- Lời Của Dịch Giả
- Chương 01: Quán Nhân Duyên
- Chương 02: Quán Khứ Lai
- Chương 03: Quán Lục Tình
- Chương 04: Quán Ngũ Ấm
- Chương 05: Quán Lục Chủng
- Chương 06: Quán Pháp Nhiễm Người Nhiễm
- Chương 07: Quán Ba Tướng
- Chương 08: Quán Tác, Tác Giả
- Chương 09: Quán Bổn Trụ
- Chương 10: Quán Nhiên, Khả Nhiên
- Chương 11: Quán Bổn Tế
- Chương 12: Quán Khổ
- Chương 13: Quán Hành
- Chương 14: Quán Hiệp
- Chương 15: Quán Hữu Vô
- Chương 16: Quán Phược Giải
- Chương 17: Quán Nghiệp
- Chương 18: Quán Pháp
- Chương 19: Quán Thời
- Chương 20: Quán Nhơn Quả
- Chương 21: Quán Thành, Họai
- Chương 22: Quán Như Lai
- Chương 23: Quán Điên Đảo
- Chương 24: Quán Tứ Đế
- Chương 25: Quán Niết-bàn
- Chương 26: Quán Thập Nhị Nhơn Duyên
- Chương 27: Quán Tà Kiến
LONG THỌ BỒ
TÁT Nāgārjuna
TRUNG LUẬN Mādhyamaka-Sāstra
Hán dịch: Tam tạng Pháp sư CƯU-MA-LA-THẬP Kumārajīva
Việt dịch THÍCH NỮ CHÂN HIỀN
Nhà Xuất Bản Tôn Giáo -
CHƯƠNG XIX: QUÁN THỜI
Hỏi: Nên có thời gian, vì nhơn đối đãi nhau mà tựu thành. Nhơn có thời quá khứ thì có thời vị lai và hiện tại. Nhơn thời hiện tại có thời quá khứ vị lai. Nhơn có thời vị lai nên có thời quá khứ, hiện tại. Các pháp thượng, trung, hạ, đồng nhất, dị biệt v.v… cũng do bởi tương đãi mà tựu thành.
Đáp:
Nếu nhơn thời quá khứ,
Có vị lai, hiện tại.
Vị lai và hiện tại,
Phải thuộc thời quá khứ.[1] [1]
Nếu nhơn thời quá khứ có vị lai và hiện tại thì trong thời quá khứ phải có vị lai và hiện tại. Vì sao? Pháp thành tựu do bắt nguồn từ đâu thì ở đó phải có pháp đó. Như nhơn ngọn đèn, thành có ánh sáng, tùy chỗ nào có đèn thì có ánh sáng chỗ đó. Như thế, nhơn thời quá khứ mà thành thời vị lai, hiện tại; thì trong thời quá khứ nên có hiện tại, vị lai. Nếu trong thời quá khứ, có thời vị lai, hiện tại; thì ba thời đều gọi là thời quá khứ. Tại sao? Vì thời vị lai, hiện tại ở trong thời quá khứ. Nếu tất cả thời đều quá khứ thì không có thời vị lai và hiện tại, vì đều là quá khứ. Nếu không có hai thời vị lai, hiện tại thì cũng nên không có thời quá khứ. Tại sao? Vì nhơn hai thời vị lai hiện tại nên gọi thời quá khứ. Cũng như nhơn thời quá khứ mà thành thời vị lai và hiện tại; cũng như thế phải nhơn thời vị lai, hiện tại mà thành thời quá khứ. Nay không có thời vị lại, hiện tại nên thời quá khứ cũng phải là không có. Thế nên, ở trên nói nhơn thời quá khứ thành thời vị lai, hiện tại; điều ấy không đúng. Nếu trong thời quá khứ không có hai thời vị lai, hiện tại mà nhơn thời quá khứ thành thời vị lai, hiện tại cũng không đúng. Vì sao?
Nếu trong thời quá khứ,
Không vị lai hiện tại.
Thời vị lai hiện tại,
Làm sao nhơn quá khứ? [2]
Nếu thời vị lai, hiện tại không ở trong thời quá khứ, làm thế nào nhơn thời quá khứ mà thành thời vị lai, hiện tại? Vì sao? Nếu ba thời đều có tướng dị biệt, không thể tương đãi mà thành. Như chiếc bình, chiếc áo v.v… muôn vật, mỗi cái tự riêng thành không nhơn đối đãi. Nhưng nay không nhơn thời quá khứ thì thời vị lai và hiện tại không thành; không nhơn thời hiện tại, thời quá khứ, vị lai cũng không thành; không nhơn thời vị lai, thời quá khứ, hiện tại cũng không thành. Trước ông nói, trong thời quá khứ, tuy không thời vị lai, hiện tại mà nhơn thời quá khứ được thành thời vị lai, hiện tại điều ấy không đúng.
Hỏi: Nếu không nhơn thời quá khứ, thành thời vị lai và hiện tại, có lỗi gì?
Đáp:
Không nhơn thời quá khứ,
Thì không thời vị lai.
Cũng không thời hiện tại,
Thế nên không hai thời. [3]
Không nhơn thời quá khứ, chẳng tựu thành hai thời vị lai, hiện tại. Vì sao? Nếu không nhơn thời quá khứ để có thời hiện tại, thì căn cứ chỗ nào mà có thời hiện tại? Vị lai cũng thế, ở chỗ nào có thời vị lai? Thế nên không nhơn thời quá khứ thì không có hai thời vị lai, hiện tại. Như thế, do đối đãi mà có, sự thật không có thời gian.
Vì do nghĩa như thế,
Thì biết hai thời khác;
Thượng, trung, hạ, nhất, dị…
Các pháp ấy đều không. [4]
Vì ý nghĩa như thế, nên biết; ngoài ra, vị lai, hiện tại, cũng nên không; và: Trên, giữa, dứới, một, khác v.v.. các pháp cũng đều không thật. Như nhơn trên có giữa, dưới; lìa trên không có giữa và dưới. Nếu lìa trên có giữa và dưới thì không nên làm nhơn đối đãi nhau. Nhơn một nên có khác, nhơn khác nên có một. Nếu một thật có, không nên nhơn khác mà có; nếu khác thật có, không nên nhơn một mà có. Các pháp như vậy cũng nên như thế mà phá.
Hỏi: Như có những sự sai biệt của năm, tháng, ngày, khoảnh khắc , nên biết có thời gian.
Đáp:
Thời gian dừng không thể,
Thời gian đi cũng không.
Thời nếu không thế được,
Làm sao nói tướng thời. [5]
Nhơn vật nên có thời,
Ngoài vật đâu có thời.
Vật còn không thể có,
Huống là có thời gian. [6]
Thời gian nếu
không dừng lại, thì không thể nắm bắt được nó. Thời gian dừng lại cũng không.
Nếu thời gian không thể có, làm thế nào nói tướng thời gian? Nếu không thời
gian thì không có thời gian. Nhơn sự vật phát sanh nên quyết chắc có thời gian,
nếu lìa sự vật không có thời gian. Từ trước đến nay dùng mọi cách phá hủy các
pháp không thực, làm gì có thời gian.
--------------------------------------------------------------------------------
[1] ý nghĩa chương thời gian không khác gì với chương khứ lai. Thời gian có quá khứ hiện tại và vị lai. Quá khứ đã qua vị lai chưa đến, hiện tại liên lỉ không an trụ, cho nên tất cả đều không thật có. Có thời gian hay không chỉ là do tâm thức phân biệt của con người qua sự vật biến đổi….