Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Điền Email để nhận bài mới

Tây Phương Quyết Yếu Thích Nghi Thông Quy

10 Tháng Mười Một 201000:00(Xem: 6267)
Tây Phương Quyết Yếu Thích Nghi Thông Quy


TÂY PHƯƠNG QUYẾT YẾU THÍCH NGHI THÔNG QUY

Thích Nguyên Trang dịch
Nhà Xuất Bản Phương Đông TP. HCM Việt Nam 2007

Kính nghĩ, Đức Thích-ca mở ra vận hội lớn làm lợi ích rộng lớn cho những chúng sinh có duyên, xiển dương giáo pháp tùy theo mỗi quốc độ khiến pháp nhũ thấm nhuần khắp cả. Người đích thân gặp được Như Lai giáo hóa thì tỏ ngộ Ba thừa[1], còn kẻ nhân sơ phước bạc thì khuyên quay về Tịnh độ. Tu tập pháp môn ấy là chuyên niệm A-di-đà, đồng thời đem tất cả thiện căn hồi hướng nguyện sinh. Bởi vì bản nguyện của đức A-di-đà là thệ độ cõi Ta-bà, nên hoặc niệm suốt cả một đời, hoặc mười niệm lúc lâm chung, chắc chắn đều được vãng sinh Tịnh độ.

Người học ngày nay, thường mang nhiều nghi vấn, vì văn từ trong kinh luận mâu thuẫn nhau. Nếu không dung thông thì mối nghi ấy không bao giờ dứt. Nay tôi lược nêu ra mười bốn trường hợp để giải quyết những mối nghi ấy. Mong rằng những bậc tài cao học rộng tham cứu nơi đây mà hiểu được!

Phần 1

Kinh ghi: “Nếu dùng sắc để thấy ta, dùng âm thanh cầu ta thì người đó hành theo tà đạo, không thể thấy Đức Như Lai”.

Hỏi: Kinh Kim Cang nói dùng hình sắcâm thanh cầu Phật là tà đạo. Vậy, các kinh A-di-đà và kinh Quán Vô Lượng Thọ v.v… chỉ dạy quán thân tướng Phật và niệm danh hiệu Phật. Như thế, không lìa âm thanhsắc tướng mà cầu Phật, tại sao không rơi vào tà đạo? Nếu quay về đường chánh thì Tịnh độ là nơi đáng nương tựa nhất mà kinh lại cho là tà đạo, dẫu có muốn thực hành cũng sợ rơi vào cảnh giới ma. Hai đường chánh tà khó quyết, đúng sai xin được giải bày?

Đáp: Đức Đại sư thuyết giáo có rất nhiều môn, mỗi môn đều xứng hợp với thời và cơ, nhưng bình đẳng không sai khác. Những điều được dạy trong kinh Kim Cang Bát-nhã riêng thành một môn, những nghĩa trong kinh A-di-đà và kinh Quán Vô Lượng Thọ v.v… lại là một lý. Vì sao? Vì tất cả chư Phật đều có ba thân. Pháp thân vốn không hình thể, chẳng phải âm thanh, sắc tướng. Nếu dùng âm thanhsắc tướng để nắm bắt thì đó là tà đạo. Vì rằng, hàng Nhị thừa và tiểu Bồ-tát nghe nói ba thân không khác, liền cho là đều có âm thanhsắc tướng. Chỉ thấy sắc tướng của Hóa thân bèn chấp Pháp thân cũng như vậy, nên mới ở nơi tướng Hóa thân mà cầu thấy Pháp thân. Bởi vì lý vi diệu mầu nhiệm, vĩnh viễn bặt dứt âm thanhsắc tướng, lại dùng âm thanhsắc tướng để cầu thấy, cho nên nói tà đạo.

Các kinh A-di-dà và Quán Vô Lượng Thọ v.v… khuyên niệm danh hiệu Phật, quán tướng hảo cầu sinh về Tịnh độ, chỉ vì phàm phu nghiệp chướng nặng nề mà Pháp thân sâu kín, Pháp thể khó duyên. Hơn nữa, dạy môn niệm Phật, quán tướng, lễ tán là để đoạn trừ nghiệp chướng, phát sinh phước thiện, nguyện hạnh trợ nhau, cầu sinh Tịnh độ, mong gặp Hóa Phật để làm duyên lành bất thoái. Cho nên, những bậc tiền bối thông đạt đều nương vào giáo môn này, quán tướng hảo, niệm danh hiệu cầu thấy Hóa thân Phật, mong rằng đến khi lâm chung được đích thân Ngài đến tiếp dẫn, cảm đến đức hóa chủ A-di-đà, rủ lòng thương đến đón rước, nghiệp báo dứt sạch, ngồi trên hoa sen, liền sinh về nước ấy. Kinh trước nói về tâm, kinh sau nói cảnh, lý khế hợp không trái nhau. Vậy niệm danh hiệu, quán thân tướng đều không phải tà đạo. Lẽ nào cứ chấp chặt một pháp, không thấu tỏ ý Phật, tạo ra dị thuyết rối ren, khiến người khác phải nghi ngờ. Xét rõ ngọn nguồn ấy thì đủ phân biệt được đúng sai, không còn do dự. Hãy chuyên tâm nơi Tịnh nghiệp, chớ sinh loạn tưởng, lại đọa ba đường, khổ đau hành hạ, ăn năn làm sao kịp nữa!

Phần 2

Kinh Phật Tạng ghi: “Nếu Tỳ-kheo nào thấy có Phật, Pháp, Tăng và Giới để thọ trì thì người đó là quyến thuộc của ma, chẳng phải đệ tử của ta, ta cũng không phải thầy và cũng không tiếp nhận người đó”.

Hỏi: Theo kinh Phật Tạng, ngoài tâm thấy Phật đều cho là ma, Phật không phải thầy họ và nói họ chẳng phải đệ tử của Phật. Như thế, pháp môn Tịnh Độ dạy người chuyên niệm danh hiệu Phật, quán tướng hảo[2] Phật, cầu sinh Phật quốc, vậy người ấy chẳng phải đệ tử Phật, Phật không phải thầy của người ấy, làm sao được Phật hộ niệm để sinh về cõi Tịnh? Xét hai pháp môn ấy đều là lời Phật dạy, nhưng lại khác nhau, vậy nên định đoạt thế nào?

Đáp: Giáo môn có muôn ngàn sai biệt, nhưng cùng trở về một thể chân thật, tùy theo căn cơ mà lập nghĩa, nên ngôn giáosai biệt. Nghiên cứu kỹ hai kinh, văn tuy khác nhau, nhưng lý cùng một thể. Vì sao? Vì Phật, Pháp, Tăng và Giới có ba ý nghĩa:

- Chân đế.
- Biệt tướng.
- Trụ trì.

1. Chân đế: Thể chân như thanh tịnh, bặt dứt phiền não chướngsở tri chướng[3], bản giác sáng ngời đó là Chân Phật. Giữ gìn thể tánh không biến đổi, chư Phật từ đây mà thành tựu, bậc Đại sĩ đồng nương gá, muôn hạnh nhân đây mà hiển bày, đó chính là Chân Pháp. Thầm thể hội muôn pháp, dứt bặt ngôn từ, hý luận, đó chính là Chân Tăng. Tánh thanh tịnh trang nghiêm, thể tinh khiết vô cấu đó chính là Chân Giới. Căn cứ vào những nghĩa thù thắng này, cho nên nói là Chân đế, đó cũng là điều mà kinh Niết-bàn ghi: “Quán Tam Bảo thường trụ đồng với Chân đế, chính là thệ nguyện tối thượng của chư Phật”.

2. Biệt tướng: Phật có ba thân: Pháp thân, Báo thânHóa thân[4]. Pháp có bốn loại là giáo, lý, hạnh và quả. Tăng có hai loại là Hữu viVô vi. Giới là tất cả các giới phẩm Chỉ trìTác trì[5] mà người xuất giatại gia phải thực hành. Nhưng tu Biệt tướng là để cầu chứng Chân đế, hàng Khởi hạnh[6] vừa biết Biệt tướng lại cho là cứu cánh nên không ngộ được nguồn chân. Còn hàng Học giới[7] thì cho tất cả đều là trợ đạo. Danh tướng Phật ứng hiện chẳng phải chân thật, nhưng để tiếp độ hàng phàm phuphương tiện lập ra Hóa thành[8]. Kẻ thấp kém không hiểu được mới chấp là chân thật, nên bị Đức Phật quở trách, cho là quyến thuộc của ma. Là Phật tử cần phải đạt được Hai không[9], xa thì hợp chân như, gần thì đúng với bổn nguyện, nếu cứ chấp chặt mãi danh tướng mà không ngộ được chân không thì lại rơi vào chốn ma, xa Phật trái Pháp. Muốn vượt Ấm ma[10] phải nhờ Pháp thân thường trụ; trừ Phiền não chướng cần nương vào Định hư không; ra khỏi cõi Thiên ma nên nhờ sức định Từ; cầu vượt Tử ma phải khéo nương vào định Thần túc. Xem khắp bốn phương, chẳng phải Đại thánh thì không ai có thể làm được, chinh phục Bốn ma[11] đâu phải khả năng của kẻ phàm phu. Nếu không để tâm vào chí đạo, thì biết lấy gì để dứt trừ lưới ái. Còn buộc niệm hướng về chân thì ngăn dứt các nẻo trong đường sinh tử.

Thế nên, Đức Phật chỉ dạy hàng phàm phu hãy nên học quán môn Tịnh độ. Nếu nghĩ đến Tây Phương thì phải cầu sự bất thoái, được sinh cõi Tịnh, thấy Hóa thân Phật, đức Hóa chủ dẫn dắt, đạt Vô sinh nhẫn[12], tỏ ngộ pháp giới bình đẳng. Nương vào thần lực ấy phá các lưới ma, gần thì vượt khỏi ba cõi, xa thì được chứng đắc Bồ-đề. Nếu không như thế lại chìm trong đường ác, thọ khổ dài lâu, không bao giờ giải thoát. Hiểu rõ hai nguyên nhân này hoàn toàn không khác nhau, chớ chấp một bên nào để sinh tâm nghi ngờ. Thuận pháp môn cơ bản này mà quán tưởng cõi kia, lìa hẳn Ta-bà, vĩnh viễn thoát khỏi luân hồi; suy nghiệm pháp môn này rồi theo đó tu hành, quán nhân duyên cạn sâu, tự có lợi ích. Rõ ràng do niệm mà khế hợp với bản nguyện, nào có sai khác!
(Phần Trụ trì trong nguyên bản Hán, tác giả không đề cập đến).

Phần 3

Kinh Vô Lượng Thọ ghi: “Tu tập trong cõi này (tức cõi Ta-bà) một ngày một đêm hơn hẳn cõi Phật khác trăm năm”. Kinh Duy-ma ghi: “Quốc độ Ta-bà có mười việc thiện[13] mà cõi Phật khác không có, đó là bố thí nhiếp phục sự nghèo khó…”.

Hỏi: Theo kinh này dạy, tu tập ở cõi Ta-bà hơn hẳn ở các phương khác. Vậy tại sao phải nhọc sức chuyên niệm A-di-đà, nguyện sinh về nước Cực Lạc, bỏ chỗ tốt tìm đến chỗ kém, hành nghiệp khó thành tựu. Hai con đường ấy, lấy bỏ thế nào, xin được giải bày chi tiết?

Đáp: Những pháp môn của Đức Phật đều vì lợi ích chúng sinh, mỗi mỗi tùy thuận một đường, nhưng lý không trái nhau. Vì sao? Căn cơ tu hành có hai giai vị. Nếu chưa bước lên ngôi vị Bất thoái thì khó ở cõi uế, muốn tu tập hạnh tự lợi thì phần nhiều bị lui sụt, gặp việc thuận nghịch lại sinh tâm vui buồn, khởi lòng yêu ghét thì nghiệp ác càng thêm, không có cách gì làm an ổn cho chính mình, ngược lại chìm vào đường ác. Kẻ đã tu nhân nhiều kiếp, thành tựu Pháp nhẫn[14], đủ sức ở trong cõi uế, mới có thể lợi ích cho hữu tình. Đã thành tựu hạnh tự lợi, thoát khỏi luân hồi, ở cõi này thực hành mười việc lợi tha, thì phương khác không bằng. Bởi vì cõi Phật khác, y báo tốt đẹp, đầy đủ không thiếu, muốn gì cũng đều được; đã không thiếu thốn thì còn bố thí cho ai! Còn chín việc khác căn cứ theo đây thì rõ. Cho nên tự biết không lui sụt, thì trụ nơi này đã không ngăn ngại lại còn làm lợi ích cho người hơn hẳn cõi Phật khác. Những người học ngày nay, cách Phật quá xa, ba độc lừng lẫy, chưa được tự tại, nếu được sinh cõi Tịnh, nhờ thắng duyên, nương oai lực Phật, mới được bất thoái. Cho nên cần phải sinh về nước kia, thành tựu nhân tự lợi. Căn cứ theo đây thì hai kinh ấy có gì trái nhau!

Phần 4

Kinh Di-lặc Vấn ghi: “Niệm Phật thì chẳng phải niệm phàm phu, không xen niệm kết sử, mới được sinh về cõi A-di-đà”.

Hỏi: Theo kinh này dạy, hễ niệm Phật thì chẳng có niệm phàm phu, chẳng xen niệm kết sử mới thành tựu Tịnh nghiệp. Ngày nay, người tu tập vẫn còn là phàm phu, kết sử chưa trừ thì làm sao vãng sinh được? Nay Ngài niệm Phật, công phu thành tựu, lưới nghi đã dứt, vậy xin giải bày tường tận?

Đáp: Xiển dương giáo pháp tùy theo căn cơ, nhưng ý chỉ bí mật rất khó tỏ ngộ, còn văn chương dù có bóng bẩy vẫn có thể hiểu được trong chớp mắt, cho nên không biết lấy hay bỏ, liền vọng sinh nghi chấp. Vì sao? Đức Phật vì hàng phàm phu mà chỉ dạy cho họ tu tập Tịnh nghiệp, nếu họ đã tin sâu nhân nhân quả thì đâu phải là ngu! Nay giải thích phàm ngu có bốn trường hợp:

1. Phàm mà không ngu: Những chúng sinh từ cõi thiện cho đến địa vị cuối cùng của Thập tín[15] không đạt được Trí tương tợ duy thức, nên gọi là phàm. Nhưng có lòng tin sâu xa đối với pháp Tứ đếDuyên sinh, khởi tâm lấy bỏ, lợi hay hại đều có thể biết được, đó chính là không ngu.

2. Ngu mà không phàm: Hàng Bồ-tát từ Thập giải trở lên chưa chứng đắc cảnh giới Chân như nên nói là ngu; đạt được Trí tương tợ vô lậu, suy xét biết được Hai vô ngã[16], không trôi theo dòng sinh tử, nên được cho là chẳng phàm. Lại giải thích: Bồ-tát từ Sơ địa trở lên đối với Thắng tấn phần[17] vẫn còn bị Vô minh chướng ngại, nên gọi là ngu; do đạt được Thánh pháp nên chẳng phải phàm.

3. Vừa phàm vừa ngu: Tất cả chúng sinh từ cõi thiện trở về trước, chưa hiểu giáo lý Đức Phật nên gọi là phàm, không rõ nhân quả nên gọi là ngu.

4. Chẳng phải phàm chẳng phải ngu: Chính là Đức Như Lai có đầy đủ Thánh trí, dứt sạch hai chướng[18], nên chẳng phải phàm, ngu.

Nói “phàm”: nghĩa là trôi nổi, đối với pháp trị thế thì không phân biệt được tổn hại hay lợi ích, trôi nổi thọ sinh thì chính là phàm; thiện ác đến đi, nặng nhẹ không hề hay biết, đó chính là ngu. Nay, người tu tập muốn vãng sinh cõi Tịnh phải biết chốn Ta-bà này đầy dẫy khổ đau, rất mực nhàm chán, không muốn ở lâu; nghe nói Tây Phương an vui vô cùng, chí thành quán tưởng, nguyện thệ vãng sinh thì vĩnh viễn diệt trừ dòng đau khổ, từ bỏ hẳn cảnh giới nhiễm ô. Như thế, họ đâu phải hạng tầm thường, trôi nổi thọ sinh. Chỉ cần niệm Phật cầu vãng sinh, tỏ ngộ vô sinh, tương lai sẽ làm Phật, chuyên tâm hóa độ pháp giới chúng sinh. Người nào phát khởi tâm này nhất định được sinh về cõi vi diệu. Vì có sự hiểu biết này nên chẳng phải ngu.

Nói “không xen niệm kết sử”: kết sử là mười sử[19], chín kết[20]. Tâm niệm Phật chính là thức thứ sáu. Khi Tâm vương sinh khởi muốn làm việc ác, kết sử phiền não mới bộc phát. Khi đang niệm Phật thì tâm niệm Phật cùng với năm pháp Biến hành[21], mười một Tâm sở thiện[22] tương ưng không phát động các kết sử, các kết sử không có nhân sinh khởi. Tâm duyên với cảnh khác, kết sử liền phát sinh. Khi quán tưởng Phật, kết sử bị khống chế, nên nói “không xen niệm kết sử”. Nguyện sinh cõi Tịnh thì không nên nói xen tạp, bởi do kết sử chưa đoạn nên có xen tạp, nếu đã diệt trừ thì không xen tạp. Thế thì do chưa đoạn nên kết sử có lúc hiện hành. Tâm thanh tịnh niệm Phật thì trái ngược với kết sử, tâm đang niệm Phật thì kết sử không hiện hành. Ở đây nói “không xen tạp” là không để tâm niệm Phật bị gián đoạn, phòng ngừa không cho kết sử sinh khởi, chứ không nói diệt hết kết sử là không xen tạp. Thánh nhân đã dứt sạch phiền não, ở cõi này an ổn, không nhọc niệm Phật để cầu sinh.

Phần 5

Kinh Tối Thắng Diệu Định ghi: “Nếu có người nào xây dựng vô số chùa tháp, không bằng trong thời gian ngắn đoan tâm chánh niệm”. Lại trong các bộ kinh Đại thừa nói về lý Vô sinh, bảo người tu đạo học tuệ.

Hỏi: Theo kinh này, Đức Phật ca ngợi Vô sinhđặc biệt tối tôn, tối thắng trong các hành nghiệp, nhưng các kinh A-di-đà và Quán Vô Lượng Thọ thì lại khuyên vãng sinh Tây Phương, nhàm chán cõi Ta-bà, nguyện sinh cõi Tịnh. Thế nhưng, sinh là đầu mối của tai họa, sinh chấm dứt thì họa diệt. Ở đây lại bỏ sinh để cầu sinh thì nhân của tai họa lại càng thêm lớn. Sao không tu tập hạnh Vô sinh để ngộ Pháp thân. Còn niệm thân tướng Phật mà nhân của sinh không diệt, dù có vãng sinh về cõi kia thì đâu khác gì sinh ở cõi này? Chỉ cần quán Vô sinh thì cách Phật không xa, tâm chính là Phật, đâu nhờ tìm cầu nơi khác? Hành nghiệp này Ngài đã thuần thục, xin được chỉ bày lý sâu xa?

Đáp: Hạnh do giáo mà khởi, tất cả đều vì lợi sinh. Giáo thuyết bất đồng bởi do căn cơ sai khác. Vì sao? Luận chung về căn cơ, nêu sơ lược hai ý: Nghiệp sâu và Hành cạn. Hạng Nghiệp sâu có thể học pháp Vô sinh, còn kẻ Hành cạn cần phải cầu sinh về cõi Tịnh.

Luận về tu tập cũng có hai điều: trở lạixuất ly. Trở lại là tuy học Phật pháp, nhưng chỉ vì tiếng tăm, không sợ mai sau sinh tử hiểm nguy; tham cầu sự hiểu biết thù thắng mà lại còn chấp nhân ngã, cho mình là đúng còn kẻ khác thì sai, không tu ba nghiệp, miệng nói vô tướng mà tâm chấp chặt tướng. Dù học pháp Vô sinh, nhưng chỉ là nghệ thuật xem chơi. Kẻ ấy thấy người khác niệm Phật liền giận hờn ganh tỵ, đến nỗi khiến cho người ta phải thoái tâm. Miệng họ thì nói thuốc hay mà sợ không dám uống, trở lại uống phải độc dược nên phát bệnh. Tâm này tạo nghiệp, tâm luôn ruổi rong, tâm đã không thật chưa thể chế ngự được mà tự nói ta ngộ. Khi nghiệm xét lại thì hoàn toàn trống không, bất chợt mạng chung, lại chìm trong sinh tử, chịu khổ triền miên, không biết khi nào thoát khỏi! Đây gọi là Trở lại.

Xuất ly có hai trường hợpVô sinhHữu tướng. Vô sinh tức là giữ tâm điềm tĩnh, phân biệtngoại duyên, khéo biết lấy bỏ hai tướng hữu vô. Chế ngự tâm, tự tại không trụ vào nhị biên[23], miệng nói tâm hành, theo việc mà suy xét; dù nghịch hay thuận tâm vẫn quân bình. Giống như ăn tro than không khác gì ăn món ngon. Đối với cảnh thuận nghịch đều đạt được, như vậy thì mới có khả năng ở lâu trong cõi Ta-bà mà không thoái tâm, rồi chuyển cõi Ta-bà ấy thành Tịnh độ. Công lực như vậy mới thành tựu sự xuất ly.

Hữu tướng tức là do duyên cấu uế hoặc chướng ngại sâu nặng, khó thành tựu Vô tướng. Nếu ở cõi này thì chồng chất thêm những khổ đau. Muốn tâm tĩnh lặng thì bị cảnh lăng xăng bên ngoài lôi kéo, tâm lại chạy theo cảnh thì biết khi nào mới ngộ được Vô sinh? Tâm nên duyên nhất Phật, quán niệm A-di-đà, không tạo nghiệp ác, cầu sinh cõi Tịnh; thấy người tu tập pháp môn khác thì khen ngợi tán dương, nghe nói lỗi người cũng không sinh tâm khinh chê; buộc tâm một chỗ, nghĩ đến cảnh Tây Phương, ba nghiệp hỗ trợ cho nhau thì nhất định được sinh về cõi ấy, cũng thành tựu hạnh xuất ly.

Xin các vị hãy dùng trình độ của mình để xét nghiệm giáo pháp, pháp nào phù hợp thì hành trì. Người hành nghiệp đã sâu, đạt địa vị Bất thoái, chẳng nhọc công chấp tướng, nguyện sinh về Tây Phương. Còn hạng căn cơ thấp kém, chưa thoát khỏi luân hồi thì cần phải chứng Vô sinh, mới được xuất triền[24]. Rất nhiều người miệng nói Vô sinh mà không có ai chứng đắc. Vậy, muốn đạt được Vô sinh cần nương vào thắng cảnh[25]. Vì thế, nên lấy việc cầu vô sinh thấy Phật làm duyên chứng ngộ.

Ở lâu trong cõi Diêm-phù, thường gặp bạn tốt, tuy ngày đêm nghe chánh pháp, nhưng người thuyết vẫn còn là phàm, cho nên chưa chứng được lý. Kinh Duy-ma ghi: “Suốt ngày thuyết pháp mà không thể khiến cho người khác chứng Diệt tu Đạo, đó chính là hý luận, chứ chẳng phải cầu pháp”. Cho dù đời tương lai có gặp bạn tốt, phát khởi nhân ngày nay thì cũng trở thành hý luận, chi bằng cầu sinh Tịnh độ, chấm dứt luân hồi, chứng nhập rừng báu, vừa nghe chánh ngữ, tức thời thành tựu vô số Pháp nhẫn. Xét kỹ hai duyên này thì chớ có do dự!

Phần 6

Kinh Niết-bàn ghi: “A-nan gặp nạn ma, bồ-tát Văn Thù đến cứu giúp”. Kinh Đại Phẩm ghi: “Ma vương biến làm Phật, mọi người không thể biết”. Kinh Ưu-ba-cúc-đa ghi: “Ma biến làm Phật, Tôn giả đảnh lễ”.

Hỏi: A-nan đã chứng quả Dự lưu thường bị ma quấy phá, Đức Phật sai bồ-tát Văn-thù đến cứu mà đạt được bổn tâm. Lại nữa, ma có thể hóa làm thân Phật thuyết pháp cho người, hàng Bồ-tát hạnh còn cạn mỏng đều không hay biết. Tôn giả Cúc-đa tu tập đạt đến địa vị Vô học thấy ma biến làm Phật, không biết mà quy y. Nay muốn quán tưởng Phật A-di-đà để đến khi lâm chung được thấy Phật. Đây đều là cảnh giới của ma làm sao nương được. Nếu như cảnh thấy đó là chân thật thì đúng là một liều thuốc hay, còn gặp phải ma thì chắc chắn rơi vào dòng tà. Khối nghi chưa trừ, rất mong được dung thông?

Đáp: Đấng Đại Giác phương tiện thị hiện thân tướng siêu việt, dù cho ma có giả hiện quấy nhiễu thì thì cũng khác biệt. Bởi trải qua nhiều kiếp siêng năng tu tập, nhân thì thù thắng tròn đầy, quả thì thành tựu vạn đức, tướng hảo siêu việt, tệ ma đâu có sánh bằng. Vì sao? Vì thân Như Lai như Tử ma kim[26], tướng hảo rực rỡ, sáng ngời như minh châu vượt hẳn muôn vạn mặt trời. Cho dù Ma vương có biến hiện cũng không thể có được tướng hảo như vậy. Những việc của kẻ hạ phàm làm sao sánh với bậc tôn quý. A-nan đã ở trong hàng Thanh vănthị hiện chứng quả Dư lưu, nhưng theo thật hạnh thì Ngài đã chứng Sơ địa từ lâu. Bởi nghĩ đến sau khi Đức Phật diệt độ, người tu hành thường bị ma phá hoại tịnh tâm, không sao chế phục được, cho nên thị hiện bị rơi vào lưới ma để thỉnh Phật cứu giúp. Thần chú đã tuyên làm nhân khởi mãi mãi lưu truyền về sau để người học phá ma chứ chẳng phải Thánh nhân, vì phàm phu mới mắc vào lưới ma.

Kinh Đại Phẩm ghi: “Ma biến làm Phật mê hoặc phàm phu, Bồ-tát ở giai vị thấp, không phân biệt được”. Đó là kinh Đại Phẩm chưa luận về nhân duyên khởi giáo phương tiện, còn trong hội Niết-bàn, nhân hỏi mà thuyết pháp, Ca-diếp hỏi rằng: “Làm sao biết được Phật thuyết hay ma Ba-tuần thuyết?”. Đức Phật bảo Ca-diếp: “Giống như kẻ trộm ban đêm đột nhập vào nhà. Nếu người giữ nhà biết được thì tên trộm liền rút lui”. Hành giả cũng vậy, đã vào ngôi nhà Phật pháp, được món ăn ngon, không nghĩ đến ma. Tôn nghi của Đức Phật thì trang nghiêm tuyệt diệu. Ma có đến che lấp sự thật, thì người tu Phật nên khéo phân biệt: Giữa chặng mày Đức Phật có tướng bạch hào, xoay về bên phải tạo thành vòng tròn, ngoài kín mà trong rỗng, ánh sáng chiếu khắp, rực rỡ tinh khiết, sáng sạch như lưu ly, dung nghi rạng ngời như ánh mặt trời. Nhục kế Ngài nhô cao, tóc xanh biếc, từng sợi từng sợi uyển chuyển xoay vòng về bên phải. Nếu thấy được những tướng hảo thù thắng ấy chính là thấy tôn nghi chân chánh của Đức Phật; nếu thấy tướng khác thì đều là ma.

Ngài Ưu-ba-cúc-đa không nhận ra ma, bởi vì Ngài sinh sau thời Đức Phật, theo thứ tự truyền pháp thì Ngài làm Tổ thứ năm, thuyết pháp giáo hóa, độ rất nhiều chúng sinh. Một hôm Ma vương tuôn mưa hoa xuống pháp hội rối loạn tâm đại chúng, khiến cho tất cả không thể lãnh ngộ được. Chúng lại còn bố thí mũ báu để làm mê hoặc lòng người. Tôn giả rủ lòng thương xót, vui vẻ đón nhận, nhân đó nói với Ma vương rằng: “Ta vâng theo lời dạy của Đức Phật, biết nghĩa biết ân. Ngươi đã bố thí mũ báu cho ta, ta cũng có xâu chuỗi báu xin đáp tặng lại cho ngươi”. Thế rồi, Ngài đem ba loại tử thi là người, chó và rắn biến làm xâu chuỗi báu đeo vào trong cổ của Ma vương.

Ma Ba-tuần mừng rỡ nói: “Tôn giả Cúc-đa thần lực siêu việt, giáo hóa chúng sinh, đã bước lên quả thánh. Vậy mà, bọn ma chúng ta dụ dẫn khiến ông ấy đã nhận mũ báu, lại còn dùng chuỗi ngọc đáp lễ. Cúc-đa đã rơi vào lưới ma, đường ác tăng thêm, còn quyến thuộc của ta không bị hao tổn”. Nói xong, bọn chúng vô cùng vui mừng, liền kéo nhau trở về cung. Vừa đến cõi trời Tứ thiên vương[27], Ngài Cúc-đa bèn thâu nhiếp thần lực, chuỗi báu anh lạc lại biến thành tử thi, sình trướng hôi hám, máu mủ lan tràn. Ma Ba-tuần buồn bã không vất đi được, bèn đi khắp các cõi trời cầu xin trừ bỏ. Nhưng các vị trời đều nói: “Chúng tôi không có khả năng, Ưu-ba-cúc-đa này là đệ tử của Đức Thích-ca Như Lai. Vì các ngươi không biết mới cả gan quấy nhiễu, nên Ngài tạm dùng việc này để chiết phục thân tâm của ngươi, mau mau quy y Ngài để tránh khỏi tai họa”. Ma Ba-tuần bay xuống đến trước Thánh giả, năm vóc sát đất chí thành cầu xin sám hối. Tôn giả Cúc-đa thương xót trừ bỏ các tử thi và nói rằng: “Ta sinh sau thời Phật, không gặp được Đức Như Lai. Ngươi có thể biến làm hình Phật cho ta chiêm ngưỡng được không?”.

Ma liền vào trong khu rừng biến thành thân Phật. Ngài Cúc-đa thấy vậy trải tòa đảnh lễ. Ma rất kinh sợ thưa rằng: “Đệ tử ngu muội, không dám trái lời Ngài dạy, tuy con biến làm Phật, nhưng vẫn còn ở trong trần tục, Tôn giả đảnh lễ, e rằng con mất vô lượng phước đức”. Tôn giả Đáp: “Ta gần thì đảnh lễ tượng Phật, xa là cung kính đức Đại sư. Ngươi là ma không phải đối tượng để ta cung kính. Nay ngươi chớ lo, đừng lầm sợ mất phước!”. Thế là, Ma vương vô cùng vui vẻ, xả bỏ các tạp hạnh, quy y Phật, Pháp, Tăng, đảnh lễ Ưu-ba-cúc-đa rồi trở về cung, không còn xuất hiện nữa.

Như vậy, làm sao nghi ngờ nói ngài Ưu-ba-cúc-đa không nhận ra ma? Giống như nhiều người tài giỏi trợ giúp một người thì kẻ hung ác không thể nào xâm hại được. Người tu hành cũng như vậy, khi đã niệm chí thành, quyết định sinh về cõi kia thì được mười phương chư Phật cùng trợ giúp, cho đến khi hết báo thân này, ma vẫn không thể nào nhiễu loạn được. Đức A-di-đà giáo hóa chúng sinh, chiếu ánh sáng từ bi để tiếp dẫn hữu tình, khiến họ lên được bến bờ an vui tối thượng, đừng sợ ma quấy nhiễu mà không tu nhân tốt đẹp!

Phần 7

So sánh sự hơn kém giữa Tây Phương Tịnh độ và cung trời Đâu-suất.

Hỏi: Tịnh độ của Phật A-di-đà cách đây rất xa, cung trời Đâu-suất của Phật Di-lặc ở tại cõi Dục này, sao không nguyện sinh về Đâu-suất, mà lại hướng đến Tây Phương? Bỏ dễ cầu khó, há chẳng phải là trở ngại ư?

Đáp: Có rất nhiều điểm để so sánh hai cõi. Nay nêu sơ lược 10 điểm sai biệt để đả thông các mối nghi:

1. Thọ mạng có dài ngắn: thọ mạng của chư thiên ở cung trời Đâu-suất chỉ 4000 tuổi; còn thọ mạng của người ở cõi Cực Lạc đến trăm ngàn vạn ức na-do-tha[28] a-tăng-kỳ[29] kiếp.

2. Chỗ ở có trong ngoài: ở cung trời Đâu-suất, nếu trí huệ nhiều, liền được sinh vào Nội viện, được làm thị giả Đức Phật Di-lặc. Nếu phước nhiều mà huệ ít, thì sinh ở Ngoại viện, không được gặp Đức Từ Thị. Còn ở Tịnh độ hoàn toàn không có trong ngoài, báo thân tuy có hơn kém, song đều là Thánh hiền.

3. Cảnh có tịnh uế: nếu được sinh vào Nội viện Đâu-suất thì thấy được Thánh hội của Đức Phật Di-lặc, thường phát khởi duyên thanh tịnh; còn ở Ngoại viện thì tất cả các thứ hương hoa, lầu gác, âm nhạc đều làm khởi tâm đắm nhiễm. Còn Tây Phương Cực Lạc, khi sáu căn tiếp xúc với cây, chim, nước, lưới, âm nhạc thì đều nuôi dưỡng đạo tâm.

4. Báo thân khác nhau: chánh báo ở Đâu-suất thì nam nữ khác biệt, càng đắm nhiễm lẫn nhau, chướng ngăn đạo nghiệp. Người được vãng sinh Tây Phương đều là bậc trượng phu, thân mình và người đều thanh tịnh, không đắm nhiễm.

5. Chủng tửhiện hành có sai khác: nếu người sinh về Đâu-suất thì chủng tử phiền nãohiện hành phiền não đều phát khởi, nhưng người sinh về Tây Phương Tịnh độ, chỉ có chủng tử phiền não, hoàn toàn không có hiện hành phiền não.

6. Việc tu tậptinh tấn, lui sụt khác nhau: nếu sinh về Đâu-suất, do có nam nữ, nên năng lực trí tuệ còn yếu kém, do đó đa số đều bị lui sụt. Còn sinh về Cực Lạc thì năng lực trí tuệ lớn mạnh, không còn các hoạt động của dục, chỉ chuyên tinh tấn tu hành.

7. Giới và phi giới khác nhau: sinh về Đâu-suất chưa lìa khỏi cõi Dục, nếu có nạn lửa phát khởi thì bị thiêu đốt. Còn sinh về Tây Phương hoàn toàn vượt khỏi ba cõi, các nạn nước, lửa, gió v.v… đều không thể hại được. Do ở cõi Tịnh có hình chất nên chẳng phải là cõi Vô sắc; nương vào đất mà ở, nhưng không nhiễm cảnh sắc, cho nên chẳng phải cõi Sắc; không có dâm cho đến đoàn thực[30], cho nên chẳng phải cõi Dục.

8. Hình tướng đẹp xấu trái nhau: sinh về Đâu-suất thì nam nữ không đồng, đẹp xấu khác biệt. Nếu sinh về Tịnh độ thì thân sắc vàng ròng, hoàn toàn sáng rỡ, đều là tướng đại trượng phu.

9. Xả bỏ thân mạng để vãng sinh về hai cõi không giống nhau: khi xả bỏ thân mạng sinh về Đâu-suất, không có người đến tiếp dẫn. Còn khi sinh về Tịnh độ thì Thánh chúng đến đón rước.

10. Kinh khuyến khích có nhiều ít: khuyên sinh về Đâu-suất chỉ có kinh Di-lặc Thượng Sinh Đâu-suất, nhưng văn kinh không thiết tha ân cần, chỉ khuyên tu một cách sơ lược. Còn Tịnh độ thì rất nhiều kinh luận khuyên sinh về, Đức Phật ân cần, hết lòng khuyên vãng sinh.

Lại hỏi: Tây Phương Tịnh độ, cõi nước thù thắng, thời đại an ổn, tất cả hàng phàm phu căn cơ thấp kém làm sao được vãng sinh?

Đáp: Cõi Cực Lạc thanh tịnh nhiệm mầu, muốn vãng sinh về đó thật rất khó, nhưng nhờ sức Phật gia trì, nên vãng sinh trở nên dễ dàng!

Phần 8

Kinh Vô Lượng Thọ (Đại bản) ghi: “Người sinh về Cực Lạc, trụ trong Chánh định tụ[31]“. Kinh A-di-đà ghi: “Chúng sinh sinh về cõi Cực Lạc đều là bậc A-bệ-bạt-trí[32]”.

Hỏi: Nếu luận bàn rộng về quả vị Bất thoái, phải nói đến công đức tu tập trong vạn kiếp, nhưng sao chỉ niệm Phật một đời, thậm chí chỉ mười niệm lúc sắp chết đều được Đức Phật A-di-đà tiếp dẫn sinh về cõi Cực Lạc, chứng được Bất thoái. Chỉ luận về công hạnh hẳn đã có sai khác như thế, thì làm sao phù hợp?
Đáp: Bất thoáiChánh định, tuy khác tên gọi nhưng ý nghĩa giống nhau. Người tu hành có hai loại: người ở cõi uế, kẻ ở cõi tịnh.

Tu nhân ở cõi uế, cần phải trải qua vạn kiếp; còn khởi hạnh ở cõi tịnh vốn có nhiều đường. Nay trình bày về Bất thoái. Luận Thập Trụ Tỳ-bà-sa nêu ra bốn loại:

1. Vị Bất thoái: chính là vạn kiếp tu nhân, ý nói thành tựu được Duy thức quán[33] thì không rơi vào hạnh Ác luật nghi[34], không còn luân hồi sinh tử nữa.

2. Hạnh Bất thoái: đã được Sơ địa, thành tựu Chân Duy thức quán, xả bỏ tâm Nhị thừa, bất thoái hạnh lợi tha.

3. Niệm Bất thoái: địa thứ Tám trở lên, thật chứng Trí vô công dụng[35], lúc định hoặc tán đều được tự tại, không có niệm lui sụt.

4. Xứ Bất thoái: tuy không có văn kinh luận minh chứng, nhưng dựa vào lý để thành lập. Vì sao? Như luận Tỳ-bà-sa nói: “Hàng A-la-hán căn thoái, nếu đắc quả trong cõi người thuộc Dục giới, thì gặp năm duyên lui sụt, sợ mất Thánh quả, khởi tu hoặc[36]. Đó là: đi xa, nhiều bệnh, thích tụng kinh điển, thích hòa giải tranh tụng, thích làm việc Tăng. Nếu đắc quả trong cõi trời, không gặp các duyên lui sụt, liền đạt được Bất thoái, chứng nhập Vô dư Niết-bàn[37]”. Hành giả cũng như vậy, chưa đạt được ba Bất thoái trước trong cõi người, nếu ở Ta-bà thì sẽ trôi lăn trong sinh tử, đó là lẽ tất nhiên. Bởi vì cõi nhiễm này có năm duyên lui sụt:

1. Mạng sống ngắn ngủi, nhiều bệnh tật.
2. Nhiều duyên xấu ràng buộc, ngăn ngại tịnh tâm.
3. Những tạp thiện của ngoại đạo làm loạn chánh hạnh.
4. Cảnh giới sáu trần khuấy động tịnh tâm.
5. Không thường thấy Phật, chẳng nghe được lời chỉ dạy của Phật.

Nếu thường ở trong cõi này thì gặp năm duyên lui sụt đó. Nhưng vãng sinh Tịnh độ thì gặp được năm duyên tối thắng:

1. Mạng sống lâu dài, không có bệnh tật.
2. Bạn tốt dìu dắt.
3. Toàn là chân chánh, không có tà vạy.
4. Hoàn toàn thanh tịnh, không có cấu nhiễm.
5. Luôn luôn phụng sự chư Phật.

Nhờ năm duyên này, nên được Bất thoái. Xét về hành vị không thể sánh bằng, nhưng được cõi tốt duyên lành, lại không lui sụt. Giống như người ác thường làm việc bất thiện, gặp được bạn lành, xót thương khuyên bảo không còn kết thân với kẻ ác nữa, thường theo người hiền, cho đến suốt đời không tạo tội ác nữa.

Phần 9

Kinh A-di-đà ghi: “Không thể với nhân duyên phước đức thiện căn nhỏ mà được vãng sinh Cực Lạc”.

Hỏi: Vãng sinh Tịnh độ cần phải nhờ vào thiện lớn, hành trì đầy đủ các tịnh nghiệp mới được vãng sinh. Nếu chỉ niệm Phật suông như thế, làm sao vãng sinh Cực Lạc?

Đáp: Nói về thiện căn nhiều ít thì chỉ cần căn cứ vào việc niệm Phật để trình bày. Nếu quá khứ không có nhiều duyên thiện thì đời này không được nghe danh hiệu Phật. Nhưng nay được nghe đến Tịnh độ, chuyên tâm niệm Phật, tức là do nhân thiện quá khứ; lại nhớ nghĩ Tây Phương, quyết tâm sinh về, đây là thiện căn lớn. Tuy nghe đến Tịnh độ của Phật A-di-đà, phát nguyện vãng sinh, nhưng việc tu không chuyên, tâm không quyết định, đó chỉ là thiện nhỏ không thể vãng sinh Tịnh độ được.

Lại hỏi: Về việc niệm Phật, chỉ niệm danh hiệu, giả sửchuyên tâm, nhưng chưa phải là thiện căn lớn, dẫu có xưng niệm danh hiệu Phật cũng đâu được vãng sinh?

Đáp: Niệm Phật, là nói về pháp tu chung. Bởi vì căn cơ chúng sinh thọ nhận lợi ích khác nhau, do nguyện hạnh của chư Phật mà thành tựu danh hiệu Phật, do đó chỉ niệm danh hiệu Phật là bao hàm đầy đủ các công đức, cho nên trở thành thiện lớn, không trái nguyện vãng sinh. Nên kinh Duy-ma-cật ghi: “Ba danh hiệu[38] trước của Phật, nếu Phật giảng rộng thì tôn giả A-nan trải qua muôn kiếp cũng không thể lãnh hội được”.

Luận Thành Thật giải thích về danh hiệu Phật: chín danh hiệu trước của Phật, đều thành lập theo nghĩa riêng. Nay gom công đức của chín danh hiệu trước lập thành danh hiệu Phật Thế Tôn. Cho nên, nếu chỉ nói ba danh hiệu đầu tiên thì dù trải qua muôn kiếp cũng không cùng, A-nan không thể lãnh ngộ hết được, huống gì lại thêm sáu danh hiệu sau nữa để tạo thành danh hiệu Phật. Vì danh hiệu Phật có đầy đủ công đức thù thắng, cho nên niệm danh hiệu Phật trở thành thiện lớn.

Phần 10

Kinh A-di-đà ghi: “Này các thiện nam, thiện nữ! Số Thanh văn niệm Phật cầu vãng sinh Cực Lạc rất đông, nhiều vô lượng vô biên”. Nhưng luận Tịnh Độ lại nói: “Đối với hàng căn khí Đại thừa thì hoàn toàn không có điều gì đáng nói, nhưng Nhị thừa, người nữ và người thiếu căn thì không được vãng sinh”.

Hỏi: Như luận Tịnh Độ nói người nữ, người thiếu căn và hàng Nhị thừa đều không được vãng sinh. Nhưng kinh A-di-đà nói đều được vãng sinh Cực Lạc. Như thế cả hai kinh đều là Thánh giáo, tại sao mỗi kinh nói khác nhau?

Đáp: Mỗi bộ kinh luận tùy theo một duyên, nhưng xét kỹ lại thì hoàn toàn không sai khác. Nói người nữ được vãng sinh, là do tâm tánh quyết định, vì quá nhàm chán thân nữ, hết lòng niệm danh hiệu Phật để cầu vãng sinh Tịnh độ, đến khi báo thân ở cõi Ta-bà hết, chuyển làm thân trượng phu, ngồi vào đài sen báu, liền được vãng sinh Tịnh độ. Nói người thiếu căn được vãng sinh, có năm hạng: 
Sinh, Kiền, Bán nguyệt, Đố, Nhị hình[39]. Những người thiếu căn như thế, tâm tánh không bình thường, nhưng nếu phát tâm dõng mãnh, quyết chí xả bỏ thân tàn tật thiếu căn này, để cảm nhận thân đầy đủ căn, liền được vãng sinh Cực Lạc.

Hàng Nhị thừa có hai:

- Thứ nhất là hàng Ngu pháp, chỉ chứng lý Nhân không, không biết lý Pháp không, đạt được quả nhỏ[40], cho nên gọi là Ngu pháp. Hạng này chỉ mong cầu lợi mình, không thực hành hạnh lợi tha, vì thế không được vãng sinh Tịnh độ.

- Thứ hai, hàng không Ngu pháp. Các vị này tuy chứng được quả A-la-hán, nhưng không trụ vào quả nhỏ mà theo các Bồ-tát phát khởi tâm Đại thừa, nguyện sinh về ngay trước Phật để phát khởi hạnh lợi tha, do đó được vãng sinh Tịnh độ.

Hỏi: Luận Tịnh Độ nói: “Hàng Nhị thừa không được vãng sinh”. Vì sao Quán Kinh nói: “Được vãng sinh Tịnh độ, nhưng lại chứng quả nhỏ”?

Đáp: Người này, trước có chủng tử Tiểu thừa, gặp được Thiện tri thức, phát khởi tâm Đại thừa, do nhân tu tập Tiểu thừa trước kia mà chứng ngộ được Tứ phi thường[41], rồi phát khởi túc nhân[42] liền chứng được quả nhỏ, nhưng nhờ vào sức dẫn dắt của thiện hữu tri thức Đại thừa, nên không trụ vào quả Tiểu thừa, mà trở lại phát khởi niệm Đại thừa, do đó chẳng còn là Tiểu thừa. Tuy căn là người nữ, nhưng thường cầu Bồ-đề, tin sâu Phật tính của mình và người đều bình đẳng, liền phát thệ nguyện sẽ thành Phật, độ khắp chúng sinh, tâm muốn xả bỏ thân người nữ, liền được vãng sinh Tịnh độ, đến khi báo thân sắp hết, Hóa Phật đến tiếp dẫn, thành bậc đại trượng phu, ngồi vào đài sen, được Phật giúp cho tâm an ổn, liền vãng sinh Cực Lạc. Kinh căn cứ vào nghĩa này, nên nói người nữ đều được vãng sinh. Còn Luận không căn cứ vào nghĩa này, nên cho rằng không được vãng sinh. Hàng Thanh văn cần phải phát khởi tâm Đại thừa, nương theo đây tu tập, liền được vãng sinh. Nhưng vẫn lấy theo tên cũ mà gọi là Thanh văn.

Hỏi: Hàng Thanh văn thường bị chê trách, vì sao họ sinh vào cõi kia vẫn còn gọi tên ấy?

Đáp: Hàng Thanh văn ngu pháp, mắc lỗi tự lợi quá nặng, không thực hành hạnh lợi tha, cho nên bị chê trách. Tuy vẫn gọi tên xưa, nhưng bây giờ là Đại Thanh văn, hạnh lợi tha rất lớn, đó là mỹ danh. Do đó kinh Pháp Hoa nói: “Chúng ta ngày nay chính là Thanh văn, dùng âm thanh Phật đạo khiến cho tất cả đều được nghe”. Tây Phương cũng thế, tuy có Tiểu thừa, nhưng đều là Thanh văn chân chánh, cho nên không có lỗi bị chê trách.

Phần 11

Dung hội cho Hành giả Tam Giai[43]. Hành giả Tam Giai có năm mối nghi nhỏ.

1. Hỏi: Chúng sinh bị trôi lăn trong sinh tử luân hồi chịu nhiều khổ não. Truy tìm nguyên do đều phát khởi từ ba tà độc. Nay chuyên tâm niệm Phật, nguyện vãng sinh Tây Phương, tà độc càng tăng trưởng, há chẳng phải là kiến giải điên đảo ư? Vì sao? 

Bởi vì cõi Ta-bà ô trược, lẽ ra phải thường ở, nhưng lại sinh nhàm chán xả bỏ, đó chính là Tà sân. Tây Phương Tịnh độ là nơi chư Thánh qua lại, không phải chỗ ở của phàm phu mà lại phát nguyện sinh về, tức là Tà tham. Sở dĩ như thế đều là do vô minh, đó là Tà si. Đây là ba mầm độc chất chứa trong ruộng tâm, giả sửniệm Phật, thì cũng chiêu cảm đến thần, ma, quỷ…, làm sao được vãng sinh Tịnh độ? Đáp: Giáo chỉ có sai khác, nhưng đều mong muốn làm lợi ích muôn loài, người học khéo biết lấy bỏ, mỗi mỗi tùy theo cơ duyên. Vì sao? Nếu như ngộ được Vô sinh, lẽ ra có thể ở lâu trong cõi Ta-bà, nhưng nếu chưa chứng được giai vị Bất thoái thì khó trụ nơi cõi uế. Nếu khế ngộ được Vô sinh thì Cực Lạc và Ta-bà không khác, chẳng cần nhàm chán cõi ô trược, ngưỡng cầu Tây Phương thanh tịnh. Nhưng nếu thân vẫn còn trong luân hồi, thì cần phải nguyện sinh cõi kia. Bồ-tát tuy trụ ở cõi uế, nhưng Lý và Giải đã thông, qua lại không còn cách trở. Hàng phàm phu chưa thành tựu thắng quán, tuy tạm thời dứt khổ, nhưng rồi vẫn trở lại dòng khổ đau. Do đó, xả bỏ cõi nhiễm, chẳng nuôi lớn Tà sân; còn ưa thích Tây Phương, thì Tà tham không khởi, đồng thời tương ưng với phân biệt huệ[44]. Bên trong gom chứa ba thiện căn[45], bên ngoài chiêu cảm sự trợ giúp của chư Phật. Sau khi bỏ báo thân ở cõi này, liền được hoa báu cõi Tịnh nghinh đón. Chớ sợ thần, ma, quỷ mà không nỗ lực tu trì chánh nghiệp.

2. Hỏi: Nghiệp đạo như cán cân, thiện ác ắt có báo ứng. Từ lúc cảm nhận thân mạng đến nay, chúng sinh tạo ác rất nhiều, tại sao không nhận chịu quả báo mà được sinh thẳng về Tây Phương? Giả sử muốn được vãng sinh lẽ nào không bị chướng ngại?

Đáp: Hễ tạo nghiệp thì nhất định phải nhận quả báo khổ vui. Đã đồng là phàm ngu thì cái nhân tội lỗi chồng chất lâu ngày ấy không thể nói là không có. Ngày nay thọ nhận được báo thân người, nghiệp ác ấy đoạn trừ hết chưa? Nếu cho rằng đã đoạn hết, thì nay đâu còn ác để đoạn trừ. Nếu như chưa diệt sạch, thì tại sao không chướng ngại nhân thọ sinh?

Này hành giả Tam Giai! Lúc thọ nhận thân mạng này, các nhân ác chưa đoạn trừ, nhưng do nghiệp cõi người mạnh hơn, nên ác kia không thể ngăn ngại, đến khi thiện căn đã hết thì sẽ phải thọ lãnh quả khổ. Cần phải nói lại rằng: tuy ác nghiệp chưa đoạn trừ, nhưng do nghiệp cõi người mạnh hơn, nên không mất việc chiêu cảm thân người, lại nhờ Tịnh nghiệp chuyển mạnh thì làm sao có thể ngăn ngại được việc vãng sinh! Vì sao? Bởi vì Tam quy, Ngũ giới chỉ là nhân thiện hữu lậu, nên vẫn bị điên đảo mộng tưởng dẫn dắt gá vào thai mẹ. Hạnh thấp kém này mà nghiệp ác còn không thể ngăn ngại, cho nên mới được thân người. Huống gì sức của nghiệp ác đã không mạnh, lại còn nhờ chánh hạnh từ quá khứ và sự phát tâm hiện tại, nguyện đoạn tận gốc rễ khổ đau, thì tương lai sẽ làm Phật, niệm niệm tinh tấn nguyện sinh Tây Phương. Khi báo thân này hết, có các Bồ-tát từ bi xót thương đến hộ niệm, khiến trụ vào chánh niệm, được thấy Thánh chúng trước mặt, chỉ khao khát muốn được vãng sinh, nhờ nhân duyên thù thắng này, cho nên vãng sinh được dễ dàng. Do đó, chớ nên hoài nghi mà không tinh tấn tu tập tịnh nghiệp!

3. Hỏi: Căn cứ vào việc tu hành ngày nay, mọi người đều lấy việc học hỏi kinh điển làm tông thú, chỉ niệm danh hiệu Đức Phật A-di-đà thì trở thành kiến chấp, lại chướng ngăn Thánh đạo, không thoát khỏi luân hồi, tại sao không lìa bỏ pháp môn tu riêng này để tu học tất cả các hạnh?

Đáp: Tu học khắp các hạnh là lợi ích rất lớn, bậc hiền trí thông đạt mới có khả năng lĩnh hội; kẻ trí cạn sức hèn, khó mà kham nổi. Do đó, Đức Phật tùy theo cơ duyên chỉ dạy chúng sinh tu pháp môn riêng này, vì hợp với căn tánh, không tổn hại đến lý. Nếu nương vào pháp môn riêng biệt này làm nhân để tu tập thì thành tựu hành nghiệp rộng lớn.

4. Hỏi: Muốn tu Đạo lớn trước phải biết rõ nhân của khổ, truy xét nguồn gốc khổ đau đều do nghiệp ác mà khởi ra các cảnh ác. Ở cõi Ta-bà này không hiểu được lý tánh, lý tướng của chư Phật, nên tạo ra vô lượng vô biên nghiệp ác. Tất cả chúng sinh có hai đặc điểm: Một là Thật báo. Hai là Ứng hình. Thật báo tức chân thể, Phật tánh; hình tướng tức Phổ thân[46]. Bởi vì chúng sinhbản thể, cho nên nơi Như Lai Tạng vọng khởi tâm tham, sân, si. Hình tướng tuy có sai khác, nhưng Phổ thân thì chỉ một. Do chúng sinh cách đời khác thì không còn nhận biết nhau, rồi vọng khởi lên tâm yêu ghét, thường đối với cha mẹ Phật tánh, mà tạo các hạnh sát, đạo, dâm v.v… Các bậc Thánh Tam thừa thương xót chúng sinh, ứng hiện thân đồng phàm phu, nhưng chúng sinh mê mờ không nhận biết, liền khinh thường, bức bách, làm tăng trưởng duyên ác. Do trước kia không biết rõ, bèn sinh mộng tưởng đảo điên. Ngày nay được khai ngộ, đối cảnh liền nhớ nghĩ đến lỗi lầm, cho nên diệt trừ tội ác đã làm, không cho phát sinh lỗi lầm mai sau. Nhưng ở cõi này sám hối, mọi tội lỗi có thể tiêu trừ, còn nhàm lìa cõi Ta-bà, thích sinh về Tịnh độ, lẽ nào không còn oán kết ư?

Đáp: Muốn đạt được Đạo lớn cần cắt đứt nguồn gốc khổ đau, dứt trừ nguồn gốc khổ đau không gì hơn đoạn sạch hết các lỗi ác. Nơi tạo ra oan khiên chính ở cõi Ta-bà. Chất chứa những oán hiềm, trở thành ái kết[47], ngày nay xét kỹ, đều do điên đảo mộng tưởng trói buộc. Vì muốn cho chúng sinh hiểu rõ chân thể là Phật tánh, hình tướng là Phổ thân, cho nên chư Phật từ bi mở bày phương tiện, ứng khắp trong sáu đường, hiện thân đồng phàm phu. Kiến giải như thế, mọi người đều biết, nhưng luận về khởi hạnh tu tập thì hoàn toàn không. Vì thế hiểu biết thì dễ, nhưng thực hành lại khó.

Chỉ nên nghĩ tưởng pháp môn này chân thật không hư dối, khởi tâm sám hối những tội ác đã làm, và nguyện không phạm những lỗi ở mai sau, chuyên tâm niệm danh hiệu Phật, và tu tất cả pháp môn, hồi hướng vãng sinh Tịnh độ, khẩn cấp như cứu lửa cháy đầu. Cõi này là chốn trầm luân, thở than muôn kiếp lạc đường, hãy an tâm nơi cõi Cực Lạc, chứng quả Vô sinh, thành tựu được hạnh tự lợi rồi, nên trở lại cõi Ta-bà, mở lòng đại bi giáo hóa chúng sinh, bình đẳng cứu giúp mọi loài, không dừng lại giữa đường, không rẽ sang lối khác. Chỉ vận tâm khởi niệm: trước vì đáp trả oán thù xưa, nguyện xả bỏ nhân khổ đau, cùng nhau sinh về Cực Lạc, khi họ đều đã lĩnh hội, liền xả bỏ được oán hiềm. Không nên do đây mà mãi ôm giữ mối nghi!

5. Hỏi: Ngày nay cách Phật quá xa, hàng phàm ngu thấp kém, cần phải lễ sám bồ-tát Địa Tạng, một vị Bồ-tát có duyên với chúng sinh ở cõi này, lẽ ra phải chuyên niệm danh hiệu Ngài và niệm Tam Bảo. Niệm danh hiệu Phật A-di-đà ở Tịnh độpháp môn tu hành của hàng thượng căn, và hàng căn cơ Đệ nhị giai[48] mới có khả năng phát khởi niệm. Chúng sinh nay đã ở vào thời ác trược, tánh dục thấp hèn, làm sao thực hành được pháp môn tu tập của các bậc thượng căn? Bậc thượng căn tu học pháp của hàng hạ căn thì không hợp và chậm tiến đạo; còn hàng hạ căn tu tập pháp của bậc thượng căn thì chướng đạo, chịu khổ mà thôi. Pháp môn tu tậpcăn cơ đã không khế hợp nhau thì có thể thành tựu được ư?

Đáp: Những điều ông nêu ra thật cũng hợp với kinh giáo, bởi nếu tu tập chưa lâu thì sẽ phát khởi mối nghi này. Nhưng muốn dứt nghi, thì cần phải mở ra pháp tu thiết cận. Ở đây xin lược nêu hai nghĩa: thứ nhất là dẫn Thánh giáo; thứ hai là phân tích nghĩa môn.

+ Dẫn Thánh giáo:
Nói về Thánh giáo thì rất nhiều bộ loại, nếu chép ra nhiều, thật khó nghiên cứu, ở đây chỉ trích dẫn sơ lược năm đoạn kinh quan trọng để nêu lên những điều hi hữu, ít thấy, nghe:

1. Kinh Đại Tập Hiền Hộ ghi: “Phật bảo Hiền Hộ: “Sau khi Như Lai Niết-bàn, các đệ tử hãy lưu truyền môn Tam-muội này. Các tỳ-kheo xấu ác, không thể tin thọ, cho là lời của ngoại đạo, lời của ma”. Phật lại bảo Hiền Hộ: “Khi tỳ-kheo làm việc xấu ác, khi các nước đánh nhau, hủy báng lẫn nhau, khi chúng sinh ở trong ác trược thì bốn chúng đệ tử[49] có khả năng lưu truyền pháp này để làm lợi ích chúng sinh”.

2. Kinh Dược Sư ghi: “Bồ-tát Văn-thù vì chúng sinh thời Tượng pháp[50] mà thỉnh: bốn chúng đệ tử cầu vãng sinh Tây Phương, nhưng tâm không quyết định thì niệm danh hiệu Dược Sư, liền đoạn trừ được lưới nghi, đến khi sắp chết có tám vị Bồ-tát dẫn dắt vãng sinh”.

3. Kinh A-di-đà ghi: “Chư Phật ở các phương khác đều khen ngợi Đức Phật Thích-ca ở trong cõi Ngũ trược[51] lại nói được pháp khó tin nhận, chư Phật ở sáu phương đều hiện tướng lưỡi rộng dài nói lời chân thật để xác chứng”.

4. Quán Kinh ghi: “Hoàng hậu Vi-đề-hi vì những chúng sinh bị năm ác trược bất thiện, năm nỗi thống khổ bức bách, thỉnh Phật giảng pháp môn Niệm Phật cầu sinh Tịnh độ. Lại nữa, trong ba phẩm thuộc bậc hạ, toàn là những hạng người tạo nghiệp ác, cũng đều được vãng sinh”.

5. Kinh Vô Lượng Thọ ghi: “Đức Phật Thích-ca vì chúng sinh trong cõi Ngũ trượcthuyết pháp, giúp chúng sinh xa lìa năm việc xấu ác, trừ năm nỗi thống khổ, diệt năm ngọn lửa đốt thân[52]. Lại, vào đời sau, khi các kinh Phật bị hủy diệt hết, Như Lailòng từ bi thương xót chúng sinh, chỉ lưu truyền một bộ kinh này, lưu trụ lại trăm năm. Bấy giờ, chúng sinh khởi lên một niệm tín thọ liền được vãng sinh về Cực Lạc”.

Hỏi: Các đoạn kinh được trích dẫn chính thật do Phật nói, hoàn toàn không hư dối, nhưng chưa biết đó là pháp môn phương tiện hay là giáo lý rốt ráo?

Đáp: Lời ông hỏi rất đúng. Các kinh giáo được viện dẫn đều là pháp môn rốt ráo. Vì sao? Vì nếu là giáo Bất liễu nghĩa thì Phật đã giải thích rõ nơi hội Niết-bàn. Nhưng pháp môn Tịnh độ này đã chẳng còn gì nghi để hỏi nơi Song thọ. Hơn nữa, chư Phật trong mười phương đều đã xác chứng. Căn cứ vào hai nghĩa này, cho nên đây chẳng phải là pháp phương tiện. Trên là trích dẫn sơ lược Thánh giáo để trình bày nhân của giáo thuyết.

+ Trình bày nghĩa môn:

Giải thích sơ lược nghĩa môn, để trừ bỏ mối nghi. Nhất âm[53] diễn xướng thì mỗi mỗi căn cơ liễu ngộ khác nhau. Tuy có muôn ngàn sai khác, nhưng đều được khế ngộ. Bồ-tát Địa Tạng phát nguyện rộng lớn vào cõi ác cứu độ chúng sinh. Đức Phật A-di-đà dùng lòng đại bi chỉ trong mười niệm tiếp dẫn hàm linh. Nếu không cầu vãng sinh Tịnh độ e rằng sẽ rơi vào ba đường ác. Niệm danh hiệu bồ-tát Địa Tạng là mong cầu cứu khổ. Nay khuyên chuyên tâm niệm danh hiệu Phật, phát nguyện vãng sinh Tây Phương, khi mạng sống sắp hết, chư Phật liền đến tiếp dẫn; đã được vãng sinh Tịnh độ, bặt dứt ba đường, không còn nếm chịu các khổ não, không nhọc công cầu xin cứu vớt. Tông chỉ của Tam giai giáotùy theo thời cơ mà nói, sau 1.500 năm không có người tu Tịnh nghiệp, giả sử có người tu tập, các hạnh đều thành tựu, đó là hạng Đệ nhị giai chứ chẳng phải là hàng phàm phu thấp kém. Nay xét ý này, thì hành nhân vừa nói chỉ gồm phẩm Thượng và Trung trong ba phẩm. Còn pháp môn Tịnh độ, định tán[54] đều chung, tác nghiệp[55] cạn hay sâu đều được vãng sinh Cực Lạc. Từ hàng xuất gia thanh tịnh hay kẻ tại gia tôn quý ở nơi vắng lặng, tâm trí không loạn, tu tập quán nghiệp, nhất định vãng sinh. Những người chẳng màn vinh hoa, chẳng để tâm đến các việc công tư, chẳng tham việc thế tục, siêng năng học hỏi, tu tập đạo nghiệp, đầy đủ Tán nhân[56] ba phước[57], nhất định vãng sinh Cực Lạc. Người thiếu thốn của cải, công việc trói buộc, nhưng quyết một lòng tu hành, cũng được vãng sinh. Người đời nay gây tội, cho đến kẻ Nhất-xiển-đề khi mạng sống sắp hết, bị các thứ khổ bức bách, bỗng nhiên gặp được thiện hữu tri thức, hướng dẫn niệm danh hiệu Phật, tướng ác được tiêu trừ, liền vãng sinh Cực Lạc. Bậc thiện căn Đại thừa, từ người suốt đời không tạo lỗi, cho đến bậc Hồi hướng chung tâm[58], căn cứ vào tác nghiệp cạn hay sâu mà phân làm ba phẩm bậc Thượng. Người căn cơ Tiểu thừa, từ Thiện thú[59] cho đến Thế đệ nhất pháp[60], chia làm ba phẩm bậc Trung. Hạng thuộc căn cơ Đại thừa hay Tiểu thừa, căn cứ theo lỗi nặng nhẹ, phân làm ba phẩm bậc Hạ. Đây là do tu đạo cạn hay sâu, tạo ác nặng hay nhẹ, nhưng đều phát tâm Bồ-đề, nguyện vãng sinh Tịnh độ, tùy theo nghiệp nhiều ít mà đều được vãng sinh. Không thể chấp lệch một bề, hủy báng nghi ngờ Tịnh nghiệp.

Lại nói, thời ác trược ngày nay không thích hợp cho người niệm Phật nguyện cầu vãng sinh Tịnh độ. Lời này thật thiển cận! Kinh Vô Lượng Thọ (Đại bản) ghi: “Khi kinh Phật diệt hết, Đức Phậtlòng từ bi thương xót chúng sinh, chỉ lưu lại kinh này một trăm năm. Lúc bấy giờ, chúng sinh nghe danh hiệu Phật mà phát khởi niềm tin, đều được vãng sinh Cực Lạc”. Ý muốn nói Như Lai thuyết giáo để làm lợi ích chúng sinhthời hạn. Sau 10.000 năm mạt pháp, các kinh khác hoàn toàn diệt hết, chỉ có kinh A-di-đà làm lợi ích vô số chúng sinh, cho nên Đức Phật chỉ lưu lại kinh này trăm năm. Bấy giờ đã trải qua 10.000 năm thời mạt pháp, tất cả các kinh đều diệt hết, Đức Phật Thích-ca có ân đức lớn thương xót chúng sinh lưu lại giáo pháp 100 năm. Lúc ấy, người tu liền được vãng sinh Tịnh độ, tại sao còn nghi ngờ mà không phát nguyện vãng sinh? Xét rõ văn kinh này, đủ để trừ bỏ mối lo, chớ ôm giữ kiến chấp trong lòng mà không dung thông được các kinh.

Phần 12

Căn cứ vào luận Nhiếp Đại Thừa để dung thông nghĩa Biệt thời[61]. Luận ghi: “Chỉ cần phát nguyện liền được vãng sinh về cõi An lạc. Đó là nghĩa Biệt thời”.

Hỏi: Luận Nhiếp Đại thừa cho đó là Biệt thời. Nay kinh này dạy niệm Phật liền được vãng sinh thì thế nào?

Đáp: Nghĩa Biệt thời của Nhiếp Luận và pháp môn Tịnh độ đâu có gì khác nhau. Vì sao? Bởi vì khi phát nguyện chưa thể vãng sinh ngay, nhưng từ tâm phát nguyện mà khởi hạnh niệm Phật mới thành tựu Tịnh nghiệp. Trước nguyện, sau hạnh nên nói là Biệt thời, chứ không phải cho rằng niệm Phật không vãng sinh ngay được.

Phần 13

Dung thông với kinh Pháp Hoa. Kinh ghi: “Nếu người tâm tán loạn đi vào trong tháp miếu, vừa niệm Nam mô Phật, đều đã thành Phật đạo”.

Hỏi: Người tâm tán loạn niệm danh hiệu Phật thì chưa thành tựu quả Phật ngay (chỉ mới thành tựu Phật đạo). Còn người một đời niệm danh hiệu Phật, tại sao lại vãng sinh về cõi Tịnh?

Đáp: Tâm tán loạn xưng niệm liền thành Phật đạo, bởi Phật đạo là nhân, thật không hư dối. Niệm Phật vãng sinh cõi Tịnh, tức khi báo thân hết sẽ sinh về, cũng đâu có sai?

Phần 14

Trình bày sơ lược về phương pháp tu tập.

Hỏi: Đã rõ niệm Phật để làm nhân vãng sinh, nhưng chưa biết phải hiểu như thế nào? Phương pháp chân chánh niệm Phật ra sao?

Đáp: Xét từ quá khứ vô biên vô số kiếp, dẫu kẻ có tu nhân thì hư dối nhiều mà chân thật ít, chỉ cầu danh lợi, vọng chấp nhân ngã: Dù họ có làm nhiều thiện duyên cũng không phải vì chánh lý, do đó phải bị trôi lăn trong đường ác, chịu khổ vô cùng. Đức Thánh chủ A-di-đà để lại danh hiệu nhiếp hóa chúng sinh đời sau, Ngài đã thành tựu quả Phật trải qua 10 kiếp. Còn bọn chúng ta ngu si, chỉ biết tham làm điều ác, tuy học Phật pháp mà chỉ cầu danh hiện đời; tự cho mình đúng còn người khác là sai; tâm thường ngạo mạn, tìm cầu cơm áo, ngày đêm nhọc nhằn; nếu có lúc rảnh rỗi thì chạy theo bạn ác. Giả như không gặp được bạn tốt thì làm sao nghe được cõi Tịnh? Một mai vô thường thì rơi trở lại con đường ác. Nay gặp được bậc đại thiện hữu tri thức có duyên với ta, dạy ta tư duy, bỏ những hạnh ác, được nghe bổn nguyện từ bi của Đức Phật A-di-đà, từ mười kiếp đến nay thường hoằng hóa chánh pháp. Bởi ta bị nghiệp chướng nặng nề, nên ngày nay mới được nghe, trong lòng bi thương, vô cùng hổ thẹn, tham sân si sinh khởi dẫy đầy. Nhưng chỉ cần tu theo bốn cách để làm chánh nghiệp:

1. Tu thời gian dài, là từ khi phát tâm cho đến lúc thành Phật, luôn tạo nhân Tịnh độ, không hề thoái chuyển.

2. Tu cung kính, ở đây lại có năm trường hợp:

- Cung kính những bậc Thánh có duyên: nghĩa là khi đi, đứng, ngồi, nằm không quay lưng về phương Tây; hỷ mũi, khạc nhổ cũng không hướùng về phương Tây.

- Cung kính tượng và giáo có duyên: tượng là tạo Biến tướng[62] Phật A-di-đà Tây Phương, nếu không vẽ được nhiều thì chỉ cần vẽ một hình Đức Phật và một hình Bồ-tát cũng được. Giáo là như các kinh A-di-đà v.v…, nên đựng trong đãy ngũ sắc, tự mình đọc tụng hoặc hướng dẫn mọi người đọc tụng. Những kinh và tượng này, nên an trí trong thất, sáu thời lễ sám, dâng hoa hương cúng dường, hết lòng cung kính tôn trọng.

- Cung kính các bậc thiện hữu tri thức có duyên: nghĩa là những bậc tuyên giảng giáo nghĩa Tịnh độ, dù ở xa ngàn do-tuần[63], hay dưới 10 do-tuần cũng đều cung kính tôn trọng, thân cận cúng dường. Còn đối với những người tu học pháp môn khác cũng đều khởi tâm cung kính, xem họ không khác với mình, chỉ biết hết lòng kính trọng. Nếu khởi tâm khinh thường thì phạm tội rất nặng. Cho nên, cung kính hết thảy thì trừ được chướng ngại cho công hạnh tu tập.

- Cung kính bạn đồng học: nghĩa là cung kính những người cùng tu Tịnh nghiệp với mình. Do nghiệp chướng của mình sâu dày, tự mình tu tập riêng biệt sẽ khó thành tựu, cho nên cần phải nương nhờ vào bạn tốt đồng tu mới có thể thành tựu đạo hạnh. Bạn bè đồng tu học nên cứu giúp những lúc hoạn nạn, phải hết lòng tương trợ, bảo vệtôn trọng lẫn nhau.

- Cung kính Tam Bảo: Biệt tướng hay Đồng thể Tam Bảo đều phải hết lòng cung kính. Ở đây không ghi chép, vì e người tu hành cạn cợt không thật nương vào đó để tu tập, nên chỉ trình bày sơ lược về Trụ trì Tam Bảo để tạo nhân duyên lớn cho những hạng người ấy!

+ Phật bảo là những tượng Phật được chạm khắc bằng gỗ chiên-đàn, bằng vàng ròng, ngọc, hay thêu dệt trên lụa, hay tạo bằng đá, đất. Phải hết lòng cung kính những linh tượng này, rồi quán tướng để tiêu tội, tăng phước. Nếu khởi một mảy tâm khinh thường thì tội ác tăng trưởng, mất hết thiện căn, chìm mãi đường ác. Chỉ cần quán tưởng tượng Phật thì tương lai sẽ thấy chân Phật.

+ Pháp bảo là giáo chỉ Tam thừa của Phật, được lưu thông khắp pháp giới, được danh cú diễn đạt, là duyên phát sinh giải ngộ, cho nên cần phải trân trọng kính ngưỡng. Vì là nền tảng phát khởi trí tuệ, nên sao chép tôn kính, thường bảo quản trong hòm, an trí trong tịnh thất thật trang nghiêm. Mỗi khi đọc tụng, thân tâm phải thanh tịnh.

+ Tăng bảoThánh tăng Bồ-tát, đối với những người phá giới cũng nên bình đẳng khởi tâm cung kính, chớ sinh tâm khinh thường.

3. Tu không gián đoạn: nghĩa là thường xuyên niệm Phật, phát tâm cầu vãng sinh, bất cứ lúc nào cũng khéo léo quán tưởng. Giống như có người bị bắt giam, làm kẻ tôi tớ, chịu đủ mọi cay đắng nhọc nhằn, bỗng nhớ đến cha mẹ, muốn trốn về quê cũ, nhưng hành trang chưa đủ, phải ở lại quê người, ngày đêm suy nghĩ, khổ đau tột cùng, không lúc nào không nhớ đến cha mẹ. Đến khi sự việc đã thành, liền được trở về quê, gần gũi cha mẹ, mặc tình vui sướng. Hành giả cũng vậy, trước kia do nhân phiền não làm nhiễu loạn thiện tâm, tài sản phước trí đều tan mất, đắm chìm lâu ngày trong sinh tử, bị phiền não khống chế, không được tự do, thường làm tôi tớ cho Ma vương, dong ruỗi trong sáu đường, đau đớn thân tâm. Nay gặp được duyên lành, chợt nghe được danh hiệu Đức Từ phụ A-di-đà, không trái với nguyện lớn, nguyện cứu vớt quần sinh, nên ngày đêm dốc lòng phát nguyện vãng sinh. Cho nên chuyên cần, không mệt mỏi, biếng trễ, luôn nhớ nghĩ ân Phật, tâm thường giữ chánh niệm đến hết báo thân này.

4. Không tu pháp môn khác: nghĩa là chuyên tâm cầu sinh Cực Lạc, lễ bái xưng niệm danh hiệu Đức Phật A-di-đà, không được xen lẫn vào các pháp môn khác, hàng ngày cần phải tu tập như vậy, niệm Phật tụng kinh, không hành các khóa lễ khác.

LỜI BẠT

Đã sinh vào thời Tượng pháp, cách Phật quá xa, Đạo có ba thừa vẫn không sao khế ngộ. Hai cõi trời người, loạn động bất an, chỉ có bậc huệ tâm cao rộng, mới có thể ở lâu trong ấy; còn như kẻ trí cạn hạnh thô, e rằng mãi bị đắm chìm trong cõi tối tăm. Vì thế, thân cần phải lìa xa cõi Ta-bà, tâm gởi vào cảnh Tịnh. Kính xin những bậc cùng tu Tịnh nghiệp, phát khởi thân tâm, nương theo pháp niệm Phật này, nhất định sẽ lìa bỏ được cõi Ta-bà. Mong rằng mọi người chớ để tâm chạy theo danh lợi, luôn canh cánh nỗi sợ vô thường. Cho dù danh tiếng có đuổi kịp Huệ Viễn, Đạo An thì đâu khác nào bóng chớp; đức vượt xa Tăng Triệu, Đạo Sinh cũng giống như Càn thành[64]?
Văn Tam không, Cửu đoạn[65], lý sâu kín mà ngôn từ lại quá đổi mênh mang; giáo Thập địa, Ngũ tu[66], nghĩa uyên áo mà lời lẽ vô cùng phức tạp. Chẳng thể với một ít công phu mà phải trải qua nhiều năm tư duy mới thành tựu Tịnh nghiệp, đâu có phần của khoảng sát-na? Niệm chất chứa như cát bụi, mới có thể tuyên dương sự diệu kì trong chín cõi[67] ; tâm thường tạo cảnh mà cảnh hiển bày sự mầu nhiệm của Nhị vô[68]. Nếu thức luyến tà ma, mà muốn làm lớn cái gốc đạt vọng[69], thì đời người lại quá ngắn ngủi; đợi gieo trồng trí hội chân, thì đường chết nào có hẹn? Chi bằng hãy lắng niệm trì trai mà dứt bỏ nghiệp rộng đa văn, an tâm nơi bến tuệ mà phát khởi pháp tu thiểu học[70]. Thế thì lìa bỏ cõi Ta-bà mà dạo bước nơi Thượng uyển ở Lạc bang. Tâm ở nơi cõi Tịnh, thân nương nơi đài vàng, đồng đạt đạo nơi Đức Từ phụ A-di-đà, thì mối nghi nào không dứt. Cảm được lời dạy của Đức Phật, chứng nhập Vô sinh, lợi ích quá nhiều!
Tôi lược nêu những điều thô thiển để mọi người chọn lấy ý hay, hầu gắng sức tiến tu thành tựu Tịnh nghiệp. Xin chớ bỏ qua!

Phụ lục 1: Tiểu sử Đại sư Khuy Cơ

Thích Khuy Cơ, tự Hồng Đạo, họ Uất Trì, người Kinh Triệu, Trường An, Trung Quốc. Tổ tiên dòng họ Uất Trì đồng thời với nhà Hậu Ngụy[71], lúc bấy giờ gọi là bộ lạc Uất Trì. Như các nước chư hầu của Trung Hoa, khi nhập vào nước này thì lấy tên bộ lạc làm họ. Cháu sáu đời của Bình Đông tướng quân tên Thuyết đời Ngụy là Mãnh Đô sinh ra La Ca. La Ca làm Tây Trấn tướng ở Đại Châu đời nhà Tùy, là tổ của Sư. Ông nội Sư húy là Tông, tước Hồng Do huyện Khai quốc công, chức Tả Kim Ngô tướng quân, Tùng châu Đô đốc vào đời nhà Đường. Còn cha của Sư là Ngạc quốc công Kính Đức.
Sách Đường Thư ghi: “Mẹ Sư họ Bùi, nằm mộng thấy tay bắt lấy mặt trăng mà nuốt, khi thức dậy biết mình đã có thai. Thế rồi, ngày tháng khai hoa nở nhụy, Sư ra đời, dung mạo vượt xa những đứa trẻ khác. Mới mấy tuổi, Sư đã học tập, tâm trí rất sáng tỏ.

Một hôm, đang đi trên đường, ngài Huyền Tráng thấy Sư có vẻ mặt khôi ngô tuấn tú, nhưng hành động lại thô lỗ, mới nói rằng: “Dòng giỏi tướng gia quả thật không sai! Nếu nhân duyên khế hợp độ làm đệ tử thì trong pháp của ta có bậc kỳ tài!”. Nhớ lại khi còn ở Ấn Độ, nghĩ đến lộ trình trở về, Sư đến chỗ Ni-kiền-tử bói được một quẻ rất tốt. Trong quẻ bảo rằng: “Sư cứ nhanh chóng trở về, bởi bậc minh triết nhờ đó mà xuất hiện”. Sau đó, Ngài đến Bắc Môn. Tướng quân tha thiết khuyên cho Khuy Cơ xuất gia. Người cha nói: “Nó tánh tình rất lỗ mãng đâu dễ gì chịu cho Sư dạy dỗ!”. Huyền Tráng nói: “Người có khí độ như thế không phải tướng quân thì không ai sinh ra được, chẳng phải tôi thì không ai có thể biết được”. Tuy người cha đã đồng ý, nhưng Khuy Cơ một mực cự tuyệt, phải cố gắng khuyên nhiều lần mới vâng chịu. Nhưng Khuy Cơ lại khẳng khái bảo rằng: “Chấp nhận cho ba việc thì con mới nguyện xuất gia: không đoạn tình dục, ăn mặn và ăn phi thời”. Ngài Huyền Tráng trước muốn dùng Dục để độ, sau giúp khai mở Phật trí nên giả vờ chấp nhận ba điều kiện trên. Bởi thế, về sau mỗi khi Ngài đi đâu đều chở đầy những vật mà Sư ưa thích. Cho nên, Quan Phố nói: “Hòa thượng Tam Xa”. Đó là vào niên hiệu Trinh Quán 22 (648)”.
Có lần, Sư tự trình bày rằng: “Chín tuổi chịu biết bao gian nan, dần dần dứt bỏ trần tục”. Nếu đúng như vậy thì thuyết Tam xa quả là quá hư dối.

Năm 17 tuổi Sư xuất gia, đến lúc vào đạo thì vâng chiếu làm đệ tử của ngài Huyền Tráng. Ban đầu Sư ở chùa Quảng Phước, lại vâng theo chiếu chỉ về việc tuyển chọn những bậc thông minh tài giỏi của triều đình, nên Sư đến chùa Từ Ân dốc lòng thờ ngài Huyền Tráng học ngôn ngữ Thiên Trúc, nhằm tháo gỡ những gút mắc, đồng thời tổng hợp và sắp xếp lại văn nghĩa có thứ tự; mọi người nghe thấy, không ai mà không thán phục. Cả trăm kiền-độ Bạt-cừ[72], một khi Sư đã xem qua thì nhớ kỹ không sai.

Năm 25 tuổi, Sư vâng chiếu dịch kinh, giảng thuyết thông suốt hơn ba mươi bộ kinh luận Đại thừa, Tiểu thừa. Sư vừa chuyên tâm vừa sáng tạo, siêng năng trước tác, đồng thời luôn thưa hỏi những điều gần gũi, suy nghĩ những việc thiết thực, chớ không đàm luận những điều viễn vông. Sư sớ giải hơn trăm bộ. Bộ Duy Thức luận[73] của ngài Huyền Tráng dịch, ban đầu Sư cùng với Huyền Phưởng, Gia ThượngPhổ Quang lãnh nhiệm vụ nhuận sắc, ghi chép, kiểm văn và chứng nghĩa, được vài hôm thì Sư xin thôi. Ngài Huyền Tráng hỏi thì Sư Đáp: “Đêm nằm mộng thấy người vàng, sáng đi đến chùa Bạch Mã. Tuy được cặn bã của pháp môn, nhưng lại đánh mất tinh túy giáo pháp, con nguyện không phí công với bản lộn xộn này nữa. Theo con thì nên hợp thành một bản, nhận trách nhiệm thì phải có chỗ quy hướng”. Ngài Huyền Tráng liền đồng ý, dùng những lý lẽ để từ chối ba vị kia, chỉ giao phó riêng cho Sư. Đây chính là ngài Huyền Trang lượng định tài mà giao cho nhiệm vụ. Khi ấy, Sư nhận lãnh trách nhiệm ghi lại điều đã nghe, lúc ngài Huyền Tráng giảng xong thì Sư chú sớ cũng hoàn tất.

Không bao lâu sau, pháp sư Viên Trắc ở chùa Tây Minh cũng là bậc tài giỏi thông minh, lập kế dùng vàng đưa cho người canh cửa giảng đường Duy Thức Luận để được ẩn núp lén nghe liên tiếp nhiều buổi, cho nên cũng thông hiểu yếu chỉ của luận. Còn mấy buổi giảng nữa là xong, Viên Trắc bèn đánh kiền-chùy[74] tập họp Tăng để giảng luận này, Khuy Cơ nghe việc này rất hổ thẹn, cho rằng mình kém hơn, nên không dấu được nỗi buồn bã tấm tức trong lòng. Ngài Huyền Tráng khích lệ: “Tuy Viên Trắc làm chú sớ, nhưng chưa đạt được Nhân minh”. Sư bèn giảng luận Trần-na[75], vì Sư rất giỏi về ba chi Nhân minh[76] nên cứ mặc tình tung hoành lập phá, thuật, nghĩa, mệnh, chương, từ trước đến nay không ai có thể sánh bằng. Sư lại thỉnh thầy giảng luận Du-già cho riêng mình, nhưng lại bị Viên Trắc trộm nghe như trước. Ngài Huyền Tráng nói: “Tông Ngũ tánh[77] chỉ có ông mới thấu triệt, còn người khác thì không”.
Sau đó, Sư đến núi Ngũ Đài, leo lên Thái Hành, đến tá túc tại chùa Cổ Phật ở Tây Hà, nằm mộng thấy thân mình nằm ở giữa lưng chừng ngọn núi, nghe tiếng kêu khổ của vô số người ở dưới chân núi, âm thanh vang lên giữa đêm tối mịt mờ nghe thật bất nhẫn. Sư bèn dần dần trèo lên đỉnh núi, thấy toàn màu sắc lưu ly, nhìn rõ các quốc độ. Sư ngước nhìn một tòa thành thì trong thành đó vọng ra tiếng rằng: “Dừng lại! Dừng lại! Ôi, Khuy Cơ chưa thể đến đây được!”. Trong chốc lát, có hai thiên đồng từ trong thành đi ra hỏi: “Sư có thấy những chúng sinh đau khổ ở dưới núi không?”. Đáp: “Tôi chỉ nghe tiếng chứ không thấy hình”. Đồng tử liền ném cho một thanh kiếm và nói: “Mỗ bụng sẽ thấy”. Khuy Cơ tự mỗ bụng mình, trong bụng phát ra hai luồng ánh sáng rực rỡ chiếu xuống dưới núi thì thấy có vô số người đang chịu khổ.

Lúc ấy, đồng tử đi vào trong thành mang ra hai cuộn giấy và bút trao cho, Sư tiếp nhận rồi ra đi mà trong lòng vẫn còn bàng hoàng kinh ngạc. Trải qua hai đêm, trong chùa phát ra ánh sáng mãi không tắt. Sư tìm hiểu thì phát hiện ánh sáng phát ra từ mấy cuộn giấy; khi mở cuộn giấy ra có được kinh Di-lặc thượng sinh. Sư liền nhớ lại giấc mộng trước đây: “Chắc ngài Từ Thị sai bảo ta tạo sớ để giải thích nghĩa lý!”. Khi Sư vừa hạ bút thì từ đầu ngọn bút rơi xuống mười bốn viên Xá-lợi, giống như hạt đào đất Ngô, màu hồng trông rất đẹp, kế đến lại rơi ra những hạt Xá-lợi như hạt hoàng lương.
Có thuyết cho rằng lúc Sư đến Thái Nguyên truyền pháp, mang theo ba xe. Xe trước chở kinh luận, xe giữa mình ngồi, xe sau chở gia đình, kỷ nữ, tôi tớ và thức ăn. Khi đang đi trên đường, lại gặp một ông già hỏi: “Chở ai vậy?”. Sư Đáp: “Gia đình quyến thuộc”. Ông già nói: “Đã biết pháp rất thanh tịnh như vậy mà mang theo gia đình, e rằng không xứng với giáo pháp”. Khuy Cơ nghe lời nói ấy, bỗng nhiên hối hận những điều sai phạm trước đây rồi, bỏ đi một mình. Ông già ấy chính là Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi. Thuyết này là quá thiển cận, thiếu suy nghĩ. Bởi lúc Sư theo ngài Huyền Tráng tham gia công tác phiên dịch ở cung Ngọc Hoa thì ba xe để ở chỗ nào?

giáo hóa khắp nơi, số người được lợi ích rất nhiều. Khi đi về phía Đông, đến Bác Lăng, có người thỉnh giảng kinh Pháp Hoa, Sư bèn tạo Đại sớ. Đến khi trở về bổn tự, thường trao đổi qua lại với những bậc cựu phiên dịch. Rất nhiều lần, Sư đến yết kiến luật sư Đạo Tuyên. Ngài Đạo Tuyên thường có sứ giả của các Thiên vương đến hầu hạ, hoặc thầm báo những việc trong ngày. Có một hôm nọ, Sư từ phương xa đến, ngài Đạo Tuyên lấy làm lạ vì các sứ giả đến rất trễ, bèn hỏi, thì họ thưa rằng: “Vừa rồi có Bồ-tát Đại thừa ở đây, thiện thần theo hầu rất đông. Con dù có thần thông nhưng đều bị bọn họ chế ngự, cho nên đến trễ”.
Đến năm Vĩnh Thuần thứ nhất, nhằm năm Nhâm Ngọ, Sư phát bệnh. Vào ngày 13 tháng 11 năm đó, Sư an nhiên nhập diệt tại viện Dịch Kinh chùa Từ Ân, hưởng thọ 51 tuổi, an táng ở thôn Phiền, bên cạnh mộ tháp tam tạng pháp sư Huyền Tráng. Đệ tử vô cùng thương xót. Lễ tang của Sư, ngoài
những đệ tử, còn có rất đông đạo tục.

Những trước tác của Sư: Pháp Uyển Nghĩa Lâm Chương, Du-già Luận Lược Toản, Bách Pháp Minh Môn Giải, Nhân Minh Nhập Chánh Lý Luận Sớ, Nhiếp Đại Thừa Luận Sao, Đối Pháp Luận Sao, Thắng Tông Thập Cú Nghĩa Chương, Pháp Hoa Huyền Tán, Di-đà Kinh Thông Tán Sớ, Kim Cương Bát-Nhã Kinh Huyền Ký, Thuyết Vô Cấu Xưng Kinh Tán.

Khi còn sinh tiền, Sư là người có chí khí mạnh mẽ, tạo tượng Di-lặc và hàng ngày ở trước tượng tụng một thiên Bồ-tát giới, nguyện sinh Đâu-suất, cảm được tượng phát ra hào quang toàn thân rực rỡ. Sau đó, Sư đến Ngũ Đài sơn tạo tượng Bồ-tát Văn-thù bằng ngọc thạch, đồng thời viết kinh Bát-nhã bằng nhũ vàng, khi hoàn thành cũng có phát thần quang. Những đệ tử kế thừa đều lấy Sư làm chuẩn tắc và xem như ngài Huyền Tráng lúc còn sống.

Ngày Quý Dậu, tháng bảy, năm Bính Tuất, nhằm năm Thái Hòa thứ tư, đệ tử dời tháp Sư về Bình Nguyên, sa-môn Lệnh Kiểm ở chùa Đại An Quốc kiểm tra tháp. Khi giở quan tài thấy Sư có bốn mươi chiếc răng, vẫn còn nguyên vẹn giống như ngọc. Mọi người bảo nhau rằng, đó là một trong những tướng hảo của Đức Phật. Ngày nay, tượng Sư thờ trong các chùa đều ghi là “Bách Bổn Sớ Chủ”. Vua Đường Cao Tông (có thuyết cho là Huyền Tông) có làm bài tán.

Sư khôi ngô tuấn tú, có chí khí vô cùng mạnh mẽ, với tâm từ bi cứu độ, dạy người không mệt, sau cổ có ngọc chẫm[78], diện mạo hết sức trác tuyệt, hai bàn tay xếp lại giống như ấn khế. Chữ đầu tên húy của Sư phần lớn không giống nhau. Cho nên, trong truyện Từ Ân ghi: “Vào niên hiệu Long Sóc thứ ba, ở cung Ngọc Hoa, ngài Huyền Tráng dịch kinh Đại Bát-nhã xong. Ngày 22 tháng 11 năm đó sai Đại Thừa Cơ dâng biểu, thỉnh vua đề lời tựa. Ngày mồng 7 tháng 12, Thông sự xá nhân tên Phùng Nghĩa truyền sắc chỉ đọc là Linh Cơ. Trong Khai Nguyên Lục gọi là Khuy Cơ, hoặc Thừa Cơ là sai. Ngày nay, trong nước đều gọi Sư là Từ Ân pháp sư.

Bài hệ[79] ghi: “Nghĩa môn Tánh tướng đến đời Đường mới thấy hoàn bị. Tráng sư là Tổ, khai sáng Du-già Duy Thức, Khuy Cơ là Tông, theo văn trước thuật. Tổ và Tông trăm đời mãi mãi được kính thờ, bởi công đức lợi vật vô cùng rộng lớn. Nếu ngài Huyền Tráng mà không có Khuy Cơ thì làm sao phát triển lâu dài được cái học ấy và khai mở được mắt cho người trong thiên hạ? Công lao to lớn của hai Sư đã đi vào bất hủ. Vậy thì, Sư là con của Ngạc Công, đệ tử của Huyền Tráng. Đó gọi là con nhà tướng đến làm pháp tướng, ngàn năm chỉ có một người mà thôi! Cho nên, Kinh Thư có câu: “Cha cày con chịu gieo thì mới thu hoạch được”. Bách Bổn Sớ Chủ là như vậy đó!”. 

Phụ lục 2
LÀM RÕ MỐI NGHI VỀ 
SÁCH TÂY PHƯƠNG YẾU QUYẾT THÍCH NGHI THÔNG QUY

Lưu Học Truyền Pháp Tướng Tông Sa-môn Thích Cơ Biện, tại chùa Dược Sư ở Nam Đô biên soạn.

Nay để bàn về thật và giả của người soạn cuốn sách này, ta chia ra ba phần:

- Nêu điều nghi của người xưa.
- Nêu nhận định của người nay.
- Chính thức phán định.

I. Nêu điều nghi của người xưa

Có ba chủ trương:

1. Ngày xưa, có vị Tăng đô Tế Tiêm ở chùa Nhân Hòa tại vùng Nam Nhạc đã đưa ra năm mối nghi đối với sách này:

- Sách này phán định sự khó dễ vãng sinh hoàn toàn trái với Thượng Sinh Kinh Sớ[80]. Trong Sớ ghi: “Thiên cung có mười việc dễ sinh, Tịnh độ có bảy việc khó sinh”. Hơn nữa, trong phần Khuyến Nội Viện cũng có ghi: “Kẻ hạnh nghiệp cạn cợt nguyện sinh Tây Phương, lỡ không được, e rằng thành sai lầm. Thế nên, hành giả phải tu pháp môn này”. Chỉ một người giải thích, sao mà mâu thuẫn đến như vậy? Nên biết sách này không phải Khuy Cơ trước tác.

- Trong sách này có nói về Bản giác viên minh, nên hoàn toàn trái với nghĩa Thỉ giác Bồ-đề.

- Có nói về Đồng quy nhất thật[81] nên không giống với yếu chỉ Ba thừa chân thật.

- Phán định Đâu-suất có lui sụt thì phải giống với Sớ của chính tác giả soạn. Nhưng Sớ ghi: “Nếu sinh Ngoại viện, tuy bậc hạ hạ phẩm, nhưng mai sau cũng trở thành bất thoái”. Nay sao lại trái ngược như thế?

- Định có và không về sự đến nghinh đón thì hoàn toàn trái với kinh Thượng Sinh. Kinh ghi: “Bấy giờ, Bồ-tát Di-lặc phóng ánh sáng lông trắng giữa chặng mày đến đón rước người này”. Nay nói không tiếp dẫn há chẳng phải hoàn toàn trái ngược sao? Vì có những sự trái ngược này nên nhất định không phải do Khuy Cơ sáng tác.

2. Gần đây có người nghi rằng: “Phàm phu được vãng sinh” là trích dẫn Cựu dịch chứ không theo Tân dịch, cho nên sinh nghi.

3. Trong đây nói: “Có ba thân không khác thì không giống với thuyết của tông Pháp Tướng.

II. Nêu nhận định của người nay

Gần đây, có người giải thích mối nghi thứ nhất của sư Nam Nhạc rằng: “Đức Như Lai lập giáo tùy theo căn cơ mà có sai khác, các bậc Đại sĩ xiển dương nghĩa lý cũng tùy nghi mà chỉ bày”. Hễ thâm nhập vào một môn thì đồng trở về nhất lý. Những điều nêu trong sách này có ý nghĩa như vậy. Như trong Thông Tán cũng có nêu mười việc thù thắng, chuyên khuyến khích Tịnh độ, mỗi mỗi tùy theo đường lối tu tập mà không hề trái nhau.

Giải thích nghi thứ hai: theo luận Duy Thức, pháp giới thanh tịnh vô lậu tùy tăng[82], tánh thanh tịnh viên minh, tuy có khách trần, nhưng bổn tánh vẫn thanh tịnh, cho nên nói: “Dù cho chân thể bị chướng ngại, nhưng thể tánh này vốn có. Hai thân giác ngộ, tự tánh bình đẳng, có đầy đủ vô lượng công đức, lìa các hý luận”, nên nói: “Bản giác[83] viên minh, hoặc pháp ấy vốn có chủng tử vô lậu nên gọi là Bản giác”. Nay Sư[84] giải thích văn kinh Lăng-già mà có hai nghĩa này.
Giải thích nghi thứ ba: căn cứ vào Bất định tánh[85] hội ba thừa[86] trở về Nhất thừa[87], nên gọi là Đồng quy nhất thật. Cho nên, không ra ngoài yếu chỉ ba thừa chân thật. Pháp Hoa Huyền Tán nói đây là Nhất thừa, nên nghĩa thông suốt tất cả.

Giải thích nghi thứ tư: đây là nói sinh vào Ngoại viện, phần nhiều đều bị lui sụt nhưng cũng có người không lui sụt. Nay nói không lui sụt, là căn cứ theo số nhiều.

Giải thích nghi thứ năm: Đức Di-lặc không có bản nguyện, nên cảnh đến tiếp rước cũng ít có. Vì quá ít cho nên cũng xem như không.

Giải thích mối nghi: “Chủ trương kia nói Hóa thânquốc độ có ba: 1. Chỉ có Báo thân; 2. Chỉ có Biến hóa thân; 3. Chung cả Báo-Hóa”. Vì sao người cứ chấp chặt một phía? Nếu chấp chỉ có Báo thân thì chỉ là tự lực niệm Phật. Phàm căn cơ được sức bổn nguyện hộ trì thì bao gồm tất cả giai vị, năm thừa đều nhập. Thế nhưng, những căn cơ thuộc về bổn nguyện thâu nhiếp thì trong Duy Thức không hề phán định và cũng không thuộc về Tánh, Tướng. Huống gì là trong văn ghi: “Sinh vào Hóa độ thấy Hóa Phật”. Sao mà tối thế? Lại chỉ dẫn Cựu dịch là để gạn hỏi về tông nghĩa của các bản giải thích Quán Kinh…

Giải thích mối nghi: “Ba thân không khác”: “Ở đây chẳng phải nói tương tức mà chỉ nói nhiếp tướng trở về tánh mà thôi”. Huyền Tán ghi: “Ứng thân và Hóa thân chẳng phải chân Phật, cũng chẳng phải là người thuyết pháp. Đó là quy công đức về bản thể, chính là Pháp thân”.

III. Chính thức phán định

Về Tăng đô Nam Nhạc, thứ nhất là nghi về sự khó dễ của vãng sinh Đâu-suất[88] và Tây Phương. Gần đây, các sư giải thíchtùy theo căn cơ bất đồng của chúng sinh nên Đức Phật diễn giáo cũng sai biệt. Nay phân tích rằng:

Giải thích trên, về lý thì đúng như vậy, nhưng ý thú vẫn chưa rõ ràng, lại còn dẫn Truyền Đăng Lục của Vĩnh Siêu chùa Hưng Phước, rồi cho rằng Thông Tán là ngụy tạo. Bởi thế, người học vùng Nam Kinh cho rằng Thông Tán không phải là chính. Nhưng Tây Phương Yếu Quyết này, trong Vĩnh Siêu Lục cho là pháp sư Cơ soạn, Chú Tấn Lục của Tạng Tuấn cũng nói như vậy. Nhưng từ xưa tới nay, môn đồ chùa Hưng Phước hàng ngày chuyên đọc tụng sáu bộ kinh, mười một bộ luận và những sớ giải mà ngài Khuy Cơ đã biên soạn, trong đó có Tây Phương Yếu Quyết, nhưng không có Thông Tán Sớ. Do đó, nên biết rằng Yếu quyết này là do ngài Khuy Cơ biên soạn chứ không phải ngụy tạo. Gần đây, dùng Thông Tán để nói chung là quá sai lầm vậy. Nay nêu ra văn để chứng minh, dùng nghĩa “tùy cơ” để phán định về người được vãng sinh Đâu-suất trong Thượng Sinh Kinh Sớ. Sớ chủ giải thích, nêu lên ba hạng người:

1. Bồ-tát hành pháp không nhàm chán sinh tử, chịu khổ trong sinh tử làm lợi lạc, nên muốn sinh lên cõi trời, cần phải gá vào cảnh Sở y[89] thù thắng để tu tập diệu hạnh. Cho nên, tất cả nơi thọ sinh đều tôn quý. Vì nơi thấp kém thì tự thể thực hành không toàn vẹn, vì sinh thiên được thấy Đức Phật Từ Thị, cho nên không giống với Nhị thừa nhàm chán khổ sinh tử, sợ cõi trời buông lung không thích vãnh sinh về.

2. Người tôn kính tâm vô thượng Bồ-đề thích tu thắng hạnh, cầu đại Bồ-đề, được ở trước đức Di-lặc nghe đại pháp. Còn kẻ không thích Đại thừa chỉ mong cầu quả nhỏ, tùy theo chỗ thọ sinh mà vui với Niết-bàn.

3. Người muốn làm đệ tử của ngài Di-lặc là nguyện ở trong cõi ác làm việc thiện lợi ích cho các hữu tình khổ đau. Chỉ mong cứu giúp, không nguyện sinh về Tịnh độ làm đệ tử của Phật khác, vì ở nơi kia không có hữu tình khổ đau để thực hành hạnh cứu độ, không có khổ để nhàm chán, nên tâm ưa thích cầu sinh không sâu. Do đó, nên biết vãng sinh Đâu-suất chỉ có căn cơ hàng Bồ-tát, vì họ có đủ khả năng, còn căn cơ của hàng nhị thừa Thanh vănDuyên giác thì không được. Nội viện Đâu-suất có Đức Từ Tôn thuyết pháp cho chúng hội là hàng thiên tử, không nói cho chúng Thanh văn nghe. Tây Phương Tịnh độ thì không như vậy. Kinh A-di-đà ghi: “Lại nữa, Xá-lợi-phất, Đức Phật kia có vô lượng vô biên chúng đệ tử Thanh văn đều đắc quả A-la-hán, không thể dùng toán số để tính đếm được. Các chúng Bồ-tát cũng như vậy”. Trong Quán Kinh nói: “Ba phẩm trung vãng sinh được lợi ích, vì chứng quả A-la-hán, Tu-đà-hoàn”. Lại, kinh Vô Lượng Thọ nói: “Nếu trong trăm ngàn kiếp cùng tính đếm biết được số lượng Thanh văn, Duyên giác thì ta không nguyện thành Chánh Giác”. Do đó, nên biết vãng sinh Tây Phương đều dành cho tất cả mọi căn cơ. Vì sao? Vì tâm nhàm chán xa lìa cõi uế chính là tâm Nhị thừa. Tâm không nhàm chán xa lìa cõi uế cùng tột thì không thể nói: “Hết lòng tin ưa muốn sinh về nước ta. Ý ưa thích phải tăng trưởng, nếu ý ưa thích mà không tăng trưởng tột cùng thì chẳng phải chân thật nương vào nguyện lực Phật. Tâm nhàm chán xa lìa của Nhị thừa tuy là thấp kém, nhưng từ tâm thấp kém đó lại phát khởi chí tâm tin ưa, nương bổn nguyện Phật, thế là tâm thấp kém chuyển thành rộng lớn. Nếu nhân chuyển biến này giảm thì cần phải ra sức chuyển. Vả lại, nếu tâm vãng sinh Đâu-suất nhàm chán, khổ, thô, chướng của hạ địa thì sinh thẳng lên cõi trên, không thể sinh vào cõi trời Đâu-suất làm đệ tử của ngài Di-lặc. Cho nên Kinh nói: “Không cầu đoạn kết hoặc, tu mười thiện pháp, không nhàm chán sinh tử thích sinh lên cõi trời”, Sớ giải thích là chớ thực hành Sáu quán hạnh. Nên biết căn cơ thích hợp để vãng sinh Đâu-suất chỉ có hàng Bồ-tát. Lại nói việc vãng sinh khó và dễ cũng là đối với căn cơ bất đồng mà luận. Thực hành sáu Sự pháp trong Thượng Sinh Sớ là thuộc Thượng phẩm hạnh sinh. Sớ chủ giải thích ý kinh nói về sáu Sự pháp như sau:

1. Siêng năng tu tập hạnh nghiệp trong ruộng phước kính, ân và bi.

2. Đầy đủ oai nghi, giữ vững các giới hạnh và sống trong phép tắc.

3. Quét tháp, trang nghiêm đạo tràng và tu sửa linh tháp.

4. Hoa hương cúng Phật, tứ sự cúng dường trai tăng.

5. Phàm phu thực hành Tam-muội văn, tư; Thánh nhân nhập chánh định, tùy theo từng địa vị mà đắc được quả thiền, hoặc phàm phu đã thực hành Tam-muội mà chẳng phải sáu hành định. Sáu Hành định thì chắc chắn sinh lên cõi trên, nên trụ sâu trong văn và tư cũng gọi là Tam-muội.

6. Đọc tụng kinh điển, diễn thuyết, tu tậpthực hành mười pháp thiện.

Vả lại, khi nêu lên các hạnh thù thắng dễ tu bậc nhất thì có sáu việc này, trong đó mỗi mỗi đều thâu nhiếp các hạnh nghiệp. Nếu tu tập đầy đủ sáu hạnh, hoặc có thể tu tập năm hạnh thì Thượng phẩm thượng sinh; nếu tu tập ba, bốn hạnh thì Thượng phẩm trung sinh; nếu tu một hai phẩm thì Thượng phẩm hạ sinh. Tiếp theo, ba phẩm trung là bốn chúng, tám bộ không phạm giới cũng không tạo tội ác. Người nhẹ nhất, khi nghe đến danh hiệu thì tâm hoan hỷ, miệng nói lời cung kính và thân lễ bái. Nếu đầy đủ ba nghiệp nầy là Trung phẩm thượng sinh, chỉ đủ hai nghiệp thì Trung phẩm trung sinh, chỉ có một nghiệp thì Trung phẩm hạ sinh. Tiếp theo, ba phẩm hạ, tuy có mười hạnh nhưng gom thành sáu hạnh: sám hối, tạo tượng, cúng dường, lễ bái, buộc niệm, xưng danh hiệu. Có đầy đủ sáu hạnh trên đây là Hạ phẩm thượng sinh, chỉ có bốn hạnh đầu là Hạ phẩm trung sinh, chỉ có ba hạnh đầu là Hạï phẩm hạ sinh; hoặc trong sáu hạnh này tùy theo mỗi một hạnh phát nguyện thấy Đức Từ Thị, hoặc sinh Ngoại viện được bất thối cũng đều thuộc hạ phẩm hạ sinh. Thậm chí, nếu không phát nguyện, cho dù không sinh lên cõi trời đó thì người nầy sẽ được giải thoát trong Tam hội[90], như Thượng Sinh Kinh Sớ đã nói.

Những hạnh như vậy, theo Quán Kinh nói: “Người tạo tội ác, đến khi lâm chung nhờ vào năng lực của bạn tốt nên chí tâm lắng nghe, đầy đủ mười niệm không gián đoạn thì tội liền diệt, được vãng sinh thấy Phật”. Vậy thì biết rằng chín phẩm ở Đâu-suất cũng đều rất khó thực hành. Tuy nhiên, mỗi mỗi hạnh đều là những hành động của tâm tán loạn trong đời sống thường nhật. Nếu nhìn từ mặt lâm chung rất khó phát khởi chí tâm tin ưa thì những hạnh ấy vẫn còn dễ. Vả lại, vãng sinh Tây Phương, tuy chí tâm tin ưa khó phát khởi, nhưng đối với những hạng người có tâm nhàm chán cõi uế tăng trưởng mạnh thì chí tâm tin ưa cũng tăng trưởng mạnh. Do đó, chỉ mười lần xưng danh hiệu liền được vãng sinh, cho nên vãng sinh Cực Lạc dễ. Vả lại, hàng căn cơ Bồ-tát sinh thiên thực hành hạnh lợi lạc, nếu sinh về Cực Lạc Tây Phương là nơi đã an lạc rồi, thì không thể thực hành hạnh nầy được. Cho dù trở lại cõi uế cứu độ trời người, nếu chẳng phải là hàng Thượng phẩm thượng sinh thì không thể mau chóng thực hành hạnh cứu độ. Còn những hạng căn cơ khác, sau khi vãng sinh, trải qua nhiều kiếp chứng được Hoan hỉ địa rồi mới nên làm Phật sự. Do đó, đối với căn cơ Bồ-tát khó thực hành, mới cho vãng sinh Đâu-suất là dễ thì đâu trái với ý tâm ưa thích. Cho nên biết rằng, Thượng sinh sớ nói dễ là chỉ cho căn cơ Bồ-tát. Nay, bộ Yếu quyết này đối với căn cơ ở trong cõi uế mà nói Tây Phương dễ vãng sinh thì ở trên mặt lý hoàn toàn không trái. Vả lại, trong Thượng Sinh Sớ, khi luận về vãng sinh khó và dễ có nói rằng: “Tây Phương có bảy việc khó vãng sinh, Đâu-suất có mười việc dễ vãng sinh”. Ở đây chỉ khuyến khích riêng căn cơ Bồ-tát chứ không dành cho tất cả mọi căn cơ. Cho nên, văn sớ kết luận: “Ở trong cõi uế tu tập hạnh thanh tịnhchính hạnh của bậc Thánh, còn ở quốc độ nghiêm tịnh thì chẳng phải là chỗ giáo hóa của bậc Đại sĩ…”. Lại nói: “Hạnh nghiệp cạn cợt thì chẳng may không vãng sinh”. Đúng vậy, nếu thiếu chí tâm tin ưa thì có thể không được vãng sinh. Qua những văn trích dẫn trên thì chẳng nên nghi ngờ.

Pháp sư Khuy Cơ ở chùa Đại Từ Ân chính là Bồ-tát Đại thừa, vì muốn những hạng căn cơ kia được lợi ích nên soạn ra hai cuốn sách này. Chúng ta cần phải nhìn một cách toàn diện vấn đề trên thì không còn nghi ngờ. Như Duy thức sớ dùng Duy Thức nói về Trung đạo. Pháp sớ thì dùng uẩn, xứ và giới của Đại thừa nói về Trung đạo; Tâm Kinh U tán dùng “không” nói về Trung đạo. Bởi thuyết giáo là tùy theo căn cơ, tuy có khác nhau giúp cho người ngộ nhập, nhưng tánh lìa ngôn ngữ thì đồng một vị mặn của biển, hoàn toàn không sai khác.

Về câu “Bản giác viên minh”, theo giải thích gần đây thì có hai nghĩa:

1. Nói Thanh tịnh pháp giới là “bản giác”. Điều này không hợp, vì câu trên ghi: “Chân như thể tịnh là thanh tịnh pháp giới” mà lại cho là “bản giác”, e rằng mắc lỗi ngôn ngữ trùng lặp. Dẫu giải thích rằng: “Chân như thể tịnh là bản tịnh Niết-bàn” vốn tròn sáng (viên minh), là pháp giới chân thật thanh tịnh, sở chứng của Đức Phật, là sở y của thân Thọ dụng biến hóa bình đẳng. Như thế cũng không hợp đạo lý. Nói “viên minh” là dùng “xa lìa hý luận” giải thích; nếu lý kia chưa rõ thì bản giác Niết-bàn cũng chỉ là hý luận mà thôi! Đây cũng có lỗi trùng lặp ngôn ngữ, cho nên cách giải thích thứ nhất khó chấp nhận được.

Tiếp theo, dùng nghĩa “Chủng tử vô lậu vốn có” để giải thích. Điều này đúng, tuy nhiên ý nghĩa chưa rõ. Nay giải thích “bản” là bản hữu, “giác” là chánh trí, dùng Tứ trí tâm phẩm[91] làm thể. Duy thức luận, quyển 10 nói Tứ trí tâm phẩmbản hữu năng sinh, chủng tử là sở sinh đắc. Nay gọi Tứ tríBản giác, Tứ trí viên minh chính là quả Phật hiển hiện. Câu trước gọi Tịnh pháp giớiChân như thể tịnh. Câu tiếp theo, gọi Tứ trí hiện là Bản giác viên minh. Như trong Đối Pháp Sao Quy Kính Tụng ghi: “Cúi lạy Bản tánh vắng lặng viên minh”, viên minh là nêu Tứ trí, bản tánh vắng lặng là nói đến Tịnh pháp giới. Nếu lìa Tịnh pháp giớiTứ trí tâm phẩm thì quả Phật không hiển hiện. Điều này nói đầy đủ trong luận Phật Địa.

Về Đồng quy nhất thật, những nhà giải thích gần đây cho rằng Nhất thừaNhất thật. Đây chẳng phải ý chỉ của tông ta. Tông ta cho rằng Nhất thật nghĩa là Phế thuyên đàm chỉ[92]. Nhất thật như[93] chính là tên gọi của pháp giới thanh tịnh. Bộ Liễu nghĩa đăng v.v… cho rằng Giáo thể nhất chân như bình đẳng được Như Lai trình bày giống với ý này.

Lại nữa, nghi về sự lui sụt và không lui sụt ở cõi Đô-sử[94] (còn gọi là Đâu-suất-đà), các nhà giải thích gần đây căn cứ vào việc phần nhiều có lui sụt, (ở ngoại viện) tuy có lý, mà chưa rõ, nay sẽ giải thích thêm. Thượng Sinh Sớ ghi: “Nếu sinh về chúng ngoại viện, tuy thuộc về phẩm hạ của bậc hạ, nhưng tự nhiên tu tập một thời gian sau lại thành không lui sụt. Có Phật hiệu là Di-lặc, khéo tự tăng trưởng v.v…”.

Trong đọan văn này ghi: “…Thời gian sau lại thành …”, như vậy là minh chứng rõ ràng có lui sụt! Nếu trước đã không lui sụt, tại sao lại nói “thời gian sau lại thành”? Dùng chữ “lại” là muốn nói rõ tuy có lui sụt, nhưng nhờ sức gia bị của Đức Từ Thị nên lại được không lui sụt. Chữ “thành” có nghĩa là “đạt được”.

Lại nữa, sau khi được vãng sinh Tây Phương Tịnh độ, hành giả hoàn toàn không lui sụt. So sánh điểm khác biệt này, Yếu quyết ghi: “Cõi Đâu-suất có lui sụt, Tây Phương không lui sụt”. Huống gì nói “phần nhiều lui sụt”. Hai đoạn văn hoàn toàn không trái nhau.

Nghi về việc lai nghinh[95] hay không. Những nhà giải thích gần đây lấy việc hơn kém để biện luận là không thích đáng, nay sẽ giải thích rõ. Trong kinh Di-lặc Thượng Sinh ghi: “Ba tướng hành sinh” chung và riêng rất khó phân biệt, cho nên Sớ chủ chia ra chín phẩm để trình bày hành sinh riêng. Trong đó, chỉ có hàng Hạ phẩm thượng sinh nói có tướng lai nghinh của Đức Từ Thị, nhưng tám phẩm còn lại đều không hề nói đến. Tướng lai nghinh ở Tây Phương Tịnh độ, tuy Trung phẩm hạ sinh không nói tiếp dẫn, nhưng tám phẩm còn lại đều nói đến. Hạ phẩm hạ sinh nói thấy “hoa sen vàng”, đó cũng là tướng đến tiếp dẫn. Nay, Yếu quyết này căn cứ theo ý nghĩa phần nhiều trong chín phẩm vãng sinh đều nói đến lai nghinh mà cho rằng: Nếu sinh về Tịnh độ ắt có Thánh chúng đến tiếp dẫn. Lại căn cứ sáu phẩm thượng, trung và hạ phẩm hạ sinh, người sinh về Ngoại viện không có tướng lai nghinh thì cho rằng: nếu sau khi chết sinh về cõi trời thì không có người đến tiếp dẫn, bởi vì ít là đồng nghĩa với không có.

2. Phán định về mối nghi thứ hai: nghi sách này chấp nhận phàm phu vãng sinhdẫn chứng Cựu dịch, mà không dẫn chứng Tân dịch. Những nhà giải thích gần đây cho là nhờ sức bản nguyện[96] mà năm thừa đều được vào. Cho nên nghĩa phàm phu vãng sinh vào Báo độ thuộc về bản nguyện. Điều này, tông Duy Thức không hề phán định và cũng không thuộc về Tánh, Tướng.

Lại nữa, trong sách này nói: “Sinh Hóa độ thấy Hóa Phật”, cho nên nêu lên ba nghĩa trong tông của ta để hội thông nghĩa Báo độHóa độ rồi nói rằng: Người nghi sao tối thế?

Nay trình bày: Hội thích này chưa được rõ ràng, tông của ta phán định Báo độHóa độ ở cõi An Dưỡng có ba trường hợp: 1. Chỉ có Báo độ; 2. Chỉ có Hóa độ; 3. Cả Báo độHóa độ. Thượng nhân Hải Trụ Sơn phán định theo trường hợp thứ ba là đúng.

Đến nay, những người theo tông Pháp tướng ở Nam Kinh đều chấp nhận nghĩa này. Nay chọn những điểm chính để luận bàn, nếu cho rằng chỉ có Báo độ, không có Báo và Hóa độ thì chỉ có hàng Bồ-tát Địa thượng chứng được, còn hàng phàm phu không thể đạt đến. Điều này Thánh giáo ghi: “Nếu phàm phu nương nhờ nguyện lực cho là tự sinh, khi vừa sinh Báo độ liền thấy Báo thân Phật, thì sự thị hiện Hóa thânHóa độ của Đức Phật A-di-đà hoàn toàn vô dụng. Nếu Hóa thânHóa độ vô dụngbản nguyện của đức Phật này thì lẽ ra không có Phật với ba thân viên mãn”. Do đó, nghĩa “duy báo” (chỉ có báo) không thành.

Lại nữa, nếu cho rằng chỉ có Hóa thân, Hóa độ mà không có Báo thân, Báo độ thì các đức Phật khác cũng khiến cho phàm phu sinh về Hóa độ. Như thế có gì khác biệt để tôn xưng nguyện lực của đức Phật A-di-đà là Siêu thế biệt nguyện[97]? Do đó, nghĩa “duy hóa” (chỉ có hóa) cũng không được thành lập.
Nói chung, cả Báo, Hóa đều đúng. Thế nào là nói chung? Đó là vì Hóa độ có hai trường hợp là Trường thời biến và Tạm thời biến.

Tây Phương Tịnh độ gồm cả Hóa độ là Trường thời biến, tức do Báo độ hiện hóa, cho nên lìa Báo độ ắt không có Hóa độ. Đây cũng là đáp lại năng lực bản nguyện mà Trường thời hóa. Nếu nói theo tánh thì hóa tức Báo độ, điều này thù thắng hơn các Đức Phật khác, cho nên mới nói “Siêu thế biệt nguyện” vậy!
Nhưng Yếu quyết này cho rằng: “Sinh Hóa độ thấy Hóa Phật”. Lại cho rằng: “Hành giả cầu thấy Hóa thân, liền cảm được đức Hóa chủ A-di-đà rủ lòng đến tiếp dẫn”. Đó là căn cứ vào ba phẩm hạ mà nói. Lời này có nghĩa là Đức Phật liền sai Hóa Phật, Hóa Bồ-tát Quán Thế Âm, Hóa Bồ-tát Thế Chí đến trước mặt hành giả. Cho nên các luận Duy Thức, luận Phật Địa v.v… cho rằng: “Biến hóa thân nương vào Biến hóa độ”. Do đó, nếu lìa quốc độ mà có thân, là hoàn toàn không thể được! Nay căn cứ phần đắc ích[98] của ba phẩm hạ mà cho rằng: “Sinh Hóa độ được thấy Hóa Phật v.v…”. Về điều này tuy về cảnh thì đáp lại nguyện của Hóa Phật, không giống với các Đức Phật khác, nhưng lý không trái nhau.

Hỏi: Nếu như thế thì tại sao Yếu quyết này cho rằng đức Hóa chủ tiếp dẫn, được Vô sinh nhẫn?

Đáp: Vô sinh nhẫn là phần đắc ích của ba phẩm thượng.

Hỏi: Điều này trái nhau như thế nào?

Đáp: Vô sinh nhẫn, có hai trường hợptông Pháp Tướng thường nói đến: 1. Căn cứ hàng Bát địa trở lên; 2. Căn cứ vào hàng Sơ địa trở lên, ba phẩm thượng nói Vô sinh nhẫnBát địa trở lên; 3 phẩm hạ nói Sơ địa trở lên. Hạ phẩm thượng sinh nói được nhập Sơ địa, nên Yếu quyết này cho vào Sơ địa là được Vô sinh nhẫn, lý hoàn toàn không trái nhau. Lại nữa, không dẫn chứng Tân dịch vì cho rằng vãng sinh Tây Phương chỉ nói trong bản kinh Cựu dịch, cho nên chỉ dẫn Cựu dịch để giải thích.

Hỏi: Nếu như thế, kinh Thượng Sinh cũng là Cựu dịch, vì sao lại kết hợp giải thích Tân dịch?

Đáp: Thượng Sinh Kinh Sớ giải thích trọn vẹn kinh, cho nên kết hợp Tân và Cựu để dẫn chứng. Ở Yếu quyết này chỉ lập nghĩa giải thích, không giải thích kinh, cho nên chỉ dẫn kinh Cựu dịch, lý hoàn toàn không trái nhau.

Hỏi: Gần đây có người giải thích bản nguyện Phật, tông Duy Thức không phán định cũng không thuộc về tánh, tướng! Lý ấy đúng chăng?

Đáp: Bồ-tát Thế Thân xác lập “tất cả pháp đều là thức biến”. Kinh Giải Thâm Mật v.v… cũng cho rằng: “Các pháp chỉ do thức, trong đó bao gồm tất cả pháp hữu lậu, vô lậu”. Trình bày đầy đủ như trong Nhị Thập Tụng Duy Thức Sớ v.v… nghĩa là Bản nguyện của Phật là những biến hiện trên thức của Phật, đó là tăng thượng duyên. Cho nên, hành giả niệm Phật, tâm tướng vãng sinh biến hiện trên ý thức. Như thế, tại sao cho rằng chẳng phải Duy thức phán định. Nếu gượng cho rằng bản nguyện của Phật chẳng phải do thức biến hiện, thì rơi vào cố chấp thật hữu. Tâm Phật làm gì có cố chấp! Lại nữa, cho bản nguyện Phật không thuộc về tánh tướng. Vậy, lìa tánh tướng thì có gì bàn luận, không luận thì thôi, ví như vừa khởi ngôn luận thì nghĩa tánh tướng được thành lập.

Lại nữa, Siêu thế biệt nguyện của Phật A-di-đà không thể nghĩ bàn, không thể dùng ngôn ngữ để luận biện. Cho nên nói “Tánh tướng chưa phán định”, chính là Nhất pháp giới, là “Phế thuyên đàm chỉ”, là “Nhất thật như” được nói trong tông của ta. Chân nhờ tục mà lập, nếu nương vào cửa ngôn ngữ thì cũng giống như tánh tướng, nếu phế bỏ cửa ngôn ngữ thì làm gì có bản, có nguyện, mà chỉ gượng nói là “bản nguyện” thôi! Nếu có riêng một bản nguyện, thì hiện tiền lập một chút cũng gọi là sức bản nguyện, nhưng vì có sở đắc nên chẳng phải là bản nguyện chân Phật. Có thể đó chỉ là kiến giải Duy an lập của Tiểu thừa, chẳng phải kiến giải của Đại thừa. Cho nên nói “ không thuộc tánh tướng” chính là phán định sai lầm.

3. Phán định về mối nghi ba thân không khác: Gần đây, có người dùng nghĩa nhiếp tướng về tánh để hội thích. Nay cho rằng cách này chưa rốt ráo, như Thành Duy Thức, 10 ghi: “Pháp thân có ba: 1. Tự tánh thân; 2. Thọ dụng thân; 3. Biến hóa thân. Ba thân này đều là Pháp thân, đều là thân trang nghiêm của pháp Vô thượng tịch nhiên, cho nên không thể tách lìa. Đây chính là ba thân được lập trong tông của ta. Cho nên nói ba thân không khác, hoàn toàn không trái lý.

Có người cho cách trình bày sách nầy không giống như Duy Thức Sớ v.v… cho nên vẫn còn nghi ngờ, là thế nào?

Đáp: Cách thức trình bày trong Sớ chương của đại sư Khuy Cơ[99] rất phong phú. Những tác phẩm được Ngài đích thân hiệu đính có cách thức trình bày giống nhau như Duy Thức Tam Thập Tụng Sớ, Duy Thức Nhị Thập Tụng Sớ, Duy Thức Nghĩa Lâm Chương v.v…; hoặc những bản chưa hiệu đính như Đối Pháp Sao Lục về sau; hoặc Sư chỉ đàm luận rồi đệ tử ghi chép lại như Thắng Man Kinh Sớ v.v… Sách này e rằng cũng do đệ tử ghi chép lại những văn nghĩa được Sư giảng thuyết, ắt hẳn đã được hiệu đính rồi! Do đó, không nên nghi ngờ cách thức trình bày trong chương sớ!

Những lời bàn luận trên nhất định có điều sai sót, nhưng vì muốn sinh khởi thắng giải, nhàm chán cõi uế, ưa thích cõi tịnh, cho nên không ngại trí hiểu biết nông cạn, cố gắng cho hoàn thành tác phẩm.

Huệ Quang, mùa Vu Lan PL. 2550 (2006)
Thích Nguyên Trang – dịch và chú thích
(Tu Viện Huệ Quang)

Chú thích Pháp số

[1] Ba thừa: ba xe, từ ngữ nầy dụ cho ba pháp môn chuyên chở chúng sinh vượt qua sinh tử đến Niết-bàn. Y cứ vào căn cơ chúng sinhđộn căn, trung cănlợi căn khác nhau, Đức Phật nói ba thừaThanh văn thừa, Duyên giác thừa và Bồ-tát thừa.
- Thanh văn thừa: nhờ nghe âm thanh thuyết giáo của Phật mà ngộ được đạo. Hàng Thanh văn biết khổ, đoạn tập, ưa diệt, tu đạo, dùng Tứ đế làm thừa.
- Duyên giác thừa: quán 12 nhân duyên, giác ngộChân đế. Bắt đầu quán vô minh cho đến lão, tử, do nhân duyên sinh diệt này mà ngộ chẳng sinh chẳng diệt, cho nên lấy 12 nhân duyên làm thừa. 
- Bồ-tát thừa: cầu Bồ-đề vô thượng, nguyện độ tất cả chúng sinh, tu sáu độ, lấy sáu độ này làm thừa.
Hai thừa trước chỉ tự lợi, không lợi tha, nên gọi chung là Tiểu thừa; còn Bồ-tát thừa đủ cả tự lợi, lợi tha nên thuộc về Đại thừa (TĐPH Huệ Quang, t. V, tr. 4221).

[2] Tướng hảo: tướng quý và vẻ đẹp của thân Phật.
- Tướng là phần rõ ràng dễ thấy nơi nhục thân Phật, gồm có 32 tướng.
- Hảo là phần vi tế khó thấy nơi nhục thân Phật, gồm 80 điểm.
Chuyển Luân Thánh vương cũng có 32 tướng, nhưng 80 vẻ đẹp thì chỉ Phật và Bồ-tát mới có. Trong thời gian 100 đại kiếp ở đời quá khứ, Phật đã tu nghiệp tướng hảo cho nên đời này thành tựu thân tướng hảo (TĐPH Huệ Quang, t. V, tr. 4980).

[3] Phiền não chướngSở tri chướng: hai chướng ngại do phái Du-già, tông Pháp tướng phân loại.
1. Phiền não chướng: do chấp ngã mà sinh ra, vì tất cả các hoặc tham, sân, si… phát nghiệp nhuận sinh phiền nhiễu thân tâm loài hữu tình, khiến sinh tử mãi trong ba cõi, năm đường, chướng ngại quả Niết-bàn.
2. Sở tri chướng (còn gọi là Trí chướng): do chấp pháp mà sinh ra, vì các hoặc tham, sân, si... làm ngu si mê mờ, chướng ngại diệu trí Bồ-đề, khiến không thể rõ biết sự tướngthật tính các pháp (TĐPH Huệ Quang, t. IV, tr. 3310).

[4] Hóa thân: Đức Phật vì lợi ích cho chúng sinhhiện ra các hình tướng. Sinh thân của Đức Phật đầy dủ 32 tướng quý, cùng với Pháp thân gọi chung là Nhị thân (TĐPH Huệ Quang, t. II, tr. 1868).

[5] Chỉ trìTác trì: hai phương diện của giới luật.
- Chỉ trì: Chỉ là ngăn chặn, tức ngăn chặn thân và miệng không làm và nói những điều ác. Chỉ trì là y vào Chỉ mà giữ gìn giới thể, dạy người chớ làm các điều ác, tức chỉ cho các điều mục của hai bộ giới Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni.
- Tác trì: tạo tác, tức khuyến khích thân, miệng và ý tạo tác các thiện nghiệp. Tác trì là y vào Tác mà giữ gìn giới thể, dạy người vâng làm các điều thiện (TĐPH Huệ Quang, t. IV, tr. 3363).

[6] Khởi hạnh: những hạnh được phát khởi bằng ba nghiệp thân, miệng, ý. Nhờ tâm Bồ-đề mà phát khởi các hạnh nghiệp như thân lễ bái cung kính, miệng xưng niệm hồng danh, tán thán Phật, ý quán sát nhớ nghĩ. Nếu chí thành phát khởi ba hạnh nghiệp của thân, miệng, ý thì ngay hiện đời được nhiều lợi íchvị lai được sinh về Tịnh Độ (TĐPH Huệ Quang, t. III, tr. 2325).

[7] Học giới (Học giới thành tựu): tu tập ba tụ tịnh giới: Nhiếp luật nghi giới, Nhiếp thiện pháp giới, Nhiêu ích hữu tình giới để thành tựu giới Ba-la-mật. Một trong sáu thành tựu. Vì Bồ-tát muốn thành tựu sáu Ba-la-mật nên phải thực hành sáu việc, trong đó, nêu thực hành học giới lâu dài thì Giới Ba-la-mật sẽ được viên mãn (TĐPH Huệ Quang, t. II, tr. 1918)

[8] Hóa thành: dụ cho Niết-bàn của Tiểu thừa chưa rốt ráokhông thật; còn Bảo sở dụ cho Niết-bàn của Đại thừa, chỉ nơi an trụ rốt ráo chân thật (TĐPH Huệ Quang, t. I, tr. 351).

[9] Nhị không: chỉ cho Nhân KhôngPháp Không, gọi chung là Nhân Pháp Nhị Không, Sinh Pháp Nhị Không. Nhân Không còn gọi là Ngã Không. Sinh Không là chỉ cho chân lý Nhân Ngã Không Vô. Hàng phàm phu vọng chấp năm uẩn là Ngã, cho là chủ tể, sinh ra phiền não gây các ác nghiệp. Vì để phá trừ vọng chấp này, Đức Phật nói lý năm uẩn Vô Ngã, cho rằng Ngã chỉ là sự kết hợp giả tạm của năm uẩn và không có chủ thể nhất định, gọi là Nhân Không. Pháp Không, tức nguyên lý của các pháp vốn không. Khi chưa đạt đượcPháp Không, hàng Nhị thừa vẫn chấp pháp năm uẩn là có thật; để phá trừ vọng chấp này Đức Phật nói Bát-nhã thâm huệ, giúp cho hàng Nhị thừa thấy rõ tự tính của năm uẩn vốn không (TĐPH Huệ Quang, t. IV, tr. 3323).

[10] Ấm ma: Ngũ ấm ma, hay Ngũ uẩn ma, là sắc, thọ, tưởng, hành và thức; do Năm ấm tích tụthành quả khổ trong sinh tử, như Ma vương có khả năng làm cho chúng sinh hữu tình chịu nhiều chướng hại (TĐPH Huệ Quang, t. III, tr. 3046).

[11] Bốn ma: (S. Catvāro mārāh) bốn thứ ma cướp đi sinh mạng và huệ mạng của con người.
1. Uẩn ma, cũng gọi là Ngũ ấm ma, Ngũ chúng ma, tức là năm uẩn sắc, thọ tưởng, hành, thức chứa nhóm thành quả khổ sinh tử. Pháp sinh tử này có công năng cướp đi huệ mạng.
2. Phiền não ma, tức là 108 phiền não trong thân làm não loạn tâm thần của chúng sinh, cướp đi huệ mạng, làm cho không thành tựu Bồ-đề.
3. Tử ma, làm phân tán thân tứ đại của chúng sinh, gây ra sự chết chóc, làm cho người tu hành không thể kéo dài huệ mạng.
4. Thiên tử ma, cũng gọi là Tha Hóa Tự Tại Thiên tử ma: Ma vương ở từng trời thứ sáu của cõi Dục, thường làm hại việc thiện của người, ganh ghét pháp hiền thánh, gây ra những việc nhiễu loạn làm cho người tu không thành tựu được thiện căn xuất thế.
Trong bốn loại ma trên, ba loại ma trước thuộc nội ma, loại ma thứ tư thuộc ngoại ma (TĐPH Huệ Quang, t. V, tr. 4083).

[12] Vô sinh nhẫn: gọi đủ là Vô sinh pháp nhẫn, Tu tập vô sinh nhẫn. Vô sinh nhẫn là một trong ba nhẫn, nhẫn thứ tư trong năm nhẫn nói trong kinh Nhân Vương; tức quán lý không sinh không diệt của các pháp, nhận kỹ lý ấy, an trụ tâm bất động.
Theo luận Du-già Sư Địa, q. 74, Bồ-tát ở địa vị Bất thoái chuyển nương vào ba tánh: Biến kế sở chấp, Y tha khởi, Viên thành thật mà được ba loại Vô sinh nhẫn.
1. Bản tánh Vô sinh nhẫn: nghĩa là quán thể tánh của Biến kế sở chấp đều không, biết rõ bản tánh Vô sinh.
2. Tự nhiên Vô sinh nhẫn: nghĩa là quán các pháp Y tha do nhân duyên sinh, biết rõ chẳng phải tự nhiên mà sinh.
3. Phiền não khổ cấu Vô sinh nhẫn: nghĩa là pháp tánh chân như của thật tánh các pháp an trụ vô vi và không tương ưng

[13] Mười việc thiện: 1. Dùng bố thí để nhiếp độ kẻ nghèo nàn; 2. Dùng tịnh giới để nhiếp độ người phá giới; 3. Dùng nhẫn nhục để nhiếp độ kẻ giận dữ; 4. Dùng tinh tấn để nhiếp độ kẻ giải đãi; 5. Dùng thiền định để nhiếp độ kẻ loạn ý; 6. Dùng trí tuệ để nhiếp độ kẻ ngu si; 7. Nói pháp trừ nạn để độ kẻ bị tám nạn; 8. Dùng pháp Đại thừa để độ kẻ ưa pháp Tiểu thừa; 9. Dùng các pháp lành để cứu tế người không đức; 10. Thường dùng tứ nhiếp để thành tựu chúng sinh (phẩm Hương Tích, kinh Duy-ma).

[14] Pháp nhẫn: cam chịu cảnh trái nghịch mà trong tâm không sinh khởi sân hận, một trong Nhị nhẫn, Tam nhẫn, Lục nhẫn, Thập nhẫn. Đại Thừa Nghĩa Chương, q. 11, ghi: “An trụ trong thật tướng các pháp gọi là Nhẫn”.
Pháp nhẫn được chia làm hai loại: Khổ pháp nhẫnĐạo pháp nhẫn.
- Khổ pháp nhẫn là chỉ cho sự tin nhận lý Khổ đế của cõi Dục khi còn ở giai vị Kiến đạo.
- Đạo pháp nhẫn là chỉ cho sự tin nhận Đạo đế của cõi Dục ở giai vị Kiến đạo.
Hàng Bồ-tát Đại thừa ở giai vị Kiến đạo của Sơ địa tin nhận lý Vô sinh, nên gọi là Vô sinh pháp nhẫn (TĐPH Huệ Quang, t. IV, tr. 3538).

[15] Thập tín: mười tâm mà 10 giai vị đầu tiên trong 52 giai vị Bồ-tát tu hành. Mười tâm này thuộc về Tín vị, có công năng giúp cho hành giả thành tựu tín hạnh.
Phẩm Hiền Thánh Danh Tự, kinh Bồ-tát Anh Lạc Bản Nghiệp, q. thượng, ghi 10 tâm là:
1. Tín tâm: nhất tâm quyết định, mong muốn thành tựu.
2. Niệm tâm: thường tu niệm Phật, Pháp, Tăng, Giới, Thí và Thiên.
3. Tinh tấn tâm: nghe Bồ-tát tạng, siêng năng tu tập thiện nghiệp không gián đoạn.
4. Định tâm: tâm an trụ vào sự, vào nghĩa, xa lìa tất cả hư ngụy, phù phiếm và nhớ tưởng phân biệt.
5. Nghe Bồ-tát tạng: tư duy quán sát, rõ biết tất cả pháp không ngã không nhân, tự tính không tịch.
6. Giới tâm: thụ trì luật nghi thanh tịnh của Bồ-tát, thân, khẩu, ý thanh tịnh, không phạm các lỗi, nếu có phạm thì sám hối trừ diệt.
7. Hồi hướng tâm: hồi hướng các thiện căn đã tu được về Bồ-đề, không nguyện sinh vào các Hữu; hồi thí cho chúng sinh, không vì riêng mình; hồi hướng cầu chứng được thật tế, không đắm trước danh tướng.
8. Hộ pháp tâm: phòng hộ tâm mình, không khởi phiền não, lại tu năm hạnh: mặc hộ, niệm hộ, trí hộ, tức tâm hộ và tha hộ.
9. Xả tâm: không tiếc thân mạng, tài sản, những gì có được đều buông xả.
10. Nguyện tâm: lúc nào cũng tu tập các nguyện thanh tịnh
(TĐPH Huệ Quang, t. VI, tr. 5321).

[16] Hai vô ngã: là nhân khôngpháp không, hoặc nhân vô ngãpháp vô ngã.
1. Nhân vô ngã: thân người đều do năm ấm giả hợp tạo thành không có chủ thể chân thật. Đó là pháp quán của Tiểu thừa nhằm đoạn trừ phiền não chướng đạt được Niết-bàn.
2. Pháp vô ngã: các pháp đều do nhân duyên sinh vốn không có tự tính. Đó là pháp quán của hành Đại thừa Bồ-tát để đoạn trừ sở tri chướng, được quả vị Bồ-tát (Kinh Lăng-già, q. 1).

[17] Thắng tấn phần: tu tập hạnh tự lợi gọi là Tự phần, tu tập hạnh lợi tha gọi là Thắng tấn phần.

[18] Nhị chướng: hai sự chướng ngại, Phiền não chướngSở tri chướng. Phiền não chướng là do chấp ngã mà sinh ra, vì tất cả các hoặc tham, sân, si phát nghiệp nhuận sinh phiền não thân tâm chúng sinh, khiến sinh tử mãi trong ba cõi, năm đường, chướng ngại quả Niết-bàn. Sở tri chướng, do chấp pháp mà sinh ra, vì các hoặc tham, sân, si làm cho mê mờ, chướng ngại diệu trí Bồ-đề, khiến không thể rõ biết sự tướngthật tính của các pháp (Luận Thành Duy Thức, q. 9).

[19] Sử: là tên khác của phiền não. Vì phiền não dẫn dắt con người chìm đắm trong cõi mê, cho nên gọi phiền não là Sử.

[20] Kết: kết sử, trói buộc chỉ cho phiền não. Vì phiền não trói buộc chúng sinh vào cảnh mê, khiến không thể thoát khỏi cái khổ sinh tử.

[21] Năm biến hành: năm món tâm sở là Xúc, Tác, Ý, Thọ, Tưởng và Tư. Năm tâm sở này có mặt cùng khắp, vì đầy đủ bốn nghĩa: Nhất thiết tính là thông cả ba tính thiện, ác và vô ký. Nhất thiết xứ là thông cả ba cõi chín địa. Nhất thiết thời là có mặt ở tất cả mọi thời gia. Nhất thiết câu là một pháp sinh khởi thì các pháp kia đều sinh khởi theo.

[22] Mười một Tâm sở thiện: là một trong sáu nhóm tâm sở do tông Duy thức lập ra:
1. Tín: chấp nhận, ưa thích, không nghi tất cả thiện pháp. Có ba loại:
- Tín thật hữu là tin nhận sâu sắc lý chân thật của các pháp.
- Tín hữu đức là tin ưa sâu sắc đức chân tịnh của Tam Bảo.
- Tín hữu năng là có sức tin sâu xa đối với tất cả thiện pháp thế gian, xuất thế gian.
2. Tàm.
3. Quý.
4. Vô tham: tâm chán lìa và không nhiễm trước cảnh ngũ dục vừa ý.
5. Vô sân: tâm thường nhẫn nhục, không khởi giận tức đối với cảnh ngũ dục trái ý.
6. Vô si: hiểu biết và quyết đoán rõ ràng đối với lý sự tất cả pháp, không mê lầm.
7. Cần: tinh tấn tu tập tất cả thiện pháp, không sinh lười mỏi, viên mãn thiện nghiệp.
8. Khinh an: xa lìa sự não loạn thô trọng và diệt trừ các pháp làm chướng ngại thiền định, điều hòa thân tâm, trở nên an vui nhẹ nhàng.
9. Bất phóng dật: tinh tấn tu ba nghiệp thân, khẩu, ý. Gia công mạnh mẽ, diệt trừ các hoặc phải đoạn và thực hành các thiện pháp phải tu, mau chóng thành tựu viên mãn tất cả thiện pháp thế gian, xuất thế gian, không buông lung.
10. Hành xả: tinh tấn tu ba nghiệp thân, khẩu, ý khiến tâm bình đẳng, an trụ trong vắng lặng, xa lìa tất cả các chướng như trạo cử, hôn trầm.
11. Bất hại: không làm tổn não, không sân khuể đối với tất cả chúng sinh hữu tình, thường vận dụng tâm từ bi trừ diệt khổ ách đem đến an vui cho họ
(TĐPH Huệ Quang, t. VI, tr. 5271).

[23] Nhị biên: hai cực đoan.
Thuyết này, các luận đều giải thích khác nhau:
- Luận Trung Quán, q. 4: Nhị biên chỉ có, không hoặc thường, vô thường.
- Luận Thuận Trung, q. hạ: Nhị biên chỉ thường, đoạn.
- Luận Nhiếp Đại Thừa do sư Huyền Tráng dịch, sư Thế Thân giải thích: Nhị biên chỉ cho tăng ích và tổn giảm.
- Chỉ Quán Phụ Hành, q. 3: Nhị biên chỉ không và giả
(TĐPH Huệ Quang, t. IV, tr. 3284).

[24] Xuất triền: xuất ly trần tục, xuất ly trần cấu phiền não.

[25] Thắng cảnh: ở đây là chỉ cho cảnh giới Tây Phương Cực Lạc.

[26] Tử ma kim: cũng gọi là Tử ma huỳnh kim, hoặc Tử kim tức là vàng ròng, là loại vàng tốt và quý nhất, đồng với vàng Diêm-phù-đànẤn Độ. Thân Phật là thân có màu Tử ma kim, có tướng nhẫn nhục mềm mại, gọi là “Tử ma nhẫn nhục” (TĐPH Huệ Quang, t. V, tr. 4920).

[27] Tứ thiên vương (Tứ Đại vương chúng thiên, Tứ Thiên vương thiên, Tứ Đại Thiên vương chúng thiên): tầng trời thứ nhất trong sáu tầng trời ở cõi Dục, tầng trời đầu tiên trong các Thiên xứ. Trong thế giới quan của Phật giáo, ở tầng trời thứ tư của núi Tu-di có một ngọn núi tên Do-kiên-đà-la, núi có bốn đảnh. Tứ Thiên vương và bộ chúng của mỗi vị đều ở một trong bốn ngọn và đều trấn hộ một cõi nước, một châu, nên gọi là Hộ Thế Tứ Thiên vương, Tứ Trấn. Chỗ ở của bốn vị này là “Tứ Vương thiên”. Tứ Thiên vương gồm: Trì Quốc thiên ở phía Đông; Tăng Trưởng thiên ở phía Nam; Quảng Mục thiên ở phía Tây; Đa Văn thiên ở phía Bắc. Tứ Vương thiên và Đao-lợi thiên gọi chung là Tứ Vương Đao-lợi (TĐPH Huệ Quang, t. V, tr. 4877).

[28] Na-do-tha: danh từ số lượng của Ấn Độ... Theo luận Câu-xá, q. 12 thì 1 na-do-tha = 100 a-dữu đa, 1 a-dữu-đa = 10 ức, cho nên 1 na-do-tha = 1000 ức. Trong kinh Phật thường dùng từ ngữ na-do-tha để nói về số lượng cực lớn (TĐPH Huệ Quang, t. III, tr. 2762).

[29] A-tăng-kỳ: một đơn vị số lượng của Ấn Độ, là số cực lớn, chẳng thể tính đếm được. Theo cách đọc thì một a-tăng-kỳ = 10 lũy thừa 47. Trong 60 đơn vị số mục ở Ấn Độ thì a-tăng-kỳ số thứ 52 (TĐPH Huệ Quang, t. I, tr. 56).

[30] Đoàn thực: ăn thức ăn được vắt thành từng viên, chỉ cho tất cả thức ăn của cõi Dục. Bởi vì thức ăn của cõi Dục dùng ba trần hương vị, xúc làm thể và phân chia từng phần, từng miếng mà ăn để nuôi dưỡng mạng sống. Đoàn thực có hai loại:
- Thô thực: như cơm, mì v.v…
- - Tế thực: như dầu, bơ, gia vị và các đồ uống (TĐPH Huệ Quang, t. II, tr. 1535).

[31] Chánh định tụ: giai vị của hành giả đã an trụ trong Niết-bàn tịch diệt.
Theo luận Câu-xá, q. 10, bậc Thánh giả Kiến đạo trở lên đoạn hết Kiến hoặc, chứng được Ly hệ, rốt ráo không còn lui sụt, an định trong Niết-bàn trạch diệt của chính tính. Giai vị của Bồ-tát từ Thập địa trở lên cũng gọi là Chánh định (TĐPH Huệ Quang, t. I, tr. 930).

[32] A-bệ-bạt-trí: (Avinivartanīya) Bất thoái chuyển. Chỉ hàng Bồ-tát tu hành không lui sụt cho đến khi thành Phật.

[33] Duy thức quán (Duy thức pháp thân quán): chỉ pháp quán về lý Pháp thân, tức quán Phật và tâm là một thể. Pháp quán tự tánh thanh tịnh Phật tínhquán Phật từ tâm mình hiển bày, pháp quán Duy thức pháp thân thì quán Pháp thân Phật đồng thể với pháp thân của mình, cho nên tên thì khác mà thể thì đồng (TĐPH Huệ Quang, t. II, tr. 1151).

[34] Ác luật nghi (Bất luật nghi, Ác giới): Vô biểu sắc bất thiện sinh khởi do tham lợi hoặc do cuộc sống mà làm các nghiệp sát sinh…
Theo luận Câu-xá, q. 14: Ác luật nghi là điều mà người trí quở trách, nhàm chán, nên gọi là Ác hành, vì nó làm chướng ngại giới luật thanh tịnh, nên gọi là Ác giới; vì không ngăn hành vi ác của thân và ngữ, nên gọi là Bất luật nghi.
Theo kinh Đại Bát-niết-bàn, 27 (bản Bắc): có 16 loại Ác luật nghi: 1. Nuôi dê cho mập, đem bán để lấy lời; 2. Mua dê làm thịt bán để lấy lời; 3. Nuôi heo cho béo, đem bán để lấy lời; 4. Mua heo làm thịt bán để lấy lời; 5. Nuôi trâu bò cho mập đem bán để lấy lời; 6. Mua trâu bò làm thịt bán để lấy lời; 7. Nuôi gà cho mập, đem bán để lấy lời; 8. Mua gà làm thịt bán để lấy lời; 9. Đánh cá; 10. Săn bắn; 11. Cướp giật; 12. Giết người; 13. Giăng lưới bắt chim; 14. Nói ly gián; 15. Làm cai tù; 16. Dùng chú thuật điều khiển rắn giúp người xem vui, thu lợi để kiếm sống.
Kinh Đại Phương Tiện Phật Báo Ân 6, nêu ra 12 loại Ác luật nghi: 1. Kẻ làm hàng thịt; 2. Đầu đảng giết người; 3. Nuôi heo; 4. Nuôi gà; 5. Đánh cá; 6. Săn bắn; 7. Giăng lưới bắt chim; 8. Bắt rắn; 9. Chú long; 10. Cai tù; 11. Làm kẻ cướp; 12. Vương gia sai bắt giặc (TĐPH Huệ Quang, t. I, tr. 84).

[35] Trí vô công dụng: trí tuệ không cần dụng công mà có được. Đối với Tiểu thừa, Vô công dụng trítrí huệ không do gia hạnhvẫn có được nhậm vận tự tại, là một trong Tứ trí do quả viên đức phân ra. Đối với Đại thừa, Vô công dụng trí là trí của Bồ-tát từ Bát địa trở lên, không nhờ thêm sự dụng công, tự nhiên khế hợp với chân tính. Trong mười địa của Bồ-tát thừa, từ Bát địa trở lên là Vô công dụng địa, được trí nhậm vận vô công dụng, tự tại làm lợi ích cho chúng sinh, không bao giờ có niệm lui sụt (TĐPH Huệ Quang, t. 7, tr. 6070).

[36] Tu hoặc: còn gọi Tư hoặc. Gọi đủ là Tu đạo sở đoạn hoặc. Các Hoặc được đoạn trừ ở giai vị Tu đạo, tức các phiền não thuộc về mê sự như: tham, sân, si được đoạn trừ khi hành giả tu tập đến giai vị Tu đạo (TĐPH Huệ Quang, t. V, tr. 4622).

[37] Vô dư Niết-bàn: Niết-bàn hoàn toàn không có chỗ nương trụ, đoạn hết phiền não chướng, diệt hết quả khổ Dị thục do thân ngũ uẩn tạo thành; một trong bốn loại Niết-bàn; một trong Cửu đế (TĐPH Huệ Quang, t. VII, tr. 6074).

[38] Ba danh hiệu trước của Phật: Như Lai (Tathāgata), Ứng Cúng (Arhat), Chánh Biến Tri (Samyak-sambuddha). Sáu danh hiệu sau: Minh Hạnh Túc (Vidyā-caāṇa-saṃpanna), Thiện Thệ (Sugata), Thế Gian Giải (Loka-vid), Vô Thượng Sĩ (Anuttara), Điều Ngự Trượng Phu (Puruṣa-damya-sārathi), Thiên Nhân Sư (‘Sāstā deva-manuṣyāṇāṃ) (TĐPH Huệ Quang, t. VI, tr. 5228).

[39] Ngũ chủng bất năng nam (Ngũ chủng huỳnh môn): Năm hạng người không có bộ phận sinh dục nam, hoặc bộ phận sinh dục nam không được hoàn bị. Theo luật Thập Tụng, q. 21:
1. Sinh bất năng nam: sinh ra đã không có bộ phận sinh dục nam.
2. Bán nguyệt bất năng nam: nửa tháng có thể hành dâm, nửa tháng không thể hành dâm.
3. Đố bất năng nam: thấy người khác hành dâm liền nổi lên ganh ghét rồi khởi lên tâm dâm.
4. Tinh bất năng nam: lúc hành dâm bộ phận sinh dục nam biến mất.
5. Bệnh bất năng nam (Kiến bất năng nam): hình tàng huỳnh môn: do bộ phận sinh dục nam bị bệnh mà cắt bỏ (TĐPH Huệ Quang, t. III, tr. 2932).

[40] Quả nhỏ: bốn quả vị mà hàng Thanh văn thuộc Tiểu thừa chứng được. Giai đoạn theo thứ lớp là: Quả Dự lưu, quả Nhất lai, quả Bất Hoàn và quả A-la-hán (TĐPH Huệ Quang, t. IV, tr. 4837).

[41] Tứ phi thường (còn gọi Tứ vô thường): tức vô thường, khổ, không, vô ngã. Trong kinh Nhân Vương Bát-nhã ba-la-mật, q. hạ, có bài kệ Tứ phi thường (Tứ phi thường kệ) nói về ý nghĩa vô thường, khổ, không, vô ngã (TĐPH Huệ Quang, t. VI, tr. 4900).

[42] Túc nhân: nghiệp nhân tạo tác ở đời quá khứ. Nhân tuy có cả thiện ác, nhưng túc nhân thông thường đều chỉ thiện nhân; như nghiệp tuy có thiện, ác nhưng túc nghiệp thường chỉ ác nghiệp (TĐPH Huệ Quang, t. V, tr. 4640).

[43] Tam giai giáo (còn gọi Tam giai tông, Phổ Pháp tông): tông phái Phật giáo do sư Tín Hành (540-594) sáng lập vào đời Tùy, Trung Quốc, đến thời Trung Đường thì bị cấm lưu hành do bị coi là dị đoan.
Tông này căn cứ vào Thời, Xứ và Cơ mà chia Phật pháp thành ba giai đoạn:
- Giai đoạn thứ nhất: Thời là Chánh pháp, Xứ là Phật quốc, Cơ là Phật, Bồ-tát. Giáo pháp thụ trì trong giai đoạn này là Nhất thừa Phật pháp của Đại thừa.
- Giai đoạn thứ hai: Thời là Tượng pháp, Xứ là thế giới ngũ trược, Cơ là phàm thánh lẫn lộn. Giáo pháp lưu hành trong giai đoạn này là Tam thừa (gồm cả Đại thừa lẫn Tiểu thừa).
- Giai đoạn thứ ba: Thời là Mạt pháp, Xứ là thế giới ngũ trược, Cơ đều là những người tà giải, tà hạnh.
Tín Hành cho rằng đương thời đã là giai đoạn thứ ba, chỉ toàn là những người không trì giới, mất chính kiến mà thôi, nếu y theo các pháp như Nhất thừa của giai đoạn thứ nhất, Tam thừa của giai đoạn thứ hai… mà tu hành thì cũng thật là khó khăn, cho nên cần phải y theo pháp của giai đoạn thứ ba, quy y Tam Bảo, đoạn trừ tất cả điều ác, tu trì tất cả điều thiện mới dễ thành tựu. Đó chính là chủ trương cơ bản của Tam giai tông (TĐPH Huệ Quang, t. V, tr. 4098).

[44] Phân biệt huệ: Sức niệm huệ rõ biết sự sai khác về tính chất lớn nhỏ, đẹp xấu… của tất cả chúng sinh và các pháp (TĐPH Huệ Quang, t. IV, tr. 3583).

[45] Ba thiện căn: ba tâm sở thiện đối trị ba bất thiện căn.
1. Vô tham thiện căn: đối với cảnh ngũ dục không tham trước, không yêu thích.
2. Vô sân thiện căn: đối với tất cả chúng sinh không khởi tâm tức giận, không muốn làm tổn não.
3. Vô si thiện căn: đối với tất cả pháp đều thông đạt rõ ràng, có khả năng biết rõ pháp nào là thiện, pháp nào là bất thiện, pháp nào có tội, pháp nào không tội, pháp nào nên tu, pháp nào không nên tu.
Ba thiện căn này thuộc về chủng tính thiện, là cội gốc của vô lượng thiện pháp, có đầy đủ trong một tâm, có mặt khắp sáu thức và hữu lậu, vô lậu, tương ưng cùng khởi với tất cả thiện tâm (TĐPH Huệ Quang, t. V, tr. 4213).

[46] Phổ thân: tất cả chúng sinh đều là thân thuộc, cha mẹ, anh em…

[47] Ái kết: một trong chín kết. Gọi tắt là Kết, còn gọi là Tùy thuận kết. “Kết” nghĩa là trói buộc. Tham ái trói buộc người, cho nên gọi là kết, tức chúng sinh bị tham ái trói buộc, gây tạo các nghiệp bất thiện như sát, đạo, dâm, vọng, do các nghiệp này mà chiêu cảm quả khổ sinh tử ở đời vị lai, trôi lăn trong ba cõi, không thể vượt ra khỏi, cho nên gọi là Ái kết (PQĐTĐ).

[48] Đệ nhị giai: giai đoạn thứ hai trong Tam giai giáo. Giai đoạn này: Thời là Tượng pháp, Xứ là Thế giới ngũ trược, Cơ là phàm thánh lẫn lộn. Giáo pháp lưu hành trong giai đoạn này là giáo nghĩa Tam thừa (Xem chú thích 43: “Tam giai giáo”, tr. 71).

[49] Bốn chúng đệ tử: Tỳ-kheo, Tỳ-kheo ni, Ưu-bà-tắc và Ưu-bà-di hoặc chỉ cho bốn chúng xuất gia: Tỳ-kheo, Tỳ-kheo ni, Sa-di, Sa-di ni.
Theo Pháp Hoa Văn Cú 2, q. hạ; Đại Minh Tam Tạng Pháp Số, q. 15, ghi: Bốn chúng thính pháp trong hội thuyết pháp của Đức Phật: Phát khởi chúng, Đương cơ chúng, Ảnh hưởng chúngKết duyên chúng (TĐPH Huệ Quang, t. V, tr. 4727).

[50] Thời Tượng pháp: thời kỳgiáo pháp tương tự với thời Chính pháp, thời thứ hai trong ba thời. Sau khi Phật nhập diệt, y cứ vào sự vận hành của giáo pháp mà chia ra làm ba thời: Chính pháp, Tượng phápMạt pháp. Thời kỳ này chỉ có giáo thuyết và người tu hành, ít người chứng quả.
Về thời hạn của ba thời Chính, Tượng, Mạt có nhiều thuyết khác nhau. Kinh Đại Phương Đẳng Đại Tập, q. 56 và kinh Ma-ha Ma-da, q. hạ, cho rằng Tượng pháp là 1000 năm; kinh Hiền Kiếp, q. 3, q. 7 , kinh Đại Thừa Tam Tụ Sám Hối, kinh Bi Hoa, q. 7 kinh Đại Thừa Bi Phân-đà-lợi thì cho là 500 năm (TĐPH Huệ Quang, t. V, tr. 4986).

[51] Năm trược: năm thứ cặn đục khởi lên trong kiếp giảm. Theo thuyết của kinh Bi Hoa, q. 5, Pháp Uyển Châu Lâm, q. 98, ngũ trược chỉ cho:
1. Kiếp trược: vào thời kiếp giảm, lúc tuổi thọ con người rút ngắn còn 30 tuổi thì nạn đói kém xảy ra, lúc giảm còn 20 tuổi thì nạn bệnh tật xảy ra, lúc giảm còn 10 tuổi thì nạn chiến tranh xảy ra, tất cả chúng sinh trong thế giới đều bị hại.
2. Kiến trược: chính pháp đã diệt, tượng pháp dần dần khởi, tà pháp bắt đầu sinh, tà kiến tăng mạnh, làm cho con người không tu tập pháp lành.
3. Phiền não trược: chúng sinh nhiều ái dục, tham lam bỏn sẻn, thích đấu tranh dua nịnh, dối trá, tiếp nhận tà pháp, nên tâm thần bị não loạn.
4. Chúng sinh trược: chúng sinh phần nhiều độc ác, không hiếu kính cha mẹ, người lớn tuổi, không sợ quả báo ác, không tạo công đức, không tu huệ thí, không giữ gìn trai giới.
5. Mạng trược: thời xưa con người thọ 8 vạn tuổi, đời nay do ác nghiệp tăng trưởng nên tuổi thọ giảm dần, người trăm tuổi rất hiếm.
Trong năm trược thì kiếp trược là Tổng, bốn trược còn lại là Biệt. Trong bốn trược thì kiếp trượcphiền não trược làm tự thể mà tạo thành chúng sinh trược và mạng trược (TĐPH Huệ Quang, t. III, tr. 3044).

[52] Ngũ ác, Ngũ thống, Ngũ thiêu: năm thứ ác: sát sinh, trộm cướp, tà dâm, lưỡng thiệt (nói ác, nói dối, nói thêu dệt) và uống rượu. Nếu tạo năm điều ác này, hiện đời bị phép vua trị tội, thân gặp ách nạn, gọi là ngũ thống (năm sự đau đớn); do năm điều ác này, đời sau chịu quả báo đọa ba đường khổ gọi là ngũ thiêu (năm sự thiêu đốt) (TĐPH Huệ Quang, t. III, tr. 2909).

[53] Nhất âm: âm thanh của Đức Phật. Ý nói căn duyên của chúng sinh có sâu, có cạn, nhanh chậm khác nhau. Do đó, cùng nghe một âm giáo của Đức Phật, nhưng mỗi người tiếp thu khác nhau. Nếu là căn cơ người thì nghe Đức Phật dạy Ngũ giới; nếu căn cơ trời thì nghe Đức Phật dạy Thập thiện; nếu là căn cơ Thanh văn thì nghe Đức Phật dạy pháp Tứ đế; nếu là căn cơ Duyên giác thì nghe Đức Phật dạy pháp Thập nhị nhân duyên; còn nếu là căn cơ Bồ-tát thì nghe Đức Phật nói pháp Lục độ.
Theo kinh Duy-ma, Đức Phật dùng một âm thanh diễn nói chính pháp, chúng sinh tùy theo căn cơ chủng loại mà được hiểu (TĐPH Huệ Quang, t. III, tr. 3178).

[54] Định tán: Có hai:
1. Định tán nhị tâm: định tâmtán tâm, tức là tâm trụ nơi thiền định và tâm phan duyên theo lục trần. Định tâm có hai loại: hữu lậuvô lậu; Tán tâm có ba loại: Thiện, ác và vô ký. Hai tâm này bao gồm tất cả tâm.
2. Định tán nhị thiện: định thiệntán thiện, hai pháp thiện cần thiết của việc tu hành cầu vãng sinh Tịnh độ Cực Lạc theo chủ trương của sư Thiện Đạo. Định thiện là lắng tâm dứt trừ tạp niệm, Tán thiện là dứt trừ việc ác và tu tập các hạnh lành.
Trong 16 pháp quán nói trong kinh Quán Vô Lượng Thọ thì sư Thiện Đạo chủ trương 13 pháp quán trước thuộc định thiện vì dùng định tâm mà quán y báo, chính báo của cõi Tịnh độ. Ba quán sau là tán thiện vì do tán tâmtu tập ba phước chín phẩm. Ngoài ra, căn cơ có thể tu thiện gọi là Định cơ; căn cơ không thể tu định thiện hoặc chỉ tu ba pháp tán thiện gọi là tán cơ. Định cơ, tán cơ gom nhiếp tất cả chúng sinh (TĐPH Huệ Quang, t. II, tr. 1531).

[55] Tác nghiệp: tạo tác hành nghiệp; là phương pháp tu hành để đạt đến an tâm, khởi hạnh của pháp môn Tịnh độ; đó là pháp Tứ tu: Cung kính tu, Vô dư tu, Vô gián tu và Trường thời tu. Vì an tâm dễ lui sụt, khởi hạnh cũng khó tương tục, cho nên thực hành pháp Tứ tu để kích phát tâm hạnh, mau chóng được vãng sinh (TĐPH Huệ Quang, t. V, tr. 4038).

[56] Tán nhân. Tán thiện: thiện nghiệp được tu tập với tâm tán loạn. Sư Thiện Đạo thì cho rằng tu ba phước chín phẩm đều là Tán thiện (TĐPH Huệ Quang, t. V, tr. 4243).

[57] Tam phước (Tam Chủng Tịnh Phước; Tam chủng tịnh nghiệp): ba chính nhân tịnh nghiệp, cũng là ba nhân vãng sinh Tịnh độ:
1. Hiếu dưỡng cha mẹ, thờ phụng sư trưởng, từ tâm bất sát, tu tập 10 nghiệp lành;
2. Thụ trì Tam quy, đầy đủ các giới, không phạm oai nghi;
3. Phát tâm Bồ-đề, tin sâu nhân quả, đọc tụng kinh điển Đại thừa, khuyến tấn người tu hành (TĐPH Huệ Quang, t. V, tr. 4079).

[58] Hồi hướng chung tâm: tâm cuối cùng của Thập hồi hướng, tức Pháp giới vô lượng hồi hướng. Tu tập tất cả vô tận thiện căn, hồi hướng các thiện căn này nguyện cầu vô lượng công đức trong pháp giới sai biệt (TĐPH Huệ Quang, t. VI, tr. 5228).

[59] Thiện thú (Thiện xứ, Thiện đạo): cảnh giới mà người có nghiệp nhân thiện được sinh về. Theo luận Đại Trí Độ, 30 cho rằng: “Trong lục đạo thì địa ngục, súc sinhngạ quỷ thuộc về ác thú; còn trời, người và a-tu-la thuộc về thiện thú”. Đây là luận thuyết thông thường. Luận Câu-xá cho rằng trời và người thuộc về thiện thú (TĐPH Huệ Quang, t. VI, tr. 5566).

[60] Thế đệ nhất pháp: Gia hạnh vị thứ tư trong bốn Gia hạnh vị, là pháp cùng cực nhất của trí hữu lậu, thù thắng bậc nhất trong các pháp thế tục.
Y theo định Vô gián phát khởi trí huệ như thật thượng phẩm, quán sát sở thủ năng thủ là rỗng không, trực nhập giai vị kiến đạo. Từ Nhẫn vị tiến lên, qua được giai vị này thì trong một sát-na kế đó sẽ tiến nhập vào Kiến đạo vị, nên gọi là bậc nhất trong các pháp hữu lậu thế gian.
Luận Câu-xá 23 ghi: “Vì là pháp hữu lậu nên gọi là Thế gian; rất tối thắng nên gọi là Đệ nhất (…) vì thế nên gọi là Thế đệ nhất pháp (TĐPH Huệ Quang, t. VI, tr. 5398).

[61] Biệt Thời ý (Biệt thời ý thú, Thời tiết ý thú): Như Lai dùng ý thú biệt thời để thuyết pháp, một trong bốn ý thú, tức ý nghĩa lợi íchthời gian khác. Người nào tụng trì danh hiệu Phật Đa Bảo thì quyết định đối với Vô thượng Bồ-đề không còn lui sụt hoặc người chỉ cần phát nguyện thì liền được vãng sinh cõi Phật An Lạc. Đây là Như Lai vì khuyên nhắc kẻ giải đãi không thích tu hành, nên nói lợi ích lúc khác mà chẳng nói lợi ích ngay lúc này.
Nhiếp Đại Thừa Luận Thích, q. 6 (Đại 31, 194 trung) ghi: “Người thiện căn giải đãi nhờ tụng trì danh hiệu Phật Đa Bảo mà được tiến lên công đức thượng phẩm”.
Phật nói công đức thượng phẩm là nhằm vào người có hạnh cạn cợt, muốn cho họ bỏ giải đãi, siêng tu hành, chứ chẳng phải do tụng danh hiệu Phật mà được không lui sụt, quyết định đắc Vô thượng Bồ-đề. Thí dụ từ một đồng tiền vàng do kinh doanh lâu ngày nên sinh ra nghìn đồng tiền vàng, chẳng phải trong một ngày được số tiền vàng đó. Một đồng tiền vàng là nhân sinh ra hàng nghìn đồng tiền vàng.
Ý Như Lai cũng vậy, tụng trì danh hiệu Phật là nhân để chẳng lui sụt Bồ-đề (TĐPH Huệ Quang, t. I, tr. 546).

[62] Biến tướng: các bức họa vẽ về các truyện tích bản sinh (tiền thân) của Phật, các cõi Tịnh độ trang nghiêm và các tướng trạng địa ngục… dựa theo sự mô tả trong kinh điển. Như vẽ cảnh Tịnh độ của Phật A-di-đà thì gọi là Di-đà Tịnh độ biến; vẽ cảnh Tịnh độ của Bồ-tát Di-lặc trên cung trời Đâu-suất, gọi là Di-lặc Tịnh độ biến; còn nếu dựa theo kinh Hoa Nghiêm để vẽ 7 chỗ 8 hội, hoặc 7 chỗ 9 hội, gọi là Hoa Nghiêm biến tướng; vẽ các cảnh địa ngục thì gọi là địa ngục biến tướng v.v… (TĐPH Huệ Quang, t. I, tr. 525).

[63] Do-tuần: đơn vị đo độ dài thời xưaẤn Độ. Tiếng Phạn là Yojana: có nghĩa là mang ách, phát xuất từ chữ gốc “Yuj” chỉ đoạn đường con bò mang ách đi một ngày. Theo Đại Đường Tây Vực Kí, q. 2: một do-tuần chỉ lộ trình một ngày hành quân của nhà vua. Có nhiều thuyết khác nhau về cách tính do-tuần:
1. Đổi ra Câu-lô-xá: theo phong tục Ấn Độ cũng như phẩm Hiện Nghệ trong kinh Phương Quảng Đại Trang Nghiêm, q. 4, phẩm Minh Thời Phân Biệt trong kinh Ma-đăng-ca, q. hạ đều cho rằng bốn câu-lô-xá là một do-tuần. Nhưng theo các kinh điển của Phật như Hữu Bộ Tì-nại-da, q. 21; luận Đại Tì-bà-sa, 136, luận Câu-xá, 12 lại tính tám câu-lô-xá là một do-tuần.
2. Tính theo số đo của Trung Quốc cũng có nhiều thuyết khác nhau: theo Đại Đường Tây Vực Kí, q. 2, một do-tuần xưa được tính là 20km, theo Ấn Độ tính là 15km, trong Phật giáo tính là 8km; theo Huệ Uyển Âm Hữu Bộ Bách Nhất Yết-ma, q. 3 của Nghĩa Tịnh thì quốc tục Ấn Độ tính là 16km, Phật giáo tính là 6km (TĐPH Huệ Quang, t. I, tr. 1115).

[64] Càn thành: cũng gọi là Bà thành, Càn-đạt thành. Nói đầy đủ là Càn-thát-bà thành, Kiền-thát-bà thành, Kiện-đạt-phạ thành và Nghiễn-đạt-phạ thành. Thành quách do thần Càn-thát-bà hóa hiện trong hư không. Ý nói lầu các, sông, núi, rừng… đều là những thứ không có thật, chỉ là ảo ảnh. Có người cho rằng mật độ không khí ở biển, sa mạc và vùng hoang dã nhiệt đới khi thay đổi làm cho ánh sáng bị khúc xạ mà phát ra hiện tượng “lầu sò chợ bể”. Trong các kinh điển Phật giáo, thuật ngữ Càn-thát-bà thành thường được sử dụng để chỉ cho các pháp không thật (TĐPH Huệ Quang, t. I, tr. 662).

[65] Tam không, Cửu đoạn:
- Tam không: nhân không, pháp không, nhân pháp đều không. Hoặc chỉ cho ba thứ không do tông Duy Thức y cứ vào ba tánh Biến kế, Y tha khởi và Viên thành thật mà lập ra.
1. Vô tính không, còn gọi là Vô thể không, nghĩa là tính Biến kế sở chấp đối trước vọng tình tuy có nhưng thật ra nó không có thể tính.
2. Dị tính không, thể tướng của Y tha khởi khác với Biến kế sở chấp, tuy chẳng phải không vô, nhưng cũng giống như cái do vọng tình chấp trước, nên chẳng phải là có.
3. Tự tính không, tính Viên thành thật là tự tính của các pháp, hiển bày Nhân khôngPháp không (TĐPH Huệ Quang, t. V, tr. 4116).
- Cửu đoạn (Cửu vô gián đạo, Cửu vô ngại đạo): chín đạo vô lậu ở giai vị đang đoạn phiền não.
Ba cõi chia làm chín địa, mỗi địa đều có Tư hoặc, Kiến hoặc. Tư hoặc của một địa lại chia làm chín phẩm đoạn hoặc. Mỗi lần đoạn một phẩm hoặc đều có Vô gián đạoGiải thoát đạo. Giai vị đoạn phiền não này gọi là Vô gián đạo, còn trí huệ đạt được sau khi đoạn hoặc gọi là Giải thoát đạo. Tu hoặc ở mỗi địa có chín phẩm, cho nên đạo (phương pháp) đối trị cũng có chín bậc, gọi là Cửu vô gián đạo, hay Cửu giải thoát đạo. Ngoài ra, bậc Thánh vô học lúc tu luyện căn, chuyển chủng tánh, cũng có Cửu vô gián đạo hay Cửu giải thoát đạo (TĐPH Huệ Quang, t. I, tr. 842).

[66] Thập địa, Ngũ tu:
- Thập địa: cũng gọi là Thập trụ, mười giai vị trong quá trình tu hành của đệ tử Phật. “Địa” nghĩa là trụ xứ, trụ trìsinh thành, tức vào giai vị ấy lấy đó làm nhà, đồng thời giữ gìn pháp, trưởng dưỡng pháp khiến cho sinh quả. Mười địa là chỉ chung cho cả Ba thừa. Trong kinh Đại Phẩm Bát-nhã 6, 17 ghi: Càn huệ điạ, Tính địa, Bát nhân địa, Kiến địa, Bạc địa, Ly dục địa, Dĩ tác địa, Bích Chi Phật địa, Bồ-tát địa và Phật địa(TĐPH Huệ Quang, t. VI, tr. 5212).
- Ngũ tu (Ngũ trùng Duy thức): năm lớp quán về ba tính Duy thức theo thứ tự từ cạn đến sâu, từ thô đến tế do ngài Khuy Cơ tông Pháp tướng lập ra:
1. Khiển hư tồn thật thức: khiển là ngăn chặn, tức phủ định. Trong ba tính, Biến kế sở chấphư vọng, thể dụng đều không, cho nên phải xả bỏ, lấy Y tha, Viên thành thật làm thể tướngthật tánh của các pháp. Vì hai tính này chân thật, cho nên giữ lại, đồng thời quán hai tính này là sở hiện của Duy thức.
2. Xả lạm lưu thuần thức: ở lớp quán thứ nhất, sự Y tha và lý Viên thành mặc dù không lìa thức, nhưng trong thức còn cảnh khách quan (Tướng phần) và tâm chủ quan (Kiến phần, Tự chứng phần), tâm chỉ có bên trong, cảnh thông cả bên ngoài. Vì sợ cảnh bên trong là Tướng phần và cảnh bên ngoài tâm lẫn lộn không thể đạt đến chính quán cho nên phải bỏ cảnh giữ tâm.
3. Nhiếp mạt qui bản thức: ở lớp quán thứ hai, tuy đã xa lìa cảnh tạp loạn do tâm và cảnh đối đãi sinh ra, nhưng tâm pháp được lưu giữ vẫn có gốc của tự thể thức (Tự chứng phần) và ngọn của tác dụng (Kiến, tướng phần) khác nhau. Vì ngọn lìa gốc thì không tồn tại, nên phải thu ngọn về gốc.
4. Ẩn liệt hiển thắng thức: tự thể của tâm vươngtâm sở mặc dù giống nhau về việc Kiến phầntướng phần biến hiện thành năng duyên, sở duyên, nhưng các tâm sở lại bị phụ thuộc vào tâm vương, có tác dụng rất yếu, nên cần phải che giấu mà hiển bày các tâm vương mạnh mẽ.
5. Khiển tướng chứng tính thức: ở lớp thứ tư, mặc dù đã hiển bày sự tồn tại của tâm vương, nhưng tâm vương có Sự và Lý (Sự là tướng dụng của Y tha khởi; Lý là tính thể của Viên thành thật) khác nhau, nên cần phải loại bỏ tướng dụng của Y tha, chứng nhập thật tính Viên thành (TĐPH Huệ Quang, t. III, tr. 3042).

[67] Chín cõi (Cửu hữu tình cư, Cửu chúng sinh cư, Cửu cư, Cửu môn): chín chỗ cư trú của chúng hữu tình. Đó là: 1. Trời và người nơi cõi Dục; 2. Trời Phạm Chúng; 3. Trời Cực Quang Tịnh; 4. Trời Biến Tịnh; 5. Trời Vô Tưởng; 6. Trời Không Vô Biên; 7. Trời Thức Vô Biên; 8. Trời Vô Sở Hữu; 9. Trời Phi Tưởng Phi Phi Tưởng (TĐPH Huệ Quang, t. I, tr. 824).

[68] Nhị vô (Nhị vô ngã, Nhân không pháp không, Ngã pháp nhị không, Nhân vô ngãPháp vô ngã):
- Nhân vô ngã: thân người là do năm uẩn giả hợp, không có ngã thể chân thật. Đó là Pháp quán của Tiểu thừa để đoạn trừ phiền não chướng, được Niết-bàn.
- Pháp vô ngã: các pháp do nhân duyên sinh, không có tự tánh. Đó là pháp quán của hàng Đại thừa Bồ-tát để đoạn trừ Sở tri chướng, được quả vị Bồ-tát (TĐPH Huệ Quang, t. IV, tr. 3365).

[69] Đạt vọng: liễu đạt các pháp đều hư vọng, không thật.

[70] Pháp tu thiểu học: tu tập pháp môn Tịnh độ.

[71] Hậu Ngụy: một trong những triều đại thời Nam Bắc triều. Thác Bạt Khuê thuộc bộ tộc Tiên Ty tự lập làm Đại vương, đặt quốc hiệu là Ngụy, cũng gọi là Bắc Ngụy, Thác Bạt Ngụy, Nguyên Ngụy. Để khác biệt với Ngụy Tam Quốc thời trước nên sử gọi là Hậu Ngụy (Công nguyên 386- 557) (Trung Quốc ĐTĐ, tr. 1853. c).

[72] Kiền-độ bạt-cừ: cũng gọi là Kiền-đà, Kiền-đồ, Càn-độ, Tắc-kiền-đà… Hán là uẩn, tụ, chúng, phân đoạn.
Phân loại, biên tập, sắp xếp những pháp đồng loại lại một chỗ, tương đương với phẩm hay tiết.
Bạt-cừ: (TĐPH Huệ Quang, t. III, tr. 2142).

[73] Duy Thức Luận: còn gọi Thành Duy Thức Luận, 10 quyển, do 10 đại luận sư soạn, ngài Huyền Trang dịch, được xếp vào Đại Chính Tạng, tập 31 (TĐPH Huệ Quang, t. II, tr. 1150).

[74] Kiền-chùy (Kiền-trì, Kiền-trĩ, Kiền-để): khí cụ dùng để đánh báo giờ trong tự viện.
Theo luật Ngũ Phần 18 và Đại Tỳ-kheo Tam Thiên Oai Nghi, q. hạ, khi bố-tát hoặc tụng kinh hoặc tập hội chúng tăng thọ trai v.v… đều có thể đánh kiền-chùy, giống như việc đánh bảng trong các tự viện ngày nay. Tiếng Phạn là ghanta, trong các kinh dịch có khác nhau, hoặc dịch là chuông, khánh, linh báu, mõ v.v… (TĐPH Huệ Quang, t. III, tr. 2143).

[75] Trần-na: (còn gọi Vực Long, Đại Vực Long, Phương Tượng). Ngài là Đại luận sư Ấn Độ, sống vào khoảng thế kỷ V, VI, là người tập đại thành Nhân minh luận của Phật giáo Ấn Độ, người nước Hương Chí thuộc Nam Ấn Độ, dòng họ Bà-la-môn.
Ban đầu, sư tu theo ngoại đạo, rồi gia nhập Độc Tử Bộ của Tiểu thừa. Về sau, sư thờ ngài Thế Thân làm thầy, nghiên cứu Phật giáo Đại, Tiểu thừa. Sư từng thụ Minh chú với một vị A-xà-lê, nhận được bí pháp sâu xa. Về sau, Sư đến nước Ô-đồ tu tập thiền định. Sư nói năng rất khéo léo, chiết phục được rất nhiều ngoại đạo, nhờ biện luận với học phái Ni-da-da mà sư nổi tiếng. Sư thường giảng luận Câu-xá, Duy Thức, học thuyết Nhân minh… Trần-na luận tức luận Nhân Minh Chánh Lý Môn Luận Bản (TĐPH Huệ Quang, t. VII, tr. 5759).

[76] Nhân Minh: môn Luận lý học của Phật giáo, giống như Logic học hay Tam đoạn luận của Tây Phương, lấy nhân làm trọng tâm để biện chứng.
Người sáng lập ra Nhân minhẤn ĐộTúc Mục Tiên nhân, tị tổ của phái Ni-dạ-da, tức là phái Chính lý, một trong sáu phái triết học Ấn Độ có trước thời Đức Phật Thích-ca. Sau khi Đức Phật thành đạo, Ngài thường sử dụng Nhân minh để thuyết pháp lợi sinh. Khoảng 700 năm sau Đức Phật nhập diệt, ngài Long Thọ soạn Phương Tiện Tâm Luận để trình bày về Nhân minh. Sau ngài Long Thọ khoảng 200 năm, ngài Di-lặc thuyết luận Du-già-sư-địa 100 quyển, trong đó có 15 quyển nói về phương pháp lý luận Nhân minh. Sau đó, ngài Vô Trước soạn luận Hiển Dương Thánh Giáo 10 quyển, nói rõ phương pháp nghị luận của Nhân minh. Ngài Thế Thân soạn ba bộ luận Quỹ, luận Thức và luận Tâm, có thể được xem là người tập đại thành quy tắc lý luận của Nhân minh (xin tham khảo Phật Quang ĐTĐ); (TĐPH Huệ Quang, t. IV, tr. 3146).

[77] Tông Ngũ Tánh: tông Duy thức. Tông nầy chủ trương năm tánh sai biệt.

[78] Ngọc chẫm: xương ngọc chẫm nhô lên ở phía sau cổ. Người nào có tướng quý này thì rất giàu sang.

[79] Hệ: một lời văn đặt ở cuối để tổng kết toàn bộ bài văn.

[80] Thượng Sinh Kinh Sớ (gọi đủ là Di-lặc Thượng Sinh Kinh Sớ, Quán Di-lặc Thượng Sinh Kinh Sớ, Quán Di-lặc Thượng Sinh Kinh Thụy Ứng Sớ, Quán Di-lặc Thượng Sinh Đâu-suất Thiên Kinh Tán): kinh sớ, hai quyển do ngài Khuy Cơ soạn vào đời Đường. Đây là bộ sách chú thích kinh Quán Di-lặc Bồ-tát Thượng Sinh Đâu-suất Thiên do Thư Cừ Kinh Thanh dịch (TĐPH Huệ Quang, t. II, tr. 1052).

[81] Đồng quy nhất thật (Vạn thiện đồng qui giáo): giáo thứ tư trong Ngũ thừa giáo, do ngài Huệ Quán và Lưu Cù (Cầu) lập ra vào thời Nam triều. Tức là giáo pháp dùng kinh Pháp Hoa làm “Hội Tam Quy Nhất” (khai hội tam thừa đồng quy nhất thừa), để khiến vạn thiện đều quy hướng về Bồ-đề (TĐPH Huệ Quang, t. II, tr. 1597).

[82] Tùy tăng: tùy thuận tăng trưởng. Phiền não ở trong cảnh sở duyên (đối cảnh) hoặc ở trong pháp tương ưng (tâm và tâm sở) đều hòa thuận, ảnh hưởng và cùng tăng trưởng lẫn nhau. Cái trước gọi là Sở duyên tùy tăng, cái sau gọi là Tương ưng tùy tăng (TĐPH Huệ Quang, t. V, tr. 4674).

[83] Bản Giác: cũng gọi là Thỉ giác, Bản giác viên minh. Tính giác sẵn có, tức là bản thể thanh tịnh có đầy đủ tướng bình đẳng, lúc nào cũng hàm chứa đức sáng suốt của đại trí tuệ, xa lìa những tâm niệm sai biệt của thế tục.
chúng sinh bất giác nên phải trải qua sự tu tập hiện đời, thứ lớp đoạn trừ các hoặc lậu mê lầm từ vô thỉ đến nay, từ giác trí khai mở nguồn tâm sẵn có, bản tính của nguồn tâm ấy là giác thể xưa nay thanh tịnh sáng suốt tròn đầy, nên gọi là bản giác viên minh (TĐPH Huệ Quang, t. I, tr. 276).

[84] Sư: chỉ cho ngài Khuy Cơ.

[85] Bất Định tánh: gọi đúng là bất định địa pháp. Một trong sáu loại tâm sở do tông Câu-xá lập. Bất định gồm có tám loại tâm sở: tầm, tứ, thùy miên, ố tác, tham, sân, mạn và si (TĐPH Huệ Quang, t. I, tr. 463).

[86] Ba Thừa (xem chú thích 1):

[87] Nhất thừa: phương pháp duy nhất giúp chúng sinh đạt đến quả vị Phật. Đức Phật giảng pháp Nhất thừa giúp chúng sinh theo đó mà tu hành, vượt ra ngoài biển khổ sinh tử, chuyên chở hành giả đến bờ Niết-bàn. Kinh Pháp Hoa mượn hình ảnh Thất bảo đại xa (xe lớn bằng bảy báu) để dụ cho Nhất thừa, còn gọi là Phật thừa, giáo pháp hướng dẫn đến tri kiến Phật của chính mình.
[88] Đâu-suất: Trong chánh văn tác giả dùng Đổ-sử, là cõi trời Tri Túc, Tịnh độ của Bồ-tát Di-lặc, nó có nội viện và ngoại viện. Nội viện là nơi Bồ-tát Di-lặc thường thuyết pháp, còn ngoại viện là nơi thiên chúng hưởng thọ dục lạc, khó được nghe pháp.

[89] Sở y: đối lại với Năng y, là pháp được nương tựa. Duy Thức học gọi pháp được nương tựa khi tám thức tâmtâm sở sinh khởisở y. Có ba loại: 1. Nhân duyên y cũng gọi là Chủng tử y: chỉ nhân sinh khởi của các pháp hữu vi, chính là chủng tử của mỗi pháp trong tất cả các pháp; 2. Tăng thượng duyên y, cũng gọi là Câu hữu y: Chỉ sở y khởi chuyển của tâm, tâm sở pháp, tức chỉ nội lục xứ. 3. Đẳng vô gián duyên, cũng gọi Khai đạo y: chỉ sở y để tâmtâm sở pháp hiện khởi. (TĐPH Huệ Quang, t. IV, tr. 3981).

[90] Tam hội (Long Hoa tam hội, Long Hoa tam đình, Di-lặc tam hội Từ Tôn tam hội, Long Hoa hội): ba hội thuyết pháp của Đức Phật Di-lặc dưới cội Long Hoa.
Sau khi Đức Phật Thích-ca nhập diệt 56 ức 7 nghìn vạn năm, bồ-tát Di-lặc từ cõi trời Đâu-suất hạ sinh xuống nhân gian, xuất gia học đạo, ngồi dưới cội Long Hoa trong vườn Hoa Lâm, thành Sí-đầu, thành bậc Chánh Đẳng Chánh Giác, trước sau ba lần thuyết pháp.
Theo phẩm Tam Thế Đẳng, kinh Bồ-tát Xử Thai, 2, trong Long Hoa tam hội, hội thứ nhất thuyết pháp độ 96 ức người thành đạo quả, hội thứ 2 độ 94 ức người và hội thứ 3 độ 92 ức người (TĐPH Huệ Quang, t. III, tr. 2476).

[91] Tứ trí tâm phẩm: bốn trí vô lậuquả vị Phật chứng được do chuyển bỏ thức uẩn hữu lậu sở y.
Theo luận Thành duy thức 10, Phật địa kinh luận 3, tông Duy thức lập trí phẩm của đại Bồ-đề thành bốn thứ Vô lậu trí tương ưng tâm phẩm:
1. Đại viên cảnh trí tương ưng tâm phẩm: trí do chuyển thức A-lại-da (thức thứ tám) mà được. Trí này lìa các phân biệt, hành tướng sở duyên vi tế khó biết, không mê vọng, không ngu si đối với tất cả cảnh tướng, tính tướng thanh tịnh, lìa các tạp nhiễm, như ánh sáng của tấm gương tròn lớn, soi khắp vạn tượng sự lý, không sót một mảy may.
2. Bình đẳng tánh trí tương ưng tâm phẩm: trí do chuyển thức Mạt-na (thức thứ bảy) mà được. Trí này quán tất cả pháp, tự tha hữu tình thảy đều bình đẳng, thường tương ưng với đại từ bi… bình đẳng phổ độ tất cả chúng sinh.
3. Diệu quang sát trí tương ưng tâm phẩm: trí do chuyển Ý thức (thứ thứ sáu) mà được. Trí này khéo quán tự tướng, cộng tướng của các pháp, chuyển biến vô ngại, tự tại thuyết pháp tùy theo căn cơ khác nhau của chúng sinh hữu tình để giáo hóa họ.
4. Thành sở tác trí tương ưng tâm phẩm: trí do chuyển năm thức trước (nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức…) mà được. Trí này muốn làm lợi lạc cho các hữu tình, cho nên có khả năng ở trong 10 phương vì chúng sinhhành thiện bằng ba nghiệp thân, khẩu, ý của mình, thành tựu những việc theo năng lực của bản nguyện (TĐPH Huệ Quang, t. V, tr. 4890).

[92] Phế thuyên đàm chỉ: dứt bỏ ngôn ngữ, văn tự, tư duy bàn luận, giải thích ý chỉ. Thuật ngữ của tông Pháp Tướng.
- “Thuyên” nghĩa là “Y thuyên đàm chỉ”, tức dựa vào lời giải thích mà bàn về ý chỉ, tức thông qua cửa giải thích bằng ngôn ngữ, văn tự, tư duy để bàn luận về ý nghĩa của tông chỉ. Chẳng hạn “Chân như” là đế lý quan trọng của Phật giáo, không thể giải thích bằng lời, cũng không thể gọi tên, nhưng vì khiến cho người ngộ được ý nghĩa, thể tánh của nó nên gượng lập ra danh từ “Chân như”, dùng danh từ để bàn luận về ý chỉ chân thật thường như.
- “Chỉ” nghĩa là “Phế thuyên đàm chỉ”, tức là dứt bỏ ngôn ngữ, văn tự, tư duy, dùng chánh trí chứng đắc thể hội ý chỉ chân lý trong nội tâm, tương đương với “Ly ngôn chân như” nói trong luận Đại Thừa Khởi Tín. Chẳng hạn như Nhị đế trong bốn lớp chân tục do tông Pháp Tướng lập ra, chân đế của lớp thứ tư là “Nhất chân pháp giới”, là thứ Chân đế không thể giải thích bằng ngôn ngữ mà phải nội chứng bằng Thánh trí (PQĐTĐ, q.5, tr. 609), (TĐPH Huệ Quang, t. VI, tr. 5677).

[93] Nhất thật như (Nhất thật chân như, Nhất thật đế): tuyệt đối, chân thật. Tức lý thể chân như thật tướng. Thật: Thật tướng không điên đảo, không hư vọng, bình đẳng không hai. Thật đế là một trong các Thắng đế.
Theo chủ trương của tông Tịnh độ: Nhất thậtbản nguyện của Phật A-di-đà (TĐPH Huệ Quang, t. IV, tr. 3241).

[94] Đô-sử: Đô-sử-đa cung (Tusita): là chỗ ở của bồ-tát Di-lặc (TĐĐPB), (xem chú thích 88: Đâu-suất, tr. 135).

[95] Lai nghinh: chư Phật, Bồ-tát và hàng Thánh chúng đến tiếp đón những người phát nguyện sinh về Tịnh độ lúc họ lâm chung. Đức Phật A-di-đà và hai vị Bồ-tát Quán Thế Âm, Đại Thế Chí với tư thế nghinh đón được vẽ trong tranh lai nghinh, gọi là Lai nghinh Tam Tôn (TĐPH Huệ Quang, t. III, tr. 2365).

[96] Bản nguyện (Bản hoằng thệ nguyện): lời nguyện độ sinh của chư Phật và Bồ-tát ở đời quá khứ khi còn ở giai vị Tu nhân. Chữ bản ở đây được hiểu theo nghĩa là gốc. Dù tâm rộng lớn, thệ nguyện vô lượng, nhưng cũng chỉ lấy nguyện cứu độ chúng sinh này làm gốc, nên gọi là bản nguyện.
Tất cả Bồ-tát đều phát tâm Bồ-đề, dùng hoằng thệ nguyện vững chắc để cứu độ chúng sinh, đoạn trừ phiền não, tích lũy đức hạnh đến khi nào thành Phật mới thôi (TĐPH Huệ Quang, t. I, tr. 287).

[97] Biệt nguyện: thệ nguyện riêng của chư Phật và Bồ-tát. Những lời thệ nguyện này là tùy theo sở thích của chư Phật và Bồ-tát phát ra. Như 48 lời đại nguyện của Phật A-di-đà (Tỳ-kheo Pháp Tạng), 500 đại nguyện của Phật Thích-ca trong kinh Bi Hoa, q. 7; mười hai lời nguyện của Phật Dược Sư v.v… Trái lại, Tổng nguyện là nguyện chung của chư Phật và Bồ-tát, như Tứ hoằng thệ nguyện (TĐPH Huệ Quang, t. I, tr. 541).
- Siêu thế biệt nguyện (Siêu thế nguyện): bốn mươi tám nguyện thù thắng của Đức Phật A-di-đà. Khi Đức Phật A-di-đà còn làm Tỳ-kheo Pháp Tạng, Ngài tham khảo các nguyện của chư Phật, suy nghĩ kỹ càng trong suốt năm kiếp mới lập thành 48 điều nguyện. Nguyện của Ngài thù thắng hơn hết trong các nguyện của chư Phật ở thế gian, nên gọi là Siêu thế biệt nguyện (TĐPH Huệ Quang, t. IV, tr. 3941).

[98] Đắc ích: một khoa trong Quán Vô Lượng Thọ Kinh Sớ do ngài Thiện Đạo đời Đường, Trung Quốc phân chia khi trùng tân kinh văn trong hội Vương Cung của kinh Vô Lượng Thọ. Thông thường, kinh văn được chia thành ba phần: phần Tựa, phần Chính tông, và phần Lưu thông, tức là tam phần khoa kinh. Nhưng ngài Thiện Đạo đem ba khoa vốn có trong hội Vương Cung chia làm bốn khoa, tức sau phần Chính tông có thêm phần Đắc ích. Phần này bắt đầu từ câu “Thuyết thị ngữ thời…” đến câu “chư thiên phát tâm”. Theo cách phân biệt của ngài Thiện Đạo thì gồm có năm hạng mục: nội phần tổng điệp (toàn bộ phần trong), năng văn pháp nhân (người có thể nghe pháp), Vi-đề đắc ích (Vi-đề được lợi ích), thị nữ đắc ích (người hầu nữ được lợi ích), chư thiên đắc ích (chư thiên được lợi ích) (TĐPH Huệ Quang, t. II, tr. 1461).

[99] Đại sư Khuy Cơ trụ chùa Từ Ân ở Kinh Triệu, nên người đời sau tôn xưng Ngài là Từ Ân đại sư.

09-03-2009 04:23:46

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant