Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Điền Email để nhận bài mới

Chương Iv: Karma Và Sự Tích Tập Công Đức

24 Tháng Sáu 201000:00(Xem: 3212)
Chương Iv: Karma Và Sự Tích Tập Công Đức

GIỚI LUẬT NHÌN THEO PHẬT GIÁO TÂY TẠNG
Thích Nhất Chân

CHƯƠNG IV
Karma và sự Tích Tập Công Đức

Chương vừa qua nói về hệ thống Mulasarvastivadin và các giới nguyện dưới các dạng hữu biểu và vô biểu. Nói chung, các giới nguyện có công đức đặc biệtcông năng tích tụ công đức này dựa trên tâm nguyện thọ giới của chúng ta. Giữa hai trường hợp không giết thôi và sau khi thọ giới rồi nên không giết, chẳng hạn, có sự khác biệt với nhau. Khi chúng ta chỉ đơn giản lìa bỏ hành động không sát thôi, thì nó sẽ không đưa tới quả báo của việc không sát. Chẳng hạn như một con chó vào lúc này không giết gì hết, thì con chó ấy không phạm vào giới không sát, nhưng nó cũng không thu hoạch được công đức không sát bởi vì nó không thọ giới ấy. Lý do ở đây là vì, trong hiện tại, nguyên nhân của giết không hiện diện nên con chó không giết bất cứ gì. Nhưng sau đó khi nguyên nhân của giết xuất hiện, con chó lúc ấy sẽ giết. Cũng vậy, nếu chúng ta không thọ giới không sát, thì dù chúng ta không sát, chúng ta cũng không có được công đức gì. Nhưng một khi chúng ta đã thọ giới rồi, thì khi chúng ta không giết, chúng ta sẽ có được công đức của không giết bởi vì chúng taý nguyện trong tâm mình là ngưng không làm chuyện sát nữa. Vì vậy, chúng ta có được công đức không sát do nơi ý nguyện mạnh mẽ của chúng ta là không sát. Sự khác nhau giữa một con chó và một con người đã thọ giới không giết rồi là ở chỗ con người sẽ tích tụ được công đức trong khi con chó thì không.

Chẳng hạn, nếu chúng ta thọ giới vào sáu giờ sáng, thì đúng bảy giờ chúng ta sẽ tích tụ công đức không giết được một tiếng đồng hồ, vào tám giờ sẽ được hai tiếng đồng hồ và cứ vậy. Khi chúng ta tụng mantra, chúng ta tích tập công đức với mỗi mantra chúng ta tụng. Thế nên một khi chúng ta đã thọ giới rồi, thì sau đó chúng ta tích tập được công đức của giới. Khi chúng ta thọ giới không sát, chúng ta ngưng giết không phải chỉ một người mà ngưng giết tất cả mọi hữu tìnhvì vậy nên sự tích tập công đức được tăng trưởng. Vì chúng taý nguyện thọ giới mạnh mẽ mà vốn không ngừng tăng trưởng, nên công đức tiếp tục tích luỹ ngay trong lúc chúng ta đang chơi, đang ăn hay đang ngủ. Nhưng nếu ý nguyện không giết của chúng ta vì sao đó mà bị phá vỡ, thì từ đó trở đi công đức sẽ ngừng tăng trưởng.

Làm thế nào mà chúng ta vẫn tăng trưởng công đức ngay trong khi đang ngủ ? Nếu một người chưa thọ giới không sát ngủ dậy, người ấy có thể phạm tội sát tùy thuộc vào các duyên có thuận hay không thuận để sát. Đàng khác, nếu một người đã thọ giới ngủ dậy, người ấy có cái ý nguyện mạnh mẽ không sát, thế nên người ấy sẽ ngưng không sát và tích lũy công đức được suốt giai đoạn đang ngủ. Như thế, nếu chúng ta giữ năm giới, là chúng ta đang tích tập công đức của năm giới này mỗi phút một. Nếu chúng ta giữ mười giới mỗi phút, chúng ta tích tập công đức của mười giới. Sau khi thọ giới, có thể chúng ta không thấy được công đức đang tăng trưởng trong mình ra sao, nhưng dù thế kể từ sát na thọ giới trở đi, công đức trì giới sẽ tăng trưởng. Vì lý do này, đức Phật nhấn mạnh vào giới luật.

Kết quả tối hậu của sự tích tập công đức này là giác ngộ. Từ Tạng ngữ nói Phật là sang gye. Âm sang có nghĩa là "thức dậy" khỏi giấc ngủ vô minh và gye có nghĩa là "mở ra" như một đóa hoa vậy. Nên sangye có nghĩa là thức dậy khỏi mọi thứ bất thiện, mọi vọng tưởng. Khi chúng ta nhổ bật gốc mọi bất thiện, thì các thiện pháp sẽ rộ nở. Mọi hữu tình đều có sẵn giác tính bên trong họ, nên họ có sẵn mọi công đức thiện pháp sẵn sàng để hé nở. Cũng như là bầu trời. Khi mặt trời bị mây che, chúng ta không thấy các tia sáng mặt trời đâu nữa. Cũng vậy, chúng ta có mọi công đức thiện pháp của bản giác bên trong mình nhưng chúng bị chướng ngại bởi các pháp lậu hoặcbất thiện. Cũng như khi mây tan đi, chúng ta thấy được ánh sáng mặt trời, nên khi các chướng ngại tan đi, các công đức Phật tính sẽ rộ nở. Thế nên tại sao điều quan trọng là phải tẩy sạch đi hết mọi lậu hoặc.

Bản chất của các lậu hoặc giống như nước muối. Nếu chúng ta uống nước muối, chúng ta càng thấy khát hơn và nó khiến chúng ta càng uống thêm nhiều nước muối nữa. Cũng vậy, nếu chúng ta mà làm các nghiệp lậu hoặc, nó sẽ khiến chúng ta cứ muốn làm đi làm lại như vậy hoài và theo đó lậu hoặc tăng trưởng. Các pandita và siddha Tây Tạng ví dụ việc này giống như một con heo chạy vào một khu vườn. Ngay khi con heo vào trong khu vườn, người ta phải lấy gậy đánh vào mõm nó để nó không trở vào trong vườn nữa. Nhưng nếu nó đã ở trong vườn rồi và đang bắt đầu ăn các rau cỏ, thì lúc ấy không dễ gì đuổi con heo ra khỏi vườn được nữa. Cũng vậy, chúng ta phải cố mà ngưng các pháp bất thiệnlậu hoặc lại khi chúng vừa thoạt khởi lên trong tâm của chúng ta ngay lần đầu, giống như chúng ta đánh vào mõm con heo ngay lần đầu khi nó vừa bước chân vào khu vườn.

Từ vô thủy chúng ta đã quen tạo tác với các lậu hoặc. Chúng ta không nên cố dừng các lậu hoặc này nhưng khi chúng ngay lần đầu khởi lên trong tâm, chúng ta không nên chạy theo chúng với thân và khẩu của mình. Nếu chúng ta không chạy theo các lậu hoặc này, thì dần dà tâm chúng ta sẽ lìa bỏ được các lậu hoặc ấy. Khi các lậu hoặc giảm sút, sự tu tập thiền định sẽ tự động tăng tiến. Và như thế, mọi lợi lạc sẽ thành tựu.

Theo một số các tâm lý gia Âu Mỹ, nếu chúng ta đè nén các tâm tưởng của mình thì tâm thức sẽ bị tổn hại và vì thế chúng ta nên làm liền bất cứ gì khởi lên trong tâm mình. Thí dụ như, khi chúng ta cảm thấy hung hăng, chúng ta nên xé nát một tờ giấy và không đợi cho cơn hung hăng ấy thành hình bên trong mình. Có lần có người bảo tôi rằng khi họ nổi giận, thì họ đấm vào gối cho đỡ tức. Có thể đúng vậy.

Có thể khi một ý tưởng khởi dậy, chúng ta chỉ nên đợi xem những gì xảy đến với ý tưởng đó. Nhưng đó không phải là cách thức để trì giới. Chẳng hạn, nếu một người để kẹo lên bàn rồi nói với con mình : "Đừng ăn kẹo này" con cái của người ấy sẽ cảm thấy rất thèm ăn kẹo ấy. Nhưng trong trường hợp của chúng ta, là giữ giới, thì lại hoàn toàn khác hẳn. Nó giống như có người đặt thuốc độc trên bàn rồi nói với mọi người : "Đừng ăn thuốc độc này, nếu ăn anh sẽ chết". Không ai có ý nguyện muốn ăn thuốc độc hết; mà đúng ra ý nguyện của họ là bỏ thuốc độc ấy đi và cố tìm cách để vất nó đi.

Đức Phật dạy rằng chúng ta phải ngưng làm các pháp bất thiện và các lậu hoặc bởi vì theo chúng sẽ gây khổ đau cho chúng ta. Đó là lý do tại sao chúng ta không làm các nghiệp bất thiện và còn tích tập các lợi ích trong khi đoạn trừ các nghiệp bất thiện ấy.

Không hề phải rằng không thọ giớichúng ta không thể đạt đến các tri kiến tăng thượng. Thực ra, trong truyền thống Kagyu, Tilopa, Naropa, Gampopa và Milarepa đều không có thọ giới, nhưng nhờ sự tinh cầntrí huệ của các ngài, các ngài đã có thể làm chủ các lậu hoặc của mình và như thế là cũng đạt đến cùng một mục tiêu như thọ giới. Tilopa, Naropa, Marpa, và Milarepa là những bậc thầy toàn hảo nhất và là những bậc nắm giữ sự truyền thừa trong truyền thống chúng ta và đã có thể đạt đến Phật quả ngay trong một đời sống này.

Hỏi : Rinpoche, tích tụ công đức nghĩa là thế nào ?

Rinpoche : Tích tụ công đức là karma của các nghiệp thân, khẩu, ý. Nghiệp có hai mặt : thiện và bất thiện. Nên thiện gồm bất cứ karma thiện nào được tích tụ qua các nghiệp thiện thuộc thân, khẩu, ý. Ngược lại, karma bất thiện là bất cứ karma nào được tích tụ qua các nghiệp bất thiện thuộc thân, khẩu, ý.

Hỏi : Chiếu theo các trường hợp thuộc về karma mà nói, thì bằng cách trì giớichúng ta không tạo thêm karma nào nữa, hay là chúng ta đang sửa lại cả các karma cũ luôn ?

Rinpoche : Chiếu theo việc giữ giới mà nói, thì khi các bất thiện karma được xả bỏ, các karma tốt được tăng trưởng và kết quả là thiện. Karma giống như việc làm. Cuôc sống phàm của chúng ta dựa trên công việc mà chúng ta làm. Nếu chúng taviệc làm tốt thì chúng ta có thể có một cuộc sống tốt không ít thì nhiều, nếu chúng ta không có một việc làm tốt thì chúng tathể không có được cuộc sống tốt như vậy. Thế nên bằng cách tu tập các karma thiện qua thân, khẩu, ý của chúng ta, chúng tathể đạt đến Phật quả.

Hỏi : Theo như tôi hiểu thì cắt ngang chuỗi xích karma sẽ đưa chúng ta đến quả vị Phật, chứ không phải là tích tập karma thiện hay ác, bởi chúng ta vẫn cứ ở trong samsara, khi chỉ tích tập karma thiện hay ác.

Rinpoche : Đây là một thí dụ đã xưa lắm rồi để nói cho vấn đề này. Cách đây đã lâu, để có được lửa, người ta phải chà hai khúc cây vào nhau thật là mạnh mẽ và khi lửa bắt lên nó đốt cháy luôn cả hai khúc cây. Vào lúc tích tập karma tốt, karma xấu bị lìa bỏ và karma tốt được phát triển. Từ từ mọi lậu hoặc được chế phục. Qua tiến trình ấy, mọi pháp bất thiện dần dà bị đoạn trừ và karma tự động dừng lại. Suốt thời gian tu tập, chúng ta cố gắng thành tựu các karma tốt và bỏ đi các karma xấu. Nó giống như hai khúc củi chà xát vào nhau. Dần dà chúng ta có thể đoạn trừ hết mọi bất thiện pháp và karma tự nó dừng đứng lại.

Hỏi : Ngài có thể nói đôi chút về sự chín mùi của karma và làm thế nào để người tu tập thể nghiệm được điều ấy.

Rinpoche : Tổng quát mà nói, giải thích về sự chín mùi của karma rất chủ quan và khó hiểu lắm. Ý nghĩa này chỉ bằng trí huệ mới có thể tỏ rõ được. Nhưng nếu chúng ta ra sức quán sát chúng bằng các tỉ dụ, thì nó lại hoàn toàn dễ hiểu. Ví như, tôi sinh ở Tây Tạng và nếu tôi nghĩ rằng, "Tại sao mình lại sinh ở Tây tạng và tại sao mình không sinh ở Mỹ ?" Tôi không thể nghĩ gì về điều ấy được. Sự thể giản dị chỉ là vì do karma đời trước của tôi nên tôi phải sinh vào Tây Tạng. Tôi có thể nghĩ rằng sao mình lại sinh vào năm 1931 và sao mình không chết trước năm 1955 để tôi khỏi phải chịu đựng sự đau khổ trước cuộc xâm chiếm của Trung Hoa. Tôi cũng chỉ có một câu trả lời : mọi thứ xảy ra chỉ là do nơi karma quá khứ của tôi thôi. Nếu tôi muốn đi Mỹ tôi cần có visa. Nhưng nếu anh phân vân sao mình lại sinh ở Mỹ kìa, và ai cho mình visa ? Karma của anh cho anh visa đó.

Hỏi : Nó có vẻ như là chính cá nhântrách nhiệm thành lập karma của riêng mình. Nhưng tôi thắc mắc về sự tự do quyết định. Karmapa hình như là người biết rõ về ba đời và Padmasambhava đã đoán trước về những gì xảy ra trong tương lai. Làm sao ngài tiên đoán được tương lai nếu karma vốn dựa trên tự do ?

Rinpoche : Ta không nên hiểu lẽ "thấu thị" này theo nghĩa thông thường. Ví như một người có thể tiên đoán rằng trong tương lai sẽ có một người đến đây xây một nhà máy để làm ăn. Ngay lúc tiên đoán, ông ta không hề biết người kia có đến đây trong tương lai hay không, người kia có ý xây dựng nhà máy hay không. Cũng vậy, ở Tây Tạng, các lời tiên tri đoán rằng, trong tương lai, một người nào đó sẽ đến và sẽ chịu các đau khổ nào đó. Đó là karma của anh ta mà anh ta phải chịu, nhưng điều ấy có thể được tiên đoán.

Hỏi : Nhưng không phải rằng như vậy là mâu thuẫn với lẽ tự do, năng lực tự do quyết định, quyết định hướng nào mình sẽ đi ?

Rinpoche : Điều ấy không mâu thuẫn với việc quyết định cho chính mình bới vì khi lời tiên đoán rằng sẽ có người làm như thế như thế trong tương lai, cái tự do quyết định đâu có bị tước mất đâu. Ngược lại, những gì được nói đó chỉ là có người sẽ làm điều đó trong tương lai.

Hỏi : Karma đôi khi có vẻ như luôn luôn từ quá khứ đến. Nhưng nó có thể đến từ một hình ảnh về một tương lai mơ ước không. Ví như nếu tôi thấy một hình ảnh xây dựng Gampo Abbey, thế nên nó là một phần của karma của tôi và một phần trong năng lực của tôi là phải làm sao để thành tựu hình ảnh ấy. Tôi cố gắng giải quyết karma và tự do trong tâm tôi. Những gì hiện dang diễn ra cho bất cứ ai trong chúng ta chỉ là kết quả của quá khứ. Có thể nó là kết quả của một hình ảnh trong tương lai. Ngài nói rằng Padmasambhava có tiên đoán. Có thể là sự tiên đoán ấy là hình ảnh một tương lai đáng mơ ước của ngài và ngài thấy rất có thể nó đúng là vậy, thế nên ngài nói lên lời tiên đoán ấy.

Rinpoche : Khi Padmasambhava đến Tây Tạng vào thế kỷ thứ tám, ngài tiên đoán rằng trong tương lai chim sắt sẽ bay về hướng tây và rằng dharma sẽ hưng thịnh ở xứ ấy. Vào lúc ấy không có phi cơ, không có chim sắt, nhưng giờ thì chúng ta có các thứ ấy. Vì vậy dường như khôngmâu thuẫn gì về việc tiên đoán chuyện tương lai ngay dù chuyện ấy không hề có trong thời gian hiện tại.

Hỏi : Rinpoche nhấn mạnh sự quan trọng của việc thọ giới nguyện làm các điều thiện để có được một sự tích tập công đức hữu hiệu. Tôi thấy dường như là có hai phương diện khi nói không sát : chứng thực rằng không cần gì phải nổi giận và cả biết rõ là, sao để đối lại một cách từ bi trong hoàn cảnh ấy.

Rinpoche : Giả như nếu chúng ta nguyện không giết, chúng ta có cái ý nguyện không giết mạnh mẽ ấy thì nếu các tâm tưởng giết khởi lên trong tâm và các thân nghiệp không đi theo với tâm giết. Thì từ từ chúng ta sẽ quen dần với tâm không giết, và như thế các lậu hoặc của tâm sẽ từ từ được thanh tịnh. Thân và khẩu hỗ trợ cho tâm. Nếu các thân nghiệp luôn nghe theo tâm, thì tâm sẽ trở nên càng dần càng mạnh hơn. Nhưng nếu các nghiệp thân khẩu ngưng lại, thì tâm sẽ không còn được hỗ trợ bởi thân khẩu nữa và tâm sẽ trở nên yếu dần đi.

Hỏi : Hình như sẽ có lúc mình phải làm một hành động vụng tính như khi có kẻ thù định hủy diệt dharma hay làm hại bậc guru. Làm sao ngài có thể làm thế mà không phạm vào tâm nguyện bodhisattva và giới của ngài ?

Rinpoche : Có các khác biệt chút đỉnh về tâm nguyện trong ba cấp bực giới. Chúng ta hãy hành động theo mức độ thích đáng nhất, mức độ mà mình có thể thấy là hợp lý nhất. Ba mức độ giới này liên hệ với nhau. Chẳng hạn ở mức độ pratimoksa, tức mức độ hinayana, người ta cho rằng mình phải "chế phục" các lậu hoặc. Theo Tạng ngữ chữ "chế phục" này có nghĩa là mình không nên đoạn trừ hoàn toàn các lậu hoặc đúng nghĩa là mà mình nên "chấn lên trên đầu chúng" để chúng không thể đứng lên được. Làm vậy sẽ trợ giúp cho thiền định về các mức độ mahayana và vajrayana.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant