Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Điền Email để nhận bài mới

Thiền Chánh Niệm

18 Tháng Mười Một 201300:00(Xem: 8278)
Thiền Chánh Niệm

THIỀN CHÁNH NIỆM
Nhiều Thiền Gỉa

lotus_position_0Chánh Niệm là sự tỉnh giác, là sự chú tâm đến những gì đang xẩy ra trong giây phút hiện tại, một cách vô tư không phê phán hoặc so sánh. Chánh niệm không bị mê đắm bởi những trạng thái tâm tốt và không cố gắng lẫn tránh những trạng thái tâm không tốt cũng không đeo bám theo sự dễ chịu hay trốn chạy cảm giác khó chịu. Một thí dụ để phân biệt vọng niệm với chánh niệm là bất chợt chúng ta nhớ về một người bạn cũ thì đó là hồi ức (vọng niệm hay thất niệm) nhưng sát na sau chúng ta nhận biết mình đang nhớ về người ấy thì đó lại là chính niệm.

Chánh niệm có bốn lãnh vực: thân, thọ, tâm, và pháp.

Chánh niệm về thân được Đức Phật nói đến đầu tiên. Thực hành chánh niệm trong cuộc sống hàng ngày là rất cần thiết, không chỉ trong lúc hành thiền. Nếu khôngchánh niệm ngoài giờ hành thiền, thì cũng không thể có chánh niệm trong lúc hành thiền, vì chúng đi đôi với nhau. Vì thế chúng ta thực hành căn bản chánh niệm đầu tiên này bằng cách quán sát thân. Chúng ta ý thức về những gì mình đang làm, dầu đó là đi, đứng, ngồi, nằm, ươn vai, cúi đầu... hay bất cứ điều gì. Một trong những ích lợi của việc chánh niệm về thân là trong khi thực hành, chúng ta cũng giữ tâm được yên, không cho phéplăng xăng.

(a) Chánh niệm nhắc cho chúng ta về những gì chúng ta nên chú tâm lúc đang làm. Trong tu thiền, bạn đặt sự chú tâm của mình vào một đối tượng. Khi tâm bị trôi dạt khỏi điểm tựa này, thì chánh niệm nhắc nhở rằng ,tâm của bạn đang lang thang và những gì bạn cần nên làm vào lúc này. Chánh niệm mang tâm của bạn về lại với đề mục. Chánh niệm cùng trong một lúc, biết tự chú tâm đơn thuần và phát huy chức năng nhắc nhở chúng tachú tâm nếu đang bị mất. Chú tâm đơn thuần là đang nhận biết. Chánh niệm tái lập chính nó, bằng cách nhận biết rằng nó đang vắng mặt. Ngay khi bạn nhận biết mình không còn có sụ chú tâm, thì sự chú tâm trở lại với bạn ngay lập tức.

 (b) Chánh niệm nhìn sự việc như-nó-là. Chánh niệm không thêm vô hay bớt ra một điều gì tới sự hiểu biết, không bóp méo gì cả. Sự chú tâm đơn thuần chỉ nhìn vào những gì trổi dậy.

(c) Chính niệm nhìn sâu vào bản chất của tất cả mọi hiện tượng. Chỉ duy có chánh niệm mới có thể nhận biết ra ba nét đặt thù chính mà Phật giáo dạy về chân đế rốt ráo. Trong kinh điển Pali, chúng được gọi là Vô thường, Khổ, và Vô ngã — sự vắng mặt của một tự ngã trường tồn

Khi chánh niệm được phát triển toàn vẹn, ba đặc tính của sự thật sẽ được thấy một cách trực tiếp, tức thời, và không cần sự can thiệp của tư tưởng ý thứcChánh niệmchú tâm đơn thuần, và chú tâm đơn thuầnnhận biết sự việc chính xác như-nó-là mà không có sự bóp méo; và nhìn nó theo chiều hướng của chân đế: vô thường, khổ, và vô ngã. Tất cả xảy ra trong vài sát-na tâm. Nhưng điều này không có nghĩa là, bạn lập tức đạt đến sự giải thoát (không còn có những khuyết điểm của con người), mà chỉ là kết quả của phút giây chánh niệm đầu tiên mà thôi.

Chánh niệmtrọng tâm của thiền Minh Sát và là chìa khóa cho cả qui trình. Nó vừa là mục đích và cũng vừa là giải pháp dùng để đi tới cuối đường. Bạn có chánh niệm bằng cách sống trong sự chú tâm. Có một từ ngữ Pali khác được dùng tương đương với Chánh niệm là Appamada, có nghĩa là không cẩu thả hay sự vắng bóng của trạng thái điên rồ. Người để ý liên tục đến những gì đang thật sự xảy ra trong tâm mình sẽ đạt đến trạng thái tỉnh táo tột bực.


NGỒI THIỀN

THÂN

Tọa thiền cần một căn phòng yên tĩnh. Ăn uống chừng mực, giảm thiểu những mối giao tiếp thế sự. Chớ tính toán nghĩ suy phải quấy, tốt xấu, cũng không theo bên này chống bên kia. Hãy dừng lại mọi tạo tác vận hành của tâm thức, ngay cả ý niệm muốn thành Phật cũng nên dập tắt. Điều này vẫn đúng không chỉ trong thời tọa thiền mà suốt mọi động tác trong ngày.

Bạn nên bắt đầu tọa thiền vào buổi sáng sớm thức dậy, trước khi tập thể dục và ăn sáng. Nếu bạn chọn thực tập trước khi ngủ sẽ bất lợi vì bạn sẽ dễ bị cơn buồn ngủ lôi kéo hoặc suốt một ngày làm việc tồn đọng lại trong đầu bạn biết bao tạp niệm chưa giải quyết. Bạn nên mặc quần áo bằng vải mềm, rộng rãi.

Trước hết trải một tấm nệm vuông dày khoảng 2 inches (toạ cụ), ngay giữa đặt lên trên một cái gối ngồi nhỏ (bồ đoàn) để ngồi. Nếu khôngbồ đoàn bạn có thể dùng một cái gối thường gấp đôi lại. Nửa mông sau đặt trên bồ đoàn và ngồi ngay thẳng vững vàng. Có nhiều cách ngồi, nhưng với những người mới bắt đầu có thể ngồi kiểu Miến Điện hay ngồi bán kiết già. Những người thường mặc Âu phục rất khó ngồi bán kiết già hay toàn kiết già, có thể ngồi thiền trên ghế hay ngồi theo kiểu Nhật Bản.

thien_canh_tan_dat_nuoc_08 thien_canh_tan_dat_nuoc_07 thien_canh_tan_dat_nuoc_06

 Tréo 2 chân (kiết già). Tréo 1 chân (bán già). Thông thường (kiểu Miến Điện)

thien_canh_tan_dat_nuoc_09b thien_canh_tan_dat_nuoc_10b

Trên đòn (kiểu người Nhật) Trên ghế

meditation_posture_drawingĐiều quan trọng nhất là phải ngồi với lưng thật thẳng đứng, không nghiêng bên trái cũng không ngả bên phải, không cúi tới trước cũng không ngả về phía sau, lỗ tai thẳng với vai và lỗ mũi ngay nơi rốn. Lưỡi chạm hàm trên, miệng ngậm, mắt hé mở. Mắt mở 1/3 hay 1/2 nhìn không quá 5 tấc với một góc độ vừa phải (45 độ) (nếu mắt nhắm hoàn toàn sẽ dễ bị ngủ, còn mở rộng quá thì sẽ dễ bị toán loạn vì nhìn thấy ngoại cảnh). Gương mặt bình thản, miệng hơi mỉm để cho các cơ bắp trên mặt được giãn ra. Điều này rất cần thiết cho hệ thần kinh. Hãy thử nghiệm nhiều thế ngồi khác nhau để chọn cho mình một thế thích hợp.

TÂM

Trong kinh Đại Niệm Xứ, đức Phật đã nhấn mạnh nhiều lần rằng, thiền sinh phải bắt đầu chú tâm vào hơi thở, để rồi tiếp sau đó ghi nhận tất cả những hiện tượng sinh khởi nơi thân và tâm.  Chúng ta ngồi, theo dõi dòng hơi thở ra-vào nơi mũi, hay chuyển động phồn xẹp của bụng, xem hơi thở như là đối tượng tập trung. Nó được dùng như là một điểm tựa quan trọng để khi nào tâm có bị trôi dạt thì sẽ có chổ quay về. Và nên nhớ hơi thở là một tiến trình của hiện tại, có nghĩa là nó luôn luôn diễn tiến trong lúc này và ở đây.

HƠI THỜ

thientho-hitvao-phongĐể hơi thở vô ra tự nhiên; không cố làm cho hơi thở dài thêm hai ngắn lại. Thở đều đặn, nhẹ nhàng một cách tự nhiên.Ghi nhớ hơi thở là đối tượng duy nhất trong suốt thời gian hành thiền. Thỉnh thoảng nếu bị phóng tâm (nghĩ đến chuyện khác), bạn phải cố gắng tỉnh thức và đem tâm trở về an trú trên đối tượng thiền bằng cách theo dõi luồng hơi thở vô ra và dán chặt tâm nơi điểm xúc chạm ở cửa mũi hay phồng xẹp ở bụng:

- Bắt đầu bằng cách hít vào một hơi thở sâu… và khi thở ra, bạn hãy xả bỏ mọi sự căng thẳng nếu có – trong những bắp thịt trên mặt, ở vùng cổ, hai vai và trong bụng.

- Sau đó, không cần thay đổi nhịp thở tự nhiên, bạn hãy tập trung hoàn toàn sự chú ý của mình vào vùng bụng phía dưới rốn – phía trong bụng, ngay dưới rốn.

thientho-thora-xep- Chỉ cần ghi nhận những cảm giác nào khởi lên mỗi khi bạn thở vàothở ra, trong khi vẫn giữ sự tập trung vào sự phồng lên và xẹp xuống của bụng.

- Thân thể của ta chỉ hoạt động trong hiện tại chứ không hoạt động trong quá khứ hay tương lai. Vì vậy, ngay khi bạn chú ý đến thân thể của mình, đến những cảm giác của thân thể, là bạn nhận thức được hiện tại.

- Nếu bạn nhận thấy rằng tâm thức đã đi lan man vào sự suy nghĩ, về quá khứ hay tương lai, chỉ cần ghi nhận điều này và mang sự chú ý của bạn trở lại hiện tại – không cần phê phán hay thất vọng, chỉ cần trở về với những cảm giác của hơi thở vào và thở ra.

- Khi tâm đã hoàn toàn tập trung vào hiện tại, những suy nghĩ tản mạn sẽ bắt đầu lắng xuống, bắt đầu yên lặng. Khi những suy nghĩ tản mạn bắt đầu ngưng lại, bị dẹp yên, thì người ta có thể bắt đầu cảm nhận được sự an lạc hay yên tĩnh trong nội tâm.

- Làm thế nào để những suy nghĩ tản mạn ngưng lại? Hãy hướng tâm vào hiện tại. Và làm thế nào để hướng tâm vào hiện tại? Hãy chú ý vào thân thể của mình, ràng buộc tâm vào thân thể với sự tỉnh thức. Như thế, hãy chú ý vào hơi thở và để cho tâm nghỉ ngơi với những cảm giác của sự phồng lên và xẹp xuống của bụng.

 

THIỀN HÀNH

 

 

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant