Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Điền Email để nhận bài mới

Chương 06-08

27 Tháng Năm 201000:00(Xem: 5518)
Chương 06-08
Đại Tạng Kinh Việt Nam
KINH TIỂU BỘ TẬP
Khuddhaka Nikàya
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt - Phật Lịch 2543 - 1999

Kinh Phật Tự Thuyết (Cảm Hứng Ngữ) Udàna
Mục Lục

Chương 06-08

Chương 6: Phẩm Sanh Ra Đã Mù
Chương 7: Phẩm Nhỏ
Chương 8: Phẩm Pataligamiya

Chương Sáu

Phẩm Sanh Ra Đã Mù

(I) (Ud 62)

Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế Tôn trú ở Vesàli tại Đại Lâm chỗ ngôi nhà có nóc nhọn. Rồi Thế Tôn vào buổi sáng, đắp y, cầm bát, đi vào Vesàli để khất thực. Khất thựcVesàli xong, sau buổi ăn, khi đi khất thực trở về, Thế Tôn gọi Tôn giả Ananda:

- Này Ananda, hãy cầm tọa cụ, Ta sẽ đi đến điện Càpàla để nghỉ ban ngày.

- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Tôn giả Ananda vâng đáp Thế Tôn, cầm tọa cụ và đi sau lưng Thế Tôn. Thế Tôn đi đến đền Càpàla, khi đến, ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn, Thế Tôn nói với Tôn giả Ananda:

- Này Ananda, khả ái thay Vesàli! Khả ái thay Vesàli! Khả ái thay đền Udena! Khả ái thay đền Gotamaka! Khả ái thay đền Sattambaka! Khả ái thay đền Bahuputta! Khả ái thay đền Sàrandada! Khả ái thay đền Càpàla!

Này Ananda, những ai đã tụ tập Bốn như ý túc, làm cho sung mãn, làm thành cỗ xe, làm thành căn cứ địa, được an trú, tích lũy, khéo thực hành, nếu muốn, người ấy có thể sống đến một kiếp hay phần kiếp còn lại. Này Ananda, nay Như Lai đã tu tập Bốn như ý túc, làm cho sung mãn, làm thành cỗ xe, làm thành căn cứ địa, được an trú, tích lũy, khéo thực hành. Này Ananda, nếu muốn Như Lai có thể sống đến một kiếp hay phần còn lại!

Nhưng Tôn giả Ananda không thể nhận hiểu sự gợi ý quá rõ ràng, sự hiện tướng quá rõ ràng của Thế Tôn, không thỉnh cầu Thế Tôn: "Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy ở lại cho đến trọn kiếp! Thiện Thệ hãy ở lại cho đến trọn kiếp, vì lợi ích cho chúng sanh, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho loài Trời và loài Người". Vì tâm Tôn giả bị Ma vương ám ảnh. Lần thứ hai... Lần thứ ba Thế Tôn nói với Tôn giả Ananda: "Này Ananda, khả ái thay Vesàli! Khả ái thay đền Udena! Khả ái thay đền Gotamaka! Khả ái thay đền Sattambaka! Khả ái thay đền Bahyputta! Khả ái thay đền Sàrandada! Khả ái thay đền Càpàla!... " Nhưng Tôn giả Ananda không thể nhận hiểu sự gợi ý quá rõ ràng, sự hiện tướng quá rõ ràng của Thế Tôn, không thỉnh cầu Thế Tôn: "Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy ở lại cho đến trọn kiếp! Thiện Thệ hãy ở lại cho đến trọn kiếp, vì lợi ích cho chúng sanh, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho loài Trời và loài Người!". Vì tâm Tôn giả bị Ma vương ám ảnh. Rồi Thế Tôn nói với Tôn giả Ananda:

- Này Ananda, hãy đi và làm những gì Thầy nghĩ là hợp thời!.

- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Tôn giả Ananda vâng đáp Thế Tôn, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân phía hữu hướng về Ngài rồi ngồi xuống một gốc cây không xa bao nhiêu.

Tôn giả Ananda ra đi không bao lâu, Ác ma đi đến Thế Tôn, sau khi đến liền đứng một bên. Đứng một bên, Ác ma nói với Thế Tôn:

- Bạch Thế Tôn, nay Thế Tôn hãy diệt độ! Thiện thệ hãy diệt độ. Bạch Thế Tôn, nay đã đến thời Thế Tôn diệt độ. Bạch Thế Tôn, đấy là lời Thế Tôn đã nói:

- Này Ác ma, Ta sẽ chưa diệt độ, khi nào những Tỷ-kheo của Ta chưa trở thành những đệ tửtài năng được huấn luyện, đạt được tự tín, an ổn khỏi các khổ ách, nghe nhiều, trì pháp, thực hành Chánh pháp và tuỳ pháp, sống chánh hạnh, sống tùy pháp, sau khi học hỏi giáo lý từ Thầy của mình; khi nào họ chưa có thể tuyên bố, diễn giảng, trình bày, xác định, khai mở, phân tích rõ ràng Chánh pháp; khi nào có tà đạo khởi lên, họ chưa có thể, sau khi chất vấn, khéo hàng phục một cách đúng pháp, chưa có thể thuyết pháp thần diệu.

- Bạch Thế Tôn, nay có những Tỷ-kheo, đệ tử của Thế Tôntài năng, được huấn luyện, đạt được tự tín, an ổn khỏi các khổ ách, nghe nhiều, trì pháp, thực hành Chánh pháptùy pháp, sống chánh hạnh, sống tùy pháp; sau khi học hỏi giáo lý từ Thầy của mình, họ tuyên bố diễn giảng trình bày, xác định, khai mở, phân tích và giải thích rõ ràng Chánh pháp. Khi có tà đạo khởi lên, sau khi chất vấn, họ khéo hàng phục một cách đúng pháp, thuyết pháp thần diệu. Bạch Thế Tôn, nay Thế Tôn hãy diệt độ; Thiện Thệ hãy diệt độ. Bạch Thế Tôn, nay đã đến thời Thế Tôn diệt độ Bạch Thế Tôn, đây là lời Thế Tôn đã nói.

- Này Ác ma, Ta sẽ không diệt độ khi nào những Tỷ-kheo ni của Ta... Những nam cư sĩ của Ta... Những nữ cư sĩ của Ta chưa trở thành những đệ tửtài năng... chưa có thể thuyết pháp thần diệu.

- Bạch Thế Tôn, nay có những Tỷ-kheo ni... Những nam cư sĩ... Những nữ cư sĩ đệ tử của Thế Tôntài năng, được huấn luyện, đạt được tự tín... có thể thuyết pháp thần diệu. Như vậy, nay Thế Tôn hãy diệt độ, Thiện Thệ hãy diệt độ! Bạch Thế Tôn,nay đã đến thời Thế Tôn diệt độ! Bạch Thế Tôn, đây là lời Thế Tôn đã nói.

- Này Ác ma, Ta sẽ không diệt độ khi nào Phạm hạnh Ta giảng dạy chưa được thành tựu, thành đạt, phổ biến, quảng bá, biến mãn, nghĩa là được khéo giảng dạy, cho chư Thiênloài Người.

- Bạch Thế Tôn, nay Phạm hạnh Thế Tôn giảng dạy đã được thành tựu, thịnh đạt, phổ biến, quảng bá, biến mãn, nghĩa được khéo giảng dạy cho chư Thiênloài Người. Như vậy, nay Thế Tôn hãy diệt độ; Thiện Thệ hãy diệt độ! Bạch Thế Tôn! Nay đã đến thời Thế Tôn diệt độ! Khi được nói vậy, Thế Tôn nói với Ác ma:

- Này Ác ma, hãy yên tâm, không bao lâu Như Lai sẽ diệt độ. Sau ba tháng bắt đầu từ hôm nay, Như Lai sẽ diệt độ.

Và tại đền Càpàla, Thế Tôn chánh niệm tỉnh giác, từ bỏ thọ hành, không duy trì mạng sống lâu hơn nữa. Khi Thế Tôn từ bỏ thọ hành, thời đại địa chấn động, ghê rợn, lông tóc dựng ngược, sấm trời vang dậy.

Thế Tôn sau khi hiểu biết ý nghĩa này, ngay trong lúc ấy, nói lên lời cảm hứng:

1. Bậc ẩn sĩ từ bỏ,
Các hành động sanh hữu,
Sanh hữu có cân lượng,
Sanh hữu không cân lượng,
Ưa thích hướng nội tâm,
Thật định tỉnh an tịnh,
Phá đổ ngã sanh hữu,
Như cởi thoát áo giáp.
(II) (Ud 64)

Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế TônSàvatthi, tại Đông Viên, lâu đài mẹ của Migàra. Lúc bấy giờ Thế Tôn vào buổi chiều, từ độc cư thiền tịnh đứng dậy và đến ngồi tại một ngôi nhà nhỏ phía cửa ngoài.

Rồi vua Pasenadi nước Kosala đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên. Lúc bấy giờ bảy vị bện tóc, bảy vị Ni-kiền Tử, bảy vị lõa thể, bảy vị mặc một y và bảy vị du sĩ, với nách đầy lông, với móng tay dài, mang các dụng cụ khất sĩ, đã đi ngang qua Thế Tôn không xa bao nhiêu.

Rồi vua Pasenadi nước Kosala, từ chỗ ngồi đứng dậy, đắp y một bên vai, quỳ xuống trên đầu gối tay mặt, chấp tay hướng về bảy vị bện tóc, bảy vị Ni-kiền Tử, bảy vị lõa thể, bảy vị mặc một y và bảy vị du sĩ ấy, nói lên ba lần tên của mình: "Thưa chư Tôn giả, con là vua Pasenadi nước Kosala!".

Rồi vua Pasenadi nước Kosala, khi bảy vị bện tóc, bảy vị Ni-kiền Tử, bảy vị Ni-kiền Tử, bảy vị lõa thể, bảy vị mặc một y, và bảy vị du sĩ ấy đã đi ngang qua không bao lâu, liền đi đến Thế Tôn, đảnh lễ Ngài và ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, vua Pasenadi nước Kosala bạch Thế Tôn:

- Bạch Thế Tôn, có phải những Tôn giả ấy là những vị A-la-hán trên đời này, hay là những vị đang đi trên con đường hướng đến đạo quả A-la-hán?

- Thưa Đại vương, khi Đại vương còn là cư sĩ trong khi còn sống với gia đình, thọ hưởng dục lạc, bị vợ con trói buộc, quen dùng các loại chiên đàn ở xứ Kàsi, trang sức với vòng hoa, hương thơm, dầu sáp, thọ hưởng vàng và bạc thời Đại vương thật khó biết được các vị ấy là bậc A-la-hán hay là bậc đang đi con đường hướng đến A-la-hán quả. Thưa Đại vương, chính phải cộng trú mới biết được giới đức của một người và như vậy phải trong một thời gian dài không thể ít ngày được, phải có tác ý không phải không có tác ý; phải có trí tuệ không phải với ác tuệ. Thưa Đại vương, chính phải có liên hệ mới biết được sự thanh liêm của một người, phải trong một thời gian dài không thể ít ngày được, phải có tác ý, không phải không có tác ý, phải có trí tuệ không phải với ác tuệ. Thưa Đại vương, chính trong thời gian bất hạnh biết được sự trung kiên của một người, phải trong một thời gian dài không thể ít ngày được; phải có tác ý, không phải không tác ý; phải có trí tuệ, không phải với ác tuệ. Thưa Đại vương, chính phải đàm luận biết được trí tuệ của một người, và như vậy phải trong một thời gian dài không thể ít ngày được; phải có tác ý, không phải không tác ý, phải có trí tuệ, không phải với ác tuệ.

- Thật là hy hữu, bạch Thế Tôn! Thật là kỳ diệu, bạch Thế Tôn, khi Thế Tôn đã khéo nói như sau: "Thưa Đại vương, khi Đại vương còn là cư sĩ... không phải với ác tuệ". Bạch Thế Tôn, có những trinh thám này của con những người trinh sát sau khi đi trinh sát mặt nước, chúng đến con. Trước hết họ báo cáo rồi con mới đúc kết. Bạch Thế Tôn, ở đây những người ấy sau khi tẩy sạch bụi và nhớp, sau khi tắm rửa và xoa dầu, sau khi chải sạch râu tóc, mặc áo vải trắng, chúng được hầu hạ săn sóc và cho thọ hưởng năm dục công đức.

Rồi Thế Tôn sau khi hiểu biết ý nghĩa này, ngay trong lúc ấy, nói lên bài kệ này:

2. Phải siêng năng cố gắng,
Tại bất cứ chỗ nào,
Chớ trở thành là người
Thuộc vào con người khác,
Chớ có sống ỷ lại,
Nương tựa vào ngưòi khác,
Chớ sống nghề buôn bán,
Đem pháp để kiếm lời.
(III) (Ud 65)

Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, khu vườn ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ Thế Tôn ngồi quán sát của pháp bất thiện của mình được trừ diệt, và các pháp thiện của mình được tu tập, làm cho tăng trưởng. Rồi Thế Tôn sau khi biết các pháp bất thiện của mình đã được trừ diệt và các pháp thiện của mình được tu tập, được làm cho sung mãn, ngay trong lúc ấy, nói lên lời cảm hứng này:

3. Trước có nay không có,
Trước không có nay có,
Đã không và sẽ không,
Và nay hiện không có.
(IV) (Ud 66)

Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, khu vườn ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ một số đông các ngoại đạo sai khác. Các Sa-môn, Bà-la-môn, các du sĩ ngoại đạo đều vào Sàvatthi để khất thực. Họ có quan điểm khác nhau, có kham nhẫn khác nhau, có sở thích khác nhau, y cứ nương tựa vào quan điểm khác nhau. Một số Sa-môn, Bà-la-môn, luận thuyết như sau: "Thế giới là thường còn, chỉ đây là sự thật, ngoài ra là hư vọng". Một số Sa-môn, Bà-la-môn luận thuyết như sau, quan điểm như sau: "Thế giới là vô thường, chỉ đây là sự thật, ngoài ra là hư vọng". Một số Sa-môn, Bà-la-môn luận thuyết như sau, quan điểm như sau: "Thế giới là có biên tế, chỉ đây là sự thật, ngoài ra là hư vọng". Một số Sa-môn, Bà-la-môn luận thuyết như sau, có quan điểm như sau: "Thế giới là vô biên, chỉ đây là sự thật, ngoài ra là hư vọng". Một số Sa-môn, Bà-la-môn luận thuyết như sau, quan điểm như sau: "Sanh mạng và thân thể là một, chỉ đây là sự thật, ngoài ra là hư vọng". Một số Sa-môn, Bà-la-môn luận thuyết như sau, quan điểm như sau: "Sanh mạng và thân thể là khác, chỉ đây là sự thật, ngoài ra là hư vọng". Một số Sa-môn, Bà-la-môn luận thuyết như sau, quan điểm như sau: "Như Lai có tồn tại sau khi chết, chỉ đây là sự thật, ngoài ra là hư vọng". Một số Bà-la-môn, Bà-la-môn luận thuyết như sau, quan điểm như sau: "Như Lai không có tồn tại sau khi chết, chỉ đây là sự thật, ngoài ra là hư vọng". Một số Bà-la-môn, Bà-la-môn luận thuyết như sau, quan điểm như sau: "Như Lai có tồn tại và không có tồn tại sau khi chết, chỉ đây là sự thật, ngoài ra là hư vọng". Một số Bà-la-môn, Bà-la-môn luận thuyết như sau, quan điểm như sau: "Như Lai không có tồn tạikhông không tồn tại sau khi chết, chỉ đây là sự thật, ngoài ra là hư vọng". Họ sống cạnh tranh, luận tranh, đấu tranh, đả thương nhau bằng binh khí miệng lưỡi: "Như thế này là pháp. Như thế này là pháp. Như thế này không phải pháp. Như thế này không phải pháp". 

Rồi nhiều Tỷ-kheo vào buổi sáng đắp y, cầm bát đi vào Sàvatthi, để khất thực, Khất thựcSàvatthi xong sau buổi ăn, khi đi khất thực trở về, đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, các Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:

- Ở đây, bạch Thế Tôn, một số đông ngoại đạo sai khác, các Sa-môn, Bà-la-môn, các du sĩ ngoại đạo đều vào Sàvatthi để khất thực..."... như thế này không phải pháp, như thế này là pháp".

- Này các Tỷ-kheo, các du sĩ ngoại đạo là những người mù, không có mắt, không biết mục đích, không biết phải mục đích, không biết pháp, không biết phi pháp. Do họ không biết mục đích, do họ không biết không phải mục đích, do không biết pháp, do không biết phi pháp, họ sống cạnh tranh, luận tranh, đấu tranh... như thế này là pháp. Này các Tỷ-kheo, thưở xưa tại thành Sàvatthi này, có một ông vua. Này các Tỷ-kheo, ông vua ấy bảo một người: "Này người kia, phàm có bao nhiêu những người sanh ra đã mù ở Sàvatthi hãy nhóm lại một chỗ tất cả " - "Thưa vâng, Đại vương". Này các Tỷ-kheo, người ấy vâng đáp ông vua ấy, phàm có bao nhiêu những người sanh ra đã mù ở Sàvatthi, người ấy giữ lại tất cả, rồi đi đến ông vua ấy, sau khi đến thưa với vị vua: "Thưa Đại vương, phàm có bao nhiêu những người sanh ra đã mù ở Sàvatthi đã được tụ tập lại".

- Này khanh, hãy đưa ra một con voi cho những người mù.

Thưa vâng, Đại vương. Này các Tỷ-kheo, người ấy vâng đáp ông vua ấy, đưa ra một con voi cho những người mù: "Này các người mù, đây là con voi". Với một số người mù, ông ta đưa cái đầu và nói: "Này các người mù, đây là con voi". Đối với một số người mù, ông ta đưa cái lỗ tai con voi và nói: "Này các người mù, đây là con voi". Đối với một số người mù, ông ta đưa các ngà con voi và nói: "Này các người mù, đây là con voi". Đối với một số người mù, ông ta đưa cái vòi con voi và nói: "Này các người mù, đây là con voi". Đối với một số người mù, ông ta đưa cái thân con voi và nói: "Này các người mù, đây là con voi". Đối với một số người mù, ông ta đưa cái chân... Đối với một số người mù, ông ta đưa cái lưng... Đối với một số người mù, ông ta đưa cái đuôi... Đối với một số người mù, ông ta đưa cái lông đuôi và nói: "Này các người mù, đây là con voi". Này các Tỷ-kheo, rồi người ấy sau khi đưa con voi cho các người mù, đi đến ông vua ấy, sau khi đến tâu với vua: "Thưa Đại vương, con voi đã được các người mù thấy, nay Đại vương hãy làm những gì Đại vương nghĩ là hợp thời! " Rồi này các Tỷ-kheo, ông vua đi đến các người mù ấy, sau khi đến nói với họ: "Này các người mù, các ông đã thấy con voi chưa? " - "Thưa Đại vương, chúng tôi đã thấy con voi". - Này các người mù, hãy nói con voi là như thế nào? " Này các Tỷ-kheo, những ai thấy đầu con voi, họ nói như sau: "Thưa Đại vương, con voi là như thế này, như cái ghè! " Này các Tỷ-kheo, những ai được thấy cái tai con voi, họ nói như sau: "Thưa Đại vương, con voi là như thế này, như cái rổ sàng gạo. " Này các Tỷ-kheo, những ai được thấy cái ngà con voi, họ nói như sau: "Thưa Đại vương, con voi là như thế này, như cái lưỡi cày. " Những ai... được thấy cái vòi..."... như cái cày". Những ai... được thấy cái thân..."... như cái kho chứa. " Những ai... được thấy cái chân..."... như cái cột. " Những ai... được thấy cái lưng..."... như cái cối. " Những ai... được thấy cái đuôi, họ nói như sau: "Thưa Đại vương, con voi là như thế này, như cái chày". Những ai được thấy cái nhóm lông đuôi, chúng nói như sau: "Thưa Đại vương, con voi là như thế này, như cái chổi " - "Con voi các ông nói như vậy không phải là con voi. Con voi không phải như vậy. Con voi không phải vậy. Như thế này là con voi". Cho đến khi họ đánh lộn nhau bằng tay. Rồi này các Tỷ-kheo, ông vua ấy hoan hỷ. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, các du sĩ ngoại đạo là những người mù, không có mắt... như vậy là pháp.

Rồi Thế Tôn, sau khi hiểu biết ý nghĩa này, ngay trong lúc ấy, nói lên lời cảm hứng:

4. Có một số Sa-môn,
Cùng với Bà-la-môn,
Họ chấp trước, giành giật,
Trong các luận thuyết này,
Họ tranh luận tranh chấp,
Họ nhìn chỉ một phía.
(V) (Ud 69)

Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, khu vườn ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ, nhiều ngoại đạo sai khác, các Sa-môn, Bà-la-môn, các di sĩ trú ở Sàvatthi. Họ có quan điểm khác nhau. Họ có kham nhẫn khác nhau. Họ có sở thích khác nhau. Họ y cứ nương tựa vào quan điểm khác nhau. Một số Sa-môn, Bà-la-môn luận thuyết như sau, quan điểm như sau: "Tự ngã và thế giới là thường còn, chỉ đây là sự thật, ngoài ra là hư vọng". Một số Sa-môn, Bà-la-môn... "Tự ngã và thế giới là vô thường"... "Tự ngã và thế giới là thường còn và vô thường"... "Tự ngã và thế giới là không thường còn và không vô thường... " "Tự ngã và thế giới do tự mình tạo ra"... "Tự ngã và thế giới do người khác tạo ra"... "Tự ngã và thế giới do tự mình và người khác tạo ra"... "Tự ngã và thế giới do không tự mình tạo ra, không do người khác tạo ra, do vô nhân sanh, tự nhiên"... "Lạc khổ, tự ngã và thế giới là thường còn"... "Lạc khổ, tự ngã và thế giới là vô thường"... "Lạc khổ, tự ngã và thế giới là thường còn và vô thường"... "Lạc khổ, tự ngã và thế giới là không thường còn và không vô thường"... Có một số Sa-môn, Bà-la-môn có luận thuyết như sau, quan điểm như sau: "Lạc khổ, tự ngã và thế giới là không tự mình tạo ra, không người khác tạo ra do vô nhân sanh". Họ sống cạnh tranh, luận tranh, đấu tranh, đả thương nhau, bằng binh khí miệng lưỡi: "Như thế này là pháp. Như thế này không phải là pháp. Như thế này không phải pháp, như thế này là pháp". 

Rồi nhiều Tỷ-kheo vào buổi sáng đắp y, cầm y bát vào Vương Xá để khất thực. Khất thựcVương Xá xong, sau buổi ăn, đi khất thực trở về, đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, các Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:

- Ở đây, bạch Thế Tôn, có nhiều ngoại đạo sai khác, các Sa-môn, Bà-la-môn, các du sĩ, trú ở Sàvatthi... họ sống cạnh tranh, luận tranh, đấu tranh, đả thương nhau bằng binh khí miệng lưỡi: "Như thế này là pháp. Như thế này không phải pháp. Như thế này không phải pháp, như thế này là pháp".

- Này các Tỷ-kheo, các du sĩ ngoại đạo là những người mù, không có mắt, không biết mục đích, không biết không phải mục đích, không biết pháp, không biết phi pháp. Do họ không biết mục đích, do họ không biết không phải mục đích, do không biết pháp, do không biết phi pháp, họ sống cạnh tranh, luận tranh, đấu tranh, đã thương nhau bằng binh khí miệng lưỡi: "Như thế này là pháp. Như thế này không phải pháp. Như thế này không phải pháp. Như thế này là pháp".

Rồi Thế Tôn, sau khi hiểu biết ý nghĩa này ngay trong lúc ấy, nói lên lời cảm hứng:

5. Có một số Sa-môn,
Cùng với Bà-la-môn,
Họ chấp trước giành giật,
Trong các luận thuyết này,
Họ bị chìm đắm xuống,
Khi đang còn giữa dòng,
Họ không đạt đến được,
Đất cứng trên bờ kia.
(VI) (Ud 70)
(Giống như kinh VI, 5, tức là kinh trước, với đoạn kết luận khác nhau như sau:)
Rồi Thế Tôn sau khi hiểu biết ý nghĩa này, ngay trong lúc ấy, nói lên lời cảm hứng này:
6. Có người ở đời này,
Chấp người làm là ta,
Trói buộc với tư tưởng,
Người làm là người khác,
Họ không biết sự này,
Họ thấy là mũi tên,
Ai nhìn mũi tên này,
Với thận trọng cần thiết,
Người ấy không còn chấp,
"Người làm chính là ta",
Người ấy cũng không chấp,
"Người làm là người khác",
Loài người ở đời này,
Bị kiêu nạn khiếp phục,
Bị cột bởi kiêu mạn,
Bị trói bởi kiêu mạn,
Trong các loài chủ thuyết,
Họ cạnh tranh, luận tranh,
Họ không thể vượt qua,
Luân chuyển trong sanh tử.
(VII) (Ud 71)

Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, khu vườn của ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ, Tôn Giả Subhùti ngồi không xa Thế Tôn bao nhiêu, ngồi kiết-già lưng thẳng, nhập định không tầm. Thế Tôn thấy Tôn giả Subhùti ngồi không xa bao nhiêu, ngồi kiết-già lưng thẳng, nhập định không tầm. Thế Tôn sau khi hiểu biết ý nghĩa này, ngay trong lúc ấy nỗi lên lời cảm hứng:

7. Với ai, tầm quét sạch,
Nội tâm khéo cắt đứt,
Không còn chút dư tàn
Vượt qua ái nhiễm ấy,
Đạt được tưởng vô sắc,
Vượt khỏi bốn ách nạn,
Không đi đến thọ sanh.
(VIII) (Ud 71)

Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế Tôn trú ở Vương Xá, tại Trúc Lâm, chỗ nuôi dưỡng các con sóc. Lúc bấy giờ, ở Vương xá, có hai nhóm say đắm một ngưòi kỹ nữ, tâm bị ám ảnh, họ cạnh tranh, đấu tranh nhau. Họ đi đến đánh nhau bằng nắm tay, đánh nhau bằng cục đất, đánh nhau bằng gậy gộc, đánh nhau bằng kiếm. Họ đi đến chết, đi đến đau khổ gần như chết. Rồi nhiều Tỷ-kheo, vào buổi sáng đắp y, cầm bát, đi vào Vương Xá để khất thực. Khất thựcVương Xá xong, sau buổi ăn, khi đi khất thực trở về, các Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn, sau khi đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, các Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:

- Bạch Thế Tôn, ở Vương Xá có hai nhóm say đắm một người kỷ nữ... họ đi đến chết, đi đến đâu khổ gần như chết.

Rồi Thế Tôn sau khi hiểu biết ý nghĩa này, ngay trong lúc ấy, nói lên lời cảm hứng:

8. Phàm cái gì đạt được,
Cái gì cần phải đạt,
Cả hai vướng bụi trần,
Với kẻ bị bệnh hoạn,
Học tập chưa thuần thục,
Kẻ tinh chuyên học tập,
Sống giữ gìn giới cấm,
Tinh chuyên chú Phạm hạnh,
Đây là một cực đoan,
Đây là một chủ thuyết,
Trong dục không lỗi lầm,
cực đoan thứ hai,
Cả hai cực đoan này,
Làm mộ phần tăng trưởng,
Chính do các tà kiến,
Làm tăng trưởng mộ phần.
Những ai không thắng tri,
Cả hai cực đoan này,
Có kẻ bị chìm đắm,
Có kẻ chạy quá mau,
Những ai thắng tri chúng,
Không có suy tư vậy,
Không có tự quá mạn,
Họ không có luân chuyển,
Để được tuyên bố lên.
(IX) (Ud 72)

Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, khu vườn của ông Anàathapindika. Lúc bấy giờ, Thế Tôn đang ngồi giữa trời, trong đêm tối mù mịt, với những cây đèn dầu đang chói sáng. Lúc bấy giờ, nhiều loại côn trùng có cánh tiếp tục rơi vào trong những đèn dầu ấy và gặp phải tai nạn, gặp phải hoại diệt, gặp phải tai nạn hoại diệt. Thế Tôn thấy nhiều loại côn trùng có cánh tiếp tục rơi vào...

Rồi Thế Tôn, sau khi hiểu biết ý nghĩa này, ngay trong lúc ấy nói lên lời cảm hứng:

9. Họ chạy gấp vượt qua,
Nhưng bỏ mất lối cây,
Họ làm cho tăng trưởng,
Các trói buộc mới mẻ,
Như các loại côn trùng,
Rơi vào trong ánh sáng,
Có người sống dựa vào
Điều được thấy được nghe.
(X) (Ud 73)

Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavena, khu vườn ông Anàthapindika. Rồi Tôn giả Ananda, đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:

- Bạch Thế Tôn, cho đến khi nào, các Như Lai không hiện hữu ở đời, bậc A-la-hán, Chánh-Đẳng-Giác, cho đến khi ấy các du sĩ ngoại đạo được cung kính, được tôn trọng, được đảnh lễ, được cúng dường, được tôn kính, nhận được các vật dụng như y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh. Nhưng đến khi các Như Lai hiện hữu ở đời, bậc A-la-hán, Chánh-Đẳng-Giác, cho đến khi ấy, các du sĩ ngoại đạo, không được cung kính, không được tôn trọng, không được đảnh lễ, không được cúng dường, không nhận được các vật dụng như y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh. Bạch Thế Tôn, nay Thế Tôn được cung kính, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường, tôn trọng, nhận được các vật dụng như y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh; chúng Tỷ-kheo cũng như vậy.

- Đúng như vậy, này Ananda. Cho đến khi nào, các Như Lai không xuất hiện ở đời... dược phẩm trị bệnh. Nhưng đến khi các Như Lai xuất hiện ở đời... dược phẩm trị bệnh. Này Ananda nay Thế Tôn được cung kính... chúng Tỷ-kheo cũng vậy.

Sau khi hiểu biết ý nghĩa này, ngay trong lúc ấy, Thế Tôn nói lên lời cảm hứng:

10. Con đôm đốm chiếu sáng,
Khi mặt trời chưa mọc,
Khi mặt trời mọc lên,
Ánh sáng đôm đốm diệt,
Cũng vậy là ánh sáng,
Của các nhà ngoại đạo,
Khi bậc Chánh Đẳng Giác
Chưa xuất hiện ở đời,
Các nhà ưa biện luận.
Không có được ánh sáng,
Cũng vậy đệ tử chúng,
Còn các nhà tà kiến,
Họ không được giải thoát,
Khỏi các sự đau khổ.
[^]

Chương Bảy

Phẩm Nhỏ

(I) (Ud 74)

Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi tại Jetavana, khu vườn cuả ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ Sàriputta, với pháp thoại gồm nhiều pháp môn đang trình bày, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ Tôn giả Lakumthakabbaddiya. Do Tôn giả Sàriputta, với pháp thoại gồm nhiều pháp môn trình bày, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ nên tâm của Tôn giả Lakumthakabhaddiya được giải thoát các lậu hoặc không có chấp thủ. Thế Tôn thấy Tôn giả Lakumthakabbaddiya, do Tôn giả Sàriputta với pháp thoại gồm nhiều pháp môn trình bày, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ nên tâm được giải thoát khỏi các lậu hoặc không có chấp thủ.

Rồi Thế Tôn, sau khi hiểu biết ý nghĩa này, ngay trong lúc ấy, nói lên lời cảm hứng này:

1. Trên dưới khắp tất cả,
Được giải thoát hoàn toàn,
Không còn có tùy quán
"Cái này chính là tôi".
Giải thoát vậy vượt dòng,
Trước chưa từng vượt qua,
Không còn có rơi rớt
Vào sanh hữu thọ sanh.
(II) (Ud 74)

Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, khu vườn ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ Tôn giả Sàriputta, với pháp thoại gồm nhiều pháp môn, đang thuyết trình, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ, Tôn giả Bhaddiya người lùn; lại càng nhiệt tình hơn lên khi Tôn giả Sàriputta nghĩ rằng: "Tôn giả Bhaddiya người lùn là một vị hữu học". Thế Tôn thấy Tôn giả Sàriputta với pháp thoại gồm nhiều pháp môn, là một vị hữu học. Sau khi hiểu biết ý nghĩa này, Thế Tôn ngay trong lúc ấy, nói lên lời cảm hứng này:

2. Cắt đứt được luân chuyển,
Đạt được sự không dục,
Hoàn toàn được khô cạn,
Nước sông không chảy nữa,
Cắt đứt, lưu chuyển đứng,
giải thoát đau khổ.
(III) (Ud 75)

Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế TônSàvatthi, tại Jetavana, khu vườn ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ, nhiều người ở Sàvatthi, phần lớn đắm say quá độ về các dục, sống say đắm, tham đắm, tham muốn, tham mê, bị trói buộc, bị mê say trong các dục. Rồi một số đông Tỷ-kheo vào buổi sáng đắp y, cầm bát đi vào Sàvatthi để khất thực. Khất thựcSàvatthi xong, sau buổi ăn, khi đã khất thực trở về, họ đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, họ bạch Thế Tôn:

Ở đây, bạch Thế Tôn, những người ở Sàvatthi,... bị mê say trong các dục.

Thế Tôn, sau khi hiểu biết ý nghĩa này, ngay trong lúc ấy, nói lên lời cảm hứng này:

3. Chúng sanh bị tham đắm,
Trong các loại ái dục,
Họ không thấy lỗi lầm,
Trong phiền não kiết sử,
Chắc chắn các chúng sanh,
Tham đắm trong ái dục,
Họ không vượt qua được,
Thác nước rộng và lớn.
(IV) (Ud 75)

Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, khu vườn ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ, nhiều người ở Sàvatthi phần lớn đắm say quá độ về các dục (như trên III)... trong các dục. Rồi Thế Tôn vào buổi sáng đắp y, cầm bát đi vào Sàvatthi để khất thực. Rồi Thế Tôn thấy các người ấy ở Sàvatthi... trong các dục.

Rồi Thế Tôn, sau khi hiểu biết ý nghĩa này, ngay trong lúc ấy, nói lên lời cảm hứng này:

4. Bị mù bởi các dục,
Bị bao phủ bởi lưới,
Bị ái dục bao trùm,
Lại còn bị trói buộc,
Bởi trói buộc phóng dật,
Như cá mắc miệng lưới,
Họ đi đến già chết,
Như con bê bú sữa.
(V) (Ud 76)

Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế Tôn trú ở Sàvtthi, tại Jetavana, khu vườn của ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ, Tôn giả Lakumthakabhaddiya đi theo sau lưng nhiều Tỷ-kheo, đi đến Thế Tôn, Thế Tôn thấy Tôn giả Lakumthakabhaddiya đi theo sau lưng nhiều Tỷ-kheo, xấu xí, khó nhìn, khòm lưng, phần lớn bị các Tỷ-kheo khinh bỉ; thấy vậy, nói với các Tỷ-kheo:

- Này các Tỷ-kheo, các Thầy có thấy chăng Thầy Tỷ-kheo này từ đàng xa... bị các Tỷ-kheo khinh bỉ?

- Thưa có, bạch Thế Tôn. Tỷ-kheo ấy, này các Tỷ-kheo, có đại thần lực, có đại uy lực, thiền chứng không dễ gì chứng được, thiền chứng ấy trước đây Tỷ-kheo ấy không thực hành tốt đẹp. Và vì mục đích gì các thiện nam tử chơn chánh xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình, tức là vô thượng cứu cánh Phạm hạnh, vị ấy ngay trong hiện tại tự mình với thắng trí chứng ngộ chứng đạt và an trú.

Rồi Thế Tôn, sau khi hiểu biết ý nghĩa này, ngay trong lúc ấy, nói lên lời cảm hứng này:

5. Bộ phận không khuyết thiếu,
Có tán trắng che trên,
Chỉ có một bánh xe,
Chiếc xe được di chuyển.
Hãy thấy vị ấy đến,
Không phiền muộn khó khăn,
Dòng nước đã cắt đứt,
Vị ấy không trói buộc.
(VI) (Ud 77)

Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, khu vườn ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ, Tôn giả Annatakondanna ngồi không xa Thế Tôn bao nhiêu, ngồi kiết già, lưng thẳng, suy tư đến sự giải thoát do ái được diệt. Thế Tôn thấy Tôn giả Annatakondanna ngồi không xa bao nhiêu, ngồi kiết già lưng thẳng, suy tư đến sự giải thoát do ái được diệt.

Thế Tôn sau khi hiểu biết ý nghĩa này, ngay trong lúc ấy, nói lên lời cảm hứng này:

6. Rễ không có bén đất,
Không lá, đâu dây leo,
Bậc trí thoát trói buộc,
Ai xứng đáng được khen,
Chư Thiên khen người ấy,
Phạm Thiên cũng ngợi khen.
(VII) (Ud 77)

Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana khu vườn của ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ, Thế Tôn đang ngồi quán sát sự từ bỏ, đoạn diệt các hý luận tưởng. Rồi Thế Tôn sau khi biết sự từ bỏ, đoạn diệt các tưởng hý luận của mình, ngay trong lúc ấy, nói lên lời cảm hứng này:

7. Với ai các hý luận,
Không còn có an trú,
Thoát ly được liên hệ,
Thoát ly được ảo tưởng,
Chư Thiênthế giới,
Không thể nào rõ biết,
Sở hành vị ẩn sĩ,
Đã vượt khỏi tham ái.
(VIII) (Ud 77)

Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, khu vườn ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ, Tôn giả Mahàkaccàna ngồi không xa Thế Tôn bao nhiêu, ngồi kiết-già, lưng thẳng, với thân hành niệm khéo an trú trước mặt và trong nội tâm. Thế Tôn thấy Tôn giả Mahàkaccàna ngồi không xa bao nhiêu, ngồi kiết già, lưng thẳng, với thân hành niệm khéo an trú trước mặt trong nội tâm.

Rồi Thế Tôn, sau khi hiểu biết ý nghĩa này, ngay trong lúc ấy, nói lên lời cảm hứng này:

8. Với ai thường thường niệm,
Liên tục trú thân hành,
"Trước không thể có được,
Với tôi, nay không có,
Sẽ không thể có được,
Với tôi, nay sẽ không".
Tiếp tục trú như vậy,
Đúng thời vượt dục ái.
(IX) (Ud 78)

Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế Tôn đang bộ hành giữa dân chúng Mallà cùng với đại chúng Tỷ-kheo, đi đến làng Bà-la-môn của dân chúng Malà tên là Thùna. Các Bà-la-môn gia chủ ở Thùna được nghe: "Sa-môn Gotama từ dòng họ Thích Ca xuất gia, đang bộ hành giữa dân chúng Mallà cùng với đại chúng Tỷ-kheo, nay đã đến Thùna". Họ đổ đầy miệng giếng với cỏ và trấu với ý nghĩ: "Mong rằng các Sa-môn trọc đầu ấy không có nước uống".

Rồi Thế Tôn từ trên đường bước xuống, đi đến dưới một gốc cây, sau khi đến, ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn. Sau khi ngồi, Thế Tôn nói với Tôn giả Ananda:

- Này Ananda, hãy đem nước uống từ nơi giếng này cho Ta.

Khi được nói vậy, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:

- Bạch Thế Tôn, nay các giếng ấy bị các gia chủ Bà-la-môn ở Thùna lắp đầy miệng với cỏ và trấu với ý nghĩ: "Mong rằng các Sa-môn trọc đầu ấy không có nước uống".

Lần thứ hai, Thế Tôn bảo Tôn giả Ananda:

- Này Ananda, hãy đem nước uống từ nơi giếng này cho Ta!.

Lần thứ hai, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:

- Nay các giếng ấy... không có nước uống.

Lần thứ ba, Thế Tôn bảo Tôn giả Ananda:

- Này Ananda, hãy đem nước uống từ nơi giếng này cho Ta.

- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Tôn giả Ananda vâng đáp Thế Tôn, lấy bình bát, đi đến cái giếng ấy. Tại cái giếng ấy, khi Tôn giả Ananda đi đến, phun ra tất cả cỏ và trấu khỏi miệng giếng, và nước trong sáng không cấu uế, trong lặng, tràn đầy miệng, cho đến như là tràn ra ngoài. Rồi Tôn giả Ananda suy nghĩ: "Thật vi diệu thay!. Thật hy hữu thay là đại thần lực, đại uy lực của Như Lai. Cái giếng này khi ta đến, phun ra tất cả cỏ và trấu khỏi miệng giếng... như là tràn ra ngoài". Rồi Tôn giả Ananda cầm lấy bát nước, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, bạch Thế Tôn:

- Thật vi diệu thay! Thật hy hữu thay là đại thần lực... như là tràn ra ngoài! Bạch Thế Tôn hãy uống nước. Bạch Thiện Thệ, hãy uống nước!.

Rồi Thế Tôn sau khi hiểu biết ý nghĩa này, ngay trong lúc ấy, nói lên lời cảm hứng này:

9. Cần làm gì với giếng,
Khi nước có cùng khắp,
Chắt đứt ái từ gốc,
Cần hành tầm cầu gì?
(X) (Ud 79)

Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế Tôn trú ở Kosambi tại khu vườn Ghosita. Lúc bấy giờ, vua Udena đang đi ngoài vườn, thì nội cung bị cháy và năm trăm nữ nhân bị chết, đứng đầuSàmavati. Rồi nhiều Tỷ-kheo vào buổi sáng đắp y, cầm bát đi vào Kosambi để khất thực. Các Tỷ-kheo ấy khất thựcKosambi xong, sau buổi ăn, sau khi đi khất thực trở về đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:

- Ở đây, bạch Thế Tôn, trong khi vua Udena đi ra ngoài vườn, nội cung bị cháy, năm trăm nữ nhân bị chết, đứng đầuSàmàvati. Các nữ cư sĩ ấy, sanh thú họ là gì? Tương lai họ thế nào?

- Này các Tỷ-kheo, có nữ cư sĩ là bậc Dự lưu, có nhất bậc Nhất lai, có bậc Bất Lai. Này các Tỷ-kheo, tất cả các nữ cư sĩ ấy mạng chung không phải không có kết quả.

Rồi Thế Tôn, sau khi hiểu biết ý nghĩa này, ngay trong lúc ấy, nói lên lời cảm hứng này:

10. Đời bị si trói buộc,
Được thấy bị tái sanh,
Bị trói bởi sanh y,
Kẻ ngu bị mù vây,
Tự thấy mình thường còn, 
Nhưng với ai thấy được,
Sẽ không có vật gì.
[^]

Chương Tám

Phẩm Pàtaligàmiya

(I) (Ud 80)

Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana ngôi vườn ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ, Thế Tôn đang thuyết giảng pháp thoại liên tưởng đến Niết-bàn cho các Tỷ-kheo, khích lệ làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ. Các Tỷ-kheo ấy chú tâm, tác ý, dồn tất cả tâm tư lắng nghe pháp.

Rồi Thế Tôn, sau khi hiểu biết ý nghĩa này, ngay trong lúc ấy, nói lên lời cảm hứng:

- Này các Tỷ-kheo, có xứ này, tại đây không có đất, không có nước, không có lửa, không có gió; không có Hư không vô biên, không có Thức vô biên xứ, không có Vô sở hữu xứ, không có Phi tưởng phi phi tưởng xứ; không có đời này, không có đời sau, không có cả hai mặt trăng mặt trời. Do vậy, này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố không có đến, không có đi, không có trú, không có diệt, không có sanh; không có an trú, không có chuyện vận, không có sở duyên, đây là sự đoạn tận khổ đau.

(II) (Ud 81)

(Như kinh trên (I), chỉ khác lời cảm hứng)
1. Khó thấy là vô ngã,
Không dễ thấy, sự thật,
Với bậc có hiểu biết,
Khéo xâm nhập được ái,
Với vị ấy thấy rõ,
Đâu còn có vật gì.
(III) (Ud 82)
(Như kinh trên, chỉ khác lời cảm hứng)
- Này các Tỷ-kheo, có sự không sanh, không hiện hữu, không bị làm, không hữu vi, này các Tỷ-kheo, nếu không có cái không sanh, không hiện hữu, không bị làm, không hữu vi, thì ở đây không thể trình bày sự xuất ly khỏi sanh, hiện hữu, bị làm, hữu vi. Vì rằng, này các Tỷ-kheo, có cái không sanh, không hiện hữu, không bị làm, không hữu vi, nên có trình bày sự xuất ly khỏi sanh, hiện hữu, bị làm, hữu vi.

(IV) (Ud 83)

(Như các kinh trước, chỉ khác lời cảm hứng).
- Cái gì có nương tựa, cái ấy có dao động. Cái gì không nương tựa, cái ấy không dao động. Không có dao động thì có khinh an. Có khinh an thì không có thiên về. Không có thiên về thì không có đến và đi; không có đến và đi thì không có diệt và sanh; không có diệt và sanh thì không có đời này, không có đời sau, không có đời ở giữa. Đây là sự đoạn tận khổ đau.

(V) (Ud 84)

Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế Tôn đang bộ hành đi giữa dân chúng Mallà, cùng với đại chúng Tỷ-kheo, và đã đến Pàvà. Rồi Thế Tôn trú ở Pàvà, tại rừng xoài của thợ rèn Cunda. Thợ rèn Cunda được nghe: "Thế Tôn đang bộ hành giữa dân chúng Mallà, đã đến Pàvà cùng với đại chúng Tỷ-kheo, và trú ở Pàvà, trong rừng xoài của ta". Thợ rèn Cunda đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn thuyết pháp thoại cho thợ rèn Cunda đang ngồi một bên, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ. Thợ rèn Cunda sau khi được Thế Tôn thuyết pháp, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ, liền bạch Thế Tôn:

- Bạch Thế Tôn, mong Thế Tôn nhận lời mời của con ngày mai đến dùng cơm với chúng Tỷ-kheo.

Thế Tôn im lặng nhận lời. Thợ rèn Cunda, sau khi biết Thế Tôn đã nhận lời, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân phía hữu hướng về Ngài rồi ra đi.

Thợ rèn Cunda, sau khi đêm đã mãn, liền cho sửa soạn tại nhà của mình các món ăn thượng vị, loại cứng, loại mềm và nhiều thứ mộc nhĩ và báo tin cho Thế Tôn:

- Bạch Thế Tôn, giờ đã đến, cơm đã sẵn sàng.

Thế Tôn buổi sáng đắp y, mang theo y bát, cùng với chúng Tỷ-kheo đến nhà thợ rèn Cunda, khi đến liền ngồi trên chỗ đã soạn sẵn. Sau khi ngồi, Thế Tôn nói với thợ rèn Cunda:

- Này Cunda, loại mộc nhĩ đã soạn sẵn, hãy dọn cho Ta. Còn các món ăn khác đã soạn sẵn, loại cứng và loại mềm, hãy dọn cho chúng Tỷ-kheo.

- Xin vâng, bạch Thế Tôn.

Thợ rèn Cunda vâng lời Thế Tôn, dọn cho Thế Tôn các món mộc nhĩ đã soạn sẵn, và dọn cho chúng Tỷ-kheo các món ăn khác, loại cứng và loại mềm. Rồi Thế Tôn nói với thợ rèn Cunda:

- Này Cunda, món ăn mộc nhĩ còn lại, hãy đem chôn. Này Cunda, Ta không thấy một ai, ở cõi trời, cõi Người, ở Ma giới, ở Phạm thiên giới, không một người nào trong chúng Sa-môn và chúng Bà-la-môn, giữa những Thiên nhân, ăn món mộc nhĩ này mà có thể tiêu hóa được, trừ Như Lai.

- Xin vâng, bạch Thế Tôn.

Thợ rèn Cunda vâng đáp Thế Tôn, đem chôn món ăn mộc nhĩ còn lại vào một lỗ, đi đến chỗ Thế Tôn, đảnh lễ Ngài và ngồi xuống một bên. Rồi Thế Tôn thuyết pháp cho thợ rèn Cunda đang ngồi xuống một bên, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ rồi từ chỗ đứng dậy và ra đi.

Sau khi dùng cơm của thợ rèn Cunda. Thế Tôn bị nhiễm bịnh nặng, bệnh ly huyết, đau đớn gần như đến chết, và Thế Tôn chánh niệm tỉnh giác, nhẫn nại chịu đựng cơn bệnh.

Thế Tôn nói với Tôn giả Ananda:

- Này Ananda, chúng ta hãy đi đến Kusinàra. Xin vâng, bạch Thế Tôn, Tôn giả Ananda vâng đáp Thế Tôn:

2. Dùng cơm Cunda xong,
Như vậy tôi được nghe,
Bậc trí cảm bệnh nặng,
Bạo bệnh, gần như chết,
Khi ăn loại mộc nhĩ
Đạo Sư bị bệnh nặng,
Khi bệnh được lắng dịu,
Thế Tôn nói như sau:
"Ta nay sẽ đi đến,
Đến Kusinàra".
Rồi Thế Tôn bước xuống đường, đến một góc cây và nói với Tôn giả Ananda:

- Này Ananda, hãy xếp tư áo Sanghàti. Ta cảm thấy mệt mỏi và muốn ngồi nghỉ, này Ananda.

- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Tôn giả Ananda vâng đáp Thế Tôn và xếp áo Sanghàti lại. Thế Tôn ngồi trên chỗ đã soạn sẵn, và nói với Tôn giả Ananda:

- Này Ananda, hãy đem nước cho Ta. Này Ananda. Ta nay đang khát và muốn uống nước.

Khi được nói vậy, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:

- Bạch Thế Tôn vừa mới có khoảng năm trăm cỗ xe chạy qua. Do bánh xe khấy lên nước trở thành nông cạn, khuấy động và vẫn đục. Bạch Thế Tôn, sông Kakutthà không xa ở đây, nước thuần tịnh, dễ chịu, mát mẻ, trong sáng, dễ đến và khả ái. Tại đó, Thế Tôn có thể uống nước và làm mát dịu chân tay.

Lần thứ hai, Thế Tôn nói với Tôn giả Ananda:

- Này Ananda, hãy đem nước uống cho Ta. Này Ananda, Ta nay đang khát và muốn uống nước.

Lần thứ hai, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:

- Bạch Thế Tôn, vừa mới có khoảng năm trăm cỗ xe chạy qua. Do bánh xe khuấy lên, nước trở thành nông cạn, khuấy động và vẫn đục. Bạch Thế Tôn, sông Kakutthà không xa ở đây, nước thuần tịnh, dễ chịu, mát mẻ, trong sáng, dễ đến và khả ái. Tại đó, Thế Tôn có thể uống nước và làm mát dịu chân tay.

Lần thứ ba, Thế Tôn nói với Tôn giả Ananda:

- Này Ananda, hãy đem nước uống cho Ta. Này Ananda, Ta nay đang khát và muốn uống nước.

- Xin vâng, bạch Thế Tôn.

Tôn giả Ananda vâng đáp Thế Tôn, lấy bát và đi đến con sông nhỏ. Con sông đang chảy nông cạn, khuấy động và vẫn đục, khi Tôn giả Ananda đến, liền chảy trong trẻo, sáng lặng và không vẩn đục.

Tôn giả Ananda tự nghĩ: "Thật kỳ diệu thay! Thật hi hữu thay! Thần lựcuy lực của Như Lai. Con sông nhỏ đang chảy nông cạn, khuấy động và vẫn đục này, khi ta đến, liền trở thành trong trẻo, sáng lặng và không vẩn đục". Sau khi dùng bát lấy nước,Ananda đến chỗ Thế Tôn và bạch với Ngài:

- Bạch Thế Tôn, thật là kỳ diệu! Bạch Thế Tôn, thật là hy hữu! Bạch Thế Tôn, con sông nhỏ đang chảy nông cạn, khuấy động và vẫn đục này, khi con đến, liền trở thành trong trẻo, sáng lặng và không vẩn đục. Xin thỉnh Thế Tôn dùng nước, xin thỉnh Thiện Thệ dùng nước và Thế Tôn uống nước.

Rồi Thế Tôn cùng với đại chúng Tỷ-kheo đi đến con sông Kakutthà, xuống sông tắm và uống nước, rồi lội qua bờ bên kia, đi đến rừng xoài và tại đây, nói với Tôn giả Cundaka:

- Này Cundaka, hãy xếp áo Sanghati làm bốn cho Ta, này Cundaka, Ta nay mệt mỏi, muốn nằm nghỉ.

- Xin vâng, bạch Thế Tôn.

Tôn giả Cundaka vâng lời Thế Tôn và xếp áo Sanghati làm bốn. Rồi Thế Tôn nằm xuống phía hông bên mặt như dáng điệu con sư tử, hai chân để trên nhau, chánh niệm, tỉnh giác, tác ý đến tưởng ngồi dậy, Tôn giả Cundaka ngồi phía trước Thế Tôn.

3. Đức Phật tự đi đến,
Con sông Kakutthà,
Con sông chảy trong sáng,
Mát lạnh và thanh tịnh,
Vị Đạo Sư mỏi mệt,
Đi dần xuống mé sông,
Như Lai đấng vô thượng
Ngự trị ở trên đời.
Tắm xong uống nước xong,
Lội qua bên kia sông,
Bậc Đạo sư đi trước,
Giữa Tăng chúng Tỷ-kheo,
Vừa đi vừa diễn giảng,
Chánh pháp thật vi diệu,
Rồi bậc Đại Sĩ đến,
Tại khu vực rừng xoài,
Cho gọi vị Tỷ-kheo,
Tên họ Cundaka;
"Hãy gấp tư áo lại,
Trải áo cho Ta nằm"
Nghe dạy, Cundaka,
Lập tức vâng lời dạy,
Gấp tư và trải áo,
Một cách thật mau lẹ,
Bậc Đạo Sư nằm xuống,
Thân mình thật mệt mỏi.
Tại đây Cundaka,
Ngồi ngay ngắn trước mặt.
Rồi Thế Tôn nói với Tôn giả Ananda:

- Này Ananda, rất có thể có người làm cho thợ rèn Cunda hối hận: "Này Hiền giả Cunda, thật không lợi ích gì cho Ông, thật là tai hại cho Ông, vì Như Lai dùng bữa ăn cuối cùng từ Ông cúng dường, và nhập diệt". Này Ananda, cần phải làm tiêu tan sự hối hận ấy của thợ rèn Cunda: "Này Hiền giả, thật lợi ích cho bạn, thật là công đức cho bạn, vì được Như Lai dùng bữa ăn cuối cùng từ bạn cúng dường, và nhập diệt. Nay Hiền giả Cunda, tôi tự thân nghe, tôi tự thân lãnh thọ lời nói này của Thế Tôn: "Có hai sự cúng dường ăn uống đồng một quả báo, đồng một di thục quả, quả báo lớn hơn, lợi ích hơn các sự cúng dường ăn uống khác. Thế nào là hai? Một là, bữa ăn trước khi Như Lai chứng Vô thượng Chánh Đẳng Giác; hai là, bữa ăn trước khi Như Lai diệt độ Niết-bàn giới, không còn di hưởng sanh tử". Hai bữa ăn này đồng một quả báo, đồng một dị thục quả, quả báo lớn hơn, lợi ích hơn các sự cúng dường ăn uống khác. Nhờ hành động này, Tôn giả Cunda sẽ được hưỏng tuổi thọ; nhờ hành động này, Tôn giả Cunda sẽ được hưởng sắc đẹp; nhờ hành động này, Tôn giả Cunda sẽ được hưởng an lạc; nhờ hành động này, Tôn giả Cunda sẽ được hưởng danh tiếng; nhờ hành động này, Tôn giả Cunda sẽ được hưởng cõi Trời; nhờ hành động này, Tôn giả Cunda sẽ được hưởng uy quyền".

Này Ananda, cần phải làm cho thợ rèn tiêu tan hối hận.

Rồi Thế Tôn, sau khi hiểu ý nghĩa này, liền thốt lời cảm khái như sau:

4. Công đức người bố thí,
Luôn luôn được tăng trưởng,
Trừ được tâm hận thù,
Không chất chứa chế ngự,
Kẻ chí thiện từ bỏ,
Mọi ác hạnh bất thiện,
Diệt trừ tham, sân, si.
Tâm giải thoát thanh tịnh.
(VI) (Ud 85)

Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế Tôn đang đi bộ hành giữa dân chúng Magadha cùng với đại chúng Tỷ-kheo, và đã đến làng Magadha cùng với đại chúng Tỷ-kheo, và đã đến làng Pàtali. Các nam cư sĩ ở làng Pàtali được nghe: "Thế Tôn đang đi bộ hành giữa dân chúng Magadha với đại chúng Tỷ-kheo, và đã đến làng Pàtali". Rồi các nam cư sĩ ở làng Pàtali đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, các nam cư sĩ làng Pàtali bạch Thế Tôn:

- Mong Thế Tôn trú ở giảng đường chúng con.

Thế Tôn im lặng nhận lời. Rồi các nam cư sĩ ở làng Pàtali, sau khi được biết Thế Tôn đã nhận lời, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân phía hữu hướng về Ngài rồi đi đến giảng đường, sau khi đến chúng cho trải thảm toàn bộ giảng đường, sửa soạn các chỗ ngồi, đặt một ghè nước, cho treo đèn dầu, rồi đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên. Đứng một bên, các nam cư sĩ ở làng Pàtali, bạch Thế Tôn:

- Bạch Thế Tôn, giảng đường đã được trải thảm, các chỗ ngồi đã sửa soạn, ghè nước đã đặt xong, đèn dầu đã được treo, Thế Tôn hãy làm những gì Thế Tôn nghĩ là hợp thời.

Rồi Thế Tôn vào buổi sáng đắp y, cầm bát, cùng với chúng Tỷ-kheo, đi đến giảng đường, sau khi đến rửa chân, bước vào giảng đường, dựa nơi cây cột ở giữa, ngồi hướng mặt về phía đông. Chúng Tỷ-kheo, sau khi rửa chân, bước vào giảng đường, ngồi xuống dựa vào tường giữa, mặt hướng về phía đông có đức Phật trước mặt. Các nam cư sĩ ở làng Pàtalli, sau khi rửa chân, bước vào giảng đường, dựa vào tường phía đông, mặt hướng về phía Tây, và ngồi xuống, với đức Phậttrước mặt.

Rồi Thế Tôn bảo các nam cư sĩ ở làng Pàtali:

- Này các Gia Chủ, có năm điều nguy hiểm này cho người ác giới, người phạm giới. Thế nào là năm? Ở đây, này các Gia chủ, người ác giới, phạm giới, do nhân duyên phóng dật, nên hao mất tài sản lớn. Đây là nguy hiểm thứ nhất cho người ác giới, người phạm giới. Lại nữa, này các Gia chủ, người ác giới, phạm giới, tiếng xấu đồn xa. Đây là nguy hiểm thứ hai cho người ác giới, cho người phạm giới. Lại nữa, này các Gia chủ, người ác giới, người phạm giới khi đến hội chúng nào, hoặc là hội chúng Sát-đế-lỵ, hoặc là hội chúng Bà-la-môn, hoặc là hội chúng gia chủ, hoặc là hội chúng Sa-môn, vị ấy đến với sự sợ hãi, với sự ngỡ ngàng. Đây là nguy hiểm thứ ba cho người ác giới, cho người phạm giới. Lại nữa, này các Gia chủ, người ác giới, phạm giới, khi chết bị si ám. Đây là nguy hiểm thứ tư cho người ác giới, cho người phạm giới. Lại nữa, này các Gia chủ, người ác giới, người phạm giới, khi thân hoại mạng chung bị sanh vào ác xứ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Đây là nguy hiểm thứ năm của người ác giới, của người phạm giới. Này các Gia chủ, có năm điều nguy hiểm này cho người ác giới, cho người phạm giới.

Này các Gia chủ, có năm điều lợi ích này cho người giữ giới, cho người đầy đủ giới. Thế nào là năm? Ở đây, này các Gia chủ người giữ giới, người đầy đủ giới, do nhân duyên không phóng dật được tài sản lớn. Đây là lợi ích thứ nhất cho người giữ giới, cho người đầy đủ giới. Lại nữa, này các Gia chủ, với người giữ giới, người đầy đủ giới, tiếng tốt lành được đồn xa. Đây là lợi ích thứ hai cho người giữ giới, cho người đầy đủ giới. Lại nữa, này các Gia chủ, người giữ giới, người đầy đủ giới khi đi đến hội chúng nào, hoặc là Sát-đế-lỵ hoặc là Bà-la-môn, hoặc là gia-chủ, hoặc là Sa-môn, người ấy đi đến không có sợ hãi, không có ngỡ ngàng. Đây là lợi ích thứ ba cho người giữ giới cho người có đầy đủ giới. Lại nữa, này các Gia chủ, người giữ giới, người đầy đủ giới, khi chết không có si ám. Đây là lợi ích thứ tư cho người giữ giới, cho ngưòi có đầy đủ giới. Lại nữa, này các Gia chủ, người giữ giới, người đầy đủ giới khi thân hoại mạng chung được sanh thiện thú, Thiên giới, cõi đời này. Đây là lợi ích thứ năm cho người giữ giới, cho người đầy đủ giới. Này các Gia chủ, có năm lợi ích này cho người giữ giới, cho ngưòi đầy đủ giới.

Rồi Thế Tôn, sau khi thuyết giảng pháp thoại cho đến đêm khuya cho các cư sĩ ở làng Pàtali, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ, liền giải tán chúng, nói rằng:

- Đêm đã khuya, này các Gia chủ, hãy làm những gì các vị nghĩ là hợp thời!.

Rồi các Gia chủ ở làng Pàtali hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân bên hữu hướng về Ngài rồi ra đi.

Rồi Thế Tôn, sau khi các nam cư sĩ ở làng Pàtali ra đi không bao lâu, đi vào căn nhà trống. Lúc bấy giờ, Sunìdha Vassakàra đại thần ở Magadha đang cho xây dựng một thành phố ở Pàtaligàma để ngăn chận các người Vajjì. Lúc bấy giờ, rất nhiều chư Thiên có đến con số ngàn, đang trú ở các trú xứ ở làng Pàtali. Tại chỗ nào các chư Thiên có đại uy lực trú ở tại chỗ ấy chúng làm cho tâm các vua, các đại thần có đại uy lực thiên về, hướng về xây dựng các trú xứ. Tại chỗ nào các chư Thiênuy lực trung bình trú ở, tại chỗ ấy chúng làm cho tâm các vua, các vị đại thần có uy lực trung bình thiên về, hướng về xây dựng các trú xứ. Tại chỗ nào các chư Thiên thấp kém trú ở, tại chỗ ấy, chúng làm cho tâm các vua, các đại thần có uy lực thấp kém thiên về, hướng về xây dựng các trú xứ.

Thế Tôn với Thiên nhãn thanh tịnh siêu nhân thấy hàng ngàn chư Thiên ở làng Pàtali đang trú ở các trú xứ ở làng Pàtali. Tại chỗ nào các chư Thiên có đại uy lục trú ở... Họ làm cho tâm các vua, các đại thần uy lực thấp kém thiên về, hướng về xây dựng các trú xứ.

Rồi Thế Tôn, vào lúc tảng sáng đêm ấy, thức dậy và bảo Tôn giả Ananda:

- Này Ananda, ai cho xây dựng thành phố ở làng Pàtali?

- Bạch Thế Tôn, các đại thần Sunìdha và Vassa-kàra cho xây dựng thành phố ở làng Pàtali để ngăn chận các người Vajjì.

- Này Ananda, ví như họ làm như vậy sau khi đã hỏi chư Thiêncõi trời Ba mươi ba. Cũng vậy, SunìdhaVasakàra đại thần ở Magadha, đang cho xây dựng thành phố ở làng Pàtali để ngăn chận các người Vajjì.

Ở đây, này Ananda, với Thiên nhãn thanh tịnh siêu nhân, Ta thấy hàng ngàn chư Thiên ở làng Pàtali... hướng về xây dựng các trú xứ. Này Ananda, xa cho đến thánh xứ, xa cho đến con người buôn bán đây sẽ trở thành một thành phố tối thượng, một chỗ mà các kiện hàng được mở ra. Này Ananda, ba tai nạn sẽ đến với Pàtaliuputta, nạn lửa, nạn lụt và nạn phản bội.

Rồi SunìdhaVassakàra đại thần ở Magadha đi đến Thế Tôn, sau khi đến nói lên với Thế Tôn những lời chào đón thăm hỏi, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, rồi đứng một bên. Đứng một bên, các SunìdhaVassakàra, đại thần xứ Magadha, bạch Thế Tôn:

- Mong Tôn giả Gotama hôm nay nhận lời mời dùng cơm của chúng con với chúng Tỷ-kheo!

Thế Tôn im lặng nhận lời.;

Rồi Sunìdha Vassakara đại thần Magadha, sau khi biết Thế Tôn đã nhận lời, đi đến chỗ của mình, sau khi đến sửa soạn các món ăn thượng vị, loại cứng và loại mềm và báo thời giờ cho Thế Tôn:

- Thưa Tôn giả Gotama, nay đã đến thời. Cơm đã sẵn sàng.

Rồi Thế Tôn vào buổi sáng đắp y, cầm bát cùng với chúng Tỷ-kheo đi đến trú xứ của SunìdhaVassakara, đại thần xứ Magadha, sau khi đến ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn. Rồi Sunìdha Vassakara, đại thần xứ Magadha tự tay thân mời chúng Tỷ-kheo với đức Phật là vị Thượng thủ và làm cho thỏa mãn với các món ăn thượng vị, loại cứng và loại mềm. Rồi SunìdhaVassakara, đại thần xứ Magadha, sau khi Thế Tôn ăn đã xong, tay đã rời khỏi bát, lấy một ghế ngồi thấp khác. Thế Tôn với những bài kệ này, nói lên lời tuỳ hỷ công đức với SunìdhaVassakara, đại thần xứ Magadha:

5. Tại chỗ nào bậc trí,
Làm thành chỗ an trú,
Hãy cúng các món ăn,
Cho những người giữ giới,
Cho người biết chế ngự,
Sống đời sống Phạm hạnh,
Ở đấy chư Thiên trú,
Hãy cúng dường chư Thiên
Được cúng dường, chư Thiên,
Cúng dường lại vị ấy,
Được cung kính, chư Thiên,
Cung kính lại vị ấy,
Họ từ mẫn vị ấy
Như mẹ thương con mình,
Người được chư Thiên thương,
Luôn luôn thấy hiền thiện.
Rồi Thế Tôn sau khi nói lời tuỳ hỷ công đức với những bài kệ này cho Sunìdha Vasakara, đại thần xứ Magadha, từ chỗ ngồi đứng dậy và ra đi. Lúc bấy giờ SunìdhaVassakara, đại thần xứ Magadha đi theo sau lưng Thế Tôn và nghĩ rằng: "Hôm nay, Sa-môn Gotama đi ra cửa nào, cửa ấy sẽ đặt tên là cửa thành Gotama. Tại bến nước nào Sa-môn Gotama sẽ đi qua sông Hằng, bến nước ấy sẽ đặt tên là bến nước Gotama". Và cửa nào Thế Tôn đã đi ra khỏi, các vị ấy đặt tên là cửa thành Gotama. Và Thế Tôn đi đến sông Hằng, nước sông tràn đầy đến bờ, con quạ có thể uống được, một số người đi tìm thuyền, một số người đi tìm bè, một số người cột chiếc bè để đi qua sông. Rồi như người lực sĩ duỗi cánh tay đang co lại, hay co lại bàn tay đang duỗi ra, cũng vậy Thế Tôn biến mất từ bờ bên này sông Hằng và đứng qua bờ bên kia với chúng Tỷ-kheo. Thế Tôn thấy các người ấy, một số người đi tìm thuyền, một số người đi tìm bè, một số người cột lại chiếc bè để qua sông, sau khi hiểu biết ý nghĩa này, Thế Tôn ngay trong lúc ấy, nói lên bài kệ:
6. Sau khi làm cái cầu,
Họ vượt qua thác nước,
Họ vượt qua hồ nước,
Họ vượt qua đầm lầy,
Có người cột chiếc bè,
Bậc trí đã qua sông.
(VII) (Ud 90)

Như vầy tôi nghe: Một thời Thế Tôn đang đi giữa đường cùng với Tôn giả Nàgasamàla là Sa-môn tuỳ tùng. Tôn giả Nàgasamàla giữa đường thấy một con đường rẽ, thấy vậy bạch Thế Tôn:

- Bạch Thế Tôn, đây là con đường, chúng ta đi con đường này.

Khi được nói vậy, Thế Tôn nói với Tôn giả Nàgasamàla:

- Này Nàgasasmàla, đây là con đường. Chúng ta sẽ đi con đường này.

Lần thứ ba, Tôn giả Nàgasamàla bạch Thế Tôn:

- Bạch Thế Tôn, đây là con đường, chúng ta hãy đi con đường này.

Lần thứ ba, Thế Tôn nói:

- Này Nàgasamàla, đây là con đường. Chúng ta đi con đường này.

Rồi Tôn giả Nàgasamàla đặt xuống đất y và bát của Thế Tôn, bỏ đi và nói:

- Bạch Thế Tôn, đây là y bát của Thế Tôn.

Rồi Tôn giả Nàgassamàla đi theo con đường ấy, giữa đường bị các tên cướp xuất hiện đánh bằng tay hay chân, đập vỡ bình bát và xé rách thượng y của Tôn giả. Rồi Tôn giả Nàgasamàla với bình bát bị vỡ, với thương y bị xé rách đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Nàgasamàla bạch Thế Tôn:

- Ở đây, bạch Thế Tôn, con đi con đường ấy các tên cướp xuất hiện, đánh con bằng tay hay bằng chân, đập vỡ bình bát và xé rách thượng y.

Rồi Thế Tôn, sau khi hiểu biết ý nghĩa này, ngay trong lúc ấy, nói lên lời cảm hứng:

7. Cùng đi với kẻ ngu,
Kẻ trí phải chen vai,
Khi biết nó là ác,
Lập tức từ bỏ nó,
Như con bò bỏ nước,
Được nuôi ăn với sữa.
(VIII) (Ud 91)

Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Đông Viên, Lộc Mẫu giảng đường. Lúc bấy giờ, người cháu trai của Visàkhà mẹ của Migàra khả ái và dễ thương bị mệnh chung. Và Visàkhà mẹ của Migàra, với áo đẫm ướt, với tóc đẫm ướt, thật sáng sớm đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Visàkhà, mẹ của Migàra, đang ngồi một bên:

- Này Visàkhà, Bà từ đâu đến, với áo ướt đẫm, với tóc đẫm ướt, đi đến đây quá sớm như vậy?

- Bạch Thế Tôn, đứa cháu khả ái dễ thương của con đã mệnh chung. Cho nên con, với áo đẫm ướt, với tóc đẫm ướt, con đến đây sáng sớm như vậy.

- Này Visàkhà, Bà có muốn tất cả người ở Sàvatthi là con và là cháu của Bà không?

- Bạch Thế Tôn, con muốn tất cả người ở Sàvatthi là con và cháu của con.

- Nhưng này Visàkhà, có bao nhiêu người ở Sàvatthi mạng chung hàng ngày?

- Bạch Thế Tôn, có mười người ở Sàvatthi mạng chung hàng ngày, chín... tám... bảy.. sáu... năm... bốn... ba.. hai. Bạch Thế Tôn có một người ở Sàvatthi mạng chung hàng ngày. Bạch Thế Tôn, Sàvatthi không có thoát được số người bị chết!

- Bà nghĩ thế nào, này Visàkhà? Như vậy Bà có khi nào được khỏi vải bị ướt, hay tóc khỏi bị ướt không?

- Thưa không, bạch Thế Tôn! Thật là vừa đủ cho con, bạch Thế Tôn, số nhiều như vậy về con và về cháu!

- Này Visàkhà, những ai có một trăm người thân yêu, những người ấy có trăm sự đau khổ! Những ai có chín mươi người thân yêu, những người ấy có chín mươi sự đau khổ! Những ai có tám mươi người thân yêu, những người ấy có tám mươi sự đau khổ! Những ai có bảy mươi.. có sáu mươi... có năm mươi... có bốn mươi... có ba mươi.. có hai mươi... có mười.. có chín... có tám... có bảy..có sáu.. có năm... có bốn... có ba... có hai... có một người thân yêu, những người ấy có một sự đau khổ. Những ai không có người thân yêu, những người ấy không có sự đau khổ. Ta nói rằng họ là người không có sầu, không có tham đắm, không có ưu não.

8. Sầu, than và đau khổ,
Sai biệt có ở đời,
Duyên thân ái, chúng có,
Không thân ái, chúng không,
Do vậy, người an lạc,
Người không có sầu muộn,
Là những ai ở đời,
Không có người thân ái,
Do vậy ai tha thiết,
Được không sầu, không tham,
Chớ làm thân làm ái,
Với một ai ở đời.
(IX) (Ud 92)

Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế Tôn trú ở Vương Xá, tại Trúc Lâm, chỗ nuôi dưỡng các con sóc. Rồi Tôn giả Dabha Mallputta đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Dabha Mallaputta bạch Thế Tôn:

- Nay đã đến thời, con nhập Niết Bàn, bạch Thiện Thệ.

- Này Dabba, Thầy hãy làm những gì Thầy nghĩ là hợp thời!.

Rồi Tôn giả Dabha Mallaputta từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân phía hữu hướng về Ngài, bay lên hư không, ngồi kiết-già giữa hư không, nhập định hỏa giới, xuất khỏi định và nhập Niết-bàn. Khi Tôn giả Dabha Mallaputta bay lên hư không, ngồi kiết-già giữa hư không, nhập định hỏa giới, xuất khỏi định và nhập Niết Bàn, thân của Tôn giả được cháy sạch, đốt sạch, không còn có than hay có tro có thể thấy được. Ví như bơ hay dầu được cháy, được đốt, không còn có than hay có tro có thể thấy được. Cũng vậy, khi Tôn giả Dabha Mallaputta bay lên hư không, ngồi kiết già giữa hư không, nhập định hỏa giới, xuất khỏi định và nhập Niết-bàn, thân của Tôn giả được cháy sạch, đốt sạch, không còn có than hay có tro có thể thấy được.

Rồi Thế Tôn sau khi hiểu biết ý nghĩa này, ngay trong lúc ấy, nói lên lời cảm hứng:

9. Thân bị hoại, tưởng diệt,
Mọi thọ được nguội lạnh,
Các hành được lắng dịu,
Thức đạt được mục đích.
(X) (Ud 93)

Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, khu vườn ông Anàthapindika. Tại đây, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:

- Này các Tỷ-kheo.

- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Thế Tôn nói như sau:

- Này các Tỷ-kheo, Dabbha Mallaputta bay lên hư không, ngồi kiết-già giữa hư không, nhập định hỏa giới, xuất khỏi định và nhập Niết Bàn... hay có tro có thể thấy được. Ví như bơ hay dầu... hay có tro có thể thấy được... không còn có tro có thể thấy được.

Rồi Thế Tôn sau khi hiểu biết ý nghĩa này, ngay trong lúc ấy, nói lên lời cảm hứng:

10. Như tia lửa cháy sáng,
Phát từ búa sắt đập,
Dần dần được nguội lạnh,
Sanh thú không biết được,
Cũng vậy là những bậc
Đã chân chánh giải thoát,
Đã vượt qua thác nước,
Trói buộc bởi các dục,
Họ đạt được an lạc,
Không có bị dao động,
Họ không có sanh thú,
Để có thể chỉ bày.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant