- Lời Của Dịch Giả
- Chương 01: Quán Nhân Duyên
- Chương 02: Quán Khứ Lai
- Chương 03: Quán Lục Tình
- Chương 04: Quán Ngũ Ấm
- Chương 05: Quán Lục Chủng
- Chương 06: Quán Pháp Nhiễm Người Nhiễm
- Chương 07: Quán Ba Tướng
- Chương 08: Quán Tác, Tác Giả
- Chương 09: Quán Bổn Trụ
- Chương 10: Quán Nhiên, Khả Nhiên
- Chương 11: Quán Bổn Tế
- Chương 12: Quán Khổ
- Chương 13: Quán Hành
- Chương 14: Quán Hiệp
- Chương 15: Quán Hữu Vô
- Chương 16: Quán Phược Giải
- Chương 17: Quán Nghiệp
- Chương 18: Quán Pháp
- Chương 19: Quán Thời
- Chương 20: Quán Nhơn Quả
- Chương 21: Quán Thành, Họai
- Chương 22: Quán Như Lai
- Chương 23: Quán Điên Đảo
- Chương 24: Quán Tứ Đế
- Chương 25: Quán Niết-bàn
- Chương 26: Quán Thập Nhị Nhơn Duyên
- Chương 27: Quán Tà Kiến
LONG THỌ BỒ
TÁT Nāgārjuna
TRUNG LUẬN Mādhyamaka-Sāstra
Hán dịch: Tam tạng Pháp sư CƯU-MA-LA-THẬP Kumārajīva
Việt dịch THÍCH NỮ CHÂN HIỀN
Nhà Xuất Bản Tôn Giáo -
CHƯƠNG XI: QUÁN BỔN TẾ
Hỏi: Trong kinh “Vô bổn tế” có nói: “Chúng sanh qua lại sanh tử, nhưng không thể tìm thấy bổn tế.” Trong ấy kinh nói có chúng sanh, có sanh tử, vì nhơn duyên gì mà nói lời ấy?
Đáp:
136)Đức Đại Thánh dạy rằng:
Bổn tế không thể có,
Sanh tử không có đầu,
Cũng lại chẳng có cuối. [1]
Thánh nhân có ba hạng: 1) Ngoại đạo chứng ngũ thần thông. 2) A-la- hán, Bích-chi Phật. 3) Đại bồ tát được thần thông. Đức Phật đối trong ba hạng ấy là hơn hết, nên nói là Đại Thánh. Những lời Phật dạy không điều nào là không chân thật. Nói “Sanh tử không có khởi đầu” là vì sao? Tìm trước và sau của sanh tử không thể được, thế nên không có đầu. Ông nói trước và sau không có, thì lẽ ra có khoảng giữa. Cũng không đúng. Tại sao?
137)Nếu không có đầu cuối,
Làm gì có trung gian.
Thế nên ở trong đây,
Không vừa trước vừa sau.[1] [2]
Nhơn giữa và sau nên có đầu, nhơn đầu và giữa nên có sau. Nếu không đầu, không sau; làm thế nào có giữa? Trong sanh tử, không có đầu, giữa và sau. Thế nên nói trước sau cùng lúc là không thể được.
138)Giả sử trước có sanh,
Rồi sau có lão tử.
Không lão tử có sanh,
Không sanh có lão tử.[2] [3]
139)Nếu trước có lão tử,
Rồi sau mới có sanh.
Thế là không có nhân;
Không sanh, có lão tử. [4]
Chúng sanh sanh tử; nếu trước sanh ra, dần dần già yếu, rồi sau mới chết. Như thế sự sanh mà không có sự già chết. Theo lẽ sanh phải có già chết, già chết phải có sanh; không già chết mà có sanh là không đúng. Lại nữa, nhân sanh mà có già chết. Nếu già chết có trước, sanh có sau; thì già chết không có nhơn, vì sanh ở sau già chết. Lại, không sanh làm thế nào có già chết? Nếu nói, sanh, già và chết không thể trước sau, nhưng đồng thời tựu thành, thì cũng có lỗi, vì sao?
140)Sanh đối với già chết,
Không thể cùng một lúc.
Vì khi sanh là chết,
Thì cả hai không nhân. [5]
Nếu sanh, già và chết đồng thời thì không đúng. Tại sao? Vì khi sanh tức là có chết. Theo lẽ khi sanh là hiện hữu, lúc chết là không còn. Nếu khi sanh có chết, điều ấy không đúng. Nếu đồng thời sanh thì không hỗ tương quan hệ. Như cặp sừng con trâu cùng lúc xuất hiện, cho nên không hỗ tương quan hệ.
Thế nên:
142)Giả sử trước sau chung,
Ấy đều là không đúng.
Tại sao mà hí luận,
Nói có sanh, già, chết. [6]
Vì suy nghĩ cả ba trường hợp sanh, lão, tử đều có lỗi; cho nên không sanh, rốt ráo không. Nhưng nay vì sao đắm chấp hí luận, nói quyết định có sanh, lão, tử ?
Lại nữa:
142)Những gì thuộc nhơn quả,
Pháp năng tướng, sở tướng,
Thọ, thọ giả vân vân,
Kể tất cả các pháp. [7]
143)Chẳng những chỉ sanh tử,
Bổn tế không thể được.
Như thế tất cả pháp,
Thảy đều không bổn tế. [8]
Tất cả pháp là
nhân quả, năng tướng sở tướng, thọ và thọ giả v.v… đều không bổn tế, chứ không
phải chỉ nói sanh tử không có bổn tế. Bởi vì khai thị tóm tắt, nên chỉ nói sanh
tử không bổn tế.
--------------------------------------------------------------------------------
[1] Bản tế là chỉ tánh nguyên thỉ, chân như thật thể bản tánh bất diệt. Các pháp nhân duyên sanh, chúng sanh xưa nay sanh tử, sanh tử triền miên, khoảng đầu không cuối…. Cho nên không thể nói rằng trước do có cái bản tế. Thỉ (đầu) không có, chung (cuối) Không có, thì trung gian cũng không. Không thể nói rằng, giữa cái thỉ và cái chung gọi đó là trung.
[2] Chấp sanh có trước rồi sau có lão tử, hay lão tử có trước rồi sau có sanh, hoặc sanh lão tử đồng thời có đều là vọng chấp. Vì sanh tử không có thể tánh, lấy bản tế làm thể, mà bổn tế, vô thỉ, vô chung, do đó, không thể nói, cái này có trước cái kia có sau… Do vì bất giác vọng động mà có sanh tử vọng tưởng…