Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Điền Email để nhận bài mới

Chương 22: Quán Như Lai

Saturday, July 3, 201000:00(View: 4511)
Chương 22: Quán Như Lai

LONG THỌ BỒ TÁT Nāgārjuna
TRUNG LUẬN Mādhyamaka-Sāstra

Hán dịch: Tam tạng Pháp sư CƯU-MA-LA-THẬP Kumārajīva
Việt dịch THÍCH NỮ CHÂN HIỀN
Nhà Xuất Bản Tôn Giáo - Hà Nội PL. 2546 - DL. 2003

CHƯƠNG XXII: QUÁN NHƯ LAI

Hỏi: Bậc tôn quý nhất trong tất cả thế gian chỉ có Như Lai là đấng Chánh biến tri, hiệu là Pháp Vương. Lẽ tất nhiên phải có bậc Nhất thế trí,.

Đáp: Nay hãy suy nghĩ kỹ, nếu có nên chấp nhận, nếu không thì nhận cái gì? Tại sao? 

Như Lai,

 Không ấm, chẳng lìa ấm,

Đây kia không trong nhau.[1]

Như Lai không có ấm,

Chỗ nào có Như Lai?[2] [1] 

Nếu Như Lai thật có, thì năm ấm chính là như Lai hay là lìa năm ấm có Như Lai? Hay trong Như Lai có năm ấm? Hay trong năm ấm có Như Lai? Hay Như Lai có năm ấm? Điều ấy không đúng. Năm ấm chẳng phải Như Lai. Tại sao? Vì năm ấm là tướng sanh diệt. Nếu Như Lai tức là năm ấm; Như Lai tức là tướng sanh diệt. Nếu là tướng sanh diệt, thì Như Lai tức có những lỗi vô thường, đoạn diệt v.v.. Lại, thọ giả, thọ pháp là một. Thọ giảNhư Lai. Thọ phápnăm ấm. Điều ấy không đúng. Thế nên, Như Lai chẳng phải tức là năm ấm.

Lìa năm ấm cũng không có Như Lai. Nếu lìa năm ấm mà có Như Lai, thì không nên có tướng sanh diệt. Nếu vậy Như Lai có những lỗi thường v.v.. Lại, mắt v.v.. các căn không thể thấy biết Như Lai. Song điều ấy không đúng. Thế nên lìa năm ấm cũng không Như lai.

Trong Như Lai cũng không năm ấm, Vì sao? Nếu trong Như Lainăm ấm, như trong dĩa có trái cây, hay là trong nước có cá; thế là có dị biệt. Nếu dị biệt tức có lỗi thường v.v.. như trên. Thế nên, trong Như Lai không năm ấm.

Lại trong năm ấm cũng không có Như Lai, Vì sao? Nếu trong năm ấmNhư Lai, như trên giường có người, như trong ly có sữa; như thế thì có sự cá biệt và dị biệt, mắc lỗi đã nói như trên. Thế nên trong năm ấm không có Như Lai.

Như Lai cũng không có năm ấm. Vì sao? Nếu Như Lainăm ấm, như người có con, thế là có cá biệt và dị biệt; nếu vậy, có lỗi như trên. Điều ấy không đúng. Thế nên Như Lai không có năm ấm. Như thế trong năm, thử tìm kỹ, không thể được. Vậy, cái gì là Như Lai?

Hỏi: Bằng những nghĩa như thế mà tìm Như Lai không thể có. Nhưng năm ấm hòa hiệp có Như Lai được chăng?

Đáp:

Ấm hiệp[3] có Như Lai,

Thì không có tự tánh.

Nếu khôngtự tánh,

Làm sao nhơn tha có?[4] [2] 

Nếu Như Lai do năm ấm hòa hiệp mà có, tức là không tự tánh. Tại sao? Vì nhơn năm ấm hòa hiệp mà có.

Hỏi: Như Lai không do tự tánh mà có; nhưng nhơn tha tánh có?

Đáp: Nếu khôngtự tánh, làm thế nào nhơn tha tánh có. Vì sao? Tha tánh cũng không tự tánh. Lại, vì không có nhân tương đãi, nên tha tánh không thể. Vì không thể được nên không gọi là tha.

Lại nữa:

Pháp nếu nhân tha tánh,

Ấy là chẳng phải ngã.

Nếu pháp không phải ngã, 

Làm gì cóNhư Lai? [3] 

Pháp nếu do các duyên hòa hiệp sanh thì không có ngã. Như nhơn năm ngón tay mà có nắm tay; nắm tay không có tự thể. Như thế, nhân năm ấm gọi là ngã. Ngã đó tức là không tự thể. Ngã có nhiều tên; hoặc là chúng sanh, hoặc gọi Trời, người, Như Lai v.v… Nếu Như Lai nhân năm ấm mà có, tức là không có tự tánh. Vì không có tự tánh nên không có ngã. Nếu không có ngã; làm thế nào nói là Như Lai? Thế nên trong bài tụng nói, “Pháp nếu nhân tha sanh, thì chẳng phải có ngã. Nếu pháp không có ngã, cái gì là như Lai?”

Lại nữa:

Nếu khôngtự tánh,

Làm sao có tha tánh?

Lìa tự tánh, tha tánh,

Đâu gọi là Như Lai? [4] 

Nếu khôngtự tánh, tha tánh cũng không thể có. Vì nhân tự tánh nên gọi tha tánh; bởi đây không, kia cũng không; thế nên tự tánh, tha tánh cả hai đều không. Nếu ngoài tự tánh, tha tánh, cái gì là Như Lai?

Lại nữa:

Nếu không nhân năm ấm[5],

Mà trước có Như Lai;

Thì nay vì thọ ấm,

Nên nói là như Lai. [5] 

Nay thật không thọ ấm[6],

Lại không pháp Như lai.

Nếu không, vì không thọ,

Nay làm sao có thọ?[7] [6] 

Nếu kia chưa có thọ,

Sở thọ không gọi thọ[8] .

Chẳng có pháp không thọ,

Mà gọi là như Lai. [7] 

Nếu đối trong nhất, dị[9],

Như Lai không thể được.

Năm thứ tìm cũng không,

Làm sao có trong thọ? [8] 

Lại sở thọ năm ấm

Không từ tự tánh có[10].

Nếu khôngtự tánh,

Làm gì có tha tánh? [9] 

Nếu chưa có thọ (chấp thủ) năm ấm, mà trước có Như Lai ấy; thì Như Lai ấy nay sau khi thọ năm ấm rồi cũng có thể đã là Như Lai. Nhưng thật sự khi chưa thọ năm ấm, trước không có Như lai, nay làm thế nào có thể thọ? Lại không thọ năm ấm, thì năm ấm không được gọi là thọ; không thể không có thọ mà gọi là Như Lai. Lại, Như Lai trong nghĩa nhất dị tìm không thể được; trong năm ấm, bằng năm cách, tìm cũng chẳng thể; nếu vậy làm thế nào trong năm ấm nói có Như Lai? Lại, sở thọ năm ấm không từ tự tánh có, làm thế nào có từ tha tánh. Vì sao? Bởi không có tự tánh thì tha tánh cũng không.

Lại nữa:

Bởi vì nghĩa như thế,

Thọ không, thọ giả không.

Làm sao chính do không,

Mà nói không Như Lai? [10] 

Theo nghĩa đó mà tư duy, thọ và người thọ đều không. Nếu Thọ không, làm sao do thọ không mà nói Như Lai không?

Hỏi: Ông nói thọ không, thọ giả không; thế thì quyết định có cái không chăng?

Đáp: Không phải vậy. Vì sao?

Không thì không thể nói,

Chẳng không cũng không thể.

Không nói cộng bất cộng,

Chỉ bằng giả danh nói. [11] 

Các pháp không, thì không thể nói. Các pháp bất không, cũng không thể nói. Các pháp vừa không vừa bất không cũng không thể nói. Tại sao? Vì để loại bỏ mâu thuẫn (tương vi), nên bằng vào giả danh mà nói. Như thế, chánh quán mà tư duy, trong thật tướng các pháp, không nên dùng các pháp để vấn nạn. Vì sao?

Trong tịch diệt không có

Thường, vô thường vân vân.

Trong tịch diệt không có

Biên, vô biên vân vân. [12] 

Thật tướng các pháp là tịch diệt vi diệu như thế. Căn cứ đời quá khứ khởi bốn thứ tà kiến: Thế gian hữu thường; thế gian vô thường; thế gian vừa thường vừa vô thường; thế gian phi thường phi vô thường. Trong tướng tịch diệt đều không có những cái như vậy. Vì sao? Thật tướng các pháp cứu kính thanh tịnh, không thể chấp thủ. Không, còn chẳng thể thọ huống là có bốn thứ kiến chấp đều do thọ phát sanh. Thật tướng các pháp không có sở nhân bởi thọ. Trong bốn thứ kiến chấp, đều cho kiến chấp của mình là quí, còn kiến chấp của kẻ khác là thâp kém. Thật tướng các pháp không có đây kia. Thế nên nói trong tịch diệt không có bốn thứ kiến chấp. Cũng như căn cứ đời quá khứ mà có bốn thứ kiến chấp, cũng như thế: Thế gian hữu biên, thế gian vô biên; thế gian vừa hữu biên vừa vô biên, thế gian phi hữu biên phi vô biên.

Hỏi: Nếu bác bỏ Như Lai như thế, thì không có Như Lai chăng?

Người tà kiến thâm hậu,

Thì nói không Như Lai.

Như Lai tướng tịch diệt,

Phân biệt có, chẳng phải. [13] 

Tà kiến có hai thứ: 1- Bác bỏ sự an lạc của thế gian. 2- Bác bỏ đạo Niết-bàn.

Bác bỏ sự an lạc thế giantà kiến thô; nói không tội, không phước, không có quả báo của tội phước, không có Như Lai và những bậc hiền, thánh v.v..; khởi các tà kiến, bỏ thiện, làm ác. Ấy là phá sự an lạc thế gian.

Phá đạo Niết-bàn, là do tham đắm nơi ngã, phân biệt có, không, khởi niệm thiện, ác; vì làm thiện thì được sự an lạc thế gian; bởi phân biệt có và không nên chẳng đắc Niết-bàn. Thế nên, nếu nói không có Như Lai chính là tà kiến sâu dày làm mất sự an lạc thế gian huống là Niết-bàn.

Nếu nói có Như Lai cũng là tà kiến. Vì sao? Như Lai vốn là tướng tịch diệt nhưng do các thứ phân biệt, thế nên trong tướng tịch diệtphân biệtNhư lai; ấy cũng không đúng.

Như thế trong tánh không,

Suy nghĩ cũng không thể.

Như Lai sau khi diệt,

Phân biệt thành có không. [14] 

Thật tướng của các pháp là Tánh Không, cho nên không thể tư duy phân biệt rằng Như Lai sau khi diệt độ hoặc có, hoặc không hay vừa có vừa không. Như Lai từ trước đến giờ, rốt ráo là không, huống là sau khi diệt độ.

Như Lai vượt hí luận.

Mà người sanh hí luận.

Hí luận mất tuệ nhãn,

Đều không thể thấy Phật.[11] [15] 

Hí luận, là do tưởng tượng mà chấp thủ tướng, rồi phân biệt đây kia. Nói Phật diệt độ hay là không diệt v.v.. người ấy bị hí luận che lấp mất trí tuệ, không thể thấy Pháp thân Như Lai. Trong chương như Lai này, từ khoảng đầu khoảng giữa và khoảng cuối, suy nghĩ về Như Lai mà không thể tìm thấy có tánh quyết dịnh. Thế nên bài tụng nói:

Như Lai mà có tánh,

Tức là tánh thế gian.

Như Lai không có tánh,

Thế gian cũng không tánh[12]. [16] 

Trong chương này, tư duy suy tầm về tánh Như Lai cũng tức là tánh tất cả thế gian.

Hỏi: Những gì là tánh Như Lai?

Đáp: Như Lai không có tự tánh cũng đồng thế gian không có tự tánh.

--------------------------------------------------------------------------------

[1] Hán: bỉ thử bất tương tại. Phạn: nàsmiư skandhà na tewu sahï, các uẩn không ở trong Như Lai; Như Lai không ở trong các uẩn.

[2] Như Lai: Như nghĩa là như như bất động, trước sau không sai khác. Lại nghĩa là đến tam giới, độ sanh không gì chướng ngại. Thân Như Lai không phải là thân ngũ ấm cũng không phải hoàn toàn không ngũ ấm. Nó là phi hữu phi vô. Thân ngũ ấm do nhân duyên hòa hiệp, thân Như Lai không phải từ sự hòa hiệp của ngũ ấm tứ đại. Do thân Như Lai không phải từ sự thọ lãnh mà có hoặc không từ sự thọ lãnh mà có. Bởi vì thân Như Laichân không (Sùnya), ngoài bốn tà kiếnbiên kiến.

[3] Hán: ấm hiệp. Phạn: skandhàn upàdàya, y chỉ trên các uẩn.

[4] Hán: nhân tha hữu. Phạn: sa parabhàvatahï, từ tha thể (tha tánh) mà có.

[5] Hán: nhân ngũ ấm. Phạn: skandhàn upàdàya. Từ Phạn này ở đây được dùng theo hai nghĩa: y chỉ trên các uẩn; và chấp thủ các uẩn, mà từ kép thường gặp là upàdàna-skandha, thủ uẩn, uẩn do chấp thủ.

[6] Hán: bất thọ ấm. Phạn: skandhàn anupàdàya, không y chỉ trên các uẩn; từ đó dẫn đến khái niệm anupàdàna-skandhà, phi thủ uẩn, tức uẩn không do chấp thủ, hay không được chấp thủ.

[7] Hán: nhược dĩ bất thọ vô, kim đương vân hà thọ. Phạn: yaz ca nàsty anupàdàya sa upàdàsyate katham? Cái gì không do y chỉ (= cái gì có không do chấp thủ), làm sao bị y chỉ (=làm sao bị chấp thủ)?

[8] Hán: nhược kỳ vị hữu thọ, sở thọ bất danh thọ. Phạn: na bhavaty anupàdattam upàdànaư ca kiưcana, nếu không có cái bị chấp thủ, thì cái chấp thủ cũng không.

[9] Hán: ư nhất dị trung. Phạn: tatvànyatvena, bằng thật thể và dị thể

[10] Phạn: yad apìdam upadànaư tat svabhàvàn na vidyate, thủ không được tìm thấy từ tự thể.

[11] Hí luận: là chỉ tư tưởng vọng chấp sai lầm tà kiến.

[12] Phạn: tathàgato yat svabhàvas tat svabhàvaư idaư jagat, tathàgato nihïsvabhàvo nihïsvabhàvam idaư jagat: tự tánh (hay tự thể) của Như Lai cũng chính là tự tánh của thế gian này. Như Lai ly tự tánh, thế gian này cũng là ly tự tánh.

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant