Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Điền Email để nhận bài mới

Vô Môn Quan

08 Tháng Mười 201000:00(Xem: 7458)
Vô Môn Quan

VÔ MÔN QUAN
Huệ Khai - Hui kai (C.), Ekei (J.)
Người Dịch: Trần Trúc Lâm

Lời Ban Biên Tập:
Quyển sách dưới đây được dịch từ bản Anh ngữ cuốn Zen Flesh - Zen Bones (Phần: The Gateless Gate) của Paul Reps - Nhà xuất bản The Charles E. Tuttle Company, Tokyo; lần thứ nhất: 1957, lần thứ sáu: 1963 bởi Cư sĩ Trần Trúc Lâm. Quý độc giả cần tham khảo, xin đọc cuốn “Vô Môn Quan”, nguyên tác bằng chữ Hán của Huệ Khai tức Tổ Vô Môn, do Giáo sư Trần Tuấn Mẫn Việt dịch và chú, Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam, TP. HCM, Việt Nam ấn hành năm 1995. Trong quyển sách này gồm có cả hai phần chữ Hán và chữ Việt.

LỜI DỊCH GIẢ

(Từ Cuốn Zen Flesh - Zen Bones của Paul Reps - Nhà xuất bản The Charles E. Tuttle Company, Tokyo; Lần thứ nhất: 1957, lần thứ sáu: 1963).
Nếu bạn hảo ngọt và muốn sống dễ dãi thì xin đừng đọc cuốn sách này. Nó chỉ dành cho những người cương quyết mưu cầu giác ngộ, mưu cầu satori. Điều ấy có thể xảy đến với bạn. Trong một nháy mắt nó mở ra. Bạn là một người hoàn toàn mới. Bạn nhìn sự vật không giống như trước. Cái năng lực mới mẽ này đến bằng chứng ngộ chứ không bằng lý luận. Bất cứ bạn làm gì hay ở đâu đều chẳng có gì khác biệt. Nó không tạo ra lý. Nó tạo ra bạn. Những đề thoại đầu cổ xưa của Trung Hoa này, gọi là công án, cốt giúp thiền sinh đọạn tuyệt với say mê chữ nghĩa và phiêu lưu tư tưởng. Khi một thiền sinh quán chiếu về một công án, đó là một cách muốn nói rằng: Đừng phung phí đời bạn chỉ để mò mẫm; hãy hướng suy nghĩcảm quan vào một mục đích - và rồi hãy để cho nó xảy ra. Phải chăng nghệ thuật khai sáng cho con ngưòi này đã mất dấu? Không! nếu bạn biết để tâm - hay những gì khác nữa - của bạn vào nó. Nếu những nhà lãnh đạo của nhân lọai ý thức hơn về điều này, để khi họ có đượﯣ chút quyền nhỏ nhoi, họ bóc lột kẽ khác ít hơn.

Những thiền sư xưa này thường khai ngộ cho môn đệ bằng chỉ trích, hay ngay cả thét đánh. Khi các ngài khen ngợi có nghĩa là đã xem thường. Đó là thói quen. Các ngài rất quan tâm đến các đệ tử của họ nhưng bộc lộ nó trong hiện tiền, chứ không bằng lời lẽ. Họ là những người kiên cường, những người gây kích động. Họ ban cho những câu hỏi mà câu trả lời là sự sống của một người.

Vậy câu trả lời đúng cho công án là gì? Có rất nhiều và cũng chẳng có câu nào. Ở Nhật có một cuốn sách rất hiếm, cố đề ra những câu trả lời thỏa đáng cho những câu hỏi khai tâm này. Thật là trò buồn cười!

Bởi vì công án cũng chính là câu trả lời, và khi đã có một câu trả lời thỏa đáng thì Thiền đã chết.

*

* * *

Đoạn sau là phần tóm lược lời mở đầu của ấn bản Anh ngữ đầu tiên của cuốn sách này.

Giáo pháp của Đức Phật đã được truyền báẤn độ năm trăm năm trước Jesus và hằng ngàn năm trước Mohammed. Ngày nay đạo Phật là một trong những tôn giáo lớn cuả nhân lọai, cổ hơn cả Thiên chúa giáoHồi giáo.

Từ thế kỷ thứ nhất T.L., kinh Phật đã được dịch ra Hán văn bởi nhiều dịch giả Ấn và Hoa, từ triều đại này đến triều đại khác. Tuy nhiên tinh túy của Phật giáo lại được truyền sang Trung quốc vào năm 520 T.L. bởi Bồ Đề Đạt Ma, được xem như là Tổ thứ Nhất tông phái Thiền Trung Hoa. Yếu tính đạo giải thoát từ Đức Phật Thích Ca đã được thiền sư tỉnh tọa Bồ Đề Đạt Ma lưu chuyểnđệ tử của ngài nối tiếp, rồi truyền thừa cùng một cách qua biết bao thế hệ. Nhờ đấy mà Thiền du nhập, nuôi dưỡngtruyền bá khắp Trung quốc, rồi đến Nhật bản.

Chữ Nhật ZEN - chữ Hán CH’AN, chữ Phạn DHYANA - (dĩ nhiên chữ Viêt là THIỀN. LND) - có nghĩa là trầm tư mặc tưởng, để ngộ được điều mà Phật đã ngộ, sự giải thóat của tâm. Nó cung cấp một lối tự quán chiếu, thường là dưới sự chỉ dạy của một thiền sư.

Thiền có nhiều bản kinh, mà cuốn sách này là một, Mu-mon-kan (Vô Môn Quan hay Mậu Môn Quan) - thoát ý là "cửa không chắn" - đã được ghi lại bởi Thiền sư Trung Hoa Huệ Khai, cũng còn gọi là Vô Môn, sống từ năm 1183 đến năm 1260. Tác phẩm gồm những mẫu đối thọai giữa các tổ và đệ tử, vẽ cho thấy lối xóa bõ khuynh hướng nhị nguyên, hướng ngoại, bao quát, và trí thức của các đệ tử để đạt đến bản lai diện mục, thực tính. Những vấn đề hay những thử thách nội tại mà các thiền sư hay dùng để đối chất với các đệ tử đươc gọi là công án, và mỗi câu truyện kể sau chính nó là một công án.

Những câu truyện dùng cả đến chữ phàm tục để phản ảnh pháp môn thâm hậu, quán chiếu vào nội tâm của mình. Thảng hoặc có vài trường hợp xem ra thô bạo nên được hiểu như là sinh độngthành tâm. Không có câu truyện nào cố làm ra vẻ luận lý. Chúng nhắm vào trạng thái của tâm chứ không phải vào chữ nghĩa. Nếu không hiễu được điều này thì trọng điểm của cổ kinh bị nhìn sai lệch. Toàn thể thâm ý là giúp cho thiền sinh phá vỡ được cái vỏ của đầu óc hạn chếđạt đến được lần sinh thứ hai miên viễn, satori, giác ngộ.

Mỗi thoại đầu là một lớp cản. Ai có được tinh thần Thiền đều đi qua dễ dàng. Ai sống trong Thiền hiễu được hết công án này đến công án khác, theo lối của mình, mà thấy những cảnh giới không thể thấy và sống trong vô hạn.

*
* * *

Vô-Môn Huệ Khai đã viết những lời này trong phần giới thiệu của cổ kinh.

"Thiền không có cửa. Chủ đích của lời Phật dạy là để giác ngộ kẽ khác. Vì vậy mà Thiền phải không có cửa.

"Một người muốn đi qua cổng không cửa phải làm thế nào bây giờ? Có người bảo thứ gì qua lại cỗng đều không phải là của gia bảo, rằng thứ gì tạo ra do sự giúp đở của người khác thì đều bị tan rã và hũy hoại.

"Những lời nói như thế chẳng khác gì sóng nỗi giửa bễ lặng hay mỗ xẻ thân người lành mạnh. Nếu kẽ nào bám cứng

vào những gì người khác nói và cố gắng hiễu Thiền bằng lý giải thì kẽ ấy chẳng khác gì tên đần độn nghĩ rằng hắn có thể dùng gậy đập được mặt trăng hay gãi chỗ ngứa chân từ bên ngòai chiếc giày. Không bao giờ có thể được.

"Vào năm 1228 ta thuyết pháp cho chư tăng tại chùa Ryusho ở phía đông Trung quốc, và do lời yêu cầu của họ ta kể lại những công án cỗ, với mong ước khơi dậy tinh thần Thiền của họ. Ta dụng ý dùng công án như một kẽ nhặt viên gạch để gõ cửa, sau khi cửa mở thì viên gạch chẳng còn hữu dụng nữa và bị ném đi. Lời ta, không ngờ lại được góp nhặt, và có đến bốn mươi tám công án, ta thêm vào lời bàn và kệ cho mỗi bài, tuy vậy sự sắp xếp lại không theo thứ tự đã kể. Ta gọi cuốn sách là Vô Môn Quan, mong rằng thiền sinh đọc nó như một cẩm nang.

"Nếu độc giả nào mạnh dạn tiến thẳng về phía trước trong quán chiếu, không ảo tưởng nào có thể quấy họ được. Ho sẽ liễu ngộ chẳng khác gì chư tổ ở Ấn và Hoa, có thể còn khá hơn. Nhưng nếu họ ngập ngừng dù một giây lát, họ sẽ như kẽ đứng nhìn người cỡi ngựa phi qua cửa sổ, và trong nháy mắt chẳng kịp trông thấy.

"Đại đạo không có cỗng,
Ngàn lối đi vào nó.
Khi ai đi qua được cửa không này
Thì thong dong giữa đất trời."

1. CON CHÓ CỦA JOSHU (TRIỆU CHÂU TÙNG THẪM 778-897 - LND) Một vị sư hỏi Triệu Châu, một thiền sư Trung Hoa: "Con chó có Phật tánh không?" Triệu Châu trả lời: "KHÔNG" Lời bàn của Vô-Môn: Để ngộ Thiền ta phải vượt qua rào cản của chư tổ. Giác ngộ luôn đến sau khi lối suy nghĩ bị chắn.

Nếu ngươi không vượt qua rào cản của chư tổ, hoặc lối suy nghĩ không bị chắn, thì bất cứ điều gì ngươi nghĩ, điều gì ngươi làm đều giống như bóng ma vướng mắc. Ngươi có thể hỏi: Rào cản của tổ là gì? Một chữ thôi, KHÔNG, là nó.

Đó là rào cản của Thiền. Nếu ngươi vượt qua được, ngươi có thể diện kiến Triệu Châu. Ngươi có thể tay nắm tay cùng với chư tổ. Có thú vị không?

Nếu ngươi muốn vượt qua rào cản này, ngươi phải vận dụng tất cả xương cốt trong thân ngươi, tất cả lổ chân lông của da ngươi, ngẫm nghĩ câu hỏi này: KHÔNG là cái gì? và mang nó theo ngày và đêm. Chớ nên cho nó là biểu tượng tiêu cực thông thường có nghĩa là không có gì. Nó không phải là trống không, đối lại với hiện hữu. Nếu ngươi thực muốn vượt qua rào cản này, ngươi phải có cảm giác như ngậm một viên sắt nóng mà ngươi không thể nuốt vào hay khạc ra.

Rồi sự thiển cận trước kia của ngươi biến mất.Và như trái cây chín mùa, cái nhìn chủ quan và khách quan của ngươi trở thành một. Nó như kẽ câm nằm mộng, hắn biết đấy nhưng không thể nói ra được.

Khi thiền sinh vào được trạng thái này thì cái vỏ tự-ngã của y bị đập vỡ và y có thể lay trời và dời đất được. Y sẽ như là một chiến sĩ vô địch với lưởi gươm bén. Nếu Phật đứng chắn lối, y sẽ chém nhào; nếu tổ gây trở ngại, y sẽ giết ngay; và y sẽ được tự do ra vào cõi sinh tử. Y có thể nhập bất cứ cảnh giới nào cứ như là vào sân chơi nhà mình. Ta sẽ nói cho ngươi biết cách làm được như thế với công án này:

Hãy tập trung tất cả năng lực của ngươi vào chữ KHÔNG này, và không bao giờ ngưng nghỉ. Khi ngươi vào được KHÔNG này và chẳng hề ngưng nghỉ, sự liễu ngộ của ngươi sẽ như ngọn đèn cháy và chiếu sáng toàn thể vũ trụ.

Con chó có Phật tánh không?
Đây là câu hỏi nghiêm trọng nhất.
Nếu ngươi nói CÓ hay KHÔNG,
Ngươi đánh mất Phật tánh của chính ngươi.

2. CON CHỔN CỦA TỒ BÁ TRƯỢNG (HYAKUJO)[**]

Cứ mỗi lần Bá Trượng thuyết pháp, một ông lão đến nghe mà tăng chúng không hề thấy. Khi buổi giảng chấm dứt tăng chúng rời chỗ thì ông lão cũng ra về. Nhưng một ngày kia ông lão lại ở lại, Bá Trượng hỏi: "Ông là ai?"

Ông lão trả lời: "Tôi không phải là người, nhưng tôi vốn là người khi Đức Phật Kashapa còn tại thế. Tôi là một thiền sư tu tại núi này. Bấy giờ, một trong những đệ tử của tôi hỏi rằng nột người đã giác ngộ thì có còn chịu luật nhân quả không. Tôi trả lời: ‘Kẽ giác ngộ không còn chịu luật nhân quả nữa.’ Vì câu trả lời này, do còn vướng mắc với tuyệt đối, mà tôi đã biến thành con chồn hơn năm trăm kiếp rồi, và tôi vẫn còn là chồn. Xin ngài hóa độ cho tôi bằng pháp ngôn của ngài để tôi thoát khỏi kiếp chồn? Bây giờ tôi xin hỏi ngài: Kẽ đã giác ngộ thì có còn chịu luật nhân quả không?"

Bá Trượng bảo: "Kẽ đã giác ngộ là một người vẫn chịu luật nhân quả."

Sau câu ấy, ông lão thoắt ngộ.

"Tôi đã được giải thoát," ông lão nói và cúi lạy. "Tôi không còn là chồn nữa, nhưng tôi phải để xác lại trong một cái hang sau núi. Xin được chôn cất theo lễ chư tăng." Rồi ông biến mất.

Hôm sau Bá Trượng ra lệnh tăng trưởng chuẩn bị tang lễ cho một tăng sĩ. "Chẳng có ai mắc bệnh cả," tăng chúng thắc mắc. "Sư phụ có ý gì?"

Sau trai phạn, Bá Trượng dắt tăng chúng đi vòng ra sau núi. Trong một cái hang, ngài dùng gậy kéo ra một cái xác của con chồn già và thực hiện lễ hỏa thiêu.

Đêm đó Bá Trượng kể lại câu chuyện và giảng về luật nhân quả.

Sau khi nghe chuyện, Obaku hỏi Bá Trượng: "Con hiễu rằng ngày xưa có kẽ chỉ vì trả lời sai một câu hỏi Thiền đã biến thành con chồn năm trăm kiếp. Vậy ngày nay "Nếu một thiền sư trả lời đúng hết các câu hỏi thì việc gì sẽ xảy ra?"

Bá Trượng bảo: "Hãy đến gần đây ta sẽ nói cho nghe."

Obaku đến gần và tát thầy một cái, vì y biết rằng đó là câu trả lờisư phụ sẽ ban cho.

Bá Trượng vỗ tay cười cho sự sáng trí của đệ tử. "Ta tưởng rằng người tây trúc có bộ râu đỏ," ngài nói, "và bây giờ ta biết một người tây trúc có bộ râu đỏ."

Lời bàn của Vô-Môn: "Kẽ giác ngộ không phải là đối tượng." Làm thế nào mà câu trả lời này biến một tăng sĩ thành con chồn?

"Kẽ giác ngộ là một người vẫn chịu luật nhân quả." Làm thế nào mà câu trả lời này làm cho chồn được giải thóat?

Muốn hiểu rốt ráo được điều này, người ta phải chột một mắt.
Chế ngự hay không chế ngự?
Cùng con súc sắc bày hai mặt.
Không chế ngự hay chế ngự,
Cả hai đều sai lầm thê thảm.

3. NGÓN TAY CỦA CỤ CHỈ HOÀ THƯỢNG (GUTEI)

Cụ Chỉ thường đưa một ngón tay lên khi được hỏi một câu về Thiền. Một cậu bé thị vệ bắt chước theo. Khi có người hỏi cậu rằng sư phụ của cậu giảng dạy điều gì vậy thì cậu liền đưa lên một ngón tay.

Chuyện tinh nghịch của cậu bé đến tai Cụ Chỉ. Ngài liền nắm lấy cậu và cắt đứt ngón tay. Cậu bé la khóc và chạy mất. Cụ Chỉ gọi cậu dừng lại. Khi cậu bé quay lại nhìn thầy, Cụ Chỉ đưa lên một ngón tay của ngài. Ngay tức khắc, cậu bé liễu ngộ.

Khi Cụ Chỉ gần qua đời, ngài cho gọi toàn tăng chúng lại. "Ta đạt đến Nhất chỉ Thiền," ngài bảo, "từ sư phụ của ta là Thiên Long Hòa Thượng (Tenryu), và cả một đời ta vẫn chưa tận dụng nó." Nói xong ngài thị tịch.

Lời bàn của Vô-Môn: Giác ngộ, điều mà Cụ Chỉ và cậu bé đạt đến, không dính líu gì đến ngón tay cả. Nếu ai cứ mãi bám chặt vào cái ngón tay thì Thiên Long Hòa Thượng bực mình đến độ sẽ tiêu hũy luôn cả Cụ Chỉ, cậu bé và kẽ dính mắc.

Cụ Chỉ rẽ rúng pháp môn của Thiên Long,
Giải thóat cậu bé bằng lưởi dao.
So với vị thần Tàu di sơn đảo hải.
Thì lão Cụ Chỉ thật đáng thương.

4. TÊN NGỌAI NHÂN KHÔNG RÂU

Wakuan than phiền khi nhìn thấy tranh Bồ Đề Đạt Ma đầy râu rậm: "Tại sao gã không có râu nhỉ?"

Lời bàn của Vô-Môn: Nếu ngươi muốn học Thiền, phải học với quả tim. Khi ngươi đạt được liễu ngộ, thì phải thực liễu ngộ. Chính ngươi phải có gương mặt của Đại Tổ Bồ Đề mới thấy được ngài. Chỉ thoáng nhìn cũng đũ rồi. Nhưng nếu ngươi bảo đã gặp ngài thì ngươi chưa hề thấy ngài.

Người ta không nên bàn đến mộng
Trước mặt một tên khùng.
Tại sao Bồ Đề Đạt Ma không có râu?
Thực là câu hỏi vô lý!

5. KYOGEN LEO LÊN CÂY

Kyogen bảo: "Thiền cứ như một người đu lơ lững trên vực sâu răng cắn chặt vào cây. Tay không nắm được cành, chân không tựa vào nhánh, và bên dưới có kẽ hỏi: "Tại sao Bồ Đề Đạt Ma lại từ Ấn Độ đến Trung Hoa?"

"Nếu người đu cây không trả lời, hắn thua; và nếu trả lời, hắn rơi tòm mất mạng. Vậy hắn phải làm gì nào?"

Lời bàn của Vô-Môn: Trong tình huống đó, mọi tranh biện tài tình đều vô ích. Nếu ngươi thuộc hết tam tạng kinh điễn, ngươi chẳng dùng được. Khi ngươi có câu trả lời đúng, dù con đường quá khứ là đường tử, ngươi mở ra được con đường sinh mới. Nhưng nếu ngươi không trả lời được, ngươi phải sống đến bao đời để hỏi Phật tương lai, Phật Di Lặc.

Kyogen là kẽ gàn
Reo rắc độc dược diệt-ngã-mạn đó
Làm câm miệng các môn đồ
Và để nước mắt tuôn trào từ đôi mắt chết của họ.

6. PHẬT XOAY MỘT CÀNH HOA

Khi Đức Phật ngự tại núi Linh Thứu (Grdhrakuta), Ngài xoay một cành hoa trong tay và đưa ra trước thính chúng. Mọi người đều im lặng. Duy chỉ có Ma Ha Ca Diếp (Maha Kashapa) mỉm cười, nhưng vẫn cố giữ nghiêm nét mặt.

Đức Thế Tôn bảo: "Ta có nhãn tạng của chánh pháp, tâm của Niết bàn, thực nhận của vô tướng, và Giáo pháp vi diệu khó nghĩ bàn. Không thể diễn bằng lời, mà chỉ biệt truyền ngoài giáo lý. Giáo pháp này ta giao lại cho Ma Ha Ca Diếp."

Lời bàn của Vô-Môn: Phật mặt vàng tưởng rằng có thể lừa được mọi người. Ngài làm cho chư thiện tri thức trở nên lố bịch, và mượn đầu heo bán thịt chó. Và ngay cả ngài cũng nghĩ rằng như thế là tuyệt. Nếu toàn thính chúng đều cười cả thì sao? Làm thế nào ngài có thể truyền giáo pháp? Và lại nữa, nếu Ma Ha Ca Diếp không mĩm cười, làm thế nào ngài có thể truyền giáo pháp? Nếu ngài bảo rằng sự liễu ngộ có thể truyền thừa, thì rõ ngài cũng giống như tên bịp thị thành lừa anh nhà quê khờ khạo, và nếu ngài bảo rằng nó không thể truyền thừa được thì tại sao ngài lại giao phó cho Ma Ha Ca Diếp?

Khi xoay cành hoa
Sự vờ vỉnh của Ngài đã bị lộ.
Không ai trong vòng thiên địa có thể hơn được
Gương mặt nhăn vết của Ma Ha Ca Diếp.

7. TRIỆU CHÂU TÙNG THẪM RỬA BÁT

Một vị tăng thưa với Triệu Châu: "Con vừa nhập thiền thất, Xin chỉ dạy."

Triệu Châu hỏi: "Con đã ăn cháo chưa?"

Vị tăng trả lời: "Bạch, đã ăn rồi."

Triệu Châu nói: "Vậy thì đi rửa bát đi."

Ngay lúc đó vị tăng liễu ngộ.

Lời bàn của Vô-Môn: Triệu Châu là người đã mở miệng cho thấy tâm của ngài. Ta nghi rằng vị tăng kia chưa chắc đã thấy được tâm của Triệu Châu. Ta mong rằng ông ta không nhầm cái chuông với bình chế nước.

Thật là quá rõ và vì vậy mà khó thấy.
Có kẽ khờ cầm đèn đi tìm lửa.
Nếu hắn biết lửa ra sao,
Thì hắn đã nấu cơm sớm hơn.

8. BÁNH XE CỦA KEICHU

Getsuan nói với môn đồ: "Keichu, người chế ra bánh xe đầu tiên của Trung quốc, làm hai bánh xe, mỗi bánh có năm mươi nang. Bây giờ giả dụ các ngươi tháo cái trục ra thì bánh xe sẽ ra sao? Và nếu Keichu làm vậy thì ông ta có được gọi là tổ chế ra bánh xe không?"

Lời bàn của Vô-Môn: Nếu ai có thể trả lời câu hỏi này tức khắc, thì mắt hắn sẽ như sao xẹt và trí óc hắn sẽ như một tia chớp.

Khi bánh xe không trục xoay,
Tổ hay chẳng tổ có thể ngưng nó lại.
Nó xoay trên trờidưới đất,
Nam, bắc, đông, và tây.

9. MỘT ĐỨC PHẬT TRƯỚC THỜI CÓ SỬ

Một vị tăng hỏi Seijo: "Con biết rằng một đức Phật trước thời có sử, đã tọa thiền qua bảy kiếp mà vẫn không ngộ được chân lý tối thượng, vì thế mà không hoàn toàn được giải thoát. Tại sao vậy?"

Seiji trả lời: "Câu hỏi của ông đã tự giải thích rồi."

Vị sư hỏi tiếp: "Tại sao đức Phât đó tọa thiền mà vẫn không đạt được Phật quả?"

Seijo trả lời: "Vì ông ta chưa thành Phật."

Lời bàn của Vô-Môn: Ông ta có thể ngộ đạo, nhưng ta không cho rằng ông ấy hiễu rõ. Khi một người ngu liễu ngộ thì thành thánh. Khi một bậc thánh bắt đầu hiễu ra thì thành người ngu.

Tốt hơn nên ngộ tâm chứ chẳng phải thân.
Khi tâm giác ngộ thì không còn gì để lo ngại cho thân.
Khi tâm và thân trở thành một
Thì người được tự tại, chẳng còn ham muốn lợi danh.

10. SEIZEI CÔ ĐỘCNGHÈO NÀN

Một vị tăng tên là Seizei hỏi Sozan: "Seizei cô khổ. Ngài có giúp đở được không?"

Sozan hỏi: "Seizei?"

Seizei đáp: "Bạch Hòa thượng."

Sozan bảo: "Ngươi được Thiền, là món mỹ tửu đệ nhất của thiên hạ (Trung quốc), và đã uống xong ba chén, mà vẫn nói là chưa thấm môi ư!."

Lời bàn của Vô-Môn: Seizei hơi quá đà. Tại sao vậy? Bởi vì Sozan rất tinh mắt biết rõ người đối thoại. Ngay thế, ta vẫn muốn hỏi chư vị: Ở thời điểm nào thì Seizei đã uống rượu?

Kẻ nghèo nhất Trung quốc,
Kẻ gan nhất Trung quốc,
Chỉ vừa đủ cầm hơi,
Mà lại muốn so bì với người giàu nhất.

11. TRIỆU CHÂU TÙNG THẪM KHẢO HẠCH MỘT VỊ TĂNG ĐANG THAM THIỀN

Triệu Châu đến tịnh thất của một vị tăng đang tọa thiền và hỏi: "Cái gì là cái gì?"

Vị tăng giơ lên nắm tay.

Triệu Châu đáp: "Thuyền không thể lưu ở nơi nước cạn." Rồi bõ đi.

Vài ngày sau Triệu Châu trở lại và hỏi cùng một câu như trước.

Vị tăng đáp lại cũng cùng một cách không khác.

Triệu Châu bảo: "Khá trao, khá nhận, giết hay, cứu giỏi." Rồi vái chào.

Lời bàn của Vô-Môn: Vẫn là một nắm tay không khác ở hai lần. Tại sao Triệu Châu không chứng cho lần đầu mà lại nhận lần sau? Sai trật ở chỗ nào?

Ai trả lời được thì đã biết rằng lưởi của Triệu Châu không xương nên nhiều đường lắc léo. Có thể là Triệu Châu sai. Hoặc qua ông sư kia, Ngài có thể biết rằng mình sai.

Nếu ai nghĩ rằng nội tâm của mình hơn hẳn nội tâm của người khác, quả là kẻ không có mắt.

Nhãn quang như sao xẹt,
Thiền quán tựa lằn chớp.
Lưởi gươm giết chết người
Cũng là lưởi gươm cứu sống người.

12. ZUIGAN (SƯ NHAN – LND.) GỌI SƯ PHỤ

Sư Nhan một mình gọi lớn mỗi ngày: "Sư phụ."

Rồi lại tự đáp: "Dạ, bạch thầy."

Và liền thêm: "Hãy tỉnh táo nhé."

Rồi tự đáp: "Dạ, bạch thầy."

"Và sau đó," Ngài tiếp, "đừng để bị người khác lừa gạt nhé."

"Dạ, bạch thầy; Dạ, bạch thầy." Ngài tự trả lời.

Lời bàn của Vô-Môn: Lão Sư Nhan tự bán tự mua. Lão làm một màn múa rối. Ngài mang một mặt nạ để gọi "Sư phụ" rồi mặt nạ khác để trả lời. Mang cái khác để nói: "Hãy tỉnh táo nhé." Và lại cái khác, "Đừng để bị người khác lừa gạt nhé." Nếu ai vướng mắc vào bất cứ cái mặt nạ nào thì quả là lầm to, mà còn bắt chước Sư Nhan, thì sẽ không khác chồn cáo.

Vài thiền sinh không ngộ được con người thật sau cái mặt nạ.
Bởi vì họ chỉ thấy cái tự ngã.
Cái tự ngã là mầm sanh tử,
Mà kẽ mê gọi nó là chân nhân.

13. TOKUSAN ÔM BÌNH BÁT

Tokusan từ Thiền đường đến nhà bếp tay ôm bình bát. Seppo phụ trách nấu nướng thấy Tokusan bảo: "Tiếng trống hiệu báo giờ ăn chưa điểm. Ngài đi đâu với cái bình bát vậy?" Tokusan quay trở về thiền thất.

Seppo thuật lại câu chuyện với Ganto. Ganto bảo: "Lão sư Tokusan chẳng hiểuđược chân lý tối thượng."

Tokusan nghe được lời phê liền cho gọi Ganto đến gặp. "Ta có nghe," ngài bảo, "ông không tán thành lối thiền của ta."

Ganto gián tiếp thú nhận. Tokusan chẳng nói gì.

Hôm sau Tokusan thuyết pháp cho tăng chúng một cách khác hẳn. Ganto cười rộ và vổ tay nói: "Ta thấy lảo sư hiểu rõ chân lý tối thượng. Chẳng có ai ở Trung quốc có thể hơn được."

Lời bàn của Vô-Môn: Nói đến chân lý tối thượng, cả Ganto và Tokusan chẳng hề mộng tưởng. Rốt ráo, họ chỉ là những kẽ đần độn.

Ai hiểu được diệu đế thứ nhất
Hẳn phải hiểu chân lý sau cùng
Sau cùng và thứ nhất,
Chúng có khác nhau chăng?

14. NAM TUYỀN PHỒ NGUYỆN CHẶT CON MÈO LÀM HAI KHÚC

Nam Tuyền bắt gặp hai tăng sinh cải nhau chỉ vì con mèo. Ngài chộp lấy con mèo và bảo họ: "Nếu ai nói được một lời phải thì cứu được con mèo."

Chẳng ai trả lời được. Nam Tuyền liền chặt con mèo làm hai khúc.

Tối đó Triệu Châu Tùng Thẩm trở vềNam Tuyền kể lại câu chuyện. Triệu Châu liền tháo dép đội lên đầu bước trở ra.

Nam Tuyền bảo: "Nếu ngài có mặt ở đấy thì đã cứu được con mèo."

Lời bàn của Vô-Môn: Tại sao Triệu Châu đội dép lên đầu? Nếu ai trả lời được thì sẽ hiểu Nam Tuyền phán quyết như thế nào. Nếu không, thì chịu bay đầu.

Nếu Triệu Châu có mặt ở đấy,
Ông tã có thể đã phán quyết ngược lại.
Triệu Châu chụp lấy dao
Nam Tuyền phải xin tha mạng cho lảo.

15. BA CÁI LẠY CỦA TOZAN (ĐỘNG SƠN THỦ SƠ hay ĐỘNG SƠN LƯƠNG GIỚI (807-869 – LND.)

Động Sơn đến ra mắt Vân Môn Văn Uyên (Ummon). Vân Môn hỏi từ đâu lại.

Động Sơn thưa: "Từ làng Sato."

Vân Môn hỏi "An cư kiết hạ ở chùa nào?"

Động Sơn trả lời: "Chùa Hoji, phía nam của chíếc hồ."

"Ông rời lúc nào?" Vân Môn hỏi, mà thầm nghĩ chẳng biết Động Sơn cứ tiếp tục trả lời như thế đến bao lâu.

"Ngày hai nươi lăm tháng Tám," Động Sơn trả lời.

Vân Môn bảo: "Ta phải cho ngươi ba gậy mới đặng, nhưng ta tha cho bửa nay."

Ngày hôm sau Động Sơn bái kiến Vân Môn và hỏi: "Ngày hôm qua ngài đã tha cho tôi ba gậy. Tôi chẳng biết mình làm gì quấy."

Thất vọng trước câu nói, Vân Môn bảo: "Ngươi thật là vô dụng. Chỉ là kẻ lê lết từ chùa này đến chùa khác mà thôi."

Lời của Vân Môn chưa dứt, Động Sơn chợt ngộ.

Lời bàn của Vô-Môn: Vân Môn cho Động Sơn thức ăn Thiền bổ dưởng. Nếu Động Sơn tiêu hóa được, Vân Môn có thể thâu nhận y vào hội chúng.

Qua một đêm Động Sơn bơi lội trong biển phải quấy, nhưng đến sáng Vân Môn đập vở được cái võ cứng của y. Nghĩ cho cùng, thì y cũng chẳng sáng trí mấy.

Bây giờ ta muốn hỏi chư vị: Động Sơn có đáng bị ba gậy hay không? Nếu các ngươi nói đáng thì không phải chỉ Động Sơn mà ngay đến mỗi người trong bọn các ngươi phải bị đòn. Nếu các ngươi bảo không, thì há Vân Môn đã nói lời dối trá.

Nếu trả lời thông suốt được, thì ngươi có thể ăn cùng món với Động Sơn.

Sư tử mẹ thô tháp dạy cho bầy con
Khi chúng nhảy, nó liền đập cho ngã
Khi Vân Môn gặp Động Sơn, mũi tên thứ nhất còn nhẹ
Đến mũi thứ hai thì ngấm sâu.

16. CHUÔNG VÀ ÁO CÀ SA Vân Môn hỏi: "Cõi ta bà thật lớn, tại sao ngươi lại theo tiêng chuông và mặc áo cà sa?"

Lời bàn của Vô-Môn: Khi tu học thiền, người ta không cần phải nương theo âm thanh, hoặc màu sắc, hoặc hình tướng. Dù rằng thông thường có kẽ đạt được nội tâm khi nghe một âm, hoặc thấy một sắc hoặc một tướng. Đó không phải là thiền. Người thực tu học thiền chế ngự được cà âm, sắc, tướng, và hiễn lộ chân lý trong cuộc sống hằng ngày.

Âm đến tai, tai tìm đến âm. Khi bạn ngăn được âm thanhxúc giác, bạn hiểu được gì? Người ta không thể hiểu khi dùng tai để nghe. Để hiểu được cặn kẽ hơn, người ta phải thấy được âm thanh.

Khi ngươi hiểu, ngươi là người cùng một nhà;
Khi ngươi không hiểu, ngươi là một kẻ lạ.
Những ai không hiểu đều là người cùng một nhà,
Và khi họ hiểu thì thành kè lạ.

17. BA TIẾNG GỌI CỦA KOKUSHI (QUỐC SƯ HUỆ TRUNG – LND.)

Thiền sư Huệ Trung, tên là Chu, là quốc sư (quan phụ đạo cho Hoàng đế), gọi thị giả của ngài

"Oshin."

Oshin liền đáp: "Dạ."

Chu lập lại, muốn thử người đồ đệ: "Oshin."

Oshin cũng lập lại: "Dạ."

Chu gọi: "Oshin."

Oshin trả lời: "Dạ."

Chu bảo: "Thứ lỗi cho ta đã gọi ngươi, nhưng ngươi phải xin lỗi ta."

Lời bàn của Vô-Môn: Khi lảo tăng Chu gọi Oshin ba lần, lưởi của lảo đã rã ra, nhưng khi Oshin đáp lại ba lần thì lời của y quả thậtthông minh. Chu đã suy kiệt và cô quạnh, và lối dạy của lảo chẳng khác gì nắm đầu bò để cho ăn lá đậu.

Oshin biểu lộ thiền của y cũng chẳng mấy khó. Bụng đã no nên y chẳng còn muốn ăn cao lương. Khi nước đã giàu thì dân biếng nhác; khi gia đình phồn vinh thì con hư hõng.

Bây giờ ta muốn hỏi ngươi: Ai phải xin lổi?

Khi kho lương thực của nhà tù chỉ chứa sắt, chẳng còn chỗ cho cái đầu thì tù nhân bị khốn đốn gấp bội.
Khi chẳng còn chỗ cho thiền trong đầu của thế hệ chúng ta, thì thật là đáng lo.
Nếu ngươi cứ cố giử chặt tấm cửa của căn nhà đang sập,
Ngươi cũng sẽ bị khốn đốn.

18. BA CÂN CỦA TOZAN (ĐỘNG SƠN THỦ SƠ – LND.)

Khi Động Sơn đang cân vừng, một tăng sĩ hỏi: "Phật là gì?"

Động Sơn bảo: "Bó vừng này nặng ba cân."

Lời bàn của Vô-Môn: Thiền của lão Động Sơn cứ y như là con hến. Ngay khi võ hến mở ra ngươi có thể thấy tất cả bên trong. Tuy thế, ta muốn hỏi chư vị: Các ngươi có thấy Động Sơn thực không?

Ba cân vừng ngay trước mũi ngươi,
Thực gần, mà tâm thì lại còn gần hơn.
Kẻ nào nói đến xác nhận và phủ nhận
Thì vẫn sống trong vòng đúng, sai.

19. MỖI NGÀY ĐỀU LÀ ĐẠO

Triệu Châu Tùng Thẩm hỏi Nam Tuyền: "Đạo là gì?"

Nam Tuyền bảo: "Đời sống hằng ngày là đạo"

Triệu Châu hỏi: "Có tìm hiểu được chăng?"

Nam Tuyền đáp: "Nếu ông cố tìm hiểu thì ông đã ở xa nó rồi."

Triệu Châu hỏi: "Nếu không tìm hiểu thì làm sao biết được nó là đạo?"

Nam Tuyền bảo: "Đạo không bị lệ thuộc vào cái thế giới nhận biết, và cũng chẳng lệ thuộc vào thế giới không nhận biết. Cảm quan là huyển hóa, và không cảm quanvô tri. Nếu ông muốn đạt đến đạo chân thực không nghi ngại, thì hãy du mình vào chốn thênh thang như bầu trời. Ô⮧ không thể gọi nó là thiện mỹ hay không thiện mỹ."

Đến đấy Triệu Châu chợt ngộ.

Lời bàn của Vô-Môn: Nam Tuyền đã có thể xóa tan nỗi nghi ngại đong cứng của Triệu Châu ngay khi ông này lên tiếng hỏi. Ta ngờ rằng Triệu Châu chưa đạt đến chỗ Nam Tuyền đã ngộ. Ông ta phải tu học thêm ba mươi năm nữa mới đặng.

Mùa xuân, trăm hoa đua nỡ; mùa thu, trăng vằng vặt;
Mùa hạ, cơn gió mát; mùa đông, tuyết sẽ rơi.
Nếu điều vô dụng không vướng mắc tâm ngươi,
Bất cứ lý do gì cũng đều tốt cả.

20. NGƯỜI GIÁC NGỘ

Shogen hỏi: "Tại sao người giác ngộ lại không đứng dậy mà tự lý giãi?" Và ngài lại bảo: "Lời nói không nhất thiết phải phát ra từ lưỡi."

Lời bàn của Vô-Môn: Shogen đã nói toạt ra rồi, thế mà được bao nhiêu người hiễu đây?

Nếu có kẽ quán triệt được, hắn phải đến chỗ của t a ở để thử vài trượng. Tại sao, hãy nghe đây, muốn thử vàng ròng, ngươi phải nhìn qua lửa.

Nếu đôi chân bậc giác ngộ dời gót, thì biển cả chắc phải tràn;
Nếu cái đầu đó cúi xuống, thì nó đã nhìn khắp cung trời đao lợi.
Cái thân như thế thì không thể nghỉ ngơi được ..
Hãy để người khác tiếp bài thơ này.

21. CỤC PHÂN KHÔ

Một vị tăng hỏi Vân Môn: "Phật là gì?"

Vân Môn trả lời ông ta: "Cục phân khô."

Lời bàn của Vô-Môn: Theo ta thì Vân Môn xoàng quá, ngài đã không thể phân biệt được mùi vị của các món ngon, hoặc giả ngài đã quá bận để viết chữ cho dễ đọc. Thôi thì ngài đã muốn giữ thiền môn của ngài với cục phân khô. Lời dạy của ngài chẳng dùng được.

Chớp sáng lòe,
Làm mưa sa.
Trong nháy mắt
Ngươi không kịp thấy.

22. CÂY PHẤT TỬ CỦA KASHAPA (CA DIẾP – LND.)

Ananda hỏi Kashapa (Ca Diếp): "Đức Phật trao cho sư huynh kim y làm tín vật kế thừa. Ngài còn trao gì nữa chăng?"

Ca-Diếp bảo: "Ananda."

Ananda đáp: "Dạ, sư huynh."

Ca-Diếp nói: "Ngươi có thể hạ cây phất tử của ta xuống và dựng cây phất tử của ngươi lên."

Lời bàn của Vô-Môn: Nếu ai hiễu được như vậy thì sẽ thấy rằng tình sư huynh xưa vẫn đượm, nhưng nếu y không hiễu thì, cho dù y tu đến mấy kiếp trước cả thời chư Phật, y vẫn khó mà liễu ngộ.

Câu hỏi thì vớ vẫn, nhưng câu trả lời thì thân thiết.

Khi nghe, có bao nhiêu người chú ý?

Sư huynh gọi, sư đệ đáp,

Tiết xuân này chẳng thuộc vào mùa thường.

23. KHÔNG NGHĨ THIỆN, KHÔNG NGHĨ ÁC

Khi đã giác ngộ, Lục tổ (Huệ Năng – LND.) được Ngủ tổ trao cho y bát kế thừa vốn đã được truyền lại từ Đức Phật qua bao thế hệ.

Một vị tăng tên là E-myo (Huệ-Minh – LND.), vì ghen tức đuổi theo để giành cho được báu vật. Lục tổ đặt y bát trên một

tảng đá trên đường và bảo Huệ-Minh: "Các món này chỉ là biểu tượng của lòng tin. Chẳng có gì đáng để phải tranh giành.

Nếu sư huynh muốn lấy thì cứ giử lấy."

Nhưng khi Huệ-Minh đến nhặt y bát thì chúng lại nặng như núi, chẳng tài nào nhấc lên nỗi. Run rẫy vì xấu hỗ, y bảo:

"Tôi đến đây chỉ vì pháp, chứ chẳng phải vì các báu vật này. Xin chỉ dạy cho."

Lục tổ nói: "Khi ông không nghĩ thiện, khi ông không nghĩ ác, thì bản lai diện mục của ông là gì?"

Với lời này Huệ-Minh chợt ngộ. Mồ hôi toát ra như tắm, y khóc và cúi mình nói: "Ngài đã dạy cho mật ngôn với diệu nghĩa. Còn có phần thậm thâm nào nữa trong giáo pháp?"

Lục tổ đáp: "Điều ta nói với ông chẳng có gì bí hiễm cả. Khi ông rõ được bản lai diện mục của ông thì điều bí mật đều tùy thuộc vào ông."

Huệ-Minh nói: "Tôi theo Ngủ tổ bao nhiêu năm, mà mãi đến lúc này mới nhận ra được tự tánh của mình. Nhờ sụ chỉ dạy của ngài tôi mới tìm ra được nguồn. Chỉ có người uống nước mới biết được là nước nóng lạnh ra sao. Xin được tôn ngài làm thầy được chăng?"

Lục tổ đáp: "Chúng ta cùng học với Ngũ tổ. Xin gọi Ngài là thầy, nhưng nên quý trọng những gì ông vừa đạt đuợc.

Lời bàn của Vô-Môn: Lục tổ quả là tốt bụng ngay cả lúc khẩn cấp. Cứ như là ngài bóc võ và hạt của quả chín, rồi mỡ miệng môn đồ ra cho ăn.

Ngươi không thể diễn tả nó, ngươi không thể hình dung nó,
Ngươi không thể nhìn ngắm nó, ngươi không thể cảm nhận nó.
Đó là bản lai diện mục của ngươi, nó chẳngẩn trốn ở đâu cả.
thế gian bị diệt, nó không hề bị tan.

24. CHẲNG NÓI, CHẲNG IM Có tăng hỏi Fuketsu: "Chẳng nói, chẳng im, làm sao tõ rõ diệu đế?" Fuketsu bảo: "Ta nhớ mùa xuân ở Nam Hoa. Muôn chim hót vang giửa ngàn hoa thơm ngát."

Lời bàn của Vô-Môn: Fuketsu thường có lối Thiền như tia chớp. Khi có dịp, ngài xẹt ngay. Nhưng lần này thì ngài lại không làm vậy mà còn mượn một câu thơ cỗ. Hãy bõ qua lối thiền của Fuketsu đi. Nếu ngươi muốn làm sáng chân lý, cứ nói ra, cứ im đi, và cho ta biết lối thiền của ngươi.

Chẳng nói rõ điều ngài quán triệt,
Ngài chẳng dạy chi, lại mượn lời người khác.
Giá mà ngài cứ lãi nhãi mãi,
Chắc người nghe cũng đến xấu hỗ.

25. THUYẾT PHÁP TỪ GHẾ THỨ BA

Trong mơ, Kyozan đến cõi tịnh độ của Phật A Di Đà. Ngài lại thấy mình ngồi ở chiếc ghế thứ ba trong điện Phật.

Có người xướng lên: "Hôm nay đến phiên vị ngồi ở ghế thứ ba lên thuyết pháp."

Kyozan đứng lên nói: "Diệu đế của giáo pháp Đại thừa không thể nghĩ bàn được, vượt ra khõi ngôn ngữtư tưởng. Chư vị có hiểu không?"

Lời bàn của Vô-Môn: Ta muốn hỏi chư tăng: Ngài thuyết hay không thuyết? Khi ngài mở miệng là đã lạc. Khi ngài mím miệng là đã lạc. Nếu ngài không mở miệng, nếu ngài không mím miệng, ngài đã đi xa chân lý đến 108,000 dặm.

Tuy giửa ban ngày,
Mà ngài mơ, và nói về giấc mơ.
Một quái vật giửa những quái vật,
Ngài định lừa cả thính chúng.

26. HAI VỊ SƯ KÉO TẤM RÈM

Thiền sư Hogen thuộc tự viện Seiryo nhìn thấy tấm rèm tre thường hạ xuống để tọa thiền chưa được kéo lên khi ngài sắp sửa thuyết pháp trước buổi cơm tối. Ngài chỉ tấm rèm, và có hai vị tăng từ giửa thính chúng đứng dậy kéo rèm lên.

Hogen bảo sau khi quan sát các động tác: "Tăng sinh trước khá, tăng sinh sau kém."

Lời bàn của Vô-Môn: Ta muốn hỏi các ngươi: Giửa hai tăng sinh ai được ai thua? Nếu trong đám các ngươi có kẽ chột, thì hẳn đã thấy sự thất bại nơi ông thiền sư. Tuy nhiên, ta không bàn đến được và thua.

Khi tấm rèm được kéo lên, bầu trời mở ra,
Mà bầu trời thì nào có tùy theo Thiền quán.
Tốt hơn nên quên đi bầu trời bát ngát
Và chẳng màng đến gió thoảng.

27. CHẲNG PHẢI TÂM, CHẲNG PHẢI PHẬT, CHẲNG PHẢI PHÁP

Một vị tăng hỏi Nam Tuyền: "Có pháp môn nào mà chưa có ai thuyết bao giờ?"

Nam Tuyền bảo: "À, có."

"Là pháp môn nào vậy?" vị tăng hỏi.

Nam Tuyền đáp: "Chẳng phải tâm, chẳng phải Phật, chẳng phải pháp."

Lời bàn của Vô-Môn: Lão Nam Tuyền bố thí lời quí giá của Ngài. Đáng ra thì Ngài phải phật lòng lắm.

Nansen quá nhân từ đã� ��273;ánh mất báu vật.
Thật ra lời nói chẳng có mãnh lực nào.
Cho dù núi cao thành biển cả,
Lời nói chẳng thể khai tâm cho kẽ khác được.

28. THỒI TẮT NGỌN NẾN

Tokusan theo học Thiền với Ryutan. Một đêm kia y đến hỏi Ryutan nhiều câu. Thiền sư bảo: "Đã khuya rồi. Sao con chưa đi ngủ?"

Nghe vậy, Tokusan vái chào và vén rèm lui ra, nói thêm: "Trời bên ngoài tối quá."

Ryutan trao cho Tokusan một cây nến đang cháy. Ngay khi Tokusan cầm lấy, Ryutan thổi tắt ngọn nến. Tokusan chợt ngộ.

"Con đạt được gì nào?" Ryutan hỏi.

"Từ nay trở đi," Tokusan đáp, "con sẽ không còn nghi ngờ lời thầy dạy."

Hôm sau Ryutan nói với thính chúng: "Ta biết một tăng sinh trong đám các người. Răng của hắn giống như cây kiếm, miệng của hắn tựa như bát máu. Nếu có người nện cho hắn một gậy thật đau, hắn cũng chẳng màng quay lại nhìn. Một ngày kia, hắn sẽ đạt đến tuyêt đỉnh và truyền thừa giáo pháp của ta."

Cũng ngày ấy, Tokusan đem những bản luận của y về kinh ra đốt sạch trước thiền đường. Y bảo "Tuy kinh điển diệu vợi, nhưng so với sự chứng ngộ này, chúng chỉ là như sợi lông so với bầu trời. Tuy sự hiểu biết về thế gian phức tạp có sâu sấc đến đâu, so với sự chứng ngộ này, nó chỉ giống như một giọt nước trong biển cả." Xong y rời bõ thiền viện.

Lời bàn của Vô-Môn: Khi Tokusan còn ở quê nhà, tuy có nghe nói đến thiền, ngài vẫn xem thường. Ngài nghĩ: "Bọn sư ở Nam man bảo có thể giáo ngoại biệt truyền. Láo cả, ta phải đến dạy chúng." Bèn đi về phương nam. Ngài nghỉ chân ở một quán gần thiền viện của Ryutan. Bà lão chủ quán chợt thấy hỏi: "Ngài mang vác gì mà nặng thế?"

Tokusan đáp: "Đây là luận bản về Kinh Kim Cang do ta biên soạn sau bao nhiêu năm nghiền ngẫm."

Bà lão nói: "Lão đã đọc kinh ấy, có đoạn nói: ‘Tâm quá khứ không thể trụ, tâm hiện tại không thể trụ, tâm tương lai không thể trụ.’ Ngài cần dùng ít trà và món giải khát. Vậy ngài đem tâm nào ra mà dùng đây?"

Tokusan sửng sốt giây lâu, rồi hỏi bà lão: "Lão bà có biết đại sư trí nào ở quanh đây không?"

Bà lão chỉ đường đến Ryutan cách đấy 5 dặm. Thái độ của Tokusan trở nên khiêm cung, khác hẳn lúc mới khởi hành. Ryutan thì quá tử tế đến độ quên cả khách sáo. Cứ như là tạt nước bùn vào kẻ say để làm hắn tỉnh. Rốt ráo, cũng chẳng cần phải đóng kịch nữa.

Trăm nghe không bằng một mắt thấy,
Nhưng sau khi thấy thầy, một liếc mắt không bằng một trăm nghe.
Mũi của ổng cao quá
Nhưng rốt lại ổng bị mù.

29. KHÔNG PHẢI GIÓ, KHÔNG PHẢI PHƯỚNG

Hai vị tăng đang tranh luận về một lá phướng. Một vị nói: "Lá phướng đang động."

Vị kia cải: "Gió đang động."

Lục-tổ tình cờ đi qua. Ngài bảo họ: "Chẳng phải gió, chẳng phải phướng; tâm đang động."

Lời bàn của Vô-Môn: Lục-tổ bảo: "Gió chẳng động, phướng chẳng động. Tâm đang động." Ngài ngụ ý gì vậy? Nếu ngươi hiểu tường tận thì ngươi sẽ thấy rằng hai vị tăng nọ đang mua sắt mà được vàng. Lục-tổ không cam thấy hai cái đầu đần nên mới xen vào.

Gió, phướng, tâm động,
Đều hiểu như nhau
Khi mở miệng nói
Thì sai cả.

30. TÂM NÀY LÀ PHẬT

Daibai hỏi Baso (Mã Tổ Đạo Nhất – LND.): "Phật là gì?"

Mã Tổ bảo: "Tâm này là Phật."

Lời bàn của Vô-Môn: Nếu có ai hiểu được khái quát như thế thì y đang mặc y của Phật, đang ăn thực phẩm của Phật, đang nói lời của Phật, đang hành xử như Phật, y là Phật.

Tuy vậy, câu chuyên vui này đã làm cho không ít thiền sinh mắc bệnh nghi thức. Nếu ai hiểu được rốt ráo, thì sau khi nói đến chữ "Phật", hắn sẽ súc miệng luôn ba ngày liền, và hắn sẽ bịt tai mà chạy xa khi nghe "Tâm này là Phật."

Dưới bầu trời xanh, trong nắng sáng,
Không việc gì phải tìm quanh.
Mà hỏi Phật là gì
Cứ như là dấu đồ ăn cắp trong túi mà xưng mình vô tội.

31. TRIỆU CHÂU TÙNG THẨM ĐIỀU TRA

Một vị tăng hành cước hỏi một bà lão về con đường đến Taizan, một tự viện nổi tiếng là ai đến cầu nguyện đều được ban cho sự khôn ngoan. Cụ bà nói: "Cứ đi thẳng phía trước." Khi vị tăng đi được vài bước, bà tự bảo: "Y chỉ là một kẽ đi chùa xoàng thôi."

Có người kể lại chuyện này cho Triệu Châu nghe, Ngài bảo: "Hãy đợi cho đến khi ta đi điều tra." Hôm sau ngài đến và hỏi cùng câu hỏi, vàà lão cũng đáp cùng câu trả lời.

Triệu Châu nhận xét: "Ta đã điều tra xong cụ bà đó."

Lời bàn của Vô-Môn: Bà lão rành về chiến lược, nhưng không rõ làm sao mà gián điệp lại lẽn vào trại của bà. Lão Triệu Châu chơi trò tình báo để lật ngược thế cờ, nhưng lão không phải là một ông tướng tài. Cả hai đều có khuyết điểm. Chư tăng, bây giờ ta muốn hỏi các ngươi: Đâu là trọng điểm trong việc điều tra của Triệu Châu về bà lão?

Khi câu hỏi là bâng quơ
Thì câu trả lời cũng bâng quơ.
Khi câu hỏi là cát trộn trong bát cơm
Thì câu trả lời là một cái que xốc trong bãi bùn.

32. MỘT TRIẾT NHÂN HỎI ĐỨC PHẬT

Một triết nhân hỏi Đức Phật: "Vô thuyết, và cũng chẳng vô thuyết, Ngài có thể nói đến chân lý được chăng?"

Đức Phật vẫn giữ yên lặng.

Triết nhân cúi chào cảm tạ Đức Phật, nói: "Với lòng đại từ bi của Ngài, con đã xóa được mê lầm và bước vào chánh đạo."

Sau khi vị triết nhân đi khỏi, Ananda hỏi Đức Phật rằng ông ấy đã đạt được gì.

Đức Phật trả lời: "Một con ngựa giỏi, phi nước đại ngay khi nhát thấy bóng roi."

Lời bàn của Vô-Môn: Ananda là đại đệ tử của Đức Phật. Dù thế, nhận định của ngài cũng chẳng khá hơn kẽ ngoại cuộc. Này chư tăng, ta muốn hỏi các ngươi: Có gì khác lắm chăng giữa môn đồ và kẽ ngọai cuộc?

Để giẫm trên cạnh sắc của lưỡi gươm,
Để chạy rong trên mặt băng trơn,
Chẳng cần phải theo vết chân ai.
Cứ thong dong bước ra khỏi bờ vực.

33. TÂM NÀY CHẲNG PHẢI PHẬT Một vị tăng hỏi Baso (Mã Tổ – LND.): "Phật là gì?"

Mã Tổ bảo: "Tâm này chẳng phải Phật."

Lời bàn của Vô-Môn: Kẽ nào hiễu được, là đã ngộ Thiền.
Nếu ngươi gặp một kiếm sư giữa đường, nên biếu ông ta cây gươm của ngươi.
Nếu gặp một thi sĩ, hãy tặng ông ta bài thơ của ngươi.
Khi ngươi gặp kẽ khác, chỉ nói một phần những gì mình muốn nói.
Chớ nên bao giờ cho hết mọi thứ một lần

34. HỌC CHẲNG PHẢI LÀ ĐẠO

Nam Tuyền bảo: "Tâm chẳng phải Phật. Học chẳng phải Đạo."

Lời bàn của Vô-Môn: Nansen già rồi nên lẩm cẩm. Lão thật thối mồm và vạch áo cho người xem lưng. Tuy vậy, chẳng mấy ai cảm kích được mối từ tâm của ngài.

Khi trời quang đãng, vầng dương ló dạng,
Khi đất khô cằn, mưa sẽ rơi.
Ngài nói toạt ra với cả tấm lòng,
Nhưng với lợn và cá thì nào có ích gì.

35. HAI LINH HỔN

"Seijo, cô gái Tàu," Goso nhận xét, "có hai linh hồn, một luôn bệnh hoạn ở nhà và phần kia thì ngao du phố sá, một ngườ đàn bà có chồng và hai con. Phần nào là linh hồn thật?"

Lời bàn của Vô-Môn: Khi người nào hiễu điều này thì hắn sẽ biết rằng người ta có thể lột xác được, cứ như là dừng chân nơi quán trọ. Nhưng nếu hắn không hiễu thì khi lâm chung, tứ đại phân lìa, chẳng khác gì con cua đang bị luộc, quơ quào với lắm chân tay. Trong tình huống đó, hắn có thể bảo rằng: "Vô-môn đã chẳng chỉ cho ta đi hướng nào!" nhưng than ôi đã muộn.

Mặt trăng trên tầng mây vẫn là một,
Núi và sông bên dưới lại hoàn toàn khác.
Mỗi thứ đều tự tại trong độc nhất và muôn vẽ.
Cái này là một, đây là hai.

36. GẶP MỘT THIỀN SƯ TRÊN ĐƯỜNG

Goso bảo: "Khi ngươi gặp một Thiền sư trên đường, ngươi không thể nói chuyện với ngài, ngươi không thể đối diện trong lặng thinh. Vậy ngươi phải làm gì nào?"

Lời bàn của Vô-Môn: Trong trường hợp ấy, nếu ngươi có thể trả lời ngài một cách tường tận thì sự giác ngộ của ngươi đẹp tuyệt. Nhưng nếu không thể được, thì ngươi nên nhìn bâng quơ làm như không thấy gì cả.

Gặp một thiền sư trên đường,
Không thể nói không thể im.
Thì nện cho ngài một đấm
Và ngươi sẽ được gọi là ngộ thiền.

37. MỘT CON TRÂU RA KHỎI CHUỔNG

Goso bảo: "Khi một con trâu ra khỏi chuồng đến bên bờ vực. Cặp sừng, đầu và móng chân đều qua khỏi, nhưng tại sao cái đuôi lại mắc kẹt?"

Lời bàn của Vô-Môn: Nếu ai mỡ một mắt thấy được điểm này và nói một lời thiền, thì hắn sẽ được thưởng ngay, và không những thế, hắn còn cứu vớt cả chúng sinh bên dưới. Nhưng nếu hắn không nói được một lời chân thiền, hắn nên chui ngay vào cái đuôi của hắn.

Nếu con trâu chạy, nó sẽ rơi vào hố;
Nếu nó quay trở lại, nó sẽ bị làm thịt.
Cái đuôi nhỏ bé đó
Là một điều thật lạ.

38. CÂY TÙNG GIỮA SÂN

Một vị tăng hỏi Triêu Châu tại sao Bồ Đề Đạt Ma lại đến Trung quốc.

Triêu Châu bảo: "Một cây tùng giữa sân."

Lời bàn của Vô-Môn: Nếu ai thấy được câu trả lời sáng tõ của Triêu Châu, thì không có

Phật Thích Ca Mâu Ni trước ngài và chẳng có Phật tương lai sau ngài nữa.

Lời nói chẳng thể diễn tả được mọi điều
Tâm pháp chẳng thể truyền bằng lời.
Nếu ai ham mê chữ nghĩa thì sẽ bị lạc lối,
Nếu cố giải thích bằng lời, thì hắn không thể giác ngộ được trong đời này.

39. LẠC LỐI CỦA VÂN MÔN VĂN UYÊN (UMMON)

Một thiền sinh nói với Vân Môn: "Hào quang của Đức Phật chiếu sáng cả vũ trụ."

Trước khi y chưa dứt câu thì Vân Môn hỏi: "Ngươi đang ngâm thơ của kẽ khác phải

không?"

"Vâng," thiền sinh trả lời.

"Người lạc lối rồi," Vân Môn bảo.

Về sau có vị thiền sư khác tên là Shishin hỏi môn sinh: "Ở điểm nào thì thiền sinh kia lạc lối?"

Lời bàn của Vô-Môn: Nếu kẽ nào nhận ra được diệu xão của Vân Môn, hắn sẽ biết được ở điểm nào thì thiền sinh kia lạc lối, và hắn sẽ là một bậc thầy của người và thần. Nếu không, hắn cũng chẳng nhận ra được chính hắn.

Khi con cá thấy lưỡi câu.
Nếu nó tham thì sẽ mắc câu.
Khi nó mở miệng
Thì đời đã tàn.

40. NGHIÊNG BÌNH NƯỚC

Bá Trượng muốn cho một môn sinh ra lập một tự viện mới. Ngài phán với cả đám rằng nếu kẽ nào trả lời thông suốt được một câu hỏi thì sẽ được giao trọng trách. Đặt một bình nước trên mặt đất, ngài hỏi: "Ai có thể nói nó là cái gì mà không được gọi tên của nó?"

Vị tăng trưởng nói: "Không ai có thể gọi nó là chiếc guốc."

Isan, vị tăng lo việc bếp núc, dùng chân làm ngã chiếc bình rồi bõ đi.

Bá Trượng cả cười bảo: "Tăng trưởng thua rồi." Và Isan trở nên thiền sư của tự viện mới.

Lời bàn của Vô-Môn: Isan bạo gan thật, nhưng y không thoát khỏi trò đùa của Bá Trượng. Rốt lại, y bõ một việc nhẹ mà nhận một việc nặng. Tại sao, ngươi không thấy ư, y cất chiếc nón êm ái để tra chân vào cái cùm.

Từ bõ nồi niêu xoong chảo,
Hạ được kẽ lắm mồm,
Tuy thầy của ngài dựng chướng ngại thử thách
Chân ngài sẽ đạp ngã mọi thứ, kể cả Phât.

41. BỔ-ĐỀ ĐẠT-MA AN TÂM

Bồ-Đề Đạt-Ma ngồi diện bích. Kẽ kế vị ngài trong tương lai (Tổ Huệ Khả – LND.) đứng trong tuyết giá và dâng một cánh tay bị chặt lìa. Y khóc: "Tâm của con không an. Đại sư, xin ngài an tâm cho con."

Bồ-Đề Đạt-Ma nói: "Nếu ngươi đem cái tâm đó ra đây ta sẽ an cho."

Người kế vị bảo: "Khi tìm tâm, con chẳng nắm bắt được."

Bồ-Đề Đạt-Ma nói: "Vậy thì tâm ngươi đã an rồi."

Lời bàn của Vô-Môn: Cái lão chà và già sún răng, Bồ-Đề Đạt-Ma, mất công vượt biển cả hàng ngàn dặm từ AᮠĐộ đến Trung Hoa tưởng có gì kỳ diệu. Lão cứ như là sóng nỗi chẳng cần gió. Sau bao năm lưu lại Trung Hoa, lão chỉ có mỗi một môn đồ, mà lại là kẽ cụt tay dị dạng. Than ôi, từ đấy lão có toàn đệ tử vô trí.

Tại sao Bồ-Đề Đạt-Ma đến Trung Hoa?
Đã bao năm tăng chúng cứ bàn chuyện này mãi.
Mọi điều lôi thôi đeo đuổi từ bấy giờ
Do ông thầy và môn đồ đó.

42. CÔ GÁI XUẤT KHỎI THIỀN ĐỊNH

Vào thời của Đức Phật Thích Ca, Manjusri (Văn Thù Sư Lợi – LND.) đi đến chỗ phó hội của chư Phật. Khi vừa đến nơi thì cuộc hội đã tan, và mỗi vị Phật đều đã trở về nước Phật của mình. Chỉ còn lại một cô gái an nhiên trong thiền định sâu xa.

Manjusri hỏi Đức Phật Thích Ca làm sao mà một cô gái có thể đạt đến bậc này, mà ngay cả ngài còn chưa thể đạt tới.

"Hãy đưa nàng ra khỏi tam-bồ-đề mà hỏi cho rõ," Đức Phật trả lời.

Manjusri bước vòng quanh cô gái ba lần và búng tay. Nàng vẫn còn đắm trong thiền định. Ngài bèn vận dụng thần lực đưa nàng lên tầng trời cao hơn và cố hết sức gọi nàng, nhưng vô ích.

Đức Phật Thích Ca bảo: "Ngay cả trăm ngàn Manjusri cũng không thể quấy động nàng, nhưng ở dưới nơi này, cách đây mười hai trăm triệu thế giới, có vị Bồ tát tên là Mo-myo, hạt ảo tưởng. Nếu ngài ấy đến đây, nàng sẽ thức dậy."

Đức Phật nói chưa dứt câu thì vị Bồ tát đã nhảy vọt lên từ mặt đất, cúi đấu đãnh lễ Phật. Đức Phật dẫn ngài đến để đánh thức cô gái. Vị Bồtát đến trước cô gái và búng tay, tức thì nàng xuất ra khỏi thiền định.

Lời bàn của Vô-Môn: Lão Bụt dàn cảnh kém quá. Này chư tăng, ta muốn hỏi các ngươi: Nếu Văn Thù, vị được coi là bậc thầy của bảy vị Phật, đã không thể đem cô gái này ra khỏi thiền định, thì cớ sao chỉ một Bồ tát, là kẽ mới bắt đầu, lại có thể làm được?

Nếu ngươi hiễu được chỗ này tường tận, ngươi có thể đi vào đại định trong khi đang sống ở thế giới ảo tưởng.

Một người không thể đánh thức nàng, kẽ khác lại có thể.
Cả hai đều là diễn viên kém.
Một kẽ mang mặt nạ của thần, kẽ kia quỷ sứ.
Giá mà cả hai đều thất bại, thì vỡ kịch trở nên khôi hài.

43. CÂY GẬY NGẮN CỦA SHUZAN

Shuzan đưa cây gậy ngắn ra và bảo: "Nếu ngươi gọi nó là đoản trượng, ngươi phản thực tại. Nếu ngươi không gọi nó là đoản trượng, ngươi coi thường chứng cớ. Bây giờ ngươi muốn gọi nó là cái gì nào?"

Lời bàn của Vô-Môn: Nếu ngươi gọi nó là đoản trượng, ngươi phản thực tại. Nếu ngươi không gọi nó là đoản trượng, ngươi coi thường chứng cớ. Không thể diễn đạt bằng lời, và cũng không thể diễn đạt mà không dùng lời. Bây giơ,� ��#227;y nói ngay cái gì vậy.

Đưa cây gậy ngắn ra,
Ngài phán sự sống và chết.
Dương và A⭠xoắn chặt,
Ngay cả Chư Phật và Chư Tổ cũng chẳng thoát được.

44. CÂY TRƯỢNG CỦA BASHO

Basho (Mã Tổ – LND.) bảo với một đệ tử: "Khi ngươi có một cây trượng, ta sẽ tặng nó cho ngươi. Khi ngươi không có cây trượng, ta sẽ lấy nó lại."

Lời bàn của Vô-Môn: Khi không có chiếc cầu bắt qua con lạch thì cây trượng sẽ giúp ta. Khi ta trở về nhà trong một đêm tối không trăng, cây trượng theo ta. Nhưng nếu ngươi gọi cái này là cây trượng, ngươi sa xuống địa ngục như mũi tên.

Với cây trượng này trong tay ta
Ta có thể dò được thế giới sâu hay cạn.
Cây trượng chống được trời và trụ được đất.
Chánh pháp thì sẽ lan truyền dù bất cứ ở đâu.

45. NGÀI LÀ AI?

Hoen nói: "Chư Phật trong quá khứ và tương lai đều là kẽ phục dịch cho Ngài. Thế thì Ngài là ai vậy?"

Lời bàn của Vô-Môn: Nếu ngươi thấy rõ được ngài là ai thì chẳng khác gì ngươi tình cờ gặp cha của người trong dường phố đông đúc. Chẳng cần phải hỏi ai về việc nhận diện của ngươi có đúng hay không.

Chớ nên chiến đấu với cung tên của kẻ khác.
Chớ nên cuỡi ngựa của kẽ khác.
Chớ nên bàn cãi đến lỗi lầm của kẻ khác.
Chớ nên xía vào chuyện của kẽ khác.

46. TIẾN LÊN THÊM NỮA TỪ NGỌN CỦA CÂY SÀO

Thạch Sương (Sekiso) hỏi: "Làm sao ngươi tiến thêm nữa từ ngọn của cây sào trăm đốt?" Có vị thiền sư khác lại nói: "Kẽ ngồi trên ngọn của cây sào trăm đốt thì đã đạt được một độ cao nào đó nhưng vẫn chưa hành Thiền được một cách thong dong. Hắn nên tiến lên thêm nữa và hiện nguyên hình trong mười phương thế giới."

Lời bàn của Vô-Môn: Người ta có thể bước thêm hoặc xoay mình tự do trên ngọn cây sào. Trong trường hợp nào hắn cũng được tôn kính. Này chư tăng, ta muốn hỏi các nguơi: Làm sao ngươi tiến thêm nữa từ ngọn của cây sào ấy? Coi chừng đấy!

Có người thiếu mất con mắt thứ ba nội tại
Sẽ dính mắc vào chỗ phải đo đúng trăm đốt.
Kẽ như vậy sẽ nhảy xuống từ đó và tan xác,
Như một người mùdẫn những kẽ mù khác.

47. BA CỬA CỦA TOSOTSU

Tosotsu xây ba chướng ngại vật và bắt các tăng phải vượt qua. Cản thứ nhất là tu học Thiền. Trong viêc tu học Thiền là cốt đê nhận ra bản lai diện mục của mình. Bây giờ thì bản lai diện mục của ngươi ở chỗ nào?

Cản thứ hai là khi nhận ra được bản lai diện mục của mình thì sẽ thoát được khỏi vòng sanh tử. Vậy khi ngươi nhắm mắt lại và trở thành thây ma thì làm sao ngươi giải thoát được?

Cản thứ ba, nếu ngươi giải thoát được khỏi vòng sanh tử, thì ngươi phải biết ngươi đang ở đâu. Vậy nếu thân xác ngươi bị tan rã ra thành tứ đại, thì ngươi ở đâu?

Lời bàn của Vô-Môn: Nếu ai có thể vượt qua được ba rào cản này thì sẽ trở thành bậc thầy dù là đứng ở đâu. Bất cứ� ��ệc gì xãy ra thì hắn sẽ biến thành Thiền. Còn không thì hắn sẽ sống lây lất đói kém.

Một sự chợt ngộ thấy suốt thời gian vô tận.
Thời gian vô tận là một chốc lát.
Khi người ta thấu được chốc lát vô tận
Hắn nhận ra con người đang trông thấy đó.

48. MỘT ĐƯỜNG CỦA KEMBO

Một thiền sinh hỏi Kembo: "Tất cả chư Phật trong mười phuơng vũ trụ đều đi theo một đường duy nhất vào Niết bàn. Con đường đó bắt đầu từ đâu?"

Kembo, vung thiền trượng lên không vẽ một hình, nói: "Này, nó đấy."

Thiền sinh này tìm đến Vân Môn và hỏi cùng một câu. Vân Môn đang sẳn cầm cái quạt trong tay, bảo: ""Cái quạt này sẽ bay lên đến ba mươi ba tầng trời và đập vào mũi của vị thiên vương đang cai quản ở đấy. Nó giống như Long Vương ở Biển Đông trút mây mưa bằng một cái vẫy đuôi."

Lời bàn của Vô-Môn: Một thiền sư đi vào biển sâu, cào mặt đất để lấy một ít bụi. Vị khác thì leo lên đỉnh núi cao, khơi sóng gần chạm đến trời. Một người thì giữ chặt, người kia thì bố thí hết. Mỗi vị đều hộ trì giáo pháp thâm diệu với một tay mình. Kembo và Vân Môn đều giống như hai kã, chẳng ai hơn ai. Thật là khó mà bảo ai là kẽ toàn bích. Nhưng sòng phẳng mà nói thì cả hai đều chẳng biết con đường bắt đầu từ đâu.

Trước khi cất bước đầu tiên thì mục đích đã đạt.
Truớc khi lưỡi uốn thì lời nói đã dứt.
Cần rất nhiều trực quan sáng suốt
Để tìm ra nguồn gốc của chánh đạo.

49. LỜI THÊM CỦA AMBAN

Amban, một thiền sinh tầm thường, nói: "Vô-Môn Huệ Khai vừa cho ấn hành bốn mươi tám công-án và gọi tập sách là Vô Môn Quan. Ngài chỉ trích giáo thư và hành động của chư Tổ. Ta nghĩ ông ấy bậy quá. Ngài giống như một ông già bán bánh cố túm lấy khách để nhét bánh vào mồm ngươi ta.

Khách chỉ còn cách hoặc là nuốt vào hoặc nhổ ra, và như thế chỉ gây đau khổ. Mu-mon đã làm phiền nhiều người quá rồi, vì thế ta muốn thêm vào một công án xem như là một sự điều đình. Ta không biết ngài có chịu nuốt sự mặc cả này không.

Nếu ngài chịu, và tiêu hóa nó thì tốt, nếu không thì ta đành phải bõ nó vào chảo mà chiên xào nó lại cùng với bốn mươi tám công-án của ngài. Mu-mon, ngài dùng trước, rồi mới đến mọi người khác:

"Theo một bộ kinh thì Đức Phật có nói: ‘Hãy ngưng, hãy ngưng. Đừng nói. Chân lý tối thượng lắm khi còn không thể nghĩ đến."

Lời bàn của Amban: Giáo pháp đó từ đâu mà ra vậy cà? Cớ sao ngưới ta lại không thể nghĩ đến chân lý tối thượng? Giả sử có người nói đến nó thì chuyện gì sẽ xảy ra với nó? Đức Phật là vị đại thuyếⴠminh mà cứ theo bộ kinh này thì ngài lại nói ngược ư. Vì lẽ này, những người như Vô Môn Huệ Khai xuất hiện về sau ở Trung Hoa, và làm những món bánh vô bổ, khiến mọi người bực mình. Vậy thì chúng ta phải làm gì nào? Ta sẽ chỉ cho các ngươi.

Rồi Amban chấp tay lại và nói: "Hãy ngưng, hãy ngưng, Đừng nói. Chân lý tối thượng lắm khi còn không thể nghĩ đến. Bây giờ ta sẽ vẽ một vòng bằng ngón tay của ta lên trên bộ kinh, và thêm vào năm ngàn bộ kinh khác và Cửa Không của Duy Ma Cật (Vimalakirti) ở ngay đây!"

Nếu ai bảo các ngươi rằng lửa là ánh sáng,
Chẳng để ý đến làm gì.
Khi hai tên đạo chích gặp nhau, chúng chẳng cần giới thiệu:
Chúng nhận ra nhau ngay, không cần hỏi.

_____________________________________________
[**] Chú Thích Của Ban Biên Tập:
Nguyên văn công án này trích từ Bá Trượng Ngữ Lục của Hoài Hải Thiền Sư (Hoà Thượng Thích Duy Lực Việt dịch, Từ Ân Thiền đường Hoa Kỳ xuất bản) http://www.thuvienhoasen.org/u-batruong.htm

Mỗi ngày Sư thăng tòa thường có một cụ già theo chúng nghe pháp.
Một hôm chúng tan rồi mà cụ không đi. Sư mới hỏi :
"Người đứng đó là ai vậy?".
Cụ già đáp :
"Tôi chẳng phải thân người. Vào đời Phật Ca Diếp trong quá khứ tôi đã từng ở núi nầy. Có người tham học hỏi tôi : "Người đại tu hành có còn lọt vào nhân quả không?". Tôi đáp : "Bất lạc nhân quả" (chẳng lọt vào nhân quả), nên bị đọa làm thân chồn năm trăm kiếp. Nay xin Hòa Thượng cho tôi một chuyển ngữ để tôi được giải thoát thân chồn.
Sư nói :
"Người hỏi đi?".
Cụ già bèn hỏi :
"Người đại tu hành có còn lọt vào nhân quả không?".
Sư nói :
"Bất muội nhân quả" (nhân quả rõ ràng).
Cụ già ngay đó đại ngộ, đảnh lễ rằng :
"Tôi đã thoát thân chồn, nay xác ở sau núi, xin Sư y theo lệ tăng mất mà thiêu cho".
Sư bảo Duy Na đánh chuông báo cho đại chúng biết thọ trai xong xin mời tất cả đi đưa đám tăng chết. Đại chúng không rõ ra sao. Sư dẫn chúng đến hang đá phía sau núi lấy gậy khều ra một con chồn chết rồi y theo thường lệ mà hỏa táng. Như một ông tăng viên tịch.
Đến tối, Sư kể lại nhân duyên trên, Hoàng Bá bèn hỏi :
"Người xưa chỉ đáp sai một câu chuyển ngữ mà bị đọa thân chồn 500 kiếp, nay chuyển ngữ nào cũng không đáp sai thì như thế nào ?".
Sư nói :
"Lại gần đây ta nói cho nghe".
Hoàng Bá đến gần bạt tai Sư một cái.

ĐỘC GIẢ GÓP Ý VỀ CÔNG ÁN BÁ TRƯỢNG DÃ HỒ

From: thanhtri hai <thanhtrihai@y...>
Date: Sun Dec 8, 2002 11:13 am
Subject: Công án Bá Trượng Dã Hồ

Chào các đạo hữu,

Tôi được đọc cuốn sách Zen Flesh - Zen Bones của Paul Reps - Nhà xuất bản The Charles E. Tuttle Company, Tokyo; Lần thứ nhất: 1957, lần thứ sáu: 1963. Trong đó có công án Con Trồn của Tổ Bá Trượng, được một vị cư sĩ chuyển dịch ra Việt ngữ như sau:

<<Cứ mỗi lần Bá Trượng thuyết pháp, một ông lão đến nghe mà tăng chúng không hề thấy. Khi buổi giảng chấm dứt tăng chúng rời chỗ thì ông lão cũng ra về. Nhưng một ngày kia ông lão lại ở lại, Bá Trượng hỏi: "Ông là ai?" Ông lão trả lời: "Tôi không phải là người, nhưng tôi vốn là người khi Đức Phật Kashapa còn tại thế. Tôi là một thiền sư tu tại núi này. Bấy giờ, một trong những đệ tử của tôi hỏi rằng một người đã giác ngộ thì có còn chịu luật nhân quả không. Tôi trả lời: ‘Kẽ giác ngộ không còn chịu luật nhân quả nữa.’ Vì câu trả lời này, do còn vướng mắc với tuyệt đối, mà tôi đã biến thành con chồn hơn năm trăm kiếp rồi, và tôi vẫn còn là chồn. Xin ngài hóa độ cho tôi bằng pháp ngôn của ngài để tôi thoát khỏi kiếp chồn? Bây giờ tôi xin hỏi ngài: Kẽ đã giác ngộ thì có còn chịu luật nhân quả không?"
Bá Trượng bảo: "Kẽ đã giác ngộ là một người vẫn chịu luật nhân quả."
Sau câu ấy, ông lão thoắt ngộ. >>
Thuật ngữ <<Giác Ngộ>> được vị cư sĩ này dịch từ chữ <<The enlightened man>> trong bản Anh ngữ. (trang 91, công án số 2 Vô Môn Quan)

Tôi rất thắc mắc về câu <<Kẽ đã giác ngộ là một người vẫn chịu luật nhân quả.>> và vẫn không thoả mãn khi nghe một vị sư cũng giảng là bậc giác ngộ cũng vẫn bị chi phối bởi luật nhân quả. Vì vậy tôi xin ghi ra đây cái nghi của tôi để xin các đạo hữu góp ý, biết đâu các đạo hữu có thể giải toả được nỗi thắc mắc này. Xin cảm ơn các đạo hữu trước.

Kính,
Thanh Trí Hải

 


From: Tinh Thuy <tinhthuy2@y...>
Date: Sun Dec 8, 2002 11:49 am
Subject: Re: Công án Bá Trượng Dã Hồ

Thưa các huynh tỷ,

Nguyên văn công án này trích từ Bá Trượng Ngữ Lục của Hoài Hải Thiền Sư (Hoà Thượng Thích Duy Lực Việt dịch, Từ Ân Thiền đường Hoa Kỳ xuất bản) http://www.thuvienhoasen.org/u-batruong.htm

Mỗi ngày Sư thăng tòa thường có một cụ già theo chúng nghe pháp.
Một hôm chúng tan rồi mà cụ không đi. Sư mới hỏi :
"Người đứng đó là ai vậy?".
Cụ già đáp :
"Tôi chẳng phải thân người. Vào đời Phật Ca Diếp trong quá khứ tôi đã từng ở núi nầy. Có người tham học hỏi tôi : "Người đại tu hành có còn lọt vào nhân quả
không?". Tôi đáp : "Bất lạc nhân quả" (chẳng lọt vào nhân quả), nên bị đọa làm thân chồn năm trăm kiếp. Nay xin Hòa Thượng cho tôi một chuyển ngữ để tôi được giải thoát thân chồn.
Sư nói :
"Người hỏi đi?".
Cụ già bèn hỏi :
"Người đại tu hành có còn lọt vào nhân quả không?".
Sư nói :
"Bất muội nhân quả" (nhân quả rõ ràng).
Cụ già ngay đó đại ngộ, đảnh lễ rằng :
"Tôi đã thoát thân chồn, nay xác ở sau núi, xin Sư y theo lệ tăng mất mà thiêu cho".
Sư bảo Duy Na đánh chuông báo cho đại chúng biết thọ trai xong xin mời tất cả đi đưa đám tăng chết.
Đại chúng không rõ ra sao. Sư dẫn chúng đến hang đá phía sau núi lấy gậy khều ra một con chồn chết rồi y theo thường lệ mà hỏa táng. Như một ông tăng viên tịch.

Đến tôi, Sư kể lại nhân duyên trên, Hoàng Bá bèn hỏi :

"Người xưa chỉ đáp sai một câu chuyển ngữ mà bị đọa thân chồn 500 kiếp, nay chuyển ngữ nào cũng không đáp sai thì như thế nào ?".
Sư nói :
"Lại gần đây ta nói cho nghe".
Hoàng Bá đến gần bạt tai Sư một cái.
...


From: Tinh Thuy <tinhthuy2@ỵ..>
Date: Sun Dec 8, 2002 9:10 pm
Subject: Re: Công Án Bá Trượg Dã Hồ

Chào các huynh tỷ,

Để cho đầy đủ tư liệu, Tịnh Thủy chép lại nguyên văn công án số 2 trong quyển Vô Môn Quan do Giáo sư Trần Tuấn Mẫn, thuộc Học Viện PGVN dịch và chú. Trong quyển sách này gồm có cả chữ Việt, chữ Hán và âm chữ Hán.

Bài Thứ Hai
Con Chồn Hoang của Bách Trượng

Công án:

Mỗi khi Hòa thủng Bách Trượng (14) gỉang pháp, có một lão già thủng theo tăng chúng vào nghe. Chúng lui, lão cũng lui. Bỗng một hôm lão không lui:
Sư bèn hòi:
Người nào đứng đó ?
Lão già đáp:
-Thưa, tôi vốn chẳng phải người. Xưa, thời Phật Ca’diếp (15), tôi đã ở núi này, nhân có học tăng hỏi: “Bậc đại tu hành còn rơi vào nhân quả không ?”. Tôi đáp: “Không rơi vào nhân quả”. Bèn bị đọa làm thân chồn hoang năm trăm kiếp. Nay xin Hòa thượng cho một lời chuyển ngữ (16) để tôi thoát kiếp chồn hoang.
Bèn hỏi:
-Bậc đại tu hành còn rơi vào nhân quả không ?
Sư đáp:
Chẳng che mờ nhân quả.
Lão già nghe xong đại ngột sụp lạy nói:
-Tôi đã thoát thân chồn hoang, còn ở sau núi, dám xin Hòa thượng xếp đặt cho theo lệ tăng chết.
Sư bảo thầy duy-na (17) bạch chùy (18) bảo tăng chúng ăn xong sẽ làm lễ táng tăng. ‘
Tăng chúng đều bàn:
-Mọi người đều an lành. Niết-bàn đường (19) không có ai đau ốm, sao lại có chuyện như vậy ?
-Dùng ngọ xong, chỉ thấy Sư dẫn tăng chúng đến sau hốc núi, dùng trượng khều ra một xác chồn hoang rồi đem hỏa táng. Tối đến Sư thượng đường (20), kể chuyện lại cho mọi người nghe, Hoàng Bá (21) mới hỏi:
-Người xưa vì đáp sai một lởi chuyển ngữ mà bị đọa làm thân chồn hoang năm trăm kiếp. Giả như câu nào cũng không đáp sai thì sao ?
Sư nói:
-Lại gần đây ta nói cho nghe.
Hoàng Bá lại gần, tát Sư một chưởng. Sư vỗ tay cười nói:
-Tưởng râu tên Hồ thì đỏ, lại gặp tên Hồ đỏ râu.

Lời’ bàn:
Chẳng rơi vào nhân quả, sao lại đọa kiếp chồn hoang ? Chẳng che. mở nhân quả, sao lại thoát kiếp chồn hoang? Nếu ngó thấy chỗ đó thì hiểu được Bách Trượng xưa, lợi được năm trăm kiếp phong lưu.

Kệ Tụng:
Chẳng rơi chẳng mờ
Đôi bề đua đối
Chẳng mờ chẳng rơi
Ngàn sai vạn lỗi

Trích đoạn: Vô Môn Quan, Vô Môn Huệ Khai - Trần Tuấn Mẫn dịch và chú
Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam ấn hành 8-1995

 


From: "Hoa Nguyen" <thanhhuy@ẹ..>
Date: Mon Dec 9, 2002 1:19 am
Subject: RE: [hoasen-1] Re: Công Án Bá Trượg Dã Hồ

Cbào quý đạo hữu,

Tôi nghĩ phải để ý câu hỏi đặt ra là :Bậc đại tu hành có mắc, có rơi vào nhân quả không ?
Và có hai câu trả lời :
1. Bất lạc nhân quả : chẳng rơi vào nhân quả.
2. Bất muội nhân quả : Không mê lầm về nhân quả, hay "chẳng che mờ nhân quả" theo bản dịch dưới đây .
Có lẽ mỗi người hiểu "bất muội nhân quả" (hơi ) khác nhaụ Bản dịch của HT Duy Lực là "nhân quả rõ ràng". Còn bản dịch từ tiếng Anh nào đó (tôi nghi ngờ là chưa chắc chính xác) lại là "vẫn chịu luật nhân quả".
Vì nghĩa của "bất muội" không rõ lắm nên có thể đưa tới nhiều suy diễn khác nhaụ Ông Trúc Thiên đề nghị dịch "bất muội" là chẳng biết đến, chẳng kể đến, hay xoá bỏ.
Trong mesg trước bàn về nhân quả và nghiệp ở người chứng ngộ đại su Suzuki cũng giải thích theo nghĩa trên, và tôi copy lại bài viết đó dưới đâỵ
Riêng nghĩa của "bậc đại tu hành" trong nguyên tác cũng không phải là "bậc được giải thoát", chỉ có thể là chứng ngộ, ngộ đạo, dù trong bản tiếng Anh người ta muốn dịch như thế nàọ

Hòa

Nhân Quả và Nghiệp
DT Suzuki

Các bậc đại tu hành vốn tiêu cực trước "ý muốn của Chuá ", tức trước luật Nhân Quả của nhà Phật. Các ngài thật sự không xoá bỏ hoặc không cần biết đến luật nhân quả, mà các ngài cũng không mắc vào luật nhân quả. Các ngài cứ thẳng đường mà đi, nhẹ nhàng thế thôi, một lòng vững tin, không chút lo âu sợ sệt vào sự thực do mình khám phá ra, nhưng chẳng phải mình là tác giả. Ở góc cạnh này các ngài tỏ ra hoàn toàn tiêu cực vô vi, nhưng ở góc khác , lại hoá ra tuyệt đối tích cực hữu vi, vì các ngài là chủ nhân ông của chính mình. Các bậc đại tu hành là vậy, hữu vi một cách vô vi, và vô vi một cách rất hữu vị Từ giữa cuộc sống đồng nhất ấy, mọi thái cực mâu thuẫn đều hoà tan mất hết.

Khi đủ điều kiện, khi cơ duyên chín muồi thì một sự việc xảy rạ, bất chấp cả người trong cuộc. Mặt trời mọc là chiếu sáng tất cả, cái tốt cũng như cái xấụ Cũng vậy, luật nhân quả tác động cho mọi người, người tỉnh cũng như người mệ Bản thể của luật là vậy, ngự trị cả thế giới đạo đức cũng như vật lý. Có khác là ở con người, tri thức phải viện đến lý luận để phát biểu luật nên con người không chấp nhận được cái vô lý. Tuy nhiên, con người dù tốt thế mấy đi nữa, nhưng đức độ ấy cũng không thể đặt họ ra ngoài vòng luật, cũng như khi mưa thì họ bị ướt như bất cứ người nàọ

Nghiệp hiểu theo nghĩa thường là Nhân Quả, nhưng dưới nhãn quang vô sai biệt thì Nghiệp tức Phi Nghiệp. Do đó, giữa người mê và người ngộ, nghiệp không tác động như nhaụ Nghĩa là người mê chưa được tâm chứng, không ngớt kêu gào nặng mang nghiệp ách. Trong khi người ngộ vẫn có nghiệp như ai, nhưng mang thì có mà cảm thấy nặng thì không, vì họ hoàn toàn vô ý thức (về nghiệp). Vậy Ngộ không có nghĩa là vứt bỏ hết nghiệp, mà chính là tự tại vô ngại đối với nghiệp, cũng như đối với phi nghiệp.

DT Suzuki
(Cốt Tủy Đạo Phật - Trúc Thiên dịch)

 


From: vuong van <vuongvanvan@y...>
Date: Sun Dec 8, 2002 4:46 pm
Subject: RE: [hoasen-1] Re: Co^ng A'n Ba' Tru+o+.g Da~ Ho^`

VVV: Xin nói thêm: Trong thế giới tục đế (vô minh - chứng ngộ): Nhân qủa rõ ràng ! Như người không biết bơi và biết bơi trong nước dưới luật Archimedẹ
Trong thế giới chân đế (giải thoát) : Ai chiụ luật nhân qủa ? - Mở miệng chết đứng.
Đây vẫn là công án; Vô Môn's Comments : Controlled or not controlled? - The same dice shows two faces. - Not controlled or controlled - Both are a grievous error.

From: Hoang Lien-Tam <hoanglientam@y...>
Date: Mon Dec 9, 2002 3:27 pm
Subject: Co^ng a'n Ba' Tru+o+.ng Da~ Ho^`

Chào đạo hữu Thanh Trí Hải,

So sánh với bản tiếng Anh thì bản Việt dịch của vị Cư sĩ mà đạo hữu đề cập đến không có gì sai. Dịch giả đã tôn trọng nguyên tác Anh ngữ khi chuyển ngữ. Tuy nhiên, sau khi đối chiếu với bản chữ Hán của quyển Vô Môn Quan, chúng tôi thấy văn bản tiếng Anh không phản ảnh đúng và do đó chúng tôi chỉ y cứ vào bản dịch quyển Vô Môn Quan từ chữ Hán của Giáo sư Trần Tuấn Mẫn và bản dịch cũng từ chữ Hán của Hoà thượng Thích Duy Lực làm nền tảng.

Cũng một câu hỏi “Người đại tu hành còn lọt vào nhân quả không ?” một vị Sư trả lờikhông lọt vào nhân quả (bất lạc nhân quả)” bị đoạ làm thân chồn hoang năm trăm kiếp và một vi Sư khác đáp “nhân quả rõ ràng (bất muội nhân quả)” làm khai ngộ cho người hỏi. Vậy tại sao chỉ trả lời sai một chữ đã phải đoạ làm thân chồn năm trăm kiếp?

Trước hết chúng ta phải định nghĩa thuật ngữ: “người đại tu hành”. Rất dễ hiểu, người đại tu hành là người tuân theo nghĩa lý của Phật đã giảng trong kinh điểntu tậpthi hành. Người đại tu hành không phải là người đã giác ngộ, chỉ là người đang trong tiến trình tu tập để đến giác ngộ. Thuật ngữ này ám chỉ các vị đại tỳ kheo, là những vị xuất gia lâu năm có đức cao, tuổi lớn.

Vậy mục đích của các vị đại tu hành là gì? chính là để giác ngộ giải thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi. Giải thoát là hội nhập bản thể tuyệt đối xưa nay vốn sẵn có. Trong cảnh giới tuyệt đối này, lẽ dĩ nhiên, chẳng có tương đối, tất cả đều là tuyệt đối, không sanh tử, không thiện ác, không tốt xấu, không giầu nghèo, không đối đãi, không cấu tịnh, không tội phước, và lẽ dĩ nhiên tuyệt đốibất nhị, là không hai, nhân cũng không và quả cũng không. Cho nên, như định nghĩa trên, người đại tu hành chưa phải là người giác ngộ giải thoát, nên vẫn còn bị chi phối bởi luật nhân quả trong thế giới tương đối. Ngược lại, kẻ đã giác ngộ làm gì còn bị luật nhân quả chi phối. Vì nói người đại tu hành không lọt vào nhân quả, tức là phủ nhận luật nhân quả trong thế giới hiện tượng tương đối, nên phải gánh hậu qủa không lường được, cũng do luật này chi phối.

Có người cho rằng bậc giác ngộ như đức Phật vẫn còn bị nhân quả. Họ viện dẫn chính đức Phật kể Ngài bị nhức đầu ba ngày do một kiếp xưa đã gõ đầu con cá. Ngài kể về câu chuyện “Vua Lưu Ly giết chết cả tộc Thích Ca” như sau:
“Vì đời trước chủng tộc Thích Ca sống trong một làng đánh cá, tiền thân vua Lưu Ly là con cá lớn, binh sĩ là cá con trong một ao lớn, dân làng ấy xả hết nước ao và bắt con cá lớn và các cá con để ăn, duy chỉ có một đứa bé không bắt không ăn mà chỉ gỏ ba cái vào đầu cá lớn . Đến đời Phật Thích Ca thành Phật rồi, vẫn phải bị nhức đầu ba hôm.”
Đó là muốn thể hiện vấn đề nhân quả không thể tránh, nên Phật phải phương tiện tuỳ thuận chúng sinh để độ. Trong kinh khác Phật nói : “Nói ta bị nhức đầu ấy chỉ là phương tiện mà thôi, thật tế thì ta có bị nhức đầu đâu !” Cũng như chuyện đức Phật ăn gạo lúa ngựa ba tháng là Ngài dùng sức phương tiện độ chúng sinh, chớ chẳng phải là nghiệp báoĐức Phậtgiáo hoá các chúng sinh chẳng biết nghiệp báo.., chẳng tin nghiệp báo..., nên thị hiện nhân duyên nghiệp báo chứ Như Lai thiệt không có nghiệp báo.” ....(Kinh Đại Bảo Tích Phẩm Thứ 38 Tập 6).

TrÂn trọng,
Hoàng Liên Tâm

From: thanhtri hai <thanhtrihai@y...>
Date: Sun Dec 8, 2002 11:13 am
Subject: Công án Bá Trượng Dã Hồ

Chào các đạo hữu,

Tôi được đọc cuốn sách Zen Flesh - Zen Bones của Paul Reps - Nhà xuất bản The Charles E. Tuttle Company, Tokyo; Lần thứ nhất: 1957, lần thứ sáu: 1963. Trong đó có công án Con Trồn của Tổ Bá Trượng, được một vị cư sĩ chuyển dịch ra Việt ngữ như sau:

<<Cứ mỗi lần Bá Trượng thuyết pháp, một ông lão đến nghe mà tăng chúng không hề thấy. Khi buổi giảng chấm dứt tăng chúng rời chỗ thì ông lão cũng ra về. Nhưng một ngày kia ông lão lại ở lại, Bá Trượng hỏi: "Ông là ai?" Ông lão trả lời: "Tôi không phải là người, nhưng tôi vốn là người khi Đức Phật Kashapa còn tại thế. Tôi là một thiền sư tu tại núi này. Bấy giờ, một trong những đệ tử của tôi hỏi rằng một người đã giác ngộ thì có còn chịu luật nhân quả không. Tôi trả lời: ‘Kẽ giác ngộ không còn chịu luật nhân quả nữa.’ Vì câu trả lời này, do còn vướng mắc với tuyệt đối, mà tôi đã biến thành con chồn hơn năm trăm kiếp rồi, và tôi vẫn còn là chồn. Xin ngài hóa độ cho tôi bằng pháp ngôn của ngài để tôi thoát khỏi kiếp chồn? Bây giờ tôi xin hỏi ngài: Kẽ đã giác ngộ thì có còn chịu luật nhân quả không?"
Bá Trượng bảo: "Kẽ đã giác ngộ là một người vẫn chịu luật nhân quả."
Sau câu ấy, ông lão thoắt ngộ. >>
Thuật ngữ <<Giác Ngộ>> được vị cư sĩ này dịch từ chữ <<The enlightened man>> trong bản Anh ngữ. (trang 91, công án số 2 Vô Môn Quan)

Tôi rất thắc mắc về câu <<Kẽ đã giác ngộ là một người vẫn chịu luật nhân quả.>> và vẫn không thoả mãn khi nghe một vị sư cũng giảng là bậc giác ngộ cũng vẫn bị chi phối bởi luật nhân quả. Vì vậy tôi xin ghi ra đây cái nghi của tôi để xin các đạo hữu góp ý, biết đâu các đạo hữu có thể giải toả được nỗi thắc mắc này. Xin cảm ơn các đạo hữu trước.

Kính,
Thanh Trí Hải

 


From: "Hoa Nguyen" <thanhhuy@ẹ..>
Date: Tue Dec 10, 2002 7:21 am
Subject: RE: [hoasen-1] Công án Bá Trượng Dã Hồ

Chào quý đạo hữu,

Bài của d/h Hoàng Liên Tâm viết rất công phu và đầy đủ, tôi chỉ xin góp thêm vài ý ở một điểm.

Trước hết, chúng ta cũng nên lưu ý là trong nguyên bản Hán văn, vấn đề nhân quả này được đặt cho "bậc đại tu hành". Những vị này, nếu là Thiền Tông, thì có thể đạt đến mức độ tu chứng như Kiến Tánh, Liễu Ngộ, Chứng Ngộ (Satori), chớ chưa phải Giác Ngộ, Giải thoát .Thật ra theo truyền thống Nam Tông hay Bắc Tông thì mức độ đạt đạo cũng có cao thấp khác nhau rất nhiều, và ở các đệ tử Phật cũng ít thấy nói đạt đến quả vị Giác Ngộ viên mãn hay thành Phật. Thường chuyện kể về các ngài chỉ dừng lại ở bậc A La Hán hay Bồ Tát.

Theo Trí Độ Luận và sự phân chia của ngài Trí Giả (tông Thiên Thai ) thì bậc thang tiến tới Giác Ngộ trọn vẹn có mười tầng tu chứng.
1. Càn Tuệ địa (trí tuệ khô cạn) : trí tuệ còn khô cạn vì chưa thấm nhuần dòng nước của Phật pháp.
2. Tánh địa (thấy Tánh) : hành giả bắt đầu thấy được Phật tánh nơi tự thân mình.
3. Bát Nhẫn địa An trú tâm nơi Tám sự quán ngộ thuộc Dục giới , Sắc giớiVô sắc giớị.
4. Kiến địa :Han`h giả chứng ngộ chân lý "tứ diệu đế ", tâm ý hoàn toàn tự do, không còn bị kiềm tỏa bởi tà kiến.
5. Bạc địa (gần kề): hành giả diệt trừ được phần lớn những phiền não căn bản của cõi Dục.
6. Ly dục địa (rời khỏi cõi dục): hành giả diệt trừ hoàn toàn phiền não gốc rễ của cõi Dục, cho nên vĩnh viễn không còn tái sinh vào cõi Dục nữạ
7. Dĩ biện địa (đã hoàn tất): tương đương với A La Hán, quả vị cao nhất của Thanh Văn thừạ
8. Bích Chi Phật địa (Duyên giác): , giác ngộthoát khỏi vòng sinh tử luân hồi của Duyên Giác thừạ
9. Bồ Tát địa : A La HánBích Chi Phật là những địa vi giác ngộ, nhưng chưa trọn vẹn. Muốn đạt được quả vị viên mãn, han`h giả phải phát tâm tu tập hạnh Bồ Tát.
10. Phật địa : Chứng đắc quả vị giác ngộ cao quý tột bực, và hoàn toàn giải thoát.

Bồ Tát điạ lại còn chia ra làm mười bậc cao thấp khác nhaụ

Vì có nhiều mức độ thành tựu cao thấp trên đường tu chứng, cho nên rất khó nói phải đến bậc nào thì sẽ không còn "bất lạc nhân quả" (không rơi vào luật nhân quả) . Thiển nghĩlẽ phải là bậc "Ly Dục điạ" trở lên, vì từ đó đã diệt trừ được phiền não của cõi Dục và không còn tái sinh vào cõi Dục nữạ Nhưng khi nói tới Nhân QuảNghiệp báo, thì vẫn phải nhớ là có những quả phúc và thiện nghiệp, mà một bậc "đại tu hành" , ngay cả các bồ tát, trong sự nghiệp tự độ và độ sinh chắc chắn cũng nhận lãnh những quả lành đó, dù không mong cầu theo ý hướng vô nguyện.. Những điều họ làm từ trí tuệ và tâm đại bi không thể tạo ra quả xấu được. Và tôi nghĩ luật nhân quả vẫn còn tác động ở họ, nhưng với ý nghĩa tích cực.
Ngoài ra, kinh sách có kể lại nhiều mầm nhân bất thiện từ một kiếp xa xôi trong quá khứ vẫn còn tác động lên các bậc đại tu hành và cũng có thể đưa đến những nghiệp quả rất xấu ở hiện kiếp. Thử kể trường hợp của nhị tổ Huệ Khả. Ngài tên là Thần Quang, sau khi đắc pháp với sơ tổ Bồ Đề Đạt Ma ngài đi giáo hoá nhiều nơi, nhưng cuốm đời bị kẻ ghen ghét vu cáotruyền bá tà đạo, nên ngài bị bắt và bị xử tử vào năm 593. Theo truyền thuyết, chính ngài BD Đạt Ma cũng bị kẻ ganh tỵ bỏ thuốc độc mà chết (nhưng đây vẫn là truyền thuyết không kiểm chứng được, khác với chuyện thật về ngài Huệ Khả).

Hòa

 



From: Thi Do" <tdo@ectr.org
Date: Tue, 1 Jul 2003 14:11:17 -0700
To:banbientap@thuvienhoasen.org
Subject: Cong An Bach Truong Da Ho

Kinh goi
Ban Bien Tap Thu Vien Hoa Sen,

Toi doc bai cong an "Bach Truong Da Ho" cua cac dao huu trinh bay trong phan Dien Dan Phat Phap cua Thu Vien, toi nhan thay diem quan trong trong cong an nay la "bac Dai Tu Hanh" ma trong nhung bai viet co khi ghi la "ke giac ngo" (the enlightened man). Toi co duoc co hoi tim hieu hoc hoi ve viec nay thi duoc day la bac Dai Tu Hanh la nhung vi van con nam trong phap gioi tuong doi, ma o trong tuong doi thi con o trong "nhi bien"; cho nen ho van con anh huong boi luat nhan qua, nhung dieu quan trong la ho "khong lam nhan qua" (bat muoi nhan qua). Con danh tu "ke giac ngo" trong cong an nay, thi toi nghi la ban bang Anh Ngu da viet khong dung voi chu "bac Dai Tu Hanh" ma trong nhieu sach thien da ghi chep.
Day chi la nhung dieu toi hoc hoi duoc tu su tham van voi cac thay va cac dao huu, chu ban than toi von la nguoi ngu xuan hoc hanh ve Phat phap rat gioi han, khong biet tra loi viec nay. Vay xin goi den Thu Vien Hoa Sen, neu quy vi thay tot, xin chia xe voi cac dao huu. Xin loi viet khong danh dau, vi toi khong co chuong trinh tieng Viet trong may.

Kinh thu

Thi

 


Date: Fri, 16 Sep 2005 21:27:59 -0700 (PDT)
From: "a o" <thientinhthienvuong@yahoo.com>
Subject: Công Án Bá Tượng Dã Hồ
To: banbientap@thuvienhoasen.org

Trong công án này, đối với cụm từ " bậc đại tu hành" thì như các Phật tử đã thảo luận khá triệt để, tôi không có gì để bàn thêm. Nhưng ở cụm từ " kẻ giác ngộ", theo chỗ hiểu của tôi, thì làm gì có cái gọi là "kẻ giác ngộ".

Như đã biết, Đức Thích ca được xưng tụngPhật đà, tiếng phạn nghĩa là bậc giác ngộ. Nhưng thực sự có cái gì trên thế gian tương đối này được gọi là thật sự giác ngộ không.

Phật ở nơi tâm chứng tuyệt đối, không có giác ngộ hay không giác ngộ, không có tỉnh hay mê, không có phiền não vô minh hay bồ đề giải thoát.

Bản thân thân Phật và danh xưng Phật cũng chỉ là phương tiện. Kinh Pháp Hoa nói Phật vốn đã thành đạo từ lâu, nhưng vì muốn độ chúng sinh nên phương tiện thị hiện ra vô số thân Phật, vô số danh hiệu : thị hiện làm thái tử, đi tu, giác ngộ thành đạothuyết pháp giải thoát, Rồi cũng vì chúng sinhthị hiện Niết Bàn. Tất cả những việc kể trên đều là nhân quả tương đối, có bắt đầu có kết thúc, có cơ duyên, có điều kiện, có quá trình. Rõ ràng Phật Thích ca lịch sử có sinh ra và có diệt mất, có tu hành và có thành đạo, có thuyết pháp và có Niết bàn. Nhưng đây là cái có của thế gian, còn ở nơi Chân Như, thì vốn chẳng có sinh diệt, chẳng có thuyết pháp, chẳng có Niết Bàn, chẳng có tu hành, chẳng có thành đạo. (Nghĩa "chẳng có" này cũng là phương tiện).

Kinh Pháp Hoa giúp hành giả thay đổi cái nhận thức hời hợt về một Đức Phật lịch sửhình tướng, có tu hành, có giác ngộ, và sống một đời sống nhân quả sinh diệt, mà đi sâu vào bản thể, gặp được đức Phật Bổn Môn không sinh không diệt, lìa nhân quả, siêu việt nhân quả, siêu việt không gian thời gian. (Phẩm 16 và 21 thuộc bổn môn). Đây là thật nghĩa khó tin mà kinh Pháp Hoa hiển bày. Là pháp giải thoát thật nghĩa, thoát ly hình tướng. Nếu hiểu nghĩa này của Pháp Hoa thì có thể hiểu được công án đang nói ở đây.

"Nghiệp hiểu theo nghĩa thường là Nhân Quả, nhưng dưới nhãn quang vô sai biệt thì Nghiệp tức Phi Nghiệp. Do đó, giữa người mê và người ngộ, nghiệp không tác động như nhaụ Nghĩa là người mê chưa được tâm chứng, không ngớt kêu gào nặng mang nghiệp ách. Trong khi người ngộ vẫn có nghiệp như ai, nhưng mang thì có mà cảm thấy nặng thì không, vì họ hoàn toàn vô ý thức (về nghiệp). Vậy Ngộ không có nghĩa là vứt bỏ hết nghiệp, mà chính là tự tại vô ngại đối với nghiệp, cũng như đối với phi nghiệp." (trích Hoa nguyên: Suzuki)

Kim cương nói: "ai chấp thấy hình tướng thì không thấy Như Lai". Quả thật, chỉ nhìn vào ông Phật Thích ca bằng xương bằng thịt, có 32 tướng tốt, thọ nhận quả báo hình tướng mà cho rằng đấy là kẻ giác ngộ thì quả sai lầm. Vì chỉ thấy được cái tướng sinh diệt bên ngoài, mà quên đi Đức Phật bản thể trùm khắp không gian thời gian, tràm đầy khắp nơi, chính là chân tánh của tất cả pháp. Chân tánh này mới thực sự là giải thoátgiác ngộ, chân tánh này không chịu luật nhân quả chi phối, Tại sao ? Tại nó là chân tánh của chính nhân quả. Chân tánh thì tự nó đạt giác ngộgiải thoát, chứ không có một cá nhân ai đó có thể đạt được giải thoát cả.

Nếu có cái gọi là thật sự giác ngộ thì ắt có cái gọi là thật sư mê lầm, như thế thì làm sao chuyển mê khải ngộ được. Mê là mê, ngộ là ngộ rạch ròi rồi còn gì. Nhưng vì mê không thật là mê, ngộ không thật là ngộ, nên mới có mê, có ngộ, và có chuyển mê khải ngộ. Và do đó ngộlà danh từ phương tiện thành lập. Vốn dĩ Bồ tát không thấy có người giác ngộ và có người được cứu độ... Kim cương cũng nói: Bồ tát không thấy mình là Bồ tát... Bồ tát độ vô số chúng sinh, thành tựu vô sô pháp mà không thấy có chúng sinh nào được độ, không thấy có pháp nào được thành tựu. Vì trong chân tánh tự nó thị hiện thành tựu như vậy.

Trong lĩnh vực tương đối, thì còn có chúng sinh, còn có Phật, Bồ tát, trong con mắt người chưa giác ngộ còn thấy giữa Phật và chúng sinh có khác biệt, còn phân chia mê với ngộ. Nhưng ở nơi con mắt đã giác ngộ thì làm gì có Phật và chúng sinh nào, làm gì có danh từ "kẻ giác ngộ", làm gì có chúng sinh đang mê, làm gì có ai bị trầm luân nhân quả, làm gì có ai đắc Niết Bàn. Tâm kinh Bát nhã viết: "Vô sắc thanh.... Vô lão tử diệc vô lão tử tận.... vô khổ tập diệt đạo. Vô trí, diệc vô đắc, thị vô sở đắc cố." ( không có hình tướng...không có hoại diệt,( không có sinh diệt), không có giác ngộ hay sự đạt đến giác ngộ, vì chẳng có ai để đạt được, (chẳng có ngã thể độc lập nào thật sự đạt được))

Như vậy, nhìn với nhãn quan bản thể thì chẳng có cái gọi là "kẻ giác ngộ", và cũng chẳng có "kẻ chịu nhân quả".

Trong tâm còn đặt ra vấn đề giải thoát và chịu nhân quả, còn chứa câu hỏi nghi ngờ về giải thoát và chịu nhân quả, còn nghĩ rằng có người thật sư giải thoát và chịu nhân quả, thì tức trong tâm vẫn còn bị ràng buộc (bởi mấy khái niệm sai biệt này), tức ý thức chưa quán triệt đầy đủ tinh thần giải thoát.

Ý nghĩa của công án này là loại bỏ mối nghi ngờ về nhân quảgiải thoát. Thiền tông thường dùng công án để loại bỏ các tạp niệm nghi ngờ, hơn là đưa ra câu trả lời rõ ràng. Tại sao ? Tại càng trả lời thì càng lún sâu vào tạp niệm, càng rơi sâu vào khái niệm của nhị nguyên, càng xa rời chân tâm bất nhị, càng phát sinh thêm huyễn sự. Kinh viên giác dạy đừng cho rằng huyễn ảo sẽ thật sự diệt hẳn. ( vì huyễn ảo này diệt sẽ lại sinh huyễn ảo khác)
----------------------------
Ở câu truyện này, sở dĩ nhà tu hành kia bị đọa làm chồn, không phải do bị tội báo bởi đã giải thích sai, mà do chưa thoát ly được hình tướng nên vẫn bị ràng buộc nhân quả. Chính là việc chấp trước hình tướng, nghĩa tướng, cho rằng thật có kẻ giác ngộ, thật có bậc tu hành, đã làm ra nghiệp đó. Nói "kẻ giác ngộ" hay nói " bậc đại tu hành" thoát ly nhân quả thì sai lầm, vì bản thân việc tu hành là nằm trong nhân quả, cho đến việc giác ngộ cũng là tương ứng đối chiếu với mê lầm của nhân quảthành lập, vậy thì chưa ra khỏi phạm vi của nhân quả. Như vậy, nhân quảphổ biến, không có ai cụ thể và không có cái gì cụ thể, không có cách nào cụ thể để thoát luật nhân quả cả.

Như vậy, nhân quả tức duyên hợp, duyên hợp tức không thật có.

Nếu hỏi cái gì thì giác ngộ thật, cái gì thoát nhân quả, chỉ có thể nói đó chính là Chân tánh Phật tánhgiác ngộ thật, là không chịu nhân quả chi phối. Còn kẻ giác ngộ là kẻ nhận ra mình chính là chân tánh. Nhận ra mình là chân tánh tức lìa nhân quả. Chưa nhận ra mình là chân tánh tức còn xoay theo nhân quả. Phật dạy: Chúng sinh vốn là Phật mà không biết mình là Phật. Cũng vậy, chúng sinh vốn lìa nhân quả mà không biết, lại vọng tưởng mình đang trong nhân quả, và cứ thế lao đầu vào nhân quả, chịu xoay chuyển trong đó, không ra được. Thế mới biết danh từ "kẻ chịu nhân quả" chỉ do vọng tưởng mà ra, còn danh từ "giác ngộ, giải thoát, Niết bàn" chỉ do Phật tạm thời phương tiện tạo ra để dẫn dắt mà thôi. Có biết đâu tất cả đều không thât, và đều đứng ở "bờ bên kia" hết rồi.
------------------------------
Lạy Phật, tôi nói sai chỗ nào xin được sám hối, và lắng nghe lời phê bình.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant