được diễn đạt rất đơn thuần bằng một vài từ ngữ như sau:

1. l’acte est pensée, volition [Nghiệp là tư duy, là ý chí]. Cách hiểu này hoàn toàn ngược lại với những gì đã được tuyên bố từ thời nguyên thủy, hoặc cũng như Kỳ na giáo; nghiệp không phải là một thực thể vật chất hay là chất có thật để tạo nên vật thể. Thế thì, tội lổi không phải là một thần thị khách quan, một cơn bệnh hoạn nào đó mà người ta phải “tẩy sạch” bằng các việc tắm rửa đức hạnh trong giòng sông linh thánh , hay nghiệp là cái “ngoài da-vỏ bọc” bằng khổ hạnh hay nhịn ăn. Điều cốt yếu là, Nghiệp đã được tư duy , nó là sự cố ý un đúc hay dục ý và, cũng do căn cứ theo phẩm chất đạo đức [thiện nghiệpác nghiệp] nữa. Trong bản kinh [Aṅguttarannikāya, ⅲ, 415,] đức Đạo Sư dạy: :» cetanāhaṃ bhikkhave kammaṃ vadāmi, cetayitvā kammaṃ karoti kāyena vācāya manasā. Này chư Tỳ-kheo! Ta nói, nghiệp là [do] tư; sau khi đã cố muốn, người ta thực hiện sự hoạt động [nghiệp] này bằng các bộ phận hay các thân, bằng lời nói, và bằng ý..» Như vậy, người ta chia ra 2 hoặc 3 loại nghiệp. 1/ 2 loại nghiệp: ý nghiệp [cetanākarma-tư nghiệp], tư dĩ nghiệp [cetayitvā karma]. 2/ 3 loại nghiệp: Ý nghiệp [manaḥ karma], thân nghiệp [kāyakarma], và khẩu nghiệp [vākkar̀ma], Cả 3 loại nghiệp này đều thuộc về Tư dĩ nghiệp. [∮ⅰ, n. 3]

2. Nghiệp sinh ra quả dị thục [vipākaphala] phải ở trong đời này hoặc đời sau. Đức Phật minh định rằng: :» Chư nghiệp vô diệt, ngay cả hàng trăm triệu thời kỳ của những thời kỳ vũ trụ. Nếu như chúng gặp phải đúng thời tiết nhân duyên thuận lợi, chúng sẽ thành thục cho tác giả của chúng.:» [∮15, n. 48]. Điều này muốn nói rằng, quả dị thục của nghiệp là tuyệt không nghi ngờ.

3. Nghiệp thành thục cho chính tác giả hay người tạo ra nó [tác giảthọ giả]. Nói chính xác hơn, nghiệp được thành tựu ở nơi mà nó được tạo ra. Nghiệp là cái được thành thục, trong một vài hạn từ quen dùng khác. [Theo LAMOTTE- Traité de l’acte Vasubandhu: karmasiddhiprakaraṇa]. Le dogme canonique. “Ce dogme très simple tient en peu de mots:

1/ L’acte est pensée, volition .-Contrairement à ce que les primitifs, ou même Jaina ont cru, l’acte n’est pas une substance matérielle; le péché n’est pas un fluide, une maladie qu’il faut “laver” par des pains virtuels dans les rivìères sacrées, ou “cuire” par la pénitence ou le jeȗne. L’acte est essentielement pensé, volontaire, conscient et par suite moralement qualifiable (bon et mauvais). On dit dans l’Aṅguttaranikāya,

ⅲ, 415: cetanāhaṃ bhikkhave kammaṃ vadāmi, cetayitvā kammaṃ karoti kāyena vācāya manasā.:”Moins, je dis que l’acte est volition; après avoir voulu, on accomplit l’acte par corps , la voix, et l’esprit”. On distinguera donc deux ou trois sortes d’acte: 1. deux actes: l’acta volition, l’acte corporel (kāyakarma) et l’acte vocal (vākkarma) qui sont l’acte-après-voulu [∮ⅰ, n. 3].

2/ l’acte produit un fruit de rétribution (vipākaphala) soit dans cette vie, soit dans une vie postérieure. La Buddha est catolorique:

na praṇaśyanti karmāṇi kalpakoṭisatair api

sāmagrīṃ prāpya kālaṃ ca phalanti khalu dehinām.

«les actes ne périssent pas, même après des centaines de millions de périodes cosmiques. Rencontrant le complexe [des conditions] et le temps [favorable], ils fructifient pour luer auteur » [∮15, n. 48]. Ceci veut dire que la rétribution de l’acte est certaine.

3/ L’acte fructifie pour son auteur, plus exactement, là ou il a éte accompli. En d’autres terms, il y aune entité rétribuée.

[26] “Athaṃ yad etat sattvabhājanalokasya bahudhā vaicitrayam uktaṃ tat kena kṛtam. Na khalu kenacid budhhipurvakaṃ. Kiṃ tarhi, sattvanāṃ. Karmajaṃ lokavaicitrayaṃ

Yadi karmajaṃ kasmānsattvānāṃ karmabhiḥ kuṅkumacandanādayo ramyatarā jāyante na teṣāṃ śarīrāṇi. Karmaṇy eva tāny evaṃ jātīyāni. Vyamiśrakāriṇāṃ sattvānāṃ yad āśrayāśca vraṇabhūtā jayante bhogaśca ramyātatpratīkārabhutāḥ. Avyāmiśrakariṇāṃ tu devānām ubhaye’pi ramyāḥ. Kiṃ punas tat karmetyāha.”

[27] Cội nguồn ngôn ngữ. “Cội nguồn của ngôn ngữ không chỉ được tìm thấy trong sự dung tục tầm thường, mà nó còn được tìm thấy trong khuôn mặt nên thơ của cuộc sống. Cội nguồn của lời nói, không chỉ là tính nghiêm trọng bi quan mà nó còn là cách ứng xử vui tươi và rộn ràng tươi trẻ...Trong lời ban sơ tôi nghe tiếng hò reo cười cợt của niềm hoan hỷ khi các em gái trai đã giành nhau để chiêu vời sự chú ý của người khác phái, khi mọi người hát lên niềm vui nhất và đã nhảy rộn lên theo lòng quả cảm để khêu gợi đôi mắt nhìn hâm mộ dõi theo hướng mình. Ngôn ngữ được sinh ra trong những ngày tỏ tình của loài người như vậy đó. (Otto Jespersen. 1921)”

[28] Thế Thân: “Avyāmiśrakariṇāṃ tu devānām ubhaye’pi ramyāḥ.”

[29] “The genesis of language is not to be sought in the prosaic, but in the poetic side of life; the source of speech is not gloomy seriousness, but merry play and youthful hilarity...In primitive speech I hear the lauhing cries of exultation when lads and lassies vied with one another to attract the attention of the other sex, when everybody sang his merriest and danced his bravest to lure a pair of eyes to thow admiring glances in direction. Language was born in the courting days of mankind. ”Xem “the study of language”, Cambridge University press.

[30] Dic. Otto Böhtlingk.

[31] HTr.: T29n1558_p0067b18(05) 心所思 思所作 [tâm sở tư và tư sở tác]. CĐ.: 0225a28║意業。故意所造業 [ ý nghiệpcố ý sở tạo nghiệp].

[32] Vùng vỏ não vận độngnhiệm vụ khởi động ngôn ngữ, vùng này ở thùy trán trái [in the left frontal lobe] trong hầu hết [nhưng không phải tất cả] của những người thuận tay mặt, trong các vùng 44 và 2 55 của miền Brodman [các vùng có ghi số 1 47, trong đó một bản đồ phân chia vỏ não có thể được thực hiện để thuận tiện cho việc mô tả, căn cứ trên việc sắp xếp các nơrôn thấy dưới kính hiển vi khi quan sát các mẫu cắt. Chẳng hạn, trên bản đồ vùng 4 tương ưng với vỏ não vận động chính, trong khi vỏ não thị giác chính ở vùng 14. Theo Tự điển thuật ngữ y khoa / nxb Tổng hợp T. P. H. C. M.]

[33] Theo George Yule [the study of language. Cambridge University press.]

[34] Những từ vựng hay thuật ngữ tương đối mới được dùng ở đây, đều dựa trên The Penguin Dictionary Of Language [David Crystal], index của Andrew Radford [Syntax a minimalist introduction. Cambridge university press] và Từ Điển Thuật Ngữ Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu của Cao Xuân Hạo-Hoàng Dũng [Nxb Khoa Học Xã Hội.]. Phần kết thúc của bài viết sẽ có phần mục từ đối chiếu Anh-Phạn để bạn đọc tham khảo.

[35] Nghiệp là cái có thực thể, có tác dụng, do vậy khi trình bày về nghiệp phải xác định cái tự thể của nó. Chẳng hạn hành động sát hại, hành động nào gây ra hậu quả. Biểu nghiệp sát na đầu đi qua nhưng nó vẫn lưu lại, đến sát na thứ 2 nó phát tác trở lại, khiến cho chân tay chúng ta hoạt động. Thể biểu nghiệp là gì? Tức là tính chất của nghiệp được biểu lộ ra mà người ta có thể thấy được, Hữu bộ cho rằng, nghiệp là hình sắc. Thân nghiệp là sự di chuyển của thân theo phương hình học. Tự thể của nghiệp gây ra tác động không phải là sự di chuyển. - Tuệ Sỹ.

[36] Cetanā tatkṛtaṃ ca tat.

Sūtra uktaṃ: Dve karmaṇī cetana karma cetayitvā ce” ti. Yat taccetayitvā cetanākṛtaṃ ca tat. Te ete dve karmaṇī trīṇi bhavanti. Kāyavāṅmanaskarmāṇi. Kayam eṣāṃ karmaṇāṃ vyavasthānam. Kim āśrayataḥ āhosvit svabhāvataḥ samutthānatoḥ vā. Āśrayataśced ekaṃ kāyakarma prāpnoti. Sarveṣāṃ kāyāśritatvāt svabhāvataśced vākkarmaikaṃ prāpnoti.Vacasaḥkarmasvabhāvatvāt. Samusthānataścenmanaskarmaikaṃ prāpnoti. Sarveṣāṃ manaḥ samuthitatvāt. Yathākraṃ tribhiḥ kāranaistrayāṇām iti vaibhāsikāḥ. Tatra punaḥ.

HTr.: T29n1558_p0067b18(05)║謂心所思及思所作。故契經說。有二種業。一者思業。

T29n1558_p0067b19(01)║二思已業。思已業者謂思所作。
T29n1558_p0067b20(06)║如是二業分別為三。謂即有情身語意業。
T29n1558_p0067b21(06)║如何建立此三業耶。為約所依。為據自性。為就等起。

T29n1558_p0067b22(01)║縱爾何違。若約所依應唯一業。
T29n1558_p0067b23(05)║以一切業並依身故。若據自性應唯語是業。
T29n1558_p0067b24(04)║以三種中唯語即業故。

Tuệ Sỹ: “Đó gọi là tâm sở tư và tư sở tác, do vậy Kinh nói: có 2 loại nghiệp, đó là tư nghiệp và tư dĩ nghiệp. Tư dĩ nghiệp là nghiệp do ý tác tạo. 2 nghiệp như vậy được chia ra thành 3, tức là thân, ngữ và ý nghiệp của hữu tình chúng sinh. 3 nghiệp này được thiết lập như thế nào? Đó là sở y, tự tínhđẳng khởi. Xét về sở y thì tất cả nghiệp đều dựa trên thân; xét về tự tính thì chỉ có duy nhất là một nghiệp....”

Pousin: “1 b. Đấy là tư và cái được tư tác thành [tư dĩ nghiệp]. Kinh dạy rằng:” có 2 loại nghiệp, đó là, tư nghiệp và tư dĩ nghiệp [ý nghiệp và nghiệp sau khi cố ý thực hiện-cetāna, ceyitvā]. Tư dĩ nghiệp [cetayitvā], là cái mà được luận thư chỉ ra như sau: “Tư dĩ nghiệp do tư sinh-[tức là sản phẩm của tư].” Hai nghiệp đó tác thành 3 loại nghiệp: thân, khẩu và ý nghiệp.

Chúng ta thiết lập như thế nào về sự phân biệt này? Có phải chúng ta tuần tự căn cứ vào sự y chỉ [āśraya], rồi căn cứ vào bản chất [svabhāva], và sau đó là căn cứ vào đẳng khởi [samuthāna]? Và như vậy, vấn đề này dẫn đến cái gì? Nếu người ta xét theo [đạt tới] sự y chỉ, thì sự y chỉ này chỉ có [một] nghiệp mà thôi. Bởi, tất cả nghiệp đều y trên thân. Nếu người ta xét theo bản chất, thì chỉ có một khẩu nghiệp mà thôi. Bởi, 3 nghiệp thân, khẩu và ý [manas], mà âm thanh duy nhất là nghiệp dựa trên bản chất của nó. Nếu người ta xét theo đẳng khởi, thì người ta chỉ sở hữu ý nghiệp mà thôi. Bởi, mọi nghiệp đều có nguồn gốc từ tâm thức [Bản tiếng Pháp của Louis De la vallée Poussin. L’abhidharmakośa de Vasubandhu. Paris, Pual Geuthner Louvain, J-B, Istas, Imprimeur.]

[37] Nghiên cứu về ngôn ngữ. [The study of Language. George Yule. Cambridge.]

[38] Ad disopulos nuncupatio: Vobis o carissimi disipuli, hoc brevissimum opusoulum scoripsimus. Saepevobis, post cotidianamcuram, aliquod tempus superest et dubitatis quomono id consumatis. Velimus ut eo tempore junde utamini ad mentem exolendam, ideoque hano fictam gabellam vobis proponimus. Veteres enim profesores sumus, et saepe complurium discipulorum, tam studiosorum quam vos estis, querelas et votaaudivimus. Invidebant condiscipulis suis, qui vel Auglorum, vel Germanorum, vel Italerum, vel Hispanerum linguam discunt, quia ii opera ficta magnae delectationis possident, quae literis Latinis omnino desunt. Hanc nos lacunam, ut fieri poterat pro viribus nostris, explere voluimus. Profecto non effeccimus absolutum opus, sed magna erit lactitia nostra, si, qualecumque est, ex hoc opuculo vos et studium trxeritis voluptatem discendae Latinae linguae. Nam experientia nos docuit nimis multos discipulos ab eo studio abhorrere non tam propter ejus difficultatem quam propter severitatam. Estote igitur hono animo, legite hanc fabellam. Utinam Corocottae facinora legentibus vobis tantam afferant oblectationem quatam nobis scibentibus attulerunt. Valete. [Ficta fabella. Corocotta. Cours de Latin. Librairie a hatier, PARIS]

[39] Te śukla dharmam upacitāḥ kaśalairūpaitāḥ Paryupāsitāḥsugatmaitrakṛpānukūlā 1/adhimukty udāra kuśalā śayaśuddha bhāvāḥCittaṃ jarneti (janeti) atulaṃ jinajñāna hetoḥ. 2/ sarvajñaBuddhabala śodhanavairyasthānā (-ne / mā) Jinadharma (-maṃ) niṣpa (andi /nti ?) jagatparitrāyaṇārthaḥ(āḥ) Māhākṛpdharma-cakraṃ. Jinakṣetraśodhamupapadyaticittaśreṣṭhaṃ 3/ trayadhvaika (lakṣa) vikṣaṇa vi-Buddha na nir-vikalpāNānāvidhe (vidha) jagati kāla viśodhārtha. Saṃkṣepa sarvaguṇa eṣitu nāyakānaṃ. Ākāśatulya samudeti (samudreti) udāracittaṃ”. Daśabhūmiśvaro nāma mahāyānasūtraṃ / Ryūko kondo.

[40] Diễn từ chào đón đức Dalai Lama thứ 14 “Kindness, Clarity, and Insight. Dalai Lama 14.”

[41] The Penguin Dictionary of Language. David Crystal.

[42] Tuệ Sỹ [khóa Câu Xá / mùa Hạ / 2007].

[43] Xem A Short History of Sankrit Literature [Munshi Ram Manohar Lal]

[44] An Huệ [Triṃśikāvijñapti des vasubandhu mit bhāsya des ācārya Sthiramati. Ubersetzt Von Hermann Jacobi. Verlag Von W. Kohlhammer Stuttgart 1932.]

[45] A Cultural History of Numbers [Karl Menninger] [M.I.T press-Massachusetts Institute of Technology Press.] và The Study of Language by George Yule [Cambridge Press.]

[46] Language and problems of Knowledge [Chomsky. Cambridge. Press.]t
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant