Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Điền Email để nhận bài mới

Chương 24: Quán Tứ Đế

03 Tháng Bảy 201000:00(Xem: 4538)
Chương 24: Quán Tứ Đế

LONG THỌ BỒ TÁT Nāgārjuna
TRUNG LUẬN Mādhyamaka-Sāstra

Hán dịch: Tam tạng Pháp sư CƯU-MA-LA-THẬP Kumārajīva
Việt dịch THÍCH NỮ CHÂN HIỀN
Nhà Xuất Bản Tôn Giáo - Hà Nội PL. 2546 - DL. 2003

CHƯƠNG XXIV: QUÁN TỨ ĐẾ

Hỏi: Phá được bốn điên đảo, thông đạt bốn Thánh đế, đắc bốn quả sa môn.

Nếu tất cả đều không,

Không sanh cũng không diệt;

Như thế thì không có, 

Pháp bốn Thánh đế ấy.[1] [1] 

bốn Thánh đế không;

Thấy khổ cùng đoạn tập,

Chứng diệt và tu đạo,

Việc như thế đều không. [2] 

Bởi vì việc ấy không,

Không có bốn đạo quả.

Vì không có bốn quả,

Đắc, hướng[2] ấy cũng không. [3] 

Nếu không Tám Hiền Thánh[3], 

Thì không có Tăng bảo.

Do vì không Tứ đế,

Cũng không có Pháp bảo. [4] 

Pháp, Tăng bảo không có,

Cũng không có Phật bảo.

Nói nghĩa không như vậy,

Thế là phá Tam Bảo. [5] 

Nếu tất cả thế gian đều không, không thật có, tức không sanh không diệt. Bởi vì không sanh, không diệt nên không có pháp bốn Thánh đế. Vì sao? Từ Tập đế sanh Khổ đế. Tập đế là nhân, Khổ đế là quả. Diệt “khổ tập đế”0 gọi là Diệt đế. Có khả năng đưa đến Diệt đế gọi là Đạo đế. Đạo đế là nhân, Diệt đế là quả. Như thế Tứ đế có nhân, có quả. Nếu không sanh không diệt thì không Tứ đế. Vì Tứ đế không có, nên không thấy khổ, đoạn tập, chứng diệt, tu đạo. Vì bốn sự kiện ấy là không nên không có bốn Sa môn quả; và không bốn sa môn quả cho nên không có bốn hướng và bốn đắc. Nếu không có bốn bậc Hiền Thánh này thì không có Tăng bảo. Lại vì bốnThánh đế không; Pháp bảo cũng không. Nếu không Pháp bảoTăng bảo, làm sao có Phật bảo? Đắc Pháp gọi là Phật, không pháp làm thế nào có Phật? Ông nói các pháp đều không thì phá hoại Tam bảo.

Lại nữa: 

Pháp Không, hoại nhân quả,

cũng hoại lý tội phước.

Cũng là hoại tất cả,

Nhất thiết pháp thế gian. [6] 

Nếu người chấp nhận pháp không thì phá tội phước và quả báo tội phước, cũng phá luôn pháp thế tục. Vì có những lỗi như thế v.v.. nên các pháp chẳng thể không.

Đáp: 

Nay ông thật không thể,

Biết không, nhân duyên không[4];

Và chẳng biết nghĩa không;

Thế nên tự sanh não. [7] 

Ông không hiểu rõ tánh không là gì? vì nhân duyên gì mà nói không? Cũng chẳng hiểu rõ nghĩa không. Vì không thể biết như thật nên sanh khởi nghi nạn như thế.

Lại nữa:

Chư Phật y hai đế,

chúng sanh nói pháp.

Một là thế tục đế

Hai đệ nhất nghĩa đế. [8] 

Nếu người không thể biết,

Phân biệt hai đế này;

Đối thậm thâm Phật Pháp,

Không biết nghĩa chân thật. [9] 

Thế tục đế, theo đó, tất cả pháp tánh là không, nhưng vì thế gian điên đảo sanh khởi pháp hư vọng; đối với thế gian, nó là thật. Chư Hiền Thánh biết một cách chân thật tánh nó điên đảo; biết tất cả pháp đều không, không sanh. Đối với bậc Thánh nhân đệ nhất nghĩa đế đó được gọi là thật. Chư Phật y trên hai đế vì chúng sanh nói pháp. Nếu người không thể biết như thật phân biệt hai đế, đối với pháp thậm thâm của Phật, không thể biết nghĩa chân thật. Nếu nói, tất cả pháp không sanh là đệ nhất nghĩa đế mà không cần cái thứ hai là thế tục đế; điều ấy cũng không đúng. Tại sao?

Không y thế tục đế,

Không được đệ nhất nghĩa.

Không đạt đệ nhất nghĩa,

Thì không đắc Niết-bàn. [10] 

Đệ nhất nghĩa đều nhơn ngôn thuyết; ngôn thuyếtthế tục. Thế nên, nếu không y thế tục thì đệ nhất nghĩa không thể nói. Nếu không được đệ nhất nghĩa, làm thế nào đạt đến Niết-bàn? Thế nên, các pháp tuy không sanh mà có hai đế.

Lạinữa:

Không thể chánh quán không,

Độn căn tất tự hại.

Như không khéo chú thuật,

Không khéo bắt rắn độc. [11] 

Nếu người độn căn không khéo hiểu rõ pháp không; do hiểu sai lạc Không mà sanh khởi tà kiến. Như người vì ham lợi mà bắt rắn dộc; không biết khéo bắt, trở lại bị nó làm hại. Cũng như chú thuật, muốn làm điều gì mà không thể khéo thành, tất trở lại tự hại. Người độn căn quán pháp không cũng như thế.

Lại nữa:

Thế Tôn biết pháp ấy,

Tướng thậm thâm vi diệu;

Độn căn không thể đạt,

Thế nên chẳng muốn nói. [12] 

Đức Thế Tôn đối với pháp thậm thâm vi diệu, chẳng phải kẻ độn căn có thể hiểu; thế nên không muốn nói.

Lại nữa:

Ông nói tôi chấp Không,

Mà bảo tôi sai lầm.

Sai lầm mà ông nói,

Không có trong Tánh không. [13] 

Ông nói tôi vì chấp Không là tôi có lỗi. Nhưng tánh Không mà tôi tuyên bố là Không cũng không, nên chẳng có lỗi như thế. 

Lại nữa:

Bởi vì có nghĩa không,

Tất cả pháp được thành.

Nếu khôngnghĩa không,

Nhất thiết pháp không thành. [14] 

Vì có nghĩa không nên tất cả pháp thế gianXuất thế gian đều tựu thành. Nếu khôngnghĩa Không thì không tựu thành.

Lại nữa:

Nay ông tự có lỗi,

Mà xoay về cho tôi.

Như người cỡi lưng ngựa,

Tự quên mình đang cỡi! [15] 

Ông đối trong pháp Có, có những lỗi lầm không thể tự biết; mà đối trong pháp Không lại thấy lỗi tôi. Như người cỡi trên lưng ngựa mà quên con ngựa đang cỡi. Vì sao?

Nếu ông thấy các pháp,

có tánh quyết định ấy;

Tức là thấy các pháp,

Không nhân cũng không duyên. [16] 

Ông nói các pháp có tánh quyết định; nếu thế, tất thấy các pháp không nhân, không duyên. Tại sao? Nếu pháp có tánh quyết định thì lẽ ra không sanh không diệt. Pháp như thế cần gì đến nhân duyên? Nếu các pháp từ nhân duyên khởi thì không có tự tánh. Những pháp ấy quyết địnhtự tánh thì không nhân duyên. Nếu nói các pháp quyết định trụ tự tánh, thế thì không đúng. Vì sao?

Tức là phá nhân quả,

Tác, tác giả, tác pháp.

Cũng là hoại tất cả,

Sanh diệt của vạn vật. [17] 

Các pháp có tánh cố định thì không có những điều nhân quả v.v. Như bài tụng nói:

Pháp do các duyên sanh,

Tôi nói đó là không,

Cũng chính là giả danh,

Cũng là nghĩa Trung đạo. [18] 

Chưa từng có một pháp,

Chẳng từ nhân duyên sanh.

Thế nên tất cả pháp,

Không gì không phải Không. [19] 

Pháp do các duyên sanh, tôi nói tức là không. Vì sao? Các duyên đầy đủ hòa hiệp phát sanh sự vật. Sự vật ấy thuộc các duyên, nên không có thể tánh. Vì không tự tánh nên không. Cái Không đó cũng không, chỉ vì dẫn đạo chúng sanh dùng giả danh mà nói. Lìa hai bên có và không gọi là Trung đạo. Bởi pháp ấy không tự tánh không thể nói Có. Vì cũng chẳng có cái Không nên chẳng được nói không. Nếu pháp có thể tínhthật tướng thì không đợi các duyên mà có. Nếu không nhờ các duyên thì không có pháp. Thế nên chẳng có pháp bất không. Pháp Không mà ông chỉ tríchsai lầm ở trên, sai lầm ấy nay trở về ông. Vì sao?

Nếu tất cả bất không,

Thì không có sanh diệt.

Như thế là không có,

Pháp bốn Thánh đế ấy. [20] 

Nếu tất cả pháp mỗi mỗi có thể tính, không phải là không, thì không có sanh diệt. Vì không sanh, không diệt nên không có pháp bốn Thánh đế. Vì sao?

Nếu không từ duyên sanh,

Làm thế nào có khổ?

Nghĩa khổ là vô thường,

Định tánh chẳng vô thường. [21] 

Nếu không từ duyên sanh thì không có khổ. Vì sao? Kinh nói vô thường là nghĩa khổ. Nếu khổ có tánh quyết định, làm sao có vô thường, vì nó không bỏ mất tự tánh.

Lại nữa:

Nếu khổ có tự tánh,

Làm sao từ tập sanh?

Thế nên không có tập,

Bởi vì phá nghĩa Không. [22] 

Nếu khổ quyết địnhtự tánh thì không thể sanh nữa, vì trước đã có. Nếu vậy, không có Tập đế, vì ông phá hủy nghĩa không.

Lại nữa:

Khổ nếu cố định tánh,

Thì không nên có diệt.

Ông chấp tánh cố định,

Tức phá nghĩa Diệt đế. [23] 

Khổ nếu có tánh cố định thì không thể diệt. Vì sao? Tánh, tất không hoại diệt.

Lại nữa:

Nếu khổ, tánh cố định,

Thì không có tu Đạo.

Đạo có thể tu tập,

Thì tánh không cố định. [24] 

Pháp nếu có tánh cố định thì không có tu đạo. Vì sao? Nếu pháp thật tức là thường. Thường nên không thể thêm. Nếu Đạo có thể tu tất không có tánh cố định.

Lại nữa:

Nếu khôngKhổ đế,

Và không Tập, Diệt đế.

Thì Đạo diệt trừ khổ,

Sẽ đi đến chỗ nào? [25] 

Các Pháp nếu trước có tánh cố định thì không có Khổ, Tập, Diệt đế. Vậy nay Đạo diệt khổ sẽ dẫn đến chỗ diệt khổ nào?

Lại nữa:

Nếu khổ có định tánh,

Từ trước giờ không thấy.

Nay đây làm sao thấy,

Vì tánh kia không khác. [26] 

Nếu trước kia khi còn là phàm phu, không thể thấy tánh khổ, nay cũng không thể thấy. Tại sao? Vì không thấy tánh cố định.

Lại nữa:

Như thấy Khổ, không đúng,

Đoạn Tập và chứng Diệt,

Tu Đạochứng quả,

Cũng đều là không đúng. [27] 

Như tự tánh trước Khổ đế trước không thể thấy, sau cũng không nên thấy. Như thế cũng không nên có đoạn Tập, chứng Diệt, tu Đạo. Vì sao? Tánh của Tập ấy, từ trước tới giờ không đoạn, nay cũng không thể đoạn. Vì tự tánh thì không thể bị đoạn. Diệt từ trước đến giờ không chứng, nay cũng không thể chứng, vì từ trước đến giờ không chứng. Đạo không thể tu, vì từ trước đến giờ không tu. Thế nên bốn hành tướng của bốn Thánh đế là kiến, đoạn, chứng và tu, đều không thể có. Vì bốn hành tướng không, bốn Đạo Quả cũng không. Vì sao?

Tánh bốn Đạo Quả ấy,

Trước giờ không thể đắc.

Nếu các pháp định tánh,

Nay làm sao khả đắc? [28] 

Nếu các pháp có tánh cố định, bốn quả Sa môn trước giờ chưa chứng đắc, nay làm thế nào có thể chứng đắc? Nếu có thể chứng đắc, thì tánh không cố định.

Lại nữa:

Nếu khôngtứ quả,

Thì không có Đắc, Hướng.

Vì không có Tám, Thánh,

Nên không có Tăng bảo. [29] 

Vì không có bốn quả Sa môn nên không có đắc quả, hướng quả. Vì không có tám bậc Hiền Thánh nên không có Tăng bảo; mà kinh nói tám bậc Hiền ThánhTăng bảo.

Lại nữa:

Vì không bốn Thánh đế,

Cũng không có Pháp bảo.

Không Pháp bảo,Tăng bảo,

Làm sao có Phật bảo.[30] 

Tu hành bốn Thánh đế đắc pháp Niết-bàn. Nếu khôngbốn Thánh đế thì không có Pháp bảo. Không có hai bảo, làm thế nào có Phật bảo? Ông bằng nhơn duyên như thế mà nói các pháp có tánh cố định, tất là phá hoại Tam bảo:

 Hỏi: Ông tuy phá các pháp, nhưng cứu cánh đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác nên có, vì nhơn Đạo ấy mà gọi là Phật.

Đáp:

Nói thế thì, chẳng phải

Nhơn Bồ đề có Phật.

Cũng không phải nhơn Phật

Mà có đạo Bồ đề. [31] 

Ông nói các pháp có tánh cố định thì không nên nhơn Bồ đề mà có Phật; nhơn Phật[5] có Bồ đề; vì hai tánh ấy thường quyết định.

Lại nữa;

Tuy là cần tinh tấn,

Tu hành đạo Bồ đề

Nếu trước không Phật tính,

Chẳng thể đắc Phật quả. [32] 

Do vì trước không có tánh, như sắt không có tánh chất của vàng, tuy được luyện lọc theo nhiều cách, nhưng không thể thành vàng.

Lại nữa:

Nếu các pháp bất không,

Không người tạo tội phước.

Bất không tác dụng gì?

Bởi vì kia định tánh. [33] 

Nếu các pháp Bất không, thì không bao giờ có người tạo tội, tu phước. Tại sao? Vì tánh tội phước trước đã cố định, lại do không có tác, tác giả.

Lại nữa:

Ông cho trong tội phước,

Không sanh quả báo ấy.

Thế thì lìa tội phước,

Mà có các quả báo? [34] 

Ông cho rằng trong nhân duyên của tội phước, thảy đều không có quả báo; thế thì lìa nhân duyên của tội phước mà có quả báo. Tại sao? Vì quả báo không đợi nhân mà phát hiện.

Hỏi: Lìa tội phước có thể khôngquả báo thiện, ác, nhưng từ tội phước có quả báo thiện, ác.

Đáp:

Nếu nói từ tội phước,

Mà phát sanh quả báo.

Quả từ tội phước sanh,

Làm sao nói bất không. [35] 

Nếu lìa tội phước thì không có quả thiện, ác; vậy làm thế nào nói quả là bất không? Nếu vậy, lìa tác và tác giả thì không tội phước: Ở trên ông nói các pháp bất không, điều ấy không đúng.

Lại nữa:

Ông phá tất cả pháp,

Các nhân duyên, nghĩa không;

Cũng hủy phá tất cả, 

Các pháp thế tục khác. [36]

Ông, nếu bác bỏ đệ nhất nghĩa không của các pháp do nhân duyên, thì cũng phá tất cả pháp thế tục. Tại sao?

Nếu hủy phá nghĩa không,

Tức là không tạo tác.

Không tác mà có tác,

Không tác gọi tác giả. [37]

Nếu phá nghĩa không thì tất cả quả đều không có nhân. Lại, cái không tạo tác mà tạo tác. Lại nữa, tất cả tác giả không thể có sở tác gì cả. Lại nữa, lìa tác giả nên có nghiệp, có quả báo, có thọ giả. Song những điều ấy không đúng. Thế nên không thể bác bỏ Không.

Lại nữa:

Nếu có tánh cố định,

Mọi tướng trạng thế gian.

Sẽ không sanh không diệt,

Thường trú mà không hoại. [38] 

Nếu các pháp có tánh cố định, thì mọi tướng trạng sai biệt của thế gian như trời, người, súc sanh, vạn vật, đều nên không sanh, không diệt, thường tồn không hoại diệt. Tại sao? Vì có thật tánh nên không thể biến đổi. Nhưng hiện thấy vạn vật đều có tướng biến đổi sanh diệt biến dị, thế nên không thể có tánh cố định.

Lại nữa;

Nếu mà chẳng có Không,

Chưa đắc không thể đắc;

Cũng không đoạn phiền não,

Cũng chẳng việc khổ tận. [39] 

Nếu chẳng có pháp không, thì những công đức thế gianxuất thế gian vốn chưa chứng đắc đều không thể chứng đắc; cũng không nên có đoạn phiền não và không có sự diệt tận khổ. Tại sao? Vì tánh cố định.

Thế nên trong kinh nói,

Nếu thấy pháp nhơn duyên.

Thế là hay thấy Phật,

Thấy Khổ, Tập, Diệt, Đạo.[6] [40] 

Nếu người thấy tất cả pháp đều từ các duyên mà sanh khởi; người ấy tức thấy pháp thân Phật, thêm lớn trí tuệ, có thể thấy được bốn Thánh đế Khổ, Tập, Diệt, Đạo. Thấy bốn Thánh đế, chứng đắc bốn Thánh quả, diệt những khổ não; bởi thế không nên hủy phá nghĩa Không. Nếu phá nghĩa Không tức phá pháp nhân duyên. Phá pháp nhân duyên thì phá Tam bảo. Nếu hủy phá Tam bảo tức là tự phá hủy mình. 

--------------------------------------------------------------------------------

[1] Chương này đặt lại vấn đề là có Tứ Thánh đế hay không? Bởi lẽ tất cả pháp đều không, trong ấy có pháp tứ diệu đế. Khổ, tập, diệt và đạo. Nếu cho rằng Tứ Thánh đế là pháp thật có thì thành ra chấp thường. Thật có tức là do định tánh. Có định tánh thì nó không thể thay đổi, không thay đổi thì khi người hiểu biết khổ, họ cần phải tu tập, diệt khổ, chứng Niết-bàn không thành vấn đề, vì khổ nó có định tánh, thay đổi, đoạn diệt. Tập đế, diệt đếđạo đế cũng vậy, đều có định tánh cả, có tu hay không tu, nó vẫn như thế không đổi thay.

Nếu nói rằng Tứ Thánh đế không có. Ấy là chấp đoạn. Tứ Thánh đế thuộc Pháp bảo, nếu Pháp bảo không có thì Tăng bảoPhật bảo cũng không. Tăng bảo là nhân vật thực hành giáo pháp tu tập chánh lý, giác pháp chánh lý khôngtu hành cái gì mà gọi là Tăng bảo. Không có Tăng chúng tu hành thì ai thành Phật mà gọi là Phật bảo.

[2] Tức bốn quả và bốn hướng, gồm tám bậc Hiền Thánh trong bốn bậc Thanh văn.

[3] Tám Hiền Thánh, tức bốn quả và bốn hướng nói trong bài kẽ trước. Xem cht. trên.

[4] Phạn: ...zùnyatayàư na tvaư vetsi prayojanaư..., vì ông không hiểu mục tiêu (nguyên nhân hay động cơ) của tánh không.

[5] Các bản Tống-Nguyên-Minh: nhơn Phật đạo.

[6] Phạn: yahï pratìtyasamutpàdaư pazytìdaư sa pazyati, duhïkhaư samudayaư caiva nirodhaư màrgam eva ca, ai thấy duyên khởi, người ấy cũng thấy cái này, là khổ, tập, diệt và đạo.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant