Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Điền Email để nhận bài mới

Sự Phân Chia Giữa Các Bộ Phái

11 Tháng Chín 201200:00(Xem: 5989)
Sự Phân Chia Giữa Các Bộ Phái

SỰ PHÂN CHIA GIỮA CÁC BỘ PHÁI
Lê Sỹ Minh Tùng

Ngày nay Phật giáo trên thế giới tổ chức rất nhiều giáo hội, nhưng trong suốt chiều dài lịch sử Phật giáo chưa bao giờ được biết là có một cơ chế quyền lực trung ương theo kiểu kim tự tháp (giống như cơ chế của tòa thành Vatican) nào cả. Vào thời đức Phật, tuy các bộ phái gắn liền với những khu vực địa phương khác nhau khắp các nơi ở Ấn Độ, nhưng tất cả vẫn duy trì được mối quan hệ với nhau trong tinh thần lục hòa cho nên các tăng sĩ dễ dàng đi lại từ tu viện này đến tu viện khác. Thời kỳ Nguyên thủy, đức Phật giảng giải giáo pháp bằng khẩu thuyết. Vì truyền giao bằng miệng nên một người thấu hiểu và nhớ hoàn toàn Kinh Tạng hoặc Luật Tạng là một thử thách rất lớn, nếu không muốn nói là không thể được. Do đó các phần khác nhau của giáo pháp được truyền cho các vị tăng sĩ chuyên biệt, có thể học thuộc lòng phần giáo pháp đó. Sau cùng tất cả những tăng sĩ chung một giáo pháp hình thành một nhóm riêng với những đặc quyền riêng và có lẽ đây chính là sự bắt đầu cho sự phân chia của tăng đoàn. Ngôn ngữ đức Phật dùng để thuyết pháp không phải là tiếng Pali mà là tiếng Magadhi (Ma-kiệt-đà). Thật ra ngôn ngữ Ấn Độ rất phức tạp ngay cả bây giờ cũng đã có gần trên 15 loại được chính phủ Ấn công nhận. Đó là Sanskrit, Urdu, Bengali, Hindi…trong khi đó Pali không phải là ngôn ngữ thuộc nhóm Indic mà thuộc về thổ ngữ của vùng Trung Ấn. Giới thượng lưuthành phần vua chúa Ấn Độ nói tiếng Sanskrit trong khi đó các thành phần dân chúng nói tiếng Magadhi, là ngôn ngữ gốc của đức Phật, và phần lớn thành phần hạ tiện nói tiếng Paishachi.

Không có một bằng chứng nào cho thấy vào thời đức PhậtẤn Độ con người đã dùng chữ viết hay chưa. Trong thời đức Thế Tôn còn tại thế, Ngài thuyết giảng rất nhiều trong những cuộc hành trình dài bằng cách đi bộ trong vùng Bắc Ấn gần nửa thế kỷ, nhưng chưa có ai nghĩ đến việc kết tập cho nên sau khi Ngài nhập diệt các đệ tử cảm thấy bàng hoàng vì sự thiếu vắng của bậc Đạo Sư. Cuối cùng họ quyết định kết tập những lời giảng dạy của đức Phật và cô đọng lại thành kinh điển. Vì thế kinh điển Phật giáo được truyền miệng gần 500 năm sau khi đức Phật nhập diệt hoàn toàn dựa vào trí nhớ của người đọc kinh.

1) Ngay sau khi đức Phật nhập diệt, vua A Xà Thế tổ chức lần kết tập kinh điển lần thứ nhất tại thành Vương Xá, xứ Ma-Kiệt-Đà. Trong hội Nghị nầy có 500 vị Tỳ Kheo tham dự, trong đó có ngài trưởng lão Đại Ca Diếp, người được trọng vọng nhất và hai nhân vật quan trọng chuyên về hai lãnh vực khác nhau là Pháp và Luật là ngài A NanƯu Ba Ly đều có mặt. Chỉ hai phần Pháp và Luật là được trùng tụng lại tại Đại Hội lần thứ nhất. Trong Hội Nghị nầy, Pháp được chia làm hai phần và mỗi phần được trao cho một vị trưởng lão cùng với đệ tử của vị ấy ghi nhớ. Pháp được truyền khẩu từ thầy đến trò và được tụng niệm hằng ngày bởi một nhóm Tỳ Kheo và thường được phối kiểm lẫn nhau để bảo đảm không có sự thiếu sót cũng như không có gì thêm vào.

2) Đại hội kết tập kinh điển lần thứ hai được tổ chức tại thành Tỳ Xá Ly (Vaishali), 100 năm sau ngày đức Thế Tôn nhập diệt. Lý do triệu tập hội nghị là vì những bất đồng về kỷ luật (phá giới) của các sư tại Vaishali và các đệ tử của Ngài A Nan. Các sư tại Vaishali chấp nhận cúng dường bằng tiền và vàng bạc, dù việc nầy phạm luật. Các sư nầy còn bị cáo buộc bởi phái Yasha (một đệ tử của A Nan) chín sự vi phạm khác, trong đó có thọ thực bất thời tức là ăn nhiều lần trong ngày, uống rượu, giữ vàng bạc v.v. Để trả đủa, các sư Vaishali khai trừ trưởng lão Yasha vì những lời cáo buộc của ông. Do đó hội nghị thứ hai được triệu tập với sự hiện diện của 700 vị A la hánhội đồng gồm bốn sư trưởng lão đã phán quyết rằng các sư Vaishali có tội. Các sư Vaishali đã chấp nhận sự phán quyết mà không một lời phản kháng. Mặc dù không chống đối với quyết định của hội đồng, nhưng sau đó các sư Vaishali kết hợp với thành phần số đông cư sĩ ủng hộ thành lập nhóm phát triển mà sau này gọi là Đại chúng bộ tức là tiền thân của Phật giáo Đại thừa.

3) Vua A Dục cho tổ chức Đại Hội kết tập kinh điển lần thứ ba tại thành Ba Tra Lợi Phất (Thành Hoa Thị, thủ đô cổ của Tích Lan), khoảng vào thế kỷ thứ ba trước Tây Lịch. Vua A Dục đã đích thân chọn 60.000 vị Tỳ Kheo tham dự Hội Nghị. Trong khi đó trưởng lão Mục Kiền Liên Tư Đế Tu đã phụng mệnh vua A Dục chọn ra một ngàn vị Tăng tinh thông tam tạng kinh điển kết tập chánh pháp. Hội nghị đã bàn thảo trong chín tháng về những ý kiến dị biệt giữa những Tỳ Kheo của nhiều phái khác nhau. Tại Đại Hội nầy, sự khác biệt không chỉ hạn hẹp trong Giới Luật, mà cũng liên quan đến Giáo Pháp nữa. Đây không phải là một hội nghị toàn thể mà chỉ là một cuộc nhóm họp nhỏ thôi. Lúc kết thúc Hội Nghị, ngài Mục Kiền Liên Tư Đế Tu đã tổng hợp vào một cuốn sách gọi là Thuyết Sự Luận (Kathavatthupakarana), bác bỏ những quan điểmlý thuyết dị giáo cũng như những sai lầm của một số giáo phái. Giáo lý được phê chuẩnchấp thuận bởi Đại Hội được biết là Theravada hay Nguyên Thủy. Do đó danh từ Phật giáo Nguyên thủy lần đầu tiên chính thức được tuyên bố kể từ khi đức Phật nhập diệt. Vì thế Phật giáo Nguyên thủy vào thời vua A Dục tuy không phải Nguyên thủy được hiểu theo kiểu vào thời đức Phật còn tại thế, nhưng để xác định rằng truyền thống kinh điển vẫn còn duy trì giống y như là thời đức Thế Tôn còn sinh tiền. Vi Diệu Pháp được bao gồm trong Đại Hội nầy. Một trong những thành quả quan trọng của Hội Nghị lần thứ ba là nhiều phái đoàn truyền giáo đã được gởi đi khắp các xứ để hoằng dương Phật pháp. Sau Đại Hội kết tập lần thứ ba, người con của Vua A Dục, ngài Hòa Thượng Mahinda và người con gái tên Tăng Già Mật Đa, đã mang Tam Tạng Kinh Điển đến Sri-Lanka (Tích Lan), cùng với những lời bình luận của Hội Nghị nầy. Họ đã đạt được thành công rực rỡ tại đảo quốc nầy. Những kinh điển được mang về Sri-Lanka vẫn được giữ gìn cho đến ngày nay không mất một trang nào. Những kinh điển nầy được viết bằng chữ Pali, căn cứ vào ngôn ngữ của xứ Ma Kiệt Đàngôn ngữ của đức Phật. Thêm nữa, trong khoảng thời gian từ năm 274 đến năm 236 trước công nguyên, chính vua A Dục đã hết sức cổ độngủng hộ Phật giáo và đã biến Phật giáo từ một tôn giáo nhỏ giới hạn trong những tiểu quốc trở thành một tôn giáo lớn trên khắp cả nước Ấn Độ.

Ngoài ra, qua những chỉ dụ của vua A Dục, chúng ta được biết thêm về những phái đoàn truyền giáo Phật giáo được nhà vua cử đi đến các nước xa xôi ở Á Châu, Phi Châu và Âu Châu. Phật giáo đã trở thành một tôn giáo quan trọng của nhân loại phần lớn là nhờ ở các hoạt động của phái đoàn nầy. Cho đến thời điểm này, Đại thừa vẫn chưa chính thức ra đời.

Phật giáo trong thời vua A Dục được xem nhưthời kỳ cực thịnh chẳng khác lúc đức Thế Tôn còn tại thế cho đến triều đại Mauyan. Nhưng con ma vô thường cũng không thương xót cho dù đó là đạo Phật. Xã hội Ấn Độ vào thời đức Phật là một xã hội phong kiến, đầy dẫy bất công. Chính đức Phật đã cực lực đã kích chế độ giai cấp, đã kích sự kỳ thị phụ nữ và đưa ra tư tưởng bình đẳng cho tất cả mọi người. Tuy tư tưởng đức Phật chống lại đạo Bà la môn, nhưng Phật giáo được các vua thời ấy ủng hộ cho nên Bà la môn không làm gì được. Tuy nhiên, đức Phật lúc nào cũng là cái gai trong mắt của người Bà la môn vì thế khi Phật giáo suy yếu, người Bà la môn không ngần ngại tiêu diệt Phật giáo. Trước hết là sự suy thoái và sụp đổ của triều đại Mauyan kéo dài cho đến cuối thế kỷ thứ hai trước công nguyên đánh đấu cho sự suy tàn của Phật giáo trên xứ Ấn. Khi triều đại Sunga được thành lập với sự lên ngôi của vị vua Pusyamitra (187-151 trước dương lịch), Phật giáo đã trải qua nhiều cuộc khủng bố vô cùng dã man. Ông là kẻ thù dữ tợn nhất của Phật giáo. Vì muốn phục hưng đạo Hindu (tiền thân của Bà la môn và là Ấn Độ giáo ngày nay), ông tàn phá tháp miếu, hỏa thiêu nhiều tu viện từ Madhyadesa cho đến Jalandhar ở vùng Punjab và không ngần ngại giết chết rất nhiều tu sĩ đức hạnh. Với sự trợ lực của các vị vua của triều đại Sunga, Ấn Độ giáo bắt đầu khởi xướng một chiến dịch phục hưng rầm rộ và sau cùng đạo Hindu dành được thế thượng phong và dĩ nhiên tập quán thờ cúng đa thần được họ xiễn dương tối đa trở lại. Trên thực tế, khuynh hướng thờ cúng thần linh đã hấp dẫn và có sức mạnh lôi cuốn một số lượng quần chúng khổng lồ trong đó có cả tín đồ Phật giáo. Để đối phó với vấn đề nan giải liên quan đến sự tồn vong của Phật giáo lúc bấy giờ, vô số hình tượng Bồ Tát khác nhau vốn được xem nhưthần thánh được đưa vào trong Phật giáo. Kết quả, kinh điển Đại thừa ra đời cũng dựa theo lý tưởng Bồ Tát này. Ban đầu các vị triết gia Phật giáo thời ấy nghĩ rằng Bồ Tát chỉ là những biểu tượng cho từ bi, trí tuệ và những đức năng của đức Phật, nhưng thực tế đa số Phật giáo đồ sau đó chỉ thích quỳ lạy, cầu xin thay vì nghiên cứu, hành trì cầu đạo Vô thượng Bồ-đề. Thậm chí họ biết đến Quán Thế Âm Bồ Tát còn nhiều hơn đức Phật không phải vì Bồ Tát Quán Thế Âm dạy họ thực hành từ bi hỷ xã mà vì Bồ Tát có ngàn tay ngàn mắt, có công nang nghe được tiếng cầu xin và dang tay ra cứu độ. Chưa hết họ còn lầm lẫn gọi Quán Thế Âm là Phật Bà. Nếu chư Phật và chư Bồ Tát ứng hiện để cứu giúp mỗi khi con người cầu khẩn thì còn đâu là lý nhân duyên, còn đâu là thuyết nhân quả, còn đâu là nghiệp báo hay nói chung còn đâu là giáo lý Phật Đà. Khi vua Lưu Ly hai lần đem quân muốn tiêu diệt dòng họ Thích Ca, đức Phật hai lần đích thân ngăn cản, nhưng sau cùng Ngài cũng để cho ân oán đâu đó tự trang trải. Chính Tôn giả Mục Kiền Liên dùng thần thông bay vào thành chọn ra 500 những người ưu tú của dòng họ Thích Ca bỏ vào bình bát rồi ôm bình bát nhảy lên hư không. Đến nơi an toàn, Tôn giả mở bình bát ra thì 500 người đó cũng đều bị đâm chết, máu chảy ra đầy bình bát.

Sự giới thiệu các vị Bồ Tát (Văn Thù, Phổ Hiền, Quán Thế Âm, Đại Thế Chí…) vào trong đạo Phật có lẽ là một nguyên nhân lớn lót đường cho sự suy tàn của Phật giáoẤn Độ. Vào thời đức Phật còn tại thế có sự ngăn cách rất rõ ràng giữa Phật giáo và đạo Bà la môn. Phật giáo chủ trương vô thần, diệt trừ bản ngã, tự giải thoát, bình đẳng và không có cúng tế nghi lễ rườm rà phức tạp. Ngược lại đạo Bà la môn tin rằng có tự ngã và khi chết thì tự ngã hòa nhập vào đại ngã để có giải thoát. Vì thế con người mới cầu xin vào đấng phạm thiên, tin tưởng đa thần nên cúng kiến cầu xin rất phức tạp. Đặc biệt lý tưởng bình đẳng của đức Phật là cái gai trong mắt của người Bà la môn. Để đối đầu tương xứng với Phật giáo, Ấn Độ giáo bắt đầu cải cách bằng cách tiếp nhận lý tưởng Bất Sát (Ahimsa) và từ bỏ việc tế súc vật và sau đó hình thành đạo Ấn theo cách thức giống như các tu viện Phật giáo.

Do đó khi có sự xuất hiện của các vị Bồ Tát trong Phật giáo, Ấn Độ giáo (Hindu tức là hậu thân của đạo Bà la môn) liền thần thánh hóa đức Phật, cho rằng đức Phật là vị tái sinh thứ 9 của vị thần Vishnu (hiện thân của thần sáng tạo ra thế gian) và Bồ Tát Quán Thế Âm là thần Shiva. Chẳng những thế, hai tư tưởng Bất nhị của Phật giáo Đại thừaẤn Độ giáo gần giống hệt như nhau. Chính điều này đã xóa tan sự khác biệt giữa hai tôn giáo và họ chứng minh rằng Phật giáo chỉ là một tông phái của Ấn Độ giáo.

Ngay cả tiến sĩ Radhakrishnan cũng phải thốt lên rằng:

- Một tiến trình thâm nhậpsửa đổi từ từ đã phát triển, như việc ủng hộ thuyết cho rằng Đại Thừa Giáo chỉ là một giai đoạn phân phái trong trào lưu lớn những người thờ thần Vishnu, Tiểu Thừa Giáo, với tính chất khổ hạnh nhiều hơn, được coi như một phái của người thờ thần Shiva. Khi tín ngưỡng Bà La Môn khắc sâu tình thương mọi loài và sùng bái thần linhtuyên bố rằng Đức Phậthóa thân của Vishnu, hồi chuông báo tử của Phật GiáoẤn Độ đã vang lên.

Cũng trong đà phát triển đó, từ thế kỷ thứ ba đến thế kỷ thứ hai trước công nguyên, giáo lý Phật Đà đã trải qua một biến chuyển thay đổi bằng sự giới thiệu một số tác phẩm thuộc Luận tạng được biên soạn bao gồm cả hệ Pali và tiếng Phạn. Trong đó, đặc biệt phái Nhất Thiết Hữu Bộ (Sarvàstivàda) đưa ra khái niệm đức Phật có hai thân. Tuy nhiên những tư tưởng cao đẳng này chỉ được số ít học giả trí thức lưu ý, trong khi đó đại đa số quần chúng dường như chẳng quan tâm đến. Mãi đến thời Long Thọ (thế kỷ thứ hai sau công nguyên) thì giáo lý Pháp thân của đức Phật mới được hoàn chỉnh. Và mãi đến thời đại của Vô Trước, giáo lý tam thân mới thật sự hoàn tất. Đó là: Pháp Thân, Ứng ThânBáo Thân của đức Phật.

Tóm lại, bản chất thật sự của tất cả các vị Bồ Tát được kết tinh từ đức hạnh của đức Phật lịch sử và sau đó được thần thánh hóa nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu của quần chúng đang bị thu hút bởi những đường lối tu tập của những tôn giáo đa thần. Trí tuệ (pràjnã) và từ bi (karunà) là hai biểu tượng rất quan trọng trong Phật giáo và thường chuyển đổi hình thái cho nhau để thích hợp với môi trường của những tôn giáo chung quanh trong một giai đoạn nào đó của lịch sử. Không riêng gì Bồ Tát, đức Phật dần theo thời gian cũng được thần thánh hóa trong hình thái Bồ Tát để phù hợp với khuynh hướng đa thần đó. Vì thế vai trò trí tuệ được thánh hóa trong hình ảnh của Bồ Tát Văn Thù (Manjusri). Từ đó Ngài là biểu tượng của căn bản trí, vô sư trí và là người thân cận nhất của đức Phật để giảng giải giáo pháp như trong hầu hết kinh điển Đại thừa. Bên cạnh đó, ngài Bồ Tát Quán Thế Âm được nhân cách hóa cho lòng từ bi và được tôn xưng, ca ngợi trong nhân gian.

4) Đại hội kết tập kinh điển lần thứ tư được tổ chức tại thành Ca Thấp Di La (Kashmir) khoảng năm 70 trước Tây Lịch, dưới sự tổ chức của Vua Ca Nị Sắc Ca (Kanishka), nhưng lần nầy chỉ có sự tham dự bởi phái Nhất Thiết Hữu Bộ, chứ không được phái Nguyên Thủy thừa nhận. Sau thời vua A Dục khoảng 300 năm tức là vào khoảng năm 70 trước Tây Lịch, miền tây bắc Ấn Độ có vua Ca Nị Sắc Ca (Kanishka), rất kính tin Phật pháp, thường thỉnh chư Tăng vào triều thuyết pháp. Vì thấy pháp không đồng và luật lệ của nhóm nầy khác với nhóm kia, nên vua bèn chọn 500 Tăng sĩ kiến thức uyên bác đều là các bậc A la hán cộng thêm với 600 vị Bồ-tát, và triệu thỉnh ngài Hiếp Tôn Giả (Parsvika) tổ chức hội nghị kết tập kinh điển lần thứ tư. Hội nghị đề cử ngài Thế Hữu (Vasumitra) làm chủ tọa, còn ngài Mã Minh được mời từ Saketa đến để soạn thảo Luận Thư (commentaries) đồng thời là Phó chủ tọa, địa điểm là tịnh xá Kỳ Hoàn ở Ca Thấp Di La (Kashmir). Mục đích kỳ kết tập nầy là giải thích rõ ràng ba tạng kinh điển, gồm 300.000 bài tụng. Sau đó chế ra bản đồng, đúc chữ in lại tất cả, cho xây bửu tháp để tàng trử kinh điển. Không phải như ba lần kết tập trước, lần nầy nghĩa lý kinh điển được giải thích rõ ràng.Tuy nhiên, ngài Hiếp Tôn Giả Parsvika) là một vị đại học giả về Hữu Bộ, vua Ca Nị Sắc Ca (Kanishka) cũng tin theo Hữu Bộ, nên sự giải thích trong lần kết tập nầy đều y cứ vào “Nhất Thế Hữu Bộ” (Sarvastivadah). Chủ đích của Hội Nghị là phân tích lại một phần Vi Diệu Pháp nhằm ngăn ngừa một số khuynh hướng cải cách bên trong cộng đồng. Nghị Hội được triệu tập theo sự đề xuất của một cao tăng uyên thâm Phật phápHiếp Tôn Giả. Ngài Thế Hữu (Vasumitra) làm chủ tịch Hội Nghị, trong khi ngài Mã Minh được mời đến từ Saketa, làm Phó chủ tọa, và cũng là người lo biên soạn quyển Mahavibhasa, một quyển bình giải về Vi Diệu Pháp. Không có chứng cớPhật giáo Đại Thừa và Nguyên Thủy đã tham dự.

Rồi dần theo thời gian không lâu sau đó, sự căng thẳng gia tăng giữa thành phần cho rằng Phật phápphương tiện để đào tạo một số ít các vị A la hán sống ngăn cách trong các tự viện để nghiêm trì giới luật mà chính họ lại tùy thuộc kinh tế hoàn toàn vào những cư sĩ ở ngoài đời và nhóm khác là những người muốn sự giải thoát phải được nới rộng đến cho mọi người. Đây là sự bắt đầu hình thành Đại chúng bộ, tách rời khỏi Thượng tọa bộ, những người tự cho rằng mình cao quý và chính thống hơn. Đại chúng bộ vẫn tiếp tục tồn tạiẤn Độ cho đến hết thời kỳ thứ nhất và trong thời gian này họ cũng có những phát triển về giáo lý đáng kể. Tất cả những phát triển của Đại chúng bộ nhằm khuyến khích những người bình thường, những cư sĩ tại gia cùng tiến lên đến chỗ giải thoát chớ không phải chỉ dành riêng cho các vị xuất gia, các bậc thánh giả. Vì thế có thể nói rằng Đại chúng bộ là cây cầu nối những khác vọng của đa số đi vào Phật giáo mà về sau khi Đại thừa chính thức được thành lập thì sự ra đời của kinh Duy Ma Cật có tánh cách như là cuộc cách mạng của hàng cư sĩ bởi vì trong Thượng tọa bộ sự chứng đắc Thánh quả chỉ dành riêng cho hàng tăng sĩ. Dựa theo tư tưởng Đại thừa, vai trò của cư sĩ Duy Ma Cật xiễn dương tinh thần bình đẳng của nhà Phật vì khi con người không còn xét đoán việc đời qua hình tướng sinh diệt bên ngoài, mà quay về sống với chơn tâm, Phật tánh vĩnh hằng thường có trong họ thì hình tướng đầu tròn áo vuông hay xuất gia tại gia đâu có gì khác biệt. Nói cách khác sự phát triển trí tuệ không tùy thuộc vào sự tướng mà chỉ đòi hỏi hành giả thực hành thiền định vững chắc để chứng đạt được chân lý.

Phật giáo Nguyên thủy cho rằng đức Phật Thích Ca là một vị Phật lịch sử. Ngài cũng bắt đầu bằng thân phận bình thường của một con người, cũng chia sẻ tất cả mọi hệ lụy của kiếp người. Ngài cũng phải đương đầu với sanh, lão, bệnh, tử như tất cả mọi chúng sinh khác. Sau cùng, Ngài tìm kiếm một con đường giải thoátđạt đến hạnh phúc Niết bàn, chứng đắc trí tuệ viên mãnthoát ly sinh tử luân hồi. Ngài chỉ rõ cứu cánh này cho mọi người biết và những ai đi theo con đường này cũng sẽ đạt đến cứu cánh tối thượng giống như Ngài. Vì thế đức Phật là vị A la hán đầu đàn của tất cả các vị A la hán.

Trong khi đó, Đại Chúng bộ quan niệm rằng tất cả những gì có tính cách thế nhân, trần tục hay lịch sử đều không liên quan gì đến đức Phật chân thật vì đó chỉ là hóa thân của Phật trong thế giới Ta Bà này. Còn đức Phật chân thật phải là vị siêu việt, vượt trên thế gian, hoàn toàn thanh tịnh. Ngài là bậc toàn trí, toàn năng, vô biênbất diệt, mãi mãi an trú trong thiền định. Vì thế Đại chúng bộ đã biến đức Phật trở thành một đối tượng lý tưởng của tín ngưỡng chẳng khác nào Thượng đế của Thiên Chúa giáo. Chẳng những thế hình ảnh các vị Bồ-tát cũng lần lượt được giới thiệu vào làm cho khoảng cách giữa hai bộ phái càng ngày càng cách xa. Vì những tư tưởng bất đồng đó mà trong hệ thống kinh điển của Nguyên thủyĐại thừa cũng khác biệt khá rõ ràng. Trong hệ Phật giáo Nguyên thủy, đức Phật lịch sử giảng pháp trong những hoàn cảnh xã hội bình thường, những bài pháp thoại phản ảnh phong tục, tập quán và những tư tưởng dị biệt của những tôn giáo cùng thời. Trong đó những hình ảnh thiên nhiên như núi rừng hùng vĩ, mùa khô nước đổ, cây cỏ, chim bay, cá lặn…Đặc biệt từ người ăn xin, nhà tu khổ hạnh, ông hoàng bà chúa, thương gia, phú hộ thậm chí những kẻ trộm cướp, giết người ngay cả gái giang hồ thì ai ai cũng được đức Phật thu nhận làm đệ tử. Đây là một bức tranh sống động trong xã hội Ấn độ lúc bấy giờ. Ngược lại trong kinh điển Đại thừa, hoàn cảnh phản ảnh lại nền văn hóa xứ Ấn độ bây giờ chỉ còn là một bức tranh mờ nhạt. Đức Phật không còn là người khất sĩ, y bát tầm thường xốc xết hay thuyết giảng cho những đệ tử bình thường trong cái xã hội đầy bất công đau khổ. Ngược lại đức Phật bây giờ uy nghi ngồi trên tòa sen, hào quang sáng chói chiếu rọi đến vô vàn thế giới và chung quanh Ngài có hàng ngàn hàng vạn Bồ-tát, chư Thiên đứng hầu. Khi Phật thuyết pháp, trái đất rung chuyển, mưa hoa mạn đà la từ trời rơi xuống. Thật là thế giới đầy ánh sáng rực rỡ, nhiệm mầu bí mật tuyệt đẹp không có bút mực nào diễn tả được. Thế giới quá mầu nhiệm huyền bí vượt ngoài cái tâm nghĩ bình thường của con người nhất là con người cách nay trên mấy ngàn năm mà có lẽ chỉ xảy ra trong các phim thần thoại Harry Potter của nhà viết ảo tưởng J.K. Rowling ở Anh Quốc.

Tóm lại, Phật giáo Nguyên thủy được thành lập từ khi đức Phật còn tại thế và chỉ có một Kinh tạng và một Luật tạng. Sau khi đức Phật nhập diệt, đạo Phật bắt đầu chia thành hai phái: một là Thượng tọa bộ gồm những người lớn tuổi và chứng đắc A la hán và một là Đại Chúng bộ gồm đa số còn lại, có khuynh hướng phát triển, tiến bộ. Dần theo thời gian, các bộ phái lại tiếp tục chia ra thành 18 bộ phái khác nữa, có lúc lên đến trên 25 bộ phái và mỗi bộ pháp có Kinh tạng, Luật tạngLuận tạng riêng giải thích theo tư tưởng, sự hiểu biết riêng của bộ phái mình. Vì vậy Phật giáo bộ phái không còn giống như Phật giáo Nguyên thủy nữa.

Có hai tư tưởng rất quan trong dẫn đến những giáo lý căn bản của Đại chúng bộ sau này:

1) Đại chúng bộ quan niệm rằng trong tất cả vạn hữu, ai cũng đều có tự tánh thanh tịnh bản nhiên, hoàn toàn thuần khiết và không ngăn ngại. Từ đó khái niệm về chơn tâm, Phật tánh được hình thành. Những phiền não khách trần, những căn bản bất thiện chỉ là bất chợt khởi lên và ở bên ngoài nên không thể nào thâm nhập gây ảnh hưởng đến sự thuần khiết của tự tánh được.

2) Đại chúng bộ càng ngày càng gia tăng sự hoài nghi về giá trị của những tri thức qua ngôn ngữ và khái niệm mà con người bám chặt vào nó mà tin là thật. Họ lập luận rằng vạn pháp trên thế giankhông thật. Thật là vì con người chấp nó thật chớ tự tánh nó là không. Vì thế tư tưởng Bát Nhã diễn giải về “tánh không” bắt đầu hình thành và thể hiện trong hầu hết các kinh điển Đại thừa. Từ đó họ phủ nhận tất cả mọi thứ, cho rằng không có Niết bàn, không có chứng đắc tất cả chỉ là ảo tưởng cũng vì tâm con người chấp thật. Tu hành bây giờ không ngoài mục đích trở về với chơn tâm, Phật tánh huyền diệu vốn đã có sẵn trong tất cả mọi chúng sinh chớ không phải tìm một cái chưa bao giờ có. Đại chúng bộ đã sớm gieo mầm cấy mống và từ đó bắt đầu nẩy sinh ra Phật giáo Đại thừa.

Giáo điều cơ bản của triết học Phật giáo phủ nhận sự hiện hữu của “tự ngã” và khuyên con người đừng nghĩ rằng trong ta lúc nào cũng có một “cái Ta” trường tồn, bất biến, sống giữ chết đem theo. Ngược lại trường phái Độc tử bộ, về sau được biết qua tên khác là Trụ tử bộ, xiễn dương tư tưởnghữu ngã”. Tuy tư tưởng này hoàn toàn đối nghịch với giáo lý Phật đà, nhưng vẫn lôi cuốn được rất nhiều tin theo. Bằng chứng là lúc ngài Huyền Trang đến Ấn Độ vào thế kỷ thứ 7 đã đếm được đến 66,000 tỳ kheo thuộc bộ phái này trong tổng số 250,000 tỳ kheo trên toàn cõi Ấn Độ.

Kết quả của những sự phân cách trong các bộ phái đưa đến sự sáng tạo hàng loạt những kinh văn để đáp ứng với hoàn cảnh mới. Bộ A-tỳ-đạt-ma rõ ràng đã được soạn sau khi có sự phân chia. Các học giả ngày nay đã thấy sự khác biệt rõ ràng giữa cuốn A-tỳ-đạt-ma của Nhất thiết hữu bộ và bảy cuốn của Thượng tọa bộ. Lịch sử khảo cổ về đạo Phật cho biết rằng từ khoảng năm 220 trước công nguyên về sau, đã có rất nhiều nỗ lực để cho ra đời những bộ sách này.

Sự bất đồng tư tưởnglý tưởng của các bộ phái càng lúc càng gia tăng đến chỗ quyết liệt. Họ đặt một số nghi vấn mà có lẽ chỉ có đức Phật là người duy nhất trên thế gian mới có thể trả lời được.

1) Cứu cánh của Thượng tọa bộgiải thoát Niết bàn, thế mà bây giờ các bộ phái lại nghi vấn ý nghĩa của Niết bàn. Họ nói rằng nếu Niết bàn là vượt ngoài nhận thức, vậy thật sự Niết bàntồn tại hay không? Và từ đó nó có thể tạo ra ảnh hưởng gì không? Thật sự có sự khác biệt nào giữa Niết bàn của chư Phật và Niết bàn của những người khác hay không? Và nếu có, thì sự khác biệt đó là gì?

2) Vấn đề chết là một đề tài tranh luận khá sôi nổi của các bộ phái. Có câu hỏi rằng thời điểm chết của mỗi người có luôn luôn được xác định trước bởi nghiệp quả của người ấy, hay một cái chết đến sớm hay muộn hơn và không được xác định trước bởi nghiệp quả cũng có thể xảy ra? Nói cách khác con người trong quá khứ đã tạo biết bao hành nghiệp. Mỗi nghiệp chính là một nét vẽ, một vết mực điểm tô dần dần để hoàn thành bức tranh cho cuộc đời của mình ở đời sau. Vì thế khi nhắm mắt lìa đời thì bức tranh do chính tự tay họ vẽ đã hoàn tất tức là tất cả những nghiệp quả quyết định tương lai của người đó sẽ tái sinh về đâu “tức thì” hay phải cần thời gian để nó gom đủ trước khi chuyển theo nghiệp lực.

Có 5 trường phái tuyệt đối tin rằng việc tái sinh vào một thân xác mới “tức thì” xảy ra ngay sau khi chết. Trong khi đó, cũng có 5 trường phái khác lại tin rằng phải có một giai đoạn chuyển tiếp sau khi chết có thể kéo dài đến 49 ngày. Và trong suốt thời gian đó, tâm thức dần dần chuẩn bị đời sống mới cho chính mình tùy theo nghiệp lực. Ngoài ra thời gian này được dùng để các vị thánh đạt đến Niết bàn mà khi còn sống họ chưa đạt đến được.

Để thống nhất vấn đề văn tự các học giả thời nay đều đồng ý rằng đạo Phật Nguyên thủythời kỳ đức Phật còn tại thế cho đến lúc chưa phân chia bộ phái. Còn lại tất cả đều là đạo Phật bộ phái. Bộ phái thứ nhất hiện hữuTích Lan chính thật là Tamrasatiya nghĩa là Đồng Diệp Bộ tức là các tu sĩ chỉ quấn y màu đồng đỏ mà họ tự gọi là Nguyên thủy (Theravada), Nam truyền. Bộ phái thứ hai là Nhất Thiết Hữu Bộ ở Kashmir miền Tây Bắc Pakistan, tồn tại trong khoảng một ngàn năm, rồi truyền sang Trung Hoa trước khi bị Hồi giáo hủy diệt. Vì thế có rất nhiều kinh điển của Nhất Thiết Hữu Bộ được dịch sang chữ Hán. Mặc dầu họ cũng tự gọi mình là Phật giáo Nguyên thủy, nhưng những cách truyền thừa, cách thực thực hành và lối giải thích giáo lý rất khác với đạo Phật Nguyên thủy.

 

CÁC THỜI KỲ CỦA PHẬT GIÁO

Phật giáo tồn tại cho đến ngày nay đã trải qua trên 2500 năm thăng trầm trong suốt chiều dài của lịch sử nhân loại. Dựa theo sự thay đổi và biến dạng, Phật giáo có thể được chia làm bốn thời kỳ. Thời kỳ thứ nhất là giai đoạn của Phật giáo Nguyên thủy. Thời kỳ thứ nhì là sự phân chia thành Phật giáo bộ phái. Thời kỳ thứ ba là Phật giáo Đại thừa. Thời kỳ thứ tư là sự phát triển của Thiền tôngMật tông. Và sau đó Phật giáo tuy có thay đổi tùy theo hoàn cảnh địa phương và bối cảnh xã hội, nhưng sự thay đổi đó gần như không gì đáng quan trọng.

Đứng về phương diện địa lý, sự hoạt động của Phật giáo ở trong thời kỳ đầu và thứ hai rất giới hạn trong phạm vi không ra ngoài nước Ấn Độ. Sang đến thời kỳ thứ ba, Phật giáo bắt đầu chuyển mình sang các nước Đông Á và dĩ nhiên chính Phật giáo tự nó cũng bị ảnh hưởng bởi những luồng tư tưởng bên ngoài Ấn Độ. Trong suốt thời kỳ thứ tư khi Mật tôngThiền tông phát triển rất mạnh thì Phật giáo bị ảnh hưởng rất lớn bởi những tư tưởng dị biệt của những quốc gia khác ngoài Ấn Độ, chẳng hạn như Trung Hoa, Tây Tạng hay Mông Cổ.

Đứng về khía cạnh triết học, thời kỳ đầu và thứ nhì chú trọng vào những vấn đề tâm lý. Đó là giai đoạn mà mỗi người cố gắng tự nhiếp phục tâm ý mình. Thời kỳ thứ ba đặt trọng tâm chính về bản chất của sự hiện hữu. Nói cách khác đây là giai đoạn tư tưởng tự tánh và sự nhận thức của tâm về tự tánh của tất cả vạn hữu được xem nhưyếu tố chính để đạt đến sự giải thoát. Thời kỳ thứ tư đặt nặng vấn đề vũ trụ. Đây là giai đoạn xem việc hoán chuyển tự thân cho hòa nhiệp với vũ trụ tức là sống phải tùy thuận với chân lý vũ trụ là mấu chốt chính để đạt đến giác ngộ.

Sau cùng đứng trên phương diện giải thoát, mục tiêu tối hậu cho thời kỳ đầu và thứ nhì là giải thoát Niết bàn, trở thành bậc A la hán nghĩa là chuyển con người từ phàm sang Thánh, những bậc đã đoạn trừ hết ái nhiễm, hết dục vọngvĩnh viễn không còn phải tái sinh trong sinh tử luân hồi. Thời kỳ thứ ba đưa người tu Phật hướng về Bồ-tát đạo để phát tâm cứu độ tất cả chúng sinhđạt đến sự giác ngộ viên mãn tức là thành Phật. Thời kỳ thứ tư nhắm vào mục đích chính là sự hòa hợp hoàn toàn với vũ trụ nghĩa là Pháp thân thường trụ của chư Phật hòa hợp vô cùng vô tận trong thế giới vũ trụ này.

Sự biến chuyển của đạo Phật theo những thời kỳ đã thay đổi hình ảnh đức Phật đến nổi người đệ tử Phật đôi khi cũng không biết vị nào là vị Phật thật còn vị nào là biểu tượng. Đức Phật là người đầu tiên trong lịch sử nhân loại đã chứng đắc giải thoát giác ngộ và Ngài là một mẫu mực, một gương mẫu tối thượng của cuộc đời. Chính Ngài đã chứng minh khả năng đạt được giải thoát hoàn toàn tất cả mọi trói buộc của tâm, hoàn toàn thoát khỏi khổ đau và dĩ nhiên thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi. Vai trò của Ngài đối với nhân loại như là một người chỉ đường, là đấng đạo sư giúp họ nỗ lực tinh tấn tu tập để dập tắt những ngọn lửa tham-sân-si đang bùng cháy trong tâm của họ mà đạt đến cứu cánh tối thượnggiải thoát Niết bàntrở thành các bậc Thánh giả A la hán. Như thế trong thời kỳ Nguyên thủy, đức Phật chính là một con người lịch sử, là một bậc thầy vĩ đại, là đấng tôn kính cho cả Trời và người, là đấng Chánh Biến Tri. Dần theo thời gian, đức Phật không còn là hiện tượng độc nhất mà là một trong những đức Phật đã từng xuất hiệnthế giới Ta Bà này trong nhiều kiếp quá khứ. Lúc đầubảy vị Phật gồm có đức Phật Thích Casáu vị Phật đã ra đời trước Ngài, đó là Phật Tì-bà-thi, Phật Thi-khí, Phật Tì-xá-phù, Phật Câu-lưu-tôn, Phật Câu-na-hàm Mâu-ni, Phật Ca-Diếp. Cuối thời kỳ thứ nhất đã xuất hiện hai vị Phật khác là đức Phật Nhiên Đăng đã thành Phật trước đức Thích Ca 24 đời và Phật Di Lặc, một vị Phật tương lai, người sẽ ban giáo pháp tái hiện với một sức sống mới.

Tóm lại, đạo Phật phát triển trên 2500 năm trải qua bốn thời kỳ:

I)Thời kỳ đầu tiên là Phật giáo Nguyên thủy: Phật giáo Nguyên thủyPhật giáothời kỳ đầu, là thời đại giáo pháp nhất vị, giáo đoàn thống nhất, chưa phân chia bộ phái. Thời kỳ này có thể bắt đầu từ khi đức Phật sáng lập giáo đoàn, giảng dạy giáo lý cho đến 100 năm sau khi đức Phật nhập diệt. Trong thời kỳ nầy, các Tỳ kheo giữ giới rất nghiêm túc, lấy việc khất thực để tự nuôi sống và khu vực truyền bá giáo pháp trọng yếu là vùng trung lưu sông HằngẤn Độ. Kinh điển bao hàm hình thái nguyên thủy nhất của giáo lý Phật Đà là cơ sở giáo lý căn bản để phát triển giáo lý Phật giáo Tiểu thừaĐại thừa sau này. Tuy có rất nhiều tranh cải về sự khác nhau của các học giả cận đại về hai chủ trương Phật giáo Căn bảnPhật giáo Nguyên Thủy, nhưng đối với phạm vi tư liệu nghiên cứu thì tất cả đềuđồng ý lấy thánh điển được tập thành vào thời đại Phật giáo Nguyên thủy làm chính tức là ngũ bộ kinh NIKAYAS bằng tiếng Pali hay kinh A Hàm của Phạn ngữ.

Bất luận là Phật giáo Căn bản hay Phật giáo Nguyên thủy đều lấy tư tưởng trọng tâm của giáo pháp Phật Đàhọc thuyết Duyên khởi. Giáo pháp đó là do đức Phật ý cứ vào tư tưởng “nghiệp luận” , “giải thoát quán” của Ấn Độ Áo Nghĩa Thư, đồng thời sử dụng tư tưởng chúng sinh bình đẳng của Kì-na-giáo và sự sáng tạo độc đáo của việc cầu đạo chứng ngộ dưới cội Bồ Đề. Nói chung Luận thuyết về Duyên khởi gồm có:

1)Ba pháp ấn: Vô thường, khổ, vô ngã.

2)Mười hai nhân duyên: Vô minh, Hành, Thức, Danh Sắc, Lục Nhập, Xúc, Thọ, ái, Thủ, Hữu, Sanh, Lão tử.

3)Tứ Đế: Khổ, Tập, Diệt, Đạo.

4)Bát Chánh Đạo: Chánh kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, Chánh Định.

Tóm lại, tất cả giáo pháp của Phật giáo đều lấy luận thuyết Duyên Khởi làm tiêu chuẩn cho nên luận thuyết Duyên khởiđại biểu của Phật pháp. Cũng nên nói thêm, ở Ấn Độ, tuy các tư tưởng triết học đã thạnh hành từ xưa, nhưng triết học Ấn Độ không có luận thuyết Duyên khởi. Ngay cả các tôn giáo hoặc triết học khác trên thế giới cũng không có luận thuyết Duyên khởi. Vì thế luận thuyết Duyên khởi chính là tư tưởng đặc thù của Phật giáo, đặc trưng cơ bản mà Phật giáo khác với các tôn giáo, các triết học khác trên thế gian này. Nếu thiếu giáo lý căn bản này chẳng những mất đi nét đặc trưng mà do đó cũng khó có thể gọi là Phật giáo.

II) Thời kỳ thứ hai là đạo Phật bộ phái: Về số lượng, nguyên nhân và niên đại phân chia bộ phái xưa nay có rất nhiều thuyết khác nhau, đến nay vẫn chưa xác định. Theo Dị Bộ Tông Luận, sau khi đức Phật nhập diệt khoảng 100 năm, vì không thống nhất ý kiến nên tăng đoàn chia làm 2 bộ là Thượng tọa bộĐại chúng bộ. Về sau, Đại chúng bộ chia thành 9 bộ và Thượng tọa bộ chia thành 11 bộ.

A)Mười một bộ của Thượng tọa bộ:

1)Tuyết sơn bộ: Chủ trương không có “Trung hữu” tức là không có thân Trung ấm.

2)Thuyết Nhất Thiết hữu bộ: Bộ phái này được phân chia từ Căn Bản Thượng Tọa Bộ vào khoảng thời gian đầu sau khi Phật nhập 300 năm. Người sáng lập là Ca-đa-diễn-ni-tử (Kãtyãyaniputra). Theo Luận Dị Bộ Tông Luân, Tam Luận Huyền Nghĩa, sau khi Phật nhập diệt, Thượng tọa bộ từ ngài Đại Ca Diếp, A Nan đến ngài Ưu-bà-quật-đa đều chỉ hoằng truyền kinh giáo, đến ngài Phú lâu na mới hơi nghiêng nặng về Tỳ- đàm (luận). Cho đến ngài Ca-đa-diễn-ni-tử thì cho Tỳ-đàm là tối thắng và từ đó mới chuyên hoằng truyền A-tì-đàm. Đó chính là đầu mối sự chia rẽ với nhóm Thượng tọa bộThượng tọa bộ chủ trương lấy kinh, luật làm y cứ chủ yếu trong khi bộ phái này lấy các luận của A-tỳ-đàm làm chủ yếu. Bộ phái này dùng “Vô thường Vô ngã” làm nền tảng để lập luận, chủ trương “Ba đời thật có, pháp thể hằng hữu”. Ba đời thật có tức là quá khứ, vị laihiện tại đều giống nhau, đều có thật thể. Bộ phái này dùng sắc pháp, tâm pháp, tâm sở hữu pháp, tâm bất tương ứng hành phápvô vi pháp gồm có 75 pháp để phân biệt chủng loại cá pháp cho rằng sắc pháp, tâm pháp, tâm sở hữu pháp, tâm bất tương ứng hành pháp đều thuộc về pháp hữu vi nên bị sinh diệt biến hóa. Chỉ riêng có Trạch diệt vô vi (Niết bàn), Phi trạch diệt vô viHư không vô vipháp vô vi siêu việt thời gian, không gian nên không bị sinh diệt biến hóa. Trong khi đó, Thượng tọa bộ tin rằng cần phải nói đến 174 pháp. Lý do con số của Thượng tọa bộ đưa ra nhiều hơn là vì họ chia nhỏ pháp thứ 14 (Tưởng) của Nhất Thiết hữu bộ thành 89 loại thức. Nhất Thiết hữu bộ chủ trương sinh thân đức Phậthữu lậu và trong sự thuyết pháp của Phật có vô ký ngữ, nhưng lấy Bát Chánh Đạo làm thể của chính pháp luân. Họ phản đối Phật thân có Tam vô biên là lượng, số, nhân nghĩa là thân xuất hiệnthế gian và khi duyên hết thì nhập tịch diệt hoàn toàn. Phái này lấy nước Ca-thấp-di-la làm trung tâm, từng thịnh hành một thời tại Kiền-đà-la thuộc miền Trung Tây Ấn ĐộTây Vực, là một bộ pháiưu thế nhất trong 20 bộ phái Tiểu thừa. Về A-tỳ-đàm được dịch sang Hán tự rất sớm và thời Nam Bắc triều ở Trung Hoa có bộ phái gọi là Tỳ-đàm tông, là đại biểu cho Phật giáo Tiểu thừa tại Trung Hoa.

Vào thời kỳ thế kỷ thứ nhất, bộ phái Nhất Thiết hữu bộ đã san định lại kinh tạng của họ và đến năm 100 họ cho ra đời bộ Tỳ Bà Sa, là một luận giải của bộ A-Tỳ-Đạt-Ma. Khoảng năm 200, bộ Đại Tỳ-Bà-Sa được ra đời và đây là công trình biên soạn bởi 500 vị A la hán ở Kashmir. Sau đó nhóm bộ pháp chính thống nhất thành lập từ Nhất Thiết hữu bộ cho ra đời Tỳ Bà Sa bộ. Tỳ Bà Sa có nghĩa là “sự lựa chọn” để người đọc có thể lực chọn cho mình những tư tưởng nào thích hợp nhất đối với mình. Trường phái đối nghịch với Tỳ Bà Sa bộKinh lượng bộ vỉ họ tin rằng bảy cuốn A Tỳ Đạt Mabản không phải là do chính đức Phật truyền dạy và xác định rằng bộ A Tỳ Đạt Ma được trích dẫn rải rác từ Kinh tạng là những nền tảng có thể tin cậy được.

Tóm lại, sự sáng tạo ra bộ luận A Tỳ Đạt Ma là một trong những thành tựu vĩ đại nhất của trí tuệ con người.

3)Độc Tử bộ: Lấy Bản thể luận làm trung tâm tức là dùng Bất khả thuyết tạng để bác bỏ “Ngã tức uẩn” của phàm phu và “Ngã li uẩn” của ngoại đạo.

4)Pháp thượng bộ: Pháp thắng bộ.

5)Hiền Trụ bộ: Hiền thừa bộ.

6)Chính Lượng bộ: Chủ trương “Hữu ngã luận”.

7)Mật lâm sơn bộ: Lục thành bộ.

8)Hóa Địa bộ: Bản thể luận của bộ phái này lập ra thuyết Cửu vô vi chủ trương rằng “Phật và Nhị thừa đều đồng một đạo, cùng một giải thoát.

9)Pháp Tạng bộ: Lập ra thuyết Ngũ tạng: Kinh, Luật, Đối pháp (A-tỳ-đạt-ma), Minh ChúBồ tát Bản hạnh sự. Đặc biệt xem trọng Minh chú tạng và Bồ tát tạng, mở đầu mối cho Đại thừa Mật giáođời sau.

10)Ẩm quang bộ: Chủ trương các hành đều diệt trong một sát na.

11)Kinh lượng bộ: Bộ phái này xem trọng kinh, cho kinh là Chính lượng nên lập ra thuyết “Tâm vật nhị nguyên Không”. Vì trong phẩm Diệt Pháp Tâm trong “Luận Thành Thật” có nói đến Tâm pháp câu Không. Giáo lý của Kinh lượng bộ thường đơn giản, rõ rànghợp lý hơn giáo lý của Nhất Thiết hữu bộ. Sự mâu thuẫn giữa hai trường phái liên quan đến những vấn đề như khả năng tự tỉnh giác, hoặc là sự nhận thức trực tiếp đối tượng hay tranh luận về hiện hành của tâm như thấy là con mắt là ý thức, hay là tâm. Tuy ngài Thế Thân đã nhượng bộ rất nhiều cho nhóm Kinh lượng bộ, nhưng các bộ luận của ngài vẫn bị bộ phái chính thống Tỳ Bà Sa công kích kiệt liệt. Và đối thủnăng lực mạnh mẽ nhất của Kinh Lượng bộ là ngài Chúng Hiền.

Vào thế kỷ thứ 5, ở Tích Lan có ba học giảPhật Đà Đạt Đa, Phật ÂmPháp Hộ đã dịch những bộ luận giải Tích Lan cổ xưa nhất sang tiếng Pali. Người nổi tiếng nhất là ngài Phật Ấm đã trình bày phần nghiên cứu tuyệt vời của ngài trong quyển luận “Thanh Tịnh Đạo”. Đây là quyển luận tương quan về Tam tạng kinh điển được xem là một trong những kiệt tác vĩ đại của nền văn chương Phật giáo trong đó trình bày rất xác thực, rõ ràngchi tiết những phương pháp thực hành thiền quán chính yếu của các vị tăng Du già.

B) Chín bộ của Đại Chúng bộ:

1)Đại Chúng bộ: (Mahãsamghikãh): Ma-ha-tăng-kỳ do ngài Đại Thiên khai sáng, dùng Duyên khởi quán để lập luận với chủ trương “Hiện tại có thật, quá khứ vị lai không có thật thể.

2)Nhất Thuyết bộ (Ekavyavaharikah): Kinh Văn Thù gọi là “Chấp Nhất Ngữ Ngôn bộ” chủ trương pháp thế gian, xuất thế gian đều không thật, chỉ có giả danh. Thuyết này gần giống như luận thuyết “Vô tướng giai không” của Đại thừa Bát Nhã.

3)Thuyết Xuất Thế bộ (Lokottaravadinah): Chủ trương pháp thế gian từ điên đảo mà sinh ra phiền não, từ phiền não sinh ra nghiệp, nghiệp sinh quả báo, quả báo là khổ. Còn pháp xuất thế gian là từ đạo mà sinh, quả sinh từ việc tu đạo, chính là Niết bàn.

4)Kê Dận bộ: Chủ trương “tùy nghi diệt sinh, tùy nghi ăn uống, tùy nghi trú xứ”.

5)Đa Văn bộ: Tư tưởng của bộ này có xen lẫn triết học Áo Nghĩa Thư của Ấn Độ giáo.

6)Thuyết giả bộ: Bộ phái này chủ trương thế giới hiện thựchai mặt: Chân, Giả.

7)Chế đa Sơn bộ (Caiyasailah).

8)Tây sơn Trụ bộ (Aparasailah).

9)Bắc Sơn Trụ bộ (Uttaarasailah).

III) Thời kỳ thứ ba là Phật giáo Đại thừa: Hệ thống Phật giáo Đại thừa được hình thành vào khoảng trước sau thế kỷ thứ nhất trước công nguyên ở những vùng Nam Ấn Độ với chủ trương “Thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sinh” tu theo Lục độ vạn hạnh, phát khởi đại bi nguyện dẫn dắt cứu giúp chúng sinh cùng thành tựu Phật quả. Đại thừa là lời tự xưng của những người theo chủ trương này để phân biệt với Phật giáo Nguyên thủyPhật giáo Bộ phái mà họ gọi là Tiểu thừa. Dựa theo “Đại Thừa Phật Giáo Tư Tưởng Luận” của học giả Kimura Taiken (người Nhật) thì có hai hạng người phát động đề xướng tư tưởng Đại thừa, đó là những Tỳ kheotư tưởng tiến bộ và những cư sĩ theo chủ nghĩa tự do. Nhưng có lẽ đặc biệt hơn hết là do sự phát triển và bổ túc của người sau mà tư tưởng Đại thừa trở nên hoạt bát linh động. Học giả Taiken còn cho rằng do sự phát triển các phái triết học như Số Luận, Thắng Luận…và sự hưng thịnh của Ấn Độ giáo (hậu thân của Bà la môn) với sự hoàn chỉnh của hai thi phẩm nổi tiếng là Ramayana và Mahabharata cũng như sự xâm nhập của các nền văn hóa Hi Lạp (Greek), Ba Tư (Iran) vào Ấn Độ khiến cho Phật giáo Đại thừa được hình thành. Sự ra đời Phật giáo Đại thừa nhằm thích ứng với nhu cầu tín ngưỡng trong một xã hội phức tạp những triết thuyết tiến bộ lúc bấy giờ. Trung tâm phát khởi của tông phái này là khu vực của phái Án-đạt-la thuộc Đại Chúng bộ ở Nam Ấn Độ, nhưng về sau lại hưng thịnh ở cả Bắc, Nam.

Đại thừa Phật giáoẤn Độ được chia làm 3 thời kỳ:

1)Sơ kỳ Đại thừa: Thời kỳ này bắt đầu khoảng từ thế kỷ thứ 1 trước công nguyên đến thế kỷ thứ 4 sau công nguyên nhằm phát huy lý luậnGiai Hữu Tánh Không” và từ đó hình thành học phái Trung Quán của Long Thọđệ tửĐề Bà.

2)Trung kỳ Đại thừa: Đây là giai đoạn khoảng thế kỷ thứ 4 đến thứ 6 sau công nguyên với sự xuất hiện của thuyết “Như Lai tạng Duyên khởi” và A-lại-da thức Duyên khởi. Từ đó hình thành học thuyết Du già hành tông do ngài Vô Trước và em là sư Thế Thân với tác phẩm nổi tiếng “Thành Duy Thức Luận”.

3)Hậu kỳ Đại thừa: Thời kỳ này bắt đầu từ những thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ thư 13. Đây có lẽ là thời kỳ Phật giáo dần dần suy vi. Nhưng lúc ấy Phật giáo Đại thừa được truyền từ Ấn Độ gọi là Phật giáo Bắc truyền lại phát triển rực rỡ ở các nước Trung Hoa, Triều Tiên, Nhật BảnViệt Nam với sự xuất hiện của mười đại tông phái như Thiền, Tịnh độ, Nhiếp Luận, Thiên Thai...

IV) Thời kỳ thứ tư là giải đoạn phát triển của Thiền tôngMật tông.

 

(Xem tiếp hai bài về Thiền TôngMật Tông)

 

᳎Bl
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant