Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Điền Email để nhận bài mới

Thiền Quán - Con Đường Của Tuệ Giác

21 Tháng Mười Hai 201300:00(Xem: 8637)
Thiền Quán - Con Đường Của Tuệ Giác

THIỀN QUÁN
con đường của tuệ giác 
Tác giả: Joseph Goldstein & Jack Kornfield 
Nhà xuất bản: Từ điển Bách Khoa

thien_quan-con_duong_cua_tue_giacTác phẩm Thiền quáncon đường của tuệ giác ra đời từ sự hợp tác của hai tác giả trong quá trình hướng dẫn các khóa thiền nhập thất Vipassanā trên khắp thế giới. Những khóa thiền tích cực này, với độ dài từ vài ngày nghỉ cuối tuần cho đến ba tháng, tạo cơ hội nghiên cứu trực tiếp và đơn giản về thân và tâm. Thông qua việc phát triển chánh niệm tỉnh giác, tuệ giác trực tiếp của bản thân hành giả về bản chất thay đổi của các sự vật hiện tượng sẽ ngày càng sâu sắc hơn. Sau đó, nó dẫn đến một sự hiểu biết về nguyên nhân của đau khổ trong bản thân chúng ta và những người khác; về năng lực của lòng từ bi và tự do thực sự.

Cuốn sách đưa ra lời giải thích rõ ràng cho các hướng dẫn thiền tập và những bài tập được đưa ra trong khóa tu nhập thất. Mặc dù hương vị và phạm vi của nó được đưa ra từ sự thực hành nhập thất yên lặng, nhưng những lời dạy này cũng được thiết lập trong một bối cảnh rộng lớn để biến việc hành thiền trở nên có ý nghĩathích ứng với cuộc sống thường ngày của chúng ta. Những lời dạy này có nguồn gốc căn bản từ truyền thống đạo Phật, đặc biệttruyền thống đã phát triển và nở rộ tại Thái Lan và Miến Điện. Hai truyền thống chính đã được trộn lẫn vào nhau trong cuốn sách này là truyền thống tu viện trong rừng [thiền lâm: ND] của Thiền sư Achaan Chah và việc thực hành thiền vipassanā (Tứ niệm xứ) tích cực được ngài Mahasi Sayadaw hướng dẫn trước đây.

Chúng sẽ cùng nhau cung cấp một tầm nhìn rộng lớn và sự hiểu biết sâu sắc – những đặc tính của tuệ giác của đức Phật.

Mục lục:

Lời nói đầu
Lời giới thiệu
Phần 1: Hiểu về thực hành  
Chương 1: Tìm kiếm trái tim của việc hành thiền
 
Chương 2: Tại sao phải hành thiền
 
Chương 3: Hướng dẫn hành thiền
 
Chương 4: Khó khăn và chướng ngại
 
Chương 5: Làm cho mức độ thực hành sâu sắc hơn
Phần 2: Huấn luyện tâm trí 

Giới thiệu tác giả:

Joseph Goldstein (sinh năm 1944) là một trong những thiền sư vipassana đầu tiên của Mỹ, đống sáng lập trung tâm thiền Insight Meditation Society(IMS) với Jack Kornfield và Sharon Salzberg. Ông đã được gặp và thọ giáo với nhiều thiền sự, đạo sự nổi tiếng ở Miến Điện, Ấn Độ, Tây Tạng như Anagarika Sri Muninda, Sri S. N. Goenka, Nani Bala Barua (Dipa Ma), Sayadaw U Pandita…. Ông cũng là tác giả của nhiều cuốn sách hướng dẫn thiền vipassana rất quen thuộc với độc giả Việt Nam như 30 ngày thiền quán, Kinh nghiệm thiền quán, Tâm bình an. 

Jack Kornfield (sinh 1945) là một thiền sư vipassana. Ông từng tới Thái Lan, Miến Điện và Ấn Độ để học thiền và xuất gia. Ông cũng là một trong những học trò xuất sắc của Ngài Ajahn Chah – một thiền sư nổi tiếng Thái Lan. Ông tham gia hướng dẫn thiền Minh sát tuệ nhiều nơi trên thế giới từ năm 1974. Cùng với Joseph Goldstein và một số thiền sư khác ông thành lập trung tâm thiền Insight Meditation Society và là đồng tác giả của cuốn sách này.

Công ty CP Sách Thái Hà trân trọng giới thiệu! Đặt mua tại: + Nhà sách bản quyền của Thaihabooks: http://sachbanquyen.vn/ Hoặc: Các kênh phân phối sách của Thaihabooks + Hệ thống phát hành miền Bắc: http://thaihabooks.com/gioi-thieu/8/He-thong-phat-hanh-mien-Bac/ + Hệ thống phát hành miền Trung: http://thaihabooks.com/gioi-thieu/10/He-thong-phat-hanh-mien-Trung/ + Hệ thống phát hành miền Nam: http://thaihabooks.com/gioi-thieu/9/He-thong-phat-hanh-mien-Nam/

TRÍCH ĐỌAN

Con đường giác ngộ bắt đầu với giai đoạn mà đức Phật gọi là hiểu biết đúng (Chánh Kiến). Hiểu biết đúng gồm hai phần. Để bắt đầu, nó đặt câu hỏi về tâm của chúng ta. Điều gì chúng ta thực sự coi là có giá trị, điều gì chúng ta thực sự quan tâm đến trong cuộc đời này? Cuộc đời chúng ta rất ngắn ngủi. Tuổi thơ của chúng ta trôi qua rất nhanh, sau đó đến tuổi vị thành niênthành niên lần lượt trôi qua. Chúng ta có thể tự lấy làm thỏa mãn và để cho cuộc sống của mình biến mất trong một giấc mộng, hoặc có thể trở nên giác ngộ. Trong giai đoạn đầu của việc thực hành, chúng ta phải tự hỏi điều gì là quan trọng nhất đối với mình. Mình sẽ muốn hoàn thành điều gì trước khi sẵn sàng cho cái chết? Mình sẽ quan tâm đến điều gì nhất? Vào thời điểm chết, những ai đã cố gắng để sống tỉnh thức chỉ hỏi một trong hai câu hỏi về cuộc đời họ: Tôi đã học sống khôn ngoan chưa? Tôi đã yêu thương đúng mực chưa? Chúng ta có thể bắt đầu bằng cách hỏi hai câu hỏi đó ngay từ bây giờ.

Đây là bước khởi đầu của sự hiểu biết đúng: nhìn vào cuộc sống của mình, thấy rằng chúng là vô thườngnhất thời, và ghi nhớ những gì ảnh hưởng sâu sắc nhất đối với mình. Theo cách như vậy, chúng ta có thể nhìn vào thế giới quanh mình, nơi có đầy dẫy những đau khổ, chiến tranh, nghèo đói và bệnh tật. Hàng trăm triệu người đang trải qua những thời kỳ tồi tệ ở châu Phi, Trung Mỹ, Ấn Độ, Đông Nam Á và ngay cả tại Bắc Mỹ này. Thế giới này cần gì để tăng cường sự sinh tồn an toàntrắc ẩn cho tất cả mọi người? Những đau khổ và khó khăn của con người không thể được giải quyết chỉ bằng những thay đổi đơn giản của chính phủ hay của một chính sách tiền tệ mới, mặc dù những điều này cũng có ích. Nguồn gốc của chúng là do thành kiến và sự sợ hãi ở trong tâm con người – và giải pháp cho chúng cũng nằm trong tâm con người. Những gì thế giới này cần nhất là con người nên giảm bớt sự ràng buộc vào thành kiến. Nó cần nhiều tình thương, lòng độ lượng, sự vị tha và cởi mở hơn nữa. Gốc rễ của những vấn đề của con người không phải là sự thiếu hụt nguồn lực mà là từ sự hiểu biết sai lầm, sự sợ hãivị kỷ - những điều có thể tìm thấy trong tâm con người.

[…]

TRÍ TUỆ Giai đoạn thứ ba của con đường tỉnh thức của đức Phật được xây dựng trên nền tảng của định lực. Đó chính là sự sáng suốt của tầm nhìn và sự phát triển của trí tuệ. Có nhiều điều mà chúng ta không nhìn thấy trong cuộc sống của mình. Chúng ta quá bận rộn để nhìn, hoặc lãng quên hay không được học về khả năng nhìn theo những cách mới lạ. Sự quan sát thận trọng và ổn định về thân thể, tâm trí có thể đem lại sự phát triển của hiểu biếttrí tuệ. Trí tuệ đến từ sự quan sát trực tiếp sự thực của kinh nghiệm của chúng ta. Chúng ta học khi có thể sống hoàn toàn trong hiện tại, thay vì đánh mất mình trong những mơ mộng, dự tưởng, hồi ức và bình luận của tâm trí hay suy nghĩ. Có một sự khác biệt lớn lao giữa việc uống một chén trà trong khi đang hoàn toàn có mặt ở đó, và việc uống một chén trà trong khi đang suy nghĩ về điều khác. Có một sự khác biệt lớn lao giữa việc đi bộ trong rừng và hoàn toàn có mặt ở đó với việc đi bộ và sử dụng toàn bộ thời gian đó nghĩ về việc đi chơi ở Disneyland hay về món ăn mà bạn dự định nấu vào bữa tối, hay tưởng tượng về những câu chuyện bạn có thể kể cho bạn bè về chuyến đi bộ thú vị trong rừng của mình. Chỉ bằng cách sống hoàn toàn trong hiện tại thì những câu hỏi căn bản của tâm mới có thể được trả lời: chỉ trong những thời khắc phi thời gian chúng ta mới có thể đến được với sự hiểu biết trực giác, thinh lặng về chân lý. Đó là trí tuệ trực giác sẽ giải thoát chúng ta.

SỰ THẨM TRA VÀ QUAN SÁT Trí tuệ phát triển từ sự quan sát rõ ràng của chúng ta trong mỗi giây phút. Nhìn sự sinh khởi và biến mất của các kinh nghiệm của mình và mối liên hệ của mình với nó. Nó sinh khởi thông qua sự thẩm sát tinh tếthận trọng của chúng ta vào hoạt động của thân và tâm và thông qua sự thẩm tra cởi mở đối với mối liên hệ của thân tâm với toàn thể thế giới xung quanh mình. Để trí tuệ phát triển, tinh thần của sự quan sát và đặt câu hỏi sâu sắc phải được ưu tiên hàng đầu. Chúng ta có thể tập trung vào làm tĩnh lặng tâm trí, nhưng sau đó chúng ta phải quan sát, chiêm nghiệm và nhìn thấy sự vận hànhquy luật của nó. Khi hành thiền, chúng ta có thể học hỏi nhiều hơn về những mong ước, nhìn thấy gốc rễ của chúng, nhìn xem liệu chúng là đau khổ hay dễ chịu, nhìn xem chúng sinh khởi và ảnh hưởng đến đời sống của mình như thế nào. Chúng ta có thể quan sát tốt một cách cân bằng những khoảnh khắc của tĩnh lặng và tự hài lòng. Chúng ta cũng có thể bắt đầu quan sát sự vận hành bên trong của luật Nhân quả (Karma). Tương tự như vậy, quy luật vô thường có thể tự bộc lộ dưới sự chú tâm của chúng ta: nó vận hành như thế nào và liệu có điều gì trong kinh nghiệm của chúng ta lại không thay đổi hay không. Khi mọi thứ thay đổi, chúng ta cũng có thể quan sát xem sự dính mắc hoạt động như thế nào và nhìn xem sự căng thẳngbám víu được tạo nên trong thân tâm mình ra sao. Chúng ta có thể nhìn điều gì đóng cửa trái tim mình và nó có thể được tháo gỡ như thế nào. Trải qua thời gian chúng ta có thể khám phá ra những mức độ mới của sự tĩnh lặng trong bản thân mình hay tìm thấy ánh sáng trí tuệ hay tầm nhìn mới hay hàng loạt những kinh nghiệm nội tâm khác. Chúng ta cũng có thể khám phá ra những góc tối của mình và đem sự tỉnh giác rọi vào những sợ hãiđau khổ cùng những cảm thọ tinh tếchúng ta đã phải chịu đựng bấy lâu nay trong cuộc sống của mình. Trí tuệ về những mô hình tâm lýchúng ta sống sẽ sinh khởi, và chúng ta có thể nhìn thấy chức năng của những điều mà mình vẫn gọi là tính cách. Khi mang tinh thần này của sự thẩm tra và tỉnh thức vào trong mối liên hệ của mình với thế giới xung quanh, sự quan sát cũng có thể giúp chúng ta thấy được sự ảo giác trong các ranh giới của mình và làm sao có thể thực sự kết nối bên trong với bên ngoài.

[…]

SỰ TINH TẤNMỤC TIÊU Làm sao làm được tất cả điều này? Làm sao mở ra được những gì bị đóng kín, cân bằng những phản ứng lại và thẩm tra những gì bị giấu kín? Công cụ của sự thực hành của chúng ta là gì? Hai đặc tính là nền tảng của tất cả sự phát triển thiền: sự tinh tấn đúng và mục tiêu đúng – phát khởi sự tinh tấn vào mục đích hướng tâm tới đối tượng. Sự tinh tấnmục tiêu. Mọi thứ khác sẽ tới sau đó. Nếu có sự tinh tấn chính xác tới mục tiêu của tâm, thì chánh niệm, sự tập trung, bình an, xả, trí tuệlòng từ bi đều sẽ đến theo. Ví dụ như, chúng ta ngồi và tinh tấn tới mục tiêu của tâm, hướng tới hơi thở, cả thở vàothở ra tại đầu lỗ mũi hay sự phồng, xẹp ở bụng. Nếu có đủ sự tinh tấnnăng lượng, và mục tiêu đúng, thì chúng ta liên hệ được với cảm giác phồng xẹp hay hơi thở ra vào, chúng ta trở nên có chánh niệm về những cảm giác đặc thù này và cách chúng đang vận hành, và từ đó sự tập trung của chúng ta tăng lên và hiểu biết của chúng ta sâu sắc hơn. Tất cả điều này đi cùng với ý thức về sự nhẹ nhàng và nhiệt tình, từ lòng đam mê khám phá sự thật. Nếu chúng ta cố gắng thực hành từ một cảm giác trách nhiệm hay nghĩa vụ, thì sau đó tâm ta thường trở nên chống đối và khắt khe. Chánh niệm không phải là sự khắt khe, mặc dù đôi lúc vào giai đoạn đầu của sự thực hành, nhiều người có thể bị nhầm lẫn ở chỗ này. Một hình ảnh có thể gợi ý cho đặc tính chính xác của mục tiêu đúng và nỗ lực đúng là nghi thức trà đạo của Nhật Bản. Mỗi cử động được thực hiện với sự cẩn thậnchính xác tuyệt đối. Từ việc mang khay hay đổ trà vào, có nhiều cử động riêng rẽ, khác biệt nhau, mỗi động tác đều được thực hiện với một sự chú tâmcẩn trọng như nhau. Chúng được thực hiện với sự tinh tế, nhẹ nhàng và thanh nhã. Chúng ta có thể làm một ngày của mình, hay một phần của ngày như một nghi thức trà đạo Nhật Bản hay không, để cho mọi cử động – tiến lên, cúi xuống, quay người – trở thành một nghi lễ được không? Khi chúng ta thực hành theo cách này, hay thậm chí thực hành sự thực hành giống như thế, thì nó sẽ khích lệ và tạo cảm hứng cho việc nhìn thấy sự tỉnh giáchiểu biết phát triển và trở nên sâu sắc một cách nhanh chóng và mạnh mẽ như thế nào. 

 […] Truyền thống đạo Phật nói rõ ràng về các chướng ngại sẽ gặp phải trên hành trình tâm linh. Đức Phật nói rằng những ai chiến thẳng tâm mình còn vĩ đại hơn những người chiến thắng ngàn kẻ thù cả một ngàn lần trên chiến trường. Hầu hết các hành giảkinh nghiệm đều có thể mô tả chi tiết hàng giờ hay hàng năm việc vượt qua một số trong năm thứ chướng ngại cơ bản [ngũ triền cái: ND], những khiếm khuyết và chướng ngại của tâm sinh khởi trong quá trình thực hành. Những năng lượng khó khăn này cũng được mô tả bởi các nhà thần học Thiên Chúa Giáo, Do Thái, Sufi, Ấn Độ Giáo và các thầy phủ thùy của người da đỏ châu Mỹ. Có một câu chuyện kể về mẹ Teresa ở Calcutta. Sau khi tán dương công việc phi thường của bà, một phóng viên của BBC lưu ý rằng trong con đường phụng sự có lẽ dễ hơn nhiều đối với mẹ Teresa so với chúng ta - những người chủ gia đình. Nói cho cùng, mẹ không có sở hữu, không ô tô, không bảo hiểm, không chồng con. Bà trả lời ngay lập tức: “Điều này không đúng. Tôi cũng kết hôn.” Bà giơ lên chiếc nhẫn mà các nữ tu sĩ trong dòng tu của bà vẫn đeo như biểu tượng về sự kết hôn của họ đối với Chúa. Rồi bà nói thêm: “Và đôi lúc Ngài có thể rất khó khăn.” Các chướng ngại và khó khăn trong thực hành tâm linh là phổ quát. Khi thẩm tra bản tâm mình, chúng ta chắc chắn sẽ phải đối diện với những sức mạnh trong căn để của tham lam, sợ hãi, thành kiến, thù hận và khao khát – những điều tạo nên quá nhiều đau khổ trên thế giới này. Chúng trở thành một cơ hội cho chúng ta. Chúng tạo nên một câu hỏi trọng tâm cho bất kỳ ai cam kết sống đời sống tâm linh. Liệu có cách nào để chúng ta có thể sống với những sức mạnh này một cách tích cực và khôn ngoan hay không? Liệu có cách làm việc khéo léo nào đối với những năng lượng này hay không? Đây không chỉ là những vấn đề hiện đại mới có. Vào thế kỷ thứ hai, Evagrios – một trong những nhà thần học Thiên Chúa Giáo, nổi tiếng với tên gọi Desert Father (Cha Sa mạc), đã dạy các đệ tử của mình về những chướng ngại này bằng cách mô tả chúng dưới dạng những ma quỷ tới với những ai tu tập nơi hoang vắng. Những ma quỷ này bao gồm sợ hãi, cáu bẳn, tham ăn, lười biếng và kiêu ngạo. Trong truyền thống đạo Phật, chúng được nhân cách hóa thành Ma vương (Mara). Chúng là các tính khí của tâm: sợ hãi, thói quen, sự giận dữ, sự kháng cự, thiếu nhiệt tình quan sát điều gì đang thực sự diễn ra của chúng ta.
87429med
87430med
87432med



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant