Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Điền Email để nhận bài mới

Chương 21: Quán Thành, Họai

03 Tháng Bảy 201000:00(Xem: 4128)
Chương 21: Quán Thành, Họai

LONG THỌ BỒ TÁT Nāgārjuna
TRUNG LUẬN Mādhyamaka-Sāstra

Hán dịch: Tam tạng Pháp sư CƯU-MA-LA-THẬP Kumārajīva
Việt dịch THÍCH NỮ CHÂN HIỀN
Nhà Xuất Bản Tôn Giáo - Hà Nội PL. 2546 - DL. 2003

CHƯƠNG XXI: QUÁN THÀNH, HOẠI[1]

Hỏi: Tất cả sự kiện thế gian, chính có hiện tướng hoại diệt, thế nên có hoại.

Đáp:

Lìa thành và cọng thành,

Trong ấy không có hoại.[2]

Lìa hoại và cọng hoại,

Trong đó cũng không thành.[3] [1] 

Hoặc có thành hay không có thành, vẫn không hoại. Hoặc có hoại hay không hoại, đều không có thành. Vì sao?

Nếu lìa thành ấy ra,

Làm thế nào có hoại?

Như lìa sanh có tử,

Điều ấy tất không đúng. [2] 

Thành, hoại cùng có chung, 

làm sao có thành hoại?

Như thế gian sanh tử,

Đồng thời thì không đúng. [3] 

Nếu lìa hoại ấy ra,

Làm thế nào có thành?

Không bao giờ vô thường,

Không ở nơi các pháp. [4] 

Nếu lìa thành, hoại không có thể có. Vì sao? Nếu lìa thành mà có hoại thì không nhân nơi thành mà có hoại, hoại ấy tất không nhân. Lại nữa, không có pháp thành mà có thể hoại. Thành, là các duyên phối hiệp. Hoại, là chúng duyên ly tán. Nếu lìa thành mà có hoại; không có tựu thành, cái gì hoại diệt? Như không có cái bình, chẳng được nói chiếc bình hủy hoại. Thế nên là thành không có hoại. Nếu nói cùng với thành mà có hoại, cũng không đúng. Vì sao? Sự vật trước tựu thành riêng sau mới có hiệp. Pháp hiệp không thể khôngtính cách dị biệt. Nếu hoại mà không có tính cách dị biệt thì hoại ấy không nhân. Thế nên, cùng với thành cũng không hoại. Nói rằng lìa hoại hay cùng với hoại không có thành, nghĩa là nếu lìa hoại có thành tất thành đó thường; thường là tướng không hoại diệt. Nhưng sự thật chẳng thấy có pháp thường hằng tướng hoại diệt, thế nên lìa hoại không có thành. Nếu nói rằng cùng với hoại mà có thành cũng không đúng. Vì sao? Thành và hoại nó trái nhau, làm thế nào trong một lúc có cả thành và hoại. Như người không thể cùng một lúc vừa có tóc vừa không tóc; thành hoại cũng vậy. Thế nên, cùng với hoại mà có thành, điều ấy không đúng. Vì sao? Nếu bảo phân biệt pháp, nói trong thành thường có hoại, điều ấy không đúng. Vì sao? Nếu trong thành thường có hoại thì không thể có pháp đình trú. Nhưng thật có pháp trú. Thế nên lìa hoại hay cùng hoại không thể có thành.

Lại nữa:

Thành hoại chung, không thành;

lìa cũng không có thành.

Hai cái đều không thể,

Làm thế nào có thành? [5] 

Nếu thành hoại chung, không có thành. Lìa cũng chẳng có thành. Nếu chung thành thì hai pháp trái nhau, làm thế nào đồng thời có? Nếu lìa thì không có nhơn, cả hai đều không tựu thành, làm sao sẽ có thành? Nếu có thì hãy nói thử.

Hỏi: Hiện có pháp có tướng tận diệt. Pháp vốn là tướng diệt tận ấy. Nói là tận cũng nói là bất tận. Như thế, tất có thành hoại.

Đáp: 

Tận thì không có thành;

Không tận cũng chẳng thành.

Tận thì không có hoại;

Không tận cũng chẳng hoại. [6] 

Các pháp trong ngày đêm mỗi niệm mỗi niệm thường diệt tận quá khứ; như dòng nước chảy mãi không ngừng nên gọi là tận diệt. Cái ấy không thể chấp thủ, không thể nói. Như bóng ngựa đồng[4] không thể tìm thấy tánh quyết định. Cũng thế, diệt tận không có tánh quyết định để có thể nắm được; làm thế nào có thể phán biệt mà nói thành? Thế nên, nói tận cũng không thành. Vì thành không, nên cũng chẳng có hoại. Thế nên nói tận cũng không có hoại. Lại, niệm niệm sanh diệt tương tục không dứt, nên gọi bất tận. Như thế pháp quyết định thường trụ không đọan; làm sao phân biệt được rằng hiện nay là thành? Thế nên nói không có diệt tận cũng không thành. Vì thành không, nên không hoại. Thế nên nói bất tận cũng không hoại. Như thế, tìm xét kỹ sự thật không thể được, nên không thành không hoại.

Hỏi: Hãy gác lại việc thành hoại đi, chỉ cho hiện nay có pháp có, có lỗi gì?

Đáp: 

Nếu lìa thành hoại ra,

Thì không có pháp có.

Nếu lìa các pháp ra,

Cũng không có thành hoại.[5] [7] 

Lìa thành và hoại, không có pháp. Nghĩa là nếu pháp không có thành, hoại; pháp ấy phải hoặc là không, hoặc là thường. Nhưng thế gian này không có pháp nào thường. Ông nói lìa thành hoại có pháp, điều ấy không đúng.

Hỏi: Nếu lìa pháp chỉ có thành hoại, có lỗi gì?

Đáp: Lìa pháp, có thành hoại cũng không đúng. Vì sao? Nếu lìa pháp, cái gì thành, cái nào hoại? Thế nên, lìa pháp có thành, hoại, điều ấy không đúng.

Lại nữa:

Nếu pháp tánh là không,

cái gì có thành, hoại.

Pháp tánh nếu bất không,

Cũng chẳng có thành hoại. [8] 

Nếu pháp tánh là không; không, thì nào có thành hoại. Nếu các pháp tánh bất không; bất không tức là quyết định có, cũng không thể có thành hoại.

Lại nữa:

Thành hoại nếu nhất thể,

Điều ấy thì không đúng.

Thành hoại nếu dị thể,

Điều ấy cũng không đúng. [9] 

Tìm xét kỹ thành, hoại là một không thể được. Tại sao? Bởi tướng khác, vì nhiều khía cạnh phân biệt. Lại thành và hoại là khác, cũng không thể. Tại sao? Vì không có riêng khác, và cũng không có nhân.

Lại nữa:

Nếu nói cho mắt thấy,

Có những pháp sanh diệt.

Thì đó do vọng si,

Nên thấy có sanh diệt. [10] 

Nếu nói do mắt nhìn thấy có sanh diệt, vì sao dùng ngôn ngữ để phá? Điều ấy không đúng. Tại sao? Mắt thấy sanh diệt là vì kẻ ngu si điên đảo. Thấy các pháp tánh không, không có quyết định, như huyễn như mộng. Chỉ những kẻ phàm phu bởi nhơn duyên điên đảo đời trước mà có được con mắt này; vì đời này do nhơn duyên nhớ nghĩ phân biệt, nói mắt thấy sanh diệt. Trong đệ nhất nghĩa thật khôngsanh diệt; điều ấy đã nói rộng trong chương phá tướng[6].

Lại nữa:

Từ pháp không sanh pháp[7],

Cũng không sanh phi pháp.

Từ phi pháp không sanh,

Pháp và cả phi pháp. [11]

Từ pháp không sanh pháp là, hoặc “đến” (đến: từ cái này sanh cái kia); hoặc “mất” (hoại mất cái này thành cái kia) cả hai đều không đúng.

Từ pháp sanh pháp là, hoặc đến, hoặc mất đều là vô nhân. Vô nhân thì rơi vào thường kiến, đoạn kiến. Nếu đã đến, từ pháp sanh pháp; pháp ấy đã đến mà gọi là sanh, tức là thường. Lại, sanh rồi sanh nữa và cũng là vô nhân mà phát sanh; điều ấy không đúng. Nếu do mắt mà từ pháp sanh pháp tức là mất nhân, sanh ấy vô nhân. Thế là từ cái đã mất cũng không sanh pháp.

Từ pháp không sanh phi pháp; phi pháp[8] là không có gì cả. Pháp là có, làm thế nào từ tướng có phát sanh tướng không? Thế nên, từ pháp không sanh phi pháp.

Từ phi pháp không sanh pháp; phi pháp là không. Không làm thế nào sanh có? Nếu từ không phát hiện có, tức là vô nhân. Không nhân có lỗi rất lớn. Thế nên, không từ phi pháp sanh pháp.

Không từ phi pháp sanh phi pháp; phi pháp gọi là không, làm thế nào từ không có mà sanh không? Như sừng con thỏ không sanh lông rùa. Thế nên không từ phi pháp sanh phi pháp.

Hỏi: Pháp và phi pháp, được phân biết dưới nhiều hình thức nên không sanh. Nhưng theo lẽ, pháp sanh pháp.

Đáp:

Pháp không từ tự sanh,

Cũng không từ tha sanh.

Không từ tự, tha sanh,

Làm thế nào có sanh. [12] 

Sự vật lúc chưa phát sanh là không có gì cả. Vả lại, tự nó không sanh nó. Thế nên pháp không tự sanh. Nếu pháp chưa sanh thì cũng không có cái khác. Vì cái khác không có, chẳng được nói từ cái khác sanh. Lại, chưa sanh thì không có tự. Không tự đâu có tha? Cộng[9] cũng không sanh. Nếu trong cả ba trường hợp đều không sanh; làm thế nào có từ pháp sanh pháp?

Lại nữa:

Nếu có pháp chấp nhận[10],

Tức rơi vào đoạn thường.

Phải biết pháp chấp nhận,

Hoặc thường hoặc vô thường. [13] 

Pháp chấp nhận, nghĩa là phân biệt thiện, bất thiện, thường, vô thường v.v.. Người ấy, tất rơi vào hoặc thường kiến hay đoạn kiến. Tại sao? Pháp được chấp nhận có hai thứ, hoặc thường hoặc vô thường. Cả hai đều không đúng. Vì sao? Nếu thường tức rơi bên thường kiến, nếu vô thường là rơi bên đoạn kiến.

Hỏi: 

Những gì được chấp nhận,

Không rơi vào đoạn thường.

nhân quả tương tục,

Không đoạn cũng không thường. [14] 

Có người tuy tín thọ phân biệt nói các pháp, nhưng không rơi vào đoạn thường. Như kinh nói, năm ấmvô thường, khổ, không, vô ngã mà không đoạn diệt. Tuy nói tội phúc vô lượng kiếp số không mất, nhưng không phải thường kiến. Tại sao? Vì pháp ấy, do nhân quả, thường sanh diệt tương tục, qua lại không chấm dứt. Bởi sanh diệt nên không thường. Vì tương tục nên không đoạn.

Đáp: 

Nếu nhân quả sanh diệt,

Tương tục mà không đoạn.

Diệt rồi không sanh nữa,

Nên nhơn tức đoạn diệt. [15] 

Nếu ông nói các pháp do nhơn quả tương tục nên không đoạn, không thường. Nếu pháp diệt rồi, không có sanh nữa; thế thì nhân đoạn. Nếu nhân đoạn làm thế nào có tương tục; vì đã diệt rồi không sanh vậy.

Lại nữa:

Pháp trú ở tự tánh,

Không nên có hữu vô.

Niết-bàn diệt tương tục,

Thì rơi vào đoạn diệt. [16] 

Pháp, nếu quyết định trong tướng có, lúc bấy giờ chẳng có tướng không. Như chiếc bình quyết định ở trong tướng bình, lúc ấy không có tướng hoại diệt. Tùy khi có bình không có tướng hoại diệt, lúc ấy không bình cũng chẳng có hoại tướng. Vì sao? Nếu không bình tất không có tướng để hoại. Do ý nghĩa ấy nên diệt không thể có được. Vì lìa diệt, nên cũng không sanh. Tại sao? Sanh diệt là nhân đối đãi. Lại, có lỗi thường v.v.. Thế nên, không thể trong một pháp mà có cả hữu lẫn vô. Lại, vì trước ông nói, “Nhân quả do sanh diệt tương tục, tuy thọ các pháp mà không rơi vào đoạn, thường.” Điều ấy không đúng. Tại sao? Ông nói, do nhân quả tương tục cho nên có ba cõi tương tục; hủy diệt tương tục gọi đó Niết-bàn. Nếu vậy, thì Niết-bàn sẽ rơi vào đoạn diệt. Bởi vì diệt sự tương tục của ba cõi.

Lại nữa:

Nếu thân sơ hữu diệt,

Thì không có hậu hữu.

Sơ hữu nếu không diệt,

Cũng không có hậu hữu. [17] 

Sơ hữu là thân đời hiện tại, hậu hữu là thân đời vị lai. Nếu thân sơ hữu hủy diệt, kế đó là thân hậu hữu; thế tức là không nhân. Điều ấy không đúng. Thế nên không được nói thân ban đầu diệt có thân sau. Nếu sơ hữu không diệt cũng không nên có hậu hữu. Vì sao? Nếu sơ hữu chưa diệt mà có hậu hữu tức là đồng thời có hai thân. Điều ấy không đúng. Thế nên, sơ hữu không diệt cũng không có hậu hữu.

Hỏi: hậu hữu không do sơ hữu diệt mà sanh; chẳng do không diệt mà sanh; chỉ khi đang hủy diệt nó phát sanh, có lỗi gì?

Đáp:

Nếu sơ hữu hủy diệt,

hậu hữu phát sanh.

Khi diệt, một cái hữu.

Lúc sanh là một hữu. [18] 

Nếu khi diệt sơ hữu, sanh hậu hữu; tức hai thân đồng một thời. Một thân đang diệt, một thân đang sanh.

Hỏi: Đang diệt, đang sanh; hai cái đều có thì không đúng. Nhưng hiện thấy thân sơ hữu hoại diệt, thân hậu hữu phát sanh.

Đáp:

Nếu nói đối sanh diệt,

Mà gọi là nhất thời.

Ngay khi ấm này diệt,

Tức là ấm kia sanh. [19] 

Nếu đang sanh và đang diệt, cùng một thời không có hai cái hữu, mà nói rằng lúc sơ hữu diệt, sanh hậu hữu; thì nay phải ở trong ấm nào mà chết, ngay trong ấm ấy mà sanh; chứ không thể ở trong ấm khác sanh. Tại sao? Vì chết tức là sanh. Như thế, pháp sanh tử trái nhau, không thể đồng thời có. Thế nên, trước ông nói, đang diệt, đang sanh, cùng một lúc không có hai sự hữu, chỉ hiện thấy khi diệt sơ hữu có sanh hậu hữu. Điều ấy không đúng.

Lại nữa:

Trong ba đời tìm hữu,

Tương tục không thể được.

Trong ba đời nếu không,

Đâu có thân tương tục. [20] 

Tam hữu là cõi Dục, cõi Sắc và cõi Vô sắc. Bởi trong sanh tử từ vô thỉ, vì không được thật trí, thường có ba cõi tương tục. Nay đối trong ba đời tìm kỹ không thể. Nếu trong ba đời không có, sẽ ở chỗ nào có hữu tương tục? Nên biết rằng, hữu tương tục đều từ ngu si điên đảo nên có, trong chân thật thì không.

--------------------------------------------------------------------------------

[1] Tiêu đề theo bản Phạn hiện tại: sambhava-vibhava-pàrìkwà, khảo sát về khái niệm sambhava (xuất sanh) và vibhava (phi hữu), tức là vấn đề xuất hiện và biến mất. Như vậy, hai từ thành và hoại ở đây không nằm trong ngữ cảnh thành trụ hoại không như là chu kỳ không đầu không cuối. TS

[2] Tham chiếu Phạn văn: vinà và saha và nàsti vibhavahï sambhavena vai, “Tách rời (ly) sự xuất hiện hay câu hữu (cọng) với sự xuất hiện (thành), đều không có sự biến mất (hoại).”

[3] Quán thành hoại là quán sát các pháp hình thành và hoại diệt. Vũ trụ quan thì có thành, trụ, hoại và không. Nhân sanh quan thì có sanh, lão, bịnh và tử. Câu 281, 282, ý nói rằng khi các pháp cùng nhau hòa hiêp hình thành thì gọi là thành. Khi không còn hòa hiệp thì gọi đó là hoại diệt. Không có tướng thành thì không có tướng hoại diệt và ngược lại.

[4] Xem chú thích 1 trang 61 trên.

[5] Thành và hoại không thể đồng thời có. Như tối và sáng, không thể một lúc có. câu 286… là nói các pháp trong ngày đêm. Mỗi niệm mỗi niệm sanh rồi diệt, diệt rồi sanh, tưởng tượng như nó có tận cùng. Nhưng sự thật sanh diệttiếp tục mãi mãi, tợ hồ như vô tận. Do đó, nên không thể chấp đoạn, chấp thường, trụ hay không trụ….

[6] Tức chướng “Quán Ba tướng.”

[7] Hán: pháp; bản Phạn: bhàva, cái hữu; thề, tánh; hữu thể, hữu tánh.

[8] Hán: phi pháp. Phạn: abhàva, vô thể.

[9] Các bản Tống-Nguyên-Minh: bất cọng.

[10] Hán: sở thọ pháp. Phạn: bhàvam abhyupapannasya, (đối với ai chấp nhận (đồng ý, tin tưởng) hữu. Xem các chú thích trang trước.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant